Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

Gas lậu giết chết gas thật - Ai chịu thiệt?; Minh bạch – một mục tiêu xa xỉ!

ANTĐ - Thị trường gas Việt Nam vừa chấn động trước tin hãng Shell Gas chính thức rút khỏi thị trường Việt Nam bất chấp thực tế cho thấy thị trường gas Việt Nam đang tăng trưởng, trung bình mỗi năm khoảng 10%. Việc rời bỏ cuộc chơi trên thị trường gas có nguyên nhân từ tình trạng sang chiết gas lậu không kiểm soát được.

Ảnh Internet

Theo ước tính có đến gần 40%, tức số lượng là hàng triệu bình gas trôi nổi. Việc gas lậu giảm giá tới mức gas thật không thể cạnh tranh, đã giết chết các hãng kinh doanh uy tín và cuối cùng không chỉ Nhà nước mất nguồn thu thuế mà người tiêu dùng chính là người gánh chịu thiệt thòi và cả những rủi ro.

Đại gia Shell Gas rời thị trường Việt Nam 

Đây là thương hiệu dầu khí toàn cầu thứ ba rời thị trường gas Việt Nam, trước đó là Mobil Unique Gas (Mỹ) và BP Gas (Anh). Tập đoàn Shell (Hà Lan) xác nhận đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình trong một công ty liên doanh kinh doanh gas ở Hải Phòng và công ty gas 100% vốn của Shell tại TP.HCM cho Công ty Siam Gas (Thái Lan). Shell Gas đã hoạt động tại thị trường Việt Nam được hơn một thập niên và được xem là một thương hiệu uy tín trên thị trường gas Việt Nam, một thương hiệu mẫu mực trong việc phát triển hệ thống phân phối với các cửa hàng bán lẻ chỉ bán duy nhất một loại bình Shell Gas.

Tuy nhiên hoạt động kinh doanh gas không đem lại hiệu quả cho Shell Gas. Chi phí công ty này bỏ ra quá lớn so với lợi nhuận thu về. Hệ thống này đã teo tóp dần, rồi Shell Gas chấp nhận cho các cửa hàng bán bình Shell Gas lẫn với các thương hiệu khác. Đó cũng là cách tập đoàn dầu khí lớn nhất nhì thế giới này nhượng bộ, thay đổi nguyên tắc của mình để thích nghi với thị trường Việt Nam. Song sự thay đổi này cũng không giúp hoạt động kinh doanh khá hơn. Cách đây hai năm Shell chuyển toàn bộ bộ phận văn phòng kinh doanh ở Hà Nội sáp nhập vào công ty ở TP.HCM, một cách để tiết giảm chi phí quản lý, và nay chấp nhận nhường cuộc chơi lại cho công ty khác.

Bà Lê Thị Anh Mẫn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gas VN cũng cho rằng các “đại gia” lớn của ngành gas rút khỏi Việt Nam vì môi trường kinh doanh không thuận lợi. Theo bà, hoạt động sang chiết gas lậu tràn lan khắp nơi, đặc biệt tại tỉnh Long An và Ðồng Nai, giúp giới buôn lậu gas ở Việt Nam cạnh tranh quyết liệt về giá: “Theo tôi, tình hình sang chiết gas lậu một số nơi có cải thiện nhưng một số nơi thì vẫn vậy. Gần đây lực lượng chức năng phát hiện một số vụ sang chiết gas lậu lên đến hàng nghìn bình gas tại Long An, Đồng Nai... Các cơ quan chức năng cũng nỗ lực hơn nhưng thật ra vẫn chỉ mới làm ở đằng ngọn. Hiệp hội đã kiến nghị nhiều điểm giúp cải thiện tình hình nhưng dường như những kiến nghị đó chưa đến được nơi cần đến”.

Sống chung với nạn sang chiết gas trái phép

Cách đây vài năm, lúc thị trường gas mới hình thành, khi nói đến bình gas màu đỏ người tiêu dùng muốn chỉ Elf Gas, xanh lá cây là BP, xanh da trời nhạt là Shell, xám là Saigon Petro...Nhưng rồi mọi chuyện rối tung lên khi công ty nào cũng thích sơn màu bình gas bán chạy nhất. Màu bình gas không còn là độc quyền của riêng ai. Các công ty lại phải bỏ ra một đống tiền để thuyết phục người tiêu dùng đừng gọi gas theo màu bình nữa mà phải nhớ tên thương hiệu... Nhưng thị trường có đến gần 40% bình gas trôi nổi không quay về chủ sở hữu để làm công tác kiểm định chất lượng. Các công ty kinh doanh gas phải chấp nhận thực trạng không thể kiểm soát này. Điều này đồng nghĩa với việc “phải sống chung” với nạn sang chiết gas trái phép.

Lâu nay tình trạng bát nháo trên thị trường gas vẫn là câu chuyện thời sự, bởi mặc cho việc đã áp dụng nhiều biện pháp ngăn chặn, sang chiết gas lậu vẫn tràn lan, là nguyên nhân gây thất thu thuế cho Nhà nước và gây mất an toàn cho người tiêu dùng. Theo phản ánh của các hãng gas, hiện nay việc chiếm dụng vỏ bình diễn ra phổ biến. Một số công ty kinh doanh gas được lập ra chỉ nhằm mục đích buôn bán vỏ chai gas. Một số doanh nghiệp khác lập ra xưởng cải tạo, sửa chữa vỏ chai gas nhưng thực chất là chiếm dụng chai gas của các hãng uy tín, sau đó cải tạo thay tai xách, đóng dập lại số sêri, sơn hoặc dán logo nhãn mác thành vỏ chai mang thương hiệu của họ để tung ra thị trường. 

Việc vi phạm này diễn ra phổ biến có nguyên nhân do đầu tư cho vỏ chai gas rất tốn kém. Số tiền đổ vào đây chiếm đến 60-80% tổng giá trị tài sản của DN kinh doanh gas, không phải DN nào cũng có đủ tiềm lực kinh tế để đáp ứng. Do đó, cách dễ nhất là chiếm dụng và biến vỏ gas của thương hiệu khác thành của mình, hay thậm chí nhái các nhãn hiệu gas uy tín để trục lợi. “Nguồn” của các chai gas nhái nhãn hiệu này chính là từ các trạm sang chiết trái phép. Các trạm sang chiết nạp lậu chỉ cần đầu tư vài trăm triệu đồng vào thiết bị không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, không tốn tiền đầu tư vào vỏ chai gas tốt, không bảo dưỡng, không kiểm tra sang chiết gas định kỳ…Với việc chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà bỏ qua các tiêu chuẩn an toàn, những bình gas không đủ chuẩn trở thành những quả bom nổ chậm, có thể gây hại cho người sử dụng bất cứ lúc nào.

Trách nhiệm của cơ quan chức năng

Theo Hiệp hội Gas từ năm 2009, họ đã ký quy chế phối hợp với lực lượng công an và vẫn cung cấp thông tin những trạm sang chiết gas có dấu hiệu vi phạm. Tuy nhiên tình trạng sang chiết gas lậu vẫn không có dấu  hiệu giảm đi. Nguyên nhân có thể nằm ở sự tinh vi của các cơ sở vi phạm, và không loại trừ có cả sự “bảo kê” của các địa phương. Đây là quan điểm của nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh gas.

Thực tế cho thấy từ trước đến nay các vụ khám phá các điểm sang chiết gas lậu lớn nhất đều do các địa phương thực hiện, bởi lợi thế sâu sát địa bàn. Tuy nhiên nếu địa phương “lơ” đi, hoặc chỉ cần thiếu sâu sát, hoạt động sang chiết trái phép khó có thể ngăn chặn. Việc này không chỉ làm méo mó môi trường kinh doanh gas Việt Nam mà hệ quả là làm những công ty uy tín nản lòng; và gánh chịu hậu quả không ai khác hơn là người tiêu dùng.

Ý kiến của đại diện Hiệp hội gas Việt Nam về việc quản lý thị trường gas rằng: “Các cơ quan chức năng cũng nỗ lực nhưng thật ra vẫn chỉ mới làm ở đằng ngọn. Hiệp hội đã kiến nghị nhiều điểm giúp cải thiện tình hình nhưng dường như những kiến nghị đó chưa đến được nơi cần đến” – đó là điều mà các cơ quan hữu trách cần phải suy nghĩ. Cần phải có những động thái quyết liệt, không thể dung dưỡng, tạo “đất” sống cho hàng giả, hàng nhái, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh và quan trọng là không thể để người tiêu dùng Việt Nam luôn phải chịu thiệt thòi từ những việc làm ăn phi pháp. 

Hiện nay, giá trung bình một bình gas có giá từ 410.000 – đến 460.000 đồng/bình tùy theo hãng, tuy nhiên có rất nhiều hãng gas đang tung ra các mức giá rẻ bất ngờ, chỉ khoảng từ 350.000 - 360.000 đồng/bình cùng nhiều hình thức khuyến mãi khác như bột giặt, nước rửa bát, xoong, chảo…. Người dân cần tìm hiểu kỹ trước khi chọn mua bình gas giá rẻ vì rất có thể đây là gas giả, gas nhái sang chiết trái phép, thậm chí còn bơm thêm nước vào bình gas để cho đủ trọng lượng. Nên lựa chọn các hãng gas uy tín có tên tuổi kẻo tiền mất tật mang.-- Gas lậu giết chết gas thật – Ai chịu thiệt? (ANTĐ).

-- Minh bạch – một mục tiêu xa xỉ! (Petrotimes). (Petrotimes) - Chúng ta đều biết, sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp và nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh, bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhưng để thực hiện được điều rõ ràng này, thực ra lại chẳng dễ dàng.

Muốn đàng hoàng cũng khó

“Hiện có khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam dường như còn khá xa lạ với khái niệm minh bạch và nhất quán. Trong khi đó, đối với các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam khái niệm này lại khá phổ biến, là một đặc trưng trong phương thức kinh doanh, xác định nó là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp”.

Đây là kết luận của Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) mới được đưa ra trong buổi hội thảo đối thoại chính sách ngày 16/10/2012 với chủ đề “Doanh nghiệp và thách thức phát triển bền vững” do VCCI và Thanh tra Chính phủ tổ chức.

Sự thực thì đa số chủ các doanh nghiệp Việt Nam không hề “xa lạ” với nhận thức thuộc loại “cơ bản” nhất này khi bước vào thương trường. Họ đều biết rằng, các chính sách nhất quán và minh bạch sẽ giúp doanh nghiệp của họ xây dựng được thương hiệu, duy trì sự tin cậy của các đối tác, khách hàng, cổ đông... từ đó giúp ổn định hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện năng lực cạnh tranh và môi trường kinh doanh, tăng trưởng bền vững. Kinh doanh dựa trên nền tảng của sự minh bạch cũng là con đường tất yếu của các doanh nghiệp muốn phát triển, nâng cao vị thế, uy tín trong cộng đồng, trong xã hội và trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng quyết liệt.

Tính minh bạch được hiểu không chỉ giới hạn trong việc kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp mà còn là minh bạch trong việc quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, giúp doanh nghiệp điều chỉnh khắc phục kịp thời điểm yếu, phát huy thế mạnh. Sự minh bạch là một thứ tài sản vô hình rất có giá trị đối với bản thân doanh nghiệp, tài sản niềm tin của các nhà đầu tư, các đối tác, ngân hàng...

Tuy nhiên, áp lực nào khiến cho các doanh nghiệp khó thực thi sự minh bạch?

Tại hội nghị này, đại diện nhiều doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước đã cùng thống nhất một điểm rằng, những bất cập trong chính sách, pháp luật có nguy cơ làm nảy sinh tệ nạn tham nhũng, hối lộ, tác động tiêu cực tới tính liêm chính và minh bạch trong hoạt động kinh doanh.

Theo kết quả điều tra vừa mới được công bố của Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) thì có đến 69% doanh nghiệp được hỏi đã thừa nhận rằng, họ đang là nạn nhân của tham nhũng, tức là phải chi trả những chi phí ngoài quy định cho một số cán bộ, cơ quan quản lý Nhà nước. Chưa kể nhiều doanh nghiệp rơi vào trường hợp “không tiện nói ra”.

Doanh nghiệp tuy có kênh để phản ánh nhưng cũng không dám phản ứng, thường là âm thầm chịu đựng và chấp nhận chuyện “qua sông phải lụy đò”.

Đối với những doanh nghiệp lớn, những công ty đại chúng huy động vốn từ các nhà đầu tư ngoài xã hội, nếu thiếu minh bạch trong việc công bố thông tin ra bên ngoài là tự giết mình, là mâu thuẫn với chính cổ đông của mình. Nhưng để công bố thông tin rõ ràng, kịp thời và có hệ thống, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với không ít rủi ro, thách thức trực tiếp đến sự tồn vong.

Khi sự cạnh tranh không lành mạnh hoặc cơ chế chính sách thiếu công bằng, việc minh bạch, công khai số liệu kế toán, tình hình tài chính... nhà phân phối, khách hàng, đối tác, ngân hàng cho vay cũng sẽ lộ diện và đây là điểm sơ hở để các đối thủ có thể khai thác, tận dụng “ra đòn”, là điểm nhạy cảm cho những tiêu cực nhũng nhiễu phát sinh. Cái giá phải trả cho sự minh bạch, nhiều khi rất đắt.

Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, minh bạch đôi khi chính là “cửa tử” bởi họ cần giữ kín những “bí quyết” và “mối” làm ăn. Mang “nồi cơm” ra giữa thanh thiên bạch nhật, thực tế ở ta, nguy cơ bị mất ăn... luôn đe dọa.

Đây chính là những lý do khiến các doanh nhân cho rằng, minh bạch thông tin ra bên ngoài là một mục tiêu xa xỉ trong môi trường kinh doanh hiện tại bởi những mặt trái rủi ro khó tiên liệu, khó kiểm soát. Thực là muốn đàng hoàng cũng khó và cái khó này thực sự “bó” cái khôn.

Lòng tự trọng bị tổn thương

Vì những lý lẽ nêu trên, tình trạng “làm đẹp” báo cáo, lờ đi các con số thống kê phản ánh trung thực tình hình... đã trở thành “vấn nạn”. Những gì người ta được biết thường có độ “vênh”, thậm chí hoàn toàn méo mó biến dạng so với thực tế. Bệnh thiếu minh bạch ngày càng nặng thêm khi các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách căn cứ vào đó để ra quyết định.

Thiếu minh bạch được coi là căn nguyên của tệ tham nhũng. Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) là một trong những tổ chức phi chính phủ đi đầu trong công cuộc chống tham nhũng, như tuyên truyền, hướng dẫn, cung cấp tài chính cho các quốc gia đẩy mạnh chống tham nhũng, đồng thời trừng phạt kinh tế với các quốc gia thờ ơ với tham nhũng.

Theo thống kê của tổ chức này, ước tính hàng năm số tiền hối lộ trên toàn cầu có thể đạt 20 đến 40 tỉ USD, dùng để “bôi trơn” trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh hoặc thủ tục hành chính.

Việt Nam luôn được xếp ở nửa cuối của bảng xếp hạng về chỉ số cảm nhận tham nhũng của TI nhiều năm qua. Điều này hẳn đã làm tổn thương lòng tự trọng của các doanh nhân chân chính.

Nhiều khuyến nghị đã được gửi đến các cơ quan hoạch định chính sách, ngõ hầu mở một lối thoát cho vấn đề này như: Cần sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm tăng cường công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh; tăng cường đối thoại chính sách giữa các cơ quan quản lý với các doanh nghiệp giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về chính sách, pháp luật, kịp thời giải đáp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực thi, trong sản xuất, kinh doanh và cơ quan quản lý có cơ hội nắm bắt được những phản hồi từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp để có thể điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung phù hợp với cơ chế, chính sách nhằm tạo dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển; dỡ bớt rào cản tiếp cận thông tin liên quan tới các lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, thanh tra, kiểm tra, chống gian lận trong kinh doanh và phòng, chống tham nhũng v.v...

Song tất cả những điều đó mới là một nửa, nửa còn lại được xác định là nằm ở phía các doanh nghiệp. Văn hóa tuân thủ và tôn trọng sự minh bạch cần phải được doanh nghiệp tự xây dựng. Cải thiện tính minh bạch sẽ dẫn đến quá trình tối ưu hóa ở nhiều cấp độ của doanh nghiệp và điều này đòi hỏi phải bắt đầu từ những thay đổi trong nhận thức, hành vi và cách ứng xử của doanh nhân và mỗi người trong doanh nghiệp.

- ‘Căn hộ phá giá 10 triệu/m2, dứt khoát sẽ kiểm tra’ (VTC). – Địa ốc thêm nhiều thông tin ảm đạm (TP). –Nhà ở xã hội: Cửa thoát hiểm cho BĐS (Vef). – Mua đất “liên doanh”: 10 năm chưa có giấy chủ quyền (PN).

- Ngân hàng đua nhau “săn” khách mở thẻ ghi nợ (Tin tức). – TP.HCM đề nghị các ngân hàng giảm lãi suất (TT). – Kết quả kinh doanh của các ngân hàng quý 3: Dấu ấn “tái cấu trúc” (DĐDN).
- Giải ngân đầu tư xây dựng cơ bản chỉ đạt 9.500/15.000 tỷ đồng (SGGP).
- Doanh nghiệp xã hội: Vì con người hơn là lợi nhuận (Petrotimes).
- Ám ảnh khủng hoảng truyền thông (DĐDN).

- Bất cập cho DN XNK thủy sản (DĐDN).
- Thị trường sữa: Phần thiệt về phía người tiêu dùng (VietQ).
- “Canada nên trở thành mô hình kinh tế của thế giới” (TTXVN).

- Kinh tế chưa thể khởi sắc trong năm tới (TBKTSG).
- “Tiếp tục thực hiện quyết liệt kiềm chế lạm phát” (TTXVN).  – Sẽ không để lạm phát quay lại (NNVN).  – Kiểm soát lạm phát, giải quyết nợ xấu, hàng tồn kho (VOV).
- TS. Alan Phan: Giá BĐS giảm 50%, nợ xấu sẽ tăng gấp 3! (VinaCorp).
- “Nên tạo thương hiệu vàng quốc gia hoàn toàn mới” (NĐT).  – NHNN: Vàng được vay chủ yếu để đầu tư vào bất động sản (cafef).   – Tuần tới, cẩn trọng với đường đi của giá vàng (VnMedia).  – Thay đổi mẫu bao bì vô tình tiếp tay cho vàng nhái? (NĐT).
- Nghịch lý bán căn hộ giá rẻ bị cho là…phá giá (VnMedia).
- ‘Cơ hội đầu tư casino ở Việt Nam rất lớn’ (VNE).  – Nhà đầu tư muốn Việt Nam định hướng rõ hơn về casino(TBKTSG). Số tập đoàn Nhà nước sẽ giảm xuống dưới 10 đơn vị

Thủ tướng sẽ chỉ chịu trách nhiệm tại một số ít Tập đoàn Nhà nước, số còn lại sẽ giao cho các Bộ quản lý.Thủ tướng Chính phủ nắm 4 quyền đối với Tập đoàn kinh tế
Dự thảo Nghị định phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn Nhà nước đầu tư vào DN.

Nhiều ngân hàng châu Âu rời bỏ Mỹ do luật Dodd-Frank
Ngân hàng ngoài Mỹ giao dịch hoán đổi nhiều hơn 8 tỷ USD với các đối tác Mỹ sẽ phải hoạt động như một đơn vị chịu chi phối của luật Mỹ.


- Hương quế Trà Bồng (TTCT).

- Áo ngực chứa dung dịch lạ xuất hiện ở HN (Khampha).  – Tạm giữ áo ngực Trung Quốc nghi có chứa “thuốc lạ” (DT).

- 200 người ngăn cản công an bắt nghi phạm đánh kiểm lâm (VNE).
- Hà Nội: Người dân ‘đổ’ ra chợ mua thực phẩm phòng bão (Petrotimes).

- Bão mạnh cấp 12 áp sát bờ biển Hải Phòng-Ninh Bình (TTXVN).   – Bão Sơn Tinh đổ bộ, HN mưa lớn (ĐV).  –Hàng nghìn người ‘chạy’ siêu bão Sơn Tinh (VNE).  – Thanh Hóa di dời gần 120.000 dân tránh bão (TT).  – Sơ tán hơn 400 người tại khu chung cư “chạy bão” (LĐ).  – Quảng Bình: Sóng đã đánh sập nhiều đoạn đê biển(TTXVN).  – Bộ đội biên phòng Hải Phòng cứu nạn 29 ngư dân (TTXVN). – Động đất rất mạnh, cảnh báo sóng thần ở Thái bình dương (VNE).  – Sóng thần trên Thái Bình Dương, Hawaii tán loạn (VNN).  – Tàu Nga mất tích giữa bão biển ở Viễn Đông (VNE).
- Xe du lịch đâm xe tải, 3 người chết, 3 bị thương (NLĐ).
- Nỗi sợ hãi sau một phiên tòa (PN Today).
- Dính bẫy công ty bán hàng đa cấp: Hàng trăm ngàn người lao đao (TN).
- – Kỳ 4: Ước vọng Bảo – Toàn (TT).
- Khổ quá người… già! (Petrotimes).  – Chuyện ông Quến mù (TT).
- Sài Gòn… nhậu (PN).
- Săn lùng “hươu siêu nhỏ” cải thiện bản lĩnh đàn ông.   – “Thần dược” giả từ thịt thú rừng tẩm hóa chất  (NĐT).
- Kiểm lâm Vườn Quốc gia Yok Đôn bị lâm tặc đánh (SGGP).

Tổng số lượt xem trang