Thứ Hai, 3 tháng 9, 2012

Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam (Huỳnh Tâm) - Kỳ 16 -19

---Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ VIệt Nam
“...gần đây ông xin giải ngũ để làm phó thường dân, thế mà Thiếu tướng còn ác độc hơn, tiễn đưa ông ấy bằng thuốc độc về với Diêm Vương...”
Buổi sáng hôm nay, trong lớp sương mù có những sợi nắng lưa thưa, cũng là lúc chúng tôi vừa đến đầu làng 189, trên đường làng đã có nhiều người ra nương rẫy, sau lưng với cái gùi mây lúp xúp vụt qua, vài người còn xoay người nhìn theo xe, cũng có người vẫy tay chào thân thiện.

Nhất Biến cho xe đổ trước nhà của Lều Hà Chính, chúng tôi xuống xe bước vào nhà, cánh cửa bằng gỗ vẫn còn đóng then cài, Nhất Biến đưa tay lên gỏ vào cửa ba tiếng, có tiếng từ trong nhà vọng ra giọng nói càu nhàu :
─ Có việc gì thế, hẹn trưa nay, bây giờ tao không thể tiếp ai cả...
Nhất biến tự lắc đầu, rồi đáp:
─ Cát Thuần về đây có tiếp không ?
Từ sáng sớm, người dân trong làng đã đi lao động ngoài nương rẫy, còn tên Tàu cộng nguyên là chủ nhà 189 đang ngủ chưa thức dậy, tính của y đủ chứng tỏ cho sự quan liêu, cửa quyền đã từ lâu được di truyền trong tủy của người Hán, Lều Hà Chính vội vã chạy ra nói:
─ Thưa đại ca, em không biết anh về, xin lỗi, chờ em mở cửa.
Chúng tôi nhìn thấy thân thể của y quá phục phịch nặng nề, lòng ngẫm nghĩ:
- Mới làm được một chức hành chính Chủ nhà làng 189 nho nhỏ mà thân hình đã như thế này, thảo nào người Việt tị nạn nơi đây lao động vất vả không đủ ăn no, người dân phải chịu đe búa của y, nếu ngày nào đó y được thăng cấp phụ trách đặc khu người Việt tị nạn tại Vân Nam thì phải biết sự bạo tàn của y không khác nào một bạo chúa Đặng Tiểu Bình.
Một lúc sau Lều Hà Chính ăn mặc chỉnh tề, ra mở cửa, thưa:
─ Thưa quý đại ca, hiền tỷ kính mời vào nhà, em sẽ chuẩn bị điểm tâm theo hương vị của làng.
Lều Hà Chính vừa nhớm chân chạy, Nhất Biến gọi :
─ Này hiền đệ đi đâu vội thế ?
─ Thưa đại ca, đệ đi mời 2 hiền tỷ, Trang và Mỹ Châu ạ.
─ Tốt lắm, nhớ đi, về nhanh, chúng tôi không chờ lâu đâu nhé ?
─ Dạ...
Y vội vàng ra đi, mới nửa cây hương, từ xa đã thấy chị Trang, Mỹ Châu và tên Chính, cả ba người đống hối hả đi đến, vào nhà còn tiếng thở nhè nhẹ. Tôi vội hỏi chị Trang:
─ Mấy hôm nay chị và Mỹ Châu thế nào?
Mỹ Châu trả lời:
─ Mấy hôm nay thấy khoẻ nhiều cũng nhờ ông chủ nhà làng dùng người đúng lúc đúng nơi, bà con trong làng có đôi phần thoải mái, tuy bà con lao động cực khổ, nhưng bù lại từ nay trong làng có cuộc sống lạc quan hơn trước, tôi xin thay mặt bà con đa tạ ông chủ nhà làng.
Lều Hà Chính đáp:
─ Cảm ơn hai chị khen, quả thực tôi cũng đã làm nhiều việc tốt cho bà con trong làng, từ đây về sau tôi nhất định làm tốt hơn. Thưa quý vị cho phép tôi đi xuống nhà dưới chuẩn bị làm thực đơn điểm tâm.
Chị, Trang không thấy anh Phó Như Bá, và anh Hứa Bông Linh, chỉ thấy có một phụ nữ ngồi trước mặt Nhất Biến. Tôi biết ý của chị Trang liền giới thiệu :
─ Thưa chị Trang và Mỹ Châu, đây là em họ của Tâm, tên Tú Hiền cựu ký giả báo Điện Tín.
Và tôi giới thiệu tiếp:
- Còn chị và bạn gái kết nghĩa thời thơ ấu tên Trần Thị Trang và Tạ thị Mỹ Châu.
Mỹ Châu chị Trang cúi đầu chào:
─ Thì ra chị em mình cùng một nhà, đồng cảnh ngộ, biết nhau thế mới thấy cuộc sống là quí, chúng ta cũng có một khung trời sống hạnh phúc riêng, phải không em Tú Hiền?
─ Dạ, em có nghe anh Ba nói về hai chị và còn nhiều người bạn khác cũng đang sống tại biên giới này, mong mỏi một ngày nào đó ba chị em mình sống bên nhau.
Chị, Trang đáp:
─ Chị cũng có ý tưởng như em .
Mỹ Châu, chị Trang phụ, Tú Hiền với Lều Hà Chính xuống nhà dưới làm điểm tâm, còn chúng tôi đi tắm, làm vệ sinh cho thân thể sạch, bởi mấy ngày không được tắm. Sau 20 phút chúng tôi ngồi vào bàn, buổi điểm tâm thịnh soạn, có ăn, có nói thì chuyện nào cũng vui, tuy nhiên buổi điểm tâm này hơi khó nuốt xuống cổ họng vì mỗi miếng ăn trong đó chứa sự khổ đau của người Việt tị nạn, bà con trong làng lam lũ còng lưng phơi nắng, tay nứt nẻ theo dòng đất khô, mặt nám bởi đếm từng mùa ngũ cốc, dù thất mùa hay được mùa, bà con trong làng cũng phải dâng lên cho Lều Hà Chí những thứ sản phẩm tươi ngon nhất, nay chúng tôi có ăn dù ngon miệng cũng xót xa trong lòng, trước khi ăn chúng tôi đồng "xá ba xá" để nhớ ơn mọi người.
Đương nhiên trong tôi có vài suy nghĩ:
─ Không thể nào xá ơn tên Lều Hà Chính, vì y không cùng dân tộc Việt, y sống trên đất Việt theo chân bành trướng, đã từng đày đọa bà con trong làng, nay y có hứa "quả thực tôi cũng đã làm nhiều việc tốt cho bà con trong làng, từ đây về sau tôi nhất định làm tốt hơn" cũng chỉ đôi lời xã giao, đã là Hán có bao giờ thực tâm theo lời hứa!
Buổi điểm tâm chưa tàn, bỗng Lều Hà Chỉnh nói:
─ Nghe bên bộ chỉ huy Sư đoàn 189 đồn đãi rằng ông Đại tá Hoa ChíCường bị ám sát, chết hồi đêm hôm qua, đã chở thi thể của ông ấy về quê hồi trưa cùng ngày, hiện nay người đảm nhiệm tên Thiếu tướng Lương Quang Liệt (梁光烈).
Nhất Biến xám người, liền đứng lên chào mọi người và hối tôi cùng Tú Hiền:
─ Chào tất cả mọi người chúng tôi phải đến đó gấp, thằng Lương Quang Liệt không lạ gì với tôi, y rất lưu manh. Lều Hà Chính à, nhớ ăn ở hiền lành với đồng bào mình nhé, chị Trang và  Mỹ Châu còn ở đây ngày nào thì phụ công việc xã hội cho bà con của mình, tất cả cố gắng đoàn kết để sống, thằng Lương Quang Liệtrất lưu manh, có thể làng này sẽ di chuyễn đi nơi khác lúc ấy rất khổ vì phải làm lại từ đầu, à này chú Lều Hà Chính nhớ tránh xa y nhé, liên hệ đến y là không còn đất sống, hãy chú ý lời của tôi.
Lều Hà Chính ngơ ngác hỏi:
─ Em, tưởng Hoa Chí Cường là người ác nhất, khi y chết em vui mừng, không ngờ lại gặp tên ác hơn, thế là khổ đến nơi rồi, em sẽ vận động chuyển công tác khác, chứ ở đây có ngày thấy ba tấc đất có xác mình.
─ An tâm, đừng sợ chết, tôi sẽ tìm cách nếu có dịp, nói vài câu với Lương Quang Liệtlà chú Chính an toàn. Thôi chúng tôi tạm biệt chào tất cả.
Chúng tôi lên xe trực chỉ về hướng Sư đoàn 189, từ làng đến Sư đoàn 189 không xa, nhưng thấy trên mặt Nhất Biến có vẻ âu lo, tôi trấn an:
─ Nhất Biến à có điều gì không an tâm hả ?
─ Đúng vậy, chúng ta đang ngồi trên xe riêng của Hoa Chí Cường, bởi vậy thằng Lương Quang Liệt buộc phải để ý chúng ta, tôi sợ Viên Dung và cô Tú Hiền bị liên lụy.
Tôi nói cương quyết:
─ Con đường mình đi chính đạo thì há sợ ai, nếu chết thì chết chung.
─ Riêng tôi thì không chết, nhưng sợ hai người liên lụy, chết vô cớ mới là phiền.
Tú Hiền đáp:
─ Tám năm trước không chết tại trận chiến biên giới, thì hôm nay có chết cũng tốt thôi, khi anh Ba không sợ thì em gái nào biết sợ, anh Nhất Biến à, chúng ta còn nhiều hy vọng để sống đừng bi quan không tốt, hãy chui đầu vào địch mới sống.
Nhất Biến an tâm hơn nói:
─ Quả nhiên Tú Hiền lạc quan thực, tôi ngưỡng mộ can đảm anh em mấy người.
Từ xa chúng tôi thấy trên không trung có một phi cơ trực thăng loại Z, lượn qua một vòng rồi đáp xuống khu vựt Sư đoàn 189. Nhất Biến nói:
─ Có thể một vị tướng nào đó trong CPC đi kinh lý nơi vùng biên giới này chăn? Nhất Biến miệng nói tay lái, cho xe vào Bộ tư lệnh Sư đoàn, xe dừng lại trước xưởng cơ khí cách máy bay 80 mét, Nhất Biếnxuống xe thấy Lương Quang Liệt liền đến trước mặt, đưa tay lên ngan chân mày, đứng nghiêm trang chào:
─ Chào Thiếu tướng, hình như Thiếu tướng vừa đến bằng phi cơ trực thăng, chúc Thiếu tướng mạnh khoẻ ?
Lương Quang Liệt bộ mặt hơi cau có, không trả lời mà chỉ gật đầu lấy lệ, tên tướng Lương Quang Liệtvẫn nghiêm chỉnh đang đối diện với một người đứng bên phải, đầu không đội mũ kết, đồng phục quân nhân nhưng ngực phơi trần, khoe bày bụng phệ, trên cầu vai không có một quân hàm nào cả, thế mà tên Lương Quang Liệtcó vẻ lo âu. Họ đang tranh luận điều gì đó, sự hiện diện của Nhất Biến xem như đem đến cho Lương Quang Liệt khó chịu, vì Nhất Biến biết rất nhiều về cá tính của Liệt, bởi đời làm tướng của y nhờ mua danh, bán chức, cậy quyền, và tìm đủ mọi thủ đoạn để lên loan, ngoài ra Lương Quang Liệt còn có sở trường thượng đội hạ đạp không tha thứ một ai khi y muốn, y không có bạn bè tâm giao, vì nguyên nhân đó cũng có thể Hoa Chí Cường bị đoản mệnh trong tay của Lương Quang Liệt.


Đặng Bình Ánh (邓平映) đang chất vấn Thiếu tướng Lương Quang Liệt (梁光烈).
Ảnh: Nhất Biến.
Sau khi chào tên Lương Quang Liệt,thấy tình hình căng thẳng liền xoay lưng bỏ đi về hướng xe BJ-212A. Nhất Biến mời:
─ Mời anh Viên Dung và Tú Hiền xuống xe, chúng ta cùng nhau vào Câu lạc bộ của Sư đoàn giải khát nhé ?
Chúng tôi rảo bước đi về hướng Câu lạc bộ, từ xa vọng lại hai tiếng gọi thật lớn:
─ Sư phụ…. đi đâu đó, em là Tư Minh đây.
Chúng tôi xoay lưng lại thấy tay của tên Hán ngực trần bụng phệ, tay phe phẩy, miệng gọi :
─ Sư phụ, chờ em với ?
Chúng tôi, ba người nhìn mặt nhau tự hỏi:
– Ai là Sư phụ của y.
Tôi vừa đi, suy nghĩ:
─ Tiếng gọi vừa rồi hơi quen không thể nào, cách đây 10 năm về trước, thân người của y ốm yếu, nước da ngâm, hai nữa y là người Việt Nam 100%, lẽ nào Tư Minh ngày nay với một thân hình béo phì như tướng tham nhũng Trung Quốc. Y không khác nào kẻ anh chị giang hồ đang đứng trướcThiếu tướng Lương Quang Liệt, không thể nào. Tuy người ta thường nói:
– Người nhằm người, tên nhằm tên" đó là lẽ thường tình của thế gian, ở Trung Quốc này không phải là nơi đất sống của Tư Minh, y cũng như tôi là cùng ?
Chân tôi cứ bước theo Nhất Biến và Tú Hiền, bỏ mặt tiếng kêu Sư phụ ở phía sau lưng, có tiếng chân chạy theo, đúng là y chặn trước mặt tôi, nói nhỏ:
─ Sư phụ, em là Tư Minh đây mà, sư phụ quên em rồi hay sao? Em nhớ sư phụ lắm, cách đây 2 năm em công tác ở Sài Gòn cố tìm sư phụ để hậu tạ, tình cơ hôm nay hội ngộ ở đây. Y luôn miệng hỏi:
– Thưa sư phụ,còn hai vị này là ai vậy?
Đột ngột hội ngộvới Tư Minh, và cái chết của Đại tá Cường cũng như sự hiện diện tên Hán Thiếu tướng Lương Quang Liệt,trong đầu óc quên những người chung quanh. Tôi giới thiệu:
─ Xin lỗi em Tư Minh, vì mãi mê vui mừng cho nên anh quên giới thiệu, người đồng phục Jeans Levi's bạn thân, đồng nghiệp bút hiệu Cát Thuần, còn đây là cô em họ tên Tú Hiền nguyên ký giả của Điện tín, mọi người làm quen nhé?À em hậu tạ tôi cái gì?
Tư Minh giới thiệu:
─ Ký giả Cát Thuần là một nhân vật lớn trong làng báo chí Quân ủy, em đã nghe tên nay mới có dịp gặp mặt rất mong mỏi chúng ta là bạn, riêng tôi tên là Đặng Bình Ánh (邓平映), tên Việt Nam là Nguyễn Tư Minh, nay xin kết bạn cùng quý anh chị. Xin lỗi sư phụ cho phép em thưa thực, 15 năm trước em sống bằng nghề Taxi tại Chợ Lớn, Sài Gòn chỉ là giả, một hôm vô tình gặp được sư phụ, ân nhân. Từ ấy đời sống của em thăng hoa hơn, quan trọng nhất sư phụ hướng dẫn và khuyến khích sáng tác ảnh nghệ thuật và còn tặng một cái máy ảnh Nikon F2 mới.
Y nói chưa hết lời, tôi cắt ngang không cho y kể tiếp :
─ Chú em kể chuyện cũ hơi nhiều, tình nghĩa chỉ chúng ta biết đừng thổ lộ ra ngoài, nay tái ngộ thể hiện tất cả lòng thành đó là nghĩa, còn những việc cũ hãy quên đi, những gì đối sử với nhau ở thời gian trước, chẳng qua tôi có đời sống sung túc, một thời tôi đã đi qua và nay mất tất cả tính giao thiệp bình thường. Nhân đây xin hỏi chú em có thể cho anh biết được không? Em đang làm việc gì ở Trung Quốc?
─ Thưa sư phụ khó trả lời lắm, cũng như em không hỏi sư phụ làm việc gì ở biên giới này? Tuy nhiên có ngày sư phụ sẽ biết tất cả về em. Thưa sư phụ cho em nói đôi lời này?
─ Nói việc gì mà trịnh trọng thế ?
─ Sư phụ, có một lần em không có tiền đóng cho chủ xe Taxi, sư phụ đứng ra bảo lãnh, thử hỏi làm sao quên được cử chỉ ấy. Đến hôm nay, tự dưng gặp sư phụ ở đây, mong mỏi đã đến đúng là ngày vui mừng vô hạn, em xin gửi sư phụ tấm thiệp này để dễ liên lạc với nhau, sư phụ đừng quên nhé? Nhân dịp xin mời sư phụ và nhị vị đi cùng tôi đến đây?
Tôi vờ hỏi:
─ Thế thì cậu đến đó làm gì, đi với chúng tôi vào câu lạc bộ vui hơn, à người đứng trước mặt cậu là ai vậy ?
─ Em đang làm công tác khẩn với tên Thiếu tướng HánLương Quang Liệt về vụ án Đại tá Hoa Chí Cường, chết trong tay của y.
─ Em có biết xe Jeep Trung Quốc BJ-212A, đằng kia là của ai không ?
─ Dạ biết, của Đại tá Cường.
─ Em có cần chất vấn những người sử dụng xe BJ-212A không ?
─ Thưa không cần vì đã tìm ra thủ phạm rồi ạ! Xe BJ-212A chỉ là sự vô tình.
Tôi không muốn người ngoài để ý cách xưng hô của Tư Minh:
─ Tư Minh hãy chú ý, từ hôm nay cẩn thận cách xưng hô với nhau, gọi tôi bằng anh Viên Dung, còn cậu là (邓平映), có như vậy sẽ an toàn hơn, nhớ nhé?
─ Dạ ...
Chúng tôi đi về hướng của Thiếu tướng Lương Quang Liệt đang đứng, vừa đến nơi Đặng Bình Ánh giới thiệu:
─ Thưa, Thiếu tướng, người này là sư phụ của tôi tên Viên Dung, ký giả Nhất Biến và ký giả Tú Hiền là bạn của tôi. Tôi vâng lời sư phụ, mời Thiếu tướng vào văn phòng của Bộ chỉ huy Sư đoàn để đối thoại, và tôi lấy tư cách Đại tá đặc ủy viên của Quân Ủy đến đây chất vấn Thiếu tướng, tôi mong mỏi Thiếu tướng thành thực trong vụ án này!
Thiếu tướng Lương Quang Liệt vẫn đứng yên tại chỗ, lắng nghe Đại tá Đặng Bình Ánh đặc ủy viên của Quân Ủy đang phán đôi lời như ban ân lệnh, trên nét mặt của Lương Quang Liệt lấy lại phong độ Thiếu tướng, mời :
─ Kính mời sư phụ cùng đại tá và nhị vị ký giả vào văn phòng dùng trà.
Chúng tôi bước chân theo đoàn tùy tùng tên tướng Hán, vào đến văn phòng chủ khách phân ngôi, ngồi vào vị trí, đặc biệt hai tên tướng tá Hán ngồi đối diện, Thượng sĩ cần vụ 儒家Khổng Ban,bưng lên một khay trà nóng, Nhất Biến chào:
─ Thượng sĩ 儒家 Khổng Ban khoẻ chứ ?
─ Dạ khoẻ ạ.
─ Tôi đề nghị chúng ta đừng uống những chung trà này, tôi sẽ cho biết sau. Nói tiếp:
‒ Đại tá Hoa Chí Cường qua đời, lúc ấy Thượng sĩ 儒家 Khổng Ban cũng đã tận mắt thấy diễn biến xảy ra thế nào rồi, xin trình bày nguyên sự kiện nhé?
─ Dạ, như mọi buổi sáng tôi làm điểm tâm và pha trà cho Đại tá, không biết tại sao, sau khi điểm tâm Đại tá bất tỉnh rồi đi luôn! Tôi có báo cấp cứu nhưng không cứu được!
─ Thời gian bất tỉnh, và cấp cứu có những ai hiện diện ?
─ Khi ấy tôi thấy Thiếu tướng Lương Quang Liệthiện diện từ lúc bất tỉnh và đến khi cấp cứu.
─ Thế thì Thiếu tướng Lương Quang Liệtthăm viếng Sư đoàn khi nào ?
─ Dạ, Thiếu tướng Lương Quang Liệt đến từ chiều ngày hôm trước.
Đặng Bình Ánh cắt ngang lời hỏi của Nhất Biến và lời đáp của tên Thượng sĩ:
─ Mỗi ngày Đại tá Hoa Chí Cường điểm tâm những gì, do ai làm thực đơn ?
Tên cần vụ Thượng sĩ đáp:
─ Đại tá Hoa Chí Cường điểm tâm mỗi buổi sáng, do tôi làm thực đơn, như cháo thập cẩm, sữa đậu nành, bánh mì, uống trà Vân Nam, mọi thứ chính tôi chọn lựa và mua lấy.


Cháo thập cẩm, sữa đậu nành, bánh mì. Ảnh: Nhất Biến
Đặng Bình Ánh hỏi tiếp:
─ Thế thì Đại tá Hoa Chí Cường ưa thích uống trà thương hiệu nào ?
─ Dạ thưa, thương hiệu trà Vân Nam, xuất xứ Tây Tạng, ưa thích nhất là bánh trà nhỏ để trong hộp thiết.
─ Hộp trà đã uống hiện giờ còn bao nhiêu bánh trà ?
─ Dạ thưa còn 5 bánh trà.
─ Thế thì anh đem ra cho tôi một hộp trà còn nguyên, cùng hộp còn 5 bánh trà.
─ Dạ, em đi lấy ra liền.
Đặng Bình Ánh ngó vào mặt Thiếu tướng Lương Quang Liệt hỏi:
─ Theo suy nghĩ của Thiếu tướng, Đại tá Hoa Chí Cường có thể bị ngộ độc từ thức ăn hay là bị bệnh tim?
─ Việc này tôi không thể biết được vì nó thuộc về chuyên môn.

Thượng sĩ Khổng Ban, đem ra một hộp trà cũ còn lại 5 bánh, và một hộp trà mới có dấu khằn niêm phong, thưa:
─ Thưa, Đại tá, đây là những thứ trà mà Đại tá Hoa Chí Cường thường dùng điểm tâm mỗi buổi sáng.
─ Thượng sĩ là một cần vụ chu đáo và thân cận với Đại tá Hoa Chí Cường, thế thì phải biết phương thức pha trà, cũng như người thưởng thức trà ?
─ Dạ, đúng vậy.
─ Thượng sĩ có thể cho biết cách pha trà được không?
─ Dạ thưa được ạ. Lúc pha trà phải có sẵn sàng ấm trà, thố trà sứ màu trắng, nắp úp thủy tinh, đun nước thật sôi. Trà và nước tỷ lệ 1:50 (3g trà, 150ml nước) sẽ thấy trong thố trà bung bọt lên như nước bia, vốn nước đã sôi, nó nhanh chóng rửa sạch trà (đánh thức trà), dỡ nắp úp thủy tinh ra, khói trà sẽ bốc lên thơm ngát, lúc này hưởng dụng trà mới đúng hương vị.


Năm bánh trà còn thừa, và một hộp trà mới, vừa mở ra chưa sử dụng.
Ảnh: Nhất Biến.
Đặng Bình Ánh hỏi tiếp:
─ Tôi nhờ Thượng sĩ nấu một ấm nước thật sôi, mỗi thố cho vào một bánh trà thừa này, pha vào 5 thố trà để chúng tôi hưởng dụng. Xin nhờ anh Nhất Biến phụ pha trà với Thượng sĩ Khổng Ban.
Mọi người đồng hiểu Nhất Biến giám sát việc pha trà, riêng Thiếu tướng Lương Quang Liệt chỉ biết ngồi chứng kiến về phương thức điều tra của Đặng Bình Anh, nói:
─ Thưa ngài Thiếu tướng, lát nữa đây 5 thố trà sẽ được chia cho Thiếu tướng, anh Viên Dung, anh Nhất Biến, cô Tú Hiền và Thượng sĩ Khổng Ban đồng hưởng dụng.
Xem ra Đặng Bình Ánh đã thông suốt qui luật pha trà của Khổng Ban, cũng như người thưởng thức trà, còn Thiếu tướng Lương Quang Liệt, nghe qua mấy lời nói của Đặng Bình Ánh phải cứng lưỡi, bởi tiếng phán ra từ Đặng Bình Ánh không khác nào cửa tử mà Thiếu tướng Lương Quang Liệt đang chuẩn bị thăm viếng thần chết, trên nét mặt tức khắc biến sắc. Đặng Bình Ánh đọc được trong suy nghĩ của Thiếu tướng Lương Quang Liệt, đến đây Đặng Bình Ánh đã chứng minh được hung thủ đang ngồi trước mặt, nói:
─ Thưa ngài Thiếu tướng, tôi đưa ra đề nghị uống trà như vậy có tàn nhẫn lắm không?
─ Tôi hiểu câu nói của Đại tá, nhưng mà chết một lúc đến 5 người như vậy không cần thiết!
─ Thưa ngài Thiếu tướng, tại sao lại chết đến 5 người được, chỉ một người thôi.
─ Đại tá có biết không 5 bánh trà đó là độc dược, uống vào sẽ chết tươi!
─ Thì ra ngài Thiếu tướng đã tự thú nhận là hung thủ à. Tuy nhiên nếu ngài không uống thì chính tôi phải uống thay cho ngài ?


Ngày nay (2012) Lương Quang Liệt 梁光烈 - chân dung hàng đầu) là một trong 9 vị Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, thành viện Quân ủy trung ương Trung Quốc. Nguồn: Quân sử Trung Quốc. Cung cấp: Nhất Biến.
Thiếu tướng Lương Quang Liệt không ngờ người ngồi trước mặt là một cao thủ độc dược, cũng là Tình báo của CPC, chuyên viên khai thác những vụ án tinh vi.Thượng sĩ cần vụ Khổng Ban,và Nhất Biến bưng lên một khay trà nóng, mời mọi người tự chọn cho mình một thố trà, thố trà vừa đặt xuống bàn trước mặt mỗi người.
Đặng Bình Ánh mời :
─ Kính mời Thiếu tướng dùng trà trước, rồi lần lược đến từng người.
Thiếu tướng Lương Quang Liệt đương nhiên đã biết độc dược trong 6 bánh trà, bởi chính tay ông trao cho một Quân báo thuộc hạ, tìm mọi cách tráo trà vào cửa hậu đình của Đại tá Hoa Chí Cường, bánh trà số một đã đưa Đại tá Hoa Chí Cường nhập thổ, nay còn lại 5 bánh trà được Đặng Bình Ánh chia cho 5 người hiện diện trong phòng khách của Bộ chỉ huy Sư đoàn.
Cử chỉ của Thiếu tướng Lương Quang Liệt không hài lòng, từ chối uống thố trà:
─ Đa tạ, Đại tá Đặng Bình Ánh, tôi không quen uống trà Vân Nam.
─ Nếu như Thiếu tướng từ chối thố trà này, thì tôi nhờ vài con chó uống hộ cho ngài vậy?
Đặng Bình Ánh liền nhờ Khổng Ban, tìm 5 con chó, cũng may Sư đoàn có Trung đội Quân khuyển, Nhất Biến hiểu ý đi lấy 5 muỗng canh. Khổng Ban dắt vào 5 con chó rất khoẻ, Nhất Biến liền hành động, mỗi thố trà lấy một muỗng canh cho chó uống, chưa đến 3 khắc giờ, 5 con chó lăn ra chết tại chỗ không kịp tru lời cuối.


Chó lăn ra chết tại chỗ vì trà pha chế có độc dược Ảnh: Nhất Biến.
Đặng Bình Ánh ngó vào mặt Lương Quang Liệt thay lời cảnh cáo:
─ Thiếu tướng đã hiểu chưa ? Dù bí mật đến đâu cũng phải lộ ra ánh sáng, trừ phi nào có bao che, khi ấy mọi người mới không biết, hiện trước mặt của Thiếu tướng đã có đến 6 người hiểu nguyên nhân từ đâu đưa đến vụ án này!
Thiếu tướng Lương Quang Liệt ngạc nhiên, đôi mắt chăm chú nhìn vào thố trà, chịu phục và thú tội:
─ Thưa, Đại tá Đặng Bình Ánh, mọi chuyện đã trải ra ánh sáng, chính tôi gây ra vụ án này, cũng vì háo chiến tranh, tôi đã có nhiều đề nghị với Đại tá Hoa Chí Cường tiến quân trở lại vào sâu biên giới, chiếm lĩnh các núi cao nhất làm phương tiện kiểm soát các tỉnh biên giới của Việt Nam, từ đó chúng tôi bất hòa đưa đến sự chết của Đại tá Hoa Chí Cường, tôi đinh ninh trong độc dược trà không ai khám phá được, sau khi thành công đích thân tôi xin lệnh xua quân chiếm những vị trí núi cao chiến lược của Việt Nam.
Đặng Bình Ánh nói:
─ Thiếu tướng điên rồ rồi, vì quân hàm cho cá nhân mình mà hy sinh một nhân tài, theo đánh giá của CPC, tuy là một Đại tá nhưng ông ấy điều binh khiển tướng với tư cách Trung tướng, binh hùng tướng mạnh nhờ tư cách không dựa vào quyền lực và thủ đoạn, ưu điểm khác khi ông ấy ngoài mặt trận đã từ chối quân hàm Thiếu tướng và gần đây ông xin giải ngũ để làm phó thường dân, thế mà Thiếu tướng còn ác độc hơn, tiễn đưa ông ấy bằng thuốc độc về với Diêm Vương! Bây giờ Thiếu tướng làm cách nào để gỡ tội ám sát đồng đội?
Lương Quang Liệt gật gù đáp:
─ Thưa, Đại tá, bây giờ tôi hiểu ra thì đã hết đường binh rồi, kẻ trong cuộc cờ thì tối, người ngoài thì sáng, tôi mong mỏi Ngũ vị ân nhân (Đặng Bình Ánh, Viên Dung, Nhất Biến, Tú Hiền và Thượng sĩ Khổng Ban) tha tội lầm lỡ, sau khi cuộc điều tra này không bị phát hiện, đương nhiên tôi sẽ hậu tạ xứng đáng, vô điều kiện, và tôi hứa sẽ về Côn Minh làm hậu sự cho Đại tá Hoa Chí Cường.
Đặng Bình Ánh đáp:
─ Điểm then chốt hy sinh một người đã nhận tiền thù lao của Thiếu tướng, trừ được hậu hoạn này thì mọi chuyện sẽ được như ý. Điều thứ nữa Thiếu tướng không động binh thì hợp lòng quân binh, và sống thanh bạch như Đại tá Hoa Chí Cường, về Ngũ ân nhân, nên thăng cấp cho Thượng sĩ Khổng Ban và tiếp tục công tác cần vụ cho Thiếu tướng, nay chúng tôi gồm Đặng Bình Anh, Viên Dung, Nhất Biến, Tú Hiền không lên tiếng hay viết nhật ký về nội vụ này, nói một cách khác không cần hậu tạ.
Đặng Bình Ánh cầm lên thố trà chuẩn bị uống, mọi người ngạc nhiên. Thiếu tướng Lương Quang Liệtliền đưa tay chặn lại thố trà, nói:
─ Anh không nên uống thố trà độc dược này.
─ Thiếu tướng an tâm, khi thố trà còn bốc khói và nóng hổi, nó tự biến thành độc dược, lúc thố trà nguội lạnh thì chất độc biến mất, kể cả mùi vị của hương trà cũng không còn nữa.
Đặng Bình Ánh uống một hơi hết thố trà, 5 phút sau vẫn bình an, mọi người thán phục kiến thức về chất độc của Đặng Bình Anh. Thiếu tướng Lương Quang Liệt nói:
─ Quả nhiên khi nãy, tôi không thể tin lời nói của Đại tá, bây giờ Đại tá đã chứng minh tuyệt diệu, thố trà không còn chất độc, thế nhưng tôi vẫn không dám uống thố trà. Từ hôm nay tôi xin hứa cùng quý vị sẽ thực hiện không sai một điều nào, và tôi sẵn sàng tiếp nhận những đề nghị có lợi cho quý vị, nhân dịp này tôi mong mỏi xin kết thân cùng quý vị được chăng ?
Đặng Bình Ánh đáp:
─ Chúng tôi tin tưởng sự kết thân hôm nay, và trước mắt chúng ta hẹn gặp nhau tại Côn Minh, tham dự hậu sự của Đại tá Hoa Chí Cường.
Nhất Biến hỏi:
─ Thưa Thiếu tướng có thể cho tôi mượn xe BJ-212A và tài xế, chở chúng tôi đến thành phố Lâm Thương (临沧), từ đó chúng tôi lấy tàu Hoả về Côn Minh.
Thiếu tướng Lương Quang Liệt đáp:
─ Cát Thuần cứ tự nhiên, bào giờ khởi hành ?
─ Ngay bây giờ.
Đặng Bình Ánh mời:
─ Mời quý vị đi cùng tôi, vì phi cơ còn chỗ.
Tôi liền đáp:
─ Cảm ơn em Minh, tôi thích đi tàu Hoả để xem phong cảnh và đồng nội của đất nước Trung Hoa.
Chúng tôi từ giả, chào tạm biệt mọi người và Sư đoàn 189, xe chuyển bánh, Đặng Bình Ánh, Thượng sĩ Khổng Ban vẫy tay hẹn tái ngộ tại Côn Minh. Xe chạy về hướng thành phố Lâm Thương.
Paris, 21/07/2012
Huỳnh Tâm

--Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam - Kỳ 16 (Huỳnh Tâm)
http://ethongluan.org/index.php?option=com_content&view=article&id=1617:chien-luy-trung-quoc-tren-lanh-tho-viet-nam-ky-16&catid=65&Itemid=301
******************
-Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam - Kỳ 17 (Huỳnh Tâm)

“…Cha ông ta tạo lập đất Tổ này, đảng CSVN đã bán hết cho Hán triều rồi, chú em không biết hay sao, đúng là gặp "hèn" không lòng không sức…”

Xe chạy về hướng thành phố Lâm Thương (临沧), trí lự trong tôi suy nghĩ xoắn xít mãi:‒Từ một tháng lẻ loi, lặng lẽ xuyên qua biên giới Tây Bắc Việt Nam, giáp miền Nam Vân Nam Trung Quốc. Tưởng chừng chuyến đi xa không còn trở lại, dù đôi lúc thúc dục ngày về lại Paris để lấy thân an toàn, thế mà thời gian thách đố không quay đầu bỏ cuộc.
Cuối cùng lòng tự tin đến với bạn bè tại miền biên giới Việt Nam, một thứ hạnh phúc tôi cần thực. Cùng một hạnh phúc khác chờ mong ngày đoàn tụ với vợ con, đã 8 năm ly biệt, vợ chồng thương nhớ, và 4 đứa con rất khao khác gọi tiếng "cha" hiện còn ở xứ hoa Anh Đào.
Cảnh biệt ly nào cũng có sự kiện, trong đời tôi dính liền vào ngày 30/04/1975, hình ảnh ấy trên quê hương tôi kể sao cho xiết, những nỗi bất hạnh của 25 triệu người miền Nam, toàn cảnh của biệt ly nói lên tiểu sử thân phận dân Việt. Hình ảnh nhỏ hơn, lắm người vĩnh viễn nằm xuống, nửa thân thể không còn bao đại lực đứng lên, hầu hết đau đớn của già trẻ hư hao trí tuệ, mỗi bước chân dài một đời người đếm không hết bi ai, có lúc muốn chôn theo con số còn lại của thế kỷ 20.
Đôi chân tôi, bước vào chiến lũy Trung Quốc, dọc ngang, chằng chịt, cạm bẫy giăng khắp mọi nơi, nằm sâu trong lòng biên giới của Việt Nam yêu dấu, nào là lưới bom mìn, đường hầm chiến lược, đường di chuyển quân đội Trung Quốc, nơi nào cũng có bản "cấm lai vãng" hay "Khu chiến lược".
Đau đớn nhất, chế độ CSVN bỏ mặc hay không cần biết người dân Việt sống ở biên giới như thế nào, chế độ CSVN không hình dung được người dân biên giới bị xa lìa Tổ quốc.
Hai chân đứng trên quê hương không được quyền nhìn xuống mặt đất Việt, Tổ quốc Việt Nam đội trên đầu 3 phân không được ngẩng lên nhìn bầu trời chữ S! Biên giới này đã trãi qua 8 năm khói lửa, chuyện chết sống mỗi ngày không xa lạ đối vời người dân hay nghĩa đồng bào, thế nhưng chưa hề thấy bóng anh hùng Quận Đội Nhân Dân xuất hiện, bởi những bóng ấy sống an toàn xa tít Hà Nội, Huế, Sài Gòn ngoài tầm đạn pháo của Trung Quốc, phải chăng thà mất biên giới còn thân làm người CSVN ? Từ đó miền đất này biệt ly Tổ quốc Việt, chỉ còn mồ chôn thập thể hồn tử sĩ, và hằng triệu người dân Việt sống trong ray rứt bị trị của Trung Quốc, thậm chí đạn bom của Quận Đội Nhân Dân Việt Nam từ xa rơi trên đầu dân Việt, tiếng thét đạn bom hàm hồ tiếp tục lấy từng mạng sống, hôm sau cũng đạn bom ấy biến mồ tập thể thành vực thẩm, đạn bom vô tình xây xác người trộn lẫn đất đỏ thành đẵm bùn đen nhầy nhụa, xác tử thi bốc khí mùi tanh vô tội, lan tỏa cả biên giới núi rừng Việt Nam!
Quê hương yêu dấu của tôi thế đấy, một biên giới lắm giặc xâm lăng, chỉ một ngày hai trở thành một "Lồng chim" địa ngục, lao tù vô danh. Núi rừng Tây Bắc không nhiều thú dữ nhưng dân Việt gặp phải loài thú binh, quân báo của Trung Quốc.
Nhất Biến đã báo trước, còn 3 ngày nữa chính tôi phải đối diện với an ninh Quân khu Vân Nam, trong lòng tuy có chuẩn bị đôi điều ứng phó, nhưng không thể biết trước nó sẽ diễn biến thế nào ? Mọi suy nghĩ tung bay chạy nhảy trong đầu không dừng lại và không cho phép tâm định. Rồi tự trách, lúc ra đi ai thôi thúc hăng hái ? Ấy mà hôm nay mới biết cân một gánh nặng trên số phận lịch sử 1979. Kiếp con dân Việt, làm người đồng số phận với quê hương, chung một điểm hẹn đau buồn, bởi chế độ CSVN quá yếu hèn để mất phần đất biên giới vào tay quân Hán!Tôi tự kiến, chuyến đi này khó thật không còn cơ hội trở lại Trung Quốc lần thứ hai!
Bác tài xế cho xe dừng lại trước nhà ga thành phố Lâm Thương (临沧), chúng tôi chào tạm biệt người lính Trung Quốc ấy. Cả ba đồng vào nhà ga thấy sinh hoạt nơi đây rất tẻ lạnh, hầu như vắng lặng bóng người.

Nhà ga đường sắt Lâm Thương (临沧). Ảnh: Nhất Biến.
Nhất Biến nói:
─ Tôi vào văn phòng của ban giám đốc đường sắt để lấy vé, anh Viên Dung và cô Tú Hiền đứng ở đây chờ tôi nhé, nhớ đừng đi đâu cả?
─ Vâng.
Nhất Biến đi nhanh, bóng dáng đã hút đằng xa, mất dạng qua cánh cửa gỗ. Chúng tôi chờ quá lâu, hết đứng rồi lại ngồi lên băng gỗ đã ngả màu nâu sơn cũ. Trong nhà ga lưa thưa vài công nhân hoả xa đi qua trước mặt, chúng tôi cúi đầu tỏ ý lịch sự chào, mặt họ tỉnh bơ, lạnh như tiền khác nào những thây ma di động giữa ban ngày. Bỗng từ xa có nhiều tiếng ồn ào, bởi một cánh cửa vừa mở ra rồi khép lại, ngoài trời hết nắng tôi tò mò muốn biết sau cánh cửa đó có những gì, sao mà nhiều tiếng nói lớn nhỏ khác nhau ? Chân bước không ngại đến cánh cửa để nghe ngóng, tuy mắt không thấy bên kia nhưng tưởng chừng được, mọi sự thật của đất nước này đang diễn ra sau cánh cửa khép kín.
Cùng lúc Nhất Biến từ xa đi đến nói:
─ Làm thủ tục tàu hoả tốc hành hơi lâu, đến giờ này mới hoàn tất, do mình muốn đi chuyến tàu về Côn Minh vào lúc 8 giờ 30 phút.
Tôi liền hỏi :
─ Ở đây là ga lớn nhất của thành phố Lâm Thương, chỉ có duy nhất chúng ta thôi à?
─ Không, chúng ta vào cửa riêng dành cho "bao cấp" nhân viên quân sự và hành chánh cao cấp, đi chuyển bằng phương tiện tàu hoả, công tác xa.
─ Thế à, còn cửa nào dành riêng cho quân và dân bị trị ?
─ Ở bên trái nhà ga có lối đi dành riêng cho quân và dân, ở đó ồn ào, phức tạp vô cùng, lúc trước anh Viên Dung đi tàu hoả Chợ, cho nên không biết phương tiện dành riêng cho giới cao cấp, và giới đại gia mua mỗi vé với giá 450.000 nhân dân tệ v.v...
Tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn về sinh hoạt ở nhà ga với sự khác biệt nào trong mọi giai cấp xã hội CS Trung Quốc hỏi:
─ Nhất Biến có thể đưa tôi đi một vòng nhà ga được không ?
Nhất Biến đáp:
─ Được chứ, cũng nên biết sinh hoạt nơi này nhưng cẩn trọng, trước khi đi chúng ta đem ba-lô vào phòng trọ đã.
─ Vâng.
Tú Hiền ở lại trong phòng trọ giữ gìn 3 cái ba-lô, tôi cùng Nhất Biến ra phía sau sân ga, quả nhiên thấy toàn cảnh sinh hoạt mà lúc trước tôi đã từng như họ, tuy khác nhà ga và địa danh nhưng cùng một sinh hoạt. Mới 5 giờ chiều, mọi người đã dành trước chỗ nằm, kẻ ngủ người thức thay phiên nhau trông chừng hành lý, tại đây đã phân biệt được thế giới sân ga, hành khách thường dân đi lẻ hay đôi, con buôn cũng như những kẻ ăn hàng chuyến (cướp trên tàu hoả) họ đi từng nhóm từ 4 đế 5 người, họ sống trong sương gió nhiều hơn ở gia đình.
Một nhân viên nhà ga, thân với Nhất Biến cho biết:
‒ Chuyến tàu nào cũng có Công an trà trộn trong hành khách có nhiệm vụ do thám theo dõi từng lộ trình, đặc biệt Công an là bạn của kẻ ăn hàng chuyến, thay vì bảo vệ dân, ngược lại bảo vệ ăn cướp. Tình trạng này có từ thời Mao Trạch Đông phát động cuộc Cách Mạng Văn Hóa vào năm 1966 và công bố chấm dứt năm 1969, tuy nhiên nó vẫn tồn tại qua biến tướng khác, lộng hành nhẹ hơn. Quý anh có biết không, Công an, Tình báo, một dạng mới Hồng Vệ Binhđó.

Một góc sân ga tiêu biểu cảnh sinh hoạt
của người dân Trung Quốc. Ảnh: Nhất Biến.
Lạ thay có nhiều lớp người nằm bên lề đường sắt tàu hoả, những chuyến tàu đi qua họ vẫn ngủ bình yên, hỏi ra mới biết họ đã nằm ở đây một ngày chờ chuyến tàu tốc hành đến từ huyện Song Bách (双柏县) vào lúc7 giờ 10 phút tối nay, chạy trên tuyến đường cực Tây Nam giáp với Miến Điện.
Đúng 8 giờ 30 phút, chuyến tàu hoả từ thành phố Lâm Thương về Côn Minh phải mất hết 21 giờ. Chúng tôi lên toa xe số 1, phòng số 3, có 4 giường ngủ và phương tiện vệ sinh đơn sơ, tạm gọi là "bao cấp" dành riêng cho cán bộ.
Những ngày đầu đến Trung Quốc tôi có dịp di chuyển mấy lần tàu hoả, nhất là chuyến tàu hoả tốc hành này cho tôi một cảm giác an toàn nhất, mọi việc tốt không cần đề phòng vì Nhất Biến có nhiều kinh nghiệm sống trên đất mẹ Trung Quốc. Tôi an tâm mở cửa phòng đi dạo một vòng trong hành lang của tàu hoả để biết thêm đời thường, tuy tốc hành nhưng chia ra làm nhiều toa xe khác nhau, nói chung toa xe nào khách nấy "thượng vàng hạ cám" có đủ, chỉ khác cách gọi tốc hành.
Tàu hoả dừng lại sân ga tại thị trấn Tư Mao (思茅) chúng tôi quan sát cảnh tượng cuối tàu hoả bày ra trước mắt, nào là nhảy tàu hoả, leo trèo, chen lấn, đạp lên nhau, một nửa số này đi chui.

Đối diện bên kia đường sắt có chuyến tàu tốc hành
cùng cảnh leo trèo, chen lấn. Ảnh: Nhất Biến.
Trước mặt tôi có những người bán hàng rong không được lên tàu, cho nên họ dùng cây nạn hai, cao 2 mét, kẹp dưới đáy cái trẹt, trên mặt trẹt bày các thứ uống và ăn. Phần đông tuổi thanh niên, ít vốn buôn bán nhỏ, cái trẹt trên cây, di chuyển rất linh động, có nhiều tiếng rao mời khách rất cảm động "祖父母邀请享受蛋糕保安和教区,家庭,学校,只能吃面包的胃肯定没有添加更多或更少" (Kính mời ông bà thưởng thức bánh Bao xứ Hoá, bánh Chỉ quê Trường ăn vào no bụng bảo đảm không bổ ít thì nhiều) "长途跋涉,为您提供支付任何额外的免费饮用的绿茶包玉山确保饮用纯净"(Mời quý khách đi đường xa uống một bao trà xanh Ngọc bảo đảm tinh khiết... uống vào không bổ miễn trả tiền).
Từ nhà ga thành phố Lâm Thương về Côn Minh, tàu hoả phải đi qua 8 nhà ga lớn, ấn tượng sâu sắc trong tôi là chuyến tàu Chợ đầu tiên từ Côn Minh đến huyện Bí Sa cực Nam Trung Quốc, phải chuyển tàu hoả đến 4 lần, nơi nào cũng có người bán hàng rong kiêm nghề móc túi, mỗi lần tàu dừng lại đôi mắt hành khách tự động dáng vào hành vi của người bán hàng rong, chỉ cần sơ ý túi sẽ bị nhẹ, khổ chủ không biết ai để xin lại giấy tùy thân v.v... Cũng may trước khi đi người nhà cung cấp nhiều thông tin về lộ trình tàu Chợ. Cục đường sắt Vân Nam đã trở thành câu chuyện móc túi bất trị. Trên đường đi tôi đã chứng kiến một cụ già lớn tuổi chửi mắng những người bán hàng rong, nguyên do cụ ấy bị một mũi dao xẻ đường dài dưới túi áo, nạn nhân mất hết tiền chỉ còn chửi để trừ!
Có đi tàu hoả Chợ mới biết thái độ hững hờ của phần đông người Trung Quốc, khi giao tiếp với họ chỉ thấy ghét không thể yêu, bởi trước mắt tôi diễn ra nhiều ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, xấu xí của họ ăn to, nói lớn, xử sự lỗ mãng, khạc nhổ bừa bãi, mỗi khi ngáp vô tư há miệng thật to trước mặt mọi người, lâu ngày bị bệnh não trạng hết kiểm soát ý tánh.

Những người bán hàng rong. Ảnh: Nhất Biến.
Tôi đứng tại hành lang giữa toa số 1 và 2 nơi gối đầu tàu hoả, ngó về hướng Nam xa xăm suy nghĩ thì nhiều nhưng ý lại cạn, buồn vui không nối liền trong tư tưởng, bỗng có một người lớn tuổi hỏi bằng tiếng Việt:
─ Xin lỗi, tôi phá sự im lặng của chú em.
Và giới thiệu:
‒ Tôi, họ Cao tên Mẫn ở toa số 2 phòng 4.
Một sự kiện đến bất ngờ, tôi nghĩ thầm:
‒ Gã này là ai, đương nhiên tình báo Trung Quốc mới được "bao cấp" đi tàu hoả tốc hành, nhưng y đi về đâu? Tôi liền vào đề thật nhanh vì đụng phải đầu trâu mặt ngựa, giọng giang hồ hỏi:
─ Thế thì Đại ca tìm tôi có việc gì, Đại ca cùng tiểu đệ có duyên gặp nhau bằng ngôn ngữ Việt, lý do nào phát hiện tiểu đệ là người Việt? Đại ca nhất định làm tình báo và hành trình này điểm cuối ở nhà ga nào?
Gã họ Cao tên Mẫn đáp:
─ Theo tâm lý người Việt dù ở đâu cũng hướng về Nam, bởi vậy tôi nói tiếng Việt hầu làm bạn với chú em, tôi cũng đã tự giới thiệu họ tên và toa xe, nhận định của chú em rất đúng về thân phận của tôi, nguyên công tác tình báo trên tuyến đường sắt đi và về từ Lâm Thương đến Côn Minh. Tôi đã thấy chú em chụp ảnh những điểm nóng, cách cầm máy ảnh cũng khác hơn người, chú em quan sáttường tận từ đầu đến cuối hành lang của tàu hoả, nhờ vậy tôi khám phá chú em không phải người bản xứ, chú em đừng sợ, nếu tôi muốn bắt thì đã ra tay tại sân ga Lâm Thương rồi.
Tôi liền phả lấp chuyện bắt bớ đáp:
─ Đại ca muốn làm bạn với tiểu đệ không có lợi vì bạn đồng hành chỉ trao đổi vài câu chuyện không thực lòng, làm sao gọi tình tâm giao.
─ Chú em nói rất đúng, riêng tôi muốn trao đổi về thời sự.
─ Tiểu đệ là người làm ăn có biết thời sự chi đâu mà trao đổi.
Gã họ Cao tên Mẫn nhanh khẩu đáp:
─ Chú có biết tình hình lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam thế nào không? Đồng bọn CSVN đã bán hết rồi, chúng nó chỉ còn la làng trên giấy "Trung Quốc xâm lăng", bằng cách đó đảng CSVN mới hợp thức hoá trong lòng dân! Cha Ông ta tạo lập đất Tổ này, đảng CSVN đã bán hết cho Hán triều rồi, chú em không biết hay sao, đúng là gặp "hèn" không lòng không sức.
Tự trách, tôi đang đứng giữa bầu trời Trung Quốc đúng là "hèn" liền đáp:
─ Sự thực, tiểu đệ không hiểu gì cả, đảng CSVN có phương tiện truyền thông, báo chí sao không loan tải tin mất lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam, hai nữa đảng CSVN ra lệnh cho toàn dân học tập "cấm đếch biết Tổ Quốc này mai sau đi về đâu".
Gã họ Cao tên Mẫn giận dỗi đáp:
─ Chú em thong thả, tôi trả lại sự im lặng, quả nhiên hôm nay không may tôi gặp người Việt mất hồn, tôi nói thế đừng buồn nhé?
Gã họ Cao tên Mẫn vội vã xoay lưng đi, nói :
─ Đất liền biên giới, biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Ông Cha ta để lại, nay đã bị đảng CSVN bán từ lâu rồi, chỉ còn thời gian cho phép Trung Quốc hợp thức hóa mà thôi, đảng CSVN có công bố mà chú ấy không biết "Tất cả việc đất nước đều do đảng lo hết, đảng đã thừa khả năng đánh đuổi giặc Pháp, Mỹ cút, Ngụy nhàothì nay bán nước Việt Nam cho Trung Quốc có sao đâu". Bởi thế người dân không lòng nào phản đối, nay đã đến lúc toàn dân Việt Nam khóc cũng đã muộn màn và vô ích thôi!
Gã đã đi mất hút, riêng tôi cúi đầu buồn khi nghe nói như thế! Tôi vẫn không hiểu nổi một người tình báo lại yêu Tổ quốc Việt Nam, nói lên được những điều trong lòng chứa đựng bao lâu. Thực ra chính gã mới đáng trách, một kẻ tình báo cho ngoại bang đồng nghĩa phản quốc, chính gã với đảng CSVN bán đất nước Việt Nam cho Trung Quốc, còn Hồ Chí Minh (Hồ Tập Chương) thì lại khác vì yêu Tổ quốc Trung Hoa đem thân dâng hiến dưới lý tưởng Đại Hán, ông trở thành một trong những nhân vật tình báo kiệt xuất nhất Trung Quốc. Cho đến nay người dân Việt Nam vẫn ngủ say trong mộng ôm Hồ Tập Chương, gọi bằng Bác !
Tôi lồng lộn căm hờn gã ấy, tự lấy quyết định tìm đến toa tàu số 2, phòng số 4 để lý luận một phen, vừa đến cửa phòng tôi đứng lại suy nghĩ một hồi lâu:
‒ Mình tìm gã để lý luận về biên giới hay nhân dịp này mình tìm danh sách người Việt Nam làm tình báo cho Trung Quốc có thể hay hơn. Hai vấn đề này thể hiện cung cách tiếp cận khác nhau đối với địch. Cuối cùng tôi chọn (tìm danh sách người Việt Nam làm tình báo cho Trung Quốc).
Liền gỏ nhịp 3 vào cửa, rồi gọi:
─ Đại ca Cao Mẫn, tiểu đệ xin trao đổi đôi điều thiết yếu về thời sự khi nãy được không ?
Cao Mẫn đáp:
─ Được thôi, nhưng chờ 3 phút.
Cao Mẫn mở cửa phòng nói:
─ Mời hiền đệ vào.
─ Vâng.
Tôi quan sát trong phòng hiện có 4 người ở đầy đủ tiện nghi, như một gia đình bình thường, vậy 3 người kia đã đi công tác trên các toa tàu hoả, liền hỏi:
─ Đại ca, có 3 người bạn đã đi công tác rồi hả ?
─ Chúng nó đi chưa về.
─ Bạn của đại ca có biết nói tiếng Việt không ?
─ Chúng nó người địa phương.
─ Thế thì đại ca có từng về thăm quê hương không ?
─ Hỏi chi mà kỷ thế hả ?
Tôi hỏi theo kiểu tấn công nhưng đậm tính đời, hỏi tiếp:
─ Khi nãy đại ca cho biết hành nghề tình báo cho nên tiểu đệ tò mò hỏi thế thôi. Hiện nay đại ca sinh được mấy cháu ?
─ Cảm ơn chú em, tôi nói khó mà hết lời, xin chú em cảm thông nhé? Tôi chỉ nói, hiện nay đã có 6 đứa con, 4 ở Hà Nội, và 2 ở Côn Minh, nếu tôi công tác luôn ở Hà Nội thì không có lập gia đình lần thứ hai, chuyến đi này tôi về nghỉ phép một tháng, nếu chú em không chê thì ghé đến nhà tôi nhé? Đây là địa chỉ của tôi, hy vọng chú em đến nhà sẽ hàn huyên nhiều hơn còn ở đây bất lợi.
─ Vâng, tiểu đệ nhất định đến thăm cả nhà đại ca.
Tôi đứng lên xin kiếu từ:
─ Tạm biệt, đại ca hứa tái ngộ.
─ Tạm biệt chú em.
Tôi nghe ít mà hiểu nhiều về đời riêng tư của Cao Mẫn, ai cũng có nỗi khổ tâm dù một tình báo kiệt xuất cũng có ít nhiều tình cảm, chính Hồ Tập Chương (Hồ Chí Minh) mỗi năm bí mật về Trung Quốc bốn hay năm lần thăm vợ con, có lần ông đề nghị với Bộ Chính Trị đảng CSVN rước bà Tăng Tuyết Minh và con đến Hà Nội cùng chung sống và hưởng vinh hoa quyền lực với ông, chuyện Hồ Tập Chương đề nghị bất thành, bởi Lê Duẫn và Trường Chinh thừa biết ông không phải là Hồ Chí Minh ở tù Hương Cảng, đó là một trong những nguyên nhân đưa đến cho Hồ Tập Chương mê gái Việt, cùng lúc ông bị thuộc hạ truất quyền tối thượng trong đảng CSVN.
Tôi vừa ra khỏi phòng, đi mới được 7 bước tức thì chạm tránh Nhất Biến, y liền hỏi:
─ Viên Dung đi đâu mà tìm hoài không thấy?
─ Tôi tản bộ trong hành lang tàu hoả tìm hiểu dân tình người Trung Hoa.
Nhất Biến liền hối:
─ Viên Dung về nhanh lên, cô Tú Hiền đang lo âu đấy.
─ Vâng.
Bây giờ tôi mới nhớ:
‒ Mình vô tình tạo điều kiện cho Nhất Biến và Tú Hiền tìm hiểu nhau, đúng là thằng anh vô dụng không bảo vệ được em gái, nhỡ nó bị tổn thương thì mình có tội với cả họ, hy vọng nó đừng hiểu lầm người anh khờ khạo có tài cài duyên mai mối. Tôi đi sau Nhất Biến mà tiếng thở dài như tàu hoả tốc đang chạy 90km giờ vất vả! Suy nghĩ đến cùng em Tú Hiền đã lớn khôn thừa biết tìm đến chân trời hạnh phúc riêng, vả lại Nhất Biến không phải là kẻ "ăn cá, bỏ lờ", trong lòng tôi trở lại an tâm. Tiếng thở dài cùng bước chân bình thản vào phòng, đâu tiên nhìn vào nét mặt em Tú Hiền, tìm hiểu sự buồn vui, hầu giải phiền hà do tôi đem đến cho cô em gái.
Tú Hiền đang nằm trên giường thấy tôi về, liền ngồi dậy trách:
─ Anh Ba, đi đâu mà lâu vậy, anh đã biết tàu hoả là nơi không an toàn, thế mà anh Ba cứ bỏ em đi lang bang, cũng may còn có anh Nhất Biến ở đây làm em yên ổn tinh thần.
Tôi nói đùa:
─ Thế thì em cảm ơn anh Nhất Biến đi nào?
Tôi liền tiếp nhận được đôi "trai tơ, gái mềm" đỏ mặt:‒ Có nghĩa, họ thứa cơ hội cùng nhau tìm hiểu trong chừng mực không đi xa hơn, thực tế nếu có đi xa hơn cũng không được vì họ không biết tôi sẽ về phòng lúc nào. Tuy rằng "Trai tơ, gái mềm" thật đấy, nhưng Nhất Biến đã 41 tuổi, còn Tú Hiền 34 tuổi, họ đã quá già không phải là tuổi vị thành niên, suy nghĩ đến đây tôi bật cười thầm "hì hì", thả lỏng người xuống tự trách:‒ Tại mình thấy em Tú Hiền lúc nào cũng ở trên lưng thời thơ ấu.
Tú Hiền nói:
─ Anh Ba, đi ngủ đã khuya rồi.
─ Cảm ơn cô em, chu đáo cho anh, chúc mọi người ngủ bình an.
Lộ trình tàu hoả tốc hành từ Lâm Thương đến Côn Minh dài 1.890 km, mỗi hành khách phải mất 21 giờ, chưa kể tàu hoả dừng lại 8 nhà ga lớn. Sáng nay đúng 8 giờ chúng tôi thức dậy tàu hoả đã chạy được 1.080 km, chiều nay đúng 10 giờ đêm tàu hoả sẽ vào đến sân ga Côn Minh.
Chúng tôi hạ cửa kiếng trong phòng xuống, đồng rửa mắt ngày mới dưới bầu trời Trung Hoa, xem lướt qua phong cảnh, sinh hoạt đồng nội, núi rừng, sông hồ và kiến trúc thị tứ, quả nhiên rất chán mắt nơi nào cũng hiện ra cảnh dân nghèo, một đất nước rộng lớn bao la đồng nội lèo tèo cây lương thực, dưới mái nông gia dân nghèo, thị tứ vắng lặng không linh hoạt, lèo nhèo muôn người như một áo vá vai, quần vá gối.
Phong cảnh núi rừng thiếu linh khí, hầu như núi trọc, cây cỏ xơ xác, một đất nước như thế này lẽ ra có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, nhưng rất hiếm chỉ có thiếu, chứ không thể thừa cái đẹp, như người ta đã làm một tổng kết đất nước và con người Trung Hoa xấu xí vô kể, nếu nói về cái đẹp của Việt Nam từ Tây Bắc hay Đông Bắc thì quá thừa, chưa kể đến biên giới Việt Nam, tuy đất nước Việt Nam nhỏ bé thế mà có vị thế linh khí rừng vàng. Tôi thừa nhận Trung Hoa chỉ có cái đẹp bởi con người biết lấy giả làm như thật, tất cả cái đẹp của thời Nam Việt đã biến mất chỉ còn lại đống tro tàn gạch sủi, họ vẫn tiếp tục tàn phá nhất là cuộc Cách Mạng Văn Hóa thời họ Mao vào năm 1966-1969, chỉ 3 năm Cách Mạng Văn Hoá tại tỉnh Van Nam, biến danh lam thắng cảnh, lâu đài nguy nga tráng lệ của các triều đại xưa nay còn bải tha ma bình địa, thậm chí những trung tâm chủ thuyết "cai trị" của Khổng Tử, từng phân loại, có hai giới người đáng kinh miệt "tiểu nhân và đàn bà" (kẻ nghèo hèn và kể cả người phụ nữ sinh ra Khổng Tử), năm ấy Hồng Vệ Binh đưa tượng đài đá xanh chân dung Khổng Tử chém đầu lìa ba khúc, thủ cấp rơi xuống gốc cây cổ thụ trước sân miếu của thị xã An Ninh, từ đó Trung Quốc thưa dần phong cảnh đẹp cổ kính của thời xưa!
Tàu hoả của Trung Hoa với vận tốc 90 km giờ, lò mò trên đường sắt, một tiếng còi rít lên kéo theo âm thanh dài, Nhất Biến vỗ vai tôi nói:
─ Tàu hoả báo hiệu chuẩn bị hành lý, còn vài phút nữa tàu vào ga Côn Minh. Và nói tiếp:‒ Viên Dung thấy thế nào tàu hoả đi rất nhanh chỉ mất 22 giờ, từ Lâm Thương đến Côn Minh.
─ Xin lỗi anh Nhất Biến, tôi đã đi tàu hoả một đường sắt của Nhật Bổn, vận tốc 310 km giờ, còn Âu Châu vận tốc 300 km giờ, nếu cùng lộ trình mỗi hành khách chỉ mất 6 giờ 30 phút, họ không làm thêm vận tốc vì sợ tàu hoả chê đường sắt, điểm quan trọng nhất là bảo đảm an toàn cho hành khác, nói chung tàu hoả của Trung Hoa như thế này cũng đã hay lắm rồi, nếu đem con số "0" của Việt Nam để so sánh với tàu hoả Âu Châu thì phải mất 20 thế kỷ !
─ Cảm ơn anh Viên Dung cho tôi kiến thức về đất nước Âu Châu.
Tàu hoả vào ga Côn Minh, anh em chúng tôi đưa ba-lô (ốm đói) lên lưng, riêng ba-lô của Nhất Biến (no tròn) vì có máy ảnh và phim v.v... Chúng tôi rời khỏi toa tàu hoả, đi ra lối dành riêng cho "bao cấp" gặp một sự kiện khó tin mà có thật, trong nhà ga tại phòng bán vé tàu hoả tốc hành, người hành khách đem theo gia súc nào là bò, trâu, ngựa, heo, chó chúng nó nằm la liệt trong nhà ga Côn Minh.
Tôi liền hỏi Nhất Biến:
─ Những chú gia súc này cũng "bao cấp" hay sao ?
─ Đúng vậy, đó là gia súc của những hành khách "bao cấp" lớn và đại gia, số gia súc này đi riêng một toa tàu hoả.
Quả thật tôi thấy cái gì lạ hay mới trên đất nước Trung Hoa thì hỏi Nhất Biến để biết, miệng cười hỏi tiếp:
─ Sao tôi không thấy gia súc của hành khác tàu hoả Chợ ?
─ Viên Dung không biết là phải, nhân dân Trung Hoa có gia súc đâu mà chuyển bằng tàu hoả, tất cả tài sản do Công quản trực tiếp quản lý.
─ Nhờ anh Nhất Biến chụp một photo này để làm tư liệu.
─ Vâng.

Các loài gia súc, bò, trâu, ngựa, heo, chó trong nhà ga Côn Minh.
Vân Nam nổi tiếng nhờ thủ đô Côn Minh. Ảnh: Nhất Biến.
Tôi nói tiếp :
─ Anh đã từng ở Việt Nam có bao giờ thấy cảnh gia súc trong nhà ga không ?
─ À nhỉ, không bao giờ thấy, bây giờ mới để ý, đúng là xã hội dưới con mắt nhiếp ảnh.
Chúng tôi ra khỏi nhà ga vào lúc 22 giờ 20 phút đêm, gọi một Taxi đi về nhà của Nhất Biến. Hình ảnh đâu tiên trong tôi là chào mẹ của anh Nhất Biến, bà vui mừng chào nhau lịch thiệp, đêm đã khuya bà cho ăn cháu trứng gà hấp muối. Bà cảm thấu, chúng tôi cả ngày đi đường xa. Bà bảo:
─ Các con đi ngủ sớm, mọi việc gác lại cho ngày mai.
─ Dạ, vâng.
Một đêm trong đời, gặp một người đàn bà lớn tuổi, xa lạ, gọi tôi bằng tiếng con, quả nhiên cảm động vô cùng, tiếp nhận được một ấn tượng tốt về bà, đêm ấy ngủ ly bì không biết nơi đây Côn Minh hay biên giới có Tây Hành làngđược gọi"Lồng chim" Trung Quốc, nơi xa xôi ấy có gia đình anh chị Cao Dũng - Chỉ Hồng đang sinh sống v.v...
Paris, 13/08/2012
Huỳnh Tâm

-Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam - Kỳ 18 (Huỳnh Tâm)

“…Gian truân nhất không thể ngờ tổ chức đưa mẹ vào nhà tù 2 năm, sau đó họ biến mẹ thành cùi bắp, vứt bỏ vào thùng rác!...”

Anh em chúng tôi rủ nhau ra sân, tìm một ít không khí buổi sáng của bầu trời Côn Minh, bước chân rảo trong sân, thấy mẹ của Nhất Biến bận rộn, loay hoay với những thúng ngũ cốc, nặng 10 kl đến 25 kl, bà bưng từ trong nhà ra ngoài sân để kế cánh cửa gỗ, trước ngõ ra vào nhà. Hỏi ra mới biết, bà sống cô thân trên 13 năm, cho nên bà có lối làm việc theo vốn bản năng. Sau đó đúng 8 giờ sáng, mở cửa ngõ trở thành hàng bán lẻ ngũ cốc. Bà sống đơn chiếc, tuổi cũng đã cao, làm việc chậm rãi.
Anh em chúng tôi liền xăn tay áo, đồng bưng những thúng ngũ cốc cho bà, trong lúc bưng hàng hóa, khám phá gian thứ nhất nơi bà đang ở cũng chính nhà kho chúa lương thực ngũ cốc, gia đình này kiến trúc theo quần tụ chữ L rất cổ kính, gồm 5 gian nhà lớn, mỗi gian có 3 cửa, lối ra vào riêng biệt. Hiện thời Nhất Biến ở gian thứ nhì kế bên, anh em chúng tôi đang ở gian thứ ba, rất rộng rãi có đến 10 phòng ngủ, đủ một gia đình lớn cư ngụ, ắt trước đây gia đình này sung túc, sống theo tập thể mà người ta gọi "nhà họ".
Sau khi bưng hết những thúng ngũ cốc, rảnh tay nhàn rỗi, bà mời chúng tôi :
─ Mời hai con vào nhà uống đôi chung trà.
─ Dạ.
Bà nói tiếp:
─ Sáng nào mẹ cũng bưng những thúng ngũ cốc để trước sân nhà, làm việc thế đó không khác nào tập thể dục mỗi buổi sáng, khi hết việc mẹ mới uống trà, từ ấy ghiện trà không hay, không biết trà có hiệu nghiệm gì không, mẹ đã đến tuổi này chưa hề đau ốm, hai nữa công việc mua bán ngũ cốc đem lại thu nhập cho gia đình sống tạm ổn, người già ăn chẳng bao nhiêu, tuổi già có việc làm sẽ quên quá khứ, à các con tên gì, mẹ họ Hồng tên Mạo Lý (李弘茂).
Tôi đáp:
─ Thưa mẹ con tên Viên Dung và em gái tên Huỳnh Tú Hiền ạ.
Bà liền đáp:
─ Thì ra hậu duệ nhà họ Viên đây à, họ Viên có nhiền nhân vật xuất chúng lắm như:
- Viên Áng, đại thần nhà Tây Hán.
- Viên An, đại thần nhà Đông Hán.
- Viên Thiệu, thủ lĩnh cát cứ đầu thời Tam Quốc.
- Viên Thuật, em họ của Viên Thiệu, thủ lĩnh cát cứ đầu thời Tam Quốc.
- Viên Hoành, sử gia thời Đông Tấn.
- Viên Tung, sử gia thời Đông Tấn.
- Viên Sùng Hoán, danh tướng cuối thời nhà Minh, người chỉ huy quân Minh đánh bại Nỗ Nhĩ Cáp Xích tại trận Ninh Viễn.
- Viên Mai, nhà văn thời nhà Thanh.
- Viên Thế Khải, tổng thống Cộng hòa Trung Hoa.
Bà kể rành mạch những nhân vật lịch sử họ Viên.
Tôi tự nhủ thầm:
‒ Thực ra Viên Dung chỉ là bút hiệu, không dính dáng gì với họ Viên, trái lại tôi rất tôn kính về kiến thức của bà, bà còn thông thái hiểu tiểu sử muôn họ; từng nhân vật các thời đại, không có lý do gì để phủ nhận sự hiểu biết ấy, tuy nhiên có nhiều người cũng lầm lẫn tưởng tôi họ Viên.
Tôi muốn bà hiểu sao cũng được, đáp:
─ Đa tạ mẹ, cho con một vinh dự hiểu biết về họ Viên.
Bà hỏi tiếp:
─ Còn cháu Huỳnh Tú Hiền là thế nào với con ?
─ Dạ, thưa mẹ, nó là em gái họ của con, nó theo họ Cha.
─ Thì ra là vậy, người họ Viên có em gái họ Huỳnh.
Tôi đã uống hết mấy tuần trà, ngoài trời cũng đá có ánh nắng ban mai, cũng chưa thấy Nhất Biến thức dậy, hỏi:
─ Thưa mẹ, con dự trù sáng nay đi mua một ít quần áo và hớt tóc, vậy từ nhà mình đến phố có xa không mẹ ?
─ Nhà mình thuộc phố Phương Đông (东方), sầm uất lắm, đứng vào hàng thứ tư tại trung tâm thương mại Côn Minh, con chỉ cần bước ra cửa đi về hai hướng trái-phải, sẽ thấy bán đầy đủ mọi thứ hàng. Bà nói tiếp:‒ À mẹ biết hớt tóc, hiện trong nhà có đầy đủ dụng cụ, thằng Nhât Biến từ khi còn nhỏ cho đến trưởng thành cũng do tay mẹ hớt tóc cả, lúc trẻ mẹ học hớt tóc, nhờ hành nghề này mới gặp cha thằng Nhất Biến, nhân còn sớm mẹ hớt tóc cho con nhé ?
Thoạt đầu nghe qua ngạc nhiên, không thể tin tưởng nghề hớt tóc của bà, trái lại tôi có một suy nghĩ khác:‒ Thì ra trước đây bà hàng nghề hớt tóc có nguyên nhân của nó, mục đích tiếp cận đối phương, đương nhiên bà phải hớt tóc đẹp, bà mới thuyết phục được mọi người dù mái tóc bạc hay xanh cũng hài lòng sau khi có mái tóc đẹp.
Tôi an tâm, đáp:
─ Thưa mẹ, con đồng ý hớt tóc.
Tôi ngồi vào ghế, bà lấy một tấm vải lớn màu trắng, quàn vào cổ tôi, vải phủ xuống cả thân người, trước mặt có một tấm gương khổ 20x30 cm, tay Trái của bà cầm chiếc lược trải theo sớ mái tóc, và hai ngón tay áp út kẹp vào sớ tóc lại, tay Phải cầm cái kéo, quả nhiên hai tay của bà múa rất đẹp trên đầu của tôi, cái kéo phát ra âm thanh, có lúc nhiệp dồn dập, đôi khi lại nhiệp nhặt, đôi lúc bà gõ vào chiếc lược, tưởng chừng một nhip phách. Lúc này tôi chú ý hơn, mắt ngó vào gương xem những đường tay của bà múa, tai lắng nghe từng tiếng một của cái kéo đang nhấp đều, và một hòa âm khác tựa xé vải bởi kéo, lược phát ra cung bậc cao độ từ sớ tóc.
Vừa thấy, đôi mắt của bà chăm chiêu, ngó trên đầu tôi, liền hỏi:
─ Thưa mẹ, trong đời của mẹ hành nghề hớt tóc đã yêu mấy cái đầu ?
─ Thằng khỉ này, đọc được cái riêng tư của mẹ rồi ư?
─ Không, con chỉ nói cho vui đấy mà.
─ Thực ra mấy ngàn cái đầu, chỉ yêu có một thôi, thế mà đời không cho hạnh phúc như ý, sau này mẹ yêu thêm cái đầu thứ hai đó là Nhất Biến và bây giờ chính con đang ngồi trước mặt mẹ, vì chúng con có cái đầu và tóc y hệt người mẹ yêu, đều có đầu xương ót hơi nhô, tóc cứng, người cắt tóc không kinh nghiệm sẽ bị lòi xương ót, về tóc cứng, cắt không đúng sẽ bị dựng đứng, đầu và mái tóc không khác nào con Nhím rừng, khó coi lắm.
─ Thưa mẹ, ngày đầu tiên ấy, cha con cảm tưởng thế nào ?
─ Đương nhiên ông ấy rất hài lòng về mái tóc của mình, chính mẹ thuyết phục ông ấy trước, bằng nghề nghiệp.
Tôi suy nghĩ thầm:‒ Trong tình báo Trung Quốc còn có nữ giới hành nghề hớt tóc được huấn luyện công phu, bởi vậy hớt tóc phải hiểu được từng hình dạng cái đầu của khách hàng; phân loại tóc, thuyết phục, một điểm khác tối quan trọng, lấy được mẫu ADN rất dễ dàng.
Tôi hỏi tiếp:
─ Làm thế nào, mẹ biết cha đến tịm hớt tóc để rồi nên duyên chồng vợ?
Bà cười nhẹ, đáp:
─ Thằng khỉ này, lại một lần nữa xoi bói đời riêng tư của mẹ, tuy nhiên mẹ xem con như thằng Nhất Biến, mẹ không dấu gì cả, khi mẹ trưởng thành phải sống dưới sự đặt để của người khác. Điều này hơi khó trả lời, bây giờ mẹ không ngại đối với con, câu chuyện thế này:‒ Từ lúc học hết bậc trung học, mẹ được chọn vào trường tình báo, sau 3 năm học, công tác đầu tiên ra hải ngoại, đến Chợ Lớn Việt Nam hành nghề hớt tóc vào năm 1941, mọi bố trí đều do tổ chức quyết định, tìm cho bằng được mối tiếp cận chính quyền Việt Nam thời Bảo Đại, nhưng không thành công, bởi mật tháp Pháp bắc mùi nhanh hơn tình báo Trung Quốc, do nguyên nhân ấy, mọi hoạt động chậm lại, một năm sau vô tình gặp gã khách vào tiệm hớt tóc tại đường Võ Tánh, quận 2, Sài Gòn.
Lần đầu tiên gặp gã ấy có cái đầu cùng mái tóc rất khó cắt như Nhất Biến và con vậy, chúng tôi gặp nhau hai lần trong tháng để hớt tóc, từ đó gã để ý yêu mẹ, phần mẹ cũng có ít nhiều thiện cảm, mẹ nói tiếng Việt hay nhờ gã ấy hướng dẫn phương pháp nói và đọc sách Việt, một năm sau gã xin cưới mẹ, đương nhiên mẹ không can đảm từ chối, tuy nhiên tổ chức không chấp nhận, mẹ lập tức phản đối, đại khái làm một bản tường trình kế hoạch tiếp tục công tác, tổ chức đồng ý. Năm 1942, chúng tôi tổ chức lễ cưới, ăn ở với nhau có một mặt con trai đặt tên Nhất Biến, đời sống gia đình hạnh phúc hơn người, đặc biệt mẹ không suy nghĩ nhiều về công tác tình báo do tổ chức phối trí, tổ chức cũng không cần biết gã Hạ sĩ bộ binh VN, đời sống bình thường, chúng tôi tôn trọng việc ai nấy làm. Mỗi buổi sáng mẹ đi đến tiệm hớt tóc, còn gã đi làm việc tại trại Hoàng Hoa Thám ngày nay.
Tổ chức và mẹ xem quân hàm gã Hạ sĩ không làm nên được trò trống gì, nhất là vai tuồng bộ binh phụ trách quân nhu, thế là hạnh phúc của mẹ được an ổn. Mẹ cũng an lòng, vợ chồng hạnh phúc theo ngày tháng, đến năm 1948 mẹ mang thai lần thứ hai, tổ chức buộc mẹ phải phá thai, một lần nữa mẹ phản đối, đương nhiên tổ chức có hứa không đề cập đến thai nhi, mẹ vẫn đi làm bình thường, bỗng nhiên một hôm, có chiếc xe ôtô đụng thật mạnh vào người, mẹ văng ra xa về phía trước 4 mét, mẹ té nhào xuống đất liền sổ huyết, cấp cứu đem đến bệnh viện Maternité Indochinoise (Bảo sanh viện Đông Dương) kết quả thai nhi của mẹ qua đời, riêng mẹ phải mất 2 tháng mới bình phục, đương nhiên mẹ biết tổ chức cảnh cáo.
Cha của Nhất Biến cho mẹ hạnh phúc mấy mươi năm, mãi đến năm 1971, mẹ tự khám phá và trách ông ấy rất nhiều, lúc đầu tưởng ông ấy một Thượng Sĩ già, nào ngờ quân hàm tình báo Đại Tá. Đến đầu năm 1972 tổ chức mới biết Đại Tá chỉ huy tình báo Đô Thành Sài Gòn, Chợ Lớn chính là chồng của mẹ, tổ chức liền buộc tội mẹ phản quốc, đưa ra quyết định giết cha của Nhất Biến, sau đó đưa mẹ về Lục địa (Trung Hoa).
Mẹ đem sự thật này nói tất cả với cha của Nhất Biến, trên thực tế người tình báo không bao giờ nói sự thật cho bất cứ ai, nhưng vì tình vợ chồng chung sống mấy mươi năm hạnh phúc, rất tiếc Việt-Hoa hai quốc gia từ muôn kiếp không cho phép chúng tôi tiếp tục hạnh phúc.
Ông ấy bảo:
─ Đã đến lúc, cả nhà 3 người cùng chết!
Mẹ không chấp nhận, nói:
─ Ông phải tìm một giải pháp khác, chúng ta phải bảo vệ con, Nhất Biến có nhiều tương lai của chúng ta.
─ Thế thì bà lên kế hoạch đi.
Mẹ không hài lòng về sự bán cái ấy, nói:
─ Thưa, ông Đại Tá, chính ông chứ không phải tôi, cả 3 người phải sống mới được.
Hôm sau, ông ấy lên kế hoạch hoàn chỉnh, mẹ rất hài lòng, đến ngày hôm nay vẫn còn nhớ vụ án để lại hiện trường (vợ ghen tuông giết chồng) qua tay du đảng, giả thuyết thứ hai (Việt Cộng ám sát), cùng lúc tổ chức đưa mẹ và Nhất Biến về Trung Hoa. Đột nhiên đến ngày 30/04/1975, miền Nam Việt Nam bị đảng CSVN cướp chính quyền, mẹ có tiếp nhận một lá thư bí mật, chính ông ấy viết báo tin. "Chúc bà và con bình an, tôi đã đi xa". Từ đó đến nay hơn 12 năm biệt tích!
Tôi và em Tú Hiền ngồi yên lặng để nghe câu chuyện tình của gia đình bà, tôi nói:
─ Thưa mẹ, con có xem một cuốn phim chiến tranh nào đó, nói về tình yêu của đôi uyên ương tình báo, không hay bằng chuyện tình báo của Cha‒Mẹ.
Bà có nụ cười ấn tượng nói :
─ Thằng khỉ, nói hay làm, mẹ đã hớt tóc cho con rồi đó, đứng lên đi.
Tôi muốn biết ngày bà về lại Trung Hoa, hỏi:
─ Mấy mươi năm sống ở Việt Nam, khi về lại quê hương những tháng năm ấy mẹ sống thế nào?
Với đôi mắt của bà khác thường, hướng về phía Nam, lòng rung động tình cảm, bà đáp:
─ Việc nào cũng nhớ, có lẽ quê hương nhớ một, hạnh phúc nhớ mười bởi mẹ là người trong cuộc chia ly, ông ấy cũng thế, chia ly để bảo vệ sinh mạng cũng có thể vĩnh viễn, không hy vọng đoàn tụ rất mong manh. Ngày về lại quê hương vẫn cảnh cũ và đến nay không thay đổi, về người thân qua đời khá nhiều, trong ấy có người cha năng động, cũng may còn mẹ già. Gian truân nhất không thể ngờ tổ chức đưa mẹ vào nhà tù 2 năm, lao động trong nhà tù mẹ phải viết tường trình mấy mươi năm ở Việt Nam, sau đó họ biến mẹ thành cùi bắp, mới chịu vứt bỏ vào thùng rác!
Bà hớt tóc vừa kể chuyện đời riêng, đúng 15 phút, thời gian còn nhiều chưa đến 8 giờ mở cửa bán hàng. Ngoài cổng chính có tiếng rung dây chuông, báo hiệu có người đến nhà, Tú Hiền đi ra mở cửa, không ai khác, chính Nhất Biến về, hai tay túi sách, nói:
─ Chào cả nhà buổi sáng.
Bà thong thả nói:
─ Mẹ đang chờ con về để ăn sáng.
─ Dạ, nhân dịp con đi qua hàng bánh Bao có mua 4 phần, mỗi người 2 bánh, còn nóng hổi kính mời mẹ, anh Viên Dung và cô Tú Hiền cùng điểm tâm.
Bà mẹ nói:
─ Sau khi ăn điểm tâm, Nhất Biến ngồi vào ghế để mẹ hớt tóc nhé?

Nhà họ Hồng (弘).Mẹ của Nhất Biến đang bán
ngũ cốc trước nhà.
Ảnh: Viên Dung(表粪)ngày 18/9/1987.
Sau buổi điểm tâm, anh em chúng tôi tranh thủ, xin phép mẹ người như mẹ ta để ra phố, đầu tiên bước ra khỏi cửa, ghi số nhà và đường phố. Chúng tôi đã có dự trù trước, mua những gì cần thiết nhất, riêng tôi tìm mua một bộ quàn áo Tây,cà vạt và một bộ áovét tông, còn em Tú Hiền mua 3 bộ áo xẩm thường, 2 bộ áo xẩm theo thời trang Côn Minh; một ít phấn son trang điểm khi cần, chúng tôi thong thả tham quan phố phường, 30 phút sau quyết định mua những thứ đã định, anh em chúng tôi về đến nhà, vội vã mặc thử quần áo xem có hợp ni tấc không, nếu không vừa đi ra phố đổi lại, vì trước khi mua hai bên có cam đoan với nhau.
Cũng may việc mua quần áo không có vấn đề, tôi thấy đôi mắt của Nhất Biến cứ dán mãi vào Tú Hiền rồi khen:
─ Hôm nay cô Tú Hiền sinh thật.
Tú Hiền đỏ mặt, tôi nói đùa:
─ Em gái của tôi đẹp từ thuở nhỏ, khi trưởng thành đã biết bao chàng trai ngã ngửa, tôi cũng được thơm lây, làm anh của người đẹp có nhiều điểm lợi, rất tiếc anh Nhất Biến không có em gái để hưởng cái gia tài đó bởi vậy chưa biết thú vị và cảm giác đam mê hoa đẹp.
Nhất Biến đỏ mặt, biết đại bác chỉa vào mình, chàng ta lấy hết bình sinh, nói:
─ Khi ở trong rừng, tôi cũng đã mường tượng kiều diễm nhan sắc này, ắt có dịp trang điểm sẽ đẹp hơn mười.
Tú Hiền nghe qua lời thổ lộ, đỏ mặt đáp:
─ Hỡi hai anh đầu ót lòi, xin đừng đùa, em không thích đâu.
Tôi cười đồng biện lại:
─ Cô em gái của anh không thích sinh đẹp à, có nghĩa thích người ta khen đẹp, đàn bà con gái lúc nào cũng vậy cả. Thôi tôi xin phép ra phố có chuyện riêng.
Nhất Biến ngạc nhiên hỏi:
─ Anh có người quen ở Côn Minh hả, hay là đi liên hệ người làm thẻ ID ?
─ Tôi đi liên hệ cả hai, có dịp sẽ giới thiệu với anh.
Nhất Biến trao cho tôi trước khi đi, nói:
─ À, đây là những photo làm thẻ ID mà anh Viên Dung đang cần, anh nhớ về nhà trước 2 giờ chiều để đi đến văn phòng an ninh Quân Khu Vân Nam.
─ Vâng, đúng hẹn.
Một tháng mấy ngày, hôm nay tôi mới trở về nhà Tổ, tại khu phố Vĩnh An Thị (氏荣安), chân hối hả đi, tranh thủ với thời gian, vừa bước vào nhà:
─ Thưa, Bác, cháu kính chào Bác ạ.
Bác đang ngồi uống trà, ông thấy tôi đôi mắt khác thường bởi y phục tươm tất, không có vẻ người từ biên giới Việt Nam-Trung Quốc trở về. Ông cho mời mọi người:
─ Có đứa nào báo tin thằng Út về nhà rồi.
Chỉ 20 phút sau, mọi người trong gia đìnhtụ họp trong nhà Tổ, kẻ ngạc nhiên, người ríu rít quanh tôi, kẻ hỏi người vui mừng bình an tái ngô, tôi tặng mỗi người một phần quà nhỏ. Tuy nhiên tôi không hài lòng lắm về trạng thái đối xử chỉ ở bề ngoài, nhìn mặt xem túi tiền đón tiếp, vì trước đó em Tú Hiền cho biết:
‒ Em đã về nhà Tổ, họ từ chối không đón tiếp, xử sự với nhau rất phũ phàng, nói chung họ không muốn chứa chấp em.
Còn tôi thì lại khác, khi hiện diện tại nhà Tổ, họ đã hình dung ông Noël nhonhỏ đến nhà. Sau khi họ tiếp nhận phần quà, cúi đầu chúc nhau sức khoẻ, chào gặp lại buổi cơm trưa nay.
Trong nhà Tổ, chỉ còn lại ông Bác và người anh họ thứ Bảy lớn hơn 5 tuổi, phụ trách làm thẻ ID, tôi đưa tất cả photo có ghi chú ở phía sau cẩn thận, gồm tên họ, ngày sinh, nơi tị nạn.
Tôi thành thực hỏi:
─ Thưa anh Bảy, mỗi thẻ ID chi phí bao nhiêu, em sẽ gửi bằng đôla ?
Anh Bảy nhanh miệng đáp:
─ Mỗi thẻ chú đưa 100 đôla.
Trong lòng tôi vui mừng, làm một thẻ ID quá nhẹ giá, liền đáp:
─ Thế thì anh Bảy cứ thực hiện, anh nhớ làm thẻ thứ tự theo danh sách, khi làm rồi, anh gửi thư báo tin cho em biết, sau đó sẽ có người đến lấy, theo thư ủy nhiệm của em, à thời gian bao lâu cho mỗi thẻ?
─ Có thể tuần lễ một thẻ ID, anh đã tính có đến 25 thẻ ID, một số tiền khá lớn, vậy chú chịu trả chi phí này hả?
─ Thưa anh Bảy, đương nhiên em bảo đảm chi phí này, anh an tâm.
─ Không phải thế, chú chưa hiểu ý của anh, anh chỉ lo chú quá thương người, rồi một lúc nào đó người không thương mình.
─ Thưa anh Bảy, những người bạn chơi với nhau từ thời thơ ấu, bạn bè đã cho em hơn trăm lần, nay có dịp, em trả lại cho bạn bè chỉ một phần nhỏ, khó nhất tìm đến bạn bè để chia sẻ.
─ Chú nói thế anh an tâm, xin phép chú anh tổng cộng số thành nhé? Theo danh sách này gồm: chị Trang, gia đình anh La Minh, gia đình cô Châu, gia đình anh chị Cao Dũng-Chỉ Hồng, gia đình Trần Vinh, Đào, Tùng, Linh Ái, gia đình Thảo Liên Dược. Tổng cộng chi phí 2.500 dola.
─ Thưa anh Bảy, đúng vậy, hôm nay em gửi trước 1.500 đôla, số còn lại em gửi đến anh sau.

Nhà Tổ họ Hoàng tại khu phố Vĩnh An Thị (氏荣安).
Ảnh: Viên Dung (表粪)Côn Minh 1987.
Tôi suy nghĩ:
‒ Một tháng biên giới VN-TQ khá gian nan, vượt qua mọi trở ngại, đến với bạn bè, nay chỉ cần thẻ ID, anh, chị, em ấy nhất định ra khỏi địa ngụ Trung Quốc, đây là chuyện nên làm, hai nữa sống thực lòng cũng phải có tiền lót đường khi đến Trung Hoa.
Xã hội Trung Quốc có nhiều nhược điểm, con người thiếu giáo dục, xưa nay vẫn thế, người dân không được hưởng phân phối sinh cư, dân nghèo muốn sống còn phải đi ở đợ... đến khi đảng CS Trung Quốc cướp chính quyền thực hiện độc trị, tạo ra quyền lực bảo kê cửa quyền, tham nhũng, từ đó quốc nạn tham nhũng lan tràn, con bệnh xâm nhập vào bộ máy trung ương đảng, thậm chí đến cả làng xa, rừng sâu hẻo lánh cũng bị vi khuẩn tham nhũng hoành hành, vô phương chữa trị, Việt Nam cũng thế.
Tiếp nhau đôi chuyện cũng đã cạn lời, tội đứng lên xin phép:
─ Thưa Bác, cùng anh Bảy cho phép cháu vào phòng lấy đồ.
Bác Cả, nguyên trưởng lão nhà Tổ đáp:
─ Cháu cứ tự nhiên.
Tôi vào phòng lấy sắc tập ảnh khổ 49x85 cm hiệu Prat, và balô ốm, đựng một bộ y phục mới, vội vã lấy 2.000 dola từ trong sắc tập ảnh cất vào túi quần, trở lại phòng khách, thưa:
─ Thưa anh Ba, đến lúc em phải đi, cho em gửi trước 1.500 dola.
─ Tốt lắm.
Tôi kiếu từ:
─ Thưa, Bác Cả cùng anh Bảy, cháu có việc phải đi gấp, vài hôm nữa cháu về nhà. Chúc Bác, anh Bảy và cả nhà bình an.
Vừa ra khỏi nhà, gọi một xe kéo, đi thẳng tới tư gia họ Hạ, tìm được địa chỉ, trước mắt những căn nhà kiến trúc cổ kính, chân tôi bước lên tấm ván lớn, bằng cây gỗ Lim cưa đôi, bắc ngang qua con kinh nhỏ.

Trước tư gia họ Hạ (夏) con kinh nhỏ,
thông qua hồ Hương Bạc (银香水).
Ảnh: Viên Dung (表粪)
Tôi đưa tấm thiếp cho người nhà họ Hạ, xin gặp người phụ nữ có tên họ Hạ Phương Chi Tuyết (更多雪夏). Trong nhà sau, có tiếng phụ nữ trẻ vọng ra:
─ Nhờ dì, mời người ngồi, tạm dùng trà, tôi sẽ ra ngay.
Tôi nhận được tiếng nói của người phụ nữ, cách đây hơn tuần trước đã có dịp gặp tại biên giới Việt Nam-Trung Quốc, chưa hiểu người phụ nữ này là ai ở trong biệt thự cổ kính, sang trọng giữa thủ đô Côn Minh, thừa dịp xem qua những tác phẩm hội họa cổ gồm: Trúc, Chim, Núi, và thư pháp của Ngô Huấn Di (吴湖帆).
Đặc biệt trên vách Trái có những phù điêu cổ, diễn tả trường ca vào thời Tây Thục, và Đông Hán, tôi phải thốt nhiên thành lời "tuyệt đẹp, ý nghĩa".
Tiếng bước chân nhẹ từ trong phòng vọng ra, bà vừa xuất hiện cúi đầu chào, tôi vội đứng lên chào đáp lễ, bà nhìn tôi có đôi phần ngạc nhiên, hỏi :
─ Chào ông, chúng tôi gặp ông lần đầu tiên, cảm thấy ở nơi ông có một uy lực nào đó, nhất là đem đến cho gia đình chúng tôi một bình an vô cùng, cùng ngày hôm ấy cả họ bên chống của tôi cũng tiếp nhận được sự bình an. Từ đó chúng tôi sống trong tự tại không còn âu lo như trước khia, có phải ngày ấy ông làm lễ cầu hồn cho chồng tôi?
─ Vâng, hôm ấy tôi đi với hai anh Linh và Bá, vô tình thấy quý vị dâng lễ vật, thành tâm cầu khẩn cho vong nhân quá cố, hành lễ vất vã, khó đem lại như ý, bởi vậy lương tâm tôi đành phải tham gia vào buổi cầu vong, tôi liền đứng vào vị trí chủ lễ, tay viết "Thiên Quốc" miệng tụng vài biến kinh: Tẩn Liệm, Cầu Siêu, Cứu khổ, Giải oan, Vãng Sanh Thần Chú. Cuộc lễ đã thành, tất cả vong linh hoan hỷ, người Hoa cũng như người Việt, tạm biệt rừng sâu biên giới trở về "Cửu Quyền Thất Tổ", trong ấy có cả huynh-đệ của nhà bà. Tôi còn nhớ hôm ấy (lấy nước thay rượu làm phép Thánh), khi lễ thành tôi cúi đầu ban phép vĩnh phúc, tiển đưa vong linh về cõi Hồng ân.
Từ đó tôi cũng không nghĩ có dịp đến đây thăm bà, bỗng một hôm chuẩn bị bỏ cái balô rách rưới, tình cờ tay lục lạo, thấy tấm thiếp của bà nằm dưới đáy balô, thế là tôi nhớ đến lời mời của bà ngày hôm ấy:
‒ Chúng tôi là năm chị em thúc - bá, có ba thân nhân đồng tử cùng ngày trong trận chiến nơi đây, chúng tôi có người ở Côn Minh, kẻ ở Nam Ninh cứ mỗi năm đồng hẹn đúng ngày này, đến núi cầu nguyện cho thân thân, dù đường đi xa, gặp lắm gian nan, chúng tôi cũng không bỏ qua định kỳ nào, đặc biệt hôm nấy chúng tôi tiếp nhận được tín hiệu thân nhân quá cố cho biết: "Vong linh đã được xá giải ". Từ đó về sau chúng tôi chỉ làm lễ tại tư gia không đến đây nữa. Năm chị em chúng tôi xin một vái tạ ơn.
Sau đó bà vui mừng mời:
─ Thưa quý ngài khi nào về Côn Minh, nhớ ghé tư gia của chúng tôi nhé, chúng tôi tha thiết mời và hy vọng quý ngài không từ chối, xin quý ngài tiếp nhận thiệp mời này.
Tự theo lương tâm, tôi nói:
─ Thưa bà, nay có dịp đi ngang qua đây, tôi xin thắp hương cho ông ấy, nhân tiện thăm cả gia đình của bà, ngoài ra không có dự kiến nào khác, rồi tôi phải ra đi bởi không có thời gian nhiều.
─ Thưa ngài, tôi vô lễ xin phép, cho biết quí danh, dù tôi không hậu tạ, cũng phải nhớ ơn.
─ Thưa bà, tôi tên Viên Dung, tên có vẻ Nho học, nhưng tôi không ưa Nho học tí nào bởi Khổng Tử dám tuyên bố "khinh miệt, thất tiểu nhân, nhì đàn bà". À, Viên Dung có nghĩa "Một viên đá tròn, thoải mái, lăn theo thời gian".
─ Một cái tên thôi đã thấy ông yêu đời có chất nghệ sĩ.
─ Không hẳn thế, xin phép bà cho tôi thắp hương cho ông ấy.
─ Kính mời theo tôi.
Bà vừa đi, nói với vào trong nhà nói:
─ Nhờ dì hai, làm trước một kỷ trà đem vào bàn thờ của Cậu, và thay kỹ trà mới đãi khách nhé.
Tôi vào đến bàn hương án, liền thấy di ảnh khổ 40x50, khung lớn viền vân vàng rất đẹp, chân dung một Đại Tá của Trung Quốc, tên họ Khưu Bình Lâm (林邱平), không ngờ, một cấp chỉ huy cả binh đoàn lại tử trận quá dễ dàng, đến đây không cần tìm sâu hơn để làm gì, mình làm theo lương tâm của tín ngưỡng, không cần mọi sự kiện khác, bởi không còn thời gian.
Tôi châm trà trước bàn hương án, thắp ba nén hương, niệm chú, khấn vái độ hồn Khưu Bình Lâm (林邱平), 4 lần, cúi đầu tạm biệt.
Lễ thành, tôi xoay lưng lại, chân bước nhẹ theo bà chủ nhà, ra phòng khách tự hỏi, cười thầm:
‒ Hì hì... mình có ba phải không? Lý do nào, lại độ hồn cho một thằng Đại Tá Trung Quốc? Cuối cùng tôi mới hiểu chính mình hành động theo lương tâm tín ngưỡng, không phân biệt người quá cố, dù Việt Nam hay Trung Quốc đồng con người.
Suy nghĩ chi xa trong quân đội có binh đoàn Quân Y, mỗi khi có chiến tranh không được mang theo vũ khí. Quân Y có quyền tối thượng tại chiến trường cấp cứu tất cả mọi người, không phân biệt ta và thù, tuy nhiên chiến tranh theo loại biển người của Đặng Tiểu Bình, Quân y cứu ta không cứu địch, đôi khi còn cầm vũ khí xung phong chiến đấu hàng đầu, nói chung CSTQ và CSVN có bao giờ tuân thủ quy ước Quốc Tế đã định!
Bà Hạ Phương Chi Tuyết (更多雪夏)nói:
─  Tôi thấy ngài Viên Dung trầm tư rất lâu, đã đi đến phòng khách, vẵn chưa ngồi xuống nghế, có phải tâm tư còn động lại nơi bàn vong linh của chống tôi ư?
─  Thưa bà đúng thế, trên cõi đời này, ở giây phút nào cũng diễn ra cảnh đi xa không trở lại, đó là tôi suy nghĩ về một ngày ra đi không trở lại của chính tôi và của mọi người, bởi vậy tôi và mọi người phải vì hạnh phúc lúc còn tại thế, cùng một nghĩa chiến tranh không đem lại hạnh phúc cho bất cứ ai, trên thực tế chiến tranh biên giới 1979 mãi đến nay 1987 ai là người hạnh phúc nhất, đương nhiên không có một người nào ngồi hưởng hạnh phúc bởi chiến tranh, trái lại người đời nguyền rủa kẻ gây ra chiến tranh (Đặng Tiểu Bình).
─ Quả nhiên, lý tưởng tạo ra giá trị làm người, chính gia đình tôi đã nhiều lần trách chiến tranhcướp hạnh phúc của tôi. Tôi thay mặt gia tộchọ Hạ (夏) và gia tộchọ Khưu (邱)đa tạ ngài rất nhiều, và tôi mạo muội hỏi thực lòng nhé:
‒ Ngoài ra, ngài cũng là một nghệ sĩ có phải thế không?
─ Thưa bà Phương Chi Tuyết (更多雪夏), lý do nào bà khẩn định tôi là một nghệ sĩ ?
─ Thưa ngài Viên Dung, rất đơn giản, chính cái sắc tập lớn này, chứa những tác phẩm hội họa hay nhiếp ảnh, tôi nghĩ rằng cái sắc hiệu Prat không thể nào chứa loại tầm thường, một yếu tố nữa khi nãy, ngài khen thành lời "tuyệt đẹp, ý nghĩa" chứng tỏ một nghệ sĩ, khen một tác phẩm nghệ thuật nào đó!
Tôi ngạc nhiên một người đàn bà có kiến thức tổng hợp về nghệ thuật, đáp:
─ Thưa bà, Phương Chi Tuyết (更多雪夏), nhận xét rất đúng về thân phận của tôi, nguyên nhiếp ảnh gia.
─ Thưa ngài, mỗi nhiếp ảnh gia phải có tước hiệu từ Quốc gia đến Quốc tế và trường phái, vậy ngài ngồi trên chiếc chiếu Gon hoa hay chiếu bằng Cói trơn ?
Tôi rất dè dặt vì người đàn bà này biết quá nhiều về bộ môn nhiếp ảnh, đáp:
─ Thưa bà, tôi có thể trình bày toàn bộ trên 100 tác phẩm để bà tùy nghi đánh giá, riêng tôi không thể tự đánh bóng mình. Xin mời bà xem từng tác phẩm, dù tôi rất bận cũng nên hầu bà, kính mời.
Bà, Hà Phương Chi Tuyết (更多雪夏), xem được 10 tác phẩm liền nhận xét:
─ Quả thực, những tác phẩm của ngài mang tính phê phán xã hội, nói lên thân phận con người, với đường nét, bố cục phi bố cục, tôi vui mừngkhám phá một chiếc chiếu Gon Hoa.
─ Thưa bà, quá khen, tôi không suy nghĩ như thế, cũng có thể bà xã giao, vì trong phòng này có biết bao tác phẩm cổ, của những vĩ nhân hội họa, điêu khắc, riêng tôi không thể so sánh với những tác giả mà bà trân quí.
Hà Phương Chi Tuyết (更多雪夏)đáp:
─ Thưa ngài, tôi nói lên lòng chân thực đấy. Tôi muốn tó mò thêm, vậy ngài đem trên 100 tác phẩm ảnh nghệ thuật này, dự định triển lãm ở nơi nào?
Thực ra tôi không có ý định đem hơn 100 tác phẩm triển lãm tại Trung Quốc, ý định đầu tiên đem về khoe với Bác Cả và họ hàng, cuối cùng thấy cả nhà chỉ biết yêu tiền hơn nghệ thuật hay văn hóa, hôm nay mình có ý định đem về khoe với Nhất Biến, chú Đặng Bình Ánh và Tú Hiền. Tôi chần chừ một hồi rồi đáp:
─ Thú thực với bà, tôi từ xa đến đây đem theo từng này tác phẩm, mục đích chỉ khoe với ba người bạn thân ở Côn Minh, ngoài ra tôi không hề có ý định triển lãm ở nơi nào cả.
─ Thưa ngài, thế là rất tốt, xin đề nghị cho phép gia đình tôi đứng ra bảo trợ cuộc triển lãm này, hy vọng ngài đồng ý.
─ Thưa bà, được triển lãm ở phòng khách này, quá hân hạnh đối với tôi.
─ Thưa ngài, không thể triển lãm ở đây, nơi triển lãm phải có tầm cở với tác phẩm, nơi đó chứa nhiều thượng khách Côn Minh, triển lãm phải là nơi lịch sử Vân Nam tại địa điểm Trung tâm học liệu Phương Đông (东方).

Trung tâm học liệu Phương Đông (东方).
Ảnh: Viên Dung (表粪)ngày 19/9/1987.
Tôi đành thật thà đáp:
─ Thưa bà, đa tạ nhiều, bà cho tôi một tình cảm sâu sắc, tuy nhiên tôi chỉ còn ở đây 2 ngày nữa phải đi xa, hãy chờ dịp khác có thời gian triển lãm.
─ Thưa ngài, dù còn 2 ngày nữa cũng mở phòng triển lãm được, từ lúc này in thiệp mời, 2 giờ trưa nay thiệp mới đến tay người tham dự, sáng mai phòng triển lãm mở cửa đúng 12 giờ khai mạc. Ngài cho biết một phần lý lịch để giới thiệu với quan khách chỉ thế thôi.
Tôi chần chừ, tự nhủ thầm:
‒ Không tin tưởng lắm, làm sao thực hiện được phòng triển lãm chỉ 24 giờ, muốn làm được phải có thực lực tại chỗ, ít nhất 50 người, chưa nói đến khung ảnh, đèn chiếu, trang trí v.v... khó lắm thay. Tôi cũng liều thử xem.
─ Vậng, tôi đã suy nghĩ, đắn đo kỷ rồi, đồng ý. Bà cứ giới thiệu tác giả Viên Dung, sinh 1948-1987 (39 tuổi) với Titre de l'International: MFP. APP. PJP. AMP. PTF. PTJ. TAP. Tôi xin gửi sắc tập ảnh ở đây, tùy nghi bà trưng bày.
Bà, Hà Phương Chi Tuyết (更多雪夏) vui mừng nói:
─  Quả nhiên tôi nhìn người không sai, tuy tính ngài khó lộ, đên khi lộ rất chân tình, trong ký ức của tôi, nhớ mãi lần đầu tiên mới gặp ngài đã có một cảm nhận nào đó, nhưng không hình dung được, hôm nay vô tình ngài đến thăm tôi, và ba nén hương cầu nguyện cho nhà tôi, một ngày vinh hạnh lớn đa tạ ngài. Nhân bây giờ mời ngài đi xem phòng triển lãm nhé?
─  Tôi xin kiếu từ, hẹn ngày mai, phải về nơi cư ngụ gấp.
─  Ngài ở phố nào ?
─  Thưa, phố Phương Đông (东方).
─  Thưa ngài, phòng triển lãm cũng tại phố Phương Đông (东方).
─  Thế à, mờ bà đi gấp.
Ra khỏi cửa nhà, bà gọi một Taxi, nói :
─  Tuy từ đây đến phố Phương Đông (东方) không xa, đi Taxi vẫn mau hơn chỉ 15 phút thôi, còn đi xe kéo thong thả cũng mất hơn 30 phút.
Trên xe bà cho biết, sinh năm 1946-1987 (41 tuổi) con gái út của họ Hạ, lập gia đình 1965, (năm 19 tuổi), vẫn còn đi học năm thứ nhất Đại học Bách Khoa Bắc Kinh, 1972 tiến sĩ Vật lý, chồng của bà sinh 1940 qua đời 1982, (hưởng dương 42 tuổi), hạnh phúc được 17 năm, sinh hạ được 3 người con trai, hiện học tại Bắc Kinh, ở với người bác ruột nguyên Giáo sư đại học Bắc Kinh. Chồng qua đời,bà rời bỏ trung tâm Vật Lý, sau 3 năm chịu tang chế, về nhà đam mê sinh hoạt Văn Nghệ. Bà tặng cho tôi 2 đầu sách "Phố Cổ Côn Minh" (旧城区昆明), "Văn Học Vân Nam" (云南文学的文学).
Tôi suy nghĩ, Trung tâm học liệu Phương Đông (东方), cũng chỉ là một hiệu sách nhỏ, sau khi tham quan không ngờ Trung tâm này khá lớn theo bề dày lịch sử của Côn Minh.
Tía của Hà Phương Chi Tuyết (更多雪夏) quản trị Trung tâm họ Hạ, nói:
─ Chúng tôi mời anh dùng cơm trưa nhé ?
─ Thưa Cụ, cháu kính đa tạ, xin hẹn dịp khác, cháu có việc phải về sớm, hẹn sáng ngày mai tài ngộ.
Bà Hà Phương Chi Tuyết (更多雪夏) tiễn chân tôi ra khỏi cửa, chúng tôi hẹn tái ngộ sáng mai, nhân tiện tôi nói:
─ Tối nay 8 giờ, tôi có thể đến đây xin 20 thiệp mời, tham dự triển lãm, hy vọng bà đồng ý.
─ Rất tốt, tôi sẽ chờ ngài, nhân tối nay mời ngài dùng cơm với gia đình chúng tôi.
─ Tôi có vài người thân, cùng đi có được không ?
─ Tốt lắm, không vấn đề, tôi vốn hiếu bạn.
─ Kính bà, tối nay tái ngộ, xin chào.
Về đến nhà đúng 13 giờ trưa, chúng tôi và mẹ Nhất Biến cùng dùng cơm trưa, sau buổi cơm mẹ Nhất Biến đi bán hàng. Chúng tôi tha hồ nói chuyện hôm nay.
Nhất Biến hỏi:
─ Viên Dung liên lạc làm thẻ ID thế nào, có thành công không ?
─ Vâng, rất kết quả, tôi sẽ nhờ đến anh nhiều, à còn việc ID của Tú Hiền, anh Nhất Biến dự trù bao giờ có tin vui, ngoài ra còn có tin gì mới không?
─ Viên Dung an tâm nhất định kết quả, tối nay có tin, riêng phần anh đã chuẩn bị đối phó với an ninh Quân Khu Vân Nam (军事安全云南) chưa?
─ Thực ra tôi không biết họ muốn gì, thay kệ, mình chú ý quá đâm ra bối rối, mọi sự thả nổi tự nhiên, nếu con thuyền chảy ngược dòng sông, mình nương theo thận trọng, và ứng sử tự nhiên, khi đường cùng mình ứng biến theo thời, tôi vẫn biết anh Nhất Biên đứng ra che chở rất nhiều, anh đang đội đá vá trời! Chúng ta đương vào trận chiến cân não, đủ mọi phương diện, kẻ thắng nhờ khám phá tâm lý của đối phương. Cả nhà hãy an tâm, tôi nhất định không hề chi cả.
Tú Hiền nói hơi run sợ:
─ Anh Ba vào hang hùm mà vẫn bình tỉnh à? Nếu anh mệnh hệ nào, em biết làm sao đây?
─ Không có cách nào nữa, thà bình tỉnh còn hơn.
Tiến rung chuông ngoài cửa, biết có người đến, Nhất Biến liền đứng lên ra sân gặp Đặng Bình Ánh chào:
─ Chào anh, làm cách nào anh biết địa chỉ nhà tôi?
─ Đâu khó gì nào, trong bản phúc trình anh có ghi địa chỉ nơi tạm trú của sư phụ tôi.
─ Làm sao anh có bản phúc trình của tôi?
─ Tôi mới chính là người đúc kết hồ sơ sau khi thụ lý .
─ Thế à, đa tạ anh Đặng Bình Ánh nhiều, tôi lo quá!
Nhất Biến nghe qua rất vui mừng:
─ Mời anh vào nhà, gặp anh Viên Dung.
─ Vâng.
Đặng Bình Ánh chào nói:
─ Thưa sư phụ, mấy hôm nay có khoẻ không, em lo quá?
─ Cảm ơn em, nhờ ở trong gia đình của anh Nhất Biến lòng cũng bình an, anh mau chóng lấy lại sức khoẻ, chẳng những thế, còn rất nhiều tin vui, nào là cứu hơn vài mươi người bạn thân thiết nhất ra khỏi "Lồng chim" Trung Quốc, và ngày mai cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật của anh tại Trung tâm học liệu Phương Đông (东方), sẽ mở cửa vào lúc 8 giờ sáng, đến 12 giờ trưa mới khai mạc.
─ Sự phụ làm thế nào được Trung tâm học liệu Phương Đông (东方), bảo trợ cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật? Một trong những trung tâm nổi tiếng nhất của Trung Quốc.
Nghe Đặng Bình Ánh nói vậy, tôi đáp:
‒ Tôi an tâm hơn, thực tế mình cũng chưa hề đề nghị với họ, cũng có lẽ họ trả ơn một cảm tình nào đó, nếu vậy ảnh nghệ thuật của mình chưa hẳn được người Trung Quốc quan tâm. Đương nhiên tôi không biết về trung tâm này, hai nữa tôi cũng không đến xin họ bảo trợ vì một lý do nào đó v.v... À, tôi có hẹn tối nay đi lấy 20 thiệp mời trong đó đã có nghĩ đến mời Mẹ, anh Nhất Biến, em Đặng Bình Ánh, và em Tú Hiền.
Đặng Bình Ánh ngó chăm chăm tôi, một cách khó hiểu y nói:
─ Sự phụ à, chỉ còn 30 phút nữa an ninh Quân Khu Vân Nam (军事安全云南), quyết định sự sống còn của sư phụ, nguy hiểm đã đến nơi, sư phụ vẫn bình tỉnh được hay sao?
─ Em nói cũng đúng, đã vào tay an ninh Quân Khu Vân Nam (军事安全云南)không còn cách thoát thân, bây giờ anh cần trí tuệ bình tĩnh trước khi bị đe dọa đến với mình, nếu chống chế cũng thế thôi, tại sao mình không nhận chuyện vui trước mặt. À, anh viết để lại Nhất Hiến và Đặng Bình Ánh địa chỉ này, sau 10 ngày nữa đến đó lấy thẻ ID, rồi tìm mọi cách chuyển đến tận tay cho bạn bè của tôi, làm được việc này xin đa tạ vô ngần.
Nhất Biến hiểu được ý đáp:
─ Đương nhiên không từ chối.
Đặng Bình Ánh đáp:
─ Thực ra những chuyện ấy trong tầm tay của em, sư phụ an tâm, quan trọng nhất khi đến an ninh Quân Khu Vân Nam (军事安全云南)phải trả lời đến 3 hồ sơ chính.
1 - Viên Dung, Huỳnh Tâm liên hệ quá khư hiện tại.
2 - Tổ chức nào đưa Viên Dung đến biên giới.
3 - Hiện diện trong chiến trường Trung Quốc với mục đích gì.
Em, báo tin trước để sư phụ đối phó với họ, khi ngồi trước người thụ lý không khớp sợ, lát nữa có người đến, em xin lánh mặt. Sư phụ an tâm em mới chính là người đúc kết hồ sơ, sau khi thụ lý họ chuyển hồ sơ qua cho em.
À, còn nữa, 9 giờ sáng mai, sư phụ cùng chúng em đến nhà Đại tá Hoa Chí Cường tham dự tang lễ.
Nhất Biến đáp:
─ Mọi chuyện dồn dập quá! Trước nhất hy vọng anh Viên Dung qua khỏi cửa hôm nay, còn lại ngày mai mình tính tiếp, cảm ơn anh Đặng Bình Ánh nhắc nhở.
Tiến rung chuông ngoài cửa, Nhất Biến ra sân mời vào nhà một tên an ninh với cấp quân hàm Trung sĩ:
─ Mời anh vào nhà.
─ Vâng.
Tên công an nói:
─ Ai là Viên Dung mời theo tôi, về văn phòng Nội Vụ an ninh Quân Khu Vân Nam (军事安全云南).
Tôi không nói lời nào, đứng lên tay phe phẩy, báo hiệu chào cả nhà, nói:
─ Tôi, Viên Dung đồng ý đi theo anh.
Em gái Tú Hiền nước mắt tự trào, chạy theo nắm tay tôi nói:
─ Em sợ quá anh Ba ạ, anh phải sống nhé, mọi người chờ anh trở về đó ạ?
─ Em an tâm, anh không thể nào bỏ em gái cô đơn ở xứ người. À, nếu quá 19 giờ chiều nay, anh chưa về, em đến Trung tâm học liệu Phương Đông (东方), tìm bà Hà Phương Chi Tuyết (更多雪夏), báo tin rằng:
─ Văn phòng Nội Vụ, an ninh Quân Khu Vân Nam (军事安全云南), mời anh đi làm việc, em chỉnói bây nhiêu thôi, bà ấy sẽ hiểu anh không đến tham dự buổi cơm tối.
─ Dạ, em hiểu.
Nhất Biến tiển chân từ trong nhà ra đến xe hơi, tôi cùng tên Trung sĩ an ninh lên xe, chúng tôi chào nhau, hẹn chiều nay tái ngộ.

Biển số xe, Cục Tình Báo Vân Nam. Ảnh: Nhất Biến.

Huy hiệu công an Côn Minh Trung Quốc.
Nguồn: Nhất Biến.
Tôi lớn lên tại miền Nam Việt Nam; ngày 30/04/1975 ‒ 1983, trải qua 8 mùa Xuân, dưới chế độ Công an ngột ngạt khó chịu, để rồi rời khỏi Quê hương yêu dấu, thay vì đoàn tụ với gia đình tại Nhật Bản, tôi phải lấy quyết định đến Pháp Quốc định cư. Tôi đã từng đi khắp Âu Châu, xứ củaTự do, Dân chủ, Đa nguyên. Đi mọi nơi chưa hề thấy một nhân viên công an hay cảnh sát ngoài đường phó. Có lần tôi làm một phóng sự, "Chọc giận đường phố Paris" cũng không thấy cảnh sát nào đến thăm sức khoẻ, hay can thiệp, trái lại hành động "Chọc giận đường phố Paris" phản ngược lại, người bản xứ nhìn qua lăng kính, trố mắt ngạc nhiên vì sự lố nhố của kẻ điên trên đường phố. Thế mới biết, xã hội Âu Châu trật tự, người dân đồng chia sẻ thanh bình, môi trường giáo dục công dân rất tân tiến, họ đầu tư và tuổi mầm non cho mai sau. Chứ đâu như Việt Nam và Trung Quốc, ngoài đường nơi nào cũng có bóng ma cảnh sát hay bóng quỉ thần công an, thời điểm nào cũng nhan nhản trước mặt người dân, bởi thế hôm nay được ngồi trên xe hơi có biển số "Cục Tình Báo Vân Nam",đương nhiên lần đầu tiên có dịp hãnh diện quá đi thôi!
Paris, 22/08/2012
Huỳnh Tâm
-Chiến lũy Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam - Kỳ 19 (Huỳnh Tâm)

“...em lo cho sư phụ quá, theo ca hồ sơ này dưới sự thẩm tra của Đào Phương, ít nhất sư phụ gỡ bốn cuốn lịch...”

Xe BJ-212của Cục Tình Báo Vân Nam, chạy qua đường phố, đôi lúc kéo còi, người bộ hành hối hả tránh ra hai bên lề đường. Có lần Bác Cả nói: "Bất cứ nơi nào, khi gặp bọn quỉ công an, tránh là thượng sách".
Tôi không cần biết thời gian, xe Cục Tình Báo Vân Nam dừng lại tại địa chỉ nào, bởi đôi mắt để ý thành phố cổ xưa Côn Minh. Đánh dấu khởi đầu triều đại Nam Chiếu (thời vua Các La Phượng, giữa/cuối thế kỷ 8). Đến thời Hồng Vũ năm thứ 15 (1382) nhà Minh, một lần nữa thành cổ, xây dựng thêm chùa Hoằng Thánh (弘聖). Đặc biệt nơi đây còn có một cổng thành thờ Đại Lý.

Sau năm 1387. Thành phố Côn Minh được biết đến nhiều nhờ Tử Cấm Thành. Thị trấn rộng 13 km về hướng Bắc. Kiến trúc thành phố căn cứ vào bốn hướng tháp canh "pháo đài" nhà Nam Chiếu, thành quách xây trong-ngoài bằng vật liệu gạch nung, phần chân thành dày 2 m, có hào nước chung quanh, tạo ra một phòng ngự kiên cố. Trong thành phố quản trị bằng nhiều hội đồng, cứ 5 phố lưu thông qua một ngõ thành, từ Đông sang Tây từ Nam đến Bắc. Thành phố cổ bên ngoài cũng có hào sâu, xây dựng đường phố theo hướng bốn phía Bắc và phía Nam, phía Đông-Tây, bố trí theo bàn cờ tướng tuyệt đẹp, tất cả các mái ngói một màu xanh lá cây. Ngoài ra mỗi gia đình có một khu vườn trước nhà trồng hoa Trà, Đỗ Quyên, Phong Lan v.v... Thời nay cảnh vườn hoa xưa, chỉ còn lưa thưa, có cơ biến mất. Biết được, sân nhà của Nhất Biến, vào thời xưa; một trong những vườn hoa đẹp tại khu phố Phương Đông (东方), ngày nay bàn tay con người tạo ra sức sống tâm hồn đã chết, đểlại sân đất nhẵn trần trụi chất sống, hiện nay trước nhà hiện rõ hai mùa, mưa bùn lầy, nắng bụi bay theo con gió.

Toàn cảnh thành phố Côn Minh (昆明古城1987).
Ảnh: Viên Dung (表粪).
Xe chạy ra khỏi biên thành phố về hướng Đông, dừng lại trước cổng, tôi liền dán mắt vào một bảng đá hoa cương, quảng cáo Học viện Quân sự Vân Nam (云南陆军讲武堂–Vân Nam Lục Quân Giảng VũĐường), kèm theo ba câu thần chú huyền hoặc khó ngửi được, thế mà người ta cứ cho hiện đại: "Lấy quyền lực và tiền bạc để thuyết phục người", "Tinh thần chủ nghĩa cách mạng sống còn vì yêu đảng", tuy nhiên câu cuối đọc qua cũng tạm được "Tham lam, sợ chết không phải người tiến bộ".

Học viện Quân sự Vân Nam (云南陆军讲武堂)
Ảnh: Viên Dung (表粪).
Học viện Quân sự Vân Nam trên lý thuyết đào tạo những tài năng quân sự, chính trị và tình báo chuyên nghiệp, học vị căn cứ trên bản chất đảng CSTQ. Ngoài ra nơi đây còn đặt bản doanh học viện tình báo Quân Khu Vân Nam, tuy nhiên Học viện Quân sự Hoàng Phố có bềdày lịch sử của nó, hiệnnayngười ta cho học viện này thuộc vào thứ yếu, nhưng trên bề mặt rất bí ẩn về tình báo! Vì nó được trồng lên nhiều nhân vật tình báo quân sự, chính trị! Tôi đã xem bộ phim truyền hình, "Nhân quyền và những thăng trầm cuộc sống" (人权和跌宕起伏的人生), nội dung tuyên truyền Học viện Quân sự Hoàng Phố có mục đích riêng, tôi cảm giác tò mò hơn nếu có dịp muốn biết về nó!
Hôm nay tôi bị mời vào Học viện Quân sự Vân Nam, có thêm cảm giác thú vị hơn không sợ hải, đi qua các phòng trưng bày bộ sưu tậpthành tích của học viện, bỗng thấy một vài huấn luyện viên quân sự, tôi chú ý hơn thấy từng đại đội sinh viên cơ sở đang luyện tập từ xa.

Huy hiệu biểu lượng công an nhân dân Trung Quốc.
Nguồn: Nhất Biến.
Có vào Cục Tình Báo Vân Nam, mới biệt toàn cảnh sự thật bộ máy hành chính quân sự, những cơ quan công an, chuyên đối phó nhân dân, qua hình thức Toà án Viện Kiểm Sát nhân dân, Cảnh sát tư pháp, Lực lượng Cảnh sát vũ trang nhân dân. Họ rất hãnh diện biểu tượng công an nhân dân làm khổ dân, từ nhà tù, đến trại cải tạo, lao cải v.v...
Người tài xế cho xe lăn bánh từ từ vào Học viện, bảo:
─ Mời ông xuống xe vào phòng trước mặt.
─ Vâng.
Vào đến trung tâm phòng tiếp tân, trước mặt chờn vờn chết troi lá cờ đỏ, tại góc bẹt có 1 ngôi sao vàng to tướng, 4 sao vàng nhỏ phối trí theo bán nguyệt, biểu tượng đảng CS Trung Quốc ăn cơm dân, phản bội dân, cờ xí dán vào mắt, hình dung một góc bẹt của người đàn bà đã "biệt kinh kỳ" (hết giá trị). 1/3 lá cờ ghi "Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc". 2/3 lá cờ có một bục thẳng đứng, tinh mắt lắm mới thấy phần mặt để chân dung điêu khắc họ Mao, thoáng qua tưởng chừng chân dung nộm của ông Địa thời nay.
Một tên quân hàm Thiếu úy, bước ra ngồi vào bàn có tấm biển ghi (Trực ban) y gọi:
─ Màyđến đây ngồi vào ghế này .
─ Vâng.
Y nói tiếp:
─ Tên họ gì ?
Tên trược ban không có quyền hành thẩm vấn bất cứ hồ sơ nào, tôi dạn dĩ đáp gọn:
─ Viên Dung.
Y kéo hộc bàn, lấy hồ sơ để trên bàn, tay dò tìm tên Viên Dung, bảo:
─ Mày theo tạo.
─ Vâng.
Y đưa tôi đến phòng An ninh Quân đội, phụ trách các cơ quan an ninh công cộng, và Cảnh sát vũ trang nhân dân. Y bảo:
─ Ngồi ở đây chờ.
Vài phút sau có một nhân viên công an bước vào, nói:
─ Mời ông theo tôi.
─ Vâng.
Tôi đi theo gã công an, lúc đầu sơ ý, cứ một ngã tư hành lang có 4 bản hướng dẫn đến các cơ quan hay văn phòng, đặc biệt không có bản chỉ hướng lối đi ra, tôi đã đi qua đến 3 lần ngã tư, tổng cộng 12 lối đi, trong lòng hành lang Cục Tình Báo Vân Nam, quả nhiên lối kiến trúc có chủ ý, bố trí một trận đồ, có vào không ra.
Gã công an đứng lại trước văn phòng, trên cửa có tấm biển (Nội An). Gã gõ cửa nói:
─ Thưa Thiếu Tá, ông Viên Dung đã đến.
─ Mời vào.
Cửa phòng mở ra, tôi bước vào, chú ý đầu tiên nhìn trên nắp áo ghi tên họ Mã Hiểu Thiện (马晓天), cầu vai quân hàm Thiếu Tá. Y nói:
─ Mời ông ngồi.
─ Vâng.
Y giới thiệu:
─ Nơi đây, phòng Nội An đặc trách điều tra tội nhân Quân sự. Mời ông đến đây có 3 vấn đề:
1 - Viên Dung, Huỳnh Tâm liên hệ quá khư hiện tại.
2 - Tổ chức nào đưa Viên Dung đến biên giới.
3 - Hiện diện trong chiến trường Trung Quốc với mục đích gì ?
Xin ông trả lời chân thực. À, ông có biết sử dụng máy Computer không ?
─ Vâng, biết ạ.
─ Hay lắm rất tiện lợi, ông đọc thật kỹ lưỡng hồ sơ này, rồi trả lời theo từng vấn đề, sau đó in ra giấy mời ông ký tên, xin ông sử dụng máy Computer bàn số 5.
─ Vâng.
Tôi đọc đi, đọc lại, nội dung của 3 hồ sơ, rồi tự thầm:‒ Nếu trả lời không khéo, và chứng minh không thực sẽ đưa đến chuyện khôn lường, tuy nhiên mình có cách suy nghĩ riêng để trả lời vừa gọn gàng lại vừa đúng sự kiện. Cuối hồ sơ, tôi chú ý, người thụ lý có tên Đào Phương (道芳) không ghi rõ quân hàm, tự hỏi:‒ Đào Phương (道芳) một bí danh, đích thực y là ai? Riêng Thiếu Tá Mã Hiểu Thiện(马晓天) cũng chỉ có nhiệm vụ thừa hành cấp trên.
Một giờ sau, tôi hoàn tất trả lời 3 hồ sơ, Thiếu Tá Mã Hiểu Thiện (马晓天) đọc lại, in ra giấy nói:
─ Anh trả lời không dối chứ, dưới mắt an ninh, nhận thấy anh còn lắm điều chưa khai thực, có thể anh ngồi tù ít nhất 4 năm, anh có hối hận nào trong lời khai không ?
─ Đa tạ, Thiếu Tá quan tâm đến tôi, tuy nhiên tôi không có gì để hối hận cả bởi lời khai đã quá hoàn chỉnh. Tôi thấu hiểu lời thật trong tôi, chính trí tuệ của tôi chịu trách nhiệm với lời khai; dù Thiếu Tá không hài lòng lời khai của tôi, đó là nghề nghiệp của Thiếu Tá, riêng tôi không thể viết hơn nữa vì không còn gì để viết.
Thiếu Tá Mã Hiểu Thiện (马晓天) ngó thẳng mặt tôi nói:
─ Mời, anh ký tên vào 3 hồ sơ, và anh đi theo tôi.
─ Vâng.
Trong lòng tôi khá lo âu, khi chân bước vào một hành lang quá dài, lối đi phức tạp, không định hướng được vị trí điểm đứng, mọi đề phòng đến đây xem ra bị hụt hẫng không còn biết lối ra! Thiến Tá Mã Hiểu Thiện (马晓天) đứng lại trước cửa một văn phòng không có biển hiệu, đưa tay gõ vào cửa hai tiếng, từ trong vọng ra :
─ Mời vào.
Tôi suy nghĩ thầm:‒ Thì ra tên đang ngồi trong phòng này với cấp Trung Tá, một mật mã thay cho quân hàm, thảo nào tên Thiếu úy trực ban chỉ gõ vào cửa một tiếng mật mã Thiếu Tá. Tôi vừa bước vào có một ít ngạc nhiên không lộ bởi bên trái bàn có tấm thiệp mời tham dự triển lãm ảnh nghệ thuật của Viên Dung vào lúc 12 giờ trưa, tại Trung tâm học liệu Phương Đông (东方), riêng hồ sơ ghi hai chữ Viên Dung to tướng, dù mắt mờ cũng thấy rõ.
Y giới thiệu:
─ Tôi tên Đào Phương (道芳), thân chào anh Viên Dung, theo hồ sơ, anh đã khai chi tiết quá đầy đủ tại phòng của Thiếu Tá Mã Hiểu Thiện(马晓天), tuy nhiên tôi muốn tìm hiểu về thẻ ID của anh, hy vọng anh trả lời chân thực.
Tôi tự biết thẻ ID sẽ đem đến bất lợi, để khẳngđịnh chính mình là thứ thiệt, dù biết giả cũng phải như thực, đáp:
─ Thưa ông, thẻ ID chỉ một phương tiện đến những nơi cần tiếp cận, có thể nguy hiểm đến tính mạng, chính thẻ ID một trí thông minh của tổ chức đi sâu vào trong lòng biên giới, mà không cần đến binh đoàn, người tình báo không tự giới thiệu về mình trước thiên hạ, bây giờ thẻ ID của tôi không còn giá trị nữa, xin ông, cho phép tôi tiện tay ném thẻ ID này vào sọt rác.
Tay rút thẻ ID từ trong túi áo để trên bàn, tôi nói tiếp:
‒ Thẻ ID không khác nào chiếc áo khoác bên ngoài đi trong đêm vắng, khi trời sáng không dùng đến nữa, thiên hạ sẽ thấy tôi đang mặc com-lê, vét-tông, ấy nguyên tắc làm việc của (Bộ quản lý an ninh nhân dân đứng trên 15 bộ phận nhà nước). Nếu ông còn tìm hiểu thêm tôi xin trình Sự Vụ Lệnh công vụ.
Một lần nữa tay của tôi rút chiếc ví từ trong túi quần ra, chưa kịp mở ví, tên Đào Phương liền đưa hai tay chận lại, nói:
─ Thưa, anh Viên Dung tôi đã hiểu rồi.
Tôi bạo phổi liền đáp:
─ Thưa, Trung Tá Đào Phương (道芳), nội vụ của tôi, Trung Tá cần phải tiến hành y theo thủ tục không thể đến đây kết thúc được.
─ Thưa, anh Viên Dung, xem như đã kết thúc, chính bản lĩnh của anh đã chứng minh thượng cấp, anh đã trải qua nhiều cuộc điều tra, đến lúc này anh mới chịu tiết lộ đúng là nghiệp vụ của người thành công, kính phục.
Lúc này trong lòng tôi đã tự tin hơn, từ sự chết trải qua sự sống cách chi ly, không phải chỉ mình tôi chết mà còn liên lụy đến nhiều người thân khác... thấy tên Trung Tá Đào Phương (道芳), có vẻ thích thú chiếc ví, liền hỏi:
 ─ Thưa, Trung Tá Đào Phương (道芳), trong chiếc ví này chứa cả một kho tàng nghề nghiệp.Khi mở ra chiếc ví có chiều dài 25cm, khi gấp ví lại có kích thước 12,5 x 10 cm (dài x rộng) -tiện bỏ vào túi quần hay áo, cầm gọn trong lòng bà tay ...đựng mọi dữ kiện không bị mưa gói làm nhàu nát, ví chất liệu da thật mềm, sự khác biệt phần thiết kế đơn giản lại tinh vi với mộtsố điểm nhấn nhỏ nhưng nổi bật. Ấn tượng nhất chính bên trong có 3 ngăn lớn, trong đó mộtngăn có khóa kéo chắc chắn. Bên ngoài có 4 ngăn nhỏ và 4 khe đựng giấy tờ, thẻ, trong đó có mộtngăn lớp nhựa để hồ sơ quan trọng,chiếc ví còn có khả năng trở thành vũ khí khi cần, 2 ngăn lớn bên trong và nhiều ngăn nhỏ, mỗi khe công dụng khác nhau rất tiện lợi.Chiếc ví thật hữu ích và luôn song hành cùng với người sử dụng nó, không biết Trung Tá có dùng loại ví này không?
─ Thưa, anh Viên Dung, tôi chưa có tiêu chuẩn sử dụng loại ví này, lần đầu tiên tôi thấy và nghe anh nói, tự biết chiếc ví này rất giá trị, tôi có cảm giác chiếc ví trên tay người quyền lực thực sự, và lịch lãm.
Tôi không ngại nói vào trái tim kẻ gian tham:
─ Thưa, Trung Tá, tôi muốn ngày đầu giao lưu này, luôn luôn nhớ đến bằng hữu qua một món quà ý nghĩa, Trung Tásẽ hài lòng và tự hào khi nhận được chiếc ví da đa năng, thực dụngvào trưa ngày mai.
─ Thưa, anh Viên Dung ở Côn Minh có bán hả ?
─ Thưa, Trung Tá, ngoài thị trường không có bán, chiếc ví loại này do Cục quản lý công nghiệp an ninh nhân dân cung cấp.
─ Thưa anh Viên Dung, làm thế nào chỉ một thời gian quá ngắn ngủi có được chiếc ví?
─ Thưa, Trung Tá, tôi cần báo cáo chiếc ví bị mất, tức tốc 5 giờ chiều nay từ (Cục quản lý công nghệ an ninh nhân dân) Bắc Kinh sẽ gửi đến Côn Minh. Tôi làm việc gì cũng không sai lời, xin Trung Tá tin nơi tôi.
─ Vâng tin ạ, à ngày mai có cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật của anh, tôi rất hân hạnh biết đến anh trước khi triển lãm.
Tôi mừng thầm:‒ Đến đây xem như đã sống, đáp:
─ Đúng vậy, mọi sự gặp nhau đều có đảng sắp đặt.
Tôi nói thế chứ không phải thế, nói để qua cơn khảo đảo chính tôi tạo ra, trong lòng tôi một khối nặng căm hờn CS Trung Quốc, kẻ xâm lăng đã làm vỡ tan một phần biên giới, bằng xua quân, đạn pháo, biển người với những binh đoàn thừa thắng cướp đất Việt Nam.
Hôm nay tên Đào Phương vặt vãnh tham nhũng, bị cắn câu bởi một chiếc ví tầm thường, y chưa bao giờ có, ít nhất đêm nay y trôi qua ảo mộng, ngày mai sẽ nhận được chiếc ví cũ của tôi, tham nhũng đã thành con bệnh si mê trong người của y, trí tuệ của y không còn thời gian quyết đoán mọi việclẽphải.
Tôi đang suy nghĩ về tên tham nhũng, bỗng Đào Phương hỏi:
─ Thưa anh Viên Dung, tôi có việc ra ngoài phố, nhân tiện chở anh về đến Trung tâm học liệu Phương Đông (东方) nhé.
─ Đề nghị của Trung Tá rất hay, chúng ta đi nào?
Xe BJ-212A, mang biển số của cơ quan an ninh Trung Quốc, theo qui định biển số khác nhau do phần vụ hoạt động của mỗi cơ quan, thường dân khó phân biệt được biển số xe các cơ quan nhà nước. Lần này tôi chú ý hơn, chính Đào Phương sử dụng chiếc xe biển số 0122 của An ninh Côn Minh. Tôi đã ra khỏi miệng hùm, hướng về thành phố Phương Đông (东方), trong lòng phơi phới cánh chim xổ lồng.

Biển số xe, An ninh Côn Minhtrực thuộc Cục Tình Báo Vân Nam.
Ảnh: Nhất Biến.
Tình cờ tôi ngó ra sau hành ghế, thấy một tập tài liệu, hỏi :
─ Thưa, Trung Tá Đào Phương (道芳), tôi xin mượn tài liệu này đọc trên xe có được không?
─ Vâng, anh tự nhiên.
Đôi mắt dán chặt vào hồ sơ tranh thủ đọc: "Kế Hoạch, Mặt Trận Đông Nam Trung Quốc. (không ghi chép ngày, tháng, năm xuất xứ tư liệu).
Nội dung: Hướng Đông đối mặt khu vực quân sự Việt Nam, theo lệnh triển khai sư đoàn 11 và lữ đoàn 9 / trung đoàn, đúng thời điểm qui định cấu hình hai dây biên giới VN.
Tiến công, dòng đầu tiên (biển người) vào Cao Bằng, Lạng Sơn, và Quảng Ninh, triển khai 5 sư đoàn cùng lúc với lữ đoàn 3.
Sư đoàn 312 của bộ phận quân đoàn trấn thủ tỉnh Thái Nguyên 431 đã trình kế hoạch triển khai bộ phận trinh sát. 327 trấn thủ địa điểm thủy triều phía Đông. Mũi tên 329 lao vào khu vực Tân Hồng Cơ (Sunhungkai -新鸿基. Mật lệnh 242 chiếm hòn đảo phân chia đơn vị đồn trú tại Cẩm Phả. Đơn vị 196 hậu cần trú quân tại khu vực sông "hiểu biết" tỉnh Hà Bắc. Lữ đoàn 38 ẩn mình trong bức màn phía đông (núi). Lữ đoàn 98 phục binh các khu vực bờ biển. Đường biên giới còn có đơn vị 27 trinh sát giả chiến, toàn quyền điều động các lực lượng an ninh công cộng lập hành chánh giải phóng biên giới Việt Nam.
Sau khi chiếm các nơi, qui động thành lập các nhóm: Công tác quần chúng, hậu cần, đôn dân quân lập phòng tuyến. Chuyển qua chiến thuật, chiến lược mới, Quân đội thứ hai, đặc nhiệm tại Hà Nội sẽ nhận mật lệnh từ Lạng Sơn mở cửa toàn lực các quân đoàn đồng tiến chiếm Hà Nội....
Đọc đến đây, bỗng xe dừng lại, Đào Phương nói:
─ Thưa, anh Viên Dung đã đến nơi.
─ Đa tạ Trung Tá, hẹn tái ngộ ngày mai.
Tôi xuống xe, để lại tập hồ sơ giá trị, trong lòng tiếc rẻ:
‒ Phải chi đường phố Phương Đông (东方) dài như bề dày của tập hồ sơ. Tuy nhiên trong lòng tôi đoán, gã Đào Phương có tức nhiên Nhất Biến hay Đặng Bình Ánh cũng có tư liệu này. Chân bước không theo ý lòng, đi trong ngẩn ngơ bởi tập hồ sơ vừa đọc dở dang, kế hoạch khốn nạn của quân xâm lăng CSTQ đã gây ra biết bao khói lửa, điêu tàn trên biên giới quê hương đất Tổ Việt Nam.
Một hồi lâu, tâm thần tôi trở về thực tại, đã đứng trước nhà Nhất Biến, xem đồng hồ 16 giờ 27 phút, tay cầm dây chuông rung 3 lần.
Tiếng mẹ hỏi:
─ Ai đó ?
─ Thưa mẹ, Viên Dung của mẹ.
─ Thằng khỉ có tin vui không ?
─ Thưa mẹ, vạn sự lành, mẹ vào nhà trước để con khép cửa.
Nhất Biến, Đặng Bình Ánh, Tú Hiền vui mừng hỏi:
─ Anh Viên Dung đem về thành công hay thất bại ?
─ Đương nhiên thành công trong "kẽ tơ đường tóc", theo đánh giá của tôi, tên Đào Phương không phải kẻ tầm thường, y thừa kiến thức cân đo trọng lượng từng ca hồ sơ, buộc tội một người cho vào lao lý không khó. Trái lại y nghi vấn không chắc chắn hồ sơ giá trị theo điệp vụ, y cho rằng có nhiều phán đoán không hợp lý do phúc trình quá chuyên nghiệp, khi y thụ lý thấy sự khác biệt giữa tôi và hồ sơ.
Đặng Bình Ánh nói:
─ Hai hôm nay, em lo cho sư phụ quá, theo ca hồ sơ này dưới sự thẩm tra của Đào Phương, ít nhất sư phụ gỡ 4 cuốn lịch, và vĩnh viễn không được vào Trung Quốc. Bây giờ không còn trở ngại nữa, nhiệm vụ của em giải kết hồ sơ trắng này, đem lại mọi điều kiện để sư phụ có dịp trở lại Trung Quốc.
─ Cảm ơn em Ánh và anh Nhất Biến, đã khéo léo dựng hồ sơ thuận tiện, nói chung quý vị đã mở cho tôi một con đường thênh thang, tự do đến Trung Quốc.
Thực ra tôi trả lời với Đặng Bình Ánh, Nhất Biến chỉ để khép kín hồ sơ, không cho biết những yếu tố khác quan trọng nhất giúp một người nhận diện cái chết trước mặt, lấy quyết định can đảm tìm sự sống, tôi đa tạ cái ví da, thiệp mời tham dự cuộc triển lãm ảnh nghệ thuật Viên Dung, những thứ tuy vô giá trị thế nhưng đã tạo ra vũ khí tâm lý trước địch thủ, thuyết phục cảm tình đối phương rất tinh tế!
Cả nhà vui mừng, Nhất Biến nói:
─ Tối nay, chúng ta mở một buổi liên hoan, chúc mừng anh Viên Dung qua khỏi bĩ vận.
─ Cảm ơn anh Nhất Biến có nhã ý hay, đương nhiên tôi không thể nào từ chối, xin hẹn lại khi khác, cũng tối nay tôi đã có một cuộc hẹn đúng 8 giờ, tại tư gia bà Hạ Phương Chi Tuyết (更多雪夏) dùng cơm với gia đình, tôi có đề nghị bà mời cả anh Nhất Biến, em Đặng Bình Ánh và Tú Hiền cùng tham dự, bà rất hài lòng. Đúng 7 giờ 30 phút, chúng ta lên đường di chuyển bằng xe kéo. À, có một điều chúng ta nên lưu ý, không nên đề cập chuyện an ninh Côn Minhmời tôi làm việc.
Tất cả đồng ý, Đặng Bình Ánh nói:
─ Sư phụ cẩn thận, đúng nguyên tắc, chúng em vâng lời.
Nhất Biến ngạc nhiên hỏi:
─ Viên Dung à, nếu không lầm anh ở biên giới một thời gian trọn tháng, còn Côn Minh cửa ngõ ra vào không khác nào cơ sở địa phương, cho nên anh quen biết khá nhiều người mà tôi chưa hề biết họ, như bà Hạ Phương Chi Tuyết (更多雪夏) hay anh Đặng Bình Ánh tôi mới kết bạn mấy hôm nay v.v...
─ Cảm ơn, anh Nhất Biến chú ý điểm này.
Tôi đề cập cách xưng hô với Đặng Bình Ánh:
─ Ánh, kể từ giờ phúc này, gọi tôi bằng anh, không được gọi sư phụ, khi giao thiệp với mọi người được tự nhiên hơn.
─ Dạ, em vâng lời.
Đúng giờ,bốn anh em chúng tôi lên đường, xe kéo dừng trước nhà bà Hạ Phương Chi Tuyết (更多雪夏) đích thân bà ra đón tiếp, chúng tôi giới thiệu nhau, bà hướng dẫn vào nhà, đến phòng sang trọng, rất ngạc nhiên 112 tác phẩm ảnh nghệ thuật của tôi đã treo trên 4 vách tướng, khung đen rất mỏng, viền vàng, nền ảnh màu xám, đèn chiếu đùng ánh sáng triển lãm trịnh trọng, bà nói nhỏ với tôi:
─ Xin phép gọi ngài bằng anh, cho tiện giao thiệp với mọi người.
─ Thưa bà, tôi cũng muốn thế, dù sao bà vai vế chị cả, xưng hô theo gia đình có tiện không ?
─ Rất thoải mái.
Tôi nói tiếp:
─ Thưa chị, Phương Chi Tuyết (更多雪) triển lãm ở đây cũng tốt lắm.
─ Không được, phải ở địa chỉ hôm qua, ở đây chỉ để chúng ta chiêm ngưỡng tác phẩm và tác giả. Sau buổi cơm tất cả tác phẩm chuyển đến Trung tâm học liệu Phương Đông (东方学习资源中心).
─ Chịcho tôi nhiều ấn tượng tình cảm.
─ Không thể nói thế, tác phẩm từ con người, chính anh cho người thưởng ngoạn, ăn một thứ lương thực cao quí, họ cần phải no cái đầu, có như thế CS mới tiêu tan. Xưa nay tôi quí tác phẩmvà con người của tác giả, xin anh an tâm.
Phương Chi Tuyết (更多雪) nói tiếp:
─ Xin lỗi quý anh, em đứng ở đây, cho phép tôi vào phòng khách thứ ba mời họ qua đây.
Chưa đến 5 phút, có khoảng 20 người đi thứ tự vào phòng chúng tôi đang đứng, người đi đầu không ai khác chính thân sinh của Phương Chi Tuyết (更多雪) chủ khách đứng theo hình vuông.
Phương Chi Tuyết (更多雪) giới thiệu:
‒ Thưa quý ngài, thân sinh của tôi,Hạ Hoàng Canh, chủ tịch Trung tâm học liệu Phương Đông (总裁汤,王室东方学习资源中心).
‒ Ngài, Bí thư Quân Khu Vân Nam. (前军事秘书云南).
‒ Ngài, Bí thư thành uỷ VânNam. (年,云南局原局长, 党组书记).
‒ Ngài, Chủ tịch thành phố Côn Minh.  (昆明市1987年的前主席).
‒ Ngài, Giám đốc công an Vân Nam.  (前警察总监云南).
‒ Ngài, Thư ký thứ nhất Quân Ủy CPC Côn Minh. (第一书记中共昆明军区委员会).
‒ Ngài, Bí thư Thành ủy Côn Minh. (党委书记,昆明).
‒ Ngài, Giám đốc Ủy ban Cách mạng tỉnh Vân Nam. (云南省革命委员会主任).
‒ Ngài, Giám đốc cục Chính trị Học viện Quân sự Hoàng Phố.(黄埔军校政治部主任).
‒ Ngài, Thư ký Ủy ban Quân sự CPC.(中共中央军事委员会的秘书).
‒ Ngài, Giám đốc Học viện Quân sự Vân Nam.(董事的云南陆军讲武堂).
‒ Ngài, Đặc phái viên, Tân Hoa Xã (特使新华社).
‒ Ngài, Tổng Biên Tập,Thời báo Côn Minh (时报昆明).
‒ Ngài, Đặc phái viên, Thời báo Hoàn Cầu (还大桥时代).
‒ Ngài, Tổng biên tập, Nhật báo Nhân dân (人民日报).
‒ Ngài, Đặc phái viên, Nhật báoQuân đội Nhân dân (每日人民军).
‒ Ngài, Thành ủy viên Thành ủyCôn Minh. Hà Cảnh (哈景观).
‒ Ngài, Đặc phái viên ChinaDaily (中国日报网)
‒ Ngài, Đại Tá Đặng Bình Ánh.
‒ Ký giả Nhất Biến.
‒ Ký giả Tú Hiền.
‒ Người cuối cùng tác giả, và tác phẩm của phòng triển lãm nghệ thuật ảnh, kính mời anh Viên Dung.
Chị Phương Chi Tuyết (更多雪) mời lên phát biểu, tôi nhờ em Tú Hiều làm thông dịch bởi tiếng nói của tôi rặt mùi mắm chua:
─ Thưa quý ngài, hôm nay quý ngài, đón nhận tác phẩm và tác giả, như một tin vui vừa mới đến trong tim, người nghệ sĩ chân thành đem hết nghệ thuật dâng hiến cho đời, tuy nhiên nguời nghệ sĩ có cái hư đời, tự do sáng tác trong suy nghĩ.
Khi tôi đứng trướcMFP. APP. PJP. AMP. PTF. PTJ. TAPvới tư cách một nghệ sĩ thành viên Quốc Tế, và hôm nay tôi ở nơi đây, với tư cách một đứa em hay bạn thân thiết của quý ngài, lời chân thành này xin gửi vào hy vọng.
Nhân hôm nay, tôi kính cẩn đa tạTrung tâm học liệu Phương Đông (东方学习资源中心),đã tạo điều kiện ước hẹn thân thương vô biên, một buổi tối mang trên lưng tình đời, kỷ niệm nhớ nhau mãi mãi.
Tôi cúi đầu đa tạ, mọi người giòn giả vỗ tay thật lâu, người người bắt tay kết thân, lời chúc tụng và trao đổi danh thiếp, có người còn ghi chú hẹn tái ngộ v.v... những ký giả đón nhận thân mật, các phu nhân niềm nở, lịch thiệp đón mời rượu vang hay cocktail,cụng ly tưng bừng, họ đi một vòng xem ảnh, miệng khen liên miên.
Phòng triển lãm rộn rịp, mọi người thi nhau ký tên vào sổvàng đã 40 tác phẩm, họ nghi lưu niệm với những lời bộc bạch từ trái tim, cũng có lời lưu niệm ít nhiều khách sáo.
Chị Phương Chi Tuyết (更多雪), người vui mừng, buổi cơm tổ chức thành công, hỏi :
─ Thưa anh Viên Dung, tiền thu được 40 tác phẩm, sáng mai cô thư ký sẽ trao anh một ít để giao tiếp riêng với anh, chị, em trong giới báo chí, bây giờ riêng gia đình tôi chúc mừng anh một quà nhỏ.
Tôi cầm trên tay, không biết trong ấy có những gì, liền nhờ em Tú Hiền giữ hộ, nói:
─ Thưa chị,Phương Chi Tuyết (更多雪), tôi cảm ơn rất nhiều, hôm nay cả gia đình chị tạo điều kiện hạnh phúc trong tôi khó quên, những lúc đột ngột thế này, mới có cảm xúc tuyệt vời, dù trước đây tôi đã từng tham gia trong giới văn nghệ Phương Tây cũng không thể đưa tôi đến thân thương như hôm này. Đa tạ chị và cả gia đình.
Chị Phương Chi Tuyết (更多雪) đáp:
─ Tôi, thấu hiểu tâm trạng tác phẩm của anh, anh có nhiều nghị lực để sáng tạo và không cô đơn.
─ Đa tạ chị, đã dành cho tôi tình cảm vô hạn, nếu không có chị, buổi tiệc này bao giờ đến với tôi!
Lúc này trong túi áo bị cộm bởi có nhiều danh thiếp, tôi lấy ra nhờ Tú Hiền giữ hộ, nói:
─ Anh, nhờ em giữ cẩn thận những danh thiếp này, nó sẽ là vũ khí đặc biệt cho chúng ta sau này, cũng chính những danh thiếp này giúp chúng ta, lập cơ sở ở mọi nơi.
Sau khi xem ảnh, chị Phương Chi Tuyết (更多雪) mời khách qua phòng tiệc, buổi tiệc thực đơn hợp khẩu vị, môi trường sinh hoạt lịch sự, tác giả đến với người thưởng ngoạn gần nhau hơn.
Đặc biệt thượng khách chú ý Tú Hiền một ký giả trẻ lịch thiệp, Thời báo Côn Minh mời cộng tác với lương hậu hĩnh, Nhật báoQuân đội Nhân dân cũngmời Tú Hiền chính thức cộng tác, riêng chị Phương Chi Tuyết (更多雪) đề nghị Tú Hiền điểm sách cho Trung tâm học liệu Phương Đông.
Tôi thôi thúc em Tú Hiền:
─ Em phải trả lời gấp trong buổi tiệc, chỉ thời gian này thôi, dịp tốt sẽ mất đi không trở lại lần thứ hai, chần chờ gì nữa hãy đáp lời mời lập tức, can đảm đi em, em đừng quên hội ý trước với Nhất Biến.
Sau khi trao đổi với Nhất Biến, Tú Hiền vội viết vào ba tờ giấy nào tên họ địa chỉ.....trao cho mỗi người, nội dung:"‒ Tú Hiền, đồng ý tiếp nhận đề nghị cộng tác, xin đa tạ quý báo".
Chị Phương Chi Tuyết (更多雪) hài lòng, hỏi nhỏ Viên Dung:
─ Em gái của anh nhận một lúc ba việc làm, tôi tin tưởng khả năng của cô ấy!
─ Tôi cũng hy vọng.
Đêm đã khuya, mọi người tạm biệt, chia tayvẫn còn lưu luyến, hẹn tái ngộ ngày mai vào lúc 12 giờ trưa, chỉ còn lại anh em chúng tôi. Cụ, Hạ Hoàng Canh, chủ tịch Trung tâm học liệu Phương Đông (总裁汤,王室东方学习资源中心). Thân sinh chị Phương Chi Tuyết (更多雪) nói:
─ Mời quý bạn trẻ dùng trà với tôi, đêm khuya nào tôi cũng thích chiêm ngưỡng bầu trời, dù bầu trời đen cũng có sự huyền diệu của nó, văn nghệ cũng thế, huyền diệu chuyên chở cả một nghệ thuật nó ần mình trong cánh cửa tâm hồn của mỗi người, tuy nhiên con người có mấy ai tìm hết nghệ thuật, từ bố cục đến ánh sáng, thiên nhiên, con người, bối cảnh thời gian. Như chúng ta đã thấy họ thi đua ký tên vào sổ vàng, bằng những đồng tiền tham nhũng, một cách rửa tiền hợp pháp, họ tỏ ra mình biết nghệ thuật, thực chất chúng ta mời họ qua cái xác quyền lực không có hồn. Theo cảm tưởng của anh Viên Dung thế nào ?
─ Thưa Cụ, trước hết kính đa tạ cả gia đình, cho cháu quá nhiều hạnh phúc, và tạo cảnh sinh hoạt lý thú để cháu giao lưu với mọi người. Cụ cũng đã biết họ đến không phải để chiêm ngưỡng nghệ thuật ảnh, lý do trình độ của họ quá đơn giản, họ chỉ biết đấu đá quyền lực, tranh địa vị, tham nhũng và chiến tranh, họ đã quen sinh hoạt chai lỳ, khô cứng trong chế độ chủ nghĩa CS. Hai nữa họ đến đây do ảnh hưởng lịch sử của Trung tâm học liệu Phương Đông (东方学习资源中心) còn sót lại vào thời Đại Lý.
Cụ, Hạ Hoàng Canh, đáp:
─ Đúng thế, tôi rất hài lòng suy nghĩ của anh Viên Dung. Chính trong phát biểu của anh đã nói lên tư duy của mình vàkhẳngđịnh nghệ thuật này không phục vụ cho những tên ngông cuồngchế độ chủ nghĩa CS, chỉ biết đấu đá, tranh đua địa vị, tham nhũng và chiến tranh v.v...
Một giờ sáng, chúng tôi xin phép ra về, hẹn ngày mai tại ngộ trước 12 giờ. Chị Phương Chi Tuyết tiễnđưa chúng tôi đi ngang qua phòng triểnlãm, lại thêm một lần ngạc nhiên, trong phòng không còn tác phẩm nào,chị Phương Chi Tuyết (更多雪) cho biết:
─ Tất cả tác phẩm đã đem đến Trung tâm học liệu Phương Đông, sinh hoạt ngày mai phải có bối cảnh mới, người dân trong thành phố tự do vào xem, đến 12 trưa chính thức khai mạc triển lãm, có nhiều phát biểu của quan khách tham dự, anh Viên Dung phát biểu như tối nayngọan mục lắm, có những anh, chi, em trong giới nghệ thuật khen, lời phát biểu của anh tuy ngắn có ý nghĩa, tiêu biểu cho giới nghệ thuật và cầm bút.
─ Đa tạ chị cho ý kiến và nhắc nhở. Đêm đã khuya chúng tôi xin tạm biệt, chúc cả nhà một đêm ngủ say, mê mộng điều lành.
Paris 31/08/2012
Huỳnh Tâm

Tổng số lượt xem trang