Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Is China’s Communist Party Doomed? Liệu Đảng Cộng sản Trung Quốc có sụp?

Greathallceiling
--Is China’s Communist Party Doomed? theDiplomat.com
-Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ chịu số phận bi đát không?
 Bauxite Việt Nam
Minxin PeiForeign Policy, ngày 1 tháng Mười 2012
Trần Ngọc Cư dịch
Liệu giới lãnh đạo chóp bu của Bắc Kinh có thể phải chịu chung số phận với giới lãnh đạo Liên Xô cũ hay không? Có lẽ.
Bản thông cáo vào hôm thứ Sáu vừa qua cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ triệu tập Đại hội Đảng thứ 18 vào ngày 8 tháng 11 đã mang lại sự nhẹ nhõm tâm tư cho những ai lo lắng rằng những tai tiếng chính trị và cuộc tranh chấp quyền lực ở chóp bu của Chính phủ Trung Quốc đã phá hỏng cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo, cứ mười năm mới diễn ra một lần. Cuối cùng, giới lãnh đạo chóp bu của Đảng có vẻ đã thỏa thuận với nhau là phải làm gì với cựu Bí thư Trùng Khánh thất sủng Bạc Hy Lai (có khả năng đi tù) và đã nhất trí về việc đưa ai vào Bộ Chính trị và Ban Thường vụ nhiều quyền uy hơn.

Vì tất cả những lý do hiển nhiên, giới lãnh đạo chóp bu Trung Quốc sẽ cố gắng hết sức mình trong những tháng tới để phóng chiếu một hình ảnh đoàn kết và tự tin, đồng thời thuyết phục phần còn lại của thế giới rằng thế hệ lãnh đạo kế tiếp sẽ có đầy đủ khả năng để duy trì độc quyền chính trị của Đảng.
Đáng tiếc là, nỗ lực này sẽ khó có hiệu quả. Lòng tin của người dân đối với sự cố kết nội bộ và ban lãnh đạo Đảng đã bị lung lay vì vụ Bạc Hy Lai, vì nạn tham nhũng tràn lan, vì sự đình đốn của chương trình cải tổ trong thập kỷ qua, vì một nền kinh tế đang trì trệ, vì quan hệ với các nước láng giềng và với Mỹ ngày một xấu đi, và vì các bất ổn xã hội ngày một gia tăng. Những câu hỏi đang làm nhiều người trăn trở hiện nay là, Đảng còn bám víu vào quyền hành được bao lâu nữa? Và liệu Đảng có khả năng để quản lý một cuộc chuyển đổi sang thể chế dân chủ để tự cứu mình không?
Những câu hỏi này chắc chắn không phải là sản phẩm của những đầu óc chây lười. Trên nhiều phương diện, quyền lãnh đạo của Đảng sắp đi vào một thập kỷ khủng hoảng có tính hệ thống. Đã cai trị Trung Quốc 63 năm, Đảng đang tiến tới, trong vòng 10 năm nữa, tuổi thọ được ghi nhận của những chế độ độc đảng lâu dài nhất thế giới – Đảng Cộng sản Liên Xô cũ (74 năm), Quốc Dân Đảng tại Đài Loan (73), và Đảng Cách mạng Thể chế Mexico (71). Như một con người, một tổ chức như ĐCSTQ cũng phải già nua.
Hơn nữa, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã đẩy nước này quá cái ngưỡng thường được gọi là “khu vực chuyển đổi sang dân chủ” (democratic transition zone) – tức là, một mức lợi tức đầu người trong khoảng từ 1000 USD đến 6000 USD (tính bằng sức mua tương đương của đồng tiền, Purchasing Power Parity, hay PPP). Các nhà khoa học chính trị đã nhận xét rằng các chế độ độc tài đối diện với nguy cơ thay đổi chế độ cao hơn khi mức thu nhập của người dân gia tăng. Cơ may để duy trì chế độ độc tài càng giảm một khi lợi tức đầu người của một nước vượt quá 6000 USD (PPP). Lợi tức đầu người của Trung Quốc đã lên tới 8.500 USD (PPP). Và gần như tất cả các chế độ độc tài trên thế giới với lợi tức đầu người cao hơn TQ đều là các quốc gia dầu lửa. Như vậy, Trung Quốc đang ở trong một môi trường kinh tế xã hội, trong đó việc quản trị quốc gia theo đường lối độc tài ngày càng trở nên thiếu tính chính đáng và không đứng vững. Những ai không tin điều này, xin hãy nhìn vào mạng xã hội Weibo của Trung Quốc (hay các blog cá nhân) để biết người dân Trung Quốc đang nghĩ gì về chính phủ của họ.
Như vậy, câu trả lời cho tính bền vững của chế độ độc đảng tại Trung Quốc là rõ ràng: viễn cảnh của chế độ này rất bi đát.
Câu trả lời cho câu hỏi, làm thế nào để một chế độ độc đảng có thể quản lý sự chuyển đổi chính trị để tự cứu mình, là đáng chú ý và phức tạp hơn.
Trên cơ bản, có hai con đường cho các chế độ độc đảng: con đường của Liên Xô chắc chắn dẫn đến sự tự hủy; và con đường của Đài Loan vàMexicodẫn đến sự tự canh tân và chuyển đổi chính trị.
Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, giới lãnh đạo chóp bu của ĐCSTQ đã bày tỏ quyết tâm không lặp lại thảm kịch Xô viết. Chính sách của họ, do đó, là tiếp tục chống lại mọi hình thức cải tổ chính trị. Kết quả, thật không may, là một đảng cầm quyền ngày càng xơ cứng, bị thao túng bởi các nhóm lợi ích, và các quan chức cơ hội chủ nghĩa, tham nhũng, sa đọa như Bạc Hy Lai. Mặc dù Đảng có trên 80 triệu thành viên, nhưng hầu hết bọn họ gia nhập Đảng chỉ để khai thác các tài lợi mà Đảng cung cấp. Chính họ đã trở thành một nhóm đặc quyền đặc lợi, tách rời với xã hội Trung Quốc. Nếu sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) đưa ra được những bài học thực tế nào, thì những bài học đó nhất định không phải là lập trường chính thống của giới lãnh đạo Trung Quốc, khi cho rằng chính những cải tổ của Gorbachev đã đưa đến sự sụp đổ của Đảng. Sự thật đáng buồn là: chế độ Xô viết đã quá bệnh hoạn, không còn cứu vãn được nữa vào giữa thập niên 1980, bởi vì chế độ này đã chống lại mọi cải tổ suốt hai thập niên truớc đó dưới sự lãnh đạo của Brezhnev. Nghiêm trọng hơn nữa, ĐCSTQ phải biết rằng, cũng như hàng triệu đảng viên ĐCSLX, hàng ngũ của nó cũng gần như chắc chắn sẽ tan rã vào những lúc chế độ gặp khủng hoảng. Khi ĐCSLX sụp đổ, không có lấy một trường hợp điển hình nào mà các đảng viên trung thành chạy đến bảo vệ chế độ. Một số phận như thế đang chờ đợi ĐCSTQ.
Sự thể này chỉ để lại cho ĐCSTQ một lựa chọn duy nhất: đó là đường lối tự canh tân và chuyển đổi theo mô hình Đài Loan vàMexico. Những chế độ độc đảng tại Đài Loan vàMexicorõ ràng là những chế độ thành công nhất trong nỗ lực tự chuyển đổi thành những thể chế dân chủ đa đảng trong vòng một phần tư thế kỷ vừa qua. Mặc dù quá trình chuyển đổi sang chế độ dân chủ của hai nước này là khác nhau và phức tạp, nhưng chúng ta có thể đúc kết bốn nhận định sau đây về sự thành công của họ.
Thứ nhất, giới lãnh đạo tại Đài Loan và Mexico đã đối đầu với một cuộc khủng hoảng về tính chính đáng (a legitimacy crisis) vào những năm 1980 và nhận thấy rằng các chế độ độc đảng nhất định sẽ thất bại. Họ không thể tự lừa dối mình bằng các ảo tưởng hay những điều láo khoét được nữa.
Thứ hai, lãnh đạo của hai nước này đã hành động trong khi chế độ của họ còn mạnh hơn phe chống đối và trước khi họ bị mất uy tín hoàn toàn, như vậy họ còn đủ khả năng để quản lý một sự chuyển đổi dần dần.
Thứ ba, lãnh đạo của hai nước đã tập trung quyền lực và thi hành chính sách độc tài trong Đảng, chứ không phải dân chủ trong đảng, để khống chế sự chống đối của phe bảo thủ trong chế độ. Trong những chế độ độc đảng, thực hiện dân chủ trong nội bộ Đảng chắc chắn sẽ dẫn đến một sự rạn nứt công khai trong giới lãnh đạo chóp bu, như vậy làm suy yếu nghiêm trọng khả năng của một chế độ có chủ trương cải tổ, trong việc quản lý sự chuyển đổi qua chế độ dân chủ. Ngoài ra, việc làm cho toàn bộ một hệ thống chính trị trở nên dân chủ hơn, chủ yếu thông qua các cuộc tuyển cử có tính cạnh tranh ở cấp thành phố và cấp quốc gia, sẽ cung ứng cho giới lãnh đạo chóp bu cơ hội để học hỏi một kỹ năng tối quan trọng: tìm kiếm hậu thuẫn của cử tri để giành phiếu và thắng cử. Những kỹ năng này không thể học hỏi từ việc thể hiện trí trá cái gọi là dân chủ trong nội bộ Đảng, mà thực chất chỉ là một tên gọi khác của sự mặc cả và sử dụng thủ đoạn với nhau trong giới lãnh đạo chóp bu.
Thứ tư, một lực lượng đối lập dân chủ ôn hòa là người bạn tốt nhất và lợi thế lớn nhất mà một chế độ độc đảng có chủ trương cải tổ cần phải có. Một lực lượng đối lập như thế là một đối tác thương thuyết và có thể giúp chế độ duy trì sự ổn định trong thời kỳ quá độ. Nó còn có thể đưa ra những điều kiện tốt đẹp hơn nhiều trong việc bảo vệ lợi ích của giới lãnh đạo chóp bu và thậm chí còn giúp họ tránh được tù tội.
Khi chúng ta nhìn vào các phần thưởng mà Quốc Dân Đảng (tại Đài Loan) và Đảng Cách mạng Thể chế (tại Mexico) đã gặt hái, chúng gồm có không chỉ những điều kiện thuận lợi cho việc đi ra khỏi bộ máy quyền lực (ngoại trừ Tổng thống Salinas, người bị buộc phải lưu vong vì tội tham nhũng), không một lãnh đạo cao cấp nào bị truy tố hình sự, cả Quốc Dân Đảng lẫn Đảng Cách mạng Thể chế đã chiếm lại được phủ tổng thống, vị trí quyền lực chính trị của hai nước, sau khi trải qua hai nhiệm kỳ trong thế đối lập.
Nhưng ĐCSTQ có thể thực sự học hỏi từ Quốc Dân Đảng hay Đảng Cách mạng Thể chế không?
Tạm gác ý muốn của mình qua một bên, ĐCSTQ gặp thêm một trở ngại nữa. Đảng này vẫn còn là một đảng toàn trị (a totalitarian party), chứ không phải là một đảng độc tài thông thường (an authoritarian paty). Sự khác biệt giữa hai loại đảng này là, một đảng toàn trị bám sâu và lan rộng trong bộ máy Nhà nước và trong nền kinh tế hơn nhiều. ĐCSTQ kiểm soát quân đội, ngành tư pháp, bộ máy quan liêu, và nền kinh tế ở một mức độ lớn hơn Quốc Dân Đảng và Đảng Cách mạng Thể chế rất nhiều. Rút một đảng toàn trị ra khỏi một bộ máy Nhà nước là khó hơn nhiều. Thật vậy, nỗ lực này chưa bao giờ được thử nghiệm thành công. Tại Liên Xô cũ, nỗ lực này đã dẫn đến sự sup đổ chế độ. Tại Đông Âu, các cuộc cách mạng dân chủ đã không cho các chế độ toàn trị một cơ may thử nghiệm.
Vì thế, trách nhiệm dành cho các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc là rất đáng lo ngại. Việc đầu tiên của họ là tránh lao vào một cuộc cải tổ chính trị (political perestroika) kiểu Gorbachev, nhưng phải đi theo một tiến trình tháo gỡ tính toàn trị trong bộ máy Nhà nước và chuyển đổi ĐCSTQ thành một đảng như Quốc Dân Đảng của Đài Loan và Đảng Cách mạng Thể chế của Mexico. Nếu không theo biện pháp trung chuyển này ngay lập tức, ĐCSTQ có thể thấy rằng một sự sụp đổ kiểu Xô viết là tương lai duy nhất của mình.
M. P.
Minxin Pei là một giáo sư môn Chính phủ tại Đại học Claremont McKenna và là một nhà nghiên cứu thâm niên không thường trú tại Quĩ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Công trình nghiên cứu của ông đã được đăng trên các tạp chí Foreign Policy, Foreign Affairs, The National Interest, Modern China, China Quaterly, Journal of Democracy và trong nhiều sách được biên tập. Nhiều bài xã luận của ông đã xuất hiện trên các báo Financial Times, New York Times, Washington Post, Newsweek International, và International Herald Tribune, cũng như nhiều nhật báo quan trọng khác.

Dịch giả gửi trực tiếp cho BVN.

Ngày tàn của ĐCSTQ? Is China’s Communist Party Doomed? (Diplomat 1-10-12) -- Minxin Pei
Thay đổi lãnh đạo Trung QuốcWith a Transition Near, New Questions in China(NYT 1-10-12)



China’s politics – power transition (FT 1-10-12)

- Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ chịu số phận bi đát không? (BoxitVN).

Việc truy cập các trang mạng xã hội nước ngoài ở Trung Quốc vẫn còn chậm (VOA). – Tân Chủ tịch Hội đồng Hoa lục của Đài Loan không biết mặt các lãnh đạo Trung Quốc (RFI). – Nga cấm người TQ làm nông ở Amur (BBC).
- Đập thủy điện Trung Quốc đe dọa sông Mekong (PLTP). – Giới nghiên cứu lại lên án Trung Quốc khởi động thêm 1 đập ở đầu nguồn Mêkông (RFI).
- Dàn hòa ca Myanmar tại Mỹ (TQ). – HRW kêu gọi Miến Ðiện hủy bỏ cáo buộc chống các nhà tranh đấu(VOA).
- Thế giới 24h: Nơi nguy hiểm nhất thế giới (VNN). - Triều Tiên công bố tượng lãnh đạo khổng lồ mới (TP).

- Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp (3) (L’Archipel/ Thụy My). Mời xem lại: Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp (1)Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp (2). - Còn đây là chính sách Đại Nhảy Vọt của Mao: Sự điên khùng của một bạo chúa (phần 4) (GEO EPOCHE/ Phan Ba). Mời xem lại: Sự điên khùng của một bạo chúa (phần 1)Sự điên khùng của một bạo chúa (phần 2)Sự điên khùng của một bạo chúa (phần 3).
- Công ty ông Ngải Vị Vị bị hủy giấy phép (BBC). – Trung Quốc : Công ty của Ngải Vị Vị có thể bị cấm (RFI). – Trung Quốc đóng cửa công ty nghệ thuật của ông Ngải Vị Vị (VOA).
Đón Quốc khánh TQ, Ôn Gia Bảo: thúc đẩy dân chủ và pháp trị

Trung Quốc xác nhận đại hội Đảng 18 vào ngày 8.11
- Đại Nhảy Vọt của Mao: Sự điên khùng của một bạo chúa (phần 3) (GEO EPOCHE/ Phan Ba).
-Trung Quốc: điều khác lạ và câu chuyện còn bỏ ngỏ SGTT.VN - Ở Trung Quốc hiện đang diễn ra hai sự kiện: tội trạng của Bạc Hy Lai, ngôi sao chính trị từng vụt sáng một thời, được bạch hoá và Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) tuyên bố sẽ tiến hành đại hội vào ngày 8.11 tới.
Ở một đất nước mà từ chứng “đau lưng” của lãnh đạo cho đến “lịch khai hội” của Đảng đều kín như bưng, thì thời điểm bạch hoá các sự kiện vừa nêu mang ý nghĩa nổi bật: vừa có gì đó không bình thường, vừa như chưa đến hồi kết.
Xong một vụ thanh lọc?
Trước đại lễ vài hôm, ngày 28.9, bộ Chính trị CPC khai trừ ông Bạc Hy Lai và công bố một danh sách dài các cáo trạng chống lại ông ta, trong đó có các tội: lạm dụng quyền thế, ăn hối lộ và nhiều tội khác. Bản tin của Tân Hoa Xã tường trình cuộc điều tra của Đảng về ông Bạc cho thấy những vi phạm nghiêm trọng trong khi ông đảm nhận các chức vụ trước đây cũng như trong thời gian ông làm việc ở bộ Thương mại Trung Quốc. Bản tin còn lùi trở lại các vi phạm thời kỳ ông giữ chức bí thư Đảng uỷ tại thành phố Trùng Khánh. Các cáo buộc nói ông Bạc đã dùng chức vụ để thủ lợi cho cá nhân lẫn gia đình và nhận hối lộ của những người khác. Thời gian các cáo buộc trải dài hơn một thập niên, kết thúc lúc ông bị bãi chức ở Trùng Khánh hồi đầu năm 2012 này.
Theo VOA ngày 29.9, ông Trương Minh, một nhà khoa học chính trị tại đại học Nhân dân Bắc Kinh cảm thấy khác lạ, tại sao CPC lại tiết lộ nhiều chi tiết đến thế về ông Bạc và những việc làm xấu xa của ông ta. Nhưng rồi ông Trương Minh đưa ra lý giải, bởi lẽ cuộc điều tra đã đem lại nhiều kết quả và một phần các kết quả đó đã được lọt ra từ trước, nên dứt khoát ông Bạc có thể lãnh hình phạt khắt khe hơn dự đoán. Cơ quan truyền thông nhà nước nói ông Bạc sẽ bị giao cho giới hữu trách để điều tra về mặt hình sự. Mới đầu năm nay, ông Bạc còn được coi là một chính khách đang lên và được trông đợi sẽ nắm một vị trí then chốt trong ban lãnh đạo (thường trực bộ Chính trị). Nhưng rồi vụ tai tiếng liên quan đến vợ ông là bà Cốc Khai Lai, và người từng làm cảnh sát trưởng dưới thời ông nắm quyền ở Trùng Khánh là Vương Lập Quân đã dập tắt các tham vọng chính trị của ông.
Cách đây hơn một tháng, bà Cốc bị tuyên án “tử hình treo” sau khi bà thú nhận đã giết doanh gia người Anh Neil Heywood. Cựu cảnh sát trưởng Vương Lập Quân lãnh án tù 15 năm hồi đầu tuần này về tội đã tìm cách ém nhẹm vụ sát nhân này cùng các tội phạm khác.
Cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc nói ông Bạc phải chịu trách nhiệm về vụ Vương Lập Quân cũng như về vụ bà Cốc, và cáo buộc ông đã lạm dụng quyền thế và vi phạm các sai lầm nghiêm trọng. Tuy nhiên, cho đến nay trách nhiệm của ông Bạc trong các vụ đã xử vẫn chưa được công khai làm rõ.
Thay đổi mô hình?
Một trong nhiều đón đợi từ Đại hội 18 là: CPC sẽ mang lại “thay đổi paradigm” nào (về thể chế, về thế giới quan, về tấm bản đồ tiếp theo của công cuộc cải cách/mở cửa) để bảo đảm cho tương lai của hơn 1,3 tỉ con người. Các câu trả lời cho đến nay vẫn thường ngược nhau. Đại diện tờ The Financial Times McGregor tại Bắc Kinh trong cuốn sách Thế giới bí mật của các lãnh đạo CPC đưa ra kết luận gây nhiều tranh cãi, khi cho rằng đại hội sẽ chẳng mang lại thay đổi gì nhiều. Theo McGregor, giả sử Lênin tái sinh vào thời điểm hiện nay, chắc chắn Lênin sẽ nhìn nhận CPC như một bản sao của chế độ do chính ông ta tạo ra gần một thế kỷ trước. Trên nền bất biến ấy dĩ nhiên có điểm xuyết các cuộc cải cách dẫn đến một số “khế ước xã hội”, theo đó, Đảng cho phép người dân cải thiện đời sống theo ý mình, với điều kiện là họ không được xen vào chính trị.
Ngược lại, tạp chí Washington Quarterly (quý 4/2012) nhìn nhận vấn đề khác hẳn. Đằng sau sự trì trệ bề ngoài, tạp chí này thấy có nhiều dấu hiệu cho một quá trình thay đổi chính trị ở Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu xuất phát từ bốn xu hướng họ cho là không thể đảo ngược để lập luận rằng, Trung Quốc sẽ trở thành một nước dân chủ. Căn cứ trên bốn xu hướng được kết nối với nhau: kinh tế phát triển, văn hoá chính trị thay đổi, giới tinh hoa xuất hiện và môi trường toàn cầu biến chuyển, các tác giả này kết luận: 100 năm trước, cách mạng Tân Hợi đã khiến nhà Thanh sụp đổ, 100 năm sau, một cuộc cách mạng “kiểu mới” đang diễn ra, và Trung Quốc sẽ bước lên con đường dân chủ hoá.
Trước khi Bạc Hy Lai bị phế truất không lâu, nhân vật số một tương lai của CPC Tập Cận Bình, vì lo cho sự gắn bó và đoàn kết trong đảng, đã viết bài đăng trên tạp chí Cầu thị, nhấn mạnh đến sự cần thiết đối với cán bộ phải hy sinh lợi ích cá nhân và phải tuân thủ sự đồng thuận, vì lợi ích tập thể. Bài viết được cho là hoàn toàn khác biệt với văn phong mà ông Tập thường sử dụng khi ông còn ở trường đảng. Bài viết này sau đó trở thành chủ đề học tập đối với toàn thể cán bộ đảng viên, nhằm mục đích giảm thiểu tác động tiêu cực của việc phế truất cựu bí thư Thành uỷ Trùng Khánh. Một cách sâu xa, đây có thể là bối cảnh của cuộc đấu tranh quyền lực trước khi diễn ra Đại hội XVIII. Đảng quyết siết chặt hàng ngũ sau “cơn địa chấn” Bạc Hy Lai. Đó có thể là lý do cùng lúc với việc loan báo ông Bạc bị khai trừ và nêu danh các tội trạng, bộ Chính trị CPC cũng tuyên bố đại hội đảng sẽ được tổ chức vào ngày 8.11 tới.
HẢI ĐĂNG
-Trung Quốc: điều khác lạ và câu chuyện còn bỏ ngỏ
Bốn tội lỗi của Bạc Hy Lai

- Thêm một người Tây Tạng tự thiêu ở Thanh Hải, an ninh được siết chặt (VOA). - Bạc Hy Lai sẽ bị xử : Đấu đá trong lãnh đạo Trung Quốc đã ngã ngũ (RFI).  – Con trai ông Bạc Hy Lai bênh vực bố đẻ  (BBC). - Bạc Qua Qua lên tiếng bảo vệ cha (PLTP). - Ông Bạc Hy Lai nhận nhiều khoản hối lộ lớn (TN).- Ông Thein Sein: “Nếu dân Myanmar chọn bà Suu Kyi, tôi sẽ chấp nhận” (TT).  -  Tổng thống Myanmar: Vị cựu tướng của cải cách (VNN).
- Bình Nhưỡng tố Seoul cố tình xâm phạm lãnh thổ (NLĐ).
- Con trai Bạc Hy Lai bảo vệ cha là người “chính trực” (DT).
Trung Quốc sau Bạc Hi Lai: China may struggle to move beyond Bo Xilai scandal (LAT 28-9-12)
 Tương lai lãnh đạo Trung Quốc: Hedging bets through China’s transition (WP 28-9-12) -- Liz Economy
Số mạng của con Bạc Hi lai: Questions Turn to Fate of Bo Xilai's Son (WSJ 28-9-12)
 

-Con trai ông Bạc Hy Lai bênh vực bố đẻ

Cha con ng Bạc Hy Lai (phải) v Bạc Qua Qua
Bạc Qua Qua, con trai của chính khách Trung Quốc Bạc Hy Lai, lên tiếng cho rằng cha đẻ của mình là "tận tâm" và "chính trực."

Ai là người cộng sản ở Trung Quốc? The nine faces of communism (FT 28-9-12)
Scandal sex ở Trung Quốc: China's six biggest political sex scandals. (FP 28-9-12)

Về Tập Cận Bình: Elite and Deft, Xi Aimed High Early in China (NYT 29-9-12)
Bạc Hi Lan chưa hết đâu! This Won't Be the Last of Bo Xilai (Atlantic 30-9-12) -- Gordon
Chang
Cái giống nhau giữa Cộng sản và phát xít: Communism and Fascism: The Reason They Are So Similar (Daily Beast 28-9-12)
- Ông Bạc Hy Lai sắp mất ghế quốc hội (BBC).  – Bạc Hy Lai bị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội  (RFI).  - Số phận Bạc Hy Lai gần như đã được định đoạt (TQ).  – Các nghi vấn xung quanh vụ xử bà Cốc Khai Lai (RFI).  – Ông Ôn Gia Bảo kêu gọi người dân TQ ủng hộ Đảng (TTXVN). – Công luận Trung Quốc nghi ngờ lời hứa chống tham nhũng của Bắc Kinh (VOA).
- ‘Khách sạn ma’ Ryugyong ở Bắc Hàn (BBC).
- HÃY CHÔN LENIN KHÔNG KÈN KHÔNG TRỐNG (Trí Nhân Media).
- Nhật ký của một tù binh Nhật Bản ở Liên Xô (kiuchi.org).
- Phỏng vấn LS Nguyễn Văn Đài: ‘Trung Quốc dùng gái và tiền dụ người Việt Nam làm gián điệp’ (Người Việt).
- Trung Quốc sẽ sớm xử Bạc Hi Lai (TT). – Bạc Hy Lai bị miễn nhiệm đại biểu quốc hội (NLĐ). – Trung Quốc: Chống tham nhũng, lãng phí quanh chiếc bánh Trung thu (TTVH).
- Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp (2) (Thụy My).
- Bà Suu Kyi ‘có thể trở thành Tổng thống’ (BBC).  – Bà Suu Kyi “có thể trở thành Tổng thống” (SGTT). – Bà Suu Kyi có thể làm tổng thống Myanmar (NLĐ). – Ấn Độ kêu gọi bỏ biện pháp cấm vận với Myanmar (TTXVN).  – Lê Phan: Câu chuyện kiểm duyệt ở Miến Điện (Người Việt).
-

Chủ tịch VN dự kiểm điểm Ngân hàng NN
Hà Nội, Bắc Kinh và vấn đề dân chủ

Thời sự mấy tuần nay cho thấy áp lực của Bắc Kinh vào Việt Nam và Biển Đông tạm lắng dịu – sự lắng dịu đáng nghi ngờ mà mọi người quan tâm đến thời cuộc đang nín thở cảnh giác – nhưng ở Việt Nam lại nổi lên những vấn nạn về Dân chù.
Dư luận chưa ngớt xôn xao với chì thị của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về ngăn cấm, cảnh cáo và lên án những trang mạng xã hội, thì tiếp đến là phiên tòa xét xử ba blogers với các bản án được dư luận cho là không thích hợp; cùng sự xuất hiện những bài báo của những tờ báo nhà nước chính thống (Nhân dân, Quân đội nhân dân, Mặt trận tổ quốc), có nội dung thống nhất, đồng loạt đả kích và lên án những người xuống đường chống bành trướng Bắc Kinh, chống bất công, đòi lại đất đai, đòi dân chù và nhân quyền trong thời gian qua.
Có người đặt câu hỏi, đây là sự tình cờ trùng hợp, hay có sự sắp đặt “đồng thuận” nào đó của Bắc Kinh, khi mà sự lắng dịu tạm thời do Bắc Kinh giảm nhẹ áp lực lên Việt Nam, thì lập tức Việt Nam rảnh tay, thẳng tay trấn áp những người đòi dân chủ và chống xâm lược Bắc Kinh, nhất là ngay sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trở về từ chuyến đi Trung Quốc và gặp Tập Cận Bình ?
Cách đây không lâu, giới bình luận quốc tế cho rằng, hành động bành trướng và hung hăng của Bắc Kinh là tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ gắn bó lại với các nước Đông Nam Á. Vì để bảo vệ nền độc lập của mình, trước đe dọa xâm lăng của Bắc Kinh, các nước Đông Nam Á cần sự gắn kết và hổ trợ của các nước lớn khác, đặc biệt là Mỹ, như một thế lực đối trọng.
Nay Bắc Kinh bỗng hạ giọng, đổi chiến thuật, đi vòng quanh các nước, hứa hẹn hòa bình, cam đoan duy trì ổn định, không bắt nạt ai.
Các nước Đông Nam Á, từ thế đứng độc lập sẵn có, tỏ ra bình tĩnh; riêng Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, thế đứng chênh vênh miệng cọp nên rất mừng rỡ, các lãnh đạo ai nấy đều phát biểu “đồng thuận” với Bắc Kinh.
Nhưng đồng thuận trong chủ trương giữ hòa bình Biển Đông, sao lại vội vàng quay ra trấn áp những đòi hỏi bức xúc của nhân dân về yêu cầu dân chủ có thật và những biểu thị tinh thần yêu nước khi khi đất nước bị đe dọa chủ quyền và lãnh hải bị xâm phạm?
Thái độ nhà nước đang tỏ ra giận dữ, triển khai trấn áp thành phần này, bên cạnh chiến dịch chống tham nhũng đang hồi diễn tiến gay go trong nội bộ nhà nước, cùng với cơn lốc tài chánh đang gia tăng.

Việt Nam quay lại gần Trung Quốc?

Bắc Kinh sẽ hưởng được lợi ích gì sau một nước cờ cao, với kế “thập diện mai phục” qua bốn hiện tượng sau:
1. Khi Việt Nam thực hiện mạnh bạo các hành động trấn áp, bóp nghẹt thông tin, triệt hạ internet, bỏ tù các bloggers, đàn áp, miệt thị những người biểu tình, đi ngược lại xu thế hội nhập và dân chủ, không thực thi Công Ước Quốc tế về Dân sự và Chính trị, về Hợp tác thương mại mà Việt Nam đã ký kết tham gia... tức là Việt Nam tự đẩy mình ngày càng xa với cộng đồng thế giới, cũng đồng thời có nghĩa là lùi dần về phía Bắc Kinh.
Việc làm này đã phát đi một tín hiệu lan ra khắp thế giới rằng, Việt Nam đã nói “không” với trào lưu hội nhập.
Hai ng Nguỹ̉n T́n Dũng và Ṭp C̣n Bình
Lãnh đạo Việt Nam kiên trì theo đuổi đường lối hòa bình hữu nghị với Trung Quốc
Thái độ kiên quyết “ăn thua đủ”, hay “ai thắng ai” đối với 10 Điếu Cày hay 100 loại Điếu Cày, cũng không bù đắp được sự mất mát hình ảnh của một đất nước có lịch sử vang lừng về yêu chuộng hòa bình, từng được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới trong thời kỳ kháng chiến.
Là vì nỗi ám ảnh về một “mùa xuân Á Rập”, hay là vì một áp lực từ Bắc Kinh? Cả hai lý do đều không hợp lý, cả hai lý do đều bộc lộ một sự thiếu tự tin không đáng có.
Lý Hiển Long, Thủ tướng Singapore, đã nói gì với Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh? Ông ấy nói rằng biển, đảo, tài nguyên phía dưới biển đều là quý, nhưng không thể so sánh với hình ảnh một Trung Quốc trước cái nhìn của thế giới, ý khuyên rằng hãy bỏ cái mặt hung hăng sát khí, thay vào đó bằng cái mặt nhân văn, dân chủ, tử tế, biết điều hơn, thì có lợi ích lớn lao hơn.
Sự biểu dương quyền lực của nhà nước Việt Nam, thể hiện qua các phiên tòa và các vụ đàn áp nông dân, có lẽ không có lợi ích gì đáng kể, so với mất mát nhiều mặt, về quan hệ quốc tế, về tính khoan dung, độ lượng và sức chứa nhỏ nhoi của một nhà nước, mệnh danh là Nhà Nước Xã Hội Chủ Nghĩa, một học thuyết được tự cho là cao cả.
Đây là thành quả không làm mà được của Bắc Kinh. Họ không mong muốn gì hơn thế, không tốn viên đạn nào, không mang tai tiếng với các nước láng giềng. Nói khác, Việt Nam đã lọt vào bẫy của Bắc Kinh, khi tiến hành đàn áp những yêu sách đòi cải thiện dân chủ của nhân dân.
2. Những cuộc trấn áp càng dữ dằn bao nhiêu, trong tình hình mà nhà nước đang rơi vào vòng xoáy tham nhũng chưa thấy rõ lối ra, càng làm cho khoảng cách giữa nhân dân và nhà nước càng lớn, quan hệ nhà nước và nhân dân vốn đã mất niềm tin lại càng mất niềm tin hơn nữa.
Trấn áp có mục đích gây nên sự sợ hãi, thì có sự sợ hãi, nhưng sự sợ hãi đang được tích lũy trở thành sự phẫn nộ.
Các cuộc đàn áp nông dân đòi đất, khiếu kiện đông người, và đặc biệt phiên tòa xử các bloggers ngày 24/9 vừa qua tại TP HCM, đã bộc lộ thật sự bản chất của hai từ “dân chủ” gượng gạo mà nhà nước vẫn nhân danh, sự hằn học không cấn thiết qua thái độ và cách hành xử ở các phiên tòa, và qua các ngòi bút tuyên huấn không có tính thuyết phục mà đầy sát khí của đao phủ.
Khoảng cách giữa nhân dân và nhà nước càng rộng, càng trúng ý Bắc Kinh. Bởi vì nhà nước độc tài thì cần sự ủng hộ của ai, nếu không phải là Bắc Kinh vì cùng phe Xã Hội Chủ Nghĩa, vốn được xem là yếu tố quyết định cho sự chọn lựa hướng đi của đât nước.
Internet cafe ở Vịt Nam
Bắc Kinh không cần dân chủ. Họ sẽ rất hào phóng tài trợ, dung dưỡng, khuyến khích cho một chính quyền độc đoán nằm trong quỹ đạo của mình. Họ không mong muốn gì hơn một Việt Nam như thế. Đây không phải là điều Đảng CSVN đã từng lo lắng hay sao?

Câu hỏi cần trả lời

3. Tham nhũng và chống tham nhũng như những đợt sóng triều nối tiếp nhau trên nền một cơ chế thích ứng để sinh sản ra chính nó.
Cuộc thanh lọc hàng ngũ, hay đấu tranh phe nhóm, hay chống tham nhũng đang diễn ra, sẽ diễn biến tới đâu, hoặc tắc tị ở đoạn nào đó, nhân dân đang hồi họp chờ xem.
Thế lực của các nhóm lợi ích sẽ được khoanh lại và bị khống chế hay đang nở ra theo những ngõ ngách mới? Có ai dám chắc rằng không có bàn tay của Bắc Kinh đang khuấy đảo từ nhiều tư thế ?
Bắc Kinh không bao giờ muốn, và không cho phép một Việt Nam độc lập, có nền kinh tế phát triển phù hợp với quan điểm hội nhập, mà ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã chính thức chuyển thông điệp: muốn phát triển kinh tế phải đi đôi với mở rộng dân chủ.
Bắc Kinh cần một Việt Nam có tham nhũng và cũng cần có chống tham nhũng; đồng thời cần có đấu tranh lẫn nhau (và họ sẽ làm trọng tài thu xếp cho).
Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Mao Trạch Đông và đệ tử là phải gây cho thiên hạ đại loạn thì mới dễ bề cai trị.
4. Nội bộ Ban Lãnh đạo Việt Nam sẽ không bao giờ được cho phép đoàn kết để có sức mạnh. Đó là ý muốn nghìn đời của Trung Quốc, cũng là ý muốn của Bắc Kinh ngày hôm nay.
Nhưng với tầm cao “đại cục” của Bắc Kinh ở thế kỷ 21, họ không chỉ muốn gây “đại loạn” ở một vùng đất Việt Nam địa đầu chiến lược, mà đại loạn toàn vùng Đông Nam Á - Thái Bình Dương, như cả thế giới đều thấy rõ.
Các lãnh đạo Việt Nam, từng người một, tức là mỗi người, đều có tiếp xúc “song phương” với “một” tâm điểm Bắc Kinh. Ban lãnh đạo Việt Nam dưới mắt người dân là một “tập hợp mờ”, nhìn nhau còn chưa rõ mặt, nói nhau chưa dám trọn câu, vì thế mọi việc trở nên khó hiểu.
Với lộ trình hành xử trên đây, Việt Nam càng rời xa hơn với cộng đồng thế giới và càng lùi lại gần hơn nữa với Bắc Kinh.
Phải chăng, bốn động thái đang diễn ra hiện nay đều do ý muốn và có bàn tay tạo dựng của Bắc Kinh?
Một câu hỏi được đặt ra : Việt Nam bị cưỡng bức hay tự nguyện đi vào quỹ đạo của Bắc Kinh?
Câu hỏi tiếp theo là: Ai bị cưỡng bức hay toàn dân tộc bị cưỡng bức Bộ phận nào tự nguyện hay cả dân tộc tự nguyện?
Câu hỏi này có thể trả lời bằng hai tiếng “không và không!” về phía dân tộc. Phần trả lời còn lại thuộc về những người đang có trọng trách.
Bài viết phản ánh quan điểm và văn phong của tác giả, nguyên chủ tịch Ủy ban tranh đấu Tổng hội Sinhviên Sài Gòn.

-


Sự lan tỏa… sau những phiên tòa Bauxite Việt Nam
(Bài đăng trên BBC Tiếng Việt ngày 30/9/2012, nhan đề Hà Nội, Bắc Kinh và vấn đề dân chủ, không có những phần chữ đỏ)
Thời sự mấy tuần nay cho thấy áp lực của Bắc Kinh vào Việt Nam, và Biển đông tạm lắng dịu – sự lắng dịu đáng nghi ngờ mà mọi người quan tâm đến thời cuộc đang nín thở cảnh giác – thì lập tức Việt Nam nổi lên những vấn nạn về Dân ch.
Dư luận chưa ngớt xôn xao với chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về ngăn cấm, cảnh cáo và lên án những trang mạng xã hội, thì tiếp đến là phiên tòa xét xử 3 blogger với các bản án được dư luận cho là không thích hợp, cùng sự xuất hiện những bài báo của những tờ báo nhà nước chính thống (Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc), có nội dung thống nhất, đồng loạt đã kích và lên án những người xuống đường chống bành trướng Bắc Kinh, chống bất công, đòi lại đất đai, đòi dân chủ và nhân quyền trong thời gian qua, họ đều được xem là bọn cơ hội, là thuộc thế lực thù địch, phản động, là âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình” do phương Tây chủ xướng, nhằm chống lại nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Có người đặt câu hỏi, đây là sự tình cờ trùng hợp, hay có sự sắp đặt “đồng thuận” nào đó của Bắc Kinh, khi mà sự lắng dịu tạm thời do Bắc Kinh giảm nhẹ áp lực lên Việt Nam, thì lập tức Việt Nam rảnh tay, thẳng tay trấn áp những người đòi dân chủ và chống xâm lược Bắc Kinh, nhất là ngay sau khi TT Nguyễn Tấn Dũng trở về từ chuyến đi Trung Quốc và gặp Tập Cận Bình?
Cách đây không lâu, giới bình luận quốc tế cho rằng, hành động bành trướng và hung hăng của Bắc Kinh là tạo điều kiện thuận lợi cho Mỹ gắn bó lại với các nước Đông Nam Á. Vì để bảo vệ nền độc lập của mình, trước đe dọa xâm lăng của Bắc Kinh, các nước Đông Nam Á cần sự gắn kết và hổ trợ của các nước lớn khác, đặc biệt là Mỹ, như một thế lực đối trọng. Nay Bắc Kinh bỗng hạ giọng, đổi chiến thuật, đi vòng quanh các nước, hứa hẹn hòa bình, cam đoan duy trì ổn định, không bắt nạt ai. Các nước Đông Nam Á, từ thế đứng độc lập sẳn có, tỏ ra bình tĩnh; nhưng riêng Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, thế đứng chênh vênh miệng cọp nên rất mừng rỡ, các lãnh đạo ai nấy đều phát biểu “đồng thuận” với Bắc Kinh. Nhưng đồng thuận trong chủ trương giữ hòa bình Biển đông, sao lại vội vàng quay ra trấn áp những đòi hỏi bức xúc của nhân dân về yêu cầu dân chủ có thật và những biểu thị tinh thần yêu nước khi đất nước bị đe dọa chù quyền và lãnh hải bị xâm phạm? Thái độ nhà nước đang tỏ ra giận dữ, triển khai trấn áp thành phần nầy, bên cạnh chiến dịch chống tham nhũng đang hồi diễn tiến gay go trong nội bộ nhà nước, cùng với cơn lốc tài chánh đang gia tăng.
Bắc Kinh sẽ hưởng được lợi ích gì sau một nước cờ cao, với kế “thập diện mai phục” qua 4 hiện tượng mai phục sau:
1. Khi Việt Nam thực hiện mạnh bạo các hành động trấn áp, bóp nghẹt thông tin, triệt hạ internet, bỏ tù các blogger, đàn áp, miệt thị những người biểu tình, không chấp nhận phê phán, phản biện là đi ngược lại xu thế hội nhập và dân chủ, là không thực thi Công ước Quốc tế về Dân sự và Chính trị, về Hợp tác thương mại mà Việt Nam đã ký kết tham gia; là thách thức công khai đối với cộng đồng quốc tế về mối liên kết thế và lực, cùng các giá trị thời đại; là xóa bỏ những nổ lực và cam kết của mình với cộng đồng thế giới trước đây; tức là Việt Nam tự đẩy mình ngày càng xa với cộng đồng thế giới, cũng đồng thời có nghĩa là lùi dần về phía Bắc Kinh. Việc làm này đã phát đi một tín hiệu lan ra khắp thế giới rằng, Việt Nam đã nói tiếng “không” với trào lưu hội nhập. Thái độ kiên quyết “ăn thua đủ”, hay “ai thắng ai” đối với 10 Điếu Cày hay 100 loại Điếu Cày, cũng không bù đắp được sự mất mát hình ảnh của một đất nước có lịch sử vang lừng về yêu chuộng hòa bình, từng được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới trong thời kỳ kháng chiến. Là vì nỗi ám ảnh về một “mùa xuân Ả Rập”, hay là vì một áp lực từ Bắc Kinh? Cả hai lý do đều không hợp lý, cả hai lý do đều bộc lộ một sự thiếu tự tin không đáng có. Lý Hiển Long, Thủ tướng Singapore, đã nói gì với Hồ Cẩm Đào tại Bắc Kinh? Ông ấy nói rằng biển, đảo, tài nguyên phía dưới biển đều là quý, nhưng không thể so sánh với hình ảnh một Trung Quốc trước cái nhìn của thế giới (ý khuyên rằng hãy bỏ cái mặt hung hăng sát khí, thay vào đó bằng cái mặt nhân văn, dân chủ, tử tế, biết điều hơn, thì có lợi ích lớn lao hơn ). Sự biểu dương quyền lực của nhà nước Việt Nam, thể hiện qua các phiên tòa và các vụ đàn áp nông dân, có lẽ không có lợi ích gì đáng kể, so với mất mát nhiều mặt, về quan hệ quốc tế, về tính khoan dung, độ lượng và sức chứa nhỏ nhoi của một nhà nước, mệnh danh là Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa, một học thuyết được tự cho là cao cả! Đây là thành quả đầy ý nghĩa, không làm mà được của Bắc Kinh. Họ không mong muốn gì hơn thế, không tốn viên đạn nào, không mang tai tiếng với các nước láng giềng. Nói khác, Việt Nam đã lọt vào bẫy của Bắc Kinh, khi tiến hành đàn áp những yêu sách đòi cải thiện dân chủ của nhân dân.

2. Những cuộc trấn áp càng dữ dằn bao nhiêu, trong tình hình mà nhà nước đang rơi vào vòng xoáy tham nhũng chưa thấy rõ lối ra, càng làm cho khoảng cách giữa nhân dân và nhà nước càng lớn, quan hệ nhà nước và nhân dân vốn đã mất niềm tin (như Nghị quyết 4 đã khẳng định) lại càng mất niềm tin hơn nữa. Trấn áp có mục đích gây nên sự sợ hãi, thì có sự sợ hãi, nhưng sự sợ hãi đang được tích lũy trở thành sự phẫn nộ. Các cuộc đàn áp nông dân đòi đất, khiếu kiện đông người, và đặc biệt phiên tòa xử các blogger ngày 24-9 vừa qua tại TP HCM, đã bộc lộ thật sự bản chất của hai từ “dân chủ” gượng gạo mà nhà nước vẫn nhân danh, đã bộc lộ sự hằn học không cần thiết qua thái độ và cách hành xử ở các phiên tòa, và qua các ngòi bút tuyên huấn không có tính thuyết phục mà đầy sát khí của đao phủ. Khoảng cách giữa nhân dân và nhà nước càng rộng, càng trúng ý Bắc Kinh. Bởi vì nhân dân thì gắn bó với nhu cầu dân chủ, nhà nước độc tài thì cần sự ủng hộ của ai, nếu không phải là Bắc Kinh vì cùng  phe Xã hội Chủ nghĩa, vốn được xem là yếu tố quyết định cho sự chọn lựa hướng đi của đất nước, từng xảy ra ở hội nghị Thành Đô năm 1990. Bắc Kinh không cần dân chủ, họ sẵn sàng thể hiện sức mạnh qua các cuộc đàn áp đẫm máu như Thiên An Môn, các cuộc đàn áp cực kỳ dã man phong trào luyện tập Pháp Luân Công diễn ra liên tục đối với hằng trăm ngàn, hằng triệu công dân Trung Quốc để đạt mộng siêu cường của tập đoàn lãnh đạo. Họ sẽ rất hào phóng tài trợ, dung dưỡng, khuyến khích cho một chính quyền độc đoán nằm trong quỹ đạo của mình. “Sự trỗi dậy” tàn bạo che lấp nhân tính. Họ không mong muốn gì hơn một VN như thế. Đây không phải là điều Đảng CSVN đã từng lo lắng hay sao? Đảng không thể lấy lại niềm tin đã mất của nhân dân từ những phiên tòa cay nghiệt như những đòn thù, từ thái độ căm hờn không cần thiết của lực lượng an ninh, từ những bài viết tuyên huấn với lập luận “đậm đà” quy chụp trên báo Đảng.
3. Tham nhũng và chống tham nhũng như những đợt sóng triều nối tiếp nhau trên nền một cơ chế thích ứng để sinh sản ra chính nó. Cuộc thanh lọc hàng ngũ, hay đấu tranh phe nhóm, hay chống tham nhũng đang diễn ra, sẽ diễn biến tới đâu, hoặc tắt tị ở đoạn nào đó, nhân dân đang hồi họp chờ xem. Thế lực của các nhóm lợi ích sẽ được khoanh lại và bị khống chế hay đang nở ra theo những ngõ ngách mới? Có ai dám chắc rằng không có bàn tay của Bắc Kinh đang khuấy đảo từ nhiều tư thế? Lối sống của từng đảng viên mà “bạn” còn quan tâm “khuyên ta” (1), huống là chuyện lớn lao quan trọng nầy lại được họ làm ngơ? Dĩ nhiên, Bắc Kinh không bao giờ muốn, và không cho phép một Việt Nam độc lập, có nền kinh tế phát triển phù hợp với quan điểm hội nhập, mà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã chính thức chuyển thông điệp: muốn phát triển kinh tế phải đi đôi với mở rộng dân chủ. Có dân chủ, có minh bạch mới chống được tham nhũng. Nhưng Bắc Kinh cần một Việt Nam có tham nhũng (họ sẽ tạo điều kiện cho), và cũng cần có chống tham nhũng (họ cũng sẽ tạo điều kiện cho), và cần có đấu tranh lẫn nhau ( họ sẽ làm trọng tài thu xếp cho). Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Mao Trạch Đông và đệ tử của y tiếp tục thực hiện, là phải gây cho thiên hạ đại loạn thì mới dễ cai trị. Họ không mong muốn gì hơn thế!
4.  Nội bộ Ban lãnh đạo Việt Nam sẽ không bao giờ được cho phép đoàn kết để có sức mạnh. Đó là ý muốn nghìn đời của Trung Quốc, cũng là ý muốn của Bắc Kinh ngày hôm nay. Nhưng với tầm cao “đại cục” của Bắc Kinh ở thế kỷ 21, họ không chỉ muốn gây “đại loạn” ở một vùng đất Việt Nam địa đầu chiến lược, mà đại loạn toàn vùng Châu Á-Thái Bình Dương, như cả thế giới đều thấy rõ. Các lãnh đạo Việt Nam, từng người một, tức là mỗi người, đều có tiếp xúc “song phương” với “một” tâm điểm Bắc Kinh. Ban lãnh đạo Việt Nam dưới mắt người dân là một “tập hợp mờ”, họ nhìn nhau còn chưa rõ mặt, nói nhau chưa dám trọn câu, vì thế mọi việc trở nên khó hiểu. Luật pháp thì chất chồng, cán bộ thi hành thì đầy “sáng tạo”!
Với lộ trình hành xử trên đây, Việt Nam ngày càng rời xa hơn với cộng đồng thế giới và càng lùi lại gần hơn nữa với Bắc Kinh.  Và như lời Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định là “sinh mệnh chung của hai dân tộc” (2). Chuyện sống chết (sinh mệnh) của mỗi dân tộc là chuyện lớn! Chủ nghĩa Cộng ssarn Quốc tế đã cáo chung từ lâu, ngay khi nó khởi đầu. Còn có lãnh tụ nào dám dồn cục hai đất nước, hai dân tộc lại làm một, trừ sự cống nạp, thôn tính, hoặc xâm lăng và sau đó là đồng hóa?! Điều nầy, cả nghìn năm, Trung Quốc muốn nhưng đã không làm được!
Tạm gác qua lời nói năng vong mạng của các ông Tướng Tá, như ông Tướng Vịnh, hay ông Tá Hiển (3), phải chăng, bốn động thái đang diễn ra hiện nay đều do ý muốn và có bàn tay tạo dựng của Bắ Kinh? Hay chỉ là sự vận  hành tự thân của một nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa (4)  trùng hợp với quỹ đạo và ý chí của Bắc Kinh? Hay chỉ vì sự đồng dạng của thể chế? Khó lòng để nhận định rằng hai ý nghĩa trên là hoàn toàn tách biệt, vì nó lẫn vào chung trong một hệ tư tưởng đang đóng vai trò sợi xích sắt, niềng hai dân tộc vào một “sinh mệnh chung”?
Một câu hỏi được đặt ra: Việt Nam bị cưỡng bức hay tự nguyện đi vào quỹ đạo của Bắc Kinh? Hay vừa bị cưỡng bức (bởi nước lớn Trung Quốc), vừa có tự nguyện (vì cùng hệ tư tưởng)?  Một câu hỏi tiếp theo: Ai bị cưỡng bức hay toàn dân tộc bị cưỡng bức? Bộ phận nào tự nguyện hay cả dân tộc tự nguyện? Câu hỏi nầy có thể trả lời bằng hai tiếng “không và không !” về phía dân tộc. Không tự nguyện (với bất cứ chủ nghĩa nào có sự khống chế của Trung Quốc) và không chấp nhận sự cưỡng bức (của chủ nghĩa bá quyền nước lớn). Vì Trung Quốc không đáng để sợ đến thế, và không xứng đáng để được tôn trọng như thế. Phần trả lời còn lại thuộc về những người đang có trọng trách.
Cách mạng Việt Nam, do Đảng CSVN lãnh đạo, đã ra đời và dắt dẫn một giai đoạn lịch sử Việt Nam thực hiện sứ mạng kép với hai phạm trù gắn bó nhau không thể tách rời, là Dân tộc và Dân chủ. Ngày nay, Việt Nam lại đang đứng trước nguy cơ của cả hai vấn đề sanh tử nầy, sau một trăm năm xương máu! Lịch sử Việt Nam sẽ còn tiếp tục dành những giọt nước mắt ray rức về tư tưởng của nhà chí sĩ Phan Châu Trinh, khi chủ trương hòa nhập vào nền văn minh của Pháp đang thống trị, để mưu cầu từ dân chủ tiến bộ mà đi đến độc lập dân tộc, vì ông nhìn thấy trong sự đô hộ đó, có mầm mống của nền văn minh dân chủ. Đó là một tư tưởng mà chưa được thực nghiệm, dù lối đi nầy, nhiều quốc gia Đông Nam Á đã thành tựu cả hai mặt dân tộc và dân chủ (5). Nhưng hoàn cảnh lịch sử nầy đã thuộc về quá khứ. Thời đại ngày nay đã hoàn toàn khác xưa. Nếu theo cách của Phan Châu Trinh, sẽ là sự rồ dại, điên khùng nếu ai đó nghĩ rằng, hãy hòa nhập vào hệ tư tưởng Xã hội Chủ nghĩa Trung Quốc, để từ đó mưu cầu một nền độc lập và văn minh cho mình. Chúng ta đều hãi hùng nhìn thấy những gì đã và đang diễn ra từ nửa thế kỷ qua cho đến mỗi ngày của thời đại hôm nay, ở Nội Mông, Tân Cương, Miến Điện (6), Tây Tạng, Bắc Triều Tiên… Trong vòng tay Trung Quốc, Việt Nam sẽ trở thành một pháo đài, như con quỹ dữ, một loại quái thai, để canh gác Biển Đông cho chúng, và quậy phá nhân loại, nguy hiểm gấp nhiều lần so với Bắc Triều Tiên, để chúng thực hiện giấc mơ “đại cục”của mình. Đây là điều cảnh giác cho nhân loại.
Ông cha ta chưa từng mơ hồ về Trung Quốc. Phan Châu Trinh chưa từng có ý nghĩ dựa vào Trung Quốc. Hồ Chí Minh đã từng nói, thà “chịu đựng” phương Tây vài năm, còn hơn “chịu đựng” Trung Quốc một nghìn năm (7).
“Sinh mệnh chung của hai dân tộc” là không thể. Nhưng “sinh mệnh chung của hai Đảng” thì có thể hay không? Ôm hôn kẻ thù và biến được kẻ thù thành bạn chăng? Hay hóa thân vào họ? Tu hành như ông Đạt La Lạt Ma, hay bất cứ ai trên thế gian, cũng chưa làm được điều tương tự.
Đáng tiếc về những phiên tòa mang tính bạo lực, về những hằn học của cánh an ninh, về những ngòi bút có “ánh thép” của tuyên huấn đối với người dân, dù có chống đối, có tiếng nói khác, nhưng chưa thể nói là kẻ thù.
H.Đ.N.
Chú thích:
(1) Lời phát biểu của TBT Nguyễn Phú Trọng, tại ĐH 4: “Bạn đã từng khuyên ta…”, “bạn” là chì TQ.
(2) Lời phát biểu của TT Nguyễn Chí Vịnh với Tướng Tàu Mã Hiểu Thiên (9-2012)
(3) Trung tá Vũ Văn Hiển, CA P6, Q3,TP HCM:  Chửi tục vào mặt dân theo cách du côn, vào ngày xét xử vụ án các blogger, 25-9-2012, hăm “bẻ cổ” bà Dương Thị Tân, vợ ông Điếu Cày,và chửi ”Tự do cái con c**” khi nhìn hai mẹ con bà mặt áo thun có in chữ “tự do cho người yêu nước”.
(4) Theo nhà nghiên cứu Lữ Phương thì Chủ nghĩa xã hội đang hiện hành không phải là chủ nghĩa xã hội thật sự (nhưng cái xã hội thật ấy thì ở đâu?).
(5) Quan điểm của các nhà Tuyên huấn VN thì cho rằng, nhờ cuộc chiến đấu của VN, cùng với 3 giòng thác cách mạng của thế giới, mà các quốc gia trên đã hưởng thành quả. (Đó chỉ là do mình nghĩ ra thôi, vì sự hiện diện của VN chưa từng được công trình nghiên cứu nào chứng minh rằng nó đã làm thay đổi thế giới ).
(6) Miến Điện đã chuyển sang cơ chế chính trị dân chủ từ 2 năm nay, có lời thúc đẩy động viên của TT Nguyễn Tấn Dũng về cải tổ dân chủ, khi ông sang thăm bên ấy (Chuyện người thì sáng, chuyện mình thì tối), và được thế giới nhiệt liệt hoan nghênh, chào đón, còn Trung Quốc thì bực bội.
(7) Ông HCM không dùng từ nầy, không tiện nêu nguyên văn (Nhưng có lẽ ý nguyện của ông không thành công? xin để cho lịch sử, không dám lạm bàn).
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN



Tổng số lượt xem trang