Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

‘Các bà đỡ’ của CNQP Trung Quốc

Công nghiệp quốc phòng Trung Quốc sẽ chẳng là gì và còn lâu mới được thế giới biết đến nếu không có sự trợ giúp tích cực từ bên ngoài.

Chiến tranh thế giới thứ 2 cơ hội cho Trung Quốc

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, trật tự thế giới hình thành 2 cực Mỹ-Xô, Nhật Bản quốc gia lớn nhất châu Á về sức mạnh kinh tế, quân sự đã đầu hàng và trở thành một đồng minh thân cận của Mỹ. Liên Xô cần một đồng minh lớn tại châu Á để duy trì thế cân bằng.

Cách mạng Trung Quốc thành công, Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nắm quyền điều đó mang lại cho Trung Quốc nhiều cơ hội về mọi mặt mà các quốc gia thân Liên Xô khác trong khu vực châu Á không có được. 

Cả Liên Xô, Mỹ đều muốn  xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Bắc Kinh để tranh dành ảnh hưởng tại châu Á. Trong khi Liên Xô giúp đỡ Đảng Cộng sản Trung Quốc và Mao Trạch Đông, Mỹ giúp đỡ Quốc Dân đảng và Tưởng Giới Thạch. Năm 1949, thành công của Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa nước này lại gần với Liên Xô.

Ồ ạt đặt nền móng cho CNQP Trung Quốc hiện đại

Nhằm nhanh chóng tăng cường sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự cho Trung Quốc, sau khi hai bên ký Hiệp ước hữu nghị, liên minh và tương trợ vào ngày 14/02/1950, Liên Xô đầu tư mạnh mẽ vào Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

Đến năm 1956 Liên Xô đã hoàn thành việc xây dựng tại Trung Quốc hơn 219 nhà máy công nghiệp quan trọng như: Hóa chất, lọc dầu, các nhà máy công nghiệp nặng, nhà máy chế tạo máy bay, đóng tàu, xe tăng…

Về CNQP phần lớn các vũ khí quan trọng của Liên Xô đã được cấp giấy phép để sản xuất tại Trung Quốc.

Từ máy bay, tàu chiến, xe tăng và nhiều vũ khí quan trọng khác đã có nhà máy xây dựng tại Trung Quốc với sự giám sát và chuyển giao công nghệ từ các chuyên gia Liên Xô. 

Đầu năm 1950 Liên Xô đã chuyển giao cho Trung Quốc hàng trăm máy may phản lực Mig-15 cùng hàng trăm kỹ sư chuyên gia sang nhà máy chế tạo máy bay Thẩm Dương để trợ giúp nước này phát triển máy bay huấn luyện Mig-15UTI còn gọi là JJ-2.

CNQP Trung Quốc sẽ chẳng là gì nếu không có sự giúp đỡ đặt nền móng từ Liên Xô.

Năm 1956, Mig-17 đã được chuyển đến lắp ráp tại Trung Quốc, giấy phép sản xuất tại Trung Quốc được cung cấp vào năm 1957 để sản xuất tại nhà máy Thẩm Dương với tên gọi J-5. 

Đến tiêm kích Mig-21 cũng được cấp giấy phép sản xuất tại Trung Quốc với tên gọi Chengdu J-7, những sự trợ giúp này của Liên Xô đã tạo nên nền tảng vững chắc cho công nghiệp hàng không Trung Quốc đến tận hôm nay.

Về công nghiệp đóng tàu, trong những năm 1950, Liên Xô đã chuyển giao cho Trung Quốc 4 tàu khu trục nhỏ lớp Riga ở dạng tháo rời trong kế hoạch đóng mới tàu khu trục này theo giấy phép tại Trung Quốc với tên gọi Type-01 lớp Thành Đô và Type-07 lớp An Sơn.

4 bộ thiết bị của tàu khu trục nhỏ lớp Riga đã được chia đều cho nhà máy đóng tàu Hoàng Phố ở Quảng Châu và nhà máy đóng tàu Hồ Đông ở Thượng Hải để hình thành nên công nghiệp đóng tàu Trung Quốc. Hiện nay hai nhà máy này là nơi cung cấp chính các tàu chiến cho Hải quân Trung Quốc.

Việc lắp ráp Mig-17 (J-5) tại Trung Quốc đã tạo tiền đề cho công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Về công nghệ tên lửa, cũng trong những năm 1950 theo Hiệp ước hữu nghị, liên minh và tương trợ giữa 2 nước Trung - Xô, phía Liên Xô bắt đầu tiến hành đào tạo cán bộ, cung cấp tài liệu, thiết bị và giấy phép sản xuất để phát triển tên lửa đạn đạo tại Trung Quốc.

>> 'Gia phả' tên lửa Đông Phong của Trung Quốc (kỳ 1)
>> 'Gia phả' tên lửa Đông Phong của Trung Quốc (kỳ 2)

Liên Xô đã chuyển giao cho Trung Quốc hai nguyên mẫu tên lửa đạn đạo R-1 (SS-1), R-2 (SS-2) và R-11F. Sản phẩm đầu tiên của sự hợp tác chuyển giao công nghệ này là tên lửa đạn đạo DF-1, người anh em sinh đôi của tên lửa đạn đạo SS-2.

Liên Xô tiếp tục là người tạo nền tảng cho nghệ tên lửa Trung Quốc để họ phát triển thành gia đình tên lửa Đông Phong biến Trung Quốc thành quốc gia có kho tên lửa đạn đạo phong phú nhất thế giới từ tầm ngắn, tầm trung đến liên lục địa.

Về công nghiệp sản xuất xe tăng, Liên Xô đã đồng ý giúp đỡ Trung Quốc xây dựng một cơ sở sản xuất xe tăng để sản xuất xe tăng T-54. 

Ban đầu, những chiếc T-54 được lắp ráp bằng phụ tùng sản xuất tại Liên Xô về sau thay thế dần bằng các linh kiện do Trung Quốc sản xuất.

Trên cơ sở đó Trung Quốc đã phát triển thành Type-59. Thực ra Type-59 là một biến thể sản xuất tại Trung Quốc của T-55 với nhiều khác biệt. 

Cơ sở láp ráp xe tăng đầu tiên này đã phát triển thành Tổng công ty công nghiệp Bắc Trung Quốc Norinco ngày nay và đây là nơi cung cấp nhiều trang thiết bị vũ khí quan trọng cho quân đội Trung Quốc.

Về công nghệ hạt nhân, ban đầu Liên Xô không thực sự tha thiết với đề nghị giúp đỡ phát triển công nghệ hạt nhân và vũ khí nguyên tử tại Trung Quốc. Tuy nhiên, tình hình bất ổn tại Ba Lan, Hungary những năm 1950-1960 buộc Liên Xô phải nhượng bộ để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Quốc về mặt chính trị.

Lắp ráp tàu khu trục nhỏ lớp Riga tại Trung Quốc là nền móng cho công nghiệp đóng tàu Trung Quốc ngày nay.

Ngày 15/10/1957, Trung - Xô đã đặt bút ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân cho Trung Quốc. Moscow chỉ từ chối chuyển giao các tài liệu liên quan đến xây dựng tầu ngầm hạt nhân.

Vào tháng 9/1958, các nhà khoa học Liên Xô đã giúp đỡ để khởi động lò phản ứng thí nghiệm hạt nhân nước nặng đầu tiên của Trung Quốc và xây dựng máy gia tốc thực nghiệm. Đồng thời Liên Xô đã tiếp nhận và đào tạo 11.000 chuyên gia và 1.000 nhà bác học cho Trung Quốc.

Sự giúp đỡ từ Liên Xô coi như đã hình thành nên bộ khung của CNQP Trung Quốc. Thật hiếm có quốc gia nào có thể giúp đỡ Trung Quốc một cách tận tình như Liên Xô. Không chỉ giúp đỡ chuyển giao công nghệ, Liên Xô còn giúp đỡ đào tạo, chỉ trong năm 1958 hơn 14.000 nhà khoa học, 38.000 nghiên cứu sinh được gửi sang Liên Xô học tập trong tất cả các lĩnh vực. Đến năm 1959 có hơn 11.000 chuyên gia Liên Xô làm việc tại Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

"Tham thì thâm"

Dù Liên Xô đã giúp đỡ Trung Quốc gần như trong mọi lĩnh vực, nhưng tham vọng của họ là quá lớn, họ gần như không bằng lòng với những gì đang có. Bên cạnh đó, quan điểm chính trị giữa hai nước xã hội chủ nghĩa lớn nhất thế giới bắt đầu có những biểu hiện khác xa nhau.

Căng thẳng giữa hai bên ban đầu chỉ là các cuộc tranh luận của Đảng Cộng sản đôi bên, tuy nhiên dần căng thẳng giữa hai bên bắt đầu diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn. Hai nhà lãnh đạo đôi bên bắt đầu công khai chỉ trích nhau.

Một trong những sự cố góp phần làm trầm trọng thêm mối quan hệ hai bên là việc Liên Xô phát hiện các học viên Trung Quốc tại Học viên công nghệ Moscow đánh cắp tài liệu tối mật liên quan đến công nghệ tên lửa đạn đạo.

Hết kiên nhẫn với Bắc Kinh, năm 1961, Tổng bí thư Liên Xô Khrushchev cho rút gần như toàn bộ chuyên gia đang làm việc tại Trung Quốc về nước, những dự án hợp tác đặc biệt là các dự án hợp tác quân sự bị chấm dứt, các tài liệu kỹ thuật liên quan bị thu hồi.

Đỉnh điểm căng thẳng Trung-Xô là xung đột biên giới năm 1969. Sự cố này khiến quan hệ ngoại giao đôi bên bị cắt đứt cho đến năm 1989 khi Tổng thống Gorbachev đến thăm Bắc Kinh. Nếu không có sự cố xung đột với Liên Xô, CNQP Trung Quốc có thể đã phát triển hơn nữa. Hậu quả của sự cố này khiến nền CNQP Trung Quốc gần như giậm chân tại chổ trong gần 20 năm.

(còn nữa)

Quốc Việt

- ‘Các bà đỡ’ của CNQP Trung Quốc (kỳ 1)

- Trung Quốc tiếp tục củng cố ”tình trạng đã rồi’’ tại Hoàng Sa (RFI). - Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, gây căng thẳng trên biển (LĐ). - Trung Quốc làm lễ phi pháp ở Hoàng Sa (TN).  - VN giải quyết vấn đề biển Đông theo pháp luật quốc tế (TN). - Hoa Kỳ cho Việt Nam vay hơn 100 triệu đô la để mua vệ tinh Mỹ(RFI).

- Philippines kêu gọi LHQ giúp giải quyết tranh chấp chủ quyền biển đảo (RFI). – Philippines đưa binh sĩ tới bảo vệ quần đảo tranh chấp ở Biển Đông (VOA). - Philippines kêu gọi tôn trọng UNCLOS (PLTP).
- Trung Quốc lại xâm phạm vùng biển Senkaku/Điếu Ngư (RFI).  – Tàu Trung Quốc lại tiến vào vùng biển có tranh chấp với Nhật Bản (VOA). – Hải giám tiến vào, diệt hạm mang ra (PN Today).  - Tàu hải giám Trung Quốc rời vùng biển gần Senkaku (TTXVN). - Nỗ lực ngoại giao mới của Nhật Bản về vụ Senkaku (TTXVN).  –Nhật cảnh báo Trung Quốc với tín hiệu hòa dịu nhưng cứng cỏi (RFI).  – Bộ trưởng Makiko Tanaka không nói khác về Senkaku (NLĐ).
- Mỹ triển khai thêm trực thăng đến căn cứ Nhật Bản (TTXVN). - Mỹ triển khai Osprey tại Nhật khiến Trung Quốc lo ngại (GDVN).  – Vì sao tàu sân bay Mỹ đến Hoa Đông? (TQ).  - Mỹ dồn lực lượng đến tây Thái Bình Dương (TN).– Tham vọng của Trung Quốc đối với Bắc Cực (RFI).

- Chiến tranh đắt nên vũ khí phải rẻ? (TTXVN).   >> Hành trình vũ khí hạt nhân Trung Quốc (kỳ 1)\

>> Hành trình vũ khí hạt nhân Trung Quốc (kỳ 2)

>> Hợp tác hải quân Trung- Xô qua các thời kỳ (kỳ 1)
>> Hợp tác hải quân Trung - Xô qua các thời kỳ (kỳ 2)

- Hai lò phản ứng hạt nhân Hàn Quốc đóng cửa vì trục trặc kỹ thuật(VOA).  – Năng lượng nguyên tử – thế mạnh của Nhật (RFA).

Tổng số lượt xem trang