Ngừng huy động vàng, có đơn giản như trước đây nhà có người giúp việc, nay không thì mỗi người làm thêm một chút hoặc tìm cách bớt việc đi?
Từ ngày 25/11 tới, các ngân hàng thương mại phải ngừng hẳn hoạt động huy động vàng. Số thành viên còn huy động không nhiều, nhưng quy mô vốn vàng là đủ lớn để cân nhắc những phát sinh.Mỗi nhà mỗi cảnhTháng 9 vừa qua, hiếm khi thị trường chứng kiến ba thành viên lớn là Ngân hàng Á Châu (ACB), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đi đầu trong đợt tăng lãi suất VND lên 13%/năm. Cùng đó, lãi suất huy động vàng từ 0,5 - 0,8%/năm được nâng lên cao nhất 1,6%/năm.Có những lý do khác nhau, trong đó có thể suy đoán về một hướng “phòng ngự từ xa”, tăng cường huy động VND các kỳ hạn dài để chuẩn bị cho mốc hẹn 25/11 gần kề, thời điểm nguồn vốn vàng bắt đầu hổng dần đi trong cơ cấu.Từ đầu năm đến nay, có gần chục ngân hàng thương mại huy động vàng. Mức độ và bài toán cân đối ở mỗi thành viên là khác nhau. Chuẩn bị cho mốc hẹn trước (5/2012), một số thành viên đã ngừng hẳn (SCB, Sacombank), hoặc có quãng nghỉ ngắn (Eximbank); còn lại hầu hết đã rút dần và chỉ giữ một vài kỳ hạn ngắn. Sau tháng 5, Sacombank trở lại song cũng đã bỏ biểu lãi suất huy động vàng từ ngày 18/9 vừa qua. Theo đó, tỷ trọng vốn vàng trong tổng huy động của mỗi thành viên là rất khác nhau và hiện khó xác định một cách cụ thể.Tại ACB và Eximbank, hai ngân hàng có hoạt động huy động vàng mạnh thời gian qua, tỷ trọng vốn vàng là đáng kể. Với ACB, thông tin cập nhật gần đây là khoảng 20% tổng vốn huy động, và dự kiến sẽ giảm được khoảng 80% lượng vốn huy động bằng vàng đến cuối năm. Còn theo báo cáo tài chính, tại thời điểm cuối quý 2/2012, họ có các khoản phải trả bằng vàng tương đương 55.583 tỷ đồng, bao gồm chứng chỉ tiền gửi và các khoản phải trả khác bằng vàng.Với Eximbank, cuối năm 2011 tỷ trọng cũng ở khoảng 20% song sau 9 tháng đầu năm 2012 đã giảm xuống còn khoảng 12%.Sau khi ngừng huy động từ 25/11 tới, lượng vốn vàng tại các ngân hàng trên sẽ giảm dần đi, theo cơ cấu kỳ hạn thì đến cuối năm nay tỷ trọng còn lại sẽ rất nhỏ. Trong điều kiện bình thường, đơn thuần là một nguồn lực bị hổng đi nhưng đã được báo trước, có lộ trình đã định để chuẩn bị.Thế nên, sau khi ngừng huy động, có thể xem tình huống đơn giản như trước đây nhà có người giúp việc, nay không thì mỗi người làm thêm một chút hoặc tìm cách bớt việc đi. Nhưng các phát sinh có thể sẽ phức tạp hơn.Tĩnh và độngMốc hẹn 25/11 đã được báo trước, là yếu tố tĩnh và các ngân hàng có lộ trình được tính toán để chuẩn bị. Nhưng thị trường luôn động, đặc biệt là quá động trong hơn một tháng trở lại đây.Chỉ hơn một tháng, giá vàng biến động quá mạnh, liên tục tăng cao. Đây được cho là yếu tố bất thường trong việc chuẩn bị ngừng huy động vàng. Nhiều người dân rút vàng trước hạn để chốt lời, gây mất cân đối vốn và khó khăn thanh khoản vàng đã thể hiện ở một số trường hợp ngay trước thềm thực hiện mốc hẹn.Thứ hai, hoạt động chuyển đổi vàng sang VND theo chủ trương bình ổn của Ngân hàng Nhà nước trước đây đặt ra tình huống rủi ro về giá và thanh khoản. Các ngân hàng nhóm “G5+1” đã bán vàng vật chất giá thấp trước đây, nay phải mua vào đóng trạng thái với giá rất cao.Thực ra, trong cơ chế chuyển đổi trên, rủi ro giá đã được bảo hiểm bằng tài khoản vàng ở nước ngoài. Mỗi lượng vàng bán ra trong nước đều phải mua vào cân đối ở tài khoản đó. Việc còn lại là ngân hàng hạch toán lại chênh lệch để bù đắp, hoặc Ngân hàng Nhà nước cho nhập vàng đã mua qua tài khoản ở nước ngoài giá thấp trước đây về như đề xuất của ACB.Quy mô chuyển đổi trước đây cũng không phải quá lớn. Một số thành viên trong cuộc giải thích rằng họ chỉ được chuyển đổi tối đa 40% của lượng vàng tồn quỹ, mà lượng tồn quỹ thường chỉ từ 5 - 10% tổng lượng vàng huy động tại mỗi thành viên. Tỷ lệ đó rất khác với mức chuyển đổi tối đa 40% tổng huy động mà một số thông tin nhầm lẫn thời gian qua.Mức độ chuyển đổi tại mỗi ngân hàng là khác nhau. Hiện không có dữ liệu thống kê công bố, hoặc thành viên trong cuộc từ chối cung cấp và trả lời các thông tin liên quan. Riêng tại Eximbank, lãnh đạo ngân hàng này khẳng định là “không có vấn đề gì” và lượng chuyển đổi của họ hiện chỉ còn khoảng 1 tấn.Song, yếu tố động sẽ là đáng chú ý nếu thời gian qua có trường hợp đã chuyển đổi quá mức quy định. Khả năng này là hạn chế, do Ngân hàng Nhà nước có cơ chế giám sát cụ thể. Lúc này chỉ còn chưa đầy hai tháng để rõ dần những phát sinh (nếu có). Hiện đã có một số đề xuất Ngân hàng Nhà nước nên xem xét lùi mốc hẹn 25/11. Khả năng này còn để ngỏ. Nhưng nếu ngừng hẳn, trước mắt một nguồn lực từ vàng mà các ngân hàng sử dụng thời gian qua bị chấm dứt. “Phát sinh” là: nguồn lực vàng trong dân rất lớn, sẽ phải tiếp tục huy động; vấn đề còn lại là ai đứng ra huy động, huy động và sử dụng như thế nào cho ích nước lợi nhà.-Ngừng huy động vàng: Điều gì sẽ xảy ra?-- Ngừng huy động vàng: Điều gì sẽ xảy ra? (VnEco).
– Giá vàng cao chưa từng có trong năm (ĐV). – Giá vàng ngấp nghé mức 48 triệu đồng (LĐ). – Giá vàng lập đỉnh mới do đâu? (TP). – Giá vàng thời gian tới phụ thuộc nhiều vào chính sách? (NĐT).
- Luật sư giải mã “bảo bối” của cựu chủ tịch ACB (NĐT). – ACB hạch toán nhầm trên 122 tỷ đồng lãi tiền gửi (VnEco).
- Vinh quang và cay đắng cuối đời của cựu chủ tịch Ngân hàng ACB (NĐT).- Chuyện buồn quan chức về hưu đi làm thêm (VNE). – Bầu Hiển tuyên bố thoái hết vốn khỏi bóng đá (VNE). – Bầu Đức nóng mặt, đòi S&P rút đánh giá tín nhiệm (VEF).
- Chính phủ CSVN điều hành nền kinh tế: Từ ‘cọp’ thành ‘mèo’ (Người Việt). Lược dịch từ bài: From Tiger to Pussycat: How Vietnam’s Economy Got Off Track (Newsweek/ Daily Beast).
- Perestroika và những bài học đáng giá (Hiệu Minh).
– NHNN: Cách nhận biết tiền giả polymer 200.000 đồng mới xuất hiện(CafeF). Thời gian gần đây, trong lưu thông xuất hiện tiền giả polymer 200.000đ có hình thức khá giống tiền thật, làm giả một số yếu tố bảo an nhưng không tinh xảo, có thể nhận biết bằng tay và mắt thường.
Để giúp nhân dân dễ dàng nhận biết tiền giả, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thông báo một số đặc điểm nhận dạng cụ thể như sau:
(1) Khi soi tờ tiền trước nguồn sáng, hình bóng chìm chỉ là hình mô phỏng, không có các chi tiết in tinh xảo, sáng rõnhư tiền thật;
(2) Hình định vị (hình ảnh trên mặt trước và hình ảnh trên mặt sau in trên cùng một vị trí) không khớp khít, không cân đối và không tạo thành các khe sáng trắng đều nhau như tiền thật khi soi tờ tiền trước nguồn sáng;
(3) Mực đổi màu được in giả bằng mực nhũ vàng, khi chao nghiêng không đổi từ màu vàng sangmàu xanh lá cây như yếu tố mực đổi màu (OVI) của tiền thật (chỉ có ở 100.000đ, 200.000đ và 500.000đ);
(4) Kiểm tra cửa sổ nhỏ (chỉ có ở 50.000đ, 100.000đ, 200.000đ và 500.000đ), không có yếu tốhình ẩn (DOE) như tiền thật.
Trong đó lưu ý, tiền giả mới xuất hiện gần đây có làm giả nét in nổi bằng cách in thêm các ký tự tương ứng bằng mực không màu (trong suốt) tại các vị trí như: dòng chữ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, chữ và số mệnh giá (lớn) trên mặt trước; dòng chữ “Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, chữ và số mệnh giá trên mặt sau. Khi vuốt nhẹ tại các vị trí này cũng cảm nhận được độ nổi nhưng không nhám, ráp như tiền thật, nhằm đánh lừa cảm giác của người tiêu dùng khi kiểm tra nét in nổi.
Khi soi tờ tiền dưới đèn cực tím (UV), các ký tự in bằng mực không màu thường phát quang, rất dễ nhận biết. Ngoài ra, dưới đèn cực tím (UV) số sêri dọc và số sêri ngang không phát quang, có làm giả mực không màu phát quang nhưng cường độ yếu, không sáng rõ như tiền thật. Vì vậy, người tiêu dùng cần kiểm tra thêm các yếu tố bảo an khác để khẳng định tính xác thực của đồng tiền.
Đến nay, tất cả các loại tiền giả polymer đều được in trên nền nilon thông thường nên rất dễ bai giãn hoặc rách; không bền và không có độ đàn hồi đặc trưng như polymer. Vì vậy, người tiêu dùng cũng có thể kiểm tra bằng cách kéo, xé nhẹ ở cạnh (mép) tờ tiền, nếu là tiền thật sẽ rất khó rách, khó bai giãn hoặc nắm gọn tờ tiền trong lòng bàn tay, khi mở bàn tay ra, nếu là tiền thật sẽ đàn hồi về trạng thái ban đầu, như trước khi nắm.
Tội phạm luôn thay đổi thủ đoạn, tìm cách cải tiến phương thức làm tiền giả ngày càng giống tiền thật hơn về hình thức. Do đó, đặc điểm của tiền giả cũng luôn thay đổi, tiền giả xuất hiện sau thường tinh vi hơn. Để hạn chế tối đa rủi ro nhận phải tiền giả, người tiêu dùng cần phải nắm rõ đặc điểm, cách kiểm tra các yếu tố bảo an và kiểm tra đồng tiền khi mua bán, giao dịch. Để biết thêm thông tin, người tiêu dùng có thể tham khảo mục Tiền Việt Nam trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
–Xuất hiện tiền giả polymer 200.000đ (VOV).- Toàn cảnh kinh tế 2-10-2012: Vị trí số 1 Asean về tiêu thụ bia nói lên điều gì? (VF).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 2-10-2012: Luẩn quẩn (VF). - Kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi vào cuối năm (Tin tức).
- Nợ xấu của DNNN chiếm 70% toàn hệ thống (VOV).
- TS Nguyễn Đình Cung: Doanh nghiệp đang khó toàn diện (TBKTSG). – Bộ Công Thương đề xuất thêm giải pháp cứu doanh nghiệp (VNE).
- Thị trường tiền tệ Việt Nam đang có những bất thường gì? (VF). – “Thị trường tiền tệ: Cần được quan tâm sát sao hơn” (TTXVN). – Chợ đen tín dụng và rủi ro đối với nền kinh tế (VF).
- Ngân hàng chạy đua với chỉ tiêu tín dụng (ĐTCK). – Ngân hàng vẫn gom vàng (TP). – Có hiện tượng vượt trần lãi suất, thanh khoản kém ổn định (ĐĐK).
- 3 vấn đề nhìn từ vốn FDI (DĐDN).
- Mặt trận cần cơ chế giám sát hoạt động các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (ĐĐK).
- Bộ Công thương kiến nghị giảm 50% thuế suất thuế VAT cho một số ngành (Sàn OTC).
- Kiến nghị giảm 5% thuế VAT (TT).
- Đánh mất đà tăng, chứng khoán lại đỏ rực (CafeF). – Xóa tên CTCK, trước mắt phải đi “đường vòng”(ĐTCK). – Sáng 2/10: Bên bán đầu hàng (ĐTCK).
- Masan mua lại 40% cổ phần Cám Con Cò (Vietstock).
- Căn hộ cao cấp: Càng hoành tráng càng ế ẩm (VEF). – Cảnh giác với suất chung cư “đối ngoại”(ANTĐ).
- Chưa tăng giá điện trong tháng 10 (VEF). – Trong tháng 10, chưa có phương án tăng giá điện(VnMedia).
- Lợi nhuận ngành hàng không tăng so với dự báo (TTXVN).
- Xuất khẩu dệt may đạt 11,25 tỷ USD (VOV).
- Lâm Đồng: Đắng chát mùa hồng (ĐĐK).
- Rộng cửa đón doanh nghiệp Đức (VIR).
- “Khắc khổ chung thân” cho châu Âu? (TT).