Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam

 
Bản tin đăng trên mạng China News Service về hành động của phía Trung Quốc, xâm phạm chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Ảnh chụp màn hình)

-- Trung Quốc lập phòng khí tượng ở Biển Đông (VOA). – Phản đối Trung Quốc lập phòng khí tượng ở Hoàng Sa (TTXVN). - Phản đối Bắc Kinh lập phòng khí tượng ở Hoàng Sa (VTC). – Việt Nam lên án TQ ‘vi phạm chủ quyền’ (BBC). – Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam (VNE).

- Lương Thanh Nghị nghe đây: Chúc mừng quốc khánh giặc mới chính là việc làm ‘vô giá trị’ (DLB).
Tận mục "sát thủ ngầm" của VN khiến quân Mỹ khiếp sợ
Bẫy chông là thứ vũ khí nguy hiểm và đáng sợ, đã khiến quân Mỹ tổn thất khá nhiều về sinh lực. Trường Sơn (Nguồn: Amazingdata)

RẮC RỐI Ở BIỂN ĐÔNG BA SÀM
- Nhật áp lực Phnom Penh về biển đảo (BBC).  –Nhật gây áp lực với Campuchia về vấn đề biển Đông (LĐ).

- Trung Quốc – IMF: giận cá chém thớt (SGTT). – Nhật tìm cách thỏa hiệp, Trung Quốc dội gáo nước lạnh(PN Today). – Trung Quốc đã quyết định sai lầm khi không tham dự cuộc họp của IMF (RFA). – Tỉ phú Trung Quốc tặng xe hơi để giáo dục lòng yêu nước (The Box). – Một thứ trưởng bị vạ miệng về quần đảo tranh chấp (LĐ). - Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản đối thoại về tranh chấp (VOV). - Nhật Bản bác tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với Senkaku/Điếu Ngư (SGGP). - Nhật, Trung nhất trí tìm đột phá tranh chấp lãnh thổ (TTXVN). - Hoàn Cầu: Lệ thuộc vào Mỹ sẽ đe dọa tương lai Nhật Bản (GDVN). - Ngoại trưởng Nhật Bản: Bản đồ Trung Quốc không có Senkaku (DV). - Nạn nhân “chủ nghĩa dân tộc cực đoan TQ” đi kiện (TT).

- Mỹ loay hoay với bài toán ở Đông Bắc Á (ĐV).
Kinh hạm khủng của Nga thử nghiệm tên lửa thất bại
11/10/2012 13:55:03
Kinh hạm tàng hình thuộc Project 20380 lớp Steregusbchy được đánh giá là loại tàu chiến tối tân nhất của Hải quân Nga hiện nay đã gặp thất bại trong việc thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không.
- 9 ngư dân Philippines mất tích gần bãi cạn Scarborough (GDVN).

- Mỹ ngày càng lo Iran tấn công khủng bố New York (NLĐ). - “Mỹ và Israel chuẩn bị kế hoạch cùng tấn công Iran” (TTXVN). - Mỹ: Nguy cơ khủng bố bao trùm New York (DV). - Hezbollah thừa nhận đưa máy vào không phận Israel (TTXVN).

- Mẹ cựu đặc vụ Seal thiệt mạng bất bình với ông Romney (NLĐ). - Obama: ‘Tôi có một đêm dở tệ’ (VNE). - Obama thừa nhận “dở tệ” khi đấu khẩu với Romney (TTXVN). - Obama bất ngờ nhận hơn 1 triệu like trên Facebook (TTXVN). - Romney thắng keo đầu – Tình thế sẽ ra sao? (RFA). - Tranh luận giữa hai ứng cử viên Phó Tổng thống Mỹ (VOA). - Ông Biden, Ryan sẽ gặp nhau trong cuộc tranh luận then chốt (VOA). - Tranh luận giữa ƯCV phó tổng thống được đặc biệt chú ý (Người Việt). - Cộng đồng người Việt và bầu cử Mỹ (BBC).

- Hoa Kỳ ra hình phạt chống băng đảng MS-13 (VOA).- Mỹ hy vọng gia hạn hiệp định tài giảm vũ khí, bất chấp chống đối của Nga (VOA).

- Trước mùa tranh cử Ý 2013 : khủng hoảng của các đảng phái chính trị (RFI). - Cuộc chạy đua hiện đại hóa vũ khí tên lửa (II) (TQ).

- Nga – Ấn đẩy mạnh hợp tác quốc phòng (VnE). - Mỹ gạ gẫm bán 245 quả tên lửa Stinger cho Ấn Độ (TTXVN).

- Những ‘chiến binh’ đặc biệt của quân đội Ukraine (Petrotimes).

Quốc hội Mỹ : Lãnh đạo Trung Quốc coi thường nguyện vọng dân chúng
Một blogger Trung Quốc kiện chính quyền ra tòa vì bị bắt đi cải tạo
Phnom Penh bị tố cáo tìm cách răn đe nhà báo ngoại quốc tại Cam Bốt
- Hoa Vi phải trả giá cho chính sách kinh tài của chính quyền Trung Quốc (RFI).
- Một blogger Trung Quốc kiện chính quyền ra tòa vì bị bắt đi cải tạo (RFI). – Số vụ cưỡng bức thu hồi đất đai gia tăng tại Trung Quốc (VOA). – Ân Xá Quốc Tế tố cáo nạn cưỡng bức trưng thu đất đai tại Trung Quốc(RFI). – Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền (RFA). – Quốc hội Mỹ : Lãnh đạo Trung Quốc coi thường nguyện vọng dân chúng (RFI).
- Trung Quốc: Những bất định trước giờ chuyển giao lãnh đạo (TVN).
---Tranh cãi về nhà tưởng niệm ở đền Hùng
- CÁC CỐ VẤN LIÊN XÔ VÀ CUỘC CHIẾN TRANH 30 NGÀY Ở VIỆT NAM (TNNN/ Mai Xuân Dũng). – Ai bỏ mộ tịch liêu, bên kia biên giới (DLB).
- Thất bại lớn nhất của Kissinger (ĐCV). - Nhật Bản sẽ cấp tín dụng ưu đãi cho Miến Điện (RFI).
- Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ họp bàn về Bắc Triều Tiên (RFI). – Lính Triều Tiên đào tẩu làm lính Hàn bị khiển trách (TTXVN). - Hàn Quốc mặc cả với Mỹ đổi tầm bắn lấy trọng lượng đầu đạn tên lửa (GDVN).
- Phnom Penh bị tố cáo tìm cách răn đe nhà báo ngoại quốc tại Cam Bốt (RFI).
- Tha một bị cáo, chính quyền Nga muốn chia rẽ ban nhạc Pussy Riot (RFI).

- Triều Tiên tiếp tục tuyên bố phát triển tên lửa (TT). – Triều Tiên: Rộ tin giáng chức phó nguyên soái (NLĐ). – Quân đội Hàn “bưng bít” tin binh sĩ Triều Tiên đào ngũ (Infonet).

- Cựu tù nhân Albania thứ hai tự thiêu (VOA).

- Ông Thaksin đã “câu kết thao túng ngành ngân hàng” (TTXVN). - Thái Lan phát lệnh bắt cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra (VOV) – Tòa Thái ra lệnh bắt Thaksin (BBC).Thái Lan: Tòa tối cao phát lệnh bắt cựu TT ThaksinĐài Á Châu Tự Do
Tối cao Pháp viện Thái Lan hôm qua phát lệnh bắt giữ cựu Thủ tướng Thái Thaksin Shinawatra về tội lạm quyền. Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin và vợ. Ông Thaksin, vốn bị loại khỏi quyền lực trong một cuộc đảo chánh hồi năm 2006 và sống lưu vong để tránh ...
Tòa án Thái Lan phát lệnh bắt giữ cựu Thủ tướng ThaksinAn ninh thủ đô
Tòa Thái ra lệnh bắt ThaksinBBC Tiếng Việt
Tòa Thái Lan phát lệnh bắt cựu Thủ tướng ThaksinDân Trí

****************************
Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam (TTXVN)..Thời gian qua, Trung Quốc có nhiều hoạt động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tiếp theo một loạt các hoạt động phi pháp nhằm xây dựng và phát triển cái gọi là “thành phố Tam Sa,” ngày 1/10/2012, Trung Quốc đã tổ chức lễ kéo cờ kỷ niệm Quốc khánh Trung Quốc tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa; ngày 3/10/2012, Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tổ chức diễn tập trực chiến khẩn cấp tại khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa; ngày 8/10/2012, Trung Quốc thành lập Phòng khí tượng thành phố Tam Sa. Trước đó, ngày 23/9/2012, báo chí Trung Quốc đưa tin Trung Quốc sẽ sử dụng máy bay không người lái tăng cường giám sát các vùng biển, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 11/10/2012, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những việc làm này của phía Trung Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ:

“Những hoạt động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10/2011, đi ngược lại tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc, làm cho tình hình Biển Đông thêm phức tạp. Những việc làm của phía Trung Quốc là hoàn toàn vô giá trị.


Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, không có thêm những hoạt động sai trái tương tự, đóng góp thiết thực vào việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.”./.

- Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam (TTXVN). – Yêu cầu Trung Quốc ngừng vi phạm chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa (DT). – Hành động mới xâm phạm trái phép của TQ ở Hoàng Sa (PN Today).

- Một Trường Sa rất gần và rất riêng (PN).

- Nhật Bản chịu nhiều áp lực từ tranh chấp với Trung Quốc (VOV). – Trung Quốc “dội nước lạnh” vào thỏa hiệp của Nhật (NLĐ). – Tranh chấp Senkaku biến thành ‘đại chiến PR’ Trung – Nhật (Infonet). – Tỉ phú Trung Quốc tặng xe hơi để giáo dục lòng yêu nước (TN). “Một tỉ phú Trung Quốc “nổi tiếng tốt bụng” đã cam kết tặng những chiếc xe hơi nội địa cho 43 người có xe hơi Nhật bị phá hủy trong những cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản hồi tháng rồi”. – Thương mại Mỹ – Trung lại căng thẳng (TN). – Tổng Giám đốc IMF kêu gọi Trung-Nhật cải thiện mối quan hệ (TBKTSG).

- Trung Quốc mang tên lửa ra bắn thử (PN Today).

--Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt NamThời gian qua, Trung Quốc có nhiều hoạt động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

-Việt Nam lên án TQ 'vi phạm chủ quyền'
--Nhật áp lực Phnom Penh về biển đảo
- Một Trường Sa rất gần và rất riêng (PN).

-.Tặng 43 xe hơi Trung Quốc cho chủ xe Nhật bị người biểu tình đập phá
Ấn Độ lo ngại bị Trung Quốc giáp công trên biển - trên bộ
Mỹ tăng số lượng tàu ngầm đến biển Đông và biển Hoa Đông

--Ukraine tiết lộ cá heo chiến đấuvietnamdefence
Ukraine đã nối lại chương trình huấn luyện động vật biển, cụ thể là cá heo chiến đấu, phục vụ mục đích của hải quân nước này, một nguồn tin trong các cơ quan sức mạnh ở Sevastopol cho biết.
Tướng La Viện: Trung Quốc có cả chủ quyền Okinawa
SGTT.VN 11.10.2012
- Thiếu tướng quân đội Trung Quốc, La Viện cho rằng: “Vương quốc Ryukyu luôn là một nước phiên thuộc do Trung Quốc cai quản cho tới khi bị Nhật Bản sát nhập vào năm 1879.”
Huawei, Chinese Telecom Company, Finds Warmer Welcome in Europe
NYT by By ERIC PFANNER
Britain is allowing Huawei to expand its already sizable operations with a $2 billion investment, a reception that vastly differs from the suspicion that has met the company in Washington.


--Phản đối TQ lập phòng khí tượng ở Hoàng Sa Mạng "Tin tức Trung Quốc" (có địa chỉ www.ecns.cn) ngày 10/10 đưa tin phòng khí tượng của cái gọi là "thành phố Tam Sa" ngày 8/10 đã chính thức được thành lập tại đảo Vĩnh Hưng thuộc quần đảo Tây Sa, tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đây lại là một hành động mới xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đơn vị hành chính thuộc quyền quản lý của thành phố Đà Nẵng.
Mạng tin trên dẫn tuyên bố của Cục Khí tượng Trung Quốc cho biết, phòng khí tượng "thành phố Tam Sa" được thành lập trên cơ sở các đài khí tượng quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa, Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam), đảm nhiệm các nghiệp vụ về quan trắc bầu trời, mặt đất, radar, mưa axít, bức xạ, tia cực tím, định vị chớp, dự báo khí tượng, xây dựng và bảo vệ hệ thống mạng quan trắc trên các đảo và phát thanh sóng ngắn cảnh báo khí tượng hải dương…
Phòng Khí tượng "thành phố Tam Sa" mới được thành lập sẽ hoạt động dưới sự quản lý của cục khí tượng tỉnh Hải Nam và cái gọi là chính quyền thành phố Tam Sa, trong đó chủ yếu dưới sự lãnh đạo của cục khí tượng tỉnh Hải Nam; thực hiện các chức trách pháp định của cơ quan chủ quản khí tượng khu vực hành chính này, quản lý trạm quan trắc khí tượng trong khu vực, đồng thời phụ trách quản lý nghiệp vụ khí tượng, công tác dịch vụ tương ứng.
Cái gọi là "Thành phố Tam Sa" ngang nhiên thành lập hồi tháng Bảy vừa qua, có "phạm vi quản lý” bao gồm cả huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng, Việt Nam).

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự đồng ý của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này, trái với nhận thức chung của lãnh đạo hai nước.

Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mọi hoạt động ở khu vực hai quần đảo này mà không được sự đồng ý của Việt Nam là trái với Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề trên biển đã ký giữa hai nước, không phù hợp với Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cũng như các cam kết duy trì ổn định, hòa bình trên biển./.
-www.ecns.cn) ngày 10/10 đưa tin phòng khí tượng của cái gọi là "thành phố Tam Sa" ngày 8/10 đã chính thức được thành lập tại đảo Vĩnh Hưng thuộc quần đảo Tây Sa, tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đ" target="_blank">Phản đối Bắc Kinh lập phòng khí tượng ở Hoàng Sa


-Phản đối TQ lập phòng khí tượng ở Hoàng Sa
Mạng "Tin tức Trung Quốc" đưa tin phòng khí tượng của cái gọi là "thành phố Tam Sa" đã chính thức được thành lập tại đảo Vĩnh Hưng thuộc quần đảo Tây Sa, tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh tiếp đoàn Đại học Quốc phòng Mỹ (QĐND).
-- Uy vũ bộ binh Việt Nam xung trận (PN Today). – Chiến hạm Wang Goen của Hàn Quốc ghé thăm Việt nam (RFA).
-Tàu khu trục Hàn Quốc cập cảng Sài Gòn
Uy lực của tàu chống đổ bộ TTP400-Tp Việt Nam

(Cách đánh)- Bất kỳ nghệ thuật tác chiến tấn công nào cũng đều sinh ra nghệ thuật phòng thủ và phản công tương ứng. Lực lượng phòng thủ phải tìm ra những điểm yếu của lực lượng tấn công dù mạnh, dù hiểm hóc đến đâu để giáng trả.

TIN LIÊN QUAN

Đó chính là tư tưởng tấn công trong đường lối, nghệ thuật quân sự.
Sự nguy hiểm khó lường của tác chiến đổ bộ hiện đại
Nghệ thuật tác chiến đổ bộ đánh chiếm, đột kích, hiện đại sử dụng 3 lực lượng: tàu đổ bộ lưỡng thê, tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn và máy bay trực thăng tiến hành đổ bộ thẳng đứng mà giới quân sự coi là phương thức tác chiến 3 chiều (lập thể) đã tạo nên một thế "chân kiềng" vững chắc.
Bộ 3 lực lượng này đã đáp ứng các tiêu chí rất cơ bản trong tác chiến đổ bộ, đó là: tập trung, mạnh và nhanh.
Tập trung, vì cả 3 lực lượng trên đều có thể cập bờ để triển khai tác chiến cùng một lúc.
Mạnh là vì hỏa lực của 3 lực lượng này đủ mạnh để đè bẹp mục tiêu từ cấp chiến dịch trở xuống mà không cần sự hỗ trợ của các lực lượng khác.
Nhanh là vì khả năng cơ động của chúng rất cao. Nếu đối phương có một sức mạnh vừa phải, một sự cảnh giác tối thiểu thì sẽ không có cơ hội trở tay.
Có thể nói, bằng sự xuất hiện tàu đổ bộ cỡ lớn (LPD) và tàu đệm khí cỡ lớn (LCAC)... đã làm cho lực lượng đổ bộ của các cường quốc biển trở thành một lực lượng có tính răn đe cao, uy hiếp mạnh, cứ như bị "dao găm kề cổ, súng gí vào mang tai" vào nạn nhân là những quốc gia nhỏ bé.
Rõ ràng, chính sự thay đổi công nghệ đã thay đổi lớn chiến thuật đổ bộ đường biển truyền thống.
Ngày nay, đương nhiên, chiến thuật đổ bộ luôn là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại nhưng theo mức độ, nhiệm vụ và do đó sẽ có những hình thức tác chiến khác nhau. Chẳng hạn (điều ta quân tâm nhất), đổ bộ đánh chiếm hay đột kích các khu vực ven biển, các khu vực bàn đạp đầu cầu, các căn cứ hải quân ven biển, các hải cảng lớn, các đảo đơn lẻ hoặc các cụm đảo, quần đảo và giữ chúng, thì hình thức tác chiến khác đi so với truyền thống.
Do mục tiêu chỉ có ý nghĩa về chiến dịch, chiến thuật nên thông thường được tiến hành bởi lực lượng của hải quân và lính thủy đánh bộ mà tác chiến độ bộ hiện đại như "siêu nhanh, siêu xa, ngoài đường chân trời"; phương thức tác chiến trực tiếp đoạt bến đổ bộ trước đây đã nhường chỗ cho sử dụng phương thức tác chiến ba chiều (lập thể).
 Sở trường của loại tu như TTP400-TP của Việt Nam l chống đổ bộ
Sở trường của loại tàu như TTP400-TP của Việt Nam là chống đổ bộ


Đây là hình thức tác chiến mà dù chưa được "thử lửa" khốc liệt với một đối thủ khó chịu nhưng đã tỏ ra rất nguy hiểm toát ra trên lý thuyết, từ diễn tập, nhưng đối với các mục tiêu là các căn cứ hải quân, quần đảo, đảo nhỏ đơn lẻ...thì rất dễ bị thất thủ.
Đặc biệt, trong tranh chấp biển đảo mà với lực lượng LPD, LCAC, ngày càng hiện đại thì hình thức tác chiến này càng tỏ ra ưu việt, khả thi, thách thức lớn cho các quốc gia nhỏ bé ven biển muốn bảo vệ chủ quyền.
Dù là thời bình hay thời chiến nhưng quốc gia nào thiếu cảnh giác, thiếu biện pháp đối phó khi tình huống này xảy ra thì sẽ bị đối phương chặn họng, điểm huyệt mà không bị trả giá.
Sở trường của dạng tàu chống đổ bộ TTP400-TP
Cứ nhìn vào phương tiện, vũ khí trang bị, các cuộc diễn tập... thì hình thức tác chiến đổ bổ ngày nay khiến cho không ít các quốc gia "mất tinh thần" khi bị hù dọa, uy hiếp.
Song, hình thức tác chiến đổ bộ hiện đại, kết hợp 3 lực lượng tàu đổ bộ lưỡng thê, tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn và máy bay trực thăng tiến hành đổ bộ thẳng đứng không phải là tuyệt chiêu, không phải có thế vững chắc như "kiềng 3 chân", bởi lẽ, trong thực tế, theo triết học và lý học, thì không có một hoạt động nào mà không tồn tại những mâu thuẫn, và đó chính là những điểm yếu không thể khắc phục mà lực lượng phòng thủ cần nắm bắt để khai thác, tạo lợi thế cho mình.
Một là: Theo dõi những cuộc tập trận đổ bộ gần đây của Mỹ, Nhật và đặc biệt là Trung Quốc ta thấy khi lực lượng đổ bộ xuất phát cũng là lúc pháo hạm, máy bay ném bom thi nhau trút bom, pháo vào mục tiêu và chỉ chuyển làn khi lực lượng đổ bộ đã tiếp cận bờ.
Nhưng, thông thường, đổ bộ để đánh chiếm hay đột kích thì mục tiêu rất xa với căn cứ nhưng lại gần với đối phương. Do đó, chắc chắn sẽ ít, thậm chí là không có sự hỗ trợ để dọn bãi và sự bảo vệ của không quân (nếu như không có tàu sân bay chẳng hạn) .
Vấn đề đặt ra ở đây là sự không chắc chắn về vùng trời khu vực xảy ra tác chiến và do vậy, PLD, LCAC sẽ không chắc chắn được bảo vệ bởi đòn tấn công của không quân đối phương.
Do yêu cầu tập trung lực lượng, vì khả năng tiếp cận mục tiêu với thời gian khác nhau nên PLD không thể đổ quân cùng một lúc. Chính vì vậy lực lượng hộ tống, bảo vệ cho LPD luôn duy trì đến phút chót để đối đầu với các tàu tấn công bằng tên lửa, ngư lôi. Và đương nhiên, các loại tàu chuyên chống đổ bộ dạng như TTP400-TP của Hải quân Việt Nam chẳng hạn, sẽ có cơ hội phát huy sở trường.
Hai là: Đổ bộ bằng trực thăng là một đòn hiểm nhất đối với lực lượng phòng thủ trên đảo.
Máy bay trực thăng rời khỏi PLD sau cùng nhưng đến cùng lúc với tàu đệm khí và xe lưỡng thê, nó mang theo những người lính năng động xuất hiện ở những nơi nhạy cảm. Nếu bẻ gãy được mũi tấn công này thì 2 mũi còn lại chỉ là vấn đề thời gian.
Vì thế, trực thăng đổ quân là mối quan tâm, ưu tiên hàng đầu của lực lượng phòng thủ.
Tiêu diệt trực thăng nói chung trên thế giới không thiếu gì loại vũ khí mang tính "sát thủ". Ngay loại cổ nhất là SA-7 (Việt Nam gọi là A-72) trong thời gian từ 1972-1975 xác suất tiêu diệt trực thăng của A-72 là 28,8%. Ngày nay SA-7 đã cải tiến đến đời SA-18, SA-24...đó là một trong những loại vũ khí "phi đối xứng" tuyệt diệu nhất dành cho những quốc gia nhỏ bé và ngay cả các nhóm khủng bố.
Hình thức tác chiến này, thông thường không có quá trình dọn bãi đổ bộ vì nếu thế sẽ mất tính bất ngờ, tiêu diệt không nhanh, gọn, mục tiêu, cho nên lực lượng đổ bộ đánh chiếm và lực lượng phòng thủ đảo đối đầu nhau từ loạt đạn đầu.
Nếu như với tinh thần "còn người còn đảo" theo kiểu của Việt Nam thì chỉ cần còn người lính trên đảo là loại tên lửa vác vai này vẫn luôn là cơn ác mộng kinh hoàng cho trực thăng.
Sở trường của loại tàu như TTP400-TP của Việt Nam là chống đổ bộ. Ngoài các loại pháo ra chúng còn được trang bị một hệ thống tên lửa đối không tầm thấp hiện đại. Và, không khó đoán khi nói rằng máy bay trực thăng là đối tượng tiêu diệt của nó.
Đến đây, nếu như hình thức tác chiến đổ bộ kiểu này nhằm vào mục tiêu nào đó của Việt Nam thì việc bố trí TTP400-TP ở đâu, xuất hiện lúc nào, hợp đồng tác chiến với lực lượng nào...đó là việc của Bộ tham mưu Hải quân Việt Nam.
Chắc chắn, lực lượng đổ bộ của địch không thể suôn sẻ như trong diễn tập, chúng nhất định phải trả giá.
  • Lê Ngọc Thống
Lực lượng phòng vệ biển Nhật phô diễn sức mạnh
(Phunutoday)-Báo Trung Quốc bất ngờ đưa tin Nhật Bản sẽ tiến hành buổi lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập lực lượng phòng vệ biển của nước này và sẽ có một buổi duyệt binh quân đội hùng hậu trên biển Hoa Đông...

Thủ tướng Nhật kêu gọi Trung Quốc trở lại bàn đàm phán (DT). – Nhật đưa bằng chứng Trung Quốc công nhận Senkaku (TT). – Bản đồ Trung Quốc mô tả Senkaku là lãnh thổ Nhật (TTXVN). – Sử liệu Trung Quốc nêu quần đảo Senkaku thuộc Nhật (PLTP). – Senkaku/Điếu Ngư – một sự “báo thù” của địa lý? (Petrotimes). – Căng thẳng Trung – Nhật: “Nếu chiến tranh sẽ không ai chiến thắng” (TT). – Nhật Bản âm thầm phát triển lực lượng canh gác bờ biển(Infonet).  - Học Trung Quốc, Đài Loan cũng quảng cáo chủ quyền Senkaku trên báo Mỹ (GDVN).
Tướng Trung Quốc đòi cả chủ quyền Okinawa của Nhật (TTXVN). – Tướng La Viện: Trung Quốc có cả chủ quyền Okinawa (SGTT).

Trung Quốc dọa Nhật, kiểm soát bãi cạn Scarborough (PN Today). – Trung Quốc triển khai tên lửa nhắm vào Nhật Bản (ĐV). – Căng thẳng Nhật – Trung ảnh hưởng quan hệ kinh tế toàn cầu (Tin tức). – Nhật Bản ‘xuống thang’ trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư (ĐV). – Cha con kẹt trên núi vì đòi chủ quyền Điếu Ngư (VNE).
Quan chức TQ cũng bỏ họp ở Tokyo (BBC). – Trung Quốc phớt lờ cuộc họp của IMF, World Bank tại Nhật Bản (VOA). – Thống đốc Ngân hàng và bộ trưởng Tài chính Trung Quốc tẩy chay Hội nghị IMF và WB tại Nhật Bản(RFI). – Nhật – Campuchia bàn về tranh chấp lãnh hải ở Hoa Đông và Biển Đông (Petro Times).

Trung Quốc không dự hội nghị IMF tại Tokyo
VOA Tiếng Việt
Chánh Văn phòng Phủ Thủ tướng Nhật Bản ông Osamu Fujimura, mô tả quyết định rút ra khỏi các hội nghị đó là điều “đáng tiếc.” Trung Quốc đã quyết định không gởi các giới chức tài chánh cao cấp nhất tới dự hội nghị của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế tại Tokyo trong ...
Giới chức tài chánh Trung Quốc không dự họp ở TokyoNgười Việt
Trung Quốc chỉ cử cấp "phó" tới hội nghị IMFThể thao văn hóa
Trung Quốc tẩy chay hội nghị IMF và WB tổ chức tại NhậtĐài Á Châu Tự Do
Mỹ tăng số lượng tàu ngầm đến biển Đông và biển Hoa Đông (ANTĐ). – Washington ‘xoay trục về châu Á’ để duy trì ‘tự do di chuyển’ (VNN).
-RẮC RỐI Ở BIỂN ĐÔNG

 basam

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Ba, ngày 9/10/2012

TTXVN (Oasinhtơn 8/10) Tạp chí “Foreign Policy  ca Mỹ mới đây đăng bài phân tích của tác giả Bonnie Glaser với tựa đề “Rắc ri ở Biển Nam Trung Hoa (Bin Đông)”.  Sau đây là nội dung của bài viết:

Thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông là cố ý và có hệ thống. Nó là kết quả có chủ ý của nền chính trị quan liêu và sự phối hợp kém. Theo Oriana Skylar Mastro, thành viên Trung tâm An ninh Mỹ mới, những hành động hiếu chiến gần đây của Trung Quốc cho thấy “sự hợp tác hỗ trợ mang tính điển hình, sự kiểm soát về dân sự, quân sự, và sự hài hòa giữa các mục tiêu chính trị, kinh tế và quân sự”. Bắt nạt và hăm dọa là hình mẫu rõ ràng và là bằng chứng của một quyết định từ giới lãnh đạo chóp bu nhằm leo thang nền ngoại giao cưỡng chế của Trung Quốc. Điều này không chỉ liên quan đến Philíppin và Việt Nam, mục tiêu chính trong các nỗ lực cưỡng chế của Trung Quốc, mà còn cho tất cả các bên có lợi ích trong khu vưc trong đó có Mỹ.
Đầu tiên, hành động coi thường quy định và luật pháp quốc tế của Trung Quốc làm nảy sinh tâm lý lo ngại. Bắc Kinh cố tình từ chối tuân thủ thỏa thuận miệng với Manila về việc rút tàu thuyền của nước này ra khỏi khu vực xung quanh bãi cạn Scarborough, thiết lập một hiện trạng mới có lợi cho Trung Quốc. Nước này cũng duy trì tuần tra thường xuyên và không cho ngư dân Philíppin đánh bắt cá trên những vùng biển này. Không có quốc gia nào kể cả Mỹ công khai lên án hành động này. Điều này đã tạo một tiền lệ nguy hiểm cho các cuộc đàm phán trong tương lai.
Thứ hai, Trung Quốc ngày càng sử dụng sức mạnh kinh tế để buộc các nước phải thay đổi chính sách của mình. Hành động kiểm dịch trái cây nhập khâu từ Philíppin để gây sức ép buộc nước này phải nhường lại quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough là sự vi phạm trắng trợn các quy định quốc tế. Để che đậy hành động này, các quan chức hải quân Trung Quốc tuyên bố một cách vô căn cứ rằng trái cây bị nhiễm khuẩn. Nền kinh tế Philíppin bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau tuyên bố trên do nước này xuất khẩu gần 1/3 sản lượng chuối sang Trung Quốc, cũng như các loại trái cây khác như đu đủ, dứa, xoài, và dừa. Ngoài ra, các công ty du lịch Trung Quốc cho hủy các chuyến bay thuê về du lịch đến Philíppin với lý do sự an toàn của khách du lịch Trung Quốc bị đe dọa bởi “các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.”
Đây chỉ là một ví dụ cho thấy xu hướng dùng kinh tế để gây áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc Tháng 9/2010, Trung Quốc đã dừng các chuyến tàu chở đất hiếm sang Nhật Bản để trả đũa Tokyo giam giữ thuyền trưởng một tàu đánh cá của Trung Quốc trong một vụ việc xảy ra gần quần đảo Senkaku. Cuối năm đó, sau khi giải Nobel Hòa Bình được trao cho nhà bất đồng chính kiến người Trung Quốc Lưu Hiểu Ba, nước này đã sử dụng nhiều biện pháp để trừng phạt Na Uy, mặc dù ủy ban Nobel – độc lập với Chính phủ Na Uy – mới là cơ quan đưa ra quyết định trao giải. Trung Quốc đã dừng các cuộc đàm phán thương mại với Ôxlô, đồng thời áp đặt kiểm dịch đối với cá hồi nhập khẩu từ Na Uy. Các quyết định trên khiến lượng cá hồi Na Uy xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 60%, ngay cả khi nhu cầu cá hồi của Trung Quốc tăng 30%. Bắc Kinh cũng tạm dừng các trao đổi ngoại giao thông thường với Na Uy, cho đến thời điểm hiện nay vẫn chưa nối lại. Bắc Kinh xem đây là những thành công ngoại giao. Chiến thuật này chắc chắn sẽ được sử dụng nhiều lần nữa. Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng lên một số nước lệ thuộc vào thương mại với Trung Quốc.
Thứ ba, việc Trung Quốc từ chối một khuôn khổ dựa trên các luật lệ có thể kiềm chế các hành động của tất cả các bên là nguyên nhân gây nên lo ngại. Bắc Kinh tính toán rằng thời gian đang đứng về phía họ. Tại sao phải ký thỏa thuận ràng buộc bản thân ngay bây giờ khi mà đòn bẩy của nước này vẫn đang tiếp tục phát triển. Trong tương lai, Trung Quốc không chỉ là cường quốc kinh tế mà còn là cường quốc chính trị và quân sự. Theo lời của các nhà ngoại giao Trung Quốc, các nước khác, dù lớn hay nhỏ, buộc phải thích ứng với sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như tôn trọng “lợi ích cốt lõi và mối quan tâm lớn” của Bắc Kinh. Trong bối cảnh Trung Quốc sẵn sàng không tuân theo Bộ quy tắc ứng xử và hoàn toàn không quan tâm đến lợi ích của các nước, thì việc các nước có tranh chấp sử dụng quân sự để bảo vệ lợi ích của họ là không thể loại trừ.
Sau Đại hội Đảng lần thứ 18 vào mùa Thu năm nay và Quốc vụ viện (chính phủ) mới được thành lập vào đầu năm tới, những hành động kiên quyết về chủ quyền như trên có thể sẽ tiếp diễn. Việc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc chỉ xảy ra một lần mỗi thập niên, và lần chuyển giao tới đặc biệt quan trọng trong bối cảnh sức mạnh của Trung Quốc gia tăng đáng kể. Giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ tích cực bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Lập trường cứng rắn của Trung Quốc đối với vấn đề Biển Đông đã được gây dựng từ lâu. Các nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc chắc chắn nhận thức được rủi ro nếu tiếp tục củng cố lập trường này, nhưng sự cám dỗ là không thể cưỡng lại được vì những bước đi như vậy sẽ thúc đẩy tính hợp pháp của bộ máy lãnh đạo mới.
Tập Cận Bình, có khả năng kế nhiệm Chù tịch Hồ cẩm Đào, được cho là tự tin hơn so với ông Hồ cẩm Đào 10 năm trước đây. Nếu Hồ Cẩm Đào trưởng thành khi Trung Quốc còn khó khăn thì Tập Cận Bình lớn lên trong thời kỳ cải cách và mở cửa với thế giới bên ngoài, và tin rằng Trung Quốc đang lớn mạnh nhanh chóng. Với niềm tin rằng khoảng cách quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ được thu hẹp, Tập Cận Bình sẽ bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trên trường quốc tế, đặc biệt trong các vấn đề được cho là “lợi ích cốt lõi” cùa Trung Quốc, bao gồm cả vấn đề Biển Đông.
Ở một mức độ nào đó, các cuộc tranh luận học thuật ở Trung Quốc đã bị tác động trong thời gian chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi lãnh đạo ởnước này. Các quan điểm trái ngược trong các vấn đề nhạy cảm bị coi là dấu hiệu rạn nứt trong nội bộ Đảng, do đó không được khuyến khích trước thời điểm tổ chức Đại hội. Tuy nhiên, những cuộc tranh luận kiểu này có thể sẽ bùng nổ vào đầu năm tới, làm gia tăng áp lực lên giới lãnh đạo Trung Quốc trong việc bảo vệ lợi ích của nước này.
Theo các nhà phân tích của Trung Quốc Bắc Kinh đã rút ra kết luận rằng chính sách đối với vấn đề tranh chấp Biển Đông của cố Tổng Bí thư Đặng Tiểu Bình là không thành công. Theo chính sách đó, trong khi chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông thuộc về Trung Quốc thì cần gác lại tranh chấp và tăng cường cùng nhau khai thác. Người Trung Quốc cho rằng trong khi Trung Quốc kiềm chế không khai thác dầu khí ở vùng biển tranh chấp thì các nước khác không làm như vậy. Chính sách mới vẫn chưa xuất hiện và có khả năng hoãn đến sau khi chuyển đổi lãnh đạo, nhung gần như
chắc chắn rằng chính sách mới sẽ cứng rắn hơn.
Chính quyền Obama đã đề ra một số nguyên tắc hướng dẫn cách ứng xử ở Biển Đông. Tháng 7/2010, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã kêu goi “một tiến trình ngoại giao hợp tác của tất cả các bên tranh chấp nhằm giải quyết các tranh chấp lãnh thổ mà không cần cưỡng chế.” Bà nói rằng Mỹ phản đối bất kỳ bên tranh chấp nào sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực kêu gọi tự do thương mại, hàng hải và tiếp cận các vùng biển chung của châu Á. Theo Ngoại trưởng H. Clinton, các tuyên bố chủ quyền của các bên tranh chấp cần phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển , và thúc giục tất cả các bên đạt được thỏa thuận về một Bộ quy tắc ứng xử trên biển.
Điều quan trọng là Mỹ tuân thủ các nguyên tắc này và chỉ trích bất cứ bên nào hành động trái nguyên tắc. Khách quan và công bằng sẽ mang lại sự tín nhiệm cho chính sách của Mỹ. Không còn nghi ngờ rằng hành vi của Trung Quốc trên Biến Đông là nghiêm trọng nhất. Ngày 3/8, Bộ Ngoại giao Mỹ đã ra tuyên bố liên quan vấn đề Biển Đông, trong đó chỉ rõ rằng các hành động của Trung Quốc là “nguy cơ gây căng thẳng leo thang ở khu vực”. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tổ chức tại Campuchia kết thúc mà không đưa ra được thông cáo chung. Một số nước Đông Nam Á đã ủng hộ tuyên bố của Mỹ. Tuy nhiên, sự gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc sau tuyên bố trên đã làm một số nước Đông Nam Á lo ngại và kêu gọi Mỹ có những hành động ngoại giao. Những bước đi sai lầm của Mỹ đã tạm thời làm giảm chứ không phải tăng cường hiệu quả của nước này như là một lực lượng cân bằng đối với Trung Quốc.
Thời gian tới, Mỹ cần theo sát cách tiếp cận có tính nguyên tắc trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông của mình, đồng thời duy trì vị trí trung lập trong những tranh chấp trên. Ngoài ra, Mỹ cần nhấn mạnh rằng lợi ích chung giữa Mỹ và các nước khác theo các tiêu chuẩn quốc tế đang bị đe dọa bởi các chính sách quyết đoán của Trung Quốc. Mỹ cũng cần thúc đẩy một khuôn khổ ràng buộc pháp lý trong việc giải quyết các tuyên bố và tranh chấp ở Biển Đông. Điều đó có nghĩa là thúc giục tất cả các bên có các tuyên bố chủ quyền – theo Công ước quốc tế về luật biển – một văn bản mà Mỹ cũng nên phê chuấn nhằm tăng cường hiệu quả các nỗ lực của mình. Mỹ cần tiếp tục khuyến khích Trung Quốc và ASEAN đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử, trong đó bao gồm một cơ chế giải quyết tranh chấp. Các nước nhỏ trong khu vực lo ngại rằng Mỹ và Trung Quốc có thể bắt tay với nhau và đi ngược lại lợi ích của các nước này. Mỹ cần giải tỏa lo lắng trên và tiếp tục phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc đảm bảo ổn định ở khu vực. Cuối cùng, Mỹ cần tiếp tục tăng cường tham gia các cam kết kinh tế, ngoại giao và quân sự ở Đông Á. Tái cân bằng các ưu tiên chiến lược của Mỹ ở châu Á là điều cần thiết để đảm bảo hòa bình và ổn định ở khu vực.
TTXVN (Angiê 7/10)
Mạng tin “Địa chính trị ” mới đây đăng bài phân tích của tác giả Jack Thompson về tình hình Biển Đông, có nội dung như sau:
Đông Nam Á, nơi từng diễn ra căng thẳng giữa 6 nước đang chia sẻ khu vực hàng hải tại Biển Đông giàu tài nguyên, là dịp để Trung Quốc “lên cơ” và thách thức Mỹ can dự cuộc chơi. “Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc bảo vệ tự do giao thông hàng hải, bảo vệ quyền tiếp cận các khu vực hàng hải chung của châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông”. Với tuyên bố như trên tại Hà Nội, Việt Nam, vào tháng 7/2010, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã làm nước chủ nhà hài lòng. Những lời đồn đoán từ tuyên bố Mỹ quay trở lại Đông Nam Á đã dần hiện hữu. Cũng như vậy Oasinhtơn phản đối bất kỳ nước nào muốn độc chiếm Biển Đông. Ngay lập tức, Bắc Kinh bày tỏ sự bất bình khi kêu gọi Mỹ không được đánh đồng những tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam, Philíppin, Malaixia, Brunây và Đài Loan.
“Một nhúm sỏi”
Rộng như Địa Trung Hải, nhưng Biển Đông không hiếu khách. Toàn bộ những chỏm đất nổi, đảo nhỏ, mũi đá, san hô, dải cát mịn không vượt quá 20 km2. Trừ đảo Ba Bình tại quần đảo Trường Sa, bị Đài Loan chiếm đóng từ những năm 1950, còn lại là tất cả các đảo nhỏ mà trên đó con người không thể sinh sống được. Một chi tiết quan trọng là luật biển quốc tế chỉ công nhận một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý xung quanh đảo nếu đảo đó có thể sinh sống được và có chức năng kinh tế. Ngay cả trường hợp của đảo Ba Bình rộng 0,49 km2, nơi có khoảng 200 binh sĩ Đài Loan hiện diện, việc đòi hỏi EEZ là không thể được. Lợi ích kinh tế của hòn đảo nhỏ này là gì khi bị các cơn bão tấn công? Câu trả lời hiển nhiên là ở đại dương, rất giàu tài nguyên cá cũng như trữ lượng dầu khí. Theo một nghiên cứu của Trung Quốc, Biển Đông có trữ lượng 13 tỷ thùng dầu, tức là bằng 80% trữ lượng dầu của Arập Xêut! Một đánh giá như trên đang kích thích ham muốn của các nước ven bờ, không lo ngại về sự hợp
pháp trong các yêu sách của mình. Đối với Việt Nam, Philíppin, Malaixia,
Brunây, quyền lợi của các nước này là rõ ràng. Những khu vực biển mà các
nước này đòi hỏi là hiển nhiên bởi nằm trên thềm lục địa và EEZ của họ. Đài Loan có ưu tiên khi kiểm soát đảo duy nhất có khả năng đòi hỏi EEZ. Về phần Trung Quốc, nước này đòi hỏi hầu như toàn bộ Biển Đông khi viện dẫn tấm bản đồ cổ có các đảo và bãi đá ngầm như trên. Lý lẽ chính của Trung Quốc dựa vào tấm bản đồ có từ năm 1947 do một nhà địa lý vô danh tư nhân vẽ ra, vạch một “đường chín đoạn” ấn định lãnh thổ Trung Quốc, tức toàn bộ Biển Đông. Được trình lên Liên hợp quốc (LHQ) năm 2009, tấm bản đồ này không có chút giá trị pháp lý nào. Song nó không ngừng gây lo ngại cho các nước láng giềng ven biển bởi Trung Quốc ngày càng lấn lướt.
Những căng thẳng giữa Trung Quốc và Philíppin
Minh chứng về sự quyết đoán của Bắc Kinh, đó là ngành ngoại giao Trung Quốc lần đầu tiên vào năm 2010 đã sử dụng từ “lợi ích cốt lõi” khi nói về Biển Đông, một ngôn từ đến nay chỉ dành cho Tây Tạng hay Đài Loan. Những tháng qua, quan hệ giữa Philíppin, Việt Nam và Trung Quốc đã xuống cấp. Từ ngày 10/4/2012, sự đối đầu giữa hải quân Trung Quốc và Philíppin diễn ra xung quanh bãi đá ngầm Scarborough. Nằm cách đảo Luzon của Philíppin 140 hải lý (340 km), bãi san hô này được Philíppin gọi là Panatag Shoal hay Bajo Masinloc, nằm trong EEZ của Philíppin. Việc một đội tàu đánh cá Trung Quốc đến khu vực đảo đã buộc người Phiiíppin phải cử tàu hải quân của mình ra khám xét những nhóm người đánh bắt cá trái phép. Rất nhanh chóng, Hải quân Trung Quốc đã can thiệp. Tiếp theo đó là một cuộc khẩu chiến giữa Manila và Bắc Kinh. Philíppin nhấn mạnh đảo đó năm trong EEZ “không thể tranh cãi” còn Bắc Kinh từ chối một EEZ như trên bởi đảo Hoàng Nham (Scarborough) thuộc về Trung Quốc từ thời “xa xưa”.
Tranh cãi trên đã kéo dài đến khi một cơn bão nhiệt đới cho phép Philíppin giảm bớt áp lực. Lối thoát thảm hại mà Manila đã cố gắng vượt qua xuất hiện trong hội nghị thượng đỉnh thường niên của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra tại thủ đô Phnompenh (Campuchia). Thiệt thòi cho cả Philíppin và Viêt Nam khi Campuchia, rất phụ thuộc vào viện trợ tài chính của Trung Quốc, đã lần lượt từ chối đưa vào trong tuyên bố cuối cùng của hội nghị này sự tồn tại của những căng
thẳng tại Biển Đông. Đó là mặt trái của ASEAN khi không thể đưa ra một tiếng nói chung trước Trung Quốc. Đây là một thành công của Trung Quốc bởi đã loại bỏ được mọi cuộc đàm phán tập thể mà Bắc Kinh e ngại và mong muốn thực hiện các cuộc đàm phán song phương nơi “công xưởng của thế giới” có thể gây áp lực từ sức mạnh của-mình.
“Trụ cột” Mỹ
Hành động quyết đoán cuối cùng của Trung Quốc diễn ra vào ngày 29/6 khi Bắc Kinh thông báo thành lập thành phố Tam Sa (gồm ba quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và Trường Sa) – một đơn vị hành chính có chưa đến 1.000 dân. Ngay lập tức Hà Nội và Manila đã phản đối việc thành lập một đơn vị hành chính nước ngoài vi phạm EEZ của mình. Nhưng Việt Nam và Philíppin có thể làm được gì trước sự trỗi dậy của Trung Quốc? Đối với Hà Nội và Manila, câu trả lời đến tự phía bên kia của Thái Bình Dương. Trong trường hợp nguy cấp trên, Philíppin đã cố gắng thiết lập một hạm đội còn ít tin cậy trong khi hướng về phía Mỹ bằng cách viện dân Hiệp ước phòng thủ chung ký năm 1951. Đây là một cơ hội cho Oasinhtơn. Mỹ đã tích cực đáp lại người đồng minh của mình bằng cách cử các phương tiện quân sự hiện đại đến.
Tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã được đón tiếp trang trọng tại cảng Cam Ranh, nơi trước đây Hải quân Mỹ đã đồn trú trong Chiến tranh Việt Nam. Hành động xích lại gần nhau này diễn ra trong khung cảnh chiến lược mới của Mỹ là tái tập trung lợi ích vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tại Cam Ranh, Leon Panetta đã khẳng định: “Từ nay đến năm 2020, Hải quân Mỹ sẽ tái bố trí lực lượng, hiện nay ở mức 50-50 giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương thành 60-40 nghiêng về Thái Bình Dương – gồm 6 tàu sân bay cũng như đa sổ các tàu chiến và tàu ngầm”,
Vào lúc Trung Quốc phát triển một hạm đội hải quân chênh lệch với các nước ASEAN, việc tái bố trí quân sự trên của Mỹ khiến Bắc Kinh khó chịu. Không từ bỏ thái độ trung lập bề ngoài, tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Phnôm Pênh, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi các nước ven Biển Đông “giải quyết tranh chấp không cưỡng bức, đe dọa hay sử dụng vũ lực”. Ngay cả khi không một bên nào mong muốn xung đột, mỗi nước thực hiện những bước đi riêng nhằm giành quyền kiểm soát một vài bãi đá hay dải cát có thể phá hủy quy chế nguyên trạng vốn rất mong manh. Sẽ không ngạc nhiên khi Bắc Kinh phô trương sức mạnh trên Biển Đông nhằm củng cố chính quyền trước đại hội đảng, thời điểm chính thức hóa các nhà lãnh đạo Trung Quốc mới. Tuy nhiên, một cuộc đối đầu vũ trang trên Biển Đông không phải đã được loại trừ./.


- Quân đội Syria chuẩn bị tấn công vào thành phố Homs (RFI). – Tướng Thổ Nhĩ Kỳ cảnh cáo Syria về các vụ pháo kích(VOA).  – Thổ Nhĩ Kỳ buộc một máy bay Syria đáp xuống Ankara (VOA).   – NATO sẵn sàng bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ (VOA). –Mỹ bí mật đưa đặc nhiệm áp sát Syria (VnMedia). – Chủ đề Syria làm nóng Đại hội đồng LHQ (ND).
- Mỹ, Israel đã sẵn sàng thực hiện tấn công Iran (LĐ). – Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Mỹ, Israel tấn công Iran? (TQ). – Tổng thống Iran cảnh báo hậu quả nếu bị tấn công (VOV). – Israel triển khai tổ hợp tên lửa đánh chặn đề phòng Iran (QĐND). – Mỹ và Israel sắp tập trận lớn chưa từng thấy (NLĐ). – Mỹ thử thành công khả năng UAV tự tiếp liệu trên không (QĐND).
- Mỹ công bố chi tiết vụ tấn công Lãnh sự quán tại Li-bi (QĐND). – Các nhà lập pháp Mỹ điều tra về vụ tấn công ở Libya(VOA). – Mỹ ‘không được cảnh báo’ tại Libya (BBC).
- Mỹ đề cử bổ nhiệm Tư lệnh tối cao lực lượng NATO (TTXVN). – Mỹ: Chiến dịch Afghanistan tiến tới bước ngoặt quan trọng (VOA).
- Pháp đối phó với mối đe dọa Hồi giáo cực đoan (RFI). – Cảnh sát Pháp phát hiện nhiều vật liệu chế tạo bom và vũ khí(VOA).
- Indonesia báo động nguy cơ khủng bố nhân kỷ niệm 10 năm vụ Bali (RFI). – Indonesia phá vỡ âm mưu khủng bố nhân kỷ niệm vụ đánh bom Bali (VOA).- Máy bay dân sự Syria bị buộc hạ cánh (TN). – Messi bị gán ghép với quân nổi dậy Syria (TP). – Nga đòi Thổ Nhĩ Kỳ giải thích vụ chặn máy bay Syria (DT). – Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đáp trả mạnh hơn nếu tiếp tục bị tấn công (VOV). – Máy bay Syria bị Thổ Nhĩ Kỳ ép hạ cánh (Khampha). – IISS: Triển vọng can thiệp quân sự tại Syria xa vời  (TTXVN). – Bác sĩ Anh trong hàng ngũ phiến quân Syria? (PN).
- Năm 2015: Iraq sẽ tăng gấp đôi sản lượng khai thác dầu (VOV).
- NATO không sớm rút khỏi Afghanistan dù bị “đâm” sau lưng (VOV). – Khi người Afghanistan bắn vào quân Mỹ(CATP).
- Mỹ, Israel diễn tập phòng không lớn chưa từng có (VNN). – Mỹ, Israel diễn tập quốc phòng quy mô lớn (VOV).





























Tổng số lượt xem trang