Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Đề xuất xây nghĩa trang mới cho lãnh đạo cấp cao

TP - Bộ Xây dựng vừa xin ý kiến Thủ tướng về địa điểm xây dựng nghĩa trang mới để an tang cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước sau khi từ trần.

Bộ đề xuất lựa chọn hai vị trí, gồm: tại khu vực nghĩa trang Yên Kỳ mở rộng về phía Nam, huyện Ba Vì. Vị trí thứ hai thuộc xã Yên Trung, huyện Thạch Thất, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50 km.

Hiện các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước sau khi từ trần, phần lớn đều được an táng tại nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội).

Tuy nhiên, theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, diện tích trống tại nghĩa trang này không còn nhiều, do đó thời gian tới sẽ không chôn cất mới tại đây.Đề xuất xây nghĩa trang mới cho lãnh đạo cấp cao (TP). > Lo hậu sự cho người nghèo

****************

- Lãnh đạo xã có nhà tiền tỷ ở Hà Nội (Bee).  - Dù thị trường bất động sản đang giảm giá sâu nhưng nhà đầu tư vẫn có lãi. Chuyện giá nhà đất thời gian qua bị đẩy lên cao một cách vô lý là vì việc tham nhũng đất đai quá phổ biến. Đó là một vài chia sẻ của ThS Phạm Văn Bình, Phó trưởng Khoa Tài chính doanh nghiệp, chuyên ngành Định giá tài sản và Kinh doanh bất động sản.


Lãi khủng, giảm vẫn không lỗ

Hiện nay, bất động sản đang giảm giá sâu, thậm chí có dự án giảm đến 30 - 50%. Theo ông, giá này đã là giá thực hay vẫn ảo?

Đánh giá về giá thực hay ảo là rất khó vì chỉ mang tính tương đối.

Vậy với giá hiện nay các nhà đầu tư có bị lỗ?

Tôi cho rằng, dù giá giảm mạnh, xong các chủ đầu tư vẫn đảm bảo được lợi ích tối thiểu.

Ông phân tích thế nào về nguyên nhân giảm giá?

Có nhiều nguyên nhân. Một là, do lượng cung hiện nay ra thị trường là rất lớn, nhất là cung về nhà chung cư. Hiện tượng tăng cung trong vài năm trở lại đây chính là hệ quả tất yếu của các "cơn sốt" bất động sản vào những năm 2006 - 2007. Khi "sốt" các chủ đầu tư thu được lợi nhuận cao nên ồ ạt đầu tư vào các dự án.

Nhưng hàng hóa bất động sản có đặc trưng là "cung bị trễ", muốn làm một dự án bất động sản cần có thời gian, khoảng 3 - 5 năm là chuyện bình thường. Do đó, nếu năm 2007 mới bắt đầu đầu tư thì có khi năm 2012 mới có sản phẩm hoàn thiện.

Thêm vào đó, khi xu hướng thị trường "đi ngang" hoặc "giảm" thì các nhà đầu cơ thường lại "xả" hàng. Hai là, các loại cầu như cầu tiêu dùng, cầu sản xuất - đầu tư, cầu đầu cơ... đều giảm mà lý do chính là những khó khăn về kinh tế, cũng như kỳ vọng vào sự "hưng phấn" của thị trường gần như không có.

Dù giảm giá sâu nhưng nhà đầu tư vẫn có lãi. Qua đó để thấy trước đây đầu tư bất động sản lãi khủng cỡ nào?

Đương nhiên. Trước đây, phần lớn các chủ đầu tư đều thu lợi nhuận "khổng lồ". Chẳng hạn như đối với nhà liền kề hay biệt thự, trong tính toán để nộp tiền sử dụng đất, nhiều dự án sau này chỉ cần bán ra ngoài thị trường với giá khoảng 15 - 20 triệu đồng/m2, còn chung cư giá khoảng 14 - 18 triệu đồng/m2 là chủ đầu tư đã có lợi nhuận tối thiểu.

Tuy nhiên, thực tế khi bán giá nhà liền kề hay biệt thự có khi lên tới 30 - 80 triệu đồng/m2, còn chung cư cũng lên tới 25 - 40 triệu đồng/m2.

Hay xét về giá thành xây dựng chung cư, tính suất đầu tư trung bình cho việc xây dựng một tòa nhà cao 25 tầng tại Hà Nội thì cũng chỉ xoay quanh khoảng 9 triệu đồng/m2 xây dựng. Ngoài ra, sẽ phân bổ thêm tiền sử dụng đất, diện tích công cộng, các chi phí khác nữa, giả định là thêm 100% thì giá thành cũng mới ở mức 18 triệu đồng/m2.

Qua đó mới thấy các chủ đầu tư họ lãi như thế nào. Điều đó cũng giải thích không phải ngẫu nhiên mà giai đoạn trước đây gần như không một doanh nghiệp lớn nào lại không tham gia kinh doanh bất động sản.

ThS Phạm Văn Bình, Phó trưởng Khoa Tài chính doanh nghiệp, chuyên ngành Định giá tài sản và Kinh doanh bất động sản, Học viện Tài chính.
ThS Phạm Văn Bình, Phó trưởng Khoa Tài chính doanh nghiệp, chuyên ngành Định giá tài sản và Kinh doanh bất động sản, Học viện Tài chính.

Huyện, xã nghèo, lãnh đạo vẫn có nhà tiền tỷ

Theo ông, tại sao người dân lại có thể chịu đựng được mức chênh lệch giá đó?

Vì chúng ta chưa kiểm soát được thị trường bất động sản. Cụ thể, hành lang pháp lý cho việc quản lý thị trường thiếu, không rõ ràng, thủ tục hành chính rườm rà; chức năng quản lý chồng chéo; sự lũng đoạn của giới đầu cơ; thông tin bất động sản không minh bạch và không được kết nối. Vì thế mà người dân dù không muốn chịu cũng đành phải chịu.

Liệu cái tiền chênh lệch đó nhà đầu tư, giới đầu cơ có được "nuốt" cả?

Tất nhiên, trong giai đoạn thị trường "sốt" thì họ là những người hưởng lợi nhiều nhất. Họ "không phải làm gì" nhưng vẫn thu được các khoản chênh lệch khổng lồ. Nhưng bên cạnh đó thì không thể không kể đến một bộ phận lãnh đạo có quyền chức cũng được hưởng phần trăm chênh lệch đó.

Hẳn các nhà quản lý đều phải biết rất rõ về sự chênh lệch vô lý đó?

Tôi nghĩ tất nhiên là các nhà quản lý biết.

Nếu biết tại sao họ vẫn để vấn đề như vậy xảy ra? Phải chăng họ cũng có % trong đó?

Cũng phải nói là có những lý do khách quan, như mặt bằng kinh tế, trình độ khoa học - công nghệ, sự hiểu biết của một bộ phận người dân của chúng ta chưa cao. Tuy nhiên, nguyên nhân lớn xuất phát từ các nhà quản lý: Có thể mình họ không giải quyết được gì, cũng có thể là họ cũng có lợi ích trong đó nên đành lờ đi.

Như thế có thể khẳng định chính họ cũng góp phần đẩy giá đất, nhà ở lên cao hơn?

Các kết quả đánh giá về mức độ minh bạch và tham nhũng của các tổ chức nước ngoài về thị trường bất động sản nước ta cho thấy, Việt Nam luôn bị đánh giá có mức minh bạch thấp, trong khi đó nạn tham nhũng, nhất là liên quan đến đất đai lại cao. Chính sự tham nhũng là nguyên nhân không nhỏ làm tăng giá bất động sản. Một minh chứng cho biểu hiện này là một số lãnh đạo huyện, xã ở các nơi dù thuộc địa phương nghèo vẫn có nhà trị giá hàng tỷ đồng ở Hà Nội.

Thời điểm mua nhà để ở

Vậy đợt giảm giá sâu này có thể xem là cuộc "ăn mặn khát nước" hay nói cách khác là luật nhân quả không, thưa ông?

Vâng. Tôi nghĩ nó là hệ quả tất yếu đã được cảnh báo ngay từ 2009, 2010.

Với mức giảm giá như hiện nay, theo ông, người dân có thu nhập chân chính đã có thể mua được nhà chưa?

Để trả lời câu hỏi này là rất khó, vì thị trường bất động sản khác so với thị trường hàng hóa thông thường. Thị trường bất động sản có tính khu vực như nơi này "sốt", nhưng nơi kia vẫn "đóng băng" hay nền đất "sốt" nhưng căn hộ chung cư vẫn "đóng băng" là chuyện bình thường. Nên mọi đánh giá phải gắn với từng khu vực địa lý, cũng như chủng loại của bất động sản.

Tuy nhiên, nếu cần đánh giá khái quát thì theo tôi: Nếu mua để nhằm mục đích kiếm lời thì chưa, vì theo xu hướng này rất khó để thị trường "thăng hoa" trong khoảng 1 năm nữa. Còn nếu thị trường đi ngang thì cũng không nên mua vì đồng tiền có giá trị theo thời gian. Trường hợp mua để tiêu dùng thì đây cũng là giai đoạn thích hợp vì có quyền lựa chọn.

Tất nhiên, tôi phải nhấn mạnh là mua để tiêu dùng tức là mua để ở hay phục vụ sản xuất và thu được lợi ích từ việc tiêu dùng đó. Bên cạnh đó, các chủ đầu tư cũng có thể tiếp tục xem xét để đầu tư các dự án có tiềm năng thị trường tốt để đón giai đoạn hồi phục của thị trường trong tương lai.

Xin cảm ơn ông!

Đầu cơ nhìn chung là xấu, vì đầu cơ tác động tiêu cực tới cả cầu và cung trong các giai đoạn của thị trường, vì vậy nên chống đầu cơ. Tuy nhiên, việc có xét xử được hay không thì còn phải dựa vào pháp luật của mỗi nước. Hiện nay, chúng ta cũng đang có những hành động cụ thể để chống đầu cơ, như quản lý chặt các giao dịch, đánh thuế thu nhập, đánh thuế vào đất sử dụng sai mục đích, và Hà Nội đang triển khai để đánh thuế vào các biệt thự bỏ hoang... Còn theo quan điểm của riêng tôi, chúng ta cũng dần hoàn thiện các điều kiện cần thiết để đảm bảo các giao dịch bất động sản minh bạch và nếu có dầu hiệu vi phạm như làm giá, thao túng thị trường thì có thể xử lý hình sự như trên thị trường chứng khoán đã thực hiện.
ThS Phạm Văn Bình
 
Thu Hiền (Thực hiện)

--Ồ ạt kích cầu bất động sản

-Sự thật nợ bất động sản: Rùng mình những con số

-“Hạ sách” bán bất động sản dưới giá thành

-Bầu Đức bán phá giá căn hộ

--Một “ông lớn” Hà Nội hạ giá căn hộ gây sốc

- Ngân hàng gom vốn (TT). - Lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn ngắn có xu hướng giảm (Vietstock). - Rủi ro đạo đức: ‘Bệnh ung thư’ của ngân hàng(VEF).
- Năm 2013 sẽ kiểm toán 8 tập đoàn (eFinance).
- WB tài trợ 449 triệu USD cho ngành điện Việt Nam (ĐTCK). - Minh bạch giá điện: Mơ về nơi xa lắm (ĐĐK). - Đề nghị kiểm toán EVN, Petro Vietnam (NNVN). Yêu cầu kiểm toán Tập đoàn Dầu khí, Điện lực, Xăng dầu 07:46 ngày 13.09.2012-SGTT.VN - Ngoài danh sách tám tập đoàn nhà nước thuộc diện kiểm toán 2013 mà Kiểm toán Nhà nước đề xuất, Ủy ban Tài chính Quốc hội yêu cầu bổ sung ba tập đoàn đang có nhiều vấn đề dư luận quan tâm.
- Chứng khoán: Sự hờ hững… đến buồn lòng (VEF). - Sài Gòn Exim muốn rút chân khỏi nhóm cổ đông lớn Sacombank (DT). - Phạt nặng bán khống có đủ răn đe? (SGĐT). - Lợi, hại độc quyền vàng miếng (TP).  - Vàng “ngập ngừng” chờ gói nới lỏng định lượng lần 3 (TTXVN).

- Kinh doanh xăng dầu: Quy định mập mờ, doanh nghiệp lợi kép (Đầu tư).  -  Đại lý xăng dầu kêu lỗ (TBKTSG). - Doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị lừa tại Cameroon (TP).
- Lay lắt những chuyến tàu liên vận quốc tế (TP).
- Doanh nghiệp đổ tiền gom dự án (VNE).

Quan phá rừng được hưởng án treo
(NLĐO) - Mặc dù bị tăng án do có hành vi phá rừng nuôi tôm gây thiệt hại nguồn tài nguyên nhưng tất cả các quan huyện đều được cho hưởng án treo.

Cầu cảng đang xây bất ngờ bị sập
(Dân trí) - Công trình cầu cảng của Tổng kho sản phẩm dầu khí Đà Nẵng tại vịnh Mân Quang (phường Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng) đang thi công bỗng nhiên bị sập. Một ngư dân cho biết, công trình cầu cảng này đang thi công thì phát ra tiếng nổ lớn vào ngày ...
Sập cầu cảng Tổng kho dầu khí Đà NẵngTin tức 24h
Đà Nẵng: Sập cầu cảng khi đang thi côngNgười Lao Động
Đà Nẵng: Nổ lớn ở công trình cầu cảng tổng kho dầu khíVTC


- Kỹ sư Tạch lại thua kiện (TBKTSG).

--

Dành cho người có thần kinh thép: Chuyện đời - chuyện dân sinh:

Tham mưu lạ
Hà Nội có nhiều sáng kiến về giao thông kiểu “đùng một cái”. Nào đề nghị cấm mua xe máy cũ, cấm mua ô tô cá nhân, rồi xe máy chạy theo biển số tương ứng với ngày chẵn lẻ... bây giờ thêm đề nghị đầu tư xe tuk tuk, mà phải là xe made in China mới được, để hạn chế xe máy. Người dân vốn đang khốn khổ với việc xăng dầu tăng giá liên tục, kéo theo sự đồng khởi leo thang của hàng hóa và dịch vụ, nay thêm những “nhà hiến kế” chủ quan, không tôn trọng dư luận và lợi ích cộng đồng.

Kẹt xe ở Việt Nam, nhất là Hà Nội không phải chỉ vì xe máy. Lượng xe cộ ở Hà Nội chiếm không gian giao thông chưa bằng phân nửa thủ đô các nước. TP nào cũng kẹt xe, nhưng đó là sự kẹt xe trong trật tự vì xe quá đông. Tất cả đều xếp hàng, lần lượt tự giải tỏa. Còn kẹt xe ở Việt Nam là do người tham gia giao thông chen lấn, ai cũng muốn đi trước, chẳng ai nhường ai. Bên cạnh đó là luật pháp không nghiêm, chính sách còn lúng túng. Các phương tiện giao thông công cộng, dù nỗ lực vẫn chỉ mới đáp ứng nhu cầu rất khiêm tốn. Vấn đề cấp bách hiện nay là lập lại trật tự giao thông, giãn các công trình, cao ốc, chợ, trường học ra dần ngoại ô. Phải có kế hoạch tổng thể với từng bước đi thích hợp. Không thể tư duy theo nhiệm kỳ, càng không thể tùy hứng.

Xe tuk tuk là loại xe vận chuyển công cộng bình dân. Đó là xe gắn máy phân khối lớn chế thêm thùng chở khách, thành xe 3 bánh, chở từ 2 - 4 người. Xe có nguồn gốc từ Thái Lan, phục vụ khách du lịch ba lô. Gọi là tuk tuk vì xe nổ máy kêu “tuc tuc”. Sau này, người Thái cải tiến thành xe lam, gần giống xe lam ở miền Nam trước 1975, chở được 8 - 10 người. Tất cả xe tuk tuk ở các nước rất phổ biến như Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Lào, Trung Quốc... đều là xe nội địa tự chế. Chỉ có Việt Nam là muốn ưu ái, độc quyền cho xe tuk tuk “made in China”, dù loại xe này, tỉnh nào cũng có thể sản xuất được? Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội, còn khoe: “Ngày 20.9, sẽ dẫn đầu đoàn qua Quảng Châu tham quan nhà máy sản xuất xe tuk tuk...”. Ông khẳng định dứt khoát: “Chúng tôi nói đi đôi với làm!”. Chắc chắn lúc về, thế nào ông cũng mang theo mấy chiếc tuk tuk Trung Quốc, mở đầu cho việc làm rối thêm giao thông Hà Nội. Trong khi đó, nếu chỉ để trung chuyển khách từ ngoại thành ra trạm xe buýt thì nên kéo dài lộ trình xe buýt thêm hoặc dùng xe buýt nhỏ hơn (trong các quận nội thành) là phù hợp.

Chúng tôi tin là lãnh đạo Hà Nội sẽ kịp thời điều chỉnh, hạn chế tối đa tác hại của những “nhà tham mưu gì lạ” như đã từng kịp thời chỉ đạo ngưng việc xây “5 cổng chào” hoành tráng, tốn kém vô lý và “chôn 1.000 kỷ vật”... nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.

 
- Thanh Hóa: Dân nghèo “è cổ” đóng các khoản thu vô lý (DT).

- “THUẾ BÙ THAM NHŨNG” (Faxuca).

Dân vá đường Quốc lộ, Ủy ban Tài chính ủng hộ...người nghèo
Tấn trò đời buốt lạnh lòng hiếu mùa Vu Lan!
GS Chu Hảo:Con đẩy bố ra vỉa hè là cái họa
(PhunuToday) - "Đừng dồn uất hận lên một con người, coi họ như con ghẻ của cộng đồng bởi nhiều khi con người ấy có thể chỉ là một nạn nhân, là sản phẩm của xã hội này” – GS Chu Hảo.

Cảnh tiệm vàng ở Thái Bình tan tành vì thuốc nổ
Dạt nhà đi hoang, nữ sinh biến thành nô lệ tình dục

 


- Sự cố vỡ đập Tây Nguyên: Có tổ mối trong thân đập (DT).


- Cảnh báo từ vụ sạt lở núi ở Mù Cang Chải (Công thương).
- Sau lở núi 20 người chết, dân mót quặng tiếp (TT).


- Đại lộ Võ Văn Kiệt bị ngập nước trong cơn mưa sáng nay (SGGP).
- Nếu kẹt xe, sẽ dỡ bỏ trạm thu phí cầu Bình Triệu 1 (VOV).
- Tin tiếp về vụ 8 nữ sinh bị chết đuối ở Hà Nội (VOV). - Vụ 8 học sinh chết đuối: Lời kể của nữ sinh thoát chết và người vớt xác (DT).  - Nước mắt tang thương hồ Tuy Lai (TT).  - Đắng lòng tiễn đưa tám nữ học sinh đuối nước (TP).

- 14 người Việt thiệt mạng tại Nga: Cháy ở xa, nỗi đau quá gần (DT).  - Cả họ quấn khăn tang  (VNN).   - 14 người Việt chết cháy ở Nga: Tang thương quê nghèo (VOV).  - “Nó mới đi Nga được có 15 ngày mà…” (NLĐ). Có thể công nhân bị đưa đi XKLĐ chui -(NLĐO) - Lãnh đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết xưởng may bị cháy hoạt động bất hợp pháp và có khả năng những công nhân Việt Nam bị đưa đi làm việc “chui”. - 14 người Việt chết cháy ở Nga: Có thể do chập điện (VOV).

Công nhân Việt tại Mã Lai ra sao khi công ty phá sản
2012-09-12
Lại thêm một hoàn cảnh đáng thương của công nhân Việt Nam tại Mã Lai : 42 công nhân bị bắt buộc phải trở về Việt Nam khi hợp đồng chưa hết hạn vì công ty bị phá sản.

 
- Bản mồ côi của các bà mẹ đơn thân ở La Pán Tẩn (TTXVN).
- Bọ xít hút máu xuất hiện ở mọi nơi (DT).
- Ngổn ngang, nhếch nhác vỉa hè quanh Trung tâm Hội nghị Quốc gia (GDVN).
- Mang súng bút đi… dạo phố (TN).
- Khoảnh khắc cuộc sống Quán trà chanh im lặng (TT).

"Đâu chỉ miền Trung, đàn ông ở đâu mà chả ham nhậu"
Toát mồ hôi khi đàn bà miền Tây… nhậu

 

Thư họa Vua Trần Nhân Tông được bán với giá 1,8 triệu USD (DT).
Truyện Kiều và những điều hay nhất (Petrotimes). Nguyễn Trung: Lũ - Tập 2 - Chương 1 (viet-studies 12-9-12)

Tây Nguyên thương nhiều, yêu nhiều và ưu tư cũng nhiều (QĐND 12-9-12) -- P/v Nguyên Ngọc
Một cách làm báo kỳ lạBA SÀM
Tiêu chuẩn đánh giá một đề tài nghiên cứu cấp tiến sĩ Nguyen Van Tuan Hai tuần vừa qua, môt số báo (như Giáo dục Việt Nam, Pháp luật Việt Nam,Vietnamnet, v.v.) đồng loạt đăng một số bài về luận án tiến sĩ … vô bổ. Loạt bài này thật ra không mới, nhưng có vài chi tiết rất thú vị. Chẳng hạn như có luận án “Tắm giặt cho chiến sỹ miền núi”! Không biết thật hay đùa, nhưng mới nghe qua thì quả là rất vui. Nhưng một cách nghiêm chỉnh: tiêu chuẩn gì để đánh giá một đề tài nghiên cứu cấp tiến sĩ? Bài này sẽ cung cấp vài câu trả lời cho câu hỏi đó theo chuẩn mực khoa học và kinh nghiệm cá nhân.

- NÓI VỀ BÀI “HAI BÀ TRƯNG” MỘT LẦN NỮA, RỒI THÔI ! (Tâm sự Y giáo).  – Sao không gọi giặc lạ, cho quen?(VNN/ BoxitVN).

Khán giả mất niềm tin vào truyền hình thực tế ở Việt Nam
SGTT.VN - Top Model lộ kết quả, The Voice lùm xùm nghi án dàn xếp... là những tai tiếng làm khán giả không còn hứng thú với các sô truyền hình thực tế.

Tổng số lượt xem trang