Thứ Năm, 21 tháng 5, 2015

Thanh niên Huế luồn rừng sang Lào làm việc

Thanh niên Huế luồn rừng sang Lào làm việc

Hai thanh niên trong nhóm công nhân đến từ Thừa Thiên Huế làm phụ hồ tại công trường Đại học ChămPasack, bên Lào.


Vài tháng trở lại đây, hiện tượng các thanh niên, trai tráng trong các làng thuộc diện bãi ngang ở các huyện ven biển rủ nhau lên núi, luồn rừng trốn sang Lào để làm việc đang ngày càng trở nên cấp bách tại tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hầu hết những người trốn sang đất Lào để làm thuê đang độ tuổi lao động hoặc đang tuổi học sinh phổ thông trung học, nhiều em đã bỏ ngang việc học để tìm đường dây trốn sang Lào làm thuê. Vấn đề cần bàn ở đây là hố ngăn cách giữa giàu sụ và nghèo khổ ngày càng cao đã dẫn đến những quyết định sai lầm của lớp trẻ.

Giấc mơ đổi đời

Một bạn trẻ sống ở huyện Hương Điền, vừa từ đất Lào trở về, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Bên nớ thì chủ yếu qua làm gara, làm gỗ đồ rứa đó. Bên nớ làm mức tiền cao hơn, cho cái để dành, bên mình không có chỗ để làm. Nói chung là đi lai rai từng tốp sang bên đó chứ không đi đồng loạt…”.

Cũng xin nói thêm là theo bạn trẻ này, phần đông những bạn trẻ trốn sang Lào ở độ tuổi đang là học sinh phổ thông trung học, bỏ học vài tháng sau đó tìm đường mà đi đều là con nhà không phải quá nghèo, học hành cũng không đến nỗi tệ lắm và thường thì có đạo đức tốt, chưa bao giờ phá phách, gây mất lòng ai. Hay nói cách khác thì đó là những người tốt.

Bạn trẻ giấu tên đặt câu hỏi vì sao họ lại có quyết định hết sức sai lầm khi bỏ ngang học để tìm sang đất Lào làm thuê với tương lai mù mịt, vô định? Câu trả lời nằm ở chỗ chính vì là người tử tế, đàng hoàn nên ý thức về thân phận của các bạn trẻ cũng rất cao, thấy gia đình quá khó khăn, việc học hành của bản thân luôn gây ảnh hưởng đến cha mẹ, anh em, trong khi đó, họ mơ hồ nhìn thấy tương lai của mình qua những đàn anh đàn chị cố gắng nỗ lực vượt khổ để học xong tấm bằng đại học, để rồi sau tốt nghiệp lại cầm bằng gõ cửa khắp nơi, lại kiếm tiền đút lót để được vào làm việc, nhận lương ba đồng bab cọc hoặc về quê chăn lợn, bằng cấp thì chẳng có giá trị gì.

Chính cái tương lai mù mịt sau khi tốt nghiệp đại học, để gia đình nợ nần và hiện tại nghèo khổ, nếu không muốn nói là quá chật vật so với những gia đình cán bộ, quan chức đã thúc giục đôi chân những người trẻ bằng mọi giá phải tìm đường cứu gia đình. Và quyết định tìm sang đất Lào để làm thuê, kiếm tiền gởi về gia đình giống như một chiếc phao cứu sinh cho các bạn trẻ.



Điểm bán vé xe đi Lào tại Huế. RFA



Bạn trẻ giấu tên này cho biết thêm là ở Thừa Thiên – Huế, nếu như tại thành phố và một số huyện lị không thuộc diện bãi ngang hoặc huyện miền núi thì nhìn có vẻ giàu có, thịnh vượng, không có gì để bàn... Thì khi nhìn sâu vào những huyện bãi ngang, những xóm chài, xóm lưới, xóm xóc dĩa, xóm đốn củi rừng, xóm nông… Dường như đời sống ở đây còn quá nghèo khổ, cái ăn, cái mặc vẫn là mối lo hằng ngày.

Nhiều gia đình có mức thu nhập thấp đến độ khó tin, cả một ngày quần quật làm việc chỉ kiếm được một trăm ngàn đồng nếu như kiếm được chỗ làm thuê, trường hợp thất nghiệp bám lấy mảnh vườn, đám ruộng để qua ngày thì thu nhập của họ chỉ còn lại co cụm từ mười ngàn đồng cho đến hai mươi ngàn đồng mỗi ngày.

Trong khi đó, nhà cửa họ cũng chưa ổn định, may mắn thì nhà cấp bốn, vẫn còn nhiều người ở các xóm chài dọc theo phá Tam Giang nhà cửa còn che chắn tạm bợ. Nếu nhìn nhà của những gia đình này rồi nhìn sang nhà cửa, biệt thự khang trang các quan chức địa phương, sẽ dễ dàng nhận ra đáp án cho câu hỏi vì sao thanh niên, học sinh Huế phải sớm bỏ học, sớm trốn sang đất nước Lào để làm thuê mặc dù họ không biết gì về đất nước mình sắp trốn sang.

Bạn trẻ này nói thêm rằng thời buổi bây giờ, không ai đến nỗi bị đói thiếu đến độ không có áo quần để mặc, không có gạo để nấu cháo như thời chiến tranh, nhưng khi mà thế giới đã tiến bộ đến đâu rồi, chẵng nhẽ lại ngồi khoanh tay chờ nhà nước xếp mình vào hộ nghèo đói để được vay vài đồng vốn mua bò về nuôi chưa biết lỗ lãi ra sao. Chính vì nghĩ như vậy mà các bạn trẻ mạnh dạn lên đường.

Chính sách cho người nghèo bất minh

Một bạn trẻ khác tên Hòa, sống ở huyện A Lưới, cho biết thêm: “Làm lao động thôi, mình sang đó làm thợ xây, chủ yếu là thợ xây, 75% ở đây trốn sang làm việc bên đó. Ví dụ như ở Việt Nam làm cả ngày nhưng được 200 ngàn đồng, bên Lào thì được 300 ngàn đồng. Cũng có cái để dành. Bây giờ đến đây chỉ gặp toàn bà già và con nít thôi, độ tuổi lao động đi hết rồi…”.

Theo Hòa, chính sách xét cấp hộ người nghèo ở đây không đúng đắn và có vẻ bất minh, chính vì kiểu xét cấp chính sách như vậy đã dẫn đến đời sống vốn khó khăn càng thêm khó khăn bởi sự thất vọng hoặc bất bình của những người không nhận được sự công bằng.

Điển hình là cha của Hòa, ông vốn là một thợ rừng giỏi, một mình đi làm thuê nuôi cả gia đình, mẹ của Hòa bị bệnh gai cột sống nên chẳng thể làm được những việc nặng, chỉ ở nhà làm những việc nội trợ, Hòa đang học lớp 11, bốn đứa em của Hòa có đứa học phổ thông cơ sở, có đứa học mẫu giáo.

Mọi vấn đề về tài chính đều do một tay cha người cha lo lắng, xoay xở. Đời sống của gia đình Hòa không đến nỗi đói nhưng thực sự thiếu trước hụt saiu. Thế nhưng nhiều lần chờ xét cấp hộ nghèo, nhiều lần xin xỏ mà vẫn không được. Chuyện này không riêng gì gia đình Hòa. Vẫn biết hằng năm nhà nước rót tiền cho các hộ nghèo vay vốn làm ăn nhưng các gia đình nghèo ở đây không hề biết đồng vốn đó hình thù gì.

Ngược lại, những gia đình có người làm cán bộ địa phương lại được vay phần vốn hộ nghèo mặc dù họ không hề nghèo. Có người vay về mua trâu bò nuôi lấy lãi, có người vay về để cho vay nặng lãi. Trường hơp bà Hội trưởng Hội Phụ nữ là một ví dụ.

Hiện tại, người nghèo đã nợ bà số tiền lên đến hàng tỉ đồng theo diện vay nặng lãi. Hòa tìm hiểu và biết được toàn bộ số tiền cho người nghèo vay đều bị bà ta thu gom về cho vay nặng lãi, thay vì cho vay lãi suất thấp theo tiêu chuẩn người nghèo. Rất nhiều người bất mãn vì chuyện này nhưng không có đủ bằng chứng để kiện bà ta.

Và chính vì đời sống quá khó khăn, trong khi đó cuộc sống đang ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải có tiền, phải ngước mặt để nhìn tương lai. Mà sự học hành của Hòa quá khổ sở, từ chuyện nộp học phí định kỳ cho đến học thêm. Hòa quyết định nghỉ học, trốn sang đất Lào để tìm tương lai.

Câu chuyện vượt biên tìm tương lai của người Việt Nam ở Nam vĩ tuyến 17 vẫn kéo dài từ 30 tháng 4 năm 1975 cho đến nay, hầu như chưa bao giờ kết thúc. Nếu trước đây người ta nghĩ đến chuyện vượt biển tìm sang các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc thì hiện tại, người ta nghĩ đến chuyện vượt rừng để tìm sang Lào, Campuchia. Tất cả cũng vì cái nghèo và sự bất mãn nào đó!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.


- (BBC).-VN nhiều dân nghèo gần nhất khu vực
Biểu đồ tỷ lệ người thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) trong dân số khu vực Châu Á. Nguồn: Brookings
Nghiên cứu mới của Brookings, tổ chức nghiên cứu có uy tín của Mỹ, cho thấy tỷ lệ người nghèo tại Việt Nam cao gần nhất khu vực.
Thống kê của viện nghiên cứu trụ sở chính tại Washington DC cho thấy tỷ lệ người lao động thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) tại Việt Nam chiếm 18,2% dân số (16,1 triệu người) trong năm 2011.

Con số này được Brookings dự đoán sẽ giảm dần xuống 15,9% cho đến cuối năm 2012 và Việt Nam sẽ phải đợi đến năm 2020 mới không còn người thu nhập dưới 2 đôla/ngày.
Tuy nhiên tỷ lệ người lao động thu nhập 5 đôla/ngày trong năm 2011 chiếm đến 70,4% dân số Việt Nam (63,1 triệu người) và chỉ số này được dự đoán sẽ giảm dần xuống 67,1% đến hết năm 2012.
Brookings dự đoán cho đến hết năm 2030, Việt Nam mới có hy vọng hết người thu nhập thấp với mức 5 đôla/ngày.
Đây là sự chênh lệch khá xa với các nước khác trong khu vực như Malaysia, Thái Lan, với chỉ số người lao động thu nhập thấp ở mức 2 đôla/ngày chiếm dưới 1% dân số. Hiện tại, mức lương cơ bản tại Thái Lan là gần 9,75 đôla/ngày.
Theo sát Việt Nam là Trung Quốc với tổng số người lao động thu nhập thấp ở mức 2 đôla/ngày chiếm 17% dân số.
Hiện tại, tầng lớp trung lưu chiếm chỉ 5,6% dân số, tương đương với 4,95 triệu người, với mức tiêu thụ thường niên trên đầu người vào khoảng 5.600 đôla/năm.
Con số này được dự đoán sẽ tăng chậm lên 6,3% đến hết năm 2012 và phải đến hết năm 2030, con số này mới chiếm số đông (trên 70%) trong dân số.

Thuế, chi phí cao bậc nhất khu vực

Tỷ lệ người thu nhập thấp chiếm đa số dân số Việt Nam trong khi gánh nặng thuế, chi phí cao bậc nhất khu vực
Trong khi đó, nghiên cứu mới nhất do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đưa ra cho thấy Việt Nam phải chịu gánh nặng thuế, chi phí cao nhất khu vực.
Bản báo cáo với tựa đề "Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu" nói mặc dù thu nhập trung bình chỉ ở mức 3.451-5.175 đôla/năm, thấp hơn hẳn trong khu vực, tỷ lệ thuế 10% so với thu nhập khiến người dân phải đóng thuế cao hơn cả các nước phát triển hơn trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc.
Tỷ lệ thuế so với GDP của Việt Nam cũng cao bậc nhất khu vực, với tỷ lệ 26,3%; so với mức 17,3% của Trung Quốc, 15,5% của Thái Lan, Malaysia và dưới 13% của Philipines và Indonesia và có xu hướng tăng từ năm 2010 cho đến nay.
Trong khi đó, khoản chi từ ngân sách Nhà nước ở mức 20-21% GDP mỗi năm.- (BBC).-VN nhiều dân nghèo gần nhất khu vực
-‘Nhóm lợi ích nhân danh ổn định chính trị’
-VN có thể phải xin IMF cứu trợ
-Việt Nam: có cải thiện nhưng vẫn khó khăn
Bắt 4 cán bộ ngân hàng Agribank lập hồ sơ khống vay hàng trăm tỷ
Bắt thêm 4 bị can ở chi nhánh Agribank (SGTT). -Lập hồ sơ khống vay ngân hàng hàng trăm tỉ đồng (TT). - Ngân hàng ‘mở tiệc tiễn giám đốc về hưu’ bị kỷ luật (VNE).- BIA HUDA HUẾ BỊ TẨY CHAY VÌ TIN TRUNG QUỐC MUA (Ngô Minh).
- Giải tán bớt tập đoàn kinh tế nhà nước: đã đến lúc rồi ! (Mạnh Quân). SGTT: Dừng thí điểm một số tập đoàn: Đi về đâu, những “quả đấm thép”?
- Petrolimex kêu oan chuyện nợ thuế hơn trăm tỷ đồng (VNE). - Găm hàng tràn lan, chỉ xử lý được hai cây xăng (VEF). - Ai đang điều hành giá xăng dầu? (TBKTSG). - Giá xăng dầu thế giới giảm: Còn ta vẫn “lặng như tờ” (ĐĐK).
- “Vòi bạch tuộc” lũng đoạn thị trường (TN).
- 10 địa phương phải giải quyết dứt điểm mặt bằng cho 3 dự án cao tốc (CP). - Kiếm đậm nhờ thuê đất công dài hạn giá rẻ (DT). - Thu hồi đất dự án vì chậm triển khai  (NNVN). - Hà Nội: Kiến nghị thu hồi đất 8 dãy nhà gỗ Chương Dương (Petrotimes).
- Công an phường Nguyễn Trãi Hà đông cướp đồ của các hộ kinh doanh (Lê Hiền Đức).
- Phải xin lỗi dân nếu xảy ra sai sót (TT).
- Những kế hoạch ‘lãng mạn’ và bất khả thi (?!) (Petrotimes). - ‘Xén công viên làm bãi xe’: Rà soát lại! (VNN).
- Hạn chế phương tiện cá nhân: “Thu tiền của dân là chính!” (DT).
- Công an xã bắn thủng bụng một thanh niên (NLĐ).
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Sẽ cơ cấu lại nền nông nghiệp  (NNVN). - “Xuất khẩu gạo số 1” hay “dân hạnh phúc”? (LĐ).
- Sẽ bỏ cơ chế giao đất theo dự án (VnEco).
- Chống tham nhũng, pháp luật phải ‘có răng có lợi’ (VNN).
 
- GS Lê Xuân Khoa: “Phạm Quỳnh là một học giả yêu nước nhưng cũng là một nhà chính trị ôn hòa” (Phạm Tôn).
- Cán bộ xã “ém” tiền của hộ nghèo (DV).  – Nhân viên “tám”, bắt dân chờ! (PLTP).
- Sẽ hình thành kênh truyền hình đối ngoại quốc gia (TTXVN).
- Phạt, tước giấy phép đơn vị bôi xấu du lịch Đà Nẵng (TN).
- CMND ghi tên cha mẹ, khỏi xưng… “cháu chú Nhanh” (DV).
- Đường cao tốc: Giá cao, mau hỏng (NLĐ).

'Chọn tiếp khách hay bị hiếp, chích thuốc nghiện?'
Muôn nẻo đường bán thân của các kiều nữ làng chơi
Phi công Ấn Độ sốc khi ông Lương Quang Liệt "boa" tiền
Hà Nội: Phát hiện 4 nam sinh tàng trữ, sử dụng cần sa trong trường học
t(GDVN) - Thông tin từ Công an TP Hà Nội, Công an phường Tràng Tiền vừa phát hiện 4 học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng tàng trữ, sử dụng...

Cảnh báo: Nguy cơ rụng tóc, vô sinh từ dầu gội
9 loại thực phẩm phụ nữ không thể không ăn
Nguyên Ngọc và Nguyễn Thị Từ Huy: Văn hóa và giáo dục: cần phản  tư về nguyên nhân gốc của sự suy thoái(viet-studies 6-9-12) BẢN GỐC ◄◄
Viết văn, việc không chỉ của nhà văn (NĐB 6-9-12) -- Bài Hoài Nam
Cảnh báo truyện ngôn tình tạo xu hướng lệch lạc cho giới trẻ (NĐT 6-9-12)
Nhà sách trong thời bão giá (SGGP 4-9-12)
Muôn trùng sách lậu (TN 4-9-12)
Tranh cãi quanh bức ảnh ‘khiến người Việt xấu hổ’ (ĐV 6-9-12)
Thẩm Thúy Hằng tàn tạ nhan sắc vì 'dao kéo' (VnEx 6-9-12)
Nghệ sĩ harmonica Tòng Sơn: Ngựa hoang cô độc (CAND 6-9-12)
Về chuyện lùm xùm ở London Metropolitan University: Picking on foreign students  (Economist 8-9-12)



Tổng số lượt xem trang