Hà Giang/Người Việt
LTS: Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ 6 của đảng CSVN vừa khai mạc trước bối cảnh phe nhóm và bản thân Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị liên tục bị tấn công là lạm quyền, gây nạn tham nhũng lan tràn và tạo bất ổn cho nền kinh tế Việt Nam, khiến dư luận xôn xao về những điều dự đoán sẽ xẩy ra trong hội nghị này. Nhiều người đưa ra giả thuyết rằng đây có thể là dịp Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị cách chức.
Trong một bài viết gửi cho nhật báo Người Việt, hôm 2 Tháng Mười, một ngày sau khi hội nghị mở màn, Giáo Sư Carl Thayer, chuyên viên nghiên cứu Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, cũng đặt câu hỏi lớn là:
“Liệu phe chỉ trích Nguyễn Tấn Dũng sẽ vận động để bãi nhiệm ông ta không?”
Trước khi trả lời câu hỏi, Giáo Sư Carl đưa ra nhận xét là các ký giả nước ngoài khi nhận định và tường trình về sự tranh giành quyền lực bên trong nội bộ đảng, đa số đều tập trung vào các nhà lãnh đạo hàng đầu - như thủ tướng, chủ tịch nước và tổng bí thư, “trong khi đó Trung Ương đảng, bộ phận nắm nhiều quyền lực nhất nước, lại ít nhận được sự chú ý.”
Ông giải thích thêm rằng Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương có thẩm quyền cách chức bất kỳ thành viên nào, cũng như khai trừ họ ra khỏi Bộ Chính Trị. Ngược lại, hội nghị cũng có quyền đưa thêm người vào và bổ nhiệm thành viên mới vào Bộ Chính Trị. Luật của đảng buộc Ban Chấp Hành Trung Ương phải họp ít nhất hai lần một năm. Các phiên họp này được tiến hành trong “bí mật.”
Về tính cách “bí mật” của các cuộc họp kín này, Giáo Sư Carl Thayer cho rằng giới truyền thông Việt Nam phần lớn sẽ im lìm không đưa tin về về cuộc thảo luận của Ủy Ban Trung Ương trong hai tuần lễ kế tiếp. Nếu có đưa tin thì cùng lắm báo chí lề phải cũng chỉ tóm lược các bài diễn văn khai hay bế mạc, hay viết về một vài nghị quyết được thông qua, và thông cáo báo chí kết thúc buổi họp. Không những thế, nhiều phần là các bài phát biểu và tài liệu đã được soạn trước, còn các nghị quyết quan trọng có thể không được phát hành trong một thời gian dài. Nói tóm lại, nếu chờ vào báo chí trong nước thì người dân thực sự có lẽ không biết gì những diễn tiến của hội nghị.
Giáo Sư Carl Thayer nhận định:
“Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp Hành Trung Ương hứa hẹn sẽ là một cuộc họp bất thường.”
Lý do, theo ông Thayer, là vì hội nghị không những đã được triệu tập tại một thời điểm “khi guồng máy phê bình kiểm thảo đang được xoay.” mà còn ở thời điểm căng thẳng, khi đấu đá nội bộ đang gay cấn nhất về việc ai phải chịu trách nhiệm cho nạn tham nhũng tràn lan trong các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, lĩnh vực ngân hàng và hoạt động kinh tế èo uột.
Một đoạn trong bài bình luận viết:
“Cái 'lưng bẩn' của Việt Nam đã được các trang blog cung cấp những chi tiết tỉ mỉ về nạn tham nhũng gây ra bởi một mạng lưới gồm toàn tay chân và thân hữu lạm quyền của Nguyễn Tấn Dũng. Trong khi tính cách xác thực của các cáo buộc trên chưa kiểm chứng được, dư luận cho rằng với những chi tiết cụ thể được dẫn chứng trên các blog này, thì chắc chắn những tin này phải do nội bộ đảng xì ra. Nhiều người suy đoán rằng những dữ kiện này đến từ tài liệu của Bộ Công An.”
Giáo Sư Carl Thayer vạch ra rằng để phản pháo những bài viết trên các trang web nổi tiếng đã làm giảm uy tín và thẩm quyền của mình, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phát hành một nghị định cấm các trang web liên quan như Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Ðông, và khẳng định:
“Có nhiều xác suất cao là Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ 6 sẽ chứng kiến một trận đấu giữa thủ tướng chính phủ và những người chỉ trích ông.”
Dẫn chứng cụ thể, bài diễn văn khai mạc của Nguyễn Phú Trọng đề cập đến việc tái lập bộ kinh tế trực tiếp dưới quyền Ủy Ban Trung Ương, Giáo Sư Thayer dự đoán rằng có thể đảng CSVN sẽ giảm thiểu quyền lực bao la đã được tích lũy nhiều năm bởi ông Nguyễn Tấn Dũng và bộ sậu.
Trở lại câu hỏi lớn là liệu những người chỉ trích Nguyễn Tấn Dũng sẽ vận động để bãi nhiệm ông ta không, Giáo Sư Carl Thayer cho rằng:
“Câu trả lời KHÔNG tùy thuộc vào hai yếu tố. Thứ nhất, các thành viên Bộ Chính Trị (BTC) phải vừa được thuyết phục rằng lời tự kiểm thảo của ông Dũng là chân thành, và thêm vào đó, họ phải chấp nhận những giải pháp ông đưa ra.”
Tuy nhiên, vẫn theo Thayer, trong quá khứ, Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra rất “chuyên nghiệp” khi vừa nhận trách nhiệm có các vụ tham nhũng quanh công ty Vinashin, vừa biến những người mà chính ông bổ nhiệm thành những con vật tế thần.
Theo nhận xét của Giáo Sư Thayer, việc Nguyễn Tấn Dũng bị cách chức, nếu có, là điều chưa từng xẩy ra. Nó cũng sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế Việt Nam, và phản tác dụng với mục tiêu của những người phê bình ông.
Trong phần cuối của bài bình luận, Giáo Sư Thayer nhắc đến tin đồn là nếu Nguyễn Tấn Dũng bị cách chức, có thể cựu phó thủ tướng và hiện là chủ tịch Quốc Hội, ủy viên Bộ Chính Trị, ông Nguyễn Sinh Hùng, có thể được bổ nhiệm làm thủ tướng.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên nhật báo Người Việt, Giáo Sư Carl Thayer nói:
“Tôi không nghĩ rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị cách chức. Có thể đảng CSVN sẽ giám sát công việc của ông chặt chẽ hơn và giảm bớt một số quyền hành mà ông đang có.”
Tuy nhiên, ông trình bày thêm:
“Trong trường hợp Nguyễn Tấn Dũng bị cách chức, người kế vị ông sẽ là thuộc hàng phó thủ tướng. Bổ nhiệm ông Nguyễn Sinh Hùng vào chức thủ tướng sẽ khiến chiếc ghế chủ tịch Quốc Hội bị bỏ trống, và cần tìm người thay thế.”
Cũng cần nhắc lại là hội nghị này sẽ chấm dứt vào 15 Tháng Mười, và kỳ họp Quốc Hội sẽ bắt đầu một tuần sau đó. Nếu Việt Nam muốn thay đổi lãnh đạo, đây là thời điểm thuận lợi nhất, vì sau đó quyết định của đảng sẽ được Quốc Hội thực thi.”
Hãy chờ xem!
––-
Liên lạc tác giả: HaGiang@nguoi-viet.com-Ðấu đá nội bộ đảng CSVN: Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị cách chức?
Vietnam PM's future uncertain as communists meet
BANGKOK (AFP) -October 03, 2012 -
TƯƠNG LAI KHÔNG BIẾT VỀ ĐÂU CỦA THỦ TƯỚNG DŨNG KHI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO ĐẢNG VỀ HỌP ĐẠI HỘI
Didier Lauras (AFP)
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Tin từ BANGKOK - Các chuyên gia phân tích cho rằng, tương lai chính trị của Thủ tướng Việt Nam lơ lửng trong bấp bênh khi các lãnh đạo đảng cộng sản tập trung để bàn bạc về sự đen tối của những vụ bê bối tài chính và tình trạng bất ổn kinh tế.
Từ khi được quốc hội do đảng kiểm soát chính thức phê chuẩn mình vào một nhiệm kỳ thủ tướng năm năm lần thứ hai từ tháng 7 năm 2011, Nguyễn Tấn Dũng, 62 tuổi, đã chẳng có gì nhiều để ăn mừng .
Bị trúng đòn từ một chuỗi các vụ bê bối và một danh sách ngày càng tăng của các khó khăn về kinh tế, các nhà quan sát nói rằng mặc dù việc loại bỏ ông có thề không xảy ra ngay nhưng vai trò lãnh đạo của ông có thể gặp nguy hiểm.
Sự gia tăng bất mãn của công chúng vì tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát hồi sinh, tham nhũng tràn lan và khủng hoảng ngân hàng đã đặt Dũng dưới áp lực ngày càng tăng khi 175 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng về họp tuần này.
Theo Việt Nam chuyên gia Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales của Úc, cuộc họp có khả năng nhìn thấy "một cuộc so đấu giữa Thủ tướng và những người chỉ trích ông",
Viết trong một báo cáo hôm thứ ba, Carl cho biết, "Tối thiểu, có khả năng là Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ cố gắng cắt giảm các quyền hạn rất lớn từng được thủ tướng và văn phòng chính phủ của ông tích lũy được".
"Câu hỏi lớn là liệu những chỉ trích người Thủ tướng có thúc đẩy việc bãi nhiệm ông hay không," Thayer nói thêm.
Phiên họp kín của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản đã bắt đầu vào hôm thứ Hai và dự kiến sẽ kéo dài hai tuần - gấp đôi thời gian thường lệ - làm nổi bật một danh sách gia tăng những việc phải làm đang đối mặt với các quan lại chính trị của Việt Nam.
"Hiếm khi có quá nhiều vấn đề phải bàn đến trong chương trình họp của một hội nghị trung ương và bởi vì chúng đã kéo dài quá lâu", báo Nhân dân trích lời phát biểu của Tổng Bí thư ĐCSNguyễn Phú Trọng, người được xem là một trong những đối thủ chính của ông Dũng.
"Hầu hết các chủ đề mà chúng ta phải thảo luận và quyết định là rất quan trọng, khó khăn và nhạy cảm", ông nói thêm.
Các chuyên gia lưu ý rằng Ủy ban Trung ương Đảng, trong đó bao gồm ông Dũng, có quyền lực để loại bỏ bất kỳ thành viên nào trong hàng ngũ của mình hoặc trong 14 ủy viên quyền lực của Bộ Chính trị, bao gồm các nhà lãnh đạo đầu sỏ.
Chính phủ độc tài Việt Nam đang phải vất vả đối phó với tình trạng bất mãn ngày càng tăng từ công chúng vì sự gia tăng phổ biến của các trang blog, các trang web và các phương tiện truyền thông xã hội, như một lối thoát cho các biểu hiện chính trị.
Nhà chức trách đã tìm cách đàn áp những trang blog với một loạt các án tù khắc nghiệt, nhưng các trang blog chính trị trực tuyến vẫn còn là một nguồn tin rất phổ biến trong quốc gia có chính sách kiểm duyệt nặng nề này.
"Chưa bao giờ có một vị thủ tướng bị tấn công mạnh mẽ ở nơi công cộng vì các khó khăn kinh tế và tham nhũng như thế này", một quan chức Đảng Cộng sản cho biết trong điều kiện giấu tên.
"Đó là cuộc chiến đấu tại trung tâm của đảng giữa một lực lượng có tiền và một lực lượng có quyền lực, để giải quyết vấn đề tham nhũng và làm trong sạch hàng ngũ của mình" ông nói thêm, đề cập đến Dũng cùng các đồng minh kinh tế của ông trong đảng ở một phe và các đối thủ chính trị của Dũng ở một phe khác.
Dũng, một cựu thống đốc ngân hàng trung ương đã nhậm chức vào năm 2006, được cho là đã trở thành một thủ tướng quyền lực chưa từng có trong đất nước này.
Được xem là một nhà hiện đại hóa khi mới được bổ nhiệm, ông đã sử dụng quyền lực của mình để tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và sùng bái lối phát triển kiểu chaebol của Nam Hàn, dựa vào các công ty quốc doanh khổng lồ để lèo lái nền kinh tế.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế đã giảm mạnh trong những tháng gần đây, lạm phát lại gia tăng một lần nữa, đầu tư trực tiếp nước ngoài suy giảm và những lo ngại về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng mong manh đã chồng chất cao.
Sự việc gần sụp đổ của công ty vận chuyển khổng lồ Vinashin trong năm 2010 đặt chú ý vào những rắc rối tài chính của các công ty quốc doanh khổng lồ, trong khi việc bắt giữ một nhà ngân hàng, người triệu phú bị ghét bỏ từng được xem như một đồng minh của Dũng, trong tháng tám, làm kinh sợ các nhà đầu tư trong nước và kích hoạt một cuộc rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng.
Mối quan tâm ngày càng tăng tuần trước lập tức đưa đến việc Moody đánh tụt hạng tín dụng của Việt Nam, với lý do là những yếu kém trong hệ thống ngân hàng và "nguy cơ dâng cao" về một gói cứu trợ ngân hàng tốn kém của chính phủ .
Các nhà quan sát nói rằng đối thủ của ông Dũng, đáng chú ý là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, có vẻ muốn Dũng phải trả giá cho các thất bại của ông.
"Với nền kinh tế của Việt Nam đang phải đối mặt với các khó khăn sâu sắc về kinh tế, nguy cơ của cuộc đấu tranh quyền lực đang leo thang giữa thủ tướng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vốn có thể dẫn đến việc lật đổ thủ tướng và các đồng minh chính trị của ông đang gia tăng" Rajiv Biswas, người chỉ đạo phân tích kinh tế châu Á tại công ty tư vấn IHS Global Insight nhận xét.
Nhưng các nhà quan sát cũng lưu ý, Dũng, từng vượt qua được các cơn bão chính trị trong quá khứ và có thể qua khỏi như vậy một lần nữa.
"Sa thải ông ta là một điều không dễ" một viên chức Đảng cho biết.
Nguồn: AFP
Những thay đổi nhân sự có thể sau hội nghị trung ương 6
RFA 2012-10-02
Hội nghị Trung ương 6 Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vừa bắt đầu vào ngày 1 tháng 10 vừa qua.
Đây được coi là một trong những hội nghị được nhiều người quan tâm nhất từ trước tới nay với nhiều đồn đoán về những thay đổi nhân sự có thể trong đảng lần này. Những phân tích gia về đảng Cộng sản Việt Nam nhìn nhận về khả năng các thay đổi nhân sự này ra sao?
Mâu thuẫn nội bộ
Trong bài diễn văn khai mạc hội nghị Trung ương 6 diễn ra vào ngày 1 tháng 10 vừa qua, dù nhấn mạnh hội nghị Trung ương lần này chưa bàn về nhân sự quy hoạch cụ thể, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng xác định hội nghị lần này là bước chuẩn bị về nhân sự chủ chốt trong đảng Cộng sản nhiệm kỳ từ năm 2016 đến 2021. Tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng hội nghị lần này sẽ có thể dẫn đến một số thay đổi nhân sự trong Ban chấp hành Trung ương với 175 ủy viên.
Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, trong bài viết được đăng tải trên website của mình vào ngày 2 tháng 10 vừa qua cho rằng ‘Ban chấp hành Trung ương là cơ quan đưa ra quyết định cuối cùng của đảng Cộng sản giữa các kỳ đại hội đảng. Tất cả các ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên của Ban Chấp hành Trung ương đều phải chịu trách nhiệm trước cơ quan này’.
‘Hội nghị Ban chấp hành Trung ương có quyền loại bỏ bất cứ thành viên nào bao gồm cả các thành viên của Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trung Ương cũng có quyền bổ sung, và chỉ định các ủy viên mới vào Bộ Chính trị’, tác giả viết tiếp.
Lý luận này của giáo sư Carl Thayer được đưa ra dựa trên căn cứ về bối cảnh thực tế giữa lúc hội nghị diễn ra. Đó là tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nạn tham nhũng trầm trọng chưa được giải quyết dứt điểm, và nhất là có những đồn đoán về những vụ đấu đá nội bộ giữa các lãnh đạo đảng Cộng sản liên quan đến việc ai là người sẽ phải chịu trách nhiệm trước nạn tham nhũng tràn lan, sự yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng, cùng tình hình kinh tế không mấy khả quan.
Từ nhiều tháng nay, các trang mạng bị chính quyền Việt Nam gọi là ‘lề trái’ đã liên tục đưa các tin, bài về những vụ đấu đá nội bộ đảng, trong đó có nhiều chi tiết liên quan đến các vụ làm ăn của những người được coi là thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đỉnh điểm là vụ bắt giữ ông trùm ngân hàng Nguyễn Đức Kiên vào tháng 8 vừa qua, và kéo theo đó là một loạt các vụ bắt giữ, truy tố những quan chức ngân hàng có liên quan khác.
Nhận xét về những đấu đá nội bộ và khả năng giải quyết những mâu thuẫn này tại hội nghị trung ương 6, nhà báo tự do Nguyễn Minh Cần từ Nga cho biết:
"Thực ra bây giờ có 2 phe rõ, một phe của ông Chủ Tịch nước, cùng đứng phe đó có cả ông Tổng Bí Thư. Một phe là của ông Thủ tướng. trong quan hệ hiện nay mà nói thì ông Chủ Tịch nước và ông Tổng Bí Thư về mặt bề ngoài dường như có một cái có thể tạm gọi là chính nghĩa, vì các vị đấu tranh chống tham nhũng. Mà nạn tham nhũng ở nước mình thì dân chịu nhiều đau khổ và họ không tán thành. Dường như các vị đó nắm được ưu thế về tinh thần như vậy nhưng cuộc đấu tranh là rất gay go vì ông Thủ tướng nắm nhiều quyền lực, đặc biệt là ông nắm về quyền lực kinh tế, nắm bộ máy công an, và phần nữa rất quan trọng là quân đội. Nên lực của ông mạnh hơn nhiều. Cho nên tôi nghĩ là mình không nên đặt vấn đề sẽ có một phe thắng, một phe bại hoàn toàn, vì tương quan lực lượng như vậy nên cuộc đấu tranh còn nhùng nhằng, chưa dứt khoát trong đại hội này."
Vai trò của TT Nguyễn Tấn Dũng?
Nói về những mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng sản, giáo sư Carl Thayer cho biết mâu thuẫn này đã có từ lâu và xuất phát từ việc trao quá nhiều quyền lực cho Thủ tướng chính phủ. Ông nói:
"Quyền lực của chính phủ, của Thủ tướng đã ngày một lớn hơn bao trùm lên nhiều mặt đời sống kinh tế. Quyền lực của Thủ tướng còn lớn hơn cả nhà nước và Đảng vì quản lý cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bản thân Thủ tướng cũng muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, mà có lúc không chú ý đến những hậu quả kéo theo và điều này đã khiến cho một số người trở nên giàu có một cách nhanh chóng, và tạo dựng những mạng lưới gây ảnh hưởng. Vì Việt nam còn yếu trong lĩnh vực luật pháp, và mối quan hệ cá nhân quan trọng hơn luật pháp, cho nên những mạng lưới gây ảnh hưởng và tham nhũng đã trở thành vấn đề lớn. Điều đang xảy ra bây giờ là nhà nước đang cố gắng thu hồi lại quyền lực để đảng có thêm quyền lực kiểm soát."
Buổi khai mạc Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương ĐCS VN khoá XI hôm 01 tháng 10 năm 2012. Courtesy chinhphu.vnDẫn chứng đầu tiên trong việc thu hẹp quyền lực của Thủ tướng có thể thấy ngay sau hội nghị Trung ương 5 vào tháng 5 vừa qua, khi Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính Trị, do Tổng Bí thư làm Trưởng ban, thay vì đặt dưới quyền của Thủ tướng như hiện nay.
Cũng có những đồn đoán trên các trang mạng gần đây cho rằng có khả năng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải ra đi sau hội nghị lần này. Một điều rất hiếm khi xảy ra. Theo blog Cầu Nhật Tân thì đã có một trường hợp bị lật đổ giữa nhiệm kỳ như vậy là vào hội nghị 12 vào năm 2001 khi Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu bị các đối thủ lật đổ. Tuy nhiên theo Giáo sư Carl Thayer thì điều này khó có thể xảy ra trong hội nghị lần này:
"Theo tôi đánh giá khi nhìn vào những gì đang xảy ra thì ông Dũng chỉ bị đẩy cho lui lại một chút, một phần trong mạng lưới của ông ta bị phá vỡ và ông ta sẽ không còn đầy quyền lực như trước. Và do đó ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm chung trước toàn thể chứ không bị cách chức. Bởi vì tìm một người thay thế ông Thủ tướng cho Việt Nam thì có nghĩa là lấy một người từ hàng ngũ Phó Thủ tướng đưa lên, mà những người này thì đều do ông Thủ tướng lựa chọn cả cho nên việc loại bỏ Thủ tướng bây giờ đồng nghĩa với việc phải làm cả việc xáo trộn hàng ngũ chính phủ để có thể mang một người vòng này vào."
Trong bài viết đăng trên website của mình về hội nghị Trung ương 6, Giáo sư Carl Thayer nhận định có nhiều khả năng Ban chấp hành Trung ương sẽ kỷ luật một vài ủy viên. Đã có những tin cho biết có một vài vị đã bị kỷ luật hoặc bố trí nhiệm vụ mới trong tháng trước. Theo đồn đoán trên các trang mạng thì rất có thể Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình sẽ là người phải ra đi sau hội nghị lần này.
Các phân tích gia quốc tế cho rằng việc ra đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc này có thể chưa hẳn đã là điều tốt mà còn có thể là dấu hiệu của bất ổn định. Đó cũng là điều mà những lãnh đạo Đảng không muốn thấy vào lúc này khi uy tín của họ trong dân đang xuống rất thấp, và do đó họ sẽ có thể phải duy trì tình trạng ‘cân bằng tạm thời’ ít nhất là vào lúc này.
BỎ ĐẢNG, TA VỀ VỚI DÂN THÔI!
William Truong
-3D's Vietnam: From Tiger to Pussycat (Mafiovi)
- Tường Duy: Tất cả phải cùng nhập cuộc (VNCA/ Trần Nhương). - Đinh Tấn Lực – Động loạn bầy vua – Te tua bầy quan
(Dân Luận). - Đảng sẽ làm gì nếu phê và tự phê không hiệu quả? (RFA). - LÒNG TỰ TRỌNG (Bùi Văn Bồng). LTS: Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ 6 của đảng CSVN vừa khai mạc trước bối cảnh phe nhóm và bản thân Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị liên tục bị tấn công là lạm quyền, gây nạn tham nhũng lan tràn và tạo bất ổn cho nền kinh tế Việt Nam, khiến dư luận xôn xao về những điều dự đoán sẽ xẩy ra trong hội nghị này. Nhiều người đưa ra giả thuyết rằng đây có thể là dịp Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị cách chức.
Trong một bài viết gửi cho nhật báo Người Việt, hôm 2 Tháng Mười, một ngày sau khi hội nghị mở màn, Giáo Sư Carl Thayer, chuyên viên nghiên cứu Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, cũng đặt câu hỏi lớn là:
“Liệu phe chỉ trích Nguyễn Tấn Dũng sẽ vận động để bãi nhiệm ông ta không?”
Hàng loạt vụ tai tiếng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian vừa qua và các công ty quốc doanh trước đó, cho thấy chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng hoạt động không hiệu quả. (Hình: Hoang Dinh Nam/Getty Images) |
Ông giải thích thêm rằng Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương có thẩm quyền cách chức bất kỳ thành viên nào, cũng như khai trừ họ ra khỏi Bộ Chính Trị. Ngược lại, hội nghị cũng có quyền đưa thêm người vào và bổ nhiệm thành viên mới vào Bộ Chính Trị. Luật của đảng buộc Ban Chấp Hành Trung Ương phải họp ít nhất hai lần một năm. Các phiên họp này được tiến hành trong “bí mật.”
Về tính cách “bí mật” của các cuộc họp kín này, Giáo Sư Carl Thayer cho rằng giới truyền thông Việt Nam phần lớn sẽ im lìm không đưa tin về về cuộc thảo luận của Ủy Ban Trung Ương trong hai tuần lễ kế tiếp. Nếu có đưa tin thì cùng lắm báo chí lề phải cũng chỉ tóm lược các bài diễn văn khai hay bế mạc, hay viết về một vài nghị quyết được thông qua, và thông cáo báo chí kết thúc buổi họp. Không những thế, nhiều phần là các bài phát biểu và tài liệu đã được soạn trước, còn các nghị quyết quan trọng có thể không được phát hành trong một thời gian dài. Nói tóm lại, nếu chờ vào báo chí trong nước thì người dân thực sự có lẽ không biết gì những diễn tiến của hội nghị.
Giáo Sư Carl Thayer nhận định:
“Hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp Hành Trung Ương hứa hẹn sẽ là một cuộc họp bất thường.”
Lý do, theo ông Thayer, là vì hội nghị không những đã được triệu tập tại một thời điểm “khi guồng máy phê bình kiểm thảo đang được xoay.” mà còn ở thời điểm căng thẳng, khi đấu đá nội bộ đang gay cấn nhất về việc ai phải chịu trách nhiệm cho nạn tham nhũng tràn lan trong các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước, lĩnh vực ngân hàng và hoạt động kinh tế èo uột.
Một đoạn trong bài bình luận viết:
“Cái 'lưng bẩn' của Việt Nam đã được các trang blog cung cấp những chi tiết tỉ mỉ về nạn tham nhũng gây ra bởi một mạng lưới gồm toàn tay chân và thân hữu lạm quyền của Nguyễn Tấn Dũng. Trong khi tính cách xác thực của các cáo buộc trên chưa kiểm chứng được, dư luận cho rằng với những chi tiết cụ thể được dẫn chứng trên các blog này, thì chắc chắn những tin này phải do nội bộ đảng xì ra. Nhiều người suy đoán rằng những dữ kiện này đến từ tài liệu của Bộ Công An.”
Giáo Sư Carl Thayer vạch ra rằng để phản pháo những bài viết trên các trang web nổi tiếng đã làm giảm uy tín và thẩm quyền của mình, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng phát hành một nghị định cấm các trang web liên quan như Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Ðông, và khẳng định:
“Có nhiều xác suất cao là Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ 6 sẽ chứng kiến một trận đấu giữa thủ tướng chính phủ và những người chỉ trích ông.”
Dẫn chứng cụ thể, bài diễn văn khai mạc của Nguyễn Phú Trọng đề cập đến việc tái lập bộ kinh tế trực tiếp dưới quyền Ủy Ban Trung Ương, Giáo Sư Thayer dự đoán rằng có thể đảng CSVN sẽ giảm thiểu quyền lực bao la đã được tích lũy nhiều năm bởi ông Nguyễn Tấn Dũng và bộ sậu.
Trở lại câu hỏi lớn là liệu những người chỉ trích Nguyễn Tấn Dũng sẽ vận động để bãi nhiệm ông ta không, Giáo Sư Carl Thayer cho rằng:
“Câu trả lời KHÔNG tùy thuộc vào hai yếu tố. Thứ nhất, các thành viên Bộ Chính Trị (BTC) phải vừa được thuyết phục rằng lời tự kiểm thảo của ông Dũng là chân thành, và thêm vào đó, họ phải chấp nhận những giải pháp ông đưa ra.”
Tuy nhiên, vẫn theo Thayer, trong quá khứ, Nguyễn Tấn Dũng đã tỏ ra rất “chuyên nghiệp” khi vừa nhận trách nhiệm có các vụ tham nhũng quanh công ty Vinashin, vừa biến những người mà chính ông bổ nhiệm thành những con vật tế thần.
Theo nhận xét của Giáo Sư Thayer, việc Nguyễn Tấn Dũng bị cách chức, nếu có, là điều chưa từng xẩy ra. Nó cũng sẽ gây bất ổn cho nền kinh tế Việt Nam, và phản tác dụng với mục tiêu của những người phê bình ông.
Trong phần cuối của bài bình luận, Giáo Sư Thayer nhắc đến tin đồn là nếu Nguyễn Tấn Dũng bị cách chức, có thể cựu phó thủ tướng và hiện là chủ tịch Quốc Hội, ủy viên Bộ Chính Trị, ông Nguyễn Sinh Hùng, có thể được bổ nhiệm làm thủ tướng.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên nhật báo Người Việt, Giáo Sư Carl Thayer nói:
“Tôi không nghĩ rằng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị cách chức. Có thể đảng CSVN sẽ giám sát công việc của ông chặt chẽ hơn và giảm bớt một số quyền hành mà ông đang có.”
Tuy nhiên, ông trình bày thêm:
“Trong trường hợp Nguyễn Tấn Dũng bị cách chức, người kế vị ông sẽ là thuộc hàng phó thủ tướng. Bổ nhiệm ông Nguyễn Sinh Hùng vào chức thủ tướng sẽ khiến chiếc ghế chủ tịch Quốc Hội bị bỏ trống, và cần tìm người thay thế.”
Cũng cần nhắc lại là hội nghị này sẽ chấm dứt vào 15 Tháng Mười, và kỳ họp Quốc Hội sẽ bắt đầu một tuần sau đó. Nếu Việt Nam muốn thay đổi lãnh đạo, đây là thời điểm thuận lợi nhất, vì sau đó quyết định của đảng sẽ được Quốc Hội thực thi.”
Hãy chờ xem!
––-
Liên lạc tác giả: HaGiang@nguoi-viet.com-Ðấu đá nội bộ đảng CSVN: Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị cách chức?
Vietnam PM's future uncertain as communists meet
BANGKOK (AFP) -October 03, 2012 -
TƯƠNG LAI KHÔNG BIẾT VỀ ĐÂU CỦA THỦ TƯỚNG DŨNG KHI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO ĐẢNG VỀ HỌP ĐẠI HỘI
Didier Lauras (AFP)
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Tin từ BANGKOK - Các chuyên gia phân tích cho rằng, tương lai chính trị của Thủ tướng Việt Nam lơ lửng trong bấp bênh khi các lãnh đạo đảng cộng sản tập trung để bàn bạc về sự đen tối của những vụ bê bối tài chính và tình trạng bất ổn kinh tế.
Từ khi được quốc hội do đảng kiểm soát chính thức phê chuẩn mình vào một nhiệm kỳ thủ tướng năm năm lần thứ hai từ tháng 7 năm 2011, Nguyễn Tấn Dũng, 62 tuổi, đã chẳng có gì nhiều để ăn mừng .
Bị trúng đòn từ một chuỗi các vụ bê bối và một danh sách ngày càng tăng của các khó khăn về kinh tế, các nhà quan sát nói rằng mặc dù việc loại bỏ ông có thề không xảy ra ngay nhưng vai trò lãnh đạo của ông có thể gặp nguy hiểm.
Sự gia tăng bất mãn của công chúng vì tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát hồi sinh, tham nhũng tràn lan và khủng hoảng ngân hàng đã đặt Dũng dưới áp lực ngày càng tăng khi 175 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng về họp tuần này.
Theo Việt Nam chuyên gia Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales của Úc, cuộc họp có khả năng nhìn thấy "một cuộc so đấu giữa Thủ tướng và những người chỉ trích ông",
Viết trong một báo cáo hôm thứ ba, Carl cho biết, "Tối thiểu, có khả năng là Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ cố gắng cắt giảm các quyền hạn rất lớn từng được thủ tướng và văn phòng chính phủ của ông tích lũy được".
"Câu hỏi lớn là liệu những chỉ trích người Thủ tướng có thúc đẩy việc bãi nhiệm ông hay không," Thayer nói thêm.
Phiên họp kín của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản đã bắt đầu vào hôm thứ Hai và dự kiến sẽ kéo dài hai tuần - gấp đôi thời gian thường lệ - làm nổi bật một danh sách gia tăng những việc phải làm đang đối mặt với các quan lại chính trị của Việt Nam.
"Hiếm khi có quá nhiều vấn đề phải bàn đến trong chương trình họp của một hội nghị trung ương và bởi vì chúng đã kéo dài quá lâu", báo Nhân dân trích lời phát biểu của Tổng Bí thư ĐCSNguyễn Phú Trọng, người được xem là một trong những đối thủ chính của ông Dũng.
"Hầu hết các chủ đề mà chúng ta phải thảo luận và quyết định là rất quan trọng, khó khăn và nhạy cảm", ông nói thêm.
Các chuyên gia lưu ý rằng Ủy ban Trung ương Đảng, trong đó bao gồm ông Dũng, có quyền lực để loại bỏ bất kỳ thành viên nào trong hàng ngũ của mình hoặc trong 14 ủy viên quyền lực của Bộ Chính trị, bao gồm các nhà lãnh đạo đầu sỏ.
Chính phủ độc tài Việt Nam đang phải vất vả đối phó với tình trạng bất mãn ngày càng tăng từ công chúng vì sự gia tăng phổ biến của các trang blog, các trang web và các phương tiện truyền thông xã hội, như một lối thoát cho các biểu hiện chính trị.
Nhà chức trách đã tìm cách đàn áp những trang blog với một loạt các án tù khắc nghiệt, nhưng các trang blog chính trị trực tuyến vẫn còn là một nguồn tin rất phổ biến trong quốc gia có chính sách kiểm duyệt nặng nề này.
"Chưa bao giờ có một vị thủ tướng bị tấn công mạnh mẽ ở nơi công cộng vì các khó khăn kinh tế và tham nhũng như thế này", một quan chức Đảng Cộng sản cho biết trong điều kiện giấu tên.
"Đó là cuộc chiến đấu tại trung tâm của đảng giữa một lực lượng có tiền và một lực lượng có quyền lực, để giải quyết vấn đề tham nhũng và làm trong sạch hàng ngũ của mình" ông nói thêm, đề cập đến Dũng cùng các đồng minh kinh tế của ông trong đảng ở một phe và các đối thủ chính trị của Dũng ở một phe khác.
Dũng, một cựu thống đốc ngân hàng trung ương đã nhậm chức vào năm 2006, được cho là đã trở thành một thủ tướng quyền lực chưa từng có trong đất nước này.
Được xem là một nhà hiện đại hóa khi mới được bổ nhiệm, ông đã sử dụng quyền lực của mình để tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và sùng bái lối phát triển kiểu chaebol của Nam Hàn, dựa vào các công ty quốc doanh khổng lồ để lèo lái nền kinh tế.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế đã giảm mạnh trong những tháng gần đây, lạm phát lại gia tăng một lần nữa, đầu tư trực tiếp nước ngoài suy giảm và những lo ngại về nợ xấu trong hệ thống ngân hàng mong manh đã chồng chất cao.
Sự việc gần sụp đổ của công ty vận chuyển khổng lồ Vinashin trong năm 2010 đặt chú ý vào những rắc rối tài chính của các công ty quốc doanh khổng lồ, trong khi việc bắt giữ một nhà ngân hàng, người triệu phú bị ghét bỏ từng được xem như một đồng minh của Dũng, trong tháng tám, làm kinh sợ các nhà đầu tư trong nước và kích hoạt một cuộc rút tiền gửi ra khỏi ngân hàng.
Mối quan tâm ngày càng tăng tuần trước lập tức đưa đến việc Moody đánh tụt hạng tín dụng của Việt Nam, với lý do là những yếu kém trong hệ thống ngân hàng và "nguy cơ dâng cao" về một gói cứu trợ ngân hàng tốn kém của chính phủ .
Các nhà quan sát nói rằng đối thủ của ông Dũng, đáng chú ý là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, có vẻ muốn Dũng phải trả giá cho các thất bại của ông.
"Với nền kinh tế của Việt Nam đang phải đối mặt với các khó khăn sâu sắc về kinh tế, nguy cơ của cuộc đấu tranh quyền lực đang leo thang giữa thủ tướng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vốn có thể dẫn đến việc lật đổ thủ tướng và các đồng minh chính trị của ông đang gia tăng" Rajiv Biswas, người chỉ đạo phân tích kinh tế châu Á tại công ty tư vấn IHS Global Insight nhận xét.
Nhưng các nhà quan sát cũng lưu ý, Dũng, từng vượt qua được các cơn bão chính trị trong quá khứ và có thể qua khỏi như vậy một lần nữa.
"Sa thải ông ta là một điều không dễ" một viên chức Đảng cho biết.
Nguồn: AFP
Những thay đổi nhân sự có thể sau hội nghị trung ương 6
RFA 2012-10-02
Hội nghị Trung ương 6 Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam vừa bắt đầu vào ngày 1 tháng 10 vừa qua.
Đây được coi là một trong những hội nghị được nhiều người quan tâm nhất từ trước tới nay với nhiều đồn đoán về những thay đổi nhân sự có thể trong đảng lần này. Những phân tích gia về đảng Cộng sản Việt Nam nhìn nhận về khả năng các thay đổi nhân sự này ra sao?
Mâu thuẫn nội bộ
Trong bài diễn văn khai mạc hội nghị Trung ương 6 diễn ra vào ngày 1 tháng 10 vừa qua, dù nhấn mạnh hội nghị Trung ương lần này chưa bàn về nhân sự quy hoạch cụ thể, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng xác định hội nghị lần này là bước chuẩn bị về nhân sự chủ chốt trong đảng Cộng sản nhiệm kỳ từ năm 2016 đến 2021. Tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng hội nghị lần này sẽ có thể dẫn đến một số thay đổi nhân sự trong Ban chấp hành Trung ương với 175 ủy viên.
Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, trong bài viết được đăng tải trên website của mình vào ngày 2 tháng 10 vừa qua cho rằng ‘Ban chấp hành Trung ương là cơ quan đưa ra quyết định cuối cùng của đảng Cộng sản giữa các kỳ đại hội đảng. Tất cả các ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên của Ban Chấp hành Trung ương đều phải chịu trách nhiệm trước cơ quan này’.
‘Hội nghị Ban chấp hành Trung ương có quyền loại bỏ bất cứ thành viên nào bao gồm cả các thành viên của Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trung Ương cũng có quyền bổ sung, và chỉ định các ủy viên mới vào Bộ Chính trị’, tác giả viết tiếp.
Lý luận này của giáo sư Carl Thayer được đưa ra dựa trên căn cứ về bối cảnh thực tế giữa lúc hội nghị diễn ra. Đó là tình hình kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nạn tham nhũng trầm trọng chưa được giải quyết dứt điểm, và nhất là có những đồn đoán về những vụ đấu đá nội bộ giữa các lãnh đạo đảng Cộng sản liên quan đến việc ai là người sẽ phải chịu trách nhiệm trước nạn tham nhũng tràn lan, sự yếu kém của các doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng, cùng tình hình kinh tế không mấy khả quan.
Từ nhiều tháng nay, các trang mạng bị chính quyền Việt Nam gọi là ‘lề trái’ đã liên tục đưa các tin, bài về những vụ đấu đá nội bộ đảng, trong đó có nhiều chi tiết liên quan đến các vụ làm ăn của những người được coi là thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đỉnh điểm là vụ bắt giữ ông trùm ngân hàng Nguyễn Đức Kiên vào tháng 8 vừa qua, và kéo theo đó là một loạt các vụ bắt giữ, truy tố những quan chức ngân hàng có liên quan khác.
Nhận xét về những đấu đá nội bộ và khả năng giải quyết những mâu thuẫn này tại hội nghị trung ương 6, nhà báo tự do Nguyễn Minh Cần từ Nga cho biết:
"Thực ra bây giờ có 2 phe rõ, một phe của ông Chủ Tịch nước, cùng đứng phe đó có cả ông Tổng Bí Thư. Một phe là của ông Thủ tướng. trong quan hệ hiện nay mà nói thì ông Chủ Tịch nước và ông Tổng Bí Thư về mặt bề ngoài dường như có một cái có thể tạm gọi là chính nghĩa, vì các vị đấu tranh chống tham nhũng. Mà nạn tham nhũng ở nước mình thì dân chịu nhiều đau khổ và họ không tán thành. Dường như các vị đó nắm được ưu thế về tinh thần như vậy nhưng cuộc đấu tranh là rất gay go vì ông Thủ tướng nắm nhiều quyền lực, đặc biệt là ông nắm về quyền lực kinh tế, nắm bộ máy công an, và phần nữa rất quan trọng là quân đội. Nên lực của ông mạnh hơn nhiều. Cho nên tôi nghĩ là mình không nên đặt vấn đề sẽ có một phe thắng, một phe bại hoàn toàn, vì tương quan lực lượng như vậy nên cuộc đấu tranh còn nhùng nhằng, chưa dứt khoát trong đại hội này."
Vai trò của TT Nguyễn Tấn Dũng?
Nói về những mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng sản, giáo sư Carl Thayer cho biết mâu thuẫn này đã có từ lâu và xuất phát từ việc trao quá nhiều quyền lực cho Thủ tướng chính phủ. Ông nói:
"Quyền lực của chính phủ, của Thủ tướng đã ngày một lớn hơn bao trùm lên nhiều mặt đời sống kinh tế. Quyền lực của Thủ tướng còn lớn hơn cả nhà nước và Đảng vì quản lý cả doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bản thân Thủ tướng cũng muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, mà có lúc không chú ý đến những hậu quả kéo theo và điều này đã khiến cho một số người trở nên giàu có một cách nhanh chóng, và tạo dựng những mạng lưới gây ảnh hưởng. Vì Việt nam còn yếu trong lĩnh vực luật pháp, và mối quan hệ cá nhân quan trọng hơn luật pháp, cho nên những mạng lưới gây ảnh hưởng và tham nhũng đã trở thành vấn đề lớn. Điều đang xảy ra bây giờ là nhà nước đang cố gắng thu hồi lại quyền lực để đảng có thêm quyền lực kiểm soát."
Buổi khai mạc Hội nghị lần thứ 6 BCH Trung ương ĐCS VN khoá XI hôm 01 tháng 10 năm 2012. Courtesy chinhphu.vnDẫn chứng đầu tiên trong việc thu hẹp quyền lực của Thủ tướng có thể thấy ngay sau hội nghị Trung ương 5 vào tháng 5 vừa qua, khi Trung ương Đảng quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính Trị, do Tổng Bí thư làm Trưởng ban, thay vì đặt dưới quyền của Thủ tướng như hiện nay.
Cũng có những đồn đoán trên các trang mạng gần đây cho rằng có khả năng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ phải ra đi sau hội nghị lần này. Một điều rất hiếm khi xảy ra. Theo blog Cầu Nhật Tân thì đã có một trường hợp bị lật đổ giữa nhiệm kỳ như vậy là vào hội nghị 12 vào năm 2001 khi Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu bị các đối thủ lật đổ. Tuy nhiên theo Giáo sư Carl Thayer thì điều này khó có thể xảy ra trong hội nghị lần này:
"Theo tôi đánh giá khi nhìn vào những gì đang xảy ra thì ông Dũng chỉ bị đẩy cho lui lại một chút, một phần trong mạng lưới của ông ta bị phá vỡ và ông ta sẽ không còn đầy quyền lực như trước. Và do đó ông ta sẽ phải chịu trách nhiệm chung trước toàn thể chứ không bị cách chức. Bởi vì tìm một người thay thế ông Thủ tướng cho Việt Nam thì có nghĩa là lấy một người từ hàng ngũ Phó Thủ tướng đưa lên, mà những người này thì đều do ông Thủ tướng lựa chọn cả cho nên việc loại bỏ Thủ tướng bây giờ đồng nghĩa với việc phải làm cả việc xáo trộn hàng ngũ chính phủ để có thể mang một người vòng này vào."
Trong bài viết đăng trên website của mình về hội nghị Trung ương 6, Giáo sư Carl Thayer nhận định có nhiều khả năng Ban chấp hành Trung ương sẽ kỷ luật một vài ủy viên. Đã có những tin cho biết có một vài vị đã bị kỷ luật hoặc bố trí nhiệm vụ mới trong tháng trước. Theo đồn đoán trên các trang mạng thì rất có thể Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình sẽ là người phải ra đi sau hội nghị lần này.
Các phân tích gia quốc tế cho rằng việc ra đi của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lúc này có thể chưa hẳn đã là điều tốt mà còn có thể là dấu hiệu của bất ổn định. Đó cũng là điều mà những lãnh đạo Đảng không muốn thấy vào lúc này khi uy tín của họ trong dân đang xuống rất thấp, và do đó họ sẽ có thể phải duy trì tình trạng ‘cân bằng tạm thời’ ít nhất là vào lúc này.
BỎ ĐẢNG, TA VỀ VỚI DÂN THÔI!
William Truong
Thật sự chủ nghĩa Cộng Sản đã không còn tồn tại từ hơn hai thập niên trước. Điều còn lại hôm nay chỉ là tên gọi, một tên gọi như một hồn ma hiện về từ quá khứ để hù dọa hiện tại, một bóng mờ ám ảnh ba triệu con người đã trót lầm đường, cũng là lưới nhện đầy sáo ngữ để nắm giữ thế hệ trẻ vô tội vào một niềm tin mù quáng đến mức dị thường.
Ngược dòng lịch sử của 20 năm về trước, khi mà toàn khối cộng sản sụp đổ cả về ý thức hệ lẫn chính trị, kinh tế và đánh dấu sự cáo chung ở Nga và các nước Đông Âu. Cơn dư chấn đó truyền sang cả Trung Quốc và Việt Nam thì bên Trung Quốc đã chọn cái ác-phải nói là thật tàn ác- để duy trì chế độ cộng sản, hay đúng hơn là độc tài mà bằng chứng là cuộc đàn áp đẫm máu Thiên An Môn đã làm chấn động lương tâm của toàn nhân loại và để lại niềm đau, sự thù hận trong chính dân tộc Trung Hoa, thì ở Việt Nam đảng cộng sản đã chọn cho mình phương tiện bảo vệ chế độ là sự dối trá.
Thế nhưng xưa nay người ta thấy dối trá không bao giờ là một phương tiện để xây dựng, cho dù xây dựng lòng tin hay những công trình vật chất. Sự dối trá chỉ có tác dụng phá hoại, quả không sai khi ta nghe câu cửa miệng của các binh gia "binh bất yếm trá", nghĩa là người dùng binh thì phải gian trá, gian trá để phá hoại được địch quân và giành chiến thắng. Chính quyền cộng sản thời trước năm 1975 đã phát động toàn dân miền Bắc tham gia kháng chiến và để tạo nên một dân tộc thiện chiến họ đào tạo con người dối trá, càng dối trá càng tốt. Sau 1975, họ xua đuổi, cầm tù những người miền Nam-những trí thức được đào tạo bài bản để lãnh đạo và xây dựng xã hội- và hậu quả còn lại những người cộng sản, những con người xây dựng hòa bình bằng ý thức chiến tranh-thật trớ trêu và bất hạnh. Mà ý thức chiến tranh là sự nghi ngờ và phá hoại, ở đây niềm tin là ý niệm lỗi thời và người lương thiện sẽ bị cho là khờ khạo. Tất cả những giá trị tinh thần nhân bản và xây dựng đều bị người cộng sản chối bỏ để thay vào đó là hận thù, bạo lực ; tình tự dân tộc được thay bằng tình yêu đảng phái, và kẻ thù truyền kiếp của dân tộc được gọi là đồng chí, anh em.
Thay vì từ bỏ quyền lực và chuyển giao êm thắm lại cho toàn dân tộc Việt Nam như CS Nga và CS Đông Âu, họ-CS VN-đã dối trá và tham quyền cố vị, khi chủ nghĩa Marxist đã bị đào thải tận gốc và bị chối bỏ ngay trên quê hương Karl Marx và nước Nga của Lenin, để lấp đầy khoảng trống ý thức hệ và tiếp tục ru ngủ nhân dân như một thứ thuốc phiện của tâm hồn họ vực dậy cái gọi là "Tư Tưởng Hồ Chí Minh" như một cái phao ý thức hệ (nhớ là cái phao thôi ) để cứu vãng sự sụp đổ cho tính chính danh của đảng Cộng Sản. Một mặt, họ liên kết mật thiết với chính quyền cộng sản, đúng hơn là chủ nghĩa dân tộc cực đoan và cai trị độc tài, của Trung Quốc để dựa vào thế lực khát máu ngay chính với nhân dân của họ để lấy làm chỗ dựa cho quyền lực. Thế nhưng đã rước cướp vào nhà thì khác nào tự giao nộp của cải. Một chính quyền khát máu với chính dân tộc của họ như CS TQ làm gì có cái gọi là tình đồng chí, anh em. Vì tham đắm quyền lực và sợ hãi người dân CS Việt Nam đã đi vào một con đường không có lối ra và hậu quả ngày hôm nay là TQ liên tục lấn chiếm biển đảo, còn nhân dân xem đảng cộng sản chính là những tên lừa đảo, lừa đảo ý thức hệ của biết bao đảng viên, lừa đảo lý tưởng của thế hệ thanh niên, đoàn viên cộng sản. Không dừng lại ở đó, họ dối gạt cả tuổi thơ vừa cắp sách đến trường với tên gọi đội viên với biết bao thứ không hề có thật mà tâm hồn trong trắng các em phải yêu thương, yêu đảng và yêu Bác. Thế nhưng họ, ban tuyên giáo Trung ương đảng có yêu Bác hay không? Có thực hiện nguyện vọng thiết tha và sau cùng của con người mà họ "kính trọng " không? Nghĩa là có thực hiện di chúc HCM không? Rõ ràng là KHÔNG. Còn tại sao những em bé vừa năm, sáu tuổi đời đã phải yêu đảng, yêu CNXH trong khi chính các em chưa có một tí gì gọi là ý thức chính trị? Vậy phải chăng người CS đã cướp đi tuổi thơ của bao thế hệ thanh, thiếu niên VN?
Hậu quả của việc cướp đi tâm hồn tuổi thơ của bao thế hệ là một nền giáo dục xuống cấp và băng hoại mà chính người CS, những đảng viên cao cấp đã xác minh bằng chính việc gởi con em họ du học ở ác nước "Tư Bản giãy chết " ở Mỹ, châu Âu, Nam Hàn, Nhật Bản, Singapore...Song le với việc "trốn chạy khỏi thiên đường " mà những người CS đã chuẩn bị chu đáo cho con em ho là những bài báo của những tên bồi bút bất nhân, thất đức để kêu gọi, dọa dẫm và lừa gạt những đảng viên cấp thấp, thế hệ thanh thiếu, niên phải trung thành với đảng với lý tưởng XHCN, nghĩa là với cái thiên đường mà họ rắp tâm trốn chạy. Đó là gì nếu không phải là hành động lừa gạt?
Và tại sao những người đảng viên cộng sản còn nghe theo để tiếp tục bị lường gạt? Phải chăng đó chính là tâm lý phục tùng, một bản năng có điều kiện, hay còn lý do gì khác?
Quả là bộ máy tuyên truyền cộng sản đã tạo ra một tầng lớp phục tùng được mệnh danh là đảng viên cộng sản, họ đã tạo ra một tầng lớp người máy, những con người cơ giới hóa để quên đi cảm thức sinh động với đời sống, những con người mà lòng trắc ẩn bị chai lỳ và lương trị đã tàn héo. Và họ, những đảng viên cộng sản, đã không còn sống một đời sống của con người toàn vẹn, thật mỉa mai cho những con người "đỉnh cao trí tuệ". Như Einstein tin tưởng rằng: "Dạy cho con người một chuyên ngành thì chưa đủ. Bởi bằng cách đó, anh ta tuy có thể trở thành một cái máy khả dụng, nhưng không thể trở thành một con người với đầy đủ phẩm giá. Điều quan trọng là anh ta phải được dạy để có một cảm thức sống động về cái gì là đáng để phấn đấu trong cuộc đời. Anh ta phải được dạy về cái gì là đẹp và cái gì là thiện. Nếu không, với kiến thức được chuyên môn hóa của mình, anh ta chỉ giống như một con chó được huấn luyện tốt, hơn là một con người được phát triển hài hòa. Anh ta cần phải học để hiểu những động cơ của con người, hiểu những ảo tưởng và những nỗi thống khổ của họ để tìm được một thái độ ứng xử đúng đắn với từng con người đồng loại của mình, cũng như với cộng đồng".Con người cộng sản đã được trang bị lòng trung thành mù quáng để hy sinh những phẩm chất người còn lại và giá trị của lòng trung thành không gì khác hơn là vừa lòng ông chủ, nghĩa là họ tự nhận làm người nô lệ, và quyền tự do, quyền làm người đích thực đối với họ chỉ là những phạm trù xa lạ; xa như chính linh hồn họ vậy!
Để giải quyết phức cảm tội lỗi đối với đồng loại và tìm lại sự thăng bằng tâm lý, dạng tâm lý thù ghét ngay chính bản thân - họ thường rơi vào một trong nhiều dạng của sự tha hóa và bạo lực, mà một xã hội tha hóa và bạo lực thì không thể dẫn đến nền văn minh, vì tự thân của nó đã là suy đồi và hủy hoại-điều mà chúng ta thấy bên Đông Âu, Nga, và tất cả các nước cộng sản trước khi nó sụp đổ cũng như TQ và VN ngày nay.
Thế thì tại sao họ không từ bỏ danh nghĩa đảng viên như một sự giải thoát tâm hồn, tìm lại suối nguồn ấm áp của tình tự dân tộc?
Vì họ sợ! Họ sợ bị cắt đứt mối dây liên lạc tâm thức với những người cùng hội cùng thuyền, sợ sự cô đơn dày vò nếu như họ không nối lại được mối liên lạc tâm hồn với những người còn lại trong xã hội-với nhân dân. Họ sợ làm người độc lập, sống và hành động bằng chính tư duy của họ thay vì được lãnh đạo bởi một quyền lực khác cho dù đó là quyền lực đen tối. Bao nhiêu năm qua họ đã bị tước đoạt quá nhiều phẩm chất con người, điều còn lại duy nhứt là lòng trung thành cho dù đó là lòng trung thành với một ảo tưởng-vì CNXH thực chất không còn tồn tại. Nếu như phải suy tính cho sự hy sinh sau nốt- lòng trung thành với đảng- để giải thoát ngục tù tâm lý đã giam giữ họ bấy lâu, thì cái viễn ảnh sụp đổ hoàn toàn nhân cách quả thật kinh khiếp. Thế nhưng mối mâu thuẫn nội tại ở đây là nếu không chấp nhận một sự từ bỏ tuyệt đối như là "Lời chia tay một đi không trở lại"(Như anh Nguyễn Chí Đức) thì họ còn luôn bị dày vò trong tù ngục tâm lý, một sự bất an đến sâu xa mà họ phải luôn đối diện được biểu thị rõ ràng qua các hành động bạo lực liên tiếp diễn ra trong các đồn công an, trong việc đàn áp ngày càng nặng tay và mức độ càng gia tăng đối với những người bất đồng chính kiến, những bloger, dân oan, các tổ chức tôn giáo...như một dấu hiệu lóe sáng rạng rỡ của ánh hoàng hôn trước khi mặt trời hoàn toàn lặng tắt.
Mọi kết thúc luôn có sự khởi đầu mới như là một quy luật, và tôi tin chắc rằng anh Nguyễn Chí Đức cũng như bao người đảng viên cộng sản khác đã can đảm quay lưng với thiên đường ảo tưởng XHCN để hòa cùng nhịp đập con tim dân tộc Việt, đã tìm lại được hơi ấm tình người giữa quê huơng mà trước đây đối với họ như vạn trùng xa cách. Bỡi dân tộc chính là Mẹ Việt Nạm, một người mẹ chưa bao giờ lên tiếng trách hờn đối với những đứa con hư đã hồi tâm chuyển tánh.
Hãy thức tỉnh trước khi quá muộn!
-3D's Vietnam: From Tiger to Pussycat (Mafiovi)
From viet-srudies
- Và nó nôm na là thế này...
Rất đơn giản và thuận tiện. Về bản chất ko khác gì so với Tăng Minh Phụng năm nao: dùng tiền có được từ các LC trả chậm vãi lung tung >>> mất vốn.
Cái khác là: Tăng Tiên Sinh đơn độc, còn bọn này ...độc chiếm sân chơi.
- 90 triệu dân cũng đang ngồi trên lửa ngóng trông?
Có lẽ không như vậy.
1/ Trước tiên cần phải nói lại cho rõ: Nhân dân chưa đá cầu mà chỉ đang ngồi coi Đảng đá cầu.
Và đã hơn nhiều lần, thường thì các trận cầu như vậy (không có dân tham gia) thường kết thúc với tỷ số ...HÒA KHÔNG GÔN tức 0:0.
(Tạm tổng kết kết quả NQ4:
1/ Ban CS Đảng Chính phủ: Trung thành với mác và lê, vì Nhân dân.
2/ Saigon: Không có tham nhũng lớn.
3/ Hanoi: Đang tiến hành tại cấp Quạn, nhưng vẫn chả thấy con ...sâu nào.)
Và nếu lần này cũng vậy thì không trách dân được, vì - I said - họ đâu có đá cầu.
2/ Nhưng nếu như vậy, Nhân dân bắt buộc phải nghĩ: Họ phải đá cầu thôi.
...và cái đó - Nhân Dân - chính là chỗ dựa quan trọng, vững chắc và tin cậy nhất của Đảng đứng đầu là anh Cả và anh Tư .
V/đ là: từ từ đã. ...
So sánh lực lượng giữa Đảng và Sâu-Bọ?
I'll back ......
- giật mình, thức tỉnh ư, anh Tư?
Nhân dân nhường Đảng làm cái đó trước vì - at least - Đảng tự coi mình hiểu biết hơn Nhân Dân.
Nếu Đảng - after all - ko Giật minh, chả Thức tỉnh, thì sau đó sẽ là NHÂN DÂN.
Vội chi, anh Tư?
Vì sao?
Vì bất cứ Chính phủ nào, đảng phái nào, ...cũng chỉ là hữu hạn, chỉ có Nhân dân là VÔ HẠN.
(.. và cũng chính vì - I said - Nhân dân là VÔ HẠN.nên ai có nó, kẻ đó vô địch).
Nên Nhân dân đâu có vội.
Vì....Khác với Đảng - kẻ chỉ có duy nhất một cách để tiếp tục tồn tại là phụng sự Nhân Dân, Tổ Quốc- Nhân dân có ngàn cách để mãi mãi trường tồn.
- Tường Duy: Tất cả phải cùng nhập cuộc (VNCA/ Trần Nhương). - Đinh Tấn Lực – Động loạn bầy vua – Te tua bầy quan
- ‘Cung vua, phủ chúa’ – Biết chọn ai? (DLB).
- Gangster Việt Nam khiến tê giác diệt vong (Global Post/ Kiến thức/ SGTT). Trầm Bê mất sừng tê (DV/ Cầu Nhật Tân). - Mất trộm sừng tê giác trị giá hơn 4 tỷ đồng (CATP). – Chân dung đại gia bí hiểm Trầm Bê (ĐV).
Trung ương họp, kinh tế lao đao (BBC 2-10-12) Bàn quy hoạch cán bộ cấp cao của Đảng và Nhà nước (LĐ 2-10-12)
"Phép lạ kinh tế Việt Nam" bị rạn nứt: Cracks Appear in Vietnam’s Economic Miracle (Energy Tribune 2-10-12) -- Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của "phù thuỷ" Nguyễn Tấn Dũng và gia đình cùng bộ hạ: "hổ biến thành mèo", "phép lạ bị rạn nứt"! Hay quá cỡ!
Xung quanh tấm bằng của tân Cục trưởng kế nhiệm Dương Chí Dũng (Blog CBT 2-10-12) - Khuyết điểm của thủ trưởng (NNVN).
- Tân cục trưởng Cục Hàng hải phủ nhận có bằng tiến sĩ kinh tế (PLTP).
Cục trưởng Hàng hải không có học vị tiến sĩ (VNN 2-10-12)
Chân dung đại gia bí hiểm Trầm Bê (NCĐT ĐV 2-10-12) -- Tư liệu về Trầm Bê: 'Bắt bầu Kiên không liên quan đến tôi!' (ĐV 2-10-12) Gia đình ông Trầm Bê mất trộm sừng tê giác hơn 4 tỷ đồng (CATP ĐV 2-10-12)
Nhân vụ Trần Xuân Giá: Chuyện buồn quan chức về hưu đi làm thêm (VnEx 2-10-12)
Luật sư giải mã “bảo bối” của cựu chủ tịch ACB (NĐT 2-10-12)
- Luật sư giải mã “bảo bối” của cựu chủ tịch ACB (NĐT). – ACB hạch toán nhầm trên 122 tỷ đồng lãi tiền gửi (VnEco).
- Vinh quang và cay đắng cuối đời của cựu chủ tịch Ngân hàng ACB (NĐT).- Chuyện buồn quan chức về hưu đi làm thêm (VNE). – Bầu Hiển tuyên bố thoái hết vốn khỏi bóng đá (VNE). – Bầu Đức nóng mặt, đòi S&P rút đánh giá tín nhiệm (VEF).
- Chính phủ CSVN điều hành nền kinh tế: Từ ‘cọp’ thành ‘mèo’ (Người Việt). Lược dịch từ bài: From Tiger to Pussycat: How Vietnam’s Economy Got Off
Cú Sốc "Cường Đô La" (NCĐT 10-9-12)
Cay đắng xi măng: Tập đoàn đổ nợ cho Chính phủ (VEF 2-10-12)
Vụ tiền polymer: Austrade suspected Vietnam agent was a spy (SMH 2-10-12)
- Việt Nam là ‘gương xấu’ về phát triển (BBC). Vietnam is a bad example to newly emerging markets (Reuters).- Tiến sĩ Suiwah Leung, Úc: Cơ hội cải cách từ vụ ACB? (BBC). – Phó TGĐ Sacombank bị phát hiện bán “chui” cổ phiếu (PetroTimes). – Phó Tổng giám đốc Sacombank bị phạt do vi phạm công bố thông tin (NLĐ). – Hai ngân hàng lớn thay nhân sự điều hành (BBC).
–- Đỗ Kim Thêm – Tinh thần thượng tôn luật pháp (1)
(Dân Luận).
- Đảng ở Tây và Đảng ở Ta (BBC).
- Có một ủy viên Bộ Chính trị… (Nguyễn Thông).
- Xung quanh tấm bằng của tân Cục trưởng kế nhiệm Dương Chí Dũng (Cầu Nhật Tân).
- Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: ‘Khiếu kiện đông người làm xấu hình ảnh thủ đô’, Xấu và đẹp (VOA’s blog). – Hoàng Hưng: Mặc cờ đỏ sao vàng đi đòi đất, đẹp lắm chứ! (BoxitVN).
- Lại cưỡng chế đất tại xứ đạo Cồn Dầu, Đà Nẵng (RFA).
Thay đổi lãnh đạo Trung Quốc: With a Transition Near, New Questions in China (NYT 1-10-12) China’s politics – power transition (FT 1-10-12)
Ngày tàn của ĐCSTQ? Is China’s Communist Party Doomed? (Diplomat 1-10-12) -- Minxin Pei