Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Bí Mật Ngũ Giác Đài – Phần IV – A3 (2)

--Nguyễn Quốc Vĩ dịch: Tải về Phần IV- A3 (2)
Những Nhân vật Then Chốt của Hoa Kỳ
1954-1956
20-01-1953 20-01-1961
Tổng Thống: Dwight D. Eisenhower
Bộ Trưởng Ngoại Giao: John Foster Dulles
Bộ trưởng Quốc phòng: Charles E. Wilson
Đại sứ tại Việt Nam:
  • Donald R. Heath (25 Jun 52-20 tháng 04 năm 1955);
  • Tướng J. Lawton Collins, Sứ Mệnh Đặc Biệt (8 tháng 11, 1954 đến 6 tháng 5, 1955);
  • G. Frederick Reinhart (20-04-55 đến 14-03-1957).
Chủ tịch JCS:
  • Arthur W. Radford, Đô đốc, USN (14 tháng 8, 1953 đến 15 tháng 08, 1957) trưởng MAAG, Đông Dương:
  • John W. O'Daniel, Trung tướng, Hoa Kỳ (31 tháng 3 năm 1954 đến 23 Oct 1955);
  • Samuel T. Williams, Trung tướng, 1 trưởng MAAG đến Việt Nam (24-10-1955 đến 31 Tháng 08 năm 1960)

Những Nhân vật Then Chốt của Pháp
1954-1956
06/1954 02/1955

Thủ Tướng: Pierre Mendes-France
Bộ trưởng Ngoại giao: Georges Bidault
Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa: Guy La Chambre
Bộ trưởng Quốc Phòng: René Pleven
Cao Ủy [Đông Dương], Vietnam: General Paul Ely
23-02-1955 31-01-1956
Bộ trưởng Ngoại giao: Antoine Pinay
Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa: M. La Forest
Bộ trưởng Quốc Phòng: General Pierre Koenig
Cao Ủy [Đông Dương], Vietnam: Nhiệm vụ của Tướng Ely bị hủy bỏ, sau khi ông này đi, từ tháng 06, 1955. (Tướng Jacquot phụ trách các trách nhiệm quân sự cho đến tháng Tư, 1956)
Đại Sứ tại Vietnam: Henri Hoppenot (July, 1955)
31-01-1954 16-04-1957
Prime Minister: Guy Mollet
Bộ trưởng Ngoại giao: Christian Pineau
Bộ trưởng Quốc Phòng: Maurice Bourges-Maunouvy
Cao Ủy [Đông Dương], Vietnam: (Tướng Jacquot phụ trách các trách nhiệm quân sự cho đến tháng Tư, 1956)
Đại Sứ tại Vietnam: M. Payart (tháng 11, 1956)
Những Nhân vật Then Chốt của Việt Nam
1954-1956
03-1949 -
26-10-1955
Đứng đầu quốc gia là Hoàng Đế Bảo Đại
12-01-1954
16-06-1954
Đứng đầu quốc gia là Hoàng Đế Bảo Đại
Thủ Tướng: Hoàng thân Bửu Lộc
Bộ trưởng Ngoại giao: Nguyễn Quốc Định
07-07-1954
01-11-1963
Đứng đầu Nhà nước: Ngô Đình Diệm (Tổng Thống: 23 Oct 55)
Thủ Tướng: Ngô Đình Diệm
Bộ trưởng Ngoại giao: Trần Văn Đỗ (07/1954 – 05/1955)
Vũ Văn Mẫu (07/1955 – 11/1963)
Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng: Ngô Đình Diệm (Tướng Minh phục vụ tạm thời, vào đầu năm 1955).

BẢNG NỘI DUNG và CÁC ĐỀ MỤC
A. Giới thiệu: kỳ vọng hậu Genève
l. Pháp muốn ở lại Việt Nam.
2. Diệm: Pháp phải rời khỏi Việt Nam
3. Hoa Kỳ sẽ cùng "tham gia" với Pháp ở miền Nam Việt Nam
B. Chính sách ban đầu đối với Đông Dương
l. SEATO: Sáng kiến ​​mới?
2. Chính sách nhằm thay thế của Pháp
3. Mục tiêu tại Việt Nam: Chính trị, kinh tế, quân sự
4. U. S. "lựa chọn" chính sách để đối tác với Pháp
C. Sự tham gia của Hoa Kỳ dự kiến ​​trở thành sâu hơn, vững chắc hơn
l. Thông qua trách nhiệm quân sự
a. Lập luận của JSC chống việc Hoa Kỳ đào tạo quân đội Việt Nam.
b. Quan điểm của Dulles
c. NSC Ủng hộ Dulles
d. Bất đồng ý kiến giữ JCS và Bộ Ngoại Giai về mức độ quân sự, sứ mệnh cho quân đội Việt Nam
e. Một lần nữa, NSC ủng hộ Dulles, đề xuất một chương trình quân sự ở miền Nam Việt Nam
f. Collins đồng ý với Hội Đồng An Ninh Quốc gia
2. Các điều kiện ở Việt Nam mời gọi hành động vững chắc hơn
a. Quân đội đe dọa Diệm
b. Các giáo phái đe dọa Diệm
c. Bình Xuyên chống Diệm
3. Sự lơ là của Pháp đòi hỏi những chương trình mạnh mẽ của Hoa Kỳ
a. Hội nghị Washington, tháng 11, 1954
b. Hoa Kỳ chê trách việc hỗ trợ của Pháp cho Diệm
c. Hòa giải giữa Paris và Hà Nội?
d. Sainteny hoặc Ely?
e. Báo cáo Mansfield
4. Chương trình hành động tháng 10 của NSC và thư của Eisenhower gửi Diệm
5. Hành động: Phái Bộ Collins
6. Pháp phản đối Hiệp định Collins-Ely
D. Bế tắc Pháp-Hoa Kỳ về Diệm
1. Paris: Diệm không thích hợp để lãnh đạo
2. Collins: Diễm không thể lãnh đạo miền Nam Việt Nam
3. Bộ Ngoại Giao: Chỉ có Diệm là lãnh đạo [cao giá] nhất hiện nay
4. Đàm phán ba bên vào tháng Mười Hai
a. Pháp đề xuất thay thế Diệm, Dulles có vẻ chấp nhận
b. Tuy nhiên, Dulles báo cáo, không có lãnh đạo nào phù hợp để được xem xét
c. Hoa Kỳ tìm kiếm giải pháp thay thế
5. Tháng 1 năm 1955: US tái khẳng định ủng hộ Diệm
E. khủng hoảng mùa Xuân, 1955
1. Vấn đề quân đội các giáo phái
2. Mặt Trận [Liên Minh] thách thức Diệm
3. Những thách thức của Bình Xuyên với Diệm
4. Thỏa thuận ngừng bắn nhưng không có yên tĩnh
a. Theo Lansdale
b. Quyết định của Ely và Collins: Diễm phải ra đi
c. Dulles do dự
d. Paris: thời của Diệm là chấm dứt
e. Kế hoạch của Bảo Đại
f. Dulles quyết định: Hoa Kỳ sẽ xem xét một sự thay đổi của chế độ
5. Diem Hành tiến hành chống Bình Xuyên
6. Hành động của Washington: (một lần nữa) hỗ trợ Diệm
7. Diệm và những người chống Bảo Đại
8. Cuộc họp ba bên vào tháng Năm
a. Dulles ủng hộ Diệm
b. Lập trường của Pháp
c. Faure: Rút khỏi Liên minh Hoa Kỳ-Pháp
d. Dulles: Tiếp tục với Diệm - nhưng độc lập với Pháp
F. Sự hiện diện không rõ ràng của Pháp tại Việt Nam
1. Bầu cử toàn Việt Nam
2. Tranh cãi giữa Pháp-Việt, mùa Thu, 1955
3. Nghĩa vụ Pháp theo Hiệp định Genève thì sao?

Chú thích
IV-A-3
HOA KỲ VÀ PHÁP RÚT KHỎI VIỆT NAM
1954 – 1956

A. Giới thiệu: kỳ vọng hậu Genève
l. Pháp muốn ở lại Việt Nam.
Sau 100 năm đầu tư, lợi nhuận và ảnh hưởng, Pháp phải rút khỏi Việt Nam trong vòng chưa đầy một năm theo như Hội Định Genève ký kết vào tháng 7 năm 1954. Và Pháp không muốn đi. Ngày 25 tháng 7, ba ngày sau khi ký kết Hiệp định Genève, Thủ tướng Mendes-France cho biết Pháp sẽ duy trì mối quan hệ văn hóa và kinh tế với miền Bắc Việt Nam và sẽ hỗ trợ sự phát triển của (Nam) Việt Nam Tự Do. 1/ người tiền nhiệm của Chính phủ Laniel đã công nhận "Việt Nam là một quốc gia hoàn toàn độc lập, có chủ quyền sở hữu của tất cả các tính chất và quyền hạn được biết trong luật pháp quốc tế"; vào ngày 04 tháng Sáu, năm 1954, Mendes-France cam kết duy trì và tiếp tục điều ước quốc tế đó. 2/ Trong tháng Tám, ông công bố một công thức gồm ba giai đoạn để thực hiện nó. Các quan hệ về kinh tế, hành chính và tài chính [của Pháp] với các nước Đông Dương sẽ được chấm dứt càng nhanh càng tốt. 3/ Tháng 12 năm 1954, những vết tích cuối cùng của bộ máy thực dân Pháp được loại bỏ. 4/ Tuy nhiên, công thức Mendes-France xem các thành viên trong Liên hiệp Pháp, là bắt buộc - dấu hiệu của Pháp ham muốn ở Việt Nam, nhưng các đòi hỏi của một Diệm không thân thiện và [lập trường] Hoa Kỳ là một nền Độc Lập trong đó có cả quyền rút khỏi Liên hiệp Pháp [cho Việt Nam]. 5/
Cũng trong tháng Tám, tướng Paul Ely, Cao ủy Pháp tại Việt Nam, khẳng định lại sự ủng hộ của Pháp cho Độc Lập của Việt Nam và Pháp sẵn sàng tiếp tục giúp Việt Nam phát triển. Mà người Pháp đã có một vai trò rất rõ ràng: đầu tư kinh tế, tổ chức văn hoá, quân sự, hoạt động chính trị và hành chính của Pháp đã là một phần của cuộc sống ở miền Nam Việt Nam. Rằng Pháp phải đóng một vai trò cũng rõ ràng. Theo Hiệp định Genève, Pháp đã cam kết sẽ đảm bảo cuộc Tổng tuyển cử toàn Việt Nam vào năm 1956, đảm bảo thực hiện các thỏa thuận đình chiến, đảm bảo chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, cam kết duy trì quân viễn chinh Pháp cho đến khi Việt Nam yêu cầu gỡ bỏ nó. Tướng Ely đã được giao quyền rộng rãi về chính trị và quân sự để cho phép ông đáp ứng các nghĩa vụ này. Ông làm việc chân thành để thuyết phục Việt Nam và Pháp hợp tác lẫn nhau sẽ là đôi bên cùng có lợi, để xóa các màu sắc thực dân về sự hiện diện của Pháp, để cả hai có được một quá trình chuyển giao nhanh chóng và gọn gàng từ những chủ thể Pháp qua các đối tác cùng cấp người Việt Nam. 6/
2. Diệm: Pháp phải rời khỏi Việt Nam
Trong nỗ lực này, Ely nhận được hỗ trợ có đầy đủ từ các quan chức Pháp, "kiều dân [Pháp]" và các sĩ quan quân đội Việt Nam. Ông cũng đã nhận được những hỗ trợ không thường xuyên từ Paris. Ông đã hầu như không nhận được sự hỗ trợ nào của người Việt Nam. Pháp đã không được chào đón ở Việt Nam vì nhiều lý do, [nhưng] lý do chủ yếu là Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Là một người bài Pháp "hàng đầu”, Diệm muốn Độc Lập đầy đủ cho Nam Việt Nam và muốn Pháp ra khỏi đất nước càng sớm càng tốt. Nhiều người chia sẻ tình cảm này của Diệm… Pháp đã không những mất một cuộc chiến lâu dài, tàn phá và hủy hại tinh thần chống lại cộng sản Việt Nam và cũng thua trận trước chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Sự cai trị của chế độ thực dân Pháp là đã khắc khe, lời hứa Độc Lập [cho Việt Nam] trước đó của Pháp cũng đã không thực hiện. Làm sao tin được rằng các lời tuyên bố với ý định tốt của Pháp vào năm 1954 là có gì khác với những lời trong quá khứ? thêm vào đó là mối quan hệ mơ hồ của Pháp đối với Nam Việt Nam và nước Cộng hòa Dân Chủ miền Bắc Việt Nam. Một số người Việt cho rằng Pháp đang tích cực làm việc để hướng tới việc thích ứng với Việt Minh và thống nhất đất nước hai miền Bắc và Nam theo chỉ đạo của Việt Minh. Một số người Việt Nam khác cho rằng nội việc Pháp có mặt ở miền Nam là đủ để gây hại cho nền Độc Lập của [Nam] Việt Nam… "Để thuyết phục được người dân Việt Nam tin rằng chính quyền đã được độc lập, một cần thiết chính trị là chống thực dân và đặc biệt là chống Pháp". 6a/
3. Hoa Kỳ sẽ cùng "tham gia" với Pháp ở miền Nam Việt Nam
Cuối cùng, Pháp không phải một mình đơn độc ở Việt Nam. Hơn cả Diệm, nhiều hơn cả so với các tổn thương tâm lý qua nhiều năm thuộc địa, Hoa Kỳ đã làm cho cuộc sống ở Việt Nam trở nên khó khăn cho Pháp. Hoa Kỳ muốn tăng sức mạnh cho Việt Nam, Hoa Kỳ cần và yêu cầu Pháp hợp tác, nhưng bù lại Hoa Kỳ chả bù đắp gì nhiều cho Pháp. Chính sách của Hoa Kỳ là thúc đẩy Pháp thay đổi ngay lập tức và mạnh mẽ các chính sách của mình [ở Việt Nam]. Tuy nhiên, Hoa Kỳ ít biết đến điều này là có ý nghĩa gì cho Pháp, những vấn đề gì mà Hoa Kỳ đã gây ra cho chính sách trong và ngoài nước của Pháp hoặc Hoa Kỳ có thể nhượng bộ việc gì [cho Pháp] để có thể thúc đẩy việc thực hiện thay đổi đó.
Mặc dù các dấu tích còn lại của quân viễn chinh Pháp vẫn tồn tại cho đến năm 1956, Pháp đã rút khỏi Việt Nam vào tháng 5 năm 1955, mười tháng sau khi [Hiệp Định] Genève [ký kết], thể theo tất cả các ý định và mục đích đã được xác định [trong Hiệp Định]. Những tháng này được đặc trưng bởi những hô hào hợp tác Pháp-Hoa Kỳ nhưng trên thực tế là sự phân hóa Pháp-Hoa Kỳ, đặc trưng bởi những xung đột bằng lời nói và bằng những hành động trên nhiều cấp độ. Paris bảo một điều, nhưng các quan chức Pháp ở Sài Gòn lại làm điều ngược lại, những hành động của Washington không phải lúc nào cũng đi đôi với tuyên bố của Washington và hố sâu tư tưởng và hành động của Ngô Đình Diệm chỉ làm phức tạp tình hình vốn đã nhạy cảm. Trong thời gian đang xác lập quyền cai trị của mình, Diệm đã chống lại lời khuyên và những lợi ích tốt nhất từ Pháp với sự hỗ trợ gần như rõ ràng của Ngoại Trưởng John Foster Dulles. Và đó là thời kỳ mà tâm lý chống Cộng của Dulles và Diệm đã từ chối bất kỳ việc tái lập mối quan hệ hữu nghị nào với Bắc Việt, và cuối cùng đã đảm bảo rằng đường phân định quân sự tạm thời [vĩ tuyến 17] trở thành một đường ranh giới vĩnh viễn của Việt Nam.
B. Chính sách ban đầu đối với Đông Dương
Hoa Kỳ đã bắt đầu sửa đổi lại chính sách đối với Đông Dương sau khi Hội Nghị Genève bế mạc. Hành động này đã được đánh dấu bởi tính khẩn cấp bởi niềm tin rằng Genève đã là một thảm họa cho thế giới Tự Do. Genève đã cho Cộng sản Trung Quốc và Bắc Việt Nam một bàn đạp mới để bành trướng [chủ nghĩa Cộng Sản] trong khu vực Đông Nam Á, làm tăng cường uy tín của Bắc Kinh trước một Washington mất tinh thần và bị thiệt hại, nó hạn chế tính cơ động của thế giới Tự Do trong khu vực Đông Nam Á. Và lãnh thổ Việt Nam trên vĩ tuyến 17 giao cho cộng sản Hồ Chí Minh là một lời nhắc nhở đau đớn của Pháp đã bị thất trận trước Việt Minh, thất bại đầu tiên của một thế lực Châu Âu bởi người Châu Á (có cộng sản Á Châu trong đó), một thất bại được chia sẻ bởi Hoa Kỳ với hơn $1,5 tỷ USD viện trợ kinh tế và quân sự dành cho Pháp và các nước Đông Dương. 7/
l. SEATO: Sáng kiến ​​mới?
Bước đầu tiên để chống lại thảm họa này đã được Anh và Pháp thảo luận kể từ mùa xuân năm 1954, và lời bình luận của Walter Bedell Smith khi Genève bế mạc, "Chúng tôi phải có được hiệp ước đó," đã báo trước việc khởi sự. 8/ Hiệp Ước Quốc Phòng Tập Thể Đông Nam Á là một "sáng kiến ​​mới ở Đông Nam Á" để bảo vệ vị trí của Hoa Kỳ ở Viễn Đông và để ổn định "tình hình hiện tại đang hỗn loạn... để ngăn chặn sự mất mát thêm cho cộng sản" thông qua lật đổ hoặc công khai xâm lược. 9/ Nhưng Hiệp Ước Manila, ký ngày 08 tháng 9 năm 1954, đã được chứng minh nó không phải là sáng kiến ​​mới và cũng không phải là thứ lá chắn chống cộng mạnh mẽ như lời kêu gọi của Ngoại trưởng Dulles. Phó Đô đốc AC Davis, phó trợ lý Bộ Trưởng và là đại diện của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tại Manila, báo cáo rằng Hiệp Ước cũng chẳng làm cho Đông Nam Á "được chuẩn bị tốt hơn hơn trước kia để đối phó với sự xâm lược của Cộng sản." 10/ Sự thất bại phần lớn là do Hoa Kỳ làm. Trong khi Dulles muốn cảnh báo phe cộng sản rằng mọi xâm lược sẽ bi tấn công lại, thì Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân khẳng định rằng Hoa Kỳ không được cam kết tài chính, quân sự hay kinh tế bằng hành động đơn phương ở Viễn Đông và hành động của Hoa Kỳ phải được tự do không bị hạn chế. 11/ Hai mục tiêu đó mâu thuẫn lẫn nhau và cái này hủy bỏ cái kia. Vì vậy, điều IV của Hiệp ước, cơ chế cho hành động tập thể trong trường hợp có đe dọa của đối phương, không cam kết một sự tự động trả đủa bằng vũ lực chống lại vũ lực. Thay vào đó, mỗi thành viên ký kết hứa sẽ "hành động để đáp ứng các mối nguy hiểm chung phù hợp với các quy trình lập pháp của [nước] mình." Hoa Kỳ, đặc biệt là Dulles, đã cố gắng để tạo sức mạnh cho SEATO thông qua các tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đơn phương hành động. Dulles xác định các nghĩa vụ theo Điều IV là một “thỏa thuận rõ ràng và được xác định bởi các bên ký kết, bao gồm cả Hoa Kỳ, sẳn sàng trợ giúp bất kỳ thành viên nào của Hiệp Ước bị xâm lược, chiếu theo các điều khoản của Hiệp Ước này” 12/ Tuy nhiên, Dulles đã thất bại trong việc truyền cái nhiệt tình về một sự can thiệp ngay lập tức cho các thành viên khác của SEATO.
Những nghĩa vụ đặt ra trong [Hiệp Định] Manila nhấn mạnh tầm quan trọng gắn liền với khu vực Đông Nam Á là do Chính phủ Hoa Kỳ. Việc Hoa Kỳ từ chối cam kết [hay không] những viện trợ về mọi mặt cho Đông Dương nhấn mạnh trên sự cần thiết của sức mạnh và sự ổn định bản địa trong khu vực để chống lại cộng sản, làm cho việc xâm nhập và xâm lược bớt hấp dẫn với kẻ thù. Trong ba nước Đông Dương, điều quan trọng nhất là Nam Việt Nam là nơi mất ổn định và ít mạnh nhất. Vì vậy, bước thứ hai trong việc phát triển chính sách [Hoa Kỳ] là quyết định những gì Hoa Kỳ có thể làm để thay đổi tình hình, một quyết định sau đó trở thành việc nước Pháp có thể hay muốn làm gì ở miền Nam Việt Nam.
2. Chính sách thay thế của Pháp
Cuối cùng việc Pháp và Hoa Kỳ cùng hợp tác trên toàn Việt Nam đã được dự đoán là có thể sẽ đến vào tháng 8 năm 1954, khi chính sách của Hoa Kỳ về Việt Nam đã được rút ra. Công thức các diễn trình hành động về kinh tế, quân sự và đặc biệt là chính trị - thường là trái ngược – so với mục tiêu và lợi ích của người Pháp.
Cộng đồng tình báo Hoa Kỳ cảm thấy nếu Pháp "đã hành động một các nhanh chóng để đảm bảo cho Việt Nam được độc lập hoàn toàn và khuyến khích sự lãnh đạo Quốc Gia... [thì] những hoạt động chủ nghĩa dân tộc chống Pháp có thể đã giảm đi (và) với sự hỗ trợ quân sự và kinh tế của Pháp – với hổ trợ của Hoa Kỳ - Việt Nam đã có thể phát triển dần dần một lực lượng an ninh, tổ chức chính quyền địa phương có hiệu năng và một loạt các chương trình cải cách kinh tế và xã hội khác. " 13/ Sau Genève, có ba con đường khác nhau hoặc với sự kết hợp của các con đường mà Pháp và Việt Nam có thể làm việc với nhau để duy trì mối quan hệ trong Liên Hiệp Pháp, Pháp sẽ gián tiếp kiểm soát chính trị và thống trị kinh tế hơn là trao Độc Lập hoàn toàn cho Việt Nam. Hoặc, Pháp cố gắng đạt được một thỏa thuận với Việt Minh, tiến hành cuộc tổng tuyển cử và có được một đất nước thống nhất, trong đó lợi ích văn hóa, kinh tế và chính trị của Pháp có thể được duy trì. Một khả năng thứ tư, cho rằng chỉ có thể xảy ra nếu tình hình xấu đi đến mức tuyệt vọng, Pháp sẽ quyết định rút tất cả các hỗ trợ kinh tế, quân sự và hành chính ra khỏi Đông Dương. 14/
Trong bốn phương án hành động của Pháp, ba đã bị chính quyền Eisenhower từ chối. Tiếp tục nằm trong Liên Hiệp Pháp cộng với việc Pháp gián tiếp điều khiển sẽ không thể có được với Diệm, người mà tình cảm chống Pháp là sâu đậm, người trong quá khứ đã không muốn và sau này cũng sẽ không chấp nhận bất cứ điều gì ít hơn là một sự tự do độc lập hoàn toàn từ Pháp. Và Diệm đã có sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Dulles tin là "điều mà Diệm giữ vững lập trường đó là thành tố cần thiết của thành công" và gọi chính quyền Diệm là "hạt nhân cho những nỗ lực trong tương lai." 15/ Sống chung thích nghi với Việt Minh là một ý mà cả Diệm và Hoa Kỳ đều ghét cay ghét đắng. Mặc dù chính sách của Hoa Kỳ là phải thực hiện các biện pháp để ngăn chận việc VNDCCH hoàn toàn gia nhập vào khối Xô Viết, nhưng những bước đi của họ không có gì nhiều hơn là duy trì một lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. 16/ Dulles đặc biệt không thể nhìn thấy Hồ Chí Minh là một Tito Châu Á và đã từ khước không chịu làm việc với ông ta, do đó đã nghiền nát hy vọng của Mendes-France rằng Việt Nam có thể trở thành một thí nghiệm cùng tồn tại hòa bình. 17/ Hoa Kỳ, cũng đã xác định là phải ngăn chặn việc rút quân Viễn chinh Pháp một cách nhanh chóng ra khỏi Việt Nam. Người ta tin:
trong phân tích chót, an ninh Việt Nam sẽ được xác định bởi mức độ bảo vệ và hỗ trợ của Pháp trong việc phát triển một quân đội quốc gia,
cộng với sức mạnh của Việt Nam và ý chí của các cường quốc khác để đảm bảo an ninh cho Việt Nam. 18/
Vì vậy, chính sách của Hoa Kỳ là yêu cầu Pháp trao Độc Lập hoàn toàn cho Việt Nam một cách nhanh chóng và hỗ trợ một chế độ chính trị bản địa mạnh mẽ, duy trì sự hiện diện quân sự của Pháp nhưng giảm việc kiểm soát quân sự, kinh tế và chính trị. Hướng dẫn cơ bản được xác định tại "cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia vào ngày 08 và ngày 12 tháng 8 đã trở thành NSC 5429/2, ban hành ngày 20 tháng Tám.
3. Mục tiêu tại Việt Nam: Chính trị, kinh tế, quân sự
Công thức của Hoa Kỳ cho chính phủ Việt Nam tự do dựa trên ba chân đứng. Đầu tiên và quan trọng nhất là Độc Lập. Pháp phải đối xử miền Nam Việt Nam như một quốc gia độc lập có chủ quyền và Hoa Kỳ sẽ đối tác với nó trên cơ sở đó. Độc Lập hoàn toàn là cách duy nhất để giành chiến thắng trên lòng dân ra khỏi Việt Minh, và lòng dân được coi là cần thiết để chính quyền thành công ở miền Nam Việt Nam. Thứ hai, Hoa Kỳ sẽ đôn đốc Ngô Đình Diệm thành lập một chính phủ đoàn kết quốc gia gồm đại diện của nhiều khuynh hướng đang thống trị trên chính trường. Sau khi tạo được một số ổn định cho đất nước, Quốc Hội Lập Hiến sẽ được tổ chức và một Hiến Pháp sẽ được soạn thảo để truất phế Hoàng đế Bảo Đại một cách hợp pháp và khai sinh ra nền dân chủ. 19/ Cuối cùng, công thức cũng yêu cầu Pháp và Hoa Kỳ cùng bắt tay hỗ trợ cho Diệm. Mặc dù với tính cứng nhắc, với thiên hướng một mình một cõi và không có khả năng giao tiếp hoặc đối tác với người khác, Diệm là nhân vật dân tộc chủ nghĩa không tì vết bởi trong quá khứ ông đã không liên hệ gì với Việt Minh hoặc Pháp. Phẩm chất đó, cộng với Độc Lập hoàn toàn, cộng với sự ủng hộ của Pháp-Hoa Kỳ và việc khuyến khích những cải cách rộng cuối cùng sẽ dẫn đến một miền Nam Việt Nam chống cộng mạnh mẽ. Hoa Kỳ đã nghĩ như vậy.
Quyết tâm ủng hộ Diệm đã được thực hiện với sự hiểu biết rằng hỗ trợ của Pháp cho Diệm hầu như là không nhiệt tình. Guy La Chambre, Bộ trưởng Bộ Thuộc Địa cho ba nước Đông Dương, kết tội Diệm trên ba điểm thiết cốt: Diễm sẽ phản đối một chính phủ mang tính đại diện, phản đối cải cách ruộng đất và từ chối truất phế Bảo Đại và [từ chối] thành lập một nước Cộng Hòa. La Chambre mong đợi một chính phủ mới sẽ là điều cần thiết để miền Nam Việt Nam có một cơ may chiến thắng cuộc tổng tuyển cử năm 1956. 20/
Chính sách kinh tế của Hoa Kỳ cho miền Nam Việt Nam được thiết kế để mang lại lợi thế chính trị ngay lập tức, phải đương đầu với sự biến dạng đáng kinh ngạc của cuộc sống kinh tế Việt Nam và dễ dàng loại Pháp ra khỏi các vấn đề kinh tế. Các nhà hoạch định Hoa Kỳ tin rằng việc tích hợp các biện pháp cải cách ruộng đất, tái định cư người tị nạn sẽ gặt hái ba thành quả: đất thặng dư được phân phối cho hàng ngàn người tị nạn sẽ mời gọi được sự hỗ trợ chính trị của họ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hòa nhập Trung Kỳ và Nam Kỳ và đưa đất nước đến năng suất đầy đủ. Viện trợ sẽ được cung cấp trực tiếp cho Việt Nam như một nước độc lập và là một phương tiện để thúc đẩy "việc dứt bỏ các cấp quyết định của Pháp (kinh tế)." 21/ Sự thống trị của Pháp trong lĩnh vực này, như đã được nghĩ như thế, dập tắt các nỗ lực của Việt Nam và gây mâu thuẫn với nền Độc Lập của Việt Nam. Nó cũng ngăn cản các lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ. Về quân sự, Hoa Kỳ sẽ xây dựng một "lực lượng quân sự bản địa cần thiết cho an ninh nội bộ... chuyện làm việc thông qua người Pháp chỉ trong chừng mực cần thiết." 22/ Lực lượng bản địa sẽ được phát triển như thế nào mãi đến tháng 12 năm 1954 mới được quyết định, bởi vì Pháp đã có một số ý tưởng về những gì phải làm và có sự khác biệt về quan điểm giữa Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân và Bộ Ngoại Giao về các loại hình can thiệp [vào Việt Nam] của Hoa Kỳ.
4. U. S. "lựa chọn" chính sách để đối tác với Pháp
Thực vậy, các chính sách [của Hoa Kỳ] quyết định vào tháng 8 năm 1954 đã kêu gọi Mendes-France vượt qua "các lợi ích xưa nay và những cảm xúc mà trong quá khứ đã chi phối Pháp trong việc thực hiện các chính sách [của mình] ở Đông Dương”. Họ yêu cầu - hay đòi hỏi - "một thay đổi mạnh mẽ trong chính sách của Pháp” vì các nhà hoạch định chính sách này tin rằng đó là sự cần thiết để gặt hái được sự trung thành và hỗ trợ tích cực của người dân cho Chính Phủ Nam Việt Nam." 23/ Hoa Kỳ đã yêu cầu Pháp giữ quân sự ở lại Việt Nam, rút ra khỏi đời sống kinh tế và chính trị của Việt Nam, nhưng cùng thời điểm đó Washington lại yêu cầu Pháp hỗ trợ và hợp tác trong việc thực thi các chương trình của Hoa Kỳ. Điều này có lẽ [Hoa Kỳ] đã đòi hỏi quá nhiều. Vào tháng Mười Hai, Hoa Kỳ không còn đòi hỏi nhưng thỉnh cầu sự hỗ trợ của Pháp. Vào tháng Mười Hai, những cam kết đã xác định của Hoa Kỳ cho Diệm trở nên cứng cát, sự tham gia của Hoa Kỳ tại Việt Nam gia tăng thêm và các hoạt động của Hoa Kỳ ở đó chủ yếu hoặc chỉ đơn giản là loại trừ người Pháp. Một số lực lượng hội tụ để đưa ra những thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ. Giải quyết những khác biệt về quan điểm trong chính quyền Eisenhower về các vấn đề quân sự đã mở đường cho Hoa Kỳ gánh chịu trách nhiệm những gì trước đây là những độc quyền dành cho Pháp. Niềm tin rằng cho dù với tất cả những thiếu sót và yếu kém, Diệm vẫn là lãnh đạo duy nhất cho Nam Việt Nam, và rằng Diệm cần nhiều hỗ trợ mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ và Pháp để dập tắt các đối thủ và để tăng tốc phát triển nhằm tạo ra các chương trình được thiết kế để gặt hái được sự hỗ trợ mạnh mẽ đó.
Cuối cùng, Hoa Kỳ đã tin rằng nước Pháp đã không thực hiện đủ [để giúp] cho Diệm, tin rằng chính sách tâm thần phân liệt của Pháp tuyên xưng hỗ trợ trong khi hành động phá hoại chế độ Diệm chủ yếu là để đổ lỗi cho những khó khăn của Việt Nam. Điều này đã dẫn đến [việc Hoa Kỳ phải] yêu cầu Pháp phải giữ lời hứa của mình. Nó làm cho nỗ lực đơn phương của Hoa Kỳ trở nên hấp dẫn hơn - hỗ trợ của Pháp có thể không có trong bất kỳ trường hợp nào - và nó lấy cảm hứng từ một cảm giác rằng người Hoa Kỳ phải làm nhiều hơn nữa vì người Pháp đã làm quá ít.








Tổng số lượt xem trang