Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Bí mật Ngũ Giác Đài phần III (1)


Tải về : Bí mật Ngũ Giác Đài phần III (1)
Nguyễn Quốc Vĩ dịch
Paris, Tháng Tư đau buồn lần thứ 37 năm 2012
Lời người dịch:
Sau khi dịch phần IV-B-5 về cuộc đảo chánh năm 1963 và TT Ngô Đình Diệm và người em Ngô Đình Nhu đã bị bọn tướng lãnh phản phúc và ngu xuẩn giết, tôi trở lại dòng thời gian để dịch phần III về Hiệp định Genève 1954 chia đôi Đất Nước.
Hội Nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn về Triều Tiên và Đông Dương. Vấn đề Đông Dương được chính thức đưa ra bàn cãi bắt đầu ngày 8 tháng 5 năm 1954.
Theo Bí Mật Ngũ Giác Đài, Hội Nghị Genève bắt đầu trong bối cảnh Việt Nam có những sự thật như sau:

1/  Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Việt Minh đã kiểm soát ba phần tư đất nước
2/ Ngày 04 Tháng Sáu 1954Quốc Hội Pháp chính thức phê chuẩn trao trả Độc Lập cho Chính Phủ Việt Nam Quốc Gia đứng đầu là Quốc Trưởng Bảo Đại (Hiệp Định Elysée ký ngày 8 tháng Ba năm 1946 giữa Pháp và Bảo Đại đã trao trả “Độc Lập” cho Việt Nam - nay lại “trao trả Độc Lập” nữa là sao? – vì với Hiệp Định Elysée, đó chỉ là thứ Độc Lập trên danh nghĩa, thực chất tất cả các chức năng quan trọng đều nằm trong tay người Pháp, kể cả quân đội Việt Nam đều nằm dưới quyền điều động của Pháp dưới danh nghĩa quân đội Liên Hiệp Pháp. Đây là điều mà nhiều “sử gia” cố tình không nêu ra) –
3/ Pháp muốn chấm dứt chiến tranh và rút lui không bị nhục vì đang te tua trên các mặt trận
4/ Anh không muốn chiến tranh xảy ra giữa các cường quốc mà Anh phải nhảy vào
5/ Liên Sô cũng muốn chấm dứt chiến tranh Đông Dương để dập tắt nguy cơ chiến tranh thế giới, qua đó mong gây ảnh hưởng để Pháp không gia nhập Cộng Đồng Phòng Thủ Chung Âu Châu, có được vùng ảnh hưởng làm bàn để đạp bành trước chủ nghĩa Cộng Sản
6/ Trung Cộng muốn có vùng đệm an toàn ở biên giới phía Tây Nam của mình và được yên bình lo xây dựng đất nước của họ. (Trích tài liệuBất kể là với lý do chủ nghĩa Mác tiên tiến mà Trung Quốc đã đưa ra trong chính sách của họ đối với Việt Minh, trong lịch sử Trung Quốc đã hành động để biến các quốc gia chung quanh thành chư hầu của họ. Sau khi việc hàn gắn [tàn phá chiến tranh] trong nước của Trung Quốc đã được phục hồi, họ sẽ quay lại, phù hợp với chính sách đã nhiều thế kỷ đối với Việt Nam, dự kiến sẽ đưa ảnh hưởng của họ vào Đông Nam Châu Á thông qua Việt Nam.)
Việt Nam Quốc Gia sau khi được Pháp trao Độc Lập (“dõm” với Hiệp Định Élysé năm 1946, và có Độc Lập thật sự chính thức vào ngày 04 Tháng Sáu 1954, ngay trong thời gian Hội Nghị Genève đang xảy ra). Trên Pháp lý, Quốc Gia Việt Nam được Độc Lập trên toàn lãnh thổ nhưng thực chất là còn quá yếu để có mặt một thực thể chính trị có quyền “ăn nói” ở Hội Nghi. Việc mà họ chỉ nói lên được là tình yêu mãnh liệt của họ dành cho Tổ Quốc Việt Nam, kiên cường chống lại việc chia đôi Đât Nước (sắp xếp bởi Anh, Pháp, Trung-Sô mà cuối cùng VNDCCH cũng phải nhận).
Hiệp định đình chiến được thông qua, Đất Nước Việt Nam bị chia hai, phe Cộng Sản vui mừng có một “thành trì XHCN”, phương Tây “vớt vát” được miền Nam để làm “tiền đồn” chống Cộng…
Điều khoản tổng tuyển cử để thống nhất đất nước dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 7 nằm 1956 đã không xảy ra vì chính phủ Ngô Đình Diệm cho rằng VNDCCH sẽ không tổ chức một cuộc bầu cử thật sự tự do và dân chủ. VNDCCH không để dân tự do bầu là điều mà hơn năm mươi năm qua đã được chứng minh rất rõ. Ngày nay “đảng cử dân bầu” là minh chứng mà ai cũng biết.
Những ngày đó, Trung Cộng đã đưa ra và hô hào chính sách “sống chung hòa bình” (cũng như ngày nay họ “trỗi dậy trong hòa bình” và tròng thêm vòng Kim cô mười sáu chữ vàng lên đầu lãnh đạo Việt Nam, hăm he xâm lấn).
Tài liệu phần này kết luận: “Nếu Hiệp định Genève bị thất bại, thì kẻ phá hoại Genève chính là các thành viên Hội Nghị, những người đã mặc nhiên công nhận cách giải quyết chính trị lý tưởng không tương thích với việc chia cắt đất nước và tâm lý của người Việt

Thành phần tham dự
  • Phái đoàn Anh, do Anthony Eden làm trưởng đoàn.
  • Phái đoàn Hoa Kỳ, do Bedell Smith làm trưởng đoàn.
  • Phái đoàn Liên bang Xô viết, do Viacheslav Molotov làm trưởng đoàn.
  • Phái đoàn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do Chu Ân Lai làm trưởng đoàn.
  • Phái đoàn Pháp, do Georges Bidault làm trưởng đoàn.
  • Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH), do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn.
  • Phái đoàn Quốc gia Việt Nam (QGVN), do Nguyễn Quốc Định làm trưởng đoàn sau thay thế bởi Nguyễn Trung Vinh rồi Trần Văn Đỗ.
  • Phái đoàn Lào, do Phumi Sananikone làm trưởng đoàn.
  • Phái đoàn Campuchia, do Tep Than, làm trưởng đoàn.
Hai đồng chủ tịch Hội nghị là Liên Xô và Anh.

Phái đoàn Hoa Kỳ và chính phủ Quốc gia Việt Nam từ chối công nhận cũng như ký vào Hiệp định Genève này.

xem thêm:
1.      Hiệp Định Elysée 1949:
2.      Hiệp Định Genève 1954:

BÍ MẬT NGŨ GIÁC ĐÀI - PHẦN III
HIỆP ĐỊNH GENÈVE 1954
Lời nói đầu.
Phần này là một phần của nghiên cứu khảo sát về Hội nghị Genève năm 1954. Mục A nói về vị trí của Hoa Kỳ trước và trong lúc hội nghị. Mục B thảo luận về vai trò của Chính phủ Bảo Đại của Việt Nam trong thời gian Genève, và. nghĩa vụ và hậu quả của nó.  Mục C liên quan đến vị trí của Việt Minh tại Genève giữa những mục tiêu tổng thể và chiến lược của các cường quốc cộng sản. Mục cuối cùng, mục D, phân tích kết quả của hội nghị, trước tiên đối với phe cộng sản, sau đó là phương Tây, và cuối cùng là khách quan nhìn ngược lại tinh thần và hậu quả của nó.
  1. Hoạch định quân sự và những vận động ngoại giao của Hoa Kỳ, tháng Giêng đến tháng 7 năm 1954
  2. Vai trò và nghĩa vụ của Nhà nước Việt Nam
  3. Vị trí của Việt MinhChiến lược Trung-Xô
  4. Ý định của Hiệp định Genève






III.               A.  Hoạch định quân sự và những vận động ngoại giao của Hoa Kỳ, tháng Giêng đến tháng 7 năm 1954

Tóm Lược
Đã có những tố cáo rằng Hoa Kỳ đã cố gắng phá hoại Hội nghị Genève, đầu tiên là Hoa Kỳ đã vận động để ngăn chặn cho hội nghị diễn ra, sau đó họ đã cố gắng để phá hoại các giải pháp, và cuối cùng là từ chối đảm bảo các thỏa thuận kết quả của hội nghị. Nhiều tài liệu về lời tố cáo này đã hoàn tất, nhưng không có nghĩa là rõ ràng. Trong khi "phá hoại" có thể là một từ mạnh mẽ, điều hiển nhiên rằng những hành động và tuyên bố của Hoa Kỳ trong thời gian này là đã tìm cách làm giảm tầm quan trọng của hội nghị, không gắn kết mình vào các kết quả [của Hội Nghị], và do đó đã sinh ra những nghi ngờ về sự ổn định của các hiệp định. Sau khi Hội nghị Tứ Cường [Mỹ, Anh, Pháp và Liên Sô để giải quyết vấn đề Triều Tiên và Đông Dương]  tại Berlin vào tháng Hai năm 1954, nỗ lực của Mỹ đã được chỉ đạo để ngăn chặn một sự sụp đổ của Pháp tại Việt Nam trước khi đi đến một giải quyết tại Genève. Nếu hội nghị [Genève] sẽ phải diễn ra, Mỹ dường như đã tin rằng, bất kỳ giải pháp nào đều sẽ trái với lợi ích của Mỹ. Mục đích của Hoa Kỳ, do đó, tránh đặt tầm quan trọng vào hội nghị mà đặt nó ở chiến trường. Việc nhấn mạnh tầm quan trọng mới vào phương án quân sự đã được đặt ra trong bối cảnh của những gì mà Washington gọi là "hành động thống nhất", cùng tính chất tương tự như sự can thiệp của Liên Hợp Quốc tại Hàn Quốc - rộng, đa quốc gia và quân sự. Ngay cả khi vị trí quân sự Pháp-Việt tiếp tục xấu đi trên chiến trường, Mỹ đã trở nên thuyết phục hơn bao giờ hết về sự cần thiết là để chiến thắng quân sự quyết định. Kinh nghiệm gần đây của Hàn Quốc đã dùng để thuyết phục Washington rằng chuyện thỏa hiệp với những người cộng sản là không thể. Tuy nhiên, Mỹ, đã phản ứng với đề xuất Pháp cho một hội nghị hòa bình bằng việc nhấn mạnh Pháp phải đứng trên một thế mạnh, tăng cường trong khi vừa đánh vừa đàm. Hơn nữa, Mỹ đe dọa "tách" ra khỏi hội nghị nếu kết quả không mấy thuận lợi cho phương Tây (Tab 1).
Khi hội nghị đã trở thành một thực tế, mục đích của Mỹ nhắm giữ cho khả năng chọn lựa hành động thống nhất sẵn sàng trong tình huống nước Pháp bị rơi vào những quá trình đàm phán khó khăn tại Genève. Washington tin rằng hội nghị sẽ thất bại bởi vì sự không khoan nhượng của cộng sản và, do đó, Pháp sẽ không còn sự lựa chọn nào khác bằng phương án hành động thống nhất. Pháp muốn Hoa Kỳ hỗ trợ quân sự, nhưng lại ngần ngại không muốn trả giá cho nó. Cái giá là Độc Lập hoàn toàn cho các nước Đông Dương càng sớm càng tốt mà Mỹ đã thúc đẩy. Mỹ đã không đưa ra cam kết nào với Pháp, hơn nữa, không hỗ trợ mạnh mẽ và rộng khắp – hổ trợ quân sự là không bao giờ đến. Pháp, sẵn sàng chấp nhận các điều kiện tiên quyết cho sự can thiệp của Mỹ, và dưới áp lực trong nước, quyết định theo đuổi một giải pháp chính trị tại bàn hội nghị chứ không thông qua hành động quân sự thống nhất. Tuy nhiên, Pháp đã sử dụng những điều kiện này và giải pháp thống nhất hành động như là một đòn bẩy tại hội nghị. Khi tình hình Pháp ở Đông Dương suy sụp đến mức mà hổ trợ quân sự của Mỹ không còn ích lợi gì sau khi nhìn thấy sự  vọng của tổ chức thống nhất hành động, [ngoại trưởng] Dulles đã rút lại lựa chọn này (Tab 2).
Khi các cuộc đàm phán tại hội nghị tiến hành, Washington đã thay đổi cân nhắc của họ, đi từ can thiệp thông qua hành động thống nhất và thay vào đó là tập trung vào việc thống nhất phương Tây vào một hiệp ước quân sự khu vực và tạo ra một mặt trận thống nhất ngoại giao tại hội nghị để có được những giải quyết tốt nhất có thể cho phương Tây. Các đe dọa ngụ ý sự can thiệp của Mỹ, tuy nhiên, đã được phép giữ lại. Trong suốt tháng Bảy năm 1954, sau đó, thống nhất hành động đã nghiêng về tương lai - như một Tổ chức Quốc Phòng Khu Vực Của Thế Giới Tự Do (cuối cùng để trở thành SEATO) để bảo đảm Lào, Campuchia, và "phần Việt Nam được giữ lại" - sau khi hội nghị đã [bế mạc] hoàn thành công việc của mình. Về ngoại giao, Mỹ cùng với Anh đã đưa ra sáng kiến ​​thành lập một giải pháp bảy điểm đàm phán, giải pháp mà một phần lớn cuối cùng được Pháp chấp nhận. Ngoại trừ một điều khoản thừa nhận không thể tránh đưa đến sự phân vùng Việt Nam, chương trình bảy điểm là một vị trí tối đa của phương Tây. Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta [Mỹ] nhấn mạnh những mong muốn của mình với người Pháp, chúng ta đã cho [Pháp] biết rõ ràng rằng chúng ta sẽ không thể ký kết, bảo lãnh, hoặc kết hợp chúng ta với bất kỳ thỏa thuận nào.. Vai trò của Mỹ là thụ động và chính thức, và mạnh mẽ chống lại việc đồng ký tên trên bất kỳ hồ sơ nào với những người cộng sản. Thật vậy, phái đoàn Hoa Kỳ đã cố gắng để chuyển vận những ý tưởng của mình vào một giải pháp thích hợp để các đại diện "đàm phán tích cực" cho lợi ích của phương Tây. Mỹ sẽ không làm gì để làm hại cho tương lai của các nước Đông Dương. Khi mọi chuyển được giải quyết tại hội nghị, những đúc kết cuối cùng đã gần như đáp ứng bảy điều kiện của Anh-Mỹ (Tab 3).

111
BÀN LUẬN
III. A.  Tab 1 - Những vận động của Mỹ trước khi hội nghị - Tháng Giêng đến tháng Tư năm 1954
2 - Mỹ và Pháp về việc thống nhất hành động, giữa tháng Năm đếnTháng 6 năm 1954
3 – Vị trí đàm phán của Mỹ trong Hội nghị


III. A. 1.  Những vận động của Mỹ trước khi hội nghị - Tháng Giêng đến tháng Tư năm 1954

1.    Mỹ nhắm vào việc giữ chiến đấu trên chiến trường
a. Hoa Kỳ chống Hội nghị Genève
b. Lựa chọn thay thế cho chiến thắng quân sự là không thể thực hiện
c. Cuộc bầu cử sẽ bị phá vỡ
d. Hoa Kỳ đề nghị "Hành động thống nhất"
e. Hoa Kỳ không khuyến khích ngừng bắn sớm

2.    Các sự kiện làm cho Hội nghị Genèvelà không thể tránh khỏi
a. Vị trí kế hoạch ban đầu của Hoa Kỳ tại Hội Nghị Genève
b. NSC khuyến cáo một thế đứng mạnh mẽ của Hoa Kỳ
c. Dulles công bố khả năng Mỹ không dính phần
d. Dulles phản đối việc phân vùng

3.    Những chuẩn bị cuối cùng của Hoa Kỳ cho Genève
a. Pháp thông báo cho Mỹ về những đề xuất khi khai mạc
b. JCS nghiên cứu đề xuất của Pháp
c. Eisenhower đề xuất khả năng "Hành động thống nhất"
d. NSC khuyến cáo tiếp tục nghiên cứu  "Hành động thống nhất"
e. Mỹ trở thành một "Quốc gia quan tâm." không phải là “kẻ đàm phán
f.  Hoa Kỳ đưa ra đường lối cứng rắn ở Genève
g. Tình hình quân sự Pháp bị suy sụp
h. Thành công của Việt Minh đơn thuần xác nhận đường lối cứng rắn của Mỹ


III. A. 1.  Những vận động của Mỹ trước khi hội nghị - Tháng Giêng đến tháng Tư năm 1954

1.    Mỹ nhắm vào việc giữ chiến đấu trên chiến trường
a.  Hoa Kỳ chống Hội nghị Genève
Đàm phán giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương không bao giờ được Hoa Kỳ vui vẻ chấp nhận. Một cách liên tục, Washington luôn lấy tư thế là Pháp chỉ nên thương lượng khi đã có một lợi thế quân sự rõ ràng, giả định với sự thành công của Kế Hoạch Navarre, việc chỉ sẽ xảy ra vào một lúc nào đó trong năm 1955. Trong khi thừa nhận là có áp lực mạnh mẽ trong Quốc hội Pháp và trong công chúng Pháp cho Hòa Bình, Mỹ, rõ ràng bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm tại Panmunjom [Bàn Môn Điếm], hy vọng sẽ thuyết phục chính phủ Laniel chống lại một cam kết quá sớm để nói chuyện với Việt Minh. Mỹ không thể ngăn chặn Laniel bày tỏ công khai mong muốn chính quyền của ông cho hòa bình, nhưng đã tìm cách thuyết phục ông chống lại việc thực sự ngồi xuống bàn đàm phán. Vào cuối tháng 12 năm 1953, Laniel đồng ý là cách tiếp cận của Washingtonđúng đắn. 1/ Hai tháng sau đó, tuy nhiên, bức tranh đã thay đổi. Tại Berlin, Tứ Cường quyết định triệu tập một hội nghị quốc tế về Đông Dương tại Genève đã chứng minh áp lực không thể cưỡng lại trong giới chính phủ Pháp về việc đàm phán với Việt Minh.

b.  Lựa chọn thay thế cho chiến thắng quân sự là không thể thực hiện
Bị bắt buộc phải đi cùng với chọn lựa của Anh-Pháp là đàm phán với những người cộng sản, Hoa Kỳ vẫn không xóa bỏ niềm bi quan của mình về các kết quả có thể xảy ra. Lập trường của chúng ta vẫn không có gì ít hơn là chiến thắng quân sự để có thể giải quyết chiến tranh Đông Dương một cách thuận lợi cho lợi ích của thế giới Tự Do. Lý lẽ đằng sau quan điểm rõ ràng này về các cuộc đàm phán lần đầu tiên được đưa ra đầy đủ trong JCS tháng 3 năm 1954, khi những Tham Mưu Trưởng xem xét các giải pháp khác nhau để đạt chiến thắng quân sự và đã thấy tất cả đều không khả thi hoặc không thể chấp nhận cho Mỹ. Ngừng bắn trước khi có một giải pháp chính trị, báo cáo JCS [Hội Đồng Tham Mưu Trưởng] đã nêu, có lẽ sẽ "dẫn đến một sự bế tắc chính trị cùng với một sự suy sụp đồng thời và vĩnh viễn của vị trí quân sự Pháp-Việt" Một chính phủ liên minh sẽ dẫn đến việc cộng sản giữ quyền lực từ bên trong, điều mà Mỹ sẽ bất lực để ngăn chặn. Phân vùng, mặt khác, sẽ công nhận sự thành công của cộng sản bằng con đường vũ lực, nhượng cho cộng sản vùng đồng bằng Bắc Bộ, và phá vỡ chính sách ngăn chặn của chúng ta ở châu Á.

c.  Cuộc bầu cử sẽ bị phá vỡ
Các Tham Mưu Trưởng cũng đã nhận dịnh trong một thời gian lâu trên một số vấn đề khó khăn về cuộc bầu cử. Họ đã lấy vị trí ngay cả khi cuộc bầu cử tại Việt Nam có thể được thực hiện theo con đường dân chủ (mà họ nghi ngờ), một chiến thắng cộng sản gần như chắc chắn vì việc kiểm soát toàn lãnh thổ, chiếm lòng dân, và chiến thuật cao cấp của cộng sản:
"Những yếu tố như tỷ lệ mù chữ, thiếu các phương tiện truyền thông giáo dục phù hợp, và sự vắng mặt của thông tin liên lạc đầy đủ trong các khu vực xa xôi hẻo lánh sẽ làm cho việc tổ chức một cuộc đầu phiếu thực sự đại diện cho toàn dân là đáng nghi ngờ khi thực hiện. Cộng sản, bởi khả năng vượt trội của họ trong lĩnh vực tuyên truyền, có thể đã làm hỏng vấn đề [ở đây] là sự lựa chọn giữa độc lập dân tộc và thống trị thuộc địa của Pháp. Hơn nữa, biện pháp quân sự là không thể dùng để ngăn chặn lòng dân của cử tri Cộng sản trong khi đó rõ ràng là không thể thực hiện một dự báo đáng tin cậy nào về kết quả của một cuộc bầu cử tự do, hiện nay tin rức tình báo đã dẫn các tham mưu trưởng đến niềm tin rằng một giải pháp dựa trên các cuộc bầu cử tự do sẽ đưa đến sự mất mát gần như chắc chắn các nước Đông Dương vào vòng kiểm soát của Cộng sản. "
Các quan điểm của JCS, cùng với các khuyến nghị rằng Hoa Kỳ sẽ không gắn kết với bất kỳ giải quyết nào "không đưa ra sự đảm bảo hợp lý đầy đủ về chính trị và toàn vẹn lãnh thổ trong tương lai của Đông Dương..." đã được phê duyệt bởi Bộ trưởng Quốc phòng vào ngày 23 tháng 3 [năm 1954]. 2/

d.  Hoa Kỳ đề nghị "Hành động thống nhất"
Ngoại Trưởng Dulles ngày 29 tháng 3 đã công khai đề nghị hoạt động quân sự tập thể như một chương trình hành động tương lai cho "thế giới Tự Do" ở Đông Dương. Dulles đề nghị việc tổ chức một liên minh phòng thủ tập thể mười quốc gia Đông Nam Á. 3/ một liên minh như vậy là lựa chọn ưa thích của Chính phủ Hoa Kỳ so với việc Mỹ can thiệp đơn phương, hoặc ở Điện Biên Phủ, hoặc sau đó trong một bối cảnh tổng quát hơn. Với đỉnh cao ở Điện Biên Phủ đến gần, cuộc tranh luận giữa các cơ quan ở Washington đã làm rõ rằng việc Mỹ can thiệp duy nhất với lực lượng không quân và hải quân là không mong muốn cũng không khả thi, và có rất ít hỗ trợ cho một sự can thiệp trên mặt đất. Thống nhất hành động cũng là kết quả của việc chính phủ Eisenhower không có khả năng giàn xếp để có sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo Quốc hội cho một sự can thiệp đơn phương của Hoa Kỳ mà không cần sự tham gia của các Đồng minh. Bản thân Tổng thống Eisenhower đã rõ ràng ưa thích can thiệp thông qua hành động thống nhất thay vì một công việc hoàn toàn do Mỹ.
Đề nghị hành động thống nhất, tuy nhiên, không thể được hoặc Anh hoặc Pháp chấp nhận trước khi Hội nghị Genève.  Anh nghĩ rằng bất kỳ sự can thiệp quân sự dưới [ngọn cờ] thống nhất hành động trước khi đến Genève sẽ cản trở một giải pháp chính trị tại Hội nghị và có thể dẫn đến sự mở rộng hơn nữa của chiến tranh, bao gồm một sự can thiệp có thể của Trung Quốc. London, do đó, chỉ sẵn sàng xem xét việc thành lập một liên minh phòng thủ tập thể trong khu vực Đông Nam Á tiếp sau Hội nghị Genève. Pháp cho rằng đề xuất hành động thống nhất của Dulles là một cố tình nhằm lẫn tránh của yêu cầu khẩn cấp của Pháp là Mỹ can thiệp ngay lập tức cào Điện Biên Phủ. Ban đầu, người Pháp lo ngại rằng hành động thống nhất sẽ quốc tế hóa chiến tranh và do đó đặt nó [Đông Dương] ra ngoài tầm kiểm soát của Paris. Sau đó, Pháp đã lo sợ rằng hành động thống nhất sẽ được sử dụng như một công cụ nhằm gây cản trở các cuộc đàm phán. Vì những lý do này, đề nghị hành động thống nhất của Mỹ không nhận được hỗ trợ hoặc của Paris hay của London trước khi Genève.

e.  Hoa Kỳ không khuyến khích ngừng bắn sớm
Trong những tháng trước khi hội nghị, Hoa Kỳ luôn kiên quyết phản đối bất kỳ phương án nào khác hơn là việc hoàn toàn theo đuổi chiến tranh. Dulles đã nói với Đại sứ Pháp Henri Bonnet  ngày 3 tháng 4, ví dụ chẳng hạn, một giải pháp đàm phán chỉ duy nhất dẫn đến một công thức vớt vát sĩ diện cho chuyện Pháp hoặc Việt Minh đầu hàng. Ông Ngoại trưởng gọi là chuyện chia cắt Đông Dương là "không thực tế" và một chính phủ liên minh là "khởi đầu của một thảm họa." Trong công hàm gửi cho Churchill ngày 4 tháng 4, Eisenhower lặp lại ý kiến này, khẳng định: "không có giải pháp đàm phán về vấn đề Đông Dương mà trong bản chất sẽ không thể là một kiểu vớt vát sĩ diện cho một đầu hàng của Pháp hoặc cho một sự rút lui của cộng sản ". Và chính xác đó là việc mà Trung Quốc đã thực hiện việc "rút lui trong kín đáo" mới đây [chiến tranh Triều Tiên] - Tổng Thống muốn hợp tác với Anh trong "hành động thống nhất". 4/
Mỹ lo ngại rằng một thảm họa tại Điện Biên Phủ sẽ đẩy Pháp chấp nhận ngừng bắn ngay lập tức, ngay cả trước khi hội nghị có thể bắt đầu. Dulles được [Ngoại trưởng Pháp] Bidault đảm bảo rằng Pháp sẽ không áp dụng phương án đó. 5/ Người Anh đã không chia sẻ với Hoa Kỳ về lo ngại trên.  [Ngoại trưởng Anh] Eden không tin rằng một lệnh ngừng bắn sẽ dẫn đến hoặc là một cuộc tàn sát người hoặc một sự xâm nhập ở quy mô lớn các vùng của Pháp giữ bởi các lực lượng Việt Minh. 6/
2.    Các sự kiện làm cho Hội nghị Genève là không thể tránh khỏi

a.  Vị trí kế hoạch ban đầu của Hoa Kỳ tại Hội Nghị Genève
Được Pháp đảm bảo sẽ không ngừng bắn trước khi hội nghị, Washington đã mài dũa trước vào cuối tháng Tư và đầu tháng Năm để tìm kiếm một chính sách hướng dẫn cho phái đoàn Mỹ. Hội đồng An ninh Quốc gia, gần một tuần trước khi kỳ họp hội nghị khai mạc, cẩn thận kiểm tra các giải pháp thay thế của Mỹ. 7/ NSC kêu gọi Tổng Thống sẽ không tham gia những cuộc thảo luận Genève mà không được Pháp bảo đảm là họ  không đang chuẩn bị để thương lượng việc trao trả Đông Dương. Một lần nữa, Hàn Quốc là ví dụ quan trọng nhất: chiến thuật Cộng sản, NSC cho biết, rất có thể sẽ giống những chiến thuật đã áp dụng ở Panmunjom [Bàn Môn Điếm]: một lệnh ngừng bắn với sự thiếu tuân thủ của cộng sản bởi vì cơ chế giám sát không hiệu quả, vị trí của Pháp sẽ teo tóp trước chiến thuật trì hoãn kéo dài điển hình của cộng sản, tất cả sẽ đưa đến kết quả  Pháp chấp nhận hầu như tất cả các điều khoản.

b.  NSC khuyến cáo một thế đứng mạnh mẽ của Hoa Kỳ
NSC, do đó, quyết định rằng người Pháp buộc phải có một tư thế mạnh mẽ đối mặt với sự không khoan nhượng có thể xảy ra của cộng sản. NSC kêu gọi đưa ra một chính sách nhằm thông báo cho Paris biết rằng việc họ chấp nhận cho cộng sản tiếp quản Đông Dương không những chỉ dính với vị thế tương lai của Pháp ở vùng Viễn Đông, mà còn tác động đến các thế đứng của Pháp trong với Tam Cường (Anh, Pháp, Mỹ]; rằng việc từ bỏ Đông Dương trái lại sẽ ảnh hưởng đến cả vị trí của Pháp ở Bắc Phi và mối quan hệ Pháp-Mỹ trong khu vực đó; rằng viện trợ của Hoa Kỳ cho Pháp sẽ tự động chấm dứt khi Paris đã kết thúc bằng một giải quyết không đạt yêu cầu; và, cuối cùng, rằng sự thống trị của cộng sản Đông Dương sẽ gây tác hại chiến lược nghiêm trọng đến lợi ích của Mỹ cũng như sẽ đưa ra "những hậu quả ở châu Âu cũng như các nơi khác [không ].. giới hạn rõ ràng". Ngoài ra, NSC khuyến cáo rằng Hoa Kỳ xác định ngay lập tức nên tiếp cận các nước Đông Dương về quan điểm tiếp tục cuộc đấu tranh chống Việt Minh dưới một số hình thức khác, bao gồm cả sự tham gia đơn phương của Hoa Kỳ "nếu cần thiết."
c.  Dulles công bố khả năng Mỹ không dính phần
Thái độ kiên quyết của NSC đã được phản ánh trong thái độ cực kỳ bi quan của Dulles đối với triển vọng cho bất kỳ tiến bộ có ý nghĩa nào trong cuộc hội đàm với những người cộng sản. Tại Genève ngày 25 tháng 4, Ngoại Trưởng cho rằng giải pháp cho vấn đề Đông Dương là trách nhiệm chính của Pháp, người Việt Nam không Cộng sản, và Việt Minh. Thường thì Mỹ sẽ không mong đưa ra "một phủ quyết [của mình] trừ khi", chúng tôi cảm thấy rằng các vấn đề liên quan có thể chứng minh được là có dính đến lợi ích của Hoa Kỳ." Ông tiếp tục nói rằng nếu các giải pháp rất bất lợi đã được đề xuất tại hội nghị mà Mỹ không thể ngăn chặn, "có lẽ chúng tôi sẽ muốn tách mình ra khỏi[Hội nghị]."  8/

d. Dulles phản đối việc phân vùng
Tín hiệu chính thức đầu tiên cho công chúng về việc Mỹ từ chối tham gia vào một giải quyết cho trái lợi ích của chúng ta, đưa ra cùng chung với một bình luận của Dulles vào khả năng của giải pháp phân vùng. Trong một quan điểm, được cho rằng sẽ thay đổi sau này, Dulles nói rằng ông đã không nhìn thấy việc phân vùng được sắp xếp như thế nào với một cuộc chiến không có giới hạn ở bất kỳ khu vực duy nhất nào. Mặc dù ông đã không thực sự loại trừ việc phân vùng, ông đã làm cho nó rõ ràng rằng Mỹ sẽ chỉ đồng ý cho một phân vùng tương xứng với một sự không đầu hàng cộng sản, một phân vùng mà tất cả các lực lượng cộng sản được đặt trong một một khu tập trung nhỏ không nguy cơ gây nguy hiểm. Nhưng điều sắp xếp đó "có thể không được họ chấp nhận", ông rụt rè nói.

3.    Những chuẩn bị cuối cùng của Hoa Kỳ cho Genève

a.   Pháp thông báo cho Mỹ về những đề xuất khi khai mạc
Cuộc trắc nghiệm trên chính sách của Mỹ đã xảy ra ngày 05 tháng Năm khi Pháp thông báo cho Washington về những đề nghị mà họ dự định thực hiện trong vòng đàm phán đầu tiên. Các đề xuất bao gồm một sự tách biệt tình hình về "cuộc nội chiến"  của Việt Nam ra khỏi việc cộng sản xâm lược ở Campuchia và Lào; một lệnh ngừng bắn có giám sát của quốc tế có thẩm quyền được đưa ra theo sau các cuộc thảo luận chính trị dành cho bầu cử tự do, tập kết của các lực lượng chính quy của các bên tham chiến vào khu vực được xác định theo một thỏa thuận ngừng bắn được ký kết, giải giáp tất cả các lực lượng không chính quy (tức là, các du kích Việt Minh), và một thỏa thuận được đảm bảo bởi "các quốc gia tham gia Hội nghị Genève."

b.   JCS nghiên cứu đề xuất của Pháp
Một lần nữa, các Tham Mưu Trưởng, xem xét đề nghị, đã rơi trở lại trên những kinh nghiệm ở Hàn Quốc, họ cho biết họ đã có những chứng minh một cách chắc chắn rằng những người cộng sản sẽ vi phạm bất kỳ điều khoản kiểm soát nào về một hiệp ước đình chiến, bao gồm cả việc giám sát bởi một cơ quan quốc tế. Một thỏa thuận về việc hạn chế các hoạt động quân sự trong quá trình đàm phán hiệp ước đình chiến sẽ là một trở ngại mạnh mẽ đối với các hành động vi phạm của cộng sản, nhưng những người cộng sản, JCS kết luận, sẽ không bao giờ đồng ý một giàn xếp như vậy. Do đó các Tham Mưu Trưởng thúc giục Mỹ không nên dính kẹt vào việc ủng hộ một đề xuất hiệp ước đình chiến của Pháp có thể được những người cộng sản chấp nhận ký kết và sau đó khai thác nó để ràng buộc chúng ta phải ngừng bắn. Cách duy nhất để được kết quả thuận lợi là thông qua một thành công quân sự, và từ khi Kế hoạch Navarre đã không còn đứng vững được, điều thay thế tốt nhất là không kết hợp với bất kỳ ngừng bắn nào trước khi có một giải pháp chính trị thỏa đáng. Bước đầu tiên, các Tham Mưu Trưởng tin tưởng rằng, kết thúc sẽ là một giải giải pháp "hợp lý đảm bảo sự toàn vẹn chính trị và lãnh thổ của các nước Đông Dương", chỉ sau đó một lệnh ngừng bắn mới được hoan nghênh. 9/

c.    Eisenhower đề xuất khả năng "Hành động thống nhất"
Như trước đây, quan điểm của các Tham Mưu Trưởng đã trở thành chính sách của Mỹ, trong trường hợp này chỉ thêm những đề nghị nhỏ. Tổng Thống sau khi xem xét hồ sơ của JCS, đã đồng ý rằng Hoa Kỳ không thể ủng hộ đề nghị Pháp kêu gọi một ngừng bắn có giám sát mà những người cộng sản sẽ không bao giờ tôn trọng. Eisenhower tiếp tục đồng tình "với khẳng định của Hội Đồng Tham Mưu Trưởng dành ưu tiên cho một giải pháp chính trị, với điều khoản rằng các lực lượng Pháp nên tiếp tục chiến đấu trong khi cuộc đàm phán đang được tiến hành. Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giúp đỡ người Pháp trong thời gian đó và có thể, ngoài ra, làm việc để hướng tới một liên minh thống nhất hành động 10/ " với mục đích ngăn chặn việc Cộng Sản bành trướng hơn nữa ở vùng Đông Nam Á."

d.  NSC khuyến cáo tiếp tục nghiên cứu  "Hành động thống nhất"
Những báo cáo về quan điểm [của Tham Mưu Trưởng] đã mở đường cho một cuộc họp Hội đồng An Ninh Quốc gia ngày 08 tháng 5 đề ra các hướng dẫn của chính sách Mỹ về các cuộc đàm phán cho các phái đoàn ở Genève. Quyết định tại cuộc họp chỉ đơn giản là nhấn mạnh lại những gì Tổng thống và Tham Mưu Trưởng đã tuyên bố:
"Hoa Kỳ sẽ không gắn kết với bất kỳ đề nghị từ bất cứ nguồn nào hướng về một lệnh ngừng bắn trước khi một thỏa thuận đình chiến chấp nhận được, bao gồm cả kiểm soát quốc tế. Hoa Kỳ có thể đồng tình trong việc bắt đầu các cuộc đàm phán cho một thỏa thuận như một hiệp ước đình chiến. Trong quá trình đàm phán đó, Pháp và các nước Đông Dương nên tiếp tục chống lại lực lượng của Việt Minh với tất cả các phương tiện sẵn có. Trong khi đó, như một phương cách tăng cường bàn tay cai trị của Pháp ở các nước Đông Dương trong khi thời gian đàm phán, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chương trình viện trợ và những nỗ lực của mình để tổ chức và kịp thời kích hoạt một nhóm Đông Nam Á trong khu vực với mục đích ngăn chặn Cộng Sản bành trướng hơn nữa ở Đông Nam Á. " 11/

e.  Mỹ trở thành một "Quốc gia quan tâm." không phải là “kẻ đàm phán”

Trước khi nhận được hướng dẫn chi tiết từ Dulles, Smith đã phát biểu hai lần ở vòng đầu tiên của phiên họp khoáng đại, một lần vào tháng 10 (họp khoáng đại lần thứ hai) và một lần nữa vào ngày 12 tháng 5 (lần thứ ba). Tại các phiên họp này, Smith đã phát biểu hai điểm chính của chính sách của Mỹ: đầu tiên, ông từ chối việc cam kết của Mỹ như một tiên quyết để bảo đảm giải quyết, mặc dù Bidault đã kêu gọi những người tham gia ủng hộ một bảo đảm như thế; 12/ thứ hai, ông đề xuất rằng cuộc bầu cử quốc gia tại Việt Nam phải được giám sát bởi một ủy ban quốc tế. Smith nhấn mạnh rằng Liên Hợp Quốc nên có hai chức năng giám sát riêng biệt không chỉ ngừng bắn nhưng các cuộc bầu cử cũng phải "dưới sự bảo trợ quốc tế". Cả hai điểm trong bài phát biểu của Smith để duy trì các yếu tố chủ đạo của chính sách của Mỹ trong suốt cuộc đàm phán. 13/ Ngày 12 tháng 5 Smith đã nhận được hướng dẫn rõ ràng được thiết kế để làm cho Mỹ có ảnh hưởng, nhưng lại là người tham gia không vướng mắc và không ràng buộc. Dulles đã gửi công điện cho ông [Smith] chỉ rằng Mỹ là một quốc gia quan tâm, tuy nhiên, không phải là một bên tham chiến, cũng không là kẻ tham gia chính trong cuộc đàm phán ". Mục tiêu chính của Mỹ sẽ:
"... Giúp đỡ các quốc gia Đông Dương hoàn toàn hòa bình hưởng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị với một chính phủ ổn định và tự do với các cơ hội mở rộng nền kinh tế của họ, thực hiện nguyện vọng chính đáng của quốc gia mình, và phát triển an ninh thông qua các cá nhân và tập thể bảo vệ chống xâm lăng, từ bên trong và bên ngoài. Điều này ngụ ý rằng những dân tộc này không nên được hợp nhất vào khối đế quốc độc tài Cộng sản "
Theo đó, Smith được chỉ thị là Mỹ không chấp thuận cho bất kỳ thỏa thuân hoặc ngừng bắn nào
"... sẽ có tác dụng phá hoại các chính phủ hợp pháp hiện có của ba nước nói trên hoặc vĩnh viễn làm suy yếu sự toàn vẹn lãnh thổ của họ, hoặc đặt các lực lượng của Liên hiệp Pháp Đông Dương vào vòng nguy hiểm, hoặc, nếu không sẽ vi phạm các nguyên tắc quy định..ở trên. " 14/

f.  Hoa Kỳ đưa ra đường lối cứng rắn ở Genève

Quyết định của NSC ngày 08 tháng 5, ý kiến của Smith ​​tại phiên họp khoáng đại thứ hai và thứ ba, và hướng dẫn của Dulles cho Smith cho thấy thái độ cứng rắn của Mỹ về một thỏa thuận ở Genève.  Mỹ sẽ không liên kết với bất kỳ sự sắp xếp nào mà không đưa ra đầy đủ một ngừng bắn có quốc tế giám sát; hoặc một bầu cử quốc gia mà kết quả là việc phân vùng của bất kỳ nước Đông Dương nào; hoặc độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của những quốc gia này bị tổn hại bởi bất kỳ cách nào. Trên thực tế, Smith đã được tự do rút khỏi hội nghị hoặc hạn chế vai trò của Mỹ như người quan sát. 15/

g. Tình hình quân sự Pháp bị suy sụp
Cái nhìn bi quan của người Mỹ về hội nghị được thành hình trên sự suy thoái của các nỗ lực quân sự Pháp-Việt, đặc biệt là ở đồng bằng Bắc Bộ. Sau thất bại tại Điện Biên Phủ, Pháp đã dần dần chuyển lực lượng của họ từ Lào và Cam-pu-chia về đồng bằng sông Cửu Long, nhưng lẽ tự nhiên Việt Minh cũng làm tương tự như vậy, di chuyển một số tiểu đoàn về phía đông. Tình báo Hoa Kỳ của quân đội báo cáo vào ngày 26 tháng Năm, trên cơ sở báo cáo của Pháp, Việt Minh đã bố trí lại nhanh hơn nhiều dự đoán, đến mức chỉ còn có 2.000 trong số 35.000 binh sĩ ban đầu ở Tây Bắc Bộ. Để ngăn chặn các mối đe dọa quân sự cộng sản,Tướng Ely nói với Tướng Trapnell (ngày 30 tháng 5) rằng các lực lượng Pháp đã hình thành một vành đai phòng thủ dọc theo trục Hà Nội-Hải Phòng, nhưng Ely đã không nỗ lực để che giấu chiến thuật chạm trán và bỏ đi của lực lượng phòng thủ Pháp trong mùa mưa đang đến. 16/ Bức tranh ảm đạm tối tăm hơn nữa sau khi Tướng Valluy báo cáo vào đầu tháng Sáu cho các Tham Mưuu Trưởng Mỹ, Anh, Úc, và New Zealand gặp nhau tại Washington rằng đồng bằng sông Cửu Long đang bị nguy cơ rơi vào tay cộng sản, không phải người Pháp và cũng không phải người Việt Nam sẽ chiến đấu ở phía Nam trong tình huống đó, và rằng sự can thiệp nhanh chóng của Đồng Minh mới có thể cứu vãn được tình thế. 17/

h.  Thành công của Việt Minh đơn thuần xác nhận đường lối cứng rắn của Mỹ
Bài thuyết trình của Valluy chỉ đơn thuần là củng cố những gì Mỹ đã nhận thức, cụ thể là, trong khi những người cộng sản đưa ra đề nghị không thể chấp nhận được tại Genève, họ đã tiến hànhi những thắng lợi quan trọng ở ĐBSCL để làm mất tinh thần binh sĩ Liên minh Pháp và thiết lập giai đoạn Pháp rút lui ở phía Nam. Sự suy giảm trên chiến trường và niềm bi quan trên bàn hội nghị, do đó, đã cùng nhau xác nhận với Washington là không phải những mục tiêu của mình về việc giải quyết chuyện Đông Dương là không thực tế, nhưng đúng hơn là, cách duy nhất để đạt được chúng là thông qua các chiến thắng quân sự có tính quyết định, phù hợp với "thống nhất hành động" trước đây đã đề nghị ngày 29 tháng 3.



Tổng số lượt xem trang