Ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch HĐQT Eximbank
-Ngân hàng điều chỉnh cơ cấu huy động vàngTại ACB, diện áp lãi suất huy động vàng cao đã thu hẹp trong khi Eximbank chỉ còn huy động vàng kỳ hạn 3 tuần thay vì kỳ hạn tháng như trước.
Đến ngày 25/10, còn đúng 1 tháng để các ngân hàng thương mại chuẩn bị cho việc ngừng hẳn nghiệp vụ huy động vàng theo mốc hẹn 25/11/2012 mà Ngân hàng Nhà nước đã ấn định.
Một số ngân hàng thương mại lớn cũng vừa có những điều chỉnh mới trong cơ cấu huy động, trù tính cho khả năng tất toán trạng thái đúng hẹn.
Tại Ngân hàng Á Châu (ACB), ở biểu lãi suất vừa áp dụng từ ngày 23/10, lãi suất và cơ cấu kỳ hạn của chứng chỉ huy động vàng vẫn giữ nguyên 1,4%/năm với hai kỳ hạn 1 và 2 tháng cho cả loại vàng SJC và vàng ACB.
Tuy nhiên, cơ chế lãi suất thưởng đã có thay đổi theo hướng thu hẹp diện áp lãi suất cao. Trước đó, ngân hàng này áp chính sách thưởng thêm 0,2%/năm lãi suất cho các khoản gửi từ 10 lượng trở lên, nhưng nay chỉ còn áp cho các khoản từ 30 lượng trở lên, qua đó giảm bớt chi phí trong huy động.
Về lộ trình thực hiện ngừng huy động vàng, cuối tuần qua, ông Trần Mộng Hùng, một trong những người sáng lập ACB, cho biết trạng thái âm vàng của ACB chỉ còn hơn 100.000 lượng và ngân hàng có khả năng tất toán trạng thái vàng đúng hẹn 25/11.
Còn tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), từ hôm nay (25/10), cơ cấu huy động vàng cũng bắt đầu có thay đổi về kỳ hạn.
Cụ thể, sau khi rút dần các kỳ hạn theo tháng trước đó, ở điều chỉnh mới, Eximbank chỉ còn áp duy nhất một kỳ hạn là 3 tuần. Lãi suất cao nhất vẫn không đổi là 1,6%/năm trong chương trình “kỳ hạn vàng, ưu đãi vàng”; ở sản phẩm khác cũng chỉ áp mỗi kỳ hạn 3 tuần với lãi suất 0,5%/năm.
Với Eximbank, theo cơ cấu huy động thời gian qua, nhiều khả năng nguồn vốn huy động bằng vàng sẽ được cân đối và đáo hạn xong ngay sau thời điểm 25/11. Hiện trạng thái âm vàng của ngân hàng này cũng chỉ còn khoảng 26.000 lượng.
Trước ACB và Eximbank, một thành viên lớn khác là Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng đã bỏ hẳn huy động vàng trên biểu lãi suất từ ngày 18/9 vừa qua.
Những điều chỉnh trên được xem là sự chủ động của các ngân hàng về chi phí, nguồn vốn chuẩn bị cho việc loại vàng ra khỏi cơ cấu vốn huy động. Với tỷ trọng trên dưới 20% tổng vốn huy động như tại ACB hay Eximbank trước đây, vàng sẽ để lại một khoảng trống đáng kể.
Một phản ứng bù đắp cho khoảng trống đó là nỗ lực cạnh tranh mạnh hơn trong huy động vốn, cụ thể là ở VND. Thực tế, vài tháng gần đây điều đó đã thể hiện, khi cả ACB, Eximbank và Sacombank đã chủ động áp lãi suất huy động VND cao hơn trên biểu niêm yết, có từ 12,5 - 13%/năm ở các kỳ hạn 12 - 13 tháng trong khi nhiều thành viên khác áp từ 11 - 12%/năm.
Theo Vneconomy
-“Mạng nhện” sở hữu giữa ACB với KienLongBank, DaiABank, Eximbank, VietBank và VietABank
Cách đây gần 2 tháng, sau khi ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) và ông Lý Xuân Hải, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB bị bắt, hàng loạt ngân hàng lên tiếng phủ nhận mối liên hệ với bầu Kiên và cả ACB, nhưng tìm hiểu cho thấy, các ngân hàng Eximbank, KienLongBank , VietBank, VietABank , DaiABank ít nhiều đều có liên hệ với ACB lẫn bầu Kiên.
ACB - KienLongBank
Năm 2007, ACB thông qua công ty con là Công ty Chứng khoán ACB (ACBS ) góp vốn mua 10% cổ phần tại Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank), hiện đã giảm xuống còn 6.1%. Vai trò của ACB tại KienLongBank khá lớn, cụ thể ACB hỗ trợ KienLongBank trong đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ ngân hàng, khi KienLongBank gặp khó khăn về tài chính, ACB sẽ hỗ trợ theo khả năng của mình và đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, ACB cũng cam kết mua cổ phần của KienLongBank khi ngân hàng này thực hiện lộ trình tăng vốn điều lệ như thông tin được công bố trên website KienLongBank.
Năm 2008, ACB có đến 3 đại diện tại HĐQT của KienLongBank gồm ông Nguyễn Văn Hòa (Kế toán trưởng ACB), ông Lê Quang Chính (Phó Giám đốc Sở Giao dịch ACB) và ông Lê Thanh Hải (Trưởng phòng thẩm định tài sản kiêm Trưởng phòng pháp chế ACB). Hiện nay, ông Hòa đã rút khỏi HĐQT, ACB còn hai đại diện gồm ông Chính và ông Hải.
Ngày 17/10 vừa qua, một cổ đông lớn của KienLongBank là Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn – TNHH MTV (Saigontourist) thoái hết vốn thông qua việc bán đấu giá 5 triệu cổ phần với giá khởi điểm chỉ có 8,780 đồng/cp, thấp hơn mệnh giá. Đối tượng mua lượng cổ phần trên là một cá nhân và một tổ chức trong nước không công bố tên.
ACB - DaiABank
Năm 2008, ACB đầu tư vào Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank) và cử ba đại diện tham gia HĐQT của ngân hàng này gồm ông Đỗ Minh Toàn (Tổng Giám đốc đương nhiệm của ACB), ông Đặng Mai Anh và ông Từ Tiến Phát. Cụ thể, ông Đặng Mai Anh tham gia HĐQT của DaiABank từ năm 2008 và năm 2011 tiếp tục trúng cử nhiệm kỳ 2011 – 2015, trong khi ông Từ Tiến Phát mới tham gia HĐQT từ năm 2011. Riêng ông Đỗ Minh Toàn tham gia DaiABank từ 2008 đến 2009 với vai trò Ủy viên HĐQT và từ 4/2009 đến năm 2011, ông Toàn giữ chức danh Phó Chủ tịch HĐQT của ngân hàng này. Từ năm 2011, ông từ nhiệm và không còn tham gia các hoạt động của DaiABank.
Tính đến năm 2010, DaiABank tăng vốn lên 3,100 tỷ đồng, trong đó ACB nắm giữ gần 11% cổ phần. Ngoài ACB, DaiABank còn các đối tác chiến lược khác gồm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BID ), Tín Nghĩa Corp và Xổ Số Kiến Thiết Đồng Nai.
Nội bộ của DaiABank cũng có mối quan hệ sở hữu khá “rối rắm”. Sự chằng chịt xuất hiện khi Đầu tư Đại Á tham gia 4.21% cổ phần của Công ty Xăng dầu Tín Nghĩa (thuộc Tín Nghĩa Corp), hình thành mối quan hệ sở hữu vòng tròn Xăng Dầu Tín Nghĩa -> DaiABank -> Đầu tư Đại Á -> Xăng Dầu Tín Nghĩa. Chẳng những vậy, Tín Nghĩa Corp cũng đang sở hữu 11.12% cổ phần DaiABank và gần như nắm quyền chi phối tại Xăng Dầu Tín Nghĩa với trên 80% vốn.
Giữa Tín Nghĩa Corp và ACB cũng có sự góp vốn chung để hình thành nên CTCP Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu và cùng đầu tư vào DaiABank.
ACB - Eximbank
Ngoài ra, tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank (EIB ), theo lời ông Lê Hùng Dũng - chủ tịch Eximbank thì nhóm ngân hàng ACB đang nắm giữ khoảng 9% nhưng hiện chưa cử người thay thế ông Phạm Trung Cang (Nguyên phó Chủ tịch HĐQT đã từ nhiệm và khởi tố) làm người đại diện vốn.
Giữa Eximbank và các đơn vị liên quan cũng xuất hiện những mối quan hệ sở hữu cổ phần qua lại lẫn nhau.
ACB - VietBank
Tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank), ACB giữ tư cách là cổ đông sáng lập nhưng không công bố cụ thể khoản đầu tư tại ngân hàng này là bao nhiêu, tuy nhiên 2/8 thành viên HĐQT của VietBank lại có sự liên hệ đến ACB gồm bà Đặng Ngọc Lan (vợ ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB) và ông Trương Hùng.
Tại ACB, bà Lan đang giữ chức vụ Phó Ban Kiểm toán nội bộ còn ông Trương Hùng là Giám đốc Chi nhánh Phú Lâm (Quận 6).
Ngoài ra, đại gia thuỷ sản Diệu Hiền đình đám trên báo chí thời gian qua cũng có mối quan hệ cùng VietBank thông qua Công ty TNHH XD TM Diệu Hiền, đơn vị đồng sáng lập VietBank cùng với Công ty Đầu tư & Phát triển Hoa Lâm và ACB.
ACB - VietABank
Tại Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank), ACB đóng vai trò là cổ đông sáng lập. Cụ thể, VietABank ra đời từ năm 2003 trên cơ sở hợp nhất Công ty Tài chính Cổ phần Sài Gòn và Ngân hàng TMCP Nông thôn Đà Nẵng. Ngày mới thành lập, VietABank có vốn điều lệ hơn 76 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập nắm cổ phần lớn nhất là Ban Tài chính Thành ủy TPHCM với tỷ lệ 29.8% (Trước hợp nhất, Công ty Tài chính Cổ phần Sài Gòn được đầu tư bởi 6 đơn vị, đặc biệt trong đó có ACB và Ngân hàng Nông thôn Đà Nẵng).
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, theo thông tin từ VietABank thì ACB và DaiABank đều không còn là cổ đông của ngân hàng này.
Viết Vinh (Vietstock)
-
ACB: Quý III lỗ 1.251 tỷ đồng từ kinh doanh vàng
Ngân hàng Á châu (ACB) lỗ 1.251 tỷ đồng từ kinh doanh vàng trong quí 3/2012, khiến cho lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm chỉ còn 1.187 tỷ đồng - ông Trần Mộng Hùng, một trong những người sáng lập ACB cho biết.
> Lợi nhuận ngân hàng khó về đích
Theo ông Hùng, khoản lỗ nói trên xuất phát từ việc ACB thực hiện đóng trạng thái vàng âm. Do phải mua vàng trong nước để bù đắp trạng thái, mà giá vàng nội cao hơn vàng quốc tế từ 2 đến 3 triệu đồng một lượng tùy thời điểm, đã dẫn đến số lỗ nói trên.
Hiện trạng thái âm vàng của ACB chỉ còn hơn 100.000 lượng và ngân hàng có khả năng tất toán trạng thái vàng trước ngày 25/11 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
ACB, như khẳng định của ông Hùng, đã trích lập dự phòng tối đa và không còn treo khoản dự phòng nào.
Các ngân hàng khác như Eximbank (EIB), Sacombank (STB) cũng không đạt được kết quả kinh doanh như mong muốn so với kế hoạch năm. Ba quí đầu năm lợi nhuận trước thuế của Eximbank là 2.417 tỉ đồng, bằng 52,5% chỉ tiêu 4.600 tỷ đồng cả năm 2012. Sacombank cho biết lợi nhuận trước thuế 9 tháng là 2.107 tỷ đồng, tương đương 62% kế hoạch năm.
Dẫn đầu về lợi nhuận trong hệ thống ngân hàng là Vietcombank (VCB) với lợi nhuận trước thuế 9 tháng chưa hợp nhất 4.222 tỷ đồng sau khi đã trích lập dự phòng rủi ro 2.563 tỷ đồng.
Tuy nhiên, so với bản thân mình, đây là năm đầu tiên kể từ ngày thành lập, Vietcombank có khả năng không đạt chỉ tiêu lợi nhuận năm (chỉ tiêu là 6.456 tỷ đồng riêng ngân hàng mẹ).
Đại diện Vietcombank nhấn mạnh do tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2% năm ngoái lên 3,2% hiện nay, nên ngân hàng phải trích dự phòng rủi ro nhiều hơn, làm lợi nhuận giảm. Ngoài ra, việc hạ lãi suất đồng loạt các khoản vay cũ về dưới 15%/năm như chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước cũng làm lợi nhuận bị ảnh hưởng mạnh.
Trong khối ngân hàng vừa và nhỏ, mới có SaigonBank công bố lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 430 tỷ đồng trên kế hoạch 460 tỷ đồng cả năm. Lợi nhuận của các ngân hàng khác dự kiến được công bố trong tuần tới.
Theo Sài Gòn Tiếp thị
Hé lộ hậu trường thương vụ Sacombank
Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Eximbank chia sẻ nhiều thông tin thú vị xung quanh hậu trường thương vụ đình đám này.
Sau gần nửa năm thương vụ đầu tư vào Sacombank kết thúc, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Eximbank - đại diện cho nhóm cổ đông lớn tham gia vào Sacombank, đã chia sẻ nhiều thông tin thú vị xung quanh hậu trường thương vụ đình đám này.
Đầu năm 2012, Eximbank bất ngờ thông báo mua lại 9,73% cổ phần của Sacombank từ Ngân hàng ANZ. Thương vụ chuyển nhượng này đã được bắt đầu như thế nào, thưa ông?
Ngày 15/7/2011, tại Đà Lạt, HĐQT Eximbank họp Hội nghị sơ kết đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011. Trong cuộc họp này, HĐQT Eximbank đã thảo luận khả năng đầu tư tài chính vào Sacombank vì Ngân hàng ANZ, cổ đông chiến lược của Sacombank, khoảng một tháng trước đó đã chủ động liên hệ mời chúng tôi mua lại 9,73% cổ phần mà họ đang nắm giữ. Ngân hàng ANZ chào bán mức giá 1.6 (16.000 đồng/CP), cao hơn thị giá cổ phiếu STB khi đó trên thị trường là khoảng 12.000 đồng/CP.
Trong cuộc họp, HĐQT Eximbank phân tích, Sacombank là ngân hàng TMCP hàng đầu; nếu mua, tại thời điểm đó giá cao hơn giá thị trường, nhưng 1 - 2 năm sau, khi TTCK phục hồi, chắc chắn Eximbank sẽ có lãi, thậm chí lãi lớn sau khi trừ các chi phí. Chưa kể đến việc trở thành cổ đông lớn của một ngân hàng TMCP hàng đầu như Sacombank, vị thế của Eximbank trên thị trường tài chính Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể.
Vậy bên bán có tiết lộ lý do họ muốn ra đi?
Trong quá trình làm việc, chúng tôi có hỏi đại diện của Ngân hàng ANZ hai câu. Một là, lý do muốn thoái vốn tại Sacombank và hai là, tại sao họ chọn chúng tôi mà không bán lại cho các cổ đông sáng lập của Sacombank như Công ty Dragon Capital đã làm.
Ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT Eximbank
Với câu hỏi thứ nhất, họ từ chối tiết lộ thông tin. Với câu hỏi thứ hai, họ cho biết đã tìm hiểu kỹ Eximbank trước khi đặt vấn đề và nói rõ lý do chọn Eximbank vì họ muốn một đối tác có tầm và đủ tin cậy để thay thế họ tại Sacombank.
Cũng cần nói thêm là việc chào mời và thương lượng chuyển nhượng cổ phần tại Sacombank cho Eximbank hoàn toàn do đại diện có thẩm quyền của Ngân hàng ANZ tại Australia thực hiện, nhân sự của ANZ tại Việt Nam không tham gia vào quá trình đàm phán và chỉ được thông báo sau khi mọi việc đã ngã ngũ.
Bản thân Eximbank là một ngân hàng lớn. Vì sao Ngân hàng lại tiếp tục đầu tư vào một ngân hàng khác, như Sacombank, thưa ông?
Vài năm gần đây, Eximbank đã vươn lên trở thành một trong những ngân hàng có quy mô hàng đầu trong khối ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2011, Eximbank có vốn điều lệ 12.355 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 16.300 tỷ đồng, tổng tài sản khoảng 183.000 tỷ đồng. Bản thân Eximbank những năm trước đã tái cơ cấu lại danh mục đầu tư và nắm giữ khoảng 2.000 tỷ đồng tiền mặt phục vụ cho hoạt động đầu tư. Với năng lực tài chính đã được nâng cao trong vài năm trở lại đây, HĐQT Eximbank nhận thấy cần đa dạng hóa, cơ cấu lại nguồn vốn, thay vì chỉ tập trung cho hoạt động tín dụng.
Trong định hướng đầu tư, chúng tôi rất quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng, vì đây là lĩnh vực Eximbank am hiểu nhất. HĐQT Eximbank đánh giá Sacombank là ngân hàng TMCP có mạng lưới bán lẻ rộng khắp, sản phẩm tài chính đa dạng, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, nhân sự được đào tạo bài bản. Việc Ngân hàng ANZ muốn thoái vốn là cơ hội tốt để Eximbank đầu tư vào một lĩnh vực mà mình am hiểu, không nên bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Vậy tham gia đầu tư vào Sacombank, Eximbank chỉ thuần túy là đầu tư tài chính hay có mục đích gì khác, thưa ông?
Lúc đó, chúng tôi đề ra hai phương án. Một là, chỉ thuần túy đầu tư tài chính, khi có lời là bán. Đây cũng chính là mục tiêu ban đầu của Eximbank khi đầu tư vào Sacombank. Chúng tôi sẽ thanh lý khoản đầu tư nếu đạt được lợi nhuận kỳ vọng.
Hai là, đầu tư chiến lược và không loại trừ khả năng sẽ hợp nhất hai ngân hàng khi hội đủ các điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Dự kiến theo kịch bản này thì đâu đó vào năm 2015, Việt Nam sẽ có một ngân hàng TMCP với quy mô vốn điều lệ khoảng 30.000 tỷ đồng, có khoảng 600 chi nhánh trải rộng khắp toàn quốc.
Để các ngân hàng Việt Nam hội nhập quốc tế, có thể cạnh tranh ngang tầm khu vực, tôi nghĩ thị trường tài chính nội địa rất cần những ngân hàng TMCP quy mô lớn như vậy. Nếu kịch bản này xảy ra thì điều đó cũng phù hợp với chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay, theo hướng giảm số lượng để tăng cường sức mạnh tài chính của các ngân hàng.
Xung quanh thương vụ Sacombank, thời gian vừa qua có nhiều tin đồn cho rằng, có sự tham gia của Ngân hàng Bản Việt và bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch HĐQT của ngân hàng này. Với tư cách là “người trong cuộc”, ông có thể chia sẻ thông tin chính thức về vấn đề này?
Vì Sacombank là một ngân hàng lớn vừa qua thay đổi cơ cấu cổ đông, nên tin đồn này có thể xuất phát từ suy luận, để thâu tóm được Sacombank phải là người rất có nhiều tiền, có khả năng che dấu được nguồn tiền và người chủ sở hữu thực sự của nó.
Có thể dễ dàng thấy rằng, những người phát tán tin đồn này thực sự không hiểu biết về tài chính. Một tỷ đồng tiền mặt đã rất lớn, nên không thể có chuyện hàng nghìn tỷ đồng được chuyển từ nơi này đến nơi khác mà không thể hiện trên giấy tờ sổ sách. Thử hỏi, nếu có, làm sao có thể để ngoài sổ sách kế toán, che mắt được các cổ đông!
Với sự hiểu biết khá kỹ về Sacombank, cá nhân tôi khẳng định rằng, cá nhân bà Nguyễn Thanh Phượng và Ngân hàng Bản Việt không sở hữu bất kỳ một cổ phiếu STB nào, dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra điều này qua danh sách cổ đông của STB trên sàn chứng khoán.
Vai trò của ông tại Sacombank hiện nay là gì?
Eximbank hiện tại là cổ đông lớn tại Sacombank với tỷ lệ 9,73%. Với tư cách đại diện cho cổ đông lớn, tôi thường được mời dự các cuộc họp quan trọng tại Sacombank hoặc có liên quan tới Sacombank.
Sacombank hoạt động như thế nào sau gần nửa năm nhóm cổ đông lớn vào tham gia điều hành, thưa ông?
Những năm gần đây, Sacombank là một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, ngoài những ưu điểm HĐQT Eximbank phân tích khi quyết định đầu tư vào Sacombank như tôi vừa nêu, thì hoạt động quản trị của Sacombank thực sự có vấn đề nên đã dẫn đến sự ra đi gần như đồng loạt của các cổ đông chiến lược gắn bó nhiều năm như Dragon Capital, REE, Ngân hàng ANZ…
Eximbank là một cổ đông lớn, đồng thời cũng đại diện cho nhiều cổ đông khác tham gia vào Sacombank từ cuối tháng 5/2012 tới nay. Thời gian qua, chúng tôi đã minh bạch được hai việc lớn.
Thứ nhất, thuê công ty kiểm toán độc lập làm rõ lại tình hình tài chính của CTCK Sacombank (SBS) từ năm 2009 tới nay. Thứ hai, nhóm cổ đông lớn làm rõ lại bức tranh tài chính của Sacombank thời gian trước đây và đặc biệt từ năm 2011 tới ngày 26/5/2012 khi tổ chức ĐHCĐ.
Giờ đây, chứng tôi đã có thể tự trả lời được câu hỏi thứ nhất với ANZ mà nửa năm trước đây họ từ chối trả lời. Năm 2012, dự kiến Sacombank đạt lợi nhuận gần với kế hoạch 3.400 tỷ đồng, do phải giải quyết một số vấn đề tài chính của Sacombank trước khi Eximbank và nhóm cổ đông lớn tham gia. Những thông tin này chúng tôi sẽ báo cáo cổ đông ở thời điểm thích hợp.
Liên quan đến vấn đề được dư luận quan tâm là nguồn tiền ở đâu để các cổ đông mới mua cổ phiếu và thay đổi chủ sở hữu tại Sacombank, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank, chia sẻ:
Đã có nhiều người hỏi tôi vấn đề này. Tôi cho rằng, không nên đặt vấn đề tiền ở đâu ra vì đương nhiên, tiền từ trong hệ thống ngân hàng. Cũng không nên đặt vấn đề với một tổ chức tín dụng là anh cho ai vay tiền, mà quan trọng là anh cho vay có đúng pháp luật hay không?
Mỗi ngân hàng có “room” 20% vốn điều lệ để cho vay kinh doanh đầu tư chứng khoán. Nếu người đi vay có phương án kinh doanh tốt, có tài sản đảm bảo thì không có lý do gì một tổ chức tín dụng lại từ chối thực hiện một nghiệp vụ đã được cấp phép. Với vốn điều lệ 12.355 tỷ đồng, “room” tín dụng cho chứng khoán của Eximbank tương đương khoảng 2.500 tỷ đồng. Trong giới hạn này, Eximbank cho vay hàng ngàn cá nhân, vài trăm DN, họ kinh doanh, mua bán hàng trăm loại cổ phiếu.
Nếu hỏi Eximbank có cho cá nhân này, tổ chức kia vay để mua cổ phiếu Sacombank hay không thì tôi trả lời thẳng là có. Chúng tôi quan tâm đến tài sản đảm bảo, còn danh mục đầu tư chứng khoán nào thì khách hàng tự quyết định.
Eximbank cấp tín dụng khi người vay có tài sản đảm bảo cho vay theo đúng quy định của pháp luật. Một hành vi trong nền kinh tế được pháp luật mặc nhiên thừa nhận thì chỉ nên mổ xẻ nếu có gì không đúng trong quá trình thực hiện.
(Theo ĐTCK)--Chủ tịch Eximbank chia sẻ về thương vụ thâu tóm Sacombank
HĐQT Eximbank đã đề ra 2 phương án khi mua cổ phần Sacombank; trong đó có phương án sáp nhập 2 ngân hàng vào năm 2015.Sau gần nửa năm thương vụ đầu tư vào Sacombank kết thúc, ông Lê Hùng Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, EIB) - đại diện cho nhóm cổ đông lớn tham gia vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, STB), đã chia sẻ nhiều thông tin xung quanh hậu trường thương vụ đình đám này.
Đầu năm 2012, Eximbank bất ngờ thông báo mua lại 9,73% cổ phần của Sacombank từ Ngân hàng ANZ. Thương vụ chuyển nhượng này đã được bắt đầu như thế nào, thưa ông?
Ngày 15/7/2011, tại Đà Lạt, Hội đồng quản trị (HĐQT) Eximbank họp Hội nghị sơ kết đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2011. Trong cuộc họp này, HĐQT Eximbank đã thảo luận khả năng đầu tư tài chính vào Sacombank vì Ngân hàng ANZ, cổ đông chiến lược của Sacombank, khoảng một tháng trước đó đã chủ động liên hệ mời chúng tôi mua lại 9,73% cổ phần mà họ đang nắm giữ.
Ngân hàng ANZ chào bán mức giá 1.6 (16.000 đồng/cổ phiếu), cao hơn thị giá cổ phiếu STB khi đó trên thị trường là khoảng 12.000 đồng/cổ phiếu.
Trong cuộc họp, HĐQT Eximbank phân tích, Sacombank là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu. Nếu mua, tại thời điểm đó giá cao hơn giá thị trường, nhưng 1 - 2 năm sau, khi thị trường chứng khoán phục hồi, chắc chắn Eximbank sẽ có lãi, thậm chí lãi lớn sau khi trừ các chi phí.
Chưa kể đến việc trở thành cổ đông lớn của một ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu như Sacombank, vị thế của Eximbank trên thị trường tài chính Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể.
Vậy bên bán có tiết lộ lý do họ muốn ra đi?
Trong quá trình làm việc, chúng tôi có hỏi đại diện của Ngân hàng ANZ hai câu. Một là, lý do muốn thoái vốn tại Sacombank và hai là, tại sao họ chọn chúng tôi mà không bán lại cho các cổ đông sáng lập của Sacombank như Công ty Dragon Capital đã làm.
Với câu hỏi thứ nhất, họ từ chối tiết lộ thông tin. Với câu hỏi thứ hai, họ cho biết đã tìm hiểu kỹ Eximbank trước khi đặt vấn đề và nói rõ lý do chọn Eximbank vì họ muốn một đối tác có tầm và đủ tin cậy để thay thế họ tại Sacombank.
Cũng cần nói thêm là việc chào mời và thương lượng chuyển nhượng cổ phần tại Sacombank cho Eximbank hoàn toàn do đại diện có thẩm quyền của Ngân hàng ANZ tại Australia thực hiện, nhân sự của ANZ tại Việt Nam không tham gia vào quá trình đàm phán và chỉ được thông báo sau khi mọi việc đã ngã ngũ.
Bản thân Eximbank là một ngân hàng lớn. Vì sao ngân hàng lại tiếp tục đầu tư vào một ngân hàng khác, như Sacombank, thưa ông?
Vài năm gần đây, Eximbank đã vươn lên trở thành một trong những ngân hàng có quy mô hàng đầu trong khối ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2011, Eximbank có vốn điều lệ 12.355 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 16.300 tỷ đồng, tổng tài sản khoảng 183.000 tỷ đồng.
Bản thân Eximbank những năm trước đã tái cơ cấu lại danh mục đầu tư và nắm giữ khoảng 2.000 tỷ đồng tiền mặt phục vụ cho hoạt động đầu tư. Với năng lực tài chính đã được nâng cao trong vài năm trở lại đây, Hội đồng quản trị Eximbank nhận thấy cần đa dạng hóa, cơ cấu lại nguồn vốn, thay vì chỉ tập trung cho hoạt động tín dụng.
Trong định hướng đầu tư, chúng tôi rất quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng, vì đây là lĩnh vực Eximbank am hiểu nhất. Hội đồng quản trị Eximbank đánh giá Sacombank là ngân hàng có mạng lưới bán lẻ rộng khắp, sản phẩm tài chính đa dạng, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, nhân sự được đào tạo bài bản. Việc Ngân hàng ANZ muốn thoái vốn là cơ hội tốt để Eximbank đầu tư vào một lĩnh vực mà mình am hiểu, không nên bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước.
Vậy tham gia đầu tư vào Sacombank, Eximbank chỉ thuần túy là đầu tư tài chính hay có mục đích gì khác, thưa ông?
Lúc đó, chúng tôi đề ra hai phương án. Một là, chỉ thuần túy đầu tư tài chính, khi có lời là bán. Đây cũng chính là mục tiêu ban đầu của Eximbank khi đầu tư vào Sacombank. Chúng tôi sẽ thanh lý khoản đầu tư nếu đạt được lợi nhuận kỳ vọng.
Hai là, đầu tư chiến lược và không loại trừ khả năng sẽ hợp nhất hai ngân hàng khi hội đủ các điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Dự kiến theo kịch bản này thì đâu đó vào năm 2015, Việt Nam sẽ có một ngân hàng thương mại cổ phần với quy mô vốn điều lệ khoảng 30.000 tỷ đồng, có khoảng 600 chi nhánh trải rộng khắp toàn quốc.
Để các ngân hàng Việt Nam hội nhập quốc tế, có thể cạnh tranh ngang tầm khu vực, tôi nghĩ thị trường tài chính nội địa rất cần những ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn như vậy. Nếu kịch bản này xảy ra thì điều đó cũng phù hợp với chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay, theo hướng giảm số lượng để tăng cường sức mạnh tài chính của các ngân hàng.
Xung quanh thương vụ Sacombank, thời gian vừa qua có nhiều tin đồn cho rằng, có sự tham gia của Ngân hàng Bản Việt và bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng này. Với tư cách là “người trong cuộc”, ông có thể chia sẻ thông tin chính thức về vấn đề này?
Vì Sacombank là một ngân hàng lớn vừa qua thay đổi cơ cấu cổ đông, nên tin đồn này có thể xuất phát từ suy luận, để thâu tóm được Sacombank phải là người rất có nhiều tiền, có khả năng che dấu được nguồn tiền và người chủ sở hữu thực sự của nó.
Có thể dễ dàng thấy rằng, những người phát tán tin đồn này thực sự không hiểu biết về tài chính. Một tỷ đồng tiền mặt đã rất lớn, nên không thể có chuyện hàng nghìn tỷ đồng được chuyển từ nơi này đến nơi khác mà không thể hiện trên giấy tờ sổ sách. Thử hỏi, nếu có, làm sao có thể để ngoài sổ sách kế toán, che mắt được các cổ đông.
Với sự hiểu biết khá kỹ về Sacombank, cá nhân tôi khẳng định rằng, cá nhân bà Nguyễn Thanh Phượng và Ngân hàng Bản Việt không sở hữu bất kỳ một cổ phiếu STB nào, dưới bất kỳ hình thức nào. Chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra điều này qua danh sách cổ đông của STB trên sàn chứng khoán.
Vai trò của ông tại Sacombank hiện nay là gì?
Eximbank hiện tại là cổ đông lớn tại Sacombank với tỷ lệ 9,73%. Với tư cách đại diện cho cổ đông lớn, tôi thường được mời dự các cuộc họp quan trọng tại Sacombank hoặc có liên quan tới Sacombank.
Sacombank hoạt động như thế nào sau gần nửa năm nhóm cổ đông lớn vào tham gia điều hành, thưa ông?
Những năm gần đây, Sacombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam. Tuy nhiên, phải nhìn nhận thẳng thắn rằng, ngoài những ưu điểm Eximbank phân tích khi quyết định đầu tư vào Sacombank như tôi vừa nêu, thì hoạt động quản trị của Sacombank thực sự có vấn đề nên đã dẫn đến sự ra đi gần như đồng loạt của các cổ đông chiến lược gắn bó nhiều năm như Dragon Capital, REE, Ngân hàng ANZ.
Eximbank là một cổ đông lớn, đồng thời cũng đại diện cho nhiều cổ đông khác tham gia vào Sacombank từ cuối tháng 5/2012 tới nay. Thời gian qua, chúng tôi đã minh bạch được hai việc lớn.
Thứ nhất, thuê công ty kiểm toán độc lập làm rõ lại tình hình tài chính của Công ty chứng khoán Sacombank ( SBS) từ năm 2009 tới nay.
Thứ hai, nhóm cổ đông lớn làm rõ lại bức tranh tài chính của Sacombank thời gian trước đây và đặc biệt từ năm 2011 tới ngày 26/5/2012 khi tổ chức Đại hội cổ đông.
Giờ đây, chúng tôi đã có thể tự trả lời được câu hỏi thứ nhất với ANZ mà nửa năm trước đây họ từ chối trả lời. Năm 2012, dự kiến Sacombank đạt lợi nhuận gần với kế hoạch 3.400 tỷ đồng, do phải giải quyết một số vấn đề tài chính của Sacombank trước khi Eximbank và nhóm cổ đông lớn tham gia. Những thông tin này chúng tôi sẽ báo cáo cổ đông ở thời điểm thích hợp.
Ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank cũng có chia sẻ liên quan đến vấn đề được dư luận quan tâm là nguồn tiền ở đâu để các cổ đông mới mua cổ phiếu và thay đổi chủ sở hữu tại Sacombank.
Theo ông Phước, mỗi ngân hàng có “room” 20% vốn điều lệ để cho vay kinh doanh đầu tư chứng khoán. Nếu người đi vay có phương án kinh doanh tốt, có tài sản đảm bảo thì không có lý do gì một tổ chức tín dụng lại từ chối thực hiện một nghiệp vụ đã được cấp phép. Với vốn điều lệ 12.355 tỷ đồng, “room” tín dụng cho chứng khoán của Eximbank tương đương khoảng 2.500 tỷ đồng. Trong giới hạn này, Eximbank cho vay hàng ngàn cá nhân, vài trăm doanh nghiệp, họ kinh doanh, mua bán hàng trăm loại cổ phiếu.
Nếu hỏi Eximbank có cho cá nhân này, tổ chức kia vay để mua cổ phiếu Sacombank hay không thì tôi trả lời thẳng là có. Eximbank quan tâm đến tài sản đảm bảo, còn danh mục đầu tư chứng khoán nào thì khách hàng tự quyết định.
Eximbank cấp tín dụng khi người vay có tài sản đảm bảo cho vay theo đúng quy định của pháp luật. Một hành vi trong nền kinh tế được pháp luật mặc nhiên thừa nhận thì chỉ nên mổ xẻ nếu có gì không đúng trong quá trình thực hiện.
Theo Đầu tư chứng khoán
-Chủ tịch Eximbank chia sẻ về thương vụ thâu tóm Sacombank
Bộ trưởng Bộ Công an chia sẻ, Bộ đang tập trung điều tra các sai phạm tại Vinashin, Vinalines, Agribank và một số sai phạm khác trong lĩnh vực ngân hàng.
Ngày 21/10/2012, trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời", Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết, số lượng các vụ án về tham nhũng, tội phạm về kinh tế, tội phạm về chức vụ đã phát hiện khởi tố, điều tra tăng rất nhiều so với năm 2011.
Từ đầu năm 2012 đến nay thì lực lượng công an đã phát hiện 891 vụ vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế, chức vụ tăng 583 vụ so với năm 2011. Về số đối tượng gồm 1.936 đối tượng tăng 1.292 đối tượng gấp đôi so với năm 2011. Bộ Công an đã khởi tố điều tra 328 vụ tăng 24,7% và 693 đối tượng tăng 26%.
Bộ trưởng cho biết, gần đây Bộ Công an tiếp tục điều tra một số các vụ tham nhũng xảy ra tại Tập đoàn Vinashin, trong đó có việc cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại công ty cổ phần Container quốc tế của Tập đoàn Vinashin tỉnh Hải Dương.
Đồng thời, tập trung điều tra vụ cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại tập đoàn Vinalines. Một số vụ tham ô, tham nhũng xảy ra tại Công ty Xây lắp Dầu khí, Công ty dệt kim Đông Phương, chi nhánh 6 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại TPHCM và các vụ tại một số địa phương khác.
Về vụ án cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại tập đoàn Vinalines và bắt giữ ông Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch HĐQT của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Bộ trưởng cho biết hiện Bộ Công an đang tập trung điều tra và sớm kết thúc điều tra vụ án này để đưa ra xét xử trước pháp luật.
Trả lời câu hỏi liên quan tới diễn biến điều tra và xử lý đối với ông Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng và một số đối tượng khác, Bộ trưởng Bộ Công an thông báo các vụ án này đã khởi tố điều tra và hiện nay cơ quan điều tra tập trung điều tra, thu thập, xác minh, củng cố chứng cứ và điều tra mở rộng để giải quyết triệt để các loại đối tượng tội phạm có liên quan đến vụ án này.
"Chúng tôi cũng đang với quyết tâm cao tích cực điều tra sớm để kết thúc điều tra đưa ra xét xử các đối tượng này trước pháp luật. Kết quả điều tra khi được kết thúc, chúng tôi sẽ kịp thời thông báo đến với người dân và dư luận để cùng chia sẻ", Bộ trưởng nói.
-
-Bà Phượng than mệt mỏi: Con gái Thủ tướng trách blog 'phản động' (BBC 19-10-12) Nữ Chủ tịch Bản Việt giải tỏa những đồn thổi (ĐTCK KT 19-10-12) -- Toàn bài không có một chữ cho biết bà này là con ai, đứng nói chi đến tên của cha của bà (Đồng chí X!)
Và những người không hề than: Những người đàn bà làm thân trâu ngựa (VTC 19-10-12)
BEE – “Nữ Chủ tịch Bản Việt giải tỏa những đồn thổi” 19/10/2012
Chủ tịch VietCapital: "Nữ doanh nhân luôn phải cố gắng gấp bội nam giới"
-Chủ tịch Viet Capital: ‘Cá nhân tôi và ngân hàng Bản Việt không sở hữu bất kỳ cổ phiếu STB nào!’ (VinaCorp). – Đôi điều với nỗi oan cô Phượng (DLB). - Phải chăng Hưng Yên đẩy dư luận dồn vào Thủ tướng (Bùi Văn Bồng). – Nếu tôi là đại biểu quốc hội ở Hải Phòng… (Nguyễn Thông).
Khởi tố vụ án lừa chiếm đoạt tiền HSBC và VietCapitalBank
Ngày 16/10, cơ quan tố tụng đã bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định khởi tố bị can và gia hạn tạm giam đối với Ngô Quang Đạo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thương mại dầu khí Vũ Anh (Công ty Vũ Anh) trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức".
Chủ tịch Viet Capital Bank chia sẻ về tin đồn quanh dự án Ecopark và thâu tóm Sacombank-
-Bà Nguyễn Thanh PhượngBà Nguyễn Thanh Phượng hiện sở hữu 4,9% vốn điều lệ của Viet Capital Bank và là cổ đông cá nhân lớn nhất của ngân hàng.
Bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) đã có cuộc trò chuyện với Đầu tư Chứng khoán.
Bản thân có nhiều lợi thế, sao chị không chọn theo đường chính trị mà chấp nhận dấn thân vào nghiệp kinh doanh tài chính khô khan và nhiều thách thức, áp lực?
Từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã bắt đầu quan tâm đến những câu chuyện kinh doanh, cũng như ngưỡng mộ nhiều tấm gương doanh nhân tự thân lập nghiệp. Ý niệm kinh doanh và các mục tiêu ngày càng định hình rõ nét hơn khi tôi thi đậu vào Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Sự lựa chọn này hoàn toàn theo sở thích cá nhân. Từ những kiến thức nền tảng lĩnh hội trong nước, sau này, tôi có điều kiện học tiếp chương trình MBA chuyên ngành Quản trị tài chính tại Thụy Sĩ.
Ra trường dù thời gian đầu đi làm thuê, hay sau này lập công ty riêng cùng với những anh em khác, tôi vẫn giữ quyết tâm xây dựng một thương hiệu dịch vụ tài chính mang bản sắc Việt Nam. Thương hiệu Bản Việt (Viet Capital) manh nha ý tưởng từ những ngày tháng tôi còn miệt mài ở Geneva. “Bản” là bản làng, bản sắc riêng của Việt Nam mà cũng mang ý nghĩa là vốn (tư bản), còn “Việt” đương nhiên là từ quê hương Việt Nam.
Chị thành đạt khá sớm nên dư luận cho rằng, chị lồng ghép những lợi thế riêng của mình vào công việc kinh doanh?
Tôi chưa bao giờ nghĩ là mình đã thành đạt trong sự nghiệp. Cảm nhận cá nhân tôi là khi xuất thân từ gia đình chính khách lớn thường không được nhìn nhận như một người bình thường, mặc dù thực tế chỉ là một khoảng thời gian cụ thể, gắn với những nhiệm kỳ chính trị nhất định, đâu phải là mãi mãi. Sự quan tâm của số đông luôn gắn với những quan điểm và dư luận có phần khắt khe, thậm chí là cầu toàn. Điều này không chỉ tạo ra áp lực lớn mà đôi khi còn phủ nhận tất cả những nỗ lực phấn đấu của một cá nhân.
Từ lúc bắt đầu đi học, tôi đã quen với áp lực vì hoàn cảnh xuất thân của mình. Được điểm tốt thì có tiếng xì xào là vì “con ông lớn” nên được nâng đỡ. Cũng có lúc bị điểm xấu thì bị nói sau lưng là vì “con quan” nên mới ỷ lại, chẳng lo học hành. Tôi không phủ nhận mình có những lợi thế nhất định, nhưng chắc chắn những ai làm kinh doanh ở xứ sở này sẽ hiểu là có phải con nhà quan chức là dễ dàng hơn hay không.
Tôi phải khẳng định là tôi cũng gặp nhiều khó khăn lắm, thậm chí là có những bất lợi hơn và tôi cũng phải hết sức kiên nhẫn để có thể theo đuổi sự nghiệp này. Một người hay được dư luận chú ý thì phải cố gắng giữ mình để tránh điều tiếng không hay cho cá nhân và cả gia đình. Thời gian qua, đã có những lúc tôi mệt mỏi cùng cực khi phải chịu quá nhiều những điều tiếng, thị phi từ những việc mà mình không hề liên quan gì cả!
Chị nói gì trước nhiều tin đồn nói rằng, chị có liên quan đến Dự án Ecopark và thâu tóm Sacombank?
Dự án Ecopark ở Văn Giang (Hưng Yên) là do một chủ đầu tư phía Bắc thực hiện. Đó là CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico), đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên từ năm 2003. Tuy nhiên, câu chuyện được dàn dựng bịa đặt hoàn toàn bởi một vài blog phản động, tự gán ghép sự liên quan của tôi khi thấy tôi có đại diện cho Viet Capital cùng Công ty Bất động sản Refico tham gia thành lập CTCP Bất động sản Việt Hưng năm 2009 tại TP.HCM để tham gia một dự án cũng tại TP. HCM.
Sự trùng hợp chỉ là cái đuôi công ty cùng có tên “Việt Hưng” thôi, nhưng hàng loạt diễn đàn không chính thống trên mạng đã cố tình biến tôi thành một tội đồ với những gì diễn ra tại dự án ở Văn Giang. Sự lan truyền câu chuyện sai sự thật này nhanh đến mức khó tin, chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người bắt đầu đồn thổi và nói như thật về nó, mặc dù tôi đã khẳng định là cá nhân tôi và Bản Việt không liên quan, không quen biết, không tham gia đầu tư cũng như không tài trợ tín dụng gì liên quan đến dự án Ecopark này…
Thực tế là chính Vihajico, chủ đầu tư của dự án, đã từng gửi thông cáo báo chí để khẳng định là hai công ty Việt Hưng này hoàn toàn khác nhau và cá nhân tôi hoàn toàn không liên quan gì với dự án ầm ĩ đó cả. Tuy nhiên, rất tiếc thông tin này rất ít được báo chí đăng tải.
Vậy thông tin về việc chị đứng sau vụ thâu tóm Sacombank thì sao?
Như mọi người đều biết, bản thân Sacombank là một ngân hàng lớn, vốn lớn, cổ đông lớn, hệ thống lớn… Bởi vậy, khi nói đến việc chi phối hay thâu tóm Sacombank, người ta nghĩ rằng phải là nhóm có thế lực tài chính lớn và có sự ảnh hưởng lớn trong xã hội mới làm được. Từ quan điểm đó, cộng với việc họ biết tôi là người đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, có nhiều mối quan hệ quen biết, họ dựng lên việc tôi đứng đằng sau điều khiến vụ thâu tóm này.
Nhưng tôi xin khẳng định rằng, cá nhân tôi và Ngân hàng Bản Việt không tham gia vào thương vụ này, cũng không sở hữu bất kỳ một cổ phiếu STB dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hay gián tiếp, ngay cả chuyện hỗ trợ về mặt quan hệ cũng không. Tôi cho rằng, việc này không khó để xác minh. Bản thân anh Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT của Eximbank, với tư cách là “người trong cuộc” của thương vụ này, đã không dưới một lần khẳng định rằng, tôi và Bản Việt hoàn toàn không liên quan trong toàn bộ câu chuyện này dưới bất cứ hình thức nào…
Tôi nghĩ rồi một thời gian ngắn nữa thôi, mọi người cũng sẽ biết rõ nhiều sự việc liên quan đến Sacombank… Nhưng nói thật, cái quan niệm cứ thấy phi vụ nào “hoành tráng” là mọi người cho rằng, phải có tên tuổi “hoành tráng” tham gia hoặc “chống lưng” đằng sau thì mới thực hiện được đã vô tình tạo ra biết bao điều tiếng không có thực cho rất nhiều người. Điều này đang dần trở thành định kiến và trường hợp của tôi không là ngoại lệ. Nhưng tôi tin rằng, rồi thời gian sẽ “giải oan” cho tôi và sự thật sẽ nói lên tất cả…
Chị có thể công khai về sở hữu tại Ngân hàng Bản Việt?
Tôi hiện đang là cổ đông cá nhân nắm tỷ lệ cổ phần lớn nhất tại Ngân hàng với 4,9%. Thông tin về sở hữu và hoạt động đều được báo cáo định kỳ theo quy định với Ngân hàng Nhà nước. Tôi được ĐHCĐ bầu vào HĐQT, được phân công làm Chủ tịch và được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn từ cuối năm 2011. Hiện tại, Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank - VCCB) là ngân hàng đại chúng đa sở hữu với gần 2.000 cổ đông.
Trên cương vị Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bản Việt, chị hoạch định chiến lược phát triển và mục tiêu của Ngân hàng vài năm tới như thế nào?
VCCB mới ở giai đoạn đầu của quá trình tái cơ cấu toàn diện. Do CTCK và Công ty Quản lý quỹ Bản Việt ra đời trước nên hiện nay, VCCB cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ hai đơn vị này, đặc biệt là khả năng tiếp cận một số khách hàng là định chế tài chính, DN mà hai đơn vị này đã thiết lập quan hệ từ trước. HĐQT VCCB xác định, trước mắt Ngân hàng tận dụng lợi thế này như một sự ưu tiên cho các nghiệp vụ bán buôn đối với những khách hàng quy mô vừa và nhỏ; và khi củng cố được nguồn lực đủ mạnh, chúng tôi sẽ dần mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm bán lẻ.
Do xuất phát điểm của Ngân hàng khá thấp và đang củng cố từng bước mọi mặt, cùng với thực trạng vận hành và phát triển của hệ thống ngân hàng hiện nay, quan điểm đều hành của chúng tôi là an toàn rồi mới đến hiệu quả, chiến lược phát triển không đặt ra quá dài hơi, mà phải linh hoạt theo nguồn lực phù hợp của Ngân hàng trong từng giai đoạn và chu kỳ biến động của kinh tế vĩ mô.
Cảm giác của chị khi đón nhận những tin đồn và gia đình chị chia sẻ áp lực như thế nào?
Tôi nghĩ dù tôi có theo đuổi nghiệp gì đi nữa, ngay cả không phải là kinh doanh, thì cũng phải chịu áp lực bởi sự khắt khe và giám sát của xã hội mà thôi. Thử hình dung xem, nếu tôi theo nghiệp chính trị chẳng hạn, có ai nghĩ tôi sẽ ít bị quan tâm hơn không?
Vì vậy, chọn con đường kinh doanh lập nghiệp là tôi đã sẵn sàng chấp nhận những điều này rồi. Trước áp lực tin đồn thất thiệt, một người bình thường đã có thể điêu đứng và mệt mỏi, các tin đồn gắn với gia đình chính khách thường áp lực tăng lên gấp nhiều lần.
Tôi không làm gì sai trái với pháp luật hay với chính lương tâm của mình, có lẽ đấy là điều cơ bản giúp tôi luôn vững vàng trước mọi tin đồn không hay. Và cũng có lẽ, do tôi đã có một cuộc sống với nhiều loại áp lực khá lâu rồi nên cũng quen dần. Về phía gia đình, từ gia đình lớn đến gia đình nhỏ, từ trước đến giờ luôn tràn ngập sự tin tưởng và yêu thương.
Theo Đầu tư chứng khoán
Chủ tịch Viet Capital Bank chia sẻ về tin đồn quanh dự án Ecopark và thâu tóm Sacombank
-
Liên quan đến vụ án này còn có: Phạm Thị Thu Dung, Trần Quang Viên và Hoàng Minh Doan.
Bộ trưởng Bộ Công an chia sẻ, Bộ đang tập trung điều tra các sai phạm tại Vinashin, Vinalines, Agribank và một số sai phạm khác trong lĩnh vực ngân hàng.
Ngày 21/10/2012, trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời", Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết, số lượng các vụ án về tham nhũng, tội phạm về kinh tế, tội phạm về chức vụ đã phát hiện khởi tố, điều tra tăng rất nhiều so với năm 2011.
Từ đầu năm 2012 đến nay thì lực lượng công an đã phát hiện 891 vụ vi phạm pháp luật về tham nhũng, kinh tế, chức vụ tăng 583 vụ so với năm 2011. Về số đối tượng gồm 1.936 đối tượng tăng 1.292 đối tượng gấp đôi so với năm 2011. Bộ Công an đã khởi tố điều tra 328 vụ tăng 24,7% và 693 đối tượng tăng 26%.
Bộ trưởng cho biết, gần đây Bộ Công an tiếp tục điều tra một số các vụ tham nhũng xảy ra tại Tập đoàn Vinashin, trong đó có việc cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại công ty cổ phần Container quốc tế của Tập đoàn Vinashin tỉnh Hải Dương.
Đồng thời, tập trung điều tra vụ cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại tập đoàn Vinalines. Một số vụ tham ô, tham nhũng xảy ra tại Công ty Xây lắp Dầu khí, Công ty dệt kim Đông Phương, chi nhánh 6 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại TPHCM và các vụ tại một số địa phương khác.
Về vụ án cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại tập đoàn Vinalines và bắt giữ ông Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch HĐQT của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Bộ trưởng cho biết hiện Bộ Công an đang tập trung điều tra và sớm kết thúc điều tra vụ án này để đưa ra xét xử trước pháp luật.
Trả lời câu hỏi liên quan tới diễn biến điều tra và xử lý đối với ông Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng và một số đối tượng khác, Bộ trưởng Bộ Công an thông báo các vụ án này đã khởi tố điều tra và hiện nay cơ quan điều tra tập trung điều tra, thu thập, xác minh, củng cố chứng cứ và điều tra mở rộng để giải quyết triệt để các loại đối tượng tội phạm có liên quan đến vụ án này.
"Chúng tôi cũng đang với quyết tâm cao tích cực điều tra sớm để kết thúc điều tra đưa ra xét xử các đối tượng này trước pháp luật. Kết quả điều tra khi được kết thúc, chúng tôi sẽ kịp thời thông báo đến với người dân và dư luận để cùng chia sẻ", Bộ trưởng nói.
-
-Bà Phượng than mệt mỏi: Con gái Thủ tướng trách blog 'phản động' (BBC 19-10-12) Nữ Chủ tịch Bản Việt giải tỏa những đồn thổi (ĐTCK KT 19-10-12) -- Toàn bài không có một chữ cho biết bà này là con ai, đứng nói chi đến tên của cha của bà (Đồng chí X!)
Và những người không hề than: Những người đàn bà làm thân trâu ngựa (VTC 19-10-12)
BEE – “Nữ Chủ tịch Bản Việt giải tỏa những đồn thổi” 19/10/2012
Chủ tịch VietCapital: "Nữ doanh nhân luôn phải cố gắng gấp bội nam giới"
-Chủ tịch Viet Capital: ‘Cá nhân tôi và ngân hàng Bản Việt không sở hữu bất kỳ cổ phiếu STB nào!’ (VinaCorp). – Đôi điều với nỗi oan cô Phượng (DLB). - Phải chăng Hưng Yên đẩy dư luận dồn vào Thủ tướng (Bùi Văn Bồng). – Nếu tôi là đại biểu quốc hội ở Hải Phòng… (Nguyễn Thông).
Ngày 16/10, cơ quan tố tụng đã bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định khởi tố bị can và gia hạn tạm giam đối với Ngô Quang Đạo, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thương mại dầu khí Vũ Anh (Công ty Vũ Anh) trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức".
Chủ tịch Viet Capital Bank chia sẻ về tin đồn quanh dự án Ecopark và thâu tóm Sacombank-
-Bà Nguyễn Thanh PhượngBà Nguyễn Thanh Phượng hiện sở hữu 4,9% vốn điều lệ của Viet Capital Bank và là cổ đông cá nhân lớn nhất của ngân hàng.
Bà Nguyễn Thanh Phượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt (Viet Capital Bank) đã có cuộc trò chuyện với Đầu tư Chứng khoán.
Bản thân có nhiều lợi thế, sao chị không chọn theo đường chính trị mà chấp nhận dấn thân vào nghiệp kinh doanh tài chính khô khan và nhiều thách thức, áp lực?
Từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã bắt đầu quan tâm đến những câu chuyện kinh doanh, cũng như ngưỡng mộ nhiều tấm gương doanh nhân tự thân lập nghiệp. Ý niệm kinh doanh và các mục tiêu ngày càng định hình rõ nét hơn khi tôi thi đậu vào Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Sự lựa chọn này hoàn toàn theo sở thích cá nhân. Từ những kiến thức nền tảng lĩnh hội trong nước, sau này, tôi có điều kiện học tiếp chương trình MBA chuyên ngành Quản trị tài chính tại Thụy Sĩ.
Ra trường dù thời gian đầu đi làm thuê, hay sau này lập công ty riêng cùng với những anh em khác, tôi vẫn giữ quyết tâm xây dựng một thương hiệu dịch vụ tài chính mang bản sắc Việt Nam. Thương hiệu Bản Việt (Viet Capital) manh nha ý tưởng từ những ngày tháng tôi còn miệt mài ở Geneva. “Bản” là bản làng, bản sắc riêng của Việt Nam mà cũng mang ý nghĩa là vốn (tư bản), còn “Việt” đương nhiên là từ quê hương Việt Nam.
Chị thành đạt khá sớm nên dư luận cho rằng, chị lồng ghép những lợi thế riêng của mình vào công việc kinh doanh?
Tôi chưa bao giờ nghĩ là mình đã thành đạt trong sự nghiệp. Cảm nhận cá nhân tôi là khi xuất thân từ gia đình chính khách lớn thường không được nhìn nhận như một người bình thường, mặc dù thực tế chỉ là một khoảng thời gian cụ thể, gắn với những nhiệm kỳ chính trị nhất định, đâu phải là mãi mãi. Sự quan tâm của số đông luôn gắn với những quan điểm và dư luận có phần khắt khe, thậm chí là cầu toàn. Điều này không chỉ tạo ra áp lực lớn mà đôi khi còn phủ nhận tất cả những nỗ lực phấn đấu của một cá nhân.
Từ lúc bắt đầu đi học, tôi đã quen với áp lực vì hoàn cảnh xuất thân của mình. Được điểm tốt thì có tiếng xì xào là vì “con ông lớn” nên được nâng đỡ. Cũng có lúc bị điểm xấu thì bị nói sau lưng là vì “con quan” nên mới ỷ lại, chẳng lo học hành. Tôi không phủ nhận mình có những lợi thế nhất định, nhưng chắc chắn những ai làm kinh doanh ở xứ sở này sẽ hiểu là có phải con nhà quan chức là dễ dàng hơn hay không.
Tôi phải khẳng định là tôi cũng gặp nhiều khó khăn lắm, thậm chí là có những bất lợi hơn và tôi cũng phải hết sức kiên nhẫn để có thể theo đuổi sự nghiệp này. Một người hay được dư luận chú ý thì phải cố gắng giữ mình để tránh điều tiếng không hay cho cá nhân và cả gia đình. Thời gian qua, đã có những lúc tôi mệt mỏi cùng cực khi phải chịu quá nhiều những điều tiếng, thị phi từ những việc mà mình không hề liên quan gì cả!
Chị nói gì trước nhiều tin đồn nói rằng, chị có liên quan đến Dự án Ecopark và thâu tóm Sacombank?
Dự án Ecopark ở Văn Giang (Hưng Yên) là do một chủ đầu tư phía Bắc thực hiện. Đó là CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico), đăng ký kinh doanh tại Hưng Yên từ năm 2003. Tuy nhiên, câu chuyện được dàn dựng bịa đặt hoàn toàn bởi một vài blog phản động, tự gán ghép sự liên quan của tôi khi thấy tôi có đại diện cho Viet Capital cùng Công ty Bất động sản Refico tham gia thành lập CTCP Bất động sản Việt Hưng năm 2009 tại TP.HCM để tham gia một dự án cũng tại TP. HCM.
Sự trùng hợp chỉ là cái đuôi công ty cùng có tên “Việt Hưng” thôi, nhưng hàng loạt diễn đàn không chính thống trên mạng đã cố tình biến tôi thành một tội đồ với những gì diễn ra tại dự án ở Văn Giang. Sự lan truyền câu chuyện sai sự thật này nhanh đến mức khó tin, chỉ trong một thời gian ngắn, mọi người bắt đầu đồn thổi và nói như thật về nó, mặc dù tôi đã khẳng định là cá nhân tôi và Bản Việt không liên quan, không quen biết, không tham gia đầu tư cũng như không tài trợ tín dụng gì liên quan đến dự án Ecopark này…
Thực tế là chính Vihajico, chủ đầu tư của dự án, đã từng gửi thông cáo báo chí để khẳng định là hai công ty Việt Hưng này hoàn toàn khác nhau và cá nhân tôi hoàn toàn không liên quan gì với dự án ầm ĩ đó cả. Tuy nhiên, rất tiếc thông tin này rất ít được báo chí đăng tải.
Vậy thông tin về việc chị đứng sau vụ thâu tóm Sacombank thì sao?
Như mọi người đều biết, bản thân Sacombank là một ngân hàng lớn, vốn lớn, cổ đông lớn, hệ thống lớn… Bởi vậy, khi nói đến việc chi phối hay thâu tóm Sacombank, người ta nghĩ rằng phải là nhóm có thế lực tài chính lớn và có sự ảnh hưởng lớn trong xã hội mới làm được. Từ quan điểm đó, cộng với việc họ biết tôi là người đang hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, có nhiều mối quan hệ quen biết, họ dựng lên việc tôi đứng đằng sau điều khiến vụ thâu tóm này.
Nhưng tôi xin khẳng định rằng, cá nhân tôi và Ngân hàng Bản Việt không tham gia vào thương vụ này, cũng không sở hữu bất kỳ một cổ phiếu STB dưới bất kỳ hình thức nào, trực tiếp hay gián tiếp, ngay cả chuyện hỗ trợ về mặt quan hệ cũng không. Tôi cho rằng, việc này không khó để xác minh. Bản thân anh Lê Hùng Dũng, Chủ tịch HĐQT của Eximbank, với tư cách là “người trong cuộc” của thương vụ này, đã không dưới một lần khẳng định rằng, tôi và Bản Việt hoàn toàn không liên quan trong toàn bộ câu chuyện này dưới bất cứ hình thức nào…
Tôi nghĩ rồi một thời gian ngắn nữa thôi, mọi người cũng sẽ biết rõ nhiều sự việc liên quan đến Sacombank… Nhưng nói thật, cái quan niệm cứ thấy phi vụ nào “hoành tráng” là mọi người cho rằng, phải có tên tuổi “hoành tráng” tham gia hoặc “chống lưng” đằng sau thì mới thực hiện được đã vô tình tạo ra biết bao điều tiếng không có thực cho rất nhiều người. Điều này đang dần trở thành định kiến và trường hợp của tôi không là ngoại lệ. Nhưng tôi tin rằng, rồi thời gian sẽ “giải oan” cho tôi và sự thật sẽ nói lên tất cả…
Chị có thể công khai về sở hữu tại Ngân hàng Bản Việt?
Tôi hiện đang là cổ đông cá nhân nắm tỷ lệ cổ phần lớn nhất tại Ngân hàng với 4,9%. Thông tin về sở hữu và hoạt động đều được báo cáo định kỳ theo quy định với Ngân hàng Nhà nước. Tôi được ĐHCĐ bầu vào HĐQT, được phân công làm Chủ tịch và được Ngân hàng Nhà nước phê chuẩn từ cuối năm 2011. Hiện tại, Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank - VCCB) là ngân hàng đại chúng đa sở hữu với gần 2.000 cổ đông.
Trên cương vị Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bản Việt, chị hoạch định chiến lược phát triển và mục tiêu của Ngân hàng vài năm tới như thế nào?
VCCB mới ở giai đoạn đầu của quá trình tái cơ cấu toàn diện. Do CTCK và Công ty Quản lý quỹ Bản Việt ra đời trước nên hiện nay, VCCB cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ hai đơn vị này, đặc biệt là khả năng tiếp cận một số khách hàng là định chế tài chính, DN mà hai đơn vị này đã thiết lập quan hệ từ trước. HĐQT VCCB xác định, trước mắt Ngân hàng tận dụng lợi thế này như một sự ưu tiên cho các nghiệp vụ bán buôn đối với những khách hàng quy mô vừa và nhỏ; và khi củng cố được nguồn lực đủ mạnh, chúng tôi sẽ dần mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm bán lẻ.
Do xuất phát điểm của Ngân hàng khá thấp và đang củng cố từng bước mọi mặt, cùng với thực trạng vận hành và phát triển của hệ thống ngân hàng hiện nay, quan điểm đều hành của chúng tôi là an toàn rồi mới đến hiệu quả, chiến lược phát triển không đặt ra quá dài hơi, mà phải linh hoạt theo nguồn lực phù hợp của Ngân hàng trong từng giai đoạn và chu kỳ biến động của kinh tế vĩ mô.
Cảm giác của chị khi đón nhận những tin đồn và gia đình chị chia sẻ áp lực như thế nào?
Tôi nghĩ dù tôi có theo đuổi nghiệp gì đi nữa, ngay cả không phải là kinh doanh, thì cũng phải chịu áp lực bởi sự khắt khe và giám sát của xã hội mà thôi. Thử hình dung xem, nếu tôi theo nghiệp chính trị chẳng hạn, có ai nghĩ tôi sẽ ít bị quan tâm hơn không?
Vì vậy, chọn con đường kinh doanh lập nghiệp là tôi đã sẵn sàng chấp nhận những điều này rồi. Trước áp lực tin đồn thất thiệt, một người bình thường đã có thể điêu đứng và mệt mỏi, các tin đồn gắn với gia đình chính khách thường áp lực tăng lên gấp nhiều lần.
Tôi không làm gì sai trái với pháp luật hay với chính lương tâm của mình, có lẽ đấy là điều cơ bản giúp tôi luôn vững vàng trước mọi tin đồn không hay. Và cũng có lẽ, do tôi đã có một cuộc sống với nhiều loại áp lực khá lâu rồi nên cũng quen dần. Về phía gia đình, từ gia đình lớn đến gia đình nhỏ, từ trước đến giờ luôn tràn ngập sự tin tưởng và yêu thương.
Theo Đầu tư chứng khoán
Chủ tịch Viet Capital Bank chia sẻ về tin đồn quanh dự án Ecopark và thâu tóm Sacombank
-
Liên quan đến vụ án này còn có: Phạm Thị Thu Dung, Trần Quang Viên và Hoàng Minh Doan.