-–Nguyễn Quốc Vĩ dịch: Tải về Phần IV- A3 (3)
-C. Sự tham gia của Hoa Kỳ dự kiến trở thành sâu hơn, vững chắc hơn
-C. Sự tham gia của Hoa Kỳ dự kiến trở thành sâu hơn, vững chắc hơn
l. Thông qua trách nhiệm quân sự
Việc Tướng John (Iron Mike) O'Daniel, Giám Đốc Cơ Quan Viện Trợ Quân Sự và Tư Vấn (MAAG) Đông Dương, được giao phó nhiệm vụ huấn luyện cho quân đội quốc gia Việt Nam (quân đội Việt Nam) là việc đã từ lâu được chờ mong. Tướng O'Daniel và Tướng Ely của Pháp đã thảo luận việc tham gia của Hoa Kỳ trong việc đào tạo vào tháng 6 năm 1954; O'Daniel đã hoạch định một kế hoạch toàn diện để có cố vấn ở tất cả các cấp cơ sở quân sự và vào tháng Bảy đã khẩn khoản Hoa Kỳ tăng cường nhân sự cho MAAG trước ngày 11 tháng 8, trong khi [Hiệp Định] Genève chống lại việc tăng cường thêm nhân viên quân sự mới đã có hiệu lực. 24/ Tuy nhiên, Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân phản đối.
Đầu vào tháng Tám, Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân liệt kê bốn điều kiện tiên quyết cần thiết cho sự thành công cho một nỗ lực đào tạo của Hoa Kỳ ở Đông Dương, điều kiện tiên quyết cần được đáp ứng trước khi các nghĩa vụ đào tạo được tiến hành. Đầu tiên là:
Điều hết sức cần thiết là phải có một chính phủ dân sự tương đối mạnh mẽ, ổn định để nắm quyền kiểm soát. Sẽ là vô vọng khi mong đợi một nhiệm vụ huấn luyện quân sự của Hoa Kỳ đạt thành công trừ khi quốc gia có liên quan có thể thi hành được những chức năng chính phủ cần thiết có hiệu quả để có thể phát triển và duy trì thành công lực lượng vũ trang [của họ].
Thứ hai, chính phủ nên "nên chính thức yêu cầu [Pháp] rằng Hoa Kỳ sẽ chịu trách nhiệm đào tạo và cung cấp thiết bị quân sự cho các lực lượng, hỗ trợ tài chính và tư vấn chính trị cần thiết để đảm bảo sự ổn định nội bộ." Các Tham Mưu Trưởng không thấy vai trò quan trọng nào cho người Pháp trong vấn đề đào tạo, điều kiện tiên quyết thứ ba là Pháp yêu cầu Pháp rút quân hoàn toàn ra khỏi nước:
Nên đạt được những thỏa thuận với Pháp để trao độc lập hoàn toàn cho các nước Đông Dương và tiến hành việc rút theo từng giai đoạn, có trật tự, các lực lượng quân sự, các quan chức và các cố vấn Pháp ra khỏi Đông Dương để tao ra động lực và cơ sở vững chắc cho việc thành lập lực lượng vũ trang quốc gia. Từ đầu, Hoa Kỳ nên nhấn mạnh vào việc đối tác trực tiếp với các chính phủ của các nước Đông Dương tương ứng, hoàn toàn độc lập với sự tham gia hoặc kiểm soát của Pháp.
Cuối cùng, cả hai việc "nhu cầu quân sự bản địa và lợi ích tổng thể của Hoa Kỳ sẽ định đoạt kích thước và thành phần của các lực lượng bản địa". 25/
b. Quan điểm của Dulles
Trong bốn điều kiện tiên quyết, chỉ có điều thứ hai là không có vấn đề. Bộ Ngoại giao, đặc biệt là Ngoại trưởng Dulles, Walter F. Robertson, Trợ lý Ngoại Trưởng cho vùng Viễn Đông, và Kenneth T. Young, đứng đầu của một Lực Lượng Đặc Nhiệm liên ngành ở Việt Nam, đều phản đối các điều kiện khác. Dulles nêu lên suy nghĩ của mình trong một bức thư ngày 18 tháng 8 gửi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Charles Wilson. Đồng ý rằng chính phủ Diệm "không đủ mạnh hoặc ổn định", Dulles cho rằng sắp xếp, tổ chức lại, bồi dưỡng quân đội là "một trong những phương tiện hiệu quả nhất cho phép Chính phủ Việt Nam trở nên mạnh mẽ." Gọi đây là câu chuyện "con gà và quả trứng quen thuộc mà cái nào có trước", Dulles làm rõ ràng chọn lựa của mình. Ông thấy có hai phương án hành động mở ra cho Hoa Kỳ:
một, củng cố chính quyền bằng những phương tiện có tính chất chính trị và kinh tế, [hai là] tăng cường cho chính phủ bằng cách tăng cường hỗ trợ cho quân đội của họ.
Dulles mong muốn áp dụng cả hai phương án. Đối với các câu hỏi về sự hiện diện hay vắng mặt của Pháp, Dulles nói:
Sẽ là một tai hại về quân sự nếu yêu cầu lực lượng Pháp rút khỏi Việt Nam trước khi tạo dựng được một quân đội quốc gia mới. Tuy nhiên...hình như là sẽ không có những phản đối không thể vượt qua để Hoa Kỳ thực hiện chương trình đào tạo...trong cùng một lúc với việc các lực lượng Pháp bắt đầu dần dần rời khỏi chiến trường đó. 26/
c. NSC ủng hộ Dulles
Việc thông qua NSC 5429/2 chứng tỏ Chính phủ Hoa Kỳ xem [quan điểm của] Dulles là thuyết phục hơn so với [quan điểm của] Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Tuy nhiên, khi đồng ý để "làm việc thông qua Pháp chỉ trong chừng mực cần thiết” để xây dựng các lực lượng bản địa thì chương trình xây dựng quân đội Việt Nam đã không được triển khai trong nhiều tháng.
d. Bất đồng ý kiến giữ JCS và Bộ Ngoại Giai về mức độ quân sự, sứ mệnh cho quân đội Việt Nam
Ngày 22 tháng 9, trong một biên bản ghi nhớ đề nghị việc thành lập MAAG, Cam-pu-chia (nếu tất cả các cố vấn Pháp cuối cùng" bị rút đi, nếu Hoa Kỳ giao dịch trực tiếp với Phnom Penh và nếu có những điều được viết vào một thỏa thuận song phương với Campuchia), Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân đề nghị chống lại việc phân công giao trách nhiệm đào tạo cho MAAG Sài Gòn vì "tình hình chính trị bất ổn" ở miền Nam Việt Nam. 27/ Sự bất ổn đã được ghi nhận "với mối quan tâm" của Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân trong một bản ghi nhớ thứ hai ngày 22 tháng 9 đối phó với việc phát triển các lực lượng ở Đông Dương, như đã được ghi trong thỏa thuận ngừng bắn (được coi là "một trở ngại lớn đến việc triễn khai đầy đủ các nhân viên MAAG của Hoa Kỳ và cả việc đưa thêm vũ khí và thiết bị vào [Việt Nam]"). 28/ Vì những yếu tố này, Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân coi là "đây không phải là lúc thuận lợi để tiếp tục cho thấy ý định của Hoa Kỳ về việc hỗ trợ và đào tạo cho lực lượng Việt Nam."
e. Một lần nữa, NSC ủng hộ Dulles, đề xuất một chương trình quân sự ở miền Nam Việt Nam
Nhưng Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân đã được chỉ đạo của Hội Đồng An Ninh Quốc gia là phải giải quyết các vấn đề về khổ cỡ của lực lượng Việt Nam, [dù chỉ đạo đó] chống lại mong muốn tốt nhất của họ, có người đã cho rằng là vậy, biên bản ghi nhớ này chuyển tiếp quan điểm của họ. Một quân đội gồm 231.000 người đã được đề xuất cho Việt Nam, chi phí hàng năm để đào tạo và duy trì lực lượng này – với giả định rằng Pháp sẽ trao lại cho quân đội Việt Nam những thiết bị quân dụng [mà Pháp đã nhận trước đây] trong Chương Trình Hỗ Trợ Phát Triển Quân Sự của Hoa Kỳ kể từ năm 1950 – tính ra khoảng 420 triệu USD. Một khoản 23,5 triệu khác sẽ cần thiết để đào tạo và trang bị cho lực lượng Hải và Không quân. Hơn nữa, các Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân muốn từ bỏ nhanh chóng việc quân đội Việt Nam nhận lệnh từ Pháp và nhanh chóng rút quân Pháp một khi Việt Nam "có khả năng thực điều khiển một lực lượng có hiệu quả." Cuối cùng, các Tham Mưu Trưởng Liên Quân yêu cầu "đạt một thỏa thuận rõ ràng... với Chính phủ Pháp về thời gian họ rút quân theo từng giai đoạn đã được lập trình" trước khi Hoa Kỳ nhận lãnh trách nhiệm đào tạo. 29/
Dulles phản đối các đề xuất:
Đối với tôi, dường như nhiệm vụ của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam là để dành cho cho an ninh nội bộ [của Nam Việt Nam]. Nhân lực và dự toán chi phí (từ phía Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân) có vẻ là quá nhiều trong bối cảnh trên.
Bộ Trưởng Ngoại Giao nhắc lại là một yêu cầu của Pháp là 330 triệu USD để hỗ trợ cho quân Viễn Chinh Pháp lúc đó dự kiến [chỉ có] 150.000 người cho hết 1955, và kế hoạch Việt Nam để có 230.000 người tại ngũ "... là vượt quá những gì Hoa Kỳ xem xét về tính khả thi về việc hỗ trợ giữ gìn an ninh cho Đông Dương Tự Do vào thời điểm này "Thay vào đó, ông nhắc lại việc "bắt buộc" mà Chính phủ Hoa Kỳ - ví dụ như," Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân – phải sửa soạn một lập trường vững chắc về kích thước tối thiểu của một lực lượng để đảm bảo an ninh nội bộ của Đông Dương " 30/
Một tuần sau đó các Tham Mưu Trưởng lần lượt phản đối. Ý tưởng đào tạo quân đội Việt Nam để cho an ninh nội bộ là mâu thuẫn với NSC 162/2 "dự kiến là phụ thuộc vào các lực lượng mặt đất bản địa càng lớn càng tốt” trong việc bảo vệ lãnh thổ. Viện dẫn các mối đe dọa từ "một số lượng du kích đáng kể của Việt Minh và những kẻ ủng hộ [Việt Minh]... đã được biết đến hay bị nghi ngờ [là như thế]" trên lãnh thổ Việt Nam Tự Do" và ý định của Chính phủ Việt Nam " đề nghị rút theo từng giai đoạn của các lực lượng Pháp trong năm 1956" các Tham Mưu Trưởng cho biết:
Điều này sẽ đưa ra hậu quả là một sự trống vắng hoàn toàn về quân sự, trừ khi Việt Nam được chuẩn bị đầy đủ để tiếp nhận dần khi người Pháp rút.
Khổ cỡ của quân đội được đề xuất ngày 22 tháng Chín đã được tái khẳng định như mức tối thiểu cần thiết cuối cùng để thực hiện các mục tiêu " của quân đội Việt Nam, mà họ phải " đạt được và duy trì an ninh nội bộ và ngăn chặn được sự xâm lược của Việt Minh với một quốc phòng hạn chế đến đường phân định ranh giới theo Hiệp Định Đình Chiến Genève." Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân đã nêu lên một lần nữa về tình hình chính trị không ổn định tại Việt Nam, định mức trần là 342 nhân viên MAAG và kết luận:
Trong những điều kiện này, sự tham gia của Hoa Kỳ trong việc đào tạo không chỉ có hiệu quả là mang lại lợi ích hạn chế nhưng cũng sẽ chịu trách nhiệm cho bất kỳ sự thất bại của chương trình. Dưới ánh sáng của sự việc đang xảy ra và từ một quan điểm quân sự, Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân xét rằng Hoa Kỳ không nên tham gia vào việc đào tạo quân đội Việt Nam ở Đông Dương. Tuy nhiên, nếu đã được coi là một cân nhắc chính trị là chủ đạo, Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân sẽ đồng ý nhận sự phân công lập một phái bộ đào tạo MAAG Sài Gòn, với các biện pháp bảo vệ chống lại sự can thiệp của Pháp vào các nỗ lực đào tạo của Hoa Kỳ. 31/
e. Một lần nữa, NSC ủng hộ Dulles, đề xuất một chương trình quân sự ở miền Nam Việt Nam
Cân nhắc chính trị đã thắng thế. Sự nhượng bộ của Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân về việc một mình [Hoa Kỳ] đào tạo Việt Nam về an ninh nội bộ trùng hợp với cuộc thảo luận trong Ban Điều Phối Hành Động (OCB: Operations Coordinating Board) về những cách có thể để cũng cố chế độ Diệm. Một chương trình thâm nhập đã được vạch ra bởi BNG, một phần trong số đó là một chương trình đào tạo hạn chế tạm thời theo đề nghị của Ban Điều Phối Hành Động. Đô đốc Radford, Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, tin rằng điều này sẽ triễn khai thành một chương trình đào tạo dài hạn được đề xuất bởi Tướng O'Daniel vào tháng Sáu, ông vẫn tin rằng chương trình không nên được thông qua. Nhưng trước khi các Tham Mưu Trưởng Liên Quân có thể xem xét hoặc đưa ra sửa đổi trên đề nghị của Ban Điều Phối Hành Động, Hội Đồng An Ninh Quốc gia đã họp ngày 22 tháng 10 và thông qua nghị quyết chung hai Bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng gửi đến Sài Gòn cho phép Đại sứ Donald Heath và O'Daniel "hợp tác thiết lập tiến hành một chương trình thâm nhập được thiết kế để đem lại sự cải thiện về sự trung thành và hiệu quả của các lực lượng Việt Nam Tự Do. " 32/ Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân được chỉ đạo đưa ra đề xuất về mức lực lượng cần thiết để hoàn thành các mục tiêu quân sự đơn thuần chỉ là việc duy trì an ninh nội bộ." 33/
Trả lời vào ngày 17 tháng 11, Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân đề xuất một lực lượng [VN] gồm 89.085 người, chi phí ước tính là 193,1 triệu USD cho năm tài chính 1956 và khoảng $100 triệu cho phần còn lại của năm tài chính 1955. Để bảo vệ an ninh nội bộ và "trong nỗ lực để ổn định chính quyền Diệm" Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân đề nghị nhanh chóng giảm các lực lương và nhanh chóng thuyên chuyển các nhân sự và các đơn vị được chọn lựa để duy trì "sự an toàn của chính phủ hợp pháp ở Sài Gòn và các trung tâm dân cư lớn khác", thực hiện "các hoạt động an ninh ở khu vực mỗi tỉnh" và thực hiện " những chiến dịch bình định lãnh thổ. "Sau đó, các trung tâm quân sự sẽ được thành lập để tổ chức lại và đào tạo quân đội.
Các Tham Mưu Trưởng bày tỏ sự dè dặt nghiêm trọng về khả năng thành công của Việt Nam và Hoa Kỳ. Đầu tiên là,
tình hình chính trị hỗn loạn ở Việt Nam đến nỗi không có bảo đảm rằng các lực lượng an ninh hiện có ở đây có thể được phát triển thành một lực lượng trung thành và hỗ trợ có hiệu quả cho Chính phủ Diệm, hoặc, nếu được phát triển, các lực lượng này sẽ mang lại kết quả là ổn định chính trị và quân sự ở Nam Việt Nam. Trừ khi chính người Việt Nam cho thấy một khuynh hướng hy sinh cá nhân và tập thể cần thiết để chống lại cộng sản, điều mà họ đã không làm cho đến nay, thì không có áp lực và hỗ trợ lâu dài nào từ bên ngoài có thể trì hoãn được sự chiến thắng hoàn toàn của Cộng Sản ở miền Nam Việt Nam.
Thứ hai, sự hợp tác và phối hợp giữa MAAG và Pháp "là sống còn để thực hiện hiệu quả chương trình và Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân nghi ngờ rằng họ [MAAG] sẽ được [Pháp] sẵn sàng hỗ trợ. Cuối cùng, các Tham Mưu Trưởng cảnh báo rằng, các chương trình trên sẽ không bảo vệ được đầy đủ cho các nước Đông Dương chống lại sự xâm lược từ bên ngoài sau khi Pháp đã rút hết các lực lượng của mình. Với việc Việt Minh tăng cường quy mô và hiệu quả của các lực lượng của họ và không có lực lượng khu vực hỗ trợ phòng thủ lẫn nhau nào được cam kết theo Hiệp ước Liên Phòng Đông Nam Á, các chương trình dài hạn trên sẽ không đủ để cung cấp gì nhiều hơn là một sự kháng cự hạn chế ban đầu trước sự tấn công của một quân đội có tổ chức của Việt Minh. 34/
f. Collins đồng ý với Hội Đồng An Ninh Quốc gia
Một biên bản ghi nhớ ngày 17 tháng 11 đưa ra phương án như thế nào mà Hoa Kỳ có thể nhanh chóng triển khai trương chương trình thâm nhập đã được phê duyệt tại cuộc họp của NSC 22 vào tháng Mười. Bộ trưởng Dulles đã phác họa cho Tổng thống Eisenhower về các khuyến nghị của Tướng J. Lawton Collins, đặc phái viên về Việt Nam để xem qua tất cả các hoạt động của Hoa Kỳ, phối hợp với các chương của Pháp và có được những cách đi chuyển tiếp. Collins đề nghị "giảm Quân đội Quốc gia Việt Nam... giảm xuống còn 77.000 vào tháng Bảy năm 1955, được đặt dưới sự chỉ huy và kiểm soát của Việt Nam vào ngày tháng đó.... Chi phí cho Hoa Kỳ sẽ là 200 triệu USD mỗi năm...Hoa Kỳ phải nhận trách nhiệm đào tạo... 1 Tháng 1 năm 1955, với sự hợp tác của Pháp và sử dụng huấn luyện viên người Pháp. ".
Collins khẳng định rằng các lực lượng Pháp phải được giữ lại ở Việt Nam:
Sẽ là điều tai hại nếu quân viễn chinh Pháp được thu hồi sớm vì Việt Nam sẽ bị tàn phá bởi một cuộc tấn công của đối phương trước khi Hiệp Định Manila có thể đi vào hành động.
"[để] khuyến khích người Pháp giữ lại đủ lực lượng", Collins kêu gọi Hoa Kỳ hỗ trợ tài chính ít nhất là $100 triệu cho đến hết qua tháng 12 năm 1955. Tướng Ely đồng tình. 35/
2. Các điều kiện ở Việt Nam mời gọi hành động vững chắc hơn
Tình hình Việt Nam vào mùa thu năm 1954 đòi hỏi một chương trình hành động nào đó - bất kỳ loại nào. Thủ Tướng Diệm hầu như không kiểm soát được Sài Gòn, ông bị phản đối bởi nhân sự lãnh đạo quân đội của ông, các phe phái chính trị hùng mạnh chỉ muốn bảo vệ các lợi ích đáng kể đặc biệt của họ với quân đội riêng hùng mạnh; ít ra ông đã bị phản đối ngầm bởi nhiều người Pháp ở Việt Nam. Các vùng nông thôn đã bị tàn phá bởi chiến tranh, hoạt động thông tin liên lạc, quản lý và tài chính bị đình trệ, một nền kinh tế đã còng lưng đe dọa bởi cơn lũ của khoảng 860.000 người tị nạn từ miền Bắc. Trên tất cả là lủng lẳng "một bầu không khí đầy thất vọng và vỡ mộng" tạo ra bởi Hiệp định Genève và việc chia hai Đất Nước được áp dụng, “kèm theo tâm trạng bất an cùng khắp về ý đồ của Hoa Kỳ và Pháp” 36/ Vào tháng Tám, Hoa Kỳ đã đưa ra chính sách để sữa chữa tình trạng bất ổn đó: là Diệm sẽ được hỗ trợ bởi cả Hoa Kỳ và Pháp. Tuy nhiên, chính sách của Hoa Kỳ lại không thể loại bỏ sự phản đối của Diệm.
- Quân đội đe dọa Diệm
Tướng Nguyễn Văn Hinh, Tham Mưu Trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam, là người tổ chức đảo chánh đầu tiên nổi lên và sụp đổ. Mối đe dọa tháng Chín của một cuộc nổi dậy quân sự lần đầu tiên bị chết yểu qua trung gian của Đại sứ Hoa Kỳ Donald Heath và Tướng Ely (người tuy đã nghi ngờ khả năng của Diệm nhưng đã làm việc để ngăn chặn sự sụp đổ tàn bạo của ông này). Sau đó, Diệm đã phát hiện ra một âm mưu đảo chính, bắt giữ một số người ủng hộ Hinh, cách chức Tướng Hinh và ra lệnh cho ông này phải ra khỏi đất nước. 37/ Hinh từ chối rời Việt Nam và tiếp tục âm mưu chống lại chính phủ. Kế hoạch một cuộc đảo chính vào tháng Mười đã được đưa ra "Sau đó, Hinh đã được cho biết là cuộc nổi dậy có nghĩa là viện trợ của Hoa Kỳ sẽ tự động chấm dứt. 38/ Một cuộc đảo chánh khác được dự kiến vào 26 tháng 10 đã thất bại khi Đại Tá EG Lansdale, người đứng đầu của Phái đoàn Quân Sự tại Sài Gòn và đang là giám đốc CIA trong bối cảnh đó, đã sắp xếp cho hai cấp dưới [của Diệm] quan trọng rời đất nước. Lansdale mời Hinh và tùy tùng đến thăm Philippines. Hinh từ chối một cách không vui nhưng người ủng hộ ông - một trong những người bị cáo buộc là một kẻ làm việc cho Pháp – lại không thể cưỡng lại cơ hội để được xem các hoạt động bên trong của Magsaysay do Hoa Kỳ trợ giúp để chống lại hoạt động của quân nổi dậy Huk. 39/ Cuối cùng, trong tháng Mười Một, Bảo Đại bị thuyết phục bởi Hoa Kỳ và Pháp can thiệp thay mặt cho Diệm. Ông đã làm, đã ra lệnh Hinh về trình diện ở Cannes, và vào ngày 19 tháng 11, ông Tướng rời đất nước. 40/ Tướng Hinh đã thừa hưởng một số hỗ trợ của Pháp trong hoạt động chống Diệm. Đại sứ Heath báo cáo rằng Hinh nhận được "những khuyến khích ngầm nếu không gọi là hỗ trợ không chính thức" từ nhiều sĩ quan Pháp và các quan chức ở Sài Gòn và "các cấp làm việc tại Paris." 41/ Ban đầu Hinh cũng đã được hỗ trợ bởi các giáo phái, sau đó bởi Bình Xuyên.
- Các giáo phái đe dọa Diệm
Cao Đài và Hòa Hảo, giáo phái, cơ bản là các nhóm tôn giáo với những quyền kiểm soát và lợi ích chính trị cũng như quân đội riêng do quân đội Pháp hỗ trợ, đã làm việc với Hinh cho đến đầu tháng Chín. Sau đó, thúc đẩy bởi sự hiểu biết rằng hành động theo kiểu tư nhân sẽ có nguy cơ bị mất viện trợ của Hoa Kỳ, các giáo phái đã đồng ý làm việc với Diệm. 42/ các đe dọa vào giờ phút chót [từ Hoa Kỳ] và những “áp lực nặng nề" từ các quan chức Pháp chống lại liên minh [với Diệm] làm các nhà lãnh đạo giáo phái "chóng mặt" nhưng họ đã gượng lại phục hồi đầy đủ để chấp nhận các vị trí nội các vào ngày 24 tháng Chín. 43/ Bắt đầu trong đụng chạm, liên minh không bao giờ chạy việc: Diệm từ chối ủy thác trách nhiệm cho tám Bộ trưởng mới của mình và họ nhanh chóng mệt mỏi để cố gắng làm việc trong chính phủ.
- Xuyên Bình chống Diệm
Bình Xuyên, cũng thế, xem xét tham gia liên minh nhưng rút lui khi Diệm từ chối bổ nhiệm nhà lãnh đạo Bình Xuyên, "một kẻ cướp đầy màu sắc tên là Lê Văn (Bảy) Viễn" làm Bộ trưởng Bộ Nội Vụ. 44/ Bảy Viễn đã đào tạo một nhóm côn đồ hỗn tạp trong một thời gian ngắn thành một tổ chức một băng đảng cướp, thảo khấu lớn khá tinh vi gồm khoảng 6000 người, và đã được Bảo Đại và chính quyền thực dân Pháp giúp đỡ. Bình Xuyên kiểm soát mại dâm và cờ bạc ở Chợ Lớn và kiểm soát lực lượng cảnh sát Sài Gòn - Chợ Lớn, có báo cáo rằng vì Bảy Viễn đã trả cho Bảo Đại số tiền 40 triệu đồng cho các đặc quyền này. 45/ Tuy nhiên, vẫn còn các lãnh đạo giáo phái bất đồng chính kiến như Ba Cụt, người có 5000 [chiến sĩ] tín đồ Hòa Hảo đã tố cáo [Hiệp Định] Genève và từ chối hợp tác với Diệm, và những người Pháp chống đối Diệm cùng tiếp tay với Bình Xuyên trong âm mưu chống lại chính phủ.
3. Sự lơ là của Pháp đòi hỏi những chương trình mạnh mẽ của Hoa Kỳ
Hơn cả việc tranh giành quyền lực ở Việt Nam và việc Diệm không có khả năng để củng cố quyền lực của mình, các hoạt động của Pháp trong mùa thu năm 1954 làm khích động Hoa Kỳ. Từ việc thỏa mãn yêu cầu của Hoa Kỳ trong tháng Chín, các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đã cảm thấy Pháp đã chuyển về phía đối lập với yêu cầu của Hoa Kỳ vào tháng Mười Một. Đánh giá về các hành động của Pháp có khách quan hay công bằng không là có thể đặt vấn đề.
a. Hội nghị Washington, tháng 11, 1954
Sau khi Pháp-Hoa Kỳ thảo luận tại Washington vào cuối tháng Chín - lần đầu tiên trong tiến trình các cuộc họp hàng tháng về Việt Nam - Hoa Kỳ dường như đã ghi được điểm cao nhất. Pháp hứa hỗ trợ cho Diệm, sẽ nhanh chóng trao Độc Lập cho Việt Nam. 46/ Việc chuyển giao các chức năng tài chính, hành chính, kinh tế và các chức năng khác cho người Việt Nam đã bắt đầu và sẽ hoàn thành vào tháng 12, 1954. Việt Pháp ngần ngại trước yêu cầu trao ngay lập tức Độc Lập đê ra khỏi Liên hiệp Pháp là không có gì đáng ngạc nhiên: lợi ích văn hóa, kinh tế và chính trị của Pháp ở Việt Nam vẫn còn mạnh mẽ, niềm tin vào tính hợp lệ của Liên hiệp Pháp của người Pháp là sâu đậm. Không có chính phủ Pháp nào dám thách thức dư luận bằng cách tỏ ra đang đẩy nhanh sự kết thúc của Liên Hiệp Pháp. 47/ Pháp cảm thấy Hoa Kỳ đang có một "ám ảnh tâm lý vào vấn đề Độc Lập mà không suy nghĩ và chú ý đầy đủ đến thực tế các vấn đề và những rủi ro liên quan [của Pháp]." 48/
Thứ hai, Hoa Kỳ đã có thể trì hoãn một cam kết tài trợ cho Quân Viễn Chinh Pháp tại Việt Nam, mặc dù vẫn có chỉ dấu cho thấy viện trợ sẽ được nối lại, nếu nó không được tự động nối lại, chuyện của Pháp là điều ưu tiên trong Hội nghị Washington. 49/ Pháp đồng ý duy trì quân tại Việt Nam nhưng được báo cho biết là không có con số viện trợ nào sẽ sẵn sàng cho đến tháng Mười Hai. 50/
Cả Pháp và Hoa Kỳ đều nghĩ rằng họ đã thắng trên mục tiêu kinh tế. Pháp mạnh mẽ phản đối ý tưởng viện trợ Hoa Kỳ được trao trực tiếp cho Việt Nam với lý do nó vi phạm Hiệp định Genève, không cần thiết để kích động Cộng sản Trung Quốc, thúc đẩy hối lộ và tham nhũng ở Việt Nam, và làm tăng cường cuộc đấu tranh chính trị. Thêm vào đó, "hy sinh trong quá khứ (của Pháp) nhân danh Việt Nam và vì nghĩa vụ của họ như là một thành viên của Liên hiệp Pháp" Pháp phải giám sát các viện trợ thiết yếu. 51/ Pháp, qua một thỏa thuận thỏa hiệp do Walter Bedell Smith soạn thảo dự tính việc Hoa Kỳ chấp nhận những lập luận này và đã sẵn sàng để giúp tay cho Pháp trong việc giải ngân viện trợ cho các nước Đông Dương. 52/ Hoa Kỳ quyết định không giải thích thỏa thuận theo cách này. Bộ Ngoại giao cho biết Hoa Kỳ chỉ đơn thuần cho thấy sẵn sàng để tham khảo ý kiến về các vấn đề như vậy. 53/ Ngày 29 Tháng Mười, Dulles nói với Mendes-France là Hoa Kỳ một mình sẽ phân tán viện trợ, vào cuối tháng Mười Một, cuối cùng Mendes-France, rõ ràng là vì mệt mỏi về cuộc tranh cãi, đã thua cuộc và bỏ qua vấn đề. 54/
b. Hoa Kỳ chê trách việc hỗ trợ của Pháp cho Diệm
Mặc dù đã thỏa thuận rõ ràng ở Washington là ủng hộ Diệm, Ngoại trưởng Dulles đã gặp với Mendes-France ba tuần sau đó ở Paris về cùng một chủ đề. "Đối với... tài liệu tham khảo đã sẵn sàng" Quyền Ngoại trưởng Herbert Hoover trích dẫn cho Dulles một phần của Biên Bản Thông Hiểu ngày 29 Tháng 9 trong đó:
... đại diện của Pháp và Hoa Kỳ đồng ý rằng các chính phủ tương ứng của họ sẽ hỗ trợ Ngô Đình Diệm trong việc thành lập và duy trì một chính phủ mạnh, chống Cộng và dân tộc chủ nghĩa. Để đạt mục tiêu này Pháp và Hoa Kỳ sẽ thúc giục tất cả các phần tử chống cộng ở Việt Nam hợp tác đầy đủ với Chính phủ Ngô Đình Diệm để mạnh mẽ chống lại Việt Minh và xây dựng một Việt Nam Tự Do mạnh mẽ.... Trong khi [Tướng] Ely dường như đã cố gắng một cách trung thực để thực hiện thỏa thuận này, trên thực tế là có nhiều yếu tố Pháp chưa bao giờ chấp nhận giải pháp Diệm đã làm suy yếu những nỗ lực của Ely và khuyến khích bè đảng của Hinh trong tánh ngoan cố của nó.... Trừ khi Diệm nhận được sự hỗ trợ không hạn chế của Hoa Kỳ và Pháp, thì cơ hội thành công của Diệm là mong manh. Với sự hỗ trợ như vậy, cơ hội của Diệm có lẽ sẽ là tốt hơn là trung bình, nhiều lần trung bình. 55/
c. Hòa giải giữa Paris và Hà Nội?
Ngoài sự ủng hộ ngầm cho các đối thủ của Diệm bởi các sĩ quan Pháp và các quan chức ở Sài Gòn và những đề nghị bền bỉ của Paris cho một sự thay đổi trong chính phủ (Hoàng Thân Bửu Hội, người có "tư tưởng chính trị" ghê tởm đối với Dulles, là một người được Pháp ủng hộ tại thời điểm này), Hoa Kỳ tìm thấy việc Pháp có những cử chỉ thích ứng với Hà Nội là những bằng chứng phong phú cho thấy việc Pháp ủng hộ cho Diệm là miễn cưỡng, ngay ở lúc tốt nhất. 56/ Đại sứ Dillon cảm thấy Mendes-France đã tìm thấy ở Việt Nam một "tình hình lý tưởng thiết kế để thử nghiệm (các) cơ sở triết học chính trị của ông về việc "sống chung hòa bình" và rằng chính phủ của ông đã càng ngày càng thiên về việc "sẵn sàng tìm hiểu và xem xét một chính sách nhằm cuối cùng đưa đến một Bắc Nam cùng sống chung hòa bình": 57/ Pháp khẳng định về việc giải thích pháp lý nghiêm ngặt của Hiệp định Genève là một ví dụ của tư duy hòa hoãn sống chung. Pháp phản đối bất cứ điều gì có thể làm trì hoãn hoặc hủy hoại cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956; Dillon dự đoán Paris sẽ chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử "tuy nhiên phải cần các nghiên cứu của các học giả cuối cùng mới có thể chứng minh được." 58/
Nhưng ví dụ đáng lo ngại nhất cho những người ở Bộ Ngoại Giao lên tiếng chống lại bất kỳ loại hình sống chung nào là việc Phái Bộ Sainteny đến Hà Nội.
d. Sainteny hoặc Ely?
Jean Sainteny, có uy tín khi đạt được một Hiệp Ước Độc Lập ngắn ngủi với Hồ Chí Minh vào tháng 3 năm 1946, đã được gửi trở lại Hà Nội trong tháng 8 năm 1954 để tìm cách để bảo vệ doanh nghiệp Pháp và các lợi ích văn hoá [của Pháp] ở Bắc Kỳ. Sainteny, với thành công trong quá khứ trong việc lập lại mối quan hệ hữu nghị, đã cho Phái Bộ có một tiếng nói chính trị có trọng lượng. Tướng Ely đã mong Paris gửi một "viên chức lãnh sự loại ngu ngốc" hơn là một người "loại năng động" như Sainteny; Ely đã bị khó chịu đủ đến mức phải bay về Paris để nói với MendesFrance là ông sẽ từ chức nếu Pháp chơi chính sách "nước đôi" với Bắc và Nam Việt Nam để nhằm mục đích cuối cùng là ủng hộ phe nào giành chiến thắng. Mendes-France đảm bảo với Ely rằng chính sách của Pháp là hỗ trợ tối đa các yếu tố chống Cộng ở miền Nam Việt Nam và làm mọi thứ để đảm bảo là họ có thể chiến thắng vào năm 1956. Ely đã được xoa dịu và trở về Sài Gòn. Nhưng Sainteny vẫn ở Hà Nội và việc hỗ trợ tối đa cho Diệm đã không xảy ra. 60/
Theo các nguồn tin khác, Ely không "được biết" về chính sách của Pháp. Cố vấn Liên Hiệp Pháp Jacque Raphael-Leygues, được cho biết là thành viên của "đầu não tin tưởng" của Mendes-France về Đông Dương, đã nói với Đại sứ Dillon rằng Sainteny đã thuyết phục Paris rằng miền Nam Việt Nam đã bị tiêu diệt và "phương án duy nhất để có thể cứu vãn bất cứ điều gì là chơi trò chơi của Việt Minh và cách ly Việt Minh ra khỏi mối quan hệ Cộng sản với hy vọng tạo ra một chủ nghĩa Tito ở Việt Nam [và hình thái VN này] sẽ hợp tác với Pháp và thậm chí có thể nằm trong Liên hiệp Pháp." Raphael-Leygues nói Pháp trì hoãn mong muốn hỗ trợ chính phủ Sài Gòn của Hoa Kỳ để có tiền cho quân viễn chinh Pháp và sửa chữa trách nhiệm đối với tổn thất cuối cùng với việc [Pháp] mất miền Nam Việt Nam cho Hoa Kỳ. 61/
Trong tháng 12 1954, Sainteny đã giành thỏa thuận với Hồ Chí Minh cho phép doanh nghiệp Pháp tiếp tục, không phân biệt đối xử. Nhưng nếu hợp đồng làm hài lòng Paris thì nó lại không đảm bảo cho thương gia Pháp tại Bắc Kỳ. Pháp luật Việt Minh sẽ điều chỉnh hoạt động của mình, lợi nhuận có thể không được chuyển giao ra ngoài quỹ đạo Cộng sản. Hầu hết các mối quan tâm của Pháp đã quyết định rằng lợi ích tiềm năng là không đáng để chịu rủi ro trong kinh doanh với VNDCCH và bất chấp những nỗ lực của Sainteny để thiết lập tập đoàn hỗn hợp chính phủ và tư nhân, đa số đã rút khỏi miền Bắc. 62/ Sainteny vẫn là một "Tổng Đại Diên" [của Pháp] ở VNDCCH.
e. Báo cáo Mansfield
Thúc đẩy cuối cùng để Hoa Kỳ hành động là báo cáo thực địa của Mansfield. Sau một chuyến đi tìm hiểu thực tế ở miền Nam Việt Nam, Thượng nghị sĩ Mansfield kết luận người quen cũ của ông là Diệm là người duy nhất cho công việc ở Sài Gòn. Ông cho biết vấn đề này không xem “Diệm như một cá nhân mà là một chương trình mà trong đó có sự hiện diện của Diệm." Chương trình đó "đại diện cho dân tộc chủ nghĩa đích thực, ... chuẩn bị sẵn sàng để đối phó có hiệu quả với nạn tham nhũng và...thể hiện mối quan tâm trong việc thúc đẩy phúc lợi của nhân dân Việt Nam". Thượng nghị sĩ cảm thấy "không thể có được" bất kỳ lãnh đạo nào khác "tận lòng tận sức cho những nguyên tắc này” có thể được tìm thấy và đề nghị Chính phủ [Hoa Kỳ] "trước mắt xem xét tạm ngưng tất cả các viện trợ cho Việt Nam và các lực lượng Liên hiệp Pháp ở đó, trừ trường hợp những viện trợ có tính chất nhân đạo, đánh giá sơ bộ lại đầy đủ các chính sách hiện tại của chúng ta ở Việt Nam Tự Do", nếu Diệm thất bại. 63/
Báo cáo Mansfield làm phấn chấn Diêm (người đã thường, với sự chính trực của mình, phản ứng không khoan nhượng đối với các đề xuất thay đổi), buộc Pháp khuất phục và làm Paris khó chịu. Đối với những người Pháp ủng hộ hòa giải với Việt Minh, phân tích của Mansfield đã chứng minh tính hiệu lực của chính sách của họ. Rõ ràng, họ nói, nếu Diệm thất bại, Hoa Kỳ sẽ chú ý đến Mansfield và rút khỏi Việt Nam.Tương tự rõ ràng, họ nói, Diệm sẽ thất bại. Vậy thì, Pháp nên bắt đầu “đánh cược là Việt Minh sẽ chiến thắng cuộc chiến tranh" 64/ Các quan chức Pháp mong muốn giữ lại Diệm thì cho rằng Báo cáo [Manfield] và sự chấp nhận của Washington của nó là một hành vi phạm các thỏa thuận Pháp-Hoa Kỳ là sẽ hỗ trợ một chính phủ khác nếu Diệm thất bai...Khi Mendes-France nhắc nhở Dulles về điều này và đã nói về sự cần thiết phải đưa ra kế hoạch “một cấu trúc chính phủ [VN] khác” mà cả Pháp và Hoa Kỳ đều có thể hỗ trợ, Dulles không hứa hẹn gì. 65/