Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Vũ khí đất hiếm của Trung Quốc đã bị vô hiệu hóa ?

Đất hiếm, nguyên liệu cần thiết để chế tạo các sản phẩm công nghệ cao
Đất hiếm, nguyên liệu cần thiết để chế tạo các sản phẩm công nghệ cao
(en.wikipedia.org)
Gần đây, khi quan hệ hai bên lại căng thẳng trên vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Bắc Kinh đã không ngần ngại dùng biện pháp kinh tế để gây sức ép trên Tokyo. Thế nhưng lần này, không thấy Trung Quốc dùng đến loại vũ khí đất hiếm, từng chứng tỏ hiệu quả cách nay hai năm, khi họ hạn chế việc xuất khẩu loại nguyên liệu thiết yếu cho nền công nghiệp Nhật Bản, buộc được đối thủ lùi bước trong cuộc đọ sức cũng về chủ quyền biển đảo.

Nguyên do rất đơn giản. Rút kinh nghiệm lúc ấy, Tokyo, cùng với nhiều nước khác, đã tìm cách hóa giải ngón đòn này của Bắc Kinh và đã có dấu hiệu thành công.

Một bài phóng sự đăng trên nhật báo Mỹ Washington Post vào hôm qua, 27/10/2012, đã mô tả cụ thể một phần trong chiến lược được Nhật Bản và Hoa Kỳ áp dụng để phá vỡ thế lệ thuộc vào nguồn đất hiếm, mà cho đến gần đây Trung Quốc hầu như nắm độc quyền : Đó là tự mình đầu tư khai thác, chứ không còn trông chờ vào một nhà cung cấp duy nhất.

Ví dụ được tờ báo Mỹ nêu bật là trường hợp của tập đoàn Nhật Hitachi Metals, đã qua tận bên Mỹ, đầu tư vào một cơ sở sản xuất nam châm công nghệ cao từ đất hiếm. Nhà máy đặt tại một thành phố nhỏ bé, không đầy 4000 dân tại tiểu bang North Carolina, mang một cái tên tiền định là China Grove. Dù chỉ sử dụng 70 nhân công, nhà máy này là một thí dụ nhỏ cho thấy là việc vận dụng thế lực của thị trường đôi khi có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng thương mại của Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã thống trị việc sản xuất các loại nam châm hi-tech đó, một phần bởi vì Trung Quốc hầu như có độc quyền trên việc khai thác và tinh chế các nguyên liệu đất hiếm dùng để làm ra các sản phẩm này.

Có 14 loại đất hiếm thường được sử dụng trong các ứng dụng công nghiệp cao cấp, chẳng hạn như giúp chiếu sáng các loại ống nhòm nhìn đêm, tạo chất màu tỏa sáng màn hình của điện thoại thông minh...

Riêng về loại nam châm đất hiếm đang được đầu tư sản xuất ở Mỹ, chất liệu này nhẹ hơn, nhưng mạnh hơn nam châm kim loại truyền thống, nên cực kỳ hữu dụng trong các bình ắc quy cung cấp năng lượng trong xe hơi chạy bằng điện. Mục tiêu của hãng Hitachi Metals là nhằm cung ứng cho các nhà sản xuất xe chạy bằng điện hay chạy bằng cả điện lẫn xăng.

Chiến lược thoát khỏi vòng kềm tỏa của Bắc Kinh đã được ông Koshi Okamoto, giám đốc điều hành chi nhánh tại Mỹ của Hitachi Metals giải thích : " Tương tự như mọi nhà cung cấp khác, chúng tôi đang cố gắng để khỏi phải lệ thuộc vào các nguồn từ Trung Quốc ".

Phải nói là cách nay hai năm, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản đã khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới về việc Bắc Kinh đã lợi dụng thế độc quyền của mình trên các khoáng sản, để dùng đất hiếm như một vũ khí chính trị và kinh tế - cụ thể là để trừng phạt Nhật Bản vì dám tranh chấp các hòn đảo ở Biển Hoa Đông với Trung Quốc, và để lôi kéo các công ty nước ngoài di dời các nhà máy qua Trung Quốc bằng miếng mồi " được cung cấp đất hiếm giá rẻ ".

Tương tự như Hitachi của Nhật, công ty Mỹ Molycorp trụ sở tại Colorado đã kết hợp với một số đối tác ở Úc và ở nơi khác, để phá vỡ thế thống trị của Trung Quốc. Molycorp đã cho mở cửa trở lại một mỏ đất hiếm ở Mountain Pass, bang California. Mỏ này đã bị đóng cửa một thập kỷ trước đây vì không đương cự được trước nguồn cung cấp đất hiếm giá rẻ đến từ Trung Quốc.

Chủ tịch Molycorp Mark A. Smith cho biết là công ty của ông đã tăng số nhân công làm việc tại mỏ từ 55 lên thành 420 trong những năm gần đây, hằm sản xuất khoảng 40.000 tấn một năm vào năm 2013, chiếm khoảng 30% nguồn cung dự trù cho toàn thế giới.

Theo doanh nhân Mỹ này, chiến lược thoát khỏi sự lệ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc đang đơm hoa kết trái. Trước đây, vào lúc uy lực đất hiếm của Trung Quốc cực mạnh, giá sản phẩm làm ra tại Trung Quốc rẻ hơn những nơi khác đến 40%, khiến cho các nơi sản xuất ngoài Trung Quốc phải đóng cửa. Thế nhưng, hiện nay, theo ông Smith, giá của Trung Quốc đã gần như ngang bằng với nơi khác. Điều này làm cho vũ khí đất hiếm của Trung Quốc mất đi hiệu quả.

Từ hai năm nay, vị trí độc quyền của Trung Quốc trong địa hạt đất hiếm đang bị sói mòn dần dần. Nhật Bản, nước tiêu thụ hàng đầu, ngày càng đa dạng hóa nguồn cung cấp, đi tìm đất hiếm ở Mông Cổ, Việt Nam, hay ở Mỹ như nói trên…

Mới đây, báo The Asahi Shimbun của Nhật đã tiết lộ khả năng Tokyo nhập khẩu một khối lượng đất hiếm lớn từ Ấn Độ, có thể đáp ứng được 15% nhu cầu của Nhật Bản. Thương vụ quan trọng này dự trù được ký kết nhân chuyến công du Nhật Bản của Thủ tướng Ấn Manmohan Singh vào tháng 11 tới đây.

Theo các nhà quan sát, động thái hoàn toàn không vô ích trong bối cảnh Trung Quốc vẫn duy trì các hành động gây căng thẳng với Nhật Bản vì tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.-Vũ khí đất hiếm của Trung Quốc đã bị vô hiệu hóa ?

 


-Châu Phi cảnh giác trước quan hệ bất lợi với Trung Quốc

Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi tăng mức kỷ lục, 89% trong vòng hai năm và với 80,5 tỉ đôla trong 5 tháng đầu năm 2012, theo số liệu của Bắc Kinh. Do nhu cầu duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao, Trung Quốc gia tăng đầu tư khai thác tài nguyên châu Phi và xuất khẩu hàng giá rẽ tràn ngập châu lục này như thị trường thuộc địa. Châu Phi đã lên tiếng cảnh giác.

Trung Quốc là một cường quốc yêu chuộng hòa bình hay một đế quốc xâm lược bằng chiến thuật tằm ăn dâu ? Vào lúc đảng Cộng sản Trung Quốc sửa soạn thay thế hệ lãnh đạo trong bối cảnh Bắc Kinh tranh giành chủ quyền biển đảo với các quốc gia láng giềng, câu hỏi này đã trở thành thời sự nóng bỏng.

Đối với các nước châu Phi, nơi mà các dự án đầu tư của Trung Quốc và trao đổi thương mại gia tăng với tỉ số chóng mặt trong 10 năm qua, chính sách « hỗ tương phát triển đôi bên cùng có lợi » đã bị lật tẩy.

Ngày 19/07/2012 năm nay nhân « Diễn đàn hợp tác Trung-Phi » tại Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã cực lực bác bỏ những lời công kích này. Ông khẳng định « nhân dân Trung Quốc và nhân dân châu Phi thiết lập mối quan hệ bình đẳng, chân thành và hữu nghị, tương trợ nhau cùng phát triển ». Theo giới phân tích, tuyên bố của lãnh đạo Bắc Kinh cũng có ít nhiều cơ sở chứ không phải chỉ tuyên truyền.

Vào năm 2007, một bản phúc trình của Nghị viện châu Âu cũng nhận định « nhìn thoáng qua, thì sự thèm khát của Trung Quốc đối với tài nguyên đã mang lại phúc lợi cho châu Phi » . Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ thì thực tế không phải như vậy. Năm 2005, trong số 45 nước châu Phi buôn bán với Trung Quốc, 14 nước được thặng dư thương mại. 31 nước bị nhập siêu và còn bị hàng giá rẻ của Trung Quốc tràn ngập, tiêu diệt ngành công nghiệp non trẻ của địa phương.

Trong quan hệ mậu dịch giữa Trung Quốc và châu Phi, hố sâu phân cách kẻ được lợi, người bị thiệt càng ngày càng sâu rộng, tạo ra một tâm lý bất bình đối với Trung Quốc. Bản báo cáo của Nghị viện châu Âu kết luận : « Đối với đa số quốc gia châu Phi, diễn văn của Trung Quốc về phát triển đã tạo ra nhiều hy vọng, nhưng không tạo điều kiện để phát triển bền vững, lâu dài ».

Vấn đề là liệu Trung Quốc có giải pháp nào khác ? Giới phân tích cho rằng không nên quên chính quyền Trung Quốc là một ban lãnh đạo độc tài, mà sự tồn vong đặt trên tỉ lệ phát triển kinh tế. Trong khi đó, kinh tế Trung Quốc ngày nay lệ thuộc vào nguyên liệu và nhiên liệu nhập khẩu. Chỉ hai năm sau khi bắt đầu nhập than đá, năm ngoái 2011, Trung Quốc đã mua của Úc 183 triệu tấn. Về khí đốt, dự kiến vào năm 2020, mỗi ngày Trung Quốc phải nhập 87 tỉ mét khối. Kim loại cần thiết cho công nghiệp điện tử cũng gia tăng theo.

Le Monde Diplomatique tháng 09/2012 lưu ý độc giả bài tham luận của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành tại Học viện Quốc tế Trung Quốc ngày 10/04/2012 về mối « lo âu số một » của chính quyền Trung Quốc hiện nay : « Nuôi sống 1,3 tỉ dân là một thử thách, là một sức ép kinh khiếp… mọi thứ khác đều là phụ thuộc ».

Nếu mục tiêu tối thượng là nuôi sống dân thì gia tăng ngân sách võ trang để làm gì ? Tuy xem nhân dân chỉ là công cụ, Bắc Kinh gián tiếp thừa nhận là họ phải bảo đảm nguồn cung cấp năng lượng và nguyên liệu để duy trì ổn định chính trị.

Đáp lại bài diễn văn của Chủ tịch Trung Quốc tại Diễn đàn hợp tác Trung-Phi vào tháng 7, Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma lưu ý đối tác Bắc Kinh là không thể để tình trạng « bòn rút tài nguyên châu Phi kéo dài ».

Trung Quốc chỉ còn hai phương án : một là cải cách tận gốc cơ cấu sản xuất và kinh tế, sử dụng năng lượng sạch; hai là tiếp tục lối mòn cũ, mà hệ quả không tránh được là bước vào vết xe đổ của các nước Tây phương thời đi tìm thuộc địa.

Nền kinh tế có tỉ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới đã tỏ dấu hiệu hụt hơi : 7,4% trong quý ba năm nay, mức thấp nhất trong 13 năm qua.

Vì sao cấu trúc kinh tế Trung Quốc có thể biến cường quốc châu Á này thành một đế quốc, dù có âm mưu hay không ?

RFI đặt câu hỏi với một chuyên gia từng làm tư vấn cho một số doanh nghiệp Trung Quốc tại châu Phi : giáo sư kinh tế Nguyễn Phúc Liên, đại học Genève, Thụy Sĩ.

Giáo sư Nguyễn Phúc Liên :« Chính phủ Trung Quốc đã thấy là về lâu dài thì kinh tế của họ đang xuống dốc do lệ thuộc vào hai lãnh vực : nguyên liệu, nhiên liệu và thị trường tiêu thụ. Trung Quốc chỉ dồn vào lãnh vực chế biến, mà lãnh vực này lại cũng cần nhiên liệu và nguyên liệu…Khi nền kinh tế bí lối thiếu nguyên vật liệu thì phải tính, mà tính ở đây là tính…làm liều, là hung hăng là hống hách…và cuối cùng sẽ bị cô lập ».


-VẤN ĐỀ ‘HÌNH ẢNH’ CỦA TRUNG QUỐC TẠI CHÂU PHI

Richard Aidoo, The Diplomat, 25 tháng Mười 2012

Trần Ngọc Cư dịch

Chính sách “không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác” của Bắc Kinh từng được sự ủng hộ của các lãnh đạo châu Phi, vốn tìm cách phát triển kinh tế mà không chấp nhận những điều kiện tiên quyết về chính trị. Hiện nay, tình hình chính trị châu Phi đang thay đổi, liệu chính sách này của Trung Quốc có trở thành lỗi thời hay không?

Kể từ thập niên 1950 đến nay, Trung Quốc (TQ) đã thực sự sử dụng học thuyết bất can thiệp (non-interference) để chỉ đạo nghị trình chính sách đối ngoại của mình tại thế giới đang phát triển. Trong những cam kết kinh tế và ngoại giao gần đây của TQ tại châu Phi, chính sách này đã bị kiểm điểm và khiển trách gay gắt khi Bắc Kinh âm mưu theo đuổi những luồn lách chiến lược để thu mua tài nguyên thiên nhiên dựa trên tình liên đới giữa các nước đang phát triển ở phía nam (south-south solidarity) với các chính phủ châu Phi. Phương Tây thường xuyên chỉ trích Trung Quốc vì cho rằng nước này đã lợi dụng chính sách bất can thiệp của mình để đảm bảo một nguồn cung cấp liên tục các tài nguyên thiết yếu cho Trung Quốc và để tiếp tục bán vũ khí cho các chế độ côn đồ tạiSudanvàZimbabwe. Với một loạt các vụ trục xuất người TQ từ một số nước châu Phi và dấu hiệu gần đây cho thấy sự bất bình của nhiều bộ phận dân chúng châu Phi đối với Trung Quốc, liệu Bắc Kinh sẽ phản ứng lại bằng cách đẩy mạnh luận điệu tuyên truyền về chính sách bất can thiệp hay sẽ giảm nhẹ nghị trình đối ngoại này tại châu Phi?

Chính sách bất can thiệp nằm trong Năm nguyên tắc chung sống hòa bình chủ yếu để ngăn cản các lãnh đạo Trung Quốc can thiệp vào công việc nội bộ của một nuớc khác. Việc tôn trọng sự bất khả xâm phạm chủ quyền này đã được Bắc Kinh sử dụng như một trục xoay cho các hành vi chính trị quốc tế năng động hay thụ động (không làm gì cả) của TQ, đưa đến những lựa chọn gay gắt và lắt léo trong cộng đồng quốc tế. Từ việc bỏ phiếu trắng đối với Nghị quyết 1973 của Hội đồng Bảo an LHQ, một nghị quyết cấm bay trên không phận Lybia đã chấm dứt chế độ Gaddafi, đến vai trò ù lì của Trung Quốc tại Sudan, Trung Quốc đã tỏ ra thận trọng (đôi khi quá thận trọng) nhằm duy trì dấu chân ngoại giao khổng lồ của mình tại châu Phi.

Thật may mắn cho Bắc Kinh, thập niên vừa qua tương đối là một thời kỳ trăng mật của Trung Quốc tại châu Phi, khi mà các lãnh đạo của lục địa này đâm ra bất mãn với nghị trình tân tự do (neoliberal agenda) của Washington, khiến họ sẵn sàng theo đuổi một lựa chọn khác – một hứa hẹn tăng trưởng kinh tế mà không kèm theo những điều kiện tiên quyết về chính trị, mà nếu có điều kiện thì cũng chỉ ở một giới hạn nào đó thôi. Rõ ràng là, chính sách bất can thiệp rất được lòng giới lãnh đạo phi Châu hơn là đối với dân chúng sở tại, vì chính sách này không bắt buộc các lãnh đạo phải chấp nhận các chuẩn mực dân chủ trong quan hệ đối tác với Trung Quốc. Tuy vậy, trong những tháng gần đây Trung Quốc đã chứng kiến một sự gia tăng các vụ trục xuất kiều dân của mình từ châu lục này, cũng như tinh thần bài Hoa ngày một dâng cao trong một số bộ phận dân chúng phi Châu nhất định. Trong tình hình này, lãnh đạo Trung Quốc có lẽ cần phải đánh giá để xem, liệu là Bắc Kinh đã quá xâm lo vào công việc nội bộ của các nước châu Phi đến mức không thể tiếp tục chính sách bất can thiệp của mình được nữa, hoặc, ngược lại, liệu là chính sách này có nên tiếp tục trong một nỗ lực nhằm tránh bị qui kết là “một nước thực dân” hay “bóc lột tài nguyên thiên nhiên của nước khác” hay không?

Khi Trung Quốc thọc sâu vào lục địa này và liên tục ký kết những hiệp đồng khai thác tài nguyên rất quyến rũ đồng thời mở thị trường cho hàng hóa TQ, việc duy trì chính sách không can thiệp vào nội bộ trở nên ngày càng khó bền vững. Trong hầu hết mọi đối tác với các quốc gia châu Phi, Bắc Kinh chủ yếu quan tâm duy trì quyền tiếp cận liên tục với các tài nguyên chiến lược của châu lục này. Những hành động này gồm có việc Trung Quốc ào ạt đầu tư vào các công nghiệp khai thác dầu lửa tại Angola và Sudan; vào nguồn lợi to lớn về đồng (copper) tại Zambia và thậm chí nỗ lực gần đây của Trung Quốc nhằm nắm một số cổ phần từ các mỏ dầu lửa mới tìm được tại Ghana và Uganda. Việc TQ tham gia vào các khu vực chiến lược này đã đẩy vốn đầu tư lên cao trong nỗ lực cạnh tranh và can thiệp vào nội bộ nước khác khi mà các lợi ích đối nội và đối ngoại chồng chéo lên nhau trong việc thu mua và khai thác các tài nguyên. Năm 2010, chẳng hạn, báo chí cho biết Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) – một công ty tầm cỡ quốc tế do Nhà nước TQ làm chủ – đã giành mua 4 tỉ Mỹ kim cổ phần dầu lửa của Kosmos Energy từ tay của ExxonMobil. Đi kèm với những hợp đồng khai thác tài nguyên có sức cạnh tranh cao như thế, Trung Quốc cũng đưa ra những miếng mồi ngày càng hấp dẫn để thường xuyên ve vãn các lãnh đạo địa phương đầy quyền lực nhằm đảm bảo việc tiếp cận liên tục những tài nguyên chiến lược này, đồng thời phải tìm cách giảm thiểu sự bất bình của người dân bản địa. Tình trạng khó xử này sẽ tiếp tục đi ngược lại chính sách bất can thiệp, một chính sách có mục đích phân biệt Bắc Kinh với các chính phủ phương Tây [từng là thực dân] tại châu Phi.

Mùa Xuân Ả Rập và các phong trào chính trị khác tràn qua nhiều nước trong khu vực, cũng gây căng thẳng cho chính sách không can thiệp của Trung Quốc. Vì tự mình ràng buộc vào chính sách không can thiệp, phản ứng của Bắc Kinh trước phong trào chính trị bất ngờ này đang được các nhà phê bình chăm chú theo dõi. Một vài phản ứng có ý nghĩa chiến lược của Bắc Kinh trong Mùa Xuân Ả Rập, như quyết định tiếp xúc với các lực lượng đối lập của Libya trước khi Muammar Gaddafi bị giết, đã cho thấy tính mềm dẻo của chủ trương bất can thiệp, khi Bắc Kinh muốn tạo cho mình thế đứng của một cường quốc chính đáng trong khu vực tiếp theo sau những biến động chính trị và xã hội tại đó. Trong trường hợp này và nhiều trường hợp khác, người ta có thể cho rằng, Trung Quốc đã từ bỏ những tín điều trong chính sách bất can thiệp để dọn đường cho các thế hệ tương lai “đầy sáng kiến”. Vả lại, đây là một điều có thể xảy ra, nếu căn cứ vào sự kiện rằng sau sáu thập niên, chính sách bất can thiệp của Trung Quốc vẫn còn được định nghĩa rất mù mờ, do đó thường được coi là một lý thuyết nói lên tính cách thụ động của Bắc Kinh trong một hệ thống quốc tế khá phức tạp, nơi đó các quốc gia thường phải thể hiện nhiều lựa chọn khó khăn. Cuộc xung đột vũ trang giữa Sudan và tân quốc gia Nam Sudan đã và đang diễn ra chủ yếu giữa những lời kêu gọi Trung Quốc phải hành động một cách vô vị kỷ (selflessly), bằng cách đóng vai trò cường quốc toàn cầu có trách nhiệm thay vì chỉ cố nắm quyền lực toàn cầu với động cơ khai thác tài nguyên của nước khác. Sau một thời gian liên tục giữ thái độ thờ ơ dưới chiêu bài không can thiệp vào nội bộ nước khác, câu hỏi sau cùng cần phải đặt ra là, liệu Bắc Kinh sẽ tiếp tục đứng bên lề mà không bị tổn thất về mặt ngoại giao bao lâu nữa, trong khi các xung đột nội bộ đang đe dọa các lợi ích kinh tế tối quan trọng của Trung Quốc tại châu Phi?

Vì Bắc Kinh luôn luôn được [các lãnh đạo châu Phi] khuyến khích phải phân biệt chính sách và sự hợp tác của mình với các hành vi của phương Tây, nên “hình ảnh” là một vấn đề hết sức quan trọng. Đối với Trung Quốc, việc duy trì một hình ảnh được quản lý chu đáo tại châu Phi sẽ là một yếu tố quan trọng để giảm bớt các tranh luận về chủ nghĩa thực dân mới mà các thành phần chỉ trích đang nhắm vào Trung Quốc. Chính sách không can thiệp vào nội bộ nước khác luôn luôn được Bắc Kinh đem ra để trả lời những chất vấn về chính sách ích kỷ và những thắng lợi kinh tế của mình tại châu Phi. Một khi thời kỳ trăng mật ban đầu đã qua lâu rồi, với vô số doanh nghiệp Trung Quốc đổ bộ lên đất châu Phi, nhiều bộ phận dân chúng của châu lục này không còn chấp nhận hình ảnh của Trung Quốc như là một đối tác không vụ lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác, do đó người dân bản địa gần đây đã bày tỏ thái độ bài Trung Quốc tại những nơi như Zambia và Sudan và các vụ công dân Trung Quốc bị trục xuất khỏi các nước như Angola, Ghana và Nigeria ngày một gia tăng. Để đối phó với những nhức nhối trong quan hệ Hoa-Phi (Sino-African relations) hiện nay và vạch ra một đường lối khác với đường lối [thực dân trước đây] của phương Tây, tại châu Phi, Bắc Kinh đang lãnh một nhiệm vụ khó tưởng tượng nỗi, vừa làm một cường quốc có trách nhiệm, biết ban khen và biết khiển trách, vừa làm một đối tác biết tôn trọng các nhà nước bản địa, nêu cao chính sách “không can thiệp vào nội bộ nước khác”. Trong việc duy trì thế quân bình mong manh này, chính sách bất can thiệp đang trở thành một ảo vọng (mirage), vì việc Trung Quốc gia tăng đầu tư kinh tế có thể đưa đến cám dỗ là phải góp tay tạo dựng và duy trì một môi trường tiên quyết, cần thiết cho những đầu tư này phát triển.

Sau cùng, Bắc Kinh hiện đang đối phó với một thế hệ lãnh đạo mới tại châu Phi, một thế hệ đang nằm dưới sức ép phải chấp nhận những lý tưởng tự do dân chủ và một nghị trình kinh tế thực tiễn. Mặc dù luôn luôn bị phương Tây vạch trần là một chiếc bánh vẽ, chính sách bất can thiệp của TQ ở dưới nhiều dạng thức khác nhau đã từng chinh phục thiện cảm của các lãnh đạo châu Phi; họ đã coi chính sách này như một lối thoát cần thiết để ra khỏi quan hệ đổi chác sòng phẳng (quid pro quo relations) với phương Tây.

Tuy nhiên, với giới lãnh đạo mới này, Trung Quốc đang gặp phải một tình thế khó xử. Tại nhiều nước châu Phi, “những thủ lĩnh chính trị” từng mặn mà với Trung Quốc – như Meles Zenawi, Muamma Gaddafi, Hosni Mubarak, và Abdoulaye Wade – không còn tại chức. Thay thế họ ở vị trí quyền lực là những lãnh đạo dân cử chịu trách nhiệm trước nhân dân hay những lãnh đạo từng bị răn đe bởi cái chết thảm khốc hay đột ngột của các vị tiền nhiệm. Bắc Kinh sẽ phải đối phó với thế hệ lãnh đạo mới này tại châu Phi, một thế hệ muốn dứt khoát với dĩ vãng và vì thế sẽ tìm cách tiếp cận với Trung Quốc và chính sách bất can thiệp của đại cường này bằng một thái độ dè dặt.

Nhiên hậu, với nỗ lực lùng sục tài nguyên và thị trường trong một cơn nghiện, những động lực thầm kín đằng sau chính sách ngoại giao bất can thiệp của Bắc Kinh tại châu Phi sẽ bị thế giới đem ra tranh luận trong một thời gian. Nhưng, chính sách bất can thiệp có thể là một con dao chiến lược hai lưỡi, hoặc là nó tách biệt sự hiện diện của Trung Quốc tại châu Phi với các thế lực thực dân trong quá khứ, hoặc là nó trở thành một gánh nặng đè lên lương tâm của cái gọi là sự trỗi dậy hoà bình của Trung Quốc. Để thể hiện tiền đề thứ nhất, Bắc Kinh sẽ phải đặt chính sách này trong bối cảnh thực tiển của châu Phi, phải xét đến tình hình chính trị đang thay đổi trên châu lục này.

R.A.

Richard Aidoo là một Phó giáo sư trong Khoa Chính trị và Địa lý của Đại học Duyên hải Carolina (Coastal Carolina University).

 Nguồn: http://thediplomat.com/2012/10/25/non-interference-a-double-edged-sword-for-china-in-africa/?all=true

- Tọa đàm “Hoàng Sa, Trường Sa, Địa đầu Tổ quốc”: Khẳng định vấn đề chủ quyền (ĐĐK).
- Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan: Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông khó được ký kết sớm  (Petrotimes).
- 4 tàu Hải giám Trung Quốc tiến vào khu vực 12 hải lý sát Senkaku (GDVN).
- Hàn Quốc sẽ đổi tên núi trên đảo tranh chấp với Nhật Bản (GDVN).
- Tủ sách biển Đông: Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (ĐV). – Trung Quốc lại tăng cường xây dựng trái phép tại Hoàng Sa (DT).
- Yếu huyệt của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc (Bee).

- Mỹ tìm thấy biển ghi đảo Dokdo là của Nhật (VNE). – Mỹ sẽ chỉ tham chiến nếu Nhật Bản gặp khó khăn hay thất bại? (GDVN).

- Chấn động thông tin trạm biên phòng mất súng (DV). – Thượng sỹ cảnh sát giúp phạm nhân vượt ngục (TP).
- “Hà Nội – trái tim cả nước mà sao về trái tim quá khó!” (GDVN). – Quản lý dân cư – Vấn đề được quan tâm của Luật Thủ đô (VTV). – Có quyết tâm đưa Thủ đô vươn lên không (SGTT). – “Khép”, “siết”, “bóp” và những chiếc barie (LĐ).

- Viết tiếp về Khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh, Hà Nội): Nguyên nhân từ… lỗ hổng pháp lý(DĐDN).- Hiệu quả là trên hết (TP).-- Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10/2012 (CP).

- Cụ thể hóa quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở hữu đối với DNNN (CP).  – Thủ tướng Chính phủ có thể nắm 4 quyền đối với Tập đoàn kinh tế nhà nước (cafef).  – Giảm một nửa, tập đoàn nhà nước chỉ còn dưới 10(Zing).


--Đấu Giá Hồ Gươm
(Mafiovi)

- Đến con nít nó cũng chả thèm tin Đảng: cả một bầy sâu nhưng cũng chẳng thấy bắt được con sâu nào


- Thôi đi, có thằng thiểu năng nào tin được kẻ:

1/ dúi con trai mình làm chân Bưng-Bê-Kê-Đặt cho Sâu chúa?

2/ con rể là con của thằng Rợ đích thực và khai man lí lịch?


- Hồ Gươm sắp bị đem đấu giá. 3D sẽ thắng và mua được.


175 tỷ đồng xây dựng khu di tích Truông Bồn
VNExpress
175 tỷ đồng xây dựng khu di tích Truông Bồn. Ngày 27/10, tỉnh Nghệ An, Bộ Giao thông vận tải và Trung ương Đoàn tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu di tích Truông Bồn - nơi tưởng niệm 13 thanh niên xung phong hy sinh. Tham dự buổi lễ có Chủ tịch Quốc ...
Truông Bồn, huyền thoại và tri ânDân Trí
20h05, ngày 27/10 trên VTV1: Truông Bồn, huyền thoại và tri ânĐài Truyền Hình Việt Nam
Truông Bồn - Huyền thoại và tri ânTuổi Trẻ


- Công khai số phiếu tín nhiệm để dân biết (TT).
- Cần soạn thảo lại dự án Luật Thủ đô  (Infonet).
- Xin cho xe được ’cài số lùi’ cõng thêm phí lưu hành (PN Today).
- Siêu liên kết xuất bản nên có ’cây lêu’, toán ’chặt tay’ (PN Today).
- Bảy lãnh đạo xã bị “nhốt” trong 12 mét vuông (LĐ).
- Gia Lai: Làm rõ việc chủ tịch xã đòi 2 triệu đồng (LĐ).

- Bạc Hy Lai sẽ bị xét xử sau đại hội Đảng? (TP).

 

-Gia đình Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo dọa kiện nhật báo Mỹ New York Times

Trong một bản thông báo cáo công bố cuối ngày hôm qua, 27/10/2012, hai luật sư cố vấn cho gia đình Thủ tướng Trung Quốc đã cho rằng, những tiết .

-- TQ: Biểu tình bạo động chống việc mở rộng nhà máy hóa chất (PN).

-Charity (Giang Le)


Tối thứ Tư vừa rồi Donald Trump thách thức TT Obama công bố bảng điểm đại học và hồ sơ xin hộ chiếu của ông cho công chúng biết. Trump tuyên bố nếu Obama thực hiện yêu cầu này trước ngày 31/10 ông ta sẽ chi $5m cho bất kỳ tổ chức từ thiện nào mà Obama chỉ định. Tất nhiên đây chỉ là một political stunt của ông tỷ phú ngông cuồng này, người đã từng thách thức Obama công bố giấy khai sinh và liên tục công kích Obama trong giai đoạn tranh cử vừa qua. Tôi không quan tâm đến những tính toán chính trị của Donald Trump, nhưng chợt nhận thấy cách cách sử dụng hoạt động từ thiện cho mục đích chính trị như vậy không hề mới.

Trước đó mấy ngày, John Paulson, một tỷ phú đình đám khác - người đã trở nên nổi tiếng khi đánh cuộc thành công (với sự giúp đỡ của Goldman Sachs) vào sự sụp đổ của subprime mortgage năm 2008, tuyên bố donate $100m cho endowment fund của Central Park ở Manhattan, NYC. Felix Salmon, một blogger và nhà báo nổi tiếng của Reuters, nghi ngờ động cơ của Paulson khi donate số tiền này. Salmon cho rằng đó là cách Paulson mua uy tín và quan hệ với giới thượng lưu của NYC, trong đó tất nhiên có cả thị trưởng đương nhiệm Michael Bloomberg, một tỷ phú có số má trong làng finance quốc tế. Chưa kể Salmon mỉa mai rằng đó là số tiền Paulson bỏ ra để sửa sang lại cái backyard của mình (nhà của Paulson ngay cạnh Central Park).

Vấn đề "chính trị hoá" các hoạt động từ thiện như vậy cũng chẳng xa lạ gì ở VN. Có lẽ không ít doanh nhân đóng tiền cho các quĩ từ thiện "quốc doanh" chủ yếu để lấy quan hệ và uy tín. Trong nhiều trường hợp đó là một dạng hợp đồng trao đổi quyền lợi hoặc quảng cáo ngầm cho doanh nghiệp, trong một số trường hợp khác là một loại thuế bất thành văn. Những phong trào quyên góp ủng hộ xyz... bên cạnh ý nghĩa nhân văn, nhân đạo, yêu nước đích thực, rất có thể còn phục vụ cho những mục đích chính trị, mục đích tuyên truyền, thi đua của Đảng và nhà nước hay các "cánh tay nối dài" của nhà nước. Có dạo nhà nước còn định độc quyền tất cả các hoạt động từ thiện và nhân đạo, cấm các tổ chức từ thiện tư nhân không được "cạnh tranh" với mình.

Trong khi Donald Trump và John Paulson sử dụng charity cho mục đích cá nhân, ai cũng phải ngả mũ trước vợ chồng Bill Gates và Warren Buffett, những người luôn đứng đầu trong danh sách đóng góp từ thiện hàng năm của BusinessWeek. Nhưng có lẽ ít người (VN) biết đến một tỷ phú Mỹ khác, thường chỉ đứng sau nhà Gates và Buffett trong danh sách BusinessWeek nói trên. Đó là George Kaiser, người tự gọi mình là một "robber baron", có lẽ để luôn nhắc nhở bản thân phải đóng góp ngược lại cho xã hội bù lại "tội lỗi" là đã quá giàu. Cũng như Gates và Buffett, Kaiser donate tiền cho những dự án có tác động lớn vào xã hội. Một trong những dự án đó là phổ cập preschool (tương đương mẫu giáo của VN) miễn phí cho toàn bộ trẻ em của bang Oklahoma.

Hoạt động từ thiện này của Kaiser đã được nhắc đến trong một podcast gần đây của NPR và môt bài báo trên NYT từ năm 2007. Nhóm phóng viên NPR đã vài lần viết về tác động của preschool vào sự thành đạt sau này của một đứa trẻ, và cũng như bài báo của NYT, họ trích dẫn James Heckman, giáo sư kinh tế Chicago và Nobel kinh tế năm 2000, cho rằng đầu tư vào hệ thống preschool có lợi nhuận gần như cao nhất trong các thể loại đầu tư của nhà nước. Một đứa trẻ được đi học preschool sẽ có IQ cao hơn, thu nhập cao hơn, ít khả năng phạm tội hơn... nói chung sẽ là một người tốt hơn khi trưởng thành. Tỷ suất lợi nhuận cho số tiền đầu tư vào preschool cho một đưa trẻ khoảng 7-8%/năm cho toàn bộ quãng thời gian trưởng thành của đứa bé đó. Khi Kaiser đọc được những nghiên cứu về tác động của preschool, ông bỏ ra $20m để xây dựng một trung tâm preschool có chất lượng cao ở Tulsa, Oklahoma. Kaiser dự định sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này ra toàn bang, cách mà ông cho rằng sẽ phát huy hiệu quả nhất đồng tiền charity của mình.

Quay lại VN nhìn thấy hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo đã được "xã hội hoá" gần như toàn bộ mà nản. Lâu lâu lại đọc thấy những mẩu tin về một em bé bị tử vong ở một nhà trẻ/mẫu giáo tư nhân. Rồi trẻ em đi học bị bạo hành, bớt xén suất ăn, bỏ đói. Ngân sách nhà nước được tập trung đầu tư vào những dự án không bị lỗ là may, trong khi đầu tư vào giáo dục, nhất là mẫu giáo và cấp một, chưa bao giờ được quan tâm đúng mức. Những đồng tiền charity của doanh nghiệp có bao giờ chảy vào lĩnh vực này không hay chỉ ở những nơi có mặt các quan chức cỡ bự tham dự. Đành rằng có thêm một đồng cho các em học sinh nghèo, cho các bản làng miền núi hay cho dân quân Trường sa đều là quí, nhưng vẫn mong các mạnh thường quân VN có được tấm lòng và suy nghĩ như George Kaiser. Cũng mong những người có trách nhiệm và lương tâm trong chính phủ, trong Bộ GD mở các bài nghiên cứu (link NPR và NYT bên trên) về tác động của preschool ra đọc và có hành động cụ thể.

Tổng số lượt xem trang