Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

'Trái phiếu đôla VN thách thức Moody's'

Tri phiếu đla
Trái phiếu đôla của Việt Nam được cho là đánh tín hiệu trái chiều với quyết định hạ bậc tín nhiệm của Moody's
Trái phiếu đôla của Việt Nam đang thách thức quyết định hạ bậc tín nhiệm của Moody's trong lúc nỗ lực của chính phủ nhằm ổn định nền kinh tế đang cho thấy kết quả, theo một viết của hang tin Bloomberg hôm 11/10.

Lợi suất trung bình của trái phiếu chính phủ Việt Nam giảm xuống mức kỷ lục 4,06% vào ngày 10/10, số liệu từ chỉ số trái phiếu EMBI Global của JPMorgan Chase cho thấy.
Trước đó, cuối tháng Chín, Moody's nói "nguy cơ chính phủ phải gánh gói cứu trợ nhằm tái huy động vốn cho ngân hàng đang tăng."
Tuy nhiên vài quỹ đầu tư nước ngoài lại đang muốn giữ nguyên trái phiếu nắm giữ tại Việt Nam, ví dụ như Quỹ Pictet Asset Management và Aberdeen Asset Management.
Trả lời phỏng vấn Bloomberg, ông Wee-Ming Ting, người đứng đầu mảng thu nhập cố định của châu Á tại Pictet, nhận định: "So với một năm trước, diễn biến ở Việt Nam đã có vẻ khá tốt, nhất là ở mảng quản lý vĩ mô."
Tuy nhiên ông cũng cho biết rằng tổ chức của ông sẽ "tiếp tục theo dõi diễn biến ở ngành ngân hàng."
Quỹ này hiện đang quản lý lượng trái phiếu trên thị trường hội nhập tổng giá trị 23 tỷ đôla.
Moody's hạ bậc tín nhiệm Việt Nam xuống B2, năm bậc dưới mức chuẩn đầu tư gần đây. Tuy nhiên Standard & Poor's (S&P) trong tháng sáu đã nâng bậc Việt Nam lên mức "ổn định" đồng thời bình luận rằng rủi ro trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam đã giảm.
Trong lúc đó, tổ chức xếp hạng tín dụng Fitch Ratings giữ nguyên bậc tín nhiệm của Việt Nam ở mức B+.
Trái phiếu đôla của Việt Nam đã đem lại cho các nhà đầu tư 26% lợi nhuận trong một năm qua, cao thứ nhì so với 11 chỉ số quốc gia mà HSBC thực hiện.

Thay đổi xếp hạng

Theo Bloomberg, chính phủ Việt Nam trong tháng Hai năm 2011 đã có chiến lược kiềm giá, tăng trưởng tín dụng và ổn định tiền tệ. Tiền đồng đã tăng 0,9% trong năm nay, sau khi mất giá 26% trong bốn năm trước.
Lạm phát hạ xuống mức thường niên 6,48% trong tháng Chín sau khi tăng lên 23% trong tháng Tám năm ngoái.
Dự trữ ngoại tệ cũng đã tăng lên, đủ cho 2,4 tháng nhập khẩu, theo báo cáo của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) ngày 3/10.
Theo Quỹ tiền tệ Quốc tế, tài khoản vãng lai của Việt Nam đang ở mức thặng dư 0,2% so với Tổng thu nhập quốc nội (GDP) trong năm 2011, từ thâm hụt 12% trong năm 2008.
Lợi tức của trái phiếu đôla 6,75% của Việt Nam cho đến tháng Một năm 2020 là 4,566% thời điểm hiện tại, trong lúc đó những khoản nợ dài hạn tương tự ở Philippines và Indonesia lần lượt là 2,18% và 2,71%, theo thống kê của Bloomberg.
Trao đổi với Bloomberg, ông Edwin Gutierrez, quản lý danh sách vốn đầu tư của quỹ Aberdeen tại London, cho biết động thái hạ bậc tín nhiệm Việt Nam của Moody's “chỉ phù hợp vào năm 2010, không phải năm 2012" sau khi Việt Nam đã có dự trữ ngoại hối tăng gấp đối từ mức đáy và giảm nợ trong một năm rưỡi qua.
“Trái phiếu Việt Nam đang tương đối rẻ so với các loại trái phiếu đắt đỏ khác trong khu vực”, ông Gutierrez nhận xét.

Quan điểm trái chiều

moody's
Moody's nói quyết định hạ bậc tín nhiệm quốc gia Việt Nam là do rủi ro từ hệ thống ngân hàng, thắt chặt cho vay và nợ xấu

Không phải nhà đầu tư nào cũng tự tin với tình hình kinh tế hiện tại ở Việt Nam.
Yerlan Syzdykov, người quản lý mảng quỹ nợ cho thị trường hội nhập tại Pioneer Investment với tài sản giá trị 198 tỷ đôla nói :"Chúng tôi đã đặt nhẹ trọng lượng của Việt Nam trong quỹ của mình và sẽ không thay đổi quyết định."
"Áp lực sẽ tiếp tục tăng cao đối với nền kinh tế và quốc gia này sẽ phải đối mặt với đình trệ kinh tế trong lúc đang cố gắng kiềm chế tăng trưởng tín dụng và lạm phát."
Trả lời phỏng vấn Bloomberg ngày 8/10, ông Art Woo, giám đốc mảng xếp hạng quốc gia Châu Á tại Fitch bình luận:"Chúng tôi nhận thấy ngành ngân hàng vẫn đang yếu kém.Tỷ lệ nợ xấu sẽ cần rất nhiều thời gian mới có thể giải quyết và sửa chữa."
Trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 8/10, tiến sỹ Lê Đăng Doanh, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương giải thích về nguồn gốc của những tín hiệu được đánh giá là triển vọng ổn định kinh tế thời gian gần đây:
"Lạm phát giảm xuống là do có sự điều chỉnh trong chính sách tiền tệ và tín dụng, đồng thời cũng do sức mua cạn kiệt."
"Dự trữ ngoại tệ tăng lên thì do xuất khẩu tăng lên nhưng cũng do nhập khẩu giảm đi rõ rệt và vì vậy tốc độ tăng trưởng cũng giảm đi
"Điều này không có nghĩa là Việt Nam sẽ tiếp tục giữ được mức ổn định nếu sắp tới đây lại muốn tăng trưởng cao hơn và lại đưa ra một chính sách đầu tư mạnh mẽ hơn và nới lỏng chính sách tín dụng và tiền tệ."-  - ‘Trái phiếu đôla VN thách thức Moody’s’ (BBC).



- Lạng Sơn: Bùng phát tình trạng lên rừng đào rễ sim bán cho Trung Quốc (TTXVN).
-Hai tập đoàn của Bỉ đầu tư 10 triệu USD vào Việt Nam
Liên doanh hai tập đoàn này sẽ đầu tư 10 triệu USD trong vòng 5 năm tới vào 3 ngành hàng gồm bánh nướng, bánh ngọt và socola.

Ký Hiệp định hợp tác tài chính năm 2011 hơn 270 triệu euro với Đức
Đức cam kết tài trợ cho Việt Nam 22 triệu euro vốn vay ODA, 5 triệu euro viện trợ không hoàn lại và 245 triệu euro vốn vay phát triển.
--63 tỉnh, thành nợ doanh nghiệp 91.000 tỷ đồng vốn đầu tư
Trong đó, nợ vốn xây dựng cơ bản hoàn thành 25.423 tỷ; vốn xây dựng cơ bản 65.850 tỷ đồng, các dự án giãn tiến độ với tổng vốn 38.320 tỷ đồng.
--Nhân lực ngành ngân hàng chưa đáp ứng yêu cầu
Hiện chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành và nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

Quản lý FDI: Phó thủ tướng sẽ chỉ đạo trực tiếp? (VnE 10-10-12) -- Ờ nhỉ, giao cho ông Nguyễn Thiện Nhân đi!
Tư bản đỏ ở Việt Nam: Thú chơi thể hiện 'đàn ông tính' của đại gia Việt (ĐV 10-10-12)

Nhà máy lọc dầu Dung Quất lại dừng hoạt động vì 'vấn đề kỹ thuật'
Nguoi Viet Online
Nhà máy lọc dầu duy nhất của Việt Nam lại ngừng hoạt động khoảng 2 tuần lễ, vì các trục trặc kỹ thuật.
- Đằng sau các bản đề án tái cơ cấu (Đầu tư).

- Bán vốn nhà nước: Vội vàng dễ mất giá? (VEF).

- Ai dễ bị tổn thương?Đói nghèo còn trĩu nặng (TBKTSG).

- Doanh nghiệp nợ thuế gần 20.000 tỷ đồng (VNE).

- Phó chủ tịch LienVietPostBank: Kiến nghị ngắn nhất là “vi hành” (VnEco).

- Khốn đốn doanh nghiệp bị cơ quan chức năng “hành“ (PLVN).

- Giá vàng tăng mạnh trở lại (VnEco). – Độc quyền vàng miếng: Khi Nhà nước giữ “cầu dao điện”(VnEco). – Vàng châu Á lên giá bất chấp việc đồng USD mạnh (TTXVN).

- Toàn cảnh kinh tế 11-10-2012: Trong cái khó, ló niềm vui (VF). – Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 10-10-2012: “trên sa mạc và trong rừng thẳm”.

- Vào chợ mỗi ngày TTCK 11-10-2012: Đột kích bất thành (VF). – Chứng khoán ngày 11/10: “Gáo nước lạnh” (VnEco).

- Nét chấm phá bức tranh kinh tế toàn cầu 2012 (TQ).

- Phỏng vấn chuyên gia kinh tế Nguyễn Thị Hiền: Thủ tướng dừng thí điểm hai tập đoàn là sáng suốt!(KT).

- Giữ án tử với tội nhận hối lộ để chống tham nhũng (PLVN).

- Đề cao đạo đức nghề nghiệp khi thu thập, xử lý thông tin báo chí (CP). – Bảo vệ tác quyền báo điện tử (VNN). – Lại “nóng” chuyện đạo đức nghề báo (Infonet).

- Thủ tướng yêu cầu khắc phục nợ đọng xây dựng cơ bản (CP).

- Quy định đám cưới 50 mâm: Nguy cơ… độn khách (KT). – Người dân Thủ đô nói về ‘tiệc cưới văn minh’ (Petrotimes).

- 20 năm không đòi nổi đất… của mình (DV). – Đề nghị truy tố nguyên Chủ tịch xã và 9 đồng phạm lập hồ sơ đất khống (CAND). – Cán bộ quận bán “trụ sở BCH Quân sự phường” giá 5,5 tỷ đồng(CAND).

- Thông tin lãnh đạo Viện Quân y 108 dùng bằng giả là “bịa“ (PLVN).

- Chi cục phó thi hành án bị côn đồ chém trước nhà (NLĐ).

- Phó công an xã vào nhà trọ với ‘vợ người’ (VNE).

- Bkav chặn cuộc gọi lừa đảo từ vệ tinh (TBKTSG).

- TQ: Tiêu xài hoang phí, “quan tham” bịt miệng báo chí (NLĐ).

-- Hãng viễn thông TQ dọa Mỹ gánh hậu quả lớn (VNN).- Cử tri da đen có còn ủng hộ ông Obama? (CATP). – Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Mitt Romney dẫn điểm  (ANTĐ). – Tỉ phú dọa sa thải nhân viên nếu bầu Obama (DV).  – BARACK OBAMA VÀ MITT ROMNEY ĐỀU HỨA HẸN CỨNG RẮN TRONG CHÍNH SÁCH VỚI TRUNGCỘNG (Trí Nhân Media)
--The IMF and the GOPPAUL KRUGMAN
Even more wrong that we thought.
-Muted 2013 looms for Asian economies; China, Europe keys to recovery
BANGALORE (Reuters) - Asian economies will likely register another year of weak growth in 2013, despite pockets of mild recovery expected in some countries as central banks continue to keep policy accommodative, a Reuters poll showed.
Minh triết gì của Trung Quốc ấy? No Ancient Wisdom for China (Yale Global 8-10-12) -- "Authoritarian capitalism is a menace for China and the global economy"
-U.S. Sets Tariffs on Chinese Solar Panels
NYT The Commerce Department issued its final ruling in a long trade dispute, imposing tariffs of 34 percent to 47 percent, somewhat higher than those announced by the administration earlier this year.
-Trung Quốc làm cách mạng công nghiệp nhanh gấp 10 lần châu Âu
Trong khi châu Âu mất 2 thế kỷ thì Ấn Độ và Trung Quốc chỉ mất lần lượt 16 và 12 năm để gấp đôi sản lượng kinh tế của mình. Trong khi châu Âu mất 2 thế kỷ thì Ấn Độ và Trung Quốc chỉ mất lần lượt 16 và 12 năm để gấp đôi sản lượng kinh tế của mình.
"Anh, nước đầu tiên thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp đã mất 150 năm để gấp đôi sản lượng kinh tế và Mỹ, trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đã mất hơn 50 năm để tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người", thứ trưởng thương mại Mỹ Michael Camunez cho biết.
"Một thế kỷ sau, khi Trung Quốc và Ấn Độ thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hai quốc gia này đã tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người lần lượt chỉ trong 12 và 16 năm", ông Camunez cho biết.
Hơn nữa, Anh và Mỹ đã bắt đầu quá trình công nghiệp hóa với số dân khoảng 10 triệu người, trong khi nền kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ bắt đầu tăng tốc với số dân mỗi nước khoảng 1 tỷ người, ông Camunez nói thêm.
Như vậy, hai nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới Ấn Độ và Trung Quốc trải qua cuộc cách mạng công nghiệp nhanh gấp khoảng 10 lần, với quy mô dân số gấp 100 lần, ông Camunez kết luận.
Michael Camunez cũng đề cập đến một báo cáo gần đây của Viện McKinsey Global cho rằng vào năm 2025, tầng lớp tiêu thụ sẽ tăng lên đến 4,2 tỷ người. Giá trị tiêu thụ tại các thị trường mới nổi sẽ chiếm 30 nghìn tỷ USD - chiếm gần một nửa tổng số tiêu thụ toàn cầu.
Điều này hoàn toàn phù hợp với dự báo gần đây của Ngân hàng thế giới và IMF rằng khoảng 95% người tiêu dùng và 90% GDP của thế giới sẽ nằm ngoài lãnh thổ của Mỹ trong những thập kỷ tới, ông nói.
Xu hướng này là do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và không giới hạn của nhóm nền kinh tế mới nổi BRIC gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Ngoài ra, 6 trong số 10 nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới tập trung ở khu vực châu Phi cận Sahara.
"Nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở châu Âu năm ngoái là Thổ Nhĩ Kỳ. Thị trường phát triển nhanh nhất trong Liên minh châu Âu là Ba Lan chứ không phải là Đức", ông nói.
Quan chức thương mại này của Mỹ cho biết đã có sự thay đổi về cấu trúc trong thương mại toàn cầu, "sự nổi lên của các nền kinh tế mới và phát triển mạnh ở các thị trường mới nổi trên toàn cầu đã khiến ngành công nghiệp Mỹ hội nhập hơn bao giờ hết trong lĩnh vực ngoại thương".
Nhân dân tệ phá kỷ lục cao nhất 19 năm
Đồn đoán về khả năng Trung Quốc sẽ hành động vực dậy nền kinh tế khiến nhân dân tệ (NDT) tăng giá mạnh.

Amnesty warns over land grabs in China
(Financial Times)-Forced evictions from homes and land have escalated over the past three years during a nationwide construction boom, says Amnesty International


-Mạc Ngôn được trao Nobel Văn chương
Mở bằng chương trình nghe nhìn khác

Nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn đã giành giải Nobel Văn chương 2012 với phần thưởng trị giá 8 triệu crown tương đương 1,2 triệu đôla.
Giải thưởng do Viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng hôm 11/10.
Ủy ban loan báo: "Giải Nobel Văn học năm 2012 được trao tặng nhà văn Mạc Ngôn, với văn phong kết hợp chủ nghĩa hiện thực ảo với văn học dân gian, lịch sử và đương đại."
Tuần này, Ủy ban Nobel tại Thụy Điển đã trao cho các nhà khoa học trong ngành vật lý, hóa học và y học.
Thứ Sáu tuần này, Ủy ban Nobel tại Na Uy sẽ công bố tên người được Nobel Hòa bình và tới thứ Hai tuần sau, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển nêu tên người nhận giải Nobel Kinh tế.
Hai tác giả châu Á
Trong số các nhà văn, kịch tác giả, nhà thơ nêu trên, người đọc Việt Nam biết đến hai tác giả châu Á, Haruki Murakami và Mạc Ngôn hơn cả.

Mạc Ngôn từng đoạt các giải văn học của TQ
Sinh năm 1949, ông Murakami nổi tiếng qua tiểu thuyết Rừng Na Uy nói về tâm trạng của thanh niên Nhật.
Tác phẩm này được Trần Anh Hùng dựng thành phim và tham gia liên hoan phim Venice tháng 9/2010.
Ông Murakami được giải Gunzo năm 1979 và hiện sống, sáng tác ở Hoa Kỳ.
Mạc Ngôn sinh sống tại Trung Quốc và có các tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt như Báu Vật Của Đời, Đàn Hương Hình, Ma Chiến Hữu, Cây Tỏi nổi giận...
Riêng truyện BấmMa Chiến Hữu nói về thân phận người lính Trung Quốc trong chiến tranh biên giới Trung - Việt 1979 đã gây ra tranh cãi trong một số giới ở Việt Nam.
Nhưng trên thế giới, người ta biết đến ông nhiều nhờ tác phẩm Cao Lương Đỏ được đạo diễn Trương Nghệ Mưu dựng thành phim mà trong tiếng Anh gọi là Red Sorgum, với vai chính do Củng Lợi đóng.

Nhiều sách của Mạc Ngôn đã được phát hành ở Việt Nam
Dù một số nhà cá cược Phương Tây đặt ông chỉ sau Murakami trong cơ hội giành giải năm nay, chính trang China Daily cũng đang đặt câu hỏi liệu ông Mạc Ngôn ‘có đủ để nhận Nobel’ hay là không.
Trang web này trích nhà thơ nữ Triệu Lệ Hoa nói: “Các tác phẩm của Mạc Ngôn đầy sức sống, màu sắc và nói lên cảm xúc bị bỏ rơi. Truyện có chiều sâu, trí tưởng tượng và sức phản ánh sắc bén lịch sử và hiện thực của Trung Quốc.”
Nhưng cũng có ý kiến nói Mạc Ngôn ‘quá gần với giới chức quyền’ ở Trung Quốc để có thể được giải Nobel.
Được giải Mao Thuẫn của Trung Quốc, ông Mạc Ngôn bị ngay một nhà văn khác, Dã Phu phê rằng: "Giải Nobel Văn chương sẽ không rơi vào tay nhà văn hát bài ca ngợi chế độ độc đoán”.
Tuy thế, tin ông Mạc Ngôn được giải Nobel ngay lập tức đã được lan truyền trên khắp thế giới.
Trước ông, nhà văn Trung Quốc quốc tịch Pháp, Cao Hành Kiện đã được Nobel Văn chương năm 2000.
Trang mạng BBC Tiếng Trung tại London đã nhanh chóng nhận được nhiều ý kiến về giải Nobel Văn chương cho Mạc Ngôn, nhà văn gốc Sơn Đông năm nay 59 tuổi:
Trương Nghị viết trên Sina weibo: “Cuối cùng thì chúng ta cũng có một nhà khổng lồ về văn chương tầm quốc tế!”
Bạn đọc có nick là Qq thì viết, “Người Trung Quốc đầu tiên đoạt giải, thật vui. Chỉ riêng chuyện Mạc Ngôn có sách được dịch sang nhiều ngôn ngữ là yếu tố quan trọng để ông đoạt giải. Nó cho thấy văn học Trung Quốc có gì đó giá trị cho thế giới.
Baoyin viết trên QQ Weibo rằng: “Tôi có một số sách của Mạc Ngôn và đã đọc từ lâu rồi, rất thích, xin chúc mừng. Cả nước đang tự hào.”

--China's Mo Yan wins Nobel prize for literature
STOCKHOLM (Reuters) - Chinese writer Mo Yan won the 2012 Nobel prize for literature on Thursday for works which combine "hallucinatory realism" with folk tales, history and contemporary life grounded in his native land.
-- Loạt bài về Cách mạng Văn hóa: Cuộc chiến của những đứa trẻ con (phần 2) (GEO Epoche/ Phan Ba). – Chu Công mỉm cười(BBC). Mao Trạch Đông: “Quyền lực chính trị bắt đầu từ họng súng. Anh nên tìm cách giáo dục những kẻ nào không theo anh, nhưng nếu không làm được thì hãy diệt bọn chúng“.
- Giải cứu thành công nhóm trẻ bị bắt cóc, khống chế ở TP.HCM (Zing).  – Kẻ bắt cóc hai trẻ đòi tiền, xe ô tô và súng có đạn (VTC).  – Kẻ bắt con tin mầm non bị tâm thần và từng giết người (DV).   – Vụ giải cứu hai trẻ ở trường mầm non: Chưa hết bàng hoàng (TN).  – Hai bé trai 3 tuổi được giải cứu như thế nào? (TT).
- Thêm một thủy thủ đoàn kêu cứu từ nước ngoài (VNE).
- Vụ “bỗng dưng” nhiễm dioxin: 24 người tẩy độc trở về (DT).
- Quảng Ngãi phát hiện cơ sở sử dụng hóa chất làm giá đỗ (VOV).
- Tai nạn giao thông – Nỗi đau để lại – Kỳ 2: Đường đi của nỗi đau (TT).   – “Tôi thương hại những người vượt đèn đỏ” (VTC).  – Giao thông nên cười hay khóc! (DT).
- Bi hài chuyện thuê chú rể cho “single mom” (PNTĐ).  -  Hải Phòng: Nữ công nhân mang thai, bỏ rơi con? (VNN).
- Tàn sát chim trời kiếm cả triệu mỗi ngày (KT).  – Đau lòng trước cảnh tận diệt chim trời (CAND).
- TP HCM lại có nguy cơ ngập nặng vì triều cường lớn (VNE).












Tổng số lượt xem trang