Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Dân biểu Mỹ giới thiệu dự luật yêu cầu VN cải thiện nhân quyền

-Son Tran 
-4 dân biểu Hoa Kỳ đề nghị dự luật cải thiện nhân quyền Việt Nam

T7, 05/02/2015 -Ngày 30 tháng 4, các dân biểu Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã trình lên Quốc hội dự luật mang tên Luật về Nhân Quyền Việt Nam 2015, yêu cầu Việt Nam cải thiện nhân quyền trước khi nhận được viện trợ.


Dân biểu Chris Smith: “Đảng Cộng sản không phải là tương lai của Việt Nam”.


Gắn liền vấn đề nhân quyền với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, dự luật khuyến cáo chính quyền Hoa Kỳ trong tiến trình đàm phán với Hà Nội, đừng vì những lợi ích kinh tế, thương mại mà quên vấn đề nhân quyền.


Dân biểu Chris Smith, Chủ tịch tiểu ban đặc trách nhân quyền thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ, chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam là tệ hại. Ông nói Việt Nam không xứng đáng nhận được những lợi ích thương mại, hay hợp tác an ninh mà Washington hứa hẹn. Ông cũng kết luận rằng đảng CSVN không phải là tương lai của Việt Nam và cho rằng cải thiện nhân quyền là điều cơ bản đưa tới quan hệ tốt hơn giữa hai nước.


"Người dân Mỹ không phải cấp tiền cho việc tra tấn hay việc bỏ tù những nhà báo, những nhà lãnh đạo tôn giáo, nhà hoạt động quyền người lao động, hoặc những người ủng hộ dân chủ và tự do trên Internet," dân biểu Smith nói.


Dân biểu Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện cũng là người đồng bảo trợ dự luật này ngay từ đầu. Vào hôm 30 tháng 4 ra thông cáo ủng hộ dự luật. “Dự luật này là trọng yếu trong những nỗ lực của chúng ta nhằm cải thiện tình hình cho người dân Việt Nam,” thông cáo nói.


Những dân biểu đồng bảo trợ dự luật này còn có Dana Rohrabacher (Đảng Cộng hòa), Zoe Lofgren và Gerald Connolly (cùng Đảng Dân Chủ).


Những dự luật tương tự như dự luật này trong những năm gần đây đã thông qua dễ dàng ở Hạ viện, nhưng thường bị đình lại ở Thượng viện. Dự luật này sẽ không ngăn chặn hỗ trợ nhân đạo bao gồm viện trợ lương thực, những nỗ lực làm sạch chất độc da cam, hoặc các chương trình phòng chống HIV/AIDS.

-Son Tran  Dân biểu Mỹ giới thiệu dự luật yêu cầu VN cải thiện nhân quyền




Các chính trị gia của Mỹ đánh dấu kỷ niệm 40 năm chính quyền Sài Gòn sụp đổ bằng việc giới thiệu dự luật yêu cầu Việt Nam cải thiện nhân quyền trước khi nhận được hỗ trợ. Xem thêm: http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo
Đại sứ Pete Peterson: Mỹ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam (VOA 1-5-15) -- No "regime change"?  Seriously?
Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam thời hậu chiến khẳng định Hoa Kỳ không ngầm muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam, một trong những yếu tố được xem là thách thức lớn nhất cho quan hệ song phương kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975 tới nay.
Trong cuộc trao đổi với Trà Mi VOA Việt ngữ đánh dấu 40 năm kép lại cuộc chiến Việt Nam, cựu đại sứ Pete Peterson từng là một tù binh chiến tranh Việt Nam, khẳng định trở ngại lớn nhất trong bang giao giữa Washington với Hà Nội hiện nay là nhân quyền Việt Nam, ‘vấn đề mà Mỹ sẽ không đơn thuần bỏ qua.’
Giữa lúc đôi bên năm nay kỷ niệm 2 thập niên bình thường hóa quan hệ, vị sứ giả có công hàn gắn bang giao hai nước cựu thù cũng dự đoán rằng ‘trong 20 năm kế tiếp, chắc chắc Việt-Mỹ sẽ trở thành đồng minh mạnh mẽ ở Đông Nam Á.’
VOALà vị đại sứ Mỹ tại Việt Nam đầu tiên thời hậu chiến, ông đánh giá những gì đôi bên đạt được đang ở mức nào trên thang điểm từ 1-10?
Đại sứ Peterson: Câu hỏi này khó đấy. Tôi rất hài lòng vì những gì hai nước đã đạt được, chắc chắn tròn 7 điểm, nhưng tôi không biết đôi bên đã đạt được tất cả những gì có thể hay chưa vì có những giai đoạn khó khăn. Thời kỳ suy thoái tài chính ở Châu Á và một số các vấn đề khác ngăn cản tiến bộ của chúng ta, nhưng nhìn chung, tôi nghĩ các thành quả hai nước đạt được rất tốt. 
VOAÔng nhận xét thế nào về những lợi ích từ mối bang giao Việt-Mỹ, thời ông làm đại sứ và thời nay?
Đại sứ Peterson: Tôi không nghĩ chúng ta có thể đo lường được đâu. Khi nỗ lực đạt Thỏa thuận Thương mại Song phương (BTA), chúng tôi nghĩ thỏa thuận này sẽ giúp cải thiện quan hệ thương mại hai chiều lên hàng triệu đô la, nhưng đã lên tới mức hàng tỷ đô la. Hiện giờ trao đổi mậu dịch giữa hai nước hằng năm trên 35 tỷ đô la, cũng nhờ vào một số việc chúng tôi làm thời bấy giờ.
VOACòn những gì chưa làm được trong quá trình ‘biến thù thành bạn’ đó, đại sứ thấy thế nào?
Đại sứ Peterson: Đôi bên giờ không còn nhìn nhau như kẻ thù nữa mà là đối tác mạnh của nhau. Tôi đoán là trong 20 năm kế tiếp, chắc chắn Việt-Mỹ sẽ trở thành đồng minh mạnh mẽ ở Đông Nam Á vì lợi ích chung đưa hai nước xích lại gần nhau đến nỗi không màng tới những hoạt động từ chiến tranh.
VOA: Nhiệm vụ chính mà ông và những người kế nhiệm ông cùng chia sẻ là ‘mở ra trang mới trong quan hệ song phương và chấm dứt những sự chia rẽ.’ Nhiều người cho rằng sau 20 năm, vế sau của nhiệm vụ này vẫn chưa đạt được. Theo ông trở ngại chính là gì?
Đại sứ Peterson: Làm mới quan hệ khó hơn nhiều so với những gì người ta nghĩ, có rất nhiều vấn đề thật sự rất khó để giải quyết vì phía Việt Nam ngần ngại tiến tới mối quan hệ mà Hoa Kỳ nghĩ tới. Trước đây cũng không có sự ủng hộ rộng rãi tại Mỹ đối với việc làm mới mối quan hệ này. Cho nên, đã có những trở ngại rất lớn, nhưng sự kiên nhẫn và nhiệt huyết từ những các nhà ngoại giao và thương thuyết gia có liên hệ đã thành công trong nỗ lực này. Nay, phần lớn những vấn đề mà chúng ta đương đầu lúc ấy đã qua rồi, nhưng cũng còn nhiều vấn đề tồn tại. Nhân quyền Việt Nam vẫn còn là trở ngại cho quan hệ Việt-Mỹ. Đôi bên vẫn còn mâu thuẫn trong nhiều vấn đề về thương mại. Có nhiều việc hai bên đồng ý và nhiều việc không nhất trí, nhưng sự trưởng thành của mối quan hệ cho phép chúng ta đối thoại các vấn đề này một cách thẳng thắn. Cho nên, tất cả đều có thể giải quyết được. Điều chúng ta cần làm trong tương lai là duy trì quan hệ đối tác mạnh mẽ, xây dựng từ những điều đồng thuận, và tiếp tục đối thoại các vấn đề bất đồng cho tới khi đạt được giải pháp.  
VOA: Theo ông, thách thức lớn nhất trong quan hệ song phương là nhân quyền, lòng tin chính trị, hay hệ tư tưởng?
Đại sứ Peterson: Yếu tố đầu tiên tôi sẽ gạt ra là vấn đề hệ tư tưởng. Nhiều người nghĩ rằng Mỹ ngầm ý muốn thay đổi ý thức hệ trong lòng Việt Nam. Nói thẳng, tôi cho là Mỹ thậm chí không cân nhắc tới điều này. Vấn đề lớn nhất tồn đọng là chuyện nhân quyền của Việt Nam. Đây là vấn đề mà Mỹ không đơn thuần bỏ qua. Để Việt-Mỹ từ mối quan hệ đối tác toàn diện tiến tới quan hệ đối tác chiến lược, nhân quyền Việt Nam sẽ là vấn đề chính phải thảo luận và phải tìm ra giải pháp. Theo tôi, việc này đòi hỏi phía Việt Nam phải có một số thay đổi về chính sách quốc gia. Mặt khác, có các vấn đề có lợi cho Việt Nam liên quan tới hợp tác quân sự giữa bối cảnh Mỹ chuyển trọng tâm về Châu Á, nghĩa là phía trước cần có những sự nhượng bộ và trao đổi cho một tình huống ‘được tất, không mất gì.’ Tóm lại, có trở ngại nhưng không có nghĩa là các trở ngại đó đẩy lùi sự tiến bộ. 
VOANhư ông nói, cách biệt nên được thu hẹp bằng phương thức ngoại giao, nhưng trong mối bang giao này, về vấn đề nhân quyền, các đường hướng ngoại giao không mang lại thay đổi đáng kể. Quan điểm ông thế nào? Làm sao có thể khắc phục?
Tôi cho điểm Việt Nam khá cao trong những thay đổi về nhân quyền và quyền tự do tôn giáo trong những năm qua. Tôi theo dõi rất chặt chẽ và nhận thấy những cải thiện lớn trong hai lĩnh vực này ở Việt Nam.
Đại sứ Peterson: Tôi cho điểm Việt Nam khá cao trong những thay đổi về nhân quyền và quyền tự do tôn giáo trong những năm qua. Tôi theo dõi rất chặt chẽ và nhận thấy  những cải thiện lớn trong hai lĩnh vực này ở Việt Nam. Tôi nghĩ cần phải cho điểm Việt Nam vì những bước đi đó. Vấn đề đang đối mặt với Việt Nam giờ đây là phải can đảm cho phép người dân chỉ trích, bất đồng quan điểm với nhà nước, hoặc cho các blogger thể hiện những ý kiến  không ca ngợi chính sách của nhà nước. Những điều này thật ra sẽ giúp tăng cường sức mạnh chứ không phải làm suy yếu nhà nước. Các vấn đề về nhân quyền có thể được giải quyết bằng sự hiểu biết và sự trưởng thành của nhà nước Việt Nam.
VOAVề điều đại sứ mô tả là ‘cải thiện nhân quyền’, sẽ có người lập luận ngược lại rằng nhân quyền Việt Nam có ‘cải thiện’ khi so với thành tích của chính họ nhiều năm trước đây, chứ không phải là một sự tiến bộ lớn so với các nước. Ông nghĩ sao?
Đại sứ Peterson: Nếu so thời điểm hiện tại với thời mốc từ sau năm 1975 sẽ thấy nhân quyền Việt Nam có tiến bộ đáng kể. Nhưng đúng là nếu so sánh nhân quyền Việt Nam với lăng kính và chuẩn mực quốc tế thì chưa đạt. Tuy nhiên, không mấy nước đạt được 100 điểm tuyệt đối. Sự hoàn thiện về nhân quyền là điều mong muốn nhưng không hẳn là mục tiêu. Cam kết về ‘nhân quyền hoàn thiện’ là điều không thể, khó nước nào làm được. Cho nên, điều phấn đấu đạt được là tiến bộ và cải thiện từ năm này sang năm khác, hướng tới các  tiêu chuẩn quốc tế. Đó là mục tiêu đối với Việt Nam và họ sẽ đạt được nếu họ thật tâm muốn làm. 
VOACó ý kiến cho rằng ngoài vấn đề nhân quyền và lòng tin chính trị, quan hệ Việt-Mỹ còn có một trở ngại khác là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Đại sứ nghĩ sao?
Đại sứ Peterson: Tôi không nghĩ đó nhất thiết là một trở ngại. Việt Nam phải chơi với cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Hà Nội dĩ nhiên không muốn quan hệ xấu với bạn hàng khổng lồ Trung Quốc, nhưng cũng có những vấn đề về Biển Đông  mà Việt Nam không thể nhất trí với Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh trở thành mối đe dọa ổn định của Đông Nam Á, điều mà nhiều người tin là sự thật, thì Mỹ sẽ có mặt hỗ trợ Việt Nam đối phó với một số vấn đề đó, vì một Đông Nam Á không ổn định cũng chính là đe dọa an ninh đối với Mỹ và thế giới nói chung. Trong trường hợp này, vị trí của Việt Nam sẽ được chiếu cố hơn.
VOATheo ông, triển vọng về mối quan hệ đồng minh quân sự Việt-Mỹ xa gần ra sao?
Đại sứ Peterson: Đã có tín hiệu là phía Mỹ muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự với Việt Nam. Washington đã loan báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Theo tôi, chắc chắn trong 4-5 năm tới, đôi bên sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, nhưng tôi không chắc liệu sẽ có một sự đảo ngược bất thình lình, dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm này hay không. Việc này phụ thuộc vào chuyện đôi bên có lập quan hệ đối tác chiến lược hay không.
Hai bên hợp tác trong một số khía cạnh như giáo dục, trao đổi, hay Mỹ cung cấp một số thiết bị quân sự cho Việt Nam, nhưng tôi không biết sẽ có một quan hệ đồng minh quân sự giữa hai bên trên con đường phía trước hay không.
VOACòn về quan hệ đồng minh quân sự Việt-Mỹ, chúng ta có thể trông thấy sớm nhất là chừng nào?
Đại sứ Peterson: Hai bên hợp tác trong một số khía cạnh như giáo dục, trao đổi, hay Mỹ cung cấp một số thiết bị quân sự cho Việt Nam, nhưng tôi không biết sẽ có một quan hệ đồng minh quân sự giữa hai bên trên con đường phía trước hay không.
VOANhìn mối quan hệ Mỹ-Nhật: Nhật Bản từ kẻ thù hôm qua nhanh chóng trở thành đồng minh của Mỹ hôm nay và cũng là trụ cột trong các lợi ích an ninh của Mỹ ở Châu Á. Tại sao Việt-Mỹ không thể như vậy dù đã bình thường hóa quan hệ 20 năm nay?
Đại sứ Peterson: Việt Nam và Nhật Bản hoàn toàn khác, không thể so sánh được. 
VOA: Theo ông, Việt Nam làm thế nào có thể trở thành trụ cột trong các lợi ích an ninh của Mỹ ở Đông Nam Á?
Đại sứ Peterson: Tôi nghĩ cần cẩn trọng về việc này vì Việt Nam có láng giềng khổng lồ phương Bắc. Hà Nội không muốn cho Bắc Kinh thấy là họ nghiêng về một nước nào. Việt Nam rất cẩn trọng để luôn có sự cân bằng trong chính sách đối ngoại, rằng họ là ‘toàn cầu hóa’. Tôi cho rằng Hà Nội sẽ tiếp tục chính sách này. Dĩ nhiên Việt Nam không muốn biến thành kẻ thù của Trung Quốc và họ sẽ tiếp tục giảm thiểu bất kỳ cản trở nào cho mối quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh. Hoa Kỳ sẽ không cố gắng áp lực Việt Nam đứng về bên nào, mà hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm của phía Việt Nam, vào quyết định của họ muốn thăng tiến quan hệ với Mỹ tới mức nào về mặt quân sự.
VOAỞ thời mốc đánh dấu 20 năm quan hệ Việt-Mỹ năm nay, đại sứ có đề nghị gì giúp phát triển hơn nữa quan hệ song phương?
Đại sứ Peterson: Mối quan hệ đang tiến triển khá tốt, những tiến bộ đạt được tới nay khiến tất cả các nước đang phát triển trên thế giới khao khát có được. Dù Việt Nam còn thiếu nhiều thứ, cần phải làm nhiều thứ về mặt cơ sở hạ tầng, cần cải cách giáo dục và nhiều vấn đề khác về nhân quyền; nhưng tiềm năng trong 20 năm tới là rất lớn. Mối quan hệ Việt-Mỹ theo thời gian sẽ giúp củng cố tất cả những điều đó. Hoa Kỳ muốn là  một đối tác giúp Việt Nam thành công. Đối thoại tiếp diễn giữa đôi bên sẽ đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới. Không có vấn đề đặc biệt nào cần phải giải quyết ngoại trừ vấn đề nhân quyền Việt Nam. Nhân quyền Việt Nam vẫn còn là một vấn đề rất nhạy cảm tại Mỹ. 
VOAXin chân thành cảm ơn đại sứ Pete Peterson đã dành thời gian cho đài VOA trong cuộc trao đổi về quan hệ Việt-Mỹ.

Ảnh hưởng to lớn của người Mỹ gốc Việt trong chính trị ở Quận Cam: Big muscle in Little Saigon: Vietnamese Americans prove a powerful force in O.C. politics (OC Register 1-5-15)
40 năm sau khi Mỹ tháo chạy, Việt Nam và Mỹ tìm một tương đồng chiến lược: 40 Years After Exit From Saigon: Vietnam and US Find Strategic Common Ground (Yale Global 30-4-15) -- Bài của Murray Hiebert, một trong vài chuyên gia hàng đầu (và kỳ cựu) về Việt Nam ("The United States is held back by concerns about human rights, particularly Hanoi’s detention of bloggers, but for Vietnam the worry centers on how giant neighbor China will react" -- Mỹ thì ngần ngại vì những quan ngại về nhân quyền ở Việt Nam, còn Việt Nam thì lo không biết Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao)
-
Người gốc Việt ở Mỹ: 40 years after the Vietnam War, move past name-calling (Seattle Times 1-5-15)
40 năm sau: Những lý tưởng của miền Nam Việt Nam ngày xưa lại có vẻ lên ngôi! Vietnam: 40 Years Later (Diplomat 1-5-15) -- Forty years after the war, it is the ideals of the former South Vietnam that appear ascendant.
Dân Biểu Christopher Smith, tác giả đạo luật, tại buổi tranh luận, ngày 11/09/2012 (từ video của Quốc Hội Hoa Kỳ)

-Vận Động Nhân Quyền Cho Việt Nam Ở Thượng Viện Hoa Kỳ
Ts. Nguyễn Đình Thắng, ngày 18/09/2012
Sau khi Hạ Viện thông qua với đa số tuyệt đối Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam H.R. 1410 cũng như Nghị Quyết H.Res. 484 vào ngày 11 tháng 9 vừa rồi, công cuộc vận động của tập thể người Việt ở Hoa Kỳ cần chuyển hướng sang Thượng Viện. Ở Thượng Viện cũng có một luật và một nghị quyết về nhân quyền cho Việt Nam cần được đưa ra biểu quyết.

Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, H.R. 1410, đã được chuyển sang Uỷ Ban Ngoại Giao của Thượng Viện mà TNS John Kerry (Dân Chủ, MA) là Chủ Tịch. Trước đây, TNS Kerry là người đã hai lần chặn Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam ở Thượng Viện. Thể thức của Thượng Viện cho phép một vị Thượng Nghị Sĩ đơn phương ngăn chặn không đưa một dự thảo luật ra biểu quyết, ngoại trừ những dự thảo luật hệ trọng cho việc điều hành quốc gia như luật về ngân sách cho các bộ.
Song song, TNS John Cornyn (Cộng Hoà, TX) đã đưa vào Thượng Viện Nghị Quyết H.Res. 541 lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng và kêu gọi Hành Pháp Obama chỉ định Việt Nam là Quốc Gia Phải Quan Tâm Đặc Biệt (CPC) vì đàn áp tự do tôn giáo nặng nề -- theo luật hiện hành Tổng Thống cần chế tài quốc gia nào bị chỉ định là CPC. Nghị quyết này cũng đang nằm trong Uỷ Ban Ngoại Giao mà TNS Kerry là Chủ Tịch.
Trong thời gian từ giờ đến khi Quốc Hội Khoá 112 bãi khoá vào cuối năm nay, chúng ta cần thúc đẩy để dự thảo luật và nghị quyết kể trên được thông qua Thượng Viện. Bằng không, cả hai sẽ bị “khai tử” khi Quốc Hội bãi khoá; qua năm sau, chúng ta lại phải bắt đầu lại từ đầu.

Trong thời gian tới đây cuộc vận động sẽ gồm hai phần.
Thứ nhất là tất cả chúng ta cần hợp sức và chia việc để vận động từng vị thượng nghị sĩ một nhằm thông tin cho họ về tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng lan rộng và trầm trọng ở Việt Nam, và kêu gọi họ yểm trợ cho H.R. 1410 và H.Res. 541 khi chúng được đưa ra biểu quyết. Đồng thời chúng ta cần vận động để các thượng nghị sĩ sẵn sàng loại trừ Việt Nam ra khỏi thoả ước Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà TT Obama có thể sẽ đề nghị Quốc Hội biểu quyết vào cuối năm nay.
Quan trọng hơn nữa là cuộc vận động để thuyết phục TNS Kerry không “ngâm” H.R. 1410 và H.Res. 541 cho đến chết trong Uỷ Ban Ngoại Giao. Cách hiệu quả nhất để tháo gỡ nút chặn này là vận động TT Obama nói chuyện trực tiếp với TNS Kerry và yêu cầu ông ta, một cách công tâm trong vai trò Chủ Tịch, đưa hai dự thảo luật và nghị quyết kể trên ra Uỷ Ban Ngoại Viện để các đồng viện có cơ hội bỏ phiếu. Sự công tâm này càng quan trọng khi mà TNS Kerry đã ngỏ ý muốn làm Ngoại Trưởng thay cho Bà Hillary Clinton trong nhiệm kỳ 2 của TT Obama. Vì TT Obama và TNS Kerry cùng thuộc Đảng Dân Chủ, các người Mỹ gốc Việt trong Đảng Dân Chủ đóng vai trò quan trọng trong phần vận động này.
Như đã trình bày trước đây, Hành Pháp Obama đã loại trừ hai cơ hội độc nhất để chế tài Việt Nam vì vi phạm nhân quyền khi Bộ Ngoại Giao tháng 7 vừa qua không chỉ định Việt Nam là Quốc Gia Phải Quan Tâm Đặc Biệt (CPC) vì đàn áp tự do tôn giáo trầm trọng và tháng 6 vừa qua không xếp Việt Nam vào Hạng 3 vì tệ trạng buôn người tràn lan. Đây là hai điều luật chế tài độc nhất liên quan trực tiếp đến vi phạm nhân quyền.
Trong 7 tháng đầu năm nay, cộng đồng Việt ở Hoa Kỳ đã dành nhiều công sức để vận động Hành Pháp chế tài Việt Nam và không nới rộng quyền lợi mậu dịch cho Việt Nam khi mà tình trạng vi phạm nhân quyền vẫn tiếp tục trầm trọng.
Đây là lúc chúng ta cần vận động Lập Pháp để ngăn chặn nguy cơ Việt Nam sẽ được ban cấp quyền lợi mậu dịch mà không có một đòi hỏi nào về cải thiện nhân quyền.
Nguồn:Vận Động Nhân Quyền Cho Việt Nam Ở Thượng Viện Hoa Kỳ: http://www.machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2519 
Bài liên quan:
Thượng Nghị Sĩ John Cornyn Ra Nghị Quyết Lên Án Việt Nam Vi Phạm Nhân Quyền
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2518
Nỗ Lực Ngăn Chặn Đặc Quyền Mậu Dịch Cho Việt Nam
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2513



-Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người Ngày 13.9, trả lời câu hỏi của phóng viên trước việc ngày 11.9.2012, hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật Nhân quyền Việt Nam 2012 H.R.1410 và Nghị quyết H.Res.484 “kêu gọi Chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói: “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trong tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Quyền con người được phát huy và sự tham gia tích cực của người dân vào mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước là nhân tố quan trọng của thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những tiến triển tích cực trong thời gian qua. Hai nước thường xuyên trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm, trong đó có vấn đề quyền con người, trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng và tôn trọng lẫn nhau. Đây là cách tốt nhất để tăng hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển vì lợi ích của cả hai nước. Dự luật H.R.1410 và Nghị quyết H.Res.484 đã dựa trên những thông tin sai lệch, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người tại Việt Nam. Việc thông qua dự luật và nghị quyết nói trên là sai trái, không phù hợp với xu hướng phát triển của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ”.

Bàn về pháp quyền và pháp chế Phan Hoàng Linh
Nhiều người cho rằng cả hai khái niệm này đều đề cao vai trò của luật pháp trong xã hội, buộc mọi chủ thể phải tuân thủ luật pháp từ đó mới tạo nên trật tự trong xã hội.
- Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết về Nhân quyền Việt Nam (VOA). – Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ kêu gọi ủng hộ nhân quyền ở Việt Nam (VOA). – Hoa Kỳ thông qua dự luật và nghị quyết sai trái về tình hình nhân quyền ở Việt Nam (QĐND). – Dự luật Nhân quyền VN của Hạ viện Mỹ là sai trái (TTXVN).

- Video: Công An đàn áp người dân biểu tình phản đối EVN GÂY CHẾT NGƯỜI (TTXVA).
- “Đệ nhất phu nhân” Khmer Đỏ Ieng Thirith được phóng thích (TN).
- Ông Tập Cận Bình tái xuất hiện trên báo chí Trung Quốc (TN). - Tập Cận Bình “tái xuất”: Trò đánh lận của truyền thông Trung Quốc (GDVN).

--Hà Nội chỉ trích việc thông qua dự luật nhân quyền VNĐài Á Châu Tự Do
Người phát ngôn bộ ngoại giao Việt Nam, Lương Thanh Nghị hôm qua lên tiếng chỉ trích dự luật về nhân quyền cho Việt Nam và nghị quyết kêu gọi chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền vừa được hạ viện Mỹ thông qua vào hôm 11 tháng 9.
Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam là sai tráiĐài Tiếng Nói Việt Nam
Quốc hội Mỹ thông qua Nghị quyết về Nhân quyền Việt NamVOA Tiếng Việt
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật sai trái về Việt NamĐài Truyền Hình Việt Nam


-Dân biểu Frank Wolf bất bình trước hồi đáp của Bộ Ngoại giao Mỹ về nhân quyền Việt Nam Dân biểu Frank Wolf tiếp tục chỉ trích Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thiếu hành động trong việc bảo vệ nhân quyền và quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam-We Must Support Human Rights, Democracy in Vietnam, Ros-Lehtinen Says --foreignaffairs.house.gov/

bản dịch tiếng Việt:
http://vietnamhumanrightsdefenders.wordpress.com/2012/09/12/ileana-ung-ho-nhan-quyen-dan-chu-vn/#more-477
- Hạ viện Mỹ thông qua dự luật nhân quyền VN (BBC). – Quốc hội Mỹ thông qua Dự luật nhân quyền Việt Nam 2012 (VOA). - Dân biểu Frank Wolf bất bình trước hồi đáp của Bộ Ngoại giao Mỹ về nhân quyền Việt Nam (VOA). - Hạ viện Mỹ thông qua dự luật sai trái về Việt Nam (TTXVN).

-Hạ viện Mỹ thông qua dự luật sai trái về Việt Nam
Cái gọi là “dự luật Nhân quyền Việt Nam” với những thông tin sai trái, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam vừa được Hạ viện Mỹ thông qua.



Hạ viện Mỹ

Theo thông cáo báo chí đăng trên trang web của hạ nghị sĩ Chris Smith, Hạ viện Mỹ chiều 11/9 đã thông qua dự luật Nhân quyền Việt Nam năm 2012 số hiệu H.R.1410.

Theo dự luật này, Mỹ không được viện trợ không có mục đích nhân đạo cho Việt Nam nếu Tổng thống Mỹ không xác nhận được với Quốc hội Mỹ rằng Việt Nam đã cải thiện đáng kể trong lĩnh vực nhân quyền.

Hồi tháng 3 năm nay, khi Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua dự luật kể trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã khẳng định dự luật đưa ra những thông tin sai trái, thiếu khách quan về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam.

Ông Nghị nhấn mạnh: "Chúng tôi cho rằng mọi khác biệt về vấn đề quyền con người cần được trao đổi thẳng thắn trên tinh thần xây dựng và tôn trọng lẫn nhau nhằm tăng cường hiểu biết và góp phần thúc đẩy quan hệ giữa các quốc gia. Trên tinh thần đó, Việt Nam đã tiến hành đối thoại với Mỹ về vấn đề quyền con người".

Theo người phát ngôn, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trên mọi lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, và được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Khi đó, hạ nghị sỹ Mỹ Eni Faleomavaega cũng cho rằng dự luật nhân quyền Việt Nam 2011 được thông qua tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ là không công bằng với cả nhân dân và Chính phủ Việt Nam.

Nghị sĩ Faleomavaega cho rằng với việc thông qua dự luật trên, người ta đã áp dụng một "tiêu chuẩn kép" đối với Việt Nam, tức là áp đặt một tiêu chuẩn cao hơn về nhân quyền đối với Việt Nam so với các nước khác, trong đó có chính nước Mỹ.

Hạ nghị sĩ Chris Smith từng hai lần đề nghị dự luật Nhân quyền cho Việt Nam và được Hạ viện Mỹ thông qua nhưng đều bị Thượng viện bác bỏ.

Theo Vietnam+

- Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác về pháp luật (ANTĐ).
- Nguyễn Ngọc Già – Cái gọi là “cáo trạng truy tố” thầy Định… (!) – Phần kết. Mời xem lại: Nguyễn Ngọc Già – Cái gọi là “cáo trạng truy tố” thầy Định… (!) – Phần 1Bản cáo trạng của VKSND tỉnh Đắc Nông về thầy giáo Đinh Đăng Định (Dân Luận).
- Thư của Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ gửi hai con trai, Cù Huy Xuân Đức và Cù Huy Xuân Hiếu nhân ngày lễ Vu Lan(CHHV). -Đức Quốc: Phất Cao Cờ Vàng, Bị Cán Bộ Sứ Quán Siết Cổ, Lôi
-- Nếu Hoàng Khương không cầm tiền đưa hối lộ… (RFA).

-Hạ Viện Hoa Kỳ Thông Qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam
Mạch Sống, 11/9/2012

Theo dõi cuộc tranh luận trước khi biểu quyết (bắt đầu lúc 3 giờ 54 phút tính từ đầu đoạn video):http://www.c-spanvideo.org/program/HouseSessionPart2127


Chiều nay Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, H.R. 1410, sau phần tranh luận.

Bà Dân Biểu Ileana Ros-Lehtinen (Cộng Hoà, FL), Chủ Tịch Uỷ Ban Ngoại Giao, mở đầu bằng nhận định rằng Hoa Kỳ tiếp tục phát triển mậu dịch với Việt Nam dù chế độ cộng sản mà bà so sánh với đất nước Cuba của Bà ngày càng đàn áp người dân.

Bà kêu gọi: “Chúng ta không nên thưởng lạo chế độ độc tài cộng sản này cho đến khi chính quyền Việt Nam đã thực hiện những tiến bộ thật sự trong việc tôn trọng quyền tự do chính trị, tự do báo chí và tự do tôn giáo.”

Thủ lãnh của Đảng Dân Chủ trong Uỷ Ban Ngoại Giao, Dân Biểu Howard Berman (Dân Chủ, CA), cũng kêu gọi đồng viện bỏ phiếu ủng hộ H.R. 1410. Ông ủng hộ việc không tăng viện trợ cho Việt Nam cho đến khi Việt Nam cải thiện nhân quyền.

“Việt Nam phải chọn lựa giữa một đằng là tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo và đằng kia là không phát triển được quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ”, Ông nói.

Tác giả của Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam, DB Christopher Smith (Cộng Hoà, NJ), nêu lên việc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tiếp tục bị loại ra ngoài vòng pháp luật, các thành viên của Khối 8406 bị săn lùng và bắt bớ, cuộc đàn áp ngày càng lan rộng.


DB Smith nhắc đến buổi điều trần ngày 24 tháng Giêng mà Ông triệu tập và chủ toạ nhằm tìm hiểu tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam: “Theo các nhân chứng… đàn áp chính trị, tôn giáo và dân tộc thiểu số vẫn tiếp tục và trong nhiều trường hợp thật ra đã gia tăng.”

DB Smith cho biết rằng chính quyền Việt Nam đứng đằng sau nạn buôn lao động và buôn tình dục và luôn luôn trấn áp những nạn nhân nào lên tiếng tố giác nhằm bao che cho thủ phạm. Ông dẫn chứng trường hợp của Cô Vũ Phương Anh, một nạn nhân của nạn nô lệ trong chương trình “xuất khẩu lao động” của nhà nước Việt Nam. Ông lên án công an Việt Nam ngày càng sử dụng các biện pháp tra tấn và bạo lực một cách vô tội vạ.

DB Smith trích dẫn tài liệu do BPSOS thu thập về các vụ đàn áp tôn giáo, buôn bán nô lệ, tra tấn tù chính trị, hành hung các tu sĩ, đàn áp các dân tộc thiểu số…

Ông nhắc nhở các đồng viện rằng một phái đoàn mậu dịch của Việt Nam đang có mặt ở tiểu bang Virginia để đàm phán với Hành Pháp Hoa Kỳ về Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP):

“Tôi hy vọng Hành Pháp đang vận dụng các cuộc đàm phán này để mạnh mẽ khuyến khích Việt Nam tôn trọng nhân quyền.”

Các vị dân biểu khác thay phiên phát biểu đều ủng hộ HR 1410.

Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được thông qua theo thể thức đa số 2/3 và không ai chống đối.

Tin cập nhật: Kiến Nghị Cảnh Giác gởi TT Obama đã vượt quá 23,000 chữ ký lúc 9pm ngày 11 tháng 9, 2012.



Chiến Dịch “Người Mỹ Gốc Việt Đòi Tài Sản”
- Đưa Việt Nam vào danh sách chế tài theo luật Hoa Kỳ
- Chặn nguy cơ đồng bào nông dân bị cưỡng chế đất hàng loạt sang năm
- Tranh đấu cho nguyên tắc dân làm chủ đất, chứ không phải đảng cộng sản
- Đòi công lý cho hàng trăm nghìn công dân Hoa Kỳ bị tước đoạt tài sản

Xin ký Kiến Nghị Cảnh Báo gởi TT Obama tại: http://wh.gov/4oS4
Cần giúp đỡ ký, xin gọi đường dây miễn phí: 1-888-988-8718, bấm số 1
hay 703-538-2190, hay xem chỉ dẫn tại www.bpsos.org.



Bài liên quan:


Hạ Viện Hoa Kỳ Sẽ Biểu Quyết Dự Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam
http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2510

Cuộc Đổi Chác Bất Cân Xứng: Phải Ngăn Chặn

http://machsong.org/modules.php?name=News&file=article&sid=2508
**************
-Hạ Viện Mỹ thông qua Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam WASHINGTON, DC (NV) - Hạ Viện Mỹ vừa thông qua Dự Luật “Nhân Quyền Việt Nam năm 2012” qua một cuộc bỏ phiếu bằng miệng (voice vote) tối Thứ Ba, thông cáo báo chí của Dân Biểu Christopher Smith (Cộng Hòa-New Jersey), tác giả của dự luật, cho biết.
Dân Biểu Christopher Smith, tác giả HR 1410, trong một lần trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt năm 2008. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)
“Ðây là một điều cấp bách để chính quyền Mỹ đưa ra một thông điệp rõ ràng đối với chế độ tại Việt Nam, rằng họ phải chấm dứt tình trạng đàn áp nhân quyền đối với người dân của họ,” Dân Biểu Smith được trích lời nói tại phiên họp khoáng đại của Hạ Viện, ngay sau khi ông tham dự lễ kỷ niệm năm thứ 11 vụ khủng bố 9-11, tổ chức tại Ngũ Giác Ðài.
Ông Smith, thành viên Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện và là chủ tịch Tiểu Ban Ngoại Vụ, đặc trách Châu Phi, Y Tế Thế Giới và Nhân Quyền, nói tiếp: “Dự Luật HR 1410 sẽ đưa ra những biện pháp nhằm cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Như báo cáo của Ủy Ban Ngoại Giao, dự luật này cấm tất cả gia tăng viện trợ không liên quan đến nhân đạo cho chính quyền Việt Nam cao hơn mức của năm 2011, trừ khi chính quyền quốc gia này tạo được những tiến bộ trong việc thiết lập dân chủ và cổ động nhân quyền.”
HR 1410 cũng cấm không cung cấp viện trợ không liên quan đến nhân đạo cho chính quyền Việt Nam trừ khi tổng thống xác nhận với Quốc Hội là Hà Nội đã cải thiện rõ rệt hồ sơ nhân quyền, bao gồm việc thả tất cả tù nhân chính trị và tôn giáo, và bảo vệ quyền tự do hội họp, hành đạo và lập hội.
Ngoài Dân Biểu Christopher Smith, HR 1410 còn được 15 dân biểu thuộc lưỡng đảng đồng bảo trợ, như Zoe Lofgren (Dân Chủ-California), Ed Royce (Cộng Hòa-California), Loretta Sanchez (Dân Chủ-California), Frank Wolf (Cộng Hòa-Virginia), Fortney “Pete” Stark (Dân Chủ-California), Judy Chu (Dân Chủ-California), Howard Coble (Cộng Hòa-North Carolina), Dan Burton (Cộng Hòa-Indiana), Gerald Connolly (Dân Chủ-Virginia), Brad Sherman (Dân Chủ-California), Raymond “Gene” Green (Dân Chủ-Texas), Mike Coffman (Cộng Hòa-Colorado), James “Jim” Moran (Dân Chủ-Virginia), Joe Barton (Cộng Hòa-Texas) và Pete Olson (Cộng Hòa-Texas).
Theo thông cáo báo chí, có nhiều nhà hoạt động phát biểu tại các buổi điều trần để ủng hộ HR 1410, trong đó có ông Joseph Cao, cựu dân biểu Hạ Viện gốc Việt, Tiến Sĩ Nguyễn Ðình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, và đại diện của Human Rights Watch, một tổ chức giám sát nhân quyền trên thế giới.
Theo thủ tục, HR 1410 sẽ được chuyển qua Thượng Viện để biểu quyết. Nếu được thông qua, dự luật vẫn cần chữ ký của tổng thống để có hiệu lực.
Dự luật nhân quyền cho Việt Nam từng được đưa ra Hạ Viện nhiều lần trước đây và được thông qua rất dễ dàng, với tỉ lệ phiếu rất cao. Tuy nhiên, dự luật chưa bao giờ được thông qua tại Thượng Viện. (Ð.D.)-Hạ Viện Mỹ thông qua Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam

--- Phỏng vấn ông Phạm Văn Trội: Phạm Văn Trội ngày ra tù (BBC). – Điếu Cày sẽ dùng phiên tòa để tố cáo nhà cầm quyền VN vi phạm Nhân quyền (DLB).
- Giao tiếp của sỹ quan công an Hà nội ngày nay (Lê Hiền Đức).
- Một người Hồi giáo Việt Nam trở thành đối tượng bị chính quyền đàn áp, trù dập (Cầu Nhật Tân). - Đợt chỉnh Đảng đang đi về đâu? (BBC).    – Đảng cần tự diễn biến(RFA).   - CHỈNH ĐỐN XONG CHƯA, ĐÁNH NHAU XONG CHƯA, ĐỂ NHÂN DÂN NGOI LÊN THỞ? (Nguyễn Văn Thiện).  - Thư kiến nghị gửi TBT, CTN, BCT, QH (CDCTN).
- Lê Anh Hùng: Việt Nam đang đi về đâu?  (Boxitvn).  - Tái cấu trúc doanh nghiệp hay tái cấu trúc chính phủ? (Trương Duy Nhất).
- Tại sao không có chủ nghĩa xã hội ở nước Mỹ? (VOA). – Trịnh Hội: Obama & VOICE (VOA’s blog).
- Trung Quốc yêu cầu Mỹ tháo bỏ bức tranh cổ vũ tự do cho Đài Loan, Tây Tạng (VOA). - Tâm Nguyên – Về giải thưởng Hòa bình Khổng tử  (Dân Luận).
- Nhà văn VŨ HUY QUANG, Hoa Kỳ: SỰ THÊ THẢM CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC (KỲ1) (Nhật Tuấn).- Cam Bốt xử 1 nhà đối lập, 500 người biểu tình (RFI).
- Đại diện các nước Hồi giáo tới Miến Điện nắm tình hình người Rohingya (RFI).
- Chuyển biến nhận thức về nhân quyền ở Trung Quốc (TS). - Ông Tập Cận Bình vắng mặt bí ẩn (NLĐ).   – Xôn xao đồn đoán về Tập Cận Bình (BBC).  – Sự im lặng của Trung Quốc về ông Tập Cận Bình gây nhiều đồn đoán (VOA).   – Theo các chuyên gia, Tập Cận Bình có vấn đề về sức khỏe (RFI).  - Tù nhân tố cáo bị ngược đãi tra tấn : thí điểm tại một số nhà tù Trung Quốc (RFI).   – Nhà tù VIP ở TQ (BBC).  – Khám phá nhà tù hạng sang dành cho tù nhân ‘nổi tiếng’ của TQ (Infonet).
- 13 nhà ly khai Cuba tuyệt thực phản đối chính quyền (RFI).

Tổng số lượt xem trang