Bầu Đệ (phải) tố cáo VPF nghe lén điện thoại qua việc bầu Kiên chỉ tận mặt các ông bầu từng nhờ và chi tiền cho trọng tài tại hội nghị sơ kết. Ảnh: XUÂN HUY
Tố cáo của bầu Đệ đã bị các thành viên VPF phản ứng kịch liệt vì sổ sách và quyết toán ở VPF không có khoản chi 2 tỉ đồng để thuê người nghe lén điện thoại. Giải thích tố cáo của bầu Đệ, Phó Chủ tịch HĐQT VPF Lê Hùng Dũng nói: “VPF không có chủ trương đó và cũng không chi tiền để làm chuyện phạm pháp đấy. Còn chuyện cá nhân ai làm điều đó thì người đấy phải chịu trách nhiệm…”.
Bầu Đệ không vu khống
Chuyện ông Đệ tố cáo thực ra không phải là chuyện mới lạ gì bởi nó đã từng được biết đến qua cuộc họp sơ kết giai đoạn 1 V-League. Tại cuộc họp đó, bầu Kiên đã chỉ mặt đọc tên bảy ông bầu, trong đó có bầu Đệ và cảnh cáo: “Các anh làm bóng đá chuyên nghiệp mà còn liên hệ đến các trọng tài để nhờ vả và cho tiền là vi phạm quy chế. Tôi đề nghị các anh chấm dứt chuyện này ngay và nếu còn tái phạm thì chúng tôi sẽ xử lý và thậm chí là đánh xuống hạng theo điều lệ…”. Để tăng tính thuyết phục, ông Kiên nói rằng ông đã hợp tác với bộ phận an ninh để xác minh được các ông bầu trên đã điện thoại nhờ vả và cho tiền trọng tài. Thậm chí là ông Kiên còn nói là nếu cần ông sẽ cung cấp cả thời điểm, ngày giờ, nói với ai và nói điều gì. Tất nhiên trong buổi sơ kết đấy các ông bầu bị chỉ mặt đều nín thinh và sợ hãi vì quá đúng.
Cũng với phương pháp trên, vào giai đoạn cuối mùa trước sáu vòng đấu, bầu Kiên đã đề nghị Ban Trọng tài không phân công hai trọng tài quốc gia vi phạm quy chế. Lý do ông Kiên đưa ra là hai trọng tài này đã liên lạc với đội bóng vòi vĩnh tiền vì đã thổi có lợi cho đội bóng. Ông Kiên không đưa ra bằng chứng nhưng rất kiên quyết với Ban Trọng tài và đề nghị nếu các trọng tài đấy phản ứng thì nói lên gặp ông Kiên và lúc đó thì không loại trừ khả năng sẽ khởi tố.
Nghe lén điện thoại là phạm pháp
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, các luật sư am hiểu về luật và về lĩnh vực bóng đá đã đưa ra những ý kiến sau:
Nếu việc nghe lén ai đó do những người ở VPF tổ chức là vi phạm pháp luật 100%. Điều đó vi phạm Luật Dân sự, quyền bảo mật cá nhân và nhiều vấn đề đề mang tính pháp lý khác.
Việc nghe lén chỉ được thực hiện khi có lệnh đặc biệt từ cơ quan chức năng như cơ quan công an, cơ quan điều tra hoặc tòa án…
Giả thiết đặt ra nếu như những lời tố cáo của bầu Đệ mà có cơ sở thì những người tổ chức nghe lén, cài đặt thiết bị nghe lén đã vi phạm pháp luật.
Việc nghe lén chỉ được thực thi khi cơ quan chức năng có trình lệnh đặc biệt yêu cầu các nhà dịch vụ mạng điện thoại hợp tác về điều đó vì vấn đề an ninh quốc gia hay phục vụ cho công tác điều tra. Thường thì các nhà dịch vụ mạng lưu lại những cuộc đối thoại của khách hàng trong một khoảng thời gian nhất định. Việc trích ra danh mục số điện thoại mà cơ quan chức năng muốn nghe lại cũng chỉ thực thi không quá 5 phút. Mục đích của việc này chính là để chứng minh trong thời điểm nào đó hai phía mà cơ quan chức năng cần xác định có liên lạc với nhau. Trường hợp tổ chức cài đặt các thiết bị nghe lén khi không có lệnh đặc biệt từ các cơ quan chức năng là đã vi phạm pháp luật 100%.
Một luật sư từng soạn thảo luật giúp LĐBĐ VN cho biết: “Riêng trong trường hợp bóng đá, có thể có cuộc chơi riêng quy định qua văn bản. Nhưng theo tôi được biết thì cũng chẳng có văn bản nào quy định vấn đề được phép nghe lén hay cài đặt thiết bị nghe lén. Nếu như có văn bản quy định phổ biến trong cuộc chơi của bóng đá Việt Nam từ lãnh đạo CLB đến lực lượng trọng tài… yêu cầu những người liên quan như đã nêu không được phép gọi điện thoại đến các đội bóng khác yêu cầu mang hình thức tiêu cực mà họ vi phạm thì lại là chuyện khác. Lúc đó băng nghe lén sẽ là chứng cứ để hành xử theo quy chế của cuộc chơi. Việc bầu Đệ của CLB Thanh Hóa tố cáo VPF chi tiền nghe lén điện thoại của nhiều thành viên trong gia đình bóng đá Việt Nam thực chất cũng chưa có chứng cứ cụ thể mà chỉ là lời của bầu Kiên trong cuộc họp sơ kết giữa mùa giải. Nếu ông Đệ trưng ra được chứng cứ cụ thể bằng văn bản về việc ai đó của VPF tổ chức nghe lén điện thoại thì hoàn toàn có thể khởi tố…”.
Có luật sư còn đề cập cụ thể hơn là kể cả việc nghe lén điện thoại ấy phát giác ra những hành vi tiêu cực của trọng tài hay quan chức bóng đá nào đó thì vấn đề lại chuyển sang một góc độ khác. Người có hành vi tiêu cực qua lời nói từ số điện thoại của mình sẽ bị xử lý theo quy định của cuộc chơi và pháp luật. Còn hành vi nghe lén thì được nhìn nhận dưới một khung hình khác.
Bóng đá Ý tại Serie A từng được phép nghe lén điện thoại Bóng đá Ý từng đình đám chuyện trên khi luật ở Ý từng mở rộng cho phép các cơ quan chức năng và thẩm phán được quyền nghe lén điện thoại của nhiều nhân vật trong bóng đá mà cụ thể là Serie A. Chính vì lẽ đó Ý cũng là nước tìm ra những vụ dàn xếp tỉ số trong bóng đá nhiều nhất thế giới. Thế nhưng hệ lụy đi theo là có quá nhiều kiện tụng xảy ra vì vi phạm đến quyền bảo mật cá nhân, quyền riêng tư… vô cùng rắc rối. Chưa kể có những cuộc nghe lén giả, băng ghi âm giả để buộc tội, bôi nhọ người khác mà cảnh sát hằng ngày phải xử lý hàng trăm, hàng ngàn vụ thật giả lẫn lộn rất phức tạp. Cuối cùng cơ quan có trách nhiệm ở Ý đã thu hồi lệnh này. |
NGUYỄN NGUYÊN - TẤN PHƯỚC- Nghe lén điện thoại để bắt tiêu cực…
-Tập thể dân sự vận động qua “chế độ” ở Việt Nam và Trung Quốc
basamnews
Asia Sentinel Tác giả: David Brown
Người dịch: Đan Thanh (*)
28-09-2012
Khi một chính thể độc tài ra quyết định, thì tác động tới quyết định ấy thậm chí xoay chuyển chúng, dường như là chuyện không dễ thực hiện đối với các công dân bình thường. Các tổ chức dân sự kiểu phương Tây ở Việt Nam, thường được gọi là tổ chức phi chính phủ (NGO), đã luôn bị nghi ngờ là phục vụ cho ý đồ của ngoại quốc, hầu như chẳng buồn cố gắng nữa.
Trong một cuốn sách quan trọng mới ra, Tiến sĩ Andrew Wells-Dang cho rằng, đây không phải là bức tranh tổng thể. Ông đã thực hiện nhiều nghiên cứu tiên phong ở cả Việt Nam và Trung Quốc để chứng minh rằng, người dân thường ở hai quốc gia này có thể tập hợp lại để ủng hộ một mục tiêu nào đó, có thể tham gia vận động một cách thành công trong những việc mà chính quyền hoặc là đã từ bỏ hoặc là không thể đối phó. Khác với những tổ chức kiểu phương Tây, những nhóm vận động do ông Wells-Dang nghiên cứu, không áp dụng mô hình “xã hội dân sự” của phương Tây, mà họ dựa vào các hình thức tổ chức và kỹ thuật phù hợp với xã hội của mình.
Các sự kiện như “cách mạng màu” ở châu Âu khoảng hai thập kỷ trước, Mùa xuân Ả-rập và phong trào áo đỏ năm ngoái ở Bangkok không mang lại niềm hân hoan cho các tổ chức phi chính phủ (NGO) đăng ký ở Việt Nam. Khác với khối doanh nghiệp tư nhân, những phiên bản của xã hội dân sự này bị trói buộc rất chặt. Phụ thuộc vào tiền viện trợ cùng những hợp đồng với các đại sứ quán và tổ chức nước ngoài, bị nghi ngờ là có các mục đích ngầm, họ phải hoạt động trước cái nhìn đầy nghi ngờ của cơ quan an ninh quốc gia.
Cách đây vài tuần, báo Nhân Dân – cơ quan ngôn luận của đảng cầm quyền không chấp nhận đảng đối lập – đã đăng tải một bài bài bình luận gây rúng động trong cộng đồng NGO sở tại. Tác giả của bài đó, Đại tá công an Dương Văn Cừ, đưa ra lập trường khẳng định việc kêu gọi mở rộng không gian dân sự ở Việt Nam là cách dùng bình phong che đậy mưu đồ chính biến do nước ngoài tài trợ.
Mặc dù ít được sự chú ý từ công chúng nói chung hay từ chính các đảng viên Đảng Cộng sản –đọc Nhân Dân để biết được làn gió chính trị đang thổi theo hướng nào, bài báo của ông Cừ gây căng thẳng cho vài ngàn người Việt Nam làm việc cho các NGO ở trong nước.
Rất điển hình (nhưng không phải luôn luôn) nhận được tiền tài trợ của nước ngoài, các NGO của Việt Nam chủ yếu có mục đích cải thiện cuộc sống của những nhóm xã hội nghèo đói và sống bên lề cộng đồng, hoặc hạn chế đà suy thoái môi trường. Họ hoạt động theo giấy phép do chính quyền trung ương cấp, và vô cùng cẩn thận, tránh xa khỏi các khuynh hướng chính trị đối lập. Trái ngược rõ rệt với các tổ chức xã hội dân sự ở Philippines, Thái Lan hoặc thậm chí Campuchia, các NGO của Việt Nam không bao giờ tuần hành vì bất kỳ vấn đề nào quan trọng hơn, ngoài những vấn đề chẳng hạn nhưphong trào an toàn giao thông hay các quyền của người đồng tính.
Các tổ chức tình nguyện của Việt Nam hoạt động trong tình trạng hợp pháp lấp lửng – hậu quả của quyết định năm 2008 của chính phủ, để hoàn lại những nỗ lực nhằm đạt đồng thuận về Luật Lập hội. Sự việc cho thấy, không thể nào hàn gắn khoảng cách giữa các chuyên gia phương Tây cùng những đệ tử Viêt Nam – những người luôn khăng khăng đòi bảo đảm các quyền tự do tổ chức và tập hợp – và các thành phần bảo thủ trong chế độ. Phe bảo thủ cho rằng, không cần phải chỉnh đốn một hệ thống đã hình thành vững chắc, một hệ thống gồm các tổ chức quần chúng mà trên lý thuyết thì đại diện cho quyền lợi của nông dân, phụ nữ, thanh niên, công nhân v.v…, còn trên thực tế thì chỉ đóng vai trò như các cơ quan thực thi vai trò giám sát của chính quyền.
Liệu điều đó có phải là sự phát triển của khu vực xã hội dân sự ở Việt Nam về bản chất là bị kìm hãm, phụ thuộc vào các mô hình và bảo hộ của nước ngoài, và gần như bị ngăn trở khỏi mọi nỗ lực nhằm tập hợp những công dân có cùng chí hướng, cùng theo đuổi một sự nghiệp nào đó trong phạm vi quốc gia hoặc địa phương? Thật đáng buồn cho các NGO được xây dựng theo mô hình phương Tây, có lẽ như thế.
Một bài phân tích mới đây về mức độ kiểm duyệt, kiểm soát Internet ở Trung Quốc – với Việt Nam, là quốc gia Lê-nin-nít duy nhất còn lại đi theo mô hình “chủ nghĩa xã hội thị trường” – cho thấy rằng, cơ quan an ninh nội địa của Bắc Kinh không phản ứng mạnh mẽ khi blogger phê phán nhà nước hay lãnh đạo. Tuy nhiên, họ phản ứng tích cực và nhanh chóng với “bất kỳ ý kiến nào thể hiện, củng cố, hoặc kích động hoạt động tập hợp xã hội ngoài sự kiểm soát của nhà nước, bất kể nội dung ý kiến đó là gì. Kiểm duyệt nhằm vào việc ngăn chặn trước mọi hoạt động tập thể đang diễn ra hoặc có thể diễn ra trong tương lai”.
Điều gì đúng với Trung Quốc thì cũng đúng với Việt Nam. Bất chấp những cuộc tranh chấp dai dẳng về quyền sở hữu vùng biển lân cận, đảng cầm quyền và cơ quan an ninh ở Việt Nam vẫn duy trì hợp tác rất chặt chẽ với các đối tác ở đất nước khổng lồ phương Bắc. Họ tìm thấy rất nhiều điểm chung khi họ dự liệu về nguy cơ các phong trào chính trị có thể nổi lên bên ngoài sự kiểm soát của chế độ.
Tuy nhiên, Andrew Wells-Dang mô tả một cách tiếp cận với chuyện quyền tập hợp vừa hiệu quả vừa ít giống các hình thức hoạt động chính trị công khai vốn rất thịnh hành ở phương Tây. Ông là một nhà hoạt động và cũng là một học giả, và là một nhà phân tích hiếm hoi, từng làm nghiên cứu ở cả hai quốc gia.
Tác phẩm của ông, Mạng lưới xã hội dân sự ở Việt Nam và Trung Quốc, tít phụ là Những người mở đường không chính thức trong lĩnh vực y tế và môi trường, được xuất bản hồi tháng 7. Cuốn sách cho thấy các công dân có thể tập hợp lại với nhau xung quanh một mục tiêu chung như thế nào và sau đó làm tất cả mọi thứ có thể được, để hỗ trợ cho mục tiêu của họ. Các trường hợp mà Wells-Dang nghiên cứu có liên quan nhiều đến vấn đề chất lượng sống: huy động để ngăn chặn việc một công viên yêu mến của người Hà Nội bị trưng thu để lấy chỗ xây một khách sạn năm sao, hỗ trợ và đại diện cho người khuyết tật, các nhóm phụ nữ bị AIDS hỗ trợ lẫn nhau, và một chiến dịch chống việc Trung Quốc xây đập trên “con sông hoang dã cuối cùng”.
Ý tưởng chính trong những câu chuyện này là những điều đã không xảy ra: Trong mỗi trường hợp đều có một số nhà hoạt động tự nguyện tìm cách đạt được các mục tiêu về chính sách công mà không gây ra phản ứng tiêu cực, từ những thành phần bảo thủ trong cơ cấu của đảng và nhà nước. Hoạt động của các nhà hoạt động này tổ chức rất lỏng lẻo; không bao giờ họ tìm cách để được công nhận chính thức. Những tình huống trong đó không mang tính cách tranh chấp với chính quyền; giới hoạt động trông cậy vào quan hệ bạn bè thời thơ ấu và thời đi học với nhau, với những cá nhân trong cơ cấu đảng và nhà nước với các phóng viên, biên tập. Rất nhiều trong số những người mà Wells-Dang phỏng vấn cũng là thành viên của các cơ chế đó (quan chức, nhà khoa học quốc doanh, các nhà báo có thẻ) và giới hoạt động.
Khác với nhiều nhà phân tích, Wells-Dang cho rằng “xã hội dân sự” là một khái niệm không thu hẹp như thường nói, mà bao gồm cả các nhà phân tích, các blogger, các nhóm tôn giáo v.v. Theo Wells-Dang, những nhóm phi chính thức này không được “thuần hóa” họ có thể và đang tham gia vào vận động chính sách trong (hoặc bất chấp) cái khuôn khổ mà đảng và nhà nước đặt ra. Ông cũng nhấn mạnh rằng xã hội dân sự không nhất thiết phải đối lập.
Wells-Dang nhận thấy ở một môi trường bị kiểm soát chặt như Trung Hoa hay Việt Nam ngày nay, các mạng lưới phi chính thức, phi tập trung hóa, độc lập, mang tính vụ việc (ad hoc) sẽ hiệu quả hơn so với những tổ chức “cứng rắn” và lệ thuộc vào tài trợ của nước ngoài như các NGO. Kết luận có thể khác đi nếu các NGO có đủ năng lực tạo ra những khoản quỹ hoạt động đầy đủ từ các nguồn trong nước; tuy nhiên, đó là điều chưa từng được nghe cả ở Trung Quốc lẫn Việt Nam. Wells-Dang kết luận: “Tính hiệu quả của mạng lưới phụ thuộc vào sự hiện diện của các đồng minh có ảnh hưởng, vào sự cân bằng giữa các mối quan hệ trong và ngoài, vào sự ủng hộ của công luận, và sự lãnh đạo từ một nhóm cốt lõi có quyết tâm”. Sau đó, ông bổ sung thêm là tính hiệu quả của mạng lưới phụ thuộc cả vào các mục tiêu có giới hạn và việc không bị nhìn nhận như là nhóm gây rắc rối.
Đạt được các mục tiêu chung một cách thực tế, theo nghiên cứu của Wells-Dang, không phải là một quá trình mà ở Hà Nội hay Bắc Kinh thì khác biệt hoàn toàn với ở các thành phố phương Tây. Tập hợp lại với nhau. Phác thảo một kế hoạch. Xúc tiến kế hoạch đó với những quan chức, đồng thời cũng là bạn. Trao đổi với các phóng viên và biên tập. Tranh thủ sự ủng hộ của những người biết các nhà hoạch định chính sách. Đừng bỏ cuộc, hãy theo sát kịch bản, tạo sự đồng thuận và tránh để bị vướng vào các sự vụ to lớn hơn và hoàn toàn không liên quan – những sự vụ đã gây nên hồi chuông báo động ở Bộ Công an.
Nghiên cứu của Wells-Dang còn quan trọng vì nó hiệu chỉnh lại kỳ vọng của chúng ta về việc thay đổi chính sách có thể đến như thế nào ở những nhà nước độc tài như Việt Nam hay Trung Quốc. Bằng việc nhấn mạnh vào hệ thống phi chính thức, tập trung thẳng vào một vấn đề mà chính quyền không thể hoặc không muốn giải quyết, ông cung cấp một góc nhìn rất hiệu quả để phân tích các hoạt động của công dân.
Lấy ví dụ như một vụ tranh cãi, tuy không được bàn đến trong sách của Wells-Dang nhưng đã xác nhận giá trị của cách tiếp cận của ông, đó là vụ Vedan. Nó xảy ra vào tháng 9 năm 2008 khi cảnh sát môi trường Việt Nam phát hiện ra một công ty Đài Loan làm bột ngọt đang xả một lượng khổng lồ chất thải công nghiệp ra một con sông gần TP.HCM. Các cuộc điều tra sau đó cho thấy rằng việc bí mật xả nước ra sông đã kéo dài cả chục năm mà chính quyền địa phương không hay biết. Sau khi khẳng định đây là vụ việc vi phạm luật chống ô nhiễm môi trường, các cơ quan chính phủ chỉ đề xuất để cho Vedan nộp tiền phạt mà thôi. Suy cho cùng, Vedan là một doanh nghiệp lớn, có quan hệ gần gũi với lãnh đạo địa phương.
Một diễn biến không điển hình là mọi sự không chấm dứt ở đây. Một số tờ báo ở TP.HCM đưa tin về việc vài nghìn gia đình nông dân nuôi trồng thủy sản bị rơi vào tình trạng sinh kế bị phá hủy một cách nhẫn tâm. Các luật sư vào cuộc, tổ chức một chiến dịch khiếu nại quy mô lớn. Được cổ vũ thêm bởi sự hưởng ứng của công luận, quan chức Bộ [Tài nguyên] Môi trường đã bố trí để một viện nghiên cứu tiến hành đo mức tổng thiệt hại. Những người vận động cho quyền lợi người tiêu dùng đã tổ chức một chiến dịch tẩy chay sản phẩm của Vedan, chiến dịch này đã lan ra các chuỗi siêu thị trên toàn miền Nam. Thủ tướng cho biết rằng ông trông đợi một kết quả thỏa đáng. Cuối cùng vào tháng 8 năm 2010, đối mặt với sự thất bại trước tòa án và bị mang tiếng xấu khắp nơi, Vedan đầu hàng và chấp nhận đền bù cho nông dân với mức bồi thường không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó.
Phân tích của Wells-Dang cũng có thể được sử dụng để hiểu về một vụ tranh cãi nổ ra từ năm 2009, xoay quanh kế hoạch cho công ty Trung Quốc khai thác bauxite ở miền Trung Việt Nam. Lại một lần nữa, một liên minh dân sự được thành lập trên cơ sở tình bạn lâu năm, mối quan hệ trong công việc, và trên cơ sở sử dụng hiệu quả một phương tiện tuyên truyền mới – các blog chính trị. Liên minh này thu hút các nhà môi trường học, quân nhân, cuối cùng là những người đối lập đang tìm cách khai thác những tranh cãi và mâu thuẫn làm xói mòn niềm tin vào chế độ. Phong trào đã không thể ngăn được dự án bauxite do sự tham gia đáng chú ý của những người bất đồng chính kiến đã tạo cho cơ quan an ninh cái cớ tốt để đàn áp.
Trong cả vụ Vedan lẫn vụ bauxite, cũng như trong cả bốn trường hợp nghiên cứu của Wells-Dang (hai ở Việt Nam, hai ở Trung Quốc), các NGO mô hình phương Tây đều không đóng vai trò gì đáng kể. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, vẫn luôn có không gian cho một liên minh xã hội dân sự, nhằm hình thành và tìm thấy điểm chung với một số thành phần của chế độ. Trong mọi trường hợp, đều có một số cá nhân xuất hiện đương đầu với khó khăn và giữ vai trò lãnh đạo thống nhất và có trách nhiệm.
Đó là một mô hình vận hành hiệu quả của xã hội dân sự mà rất có thể sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn ở cả Việt Nam và Trung Quốc.
——-
(*) Bài dịch có sự tham gia hiệu đính của tác giả, ông David Brown. Nội dung dựa vào bản tiếng Anh đầu tiên của tác giả.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Vung tiền, đại gia Việt 'chơi' có 'trội'?
Muốn chứng minh tương xứng với Bầu Kiên, một đại gia cố bỏ tiền để mua biển số xe ... gần giống.
Lương chục triệu, xin thêm bố mẹ tiền tiêu cho đáng sống
Sởn gai ốc vì "công nghệ" làm lẩu từ hải sản chết (NĐT 10-10-12)
Rác tràn ngập đền chùa, danh thắng Hà Nội
Hải Phòng: Đau đớn cựu quân nhân bị con trai đập nát đầu
--Hà Nội đã xét xử tử hình và chung thân 3 bị cáo tham ô
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Đây là vụ án điển hình về loại tội phạm tham nhũng bị TAND Hà Nội xét xử sơ thẩm tuyên với mức án cao. Chiều 9/10, tại cuộc giao ban thông tin báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Đào Sỹ Hùng- Phó Chánh án TAND Thành phố Hà Nội cho biết, .
--TPHCM: Hàng trăm công an vây kẻ bắt cóc cố thủ trong trường mầm non
(NLĐO) - 8 giờ ngày 11-10, hàng trăm chiến sĩ công an đã được huy động đến trường mầm non 10 A (đường Gò Cẩm Đệm, phường 10, quận Tân Bình - TPHCM) để giải cứu hai cháu bé bị một thanh niên khống chế.
Tuổi Trẻ
TT - Ngày 10-10, Công an TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) đã làm việc với Công an P.Phú Hòa để làm rõ vụ việc các “hiệp sĩ” thuộc CLB phòng chống tội phạm P.Phú Hòa bị Công an Q.12 (TP.HCM) gửi giấy triệu tập vì có đơn tố cáo “cưỡng đoạt tài sản”.
10 “hiệp sĩ” Bình Dương đã sai?Tiền Phong Online
Hiệp sĩ SBC bắt nghi can trộm tiền tỷVNExpress
Nhóm “hiệp sĩ” Bình Dương bị công an triệu tậpDân Trí
Lao động về nước đúng hạn sẽ được trở lại Hàn Quốc làm việc
Đây là một trong những biện pháp khuyến khích người lao động Việt Nam về nước đúng hạn của phía Hàn Quốc.
Nhức nhối nạn buôn người
Nhiều phụ nữ trẻ ở Nghệ An gần đây bỗng dưng mất tích. Sau đó, người nhà của nạn nhân mới biết rằng người thân của họ đã bị lừa bán sang Trung Quốc để làm vợ hoặc làm nô lệ tình dục
- Tranh cãi về nhà tưởng niệm ở đền Hùng (BBC).
- Wall Street Journal – Việt Nam cấm đảng viên không được tổ chức những đám cưới xa hoa lãng phí (x-café).
- Siết tin nhắn rác, được không? (TT).
- Khi luật sư không thể bảo vệ mình (TT).
- Sắp công bố kết luận thanh tra EVN, VNPT… (DV).
- Muốn sạch Thủ đô thì phải ’dọn rác ý thức ’ (PN Today).
- Thách thức từ siêu dự án Metro (DNSG).
- Bình đẳng không phải là lời nói [giả] dối (TS).
- Vụ thu giữ kỳ nam: Cán bộ liện ngành nộp lại hơn 1 tỉ đồng (NLĐ).
- VOV – Voice of Vịt? (Hiệu Minh).
- Thú chơi thể hiện ‘đàn ông tính’ của đại gia Việt (ĐV)-- Triệt tận gốc căn bệnh giả dối
- Công khai nguyên văn đơn yêu cầu khởi tố hình sự vụ án vu khống bôi nhọ của Lê Hồng Sơn và đồng bọn (Chu Mộng Long).
- Hệ lụy khi lương không đủ sống (VNN). – ĐẾN NƯỚC NẦY, CHỈ CÒN ĐÌNH CÔNG THÔI! Nghèo sát đất còn bị nợ lương(DĐCN).
- Nhà máy Dung Quất ‘đóng cửa hai tuần’
- Nhanh chóng làm sáng tỏ vụ các “hiệp sĩ” bị công an triệu tập làm việc (Petrotimes). – “Hiệp sĩ” vẫn bắt trộm dù đang gặp “hạn” (NLĐ). - Tiếp vụ 10 “hiệp sĩ” Bình Dương bị triệu tập: Các “hiệp sĩ” đã sai! (PLTP). - “Hiệp sĩ” bắt bọn trộm tiền tỉ (LĐ).
- Không mở rộng Trung tâm Cứu hộ gấu tại Tam Đảo (DV). – Gấu mất nhà vì ‘an ninh quốc phòng’? (BBC). – Sự thật đằng sau quyết định di dời Trung tâm cứu hộ Gấu ở Vườn Quốc Gia Tam Đảo (DLB).
- Chuẩn bị công bố kết luận thanh tra EVN, VNPT (ĐV).
- Trở lại bài báo “Giật mình vì…HIV”: Dân muốn cứu con em, chính quyền lo mất thành tích (ĐĐK).
- Quy rõ trách nhiệm người giải quyết khiếu nại (ĐĐK).
- An sinh xã hội nhìn dưới góc độ quyền xã hội (TBKTSG).
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (Tin tức).
- Tính xấu người Việt: Ma lực “kim tiền” biến con người thành ‘xảo trá’ (GDVN).
- Nguyên trưởng phòng tổ chức quận bị nghi lừa đảo (TP).
- Phước Sang đã đi sai một nước cờ? (DT).
- Gây ô nhiễm, dân rào đường vào nhà máy (TP). – Dân “đi ngủ phải đeo khẩu trang” (TTVH).
- Trường mầm non chỉ tuyển con cán bộ huyện, dân bức xúc (DT).
- Vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí: Công khai và trắng trợn (Petrotimes). – Nhạc sĩ Huy Tuấn: Nghe miễn phí, tải nhạc thu tiền là ngây ngô… (TTVH).
- Hội phụ huynh “tiếp tay” lạm thu (Petrotimes).
- Lương giáo viên – Một cách nhìn khác! (DT). – Thay đổi chính sách với giáo viên là “đòn bẩy” (Tin tức).
- TRAO ĐỔI: TƯ DUY TÍCH CỰC (Tâm Sáng).
- Những bữa cơm từ thiện cho bệnh nhân nghèo ở Việt Nam (RFI).
- Ngừng thăm dò “kho báu 4.000 tấn vàng” tại núi Tàu (TT).
- Một công ty Hàn Quốc đổ chất thải sai phép (PLTP).
- Lại “ảo thuật” gian lận xăng dầu (TT).
- Hai anh em chết ngạt khi mò số vàng ăn trộm rơi xuống hố biogas. – “Đột kích” hiện trường vụ tìm vàng trong bể biogas (ANTĐ).
- Cha mẹ bất lực, dùng công nghệ quản con hư (NĐT). – Hệ lụy “đủ đường“ khi con gái lấy tên đệm cha làm họ (PLVN).
- Hy vọng cho những trẻ em trên các bãi rác thải ở Việt Nam (CNN/ DĐCN)
- Một phụ nữ tẩm xăng tự thiêu (TT).
- Thả gái mại dâm: Quản lý thế nào? (KP). - Thay đổi cách xử lý người bán dâm khi mà bán … lương tâm đã được hợp thức hóa ở cấp nhà nước (TT). - Gái mại dâm được ‘tự do’: Hiểm hoạ HIV? (TP). - Hơn 120 điểm mại dâm, kích dục ở TP HCM (PLTP). Khái niệm mới: “điểm kích dục”.
- Nhà vệ sinh công cộng ở V.N bị ‘biến tướng’ như thế nào? (SHSM).
- Đào cả quốc lộ tìm gỗ sưa (TT).
- “Phù phép” bì heo (NLĐ).
- Bia bọt tuôn tràn: Hệ lụy đau buồn (NLĐ).
- Những tranh luận mới về thực phẩm organic (hữu cơ) (RFA).
- Hoảng hồn nhìn xe cháy trơ khung ((NLĐ).
- Sạt lở bờ kè sông Đồng Nai, nhiều hộ dân lo lắng. – Gần một trăm hộ dân nơm nớp lo bờ biển bị xâm thực (CAND).
- Thái Lan: ngư dân Việt sẽ bị truy tố vì tội đánh bắt mực trong vùng biểnThái Lan (RFA).
- WHO: Hàng trăm triệu người trên thế giới bị trầm cảm (VOA).
- Mỹ tặng Việt Nam 20,000 bộ trang thiết bị bảo hộ lao động (VOA).
- Người nước ngoài ‘thích làm việc ở VN’ (BBC).
:
- “Dũng cảm” mới đi khám bệnh BHYT (TT).
- Ớn lạnh về vệ sinh ở các lò mổ thủ công (ĐĐK).
- Cảnh sát đang giải cứu cô, trò mẫu giáo bị khống chế (trực tuyến) (DT). – Cả trăm cảnh sát khống chế kẻ vào trường bắt cóc trẻ (VTC).
- Mát mặt ông Bá Thanh, nhưng rát mặt ông Quan Nghị: Nhìn giao thông Đà Nẵng, người Thủ đô có thấy xấu hổ? (VTC). –“Hà Lội“ nổi tiếng trong phóng sự ảnh lụt bão quốc tế (Bee).
- Ai đứng sau các vụ phá rừng? (ĐĐK).
- “Rủ nhau” trúng số độc đắc, hơn chục dân nghèo cùng làm từ thiện (DT). - Oxfam cảnh báo tình trạng trưng mua đất nông nghiệp tràn lan trên thế giới (RFI).
- Quả bom bi phát nổ được đào lên từ hồ Linh Đàm (TN). – Hơn 100 lao động làm việc tại lò gạch bị nổ không được đóng bảo hiểm (Petrotimes).- EU phổ biến phúc trình thường niên về tiến trình thu nhận thành viên mới (VOA).
- Ý sa thải cả hội đồng thành phố vì nghi dính mafia (TN).
- Con đường hòa bình ở Philippines vẫn còn dài (VOA).
- Sẽ quy tập 4.000 hài cốt liệt sĩ từ Lào và Campuchia (TN).
- Hoa Kỳ đòi Miến Điện và Bangladesh bảo vệ người Rohingya (RFI). – Nhà lãnh đạo tranh đấu giành độc lập cho Miến Điện qua đời tại Trung Quốc (VOA).
- Trung Quốc lập hệ thống phân phối nội tạng người (GDVN). – Nói Về Một Sứ Mạng Chấm Dứt Việc Thu Hoạch Nội Tạng –Nhiều Thành Viên Hạ Viện Hoa Kỳ Yêu Cầu Trả Lời Về Vi Phạm Cấy Ghép Nội Tạng ở Trung Quốc (ĐKN).
- Nghệ sĩ Ngải Vị Vị về Hy vọng và Tuyệt vọng (VOA).
- Hàn Quốc truy tố điệp viên trá hàng ám sát anh trai Kim Jong-un (GDVN).
- Tòa phúc thẩm xử ban nhạc Pussy Riot: Hai y án, một được trả tự do (RFI). – Một thành viên ban nhạc Pussy Riot của Nga được thả (VOA). – Tòa Nga thả một thành viên Pussy Riot (BBC).
- Kỷ niệm 50 năm cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (VOA).