--Thu hồi tài sản tham nhũng mới được 22%Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN -Tổng Bí thư chỉ rõ phải có biện pháp hiệu quả để thu hồi tài sản tham nhũng vì tới nay tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng mới được 22%.
>> Tổng Bí thư: Cần đề xuất các giải pháp khắc phục 'tham nhũng vặt'.
Chiều 25/4/2015, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng họp phiên thứ 7 về tình hình công tác phòng, chống tham nhũng quý I năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II.
VOV.VN -Tổng Bí thư chỉ rõ phải có biện pháp hiệu quả để thu hồi tài sản tham nhũng vì tới nay tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng mới được 22%.
>> Tổng Bí thư: Cần đề xuất các giải pháp khắc phục 'tham nhũng vặt'.
Chiều 25/4/2015, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng họp phiên thứ 7 về tình hình công tác phòng, chống tham nhũng quý I năm 2015, phương hướng, nhiệm vụ công tác trọng tâm quý II.
Chủ trì phiên họp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng yêu cầu “thực hiện, thực hiện và thực hiện triệt để, quyết liệt hơn nữa những chương trình, kế hoạch, phương pháp, cơ chế phối hợp mà chúng ta đã có. Không chờ đợi. Việc gì cần làm; làm từ lúc nào; nội dung tập trung vào đâu, lĩnh vực nào, ai làm đã rõ rồi… Ban Chỉ đạo phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh thời gian tới Ban Chỉ đạo thường xuyên trao đổi thông tin để giải quyết kịp thời các vướng mắc; tăng cường làm việc với các địa phương. Đặc biệt là tập trung vào các vụ án trọng điểm, các vụ việc phức tạp đang làm; thúc đẩy tiến độ thực hiện ở các khâu còn chậm hoặc còn có vướng mắc như thanh tra, điều tra, giám định tư pháp, truy tố, xét xử.
Tổng Bí thư chỉ rõ phải có biện pháp hiệu quả để thu hồi tài sản tham nhũng vì tới nay tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng mới được 22%. Công việc này liên quan tới cả thi hành án và tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế, chính sách.
Tổng Bí thư cũng đề nghị cần tăng cường kiểm tra các cơ quan chức năng, cấp ủy đảng các địa phương; kiểm tra lại việc thực hiện kết luận của đợt kiểm tra lần trước; Kịp thời khen thưởng những tổ chức, cá nhân làm tốt; xử lý các đơn vị các tổ chức, cá nhân chưa làm tốt, làm chậm; nâng cao hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền về kết quả công tác phòng, chống tham nhũng tới nhân dân....
-Đảng loan kết quả thanh tra tham nhũngBBC Tiếng Việt
Kết luận đánh giá của bảy đoàn đoàn giám sát án tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy việc phát hiện, xử lý án tham nhũng 'tích cực hơn' mặc dù tham nhũng phát hiện qua thanh tra 'còn thấp,' theo Ban Nội chính Trung ương Đảng.
Đánh giá kết quả bảy đoàn giám sát án tham nhũng
Đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng
Họp Thường trực Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (ND). - Tòa VN sắp bỏ án treo với tội tham nhũng (BBC).
- “ĐẠI ÁN” THAM NHŨNG: 11 BỊ CÁO CHIA NHAU 2 ÁN TỬ HÌNH VÀ 72 NĂM TÙ (Tân Châu). - Hai án tử hình trong vụ ALCII (BBC).- Đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng (TN). - Hai bị cáo tham ô lãnh án tử hình (PLTP). - Dư luận sau khi lãnh đạo ALC II lĩnh án tử hình (VOV). - Khởi tố vụ án tham ô ngà voi trị giá gần 5 tỉ đồng (PLTP).- Nỗi oan Thị Mầu trong ngành Y Tế Việt Nam [i] (DLB).
Cầu thủ Nguyễn Văn Nên: Tân Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên: Tôi là người hành động (TP 15-11-13) -- "Ông cho rằng, cuộc đời như sân cỏ mà chính khách là cầu thủ..." Còn dân là đối thủ?
Ban Kinh tế Trung ương ký thỏa thuận hợp tác với Ủy ban Kinh tế Quốc hội (TTVN 15-11-13) -- Không có thỏa thuận này thì nhất định không hợp tác!
Hàng ngàn nhân viên ngân hàng mất việc (TT 15-11-13)- Cuộc sống điêu đứng của thầy giáo tố nhà trường “ăn chặn tiền HS” (Soha). - Phụ huynh “tố” trường mầm non thu, chi thiếu minh bạch (DT). - Vụ bớt xén canh, thịt của HS: Thôi chức hiệu trưởng (PLTP).
-Địa chỉ lãng phí
- Vốn ODA đang có xu hướng sụt giảm (TC). - Xu hướng tiếp tục gia tăng lượng vốn ODA cam kết mới (TC).
Lạm bàn về "án bỏ túi"
Tòa VN sắp bỏ án treo với tội tham nhũngBBC Tiếng Việt
Kể từ ngày 15 tháng Mười Hai, các tòa án tại Việt Nam sẽ không được áp dụng án treo với các tội phạm về chức vụ, tham nhũng, theo một văn bản mới được Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành. Quy định này được Hội đồng Thẩm phán thuộc tòa án tối cao ...
Không nên cho hưởng án treo
Từ 15-12, không được xử án treo tội phạm tham nhũng
Tòa phúc thẩm Tòa án tối cao tại Hà Nội có dấu hiệu vi phạm tố tụng
Việt Nam: Cấm tòa án cho tham nhũng hưởng án treo
- Học gì từ cách chống tham nhũng của Singapore (DĐDN).- Điềm xấu đang xuất hiện tràn lan trên đất nước (DLB).- Xử “đại án” tham nhũng tại Cty cho thuê tài chính II: VKSND đề nghị “tử hình” đối với Vũ Quốc Hảo và Đặng Văn Hai (LĐ). - “Đại án” tham nhũng tại ALCII: đề nghị hai án tử hình (TT).
- Sai phạm tại Công ty cấp nước Tiền Giang: Kiến nghị kỷ luật 2 phó giám đốc sở (TT).
- “Cấm cửa” doanh nghiệp “bịp” Sở Nông nghiệp vào đào xới rừng phòng hộ (DT).
- Tiết kiệm – bài toán chi ngân sách năm 2013 (VOV).
Not so fast: critics question Vietnam road project, World Bank (Reuterrs 15-11-13)
Doanh nghiệp nhà nước: chỗ lãi to, nơi lỗ nặng (ĐT 14-11-13)
DN Việt gọi vốn Tàu cho dự án khủng (VEF 14-11-13)
- Ưu tiên bố trí vốn trả nợ xây dựng cơ bản trong năm 2014 (VOV).
- Làm rõ việc bổ nhiệm PGĐ Trung tâm Y tế dự phòng Thái Nguyên (PLVN).
- Hà Nội trả lời VOV về giải phóng mặt bằng (VOV). - Hà Nội dành 44 tỷ đồng phát triển giao thông các xã huyện Ba Vì (KTĐT).- Báo Mỹ tố con gái ông Ôn Gia Bảo nhận hối lộ (RFI). - Trung Quốc lập Hội đồng an ninh để ứng phó với các mối đe dọa (VOA). - Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cam kết cho thị trường đóng “vai trò quyết định” trong nền kinh tế Trung Hoa (Boxitvn).
-Tô Văn Trường
-Đảng loan kết quả thanh tra tham nhũngBBC Tiếng Việt
Hôm thứ Bảy, trang thông tin điện tử của BấmBan Nội chính trích dẫn đánh giá tổng kết của Tổng bí thư Đảng, ông Nguyễn Phú Trọng kết luận chủ trương lập bảy đoàn giám sát là 'đúng đắn, kịp thời' và các kết quả từ các đợt thanh tra, giám sát đã tạo 'chuyển biến tích cực'.
Các bài liên quan
'Đại án tham nhũng': Đề nghị 2 án tử hình
Đình chỉ 'cán bộ cao cấp tham nhũng’?
Ban Nội chính Thành ủy TP HCM ra mắt
"Việc tổ chức 7 đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo là chủ trương đúng đắn, kịp thời, có tác dụng tốt; các cấp uỷ, tổ chức đảng được kiểm tra, giám sát nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình, 70 cơ quan, đơn vị chức năng được kiểm tra, giám sát thấy được ưu điểm, hạn chế, ý thức rõ hơn về trách nhiệm của mình trong công tác thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng," ông Trọng được dẫn lời nhấn mạnh tại cuộc họp hôm 15/11/2013 của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Đảng CS về phòng, chống tham nhũng.
Các bài liên quan
'Đại án tham nhũng': Đề nghị 2 án tử hình
Đình chỉ 'cán bộ cao cấp tham nhũng’?
Ban Nội chính Thành ủy TP HCM ra mắt
"Việc tổ chức 7 đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo là chủ trương đúng đắn, kịp thời, có tác dụng tốt; các cấp uỷ, tổ chức đảng được kiểm tra, giám sát nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình, 70 cơ quan, đơn vị chức năng được kiểm tra, giám sát thấy được ưu điểm, hạn chế, ý thức rõ hơn về trách nhiệm của mình trong công tác thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc, vụ án tham nhũng," ông Trọng được dẫn lời nhấn mạnh tại cuộc họp hôm 15/11/2013 của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Đảng CS về phòng, chống tham nhũng.
"Những kết quả này đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong công tác phòng, chống tham nhũng theo Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) và Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về xây dựng Đảng.
Trang này cũng cho hay ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính Trung ương đã báo cáo ông Trọng tại cuộc họp về tiến độ 'thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử' và 'những khó khăn, vướng mắc' trong quá trình xử lý 8 vụ án, 2 vụ việc tham nhũng 'nghiêm trọng, phức tạp' mà Ban Chỉ đạo mà ông là thành viên đang theo dõi, chỉ đạo.
"Về việc thực hiện kết luận tại phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đối với 8 vụ án, 2 vụ việc, đồng chí Tổng Bí thư đề nghị Ban Nội chính Trung ương tiếp tục theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và đưa ra xét xử"
Tờ Pháp luật hôm thứ Bảy cho hay cuộc họp đánh giá các vụ việc trên 'không có vướng mắc gì':
"Về việc thực hiện kết luận tại phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đối với 8 vụ án, 2 vụ việc, đồng chí Tổng Bí thư đề nghị Ban Nội chính Trung ương tiếp tục theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và đưa ra xét xử"
Tờ Pháp luật hôm thứ Bảy cho hay cuộc họp đánh giá các vụ việc trên 'không có vướng mắc gì':
"Thường trực Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo về tình hình xử lý với tám vụ án, hai vụ, việc mà Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp theo dõi, đôn đốc. Theo đó, về cơ bản không có vướng mắc gì..." tờ báo viết.
'Đẩy nhanh tiến độ'
Tuy nhiên, tờ BấmCông an Nhân dân cùng ngày dẫn thông tin từ cuộc họp cho hay ông Trọng đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và xét xử với các vụ này.
"Về việc thực hiện kết luận tại phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đối với 8 vụ án, 2 vụ việc, đồng chí Tổng Bí thư đề nghị Ban Nội chính Trung ương tiếp tục theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố và đưa ra xét xử," tờ báo của ngành công an Việt Nam cho biết thêm.
Hai án tử hình được tuyên trong vụ án 'tham nhũng' liên quan tới một công ty cho thuê tài chính nhà nước
Mới đây, một phiên tòa ở Việt Nam đã tuyên hai án tử hình cho hai một vụ án tham nhũng 'gây hiệu quả nghiêm trọng' liên quan một công ty cho thuê tài chính thuộc một Ngân hàng quốc doanh.
Hai án tử hình được tuyên trong vụ án 'tham nhũng' liên quan tới một công ty cho thuê tài chính nhà nước
Mới đây, một phiên tòa ở Việt Nam đã tuyên hai án tử hình cho hai một vụ án tham nhũng 'gây hiệu quả nghiêm trọng' liên quan một công ty cho thuê tài chính thuộc một Ngân hàng quốc doanh.
Phiên tòa sơ thẩm hôm thứ Sáu đã tuyên phạt các ông Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng Giám đốc Công ty ALCII thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và ông Đặng Văn Hai, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH và Xây dựng Quang Vinh mức án tử hình với các cáo buộc phạm tội “tham ô tài sản”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Tuần này, một văn bản của Tòa án Nhân dân Tối cao dưới dạng nghị quyết của Hội đồng thẩm phán đã đưa ra quy định mới cho việc áp dụng án treo trong xét xử ở toàn bộ hệ thống tòa án nhân dân ở Việt Nam.
Theo Nghị quyết số 01/2013, kể từ ngày 15/12/2013, sẽ không áp dụng hình phạt này đối với các tội phạm tham nhũng, chức vụ.
"Không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm mà dư luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng," nghị quyết của Tòa án Nhân dân tối cao viết....Đánh giá kết quả bảy đoàn giám sát án tham nhũng
Đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng
Họp Thường trực Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (ND). - Tòa VN sắp bỏ án treo với tội tham nhũng (BBC).
- “ĐẠI ÁN” THAM NHŨNG: 11 BỊ CÁO CHIA NHAU 2 ÁN TỬ HÌNH VÀ 72 NĂM TÙ (Tân Châu). - Hai án tử hình trong vụ ALCII (BBC).- Đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng (TN). - Hai bị cáo tham ô lãnh án tử hình (PLTP). - Dư luận sau khi lãnh đạo ALC II lĩnh án tử hình (VOV). - Khởi tố vụ án tham ô ngà voi trị giá gần 5 tỉ đồng (PLTP).- Nỗi oan Thị Mầu trong ngành Y Tế Việt Nam [i] (DLB).
Cầu thủ Nguyễn Văn Nên: Tân Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên: Tôi là người hành động (TP 15-11-13) -- "Ông cho rằng, cuộc đời như sân cỏ mà chính khách là cầu thủ..." Còn dân là đối thủ?
Ban Kinh tế Trung ương ký thỏa thuận hợp tác với Ủy ban Kinh tế Quốc hội (TTVN 15-11-13) -- Không có thỏa thuận này thì nhất định không hợp tác!
Hàng ngàn nhân viên ngân hàng mất việc (TT 15-11-13)- Cuộc sống điêu đứng của thầy giáo tố nhà trường “ăn chặn tiền HS” (Soha). - Phụ huynh “tố” trường mầm non thu, chi thiếu minh bạch (DT). - Vụ bớt xén canh, thịt của HS: Thôi chức hiệu trưởng (PLTP).
-Địa chỉ lãng phí
Báo Thanh niên ngày 20/9/2013, ngay trang đầu có tít bài in chữ đậm “Dân mình nghèo, sao xây trụ sở to thế”, và, dưới tít bài in ảnh hai vị Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước và Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Ông Ksor Phước nói: “Tôi đi nhiều nơi thấy nhiều tỉnh nghiêm túc trong xây trụ sở, nhưng không ít tỉnh xây trụ sở như cung điện. Dân mình đang nghèo tại sao mình làm to như thế!” Tôi xin trả lời ông: Đó là do chủ trương (có từ lâu) của Chính phủ, mỗi công trình xây dựng được trích lại 10% cho bên A (như là lại quả, khuyến khích). Vì 10% ấy, nên các cơ quan, xí nghiệp, dù rất ít người nhưng xây nhà càng bự để hưởng lợi. Ngày nay, nhiều thành phố, nhiều cơ quan còn xây trụ sở 2. Trụ sở 1 xây lâu rồi, mẫu mã lạc hậu. Xây trụ sở 2, thêm tầng, thêm cầu thang điện như cung điện… (như ông nói) mà số người vẫn không tăng. Đó là một địa chỉ lãng phí từ chủ trương sai! Vừa lãng phí vừa hình thành nhóm lợi ích (!). Nhân dân, quân đội ta đổ biết bao xương máu để giành độc lập thống nhất non sông, nay đang nai lưng đóng thuế cho một nhóm người hưởng lợi hay sao? Quốc hội nên bàn việc này và ra quyết định bỏ hẳn ngay.
Mươi mười lăm năm trở lại đây, người dân thường mỉa mai “Tư duy nhiệm kỳ – tư duy dự án”. Nghĩa là ông, bà nào lên chức lên quyền đều lo hai việc: chiếc ghế của mình và kiếm vài dự án để làm giàu. Vì vậy dự án tràn lan: sân gôn, đô thị nông thôn, bất động sản, đất rừng, đất ven biển, Vinashin, Vinalines, ụ nổi, đập thủy điện lớn và nhỏ, v.v… Chính phủ đã không quản lý được, không điều hành được. Đó là do trình độ, do năng lực kém (như bà Phó Chủ tịch QH nêu). Ti vi truyền hình trực tiếp hai kỳ họp Quốc hội, công chúng đã thấy, đã nghe rất rõ: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hai lần thú nhận trước Quốc dân đồng bào là Chính phủ lãnh đạo quá yếu kém. Thông thường, trên chính trường Quốc tế, người thú nhận yếu kém phải đi đôi với việc từ chức. Nhiều vị đại biểu Quốc hội phát biểu có gợi ý Thủ tướng nên từ chức. Nhưng người đã nhận yếu kém vẫn không chịu từ chức. Như vậy người có năng lực hơn, anh minh hơn (nếu được Mặt trận Tổ quốc giới thiệu, đề cử hoặc dân lựa chọn bầu) không được nắm cương vị này. Thì đây là địa chỉ lãng phí trí tuệ công dân!
Địa chỉ lãng phí thứ ba: Kê khai tài sản cán bộ lãnh đạo. Việc này công bố rất nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa thi hành được. Vì sao? Dân ta thông minh lắm đã biết tỏng, nhiều vị lắm nhà, nhiều đất chưa “ém nhẹm” xong!? Có không? “Nước Việt Nam nhỏ có thủ đô to, giữa thủ đô to có nhiều con đường nhỏ”… Việc mở rộng thủ đô Hà Nội đáng ra QH phải đầu phiếu bằng phiếu kín, sao QH đầu phiếu bằng giơ tay? Người dân nghi vấn nên mới đặt vè, đặt đồng dao… Hiện nhiều người dân không có đất ở, đất sản xuất, các vị chiếm nhiều đất là sao? Đây thuộc lãng phí đất đai chưa minh bạch ở địa chỉ người lãnh đạo (có cả những vị đã hết chức).
Địa chỉ lãng phí thứ tư (lâu rồi nhưng cần nhắc lại), là chủ trương cho cơ quan Tỉnh ủy làm kinh tế. Vì không am tường lĩnh vực này nên chẳng được bao lâu, các cơ sở sản xuất, kinh doanh đều đổ bể hoàn toàn, lãng phí tiền của của nhân dân đóng thuế biết bao nhiêu đã có ai liệt kê? Tỉnh ủy làm kinh tế, thì phải lập Ban kinh tế Trung ương để chỉ đạo. Dưới đổ bể thì Ban trên đương nhiên giải tán. Tại sao, bây giờ thành lập trở lại Ban này để làm gì? Hay bởi nhóm lợi ích? Bà Nguyễn Thị Bình – nguyên Phó Chủ tịch nước, vừa có bài: “Phải xóa bỏ nhóm lợi ích” đã phản đối gay gắt về việc này. Lập lại Ban kinh tế Trung ương là không cần thiết, bởi nó thành địa chỉ lãng phí cơ quan!
Địa chỉ lãng phí thứ năm là các dự án khu công nghiệp trên cả nước đã đổ bể trên 50%. Xin chọn một dự án mà tôi được chính kiến: Đó là dự án “Khu công nghiệp tây bắc Quán Hàu” (tỉnh Quảng Bình). Dự án này, báo Văn nghệ trẻ đăng liên tiếp ba bài phân tích rất chí lý chí tình.
Bài thứ nhất, số 8 ngày 19/2/2012, tựa đề: Quảng Bình dự án “đầu voi đuôi chuột”?
Bài thứ hai, số 16 ngày 15/4/2012, tựa đề: Quảng Bình “Mổ xẻ” dự án “Đầu voi đuôi chuột”
Bài thứ ba, số 52 ngày 23/12/ 2012, tựa đề “Dân không đồng thuận”.
Tóm tắt ba bài báo, ý nói: Dự án thiếu khoa học, không thuyết phục lòng dân, không công khai bản vẽ, không có tên nhà máy nên người dân không biết sản phẩm làm ra là thứ gì? Môi trường xử lý ra sao? Dân chỉ biết người ta đóng cọc tiêu vào lăng tẩm của năm dòng họ cũ và tám dòng họ tái chế ở đồi Lùm Đại mà UB xã Vĩnh Ninh đã quy hoạch khu mộ này đến 3 lần sau chiến tranh cho làng Vĩnh Tuy. Khu mộ đã ổn định, giờ con đường rộng 32m (chưa tính hành lang) chạy thẳng vào lăng tẩm, có nghĩa là xúc hết mồ mả ở đây vào nghĩa trang “Lòi Cặc Chó” mới của dự án. Rồi lấy quyền lãnh đạo để ép dân. Vậy nên, đại diện 5 dòng họ cũ và những người khác ký tên vào bản kiến nghị để phản đối. Bài báo thứ hai nói việc ông Hoàng Xuân Đẩu – Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Quảng Ninh, trả lời vu vơ về bản kiến nghị và cố tình lờ đi về ô nhiễm môi trường cũng như không nói rõ công nghiệp là nhà máy gì, làm ra mặt hàng gì? Còn bày trò các cuộc họp rất ma giáo rồi nói bừa “Dự án đã thông qua dân và chính quyền địa phương” để đánh lừa dân cùng công luận. Đặc biệt bài “Dân không đồng thuận”, nói về nghĩa trang mới “ Lòi Cặc Chó” (nằm trong dự án), chiếm 6 ha đất đồi, thiết kế 10.000 ngôi mộ, đã xây móng bao, xây cổng nghĩa trang, nhưng gần 300 lăng mộ táng từ trước lúc chiến tranh ác liệt, nay xã có thể đã “đi đêm” với dự án đã ra lệnh (miệng) dời ra để thi công, nhưng dân đã xây trước nên kiên quyết không dời. Và dự án đã thất bại. Khu nghĩa trang mới lại quá gần nhà dân (100m), gần đường tàu (50m) thì gây ô nhiễm nặng và đường tàu Bắc Nam (Quốc hội đang bàn thảo mở rộng đường sắt) thì, nếu phóng tiêu để tránh bớt đường cong, có thể “xé đôi” nghĩa trang này. Một dự án rất liều!
Lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”. Địa thế ở đây, xây tuyến đường thẳng từ đường tránh TP Đồng Hới (đoạn Quán Hàu) lên phía Bắc ga Lệ Kỳ khoảng 700m gặp đường mòn Hồ Chí Minh là tránh được khu dân cư và mồ mả của hai làng Vĩnh Tuy, Lệ Kỳ (Bài báo 2 “mổ xẻ” nói rất kỹ).
Ngày 29/11/2012, Đoàn Quốc hội tỉnh Quảng Bình tiếp xúc cử tri điểm huyện Quảng Ninh, tại hội trường UBND xã Vĩnh Ninh, có trên 100 đại biểu của các huyện về dự. Ông Lương Ngọc Bính – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Quốc hội tỉnh bận việc, ông Hà Hùng Cường – Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn. Cuộc tiếp xúc cử tri này, nhiều cán bộ cũ huyện Quảng Ninh và xã Vĩnh Ninh đã phát biểu phê phán thẳng thừng dự án: “Người làm dự án không biết dựa vào dân, không khảo sát thực địa. Là một công trình kinh tế dân sự chứ đâu phải bí mật an ninh quốc phòng mà không minh bạch trước dân. Vị thế chợ, công viên, nghĩa trang, trục đường 32m xuyên qua khu nghĩa địa đã ổn định mà không được cho dân bàn bạc là một dự án kém, thiếu ân nghĩa”…
Tối hôm đó, Đài phát thanh và truyền hình Quảng Bình phát bản tin đặc biệt về cuộc tiếp xúc cử tri của Đoàn Quốc hội, nhấn mạnh: “Dự án khu công nghiệp tây bắc Quán Hàu thiếu khoa học nên nhân dân xã Vĩnh Ninh và nhất là dân làng Vĩnh Tuy không đồng thuận”.
Một tuần sau bản báo của Đài Quảng Bình, công nhân, máy móc, xe cộ, lán trại của dự án này đã cuốn gói!
Lạ thay, công trường vắng lặng từ đầu năm, giữa tháng 9/2013 bỗng công nhân, máy móc, xe ủi, xe múc… tập kết trở lại, dựng lán trại hai bên trục đường dự án “ăn mồ mả” cũ. Nhiều người dân hai làng Vĩnh Tuy, Lệ Kỳ tới “thăm hỏi” thì được trả lời: “Người ta bảo chúng tôi tới đây làm thì chúng tôi làm còn dự án của ai thì không biết”. Dần dần cũng đã “bật mí”. Họ đang đóng cọc, chăng dây, đào móng để xây nhà máy gạch ngói và nhà máy gỗ (Lại nghe đâu nhà máy gỗ liên kết với Hoàng Anh Gia Lai). Dân hai làng lại xôn xao: Hay người ta đã bán dự án sang tay chủ khác? Tên chủ cũ là:“Ban quản lý dự án xâydựng huyện Quảng Ninh”.
Theo cổng thông tin kinh tế của Chính phủ, công nghiệp Quảng Bình không có gì đáng kể. Chỉ có cảng biển trung chuyển Hòn La là Trung ương đầu tư. Mấy trận bão sóng đánh hư hại sửa chữa đã quá tốn kém. Cũng theo cổng thông tin này, các báo Kinh doanh,Dân trí ngày 18/2/2012 đưa tin: Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ cấp trung ương cho đến địa phương đều thống nhất quan điểm sẽ không phát triển thêm khu kinh tế mới mà tập trung cơ chế, chính sách, nguồn lực để nâng cao hiệu quả các khu kinh tế đã thànhlập”.
Vậy thì, “khu kinh tế tây bắc Quán Hàu” chưa hình thành, nhiều bất cập chưa được hóa giải, thì, chẳng hiểu chủ đầu tư cũ (hoặc có thể chủ mới) nào đó đã “chạy” cửa nào trên Trung ương mới tái thiết một dự án phi khoa học như vậy? Hay là có một khoản tiền khổng lồ nào đó từ trên trời rót xuống “o bế” cho công trình dự án này?
Người viết bài này xin cảnh báo: Nhiều nơi đã xây chợ nhưng vắng khách ăn chợ, xây công viên không mấy người tới chơi thì lãng phí công của lắm lắm… Dự án này, xây các công trình này theo trục đường Lùm Đại (ngày xưa là rừng núi hoang vu) là lặp lại sự lãng phí! Còn thân phận dân làng Vĩnh Tuy thì, khi có người chết, UB xã không cho an táng vào khu nghĩa địa Lùm Đại cũ (lệnh miệng) mà buộc phải chôn ở nghĩa trang đang xây dở Lòi Cặc Chó “Hôn ám không táng mộ” (di ngôn – có tích chuyện), thì con cháu người ta, họ mạc người ta sẽ khiêng quan tài đến trước sân Ủy ban xã thì phiền toái quá, nó gần như chuyện “quan tài diễu phố” tỉnh Vĩnh Phúc!
Còn rất nhiều địa chỉ lãng phí nhưng bài đã dài. Tôi mong nhiều người đưa tin tiếp ngỏ hầu hai vị lãnh đạo Quốc hội đã gợi ý trên quý báo Thanh niên, hy vọng có cả triệu trang sách kinh điển về chủ đề tham nhũng – lãng phí dựng ở thư viện Quốc gia cho con cháu đời sau được biết, vậy.
Huế, 23/9/2013
V.N.
CLB Nhà báo cao tuổi TT-Huế
22b Lê Lợi, TP Huế
Tel: 0126 2566 822
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
- Vốn ODA đang có xu hướng sụt giảm (TC). - Xu hướng tiếp tục gia tăng lượng vốn ODA cam kết mới (TC).
Lạm bàn về "án bỏ túi"
Tòa VN sắp bỏ án treo với tội tham nhũngBBC Tiếng Việt
Kể từ ngày 15 tháng Mười Hai, các tòa án tại Việt Nam sẽ không được áp dụng án treo với các tội phạm về chức vụ, tham nhũng, theo một văn bản mới được Tòa án Nhân dân Tối cao ban hành. Quy định này được Hội đồng Thẩm phán thuộc tòa án tối cao ...
Không nên cho hưởng án treo
Từ 15-12, không được xử án treo tội phạm tham nhũng
Tòa phúc thẩm Tòa án tối cao tại Hà Nội có dấu hiệu vi phạm tố tụng
Việt Nam: Cấm tòa án cho tham nhũng hưởng án treo
- Học gì từ cách chống tham nhũng của Singapore (DĐDN).- Điềm xấu đang xuất hiện tràn lan trên đất nước (DLB).- Xử “đại án” tham nhũng tại Cty cho thuê tài chính II: VKSND đề nghị “tử hình” đối với Vũ Quốc Hảo và Đặng Văn Hai (LĐ). - “Đại án” tham nhũng tại ALCII: đề nghị hai án tử hình (TT).
- Sai phạm tại Công ty cấp nước Tiền Giang: Kiến nghị kỷ luật 2 phó giám đốc sở (TT).
- “Cấm cửa” doanh nghiệp “bịp” Sở Nông nghiệp vào đào xới rừng phòng hộ (DT).
- Tiết kiệm – bài toán chi ngân sách năm 2013 (VOV).
Not so fast: critics question Vietnam road project, World Bank (Reuterrs 15-11-13)
Doanh nghiệp nhà nước: chỗ lãi to, nơi lỗ nặng (ĐT 14-11-13)
DN Việt gọi vốn Tàu cho dự án khủng (VEF 14-11-13)
- Ưu tiên bố trí vốn trả nợ xây dựng cơ bản trong năm 2014 (VOV).
- Làm rõ việc bổ nhiệm PGĐ Trung tâm Y tế dự phòng Thái Nguyên (PLVN).
- Hà Nội trả lời VOV về giải phóng mặt bằng (VOV). - Hà Nội dành 44 tỷ đồng phát triển giao thông các xã huyện Ba Vì (KTĐT).- Báo Mỹ tố con gái ông Ôn Gia Bảo nhận hối lộ (RFI). - Trung Quốc lập Hội đồng an ninh để ứng phó với các mối đe dọa (VOA). - Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cam kết cho thị trường đóng “vai trò quyết định” trong nền kinh tế Trung Hoa (Boxitvn).
-Tô Văn Trường
Ai ăn mặn- ai khát nước?
Có chuyên gia, nói thẳng với tôi nguyên văn như sau: “Đố anh tìm đâu ra một dự án nào dám vỗ ngực khẳng định "không lại quả" trong cơ chế này đấy! Cứ có 01 dự án, dù bé bằng móng tay thôi, thì cũng có hàng chục cửa phải đi qua để "kính thưa, kính gửi" rồi.
Trăn trở, nhìn lại lịch sử thăng trầm của đất nước qua nhiều giai đoạn, chỉ có thể dùng khái niệm “vận nước” thuyết nhân quả, duyên sinh, duyên diệt để lý giải về các tác động của nó đến người dân trong xã hội. Khi con người bị đốt cháy bởi khát vọng quyền lực và danh vọng tiền tài thì vô cùng nguy hiểm cho xã hội.
Nợ công- báo động đỏ
“Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Đây là cách nói của ông cha ta về cái sự đời “có vay, có trả”. Tuy nhiên, ở đây “kẻ ăn mặn” lại là những nhóm lợi ích thiểu số chẳng có dây mơ, rễ má gì đến đa số dân chúng cần lao, mà con cháu đa số này phải chịu “khát nước”, tức là phải è cổ ra trả nợ cho nhóm lợi ích thiểu số bất chính kia.
Giá như con cháu nhóm lợi ích thiểu số ấy phải trả nợ, phải chịu “khát nước” thì lại đi một nhẽ! Mà chắc chắn lúc ấy có đi truy lùng con cháu nhóm lợi ích để bắt chúng trả nợ thì cũng như “mò kim đáy bể”, bởi với biết bao của cải mà cha ông chúng đã vơ vét, bây giờ đã yên ổn ở những chân trời xa tít tắp với những tài khoản khổng lồ gửi ở ngân hàng và những khoản đầu tư vào các lĩnh vực thời thượng của cơ chế thị trường.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế chưa biết lúc nào sẽ… đến đáy, dù có vênh nhau về số liệu do các nguyên nhân về kỹ thuật, không theo chuẩn quốc tế và giả dối, thì đều đi đến kết luận chung: Nợ công ở nước ta đã đến mức “báo động đỏ”!
Ngoài các nguyên nhân yếu kém do quản trị, chủ trương đầu tư sai lầm vào nhiều lĩnh vực không hiệu quả, còn do các nhóm lợi ích bất chính, tư duy nhiệm kỳ, tranh thủ vơ vét và cố gắng che chắn sao cho hạ cánh được an toàn.
Miếng pho mát cho không chỉ là miếng pho mát “bẫy chuột”
Đối với nước nghèo, chậm phát triển, nguồn vốn ODA cho vay dài hạn với lãi xuất ưu đãi là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế rất quan trọng. Nhiều công trình hạ tầng cơ sở của Việt Nam đã “thay da, đổi thịt” nhờ nguồn vốn ODA. Tuy nhiên, mặt trái của ODA cũng chứa đựng những cơ hội làm ăn khuất tất.
ODA của bất cứ nước nào thì họ cũng đều đòi hỏi phải ưu tiên (có khi bắt buộc) dùng chuyên gia, nguyên vật liệu của họ. Người Pháp có câu nói nổi tiếng “Miếng pho mát cho không chỉ là miếng pho mát bẫy chuột”. Tôi đã viết nhiều bài về ‘lợi bất cập hại” khi sử dụng nguồn vốn ODA chính là vùng nguy hiểm, thiếu trí thức nhất, cho nên càng sớm độc lập, tự chủ, đủ sức loại bỏ ODA, càng có lợi cho đất nước.
Nhân dân ta không bao giờ quên sự ủng hộ chí tình, có hiệu quả của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản trong công cuộc tái thiết đất nước, và hiện nay cũng là nước thật lòng ủng hộ ta trong tranh chấp ở biển Đông.
Do nguồn tài trợ ODA của Nhật Bản là song phương lớn nhất đối với nước ta, cho nên bài viết này tập trung phân tích ODA của Nhật. Theo một chuyên gia là Việt kiều nhiều năm sống và làm việc trên đất Nhật Bản cho biết, một trong những vấn đề nổi cộm trong viện trợ ODA của Chính phủ Nhật Bản bị dư luận trong và ngoài nước Nhật phê phán vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi các tập đoàn của Nhật Bản cấu kết để dành các hợp đồng béo bở như dự án xây dựng cơ sở hạ tầng (sân bay, bến cảng, đường cao tốc…), …trong chương trình viện trợ, thực chất là cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi có điều kiện, ưu tiên cho tập đoàn của nước này trong việc thực thi.
Vì vậy, trước khi kí văn kiện thỏa thuận vay vốn ODA cho một công trình nào đó, người soạn thảo dự án của phía Nhật tổ chức điều tra cơ bản để xác nhận các điều kiện (kỹ thuật lẫn tài chính) của dự án, là các đội quân chuyên môn của những tập đoàn này dưới danh nghĩa “tư vấn” (consulting) mà chi phí này thuộc viên trợ không hoàn lại (Grant Element) để làm phương án tiền khả thi nắm bắt và chuẩn bị tham gia “đấu thầu” các dự án do chính họ soạn sẵn, bảo đảm phần thắng về các công ty Nhật Bản.
Các chính trị gia Nhật Bản (nghị sĩ quốc hội) là người đứng sau thúc đẩy chính phủ phê duyệt dự án ODA với những khoản tiền thù lao kếch sù núp dưới dạng “hiến kim chính trị” (ủng hộ bằng tiền cho hoạt động chính trị---Seijikenkin) trong những lần bầu cử. Khi thắng thầu một dự án ODA, các nhà xây dựng sẽ liên kết thành một nhóm để thực hiện như chúng ta đã thấy qua liên danh Taisei-Kajima-Nippon Steel (TKN) trong dự án xây dựng cầu Cần Thơ hay một liên danh tương tự xây đường hầm qua Thủ thiêm ở Tp. HCM vì lý do đó.
Hơn thế nữa, liên danh tập đoàn công nghiệp hay xây dựng Nhật Bản còn cấu kết với quan chức nước sở tại để thực hiện đề án ngay từ đầu và cả trong quá trình thi công. Người ta cho rằng 1/3 viện trợ ODA của Nhật Bản đã vào tay chính quyền Marcos ở Philippines hay chính quyền Suharto ở Indonesia trong những thập kỷ trước, khi người dân nước này phát hiện đã có hàng trăm triệu đến tỷ đô la của họ nằm ở ngân hàng Thụy Sĩ hay bất động sản tại Mỹ khi các chính quyền này sụp đổ.
Cơ cấu nối kết quyền lợi này mang tính tổ chức rất cao, gồm tham nhũng nước sở tại-liên danh tập đoàn-chính trị gia chạy dự án và thực tế đó đã phơi bày qua nhiều dự án mà chính phủ Nhật Bản đã thực hiện ở một số nước. Vì vậy trong xã hội Nhật Bản, nhiều nhân vật trí thức có lương tâm và đông đảo nhân dân đòi hỏi Chính phủ phải hạn chế và loại trừ kiểu làm ăn nuôi dưỡng tiêu cực này, xem đó là một nạn tham nhũng có tổ chức (Kozô Oshoku).
Vì tất cả tiền dùng cho ODA là của nhân dân Nhật Bản đóng góp thông qua việc nộp thuế và sẽ được các nước nhận ODA thanh toán lại, vì vậy không có lý do gì 1/3 số tiền khổng lồ lại lọt vào kiềm tỏa của “Himotsuki enjyoo” (viện trợ giật dây) để làm giàu cho ba thành phần trong mỗi dự án quốc gia.
Điển hình lãng phí, không hiệu quả
Nhiều dự án sử dụng nguồn vốn ODA có vấn đề như dự án điện của TKV (Na Dương, Cao Ngạn, Cẩm Phả). Chính phủ, đăc biệt là Bộ Giao thông Vận tải làm sao có thể giải thích cho người dân hiểu vì lý do gì mà dự án giao thông ở Việt Nam có suất đầu tư quá cao so với các nước giàu có như Mỹ, Hàn Quốc? Mà ngay cả các nước đang phát triển như Trung Quốc, Thailand, Malaysia, trong khi lương của kỹ sư Việt Nam chỉ bằng 5 -20% lương kỹ sư Mỹ, Hàn Quốc, 30-40% lương kỹ sư Trung Quốc, giá vật liệu thì đều theo giá quốc tế.
Đơn cử như Dự án cao tốc Bến Lức -Long Thành, 58 km, có 02 cầu lớn, nhiều cầu nhỏ: giá 1,6 tỷ USD nay tính lại lên đến 2,2 tỷ USD. Đến nỗi Bộ GTVT yêu cầu chuyển một số đoạn từ cầu cạn (viaduct) thành nền đắp đất (embankment) để không tăng quá 1,6 -1,7 tỷ đô la.
Dự toán dự án Metro Hà Nội 03 tuyến Tây Tựu đến ga Hàng Cỏ chỉ 12 km, trong đó chỉ 4,0 km ngầm (từ Thủ Lệ đến Ga), 8,0 km nổi (chạy như đường trên cao trên khoảng không của đường Tây Tựu- Cầu Giấy - Kim Mã (giải phóng mặt bằng ít) mà giá trên 900 triệu USD (khoảng 75 triệu/km dài). Metro ở TP HCM giá cũng tương tự (cũng chỉ ngầm 30-35%). Với gíá này thì khi nào và tiền đâu để làm hệ thống metro trên 100 km như Pusan Hàn Quốc (chưa nói các thành phố lớn hơn).
Giá nhà ga T2 - Nội Bài 900 triệu USD (cao gấp 03 ga quốc tế TSN nhưng công suất chỉ gấp 1,5 lần). Tôi đã hỏi nhiều tư vấn giao thông nước ngoài kể cả các vị tham gia các dự án này, họ đều lè lưỡi vì "suất đầu tư" trên đơn vị km hoặc hành khách này.
Có chuyên gia, nói thẳng với tôi nguyên văn như sau: “Đố anh tìm đâu ra một dự án nào dám vỗ ngực khẳng định "không lại quả" trong cơ chế này đấy! Cứ có 01 dự án, dù bé bằng móng tay thôi, thì cũng có hàng chục cửa phải đi qua để "kính thưa, kính gửi" rồi.
Cảng tỷ đô Lạch Huyện và cầu Tân Vũ
Dự án Cảng tỷ đô Lạch Huyện trở thành điểm nóng trong dư luận cả nước thời gian qua, nhất là ngày chủ nhật 14/4/2013 đã chính thức khởi công trong bối cảnh ngổn ngang nhiều bất cập chưa được giải quyết.
Hội Xây dựng trực thuộc Liên hiệp Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) là tổ chức đầu tiên quan tâm phản biện dự án cảng Lạch Huyện. Trong quá trình tham vấn, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải 04 lần thúc ép, thuyết phục lãnh đạo Hội Xây dựng ký công văn xác định cảng Lạch Huyện là công trình “cấp bách”!?.
Sau đó, lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam dự định tổ chức Hội thảo về cảng Lạch Huyện theo đúng chức năng giám sát và phản biện nhưng lãnh đạo Bộ GTVT lại khuyến cáo... “không nên làm”!?
Ngay cả các thành viên trong Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của dự án cũng không thể hiểu nổi vì sao 20 câu hỏi liên quan của Hội đồng chưa được chủ đầu tư và tư vấn JICA (Nhật Bản) giải đáp theo đúng quy định. Nhưng đã được Bộ Tài nguyên & Môi trường vì sức ép của ai mà “lặng lẽ” cấp tốc phê duyệt trước Tết nguyên đán vừa qua với tốc độ chóng mặt!?
Doanh nghiệp nói gà-Bộ trưởng nói vịt
Theo quy định của Nghị quyết 49/2010/QH 12 ngày 19/6/2010 của Quốc hội đối với các dự án, công trình quan trọng quốc gia phải trình Quốc hội xin ý kiến chủ trương đầu tư. Để ”lách luật”, Bộ GTVT đã ”khôn ngoan” tách dự án cầu Tân Vũ- Lạch Huyện do Tổng cục Đường bộ quản lý nguồn vốn. Trong thực tế, dự án cầu Tân Vũ- Lạch Huyện là tuyến đường kết nối cảng cửa ngõ này, với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, là hợp phần cầu đường của Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Cảng Lạch Huyện. Do đó, tổng số vốn cho dự án cảng Lạch Huyện đã vượt trên 40 ngàn tỷ đồng.
Báo Lao Động ngày 2/10 đăng bài về Dự án xây dựng cầu Tân Vũ- Lạch Huyện “Bộ trưởng có định thách đố doanh nghiệp” của tác giả Hà Linh Quân. Bài báo phản ánh ông Tạ Quyết Thắng, Tổng Giám đốc Công TNHH Sơn Trường, một doanh nghiệp thành đạt, am hiểu thực tế, tâm huyết với vận nước gửi thư đến lãnh đạo Nhà nước đề nghị xem xét, điều chỉnh giảm nhiệm vụ thiết kế. Cụ thể là hạ thấp bớt các chỉ tiêu yêu cầu về tĩnh không thông thuyền, sử dụng nguyên vật liệu trong nước, không sử dụng vốn ODA của Nhật Bản sẽ tiết kiệm kinh phí từ trên 11 nghìn tỷ đồng xuống dưới 1000 tỷ đồng.
Ý tưởng này sẽ do công ty tư vấn của Mỹ thiết kế, nếu vượt quá con số 1000 tỷ đồng thì Tổng Công ty Sơn Trường sẽ chi trả. Bài báo đã phân tích phản ánh lãnh đạo Bộ GTVT thể hiện “văn hóa lắng nghe” hoặc do lý do nào đó, đã cố tình đánh đố doanh nghiệp theo kiểu “ông nói gà, bà nói vịt”, vì đã dám thò “mũi vào” dự tính đã được duyệt của Bộ!?
Nếú đọc kỹ, ngẫm suy Quyết định 1438/QĐ/TTg ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải thành phố Hải Phòng đến năm 2025 đề cấp đến nối kết với tuyến đường sắt thì cầu Tân Vũ phải thay đổi lại các chỉ tiêu thiết kế.
Tín hiệu mới rà soát lại các dự án ODA
Thực tế cho thấy nhiều dự án ODA đưa ra các giải pháp tốn kém, vô lý, không cần thiết và đắt gấp 3- 4 lần giải pháp kỹ thuật của Việt Nam. Nhiều nhà cán bộ quản lý, lãnh đạo lại không có đủ kiến thức, kỹ năng để lựa chọn, lại sợ mất tiền cho vay, nên vội vàng chiều theo ý của tư vấn quốc tế.
Một tín hiệu vui, tại phiên họp Chính phủ tháng 09 mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò của nguồn vốn ODA với Việt Nam, song khẳng định Việt Nam sẵn sàng trả lại một số dự án nếu không phù hợp, hoặc chưa cần thiết. Thực tế, nhiều địa phương cứ nghe có dự án vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là “vơ vào”, trong lúc có những dự án giá rất đắt, nhưng hiệu quả cầm chừng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu cần phải tính hiệu quả và rà soát lại các dự án, chứ “không phải cứ ODA là nhận hết”. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho rằng có nhiều dự án ODA đắt và áp những tiêu chuẩn của nước ngoài quá cao dẫn đến khó thực thi tại Việt Nam, nếu cứ vay như vậy Việt Nam sẽ phải chịu nợ lớn. Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam đồng tình cho rằng không phải cứ cho ODA là nhận với bất kỳ dự án nào, nếu dự án đó không hiệu quả vv…
Thay cho lời kết
Nếu không thay đổi tư duy trong quản trị và cải cách đầu tư công thì chắc chắn chúng ta sẽ còn ngụp lặn trong vũng bùn của nợ nần và đói nghèo. Bọn tham nhũng, những con sâu quyền lực và các nhóm lợi ích bất chính đang hoành hành, đúng như một số vị lãnh đạo cấp cao đã phát biểu thừa nhận công khai “cái gì cũng phải tiền, không tiền không trôi… Người ta ăn của dân không chừa thứ gì”
Muốn ngăn chặn, răn đe và trừng phạt ngoài luật “nhân quả”, chỉ có một con đường là "thật sự dân chủ". Dân có thực quyền kiểm soát và pháp luật phải thực sự do dân, vì dân. Để tồn tại và phát triển, đất nước sẽ phải thay đổi, vấn đề chỉ còn là thời gian.
Khôn ngoan nhất là những người có trọng trách phải hiểu lòng dân và biết vượt lên chính mình.
Tô Văn Trường
Tám tỉ đô la cho sân bay Long Thành : Có nhóm lợi ích ODA? (RFI 22-10-13) -- P/v Phạm Chí Dũng◄
Trước khi Quốc hội Việt Nam khóa 13 bắt đầu kỳ họp thứ 6 vào hôm qua 21/10/2013, công luận cũng đã nêu nhiều ý kiến phản đối một dự án khổng lồ. Đó là dự án xây dựng sân bay Long Thành với số tiền lên đến 8 tỉ đô la, tạo thêm gánh nợ nần cho người dân Việt trong lúc kinh tế đang u ám, và nhất là khi các sân bay hiện tại còn chưa khai thác hết công suất.Dư luận đặt dấu hỏi, liệu có bàn tay của các nhóm lợi ích về vốn ODA trong đó hay không? RFI cũng đã đặt vấn đề này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
RFI : Thân chào anh Phạm Chí Dũng, rất cảm ơn anh đã nhận trả lời phỏng vấn. Anh có nhận xét gì về dự án sân bay Long Thành, mà vốn đầu tư nếu quy theo tỉ giá ngày hôm nay lên đến trên 168 ngàn tỉ đồng Việt Nam?
Không thể nói khác hơn là dự án sân bay Long Thành của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam lại một lần nữa gây bức xúc lớn trong dư luận trong những ngày gần đây. Đặc biệt là khi kỳ họp thứ 6 khóa 13 của Quốc hội bắt đầu.
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam đã trình ra một dự án có thể nói với một số vốn có thể nói là kinh hoàng: 8 tỉ đô la, chiếm đến 6% GDP toàn quốc để làm sân bay Long Thành! Trong thuyết minh, Tổng công ty này cho là sẽ xây dựng một thành phố sân bay với 70.000 dân, tạo công ăn việc làm cho 40.000 người. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến phản bác.
Ngay những ngày gần đây, cử tri ở một số nơi, chẳng hạn như cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị với đoàn đại biểu Quốc hội cần xem xét lại dự án sân bay Long Thành. Với một số vốn kinh khủng như thế thì có cần thiết, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang suy thoái trầm trọng như thế này hay không? Đồng thời họ so sánh luôn cả với việc sân bay Tân Sơn Nhất vẫn chưa khai thác được hết công suất, thì làm sao có thể xây dựng những sân bay khác ?
Một trong những lý lẽ phản bác sâu sắc nhất, theo tôi là của Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống. Ông giảng dạy ở trường đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, và là người trước đây từng có nhiều ý kiến phản biện về các vấn đề chính trị kinh tế và xã hội. Ông Nguyễn Thiện Tống đã phải dùng cụm từ “một sự tin tưởng mù quáng” để nói về những dư luận đã được thuyết phục bởi những số liệu của Cục Hàng không và Tổng công ty Cảng Hàng không đưa ra.
Theo đó, sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có thể đón tối đa 25 triệu khách một năm, không tăng lên được nữa. Do sự quá tải đó, tới năm 2020 cần phải dời ra một địa điểm khác là sân bay Long Thành để có thể đón khách quốc tế được nhiều hơn.
Nhưng ông Nguyễn Thiện Tống cho rằng luận cứ của Cục Hàng không và Tổng công ty Cảng Hàng không hoàn toàn không đúng. Ông đơn cử, chẳng hạn sân bay Changi của Singapore có diện tích 1.300 hecta, lớn gấp rưỡi sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay (800 hecta), có công suất lên đến 50 triệu khách. Như vậy với 800 hecta của Tân Sơn Nhất, bằng 2/3 Changi, thì lượng khách có thể tăng lên 35 triệu khách một năm rồi. Mà đó chỉ là một so sánh tương đối về diện tích mà thôi.
Ông Nguyễn Thiện Tống cũng đưa ra những cứ liệu đánh giá khá chuẩn xác, đầy đủ và công bằng, so sánh giữa Niên giám thống kê của Cục Thống kê Thành phố, với cứ liệu của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam, cho thấy hai con số khác xa nhau. Theo Cục Thống kê, từ năm 2005 đến 2012, tỉ lệ số chuyến bay quốc tế giảm từ 56,5% xuống còn 35,5%. Bên dự án sân bay Long Thành đã dự báo 90% tổng lượng khách là khách quốc tế, chỉ có 10% là nội địa. Trong khi đó, ở Tân Sơn Nhất thì ngược lại: tới 90% là nội địa, chỉ có 10% là khách quốc tế. Ông Nguyễn Thiện Tống cho rằng khả năng sân bay Long Thành không có khách là điều chắc chắn.
Sự khác biệt giữa hai kết quả tính toán là rất lớn. Như vậy người ta đã cố tình phóng đại số liệu này để xây sân bay Long Thành. Và ông cũng nghi ngờ là nếu cố làm phác ra cho nhiều lên để dự báo nhu cầu tương lai nhiều là điều rất nguy hiểm.
Cũng có một yếu tố khác: nếu so sánh với sân bay các nước trong khu vực, thì nhận định về tăng trưởng đối với hàng không Việt Nam càng rõ ràng hơn. Chẳng hạn như số liệu tỉ lệ tăng trưởng chung ở các sân bay của Singapore, Malaysia, Bangkok cũng thấy tỉ lệ bình quân thấp, và thấp hơn nhiều so với tỉ lệ gia tăng mà Cục Hàng không Việt Nam tính toán cho 10 đến 20 năm tới.
Đó cũng là một lý do mà những người phản biện như PGS Nguyễn Thiện Tống cho rằng khi dự báo về sản lượng hàng không ở sân bay Tân Sơn Nhất thì cần phải được kiểm chứng một cách độc lập. Điều này là cần thiết nhằm tránh lãng phí lớn khi xây dựng sân bay ở Long Thành. Vì với những số liệu luận chứng kinh tế kỹ thuật như vậy mà cứ cố tình đầu tư vào thì khả năng lỗ rất cao và hoàn vốn chậm.
Tôi cũng thấy là vấn đề kiểm chứng độc lập rất cần thiết, vì thực ra ở Việt Nam hiện nay chưa có những tổ chức giám kiểm độc lập đối với những lãnh vực được coi là nhạy cảm như ODA. Mà ODA thì trong một thời gian dài vừa qua đã có sự thất thoát rất lớn, kể cả những dấu hiệu tham nhũng trong đó nữa, mà chưa được một tổ chức kiểm chứng độc lập nào trong nước thực hiện. Những tổ chức phi chính phủ Việt Nam lại chưa chính thức được cho phép thành lập, trong khi đó những tổ chức phi chính phủ nước ngoài vốn có truyền thống kiểm định những dự án lớn như thế này lại chưa hoạt động ở Việt Nam, và cũng chưa được được một cơ quan nhà nước Việt Nam nào mời.
Điều đó cho thấy rõ ràng trong tương lai muốn đánh giá những dự án như sân bay Long Thành cần có một tổ chức kiểm chứng độc lập. Dư luận cũng đã đưa ra một số phân tích nữa về tình hình cung cầu đối với hàng không Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay có 21 cảng hàng không, trong đó có những sân bay quốc tế như Cần Thơ, Cam Ranh, Phú Quốc, Liên Khương vẫn chưa hoạt động hết công suất. Do vậy dư luận đề nghị nên tận dụng các sân bay hiện có thay vì làm thêm những sân bay quốc tế. Nên mở rộng sân bay Biên Hòa và Tân Sơn Nhất thay vì xây mới một số sân bay như Long Thành.
RFI: Anh có thể nêu một số ví dụ về lãng phí vốn ODA?
Vấn đề lãng phí vốn ODA đã được nêu ra từ rất lâu, và có nhiều ví dụ để dẫn chứng. Tiêu biểu nhất là vụ PMU18 vào năm 2006, qua đó trưởng ban PMU18 là Bùi Tiến Dũng thuộc Bộ Giao thông Vận tải, một kẻ đã tắm bằng bia trong quan hệ với gái. Ăn chơi sa đọa đến mức như vậy mà vẫn mang danh nghĩa là đảng viên, quan chức trung cấp của nhà nước, đủ thấy là đã xài tiền ODA như thế nào. Đó là một vụ lớn, nhờ báo chí phát hiện ra nên không thể ém nhẹm, sau đó đã phải đưa Bùi Tiến Dũng cùng một số đồng phạm ra xử.
Năm 2011, cũng lại là Bộ Giao thông đã đưa ra phương án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam có tốc độ 300-400 km/giờ với kinh phí lên đến 55 tỉ đô la! Tức là chiếm một nửa GDP của toàn quốc vào thời điểm đó.
Có thể nói đây là một dự án khủng khiếp mà không hiểu sao các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Giao thông, lại gần như nhắm mắt chấp thuận đề nghị do bên Đường sắt đưa ra, và trình lên chính phủ. Nhưng sau đó dư luận đấu tranh rất quyết liệt, và cuối cùng rất may mắn là năm 2013 dự án đường sắt cao tốc đã bị hủy. Chỉ có điều hủy dự án 55 tỉ đô la nhưng người ta vẫn thực hiện một phần, tức vẫn làm nhưng với quy mô nhỏ hơn.
Ngoài ra cần phải nói thêm về trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải. Việc bộ này đưa ra những dự án rất lớn, ngốn rất nhiều tiền – tiền từ ngân sách, tiền đi vay mượn của nước ngoài – trong những năm mà nền kinh tế gần như suy thoái toàn diện. Vào tháng 4/2012 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã bước vào năm suy thoái thứ tư, Bộ Giao thông Vận tải còn đưa ra dự án dùng 10.000 tỉ đồng từ ngân sách để xây dựng trụ sở mới. Ngay lập tức dư luận đã phản ứng rất dữ, cho là một đề xuất kỳ quái, hoàn toàn vô trách nhiệm đối với nhân dân.
Còn những năm trước, liên quan đến vấn đề ODA, báo chí Nhật Bản – chứ không phải báo chí Việt Nam đã phát hiện công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương của Nhật đã phải hối lộ cho quan chức Việt Nam phụ trách dự án đại lộ Đông-Tây ở Thành phố Hồ Chí Minh một phần hoa hồng tương đương 10% giá trị hợp đồng. Lúc đó cũng là một trưởng ban của PMU Đông-Tây là Bùi Ngọc Sĩ, theo tôi nhớ thì số tiền hối lộ cho ông ta là trên 800.000 đô la. Sau đó ông Sĩ đã phải nhận mức án tù cao.
Cũng có những minh họa khác về vấn đề lãng phí và tham nhũng trong ODA. Gần đây nhất, năm 2012 là Đan Mạch ngay trước thềm hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ năm 2012, chính Bộ Ngoại giao Đan Mạch đã không ngần ngại tuyên bố ngừng ¾ dự án ODA tài trợ cho Việt Nam do nghi ngờ một số cơ quan đơn vị sử dụng chi sai khoảng 11,4 tỉ đồng trên tổng số tiền 69 tỉ đồng do Đan Mạch tài trợ, tức là tương đương khoảng 19,9 triệu cua-ron.
Thậm chí còn có những tỉ lệ tham nhũng, thất thoát cụ thể đối với ODA ở Việt Nam. Chẳng hạn trong một lần hiếm hoi tôi đọc thấy trên báo điện tử Vietnamnet đã nêu ra một minh họa cụ thể: từ năm 2009-2010, sau khi đại sứ quán Nhật tại Việt Nam loan báo sẽ viện trợ không hoàn lại để một số tỉnh xây trường học, đường sá hạ tầng… thì có một phụ nữ mà tờ báo không dám nêu tên, chỉ cho biết là cư ngụ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Phụ nữ này đã liên lạc với lãnh đạo nhiều xã ở Hà Tĩnh để đặt vấn đề chạy dự án, với điều kiện khi thành công phải cắt cho bà ta 40%.
Sau đó nguồn vốn ODA đã được rót về cho ba xã ở Hà Tĩnh, trong đó có một xã tên là Gia Phố được nhận 80.000 đô la để xây dựng trường tiểu học. Chính quyền xã này đã lấy 8.000 đô la chia cho nhau, rồi lấy thêm 24.000 đô la chi cho người phụ nữ làm môi giới. Tỉ lệ 40% tương tự cũng xảy ra ở huyện Cẩm Xuyên. Và do bị ăn chặn, các cơ sở giáo dục, đường sá ở ba xã trên đều phải giảm quy mô và chất lượng.
Từ những hiện tượng tham nhũng, thất thoát ODA trong suốt những năm vừa qua, cho thấy ở Việt Nam đã hình thành những nhóm lợi ích ODA, là nhóm lợi ích căn cứ vào hoạt động độc quyền và đặc thù của chính sách, câu kết với những nhóm thân hữu kể cả với các chính khách để móc ráp, có được những hợp đồng đặc quyền về ODA và phân bổ cho các địa phương, nhận hoa hồng.
Trong 15 năm vừa qua, Việt Nam đã nhận đến 30 tỉ đô la từ nguồn vốn ODA để thực hiện hàng ngàn dự án phát triển cơ sở hạ tầng như sân bay, cảng biển, hệ thống điện, kể cả xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường, môi sinh. Nhưng nên hiểu một điều thế này, không phải ODA tất cả đều cho không, mà một phần rất nhỏ là viện trợ không hoàn lại, chỉ chiếm 3-5% mà thôi. Còn lại chủ yếu là tiền cho vay với lãi suất thực ra không hoàn toàn ưu đãi.
Do vậy nguy cơ tham nhũng trong việc sử dụng nguồn vốn này ngày một tăng, mức độ tham nhũng ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó các giải pháp phòng chống tham nhũng lãng phí tuy vẫn được nhà nước nhắc đến là phải thực hiện một cách quyết liệt nhưng mà thực ra không có gì quyết liệt cả. Đa số các vụ phát hiện về ODA đều do người dân và báo chí, hoàn toàn không phải do nhà nước phát hiện.
Mà thực ra vấn đề sân bay Long Thành hay những dự án sân bay khác chỉ là một phần. Cách đây vài năm người ta đã nói có một trào lưu xây dựng cảng biển ồ ạt ở Việt Nam, cũng với nguồn vốn ODA. Có những chuyên gia phản biện độc lập đã nêu ra rằng những dự án cảng biển cũng dự kiến trong luận chứng kinh tế kỹ thuật là có lượng tàu và hàng hóa lớn. Nhưng hiện nay các cảng biển đó vẫn bỏ trống.
Một ví dụ nữa, chẳng hạn giáo sư Tô Văn Trường, một người có kinh nghiệm trong giao thông vận tải và thủy lợi, đã nêu ra một số kinh nghiệm thực hiện dự án ODA liên quan đến một số quan chức. Chẳng hạn dự án cảng Lạch Huyện ở Hải Phòng đã cho thấy rõ là có vai trò của một số tổ chức, và sự thúc ép của một số quan chức nhà nước đối với các nhà khoa học. Ngay cả khi báo cáo của dự án Lạch Huyện còn đến khoảng 20 điểm chất vấn của Hội đồng khoa học liên quan đến phương pháp luận, các vấn đề về kỹ thuật tính toán, các tác động xấu về môi trường… chưa được giải trình rõ ràng, nhưng giới quan chức vẫn vận động cơ quan chức năng cho mở một số gói thầu, coi như việc đã rồi.
Giáo sư Tô Văn Trường cũng đưa ra một số ví dụ nữa khá sắc nét. Chẳng hạn dự án điện của TKV ở Cẩm Phả, hay dự án cao tốc Bến Lức, Long An dài có 58 km thôi nhưng đã đội giá từ 1,6 tỉ lên 2,2 tỉ đô la. Hoặc dự án métro Hà Nội chỉ dài có 12 km, mà giá tới trên 900 triệu đô la, tức khoảng 75 triệu đô la một km chiều dài. Métro ở Thành phố Hồ Chí Minh giá cũng tương tự, và giá nhà ga T2 ở Nội Bài cũng đến 900 triệu đô la.
Ông đặt câu hỏi: Chính phủ, đặc biệt là Bộ Giao thông Vận tải, làm sao có thể giải thích cho người dân hiểu vì lý do gì mà dự án giao thông ở Việt Nam có suất đầu tư quá cao so với những nước giàu có như Mỹ và Hàn Quốc?
Cho đến năm 2020, lúc đó theo quy hoạch cảng hàng không thì Việt Nam sẽ có 26 cảng được đưa vào khai thác so với 21 cảng hiện nay, tức là có thêm 5 cảng hàng không nữa. Có nghĩa là cũng thể sẽ có 5 dự án nữa cũng khủng khiếp như sân bay Long Thành, và sẽ lại xuất hiện nhiều tiêu cực. Lúc đó trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Rất nhiều cử tri, người dân cho đó là một cách để đẩy nợ cho tương lai, và đổ nợ lên đầu con cháu.
RFI: Xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã vui lòng tham gia chương trình hôm nay của chúng tôi.
Tham nhũng hơn 90.000 tỷ, thu hồi được... 900 tỷ (VTC 22-10-13)
Cần lắm những “người hùng” (MTG 22-10-13) -- Bài của bà Phạm Chi Lan
Ba năm giậm chân tại chỗ (DNSG 22-10-13)
Không thể nói cả nền kinh tế tê liệt! (TVN 22-10-13) -- Ý kiến TS Trần Đình Thiên
Chuẩn bị cho chặng đua nước rút thu ngân sách: Đụng đâu cũng thấy sai phạm! (SM 22-10-13)
“Gánh nặng” ngàn tỉ của đại gia Đặng Thành Tâm (Petrotimes 22-10-13) Ông Đặng Thành Tâm quyết tâm trả nợ (LĐ 22-10-13)
Ly kỳ dịch vụ “câu cá âm phủ” ở nghĩa trang (KP 22-10-13)
Những lần dư luận bị “sốc nặng” vì ông Huỳnh Uy Dũng (KT 22-10-13)
- Việt Nam: Sửa đổi Hiến pháp để Bảo vệ Nhân quyền (HRW). - Tôn trọng tất cả quyền con người, quyền công dân (NNVN). - UBND thị trấn “tước quyền công dân” là vi hiến (LĐ). – Điểm sách: CÁC BẢN HIẾN PHÁP LÀM NÊN LỊCH SỬ (Nguyễn Minh Tuấn).
- Hiến pháp và những khoảng lặng bên hành lang Quốc hội (VnEco/DĐXHDS). - Nâng cao năng lực Quốc hội (TT). - Không bầu trực tiếp Chủ tịch nước, Thủ tướng (TP).
- Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp: Đề nghị giá đền bù phải tuân theo cơ chế thị trường (SGGP).
- Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII: Vì sao hiệu quả chống tham nhũng chưa cao? (ĐĐK). - “Địa chỉ tham nhũng” chưa được chỉ rõ (ĐĐK). - Chưa chỉ rõ địa chỉ tham nhũng (LĐ). - Kê khai mà không… công khai (KTĐT). - Tham nhũng lớn “lọt cửa” thanh tra (DV). - Chỉ phát hiện được tham nhũng vặt (LĐ). - Chống tham nhũng: Chưa xứng thực tế (NNVN). - “Phòng chống tham nhũng là công việc lâu dài!” (PT). - Chống tham nhũng vẫn là ‘tiểu thuyết’ chương hồi nhiều tập (SM).
- Phát hiện thêm hàng tấn chất độc hại tại Nicotex Thanh Thái (SM). – Hải Dương: Dân đổ đất lấp cổng nhà máy, tố gây ô nhiễm (DT).
- Phi trường Tân Sơn Nhất và việc xây dựng sân bay Long Thành (Phi Vũ).
- Lại trò bịp bợm: ”NGHIÊN CỨU TIA ĐẤT” VỚI DỰ ÁN MA (Lê Khả Sỹ).
- Thương vụ mua bán mỏ đá Khe Bàn, Lào Cai: Những “bất thường” của cơ quan bảo vệ pháp luật (LĐ). - Bầu Đức từng tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng những gì? (GDVN).
- Phó GĐ Sở đút tay túi áo đứng nhìn người bị ô tô đâm (VNN).
- Con bù-lon xiết trục bánh kêu giá triệu mốt (Đinh Tấn Lực).
RFI : Thân chào anh Phạm Chí Dũng, rất cảm ơn anh đã nhận trả lời phỏng vấn. Anh có nhận xét gì về dự án sân bay Long Thành, mà vốn đầu tư nếu quy theo tỉ giá ngày hôm nay lên đến trên 168 ngàn tỉ đồng Việt Nam?
Không thể nói khác hơn là dự án sân bay Long Thành của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam lại một lần nữa gây bức xúc lớn trong dư luận trong những ngày gần đây. Đặc biệt là khi kỳ họp thứ 6 khóa 13 của Quốc hội bắt đầu.
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam đã trình ra một dự án có thể nói với một số vốn có thể nói là kinh hoàng: 8 tỉ đô la, chiếm đến 6% GDP toàn quốc để làm sân bay Long Thành! Trong thuyết minh, Tổng công ty này cho là sẽ xây dựng một thành phố sân bay với 70.000 dân, tạo công ăn việc làm cho 40.000 người. Tuy nhiên có rất nhiều ý kiến phản bác.
Ngay những ngày gần đây, cử tri ở một số nơi, chẳng hạn như cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh đã kiến nghị với đoàn đại biểu Quốc hội cần xem xét lại dự án sân bay Long Thành. Với một số vốn kinh khủng như thế thì có cần thiết, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang suy thoái trầm trọng như thế này hay không? Đồng thời họ so sánh luôn cả với việc sân bay Tân Sơn Nhất vẫn chưa khai thác được hết công suất, thì làm sao có thể xây dựng những sân bay khác ?
Một trong những lý lẽ phản bác sâu sắc nhất, theo tôi là của Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thiện Tống. Ông giảng dạy ở trường đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, và là người trước đây từng có nhiều ý kiến phản biện về các vấn đề chính trị kinh tế và xã hội. Ông Nguyễn Thiện Tống đã phải dùng cụm từ “một sự tin tưởng mù quáng” để nói về những dư luận đã được thuyết phục bởi những số liệu của Cục Hàng không và Tổng công ty Cảng Hàng không đưa ra.
Theo đó, sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có thể đón tối đa 25 triệu khách một năm, không tăng lên được nữa. Do sự quá tải đó, tới năm 2020 cần phải dời ra một địa điểm khác là sân bay Long Thành để có thể đón khách quốc tế được nhiều hơn.
Nhưng ông Nguyễn Thiện Tống cho rằng luận cứ của Cục Hàng không và Tổng công ty Cảng Hàng không hoàn toàn không đúng. Ông đơn cử, chẳng hạn sân bay Changi của Singapore có diện tích 1.300 hecta, lớn gấp rưỡi sân bay Tân Sơn Nhất hiện nay (800 hecta), có công suất lên đến 50 triệu khách. Như vậy với 800 hecta của Tân Sơn Nhất, bằng 2/3 Changi, thì lượng khách có thể tăng lên 35 triệu khách một năm rồi. Mà đó chỉ là một so sánh tương đối về diện tích mà thôi.
Ông Nguyễn Thiện Tống cũng đưa ra những cứ liệu đánh giá khá chuẩn xác, đầy đủ và công bằng, so sánh giữa Niên giám thống kê của Cục Thống kê Thành phố, với cứ liệu của Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam, cho thấy hai con số khác xa nhau. Theo Cục Thống kê, từ năm 2005 đến 2012, tỉ lệ số chuyến bay quốc tế giảm từ 56,5% xuống còn 35,5%. Bên dự án sân bay Long Thành đã dự báo 90% tổng lượng khách là khách quốc tế, chỉ có 10% là nội địa. Trong khi đó, ở Tân Sơn Nhất thì ngược lại: tới 90% là nội địa, chỉ có 10% là khách quốc tế. Ông Nguyễn Thiện Tống cho rằng khả năng sân bay Long Thành không có khách là điều chắc chắn.
Sự khác biệt giữa hai kết quả tính toán là rất lớn. Như vậy người ta đã cố tình phóng đại số liệu này để xây sân bay Long Thành. Và ông cũng nghi ngờ là nếu cố làm phác ra cho nhiều lên để dự báo nhu cầu tương lai nhiều là điều rất nguy hiểm.
Cũng có một yếu tố khác: nếu so sánh với sân bay các nước trong khu vực, thì nhận định về tăng trưởng đối với hàng không Việt Nam càng rõ ràng hơn. Chẳng hạn như số liệu tỉ lệ tăng trưởng chung ở các sân bay của Singapore, Malaysia, Bangkok cũng thấy tỉ lệ bình quân thấp, và thấp hơn nhiều so với tỉ lệ gia tăng mà Cục Hàng không Việt Nam tính toán cho 10 đến 20 năm tới.
Đó cũng là một lý do mà những người phản biện như PGS Nguyễn Thiện Tống cho rằng khi dự báo về sản lượng hàng không ở sân bay Tân Sơn Nhất thì cần phải được kiểm chứng một cách độc lập. Điều này là cần thiết nhằm tránh lãng phí lớn khi xây dựng sân bay ở Long Thành. Vì với những số liệu luận chứng kinh tế kỹ thuật như vậy mà cứ cố tình đầu tư vào thì khả năng lỗ rất cao và hoàn vốn chậm.
Tôi cũng thấy là vấn đề kiểm chứng độc lập rất cần thiết, vì thực ra ở Việt Nam hiện nay chưa có những tổ chức giám kiểm độc lập đối với những lãnh vực được coi là nhạy cảm như ODA. Mà ODA thì trong một thời gian dài vừa qua đã có sự thất thoát rất lớn, kể cả những dấu hiệu tham nhũng trong đó nữa, mà chưa được một tổ chức kiểm chứng độc lập nào trong nước thực hiện. Những tổ chức phi chính phủ Việt Nam lại chưa chính thức được cho phép thành lập, trong khi đó những tổ chức phi chính phủ nước ngoài vốn có truyền thống kiểm định những dự án lớn như thế này lại chưa hoạt động ở Việt Nam, và cũng chưa được được một cơ quan nhà nước Việt Nam nào mời.
Điều đó cho thấy rõ ràng trong tương lai muốn đánh giá những dự án như sân bay Long Thành cần có một tổ chức kiểm chứng độc lập. Dư luận cũng đã đưa ra một số phân tích nữa về tình hình cung cầu đối với hàng không Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay có 21 cảng hàng không, trong đó có những sân bay quốc tế như Cần Thơ, Cam Ranh, Phú Quốc, Liên Khương vẫn chưa hoạt động hết công suất. Do vậy dư luận đề nghị nên tận dụng các sân bay hiện có thay vì làm thêm những sân bay quốc tế. Nên mở rộng sân bay Biên Hòa và Tân Sơn Nhất thay vì xây mới một số sân bay như Long Thành.
RFI: Anh có thể nêu một số ví dụ về lãng phí vốn ODA?
Vấn đề lãng phí vốn ODA đã được nêu ra từ rất lâu, và có nhiều ví dụ để dẫn chứng. Tiêu biểu nhất là vụ PMU18 vào năm 2006, qua đó trưởng ban PMU18 là Bùi Tiến Dũng thuộc Bộ Giao thông Vận tải, một kẻ đã tắm bằng bia trong quan hệ với gái. Ăn chơi sa đọa đến mức như vậy mà vẫn mang danh nghĩa là đảng viên, quan chức trung cấp của nhà nước, đủ thấy là đã xài tiền ODA như thế nào. Đó là một vụ lớn, nhờ báo chí phát hiện ra nên không thể ém nhẹm, sau đó đã phải đưa Bùi Tiến Dũng cùng một số đồng phạm ra xử.
Năm 2011, cũng lại là Bộ Giao thông đã đưa ra phương án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam có tốc độ 300-400 km/giờ với kinh phí lên đến 55 tỉ đô la! Tức là chiếm một nửa GDP của toàn quốc vào thời điểm đó.
Có thể nói đây là một dự án khủng khiếp mà không hiểu sao các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Giao thông, lại gần như nhắm mắt chấp thuận đề nghị do bên Đường sắt đưa ra, và trình lên chính phủ. Nhưng sau đó dư luận đấu tranh rất quyết liệt, và cuối cùng rất may mắn là năm 2013 dự án đường sắt cao tốc đã bị hủy. Chỉ có điều hủy dự án 55 tỉ đô la nhưng người ta vẫn thực hiện một phần, tức vẫn làm nhưng với quy mô nhỏ hơn.
Ngoài ra cần phải nói thêm về trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải. Việc bộ này đưa ra những dự án rất lớn, ngốn rất nhiều tiền – tiền từ ngân sách, tiền đi vay mượn của nước ngoài – trong những năm mà nền kinh tế gần như suy thoái toàn diện. Vào tháng 4/2012 trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đã bước vào năm suy thoái thứ tư, Bộ Giao thông Vận tải còn đưa ra dự án dùng 10.000 tỉ đồng từ ngân sách để xây dựng trụ sở mới. Ngay lập tức dư luận đã phản ứng rất dữ, cho là một đề xuất kỳ quái, hoàn toàn vô trách nhiệm đối với nhân dân.
Còn những năm trước, liên quan đến vấn đề ODA, báo chí Nhật Bản – chứ không phải báo chí Việt Nam đã phát hiện công ty tư vấn quốc tế Thái Bình Dương của Nhật đã phải hối lộ cho quan chức Việt Nam phụ trách dự án đại lộ Đông-Tây ở Thành phố Hồ Chí Minh một phần hoa hồng tương đương 10% giá trị hợp đồng. Lúc đó cũng là một trưởng ban của PMU Đông-Tây là Bùi Ngọc Sĩ, theo tôi nhớ thì số tiền hối lộ cho ông ta là trên 800.000 đô la. Sau đó ông Sĩ đã phải nhận mức án tù cao.
Cũng có những minh họa khác về vấn đề lãng phí và tham nhũng trong ODA. Gần đây nhất, năm 2012 là Đan Mạch ngay trước thềm hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ năm 2012, chính Bộ Ngoại giao Đan Mạch đã không ngần ngại tuyên bố ngừng ¾ dự án ODA tài trợ cho Việt Nam do nghi ngờ một số cơ quan đơn vị sử dụng chi sai khoảng 11,4 tỉ đồng trên tổng số tiền 69 tỉ đồng do Đan Mạch tài trợ, tức là tương đương khoảng 19,9 triệu cua-ron.
Thậm chí còn có những tỉ lệ tham nhũng, thất thoát cụ thể đối với ODA ở Việt Nam. Chẳng hạn trong một lần hiếm hoi tôi đọc thấy trên báo điện tử Vietnamnet đã nêu ra một minh họa cụ thể: từ năm 2009-2010, sau khi đại sứ quán Nhật tại Việt Nam loan báo sẽ viện trợ không hoàn lại để một số tỉnh xây trường học, đường sá hạ tầng… thì có một phụ nữ mà tờ báo không dám nêu tên, chỉ cho biết là cư ngụ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Phụ nữ này đã liên lạc với lãnh đạo nhiều xã ở Hà Tĩnh để đặt vấn đề chạy dự án, với điều kiện khi thành công phải cắt cho bà ta 40%.
Sau đó nguồn vốn ODA đã được rót về cho ba xã ở Hà Tĩnh, trong đó có một xã tên là Gia Phố được nhận 80.000 đô la để xây dựng trường tiểu học. Chính quyền xã này đã lấy 8.000 đô la chia cho nhau, rồi lấy thêm 24.000 đô la chi cho người phụ nữ làm môi giới. Tỉ lệ 40% tương tự cũng xảy ra ở huyện Cẩm Xuyên. Và do bị ăn chặn, các cơ sở giáo dục, đường sá ở ba xã trên đều phải giảm quy mô và chất lượng.
Từ những hiện tượng tham nhũng, thất thoát ODA trong suốt những năm vừa qua, cho thấy ở Việt Nam đã hình thành những nhóm lợi ích ODA, là nhóm lợi ích căn cứ vào hoạt động độc quyền và đặc thù của chính sách, câu kết với những nhóm thân hữu kể cả với các chính khách để móc ráp, có được những hợp đồng đặc quyền về ODA và phân bổ cho các địa phương, nhận hoa hồng.
Trong 15 năm vừa qua, Việt Nam đã nhận đến 30 tỉ đô la từ nguồn vốn ODA để thực hiện hàng ngàn dự án phát triển cơ sở hạ tầng như sân bay, cảng biển, hệ thống điện, kể cả xóa đói giảm nghèo, cải thiện môi trường, môi sinh. Nhưng nên hiểu một điều thế này, không phải ODA tất cả đều cho không, mà một phần rất nhỏ là viện trợ không hoàn lại, chỉ chiếm 3-5% mà thôi. Còn lại chủ yếu là tiền cho vay với lãi suất thực ra không hoàn toàn ưu đãi.
Do vậy nguy cơ tham nhũng trong việc sử dụng nguồn vốn này ngày một tăng, mức độ tham nhũng ngày càng nghiêm trọng. Trong khi đó các giải pháp phòng chống tham nhũng lãng phí tuy vẫn được nhà nước nhắc đến là phải thực hiện một cách quyết liệt nhưng mà thực ra không có gì quyết liệt cả. Đa số các vụ phát hiện về ODA đều do người dân và báo chí, hoàn toàn không phải do nhà nước phát hiện.
Mà thực ra vấn đề sân bay Long Thành hay những dự án sân bay khác chỉ là một phần. Cách đây vài năm người ta đã nói có một trào lưu xây dựng cảng biển ồ ạt ở Việt Nam, cũng với nguồn vốn ODA. Có những chuyên gia phản biện độc lập đã nêu ra rằng những dự án cảng biển cũng dự kiến trong luận chứng kinh tế kỹ thuật là có lượng tàu và hàng hóa lớn. Nhưng hiện nay các cảng biển đó vẫn bỏ trống.
Một ví dụ nữa, chẳng hạn giáo sư Tô Văn Trường, một người có kinh nghiệm trong giao thông vận tải và thủy lợi, đã nêu ra một số kinh nghiệm thực hiện dự án ODA liên quan đến một số quan chức. Chẳng hạn dự án cảng Lạch Huyện ở Hải Phòng đã cho thấy rõ là có vai trò của một số tổ chức, và sự thúc ép của một số quan chức nhà nước đối với các nhà khoa học. Ngay cả khi báo cáo của dự án Lạch Huyện còn đến khoảng 20 điểm chất vấn của Hội đồng khoa học liên quan đến phương pháp luận, các vấn đề về kỹ thuật tính toán, các tác động xấu về môi trường… chưa được giải trình rõ ràng, nhưng giới quan chức vẫn vận động cơ quan chức năng cho mở một số gói thầu, coi như việc đã rồi.
Giáo sư Tô Văn Trường cũng đưa ra một số ví dụ nữa khá sắc nét. Chẳng hạn dự án điện của TKV ở Cẩm Phả, hay dự án cao tốc Bến Lức, Long An dài có 58 km thôi nhưng đã đội giá từ 1,6 tỉ lên 2,2 tỉ đô la. Hoặc dự án métro Hà Nội chỉ dài có 12 km, mà giá tới trên 900 triệu đô la, tức khoảng 75 triệu đô la một km chiều dài. Métro ở Thành phố Hồ Chí Minh giá cũng tương tự, và giá nhà ga T2 ở Nội Bài cũng đến 900 triệu đô la.
Ông đặt câu hỏi: Chính phủ, đặc biệt là Bộ Giao thông Vận tải, làm sao có thể giải thích cho người dân hiểu vì lý do gì mà dự án giao thông ở Việt Nam có suất đầu tư quá cao so với những nước giàu có như Mỹ và Hàn Quốc?
Cho đến năm 2020, lúc đó theo quy hoạch cảng hàng không thì Việt Nam sẽ có 26 cảng được đưa vào khai thác so với 21 cảng hiện nay, tức là có thêm 5 cảng hàng không nữa. Có nghĩa là cũng thể sẽ có 5 dự án nữa cũng khủng khiếp như sân bay Long Thành, và sẽ lại xuất hiện nhiều tiêu cực. Lúc đó trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Rất nhiều cử tri, người dân cho đó là một cách để đẩy nợ cho tương lai, và đổ nợ lên đầu con cháu.
RFI: Xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã vui lòng tham gia chương trình hôm nay của chúng tôi.
Tham nhũng hơn 90.000 tỷ, thu hồi được... 900 tỷ (VTC 22-10-13)
Cần lắm những “người hùng” (MTG 22-10-13) -- Bài của bà Phạm Chi Lan
Ba năm giậm chân tại chỗ (DNSG 22-10-13)
Không thể nói cả nền kinh tế tê liệt! (TVN 22-10-13) -- Ý kiến TS Trần Đình Thiên
Chuẩn bị cho chặng đua nước rút thu ngân sách: Đụng đâu cũng thấy sai phạm! (SM 22-10-13)
“Gánh nặng” ngàn tỉ của đại gia Đặng Thành Tâm (Petrotimes 22-10-13) Ông Đặng Thành Tâm quyết tâm trả nợ (LĐ 22-10-13)
Ly kỳ dịch vụ “câu cá âm phủ” ở nghĩa trang (KP 22-10-13)
Những lần dư luận bị “sốc nặng” vì ông Huỳnh Uy Dũng (KT 22-10-13)
- Việt Nam: Sửa đổi Hiến pháp để Bảo vệ Nhân quyền (HRW). - Tôn trọng tất cả quyền con người, quyền công dân (NNVN). - UBND thị trấn “tước quyền công dân” là vi hiến (LĐ). – Điểm sách: CÁC BẢN HIẾN PHÁP LÀM NÊN LỊCH SỬ (Nguyễn Minh Tuấn).
- Hiến pháp và những khoảng lặng bên hành lang Quốc hội (VnEco/DĐXHDS). - Nâng cao năng lực Quốc hội (TT). - Không bầu trực tiếp Chủ tịch nước, Thủ tướng (TP).
- Quốc hội thảo luận về sửa đổi Hiến pháp: Đề nghị giá đền bù phải tuân theo cơ chế thị trường (SGGP).
- Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII: Vì sao hiệu quả chống tham nhũng chưa cao? (ĐĐK). - “Địa chỉ tham nhũng” chưa được chỉ rõ (ĐĐK). - Chưa chỉ rõ địa chỉ tham nhũng (LĐ). - Kê khai mà không… công khai (KTĐT). - Tham nhũng lớn “lọt cửa” thanh tra (DV). - Chỉ phát hiện được tham nhũng vặt (LĐ). - Chống tham nhũng: Chưa xứng thực tế (NNVN). - “Phòng chống tham nhũng là công việc lâu dài!” (PT). - Chống tham nhũng vẫn là ‘tiểu thuyết’ chương hồi nhiều tập (SM).
- Phát hiện thêm hàng tấn chất độc hại tại Nicotex Thanh Thái (SM). – Hải Dương: Dân đổ đất lấp cổng nhà máy, tố gây ô nhiễm (DT).
- Phi trường Tân Sơn Nhất và việc xây dựng sân bay Long Thành (Phi Vũ).
- Lại trò bịp bợm: ”NGHIÊN CỨU TIA ĐẤT” VỚI DỰ ÁN MA (Lê Khả Sỹ).
- Thương vụ mua bán mỏ đá Khe Bàn, Lào Cai: Những “bất thường” của cơ quan bảo vệ pháp luật (LĐ). - Bầu Đức từng tố cáo Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng những gì? (GDVN).
- Phó GĐ Sở đút tay túi áo đứng nhìn người bị ô tô đâm (VNN).
- Con bù-lon xiết trục bánh kêu giá triệu mốt (Đinh Tấn Lực).