- - TT Nguyễn Tấn Dũng không còn được Đảng tín nhiệm? (RFA). -Chỉ có 40 trong số 175 đại biểu chính thức, tham dự Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11, bỏ phiếu tán thành việc TT Nguyễn Tấn Dũng có thể tiếp tục đảm nhiệm vai trò Thủ tướng.
Tuy ông Nguyễn Phú Trọng khẳng định, Hội nghị Trung ương 6 là dịp để Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11 bàn, quyết định các “vấn đề rất quan trọng”, tất nhiên, tầm quan trọng của các vấn đề được bàn và quyết định, chắc chắn không chỉ ảnh hưởng tới nội bộ Đảng, mà còn tác động đến tương lai của Việt Nam, lẫn đời sống dân chúng Việt Nam nhưng trong suốt 10 ngày đầu của tháng 10, các nguồn chính thức không cho biết thêm bất kỳ thông tin nào về Hội nghị Trung ương 6. Đây cũng là lý do công chúng tìm đến các trang web, trang blog, trang cá nhân trong hệ thống facebook để tìm và chia sẻ thông tin với nhau. Những thông tin dưới dạng tin đồn, mô tả Hội nghị Trung ương 6 đã và đang diễn ra trong không khí hết sức ngột ngạt, căng thẳng. Các đại biểu (175 thành viên chính thức và 25 thành viên dự khuyết), bị giám sát chặt chẽ cả trong thời gian tham dự hội nghị lẫn những sinh hoạt bên ngoài hội trường. Mỗi đại biểu được phát một tập tài liệu khoảng 300 trang, trong đó có nhiều thông tin, hình ảnh, hệ thống hàng loạt sai phạm của Thủ tướng đương nhiệm. Những tin đồn còn loan báo các giải pháp về nhân sự, diễn biến trên hội trường… Đáng chú ý là bình luận của độc giả - những người dùng Internet tại Việt Nam – trên các trang web, trang blog và hệ thống facebook, thay đổi từng giờ theo tin đồn, họ hưng phấn trước tin đồn Thủ tướng sẽ thôi làm nhiệm vụ, tỏ ra chán nản – bi quan – thậm chí chửi đổng trước tin đồn rằng, mọi thứ vẫn như cũ.
Tin mới nhất liên quan đến Hội nghị Trung ương 6, mà các nguồn chính thức vừa loan báo hôm qua, là “Hội nghị Trung ương 6 đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình”. Phần quan trọng nhất đó được các nguồn chính thức mô tả là: “…nghe Bộ Chính trị báo cáo kết quả Kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Nghị quyết Trung ương 4… Sau đó, Ban Chấp hành Trung ương đã cho ý kiến để Bộ Chính trị thông qua các nội dung, đặc biệt là nội dung Kiểm điểm của một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị. Các tài liệu báo cáo được tổng hợp theo đúng những nguyên tắc của Đảng, tôn trọng sự thật đồng thời bám sát tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư và đã được đưa ra Trung ương phục vụ các đồng chí Ủy viên nghiên cứu, đánh giá, cho ý kiến…”.
Tin đồn dẫu sao cũng chỉ là tin đồn. Người ta vẫn phải chờ các nguồn chính thức xác nhận ông Nguyễn Tấn Dũng có còn tiếp tục đảm nhận vai trò Thủ tướng của Chính phủ Việt Nam hay không (?). Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhu cầu thông tin của công chúng và khả năng cung cấp thông tin của các nguồn tin chính thức luôn có khoảng cách rất lớn. Khoảng cách đó đang được các tin đồn lấp đầy. Ít nhất, những diễn biến thông tin liên quan đến Hội nghị trung ương 6, thêm một lẫn nữa cho thấy, hệ thống truyền thông chính thức khó mà có thể làm tròn nhiệm vụ “củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, tăng cường niềm tin trong nhân dân, giữ vững sự ổn định chính trị”.
--TT Nguyễn Tấn Dũng không còn được Đảng tín nhiệm? (RFA 11-10-12) -- "Chỉ có 40 trong số 175 đại biểu ... bỏ phiếu tán thành việc TT Nguyễn Tấn Dũng có thể tiếp tục đảm nhiệm vai trò Thủ tướng". Nếu quả thật như thế thì toàn dân Việt Nam muốn biết 40 người này là ai? ◄
- Thủ tướng và Hội nghị Trung ương 6 (BBC).- Sự phản phé của tay sai ‘phủ chúa’? (DLB). – Ông Thiện – Ông Ác và câu chuyện niềm tin(Han Times). – Phạm Đình Trọng: ÔNG THỦ TƯỚNG KHINH TRÍ TUỆ, TRỌNG BẠO LỰC (Ba Sàm). - Phạm Trần: Uy tín đảng đã lên bàn cân (Thông Luận). – Hội nghị Trung ương 6: Nguyễn Phú Trọng muốn gì? (DLB). – Năm chiếc ghế trong Hội nghị Trung ương 6 (Hiệu Minh).Căng thẳng cung đình 'thể hiện qua blog' (BBC 10-10-12) --Rogue blogs signal tension as Vietnam tries to fix economic woes (Reuters 9-10-12)
Hậu quả sau hội nghị Thành Đô? (RFA 9-10-12) -- P/v tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
- Đào Hữu Nghĩa Nhân – Tào Tháo kêu bằng… ông ngoại! (Dân luận).
- Hoài Âm Hầu và Thập Đạo Tướng Quân (Người Buôn Gió). - Tội dám bênh Tổng Bí thư (Cầu Nhật Tân). -- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự khai mạc Triển lãm 55 năm Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (ND). 'Người làm báo cần tỉnh táo, sáng suốt trong khai thác và xử lý thông tin' (PetroTimes 11-10-12) -- Tôi thường thắc mắc: Tại sao hội thảo nào ở Việt Nam cũng tự xưng là "hội thảo khoa học"? Như cái hội thảo này chẳng hạn, rõ ràng chỉ là nơi để các "quan" khiển trách, rồi ra chỉ thị nọ kia cho báo giới. Đây là môt thứ hội thảo cực kỳ "phản khoa học", chứ "khoa học" gì ở đây?
Bảo vệ tác quyền báo điện tử (VNN 11-10-12) “Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin”
An ninh thủ đô
ANTĐ -Đó là chủ đề hội thảo do Hội Nhà báo Việt Nam và Học viện Báo chí-Tuyên truyền phối hợp tổ chức sáng 10-10. Tham dự buổi làm việc có TS. Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông Đỗ Quý Doãn - Thứ trưởng Bộ TT-TT cùng đại diện của ...
Cần quy định rõ cơ chế bảo vệ nguồn tin báo chíThanh Niên
Hội thảo quốc gia về đạo đức nghề báoĐài Tiếng Nói Việt Nam
Nhà báo, hãy là công dân có đạo đức tốtSài gòn Giải Phóng
-Thử thách cuối cùng của Ba Dũng? Carlyle A. Thayer - Trà Mi lược dịch
Nếu Việt Nam muốn thay đổi lãnh đạo thì đây là thời gian tốt nhất để thực hiện vì bất kỳ quyết định nào của Đảng có thể được Quốc hội phê chuẩn ngay lập tức.
-Thử thách cuối cùng của Ba Dũng?
Căng thẳng cung đình 'thể hiện qua blog'
ṇHãng tin Reuters hôm 10/10 có bài phân tích sự nhiễu loạn thông tin và đấu đá nội bộ ở Việt Nam qua sự xuất hiện của blog Quan làm báo.
Cây bút Stuart Grudgings viết bài với tựa đề "Những trang blog xỏ xiên đánh tín hiệu về sự căng thẳng trong lúc Việt Nam tìm cách giải quyết vấn nạn kinh tế".
BBC xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết này.
Khi một trong những ông chủ ngân hàng giàu có và nhiều quan hệ nhất của Việt Nam bị bắt vào tháng Tám, một động thái khiến thị trường chứng khoán rung chuyển, một trang blog nhỏ ít ai biết đến đăng tải tin nhiều giờ trước truyền thông nhà nước.
Đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy trang Quan Làm Báo có thể là một cửa sổ nhìn vào căng thẳng gia tăng trong ban lãnh đạo trong lúc đất nước cộng sản đang phải vật lộn với những vấn nạn kinh tế ăn sâu, phá tan hình ảnh một trong những thị trường đang lên nóng nhất Châu Á.
Trang web này đã trở thành một trong những trang được xem nhiều nhất vì phê phán không thương tiếc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cáo buộc ông này tội tham lam, chủ nghĩa bè phái và quản lý kinh tế yếu kém.
"Những đòn tấn công đăng tải trên trang này và hai trang khác chắc chắn phải từ phía trong nội bộ Đảng," một đảng viên giấu tên và một vài nhà nghiên cứu thường xuyên theo dõi những bí mật chính trị của Việt Nam bình luận. Họ nói rằng những trang này phản ánh sự đấu đá nội bộ khốc liệt xung quanh cách xử lý những ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước đang nợ đầm đìa.
Trong bối cảnh bị nhiều chỉ trích vì không thích nghi với kinh tế thị trường toàn cầu, những nhà lãnh đạo chóp bu của Hà Nội đã bắt đầu một hội nghị tuần trước, chỉ vài ngày sau khi hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm quốc gia của Việt Nam với quan ngại rằng những ngân hàng ngập nợ có thể sẽ phải cần một khoản cứu trợ lớn.
Nhiều nhà quan sát đã dự đoán Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tìm cách giành lại bớt quyền kiểm soát chính sách từ phía ông Dũng, một cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương, bị cáo buộc có quan hệ thân mật với những doanh nhân giàu có. Ông Dũng cũng bị gán cho có liên hệ với sai phạm ở các doanh nghiệp Nhà nước đang kẹt cứng về tài chính.
"Họ sẽ phải đưa ra những quyết định rất cứng rắn," Adam McCarty, trưởng kinh tế gia tại hãng tư vấn Mekong Economics đóng tại Việt Nam, bình luận về ban lãnh đạo Cộng Sản. "Họ không còn chỗ để ngọ nguậy nữa."
"Một số người và nhóm người giàu có sẽ phải từ bỏ rất nhiều tài sản và của cải. Xung đột hiện tại là xung quanh vấn đề đó sẽ là ai," ông Carty nói.
Ông Sang đã công khai phản đối lại chủ nghĩa bè phái.
Trước khi diễn ra Hội nghị Trung ương, ông đã đổ lỗi những vấn đề hiện tại của Việt Nam cho sự suy thoái đạo đức chính trị.
Tuy nhiên giới phân tích lại cho rằng xung đột giữa ông Sang và ông Dũng thực chất chỉ là tranh chấp quyền lực, đồng thời nghi ngờ việc một trong hai bên sẽ thực sự thực hiện những cải cách kinh tế cứng rắn mà Việt Nam đang cần.
Điều mấu chốt ở đây, không thấy rõ nỗ lực nào nhằm chấm dứt sự thiếu minh bạch hiển nhiên của hệ thống ngân hàng. Không ai rõ về độ tín nhiệm của các ngân hàng, ai là người thực sự sở hữu chúng cũng như khoản vay cửa sau dành cho chính các doanh nghiệp của những ngân hàng này là bao nhiêu.
"Nếu thiếu vắng sự minh bạch và kỷ luật ngân hàng, cải cách cơ cấu ngân hàng sẽ chỉ là sự đeo đuổi viển vông," ông Cao Sỹ Kiêm, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hiện là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia bình luận.
Sự hạ bậc tín nhiệm của Moody's là cú đấm gần đây nhất vào một nước từng là ngôi sao kinh tế của Đông Nam Á khi sự sa đà với tăng trưởng tín dụng đi lệch hướng, để lại những khoản nợ và sự mất cân bằng khổng lồ.
Được châm ngòi bởi cải cách bắt đầu từ những năm 1980, tăng trưởng kinh tế đạt đến mức 8,5% trong năm 2007. Tuy nhiên hiện tại chính phủ chỉ dự đoán tăng trưởng sẽ chỉ ở mức 5,2% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mức chỉ tiêu 6-6,5% trước đó.
Trong lúc hầu hết các nước Đông Nam Á đang thu hút ngày càng nhiều những nguồn đầu tư nước ngoài, trong chín tháng đầu năm nay, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại giảm đi 1,2% so với một năm trước.
Những trang đánh phá ông Dũng được cho là phản ánh sự đấu đá nội bộ khốc liệt trong Đảng Cộng Sản
Ngân hàng trong nước hiện tại đang gánh chịu hậu quả của suy thoái nặng nề đối với ngành bất động sản và các doanh nghiệp Nhà nước ngập nợ. Tổng số nợ xấu hiện tại được ước tính lên tới 15,6 tỷ đôla dựa vào thống kê gần đây nhất của Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên nhiều chuyên gia phân tích tin rằng con số thực sự cao hơn nhiều.
Việc dọn dẹp khối nợ xấu sẽ yêu cầu một khoản cứu trợ, tuy nhiên kế hoạch 5 tỷ đôla để giải quyết nợ của Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính đang có vẻ khựng lại.
Một trong những dấu hiệu cho vấn đề ngày càng xấu đi tại các ngân hàng, đó là sự thất bại của họ trong việc tận dụng năm lần cắt lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong năm nay để giúp doanh nghiệp.
Thay vì xuất quỹ những khoản tiền mới và mạo hiểm tăng thêm nợ, các ngân hàng đang có xu hướng tích tụ vốn để đề phòng cho một ngày xấu có khả năng đang đến gần.
Tiền gửi ngân hàng tăng chỉ 11% trong tám tháng đầu năm, trong lúc tăng trưởng tín dụng chỉ tăng 1,4% so với một năm trước; một sự đột biến bất chợt đối với một nền kinh tế với tăng trưởng chi phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng tín dụng ở hai con số trong thập kỷ qua.
"Hiện tại rất khó để vay mượn. Đây là thời khắc khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây," ông Tòng Trọng Nghĩa, giám đốc một công ty sản xuất nội thất với 70 nhân công tại tỉnh Bắc Ninh nói.
Ông Nghĩa nói sản lượng đã giảm 40% trong năm nay; đồng thời hoạt động sản xuất ở nhiều doanh nghiệp khác đã ngưng trệ.
Mặc dù một cuộc khủng hoảng lớn đối với ngành ngân hàng khó có khả năng xảy ra, sự đình đốn hiện tại là một mối nguy hiểm nếu thiếu đi những cải cách táo bạo để đối phó với nợ xấu và đưa tình trạng thực sự của hệ thống ngân hàng ra ánh sáng.
Nhà cầm quyền đã hành động mạnh mẽ hồi tháng Tám khi bắt giữ ông Nguyễn Đức Kiên, nhà sáng lập giàu có của Ngân hàng Thương mại Á Châu. Tuy nhiên việc bắt ông này cũng như tội lừa đảo có vẻ như chỉ là một hành động riêng lẻ và có thể đã phản ánh xung đột leo thang ở cấp lãnh đạo.
Những nhà phân tích chính trị nói rằng ông Kiên có quan hệ thân mật với ông Dũng, và cho rằng việc ông này bị bắt là nỗ lực nhằm giảm bớt quyền hành của thủ tướng, người có quyền lực ngày càng mở rộng sau khi nhậm chức từ năm 2006.
Sự ra đời của Quan Làm Báo và hai blog có tính phê phán gay gắt khác là Dân Làm Báo và Biển Đông đã đóng góp vào thêm những tình tiết liên quan đến chính trị.
Bất chấp việc bị lên án trước công chúng bởi ông Dũng là "mưu đồ độc địa của thế lực thù địch," cả ba trang web tiếp tục hoạt động, làm gia tăng nghi ngờ rằng những đối thủ của ông Dũng trong Đảng Cộng Sản có thể đang có dính líu trực tiếp.
Điều đó sẽ là một sự mỉa mai lớn nhất ở một đất nước nơi mà những blogger phải đối mặt với những bản án tù đày dài hạn chỉ vì dám chất vấn chính phủ.
Quan Làm Báo sử dụng rất nhiều lời ám chỉ và thuật ngữ của những người tay trong, gọi ông Dũng là "3D", "quái vật" và "anh y tá" - với tên gọi cuối cùng nhắc đến vai trò của ông này trong cuộc chiến Việt Nam.
Nhiều bài viết đã đánh phá ông Dũng vì hỗ trợ những ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước yếu kém.
"Người Việt Nam có thể thấy Bộ Chính trị đã phạm những lỗi lầm nghiêm trọng vì chịu đựng 3D," trích một trong những bài đăng tuần trước.
Bài viết nói thêm rằng ông này đã "trở thành một con quái vật mà không ai kiểm soát nổi."
Bài viết của Reuters có sự đóng góp của John Ruwitch từ Thượng Hải, và do Jason Szep cùng Richard Borsuk biên tập lại.
- Căng thẳng cung đình ‘thể hiện qua blog’ (BBC).
-Rogue blogs signal tension as Vietnam tries to fix economic woes (Reuters). – Việt Nam: Căng thẳng chính trị giữa lúc khủng hoảng kinh tế (TCPT).
--Hội nghị Trung ương 6 vào cao trào
Hội nghị Trung ương 6 ngày 10/10 dự kiến sẽ nghe báo cáo về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong khi một trang web công kích ông Dũng có vẻ hoạt động trở lại sau khi bị tấn công.
Các nguồn tin trong nước cho BBC biết dự kiến hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hôm thứ Tư sẽ công bố báo cáo của Ban Kiểm tra Trung ương về quá trình phê bình và tự phê bình của Thủ tướng.
Trước đó, giới chóp bu trong Bộ Chính trị đã từng họp kín để kiểm điểm suốt 12 ngày.
Người ta được biết trong tháng Bảy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có riêng năm ngày để kiểm điểm tự phê bình và phê bình.
Bảy ngày còn lại đầu tháng Tám dành để kiểm điểm các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư còn lại.
Theo giới quan sát, Hội nghị Trung ương 6 sẽ có thể quyết định kết quả cuộc tranh chấp quyền lực trong Đảng, trong bối cảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị nhiều chỉ trích.
Tiến sĩ Lê Sỹ Long, Đại học Houston, Hoa Kỳ, nói với BBC hôm 9/10 rằng liên minh giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang đang đối đầu với ông Nguyễn Tấn Dung.
“Cuộc tấn công của liên minh chống ông Dũng dựa trên ý rằng tham nhũng chính quyền to lớn không chỉ làm đình trệ kinh tế mà đe dọa tính chính danh của Đảng.”
“Theo tôi, liên minh này muốn hạn chế biên độ ảnh hưởng của ông Dũng để ông Sang và Trọng hướng đến một mô hình được điều chỉnh. Theo đó, những người đã chứng tỏ khả năng kinh tế và đạo đức chính trị nên được giao quản lý doanh nghiệp nhà nước, còn các lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân chứng tỏ đạo đức chính trị thì có thể đóng vai trò lớn hơn trong chính quyền.”
“Khi đã hạn chế được ông Dũng, ông Sang và ông Trọng có thể trực tiếp tác động việc ai sẽ là thủ tướng sau nhiệm kỳ của ông Dũng,” nhà nghiên cứu từ Mỹ nói.
Trang quanlambao có nhiều bài phê phán Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Từ California, cây bút bình luận Trần Bình Nam cho rằng ông Trương Tấn Sang “muốn nhân cơ hội Trung ương đảng đang họp để bứng chức thủ tướng của ông Dũng hay ít nhất tăng thêm quyền hành cho chức Chủ tịch nước của ông”.
Nhưng ông Nam dự đoán: “Tương quan lực lượng giữa ông Dũng và ông Sang cũng ngang ngửa thôi, và có thể đảng sẽ xử hòa. Sự tranh chấp sẽ lắng xuống một thời gian.”
Tấn công mạng
Chiều tối 9/10, trang blog Quan làm báo, được lập ra gần đây với nội dung công kích Thủ tướng, bị hacker kiểm soát trong mấy tiếng đồng hồ.
Người đọc khi bấm vào địa chỉ này được dẫn đến một tên miền khác là quanlambao.info và thấy một thông cáo của một nhóm người ẩn danh xưng là ‘đang sinh sống ở hải ngoại’ và cho đăng bài tấn công cựu dân biểu Việt Nam, bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Những gì đăng tải tại đây cho rằng bà Hoàng Yến đứng đằng sau trang Quan làm báo nhưng cũng cảnh báo là họ đã “hoàn toàn nắm được tất cả thông tin, các hoạt động của bà tại Hoa Kỳ, thì chúng tôi đưa thêm các thông tin khác của bà để bà tự thẩm định”.
Trong phần ảnh đăng trong bài có cả nhiều ảnh của gia đình và con cái bà Đặng Thị Hoàng Yến chụp ở Hoa Kỳ.
“Chúng tôi là những người sinh sống tại hải ngoại tuy chưa đồng tình với sự lãnh đạo hiện nay của Nhà nước Việt Nam nhưng cũng tuyệt đối không thể đồng tình với các hành động vu khống bỉ ổi, bịa đặt hèn hạ nhằm đưa đất nước Việt Nam vào cảnh nguy cơ nồi da xáo thịt để thu lợi cho cá nhân và nhóm lợi ích của bà.”
Tuy nhiên, các bài đăng trên quanlambao bộ cũ và cách viết trên bài mới nhất hôm 9/10 tìm cách quy bà Hoàng Yến là người đứng đằng sau trang web bị cho là tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, không dùng văn phạm theo cách các Việt Kiều ở Hoa Kỳ hay nơi khác thường dùng.
Đến sáng 10/10, trang này dường như hoạt động trở lại khi bài về bà Hoàng Yến bị xóa và thay bằng một bài đả phá Thủ tướng.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với BBC qua điện thư email trong tháng 9, bà Hoàng Yến nói bà không đứng đằng sau trang quanlambao.
Dù kết quả cuộc đấu đá nội bộ đi đến đâu, dường như với nhiều người Việt, “chưa bao giờ kể từ 1986 đất nước lại gặp nhiều thách thức như vậy đe dọa tính chính danh của Đảng và sự sống còn của chính thể,” theo tiến sỹ Lê Sỹ Long.
-Hạ bệ lãnh đạo cao cấp kiểu Trung Quốc
Lê Mai
Nếu chỉ họp hội nghị Trung ương, phê phán, bỏ phiếu tín nhiệm, liệu có giải quyết được vấn đề không? Lịch sử đã có câu trả lời…
Các kiểu hạ bệ lãnh đạo cao cấp TQ thường làm người ta đi từ bất ngờ, sửng sốt đến kinh ngạc và có phần “thán phục”. Có kiểu hạ bệ nhanh, lại có kiểu hạ bệ chậm. Có kiểu hạ bệ trực tiếp, lại có kiểu hạ bệ gián tiếp. Có kiểu hạ bệ bình thường, lại có kiểu hạ bệ bất thường. Có kiểu hạ bệ làm ra vẻ “dân chủ” – họp hội nghị TƯ, phê phán, vạch trần khuyết điểm, lại có kiểu hạ bệ “phản dân chủ”. Có kiểu hạ bệ buộc đối phương “tự nguyện” rút lui, lại có kiểu hạ bệ đột ngột, như một cuộc đảo chính, bắt giữ toàn bộ đối phương. Thật là phong phú, đa dạng, đáng tìm hiểu, nhất là trong bối cảnh “chính trị thế giới” hiện nay.
Lâm Bưu – người thừa kế Mao Trạch Đông đã được ghi vào Điều lệ đảng, trong một lần diễn thuyết trước Bộ chính trị đã phân tích rất hay về cuộc đảo chính lần thứ 62 tại khu vực Á- Phi – Mỹ Latin:
Mao chọn chiến thuật không đánh trực diện vào Lâm mà đánh vào các tướng tá, trợ thủ của ông ta trước. Đầu tiên là buộc Trần Bá Đạt phải kiểm thảo tại Hội nghị Trung ương, chưa chỉ ra đích danh Lâm Bưu, dù ai cũng biết Lâm đứng sau Trần. Rồi tiếp đó cho phê phán bốn viên đại tướng của Lâm là Hoàng, Ngô, Lý, Khưu. Lâm Bưu ngày càng thấy rõ, rất có thể trong thời gian sắp tới, mình sẽ bị hạ bệ. Vậy cần phải nhanh chóng ra tay trước. Trong khi đó, Mao tiếp tục làm rối loạn sự bố trí đội ngũ của Lâm Bưu. Mao tuần du phương Nam, dọc đường thường triệu tập các lãnh đạo địa phương để nói chuyện, bóng gió đề cập việc phải xử lý Lâm. Mặc dù nhấn mạnh là phải giữ bí mật các cuộc nói chuyện, song lại có ý để mạng lưới nghe trộm của Lâm nghe được và cấp tốc truyền toàn bộ tin tức về Bắc Đới Hà, Tổng hành dinh của Lâm. Sự hốt hoảng của Lâm đã dẫn tới việc ông ta cùng vợ con lên máy bay chạy trốn và bị rơi trên đất Mông Cổ.
Một cuộc hạ bệ gián tiếp, Lâm Bưu chưa ra trận đã thua rồi. Tin tức về cái chết của Lâm được dấu kín đến nỗi vào ngày Quốc khánh TQ, trên lễ đài Thiên An Môn, hoàng thân Sihanouk còn chúc Chủ tịch Mao và Phó Chủ tịch Lâm “vĩnh viễn mạnh khỏe”! Nghe vậy, Chu Ân Lai mỉm cười.
Và đây, vài cuộc hạ bệ trực tiếp lãnh đạo cao cấp TQ. Tháng 12.1965, Trung ương đảng họp hội nghị bất thường, nói là để xem xét tình hình trước mắt, thực ra là để bất ngờ tập kích La Thụy Khanh, Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân TQ. Ông ta hoàn toàn không chuẩn bị, bước vào hội trường còn cười đùa vui vẻ. Hội nghị vừa khai mạc thì Bành Chân đập bàn nói, La Thụy Khanh, anh đã phạm sai lầm, hôm nay trước hết để cho anh tự xử mình. La Thụy Khanh sừng sờ, cả buổi họp cứ ngơ ngơ ngác ngác.
Thế nhưng, chưa đầy nửa năm sau, sự việc giống hệt như thế lại xẩy ra với Bành Chân. Tại hội nghị Bộ chính trị, Lưu Thiếu Kỳ nghiêm mặt nói: “Vấn đề đồng chí Bành Chân vô cùng nghiêm trọng, là tạo ra một vương quốc độc lập với Trung ương đảng, là phản bội Mao chủ tịch. Tôi cảnh cáo đồng chí, hôm nay chớ nuôi ảo tưởng, hãy thật sự hối cải, nếu không số phận sẽ như La Thụy Khanh vậy”. Bành Chân hoàn toàn bị bất ngờ.
Chưa đầy nửa năm sau, sự việc giống hệt như thế lại xẩy ra với Lưu Thiếu Kỳ. Tại hội nghị Trung ương, Trần Bá Đạt phát biểu: “Mấy chục năm qua, Lưu Thiếu Kỳ luôn vỗ ngực là nhà lão thành cách mạng. Tôi thấy ông ta không phải lão thành cách mạng mà là lão bại cách mạng”. Kết cục tất yếu diễn ra sau đó là Lưu Thiếu Kỳ bị hạ bệ.
Và rồi sau đó, sự việc giống hệt như thế cũng lại xẩy ra với Trần Bá Đạt – nhà lý luận “thiên tài” của ĐCS TQ, chuyên gia thảo các báo cáo chính trị cho Đại hội đảng, như phần trên chúng ta đã nói tới.
Còn việc hạ bệ Đặng Tiểu Bình, người ba lần vào ra Trung Nam Hải đã quá nổi tiếng, có lẽ không cần điểm lại nữa. Cứ mỗi lần bị hạ bệ lại là một lần ông ta đứng dậy, lần sau leo cao hơn lần trước. Thật là một “kỳ tích” về chính trị xưa nay chưa từng có!
Đặng Tiểu Bình coi Chu Ân Lai như người anh Cả. Tháng 9.1975, Đặng đến bệnh viện hội ý công tác với Chu lúc này đang chữa bệnh. Đặng báo cáo với Chu nhóm Giang Thanh bày trò bình luận Thủy hử để nhằm vào Thủ tướng. Giang Thanh phát biểu, “cái nguy hiểm trongThủy hử là hạ bệ Tiều Cái. Hiện nay có người muốn hạ bệ Mao chủ tịch hay không? Tôi cho là có đấy”. Đặng nói tiếp, mọi người đều không chịu nổi mụ ta nữa. Nếu sức khỏe Mao chủ tịch cứ ngày một xấu đi, anh em chúng tôi muốn dùng biện pháp “bức vua thoái vị”. Chu nổi giận, mắng Đặng, những chuyện như thế, ngay đến nghĩ thôi, anh cũng không được phép. Tôi kiên quyết phản đối cái trò làm loạn kiểu đó. Đặng im lặng, sau đó mới nói mọi người bàn như thế là do xuất phát từ lòng yêu quý Chu. Nếu Thủ tướng không tán thành, anh em sẽ không có hành động gì. Đặng lại đọc một đoạn bình luận Thủy hử của nhóm Giang Thanh và nói với Chu, mấy câu này chẳng phải là kêu gọi người ta lật đổ Mao chủ tịch hay sao?
Chu Ân Lai lắc đầu, nói với Đặng:
- Anh đừng nói nữa, về lĩnh vực văn chương, anh chỉ là hạng học trò dốt. Anh đâu biết lợi dụng lịch sử để phục vụ hiện tại. Dụng ý của Mao chủ tịch, tôi hiểu rất rõ. Trước vấn đề phức tạp loại này, chúng ta phải im lặng.
Thế nhưng, sau khi Mao chết, bấy giờ Đặng bị giam lỏng, vẫn bí mật liên lạc với Diệp Kiếm Anh bàn biện pháp giải quyết “bè lũ bốn tên”. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo tối cao TQ, ngay sau khi Mao vừa nằm xuống giữa liên minh Diệp Kiếm Anh – Hoa Quốc Phong và “bè lũ bốn tên”: Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Giang Thanh và Diêu Văn Nguyên diễn ra lúc thì âm thầm, lúc thì công khai nhưng hết sức quyết liệt.
Vấn đề đặt ra đối với liên minh Diệp Kiếm Anh – Hoa Quốc Phong là giải quyết “bè lũ bốn tên” bằng cách nào?
Có người muốn đưa ra hội nghị Trung ương mở rộng để giải quyết “bè lũ bốn tên”. Diệp phân tích đặc điểm tình hình, nhấn mạnh đây là cuộc đấu tranh một mất một còn, vượt trên phạm vi nội bộ đảng, không thể giải quyết bằng biện pháp đấu tranh tư tưởng thông thường được nữa. Song, phải hết sức tranh thủ giải quyết hợp pháp, tránh dẫn đến rối loạn. Sau khi bí mật bàn bạc với một số Ủy viên Bộ chính trị và lão thành cách mạng, Diệp quyết định dùng biện pháp đặc biệt, bắt giữ “bè lũ bốn tên”, rồi họp ngay Bộ chính trị, báo cáo tình hình. Binh quý ở chỗ thần tốc, âu cũng là do hoàn cảnh, đúng sai hãy để lịch sử phán xét!
Nếu chỉ họp hội nghị Trung ương, phê phán, bỏ phiếu tín nhiệm, liệu có giải quyết được vấn đề không? Lịch sử đã có câu trả lời…
.
Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đưa ra ba giải pháp cấp bách làm trong sạch Đảng, trong đó giải pháp chính là: Tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên. Một là, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tập trung kiểm điểm, đánh giá làm rõ những hạn chế, khuyết điểm; làm rõ nguyên nhân trở ngại trong việc lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Trung ương về xây dựng Đảng. Hai là, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiến hành kiểm điểm, đánh giá liên hệ bản thân về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến một số vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết này, đề ra biện pháp khắc phục. Tập trung làm rõ trách nhiệm cá nhân.
After All? (Mafiovi)
- Hội nghị 6 đã tiến hành xong phần quan trọng nhất:
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Bộ phận Thường trực cho thấy đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị này
1/ có biểu hiện dung túng cho người thân,
2/ vi phạm kỷ luật Đảng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ,
3/ phai nhạt lý tưởng Cộng sản. Sau khi nghiên cứu, đánh giá các nội dung báo cáo một cách khách quan, thấu đáo đầy tinh thần trách nhiệm và xây dựng, Ban Chấp hành Trung ương cơ bản nhất trí với nội dung thẩm tra mà Bộ Chính trị đã báo cáo trước Trung ương về trường hợp của đồng chí lãnh đạo cao cấp đã nêu.
Trên cơ sở này, Ban Chấp hành đề nghị Bộ Chính trị ra kết luận cuối cùng và đưa ra hình thức kỷ luật, xử lý đối với đồng chí đó.
Kết luận cuối cùng của Bộ Chính trị sẽ được trình bày trước toàn thể Ban Chấp hành Trung ương trước khi bế mạc Hội nghị đồng thời thông tri tới các đảng bộ cơ sở.
- I said: bọn Tây vừa ngu vừa ngố, chúng ko biết là với một Liên minh cầm quyền giữa Mafia đỏ và xanh thì ko thể có cái "minh bạch" nào cả.
NQ4 là để tiêu diệt cái Liên minh đó.
Phải làm sạch Đảng, từ đó làm sạch Xã hội, cùng với đó là Dân chủ hóa.
Mà Dân chủ ư? - phải có bước đi vì - I said - Dân chủ đòi hỏi cả một Văn-Hóa-Dân-Chủ.
- Ta ko tin QLB là Việt Tân.
Gắn cho QLB cái mác "Tình báo Rơ" hay Việt Tân là cách dễ và nhanh nhất để mọi người tẩy chay nó. Nghĩa là hủy bỏ mọi thông tin (còn cần kiểm chứng) mà nó cung cấp. Việc này rõ ràng có lợi cho vài ba người.
---Cứt Gà Sáp (Mafiovi)
- ....... Tại đây ko có bất cứ bằng chứng nào CM rằng Bà Yến là QLB.
Nó chỉ là bằng chứng rằng Bà này đã được "chăm sóc" rất chu đáo còn người thân của bà thì đc làm điều đó đến độ vô sỉ mà thôi.
Bọn thanh niên nó ân ái, yêu nhau là việc của chúng. Chụp quay lén đã là mạt hạng , lại còn khoe cái sản phẩm của mình thì quả là tột hạng vô sỉ.
- Sau đó khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp riêng Tập Cận Bình, chỉ một câu duy nhất ông ta đã nói " Nhân dân Việt Nam luôn tôn thờ Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng! Tôi sẽ chịu trách nhiệm trước các đồng chí anh em Trung Quốc để biến nguyện ước của cố Thủ Tướng thành hiện thực…"
QLB: đừng có Bullshit mọi người bởi thứ Lá cải vừa thối vằ chua vậy nghe.
1/ Chả lẽ 3D chỉ nói có 1 câu với Rợ Tập ư?
2/ Dù gì đi nữa, 3D không thể và cũng không cần thiết nói trắng trợn thế
Cụm từ "chỉ một câu duy nhất" rất giống bọn hàng thịt hàng rau cãi nhau trên phố.
Và nó - một lần nữa - nói rằng QLB ko là bà Yến.
********************************************************
- FROM VIET-STUDIES: CHÂN NHÂN
Tin vừa kể hiện là dữ kiện mới nhất về diễn biến Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11. Tin này xuất hiện vào chiều ngày 11 tháng 10 và được vài nguồn tin thân cận với đội ngũ cán bộ, đảng viên cao cấp xác nhận là mới nghe. Tuy nhiên, không ai có thể kiểm chứng về độ chính xác của nó. Cũng cần phải nói thêm là bên cạnh thông tin được cho là mới nhất đó, một vài nguồn tin khác, cũng được cho là thân cận với đội ngũ cán bộ, đảng viên cao cấp, lại khẳng định sẽ không có bất kỳ thay đổi nào ở vị trí Thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn sẽ là người tiếp tục đảm nhiệm vai trò Thủ tướng của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tin đồn giữ vai trò dẫn dắt dư luận đang là điều càng ngày càng bình thường trong sinh hoạt chính trị - xã hội tại Việt Nam. Sự kiện Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11 không phải là ngoại lệ.
Hội nghị này khai mạc hôm 1 tháng 10 và được cho biết là sẽ kéo dài cho đến hết ngày 15 tháng 10.
Mâu thuẫn quyền lực?
Trong khi các nguồn chính thức chỉ dẫn ý kiến của ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư Đảng CSVN – xác nhận hôm khai mạc, ít hội nghị nào có nhiều nội dung và thời gian họp kéo dài như Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11 (quen được gọi tắt là Hội nghị Trung ương 6) và: “Tất cả vấn đề được bàn và quyết định đều rất quan trọng và phức tạp”, thì nhiều tin đồn loang rộng lại rất giống nhau ở yếu tố, Hội nghị Trung ương 6 chỉ nhằm giải quyết mâu thuẫn quyền lực giữa những cá nhân lãnh đạo Bộ Chính trị Đảng CSVN. Theo đó, cả ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư, ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đều cùng muốn chặn ông Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng của Chính phủ Việt Nam gây thêm các hậu quả nghiêm trọng cho chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội Việt Nam, do những hậu quả này đe dọa gây nguy hại cho sự tồn tại của Đảng CSVN.
Tin đồn gần đây, liên quan đến Hội nghị Trung ương 6, được nhiều trang web, trang blog và trang cá nhân trên hệ thống facebook dẫn lại, do một blog có tên “Quan làm báo” tung ra. Theo đó, tại một cuộc họp tuy là riêng biệt, chỉ dành cho các thành viên Bộ Chính trị nhưng vẫn trong khuôn khổ Hội nghị Trung ương 6, diễn ra vào tối Chủ nhật vừa qua, dẫu cho Thủ tướng đương nhiệm đã “nhũn”, không “tả xung, hữu đột”, chống lại các cáo buộc như trên hội trường, nơi diễn ra Hội nghị Trung ương 6, song ông vẫn chỉ nhận được 4 phiếu tín nhiệm từ 14 thành viên Bộ Chính trị. Cũng trong tin đồn vừa nêu, blog “Quan làm báo” còn đưa ra một chi tiết khác, đó là ông Nguyễn Minh Triết, thành viên Bộ Chính trị Khóa 10, cựu Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã dọa ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư hiện nay của Đảng CSVN – rằng: “Nếu các anh mà không làm đến nơi đến chốn thì chính tôi sẽ cầm đầu biểu tình chống lại các anh!”.
Có phải là tin đồn?
Đáng ngạc nhiên là trước hiện tượng dư luận đang bị tin đồn dẫn dắt, các nguồn tin chính thức không hề có bất kỳ động thái nào nhằm “định hướng dư luận”. Ngoài luận điểm quen thuộc, thường được lập đi, lập lại là tất cả tin đồn đều do những thế lực, thù địch, phản động tung ra, nhằm phá hoại niềm tin vào Đảng của cán bộ, đảng viên, dân chúng và gây mất ổn định chính trị, vẫn chưa thấy các nguồn tin chính thức cung cấp kịp thời những thông tin chính xác, trung thực để “củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, tăng cường niềm tin trong nhân dân”.
Đối chiếu tin này với tin ban đầu, cũng do các nguồn chính thức loan báo vào hôm khai mạc Hội nghị Trung ương 6 thì điểm gây nhiều ngạc nhiên là tin khai mạc của các nguồn chính thức, không sát với nội dung và diễn biến thực sự Hội nghị Trung ương 6, bằng… các tin đồn. Trong tin khai mạc Hội nghị Trung ương 6, các nguồn chính thức chỉ cho biết, hội nghị này sẽ tập trung bàn về ba vấn đề: thứ nhất là kinh tế - xã hội năm 2012, thứ hai là phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, thứ ba là một số vấn đề về xây dựng Đảng.
--TT Nguyễn Tấn Dũng không còn được Đảng tín nhiệm? (RFA 11-10-12) -- "Chỉ có 40 trong số 175 đại biểu ... bỏ phiếu tán thành việc TT Nguyễn Tấn Dũng có thể tiếp tục đảm nhiệm vai trò Thủ tướng". Nếu quả thật như thế thì toàn dân Việt Nam muốn biết 40 người này là ai? ◄
- Thủ tướng và Hội nghị Trung ương 6 (BBC).- Sự phản phé của tay sai ‘phủ chúa’? (DLB). – Ông Thiện – Ông Ác và câu chuyện niềm tin(Han Times). – Phạm Đình Trọng: ÔNG THỦ TƯỚNG KHINH TRÍ TUỆ, TRỌNG BẠO LỰC (Ba Sàm). - Phạm Trần: Uy tín đảng đã lên bàn cân (Thông Luận). – Hội nghị Trung ương 6: Nguyễn Phú Trọng muốn gì? (DLB). – Năm chiếc ghế trong Hội nghị Trung ương 6 (Hiệu Minh).Căng thẳng cung đình 'thể hiện qua blog' (BBC 10-10-12) --Rogue blogs signal tension as Vietnam tries to fix economic woes (Reuters 9-10-12)
Hậu quả sau hội nghị Thành Đô? (RFA 9-10-12) -- P/v tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
- Đào Hữu Nghĩa Nhân – Tào Tháo kêu bằng… ông ngoại! (Dân luận).
- Hoài Âm Hầu và Thập Đạo Tướng Quân (Người Buôn Gió). - Tội dám bênh Tổng Bí thư (Cầu Nhật Tân). -- Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự khai mạc Triển lãm 55 năm Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (ND). 'Người làm báo cần tỉnh táo, sáng suốt trong khai thác và xử lý thông tin' (PetroTimes 11-10-12) -- Tôi thường thắc mắc: Tại sao hội thảo nào ở Việt Nam cũng tự xưng là "hội thảo khoa học"? Như cái hội thảo này chẳng hạn, rõ ràng chỉ là nơi để các "quan" khiển trách, rồi ra chỉ thị nọ kia cho báo giới. Đây là môt thứ hội thảo cực kỳ "phản khoa học", chứ "khoa học" gì ở đây?
Bảo vệ tác quyền báo điện tử (VNN 11-10-12) “Đạo đức nghề báo trong khai thác và xử lý nguồn tin”
An ninh thủ đô
ANTĐ -Đó là chủ đề hội thảo do Hội Nhà báo Việt Nam và Học viện Báo chí-Tuyên truyền phối hợp tổ chức sáng 10-10. Tham dự buổi làm việc có TS. Nguyễn Thế Kỷ - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, ông Đỗ Quý Doãn - Thứ trưởng Bộ TT-TT cùng đại diện của ...
Cần quy định rõ cơ chế bảo vệ nguồn tin báo chíThanh Niên
Hội thảo quốc gia về đạo đức nghề báoĐài Tiếng Nói Việt Nam
Nhà báo, hãy là công dân có đạo đức tốtSài gòn Giải Phóng
-Thử thách cuối cùng của Ba Dũng? Carlyle A. Thayer - Trà Mi lược dịch
Nếu Việt Nam muốn thay đổi lãnh đạo thì đây là thời gian tốt nhất để thực hiện vì bất kỳ quyết định nào của Đảng có thể được Quốc hội phê chuẩn ngay lập tức.
Đảng Cộng sản Việt Nam đang họp những ngày cuối của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI), ông Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, ngày 04/10/2012, có một bài nhận định về cuộc đấu đá trong nội bộ Đảng CSVN và tương lai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sau đây là bản lược dịch một phần trích trong bài “Việt Nam: thử thách cuối cùng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng? (Vietnam: Showdown for Prime Minister Nguyen Tan Dung?”)
Ai có thể thay Nguyễn Tấn Dũng nếu ông bị loại?
Từ khi thống nhất đến nay, phó thủ tướng thứ nhất luôn luôn trở thành thủ tướng khi thủ tướng về hưu. Hiện nay có bốn phó thủ tướng, tất cả đều do thủ tướng Dũng chọn: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân và Vũ Văn Ninh. Không ai trong số bốn người này được chỉ định làm phó thủ tướng thứ nhất. Đứng đầu danh sách này, ông Phúc, nguyên chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, là người thân với thủ tướng và cũng là phó thủ tướng duy nhất là ủy viên Bộ Chính trị.
Từ khi thống nhất đến nay, phó thủ tướng thứ nhất luôn luôn trở thành thủ tướng khi thủ tướng về hưu. Hiện nay có bốn phó thủ tướng, tất cả đều do thủ tướng Dũng chọn: Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Thiện Nhân và Vũ Văn Ninh. Không ai trong số bốn người này được chỉ định làm phó thủ tướng thứ nhất. Đứng đầu danh sách này, ông Phúc, nguyên chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, là người thân với thủ tướng và cũng là phó thủ tướng duy nhất là ủy viên Bộ Chính trị.
Nguễn Sinh Hùng. Có thể thay Dũng? Nguồn ảnh: cimsi.org.vn |
Nếu thủ tướng Dũng bị loại, liệu những người chỉ trích ông có chấp nhận việc thăng chức một trong những người đã được ông đỡ đầu hay không? Một tin đồn cho rằng cựu phó thủ tướng, đương kim chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ủy viên Bộ Chính trị, ông Nguyễn Sinh Hùng, có thể được chỉ định làm quyền thủ tướng.
Khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới được bổ nhiệm, ông đã tìm cách giảm số phó thủ tướng và bổ nhiệm thêm hai ứng viên của ông (Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân). Đề nghị của ông Dũng đã gây ra va chạm và sau cùng, số phó thủ tướng tăng từ ba lên năm người. Một trong những phó thủ tướng mà ông Dũng tìm cách loại ra là ông Nguyễn Sinh Hùng. Là ủy viên Bộ Chính trị, ông Hùng được biết là người chỉ trích cách ông Dũng giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008; cuộc khủng hoảng kinh tế đó bắt đầu với tình trạng lạm phát phi mã và tác động của cuộc Khủng hoảng Tài chánh Thế giới.
2/10/2012 - Câu hỏi 1: Ông đã viết, “Có tin đồn cho rằng một số thông tin này nằm trong các tập hồ sơ của Bộ Công an.” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm soát Công an. Có tin tại Hà Nội cho rằng rằng quân đội, chứ không phải là cảnh sát, đã bắt giữ Nguyễn Đức Kiên của Ngân hàng Thương mại châu Á vì lý do này.
Carl Thayer (CT): Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Lê Hồng Anh, cựu Bộ trưởng Bộ Công an (BTCA), thân thiết với nhau. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm trả lời trước Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, tôi cho rằng vì Dũng đã có thời gian làm việc ở Bộ Công an nên đã tiếp tục có mối quan hệ thân thiết. Nhưng các thông tin chi tiết trong những trang Danlambao và Quanlambao đến từ đâu? Tôi suy đoán rằng một phần lớn (hoặc đa số) lộ dạng ngay trong Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã được lệnh phải hành động. Áp lực đến từ nội bộ đảng. Tôi cũng đã nghe tin về việc quân đội giam giữ Kiên. Tôi rất nghi ngờ điều này.
03 tháng 10 - Câu hỏi 2: Khả năng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị bãi nhiệm ra sao? Và nếu khả năng đó cao, ông nghĩ phe phía nào đã thành công trong việc loại ông ấy?
CT: Tôi không nghĩ rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị loại. Có khả năng Đảng sẽ giám sát lớn nhiều hơn và kiểm soát các chính sách của ông Dũng và rút lại một số quyền hành của ông ấy.
Câu hỏi 3: Ông nghĩ gì về tin đồn cho rằng Nguyễn Sinh Hùng có thể là một trong những những người sẽ thay ông Dũng?
CT: Nếu Thủ tướng Dũng bị bãi nhiệm thì người kế nhiệm ông có thể là một trong các Phó Thủ tướng Chính phủ. Chuyển Nguyễn Sinh Hùng từ vai trò Chủ tịch Ban Thường vụ Quốc hội sẽ tạo ra một ghế trống cần có người thay. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là Hội nghị Trung ương lần này sẽ kết thúc vào ngày 15 tháng 10 và phiên họp tiếp đó của Quốc hội sẽ xảy ra một tuần sau đó. Nếu Việt Nam muốn thay đổi lãnh đạo thì đây là thời gian tốt nhất để thực hiện vì bất kỳ quyết định nào của Đảng có thể được Quốc hội phê chuẩn ngay lập tức.
Câu hỏi 4: Có bao nhiêu người trong Ban chấp hành Trung ương?
CT: Có 200 thành viên của Ban Chấp hành Trung ương, 175 ủy viên chính thức (có quyền biểu quyết) và 25 ủy viên dự khuyết (không có quyền biểu quyết).
Câu hỏi 5: Trong Quốc hội, Ủy ban Thường vụ (hoặc các Uỷ ban khác) thường họp như thế nào? Theo sự hiểu biết của tôi là họ họp ít nhất hai lần mỗi năm. Nếu vậy, có cần phải nhịp nhàng với các cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản hay không?
Khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới được bổ nhiệm, ông đã tìm cách giảm số phó thủ tướng và bổ nhiệm thêm hai ứng viên của ông (Hoàng Trung Hải và Nguyễn Thiện Nhân). Đề nghị của ông Dũng đã gây ra va chạm và sau cùng, số phó thủ tướng tăng từ ba lên năm người. Một trong những phó thủ tướng mà ông Dũng tìm cách loại ra là ông Nguyễn Sinh Hùng. Là ủy viên Bộ Chính trị, ông Hùng được biết là người chỉ trích cách ông Dũng giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 – 2008; cuộc khủng hoảng kinh tế đó bắt đầu với tình trạng lạm phát phi mã và tác động của cuộc Khủng hoảng Tài chánh Thế giới.
2/10/2012 - Câu hỏi 1: Ông đã viết, “Có tin đồn cho rằng một số thông tin này nằm trong các tập hồ sơ của Bộ Công an.” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kiểm soát Công an. Có tin tại Hà Nội cho rằng rằng quân đội, chứ không phải là cảnh sát, đã bắt giữ Nguyễn Đức Kiên của Ngân hàng Thương mại châu Á vì lý do này.
Carl Thayer (CT): Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Lê Hồng Anh, cựu Bộ trưởng Bộ Công an (BTCA), thân thiết với nhau. Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm trả lời trước Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, tôi cho rằng vì Dũng đã có thời gian làm việc ở Bộ Công an nên đã tiếp tục có mối quan hệ thân thiết. Nhưng các thông tin chi tiết trong những trang Danlambao và Quanlambao đến từ đâu? Tôi suy đoán rằng một phần lớn (hoặc đa số) lộ dạng ngay trong Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã được lệnh phải hành động. Áp lực đến từ nội bộ đảng. Tôi cũng đã nghe tin về việc quân đội giam giữ Kiên. Tôi rất nghi ngờ điều này.
03 tháng 10 - Câu hỏi 2: Khả năng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị bãi nhiệm ra sao? Và nếu khả năng đó cao, ông nghĩ phe phía nào đã thành công trong việc loại ông ấy?
CT: Tôi không nghĩ rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị loại. Có khả năng Đảng sẽ giám sát lớn nhiều hơn và kiểm soát các chính sách của ông Dũng và rút lại một số quyền hành của ông ấy.
Câu hỏi 3: Ông nghĩ gì về tin đồn cho rằng Nguyễn Sinh Hùng có thể là một trong những những người sẽ thay ông Dũng?
CT: Nếu Thủ tướng Dũng bị bãi nhiệm thì người kế nhiệm ông có thể là một trong các Phó Thủ tướng Chính phủ. Chuyển Nguyễn Sinh Hùng từ vai trò Chủ tịch Ban Thường vụ Quốc hội sẽ tạo ra một ghế trống cần có người thay. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là Hội nghị Trung ương lần này sẽ kết thúc vào ngày 15 tháng 10 và phiên họp tiếp đó của Quốc hội sẽ xảy ra một tuần sau đó. Nếu Việt Nam muốn thay đổi lãnh đạo thì đây là thời gian tốt nhất để thực hiện vì bất kỳ quyết định nào của Đảng có thể được Quốc hội phê chuẩn ngay lập tức.
Câu hỏi 4: Có bao nhiêu người trong Ban chấp hành Trung ương?
CT: Có 200 thành viên của Ban Chấp hành Trung ương, 175 ủy viên chính thức (có quyền biểu quyết) và 25 ủy viên dự khuyết (không có quyền biểu quyết).
Câu hỏi 5: Trong Quốc hội, Ủy ban Thường vụ (hoặc các Uỷ ban khác) thường họp như thế nào? Theo sự hiểu biết của tôi là họ họp ít nhất hai lần mỗi năm. Nếu vậy, có cần phải nhịp nhàng với các cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản hay không?
Gs. Carl Thayer Nguồn ảnh: chhv.wordpress.com |
CT: Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) họp khoảng mỗi tháng một lần. UBTVQH họp khóa 7 vào tháng ba / tháng tư, khóa 10 vào tháng Tám và khóa 11 vào tháng Chín. Theo hiểu biết của tôi thì bảy Ủy ban của Quốc hội họp ít nhất hai lần một năm để trùng với phiên họp lập pháp. Tất nhiên họ có thể họp thường xuyên hơn để xem xét các dự thảo luật sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc duyệt xét lại. Quốc hội có hai phiên họp lập pháp mỗi năm. Trong quá khứ BCH Trung ương Đảng luôn luôn họp trước Quốc hội. Nhưng từ năm 1992, Việt Nam đã cố tách sự chồng chéo chức năng giữa Đảng và Nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương đã họp ba lần mỗi năm kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 vào năm 2006. Tất cả các Bộ trưởng đều là thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Họ dùng những quyết định của Đảng làm kim chỉ Nam cho các hoạt động lập pháp ở Quốc hội.
Điều quan trọng là Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6, khóa 11, của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ kết thúc ngày 15 tháng 10. Phiên họp thứ 13 của Quốc hội sẽ xảy ra vào ngày 22 tháng 10. Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong ban lãnh đạo của chính phủ, Quốc hội sẽ có phương tiện để nhanh chóng phê chuẩn những thay đổi này.
Quốc hội có bảy ủy ban và một Hội đồng Dân tộc. Các ủy ban gồm: Ủy ban về Luật, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban về Ngoại giao, Ủy ban An ninh và Quốc phòng, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và thanh thiếu niên, và Ủy ban về các vấn đề xã hội. Các trang web của Quốc hội (Quốc Hội Việt Nam) và trang web Chính phủ (Chính Phủ Việt Nam) không cung cấp những chi tiết của các cuộc họp của các ủy ban của Quốc hội.
Câu hỏi 6: Uỷ ban thường vụ hay các Uỷ ban khác có thể gọi các phiên điều trần / những cuộc họp chuẩn bị thường xuyên hay không?
CT: Uỷ ban Thường vụ làm việc của Quốc hội khi Quốc hội không nhóm họp. Họ có thể họp bất cứ khi nào. Họ có những cuộc họp chuẩn bị để lập chương trình nghị sự cho kỳ họp Quốc hội lập pháp. Ủy ban Thường vụ Quốc không tổ chức các phiên điều trần chính thức nhưng họ nhận báo cáo từ các ủy ban và các Bộ liên quan. Không một thành viên nào của UBTVQH có thể là thành viên của Nội các (ví dụ: một bộ trưởng trong chính phủ).
© DCVOnline
Điều quan trọng là Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6, khóa 11, của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ kết thúc ngày 15 tháng 10. Phiên họp thứ 13 của Quốc hội sẽ xảy ra vào ngày 22 tháng 10. Nếu có bất kỳ thay đổi nào trong ban lãnh đạo của chính phủ, Quốc hội sẽ có phương tiện để nhanh chóng phê chuẩn những thay đổi này.
Quốc hội có bảy ủy ban và một Hội đồng Dân tộc. Các ủy ban gồm: Ủy ban về Luật, Ủy ban Kinh tế và Ngân sách, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Ủy ban về Ngoại giao, Ủy ban An ninh và Quốc phòng, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và thanh thiếu niên, và Ủy ban về các vấn đề xã hội. Các trang web của Quốc hội (Quốc Hội Việt Nam) và trang web Chính phủ (Chính Phủ Việt Nam) không cung cấp những chi tiết của các cuộc họp của các ủy ban của Quốc hội.
Câu hỏi 6: Uỷ ban thường vụ hay các Uỷ ban khác có thể gọi các phiên điều trần / những cuộc họp chuẩn bị thường xuyên hay không?
CT: Uỷ ban Thường vụ làm việc của Quốc hội khi Quốc hội không nhóm họp. Họ có thể họp bất cứ khi nào. Họ có những cuộc họp chuẩn bị để lập chương trình nghị sự cho kỳ họp Quốc hội lập pháp. Ủy ban Thường vụ Quốc không tổ chức các phiên điều trần chính thức nhưng họ nhận báo cáo từ các ủy ban và các Bộ liên quan. Không một thành viên nào của UBTVQH có thể là thành viên của Nội các (ví dụ: một bộ trưởng trong chính phủ).
© DCVOnline
Nguồn: Carlyle A. Thayer, “Vietnam: Showdown for Prime Minister Nguyen Tan Dung?” Thayer Consultancy Background Brief, October 2, 2012. Revised October 4, 2012.
Tựa của DCVOnline.
Tựa của DCVOnline.
-Thử thách cuối cùng của Ba Dũng?
Căng thẳng cung đình 'thể hiện qua blog'
ṇHãng tin Reuters hôm 10/10 có bài phân tích sự nhiễu loạn thông tin và đấu đá nội bộ ở Việt Nam qua sự xuất hiện của blog Quan làm báo.
Cây bút Stuart Grudgings viết bài với tựa đề "Những trang blog xỏ xiên đánh tín hiệu về sự căng thẳng trong lúc Việt Nam tìm cách giải quyết vấn nạn kinh tế".
BBC xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết này.
Khi một trong những ông chủ ngân hàng giàu có và nhiều quan hệ nhất của Việt Nam bị bắt vào tháng Tám, một động thái khiến thị trường chứng khoán rung chuyển, một trang blog nhỏ ít ai biết đến đăng tải tin nhiều giờ trước truyền thông nhà nước.
Đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy trang Quan Làm Báo có thể là một cửa sổ nhìn vào căng thẳng gia tăng trong ban lãnh đạo trong lúc đất nước cộng sản đang phải vật lộn với những vấn nạn kinh tế ăn sâu, phá tan hình ảnh một trong những thị trường đang lên nóng nhất Châu Á.
Trang web này đã trở thành một trong những trang được xem nhiều nhất vì phê phán không thương tiếc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cáo buộc ông này tội tham lam, chủ nghĩa bè phái và quản lý kinh tế yếu kém.
"Những đòn tấn công đăng tải trên trang này và hai trang khác chắc chắn phải từ phía trong nội bộ Đảng," một đảng viên giấu tên và một vài nhà nghiên cứu thường xuyên theo dõi những bí mật chính trị của Việt Nam bình luận. Họ nói rằng những trang này phản ánh sự đấu đá nội bộ khốc liệt xung quanh cách xử lý những ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước đang nợ đầm đìa.
Trong bối cảnh bị nhiều chỉ trích vì không thích nghi với kinh tế thị trường toàn cầu, những nhà lãnh đạo chóp bu của Hà Nội đã bắt đầu một hội nghị tuần trước, chỉ vài ngày sau khi hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm quốc gia của Việt Nam với quan ngại rằng những ngân hàng ngập nợ có thể sẽ phải cần một khoản cứu trợ lớn.
Nhiều nhà quan sát đã dự đoán Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tìm cách giành lại bớt quyền kiểm soát chính sách từ phía ông Dũng, một cựu Thống đốc Ngân hàng trung ương, bị cáo buộc có quan hệ thân mật với những doanh nhân giàu có. Ông Dũng cũng bị gán cho có liên hệ với sai phạm ở các doanh nghiệp Nhà nước đang kẹt cứng về tài chính.
"Họ sẽ phải đưa ra những quyết định rất cứng rắn," Adam McCarty, trưởng kinh tế gia tại hãng tư vấn Mekong Economics đóng tại Việt Nam, bình luận về ban lãnh đạo Cộng Sản. "Họ không còn chỗ để ngọ nguậy nữa."
"Một số người và nhóm người giàu có sẽ phải từ bỏ rất nhiều tài sản và của cải. Xung đột hiện tại là xung quanh vấn đề đó sẽ là ai," ông Carty nói.
Suy thoái đạo đức chính trị?
"Nếu thiếu vắng sự minh bạch và kỷ luật ngân hàng, cải cách cơ cấu ngân hàng sẽ chỉ là sự đeo đuổi viễn vông"
Ông Cao Sỹ Kiêm, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Trước khi diễn ra Hội nghị Trung ương, ông đã đổ lỗi những vấn đề hiện tại của Việt Nam cho sự suy thoái đạo đức chính trị.
Tuy nhiên giới phân tích lại cho rằng xung đột giữa ông Sang và ông Dũng thực chất chỉ là tranh chấp quyền lực, đồng thời nghi ngờ việc một trong hai bên sẽ thực sự thực hiện những cải cách kinh tế cứng rắn mà Việt Nam đang cần.
Điều mấu chốt ở đây, không thấy rõ nỗ lực nào nhằm chấm dứt sự thiếu minh bạch hiển nhiên của hệ thống ngân hàng. Không ai rõ về độ tín nhiệm của các ngân hàng, ai là người thực sự sở hữu chúng cũng như khoản vay cửa sau dành cho chính các doanh nghiệp của những ngân hàng này là bao nhiêu.
"Nếu thiếu vắng sự minh bạch và kỷ luật ngân hàng, cải cách cơ cấu ngân hàng sẽ chỉ là sự đeo đuổi viển vông," ông Cao Sỹ Kiêm, cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hiện là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia bình luận.
Sự hạ bậc tín nhiệm của Moody's là cú đấm gần đây nhất vào một nước từng là ngôi sao kinh tế của Đông Nam Á khi sự sa đà với tăng trưởng tín dụng đi lệch hướng, để lại những khoản nợ và sự mất cân bằng khổng lồ.
Được châm ngòi bởi cải cách bắt đầu từ những năm 1980, tăng trưởng kinh tế đạt đến mức 8,5% trong năm 2007. Tuy nhiên hiện tại chính phủ chỉ dự đoán tăng trưởng sẽ chỉ ở mức 5,2% trong năm nay, thấp hơn nhiều so với mức chỉ tiêu 6-6,5% trước đó.
Trong lúc hầu hết các nước Đông Nam Á đang thu hút ngày càng nhiều những nguồn đầu tư nước ngoài, trong chín tháng đầu năm nay, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam lại giảm đi 1,2% so với một năm trước.
Thị trường bất động sản suy thoái
Những trang đánh phá ông Dũng được cho là phản ánh sự đấu đá nội bộ khốc liệt trong Đảng Cộng Sản
Việc dọn dẹp khối nợ xấu sẽ yêu cầu một khoản cứu trợ, tuy nhiên kế hoạch 5 tỷ đôla để giải quyết nợ của Ngân hàng Nhà nước và Bộ tài chính đang có vẻ khựng lại.
Một trong những dấu hiệu cho vấn đề ngày càng xấu đi tại các ngân hàng, đó là sự thất bại của họ trong việc tận dụng năm lần cắt lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong năm nay để giúp doanh nghiệp.
Thay vì xuất quỹ những khoản tiền mới và mạo hiểm tăng thêm nợ, các ngân hàng đang có xu hướng tích tụ vốn để đề phòng cho một ngày xấu có khả năng đang đến gần.
Tiền gửi ngân hàng tăng chỉ 11% trong tám tháng đầu năm, trong lúc tăng trưởng tín dụng chỉ tăng 1,4% so với một năm trước; một sự đột biến bất chợt đối với một nền kinh tế với tăng trưởng chi phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng tín dụng ở hai con số trong thập kỷ qua.
"Hiện tại rất khó để vay mượn. Đây là thời khắc khó khăn nhất trong nhiều năm trở lại đây," ông Tòng Trọng Nghĩa, giám đốc một công ty sản xuất nội thất với 70 nhân công tại tỉnh Bắc Ninh nói.
Ông Nghĩa nói sản lượng đã giảm 40% trong năm nay; đồng thời hoạt động sản xuất ở nhiều doanh nghiệp khác đã ngưng trệ.
Mặc dù một cuộc khủng hoảng lớn đối với ngành ngân hàng khó có khả năng xảy ra, sự đình đốn hiện tại là một mối nguy hiểm nếu thiếu đi những cải cách táo bạo để đối phó với nợ xấu và đưa tình trạng thực sự của hệ thống ngân hàng ra ánh sáng.
Rạn nứt chính trị?
"Nghi ngờ rằng những đối thủ của ông Dũng trong Đảng Cộng Sản có thể đang có dính líu trực tiếp sẽ là một sự mỉa mai lớn nhất ở một đất nước nơi mà những blogger phải đối mặt với những bản án tù đày dài hạn chỉ vì dám chất vấn chính phủ."
Những nhà phân tích chính trị nói rằng ông Kiên có quan hệ thân mật với ông Dũng, và cho rằng việc ông này bị bắt là nỗ lực nhằm giảm bớt quyền hành của thủ tướng, người có quyền lực ngày càng mở rộng sau khi nhậm chức từ năm 2006.
Sự ra đời của Quan Làm Báo và hai blog có tính phê phán gay gắt khác là Dân Làm Báo và Biển Đông đã đóng góp vào thêm những tình tiết liên quan đến chính trị.
Bất chấp việc bị lên án trước công chúng bởi ông Dũng là "mưu đồ độc địa của thế lực thù địch," cả ba trang web tiếp tục hoạt động, làm gia tăng nghi ngờ rằng những đối thủ của ông Dũng trong Đảng Cộng Sản có thể đang có dính líu trực tiếp.
Điều đó sẽ là một sự mỉa mai lớn nhất ở một đất nước nơi mà những blogger phải đối mặt với những bản án tù đày dài hạn chỉ vì dám chất vấn chính phủ.
Quan Làm Báo sử dụng rất nhiều lời ám chỉ và thuật ngữ của những người tay trong, gọi ông Dũng là "3D", "quái vật" và "anh y tá" - với tên gọi cuối cùng nhắc đến vai trò của ông này trong cuộc chiến Việt Nam.
Nhiều bài viết đã đánh phá ông Dũng vì hỗ trợ những ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước yếu kém.
"Người Việt Nam có thể thấy Bộ Chính trị đã phạm những lỗi lầm nghiêm trọng vì chịu đựng 3D," trích một trong những bài đăng tuần trước.
Bài viết nói thêm rằng ông này đã "trở thành một con quái vật mà không ai kiểm soát nổi."
Bài viết của Reuters có sự đóng góp của John Ruwitch từ Thượng Hải, và do Jason Szep cùng Richard Borsuk biên tập lại.
- Căng thẳng cung đình ‘thể hiện qua blog’ (BBC).
-Rogue blogs signal tension as Vietnam tries to fix economic woes (Reuters). – Việt Nam: Căng thẳng chính trị giữa lúc khủng hoảng kinh tế (TCPT).
--Hội nghị Trung ương 6 vào cao trào
Hội nghị Trung ương 6 ngày 10/10 dự kiến sẽ nghe báo cáo về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong khi một trang web công kích ông Dũng có vẻ hoạt động trở lại sau khi bị tấn công.
Các nguồn tin trong nước cho BBC biết dự kiến hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hôm thứ Tư sẽ công bố báo cáo của Ban Kiểm tra Trung ương về quá trình phê bình và tự phê bình của Thủ tướng.
Trước đó, giới chóp bu trong Bộ Chính trị đã từng họp kín để kiểm điểm suốt 12 ngày.
Người ta được biết trong tháng Bảy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có riêng năm ngày để kiểm điểm tự phê bình và phê bình.
Bảy ngày còn lại đầu tháng Tám dành để kiểm điểm các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư còn lại.
Theo giới quan sát, Hội nghị Trung ương 6 sẽ có thể quyết định kết quả cuộc tranh chấp quyền lực trong Đảng, trong bối cảnh Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị nhiều chỉ trích.
Tiến sĩ Lê Sỹ Long, Đại học Houston, Hoa Kỳ, nói với BBC hôm 9/10 rằng liên minh giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang đang đối đầu với ông Nguyễn Tấn Dung.
“Cuộc tấn công của liên minh chống ông Dũng dựa trên ý rằng tham nhũng chính quyền to lớn không chỉ làm đình trệ kinh tế mà đe dọa tính chính danh của Đảng.”
“Theo tôi, liên minh này muốn hạn chế biên độ ảnh hưởng của ông Dũng để ông Sang và Trọng hướng đến một mô hình được điều chỉnh. Theo đó, những người đã chứng tỏ khả năng kinh tế và đạo đức chính trị nên được giao quản lý doanh nghiệp nhà nước, còn các lãnh đạo doanh nghiệp tư nhân chứng tỏ đạo đức chính trị thì có thể đóng vai trò lớn hơn trong chính quyền.”
“Khi đã hạn chế được ông Dũng, ông Sang và ông Trọng có thể trực tiếp tác động việc ai sẽ là thủ tướng sau nhiệm kỳ của ông Dũng,” nhà nghiên cứu từ Mỹ nói.
Trang quanlambao có nhiều bài phê phán Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Nhưng ông Nam dự đoán: “Tương quan lực lượng giữa ông Dũng và ông Sang cũng ngang ngửa thôi, và có thể đảng sẽ xử hòa. Sự tranh chấp sẽ lắng xuống một thời gian.”
Tấn công mạng
Chiều tối 9/10, trang blog Quan làm báo, được lập ra gần đây với nội dung công kích Thủ tướng, bị hacker kiểm soát trong mấy tiếng đồng hồ.
Người đọc khi bấm vào địa chỉ này được dẫn đến một tên miền khác là quanlambao.info và thấy một thông cáo của một nhóm người ẩn danh xưng là ‘đang sinh sống ở hải ngoại’ và cho đăng bài tấn công cựu dân biểu Việt Nam, bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Những gì đăng tải tại đây cho rằng bà Hoàng Yến đứng đằng sau trang Quan làm báo nhưng cũng cảnh báo là họ đã “hoàn toàn nắm được tất cả thông tin, các hoạt động của bà tại Hoa Kỳ, thì chúng tôi đưa thêm các thông tin khác của bà để bà tự thẩm định”.
Trong phần ảnh đăng trong bài có cả nhiều ảnh của gia đình và con cái bà Đặng Thị Hoàng Yến chụp ở Hoa Kỳ.
“Chúng tôi là những người sinh sống tại hải ngoại tuy chưa đồng tình với sự lãnh đạo hiện nay của Nhà nước Việt Nam nhưng cũng tuyệt đối không thể đồng tình với các hành động vu khống bỉ ổi, bịa đặt hèn hạ nhằm đưa đất nước Việt Nam vào cảnh nguy cơ nồi da xáo thịt để thu lợi cho cá nhân và nhóm lợi ích của bà.”
Tuy nhiên, các bài đăng trên quanlambao bộ cũ và cách viết trên bài mới nhất hôm 9/10 tìm cách quy bà Hoàng Yến là người đứng đằng sau trang web bị cho là tấn công Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, không dùng văn phạm theo cách các Việt Kiều ở Hoa Kỳ hay nơi khác thường dùng.
Đến sáng 10/10, trang này dường như hoạt động trở lại khi bài về bà Hoàng Yến bị xóa và thay bằng một bài đả phá Thủ tướng.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với BBC qua điện thư email trong tháng 9, bà Hoàng Yến nói bà không đứng đằng sau trang quanlambao.
Dù kết quả cuộc đấu đá nội bộ đi đến đâu, dường như với nhiều người Việt, “chưa bao giờ kể từ 1986 đất nước lại gặp nhiều thách thức như vậy đe dọa tính chính danh của Đảng và sự sống còn của chính thể,” theo tiến sỹ Lê Sỹ Long.
-Hạ bệ lãnh đạo cao cấp kiểu Trung Quốc
Lê Mai
Nếu chỉ họp hội nghị Trung ương, phê phán, bỏ phiếu tín nhiệm, liệu có giải quyết được vấn đề không? Lịch sử đã có câu trả lời…
Các kiểu hạ bệ lãnh đạo cao cấp TQ thường làm người ta đi từ bất ngờ, sửng sốt đến kinh ngạc và có phần “thán phục”. Có kiểu hạ bệ nhanh, lại có kiểu hạ bệ chậm. Có kiểu hạ bệ trực tiếp, lại có kiểu hạ bệ gián tiếp. Có kiểu hạ bệ bình thường, lại có kiểu hạ bệ bất thường. Có kiểu hạ bệ làm ra vẻ “dân chủ” – họp hội nghị TƯ, phê phán, vạch trần khuyết điểm, lại có kiểu hạ bệ “phản dân chủ”. Có kiểu hạ bệ buộc đối phương “tự nguyện” rút lui, lại có kiểu hạ bệ đột ngột, như một cuộc đảo chính, bắt giữ toàn bộ đối phương. Thật là phong phú, đa dạng, đáng tìm hiểu, nhất là trong bối cảnh “chính trị thế giới” hiện nay.
Lâm Bưu – người thừa kế Mao Trạch Đông đã được ghi vào Điều lệ đảng, trong một lần diễn thuyết trước Bộ chính trị đã phân tích rất hay về cuộc đảo chính lần thứ 62 tại khu vực Á- Phi – Mỹ Latin:
Vật tự nó thối rữa trước, rồi mới sinh giòi bọ. Đề phòng đảo chính phản cách mạng thì vấn đề chính là nắm chắc nhân tố trong nước. Giữa Trung ương và địa phương thì lấy Trung ương làm chính, giữa trong nước và ngoài nước thì lấy trong nước làm chính, giữa trong đảng và ngoài đảng thì lấy trong đảng làm chính, giữa trên và dưới thì lấy trên làm chính. Trọng điểm là trong nội bộ, là ở thượng tầng. Đó chính là đối sách của TQ.
Mặc dầu vậy, ông ta cũng không tránh khỏi bị Mao hạ bệ khi bộc lộ dã tâm đòi chiếm quyền Mao. Nhưng tất nhiên hạ bệ Lâm là việc không đơn giản. Mao nói với Chu Ân Lai, Lâm Bưu nắm quân đội, ông ta nghĩ có thể ra giá với tôi. Nhưng tôi sẽ không trả giá, xem hắn ta sẽ làm gì nào?
Mao Trạch Đông và Lâm Bưu Nguồn ảnh: Jin Qiu (The Culture of Power) |
Mao chọn chiến thuật không đánh trực diện vào Lâm mà đánh vào các tướng tá, trợ thủ của ông ta trước. Đầu tiên là buộc Trần Bá Đạt phải kiểm thảo tại Hội nghị Trung ương, chưa chỉ ra đích danh Lâm Bưu, dù ai cũng biết Lâm đứng sau Trần. Rồi tiếp đó cho phê phán bốn viên đại tướng của Lâm là Hoàng, Ngô, Lý, Khưu. Lâm Bưu ngày càng thấy rõ, rất có thể trong thời gian sắp tới, mình sẽ bị hạ bệ. Vậy cần phải nhanh chóng ra tay trước. Trong khi đó, Mao tiếp tục làm rối loạn sự bố trí đội ngũ của Lâm Bưu. Mao tuần du phương Nam, dọc đường thường triệu tập các lãnh đạo địa phương để nói chuyện, bóng gió đề cập việc phải xử lý Lâm. Mặc dù nhấn mạnh là phải giữ bí mật các cuộc nói chuyện, song lại có ý để mạng lưới nghe trộm của Lâm nghe được và cấp tốc truyền toàn bộ tin tức về Bắc Đới Hà, Tổng hành dinh của Lâm. Sự hốt hoảng của Lâm đã dẫn tới việc ông ta cùng vợ con lên máy bay chạy trốn và bị rơi trên đất Mông Cổ.
Một cuộc hạ bệ gián tiếp, Lâm Bưu chưa ra trận đã thua rồi. Tin tức về cái chết của Lâm được dấu kín đến nỗi vào ngày Quốc khánh TQ, trên lễ đài Thiên An Môn, hoàng thân Sihanouk còn chúc Chủ tịch Mao và Phó Chủ tịch Lâm “vĩnh viễn mạnh khỏe”! Nghe vậy, Chu Ân Lai mỉm cười.
Và đây, vài cuộc hạ bệ trực tiếp lãnh đạo cao cấp TQ. Tháng 12.1965, Trung ương đảng họp hội nghị bất thường, nói là để xem xét tình hình trước mắt, thực ra là để bất ngờ tập kích La Thụy Khanh, Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân TQ. Ông ta hoàn toàn không chuẩn bị, bước vào hội trường còn cười đùa vui vẻ. Hội nghị vừa khai mạc thì Bành Chân đập bàn nói, La Thụy Khanh, anh đã phạm sai lầm, hôm nay trước hết để cho anh tự xử mình. La Thụy Khanh sừng sờ, cả buổi họp cứ ngơ ngơ ngác ngác.
Thế nhưng, chưa đầy nửa năm sau, sự việc giống hệt như thế lại xẩy ra với Bành Chân. Tại hội nghị Bộ chính trị, Lưu Thiếu Kỳ nghiêm mặt nói: “Vấn đề đồng chí Bành Chân vô cùng nghiêm trọng, là tạo ra một vương quốc độc lập với Trung ương đảng, là phản bội Mao chủ tịch. Tôi cảnh cáo đồng chí, hôm nay chớ nuôi ảo tưởng, hãy thật sự hối cải, nếu không số phận sẽ như La Thụy Khanh vậy”. Bành Chân hoàn toàn bị bất ngờ.
Chưa đầy nửa năm sau, sự việc giống hệt như thế lại xẩy ra với Lưu Thiếu Kỳ. Tại hội nghị Trung ương, Trần Bá Đạt phát biểu: “Mấy chục năm qua, Lưu Thiếu Kỳ luôn vỗ ngực là nhà lão thành cách mạng. Tôi thấy ông ta không phải lão thành cách mạng mà là lão bại cách mạng”. Kết cục tất yếu diễn ra sau đó là Lưu Thiếu Kỳ bị hạ bệ.
Và rồi sau đó, sự việc giống hệt như thế cũng lại xẩy ra với Trần Bá Đạt – nhà lý luận “thiên tài” của ĐCS TQ, chuyên gia thảo các báo cáo chính trị cho Đại hội đảng, như phần trên chúng ta đã nói tới.
Còn việc hạ bệ Đặng Tiểu Bình, người ba lần vào ra Trung Nam Hải đã quá nổi tiếng, có lẽ không cần điểm lại nữa. Cứ mỗi lần bị hạ bệ lại là một lần ông ta đứng dậy, lần sau leo cao hơn lần trước. Thật là một “kỳ tích” về chính trị xưa nay chưa từng có!
Đặng Tiểu Bình coi Chu Ân Lai như người anh Cả. Tháng 9.1975, Đặng đến bệnh viện hội ý công tác với Chu lúc này đang chữa bệnh. Đặng báo cáo với Chu nhóm Giang Thanh bày trò bình luận Thủy hử để nhằm vào Thủ tướng. Giang Thanh phát biểu, “cái nguy hiểm trongThủy hử là hạ bệ Tiều Cái. Hiện nay có người muốn hạ bệ Mao chủ tịch hay không? Tôi cho là có đấy”. Đặng nói tiếp, mọi người đều không chịu nổi mụ ta nữa. Nếu sức khỏe Mao chủ tịch cứ ngày một xấu đi, anh em chúng tôi muốn dùng biện pháp “bức vua thoái vị”. Chu nổi giận, mắng Đặng, những chuyện như thế, ngay đến nghĩ thôi, anh cũng không được phép. Tôi kiên quyết phản đối cái trò làm loạn kiểu đó. Đặng im lặng, sau đó mới nói mọi người bàn như thế là do xuất phát từ lòng yêu quý Chu. Nếu Thủ tướng không tán thành, anh em sẽ không có hành động gì. Đặng lại đọc một đoạn bình luận Thủy hử của nhóm Giang Thanh và nói với Chu, mấy câu này chẳng phải là kêu gọi người ta lật đổ Mao chủ tịch hay sao?
Chu Ân Lai lắc đầu, nói với Đặng:
- Anh đừng nói nữa, về lĩnh vực văn chương, anh chỉ là hạng học trò dốt. Anh đâu biết lợi dụng lịch sử để phục vụ hiện tại. Dụng ý của Mao chủ tịch, tôi hiểu rất rõ. Trước vấn đề phức tạp loại này, chúng ta phải im lặng.
Thế nhưng, sau khi Mao chết, bấy giờ Đặng bị giam lỏng, vẫn bí mật liên lạc với Diệp Kiếm Anh bàn biện pháp giải quyết “bè lũ bốn tên”. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo tối cao TQ, ngay sau khi Mao vừa nằm xuống giữa liên minh Diệp Kiếm Anh – Hoa Quốc Phong và “bè lũ bốn tên”: Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Giang Thanh và Diêu Văn Nguyên diễn ra lúc thì âm thầm, lúc thì công khai nhưng hết sức quyết liệt.
Vấn đề đặt ra đối với liên minh Diệp Kiếm Anh – Hoa Quốc Phong là giải quyết “bè lũ bốn tên” bằng cách nào?
Có người muốn đưa ra hội nghị Trung ương mở rộng để giải quyết “bè lũ bốn tên”. Diệp phân tích đặc điểm tình hình, nhấn mạnh đây là cuộc đấu tranh một mất một còn, vượt trên phạm vi nội bộ đảng, không thể giải quyết bằng biện pháp đấu tranh tư tưởng thông thường được nữa. Song, phải hết sức tranh thủ giải quyết hợp pháp, tránh dẫn đến rối loạn. Sau khi bí mật bàn bạc với một số Ủy viên Bộ chính trị và lão thành cách mạng, Diệp quyết định dùng biện pháp đặc biệt, bắt giữ “bè lũ bốn tên”, rồi họp ngay Bộ chính trị, báo cáo tình hình. Binh quý ở chỗ thần tốc, âu cũng là do hoàn cảnh, đúng sai hãy để lịch sử phán xét!
Nếu chỉ họp hội nghị Trung ương, phê phán, bỏ phiếu tín nhiệm, liệu có giải quyết được vấn đề không? Lịch sử đã có câu trả lời…
Nguồn: Hạ bệ lãnh đạo cao cấp kiểu Trung Quốc. Lê Mai. Blog Lê Mai, 7 Tháng Mười, 2012.
DCVOnline biên tập, và minh họa.
Hội nghị TƯ6 đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình (Blog CNT 11-10-12)
-- Hội nghị TƯ6 đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình (Cầu Nhật Tân).Sau nhiều ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc trong không khí dân chủ, thẳng thắn với tinh thần khách quan, nhìn thẳng vào sự thật, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 khóa XI đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình Hội nghị lần này. Đó là nghe Bộ Chính trị báo cáo kết quả Kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Nghị quyết Trung ương 4 “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Sau đó, Ban Chấp hành Trung ương đã cho ý kiến để Bộ Chính trị thông qua các nội dung, đặc biệt là nội dung Kiểm điểm của một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị. Các tài liệu báo cáo được tổng hợp theo đúng những nguyên tắc của Đảng, tôn trọng sự thật đồng thời bám sát tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư và đã được đưa ra Trung ương phục vụ các đồng chí Ủy viên nghiên cứu, đánh giá, cho ý kiến.
DCVOnline biên tập, và minh họa.
Hội nghị TƯ6 đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình (Blog CNT 11-10-12)
-- Hội nghị TƯ6 đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình (Cầu Nhật Tân).Sau nhiều ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc trong không khí dân chủ, thẳng thắn với tinh thần khách quan, nhìn thẳng vào sự thật, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 khóa XI đã tiến hành xong phần quan trọng nhất của chương trình Hội nghị lần này. Đó là nghe Bộ Chính trị báo cáo kết quả Kiểm điểm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo Nghị quyết Trung ương 4 “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Sau đó, Ban Chấp hành Trung ương đã cho ý kiến để Bộ Chính trị thông qua các nội dung, đặc biệt là nội dung Kiểm điểm của một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị. Các tài liệu báo cáo được tổng hợp theo đúng những nguyên tắc của Đảng, tôn trọng sự thật đồng thời bám sát tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư và đã được đưa ra Trung ương phục vụ các đồng chí Ủy viên nghiên cứu, đánh giá, cho ý kiến.
.
Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đưa ra ba giải pháp cấp bách làm trong sạch Đảng, trong đó giải pháp chính là: Tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên. Một là, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tập trung kiểm điểm, đánh giá làm rõ những hạn chế, khuyết điểm; làm rõ nguyên nhân trở ngại trong việc lãnh đạo thực hiện các nghị quyết của Trung ương về xây dựng Đảng. Hai là, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiến hành kiểm điểm, đánh giá liên hệ bản thân về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao liên quan đến một số vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết này, đề ra biện pháp khắc phục. Tập trung làm rõ trách nhiệm cá nhân.
Đi đầu triển khai Nghị quyết Trung ương 4, Bộ Chính trị đã tiến hành tự phê trước trong hai đợt. Đợt 1 từ 21 đến 25/7/2012, bốn đồng chí cán bộ cao cấp nhất, đợt 2 từ 1 đến hết 7/8/2012, các đồng chí Bộ Chính trị và Ban Bí thư còn lại kiểm điểm và tự phê bình.
Qua hai đợt kiểm điểm và tự phê, Bộ Chính trị đã thông qua nội dung Kiểm điểm của hầu hết các đồng chí Ủy viên. Riêng trường hợp một đồng chí Ủy viên là lãnh đạo cao cấp, nhiều nội dung trong Kiểm điểm của đồng chí cần phải thẩm tra, làm rõ để thông qua. Tổng bí thư trực tiếp giao Ủy ban Kiểm tra Trung ương thẩm tra.
Về nội dung kiểm điểm Tư tưởng chính trị, trong đó có việc người thân trong gia đình thực hiện đúng quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Ủy ban Kiểm tra TƯ cùng Bộ phận Thường trực đã dành nhiều thời gian thẩm tra nội dung này của trường hợp đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đã nêu. Trước đó, Bộ Chính trị đã thành lập Bộ phận Thường trực giúp Bộ Chính trị thực hiện công tác thẩm tra gồm đồng chí Tổng Bí thư (trực tiếp làm Trưởng Bộ phận), đồng chí Thường trực Ban Bí thư và các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư là Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Bộ phận Thường trực cho thấy đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị này có biểu hiện dung túng cho người thân, vi phạm kỷ luật Đảng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, phai nhạt lý tưởng Cộng sản.
Trên cơ sở Báo cáo Thẩm tra, Bộ Chính trị đã mở hội nghị để thảo luận, xem xét nhằm thông qua. Tuy nhiên, qua hai Hội nghị, Bộ Chính trị vẫn chưa thể thông qua nội dung Kiểm điểm của đồng chí lãnh đạo cao cấp này. Tại Hội nghị cuối tháng 9/2012, để đảm bảo dân chủ, khách quan, Bộ Chính trị quyết định đưa các nội dung Kiểm điểm của đồng chí đó cùng tài liệu thẩm tra ra báo cáo và lấy ý kiến trước Trung ương trong Hội nghị TƯ6 khóa 11 khai mạc ngày 1/10.
Kiểm điểm là nội dung rất quan trọng của Hội nghị TƯ lần này. Tại Hội nghị, nhiều lượt ý kiến phát biểu, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, phát huy trí tuệ đóng góp nhiều tâm huyết của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng. Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận, tranh luận sôi nổi thẳng thắn đầy tinh thần trách nhiệm và xây dựng nhằm thực hiện nghiêm túc nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Trung ương 4 về xây dựng và làm trong sạch Đảng.
Một lần nữa, không khí dân chủ trong Đảng được phát huy cao độ nhằm huy động sức mạnh trí tuệ tập thể giúp Bộ Chính trị triển khai hiệu quả một Nghị quyết quan trọng của Đảng ngay trong Bộ Chính trị. Sau khi nghiên cứu, đánh giá các nội dung báo cáo một cách khách quan, thấu đáo đầy tinh thần trách nhiệm và xây dựng, Ban Chấp hành Trung ương cơ bản nhất trí với nội dung thẩm tra mà Bộ Chính trị đã báo cáo trước Trung ương về trường hợp của đồng chí lãnh đạo cao cấp đã nêu. Trên cơ sở này, Ban Chấp hành đề nghị Bộ Chính trị ra kết luận cuối cùng và đưa ra hình thức kỷ luật, xử lý đối với đồng chí đó.
Kết luận cuối cùng của Bộ Chính trị sẽ được trình bày trước toàn thể Ban Chấp hành Trung ương trước khi bế mạc Hội nghị đồng thời thông tri tới các đảng bộ cơ sở.
- Mấy bác QĐND chửi xéo đảng ta! (DLB hùa theo xiên xỏ) (DLB). – Nữ thần Tự Do sắp bị đổi tên? (DLB).
Trông chờ gì khi Đảng họp kín?
Trông chờ gì khi Đảng họp kín?
After All? (Mafiovi)
- Hội nghị 6 đã tiến hành xong phần quan trọng nhất:
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Bộ phận Thường trực cho thấy đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị này
1/ có biểu hiện dung túng cho người thân,
2/ vi phạm kỷ luật Đảng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ,
3/ phai nhạt lý tưởng Cộng sản. Sau khi nghiên cứu, đánh giá các nội dung báo cáo một cách khách quan, thấu đáo đầy tinh thần trách nhiệm và xây dựng, Ban Chấp hành Trung ương cơ bản nhất trí với nội dung thẩm tra mà Bộ Chính trị đã báo cáo trước Trung ương về trường hợp của đồng chí lãnh đạo cao cấp đã nêu.
Trên cơ sở này, Ban Chấp hành đề nghị Bộ Chính trị ra kết luận cuối cùng và đưa ra hình thức kỷ luật, xử lý đối với đồng chí đó.
Kết luận cuối cùng của Bộ Chính trị sẽ được trình bày trước toàn thể Ban Chấp hành Trung ương trước khi bế mạc Hội nghị đồng thời thông tri tới các đảng bộ cơ sở.
- I said: bọn Tây vừa ngu vừa ngố, chúng ko biết là với một Liên minh cầm quyền giữa Mafia đỏ và xanh thì ko thể có cái "minh bạch" nào cả.
NQ4 là để tiêu diệt cái Liên minh đó.
Phải làm sạch Đảng, từ đó làm sạch Xã hội, cùng với đó là Dân chủ hóa.
Mà Dân chủ ư? - phải có bước đi vì - I said - Dân chủ đòi hỏi cả một Văn-Hóa-Dân-Chủ.
- Ta ko tin QLB là Việt Tân.
Gắn cho QLB cái mác "Tình báo Rơ" hay Việt Tân là cách dễ và nhanh nhất để mọi người tẩy chay nó. Nghĩa là hủy bỏ mọi thông tin (còn cần kiểm chứng) mà nó cung cấp. Việc này rõ ràng có lợi cho vài ba người.
---Cứt Gà Sáp (Mafiovi)
- ....... Tại đây ko có bất cứ bằng chứng nào CM rằng Bà Yến là QLB.
Nó chỉ là bằng chứng rằng Bà này đã được "chăm sóc" rất chu đáo còn người thân của bà thì đc làm điều đó đến độ vô sỉ mà thôi.
Bọn thanh niên nó ân ái, yêu nhau là việc của chúng. Chụp quay lén đã là mạt hạng , lại còn khoe cái sản phẩm của mình thì quả là tột hạng vô sỉ.
- Sau đó khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp riêng Tập Cận Bình, chỉ một câu duy nhất ông ta đã nói " Nhân dân Việt Nam luôn tôn thờ Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng! Tôi sẽ chịu trách nhiệm trước các đồng chí anh em Trung Quốc để biến nguyện ước của cố Thủ Tướng thành hiện thực…"
QLB: đừng có Bullshit mọi người bởi thứ Lá cải vừa thối vằ chua vậy nghe.
1/ Chả lẽ 3D chỉ nói có 1 câu với Rợ Tập ư?
2/ Dù gì đi nữa, 3D không thể và cũng không cần thiết nói trắng trợn thế
Cụm từ "chỉ một câu duy nhất" rất giống bọn hàng thịt hàng rau cãi nhau trên phố.
Và nó - một lần nữa - nói rằng QLB ko là bà Yến.
********************************************************
- FROM VIET-STUDIES: CHÂN NHÂN
- Bùi Tín: Chí Thiện đối mặt với Cực Ác (VOA’s blog). – Bố tôi và người tù Nguyễn Chí Thiện (Người Việt). – Số phận những tù nhân lương tâm (RFA).
- Phan Thành Đạt: Bàn thêm về bản Hiến pháp 1946 (BoxitVN). Liên quan đến bài: Trao đổi ý kiến về bản Hiến pháp 1946(BVN/ Ba Sàm). – Điểm sách: Tập thể dân sự vận động qua “chế độ” ở Việt Nam và Trung Quốc (Asia Sentinel/ Ba Sàm).
- Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP Hà Nội gặp mặt văn nghệ sĩ, trí thức – Đầm ấm, chân tình (ANTĐ). “Cuộc gặp gỡ có sự tham dự của Trung tướng Hữu Ước – Phó tổng cục trưởng Tổng Cục XDLL – Bộ Công An…”
- Phan Thành Đạt: Bàn thêm về bản Hiến pháp 1946 (BoxitVN). Liên quan đến bài: Trao đổi ý kiến về bản Hiến pháp 1946(BVN/ Ba Sàm). – Điểm sách: Tập thể dân sự vận động qua “chế độ” ở Việt Nam và Trung Quốc (Asia Sentinel/ Ba Sàm).
- Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP Hà Nội gặp mặt văn nghệ sĩ, trí thức – Đầm ấm, chân tình (ANTĐ). “Cuộc gặp gỡ có sự tham dự của Trung tướng Hữu Ước – Phó tổng cục trưởng Tổng Cục XDLL – Bộ Công An…”
- Song Chi: Đã đến lúc không còn gì để che dấu… (RFA’s blog). – Bài học từ vụ trang Quan Làm Báo và Phạm Viết Đào bị hack (No Fire Wall). – Cập nhật các Blog bị cướp giết hiếp(Tranhung09). – Quan làm báo THÔNG BÁO KHẨN! (VLB).
- Nhật ký mở lại lần 10: CHẲNG PHẢI TÒ MÒ MÀ LÀ…. THEO DÕI, ĐỂ NHẬN XÉT PHÂN TÍCH VÀ KẾT LUẬN(Nhát Sỹ Tai Hổ). TS Tô Văn Trường: Tò mò làm quái gì cái Hội Nghị Trung Ương 6 (Ba Sàm).
- Phỏng vấn ông Nguyễn Minh Nhị, cựu chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, một ông quan hiếm hoi chiếm được cảm tình của dân chúng: ‘Rất buồn nếu Hội nghị 6 không đạt kết quả’ (BBC). - Xin đừng “đánh trống bỏ dùi”! (TVN).
- Lê Hoàng – Bắt sâu hay làm cỏ? (x-café). – Lucifer – Chiếc áo nịt vàng hay cơ chế chính trị? (x-café).
Những “món quà” vội vã cho Hội nghị TƯ 6: Sắp có kết luận thanh tra tại 2 ngân hàng lớn (LĐ). – Sẽ công khai các kết luận thanh tra (PLTP).
- Nhật ký mở lại lần 10: CHẲNG PHẢI TÒ MÒ MÀ LÀ…. THEO DÕI, ĐỂ NHẬN XÉT PHÂN TÍCH VÀ KẾT LUẬN(Nhát Sỹ Tai Hổ). TS Tô Văn Trường: Tò mò làm quái gì cái Hội Nghị Trung Ương 6 (Ba Sàm).
- Phỏng vấn ông Nguyễn Minh Nhị, cựu chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, một ông quan hiếm hoi chiếm được cảm tình của dân chúng: ‘Rất buồn nếu Hội nghị 6 không đạt kết quả’ (BBC). - Xin đừng “đánh trống bỏ dùi”! (TVN).
- Lê Hoàng – Bắt sâu hay làm cỏ? (x-café). – Lucifer – Chiếc áo nịt vàng hay cơ chế chính trị? (x-café).
Những “món quà” vội vã cho Hội nghị TƯ 6: Sắp có kết luận thanh tra tại 2 ngân hàng lớn (LĐ). – Sẽ công khai các kết luận thanh tra (PLTP).