-Tải về : Bí mật Ngũ Giác Đài phần III (5)
Nguyễn Quốc Vĩ dịch
Đã xác định rằng những tuyên bố về chính sách của Nhà nước Việt Nam là họ nói không với Hiệp định Genève, mặc dù Việt Nam có nghĩa vụ, theo Hiệp ước Độc lập (ngày 04 tháng sáu năm 1954) phải chấp nhận hành động của Pháp đại diện cho mình tại Genève.Tuy nhiên, khi tham khảo các tài liệu trong Hiệp ước Độc lập của Việt Nam về việc thực hiện các hiệp ước và công ước ký kết bởi Pháp trong quá khứ; không có điều nào cho phép Pháp nhân danh Việt Nam ký kết các thỏa thuận có tình cách ràng buộc đối với Việt Nam sau ngày 04 tháng 6. Việc thông qua Điều 27 của Hiệp định Genève giao cho Pháp trách nhiệm việc bảo đảm phương Tây tuân thủ với các điều khoản của thỏa thuận, xa như là một phần phía Nam của Việt Nam đã được quan tâm.Thật vậy, trong suốt hội nghị, Pháp là một trong hai nhân vật chính chủ yếu, đã đúc kết vị trí cuối cùng được chấp nhận bởi phương Tây, và đã ký thỏa thuận ngừng bắn (tuyên bố cuối cùng đã không được ký, một tuyên bố miệng của sự đồng ý được thay thế. Sau đó việc trở nên rõ ràng là Mỹ sẽ không ký. Mỹ cũng tự tiết chế mình không tham gia vào việc đồng ý bằng miệng) lực lượng Pháp và các yếu tố chính trị đã có mặt tại miền Nam Việt Nam và không cần thiết, theo các hiệp định, phải bị giải tán. Trong thời điểm này, không một quốc gia tham dự Hội Nghị Genève đã tính tới việc Pháp sẽ nhanh chóng rút quân đội của họ ra khỏi Việt Nam.
|
C-4
| |
|
C-4
C-4
C-4
C-6
C-7
C-8
| |
|
C-8
| |
|
C-8
C-8
C-9
C-9
C-10
C-10
C-12
|
b. Vị trí của Chính phủ Việt Nam là bất thường
Việc thường được công nhận tại Genève rằng vị trí của Chính phủ Việt Nam là, ngay lúc tốt nhất, mâu thuẫn. Chính phủ Việt Nam mong muốn khẳng định vị thế quốc tế của mình bằng cách đòi hỏi những nhượng bộ mà các quốc gia khác coi là không thể. Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những lời chỉ trích Pháp nghiêm trọng, trong những chuyện trò, lại đồng thời thừa nhận là nhờ Pháp mà họ còn tồn tại trước các áp lực quân sự và chính trị của Việt Minh – [những áp lực] mà ngay chính cả Pháp chỉ có thể khít khao chống đỡ. Những phản kháng của Chính phủ Việt Nam không được ủng hộ được các quốc gia khác thong cảm như là một quốc gia nhỏ bé đang đấu tranh cho sự sống còn [của mình].
Phân vùng, tập trung quân, và các điều kiện ngừng bắn nhằm mục đích dẫn đến một giải pháp chính trị cuối cùng tại Genève, tất cả đã áp đặt lên Sài Gòn. Trong khi có một sự thật rằng những giải pháp do Chính phủ Việt Nam đưa ra là không thực tế và không thể chấp nhận được về mức độ lãnh thổ và dân số dành cho Việt Minh kiểm soát, thực tế nổi bật là Chính phủ Việt Nam, phát biểu từ một vị trí mà họ cho là độc lập, đã nhanh chóng chống lại mọi đề nghị không chứa đựng các khái niệm về sự thống nhất quốc gia và quyền tự quyết. Vai trò hạn chế của Chính phủ Việt Nam tham gia với tư cách độc lập tại Hội nghị [Genève] xuất phát từ quyết tâm của Pháp nhằm kết luận giải quyết phù hợp với lợi ích của Pháp. Pháp phát huy hết sức mình để thu hút nhiều ủng hộ trong Hội nghị, Chính phủ Việt Nam thì không làm như thế. Tuy vậy, Chính phủ Việt Nam đã không bị ràng buộc bởi những cam kết trước đó [do Pháp ký], chiếu theo tình trạng pháp lý của họ, họ cũng không bị ràng buộc để tuân thủ Hiệp định là thỏa thuận giữa Pháp và Việt Minh vừa xuất hiện. Điều bất thường này cuối cùng làm cho Pháp, và sự hiện diện của Pháp tại Việt Nam, trở nên quan trọng để thực hiện hiệp định Genève.
III. C. Vị trí của Việt Minh và Chiến lược Trung-Xô
TÓM LƯỢC
Đã có lời kết án cho rằng Hồ Chí Minh đã cướp tại bàn hội nghị những gì mà ông [Việt Minh] đã giành chiến thắng trên chiến trường, Hiệp định Genève đã gây phương hại trong nội dung và trong việc thực hiện hợp pháp quyền lợi của Việt Minh, và, do đó, các hành động tiếp theo của Việt Minh là dễ hiểu dưới ánh sáng của những thất vọng này. Trong khi đó, công bằng mà nói rằng các tác động trực tiếp của Hiệp định không phản ánh (ngay cả theo báo cáo của CIA) sức mạnh và sự kiểm soát của Việt Minh tại Việt Nam vào thời điểm hội nghị, cũng quan trọng không kém và để tiết lộ rằng tại sao. Tham vọng của Việt Minh bị cản trở, không nhiều bởi sức chống đối hay sự bội bạc của phương Tây, như là họ đã bị ép bởi áp lực Trung-Xô buộc họ phải thỏa hiệp. Nếu người Việt Minh thực sự được cho phép đi tìm kẻ gian trá trong Hội nghị Genève trong sự trung thực, họ sẽ phải thừa nhận rằng lợi ích của họ đã bị xâm phạm bởi các đồng minh Cộng sản của họ, chứ không phải phương Tây.
Tham vọng của Việt Minh là lớn... Việt Minh không chỉ quan tâm đến: được quyền chia ba phần tư Việt Nam mà họ tuyên bố đã kiểm soát, mà còn mở rộng thẩm quyền của mình trên toàn Đông Dương gồm cả Lào và Campuchia. Mặc dù hai nhánh của họ, Pathet Lào và Khmer Tự Do, chỉ kiểm soát được một vùng lãnh thổ nhỏ bé ở Lào và Cam-pu-chia, Việt Minh vẫn đòi hỏi phải coi những người này [Pathet Lào và Khmer Tự Do] là đại diện toàn quyền cho các nước này. Đưa ra lập luận rằng họ là đại diện cho tất cả những người Đông Dương, Việt Minh muốn buộc hoặc thuyết phục người Pháp rời khỏi khu vực [Đông Dương] và sau đó họ sẽ giải quyết trực tiếp với người bản địa và không-cộng sản yếu đuối. Họ khẩn cấp tìm ký một giải quyết chính trị trước khi đi đến một hiệp ước đình chiến quân sự, hoặc, nói cách khác, họ muốn vừa đánh vừa đàm. Mục tiêu cụ thể của họ là phân vùng ở vĩ tuyến 13 [tức phía Bắc Phú Yên], một thời hạn cho Pháp rút quân hoàn toàn khỏi miền Bắc, và các cuộc bầu cử toàn quốc được tổ chức sáu tháng sau hiệp ước đình chiến (Tab 1).
Nguồn gốc của sự thất vọng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đối với Hiệp định không nằm quá nhiều ở chỗ sức mạnh đoàn kết hoặc "sự gian dối" của phương Tây mà là do nỗ lực của Liên Xô và Cộng sản Trung Quốc để làm cho hội nghị thành công, đó là, để mang lại sự ổn định khu vực và giải quyết chiến tranh. Với nhau hoặc riêng rẽ, Moscow và Bắc Kinh đã ép Việt Minh nhượng bộ. Lúc nào cũng vậy, hai đại biểu cộng sản chính, Chu Ân Lai và Molotov, đóng vai trò lớn trong việc phá vỡ các bế tắc với sáng kiến hòa giải. Trong khi những động cơ chính xác của Liên Xô và Cộng sản Trung Quốc vẫn còn là một vấn đề đầu cơ, lời giải thích được chấp nhận nhất cho hành vi của họ là cả hai đã tìm cách để đạt được các mục tiêu của họ trong khu vực Đông Nam Á mà không gây ra can thiệp của Mỹ, " Cùng tồn tại trong Hòa bình" là khẩu hiệu ngoại giao của họ. Người Trung Quốc, đặc biệt, quan tâm đến an ninh biên giới, vùng đệm, ngăn chặn sự hình thành của một hệ thống liên minh Hoa Kỳ với các nước trong khu vực, và xây dựng lại Trung Quốc. Hai cường quốc cộng sản đã không ngần ngại trong việc khẳng định lợi ích tối quan trọng của [nước] họ hơn là những gì của Việt Minh (Tab 2).
THẢO LUẬN
III. C. Tab 1 – Vị thế thương thuyết của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Tab 2 – Mục Tiêu và Chiến Lược của Liên Sô – Trung Cộng
III. C. Tab 1 – Vị thế thương thuyết của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
DÀN BÀI NỘI DUNG
- Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chọn con đường cứng rắn
-
- VNDCCH nhận ra các thế mạnh riêng của mình
-
Chiến thắng Điện Biên Phủ đã phải trả một giá với 21.000 [bộ đội] thương vong. Hồ nhận ra ông đã trả giá đắt về tâm lý [và nó có thể] làm tê liệt ý chí chống Pháp, và ông đã xác định phải làm hết sức mình để tận dụng hầu hết các lợi thế của mình tại Genève. Hậu quả của Điện Biên Phủ trên các đoàn đại biểu phương Tây tại hội nghị là hiển nhiên không chỉ ở những cú sốc ban đầu, mà còn ở sự nhạy cảm về việc tiếp tục phát triển quân sự ở Đông Dương. Như vậy, quan trọng hàng đầu trong vị trí đàm phán của VNDCCH là làm cho chính trị thành điểm chính yếu với thế chủ động của họ trên chiến trường. Sát sao với ý nghĩa này là tính vô địch của bộ đội đã làm cho Việt Minh tin rằng Pháp đang gặp bất ổn về chính trị, và do đó, tâm lý yếu.
- Thái độ của VNDCCH là thách thức
VNDCCH, chiến thắng của quân đội của họ và sự sụp đổ sắp xảy ra của Pháp ở Đông Dương là khá rõ ràng. Ít rõ ràng hơn là khả năng can thiệp của Hoa Kỳ, hoặc đơn phương hoặc trong một số hình thức thống nhất hành động. Tuy nhiên, VNDCCH đánh cược trên cơ sở là Pháp sẽ chiến đấu một mình. Trong giai đoạn khai mạc hội nghị, Việt Minh phát hành một thông cáo cho thấy không cần thiết thúc đẩy để kết thúc chiến tranh:
"Chúng tôi vẫn còn nhớ bài học Hàn Quốc đã dạy chúng ta rằng người ta có thể thương lượng và chiến đấu cùng một lúc..." 1/
Thái độ thách thức nhẹ nhàng đã được dự tính là không chỉ được thấu hiểu bởi phương Tây mà còn cho các nước cộng sản. VNDCCH đã chống lại áp lực ban đầu của Liên Xô và Trung Quốc, vì hai nước này sợ Mỹ can thiệp và [như thế sẽ kéo theo] một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn, để nhanh chóng đi đến một giải pháp. Thay vào đó, VNDCCH đã nhanh chóng tăng cường lực lượng riêng của mình trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, 2/ dồn các lực lượng Pháp vào những vùng lãnh thổ nhỏ hơn và dường như họ đang chỉ đạo cho đoàn đại biểu của họ tiếp tục đưa ra đường lối cứng rắn về những nhượng bộ chính trị. Mục đích là để trì hoãn giải quyết cho đến khi họ đạt được những vị trí quân sự tốt hơn nữa. VNDCCH đã xác định là họ phải đạt được từng tấc đất mà người Pháp có thể bị buộc phải nhượng.
- VNDCCH phác thảo các đề xuất của họ
Nước cờ Việt Minh ban đầu đã được đưa ra tại phiên họp khoán đại lần thứ hai của Hội nghị vào ngày 10 tháng Năm. 3/ Phạm Văn Đồng nói rằng lưc lượng VNDCCH "mạnh mẽ hơn" trong "nhiều hơn ba phần tư của đất nước." Ông đã mô tả chính quyền của lãnh thổ này đã thành công bởi chính phủ của ông mà ông nói là "đại diện cho ý chí của toàn bộ dân tộc Việt Nam... "; về phe đối lập, ông đã mô tả đó là "chính phủ của vùng bị tạm chiếm," không được nhân dân ủng hộ, ông nói, và [họ, phe đối lập] chỉ đơn thuần là một công cụ của Pháp. Tuy nhiên, Phạm Văn Đồng không đề xuất rằng Pháp nên thừa nhận chủ quyền và độc lập của Việt Nam trên toàn lãnh thổ của Việt Nam ", [đây là] một tuyên bố nói lên sự chối bỏ của các điều ước quốc tế Pháp-Việt đã được phê duyệt ngày 28 tháng 4 giữa Laniel và Nguyễn Trung Vinh. Thay vào đó, ông đưa ra một đề nghị tám điểm cho một giải pháp chính trị và một cuộc đình chiến:
1. Pháp công nhận chủ quyền và độc lập trên toàn lãnh thổ Việt-Nam, và cũng công nhận chủ quyền và độc lập của Khmer và Pathet Lào.
2. Ký kết một thỏa thuận về việc rút tất cả binh lính nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Khmer, và Pathet Lào trong thời gian giới hạn được các bên tham chiến thoả thuận. Trong khi chờ rút quân, việc di chuyển ra khỏi vị trí [sic] của quân đội Pháp tại Việt Nam phải được thoả thuận -- chú ý đặc biệt về việc hạn chế đến mức tối thiểu số lượng các điểm phải dời chỗ của họ. Phải quy định rằng quân đội Pháp không được can thiệp vào công việc của chính quyền địa phương ở các nơi mà họ phải bỏ để chuyển đi nơi khác
3. Tổ chức tổng tuyển cử tự do ở Việt Nam, Khmer và Pathet Lào trong hướng là xây dựng một chính phủ duy nhất cho mỗi quốc gia. Ở mỗi nước Việt Nam, Khmer, và Pathet Lào, triệu tập hội nghị tư vấn gồm các đại diện của chính phủ của cả hai bên [quốc, cộng] một cách riêng biệt và trong điều kiện đảm bảo quyền tự do hoạt động cho các bên yêu nước, các nhóm, và các tổ chức xã hội, chuẩn bị và tổ chức các cuộc tổng tuyển cử tự do để thiết lập một chính phủ thống nhất ở mỗi nước. Mọi can thiệp từ bên ngoài là không được cho phép. Những ủy ban địa phương sẽ được thành lập để giám sát việc chuẩn bị và thực hiện các cuộc bầu cử. Sau khi giải quyết đã được thực hiện [Hiệp Định đã được ký kết], trước khi chính phủ thống nhất của mỗi nước kể trên được thành lập, chính phủ của cả hai bên sẽ cụ thể thực hiện các chức năng hành chính ở các huyện ly sẽ nằm dưới chính quyền của họ, phù hợp với những thỏa thuận về đình chiến.
4. Những tuyên bố của đoàn đại biểu nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà về sự sẵn sàng của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà để xem xét vấn đề nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà gia nhập Liên hiệp Pháp phù hợp với nguyên tắc tự nguyện, và những các điều kiện về việc gia nhập này phải phù hợp với những tuyên bố đã được Chính phủ của Khmer và Pathet Lào đưa ra.
5. Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà cũng như Khmer và Pathet Lào công nhận những lợi ích kinh tế và văn hóa của Pháp tại những quốc gia này. Sau khi thành lập Chính phủ thống nhất tại Việt Nam, Khmer, Pathet Lào, quan hệ kinh tế và văn hóa của các quốc gia đó với Pháp nên là đối tượng để giải quyết phù hợp với các nguyên tắc bình đẳng và hai bên cùng quan tâm. Trong khi chờ thành lập chính phủ thống nhất tại mỗi nước [Đông Dương], quan hệ kinh tế và văn hóa của Đông Dương Với Pháp tạm thời sẽ vẫn tồn tại không thay đổi. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực truyền thông và quan hệ thương mại đã bị phá vỡ, chúng có thể được tái lập trên cơ sở của sự hiểu biết giữa hai bên. Các công dân của cả hai bên sẽ được hưởng những quyền lợi sẽ được xác định sau này liên quan đến các vấn đề cư trú, di chuyển, và các hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của phía bên kia.
6. Các bên tham chiến cam kết sẽ không khởi tố những người đã hợp tác với phía bên kia trong thời kỳ chiến tranh.
7. Sẽ có trao đổi lẫn nhau các tù nhân chiến tranh
8. Việc thực hiện các biện pháp được đề cập trong quy định từ khoản 1 đến khoản 7 phải được thành công bởi việc chấm dứt chiến sự ở Đông Dương, và bởi một thỏa thuận đúc kết cho mục đích này [đình chiến] được thỏa thuận tương xứng giữa Pháp và Ba Nước, một thỏa thuận đưa đến một cuộc ngưng bắn hoàn toàn và đồng thời trong toàn bộ lãnh thổ Đông Dương bởi tất cả các lực lượng vũ trang của hai bên tham chiến, bộ binh, hải quân và không quân. Cả hai bên, trong mỗi nước Đông Dương, với mục đích củng cố các hiệp ước đình chiến, sẽ thực hiện một giải pháp cần thiết của vùng lãnh thổ và các khu vực chiếm đóng của họ, và nó cũng cần đưa ra (a) cả hai bên không được cản trở nhau trong thời gian chuyển tiếp, với mục đích của việc giải quyết đã đề cập ở trên, các binh sĩ khác [sic] bên trong lãnh thổ bị chiếm đóng bởi phía bên kia, (b) chấm dứt hoàn toàn việc đưa vào Đông Dương từ nước ngoài các đơn vị bộ binh, hải quân, và không quân, hoặc của bất kỳ loại vũ khí đạn dược nào, (c) thiết lập cơ chế kiểm soát việc thực hiện các điều khoản của thỏa thuận về việc chấm dứt chiến sự, và để cho mục đích này, thành lập trong mỗi nước Đông Dương, một Ủy ban hỗn hợp gồm đại diện của các bên tham chiến. 4/
- Đề xuất của VNDCCH đòi hỏi giải quyết chính trị trước khi ngưng bắn
Ý nghĩa của danh sách đề nghị của Đồng là rõ ràng. Một giải pháp chính trị sẽ xảy ra trước khi có một thỏa thuận quân sự (ngừng bắn) chứ không phải là ngược lại như người Pháp muốn. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra dưới sự giám sát của các ủy ban địa phương, và VNDCCH ưu tiên chọn việc bầu cử sẽ xảy ra sớm và trên toàn quốc. Bằng cách trước tiên loại bỏ người Pháp, và sau đó trực tiếp đối phó với người Việt Nam không cộng sản trên các vấn đề kiểm soát và giám sát lệnh ngừng bắn, tập trung quân, và cuộc tổng tuyển cử, Việt Minh mong đợi một sự tiếp quản quyền lực một cách hợp pháp và nhanh chóng ra khỏi tay của quân đội quốc gia Việt Nam còn đang tương đối yếu. Như ông Đồng cũng biết, việc tập trung các lực lượng Pháp ở đồng bằng sông Hồng vào những khu vực nhỏ và chặt chẽ hơn là sẽ có, và tiếp tục sẽ có ảnh hưởng lớn trên tinh thần của quân đội Việt Nam. 5/ Một khi Pháp đã được thuyết phục để rút quân, quân đội Việt Nam chắc chắn sẽ sụp đổ dưới áp lực quân sự của Việt Minh. Hơn nữa, cho rằng kế hoạch Đồng không đề cập đến việc giải giới, không nhiều như việc tập trung quân, các lực lượng địa phương của cả hai bên, Việt Minh vẫn đứng ở vị thế quân sự không thể bị tấn công để kiểm soát bất kỳ cuộc tổng tuyển cử nào có thể tổ chức được (nếu, trong thực tế, kể cả tiến trình chính trị đã tiến đến mức xa như vậy). Đề nghị của Đồng, như thế, là một đòi hỏi buộc người Pháp phải rút bỏ Việt Nam.
- Tham vọng của VNDCCH về Pathet Lào và Khmer Tự Do
Trong cùng bài phát biểu, Đồng đã minh chứng rằng tham vọng của VNDCCH là mở rộng ra ngoài cả Việt Nam. [Đồng] đã hành xử như là người phát ngôn viên cho Pathet Lào và Khmer Tự Do – họ có đại diện chính thức đi chung dưới sự hướng dẫn của đoàn đại biểu Việt Minh – trong "Mặt trận dân tộc thống nhất" Việt Minh - Khmer Tự Do - Pathet Lào được hình thành theo công bố ngày 11 tháng 3 năm 1951. Đồng lập luận rằng hai phong trào này được dân chúng ủng hộ và họ đã kiểm soát hầu hết lãnh thổ của nước mình. Với sự biến dạng đáng kể của lịch sử (sau đó được sửa chữa bởi các đại biểu Lào và Campuchia), Đồng đã tìm cách để chứng minh rằng các chính phủ Pathet Lào và Khmer Tự Do trên thực tế đã thực hiện "cải cách dân chủ" trong những vùng mà quân đội của họ đã "giải phóng được" là để đạt được tính cách hợp pháp của các chính quyền Pathet Lào và Khmer Tự Do. Dường như Đồng mạnh mẽ ngụ ý rằng VNDCCH đã không phát biểu chỉ cho chính họ, mà còn cho tất cả các dân tộc Đông Dương.
Đồng đã nhập chung Pathet Lào và Khmer Tự Do trong kế hoạch giải quyết của mình. Ông yêu cầu Pháp công nhận "chủ quyền và độc lập" của những phong trào này không ít hơn như với VNDCCH:
“…nhân dân Khmer và Pathet Lào có các vùng giải phóng rộng lớn của lãnh thổ quốc gia. Chính phủ kháng chiến đã đưa ra tất cả các nỗ lực của họ trong việc tạo ra một quyền lực dân chủ và trong việc nâng cao tiêu chuẩn sống của người dân ở các vùng giải phóng. Đó là lý do tại sao chính phủ kháng chiến của Khmer, cũng như của Pathet Lào được hưởng sự hỗ trợ và tình cảm nồng ấm của dân chúng trong các vùng giải phóng và họ đã có những uy tín lớn và ảnh hưởng đối với dân chúng của cả hai nước.
"Các chính phủ này đại diện cho đại đa số người dân Khmer và Lào, cho nguyện vọng của người dân mà họ là người tượng trưng cho...". 6/
Chỉ có các lực lượng Pháp là phải rút khỏi Cam-pu-chia và Lào, Pathet Lào và Khmer Tự Do không phải là quân đội "nước ngoài". Cũng như ở Việt Nam, cuộc bầu cử sẽ được tổ chức, nhưng không có sự giám sát trung lập hoặc quốc tế. Trong các cuộc bầu cử này, Đồng khẳng định là phải có "những điều kiện nhằm bảo đảm quyền tự do hoạt động cho các bên yêu nước, các nhóm, và các tổ chức xã hội...", thỏa thuận này là để đảm bảo các hoạt động mà không bị trừng phạt của các mặt trận khác nhau của cộng sản.
- Đòi hỏi khởi đầu của VNDCCH là quá nhiều
Phải kết luận rằng tham vọng của Việt Minh ở Đông Dương không phải đơn giản là những cử chỉ về tài hùng biện nhằm thiết lập một thế nghiêm ngặt cho việc mặc cả. Nếu không có áp lực của Trung-Xô và đe dọa của Mỹ về chuyện sự tham gia [Hội Nghị], rõ ràng là VNDCCH sẽ không giảm đi đòi hỏi của họ. Tham vọng của Việt Minh là rộng lớn và họ đã một phần nhận được. Tuy nhiên, tham vọng của họ là quá mức và trái với tinh thần thỏa hiệp của các đồng minh cộng sản của họ và vị trí tương đối cứng rắn của phương Tây.
- Về sau Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chọn con đường thỏa hiệp
-
- VNDCCH bắt đầu chọn thái độ mềm mỏng hơn
Vị trí không đội trời chung của VNDCCH là trái với mong muốn của Trung Quốc và Liên Xô là ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ ở Đông Dương, và sau những cử chỉ của sự thống nhất lúc đầu, rõ ràng là các cường quốc cộng sản đàn anh đã nhanh chóng gây áp lực để khuất phục VNDCCH. Đến ngày 17 tháng 5, Phạm Văn Đồng đã sẵn sàng để thối lui từ vị trí mạnh mẽ của ông là đòi hỏi một giải pháp chính trị trước khi khi có lệnh ngừng bắn, và cũng đã bỏ qua yêu cầu của mình đòi ghế họp Hội Nghị cho đoàn Khmer và Pathet Lào, mặc dù ông vẫn nhấn mạnh rằng việc công nhận của hai phong trào này là một phần của giải pháp Việt Nam:
"Liên quan đến các thủ tục, [Đồng nêu rõ] phái đoàn của ông hoàn toàn đồng ý với đề nghị của Liên Xô về cả hai vấn đề chính trị và quân sự nên được bàn cải chung với nhau. Ông cũng đồng ý giải quyết vấn đề quân sự trước không bởi vì đó mà vấn đề quan trọng hơn nhưng nó khẩn cấp hơn. Vấn đề Khmer và Pathet Lào là đã được gắn kết chặt chẽ của Việt Nam và không thể được tách ra. Ông đã không thực sự nhìn thấy bất kỳ lý do nào [sic] để xem xét vấn đề Khmer và Pathet Lào trước nhất. " 7/
Lập trường mềm mỏng của VNDCCH ở Genève đã không phản ánh các hoạt động quân sự của họ ở Đông Dương, nơi mà Việt Minh vẫn quyết tâm đạt được càng nhiều lãnh thổ càng tốt trong vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trên thực tế Việt Minh đã lập những kế hoạch hoạt động mạnh mẽ ở phía Bắc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Một tài liệu bắt được trong những ngày cuối cùng của tháng Năm cho thấy các chỉ huy Việt Minh trong khu vực đó đã được chỉ đạo tiếp tục đưa ra các hoạt động quấy rối và du kích của họ trong một thời gian không xác định "tùy theo quyết tâm của các đơn vị chiến đấu." 8/
- Vị trí yếu kém của Laniel làm chậm trễ nhượng bộ của VNDCCH
Việt Minh đã đưa ra các nhượng bộ hơn nữa trong cuối tháng Năm và đầu tháng Sáu khi nhiều chỉ dấu khá rõ ràng đã cho thấy chính phủ Laniel đang bị rạn nứt, và rằng một đường lối cứng rắn của cộng sản có thể đưa đến việc sụp đổ của chính phủ Laniel hoặc một số nhượng bộ quan trọng từ Pháp. Bất kể kết quả nào cũng là có lợi khi chính phủ mới thay thế của Laniel chắc chắn sẽ sẵn sàng để kết thúc chiến tranh Đông Dương. Vì lý do này, lập trường cứng rắn của VNDCCH lại một lần nữa thành chủ đạo, Phạm Văn Đồng đã có thể đảo ngược lại trên một số điểm ông đã sẵn sàng thừa nhận. Ngày 08 tháng 6, ông nhấn mạnh một lần nữa về sự cần thiết cho một giải pháp chính trị trước khi có cuộc thảo luận về lệnh ngừng bắn. Như là một đòn tâm lý, ông đã gợi ý rằng, bất cứ kết quả là điều gì, Pháp sẽ vẫn có ảnh hưởng trong các lĩnh vực văn hóa và kinh tế, và thậm chí còn cho rằng một số di tích của khái niệm Liên hiệp Pháp vẫn sẽ tiếp tục tồn tại:
"Để đạt những điều này, cuối cùng, đoàn đại biểu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà mời hội nghị bắt tay ngay không chậm trễ vào việc xem xét các yêu cầu chính trị chẳng hạn như sự công nhận của Pháp về chủ quyền và nền độc lập thực sự của Việt Nam và của các nước Đông Dương khác, tổ chức tổng tuyển cử ở Việt Nam, mối quan hệ của Việt Nam và Pháp có nghĩa là, vấn đề của các lợi ích về kinh tế và văn hóa, cũng như các vấn đề liên quan đến việc nước Cộng hoà Dân chủ Việt Nam gia nhập Liên hiệp Pháp, và các điều kiện mà theo đó Liên hiệp này cần thực hiện, và vv và vv. " 9/
Có thể những lời " vân vân và vân vân" đã đưa ra một chỉ dấu trung thực hơn về môi trường trong đó việc tiên liệu về mối quan hệ [Pháp-Việt] trong tương lai đã được thực hiện. Điểm yêu cầu chính yếu là một cuộc tổng tuyển cử ngay lập tức và đối lại là một lệnh ngừng bắn.
- VNDCCH đưa ra một loạt đề xuất mới
Liên Xô ủng hộ VNDCCH ở thời điểm này, khăng khăng đòi độc lập cho Việt Nam, Lào và Campuchia, cuộc bầu cử tự do ở các nước này, và rút tất cả binh lính nước ngoài. 10/ VNDCCH liên tục đòi hỏi lãnh thổ thậm chí nhiều hơn các vùng mà họ chiếm đóng, và với Tướng Ely đã đề cập riêng là ở chiến trường quân đội Liên hiệp Pháp "rất, rất mệt mỏi," 11/. Chính phủ Laniel bị chao đảo, bị thua trong bỏ phiếu tín nhiệm, bị đổ ngày 12 tháng thay thế, và được thay thế vào ngày 14 tháng 6, bởi chính phủ của Mendes-France. Chính phủ mới cam kết chấm dứt chiến tranh Đông Dương trễ nhất là ngày 20 tháng 7 hoặc sẽ từ chức. Trong khi chính phủ mới của Pháp được hình thành, VNDCCH đưa ra một lập trường mới, thể hiện trong sáu điểm phải được đồng ý trước khi đưa ra một lệnh ngừng bắn:
- Hoàn thành và chủ quyền và độc lập quốc gia thực sự của Việt Nam, Lào và Campuchia.
- Tổng tuyển cử với bầu cử bỏ phiếu kín trên toàn lãnh thổ của Việt Nam.
- Không truy tố các cộng tác viên
- Thiết lập các quan hệ kinh tế và văn hóa giữa Pháp và VNDCCH.
- Việt Nam, Campuchia và Lào tôn trọng độc lập, thống nhất và chế độ nội bộ của các quốc gia khác
- Các vấn đề chính trị khác liên quan đến Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia phải được giải quyết trong một thời gian sau này nhằm lợi ích củng cố hòa bình và bảo đảm quyền dân chủ và lợi ích quốc gia của các dân tộc Đông Dương. 12/
-
- VNDCCH đồng ý một giải pháp riêng biệt cho Lào và Cam-pu-chia
Các bài phát biểu của Chu Ân Lai tại cuộc họp này dường như ủng hộ quan điểm của VNDCCH, mặc dù với lời nói nhẹ nhàng. Tuy nhiên, khi nhìn lại, cuộc họp này đã đánh dấu một bước ngoặt, ít nhất là cho VNDCCH đối với việc họ đã mạnh mẽ đòi hỏi phải bao gồm cả Pathet Lào và Khmer Tự Do vào chung để giải quyết. Đề nghị của Chu Ân Lai, trái với Phạm Văn của Đồng, ngụ ý đến việc rút các lực lượng Việt ra khỏi Lào và Cam-pu-chia và Chu cũng đề nghị hoãn việc giải quyết chính trị ở hai quốc gia này: "Tôi đã nói, nhiều lần tại hội nghị này, là tình huống ở ba nước [Đông Dương] không hoàn toàn giống nhau, đó là để nói rằng tình hình tại Việt Nam là không hoàn toàn giống như ở Lào, trong khi tình hình ở Lào không phải là hoàn toàn giống như ở Campuchia. vì vậy, những tình huống cụ thể ở Lào và Campuchia phải được xem xét để đạt giải pháp [riêng] cho các vấn đề của hai nước này. " 13/
Hai ngày sau đó, Phạm Văn Đồng, trong phiên họp hạn chế lần thứ 15, đã công bố quyết định chấm dứt những nỗ lực để bao gồm tất cả Đông Dương trong các thỏa thuận chính trị: "... Tôi muốn nói trước đây đã có lực lượng tình nguyện Việt Nam chiến đấu bên cạnh các lực lượng kháng chiến của Lào và Khmer. Họ đã rút đi. Ngày nay, nếu còn có những lực lượng như thế, họ cũng sẽ bị thu hồi." 14/
- VNDCCH miễn cưỡng chấp nhận việc phân vùng
Trong những đề xuất ban đầu, VNDCCH đã không thừa nhận khả năng của phân vùng, ngược lại chỉ nhắm đến một Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Cùng với những đòi hỏi phải tổ chức tổng tuyển cử ngay lập tức, họ đã tính toán để làm cho họ chiếm quyền kiểm soát trên cả nước.Thiếu hỗ trợ từ Bắc Kinh và Moscova, VNDCCH buộc phải nhượng bộ ở điểm này. Molotov, vào ngày 17 tháng 5, đã mở cánh cửa bằng cách đồng ý giải pháp quân sự [thực hiện] trước các giải pháp chính trị, và Eden, vào ngày 25 Tháng Năm, đã tiến hành bao gồm trong chương trình nghị sự vấn đề "khu vực tập kết cho Việt Nam." Phạm Văn Đồng, trả lời, chấp nhận khái niệm này bao gồm một đường chia cắt và các điểm sau đây:
- Nên có một sự công nhận các nguyên tắc điều chỉnh lại các khu vực dưới sự kiểm soát của mỗi miền;
- Điều chỉnh có nghĩa là một cuộc trao đổi lãnh thổ bằng cách đưa vào tính toán các vùng được kiểm soát trên thực tế bao gồm cả dân cư và lợi ích chiến lược;
- Mỗi bên sẽ có toàn vùng lãnh thổ liền một mảnh, gồm việc hoàn toàn kiểm soát khu vực cả về kinh tế và hành chính;
- Một đường chia cắt nên được thành lập theo địa hình lãnh thổ để nó được dễ dàng áp dụng và sẽ làm cho giao thông vận tải và thông tin liên lạc có thể trong mỗi miền. 15/
Các cuộc thảo luận tiếp theo về đình chiến và phân vùng đã gặp trở ngại lúc đầu do VNDCCH đòi hỏi một đường chia cắt ở vĩ tuyến 13. Sau hai tuần, vào ngày 16 tháng 6, VNDCCH đã thu nhỏ đòi hỏi này và chỉ “đòi toàn Bắc Bộ và toàn vùng đồng bằng”, Pháp "không đồng ý," và nói nếu theo sắp xếp như vậy, họ sẽ đòi được toàn quyền xử lý ở miền Nam bắt đầu từ khoảng vĩ tuyến thứ 18.... " 16/ Thảo luận tiếp tục thông qua các phần còn lại của tháng Sáu, Đại sứ Pháp, Bonnet, nhận xét vào ngày 28 tháng 6, là vị thế sẳn sàng đàm phán của Việt Minh đã nâng cao, theo quan điểm của Pháp, từ một e ngại rằng cuộc xung đột có thể mở rộng có Mỹ nhập cuộc, 17/ nói cách khác, VNDCCH đã vào chung quan điểm với Trung Quốc và Liên Xô. Kể từ lúc này, người Pháp ngày càng đe dọa VNDCCH về khả năng can thiệp của Mỹ, mặc dù, trớ trêu thay, Mỹ đã cố tránh xa để khỏi dính vào một thế trận như vậy:
"Chauvel báo cáo rằng ông đã nói chuyện một cách khẳng định nhất với Đồng liên quan đến các cuộc thảo luận quân sự. Ông cho biết Pháp đã chấp nhận đề nghị của
Việt Minh là Việt Minh sẽ nhận được khu vực Bắc Bộ, bao gồm cả Capitol (Thủ đô?), nhưng đề nghị tiếp theo của Việt Minh về đường ranh giới là không thể chấp nhận được. Chauvel nhắc lại với những lời lẽ mạnh mẽ nhất là đề xuất của Pháp cho đường ranh giới phía bắc Đồng Hới sẽ được Hội Nghị chấp nhận và do đó chắc sẽ loại bỏ nguy hiểm việc mở rộng chiến tranh. " 18/
Ngày 06 tháng 7, Phạm Văn Đồng đã gần như sẵn sàng chấp nhận vĩ tuyến 17. Thái độ của ông cho thấy cá nhân ông ta đã sẵn sàng thỏa hiệp và rằng ông này cũng cảm thấy chính phủ của ông đã đồng ý:
"Chauvel đã gặp Đồng sáng nay. Về câu hỏi về đường phân định ranh giới, Đồng một lần nữa đề cập đến tình trạng của các vùng dân có cảm tình với Việt Minh sẽ bị bỏ lại phía Nam của đường chia cắt như theo đề xuất của Pháp. Ông cho biết vấn đề này sẽ dễ dàng hơn cho ông ta nếu ông ta có thể nhận được một số bảo đảm chính trị về quy chế sẽ có cho những người này. Chauvel nói Đồng đã cho thấy với những đảm bảo như vậy, ông có thể có thể chấp nhận đường chia cắt ngang Đồng Hới. " 19/
- VNDCCH bất mãn về chuyện Bầu cử
Trong kế hoạch của Phạm Văn Đồng ngày 10 tháng 5, việc thu hồi toàn bộ Việt Nam của VNDCCH là gần như chắc chắn... Quân đội "nước ngoài" sẽ rút đi và cuộc bầu cử sẽ diễn ra càng sớm càng tốt. "Chính quyền địa phương" sẽ điền vào trong khoảng thời gian chuyển tiếp. Giám sát các cuộc bầu cử sẽ được ủy ban bao gồm người địa phương. Pháp và Chính phủ Việt Nam kịch liệt phản đối cả hai: bầu cử ngay lập tức và bầu cử không được giám sát bởi quốc tế qua một số loại hình Ủy ban... Không có một chuyển động nào ra khỏi bế tắc này cho đến ngày 16 tháng 7 khi Molotov mở ra khả năng mới bằng cách gợi ý rằng một quyết định về cuộc bầu cử sẽ để cho Chính phủ Việt Nam và VNDCCH bàn bạc sau khi một giải pháp quân sự đã được đúc kết. Trung Quốc sẵn sàng thừa nhận rằng cuộc bầu cử có thể không được diễn ra trong hai hoặc ba năm. Thậm chí dưới những áp lực này, không có tiến bộ nào cho đến rất gần thời gian chót mà người Pháp đã đưa ra cho cuộc đàm phán Genève. Ngày 19 Tháng Bảy, tại cuộc họp bất thường có tham dự của Molotov, Eden, Mendes-France, Chu Ân-lai, và Phạm Văn Đồng, một thỏa thuận đã đạt được là trì hoãn cuộc bầu cử hai năm. 20/ Điều này, tất nhiên, là một thất bại nghiêm trọng cho tham vọng của VNDCCH.
- VNDCCH không đạt được mục tiêu của họ tại Genève
Vào cuối của hội nghị, Bặc Việt đã vượt qua một chặng đường dài từ vị trí ban đầu của họ đối với tất cả vấn đề quan trọng. Ngừng bắn đã được xem xét trước các quyết định chính trị. Đất nước bị phân chia, Chính phủ Việt Nam giữ một nữa nước, mà có lẽ nhiều hơn là xứng đáng đứng trên cơ sở của sức mạnh quân sự của Pháp và Chính phủ Việt Nam. Cuộc bầu cử được đưa ra trong hai năm thay vì được tổ chức ngay lập tức, và vấn đề kiểm soát các cuộc bầu cử sẽ do quốc tế thay vì địa phương. Pathet Lào và Khmer Tự Do " không được đại diện tại hội nghị, và VNDCCH phải rút ra quân Việt Minh ra khỏi Lào và Cam-pu-chia. Những bình luận của Bernard Fall cho rằng việc VNDCCH đã bị buộc phải "chấp nhận những điều kiện ít thuận lợi hơn so với những đảm bảo từ tình hình quân sự " 21/ được củng cố bởi một phân tích chi tiết về vị trí quân sự của Pháp ở đồng bằng Bắc Bộ của Lacouture và Devillers trong cuốn “La fin d’une guerre”, trong đó viết về tình hình Pháp được mô tả như là đang trên bờ sụp đổ. 22/ VNDCCH, theo Kahin và Lewis, có lẽ đã chờ đón, tuy nhiên, những nhượng bộ mà họ đã làm chỉ là tạm thời:
"... Khi tập kết các đơn vị vũ trang từ miền Nam [ra Bắc], không ai kêu gọi Việt Minh từ bỏ cuộc đấu tranh cho quyền lực; nhưng chỉ để chuyển các đối thủ cạnh tranh nhau bằng quân sự qua đấu trường chính trị. Và cho dù cuộc đấu tranh bằng quân sự hay chính trị, Việt Minh tự tin là sẽ chiến thắng. " 23/
Như Victor Bator đã nêu, đó là một lỗi lầm nghiêm trọng:
"… phải chăng đã có một số tính toán sai lầm vào thời gian đó trên một phần của Cộng hòa Dân chủ Việt Nam. Phải chăng là họ đã có suy nghĩ rằng Chính phủ miền Nam Việt Nam sẽ không bao giờ có thể khẳng định được nền độc lập của mình và trở nên mạnh mẽ, đủ mạnh để yêu cầu Pháp rút quân. Họ đánh giá thấp sự quan tâm của Mỹ ở Nam Việt Nam và dự kiến sẽ khai thác các điều kiện hỗn loạn ở miền Nam để đạt được mục đích chính trị của mình. Tuy nhiên, như đã thấy, chuyện đời đã chọn một ngõ quanh khác ở miền Nam. " 24/
Hồ đã đưa ra nhận xét, khá lâu về sau, về cảm xúc cá nhân của mình về kết quả của Hội nghị Genève, và từ những ý kiến đó những dấu hiệu đã cho thấy các cảm xúc của ông ta trong những hoàn cảnh về sau:
"Chúng ta đã nghĩ rằng chúng ta đã đạt được một cái gì đó với người Pháp bằng những thỏa hiệp và nó đã xảy ra thật bàng hoàng. Chỉ thông qua độc lập hoàn toàn và vô điều kiện, chúng ta mới có thể đạt được sự ổn định... Chúng ta quyết tâm tiếp tục chiến đấu cho đến khi chúng ta đạt được thắng lợi hoàn toàn, có nghĩa là, quân sự và chính trị... " 25/