Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng trái phép ở Hoàng Sa

-Ngày 29.9, giới chức Trung Quốc bắt đầu phác thảo kế hoạch phát triển cho 4 dự án cơ sở hạ tầng ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, theo Tân Hoa xã.

Các dự án trên bao gồm tu sửa và xây mới 7 con đường với tổng chiều dài 5 km, xây dựng cơ sở tách muối để lọc nước biển có công suất 1.000 m3 mỗi ngày và hệ thống cấp thoát nước cùng bến tàu, mạng lưới vận tải trên đảo Phú Lâm.

Giới chức Trung Quốc hôm qua còn ngang nhiên thông báo bắt đầu đầu tư chương trình nhà ở, với tổng vốn đầu tư 18,7 triệu nhân dân tệ (gần 3 triệu USD), cũng tại Phú Lâm. Đồng thời, nước này còn tiến hành nâng cấp hạ tầng tại đảo Cây nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Đây cũng là diễn biến mới nhất trong hàng loạt hành động phi pháp của Bắc Kinh kể từ khi thành lập cái gọi là “TP.Tam Sa” hồi tháng 7, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Văn Khoa

>> Trung Quốc tiếp tục xâm phạm chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa
>> Xuất bản sách về Hoàng Sa
>> Nâng tầm lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
>> Du khách ùn ùn đổ về tham quan quê hương đội hùng binh Hoàng Sa
>> Trung Quốc ngang ngược đòi đẩy mạnh du lịch tới Hoàng Sa
>> Bia “chủ quyền” Trung Quốc không có Hoàng Sa - Trường Sa
>> Bão Kai-Tak cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 900 km
>> Môt đời vì Hoàng Sa-Trường Sa

-Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng trái phép ở Hoàng Sa

--  Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng trái phép ở Hoàng Sa (TN).  -  Trung Quốc đẩy nhanh hoạt động xây dựng tại cái gọi là “Tam Sa” (DT).  

--Việt -Trung họp vòng 2 về 'vùng biển ngoài vịnh Bắc bộ'

ĐÂY, “HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ” CỦA ÔNG TẬP CẬN BÌNH: TRUNG QUỐC TĂNG TỐC XÂY DỰNG “THÀNH PHỐ TAM SA” !! (TSYG). Bản tiếng Anh: China speeds up construction of newly founded city of Sansha(Xinhuanet.com). 

-Việt kiều chế tạo tàu ngầm

Yêu sách dựa trên quyền lịch sử hay yêu sách theo kiểu tự hành xử (NCBĐ).  – Trung Quốc muốn làm mưa làm gió tại Biển Đông và biển Hoa Đông? (Petrotimes).  – Indonesia đưa ra dự thảo COC (NLĐ). – Các nước ASEAN nhờ Thái Lan giúp giải quyết vấn đề Biển Đông (RFI).  -Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ND).  - Thúc đẩy đàm phán chính thức ASEAN -Trung Quốc về biển Đông (TN).

-- “Còn vấn đề nào quan trọng và ái quốc hơn là bảo vệ đất nước” (Infonet).  – GS Tương Lai: “CHỌN ĐÁ THỬ VÀNG” (Người Lót Gạch).

Nhật Bản – Trung Quốc: Tiếp tục đấu khẩu về Senkaku/Điếu Ngư (TT). – Cái giá của chiến tranh thương mại Nhật – Trung (NLĐ). – Video: Tàu chiến, máy bay TQ tập trận chiếm đảo (Bee).  – Liêu Ninh: cọp giấy hay là cọp con đang lớn? (Diplomat/ BVN).   – Mỹ-Nhật-Hàn thảo luận những căng thẳng khu vực (TTXVN).

- Danh Đức: Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell: “Hãy cộng tác công bằng (TGVN).  – “Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền” (VTV).

 

Trung Quốc quảng bá chủ quyền Điếu Ngư trên hai tờ báo lớn của Mỹ (RFI). - Trung Quốc quảng cáo chủ quyền đảo Ðiếu Ngư trên báo Mỹ (Người Việt).   – Trung Quốc đăng yêu sách chủ quyền quần đảo tranh chấp trên quảng cáo báo Mỹ (VOA). - Báo Mỹ đăng quảng cáo “Chủ quyền Điếu Ngư” của TQ.     - Nhật sắp phóng vệ tinh giám sát Senkaku/Điếu Ngư (VTC).  – Căng thẳng Trung – Nhật: Doanh nghiệp Nhật Bản chuyển hướng đầu tư (SGGP).  – Căng thẳng Trung-Nhật: Im lìm ngày kỷ niệm 40 năm quan hệ (PN Today).  – Trung – Nhật không kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (RFI).

Tranh chấp Hoa Đông và liên minh Mỹ – Nhật (TN).   - Nhật-Trung đánh nhau sẽ có tính hủy diệt hơn chiến tranh Malvinas (GDVN).

Obama chặn dự án điện Trung Quốc (BBC).   – Ðánh đấm Trung Quốc để tranh cử (Người Việt).


Tranh chấp Hoa Đông và liên minh Mỹ - NhậtHiệp ước an ninh giữa Washington với Tokyo ràng buộc Mỹ không thể đứng ngoài cuộc nếu Nhật Bản và Trung Quốc xung đột vì tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Giữa lúc quan hệ Nhật - Trung căng thẳng vì tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, 2 quan chức cấp cao Mỹ liên tục công du châu Á - Thái Bình Dương trong khoảng thời gian chưa đầy 1 tháng. Đầu tiên, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton công du 6 nước, tiếp đến là chuyến đi của người đứng đầu Lầu Năm Góc Leon Panetta. Cả hai đều tới Trung Quốc và cùng đề cập vấn đề tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các bên tại biển Đông lẫn Hoa Đông. Ngoài mục đích đảm bảo tự do hàng hải trên các vùng biển, Washington còn có lý do khác để quan ngại. Đó là vì Washington đã ký hiệp ước an ninh với 3 trong số các bên đang tranh chấp với Bắc Kinh.

 Hạm đội 7 của Mỹ hiện có căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản
Hạm đội 7 của Mỹ hiện có căn cứ tại Yokosuka, Nhật Bản - Ảnh: Navy.mil

Nhiều ràng buộc

Sau Thế chiến 2, Nhật Bản trở nên kiệt quệ vì thua trận. Đồng thời, Điều 9 của Hiến pháp nước này quy định rõ: “Người dân Nhật Bản mãi mãi từ bỏ quyền phát động chiến tranh, và đe dọa hoặc sử dụng vũ lực làm công cụ giải quyết xung đột quốc tế”. Năm 1947, Nhật Bản đã thông qua điều này. Theo đó, Nhật bị cấm duy trì quân đội cũng như sử dụng vũ lực nhằm đạt được những mục đích chính trị. Lực lượng vũ trang của nước này bị thay thành “lực lượng phòng vệ” mang tính chất dân sự nhưng được trang bị vũ khí.

Vì khả năng quốc phòng Nhật Bản bị giới hạn nên Tokyo buộc phải cần đến sự hỗ trợ từ Washington. Năm 1951, hai bên ký hiệp ước an ninh đầu tiên. Đến năm 1960, Washington và Tokyo ký kết thêm Hiệp ước Hợp tác và An ninh song phương Mỹ - Nhật. Kể từ đây, liên minh giữa hai nước chính thức hình thành. Theo đó, Washington chịu trách nhiệm bảo vệ Tokyo. Đổi lại, Mỹ được phép mở căn cứ quân sự tại Nhật nhằm “duy trì hòa bình và an ninh ở vùng Viễn Đông”. Không giống như liên minh quân sự NATO, Nhật Bản không bị buộc phải bảo vệ lãnh thổ cho Mỹ trong trường hợp đồng minh bị tấn công. Dựa vào đó, Lầu Năm Góc đến nay vẫn duy trì một lực lượng quân sự đáng kể tại đảo Okinawa với khoảng 47.000 quân nhân.

Ngoài ra, theo một thỏa ước được hai bên ký kết hồi năm 1971, Mỹ trao quyền cho Nhật quản lý quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Vì thế, Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật có giá trị đối với quần đảo này. Đây cũng là điều mà giới chức Mỹ nhiều lần tái khẳng định trong thời gian gần đây. Ngày 23.9, Đài NHK phát đi hình ảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hội kiến Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Trong cuộc gặp, ông Panetta khẳng định với ông Tập rằng Senkaku/Điếu Ngư nằm dưới sự bảo trợ an ninh của Mỹ. Theo đó, nếu xung đột xảy ra tại đây, Washington bắt buộc phải can thiệp dựa trên hiệp ước đã ký với Tokyo.

Ngoài ra, tờ Yomiuri Shimbun ngày 21.9 dẫn lời Trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Á Kurt Campbell điều trần trước Ủy ban Đối ngoại thượng viện. Tại phiên điều trần, ông Campbell nhấn mạnh rằng nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc Điều 5 theo Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật. Điều 5 cũng quy định các bên phải báo cáo về “bất cứ vụ tấn công vũ trang và mọi biện pháp cần thiết” lên Hội đồng Bảo an LHQ để chặn đứng những hành động này. Hồi năm 2010, Ngoại trưởng Clinton cũng từng tuyên bố tương tự khi tàu Trung Quốc và Nhật đụng độ nhau gần Senkaku/Điếu Ngư, theo Bloomberg.

Bên cạnh liên minh với Nhật, Mỹ cũng ký kết hiệp ước quốc phòng song phương với Philippines hồi năm 1951. Theo đó, Mỹ sẽ hỗ trợ cho quân đội Philippines. Ngoài ra, theo một đạo luật được Quốc hội Mỹ thông qua hồi năm 1979, Washington phải xem xét bảo vệ Đài Loan trong trường hợp đảo này rơi vào vòng chiến. Khi đó, Trung Quốc đại lục là đối tượng tiềm năng nhất có thể gây chiến với Đài Loan.

Củng cố hệ thống phòng vệ

Giữa lúc tình hình khu vực bất ổn, chỉ trong vòng 9 tháng, Washington - Tokyo thông qua hai thỏa thuận quân sự quan trọng. Theo đó, Mỹ sẽ triển khai thêm một radar cảnh báo sớm X-band trên lãnh thổ Nhật. Trước đó, một radar X-band đã được đặt tại căn cứ Shariki thuộc thành phố Tsugaru ở đảo Honshu của Nhật. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng đang triển khai một số hệ thống cảnh báo sớm trên các tàu khu trục, được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis, đồn trú tại châu Á - Thái Bình Dương.

Với hệ thống radar X-band thứ 2 tại Nhật, Mỹ sẽ dễ dàng điều động hiệu quả hơn cho các tàu chiến và bao phủ chặt chẽ hơn những vùng khác trong khu vực, theo tờ The Guardian. Bằng sự phối hợp này, Lầu Năm Góc có thể nhanh chóng phát hiện bất cứ tên lửa nào nhằm vào Nhật Bản để đưa ra biện pháp ứng phó. Trong khi đó, Trung Quốc liên tục giới thiệu các loại tên lửa thế hệ mới với phạm vi tấn công ngày càng rộng. Mặt khác, Mỹ cũng dự định triển khai thêm một radar X-band tại Đông Nam Á. Kế hoạch này được xem là bằng chứng cho việc Mỹ đang xây dựng một chuỗi các hệ thống phòng thủ tên lửa kéo dài từ biển Đông đến biển Hoa Đông để hỗ trợ cho những đồng minh của Washington. Nhờ đó, Mỹ dễ dàng phối hợp các tàu chiến được đồn trú tại nhiều vùng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong trường hợp cần chi viện cho Nhật Bản.

Ngoài ra, khả năng phòng thủ tên lửa của Tokyo cũng rất mạnh mẽ. Kể từ khi CHDCND Triều Tiên thử tên lửa tầm xa Taepodong-1 hồi năm 1999, Nhật Bản không ngừng tăng cường các hệ thống cảnh báo sớm và phương tiện đánh chặn. Hiện tại, nước này đang sở hữu 4 tàu khu trục được trang bị lá chắn Aegis cùng hệ thống tên lửa Patriot PAC-3 với khoảng 124 quả. Hồi tháng 12.2005, Tokyo còn tuyên bố đồng ý trả từ 1/3 đến 1/2 chi phí trong các chương trình hợp tác phát triển lá chắn tên lửa chung với Washington. Vì thế, Nhật Bản trở thành đối tác phòng thủ tên lửa quan trọng nhất của Mỹ.  

China Daily quảng cáo đảo tranh chấp trên báo Mỹ

Ngày 28.9, hai tờ báo hàng đầu nước Mỹ là The New York Times và The Washington Post cùng đăng quảng cáo nguyên 2 trang với hình ảnh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cùng bài viết mang tựa đề Diaoyu Islands belongs to China (tạm dịch: Quần đảo Điếu Ngư thuộc Trung Quốc). Bài viết lập luận rằng Bắc Kinh bị buộc phải nhượng Senkaku/Điếu Ngư cho Tokyo vì thất bại trong chiến tranh Nhật-Trung (1894-1895), theo Đài NHK. Các quảng cáo trên, được đặt hàng bởi báo China Daily của Trung Quốc, khiến Đại sứ quán Nhật ở Washington D.C và Tổng lãnh sự quán Nhật ở New York chỉ trích kịch liệt The New York Times và The Washington Post. Phía Nhật lập luận rằng nội dung quảng cáo mang tính một chiều, khiến độc giả hiểu sai.

Trong một diễn biến khác, hôm qua là ngày đánh dấu 40 năm bình thường hóa quan hệ Nhật - Trung nhưng không có sự kiện đáng kể nào được tổ chức, theoAFP

Minh Trung

Thụy Miên


-Liêu Ninh: cọp giấy hay là cọp con đang lớn?  Bauxite Việt Nam 

Đại tá Brian Killough, The Diplomat, 28-9-2012

Trần Ngọc Cư dịch

Thứ Ba tuần này, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gia nhập cùng với 9 quốc gia khác – Mỹ, Vương quốc Anh, Pháp, Nga, Ấn Độ, Thái Lan, Spain, Italy, và Brazil – là những nước có tàu sân bay trong kho vũ khí hải quân của mình. Nhưng sự kiện này có ý nghĩa gì đối với các nước trong khu vực và ta phải đánh gía những ngụ ý về lâu về dài ra sao?

Đối với nhiều quan sát viên trong khu vực, sự công bố này gần như không làm cho ai nao núng. Thật ra, một số học giả coi đó là một của nợ (liability). Chẳng hạn, You Li, một nhà nghiên cứu thỉnh giảng thâm niên tại Đại học Quốc giaSingapoređã nói trong một cuộc phỏng vấn: “Sự thật là, chiếc tàu sân bay này là vô dụng đối với Hải quân Trung Quốc”. Ông còn nói tiếp: “Nếu nó được dùng để chống lại Mỹ, thì nó không có cơ may sống sót. Nếu nó được dùng để chống lại các nước láng giềng của Trung Quốc, thì đó là dấu hiệu của một sự hiếp đáp”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc là những người đầu tiên nhìn nhận rằng tàu sân bay Liêu Ninh chỉ được dùng cho mục đích huấn luyện và thật ra, Không quân Trung Quốc không có máy bay nào có thể hạ cánh trên chiếc tàu sân bay này. Hơn nữa, các tàu sân bay sẽ trở nên sơ hở nếu không có các nhóm tàu trận (battle groups) của chúng đi theo bảo vệ và yểm trợ. Các nhóm tàu trận này đòi hỏi công nghệ, đầu tư, và huấn luyện qua một thời gian cả thập kỷ hay lâu hơn mới có thể kết hợp lại thành một lực lượng chiến đấu hữu hiệu. Trong khi đó, như đã nói rõ ở trên, là một nơi tập trung các loại khí tài, nguồn lực, và nhân lực, một tàu sân bay nhanh chóng trở thành vừa là một lợi thế có giá trị cao vừa là một mục tiêu có giá trị cao đối với các phe lâm trận.

Chiếc tàu sân bay này mang lợi lộc gì cho Trung Quốc? Thứ nhất, nó là một biểu tượng của niềm tự hào dân tộc đối với một quốc gia ngày càng tập hợp dưới ngọn cờ dân tộc chủ nghĩa trên các vấn để lãnh hải tại Hoa Đông và biển Đông. Thứ hai, nó sẽ được sử dụng làm băng thử (testbed) và tàu thí nghiệm cho thế hệ của 5 hàng không mẫu hạm tiếp theo, mà tin tức cho biết đang ở trong giai đoạn thiết kế và phát triển. Thứ ba, ngay cả nếu Hải quân Trung Quốc không muốn lâm trận với các siêu cường thế giới khác, chiếc tàu sân bay chắc chắn sẽ cho quốc gia này một phương án lưạ chọn để biểu dương sức mạnh quân sự trong những khu vực mà Trung Quốc có lợi ích chiến lược khắp thế giới. Điều này nhắc ta nhớ đến chính sách ngoại giao hạm thuyền (gunboat diplomacy) của Thế kỷ 19. Chẳng hạn, nếu bạn là một quốc gia duyên hải châu Phi đem một số tài nguyên đáng kể ra bán cho Trung Quốc và đang có tranh chấp về quyền lợi tương lai hay về cách đối xử với công dân Trung Quốc, thì khi một chiếc tàu sân bay Trung Quốc xuất hiện ngoài khơi, sự hiện diện này có thể ảnh hưởng lên bài toán quyết sách của bạn. Nó làm cho Hải quân Trung Quốc có một thế vững chãi gần như ở ngay trong nước tại các vùng tranh chấp ở biển Đông Hoa và biển Đông ViệtNam. Nếu chiếc tàu này được trang bị bằng một phi đội J-15 (hiện ở trong giai đoạn phát triển tại Trung Quốc) rồi được bố trí gần các quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Hoàng Sa hay Trường Sa, ta có thể nói rằng, Trung Quốc đã thiết lập được một sự khống chế bền vững trên vùng trời này.

Như vậy, câu hỏi cần đặt ra ở đây là, tàu sân bay Liêu Ninh là một khí tài quân sự mới có ý nghĩa hay đây chỉ là một sự phung phí tiền bạc cho một khả năng mà Trung Quốc sẽ không bao giờ thể hiện? Thực tế nằm giữa hai khả năng. Giới lãnh đạo Trung Quốc biết rằng với nhu cầu nguyên liệu thô gia tăng theo cấp số nhân do một nền kinh tế đang tăng trưởng, họ phải sẵn sàng gửi ra những vùng biển sâu một lực lượng hải quân để bảo vệ những lợi ích chiến lược của mình. Chiếc Liêu Ninh chỉ là một bước có tính toán, trên con đường dài tiến đến một lực lượng hải quân có khả năng hiện diện toàn cầu, mà bất cứ siêu cường đang trỗi dậy nào cũng phải cần đến. Đối với một quốc gia có một quan niệm lịch sử lâu dài và có tính toán, đây là một đầu tư hợp lý, nhưng chưa… có thể đe dọa được ai.

B.K. 

Đại tá Brian Killough là một nhà nghiên cứu quân sự về Không quân Mỹ tại trung tâm nghiên cứu chính sách Council on Foreign Realations. Bài viết này xuất hiện lần đầu ở Asia Unbound blog của Council on Foreign Relations.

 

Nguồn:  The Diplomat, 28-9-2012

 

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN

Tổng số lượt xem trang