Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Chủ ‘mất tích’, người lao động... mất hết

-Chủ ‘mất tích’, người lao động... mất hết
PHONG ĐIỀN - Thứ Hai, ngày 27/4/2015 --(PL)- Khi chủ doanh nghiệp bỏ trốn, không cơ quan nào đứng ra lãnh trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người lao động.
Chủ doanh nghiệp (DN) “mất tích” là chuyện không còn xa lạ với người lao động (NLĐ) thời gian gần đây. Tình trạng này đã để lại nhiều hệ lụy trước mắt và lâu dài cho NLĐ như bị mất lương; không đăng ký được bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), thanh toán chế độ ốm đau, thai sản, chốt sổ BHXH… Điều đáng nói là tại các DN này, máy móc thiết bị, cơ sở sản xuất đều thuê mướn, vì vậy khi họ bỏ trốn thì gần như không có gì để khắc phục thiệt hại cho NLĐ.

Người lao động thành người lao đao
Ngày 17-4, 300 công nhân Công ty TNHH Outdoor (may lều bạt, vốn đầu tư Hàn Quốc, trụ sở quận 12, TP.HCM) đồng loạt ngừng việc khi hay lãnh đạo công ty này âm thầm xuất lô hàng cuối cùng và thông báo ngưng hoạt động. Trong khi đó tiền lương chưa trả; các chế độ BHXH, BHYT, BHTN của NLĐ cũng chưa được lãnh đạo công ty giải quyết.
Lo ngại bị mất trắng các quyền lợi trên, NLĐ đã nhất quyết không cho công ty xuất hàng và cầu cứu các cơ quan chức năng quận 12. Sau khi đại diện LĐLĐ và các cơ quan chức năng quận 12 đến làm việc, chẳng đặng đừng đại diện công ty mới cam kết trả đủ lương, đóng đầy đủ BHXH cho NLĐ và hỗ trợ thêm 1/3 lương tháng 4.
Nhưng không phải nơi nào cũng may mắn phát hiện chủ DN chưa kịp bỏ trốn để đòi quyền lợi. Phần lớn khi công nhân phát hiện ra sự việc thì chủ đã cao chạy xa bay. Điển hình mới nhất là vụ chủ Công ty TNHH Bách Hợp (gia công áo quần xuất khẩu, trụ sở quận 6, TP.HCM) đột ngột “mất tích” trong khi nhà máy vẫn duy trì sản xuất thêm một thời gian. Đến kỳ tạm ứng lương, NLĐ mới tá hỏa khi biết chủ DN người Áo không còn ở Việt Nam, để lại khoản nợ BHXH hơn 500 triệu đồng, tương ứng ba tháng không đóng BHXH cho NLĐ. Ngoài việc mất trắng ba tháng BHXH do DN chiếm dụng, nhiều gia đình NLĐ bất ngờ rơi vào cảnh thất nghiệp khiến họ không kịp trở tay, cuộc sống bị dồn vào cảnh túng quẫn. Nhiều lao động lớn tuổi tâm sự sau khi công ty đóng cửa họ rất khó xin việc vì hầu hết DN chỉ nhận lao động dưới 40 tuổi.

Khi chủ “mất tích”, người lao động chịu thiệt đơn thiệt kép. Trong ảnh: Cơ quan chức năng làm việc với công nhân và chủ sử dụng lao động trong một vụ ngưng việc liên quan đến tiền lương. Ảnh: P.ĐIỀN

Công đoàn cũng bó tay
Ông Nguyễn Văn Khải, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP.HCM, cho hay tình trạng chủ DN bỏ trốn thời gian gần đây khá phổ biến, để lại nhiều hệ lụy trước mắt và lâu dài cho NLĐ. Trong đó nan giải nhất là các vấn đề tiền lương, nợ BHXH, chế độ thai sản, ốm đau, đi tìm việc làm mới… Khi chủ DN bỏ trốn, các vấn đề trên đều bị treo lơ lửng, không cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm trước NLĐ để giải quyết.
Ông Khải cho rằng phía LĐLĐ rất muốn bảo vệ quyền lợi cho NLĐ nhưng hiện còn nhiều ràng buộc chưa được tháo gỡ khiến cơ quan này bó tay. Cụ thể, khi chủ DN bỏ trốn thì cơ quan nào đứng ra xác nhận điều này để cơ quan BHXH có căn cứ chốt sổ BHXH cho NLĐ. Tổ chức công đoàn không phải là cơ quan quản lý nhà nước nên không thể vượt rào. Mặt khác, công đoàn cũng không có chức năng phong tỏa tài sản của DN khi chủ bỏ trốn. Thậm chí khi NLĐ ủy quyền cho công đoàn khởi kiện DN đòi quyền lợi thì việc tập hợp NLĐ để làm ủy quyền cũng rất gian nan vì họ phải lo tìm việc làm mới trang trải cuộc sống. Cá biệt có trường hợp đã thắng kiện nhưng việc thi hành án cũng không thể thực hiện được vì chủ DN đã bỏ trốn, không có tài sản thi hành.
“Đặc cách” ứng tiền công đoàn
Ông Khải dẫn chứng điển hình vụ chủ DN người Áo tại Công ty TNHH Bách Hợp đột ngột bỏ trốn khiến hàng trăm công nhân lâm cảnh lao đao vì bị nợ tiền lương và chiếm dụng tiền BHXH. Đặc biệt, nhiều trường hợp ốm đau, thai sản không được thanh toán chế độ vì công ty này còn nợ hàng trăm triệu đồng BHXH. “Trước tình cảnh khó khăn của NLĐ, LĐLĐ TP đã đề xuất “đặc cách” ứng tiền công đoàn để đóng đủ thời gian tham gia BHXH cho các trường hợp mang thai để họ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Các trường hợp còn lại quyền lợi vẫn treo lơ lửng” - ông Khải nói.
Ông Bùi Hữu Phong, Giám đốc BHXH tỉnh Bình Dương, thông tin trên địa bàn tỉnh này có hai DN chủ “mất tích” gần đây. Ông Phong cho rằng thiệt hại lợi ích trước mắt và lâu dài của NLĐ rất lớn nhưng đối chiếu với các quy định hiện hành thì chưa có cơ quan nào chịu trách nhiệm với NLĐ khiến họ rất bức xúc. “Khi chủ bỏ trốn, khó thu hồi nợ BHXH” - ông Phong nói.
Giao Bộ LĐ-TB&XH lập phương án giải quyết
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Minh Huân nhìn nhận thực trạng chủ DN bỏ trốn không chỉ gây thiệt thòi cho NLĐ mà còn gây khó khăn trong việc quản lý. Việc xử lý, bảo vệ quyền lợi NLĐ vẫn còn bất cập vì chưa có quy định rõ ràng, dù thời gian qua đã có hướng dẫn cho UBND các tỉnh, thành làm đầu mối giải quyết hậu quả các DN có chủ bỏ trốn. Cụ thể, NLĐ bị nợ lương không đủ điều kiện hưởng BHTN thì địa phương được tạm ứng ngân sách để trả lương, đóng BHXH cho NLĐ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã và đang gặp nhiều vướng mắc như chưa có quy định ngân sách địa phương chi vào việc này nên rất khó thực hiện.
Tuy nhiên, ông Huân cho rằng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời nhằm hỗ trợ khó khăn trước mắt cho NLĐ chứ chưa phải là giải pháp căn cơ. Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Chính phủ chỉ đạo Bộ LĐ-TB&XH cùng các bộ, ngành liên quan lấy ý kiến các địa phương về xây dựng phương án bảo vệ quyền lợi cho NLĐ tại các DN có chủ bỏ trốn. Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là thành lập các tổ công tác tại các địa phương để xác định thời điểm chủ DN bỏ trốn để xác định thời gian đóng BHXH, tiền lương còn nợ NLĐ…, qua đó làm căn cứ để tính toán phương án hỗ trợ NLĐ. “Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sẽ lấy ý kiến chặt chẽ nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi NLĐ” - ông Huân nói.
5.500 tỉ đồng là tổng số nợ BHXH cả nước hiện nay, trong đó khoảng 700 tỉ đồng rơi vào tình trạng không đòi được do DN giải thể, phá sản…
Ông NGUYỄN ĐÌNH KHƯƠNGPhó Tổng Giám đốc
BHXH Việt Nam
PHONG ĐIỀN

TIN LIÊN QUAN


-Trần Ngọc Khương - 27/04/2015 06:34-"Công đoàn cũng bó tay"? Không thể nói như thế được!Tội lừa đảo cưỡng đoạt sức lao động của người lao động là hành vi quá tàn nhẫn và trái đạo đức xã hội cần phải được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.Ngoài Công đoàn còn có Liên đoàn lao động,Thanh tra lao động là những cơ quan bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động chẳng lẽ cũng bó tay???Quyền và lợi ích hợp của người lao động đã và sẽ bị xâm phạm nghiêm trọng nếu người sử dụng lao động bất chấp pháp luật nhưng lại được sự bao che,dung dưỡng của các ngành,các cấp có thẩm quyền.Trường hợp của tôi là một minh chứng rất rõ ràng.Tôi ví dụ:Khoản 2 điều 60 Bộ luật Lao động năm 1994 quy định "Người sử dụng lao động không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động".Công ty nơi tôi làm việc cúp lương của bản thân tôi hơn 6 năm nhưng Thanh tra Lao động,giải quyết nại về lao động lại kết luận: Công ty không trả lương cho tôi là đúng Pháp luật Lao động???

Công nhân chế biến thủy sản bị nợ lương
TP - Nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Cà Mau, hoạt động cầm chừng, thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản. Những công nhân ở những doanh nghiệp này bị nợ lương, không được giải quyết bảo hiểm xã hội.
ng L Văn Dớn từng lm việc cho Cty Việt Hải nơi cn nợ Bảo hiểm x hội 452 triệu đồng
Ông Lê Văn Dớn từng làm việc cho Cty Việt Hải nơi còn nợ Bảo hiểm xã hội 452 triệu đồng.

Cty TNHH Chế biến và Xuất nhập khẩu hải sản Việt Hải (Cty Việt Hải), ở Khu công nghiệp Hòa Trung, xã Lương Thế Trân (Cái Nước) vắng vẻ, hoang phế.

Bà Nguyễn Thị Guối, bế cháu dạo chơi, nói: “Ông chủ đi mất rồi, xí nghiệp ngưng hoạt động, công nhân ở đây luôn vì bị nợ lương, không được giải quyết chế độ gì hết!”.
Ông Lê Văn Dớn, thương binh hạng 1/4, ở xã Lương Thế Trân (Cái Nước) từng tham gia giám sát xây dựng, giám sát bảo vệ, giám sát sản xuất Cty Việt Hải cho biết, Cty Việt Hải ngưng hoạt động từ đầu năm đến nay, nợ nần chồng chất các đại lý bán tôm nguyên liệu, nợ ngân hàng, nợ tiền điện…
Vừa đi theo cán bộ Chi nhánh ngân hàng Liên Việt Cà Mau kiểm tra niêm phong Cty Việt Hải, ông Lê Văn Dớn nói: “Tôi bị tai nạn lao động gãy thêm khúc chân phải, khi nghỉ việc, không được Bảo hiểm xã hội Cà Mau chi trả vì Cty Việt Hải còn nợ bảo hiểm. Đôi ba lần tôi đến hỏi chế độ, Bảo hiểm xã hội Cà Mau nói chờ khi nào Cty Việt Hải trả nợ bảo hiểm mới giải quyết”.
Tại Cty Việt Hải, hàng trăm công nhân tập trung đòi lương, gây mất trật tự trong khi ông Phạm Tiến Dũng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Cty Việt Hải không có mặt và mất liên lạc.
Ông Nguyễn Văn Phép, 26 tuổi, ở xã Thạnh Phú (Cái Nước) làm cán bộ điều hành sản xuất, mức lương 6 triệu đồng/tháng, nói: “Tôi bị nợ lương hơn 30 triệu đồng, gọi ông Dũng không bắt máy, phải về quê phụ cha mẹ làm ruộng. Hơn 80 công nhân bị nợ lương, không được trả bảo hiểm, đời sống khó khăn, mỏi mòn chờ lương, phải tìm việc khác để kiếm sống”.
Khu nhà trọ công nhân do Cty CP Thực phẩm Đại Dương (Cty Đại Dương), ở ấp Năm Đảm, xã Lương Thế Trân (Cái Nước) lác đác bóng công nhân.
Anh Nguyễn Văn Hòa, chủ nhà trọ nói: “Tôi xây dựng 57 phòng trọ, cho Cty thuê 300.000 đồng/tháng/phòng cho công nhân ở. Từ đầu năm đến nay, Cty Đại Dương không thanh toán tiền, công nhân bỏ đi tứ tán để tìm việc làm ăn sinh sống”.
Đôi vợ chồng trẻ Lê Văn Sấn- Trần Mỹ Duyên, ở huyện Ngọc Hiển, làm công nhân Cty CP Thực phẩm Đại Dương, đi không nỡ, ở không xong: “Cty Đại Dương nợ lương đã đành, các chế độ bảo hiểm không được giải quyết, không chuyển được để tìm việc mới!”. Những công nhân chờ lương phải hái rau đồng, bắt cá, mò cua để có cái ăn...
Nhiều doanh nghiệp hấp hối
Ông Lý Văn Thuận, Tổng thư ký hội chế biến thủy sản xuất khẩu Cà Mau (Casep) nhận định: “Tình trạng xây dựng xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu không tuân thủ qui hoạch, thiếu tính dự đoán nguồn nguyên liệu, dẫn đến thiếu tôm nguyên liệu từ nay đến năm 2020”.

Tổ công tác của UBND tỉnh Cà Mau mới đây khảo sát 27 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu của Cà Mau.
Kết quả cho thấy, có 9 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, 9 doanh nghiệp gặp khó, thua lỗ, khó tiếp cận nguồn vốn vay nhưng vẫn còn duy trì sản xuất.
Còn lại 9 doanh nghiệp cực kỳ khó khăn, nợ nần chồng chất, càng tồn tại càng lỗ nặng hơn.
Trong khi đó, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, kiểm soát dư lượng kháng sinh nghiêm ngặt, dẫn đến nhiều doanh nghiệp hàng tồn kho rất lớn.

Cty CP Chế biến thủy sản và Xuất nhập khẩu Cà Mau (Camimex) tồn kho 491 tỷ đồng, Cty Jostoco tồn kho 412 tỷ đồng, Phú Cường Jostoco tồn kho 98 tỷ đồng…
Phân tích tại 27 doanh nghiệp thì có đến 9 doanh nghiệp hàng tồn kho nhiều, nợ phải trả cao so với doanh số nhưng cố gắng giữ mối quan hệ tiếp cận vốn ngân hàng, giữ chân khách hàng.
Đặc biệt, những doanh nghiệp Đại Dương, Ngọc Sinh, Việt Hải, Minh Châu, Ngọc Châu, Nhật Đức, Cái Đôi Vàm…đang hấp hối.
Ông Tô Văn Phúc, Phó GĐ Sở Tài chính tỉnh Cà Mau nhận định: Nhiều doanh nghiệp thủy sản gần như mất khả năng thanh toán. Số liệu khảo sát cho thấy doanh nghiệp lỗ nhiều nhất 356 tỷ đồng, lỗ ít nhất 935 triệu đồng.
Các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đang nợ tiền bảo hiểm xã hội rất lớn như Cty Cái Đôi Vàm nợ 4,3 tỷ đồng, Cty Đại Dương 3,1 tỷ đồng, Camimex nợ 2,6 tỷ đồng… Điều gì sẽ xảy ra bất lợi cho người lao động tại các doanh nghiệp này khi ngưng hoạt động, phá sản…
Ông Châu Thành Tôn, Chủ tịch Liên đoàn lao động Cà Mau nói: “Muốn bảo vệ quyền lợi người lao động nhưng rất khó vì chủ doanh nghiệp ngưng hoạt động, hoạt động cầm chừng. Họ hứa trả lương, trả bảo hiểm xã hội nhưng họ không thực hiện”.
TP-Công nhân bắt cá, mò cua chờ lương
-Đánh thuế… bà đẻ! NLDO -
Đại gia Việt nguy khốn: Bỏ đam mê, bán bớt tài sản (VEF 1-9-12)
- Thị trường vốn: người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra (SGTT). Tin trái ngược về ông Trần Xuân Giá (BBC 21-9-12) Hoạt động của ACB, Eximbank ổn định, bình thường (PLTP 21-9-12) - Ông Trần Xuân Giá: 'Không có chuyện tôi bị bắt' (infonet 21-9-12)
- Bi hài chuyện “mua cướp bán tranh” mùa giảm giá (NĐT).
- Chưa tích nước Thủy điện Sông Tranh 2 (CP). -- Động đất ở khu vực Sông Tranh gây thiệt hại một tỷ đồng (VNE). – Không thể biến “nhân tai” thành thiên tai(ĐĐK). – Phòng chống thiên tai, cần quan tâm đến… “nhân tai” (LĐ). – Khẩn cấp lên kịch bản vỡ đập! (ĐĐK).  Động đất ở khu vực Sông Tranh gây thiệt hại một tỷ đồng VNExpress
Đánh giá sơ bộ của huyện Bắc Trà My (Quảng Nam), động đất dồn dập cả tháng qua gây nứt toác nhà cửa, công trình, ước tính thiệt hại hơn một tỷ đồng. Trao đổi với VnExpress.net sáng 21/9, ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, ...
Ưu tiên ổn định cuộc sống người dân TĐC thủy điện Sông Tranh 2Dân Trí
Dân sẽ kháng cáo lên tòa tối caoTuổi Trẻ
EVN tích nước thủy điện Sông Tranh 2: Ba hộ dân thua kiệnTiền Phong Online– Tái định cư Thủy điện Sơn La – Khó khăn chồng chất: Nỗi niềm kẻ ở người đi  (NNVN).
- Chưa được cấp phép khai thác mỏ, vẫn xây nhà máy  (SGTT).
Viện trợ bị cắt giảm, hệ thống phòng chống AIDS "chao đảo"
(Dân trí) - Là địa phương có số người nhiễm HIV cao nhất cả nước, nhiều năm qua kinh phí cho phòng chống dịch đều dựa vào nguồn viện trợ quốc tế. Nhưng từ năm sau các nguồn viện trợ sẽ bị cắt giảm, hệ thống phòng chống AIDS của thành phố đứng trước ...
Phát hiện thêm 3 người nhiễm HIV/AIDS ở xã Ngãi ĐăngTuổi Trẻ
Góa phụ chết, trai làng đổ xô đi xét nghiệm HIVNgôi Sao
Thêm gần 1.000 người nhiễm HIV trong tháng TámBáo Đồng Nai

Từ hôm nay 21/9, cấp CMND 12 số ghi tên cha mẹ (KT).  – Chứng minh nhân dân mới như thẻ ATM (VNN).- Khu công nghiệp bỏ hoang, dân thiếu đất sản xuất (VOV).
Xử vụ CSGT Thanh Hoá hối lộ: Tưởng được bồi dưỡng do đi tuần trong mưa gió (NLĐ).  –Tuyên phạt bị cáo Lê Hồng Duân 3 năm tù giam (TT).Hai CSGT nhận hối lộ bị tuyên 66 tháng tù
TPO - Hôm nay (21-9), TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên bị cáo Lê Hồng Duân (nguyên thiếu tá CSGT) 36 tháng tù, Nguyễn Thanh Hải (nguyên trung úy CSGT) 30 tháng tù vì tội “nhận hối lộ”.
Tuyên phạt bị cáo Lê Hồng Duân 3 năm tù giam
TTO - Chiều 21-9, kết thúc phiên xét xử vụ CSGT tỉnh Thanh Hóa nhận hối lộ, HĐXX nhận định 3 bị cáo đều phạm tội “nhận hối lộ” được quy định tại điểm đ, khoản 2, điều 279 BLHS (khung hình phạt từ 7-15 năm - PV).
-Xử vụ CSGT Thanh Hoá hối lộ: Tưởng được bồi dưỡng do đi tuần trong mưa gió
(NLĐO) - Đó là lời bào chữa cho hành vi nhận hối lộ 5 triệu đồng từ nhà xe của bị cáo Lê Hồng Duân (SN 1975, nguyên cán bộ Trạm CSGT Quốc lộ 1A , Phòng CSGT ĐB-ĐS Công an tỉnh Thanh Hóa)
Hội Nhà báo đề nghị giảm án cho Hoàng Khương
-Thi hành án… sai địa chỉ-(NLĐO) - Khi phát hiện sai, cơ quan thi hành án phớt lờ việc xin lỗi dân.

Cà phê võng 'sung sướng' (VnEx 21-9-12)
Cầu sập, cả trăm học sinh TP HCM phải 'lụy' đò (VnEx 21-9-12)
- Phiếm: Cái lợi của bằng cấp (SGTT).


Khủng hoảng đại học (NLĐ 20-9-12)- Siêu bảo tàng 11.000 tỉ là đắt hay rẻ? (VNN).
"Việt Nam hơn 120 bảo tàng, phần lớn đều... ế ẩm" (NĐT 20-9-12)
Tình trạng xâm hại di tích: Báo động đỏ (SGGP 20-9-12)

- Vụ chùa Trăm Gian: Kiểm điểm lại trách nhiệm (VNN).  – Xâm hại Chùa Trăm Gian: trách nhiệm còn chung chung(TQ).  – Vụ vi phạm tại chùa Trăm Giân: Sở VHTTDL Hà Nội rút kinh nghiệm trong quản lý (VH). – Phải lấy ý kiến rộng rãi về tu bổ di tích (DV).
-Đại học Quốc Gia có thực sự lọt vào top 700 của thế giới?
- Sự thật về các bảng xếp hạng đại học thế giới, Việt Nam xấu hổ (GDVN).
Trí thức không giấu mặt (CAND 20-9-12) -- Hồng Thanh Quang p/v Nguyễn Cảnh Toàn. (Phải đọc mới tin!)
GS.Nguyễn Minh Thuyết: Đồng tiền lên ngôi,con đẩy bố ra đường (PN Today 20-9-12)
Mối thâm tình của một nhà văn và một nhà tình báo (CAND 20-9-12)
-iPhone 5 và Samsung Galaxy S3 đều dễ bị “thuốc”
- Ngành y tế Hà Nội lại xin tăng viện phí (Infonet). – Nghi vấn ‘ăn chia’ suất cơm từ thiện của bệnh nhi (VNE).
VN: Du khách Mỹ chết không phải do chất độc
- Dịch bệnh liên cầu lợn tấn công các tỉnh phía Bắc (Infonet).
- Lò mổ “siêu bẩn” mọc san sát gần… ủy ban xã (NNVN). – Đưa giết mổ gia cầm vào quy củ (DV). – Gần 5 vạn gà con nhập lậu rầm rập tuồn vào nội địa (DT). – Gà thải thành món ngon! (SGTT). – Bắt xe tải chở hàng vạn trứng vịt không kiểm dịch (Petrotimes).
- Sau vụ măng khô độc, sẽ kiểm tra thịt bò khô, cá biển (TP). – Hỗn loạn “chợ đen” phụ gia thực phẩm (NNVN).
- Bị ‘ghẻ lạnh’, rau quả Trung Quốc ế ẩm (VEF). – Cẩn thận với bánh Trung thu “cao cấp” do người Trung Quốc sản xuất(CAND).  – Tiêu hủy bánh kẹo độc hại xuất xứ từ Trung Quốc (TP).- Phát hiện thịt thối trong lò mổ lậu (TN).
- Hiểm họa từ “độc chiêu”dùng ong đốt để chữa bệnh (NĐT).
- Hãi hùng nước rửa chén độc hại (DV).
- Chuẩn bị đối mặt với khô hạn nặng (TP). – Cà Mau đối mặt nguy cơ sạt lở nghiêm trọng bờ biển (TTXVN).
- Voi rừng nặng 6 tấn phá hoa màu của dân (DT).
- Vượt ‘cạn’, Tết Trung thu vẫn nô nức trên phố (VTC). – Những đứa trẻ không biết đến Tết Trung thu (SK&ĐS). - Tàu cá lại bị đắm tại cửa Đà Diễn (TT).
- Tối 22/9 đưa thi hài nạn nhân vụ cháy ở Nga về nước (VNN).
- Xuất hiện loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm (TN).
- Cứ 12 tiếng lại có một tê giác bị giết (VNE).
- Công viên bị ‘xẻ thịt’ làm nhà hàng, quán bar (VNE).
- Trong 5 năm, rừng Tây Nguyên giảm gần 130.000ha (VOV).  – Thống nhất 5 giải pháp để bảo vệ rừng Tây Nguyên (TTXVN).
- Phòng chống thiên tai, cần quan tâm đến… “nhân tai” (LĐ). - Phát hiện nguồn nước ngầm siêu sạch (ANTĐ).
- Động vật hoang dã “khóc than” giữa phố (CATP).  - Việt Nam bắt giữ sừng tê giác nhiều nhất thế giới (TP).
- Đồng Nai: Voi rừng lại xuất hiện gần nhà dân (PNTP).  – Người dân hoảng hốt xua đuổi voi rừng (TN).
- ĐBSCL càng chống càng lở (NLĐ).
- Campuchia: hơn 6000 nhà dân bị ngập do mưa lũ (RFA).
- Hội Nghị Bình Đẳng Giới trong chính trường của phụ nữ Châu Á (RFA).
- Diện tích băng ở Bắc Cực giảm tới mức thấp kỷ lục (VOA).
Nghiên cứu mới: Chuột bị ung thư vì ăn ngô biến đổi gene
Theo một nghiên cứu vừa được công bố, những con chuột thí nghiệm bị ung thư sau một thời gian ăn ngô biến đổi gene.

Báo động về thực phẩm biến đổi gen
- Bệnh viện 103 “đính chính” thông tin người dân Đà Nẵng nhiễm dioxin (Infonet).   – Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bỗng… khỏe lại (TTXVN).
- Bệnh nhi tử vong do amip “ăn não người”: Chưa rõ nguồn lây (PLTP).  - Amip ăn não người: Tù mù nguồn lây, nghi ngờ kết quả xét nghiệm (SGTT).
-  Đà Nẵng: Xuất hiện muỗi hổ châu Á (DV).
-  Măng khô tẩm sấy bằng lưu huỳnh: Hậu quả khôn lường (TP).
- Giữ xe lãi đậm.   – Vì một chữ tiền (NLĐ).  – Bãi xe Ga Sài Gòn thu tiền quá quy định (CATP).
Trung Quốc: Đối mặt với vấn nạn già hóa dân số (Infonet).
Rắc rối về Phật giáo của Bà Aung San Suu Kyi (chùa Phúc Lâm).India Ink: Telecom Services Blocked to Curb Protests in Kashmir --NYT -Internet and cellphone service suspended by state authorities in Kashmir for several hours on Friday.

Tổng số lượt xem trang