Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

ADB hạ triển vọng tăng trưởng Việt Nam xuống 5,1%

-Cùng với việc hạ dự báo tăng trưởng năm 2012 và 2013 của Việt Nam, ADB đồng thời dự báo, đến hết năm nay, lạm phát sẽ ở mức 7%.

Tại buổi họp báo công bố Báo cáo cập nhật triển vọng phát triển châu Á 2012 diễn ra sáng 3/10/2012, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết, dựa trên kết quả đạt được 6 tháng đầu năm, tổ chức này đã hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2012 của Việt Nam xuống còn 5,1% trước khi tăng lên 5,7% trong năm 2013.

Trước đó, hồi tháng 4 năm nay, ADB từng đưa ra nhận định, tăng trưởng GDP năm nay của Việt Nam có thể đạt mức 5,7%  và sẽ tăng lên 6,2% trong năm 2013.

Các chuyên gia của ADB nhìn nhận, sau khi tiến hành kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế trong năm 2011, sang năm nay, Chính phủ đã nới lỏng các chính sách tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ tăng trưởng.

Theo đó, những biện pháp bình ổn được thực hiện trong năm 2011 làm suy yếu nhu cầu nội địa và làm chậm lại đà tăng trưởng. Hệ quả là, tăng trưởng GDP của quý I chỉ đạt mức khiêm tốn 4% so cùng kỳ và 4,7% trong quý II đưa tăng trưởng trong nửa đầu năm ở mức 4,4%.

Mới đây, theo số liệu cập nhật của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm của cả nước ước tính tăng 4,73% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 5,77% của cùng kỳ năm 2011. Mặc dù mức tăng GDP quý III 5,35% có "nhỉnh" hơn so quý I song, mức đạt được vẫn chưa đạt kỳ vọng, thấp hơn dự tính của Bộ KH-ĐT đưa ra trước đó, trong khoảng 5,5-5,6%. Như vậy, nhiều khả năng mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% của cả năm sẽ không đạt được.

Lý giải về sự cải thiện trong tăng trưởng GDP quý III, ADB cho rằng, đây là kết quả của hiệu quả ngành sản xuất, xây dựng, vận tải được cải thiện.

Tại Báo cáo lần này, ADB cũng nhắc lại, Chính phủ đã đối phó với các cuộc suy thoái trước đây bằng các chính sách chống khủng hoảng, qua đó nỗ lực phục hồi tăng trưởng để đạt được mục tiêu nhưng lại thường kèm theo gây nên lạm phát và sự chậm trễ trong cải cách tài chính cũng như khu vực doanh nghiệp.

Trong lần cập nhật này, ADB dự báo đến cuối năm 2012, lạm phát cả nước sẽ là 7% trước khi tăng tốc lên 9,4% vào cuối năm 2013. Tỷ lệ lạm phát trung bình trong năm nay sẽ là 9,1%.

Giả định rằng chính sách nới lỏng trong giai đoạn dự báo ở mức trung bình, ADB cho rằng, dự kiến hoạt động kinh tế nửa cuối năm 2012 sẽ được cải thiện nhờ các chính sách thực hiện hồi đầu năm cùng với việc ngân sách có xu hướng được tăng tốc giải ngân vào cuối năm.

Chuyên gia ADB đồng thời đưa ra lưu ý, tốc độ tăng trưởng kinh tế có khả năng sẽ bị chi phối bởi tiến độ giải quyết các vấn đề nhạy cảm trong lĩnh vực tài chính.

Cùng với đó, những nỗ lực nâng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai gần có thể làm Chính phủ xao lãng nhiệm vụ giải quyết những trở ngại về mặt cấu trúc nhằm mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn, chẳng hạn các điểm yếu trong hệ thống tài chính, các doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả, tình trạng thiếu điện và các hạn chế khác.

--ADB hạ triển vọng tăng trưởng Việt Nam xuống 5,1%

 

-Vietnam to Allow Full Foreign Ownership of Some Companies (Bloomberg 2-10-12)

--Phân định rõ quyền chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước

Phân công lại quyền hạn, trách nhiệm của chủ sở hữu tập đoàn, tổng công ty nhà nước được kỳ vọng sẽ tạo nên những thay đổi nhất định.
Xuất siêu 1,61 tỷ USD sang khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á
Về xuất khẩu, khu vực thị trường châu Phi trong kỳ có mức sụt giảm kim ngạch mạnh nhất tới 49% khi chỉ đạt 1,43 tỷ USD.
EVN dư thừa năng lực phát điện
9 tháng qua do nước về thủy điện cao hơn dự kiến tới 18,2 tỷ m3 nên hệ thống điện đã dư thừa năng lực phát điện so với nhu cầu.

Doanh nghiệp Nhật Bản rời Trung Quốc: Việt Nam cũng khó được chọn
Việt Nam gặp nhiều bất lợi trong cạnh tranh thu hút đầu tư vào những ngành công nghiệp quan trọng.
Nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra phải ngừng hoạt động
Từng ăn nên làm ra nhưng chỉ sau một thời gian kinh tế sụt giảm, nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra đã phải ngừng hoạt động, đóng cửa.

 

Gangster Việt Nam khiến tê giác diệt vong (Global Post/ Kiến thức/ SGTT). Trầm Bê mất sừng tê (DV/ Cầu Nhật Tân).  - Mất trộm sừng tê giác trị giá hơn 4 tỷ đồng (CATP).  –Chân dung đại gia bí hiểm Trầm Bê (ĐV).
Trung ương họp, kinh tế lao đao (BBC 2-10-12) Bàn quy hoạch cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước (LĐ 2-10-12)

"Phép lạ kinh tế Việt Nam" bị rạn nứt: Cracks Appear in Vietnam’s Economic Miracle (Energy Tribune 2-10-12) -- Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của "phù thuỷ" Nguyễn Tấn Dũng và gia đình cùng bộ hạ: "hổ biến thành mèo", "phép lạ bị rạn nứt"! Hay quá cỡ!

Xung quanh tấm bằng của tân Cục trưởng kế nhiệm Dương Chí Dũng (Blog CBT 2-10-12) - Khuyết điểm của thủ trưởng  (NNVN).

Tân cục trưởng Cục Hàng hải phủ nhận có bằng tiến sĩ kinh tế (PLTP).

Cục trưởng Hàng hải không có học vị tiến sĩ (VNN 2-10-12)
Chân dung đại gia bí hiểm Trầm Bê (NCĐT ĐV 2-10-12) -- Tư liệu về Trầm Bê: 'Bắt bầu Kiên không liên quan đến tôi!' (ĐV 2-10-12) Gia đình ông Trầm Bê mất trộm sừng tê giác hơn 4 tỷ đồng (CATP ĐV 2-10-12) 

Đại gia ngân hàng bị 'cuỗm' sừng tê giác hơn 4 tỷ đồng
VTC
Công an huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đang truy tìm kẻ trộm sừng tê giác tại khu đất gia đình của ông Trầm Bê (thuộc xã Hàm Giang, huyện Trà Cú). Tối 27/9, người thân của ông Trầm Bê phát hiện sừng tê giác được cất giữ nơi thờ cúng gia tộc trọng lượng ...
Phó CT Sacombank mất trộm sừng tê giác 4 tỷTin tức 24h
Đại gia mất trộm sừng tê giác hơn 4 tỷ đồngVNExpress
Gia đình ông Trầm Bê mất trộm sừng tê giác hơn 4 tỷ đồngZing News
Hoàn tất chuyển giao EVNTelecom cho Viettel
Từ khi sáp nhập vào Viettel, liên lạc của đầu số 096 của EVNTelecom đã được cải thiện.
Nhân vụ Trần Xuân Giá: Chuyện buồn quan chức về hưu đi làm thêm (VnEx 2-10-12)
Luật sư giải mã “bảo bối” của cựu chủ tịch ACB (NĐT 2-10-12)
Luật sư giải mã “bảo bối” của cựu chủ tịch ACB (NĐT).   – ACB hạch toán nhầm trên 122 tỷ đồng lãi tiền gửi (VnEco).

Vinh quang và cay đắng cuối đời của cựu chủ tịch Ngân hàng ACB (NĐT).- Chuyện buồn quan chức về hưu đi làm thêm (VNE). – Bầu Hiển tuyên bố thoái hết vốn khỏi bóng đá (VNE). – Bầu Đức nóng mặt, đòi S&P rút đánh giá tín nhiệm (VEF).
Chính phủ CSVN điều hành nền kinh tế: Từ ‘cọp’ thành ‘mèo’ (Người Việt). Lược dịch từ bài: From Tiger to Pussycat: How Vietnam’s Economy Got Off 

Cú Sốc "Cường Đô La" (NCĐT 10-9-12)
Cay đắng xi măng: Tập đoàn đổ nợ cho Chính phủ (VEF 2-10-12)

 Vụ tiền polymer: Austrade suspected Vietnam agent was a spy (SMH 2-10-12)

 - Việt Nam là ‘gương xấu’ về phát triển (BBC). Vietnam is a bad example to newly emerging markets (Reuters).- Tiến sĩ Suiwah Leung, Úc: Cơ hội cải cách từ vụ ACB?(BBC).  – Phó TGĐ Sacombank bị phát hiện bán “chui” cổ phiếu (PetroTimes).  – Phó Tổng giám đốc Sacombank bị phạt do vi phạm công bố thông tin (NLĐ).  – Hai ngân hàng lớn thay nhân sự điều hành (BBC).

- TS Trần Đình Bá: IQ và đường sắt cao tốc “ biết rồi khổ lắm nói mãi… (Người Lót Gạch).

US Eximbank cho VNPT vay 118 triệu USD mua vệ tinh VINASAT 2
Bằng cách cung cấp tài trợ cho VNPT, khoản vay này của US Eximbank sẽ hỗ trợ cho việc sản xuất vệ tinh và thị trường việc làm của Mỹ.

Chưa tăng giá điện trong tháng 10
Cay đắng xi măng: Tập đoàn đổ nợ cho Chính phủ

HAGL phản hồi về kết quả xếp hạng tín nhiệm của S&P
Theo lãnh đạo HAGL, lợi nhuận kinh doanh bất động sản có thể thấp, song công ty có thể thu hồi được vốn để đầu tư cho cao su và mía đường.
Masan chi 96 triệu USD mua 40% cổ phần Cám Con Cò
Tập đoàn Ma San sẽ thực hiện việc chuyển giao 40% cổ phần này sang cho Ma San Consumer với giá trị bằng giá trị sổ sách.


Xuất hiện tiền giả polymer 200.000 đồng trong lưu thông
Ngân hàng Nhà nước cho biết, thời gian gần đây, trong lưu thông xuất hiện tiền giả polymer 200.000 đồng có hình thức khá giống tiền thật.

S&P rút lại đánh giá xếp hạng tín nhiệm Hoàng Anh Gia Lai
Theo yêu cầu của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) đã rút lại xếp hạng B- với công ty này.

Giảm lãi suất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
(TBKTSG Online) - Theo thông tin từ Vietinbank, ngân hàng này vừa đưa ra chương trình “Chung tay vượt khó cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ”(DNVVN), trong đó sẽ cho doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh với  lãi suất ưu đãi hơn lãi suất cho vay thông thường.


Vốn ngoại sẽ giúp đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng
Theo Tổng giám đốc Standard Chartered Việt Nam, nên tạo điều kiện cho các tổ chức nước ngoài tham gia vào quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

- Nhà máy lọc dầu Dung Quất vận hành ổn định trở lại (Petrotimes).

- Hà Nội xử lý hơn 260 trường hợp vi phạm về đất đai (TTXVN).

 –- Đỗ Kim Thêm – Tinh thần thượng tôn luật pháp (1) (Dân Luận).
Đảng ở Tây và Đảng ở Ta (BBC).
Có một ủy viên Bộ Chính trị… (Nguyễn Thông).
Xung quanh tấm bằng của tân Cục trưởng kế nhiệm Dương Chí Dũng (Cầu Nhật Tân).

- Kinh tế Việt Nam tới cuối năm sẽ khả quan (VnM).
- VIỆT NAM CÓ NỢ XẤU KHÔNG? (Hồ Hải).   - Giấu nợ xấu: Ngân hàng nuôi ‘bệnh ung thư’ (VEF). - Khó như xử lý tài sản bảo đảm! (VnEco).
- Việt Nam xuất siêu hơn 30 triệu đôla trong 9 tháng đầu năm (VOA).
- Cho thuốc đúng liều, đúng lúc (TN).
- DN Nhật rời Trung Quốc: Việt Nam có được chọn? (VEF).
- Doanh nghiệp thủy sản âm thầm “khai tử” (TN).
- Giá vàng miếng SJC cao hơn thế giới hơn 3 triệu đồng/lượng (TN).
- Tàu mới hàng chục tỉ đồng có nguy cơ thành sắt vụn (SGTT).
- Khi tiền vào trong đất… tiền hao (VnMedia).  - Đủ chiêu tiếp thị nhà đất kiểu nhà nghèo (VEF).

 

- Samsung được quyền tiếp tục bán máy tính bảng Galaxy (RFI).
- Hàng Trung Quốc: “Thượng vàng hạ cám” gì cũng nhập! (NLĐ). –Ngày tàn của hàng nhái tại Trung Quốc (RFI).
- Trung Quốc thâu tóm tài sản, cả châu Âu lo lắng (VEF).
- Hiệp ước châu Âu về xiết chặt ngân sách ra quốc hội Pháp (RFI).
- Tiền Iran bị mất giá mạnh (VOA).
- Thế giới năm 2013: Việc làm là nền tảng của phát triển (DV).

-IMF: Nợ công các nước phát triển lên cao nhất từ Thế chiến II
Nợ công của các nước như Mỹ, Nhật Bản đã vượt 100% GDP.
--Doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc gặp khó
Nhu cầu của thế giới đối với hàng hóa của Trung Quốc suy giảm khiến hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu ở nước này phải xoay sở để tồn tại.
CUỘC CHIẾN TRONG NGÀNH MAY MẶC GIỮA TRUNG QUỐC VÀ CHÂU PHI
BA SÀM
Than Đá TQ Sụt Giá Hơn 20%
VietBao  Kinh tế suy chậm đã làm nhu cầu yếu thêm đôi với than đá trong thị trường nội địa Trung Quốc, và làm giảm lợi tức các công ty than đá, theo bản nghiên cứu của Ủy Hội Cải Cách & Phát Triển Quốc Gia (NDRC).
A Turning Point for China RealClearWorld - A top Politburo member's dismissal and suspended death sentence for his wife for murder highlight the malaise in China. Combined with a gathering economic crisis, recent events have radically altered the perception of China as among the world's stablest economic engines. China, once considered the embodiment of poverty and misery, a victim of colonial globalization, emerged as an economic superpower in the early 21st century with tectonic global effect. Despite much publicized commissioning of China's first aircraft carrier, China appears shakier underneath, marking yet another reversal that could hold unexpected consequences.

Chinese remain positive as growth slows (Financial Times)-
A large number of the country’s citizens express satisfaction with the current state of the economy even as it grinds towards its slowest growth in a decade
Nhật Bản chuyển hướng đầu tư khỏi Trung Quốc
Dòng vốn đầu tư này sẽ dịch chuyển sang các nước như Thái Lan và Việt Nam, vốn là những nước đang thu hút đầu tư thay thế Trung Quốc.
China services PMI falls to lowest in nearly two years
BEIJING (Reuters) - China's normally robust services sector weakened sharply in September to its lowest point since November 2010, as slow growth in manufacturing finally began to feed through to the rest of the economy, an official survey showed on Wednesday.
Trung Quốc thâu tóm tài sản, cả châu Âu lo lắng
Trung Quốc đang tăng cường các vụ thâu tóm, sáp nhập ở nước ngoài trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn.
Ngành dịch vụ của Trung Quốc tăng trưởng chậm lại trong tháng 9
Chỉ số quản lý mua hàng (PMI) ngành dịch vụ Trung Quốc trong tháng 9 giảm xuống 53,7 điểm từ 56,3 tháng 6.
Các nước eurozone mất dần quyền tự kiểm soát chính sách kinh tế
EU đang bàn dự thảo buộc các nước eurozone phải ký cam kết cải cách tài khóa nhằm tăng cường kiểm soát của khối với từng nền kinh tế.
Chinese firm sues Obama for blocking wind farm near drone site
WASHINGTON (Reuters) - A small Chinese firm has sued President Barack Obama for squashing its bid to build wind farms close to a naval training site, but experts say the suit is long shot for a firm that greatly underestimated U.S. suspicions about Chinese intentions.

 

Kinh tế có ích lợi gì? What have the economists ever done for us? (Vox 1-10-12) - HA!!

--Are Romney and Obama Ready for China's Collapse? RealClearWorld

-UN-led carbon market ‘close to collapse’ (Financial Times)-Future of the Clean Development Mechanism offset scheme looks bleak due to oversupply in the system and failure to agree global remedies to climate change

-Ngày tàn của hàng nhái tại Trung Quốc 2/10/2012-Đã từ lâu, các thương hiệu nổi tiếng nước ngoài phải chịu nhiều thiệt hại do nạn « hàng nhái », hàng sao chép của Trung Quốc hoành hành. Thế nhưng, với mục tiêu ưu tiên phát triển các công nghệ mới và với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các thương hiệu trong nước, chính quyền Trung Quốc buộc phải đẩy mạnh hơn nữa các chiến dịch chống hàng « sơn trại ».Liên quan đến chủ đề này, nhật báo Le Monde số ra hôm nay có bài phân tích đề tựa « Hành trình dài của Trung Quốc từ hàng nhái cho đến sự cách tân ».

Theo Le Monde, nạn sao chép và làm hàng « sơn trại » (tức là hàng nhái, theo cách gọi của người Trung Quốc) lan tràn trên mọi lãnh vực : từ chiếc điện thoại cầm tay đời mới nhất cho đến thực phẩm như là rượu whisky chẳng hạn. Các công ty đó sao chép một cách sống sượng các thương hiệu lớn trên thế giới.

Le Monde lấy ví dụ điển hình là công ty Visture, chuyên thiết kế các loại máy tính bảng kỹ thuật số. Các chiếc máy tính bảng của họ gần như hoàn toàn dựa theo mẫu mã thiết kế của Apple. Vì vậy, trên thị trường, các nhà quản lý cố gắng tô bóng dòng sản phẩm của họ bằng thương hiệu riêng và đồng thời cũng ráng làm nổi rõ những đặc thù kỹ thuật của sản phẩm.

Sở dĩ các kiểu doanh nghiệp hàng nhái như thế có thể không những trụ vững được mà còn sinh sôi nảy nở là do họ không nhắm đến cùng loại đối tượng khách hàng với các thương hiệu lớn. Chẳng hạn như công ty Visture, khách hàng của họ là những người có thu nhập khiêm tốn, không nghèo cũng không giàu, chẳng hạn như là nhân viên văn phòng hay sinh viên. Những người mà chỉ đi vào các cửa hàng của Apple hay Samsung chỉ để ngắm nghía. Bởi vì, đối với các công nhân nhập cư, trang bị một chiếc máy tính bảng đã chiếm đến hơn một nửa số lương tháng của họ, theo nhận định của ông Lencho Lee, một trong những nhà quản lý trẻ của doanh nghiệp Visture.

Chi phí nghiên cứu và phát triển ít tốn kém cũng là một lợi thế cho các doanh nghiệp hàng « sơn trại ». Không những thế, trên bình diện pháp lý, họ cũng không sợ phải gặp nhiều phiền toái khi nghĩ rằng các tập đoàn lớn chẳng muốn tốn công tốn sức để chống lại các doanh nghiệp « cò con » này.

Le Monde cho biết, chi phí sản xuất cho một chiếc máy tính bảng có hình dáng giống với Apple cũng không quá cao. Họ cũng không xây dựng nhà máy, bởi vì toàn bộ khâu lắp ráp sẽ do một nhà thầu khác đảm nhận và linh kiện có thể tìm thấy ở các nhà cung cấp trung gian ngay trong cùng khu vực.

Hàng « sơn trại » cũng phải cách tân để tồn tại

Gọi là hàng « sơn trại », nhưng các sản phẩm này cũng phải được cách tân theo đúng tầm mức của nó. Trên thực tế, dòng sản phẩm « hàng sơn trại » không nhất thiết phải là một sản phẩm đặc biệt. Bởi vì như vậy các doanh nghiệp đó không có khả năng tài chính để thực hiện.

Giống như lời thú nhận của ông Lencho Lee, « cần phải biết lấy cảm hứng từ các đối thủ cạnh tranh ». Nhưng sản phẩm của họ cũng phải có nét gì mới lạ. Ít nhất là sản phẩm đó cũng phải đáp ứng được nhu cầu tối thiểu giới tiêu thụ không giàu có này.

Theo quan sát của một nhà nghiên cứu thuộc Học viện tin học về công nghiệp ở Đài Loan, các doanh nghiệp « hàng sơn trại » đó còn cải tiến cả về mô hình. Bởi lẽ, khách hàng tiêu thụ cũng muốn là sản phẩm họ mua phải « xứng đáng đồng tiền bát gạo ».

Mặt khác, thị trường hàng « sơn trại » lại là một môi trường cạnh tranh khốc liệt mà ở đó các doanh nghiệp cũng phải tính đến từng xu từng cắc. Doanh nghiệp phải được đặt gần với công chúng, để nắm bắt thị hiếu và đáp ứng thị trường một cách nhanh chóng. Song song đó, các doanh nghiệp « hàng nhái » còn phải giảm thiểu các khoản chi tiêu trên mọi mặt, cho dù đó là chất lượng của vật liệu, quảng bá, chứng nhận hay các khoản thuế khóa.

Các cơ sở đó còn biết hội nhập vào dây chuyền công nghiệp tồn tại trước đó với một sự linh hoạt đáng kinh ngạc. Và họ thực hiện kiểu chiến tranh du kích hoang dại. Đối với các tập đoàn đa quốc gia là những đội quân vốn được trang bị kỹ, cuộc chiến chống « hàng nhái » lại là một cuộc chiến công nghiệp không cân xứng.

Doanh nghiệp chính thống Trung Quốc cũng bị hàng nhái vạ lây

Chính phủ Trung Quốc cũng biết rằng họ cũng không nên là kẻ đứng đầu trong số nước chuyên bắt chước. Trong các mục tiêu do chính quyền đề ra trong bản lộ trình cho 5 năm sắp đến, nghiên cứu và việc nâng cấp giá trị công nghiệp là những ưu tiên hàng đầu. Bắc Kinh dự tính cứ khoảng 10 ngàn công dân thì có 3,3 bằng sáng chế.

Ví dụ điển hình là tập đoàn điện tử Lenovo hay tập đoàn viễn thông Hoa Vi. Hai tập đoàn này có tham vọng cạnh tranh dưới chính tên thương hiệu riêng của mình với tập đoàn Samsung Hàn Quốc. Do đó, chính quyền cần phải bảo vệ hai lãnh vực tiên phong đó.

Tuy nhiên, theo quan sát của Le Monde, một phần đông các sản phẩm hàng nhái tại Trung Quốc đều liên quan đến các thương hiệu nội địa, chẳng hạn như bia Tsingtao nổi tiếng.

Hơn nữa, sự gia tăng lượng người tiêu thụ giàu có và đòi hỏi về chất lượng ngày càng cao đã làm cho lượng bán hàng « sơn trại » tụt giảm đáng kể. Cùng lúc này, các thương hiệu chính thống có xu hướng nhắm đến đối tượng khách hàng mới trỗi dậy. Bởi lẽ, họ cũng nhận thấy rằng dù là ít tiền, nhưng loại khách hàng này cũng có chút gì đó để tiêu xài.

Điều này đã khiến cho một số các doanh nghiệp chuyên sao chép bắt đầu nghĩ đến chuyện phải đi theo con đường hợp pháp. Le Monde ghi nhận rằng nhiều thương hiệu hàng « sơn trại » tại Trung Quốc đã thực hiện thành công chuyển từ cơ sở chuyên sao chép thành một cơ sở hợp pháp có tiếng tăm trong nhiều lãnh vực : như điện thoại cầm tay, máy tính bảng cho đến sản xuất xe ô-tô.

Le Monde cho biết, nếu nói về chất lượng, thì giờ đây ngày càng có nhiều người dân Trung Quốc nói sẵn sàng mua các sản phẩm nội địa. Nếu đúng như vậy, thì có lẽ « ngày tàn của hàng nhái cũng đang đến gần » theo như nhận xét của ông Lencho Lee. Tuy nhiên, Le Monde lưu ý là trang web của công ty anh ta giống hoàn toàn trang web của Apple đến mức có thể nhầm lẫn và được bao bọc bởi dòng chữ xấc xược là « Tác giả giữ bản quyền ».

Chính quyền Trung Quốc khó có thể bóp nghẹt vụ tai tiếng Bạc Hy Lai

Cũng liên quan đến Trung Quốc, báo Le Monde tiếp tục quan tâm đến vụ xử ông cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh thất sủng. Theo nhận định của tờ báo, « Chính quyền Trung Quốc không thể nào bóp nghẹt vụ tai tiếng Bạc Hy Lai ».

Le Monde cho rằng, việc tuyên bố khai trừ đảng vị « quý tộc đỏ » hôm thứ sáu , 28/9/2012 vừa qua cùng với lời buộc tội về những sai phạm và tội ác mà ông Bạc sắp tới sẽ phải trả lời trước pháp luật, cho thấy có những khe hở trong hệ thống quản lý và đòi hỏi tính nhất thiết một cuộc cải cách táo bạo hơn.

Hôm thứ bảy vừa qua, tờ Quang Minh nhật báo, một tờ báo thuộc phe bảo thủ, trực thuộc Ủy ban trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lớn tiếng chỉ trích ông Bạc là đã cố tình thúc đẩy sự nghiệp chính trị của ông qua việc tái tạo lại hình ảnh « Cách mạng Văn hóa ». Tờ báo cho đấy là « Một mô hình chính trị không hợp thức đã dẫn đất nước đến những thảm hỏa chưa từng có ». Sự tấn công này cũng nằm trong hướng cáo buộc do ông Ôn Gia Bảo đưa ra hồi tháng 3 năm nay, vào lúc ông Bạc Hy Lai bị đình chỉ mọi chức vụ.

Tranh luận thêm phần sôi nổi khi có thêm sự tham gia của cậu quý tử Bạc Qua Qua, con trai của đôi vợ chồng. Cậu này đã có những phản ứng đầu tiên đăng trên mạng xã hội Tumblr, từ Mỹ hôm thứ bảy, cho rằng « Riêng cá nhân tôi, tôi khó có thể tin vào các luận cứ chống lại cha tôi. Bởi vì, chúng trái ngược hoàn toàn với những gì tôi được biết về ông trong suốt cuộc đời tôi. Dù rằng các chính sách do ông thực hiện có thể phải đưa ra bàn cãi, người cha mà tôi biết đến là người luôn thẳng thắn với chính niềm tin của mình và tận tâm trong bổn phận ».

Theo nhận định của báo Le Monde, vai trò phía sau mà Bạc Qua Qua có thể đang giữ từ Hoa Kỳ nhằm bảo vệ cha mẹ là một lý do đáng ngại cho chính quyền. Không có gì cho biết rằng công tử họ Bạc sẽ không bị ngành Tư pháp Trung Quốc để ý tới. Hãng Tân Hoa Xã từng khẳng định rằng « gia đình họ Bạc đã nhận rất nhiều tiền và tài sản » từ nhiều người khác.

Ngành tư pháp cho biết Bạc Qua Qua có ra làm chứng trong phiên xử mẹ cậu bà Cốc Khai Lai, nhưng sự việc đã không được công bố chính thức. Đó cũng là một trong những điểm tối trong vụ án Bạc Hy Lai.

Gần đây, bà Vương Tuyết Mai, chuyên gia pháp y nổi tiếng thuộc Tòa án Tối cao còn làm cho bức màn bí ẩn thêm dày đặc. Bà nghi ngờ biên bản chính thức về vụ đầu độc Neil Heywood bằng chất cyanure. Theo bà các phản ứng được mô tả trong phiên xử bà Cốc Khai Lai « không phù hợp với các quy định khoa học liên quan đến chất cyanure, nhưng tòa án vẫn thông qua ». Bà Vương ghi rằng bà tỏ ra chán nản và cảm thấy khiếp hãi về điều đó.

Hoạt động kinh tế châu Á vẫn còn co cụm

Theo báo Les Echos số ra hôm nay, nhìn chung các nền kinh tế châu Á trong tháng 9 này vẫn tiếp tục suy thoái. Dù là tốc độ xuống dốc có vẻ chậm lại, nhưng triển vọng cải thiện thật sự vẫn chưa thấy rõ. Trong khi đó, xuất khẩu của Trung Quốc đang tỏ ra hụt hơi do khủng hoảng kinh tế tại châu Âu.

« Hoạt động kinh tế châu Á vẫn còn co cụm » là nhận định và cũng là tựa đề bài viết trên trang quốc tế báo Les Echos. Sau khi các nền kinh tế châu Á liên tục trượt đà trong suốt mùa hè năm nay, các thông tin công bố trong tháng 9 cho thấy có dấu hiệu suy thoái đang chựng lại. Tuy nhiên, Les Echos cho rằng sự trở lại của tăng trưởng vẫn còn xa. Theo công bố của Markit Economics, các chỉ số PMI tại Trung Quốc vẫn nằm dưới 50 điểm, ngưỡng cho phép nền kinh tế vượt qua giai đoạn nở rộ.

Trong khi đó, chỉ còn có một tháng nữa là đến kỳ Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc. Vì vậy, tình hình kinh tế Trung Quốc được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ. Từ năm tháng nay, sức mua sắm của ngành công nghiệp đã tụt giảm mạnh. Nhu cầu nội địa vẫn chựng lại.

Thêm vào đó, nền kinh tế trong nước cũng đã bị đảo lộn do vụ cách chức ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh và gần đây nhất là vụ tranh chấp các quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku với Nhật Bản.

Bên cạnh đó, tình hình xuất khẩu của Trung Quốc cũng không mấy sáng sủa. trong vòng 42 tháng liên tiếp, lượng đơn đặt hàng ở bên ngoài đã tụt giảm mạnh. Theo giải thích của chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Société générale của Pháp phụ trách về châu Á, thì việc vực dậy ngành xuất khẩu của Trung Quốc còn lệ thuộc nhiều vào sự cải thiện tình hình kinh tế tại Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Và điều đó dường như khó có thể thực hiện được trong ngắn hạn.

Kinh tế Trung Quốc chựng lại cũng không làm cho các nước láng giềng cảm thấy vui sướng gì hơn. Trong tháng 9 vừa qua, chỉ số Tankan của Nhật Bản – được công bố hàng quý cho thấy tình trạng sức khỏe của các doanh nghiệp lớn đã rơi xuống mức -3 thay vì là -1 trong tháng 6. Lần thứ tư liên tiếp chỉ số Tankan nằm dưới mức 0. Không chỉ có hai cường quốc kinh tế đó đang phải chịu đựng, mà xuất khẩu Hàn Quốc cũng đang có hướng đi xuống, bất chấp sự thành công của Samsung.

Trong bối cảnh ảm đạm đó, nhiều lãnh vực cho là có dấu hiệu cải thiện. Hiệp hội vận tải và kho bãi Trung Quốc ghi nhận « sự hồi phục từ từ của nền kinh tế ». Les Echos cho rằng đây là cơ quan duy nhất trên thế giới nhìn nhận như thế.

Tổng số lượt xem trang