Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

Gần 1.700 công nhân ngừng việc vì thu nhập quá thấp

-Gần 1.700 cng nhn ngừng việc v thu nhập qu thấp
Vụ ngừng việc của CN Cty Tài Lộc vào sáng 19.10. Ảnh: L.Tuyết

-“Một bộ phận người lao động có cuộc sống quá bức bách”

“Cần phải tăng lương để cải thiện đời sống người lao động, bởi có một bộ phận người lao động hiện nay có cuộc sống quá khó khăn, bức bách”


Đó là chia sẻ của ĐBQH Cao Sỹ Kiêm - nguyên Thống đốc NHNNVN - với PV Báo LĐ tại phiên họp QH ngày 22.10.

´ Chính phủ cho rằng không có đủ tiền để tăng lương tối thiểu lên mức 1,3 triệu đồng/người/tháng. Nhưng vẫn còn rất nhiều lời đề nghị với Chính phủ đầu tư xây dựng các công trình hàng chục ngàn tỉ đồng như Bảo tàng Quốc gia, trụ sở Bộ GTVT... Ông lý giải thế nào về điều này?

Những dự án như vậy vào thời điểm hiện nay chắc chắn sẽ bị cắt không được đầu tư. Việc các bộ, ngành đề nghị Chính phủ đầu tư thì đó cũng mới chỉ là phương án đề nghị, nhưng để được phê duyệt và cấp vốn đầu tư sẽ là chuyện khác. Chắc chắn những chi tiêu hành chính, mua sắm, lễ hội... mà chưa cần thiết sẽ đều phải cắt giảm tới mức tối đa để lấy tiền đó giải quyết lương cho một số lĩnh vực quá cấp bách

´ Không thể tăng lương tối thiểu lên mức 1,3 triệu đồng, UBKT của QH đã đề xuất vẫn phải tăng, nhưng chỉ ở mức 1,150 triệu đồng, ông thấy phương án này có khả thi?

- Tôi ủng hộ ý kiến này vì trước hết, chúng ta cần phải giải quyết vấn đề bức bách về thu nhập của đời sống người lao động. Dù mức tăng lương - tối thiểu lên 1,15 triệu đồng chưa nhiều, nhưng đó cũng phần nào cải thiện đời sống của người lao động bởi một số bộ phận có thu nhập thấp, đời sống đã quá khó khăn rồi, vì vậy dù ít dù nhiều thì vẫn bắt buộc phải tăng lương.

´ Việc điều chỉnh tăng lương chỉ ở mức thấp như vậy có phải là do kỷ cương pháp luật không được thực hiện tốt nên thu không đủ để chi?

- Điều này đúng. Nguyên nhân của việc không đủ quỹ lương để chi nếu mức lương tối thiểu là 1,3 triệu đồng là do tình hình thu NSNN năm nay giảm quá nhanh. Điều này cho thấy việc thực hiện luật pháp của chúng ta về các nguồn thu chưa nghiêm, đó cũng thể hiện khả năng quản lý có những tồn tại khiến việc thu không đạt yêu cầu.

´ Như vậy liệu có trở thành tiền lệ không, khi cứ không thực hiện được các chỉ tiêu của QH thì Chính phủ lại xin điều chỉnh giảm chỉ tiêu?

- Thì chắc là tiền lệ rồi, tuy nhiên còn sự tham gia, góp ý, nghị quyết của QH cứng rắn và quyết định đến mức nào thì Chính phủ mới thực hiện như thế.


Chủ nhiệm UB các VĐXH của QH Trương Thị Mai: Cần tăng lương vào thời điểm hợp lý
“Bộ LĐTBXH đã nói là sẽ tăng lương cho khu vực doanh nghiệp, còn với khu vực nhà nước, Chính phủ tính lại rồi mới báo cáo Quốc hội cho ý kiến. Theo tôi thì nên cân đối để tăng lương vào thời điểm thích hợp chứ không nên nói là không tăng lương. Vì nếu để tăng theo lộ trình quy định thì năm 2013 cần tới 60 ngàn tỉ đồng để chi cho việc tăng lương. Với tình hình thu NSNN hiện nay thì đây là bài toán khó. Tuy vậy, về mặt chủ quan thì cũng cần cân nhắc, tính toán, sắp xếp lại các khoản chi cho hợp lý để có thể tăng lương cho người lao động”.S.Đà (ghi)
- Tăng lương cơ bản năm 2013: Nên giữ đúng lộ trình (VOV). - ‘Thay vì hoãn tăng lương, nên cắt các khoản chi không cần thiết’ (VnE).
- – Làm ca ba, công nhân ngất xỉu hàng loạt (KP). - Công nhân “nghỉ quá 5 ngày” sẽ bị… sa thải (?!) (LĐ).

- Chính phủ xin giãn lộ trình tăng lương (VNE). – Giảm chi, loại người kém, ắt có tiền tăng lương (VNN).
- Chưa cân đối được nguồn để tăng lương(PLTP).
- Tăng lương cho người lao động doanh nghiệp cũng gặp khó (Infonet).
- Bóc trần những đường dây nhập lậu gà giống: Đại Xuyên – trung tâm gieo rắc đại họa (NNVN). – Thực phẩm nhiễm độc: Sờ đâu cũng có (TP).


-- Gần 1.700 công nhân ngừng việc vì thu nhập quá thấp. Trong 2 ngày 18-19.10, gần 1.700 CN làm việc tại Cty TNHH SX XD GT Tài Lộc (gọi tắt là Cty Tài Lộc- ở số 64 Lò Lu, P.Trường Thạnh, Q.9, TPHCM) đã nhất loạt ngừng việc yêu cầu Cty tăng lương, giảm giờ làm, tính lại mức phụ cấp...


Nguyên nhân bởi thu nhập của CN không đủ sống, cho dù đã phải  tăng ca liên tục cả những ngày thứ bảy và  chủ nhật.
Không  đủ sống mới ngừng việc!
Tại buổi làm việc giữa Phòng LĐTBXH và LĐLĐ Q.9 với Cty Tài Lộc, đại diện Cty cho biết: NLĐ ngừng việc là muốn tăng lương cơ bản. Chưa hết, CN yêu cầu Cty giữ mức khoán sản phẩm như cũ, để CN xong sớm về sớm. Còn sau khi hoàn thành mức khoán, CN ở lại làm thêm thì phải tính là thời gian tăng ca. Hiện Cty đưa ra cách khoán sản phẩm mới  được tính theo chuyền, theo tổ (ví dụ trong 1 chuyền có 8 tổ hoàn thành công việc thì mới được tính là đạt mức khoán), như vậy gây thiệt cho CN.
Trao đổi với các cơ quan chức năng, một nữ CN tên là H cho biết:  Tháng nào làm hết 4 ngày chủ nhật, ngày nào cũng tăng ca tới 21 giờ- kể cả thứ bảy thì lương mới được hơn 4 triệu đồng, còn không thì chỉ được gần 3 triệu/tháng. Một nam CN trình bày: Do giá cả liên tục tăng, nên để sống được, CN phải tăng ca liên tục, nhưng cách tính lương, phụ cấp, thời giờ làm thêm của Cty không làm cho thu nhập CN khá hơn.
Theo bảng lương của một nữ CN đã làm việc tại Cty gần 5 năm, với mức trợ cấp tay nghề 330.000 đồng, cộng với tiền tăng ca 45 giờ, cộng với tiền lương sau khi đã trừ tiền đóng BHXH 212.800 đồng, thực lĩnh của chị chỉ còn 3.098.000 đồng. Chị bức xúc: “Tôi làm lâu năm đã vậy, những em mới vào thu nhập còn thấp hơn nhiều”.
Anh L.B.L - làm việc ở đây đã 3 năm - bức xúc: “Mới đây do đơn hàng gấp, Cty còn buộc CN sau 12 giờ khi ăn trưa xong phải vào làm luôn, không kịp uống nước. Có người không chịu được đã lăn ra ngất xỉu. Một số CN do sức khỏe yếu, không chịu đi tăng ca triền miên đã bị Cty đuổi việc (như anh Cường bảo vệ, chị Lan chuyền B xưởng I) – anh L.B.L nêu đích danh.
Nhiều nữ CN cũng than thở: “Mang tiếng được Cty hỗ trợ cơm trưa, nhưng cơm ăn không được. Bàn 7 người chỉ có 4 con cá nục kho, mỗi con chỉ bằng 2 ngón tay. Rau muống thì phát hiện giun đất nằm trong đó, canh rau có sâu bọ cũng là chuyện thường. Nước thì mùi phèn lẫn mùi tanh, không thể nào uống được... Làm từ sáng tới 21 giờ tối mà ăn cơm vậy làm sao có sức, tôi phải nấu cơm mang đi mà ăn đây. Chúng tôi đề nghị trả tiền ăn để chúng tôi tự nấu cơm mang đi, nhưng Cty lại không chịu. Không sống nổi mới đình công chứ có sung sướng gì!”.
Doanh nghiệp không chịu tăng lương!
Bà Huỳnh Thị Mỹ Tiên - Phó GĐ Cty - liệt kê: Mức lương cơ bản hiện nay của CN mới vô là 2 triệu/tháng, sau 1 tháng là 2.140.000 ngàn/tháng, CN lâu năm là 2.240.000 đồng/tháng, chưa trừ các khoản đóng BHXH. Cty có các khoản trợ cấp như nhà trọ 200 ngàn/tháng, chuyên cần 200 ngàn/tháng.
Ngoài ra còn có tiền tăng ca, phụ cấp, đối với người có thâm niên cao phụ cấp được 1 triệu, thấp nhất  60 ngàn/người/tháng. Ngược lại, CN phản ánh chế độ quản lý ở đây rất hà khắc: CN chỉ cần nghỉ 1 ngày (dù có phép) cũng bị trừ 70.000 đồng, còn không phép coi như tháng đó mất trắng 200 ngàn đồng chuyên cần; tiền lương đã thấp lại còn bị “hao hụt” không thương tiếc!
Tại buổi làm việc, bà Tiên cho biết Cty sẽ xem xét giảm giờ tăng ca cho CN và hứa sẽ giữ lại mức khoán sản phẩm như cũ, nhưng không chấp nhận tăng lương cơ bản ngay, nguyên nhân là bởi Cty đã thực hiện đúng quy định của Chính phủ về lương tối thiểu vùng (vùng I hiện nay là 2 triệu đồng/tháng). Việc tăng lương phải chờ hết năm 2012. Trước mắt, Cty có thể xem xét về khoản phụ cấp thâm niên, còn các yêu cầu khác của CN, Cty hứa đến thứ tư tuần tới sẽ trả lời.
Nghe đại diện BGĐ Cty trả lời,  nhiều CN bức xúc cho rằng như vậy là... ‘huề” - chẳng giải quyết được việc gì, bởi lương cơ bản Cty trả cho CN hiện nay quá thấp, chỉ nhỉnh hơn mức lương tối thiểu vùng chút đỉnh, cho dù CN đã phải tăng ca triền miên thì khi nhân với hệ số giờ tăng ca thu nhập vẫn thấp, kéo theo mức đóng BHXH, BHYT của CN cũng thấp.










- Gần 1.700 công nhân ngừng việc vì thu nhập quá thấp.
- Gần 1.700 công nhân đinh công vì bán sức không đủ sống(LĐ/ DĐCN). --- Việt Nam mong muốn giải quyết suy thoái kinh tế (WSJ/ TCPT).

-Tuy tình hình thanh khoản khá hơn, nhưng các ngân hàng chưa giải quyết được nợ xấu và giảm mạnh phụ thuộc vào việc huy động vàng.
Lượng kiều hối có dấu hiệu giảm nhẹ
Lượng kiều hối trong các tháng đầu năm 2012 giảm nhẹ và có sự dịch chuyển về cơ cấu so với những năm trước.“Tính chung tám tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước, lượng kiều hối thấp hơn 10%”, một nguồn tin có thẩm quyền từ Ngân hàng Nhà nước cho hay. Vị này dự đoán: “dựa trên những thống kê về dòng chuyển tiền của khu vực tư nhân tính đến thời điểm này, dù chưa bóc tách hết, chúng tôi dự báo kiều hối năm nay giảm nhẹ so với 2011”.

Con số kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2011 khoảng 9 tỉ đô la Mỹ. Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết quí 3 năm 2011 thì kiều hối đạt 7 tỉ đô la Mỹ.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online , ông Đặng Trần Phong, Vụ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cho biết, con số cập nhật về kiều hối cả nước từ cơ quan có thẩm quyền là 6,3 tỉ đô la Mỹ tính đến hết quí 2-2012.
Số tiền 6,3 tỉ đô la Mỹ đã bằng hơn 70% lượng kiều hối của năm 2011, cho thấy có sự gia tăng mạnh so với cùng kỳ 2011, song nếu căn cứ theo nguồn tin trên từ Ngân hàng Nhà nước thì có thể  lượng kiều hối về trong quí 3 đã giảm.
Điều này được minh chứng rõ nét hơn qua khảo sát của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online với một số ngân hàng, công ty kiều hối chiếm thị phần lớn nhất, doanh số kiều hối của các đơn vị này từ đầu năm đến nay đều giảm từ 5- 15% so với cùng kỳ năm trước.
Đại diện Vietcombank cho biết doanh số chuyển kiều hối 9 tháng của họ đạt khoảng 900 triệu đô la Mỹ, giảm 15% so với cùng kỳ. Phó giám đốc Công ty kiều hối Đông Á, ông Trịnh Hoài Nam, cũng cho biết doanh số kiều hối trong 8 tháng đầu năm đã giảm chút ít so với năm trước và trong năm 2011, doanh số chuyển kiều hối của công ty này đạt 1,5 tỉ đô la Mỹ.
Một vị phụ trách phòng kiều hối của Ngân hàng TMCP Công thương (Vietinbank) cho hay doanh số năm 2011 của ngân hàng này đạt gần 1,2 tỉ đô la Mỹ. Nhưng so với cùng kỳ 2011, doanh số chuyển kiều hối 9 tháng đầu năm nay đã giảm khoảng 15%. “Kiều hối năm nay có xu hướng giảm theo tỷ lệ khác nhau tùy từng ngân hàng nhưng theo tôi ước đoán khoảng 15% trên toàn cục”, vị này nói.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM - địa bàn nhận kiều hối nhiều nhất - số liệu dự ước đến cuối tháng 6-2012, kiều hối chuyển về qua địa bàn thành phố đạt khoảng 1,9 tỉ đô la Mỹ, tức đã giảm khoảng 500 triệu đô la Mỹ so với cùng kỳ năm trước.
Riêng lãnh đạo của Công ty kiều hối Sacombank cho biết, doanh số kiều hối của công ty tính đến hết 9 tháng đạt trên 1,3 tỉ đô la Mỹ quy đổi, tăng 20% so với năm ngoái. Nhưng ông này cũng cho rằng sự gia tăng này là do công ty thay đổi các chính sách về giao nhận kiều hối đến từng nhà, từng địa phương và các chính sách thông thoáng đi kèm chứ chưa thể khẳng định đó là sự gia tăng doanh số kiều hối nói chung.
Ông Trịnh Hoài Nam cho rằng, theo chu kỳ, doanh số kiều hối giảm mạnh vào những tháng sau Tết và những tháng hè, sau đó sẽ dần trở lại bình thường từ tháng 8. Vì vậy, cũng cần thêm thời gian và chờ đợi số liệu chính thức của cả nước từ Ngân hàng Nhà nước để xác định được chính xác tình hình.
Không chỉ có dấu hiệu sụt giảm, dòng kiều hối năm nay đã có sự chuyển hướng so với các năm trước. Đáng chú ý nhất là kiều hối gần như ngưng chảy vào bất động sản. Những khảo sát trong năm 2011 của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia và Ngân hàng Thế giới với các hộ nhận kiều hối cho thấy, có tới 52% kiều hối được đầu tư vào bất động sản, số còn lại được dùng để gửi tiết kiệm và tiêu dùng.
Đại diện Sacombank cũng nói rằng theo ghi nhận của họ thì tỷ lệ kiều hối chảy vào bất động sản qua các năm qua vẫn cao nhất, chiếm trên dưới 50%. Nay, dòng tiền này đổ vào bất động sản giảm rất mạnh. Ông cũng cho hay ghi nhận sơ bộ trong khuôn khổ hoạt động của công ty cho thấy nguồn kiều hối hơn một năm qua cũng đã ngưng chảy vào chứng khoán. Cách đây 2 năm, kênh chứng khoán tiếp nhận kiều hối chỉ đứng sau bất động sản.
Các công ty chuyển kiều hối cho biết, kênh đầu tư hiện đã giảm so với năm ngoái nhưng vẫn hấp dẫn trong thu hút kiều hối là đầu tư vào lãi suất. Lãi suất tiền gửi đô la Mỹ ở nước ngoài hiện chỉ từ 0,25-0,5%/năm trong khi ở Việt Nam khoảng 2%/năm. Rất nhiều khoản tiền ngoại tệ chuyển về được đổi qua tiền đồng để gửi tiết kiệm vì lãi suất tiết kiệm tiền đồng hiện 2-10%/năm.
Hồng Phúc
TBKTSG ONLINE

Không tăng lương: bóp bụng đi làm – Tuổi Trẻ Online
Trước thông tin “Không tăng lương cơ bản vào năm 2013”, nhiều công nhân nghe xong đã thảng thốt bất ngờ, thậm
“Để tăng lương theo lộ trình chỉ còn cách in thêm tiền” | CafeF.vn
Đó là ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ vào cuối buổi họp Ủy -
-Điểm báo 21.10.2012
Dự đoán kinh tế Việt Nam
- Tập đoàn: ‘Dấu ấn’ thí điểm và đặc thù (VEF).  - Chờ hướng dẫn tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước (TN).
- Ngân hàng Nhà nước gặp khó trong việc xử phạt (VnMedia).
- Quản trị kém làm gia tăng tội phạm ngân hàng (Petrotimes).
- Bài toán tỷ giá và các bối cảnh hơn thiệt kinh tế(TBKTSG).
- Dồn sức cho nhà ở xã hội (NLĐ).  – Làn sóng “đại hạ giá” căn hộ;   – Hàng loạt dự án căn hộ giảm giá (TN).
- Hàng loạt dự án căn hộ giảm giá (TN).
- Thuế ô tô hạng sang tăng vọt, nhà giàu cũng khóc (NĐH).
- Cà phê phân voi chưa có mặt trên thị trường Việt Nam (NĐT).
- Tập đoàn đa quốc gia rời bỏ Việt Nam? (VEF).
- Giá vàng trong nước cao bất thường (TT).  - Tuần tới, vàng sẽ giảm về vùng 45 triệu đồng (VnM).
- Chưa có tổ chức nào là Hiệp hội Lúa gạo khu vực (SGGP).
-Việt Nam muốn Anh tiếp tục hỗ trợ ODA – VietNamNet
Chiều 15/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp cựu Thủ tướng Anh Tony Blair đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
- Trần Hiệp Thủy: VÒNG DỐI TRÁ HẠCH TOÁN-HẠCH SÁCH-SÁT HẠCH (Bùi Văn Bồng).
- - Quảng Nam: Bận diễn tập, UBND xã nghỉ 3 ngày (DV).
Thua kiện, UBND huyện “né” thi hành án (TN).
Thua kiện, UBND huyện “né” thi hành án
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Theo hồ sơ vụ kiện, vào năm 1999, bà Nguyễn Thị Loan (45 tuổi), từ Vĩnh Phúc vào xã Tân Hòa, H.Đồng Phú (Bình Phước) sinh sống. Năm 2001, bà Loan sang nhượng lại của ông Vương Văn Quắn 1,7 ha đất để trồng mì. Vào tháng 6.2003, UBND tỉnh Bình ...
Sai phạm trong quản lý, sử dụng đất ở Bác ÁiNhân Dân
“Quan” xã diễn tập, đóng cửa ủy ban 3 ngàyTin tức 24h
- Trưởng công an xã đánh dân (NLĐ).
- Hà Nội: Giả danh Cảnh sát 141, chặn người đi đường xử phạt, thu tiền! (GDVN).  - Tạm giữ 3 nghi phạm đánh CSGT (TN).
- Vụ một giám đốc sở bị “tố” nhận hối lộ: Người “tố” bị truy tố tội vu khống (TN).
- Vụ kiểm lâm “gửi” gỗ: Đã vận chuyển gỗ ra khỏi cửa rừng (TN).
- Dân lo vì lương sẽ không tăng (PLTP).
- Đà Nẵng kiên quyết “đóng cửa” cảng Sông Hàn (TN).
- Minh Diện: TRẠC ƠI ! EM Ở ĐÂU ? (Bùi Văn Bồng).
- Cử tri Lithuania bác bỏ nhà máy điện hạt nhân (boxitvn).
- Đói nghèo còn trĩu nặng

Với nhiều người dân nông thôn, nước sạch vẫn là một ước mơ.

(TBKTSG) - Cho dù được ca ngợi là rất thành công trong việc xóa đói giảm nghèo, một tỷ lệ lớn dân số Việt Nam vẫn đang sống ở dưới mức nghèo.
Bà Bùi Thị Bích Phương, 45 tuổi, chống cả hai tay vào hông để đứng lên một cách khó nhọc. Bằng một động tác nhẹ nhàng như để tránh làm đau lưng luôn bị ê ẩm triền miên vì lao động nặng, bà Phương đeo chiếc giỏ lên vai và cùng người con 11 tuổi bước ra khoảng sân đã phủ đầy bóng tối.
Hai mẹ con, như thường lệ, lại đi bắt cua dọc những bờ ruộng gần nhà ở xã trung du Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nếu may mắn, họ sẽ kiếm được khoảng 30.000 đồng sau ba giờ làm việc, bổ sung cho số tiền vỏn vẹn 50.000 đồng mà bà Phương có được trong ngày từ việc mót than vụn tại mỏ than Mỏ Mễ gần nhà.
“Tôi làm việc quần quật mà không đủ sống”, bà nói giọng đầy vẻ cam chịu, rồi cùng con đi ra phía bờ ruộng.

Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, đã bày tỏ quan ngại về tình trạng đói nghèo gia tăng khi gặp đại diện Chính phủ tại phiên họp giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam tổ chức tại Hà Tĩnh tháng 6 vừa qua. Bà nói: “Tốc độ giảm nghèo của Việt Nam vài năm gần đây đã chậm lại, trong khi nhiều rủi ro mới nổi lên, gắn với những biến động của nền kinh tế toàn cầu, tình hình bất ổn vĩ mô và tăng trưởng đình đốn”.

Với thu nhập hàng tháng khoảng 2 triệu đồng từ những công việc nặng nhọc và không ổn định này, bà Phương khó mà duy trì cuộc sống tối thiểu cho mình và hai người con đang đi học. Mức thu nhập mà một người cần có để duy trì mức sống tối thiểu bao gồm lương thực, thực phẩm, đi lại và nuôi một người con ở tỉnh Thái Nguyên vào khoảng 3,28 triệu đồng, theo Vụ Thống kê xã hội và môi trường, Tổng cục Thống kê. “Tôi ăn còn chưa đủ, nghĩ gì đến dành dụm lo cho tuổi già”, bà Phương nói.
Trong khi đó, những người làm công ăn lương trong khu vực nhà nước cũng không tránh khỏi tình trạng eo hẹp. Theo ông Đoàn Cường, Vụ trưởng Vụ Tiền lương, Bộ Nội vụ, cho đến tháng 5-2012, mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức là 1.050.000 đồng/tháng, tăng 400% so với mức của năm 2003.
“Mức lương tối thiểu này mới chỉ đáp ứng vỏn vẹn 37,5% nhu cầu tối thiểu”, ông nói. Theo ông Cường, mức lương tối thiểu thấp dẫn đến các mức lương trong ngạch, bậc lương thấp theo. Tính cả 25% phụ cấp công vụ từ tháng 5-2012 thì công chức mới tốt nghiệp đại học có tiền lương khoảng 3 triệu đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với khu vực thị trường.

Báo cáo đánh giá nghèo đói năm 2012 mà Ngân hàng Thế giới đang chuẩn bị phát hành sử dụng chuẩn nghèo mới là 653.000 đồng/người/tháng, tương đương 2,24 đô la Mỹ/người/ngày, tính theo sức mua tương đương năm 2005. Với chuẩn này, ước tính sẽ có tới khoảng 20,7% dân số Việt Nam thuộc diện nghèo đói, gấp đôi so với con số mà Chính phủ công bố gần đây.
Số liệu về đói nghèo theo chuẩn mới của Ngân hàng Thế giới cũng tương đồng với tính toán của Vụ Lao động - Văn hóa và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Theo vụ này, hiện có gần 4,8 triệu hộ nghèo và cận nghèo, chiếm 22% số hộ cả nước. Đây là những hộ nghèo có mức bình quân dưới 400.000 đồng/người/tháng trở xuống ở nông thôn; và 500.000 đồng/người/tháng ở thành thị căn cứ theo tiêu chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 ban hành đầu năm ngoái. Như vậy, mức sống của những hộ gia đình này còn lâu mới theo kịp mức sống tối thiểu từ khoảng 1,79-4,34 triệu đồng áp dụng cho bốn vùng trên toàn quốc năm 2012, theo tính toán của ông Nguyễn Thế Quân, Vụ phó Vụ Thống kê xã hội và môi trường, Tổng cục Thống kê.

Tổ chức Oxfam Anh phối hợp với Action Aid quốc tế tại Việt Nam tiến hành một cuộc khảo sát trong suốt thời gian từ năm 2007-2011, giai đoạn mà nền kinh tế đối mặt với lạm phát tăng cao. Khảo sát cho biết, có gần hai trong số năm người được hỏi khẳng định là không thấy hoặc không chắc là cuộc sống họ có sự thay đổi, và có tới 9% còn cho rằng cuộc sống của họ còn “kém đi” trong năm năm vừa qua.
Ngoài ra, có tới 16% số người tham gia khảo sát vẫn thiếu lương thực đến gần năm tháng/năm; trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng vẫn ở mức cao: cứ bốn em lại có một em suy dinh dưỡng; 42% gia đình vẫn chưa được tiếp cận với nước sạch; cứ bốn trong năm gia đình không có nhà vệ sinh hoặc chỉ có nhà vệ sinh tạm bợ...
Tóm tắt kết quả cuộc khảo sát quy mô lớn này, bà Lê Kim Dung, Trưởng đại diện Tổ chức Oxfam Anh, nói: “Nghèo “kinh niên” ngày càng rõ hơn, đặc biệt là tại các vùng dân tộc thiểu số. Những người sống ở mức cận nghèo dễ bị tái nghèo do lạm phát cao, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thiên tai và dịch bệnh. Đây cũng chính là những rủi ro cả cũ và mới, là thách thức lớn đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo của Việt Nam”.
Khó khăn lớn nhất trong số những người nhận lương từ Nhà nước phải kể đến những người về hưu. Một khảo sát của Viện Khoa học bảo hiểm xã hội với 2.000 người về hưu tại tám tỉnh cho thấy kết quả này.
Khảo sát cho biết, chỉ có 6,4% người về hưu cho rằng mức lương hưu hiện nay là đủ sống; 42,7% cho rằng tạm đủ, còn lại trên 50% cho rằng mức lương hưu hiện tại là khó khăn hoặc rất khó khăn trong cuộc sống. Nguồn bổ sung chính cho các nguồn chi tiêu của họ là dựa vào con cái, chiếm tỷ lệ 42%; tiếp đến là nguồn thu nhập từ đi làm thêm, chiếm tỷ lệ xấp xỉ 30%. Trong khi đó, nguồn bổ sung lương hưu dựa vào tiết kiệm từ quá trình tích lũy trước khi nghỉ hưu chỉ có 12,3%.
Theo bà Đỗ Thị Xuân Phương, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới chỉ có trên 100.000 người tính tới năm 2011. Tỷ lệ này rõ ràng là vô cùng thấp xét quy mô dân số Việt Nam.
Còn với người phụ nữ tên Phương ở Thái Nguyên, việc tham gia chương trình này vẫn là điều xa lạ. Hàng ngày, bà vẫn phải mót than và bắt cua để kiếm sống và nuôi hai người con của mình. “Cuộc đời tôi cứ mong mãi một ngày vui, để mong tiếp một tháng vui, thế mà khó quá”, bà nói.

-
http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/doisong/84871/Doi-ngheo-con-triu-nang.html

Bất công bình thu nhập có thể làm giảm tăng trưởng kinh tế: Income Inequality May Take Toll on Economic Growth (NYT 16-10-12) -- Đây là một vấn đề quan trọng, cần thảo luận cho Việt Nam, nhưng "một đồng chí Bộ Chính trị" và bộ sậu của ông ta có hiểu đ.... gì đâu!  Chênh Lệch Giàu Nghèo Làm Hại Phát Triển Kinh Tế Mỹ (10/21/2012)

Kinh tế Trung Quốc sẽ ra sao dưới tốp lãnh đạo mới? As China Weighs Shifting Economic Policy, a Rivalry for Its Stewardship (NYT 19-10-12)
Điểm cuốn sách về kinh tế phát triển của Justin Lin: The Quest for Prosperity: How Developing Economies Can Take Off, by Justin Yifu Lin (FP 14-10-12) - "the book promotes a “new structural economics”. This is to be distinguished from the ol
d structural economics, which influenced economists in the 1950s and 1960s, and the neoclassical economics of the faculty at the University of Chicago, where Lin studied in the 1980s.
-Changing of the Guard: In China, a Rivalry for Economic Stewardship
NYT --An experienced vice prime minister and former banker, with a progressive approach to the economy, appears to be losing ground to the probable next prime minister, who has much more traditional views.- Bang giao Ấn-Trung cải thiện, vẫn đối đầu về sách lược (VOA).
- Thủ tướng Pháp thăm Philippines, trấn an châu Á về tương lai đồng euro (RFI).
- Kinh tế Indonesia sẽ ‘vượt mặt’ Anh, Đức? (TVN).
-Châu Á không còn là "công xưởng" của thế giới
Thời hoàng kim của "công xưởng châu Á" có thể kết thúc sớm hơn mọi người nghĩ.
-The Financial Industry and Financial Crises
PAUL KRUGMAN
Banks are not the problem (at least not at this point).
- Người Mỹ cận kề “vách đá tài chính” (SGGP).
- Những lãnh đạo quốc gia tỷ phú giàu nhất thế giới (VEF).
- Những điều kỳ lạ chỉ có ở kinh tế Trung Quốc (VnE).  - Apple mở trung tâm thương mại lớn nhất Châu Á tại Bắc Kinh (RFI). - Apple nhọc nhằn trên đất Ấn (VEF).

Du lịch: Bustling Vietnam (Vancouver Sun 20-10-12)
Gặp nữ quản giáo xinh đẹp và 'gai góc' (VNN 20-10-12) -- Những bài như thế này sẽ gây phản tác dụng đối với những thành phần có khuynh hướng xấu. Không nên đăng.  Nên đăng những bài về "nam quản giáo xấu xí và dữ dằn".

Trần Chiến: Hà Nội đáng thương (viet-studies 20-10-12)
Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám (SGTT 20-10-12) - Ô hô!
Thực trạng bảo tàng: Không thể cứ đổ mãi do “lỗi hệ thống”! (CAND 20-10-12)
Cuộc phản biện với căn bệnh nghiệt ngã (SGTT 20-10-12) -- Nghe tin này thật sốc! Xin thành thực chúc GS Phạm Phụ sớm bình phục.
Châm kim vào huyệt vị để "cứu vãn" tình yêu (NĐT 20-10-12) -- Ôi, bọn con nít bây giờ dại đột làm sao! (Nhưng khá khen câu này "sau khi nước mắt đã lăn xuống, những lời nói van xin được thốt ra" đã được viết. Mong là tiền nhuận bút đã được nhận.)
Làm sao để viết một cuốn tiểu thuyết trong 30 ngày  How to write the first draft of a novel in 30 days (Guardian 19-10-12)

- GS. Hoàng Tụy: “Giáo dục đang đứng ở ngã ba đường” (GDVN).- Tiến sĩ khảo cổ ra truyện cực ngắn (TT&VH).
- “Chuẩn” con người hay tính gia trưởng của người Việt Nam? (PLTP).
- Hình thức và hậu quả của tham nhũng trong ngành giáo dục Việt Nam (Transparency International/ TCPT). –Nhiều cơ sở giáo dục bị xử phạt (TN).
- Người Việt ở Guam (TN).
- Bệnh viện “chê”, máy hô hấp ký 7.000 USD nằm kho (NLĐ).
- Bắt gần 4 tạ đỉa lậu vận chuyển từ Campuchia vào Việt Nam (CAND).  – Nhập đỉa rất nguy hại (NLĐ).
- “Tóc dài” chống bạo hành (NLĐ). - Liều chết làm giàu (NLĐ).
- Vụ cỏ lạ ở Trà Vinh – Tiêu hủy và cấm trồng (SGGP).
- Triều cường, mưa lũ gây thiệt hại (TN). - Triều cường ở Cà Mau vượt đỉnh năm 2011 (TP).
- Video: Vấn đề quy hoạch, tái định cư cho dân vùng sạt lở ven biển (VTV).
- Khó truy bắt 4 con cá sấu sổng chuồng cuối cùng (NLĐ). - Dùng mồi dụ cá sấu sổng chuồng (TN).
- “Cơn lốc” săn ngà đẩy voi đến vực tuyệt chủng (ANTĐ).  – Hong Kong tịch thu 4 tấn ngà voi buôn lậu từ châu Phi (PN).
- Lâm tặc đốn xong cây sưa giá trăm tỉ (PLTP). - Vụ kiểm lâm “gửi” gỗ: Đã vận chuyển gỗ ra khỏi cửa rừng (TN).
- Bảo tồn đa dạng sinh học: Lần đầu tiên quốc tế đạt thỏa thuận tài trợ (RFI).
- Nguồn dự trữ lương thực thế giới đang cạn dần (RFI).


Du khách nước ngoài bị cướp giật, đánh trọng thương
Thể thao văn hóa
Chiều 18.10, trao đổi với PV Lao Động, thượng tá Nguyễn Văn Ngàn – Trưởng CA TP.Nha Trang - cho biết, đang tiến hành điều tra, xác minh để xử lý nghiêm một nhóm đối tượng cướp giật và hành hung 2 du khách nước ngoài đi du lịch, nghỉ dưỡng tại TP.
Thêm một cây sưa trăm tỉ bị đốn hạ?
Dân Trí
(Dân trí) - Một cây sưa đỏ có đường kính khoảng 2m, cao hơn 20m, giá trị hàng trăm tỉ đồng vừa bị nhóm lâm tặc đốn hạ ở khu vực Hin Nậm Nô (Lào) giáp biên giới huyện Minh Hóa (Quảng Bình). >> Lại rộ tin lâm tặc đốn hạ sưa quý tại Phong Nha - Kẻ Bàng ...
Cây sưa trăm tỉ đã bị lâm tặc đốn xongLao động
Sưa trong rừng vẫn được bán với giá 2 tỉ đồngTuổi Trẻ
Lâm tặc tiếp tục đốn hạ 1 cây huê cổ thụThanh Tra






Tổng số lượt xem trang