Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

PHÁT BIỂU DÂN BIỂU ÚC CHRIS HAYES – NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 17-6-2013

-Tin liên quan: -Quan điểm: Đáng lo cho Đảng

Son Tran
PHÁT BIỂU DÂN BIỂU ÚC CHRIS HAYES – NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 17-6-2013
Ông Chris Hayes (Dân Biểu đảng cầm quyền Lao Động vùng Fowler)
Nguyễn Hùng, Trần Hoài nam lược dịch
*
Gần 50 năm trước đây, khi nói về tự do trên các bậc thang của Đài tưởng niệm Lincoln, ông Martin Luther King Jr đã làm thay đổi thế giới khi ông tuyên bố: "Tôi có một giấc mơ”.Tôi đề cập đến ông Martin Luther King bởi vì ông là một ví dụ điển hình của một cá nhân dũng cảm đã khuấy động ý thức trên toàn cầu với tầm nhìn của ông về tự do và hòa hợp. Tôi khám phá một điều là không thể tin được rằng những người như ông ta lại có đủ can đảm để thách thức một chính phủ và các chuẩn mực xã hội, với sự can đảm đứng lên để đấu tranh cho những gì họ tin là đúng. Thông qua những nỗ lực của họ, họ đã thay đổi thế giới và làm cho thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn.

Trong những năm gần đây tôi đã thấy ngày càng có nhiều người trẻ Việt Nam cũng thể hiện lòng can đảm và niềm tin tương tự (như ông Martin Luther King), những người trẻ đó đã thách thức chính quyền Việt Nam bằng cách đòi hỏi tự do và tôn trọng nhân quyền. Tự do ngôn luận không chỉ là một quyền cơ bản của con người, nó cũng là một thành phần quan trọng trong bất kỳ xã hội hiện-đại-thành-công nào. Ý chí của con người là một điều phi thường, với một tiềm lực để đạt được những kết quả thật đáng kinh ngạc cho thế giới của chúng ta. Bằng hành động hạn chế tự do ngôn luận, chính phủ Việt Nam không chỉ tước đoạt quyền cơ bản của dân chúng Việt Nam, họ còn hạn chế tiềm năng đáng phục của Việt Nam để phát triển và mang đến thịnh vượng trong xã hội toàn cầu ngày nay.

Tôi đã nhiều lần lên tiếng mức độ cần thiết phải báo động về việc vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Hôm nay, tôi muốn đề cập cụ thể đến hai nhà hoạt động nhân quyền trẻ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Hai nhà hoạt động trẻ tuổi này vừa mới bị kết án bởi Tòa án nhân dân Long An với haì bản án tù từ sáu đến tám năm đối với hai thanh niên này. Họ bị kết án theo điều 88 bộ luật hình sự Việt Nam, điều mà nhà nước Việt Nam gọi là “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”.

Hai nhà hoạt động yêu nước trẻ này đã phân phát tờ rơi tại thành phố Hồ Chí Minh, phản đối các yêu sách phi lý của Trung Quốc nhằm chiếm đóng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông. Theo Human Rights Watch, các tờ rơi cáo buộc Đảng Cộng sản Việt Nam đã để cho Trung Quốc có ảnh hưởng sai trái lên đất nước Việt Nam bằng việc chiếm đoạt các đảo này, cho thuê đất rừng và tận thu tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước. Các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam tường thuật và chụp mũ việc làm của hai thanh niên trẻ là "xuyên tạc chính sách Đảng và của nhà nước liên quan đến tôn giáo và đất đai và thể hiện quan điểm méo mó liên quan đến hai quần đảo Trường Sa,Hoàng Sa và đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc”.

Mặc dù họ đã bị chính phủ Việt Nam và các phương tiện truyền thông nhà nước phỉ báng bôi nhọ, hai nhà hoạt động trẻ tuổi này đã được tôn vinh như những anh hùng dân tộc bởi cộng đồng quốc tế. Hành động can đảm của hai thanh niên trẻ tuổi hiên ngang đứng lên và công khai tuyên bố những gì họ tin là đúng thì rất đáng được khen ngợi. Điều này còn đặc biệt hơn do họ có độ tuổi rất trẻ.

Một cô gái trẻ tuổi rất thông minh, Nguyễn Phương Uyên, một sinh viên 21 tuổi của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, đã bị bắt và bị đưa đến đồn cảnh sát vào ngày 14 Tháng Mười năm 2012 ở quận Tân Phú. Họ đã làm điều này mà không có bất kỳ thông báo nào cho cha mẹ hoặc gia đình của cô. Tám ngày sau, gia đình cô cuối cùng mới được công an cho biết cô đã được chuyển giao đến cơ quan công an tỉnh Long An và bị buộc tội theo điều 88 của bộ luật hình sự. Vào ngày 26 tháng 4 năm nay, khi mẹ của Phương Uyên đến thăm cô ở trong nhà lao, bà nhìn thấy thân thể con gái bà có nhiều vết bầm thâm tím. Phương Uyên nói với mẹ cô rằng cô đã bị đánh đập tàn nhẫn trong khi bị giam giữ.

Theo công an Việt Nam, Đình Nguyên Kha, một sinh viên 25 tuổi từ Đại học Kinh tế và Công nghiệp Long an, vào ngày 10 Tháng 10 năm 2012 đã cùng với Nguyễn Phương Uyên phân phối truyền đơn chống chính phủ ở cầu vượt An Sương tại thành phố Hồ Chí Minh. Anh bị bắt ngày 11 tháng 10 năm 2012. Tại phiên tòa, anh đã tuyên bố một câu mà tôi cảm thấy phản ánh đúng với bản chất thật sự của người đàn ông trẻ tuổi này. Anh nói: “Tôi là một người yêu nước và tôi yêu đồng bào tôi. Tôi đã luôn luôn và sẽ luôn luôn yêu đồng bào tôi. Tôi sẽ không bao giờ chống lại dân Việt Nam. Cái tôi chống là chống đảng cộng sản. ” Trong ba năm qua, cộng đồng người Việt sống trong khu vực tôi đại diện đã lưu ý với tôi về mức độ vi phạm nhân quyền rất đáng lo ngại tại Việt Nam.

Chỉ nội năm nay đã có ít nhất 38 nhà hoạt động ôn hoà bị kết án về các cáo buộc hoạt động chống đối nhà nước. Đầu năm nay tôi đã lên tiếng về 14 nhà hoạt động nhân quyền bị xét xử và bị kết tội vào tháng Giêng và bị kết án từ ba đến 13 năm tù giam chỉ vì họ đã thực hiện quyền cơ bản của họ về tự do ngôn luận.

Tại Úc, cũng như trong hầu hết các nước dân chủ khác, chủ thuyết phân chia quyền lực được áp dụng để bảo đảm tính độc lập của ngành tư pháp của chúng ta để thẩm phán và tòa án có thể hoạt động mà không sợ hãi hay thiên vị trong khi thực thi pháp luật. Tuy nhiên, ở Việt Nam có vẻ như không có sự phân chia rõ ràng giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp hay tư pháp vì tất cả các cơ quan hành chính của chính phủ đều nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Đảng cộng sản. Là người Úc, chúng tôi tin rằng việc bảo vệ quyền con người của mỗi cá nhân là rất quan trọng trong nỗ lực toàn cầu của chúng ta nhằm đạt được hòa bình, an ninh, tự do và phẩm giá lâu dài cho mọi người. Là người Úc, sự cam kết của chúng ta đối với nhân quyền là một sự phản ánh của các giá trị quốc gia của chúng ta trong đó quyền con người của mỗi cá nhân và quyền tự do đều được tôn trọng.

Cộng đồng quốc tế đã mạnh mẽ lên án các hành động sai trái của chính quyền Việt Nam. Tổ chức Giám Sát Nhân quyền (Human Rights Watch) và Tổ chức Ân xá quốc tế đã thường xuyên đưa ra tuyên cáo chỉ trích hành động vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Gần đây, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã phát hành một tuyên bố thật mạnh mẽ nói rõ mối quan tâm của Hoa Kỳ về việc bắt giữ mới đây của hai nhà hoạt động trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù Việt Nam tham gia ký kết Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, rõ ràng là chính phủ Việt Nam và, thực sự là như vậy, những toà án của nhà nước Việt Nam đang phủ nhận quyền được xét xử công bằng đối với các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa.

Khi hôm nay trong khi chúng ta đang nói chuyện về chuyện đau lòng đang xẩy ra tại Việt Nam, cuộc đối thoại hàng năm lần thứ chín về nhân quyền giữa Úc và Việt Nam đang diễn ra tại thủ đô Canberra.

Tôi tin rằng các cuộc đối thoại nhân quyền là một cơ hội tuyệt vời cho các tường trình về các vi phạm nhân quyền nêu trên được đưa ra. Tôi đã viết cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Thượng nghị sĩ Bob Carr, và đã lưu ý ông về các trường hợp vi phạm nhân quyền tại Việt Namcần được đưa ra trước phái đoàn Việt Nam trong cuộc đối thoại này. Những trường hợp vi phạm này bao gồm: 14 nhà hoạt động đã bị kết án vào ngày 8 tháng Giêng năm nay, Việt Khang, người đã bị xét xử và bị kết án vào ngày 30 Tháng 10 năm 2012, Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải, người đã kết án vào ngày 24 Tháng 9 năm 2012; và Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, hai nhà hoạt động bị kết án vào ngày 16 Tháng 5 năm nay.

Vào tháng 3 năm 2012, tám người Hmong cũng đã bị kết án hai năm tù giam vì tội "dự phần trong một phong trào dân tộc ly khai”. Vào Tháng Hai 2012, Mục sư Nguyễn Công Chính đã bị kết án năm năm tù đối vì tội 'bóp méo tình hình trong nước bằng cách chỉ trích chính phủ và quân đội trong các phương tiện truyền thông nước ngoài”. Vào tháng 12 năm 2011, ông Nguyễn Văn Lía, 71 tuổi, người đã cảnh báo với quốc tế về tình hình các tín đồ của Phật giáo Hòa Hảo phải đối mặt với hành động đàn áp tôn giáo của nhà nước, và ông đã bị kết án năm năm tù vì “phát tán tuyên truyền chống chính phủ".

Mặc dù Việt Nam là thành viên của Liên Hiệp Quốc và đã chính thức tham gia ký kết Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị, những trường hợp này là bằng chứng về hành động tiếp tục trắng trợn vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và việc nước này không tuân thủ nghĩa vụ quốc tế của họ.

Hôm nay, bên trong hội trường chúng tôi có ông Đoàn Kim và bà Nguyễn Bảo khánh và đại diện Khối 1706, tất cả đều hãnh diện là người dân Australia, là các thành viên cộng đồng năng động và đầy nhiệt huyết về vấn đề tự do và nhân quyền tại Việt Nam. Trong khi họ rất vững tin vào tương lai, họ không thể quên quá khứ hoặc những gì người dân Việt Nam hiện đang phải gánh chịu. Tôi xin chúc mừng họ và cám ơn họ có mặt tại đất nước này.

Như lúc đầu, tôi có nhắc đến ông Martin Luther King, người đã đánh thức thế giới với tầm nhìn đáng phục của ông ấy, đã can đảm đứng lên cho sự thay đổi. Cùng với cộng đồng người Việt tại Úc, tôi cũng có một giấc mơ. Tôi ước mơ:
-rằng 90 triệu người dân sống ở Việt Nam sẽ có những quyền con người cơ bản của họ và được vinh danh bởi chính phủ của họ;
-rằng những người anh hùng với đủ can đảm đúng ra lên tiếng cho những gì là đúng sẽ được tôn trọng thay vì bị phỉ báng và bị tống vào tù;
-và rằng chính phủ Việt Nam sẽ tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế và đứng vào vị trí của nưóc mình giữa các quốc gia tiến bộ trên thế giới.

Tôi tham gia với cộng đồng của tôi trong niềm mơ ước rằng một ngày không xa nào đó các quyền tự do, dân chủ và nhân quyền sẽ được phục hồi cho toàn thể người dân Việt Nam.
__._,_.___





Xin gởi quý anh chị hình ảnh buổi Biểu Tình tại tiền đình Quốc Hội Canada và Tòa Đại Sứ Cộng Sản Việt Nam - Ottawa, Canada vào Thứ Bảy 8 tháng 6, 2013.Buổi Biểu Tình để tố cáo nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trước dư luận Quốc tế và thỉnh cầu chính phủ Canada can thiệp về Tự Do & Nhân Quyền tại Việt Nam, đặc biệt cho Nguyễn Phương Uyên & Đinh Nguyên Kha.

Buổi Biểu tình do Ủy Ban Yểm Trợ Phong Trào Dân Chủ Quốc Nội Toronto, phối hợp cùng các Hội đoàn trong cộng đồng & Cộng đồng Người Việt Quốc gia Montreal, Kitchener-Warterloo tổ chứcDuy Han

(Cảm ơn bạn Duy Han gửi tin)

-Thông điệp của Đại sứ EU tại Việt Nam, Franz Jessen
Người dịch Nguyễn Thành (Danlambao) - Ngày 31-5-2013, Đại sứ EU tại Việt Nam, ông Franz Jessen, bày tỏ mối quan ngại của ông về các vụ bắt giữ và kết án gần đây đối với một số nhà hoạt động, blogger và sinh viên, với mức án tù từ 2-13 năm, kèm theo nhiều năm quản chế tại gia, vì những hành vi liên quan đến việc thực thi quyền tự do ngôn luận.

Ông đề cập cụ thể đến vụ bắt giữ gần đây đối với blogger Trương Duy Nhất, phiên tòa sơ thẩm xét xử Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên ở tỉnh Long An vào ngày 16-5 và phiên tòa phúc thẩm xét xử 8 giáo dân (Hồ Đức Hòa, Paulus Lê Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Hồ Văn Oanh, Nguyễn Đình Cương, Nguyễn Xuân Anh, Thái Văn Dung và Trần Minh Nhật) diễn ra vào ngày 23-5 tại tỉnh Nghệ An. 

Trong cuộc gặp với các nhà chức trách Việt Nam vào ngày thứ Sáu, 24-5, Đại sứ Jessen kêu gọi xem xét lại ngay lập tức đối với các phán quyết này và phản đối việc các cơ quan chức năng Việt Nam từ chối đề nghị của EU về việc tham dự các phiên tòa này. 

Đại sứ Jessen cũng nhắc nhở rằng mọi người đều có quyền cơ bản được nói và tự do biểu đạt quan điểm của họ bằng các phương thức ôn hòa, phù hợp với Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế và Điều 19 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị, mà Việt Nam là thành viên. 

Ông nói thêm rằng phán quyết này dường như trái ngược với các nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam, và tiếp tục xu hướng tiêu cực với việc kết tội các blogger và nhà đấu tranh cho nhân quyền ở quốc gia này (Việt Nam).



Chủ Tịch UBĐN Quốc Hội Hoa kỳ chất vấn Phụ tá Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về hai bạn trẻ yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị đảng và nhà nước Việt Nam kết án tù nhiều năm
Ông yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ phải đòi hỏi đảng và nhà nước Việt Nam trả tự do cho hai bạn trẻ yêu nước.





Photo-  

-DÂN BIỂU ÚC CHÂU Chris Haynes MP
Vận động trả TỰ DO cho PHƯƠNG UYÊN và NGUYÊN KHA .

http://www.youtube.com/watch?v=3ymyUblTh18



Phỏng Vấn Đặc Biệt Về Việc CSVN Kết Án Hai Sinh Viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha







- Cùng ký kiến nghị trả tự do cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha:

United Nations ; President Obama Worlds Leaders and Human Rights Watch: Freedom For Nguyen Phuong Uyen and Dinh Nguyen Kha
 http://www.change.org/petitions/united-nations-president-obama-worlds-leaders-and-human-rights-watch-freedom-for-nguyen-phuong-uyen-and-dinh-nguyen-kha#


Vụ Phương Uyên và Nguyên Kha Đông A


Dư luận sau phiên tòa xét xử hai thanh niên Phương Uyên và Nguyên Kha bỗng trở nên sôi động kỳ lạ. Tôi cố gắng tìm đọc thông tin của cả hai lề để có điểm nhìn tham chiếu. Nhưng thông tin lề phải không thấy có gì đặc biệt. Thông tin lề trái tương đối nhiều. Không biết thông tin lề trái tường thuật có chính xác không, nhưng với những gì tôi đọc thấy thì hai thanh niên này quả là có khí phách ở phiên tòa. Phương Uyên nói rằng: "Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm... Việc tôi làm thì tôi chịu, xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước, và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn.", còn Nguyên Kha tuyên bố: "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội". Những câu nói này khiến tôi nhớ tới những tiền bối cộng sản ở những phiên tòa của thực dân Pháp như Lý Tự Trọng nói: "Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kỹ thì các ông cũng thấy cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi". Tôi nghĩ đó là những con người như Milan Kundera viết: "Chính xác là khi thế giới nội tâm của họ biến đổi mà Bézoukhov hay Bolkonsky tự xác định mình là những cá thể; mà họ khiến ta kinh ngạc; mà họ trở nên khác biệt; mà tự do của họ bùng cháy lên, và cùng với nó, là bản sắc của cái tôi của họ; đấy là những khoảnh khắc thơ: họ sống những khoảnh khắc đó với một cường độ lớn cho đến nỗi toàn bộ thế giới chạy ùa đến cùng họ với cả một đám rước say sưa những chi tiết huyền diệu". Tôi tin là đã có một thế hệ mới, những con người đang đi tới "ngực dám đón những phong ba dữ dội / chân đạp bùn không sợ những loài sên" và tương lai thuộc về họ.

Tuyên bố của Nguyên Kha là cả một vấn đề pháp lý: chống Đảng có phải là một tội không? Vấn đề pháp lý này buộc mỗi chúng ta phải suy nghĩ về tính chính đáng của nó. Tôi nhớ luật sư Nguyễn Thị Dương Hà, Hà Huy Sơntừng viết thư yêu cầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích điều 88 của bộ luật Hình sự: thế nào là tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nhưng cho đến nay tôi không nghe thấy có tin tức gì. Tôi phỏng đoán Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa giải thích về điều 88. Đây chính là một vấn nạn pháp luật rất lớn. Cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về giải thích pháp luật đã không làm tròn trách nhiệm của mình. Giá như Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, ví dụ như, chống Đảng là chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì có phải mọi thứ trở nên rõ ràng, và sẽ không còn ai đặt câu hỏi như Nguyên Kha và sẽ hạn chế rất nhiều vi phạm pháp luật. Như vậy, ngay cả khi cho rằng Nguyên Kha phạm tội theo điều 88 thì chính Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã góp phần tạo ra hành vi phạm tội của công dân vì đã không giải thích luật pháp cho minh bạch khi có yêu cầu giải thích. Sự vô trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khiến cho công dân phạm pháp.

Thư yêu cầu trả tự do cho Uyên Phương và Nguyên Kha, theo tôi, không có mấy tác dụng vì đã có tiền lệ thư yêu cầu trả tự do cho ông Cù Huy Hà Vũ. Áp lực như vậy chưa đủ nặng cân. Song có lẽ cấp thiết và hữu ích hơn cả là tạo áp lực buộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải giải thích điều 88, thế nào là tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.   



Chính quyền phớt lờ mọi góp ý của dân (RFA 21-5-13) -- P/v LS Lê Hiếu Đằng ◄ 


- Hai blogger bị bắt do phát Tuyên ngôn Tự do Nhân quyền (RFA). - Việt Nam: Hàng ngàn người ký kiến nghị đòi trả tự do cho Phương Uyên và Nguyên Kha (RFI). - Kêu gọi trả tự do cho hai sinh viên (BBC). - ‘Bỏ tù hai sinh viên là vi hiến’ (BBC). - Ô.Lê Hiếu Đằng : Bản án cho Phương Uyên và Nguyên Kha phản ánh khuynh hướng “phát-xít” đáng ngại (RFI).


Tuyên bố của Đại Sứ Quán Hoa Kỳ về Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên
Đại Sứ Quán Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ
17/5/2013
BÀI BÀO CHỮA CỦA LUẬT SƯ HÀ HUY SƠN
“cho Nguyễn Phương Uyên về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” điểm c khoản 1 điều 88 BLHS”
Kính thưa: Hội đồng xét xử
Tôi, Luật sư Hà Huy Sơn Công ty Luật TNHH Hà Sơn thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội là người bào chữa cho Nguyễn Phương Uyên trình bày quan điểm bào chữa như sau:
I. Tóm tắt vụ án:
Nguyễn Phương Uyên, sinh 12/10/1992; sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Tp.Hồ Chí Minh.
HKTT: Thôn Lâm Giang, xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
Chỗ ở: Số 9 Dương Đức Hiền, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Tp.HCM.
Trình độ học vấn: 12/12.
Bị truy tố theo điểm c khoản 1 điều 88 Bộ luật hình sự 1999, 2009:
“Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
A) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
B) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
C) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quyết định khởi tố vụ án số 01 ngày 19/10/2012.
Quyết định khởi tố bị can số 03 ngày 19/10/2012 đối với Nguyễn Phương Uyên.
Bị bắt từ ngày 19/10/2012.
Tiền án, tiền sự: không.
Kết luận điều tra số 01/ANĐT ngày 26/02/2013 của Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An “Vụ án: Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, khởi tố ngày 19/10/2012 do Đinh Nguyên Kha và đồng bọn thực hiện”.
Cáo trạng số 31/QĐ-KSĐT ngày 06/03/2013 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An.
II. Các hành vi bị truy tố:
Lần thứ nhất vào khoảng giữa tháng 08/2012:
1. Về lá cờ vàng ba sọc đỏ: Uyên sử dụng giấy trắng A4, dùng bút sáp màu và màu đỏ tô thành lá cờ; phía dưới lá cờ có ghi chú thích bằng bút sáp màu đen dòng chữ: “1890 – 1920: Đại Nam quốc kỳ từ thời vua Thành Thái tới vua Khải Định; 1948 – 1975: Cơ quốc gia Việt Nam”. (trang 03 – Cáo trạng)
1.1. “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:
Quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa, còn gọi là cờ vàng ba sọc đỏ được vua Bảo Đại sử dụng năm 1948. Đây là Quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam (do Pháp kiểm soát ở cả miền bắc và miền nam Việt Nam) từ năm 1949 đến 1955.
Năm 1890, lá cờ vàng ba sọc đỏ được tạo ra và sử dụng lần đầu tiên như là lá cờ quốc gia (Đại Nam Quốc kỳ 1890-1920)”.
Theo lịch sử thì đây là lá cờ của tổ tiên mà sau này Nhà nước Việt Nam Cộng hòa dùng lại và cũng như tên “Việt Nam” là do tổ tiên để lại chứ không phải là biểu tượng của thế lực phản động nào. Phương Uyên không làm ra, không xuyên tạc, không phỉ báng chính quyền nhân dân vì đây là sự thật lịch sử có trước cả Nhà nước CHXHCN Việt Nam (sinh ra năm 1976).
1.2. Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào cấm vẽ, dán cờ vàng ba sọc đỏ tại nơi công cộng.
1.3. Điều 69 Hiến pháp năm 1992, quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận,”.
Khoản 2 điều 19 Công ước Quốc tế về những quyền dân sự và chính trị năm 1996 (Việt Nam tham gia năm 1982), quy định: “Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia.”
Điều 19 Tuyên ngôn nhân quyền Liên hợp quốc năm 1948, quy định: “Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.”
Hành vi này không vi phạm pháp luật, không có nội dung chống Nhà nước CXHCN Việt Nam nên không vi phạm điểm c khoản 1 điều 88 BLHS.
2. Về khẩu hiệu: Uyên sử dụng hai mảnh vải trắng, lấy máu pha loãng với nước, rồi dùng ngón tay chấm viết, một mảnh có nội dung phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam, mảnh vải còn lại có nội dung không hay về Trung Quốc. Cả hai mảnh vải phía dưới đề ghi: “TH: TTYN”; (trang 03 – Cáo trạng)
2.1. Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam không phải là một, nên không thể cho rằng phỉ báng Đảng là phỉ báng Nhà nước; đây không thuộc nội hàm của điều 88 BLHS. Hơn nữa, trong BLHS không có “Tội tuyên truyền chống Đảng Cộng sản Việt Nam”.
2.2. Nội dung mảnh vải ghi: “Tàu khựa cút khỏi Biển Đông” là quyền của công dân ghi ở điều 77 Hiến pháp năm 1992 “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân”. Về yếu tố lịch sử và luật pháp quốc tế Trung Quốc không có chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc là kẻ đã xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam việc phản đối kẻ xâm lược là một hành động yêu nước không thể bị kết tội.
2.3. Chữ viết tắt “TH: TTYN” không có nội dung, không ý nghĩa gì.
3. Về bức tranh: Uyên vẽ bức tranh miêu tả một người công an to lớn, tay cầm dùi cui chỉ về phía người dân đang xếp hàng. Bên trên bức tranh ghi dòng chữ “tự do dân chủ”, phía dưới bức tranh ghi: “TH: TTYN”.
3.1. Tệ nạn bất công, tham nhũng, thiếu dân chủ trong xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lúc Đảng và Nhà nước đã nhiều lần thừa nhận công khai. Những năm gần đây các các trường hợp công an đánh người, bắn chết người xảy ra nhiều …gây ra bức xúc cho xã hội nên việc Phương Uyên có vẽ bức tranh đó cũng không phải là xuyên tạc, phỉ báng mà là phản ánh một phần sự thật của xã hội, tất nhiên bên cạnh đó cũng có rất nhiều hình ảnh đẹp về cán bộ, chiến sĩ công an.
3.2. Như trên tôi đã nêu đây là quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân.
Lần thứ hai: vào các ngày 03/10/2012, 08/10/2012, Phương Uyên chỉ đổi tiền lẻ do Kha nhờ chứ không biết đến nội dung ghi trên tờ rơi.
Khoản 2 điều 63 “Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự” BL TTHS, quy định:
Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải chứng minh:
Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;”
1. Biên bản tạm giữ đồ vật, tài liệu ngày 10/10/2012 (Bút lục 55). Thu được khoảng 650 tờ rơi KT (07 x 14) có nội dung kêu gọi “Tuổi trẻ Việt Nam đứng lên chống lại Trung Quốc”. Không thể coi đây là hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
2. Biên bản hỏi cung Phương Uyên ngày 23/11/2012 (Bút lục 730). Nội dung cho rằng Phương Uyên phỉ báng lãnh tụ Hồ Chí Minh là “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” là không đúng, bởi lẽ: Hồ Chí Minh không đồng nghĩa với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; hơn nữa Hồ Chí Minh mất năm 1969, đến năm 1976 Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới ra đời.
3. Mặc dù Kết luận điều tra không hề nói đến nhưng Cáo trạng của Viện kiểm sát lại cho rằng sau khi các hành vi trên của Phương Uyên: Nguyễn Thiện Thành có kế hoạch chống nhà nước quy mô hơn bằng cách rải truyền đơn, có tên gọi là “Chiến dịch tờ tiền lẻ” làm nghiêm trọng hơn tính chất của sự việc mà không đưa ra chứng cứ để chứng minh: Kế hoạch, chiến dịch đó như thế nào? làm bất lợi cho các bị cáo là vi phạm (điều 64 – chứng cứ của BL TTHS) và làm sai lệch sự thật khách quan của vụ án, vi phạm (điều 10 BL TTHS).
4. Việc làm của Kha và Uyên rải tờ rơi ngày 10/10/2012 tại cầu vượt An Sương, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, Tp.HCM là lần đầu tiên do Nguyễn Thiện Thành giới thiệu thì hai người mới biết nhau, hành vi kết hợp giản đơn không có sự phân công chặt chẽ nên không phải là hành vi có tổ chức.
III. Các vi phạm tố tụng hình sự:
1. Các cơ quan tiến hành tố tụng không xác định được trang thông tin điện tử “Tuổi trẻ yêu nước nước” được lập ra ở lãnh thổ nước nào? đã đăng tải các hình ảnh như cáo trạng đưa ra vào thời gian cụ thể nào? là vi phạm khoản 1 điều 63 – BL TTHS, quy định phải chứng minh:
“Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;”
Ai là người quản trị trang thông tin điện tử “Tuổi trẻ yêu nước nước”? là vi phạm khoản 2 điều 63 – BL TTHS, quy định phải chứng minh:
“Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;”
Không xác định được trang thông tin điện tử “Tuổi trẻ yêu nước nước” có số lượt người trong nước truy cập là bao nhiêu để đánh giá mức ảnh hưởng của nó? là vi phạm khoản 4 điều 63 – BL TTHS, quy định phải chứng minh:
“Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.”
Việc đăng tải các file ảnh trên trang thông tin điện tử “Tuổi trẻ yêu nước nước” là do người quản trị trang này phải chịu trách nhiệm về việc “phổ biến, tuyên truyền” chứ không phải là trách nhiệm của Nguyễn Phương Uyên.
2. Không có chứng cứ để xác định trang thông tin điện tử “Tuổi trẻ yêu nước nước” là có thật – là vi phạm khoản 1 điều 64 “Chứng cứ” – BL TTHS, quy định:
“Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án.
3. Các cơ quan điều tra không xác định định được chứng cứ là Phương Uyên đã gửi các file ảnh từ máy tính nào (số hiệu máy tính), thời gian (ngày, tháng) nào? mà chỉ vừa duy nhất là lời khai của Phương Uyên.
4. Các biên bản hỏi cung ngày 23/11/2012 (BL 729), 09/01/2013 (BL 738) đều do các điều tra viên in từ máy vi tính để Phương Uyên ký là vi phạm khoản 1 điều 95 “Biên bản” – BL TTHS, quy định:
“Khi tiến hành các hoạt động tố tụng, bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định thống nhất.”
5. Bút lục 38 “Đề nghị xét phê chuẩn quyết định khởi tố bị can” ngày 19/10/2012 của Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An đối với Phương Uyên gửi Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An không có số, nội dung không ghi số quyết định khởi tố vụ án, số quyết định khởi tố bị can. Đây là dấu hiệu vi phạm tố tụng hình sự để hợp thức hóa hồ sơ vụ án.
IV. Các cơ sở suy đoán vô tội:
6. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và gặp Phương Uyên tôi nhận thấy Phương Uyên là nạn nhân của Nguyễn Thiện Thành, người mà Phương Uyên chưa gặp mặt bao giờ. Cơ quan an ninh điều tra không bắt được Nguyễn Thiện Thành; không xác định được tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” của Nguyễn Thiện Thành là như thế nào hay đây chỉ là cái bẫy để Nguyễn Thiện Thành gài những thanh niên sinh viên có nhiệt huyết với đất nước như Nguyễn Phương Uyên và những thanh niên sinh viên khác. Theo quan điểm của tôi vụ án Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên sẽ làm cho thanh niên sinh viên Việt Nam không dám quan tâm đến chủ quyền biển đảo Quốc gia và đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng trong xã hội; gây bất lợi cho việc bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam.
7. Bức xúc trước tệ nạn tiêu cực, tham nhũng ngày càng diễn ra phổ biến trong xã hội, nguyên nhân là do tội của không ít các cán bộ công quyền trong bộ máy nhà nước gây ra. Điều đó đã tác động đến tinh thần của Phương Uyên một sinh viên trẻ tuổi trung thực nên Phương Uyên nhìn và có phản ứng tiêu cực với bộ máy nhà nước là một tâm lý chính đáng, dễ hiểu. Các hành động xâm phạm chủ quyền và tàn sát ngư dân Việt Nam ngày càng gia tăng của nhà cầm quyền Trung Quốc trong những năm gần đây; được giáo dục trong nhà trường về trách nhiệm và tình yêu Tổ quốc là một người Việt Nam tất yếu Phương Uyên có phản ứng phản đối Trung Quốc. (điểm đ khoản 1 điều 46 – BLHS).
8. Phương Uyên đã trung thực hợp tác với Cơ quan điều tra như trang 11 của Kết luận điều tra số 01/ANĐT ngày 26/02/2013 của Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Long An. Tự nguyện giao nộp các đồ vật tại Biên bản tạm giữ đồ vật và kiểm tra tài liệu ngày 14/10/2012 (BL 752 – 755) của Cơ quan điều tra. (điểm p khoản 1 điều 46 – BLHS).
9. Phương Uyên ngày 19, 20/08/2012 có dán cờ vàng, 01 khẩu hiệu “Tàu khựa cút khỏi biển Đông”, 01 tranh biếm họa ở gần nhà thuộc địa bàn xã Hàm Trí, Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận thì đây là một vùng nông thôn nghèo, ít người biết đến, dân trí còn thấp không có ảnh hưởng đáng kể.
10. Phương Uyên bị truy tố theo điểm c khoản điều 88 BLHS: “Làm ra, tàng trữ, lưu hành…” nhưng Phương Uyên không “tàng trữ” bất cứ một tài liệu nào. Theo Biên bản tạm giữ đồ vật và kiểm tra tài liệu ngày 14/10/2012 (BL 752 – 755) các file ảnh Cơ quan điều tra có được là do phục hồi thẻ nhớ sau đó in ra giấy bắt Phương Uyên ký xác nhận.
11. Phương Uyên không có tiền án, tiền sự, chưa bị xử phạt hành chính.
12. Phương Uyên là một sinh viên tích cực tham gia các hoạt động xã hội của Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Tp.Hồ Chí Minh.
13. Được bạn bè sinh viên quý mến; là một người con ngoan của gia đình.
V. Về phần dân sự:
Biên bản tạm giữ đồ vật và kiểm tra tài liệu ngày 14/10/2012 (BL 752 – 755), Phương Uyên là người tự nguyện giao nộp đồ vật. Đề nghị Tòa trả lại cho Phương Uyên:
1. Thẻ nhớ máy ảnh hiệu Transcend HC 4GB vì không có thông tin, tài liệu liên quan vụ rải truyền đơn;
2. Thẻ nhớ điện thoại loại micro 256MB vì kết quả, máy vi tính không nhận diện được thẻ nhớ này;
3. Điện thoại di động, hiệu Nokia 6131 vì kết quả, máy vi tính không nhận diện được thẻ nhớ của điện thoại (mục 2).
VI. Kết luận:
Kính thưa Hội đồng xét xử,
Theo như Cáo trạng của Viện kiểm sát thì hành vi của Nguyễn Phương Uyên không gây ra hậu quả nào cho xã hội; không có động cơ, mục đích chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các hành vi của Nguyễn Phương Uyên chỉ là phản ánh bức xúc cá nhân trước hiện trạng của đất nước và muốn cảnh tỉnh thanh niên sinh viên về ý thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc. Các hành vi của Nguyễn Phương Uyên không cấu thành trách nhiệm hình sự vì vậy tôi đề nghị Hội đồng xét xử hãy công minh xem xét tuyên Nguyễn Phương Uyên vô tội.
Trân trọng cám ơn sự lắng nghe của các quý vị./.
Long An, ngày 16/05/2013
Người bào chữa
Luật sư Hà Huy Sơn
*****
Nguồn:


-TÔI THẤY EM...
-Trúc Hồ-


Sáng tác sau phiên tòa xử hai sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Bài hát lấy ý thơ từ một bài thơ của Hạ Huyên gởi đăng trên Blog Dân Làm Báo.
Tiếng hát của ba ca sĩ Nguyên Khang, Nguyễn Hồng Nhung, và Mai Thanh Sơn
Tặng hai sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.

http://www.youtube.com/watch?v=bulvfaYOqO4&feature=player_embedded
Hôm qua ngày 16/5/2013 tại Việt Nam, Tòa án tỉnh Long An đã diễn ra phiên tòa xử hai sinh viên yêu nước đó là Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên. Hai em đều là những thanh niên trăn trở với vận mệnh đất nước và không chấp nhận hành vi xâm lược của Trung Quốc. Họ cùng những bạn bè của mình xuống đường và lên tiếng chống lại thái độ bá quyền của Trung Quốc trên lãnh thổ Việt Nam. Họ cũng lên tiếng chống lại những bất công xã hội.

Nhưng trước tòa án của nhà cầm quyền CSVN, họ đã bị kết tội với những bản án thật nặng nề: Nguyên Kha bị kết án 8 năm tù giam, 3 năm quản chế và 2 năm tù giam nữa về một tội khác trong quá khứ bất ngờ được nêu lên; Nguyễn Phương Uyên bị kết án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế.

Nhạc phẩm Tôi Thấy Em do nhạc sĩ Trúc Hồ sáng tác sau phiên tòa xử hai sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha. Bài hát được lấy ý thơ từ một bài thơ của tác giả Hạ Huyên gởi đăng trên Blog Dân Làm Báo, do nhạc sĩ Trúc Hồ tình cờ đọc được trong khi đang tìm đọc tin tức về phiên tòa. (http://danlambaovn.blogspot.com/2013/...)

Bài hát được thâu live qua tiếng hát của ba ca sĩ Nguyên Khang, Nguyễn Hồng Nhung, và Mai Thanh Sơn. Mời các bạn cùng chia sẻ với nhạc sĩ Trúc Hồ qua sáng tác mới nhất của anh viết tặng hai sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.

https://www.facebook.com/SBTNOfficial
https://twitter.com/SBTNOfficial
https://www.youtube.com/SBTNOfficial

Tôi thấy em Thấp thoáng áo mẹ về Tà áo dài trắng mẹ may Họ không cho em mặc Nhưng em đứng đó, thẳng người, nghiêm trang Như em học trò muôn thuở hiền lành, lễ phép, nề nếp Và hiên ngang Nếp áo của mẹ, của cha, của thầy, của cô, của trường lớp Nếp áo vinh quang của quê hương bốn ngàn năm Áo hình chữ S đi suốt những chặng đường lịch sử Mà chưa hề lấm bẩn

-Son Tran
Phiên xử SV Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha
Yêu Nước chống Trung Quốc xâm lược và chống đảng cộng sản
quy chụp "chống phá nhà nước CHXHCNVN".
tại tòa án Long An ngày 16/5/2013 .

Kết thúc lúc 16h30 với hai bản án nặng nề:
- Đinh Nguyên Kha, 8 năm tù giam, 3 năm quản chế.
- Nguyễn Phương Uyên, 6 năm tù giam, 3 năm quản chế.

*
Trước Tòa hai người đã khẳng khái tố giác tập đoàn CSvn:

*Đinh Nguyên Kha:
-"Trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc - không hề chống dân tộc, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội".

*Nguyễn Phương Uyên:
-"Việc tôi làm, tôi chịu. Xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn".

************

- Đảng CSVN...THEO TÀU mất Nước:-Bắc thuộc lần thứ 5-

Tiến trình sau Hội Nghị Thành Đô 1990:
*Di dân Trung Hoa vào Việt Nam:
-Trước năm 1980, người Trung Hoa được miễn nhiễm visa (hộ chiếu) trong phạm vi miền Bắc
-Cuối năm 2008, Thủ tướng cs Nguyễn Tấn Dũng lại miễn hộ chiếu và nới rộng vùng di chuyển của ngưới Tàu đến tận Cà Mau.
*Đồng hóa tiệm tiến các dân tộc thiểu số miền Cao nguyên Trung phần:
Khống chế VN trong lãnh vực chính trị-kinh tế-quân sự qua việc kiểm soát vùng cao nguyên Trung phần VN...
*Ảnh hưởng về Văn hóa và Giáo dục...
*Xuất nhập cảng làm tê liệt các ngành sản xuất VN bằng cách tung hàng hóa với giá rẻ mạt.
Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhập siêu trong thương mại với TC...dự báo cho một sự lệ thuộc hoàn toàn của nền kinh tế Việt Nam vào TC.
MỜI ĐỌC TIẾP
-http://www.danchimviet.info/archives/75721/bac-thuoc-lan-thu-5/2013/05


Hội nghị Thành đô 1990

Hội nghị Thành đô 1990
Kể từ khi tiến chiếm miền Nam của cs Bắc Việt ngày 30/4/1975, chúng ta ngày càng thấy lộ rõ tính nô lệ Trung cộng (TC) của những người lãnh đạo đất nước. Cuộc chiến “có tiếng súng” nổ ra ở biên giới Việt-Trung ngày 17 tháng 2 năm 1979 chỉ là sự khởi đầu cho tiến trình Bắc thuộc lần thứ năm của TC. Cuộc chiến không phải chấp dứt 10 ngày sau đó, mà vẫn tiếp tục day dẳn dọc theo biên giới mãi cho đến năm 1988 qua sự quy phục hoàn toàn của cs Bắc Việt khi TC tiến chiếm quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Và cuộc chiến không tiếng súng bắt đầu.
Và hiệp ước biên giới được hai bên ký kết (theo lịnh của TC) như sau:
Cột mốc biên giới số 1116 đã được chính thức cấm vào phía Nam của Ải Nam Quan và cách ải 280 m;
Thác Bản Giốc trở thành một trung tâm du lịch do TC quản lý;
Quan trọng hơn cả là sự hiện diện của người thiểu số Tày dọc theo chiều dài biên giới Việt-Trung tới tận tỉnh Quảng Đông. Người Tày có khuynh hướng thân TC và đã được TC khuyến dụ như là một đạo quân thứ năm của TC một khi có chiến tranh xảy ra.
Thật ra, những sự kiện vừa nêu trên có thể nói là kết quả của những mật đàm từ trước, Hội nghị Thành Đô năm ngày 3 và 4 tháng 9 năm1990.
Trong quá trình lịch sử, chúng ta thấy rất rõ tham vọng chiếm đóng Việt Nam của người Hán đã xảy ra hàng ngàn năm trước và VN chịu bốn lần ách đô hộ. Và hôm nay, dưới cuộc chiến không tiếng súng, lại thêm một lần nữa, cuộc đô hộ mới đang xảy ra, thể hiện quyết định của Hội nghị Thành Đô trên.
Tại nơi nầy, Việt Nam có Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thời bấy giờ, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Phạm Văn Đồng, cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Bên Trung Cộng có Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng. Hai bên ký kết Kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Cuộc gặp mặt bí mật này không được công bố trong nước cho tới khi “bị” bật mí vào những ngày đầu năm 2013..
Ngày 5/11/1991, Đỗ Mười, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến Trung Cộng. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung – Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách quốc gia Điếu Ngư Đài, Bắc Kinh.
Tiếp theo sau, dưới thời Tổng Bí thư cs Lê Khả Phiêu, Việt Nam ký hai Hiệp định Biên giới trên bộ và phân chia vịnh Bắc Bộ với Trung Cộng. Theo báo chí “chiều phải” của Việt Nam, Việt Nam có quan hệ mật thiết “môi hở răng lạnh” với Trung Cộng. Hai nước đều do hai Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Cuối cùng, công cuộc thực hiện Bắc thuộc hoàn toàn bằng cách biến Việt Nam thành Nam Việt, một tỉnh theo quy chế tự trị phía Nam thuộc Trung Cộng… và ngôi sao thứ năm trên lá cờ TC đã xuất hiện trong các cuộc giao tiếp hòa đàm giữa TC và VN từ năm 2011… để chờ ngày chính thức công bố tự trị vào năm 2020? (Lá cờ TC với 5 ngôi sao xuất hiện lần đầu tiên truyền hình Việt Nam vào ngày 11/10/2011 nhân chuyến viếng thăm TC của Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư cs VN để xác định “16 chữ vàng” một lần nữa là: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”).
Chính quan hệ mật thiết môi hở răng lạnh của hai đảng cộng sản cộng thêm sự hèn yếu của cs Bắc Việt khiến cho tiến trình Bắc thuộc ngày càng hiện rõ thêm qua nhiều chỉ dấu từ đó đến nay:
Tiến trình Bắc thuộc lần thứ 5:
Di dân Trung Hoa vào Việt Nam
Trước năm 1980, người Trung Hoa khi vào Việt Nam được miễn nhiễm visa (hộ chiếu) và có thể di chuyển tự do trong phạm vi miền Bắc mà thôi. Cuối năm 2008, Thủ tướng cs Nguyễn Tấn Dũng lại miễn hộ chiếu và nới rộng vùng di chuyển của ngưới Tàu đến tận Cà Mau. Quyết định nầy chính là điểm mấu chốt và là điểm khởi đầu thực sự trong âm mưu Hán hóa Việt Nam của TC.
Có thể nói hiện nay, sự hiện diện của người Tàu trên khắp hang cùng ngõ hẻm của đất nước. Trong hơn 65 Khu chế xuất, Khu công nghiệp tập trung, không đâu là không thấy công nhân, quản đốc và chủ nhân người Hoa, trong lúc người lao động Việt Nam khắp nơi phải chịu cảnh thất nghiệp! Trong các nhà máy sản xuất có tính cách quốc phòng như nhà máy phát điện, nhà máy gang thép, sản xuất hóa chất công nghiệp… đâu đâu cũng có chủ nhân và công nhân người Tàu…
Ngoài 9 tỉnh địa đầu hầu như chịu ảnh hưởng của người Tàu, đường xá mang tên Tàu, hàng quán, chợ búa mang tên Tàu, thậm chí cung cách trang hoàng những ngày Tết cũng đậm nét Tàu như treo lồng đèn đỏ dọc theo các đường phố chính, chưng bày hàng hóa thực phẩm Tàu…
Trên 306.000 hecta đất cho Tàu thuê mướn trong 50 năm với giá rẻ mạt, chiếm toàn những vị trí chiến lược trọng yếu ở Bắc Việt, như căn cứ Tam Điệp là nơi Bộ Chính trị cs VN “chạy trốn” trong giai đoạn chiến tranh năm 1979!
Đồng hóa tiệm tiến các dân tộc thiểu số miền Cao nguyên Trung phần
Hiện tại, TC đã phối hợp một cách gián tiếp với người Chăm và người thiểu số ở cao nguyên Bolloven bên Lào, Cambodia và nhập nhằng tóm gọn các dân tộc Chăm và Thượng làm một, dưới danh nghĩa Fulro/Chăm để khích động nhu cầu dành lại chủ quyền của vương quốc Champa do một nhóm người Chăm bên Pháp dưới quyền lãnh đạo của một Tiến sĩ người Chăm cổ súy. Nhóm nầy cũng đã được hỗ trợ của thực dân Pháp vốn đã có nhiều quyền lợi tại vùng cao nguyên nầy hồi thời thuộc địa. Cũng cần nên biết thêm, người Thượng ở vùng cao nguyên hiện tại cũng đã được các hội thiện nguyện và tôn giáo Hoa Kỳ yểm trợ dưới danh nghĩa DEGA.
Theo tin tức được loan tải trên mạng lưới toàn cầu, họ đã hình thành tổ chức The Cham National Federation of Cambodia (CNFC) và đã được Liên Hiệp Quốc công nhận qua Department of Economic and Social Affairs (DESA) dưới quy chế tham mưu (consultative status) kề từ năm 2009.
Một tổ chức thứ hai là The Overseas Cham Unity Organization (OCUO) cũng đang xúc tiến đưa hồ sơ lên LHQ và Thụy Điển để ghi danh xin thành lập Chính phủ lưu vong Chăm (The Cham National Government In Exile). Chính phủ nầy sẽ ở ngoài lãnh thổ truyền thống của Champa là miền Trung VN, mục đích nhằm duy trì sự hiện hữu của chính phủ hoàng gia Champa trước đây. Cũng theo dự định, chính phủ nầy sẽ phác thảo bản hiến pháp và triệu tập Đại hội để bầu ra Thủ tướng và các Bộ trưởng vào nội các.
Qua các tin tức trên, chúng ta thấy rõ ràng là phải có bàn tay lông lá của TC mới thực hiện được những dự tính thành lập chính phủ lưu vong của người Chăm. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, chính phủ lưu vong ban đầu sẽ đặt trụ sở tại đảo Hải Nam (TC), nơi có một cộng đồng thiểu số người Chăm nay gọi là Utsat cư ngụ. Cộng đồng người Chăm nầy theo sử liệu đã sang tị nạn và định cư tại đây vào thời Lưu Kỳ Tông, một ông vua tiếm ngôi không phải gốc Chăm đã có một thời áp dụng chính sách cai trị hà khắc với dân tộc Chăm năm 988.
Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, dự định trên đã được hủy bỏ vì muốn tránh sự phản kháng của các thành viên LHQ khác, văn phòng chính phủ lưu vong lấy Thụy Điển làm văn phòng tạm là P.O. Box 122, SE-33523, Gnosjo, vì tại nơi nầy, cũng có một tiến sĩ người Chăm định cư nhằm tạo danh nghĩa để gây áp lực với cs Bắc Việt một khi cần thiết. Và một trụ sở khác của chính phủ lấy Cambodia làm căn cứ địa đặt tại Phnom Penh, P.O. Box 1635 Phnom Peenh 12000. (Cơ sở nầy một lần nữa bị bại lộ do đó TC phải dẹp bỏ vào năm 2012).
Sau cùng, khi “Ông Thầy đỡ đầu” người Pháp của vị tiến sĩ Chăm đan cử ở phần đầu qua đời, vị tiến sĩ nầy đi tìm chỗ dựa mới là TC và chuyển trục hoạt động về Malaysia. Nơi đây ông ta đã tổ chức một viện nghiên cứu về dân tộc Chăm, và có nhiều buổi nói chuyện về sự hình thành dân tộc Champa do một đại học ở TC đài thọ.
Vậy, câu hỏi được đặt ra là: Trung Cộng giúp người Chăm hải ngoại nhằm mục đích gì? 
Câu trả lời giản dị sẽ là TC muốn hoàn toàn khống chế VN trong lãnh vực chính trị-kinh tế-quân sự qua việc kiểm soát vùng cao nguyên Trung phần VN. Nắm được cao nguyên nầy, TC sẽ biến thành một vùng lệ thuộc như miền đất Tây Tạng năm 1959 và Tân Cương 1960. Đã nắm được yết hầu của VN rồi mặc nhiên TC có toàn khả năng khống chế lãnh đạo hiện tại của cs Bắc Việt trong mọi tình huống.
Mặt khác, nguy hiểm hơn nữa là sự hiện diện của hàng chục ngàn người Tàu dưới dạng công nhân, hay nhân viên tình báo (?) tại hai địa điểm khai thác Bauxite là Nhân Cơ ở Đăc Nông và Tân Rai ở Lâm Đồng. Sự hiện diện nầy, ngoài các yếu tố kinh tế, và quân sự, còn là một chiến lược đồng hóa người địa phương và thiểu số bằng những cuộc hôn nhân dị chủng để… vài chục năm sau, những nơi nầy sẽ có những người “thiểu số mới”…. đứng lên đòi tự trị theo tinh thần của Nghị quyết Dân tộc bản địa của LHQ?
Ảnh hưởng về Văn hóa và Giáo dục
Trung Cộng cũng có âm mưu gây ảnh hưởng về văn hóa. Điều nầy đã bàng bạc thể hiện qua nhiều lễ hội có tính cách văn hóa xen lẫn y phục, lời ca, điệu múa Trung Hoa. Cung cách cấu trúc, bài trí các vở kịch cũng đầy máu sắc và kịch tính Tàu. Những ảnh hưởng trên thể hiện ra sau khi bình thường hóa quan hệ, cho phép các loại hình văn hóa của Trung Cộng được xuất bản rộng rãi tại Việt Nam. Rất nhiều các loại phim TC được dịch và trình chiếu tại các đài truyền hình Trung Ương và địa phương ở Việt Nam.
Một khía cạnh quan trọng khác là cách đây hơn 3 năm, TC lại thành lập một Cục giáo dục tiếng Hoa cho người ngoại quốc. Họ đã đào tạo giáo viên sinh ngữ từ bậc tiểu học. Từ năm 2010, họ đã bắt đầu cung cấp giáo viên qua việt Nam để giảng dạy tiếng quan thoại. Đây cũng là một âm mưu lâu dài nhằm đem tiếng Hoa vào trong hệ thống giáo dục VN, chuẩn bị cho công cuộc Bắc thuôc toàn diện.
Xuất nhập cảng làm tê liệt các ngành sản xuất VN bằng cách tung hàng hóa  với giá rẻ mạt.
Trong một chuyến viếng thăm TC của Tổng Bí thư cs Nông Đức Mạnh tháng 5/2008, hai bên quyết tâm và “nhất trí” phát triển hai chiều theo “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”.
Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Trung – Việt được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700 lần. TC đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Việt Nam. Lợi ích thương mại song phương mang lại cho hai nước là điều dễ dàng nhìn thấy. Nhưng cùng với thương mại song phương liên tục tăng trưởng, vấn đề mất cân bằng trong thương mại giữa hai nước đã ngày càng bộc lộ. Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhập siêu trong thương mại với TC.
Cũng cần nên nói thêm là TC còn xuất sang Việt Nam nhiều hàng hóa trong lĩnh vực thực phẩm, tiêu dùng với nhiều sản phẩm có tẩm, ướp, bảo quản, chế biến, sản xuất bằng các loại hóa chất độc hại, bằng công nghệ gây hại mà thị trường TC đã tẩy chay khi phanh phui ra các vụ bê bối thực phẩm như các loại hoa quả, thực phẩm, xí muội, ô mai, nước tương, sữa, trứng gà…, ngoài ra còn có đồ chơi trẻ em có chứa chì, dày dép, đồ điện tử độc hại, bạo lực, kích dục, chứa chất nổ, dễ gây thương tích, ảnh hưởng đến nòi giống, sinh sản….
TC cũng xuất sang Việt Nam các giống cây trồng, vật nuôi có nguy cơ gây hại đến các giống loài bản địa, gây hại đến nông nghiệp của nước sở tại như ốc bươu vàng, đỉa trâu, sâu, nhộng, trùng cho chim cảnh, rùa tai đỏ và một số giống vật nuôi nguy hiểm khác…. điều đáng lưu ý là những sản phẩm này tràn lan trên thị trường Việt Nam, không thể kiểm soát được và người tiêu dùng Việt Nam đang dùng hàng ngày do giá rẻ và không phân biệt được thật giả, phẩm chất hay xuất xứ.
Về phần Việt Nam, hàng hóa xuất cảng sang TC của Việt Nam chánh yếu là dầu thô (năm 2009 xuất trên 8 triệu tấn dầu thô), than đá và một số nông sản và hầu hết các loại rau đậu, ngô khoai…Đối lại VN nhập cảng từ TC các mặt hàng như: máy móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận tải, bông vải, máy móc cho kỹ nghệ dệt, da giày, phân bón và sản phẩm, máy móc dùng trong nông nghiệp, và hàng tiêu dùng. Chì tính cho năm 2009, riêng hàng nhập khẩu từ TC chiếm tới 80% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam.
Điểm sau cùng cũng cần nêu ra đây là vấn đề trúng thầu của các doanh nghiệp TC trong các dự án có tầm vóc quốc gia của Việt Nam mà báo chí trong nước vẫn đưa lên gần đây. Đa số các dự án lớn đấu thầu công khai thì đều lọt vào tay nhà thầu TC do giá đấu thầu của họ rất rẻ. Vấn đề tham gia của TC trong các dự án nhạy cảm, như trồng rừng ở biên giới, dự bán Bauxite trên cao nguyên Trung phần Việt Nam, các dự án Nhiệt điện ở khắp nơi từ Hải Phòng cho đến Cà Mau. Nguồn vốn cho vay của TC ngày càng tăng chiếm hầu hết tổng lượng vốn vay của Việt Nam, dự báo cho một sự lệ thuộc hoàn toàn của nền kinh tế Việt Nam vào TC.
Tóm lại, TC dùng đủ mọi thủ đoạn để xuất cảng hàng hóa, vật dụng, thực phẩm chứa hóa chất độc hại nhằm… ngoài việc làm tê liệt kinh tế VN bằng cách triệt tiêu các kỹ nghệ nội địa của VN, còn làm hủy diệt sức đề kháng chống ngoại xâm của các thế hệ thanh niên sau nầy của VN qua kinh nghiệm ngàn năm giữ nước của dân tộc Việt.
Thay lời kết
Đã hơn 38 năm qua từ ngày lìa xa Đất và Nước, hơn lúc nào hết, âm mưu Bắc thuộc lần thứ 5 của Trung Cộng lại hiện rõ trong lúc nầy. Chúng ta còn nhớ, ngay sau khi Liên Sô sụp đổ năm 1991, CS Bắc Việt mới quay về thuần phục TC.
Và kể từ đó, trước mặt TC, đảng CSVN mới cam tâm ký hai hiệp ước nhượng đất và nhượng biển cho Trung Cộng. Thứ nhất là “Hiệp ước về biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Cộng” ngày 30-12-1999 (mất ải Nam Quan và thác Bản Giốc), và thứ hai là “Hiệp ước phân định lãnh hải” ngày 25-12-2000 (mất khoảng 10,000 Km2 mặt biển vùng Vịnh Bắc Việt).
Câu chuyện Tam Sa gồm Hoàng Sa và một số đảo Trường Sa cũng chỉ là kết luận “tất yếu” của tiến trình dâng đất và dâng biển cho TC mà thôi.
Qua những sự kiện vừa liệt kê trên đây, chúng ta thấy rõ ràng ÂM MƯU THÔN TÍNH Việt Nam của TC cũng như lý tính thuần phục của đảng cs Việt Nam hiện tại.
Đất Nước là Đất Nước của chung, của cả dân tộc. Từ người lãnh đạo quản lý Đất Nước cho đến người dân cùng đinh trong xã hội cần phải được dự phần và chia sẻ trách nhiệm chứ đâu có phải là độc quyền của đảng.
Tóm lại, cho đến ngày hôm nay, có thể nói qua những phân tích trên đây, mọi hành xử của đảng CS Bắc Việt đều do CS TC điều khiển từ xa. Việt Nam hoàn toàn không có khả năng quyết định vận mệnh của đất nước mình nếu không có sự “góp ý” của TC.
Hiện tại, 16 chữ vàng và 4 tốt trên đã được Trung Tướng CS Ngô Xuân Lịch, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị cùng phái đoàn 11 tướng lãnh cao cấp khác cam kết và xác định thêm một lần nữa trước Thái thú Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Hoa là: “Quân đội hai nước sẽ gương mẫu thực hiện thỏa thuận giữa hai Đảng bằng đối thoại”.
Chưa bao giờ đất nước Việt có một tập đoàn lãnh đạo hèn với giặc và ác với dân như hiện tại!
Nhìn lại lịch sử trong quá khứ, vào năm 1428, Vua Lê Lợi lên ngôi sau 10 năm kháng chiến đau thương và gian khổ để:
“Đại cáo Bình Ngô lưng cung nỏ,
Giang sơn thu lại chỉ mười năm” .
Đó là giang sơn Đại Việt thời xưa!
Và vào thời cận đại, Cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du để phục quốc đã phải thốt lên: “Phát cây bụi lá gai góc, khó nhọc để mở ra thế giới này, không phải là tay chân của hàng nghìn vạn người chúng ta chăng? Sớm chuyên chở, chiều chuyên chở đất cát để lấp kín khe núi kia, không phải là máu mỡ mồ hôi của tổ tiên hàng nghìn vạn người chúng ta chăng? Tổ tiên ta đem nước để lại cho con cháu. Ta là con cháu, ta nhận nước ở tổ tiên ta. Nước vốn là gia tài của dân ta”.
Và Cụ viết tiếp: “Sau khi đã duy tân rồi thì dân trí sẽ được mở mang, dân khí sẽ lớn mạnh, dân quyền sẽ phát đạt, vận mệnh nước ta do dân ta nắm giữ. Giữa đô thành, nước ta đặt một toà nghị viện lớn. Bao nhiêu việc chính trị đều do công chúng quyết định. Thượng nghị viện phải đợi trung nghị viện đồng ý, trung nghị viện phải đợi hạ nghị viện đồng ý mới được thi hành. Hạ nghị viện là nơi đa số dân chúng có quyền tài phán việc của trung nghị viện và thượng nghị viện. Phàm là dân nước ta, không cứ sang hèn, giàu nghèo, lớn bé đều có quyền bỏ phiếu bầu cử. Trên là vua nên để hay truất, dưới là quan nên thăng hay giáng”.
Lời người xưa còn đó!
Bao giờ giang sơn Đại Việt “mới” sẽ được lấy lại từ tay CS Bắc Việt?
Ngày Quốc Hận 2013
© Mai Thanh Truyết




-  Hai sinh viên Việt chống Trung Quốc bị án tù về tội "chống nhà nước"

Ngày hôm nay 16/05/2013, trong một phiên tòa vừa kết thúc sau một ngày xét xử, tòa án tỉnh Long An đã kết án sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 21 tuổi, 6 năm tù và 3 năm quản chế, và sinh viên Đinh Nguyên Kha, 25 tuổi, 8 năm tù, cùng 3 năm quản chế. Hai người bị cáo bị buộc tội « tuyên truyền chống Nhà nước ».


Phiên tòa xét xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã được mở ra hôm nay, sau thời gian điều tra kéo dài hơn nửa năm. Chị Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học công nghiệp thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh và anh Đinh Nguyên Kha, sinh viên Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, bị bắt vào hồi tháng 10/2012, vì hành động rải truyền đơn với nội dung phản đối Trung Quốc xâm lược biển Đông và lên án nạn tham nhũng và các bất công trong xã hội Việt Nam.
Hình phạt mà tòa án tỉnh Long An đưa ra trong phiên tòa hôm nay đối với hai bị cáo là nằm trong các đề nghị trước đó của Viện kiểm sát trong bản cáo trạng, từ 8 đến 10 năm tù đối với anh Đinh Nguyên Kha và từ 5 đến 7 năm đối với chị Nguyễn Phương Uyên. 
AFP cho biết, trong một văn bản không chính thức được những người ủng hộ truyền đi trên mạng internet, thì sinh viên Nguyễn Phương Uyên khẳng định những hành động mà cô đã làm là do « lòng yêu nước » ; Phương Uyên tuyên bố vô tội và yêu cầu tòa án bãi bỏ các cáo buộc trong cáo trạng. Yêu cầu của AFP được tham dự để tường thuật phiên tòa kể trên đã bị chính quyền Việt Nam từ chối. 
Vụ án xét xử Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha được giới bloggers tại Việt Nam đặc biệt chú ý. Một số trang mạng « lề trái » theo sát cập nhật các diễn biến phiên tòa. Vẫn theo AFP, luật sư của Nguyễn Phương Uyên cho biết thân chủ của ông và bị cáo Đinh Nguyên Kha khẳng định họ hành động như vậy vì lòng yêu nước, và không muốn rằng những việc làm này bị coi là hành động « tuyên truyền chống nhà nước ».
Theo một số nguồn tin tại chỗ, mặc dù phiên tòa tuyên bố là « công khai », thế nhưng nhiều người vẫn bị ngăn không được vào tham dự. Đã xẩy ra một số vụ công an giữ người đến dự phiên tòa. Trả lời RFI, blogger Huỳnh Công Thuận cho biết 5 người bị giữ tại đồn công an phường 1 (Long An), trong đó có ông, hiện đã được thả, người duy nhất chưa ra là bà Bùi Thị Minh Hằng.
Blogger Huỳnh Công Thuận
16/05/2013
Theo ông Brad Adams, giám đốc Châu Á của HRW, « việc xét xử các công dân vì tội phân phát truyền đơn chỉ trích chính quyền là điều kỳ quặc », ông khẳng định Việt Nam cần phải ngừng sử dụng tòa án để kết tội những người bất đồng chính kiến. Theo một số nhà bảo vệ nhân quyền, chỉ riêng từ đầu năm đến nay, đã có 38 blogger và người đấu tranh cho dân chủ bị chính quyền bắt giam. 
Về phiên tòa xử hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, mời quý vị theo dõi các nhận định của luật sư Nguyễn Thanh Lương, người bào chữa cho chị Nguyễn Phương Uyên trong phần phỏng vấn.


-TUỔI TRẺ DẤN THÂN*

"Cánh hoa thơ vút trời cao

Trong cơn bão lửa Phương lao vào đời

Mảnh mai trong gió chơi vơi

Tinh thần quật khởi ngang trời hùng anh

Dấn thân tuổi trẻ đồng hành

Cuốn theo cơn lốc xây thành hờn căm."

-Hùng Sơn-

-- Trịnh Hội: Xã hội công dân (VOA’s blog).
- QUYỀN IM LẶNG (Thùy Linh).- Báo chí ném đá Nguyễn Phương Uyên (Trương Duy Nhất). – Tính chính danh xảo trá (DLB). - Phản ứng trước những lời buộc tội SV Nguyễn Phương Uyên (RFA).
- Hạ Đình Nguyên: NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN, TÔI CÓ THỂ LÀM GÌ CHO EM? (viet-studies/ Ba Sàm). – HẺM “BUÔN” CHUYỆN (KỲ 34): Điện xăng tăng giá…trí thức xuống giá (Nhật Tuấn).
- Suy ngẫm từ hành vi của công dân Nguyễn Phương Uyên (ND). - Người Buôn Gió: Chúng ta đều ở trong rọ (Ba Sàm).- “Việt Nam tôi đâu?” – Án tù cho nghệ sĩ (RFA). – Những con ma không mặt nạ (DLB).
Phản biện các "chuyên gia kinh tế" thuộc "thế lực thù địch": Không "tô hồng", "bôi đen" bức tranh kinh tế (QĐND 4-11-12)Thực chất những thứ gọi là “bị can đã nhận tội và xin khoan hồng” (BVN). – Giả mạo Kiến nghị(BVN). – Lấy Mỡ Nó Rán Nó (Sống Magazine).

- Vụ Nguyễn Phương Uyên: Tôi vẫn tin ở cô bé (J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
- Ông Nguyễn Văn Thương, cha của Nguyễn Thiện Thành: ‘Con tôi không móc nối Phương Uyên’(BBC). - Về blogger Nguyễn Thiện Nhân: Blogger kêu gọi đa đảng có thể bị tù (Người Việt). Một thanh niên đang bị công an CSVN tại tỉnh Bình Dương quản thúc và có thể bị kết án tù chỉ vì kêu gọi đa nguyên đa đảng và phổ biến quan điểm của mình trên Internet.

Tội phạm tham nhũng chịu mức phạt nhẹ nhờ nhân thân tốt (SGTT 3-11-12) -- Ôi, nhân thân! Lại nhân thân!


Những ảnh hưởng ngầm phía sau những kiến nghị (RFA 4-11-12)  - Phạm Lê Vương Các:Giới trẻ trong cuộc chơi chính trị (BBC).
- Việt Khang và Ðỗ Trung Quân (Người Việt).
- Bắt 2 đối tượng chống phá nhà nước (LĐ). – Lê Diễn Đức: Trò dàn dựng “nhận tội, xin khoan hồng” cũ rích hoàn toàn bị phá sản – Song Chi: Khi đã không chính danh thì chẳng có cái gì họ không dám làm (RFA’s blog). --Mặc Nhiên – Mấy Dòng Thơ Gửi Trần Huỳnh Duy Thức Và Nguyễn Phương Uyên (Dân Luận).
- Nhớ Huỳnh Văn Đông (Người Buôn Gió). - Dư luận trong nước về giải nhân quyền năm 2012 (RFA).

- Phạm Đình Trọng: Cần lên tiếng tiếp về vụ Phương Uyên (BVN). – Giang Nam Lãng Tử: Vĩ thanh sớm vụ…Nguyễn Phương Uyên (BVN).

- Đinh Nguyên Kha đã “thử nghiệm gây nổ” như thế nào (DLB).

- Ba phụ nữ VN được trao giải nhân quyền 2012 (RFA). Đó là 3 cô: Phạm Thanh Nghiên, Tạ Phong Tần và Huỳnh Thục Vy. - THƯ PHẢN ĐỐI CỦA ÔNG HỒ NGỌC NHUẬN & Mail của TS Lê Văn Tâm và GS Hoàng Tụy (Người Lót Gạch).
- Lại phản hồi của độc giả Nguyễn Thành Nam (Nguyễn Tường Thụy). - Vẫn một điệp khúc cũ lỗi thời(DLB).

- Triệu con tim của nhạc sĩ Trúc Hồ (RFA).
- Nguyễn Phương Uyên đã khai gì? (NLĐ).
(NLĐO) - Tại cơ quan an ninh điều tra, Nguyễn Phương Uyên khai nhận do khó khăn về kinh tế nên làm theo chỉ đạo của Nguyễn Thiện Thành nhằm được đối tượng này cho máy laptop, ĐTDĐ và hỗ trợ tiền cho việc học!

Nguyễn Phương Uyên (SN 1992, thường trú tại huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, tạm trú Tân Phú – TPHCM) bị bắt vào ngày 14-10. Trước khi bị bắt, Uyên là sinh viên năm thứ ba hệ cao đẳng Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TPHCM.

Theo bản tự khai của đối tượng Uyên, mục đích của việc dán cờ 3 sọc, truyền đơn với nội dung chống phá và tranh biếm họa rồi chụp đưa lên mạng Internet là nhằm làm cho công an từ "cấp lớn đên cấp bé hoảng loạn đi điều tra"!


Đối tượng Nguyễn Phương Uyên (ảnh cắt từ clip)

Sau khi thực hiện xong việc dán truyền đơn chống phá, Uyên đọc lại cho Nguyễn Thiện Thành (đối tượng phản động trong tổ chức "Tuổi trẻ yêu nước" đã bị cơ quan ANĐT Công an TPHCM truy nã trước đó) ghi âm và gửi tổng cộng 20 ảnh. Sau đó, Thành đăng 10 ảnh trên trang mạng "Tuổi trẻ yêu nước". Uyên quen Thành vào tháng 5-2012.

Cũng tại bản nhận tội khai trước cơ quan ANĐT, đối tượng Nguyễn Phương Uyên, thừa nhận: "Bản thân tôi nhận thấy việc mình làm đã vi phạm pháp luật nhà nước Việt Nam, chống lại Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước CHXHCN Việt Nam. Hành vi của tôi đã giúp cho tổ chức phản động chống đảng, nhà nước".


"Do trong thời gian đó, tôi gặp khó khăn về mặt kinh tế, gia đình có nhiều chuyện xảy ra nên những việc làm này đều nhằm mục đích lấy lòng tên Nguyễn Thiện Thành để hắn cho máy laptop, điện thoại di động và hỗ trợ học (tiền, công việc). Sau việc làm này, tôi rất ân hận và thành thật nhận tội đã gây ra. Mong rằng nhà nước, Đảng sẽ khoan hồng, tha thứ, tạo điều kiện cho tôi với mức án nhẹ nhất để tôi tiếp tục công việc học hành trờ thành người công dân hữu ích cho đất nước. Tôi mong sẽ được chuộc lỗi lầm của mình".
 – Video: Nguyễn Phương Uyên đã khai gì? (Youtube). – Tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” âm mưu đặt bom khủng bố (TP).






- Khởi tố 2 đối tượng về hành vi chống Nhà nước (TT 3-11-12) - Thật tình, ai là mối nguy lớn hơn cho sự bền vững của chế độ: Phương Uyên hay Đồng chí X? [câu hỏi thật hay !! hay là chiêu dùng bé Uyên đánh lạc hướng dư luận ra khỏi đồng chí X]

Khẳng định của GS Hoàng Tụy về một bức thư giả mạo có tên ông (Bức thư thật, mà viet-studies đã đăng, là thư này: Thư ngỏ gửi Chủ tịch Nước về việc sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt giữ)

Tối nay 3/10/2012 tôi được biết có bức thư giả mạo nói là của 74 người trong đó có tên tôi, và nhiều bạn khác, gửi Chủ Tịch Nước. Tôi xin khẳng định tính chất giả mạo của bức thư đó, và tuyên bố rõ tôi không hề ký tên vào một bức thư nào gửi Chủ Tich Nước sau bức thư ngày 30/10/2012, mà tôi đã cùng ký tên với 143 vị khác. Tôi không thấy có lý do gì để phủ nhận nội dung bức thư này, nó đã được viết và được ký với tinh thần trách nhiệm công dân trước tình hinh tham nhũng và độc tài, phản dân hại nước đang ngày càng trầm trọng.

Hoàng Tụy
Bức thư giả mạo là thư này

Vụ sinh viên Nguyễn Phương Uyên: Phát tán truyền đơn tuyên truyền chống nhà nước (PLTP 3-11-12) -- Nữ sinh bị điều tra tội chống nhà nước (VnEx 3-11-12) -
- Phương Uyên bị khởi tố hình sự (BBC). - Nữ sinh bị điều tra tội chống nhà nước (VNE). - Họp báo về vụ bắt giữ Nguyễn Phương Uyên (TN). - Khởi tố Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vì chống phá … (GDVN). – Khởi tố, bắt tạm giam hai đối tượng tuyên truyền chống Nhà nước (ND). 
-
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=pW5JXje7xHQ
-
- Cú trả đòn của công an và chuyên án tự tạo để bôi đen Nguyễn Phương Uyên của an ninh (DLB). 


Tâm thư cảm ơn gởi các vị Nhân sỹ trí thức đã vận động cho bạn Nguyễn Phương Uyên và thông báo khẩn của sinh viên
Bauxite Việt Nam nhận được bức tâm thư dưới đây ký tên Đại diện lớp 10CDTP1 do một độc giả gửi tới. Đọc kỹ nội dung thì lời lẽ chân thành, đúng mực, đáng cho ta tin cậy, trong tình cảnh khó khăn của một lớp học đang bị o ép nhiều mặt, người viết vẫn giữ được niềm tin trong sáng vào người bạn cùng lớp bị bắt đi một cách bí ẩn – một phẩm chất cực kỳ đáng quý của tuổi trẻ – cũng như rất vững vàng tỉnh táo trong việc lựa chọn hoài bão “thương yêu giống nòi” làm mục tiêu phấn đấu lớn nhất của thế hệ mình. Bởi thế, dù chưa có điều kiện rà soát kỹ xuất xứ, chúng tôi xin trân trọng đăng lên để một lần nữa bày tỏ sự chia sẻ và đồng tình với toàn thể các bạn sinh viên Lớp 10CDTP1 Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM đã nhanh chóng viết bức thư chung gửi lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ngày 20.10. 2012 xin sớm có biện pháp trả lại tự do cho sinh viên Nguyễn Phương Uyên. “Lòng tự trọng” của các em không chờ rao giảng, đã thể hiện hùng hồn qua việc làm nghiêm túc ấy.
Bauxite Việt Nam 

Kính thưa quý bác, cô chú nhân sỹ trí thức,
Chúng cháu những sinh viên của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm chân thành cảm ơn các vị nhân sỹ trí thức đã đứng cùng chúng cháu, hậu thuẫn những đề nghị chính đáng của tập thể sinh viên lớp 10CDTP1, lên tiếng để bảo vệ cũng như yêu cầu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang can thiệp để trả tự do ngay cho bạn Nguyễn Phương Uyên.
Sau khi bức thư chúng cháu viết cho bác Chủ tịch nước được gởi đi, cho đến nay vẫn không có hồi đáp gì. Thật sự chúng cháu rất là buồn. Chúng cháu còn quá trẻ, trên đường đời nhiều cam go không có đủ kinh nghiệm ngoài trái tim nóng bỏng của tuổi trẻ và lòng yêu nước thiết tha. Vì thế chúng cháu rất vui mừng khi thấy 157 vị nhân sỹ trí thức, trong đó đặc biệt là giáo sư Ngô Bảo Châu, người mà giới sinh viên chúng cháu xem là thần tượng và là mục tiêu phấn đấu trên con đường học hành, đã đồng hành và cất tiếng nói cùng chúng cháu [xem:http://www.boxitvn.net/bai/42334].
Lá thư khẩn của quý bác, cô chú gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã giúp cho chúng cháu cảm thấy tự tin hơn vì biết rằng trên con đường gian nan và vào những giây phút khó khăn này, bên cạnh chúng cháu đã có các bậc cha anh nâng đỡ khi chúng cháu vấp ngã. Hơn ai hết chúng cháu hiểu được tình thương yêu và nâng đỡ của thế hệ đi trước dành cho chúng cháu, dành cho hoài bão trong sáng của thế hệ trẻ, của các thanh niên sinh viên đang tiếp tục nối bước cha anh góp phần vào việc bảo vệ đất nước và xây dựng quê hương theo đúng khát vọng chung của dân tộc.
Nhân dịp này, chúng cháu xin cảm ơn quý bác, cô chú, các anh chị đã hết lòng hỗ trợ, lên tiếng, bày tỏ quan điểm ủng hộ lòng yêu nước của bạn Nguyễn Phương Uyên cũng như đã an ủi, khuyến khích chúng cháu để chúng cháu có đủ tinh thần vừa phải học hành, vừa phải lo cho bạn đang bị bắt giữ và vừa phải đối đầu với những khó khăn chồng chất chỉ vì thương mến bạn Phương Uyên và thương yêu giống nòi.
Chúng cháu xin hứa sẽ giữ vững truyền thống hào hùng của tổ tiên, của những vị anh hùng dân tộc cứu nước và dựng nước mà nhờ vào đó mà chúng cháu đã ngẩng cao đầu để luôn tự hào chúng cháu là người Việt Nam.
Xin cho chúng cháu gởi lời chúc sức khỏe và lòng biết ơn sâu sắc.
Đại diện lớp 10CDTP1 
*
Chúng cháu cũng xin được thông tin khẩn đến với mọi người: 
Sau khi bức thư gởi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang được soạn từ trong Trường đại học CNTP, thì áp lực từ phía nhà trường, và từ phía chính quyền luôn giám sát mọi động tĩnh của sinh viên chúng cháu.
Vào chiều hôm nay ngày 2/11/2011 một số cán bộ đã đến làm việc với 4 lớp CNTP đặc biệt là lớp 10CDTP1 mà chúng em và Phương Uyên theo học.
Phái đoàn gồm có:
+ Thành đoàn TPHCM
+ Phòng công tác học sinh sinh viên ĐHCNTP
+ Trưởng khoa CNTP
+ Bí thư đoàn trường
+ Bí Thư đoàn khoa, và một số thầy cô.
Phái đoàn đã đến tận lớp để thông báo việc bạn Nguyễn Phương Uyên và theo các cán bộ thì Phương Uyên bị bắt là do có hành vi rải truyền đơn chống lại đảng cộng sản, chứ không phải truyền đơn chống Trung Quốc như bức thư của sinh viên gởi Chủ tịch nước.
Họ đã tạo áp lực và yêu cầu những sinh viên có tên trong danh sách ký tên gởi thư cho Chủ tịch nước mỗi người phải viết cam kết là không có viết lá thư gởi cho Chủ tịch nước và không có ký tên. Xong rồi nộp lại cho nhà trường, nhà trường sẽ cử đại diện giao lại các bản cam kết đó cho Chủ tịch nước.
Thầy giáo chủ nhiệm lớp 10cdtp1 là thầy Trần Quyết Thắng (thangtq@cntp.edu.vn) (hiện đang làm giảng viên bên Khoa CN Thực phẩm) đã bị cắt điểm thi đua và bị kỷ luật về mặt đảng vì vụ bạn Uyên.
Hiện giờ nhà trường kèm cặp và tạo áp lực với sinh viên, xung quanh các hàng quán đều có công an thường phục theo dõi động tĩnh từ phía sinh viên.
Đại diện lớp 10CDTP1


-Thư khẩn của GS Tương Lai về tư liệu giả mạo đang lưu truyền trên mang

Thư khẩn của GS Tương Lai về tư liệu giả mạo đang lưu truyền trên mạng

Kính gửi các anh chị, các vị đã ký tên vào THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC NGÀY 30.10.2012 VỀ VỤ CÔNG AN BẮT GIỮ CHÁU PHƯƠNG UYÊN TRÁI PHÁP LUẬT,

Vừa qua tôi nhận được email của một người bạn cho biết là trên mạng hiện lan truyền một tư liệu GIẢ MẠO THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC của chúng ta, đứng tên 74 người trong số những người đã ký tên vào THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC NGÀY 30.10.2012 nhằm xuyên tạc nội dung của bức thư nói trên [ tôi xin đính kèm bức thư giả mạo nói trên trong file đính kèm, và để nhận ra những nội dung xuyên tạc một cách bỉ ổi và lố bịch của kẻ làm nên sản phẩm giả mạo nói trên, tôi sơ bộ bôi vàng những chỗ xuyên tạc và thêm bớt trắng trợn vào nội dung bức thư của chúng ta để thuận tiện cho các anh chị và các vị nhân biết].
Tôi đề nghị NHỮNG NGƯỜI BỊ GHI TÊN VÀO BỨC THƯ GIẢ MẠO NÓI TRÊN, NẾU CÓ ĐIỀU KIỆN THÌ LÊN TIẾNG PHẢN ĐỐI THỦ ĐOẠN XẤU XA NÓI TRÊN. Nếu thấy cần thiết, xin đề nghị quý anh chị và các vị gửi đến các địa chỉ sau đây, BAUXIT1 VIETNAM", "NGƯỜI LÓT GẠCH" VÀ "VIETSTUDIES, là nhữngnơi đã đưa tin chính thức về THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC CỦA CHÚNG TA . Tôi trân trọng đề nghị "BAUXIT1 VIETNAM", "NGƯỜI LÓT GẠCH" VÀ "VIETSTUDIES" đưa tin rộng rãi càng sớm càng tốt nhằm giúp công luận tránh bị lừa bởi bứcTHƯ GIẢ MẠO nói trên.
Thân kính,

Tương Lai


Đính kèm:






THƯ GIẢ MẠO

THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC





CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Kính gửi Chủ tịch Nước


Sau khi đọc thư của các cháu sinh viên Trường Đại học Công Nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh gửi Chủ tịch Nước ngày 20.10. 2012 và nhằm hậu thuẫn cho đề nghị của sinh viên. Tôiđại diện cho những trí thức Việt Nam trong và ngoài nước từng bức xúc trước thời cuộc, tôi từng ký tên vào Thư Ngỏ ngày 18.8.2011, trong đó đã "kiến nghị khẩn trương xây dựng luật biểu tình (như Thủ tướng đã nêu ra) và cho rằng chính quyền nước ta cùng với ý thức làm chủ của nhân dân ta hoàn toàn có đủ khả năng bảo đảm các cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lược, bành trướng của Trung Quốc diễn ra ôn hòa, trật tự, đúng mục đích; chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước, xin trân trọng kính gửi đến Chủ tịch Nước những ý kiến và kiến nghị sau đây :
Vừa qua, theo dõi thông tin trên mạng, lúc đầu tôi hết sức bức xúc về tin nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, trường Đại học Công nghiệp thực phẩm, bị công an bắt. Bạn học của Phương Uyên cho biết khi Công an tràn vào phòng trọ bắt cô hôm 14/10 chỉ nói lý do là "để điều tra về các truyền đơn chống Trung Quốc". Công an thừa nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên và nhận lỗi rằng thông báo chậm trễ dù trước đó họ phủ nhận. Tức là sau 10 ngày kể từ khi sinh viên này bị bắt, vào ngày 14/10 gia đình Phương Uyên chính thức nhận được thông báo của công an tỉnh Long An về việc bắt giữ người để điều tra về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88”.
Thông tin mạng lề trái nói rằng, Phương Uyên, Ủy viên Ban chấp hành Chi đoàn Thanh niên Lớp 10CDTP1 của Trường ĐHCNTP TPHCM là "một người bạn tốt, hiền ngoan và học giỏi rất năng động trong những hoạt động của trường lớp và hòa đồng với bạn bè.... nghe nói là bạn Uyên có làm bốn câu thơ gì đó chống Trung Quốc... Mẹ của Phương Uyên thì khi trả lời một số báo đài hải ngoại với sự hướng giẫn của một số nhân vật chống đối nhà nước Việt Nam, bà nói : “Theo lời thuật lại của cháu Phương ở chung phòng với nó nói là Uyên bị bắt vì làm bốn câu thơ chống Trung Quốc. Nói vậy chứ không biết rõ ràng, nhưng thực chất cháu Uyên ghét Trung Quốc thì khi tôi lên công an phường Tây Thạnh thì tôi mới biết. Người ta kể lại là cháu Uyên trả lời mấy chú công an là nó rất ghét Trung Quốc. Nếu như cháu Uyên ghét TQ thì tôi nghĩ nó không sai trái gì hết.
Qua thông tin mạng và điều tra tôi đã hiểu rõ vấn đề, không như thông tin mạng ban đầu. Cụ thể Nguyễn Phương Uyên đã cùng một nhóm người, nhận tiền và làm theo chỉ đạo của bọn “ngông cuồng lưu vong” vào rạng sáng ngày 10/10/2012 Phương Uyên cùng một người bạn đã tiến hành rãi truyền đơn mở bằng hộp tự động chế “hẹn giờ”, tự động bung ra trên cầu Vượt  An Sương, đoạn quốc lộ 1 A – Trường Chinh – Sài gòn. Nội dung  kích động, tuyên truyền xuyên tạc, nói xấu Đảng, nhà nước Việt Nam, viết khẩu hiệu, vẽ cờ 3 sọc đỏ trên tiền giấy Việt Nam. Lợi dụng việc lên án hành động Trung Quốc xâm chiếm Hoàng sa, Trường sa để kêu gọi đồng bào đứng lên kích động lật đổ đảng CSVN, thể chế chính trị Việt Nam thì các cháu thật ấu trí và bị xử lý hình sự, bắt giam là đương nhiên. Nhà nước Việt Nam đang khép lại quá khứ, hướng tới tương lai. Kể cả một số tổ chức trước đây có những hoạt động chống lại nhà nước Việt Nam như “Đảng Nhân dân hành động”, “đảng DCVN”, “Tập Hợp dân chủ đa nguyên” nay cũng đã thức tỉnh, quay về với Việt Nam. Chính việc tô vẽ cái lá cờ vàng 3 sọc đỏ đã làm khó lành vết thương chiến tranh, tình cảm đồng bào dân tộc không hàn gắn nổi, việc hòa giải hòa hợp dân tộc còn rất nhiều khó khăn. Lá cờ vàng 3 sọc đỏ cần phải cho vào quên lãng, xin đưa nhận xét của ông Nguyễn Gia Kiểng (Tập hợp dân chủ đa nguyên) để minh chứng “ tổ chức Hải ngoại liên quan tới chống đối chính quyền Việt Nam như QLVNCH, Việt Tân, Cao Trào Nhân Bản… không làm được gì. Lý do tại sao? Vì vẫn mãi cực đoan bảo thủ lợi dụng, ôm mãi khư khư cái “Cờ vàng 3 sọc đỏ” làm biểu tượng để lợi dụng nó trong hoạt động cho mình, không đúng với ý nghĩa của đấu tranh dân chủ, lá cờ vàng3 sọc đỏ là biểu tượng của thứ dân chủ giả dối và bệnh hoạn của một chế độ bạc nhược đã thất bại và đầu hàng” (NGK)
Ngày Quốc Khánh 2 tháng 9 chủ tịch nước đã căn dặn: “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc. Hổ thẹn không phải để bạc nhược, mất ý chí mà để vươn lên gấp hai, gấp ba, để tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát triển và trường tồn mãi mãi.”  Vậy mà, nhiều bạn trẻ nói chung và Phương Uyên nói riêng đã không tự soi mình, lại đi làm tay sải cho những thành phần bất hảo ở hải ngoại, nhận những đồng tiền USD và trở thành công cụ cho hoạt động chống dối Việt Nam, thương lăm thay.
Trong chúng tôi cũng có những người đã từng đứng trên bục giảng và hiểu được tâm trạng của tuổi trẻ, cũng có những người từng làtù Côn Đảo trước 1975, vốn từng trải qua tâm trạng của tuổi thanh niên bị kẻ thù giam cầm khủng bố khi tham gia cách mạng, có người bị chính quyền của chế độ cũ bắt không cho gia đình biết và mất tích. Thì việc theo kiểu cách như Công An ta vừa bắt cô sinh viên 20 tuổi Phương Uyên cùng lứa tuổi với chúng tôi dạo ấy nhưng thông báo hơi trễ cũng bình thường thôi, vì Phương Uyên có tội thực sự. Tâm trạng của chúng tôi khi đó là chỉ thầm mong sao cha mẹ mình đừng biết tin, chứ bản thân mình thì đã xác định "dấn thân vô là phải chịu tù đày, là gươm kề tận cổ, súng kề tai, là thân sống chỉ coi còn một nửa"vì vậy "Dù ai ngon ngọt nuông chiều, cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết, cũng không nói ghét thành yêu0như những dòng thơ từng giục giã tuổi trẻ có lương tri, biết sống cuộc sống có ý nghĩa, không chỉ "hiền ngoan" để trở thành phường "giá áo túi cơm", khuất phục trước cường quyền, áp bức và bất công mà chúng tôi đã thuộc nằm lòng.Vậy mà, Phương Uyên đã mờ mắt trước những lời khuyên xinh đẹp, giỏi giang và những đồng USD ít ỏi và phải bán mình cho những sự huyễn hoặc, quỷ quái.
Trên bục giảng cũng như trong cuộc sống gia đình và trên đường phố, đường làng, chúng tôi từng dạy dỗ con cháu mình phải sống có hoài bão cao đẹp, biết rèn luyện phẩm chất và trí tuệ để trở thành người hữu ích cho xã hội. Chừng nào Biển Đông còn dập dồn những con sóng xâm lược của các thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Bắc Kinh thì tuổi trẻ Việt Nam phải nung nấu và tỏ rõ tinh thần yêu nước, khí phách quật cường của Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Nguyễn Huệ từng viết nên những trang sử vàng của dân tộc, từng khắc trên cánh tay hai chữ Sát Thát, đánh tan tác quân xâm lược "ra đến biển chưa thôi trống ngực, về đến Tàu còn đổ mồ hôi" như Nguyễn Trãi từng viết trong "Bình Ngô Đại cáo" ! Phải thường xuyên nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải biết căm ghét, phỉ nhổ những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống do "úy tử tham sinh", muốn "ngôi cao, lộc lớn" đã hèn nhát cúi đầu theo giặc, treo một tấm gương nhơ bẩn trong lịch sử, muôn đời bị nhân dân nguyền rủa.Vậy mà Phương Uyên lại lợi dụng cái “tinh thần dân tộc bất diệt” làm ô bẩn gia đình, vì lợi ích cá nhân và thế hệ trẻ.
Chính vì thế, khi cháu Phương Uyên lợi dụng cái gọi là “lòng yêu nước, ghét kẻ thù xâm lược” nghe theo lời những tên “ngông cuồng hải ngoại” nên mang họa vào thân. Thử hỏi các bạn trẻ khác "hiền lành, ngoan ngoãn" như bản tính vốn có của cháu, nhưng họ dám dấn thân vào chuyện "mạo hiểm" biểu tình chống Trung Quốc một cách trong sáng, tự nguyện, xuất phát từ trái tim. Phải chăng cháu Phương Uyên đã thực hiện những điều trái mơ ước mà chúng tôi, khi đứng trên bục giảng, đã từng giải thích cho sinh viên "Nếu tôi không cháy lên, Nếu anh không cháy lên, Nếu chúng ta không cháy lên, Thì làm sao / Bóng tối / Có thể trở thành / Ánh sáng?". Có rất nhiều bạn trẻ thể hiện tinh thần dân tộc, sao không bắt nhiều người khác mà chỉ bắt cháu Phương Uyên và 01 người đồng phạm?
Khi nói đến những bức xúc của dân về vấn đề Biển Đông, không chỉ có cháu Phương Uyên mà còn hàng trăm triệu thanh niên cùng trang lứa thực hiện ý nguyện đó bằng hành vi cụ thể của mình chứ không bằng những lời nói suông, nhưng phải dựa trên quy định của pháp luật thì chúng ta phải động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho họ hành động. Riêng những hành động ngông cuồng như cái gọi là của nhóm Tuổi trẻ yêu nước” gì đó thì sự trấn áp,triệt tiêu hành động trên là cần thiết. Chẳng lẽ vì sự can thiệp, kích động của một số nhóm “ngông cuồng hải ngoại” và một số nhân vật chính khách “bất đồng mô hình chính trị xã hội Việt Nam” lại để cho vài trẻ ranh con kia làm ảnh hưởng chính trị, đời sống xã hội.
Kính thưa Chủ tịch Nước,
Tc họa xâm lược, đòi hỏi cần phải có hành động mạnh mẽ để nhà cầm quyền Trung Quốc hiểu rằng, cho dù bất cứ mưu ma chước qu quen thuộc hay nham hiểm mới mẻ nào cũng không thể lừa bịp được nhân dân Việt Nam, trong đó có giới trí thức và tuổi trẻ Việt Nam. Chúng tôi biểu tỏ quyết tâm sát cánh với nhân dân nhằm động viên cổ vũ họ rèn luyện và phấn đấu để xứng đáng với cha anh đã kiên cường, quật khởi trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước...
Trước mắt, chúng tôi đề nghị Chủ tịch Nước chỉ đạo cho công khaithông tin về sự sai phạm đáng lên án của Nguyễn Phương Uyêndẫn đến bắt giam, sự xúi dục của lũ “ngông cuồng hải ngoại” đứng ở đằng sau. Có chỉ thị cụ thể, không để vì chỉ một cô gái 20 tuổilàm ảnh hưởng đến chính trị, tinh thần dân tộc và lòng yêu nước.Đó chính là một biểu hiện cụ thể mà bất cứ những người dân nào, đặc biệt là đối với con cháu chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường cũng hiểu được rằng đoàn kết, hòa hợp dân tộc, đặt Tổ quốc lên trên hết là đòi hỏi sống còn của đất nước ta trong bối cảnh thế giới mới của nhng biến động khó lường và với họa ngoại xâm đang rình rập từng phút, từng giờ.
Vì những lý do đã trình bày ở trên, tôi đề nghị Chủ tịch Nước, với trọng trách của mình, chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm sớm đưa ra xét xử và cũng cho Nguyễn Phương Uyên cơ hội sửa chữađể cháu nhanh chóng trở lại nhà trường, tiếp tục nhiệm vụ học tập, “đánh người chạy đi không nên đánh người chạy lại”, “lấy đức phục nhân”

Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật và nói lên sự thật để có những quyết sách an dân khi lòng dân đang ủng hộ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Không thể lơi là mất cảnh giác, không thể e sợ sự can thiệp bên ngoài lợi dụng vấn đề dân chủ nhân quyền. Cần có cách giảiquyết dứt khoát trấn áp những kẻ manh động, đảm bảo nhà nước pháp quyền XHCN.

Kính gửi đến Chủ tịch lời chào trân trọng và kính chúc Chủ tịch dồi dào sức khỏe để tiếp tục những điều mà Chủ tịch đã bộc bạch và hứa hẹn với cử tri trong những cuộc tiếp xúc vừa qua.
                                  
                                                                      Ngày 30.10.2012
                                                                           Đồng ký tên

Sao kính gửi:
- Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
- Văn phòng Chủ tịch Quốc hội
- Văn phòng Trung ương Đảng


nguồn của bức thư giả mạo này :
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHÚ Ý ĐỊA CHỈ NƠI GỬI.


From: VNCH QL <diendanquanlucvnch@gmail.com>
Date: 2012/11/2
Subject: Fwd: [BTGVQHVN-2] Thư của trí thức Cộng Sản .
To: VNCH QL <diendanquanlucVNCH@gmail.com>


Xin chuyển quý anh em đọc thư của bầy trí thức về kiến nghị trả tự do cho Phương Uyên

Vĩnh Bình
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


[nhận từ GS Tương Lai lúc 16:30 giờ ngày 03/11/2012]


Thư(bản gốc) gửi CT Nước của 144 nhân sĩ, trí thức ở đây:

- Bắt hai đối tượng rải truyền đơn chống phá Nhà nước (VOV).- Bắt Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên vì hành vi chống phá Nhà nước (TN). – Tuyên truyền chống Nhà nước, 2 đối tượng bị khởi tố, bắt tạm giam (CP). – Một sinh viên bị bắt vì tuyên truyền chống phá nhà nước (Petrotimes). – Khởi tố Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vì chống phá Nhà nước (NLĐ). –Lật mặt tổ chức ‘Tuổi trẻ yêu nước’ (TP). – Lột mặt nạ tổ chức “Tuổi trẻ yêu nước” (PNTP).

Hãy cùng Mẹ Nhung trong hành trình đòi lại con gái Phương Uyên – (DLB). – Phạm Thái: BẢN LĨNH ÔNG TƯ SANG và TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯỚC THẦN DÂN (Huỳnh Ngọc Chênh).- Sinh viên lớp 10CDTP1, trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm: Tâm Thư cảm ơn gởi các vị Nhân sỹ trí thức đã vận động cho bạn Nguyễn Phương Uyên và thông báo khẩn của sinh viên – (DLB). - Nhà thơ Hoàng Hưng: VÌ SAO TÔI KÝ TÊN KIẾN NGHỊ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẢ TỰ DO CHO NỮ SINH NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN? (Ba Sàm). - Gửi Phương Uyên – Thơ Liễu Châu (CHLB Đức) (Người Việt.de).

-Khởi tố, bắt giam Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha
(NLĐO)- Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.

Đại tá Nguyễn Sáu, Phó Giám đốc kiêm thủ trưởng cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An
công bố những vi phạm của các đối tượng chống phá nhà nước Việt Nam tại buổi họp báo sáng 3-11

Sáng 3-11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an TPHCM và tỉnh Long An đã họp báo công bố kết quả điều tra ban đầu về hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Phương Uyên (SN 1992, thường trú xã Hàm Trì, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Tạm trú số 9 Dương Đức Hiền, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú – TPHCM, trước khi bị bắt là sinh viên năm thứ ba hệ cao đẳng Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TPHCM) và Đinh Nguyên Kha (SN 1988, thường trú 584 quốc lộ 62, phường 6, TP Tân An, tỉnh Long An. Nghề nghiệp sửa chữa máy vi tính).

Kích động chống nhà nước

Tại buổi họp báo, đại tá Nguyễn Sáu, Phó giám đốc kiêm Thủ trưởng cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An công bố 1 số tài liệu của vụ án. Theo đó lúc 7 giờ 15 phút ngày 10-10, những người đi đường phát hiện tại khu vực cầu vượt An Sương (giáp quận 12 và huyện Hóc Môn – TPHCM) có nhiều truyền đơn mang tên tổ chức phản động ‘Tuổi trẻ yêu nước’ (TTYN) với nội dung chống phá Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam nên báo cho Công an quận 12. Nhận tin báo, các lực lượng chức năng đến hiện trường, thu gom được 723 tờ truyền đơn với nội dung xuyên tạc, bịa đặt chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng như quan điểm lệch lạc về Trường Sa – Hoàng Sa và biên giới trên đất liền giữa Việt Nam – Trung Quốc, đồng thời kích động người dân biểu tình chống lại nhà nước.

Qua điều tra, cơ quan ANĐT Công an TPHCM và Long An phát hiện Uyên - Kha chính là những đối tượng rải truyền đơn nên bắt giữ. Tại cơ quan công an, Uyên khai vào khoảng tháng 5-2012, lên mạng internet tìm hiểu học tiếng Thái Lan thì quen với Nguyễn Thiện Thành (đối tượng phản động trong tổ chức ‘TTYN’, đã bị công an ra quyết định truy nã trước đó). Qua trao đổi, Thành cho Uyên biết khi còn ở Việt Nam, y đã tham gia biểu tình đòi tự do, dân chủ. Trong quá trình trao đổi, Thành thường xuyên nói xấu Nhà nước Việt Nam và được sự đồng thuận của Uyên. Đến tháng 7-2012, Thành giới thiệu Uyên quen Kha.







Nguyễn Phương Uyên (trên) và Đinh Nguyên Kha thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật sau khi bị bắt giữ




Khoảng đầu tháng 8-2012, Thành chỉ đạo Uyên làm cờ 3 sọc đỏ trên nền vàng (cờ chế độ cũ) và truyền đơn để rải ở những địa điểm đông người. Uyên nhận lời và dùng bút chì sáp vẽ lên giấy A4 lá cờ 3 sọc đem dán tại một số trụ điện, hàng rào nhà dân ven quốc lộ 28 (ngang qua huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận – quê Uyên), đồng thời Uyên dùng phẩm màu pha với nước viết lên vải với nội dung chửi chế độ rồi treo lên hàng rào nhà mình. Sau đó Uyên chụp ảnh gửi qua hộp thư điện tử (Email) cho tên Thành để đối tượng này đăng trên mạng của tổ chức ‘TTYN’.

Đến ngày 2-10, Thành bàn với Uyên và Kha tiếp tục rải truyền đơn nhưng nghiên cứu làm sao không bị công an phát hiện. Để thực hiện những hoạt động chống phá, Thành chuyển tiền cho Kha mua dụng cụ in, dán truyền đơn và chế tạo thiết bị dán truyền đơn. Còn Uyên mua máy ảnh để chụp lại hiện trường nơi phát tán truyền đơn, viết bài tường thuật gửi cho Thành đăng trên mạng TTYN. Khi được Thành gửi tiền, Kha nghiên cứu cách chế tạo hộp đựng truyền đơn gồm 1 thiết bị (chip máy vi tính) gắn với 1 ĐTDĐ có cài đặt chế độ hẹn giờ vào hộp. Đến giờ hẹn, ĐTDĐ rung làm rơi và bung hộp, lúc đó cờ 3 sọc và truyền đơn với nội dung chống phá sẽ tự động bay xuống đất.

Chế tạo xong hộp đựng truyền đơn, vào ngày 3-10, Uyên-Kha cùng nhau đi xe máy đến cầu vượt An Sương chọn vị trí đặt thùng đựng truyền đơn và cờ 3 sọc. Khi chọn xong vị trí, Kha đưa Uyên 2,5 triệu đồng để đổi tiền các loại mệnh giá 5.000, 10.000 và 20.000 đồng. Đến ngày 8-10, Uyên đổi được 1,6 triệu đồng với các mệnh giá nêu trên rồi giao cho Kha đem về Long An dán tiền vào mặt sau những tờ truyền đơn. Mục đích dán tiền vào truyền đơn nhằm để người dân thấy tiền thì nhặt rồi đọc nội dung.

Sau khi đã chuẩn bị hết các tài liệu chống phá và thùng đựng, Kha chở từ Long An lên nhà trọ của Uyên ở quận Tân Phú, chờ đến 3 giờ 45 phút ngày 10-10, Kha - Uyên tới cầu vượt An Sương treo thùng đựng các tài liệu lên thành cầu. Đến 7 giờ 15 phút cùng ngày, khi thùng các tông tự bật nắp, truyền đơn và cờ 3 sọc bay xuống đường, Uyên-Kha dùng ĐTDĐ quay phim, chụp ảnh gửi cho Thành. Sáng cùng ngày, trong lúc lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường, Uyên tiếp tục quay phim, chụp ảnh và viết bài tường thuật cảnh khám nghiệm hiện trường để gửi Thành. Theo lời khai của Uyên, sau khi thực hiện xong những hành vi nêu trên sẽ được Thành trả công bằng một máy vi tính xách tay (laptop), nhưng chưa nhận được, Uyên và Thành đã bị công an bắt.

Chế tạo chất nổ để khủng bố!

Kha khai quen Thành vào tháng 4-2012. Trong quá trình này Thành cho biết y hoạt động chống phá chính quyền Việt Nam, khi bị phát hiện, y đã trốn qua Thái Lan. Trong những lần “chat”, Thành yêu cầu Kha gia nhập tổ chức ‘TTYN’ và Kha chấp nhận với hứa hẹn của Thành là sau khi Kha thi hành xong án 2 năm tù về tội ‘cố ý gây thương tích’, Thành sẽ cho Kha qua Thái Lan du lịch rồi giúp định cư tại Mỹ!

Đến khoảng cuối tháng 8-2012, Thành bảo Kha thực hiện việc dán truyền đơn chống nhà nước và cờ 3 sọc trên địa bàn tỉnh Long An vào dịp Lễ Quốc khánh 2-9 và chuyển cho Kha 3 tập tin với nội dung - TTYN Long An đấu tranh cho tự do và nhân quyền; TTLA quyết tâm diệt cộng sản giải phóng dân tộc; Long An trung dũng kiên cường toàn dân chống cộng suốt đời tự do.

Tối 31-8, Kha dùng máy vi tính in khẩu hiệu ra tờ giấy A4, cờ 3 sọc được Kha làm bằng cách dán 3 sọc băng keo màu đỏ trên nền giấy A4 màu vàng. Trong ngày 1-9, Kha đem những khẩu hiệu và cờ 3 sọc dán gần Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An, cổng lăng Nguyễn Huỳnh Đức, khu đô thị Lợi Bình Nhơn và khu vực gần nhà của gia đình Kha tại ấp 2, xã Mỹ Phú (H. Thủ Thừa, Long An). Sau đó Kha dùng ĐTDĐ chụp lại tài liệu chống phá nhà nước đã dán rồi gửi qua Email cho Thành để tên này đăng trên trang mạng TTYN. Thực hiện xong việc chống phá lần 1, đến tháng 10-2012, Kha-Uyên tiếp tục phát tán truyền đơn chống phá Nhà nước Việt Nam theo chỉ đạo của tên Thành như đã nêu.

Ngoài những hành vi nêu trên, Kha còn khai được tên Thành cung cấp tài liệu chế tạo vật gây nổ. Về kiến thức nguyên lý hoạt động của các loại thuốc nổ, Kha được anh ruột của mình chỉ dẫn. Sau khi nghiên cứu, Kha đến chợ Kim Biên (Q.5 – TPHCM) mua các hóa chất đem về nhà chế tạo vật gây nổ bằng cách pha chế hóa chất, dùng điện từ bộ phận rung của ĐTDĐ kích hoạt kíp nổ. Đặc biệt, Kha đã thử nghiệm nổ thành công 3 lần tại khu vực ấp 2, xã Mỹ Phú (H. Thủ Thừa, Long An)!

Sau khi bắt giữ Uyên và Kha, cơ quan ANĐT thu giữ tang vật gồm - 723 tờ truyền đơn, khẩu hiệu; 1 cờ 3 sọc đỏ dán mặt trong thùng các tông; 2,54 kg hóa chất và dụng cụ chế tạo thuốc nổ; 2 CPU máy vi tính; 1 máy chụp ảnh và 3 ĐTDĐ.
Ngày 19-10, cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với Uyên-Kha. Đồng thời tiếp tục làm rõ số đối tượng khác có liên quan đến các hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam được quy định tại điều 88 Bộ luật Hình sự. Tại cơ quan ANĐT, Uyên và Kha cũng đã thừa nhận những hành vi vi phạm pháp luật và xin được nhà nước khoan hồng.

Còn tại buổi họp báo, bà Mai Thị Tân, đại diện Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TPHCM, khẳng định sau khi sinh viên Phương Uyên bị công an bắt giữ, trên một số mạng thông tin nhiều sinh viên trong trường đã gửi đơn lên Chủ tịch Nước. Tuy nhiên qua xác minh, cho thấy họ tên của sinh viên ghi trong đơn là đúng nhưng mã số sinh viên sai, đồng thời những sinh viên có tên trong đơn khẳng định họ không ký vào đơn trên.
YẾN THANH




Thư ngỏ gửi Chủ tịch Nước về việc sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị bắt giữ (viet-studies 1-11-12) ◄◄- THƯ KHẨN CỦA 144 NHÂN SĨ TRÍ THỨC KÍNH GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG




- Thêm chữ ký kiến nghị về Phương Uyên (BBC). – GS Ngô Bảo Châu tái xuất (Đông A).


- Gia đình sinh viên Phương Uyên khiếu nại (VOA). – Thư của các bạn lớp 10CDTP1 gửi “Mèo Lười” Phương Uyên – (DLB). - Nguyễn Ngọc Già – Làm gì khi bị bắt cóc ở nhà? (Dân Luận). – Nhạc sĩ Trúc Hồ: Triệu Con Tim (Million Hearts) (Asia Channel).

- Nguyễn Hàm Thuận Bắc từ Đảo Sơn Ca: TỪ TRƯỜNG SA GỬI NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN (Nguyễn Trọng Tạo). 

- Lễ hội blogger Châu Á tại Campuchia (RFA).


Đảng đã thành thằng Liệt dương, Quẫn trí.. (Mafiovi)

- Người ta có thể sẽ xử em “tội phản quốc, chống đảng”
Thiên Thần ơi hãy bước ngửng cao đầu!
Làm Chiêu Thống cùng Ích Tắc hốt hoảng
Để giặcTàu kinh hãi đến ngàn sau!

Và bọn anh sẽ từ đảo xa trở về phá xiềng gông tù ngục
Cứu những Thiên Thần như em về với mẹ với cha
Để những người con biết tận trung với nước
Được dâng hiến tuổi xuân cho biển đảo khơi xa!


Đảng đã thành thằng Liệt dương, Quẫn trí: Cả NQ4, cả HN6 chỉ là Kết quả bằng không. Không Sâu, không Bọ , dù to, dù nhỏ, Đảng quay ra diệt Người, trừ Dân.


- CÁI CƯỜI CỦA THẰNG BỢM

- Mai văn Dâu hơn 1 tỉ USD.? Những con số nhố nhăng

  – Truyền thông tiếng Anh chú ý vụ Phương Uyên (BBC). – Vietnamese student arrested for ‘propaganda’ (AFP/ Times Online).
Vụ Nguyễn Phương Uyên bị bắt: Vietnam detains student over 'anti-state propaganda' (BBC 25-10-12) Vietnamese student held, accused of spreading anti-state propaganda (AFP 25-10-12) -- Các đồng chí Tô Huy Rứa, Đinh Thế Huynh và toàn bộ sậu các GS TS của Ban Tuyên Giáo, thấm nhuần chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh... sợ dân chúng nghe lời của một cô bé 20 tuổi sinh viên Cao Đẳng Thực Phẩm?  Cãi lý không nỗi nên sai công an bắt cóc cô ấy, bỏ vào tù?

-- Vụ bắt sinh viên Nguyễn Phương Uyên: Công an vi phạm BLTTHS ra sao?Mẹ nữ sinh viên Phương Uyên khiếu nại công an bắt con sai pháp luật (Chuacuuthe). – Ông cán bộ công an phường Tây Thạnh nói như thế là không được (Nguyễn Tường Thụy).
“Nói về thủ tục bắt người phải có lênh bắt, phải làm biên bản bắt người, có đại diện của chính quyền địa phương và của nhà trường nơi cháu Uyên theo học không mà ông ta nói là đúng thủ tục. Sau khi bắt Phương Uyên có thông báo ngay cho gia đình cháu không?” – Sự khác biệt của thông tin lề Dân và lề đảng qua một bản tin – (DLB). – Khi trời tối đen ta mới thấy các vì sao – (DLB).

- Bắt nữ sinh Nguyễn Phương Uyên để điều tra án an ninh

(PL)- Nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên (quê Bình Thuận, ngụ Tây Thạnh, Tân Phú), học lớp 10CDTP1 Trường ĐH Công nghệ thực phẩm TP.HCM, bị công an bắt vào ngày 14-10.

Liên quan đến việc bắt sinh viên này, những ngày qua đã có nhiều thông tin không chính thức trên Internet cho rằng Phương Uyên bị bắt sai luật và đưa đi đâu không rõ.


Trao đổi với PV, một cán bộ Công an phường Tây Thạnh xác nhận nữ sinh này bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt để điều tra vì có hành vi liên quan trong chuyên án an ninh. Sau khi bắt, Cơ quan An ninh điều tra của Bộ đã giao cho Công an tỉnh Long An tiến hành điều tra. Việc bắt giữ Uyên có đầy đủ thủ tục bắt người: Có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt đã được VKS phê chuẩn… Phía gia đình của nữ sinh cũng đến Công an phường Tây Thạnh thắc mắc, hỏi han và cũng đã được giải thích rõ về lý do bắt giữ, động viên gia đình yên tâm.

Khi PV đề nghị cho biết lý do bắt và hành vi bị khởi tố của nữ sinh là gì thì vị cán bộ từ chối trả lời mà chỉ nói ngắn gọn là có hành vi rải truyền đơn.

LƯU NGUYỄN
- Việt Nam: Công an xác nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì tội tuyên truyền chống Nhà nước (RFI). – Chú Ý: Công An Đang Truy Lùng Tuổi Trẻ Yêu Nước Tại Hà Nội, Sài gòn, Long An (ĐLB). – SV Nguyễn Phương Uyên trong mắt bạn bè (RFA).
Việt Nam: Công an xác nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì tội tuyên truyền chống Nhà nước Hôm qua, 23/10 Công an tỉnh Long An đã thông báo cho bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, là con gái của bà đang bị tạm giam vì bị cáo buộc vi phạm điều 88 Bộ Luật hình sự Việt Nam về tội danh «tuyên truyền chống Nhà nước ».

Nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị cáo buộc 'chống nhà nước' Nguoi Viet Online
Công an CSVN vừa chính thức xác nhận đã bắt giữ cô Nguyễn Phương Uyên, nữ sinh viên trường Ðại Học Công Nghệ Thực Phẩm Sài Gòn với cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước.”

- Vụ em Nguyễn Phương Uyên bị bắt: Từ tia lửa có bùng lên ngọn lửa? (RFA).
- Yousafzai và Phương Uyên: “Bút và Thép” (DLB). – Gió Lang Thang – Viết cho em, cô gái bé nhỏ, em ở đâu giữa bầy sói dữ? (FB GLT/ Dân Luận).- Đừng xác định tội Phương Uyên thay công an (Nguyễn Tường Thụy). –Nuôi án (Người Buôn Gió). “Một đất nước ổn định về chính trị, cứ tưởng là không có những người phạm tội chống chế độ, tuyên truyền nói xấu chế độ, âm mưu lật đổ chế độ cơ. Chứ đã đầy rẫy những người ra toà vì tội như thế rồi mà lại còn nuôi án cả những tội đó để lấy thành tích nữa thì quá là đáng ngại”.
- Làm việc với Công an Hà Nội ngày 2/7/2012 (Lê Anh Hùng). – “Đất nước không chiến tranh, sao đau thắt trong lòng” (DLB).


- Nguyễn Văn Đài: Quyền Tự do ngôn luận, Tự do báo chí (ĐCV).
-- Phương Uyên bị bắt vì ‘chống nhà nước’ (BBC). Liên quan đến việc Nguyễn Phương Uyên, sinh viên trường Đại học Công nghiệp thực phẩm, bị công an bắt, hiện có tin tức rằng Uyên bị bắt vì tham gia rải truyền đơn ‘chống nhà nước’.


Sinh viên Phương Uyên, quê ở tỉnh miền Trung Bình Thuận, đã bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt đi biệt tích đã 10 ngày nay mà không rõ nguyên do. Công an chỉ mới thừa nhận bắt giữ cô Uyên dù trước đó họ phủ nhận.

Các bài liên quan

Công an xác nhận bắt Phương Uyên
Sinh viên 'cầu cứu' Chủ tịch nước
Mất tích vì làm thơ chống Trung Quốc?

Trước đó bạn học của Phương Uyên cho biết rằng khi công an tràn vào phòng trọ bắt cô hôm 14/10 họ nói lý do là ‘để điều tra về các truyền đơn chống Trung Quốc’ mà cô bị cáo buộc đã phát tán.
‘Thông báo khẩn’

Một số trang mạng lưu truyền thông tin Phương Uyên là một thành viên của một câu lạc bộ có tên là Tuổi trẻ Yêu nước có hoạt động chống chế độ.

Theo đó, bốn ngày trước khi Phương Uyên bị bắt, nhóm Tuổi trẻ Yêu nước đã ‘gài truyền đơn bên hông thành cầu An Sương’.

Phương Uyên được nói đã nhận phân công là ‘chụp ảnh những diễn biến hôm đó’. Tuy nhiên, BBC chưa thể kiểm chứng độc lập thông tin về nhóm Tuổi trẻ Yêu nước.

Trong khi đó bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên, xác nhận với BBC rằng bà đã được công an thông báo lý do bắt giữ cô là vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’.

Theo thông báo do Thượng tá Nguyễn Thanh Sơn, thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra của Công an tỉnh Long An, ký thì Phương Uyên đang bị giữ tại Trại tạm giam của Công an tỉnh.



"Một cháu bé 20 tuổi và lại là con gái thì không thể nào có đủ điều kiện và đủ dũng cảm để thực hiện hành vi này (tuyên truyền chống Nhà nước)."


Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên

Tuy nhiên, bà Nhung nói rằng do Uyên có thái độ ‘ghét Trung Quốc’ nói nói cô chống Trung Quốc ‘thì còn được’ chứ bà không tin con gái bà phạm tội chống Nhà nước.

“Một cháu bé 20 tuổi và lại là con gái thì không thể nào có đủ điều kiện và đủ dũng cảm để thực hiện hành vi này,” bà nói.

Một bạn học cùng lớp với Nguyễn Phương Uyên đề nghị BBC giấu tên đã cho biết rằng cô không biết biết gì về câu lạc bộ Tuổi trẻ Yêu nước cũng như các hoạt động của Uyên trong câu lạc bộ này.

Theo lời người bạn học này thì nếu như bạn bè biết được Phương Uyên tham gia phát tán truyền đơn chống chế độ thì đã tìm cách ngăn cản cô và việc bắt giữ này đã không xảy ra.

Theo cô mô tả thì trong lớp học Phương Uyên là một người hòa đồng với bạn bè và là một cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản năng nổ. Cô chưa giờ nói gì hoặc có thái độ gì chống đối Nhà nước.

Tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ được quy định trong điều 88 Bộ Luật hình sự của Việt Nam. Theo đó thì những người ‘tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân’ hoặc ‘làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài liệu có nội dung chống Nhà nước’ thì sẽ bị phạt tù từ 3 đến 12 năm.

Luật sư Phạm Vĩnh Thái của Hội Luật sư thành phố Hồ Chí Minh cho biết hành động của Phương Uyên nếu đúng như thế thì rơi vào trong điều 88 này. Tuy nhiên cần căn cứ vào mức độ hành vi như thế nào mới định được hình phạt tương ứng.

- Thông báo về việc bắt tạm giam Nguyễn Phương Uyên (Nguyễn Tường Thụy). –CA Long An: Phương Uyên bị giam điều tra theo điều 88 (Chuacuuthe). – Công An (A67) đang muốn truy tố Nguyễn Phương Uyên thêm tội danh khác là tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 Bộ luật hình sựTin Khẩn : Công An bắt Nguyễn Phương Uyên và truy lùng tổ chức Tuổi Trẻ Yêu Nước (ĐLB).- Vụ “bắt cóc” Nguyễn Phương Uyên: chỉ có thể là “bọn phản động”, xã hội đen hoặc “lực lượng thù địch”? (BVN). “CÔNG AN VIỆT NAM THÌ KHÔNG THỂ “BẮT CÓC” NGƯỜI NHƯ THẾ!”- SỰ KÉM CỎI, TÙY TIỆN CỦA PHƯƠNG PHÁP, TÁC PHONG CÔNG AN (Bùi Văn Bồng). - TÔI ĐÃ BỊ CỤC A67, BỘ CÔNG AN BẮT CÓC NHƯ THẾ NÀO (Lê Anh Hùng).


- Bảo Mai: ANH LÀ AI? TAO LÀ AI? (Huỳnh Ngọc Chênh).
-Thông tin mới về vụ SV Nguyễn Phương Uyên mất tích
Đài Á Châu Tự Do
Thông tin mới về vụ SV Nguyễn Phương Uyên mất tích. Gia Minh, biên tập viên RFA. 2012-10-22. Sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị công an bắt đưa đi từ hồi ngày 14 tháng 10 vừa qua mà không thông báo gì cho gia đình cũng như trường học.

Photo courtesy of thanhnienconggiao
Sinh viên Nguyễn Phương Uyên

Nhà trường không hề biết!?

Sau hơn một tuần tìm kiếm, gia đình vẫn chưa có được tung tích chính xác về con gái của họ. Vào chiều ngày 22 tháng 10, Gia Minh hỏi chuyện bà Nguyễn thị Nhung, mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, sau cuộc làm việc của bà với Phòng Công tác chính trị  Học sinh- Sinh viên , Đại học Công nghiệp Thực phẩm nơi con bà đang theo học, và công an Phường Tây Thạnh, quận Tân Phú - nơi bắt giam con bà đầu tiên. Trước hết bà cho biết:
Bà Nguyễn Thị Nhung: Trước khi đến công an phường, tôi có đến trường của cháu trước. Khi đến trường tôi có tìm đến Ban quản lý (nói chung tôi cũng không rành) – ban chuyên quản lý học sinh- sinh viên, thì gặp trực tiếp bà Mai thị Tân.
Tôi hỏi bà này ‘cháu Uyên, trường Công nghiệp thực phẩm- con gái của tôi- đã bị bắt và mất tích đã hơn một tuần nay, vậy nhà trường có nhận được một thông báo gì chưa, bà ta cho biết nhà trường chưa nhận được một thông báo gì, và cũng chưa phát hiện ra sinh viên của trường mất tích hơn 8 ngày nay. Bà nói hôm nay mẹ của Uyên đến trường mới biết điều đó và bà sẽ cho người đến khu nhà trọ của bé Uyên để tìm manh mối, bây giờ thì nhà trường mới bắt đầu có ý định tìm manh mối. Sau đó tôi đi đến Công an Phường Tây Thạnh, quận Tân Phú.
Gia Minh: Bà có biết quí danh của ông Trưởng công an không?
Bà Nguyễn Thị Nhung: Do rối quá, lo lắng tràn ngập nên không nhớ tên gì. Có ông Nguyễn Hữu Tiến, phó công an phường Tây Thạnh, còn ông trưởng công an thì không nhớ tên.
Gia Minh: Nội dung làm việc là gì thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Nhung: Nội dung ông trưởng công an hỏi ‘chị là gì’ (mẹ của bé Uyên), ‘chị có yêu cầu gì’. Tôi trả lời con tôi bị bắt từ ngày 14 tháng 10 đến nay đã hơn 8 ngày (tôi đếm từng giờ) mà không có thông tin gì hết. Trước đây bố và ông bà họ của cháu có đến đây hỏi, đây nói không có; vậy nay tôi trực tiếp đến hỏi. Ông ấy nói ‘bây giờ chị yêu cầu thế nào’. Tôi nói ‘yêu cầu bây giờ được gặp mặt con’, được xác định chính xác con tôi đang ở đâu’. Ông ấy nói đợi một lát.
Lúc đó tôi nghĩ ông ấy đi đưa cháu đến cho tôi gặp. Tôi đợi một lát sau thì ông mang ra một tập ( xấp hồ sơ) gồm mấy tờ. Ông ấy cầm hồ sơ và nói ‘bây giờ tôi nói cho chị rõ công an phường Tây Thạnh này có làm việc bắt cháu Uyên; nhưng bây giờ đã chuyển đến công an tỉnh Long An.
Tôi nói nếu thế ông cho tôi xin hồ sơ mà ông đang cầm, bản photocopy thôi, để làm bằng chứng là sau này người ta ‘chối bay, chối biến’ đã có bắt con tôi. Ông ấy nói không được và chỉ bảo ghi địa chỉ, cách thức đi tìm công an tỉnh Long An thôi.

Công an bắt nhưng không báo


chi-tieu-2012-9-250.jpg

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm, nơi SV Nguyễn Phương Uyên đang học. Photo courtesy of diadiem.com
Gia Minh: Họ có giải thích vì sao chuyển đến công an tỉnh Long An không?
Bà Nguyễn Thị Nhung: Trước đó mấy phút, cậu họ của cháu có hỏi ‘vì sao bắt cháu mà không có một thông báo gì’, rồi sau đó cũng không có thông báo gì cho nhà trường, cho gia đình làm cho gia đình rất hoang mang. Ông phó trưởng công an phường Tây Thạnh có nói thế này ‘tôi biết việc bắt cháu mà không có thông tin gì cho gia đình, kể cả thông tin cho nhà trường đó là một điều thật sự cũng không phải, nhưng ở đây có một vấn đề’. Vấn đề thế nào thì ông không nói. Sau đó ông cũng có nói câu thế này ‘bé Uyên còn nhỏ, là đứa con gái còn rất trẻ thì không có gì là nghiêm trọng’.
Nhưng theo câu nói của ông phó trưởng công an phường Tây Thạnh ‘không có gì nghiêm trọng’, tôi tự hỏi nếu không có gì nghiêm trọng tại sao cháu biệt tích hơn tám ngày, giờ bước sang ngày thứ chín mà vẫn không có tin tức.
Gia Minh: Vấn đề có nêu ra với ông trưởng công an, và ông ấy nói ra sao?
Bà Nguyễn Thị Nhung: Ông trưởng công an chỉ nói vắn gọn ‘bây giờ trách nhiệm của ông ta chỉ đến đó thôi, ông ta đã chuyển lên công an tỉnh Long An. Bây giờ muốn như thế nào thì hãy đến đó tìm và hỏi người ta.
Gia Minh: Đối với những bạn bè của cháu Uyên bị mời đi làm việc có bị mời đi làm việc tiếp hay không? Họ có nói gì không thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Nhung: Không, sau đó các cháu đó không bị mời làm việc gì nữa. Có một cháu ở chung phòng, quê ở Dak Lak thì cháu đã về Dak Lak. Ở trong phòng còn lại một mình bé Phương và sau không có làm việc gì nữa hết.
Gia Minh: Các cháu có viết một thư và mong ông chủ tịch nước lắng nghe, bà có biết việc đó không?
Bà Nguyễn Thị Nhung: Hôm nay lên thành phố mới biết; chứ ở thôn quê hầu như không biết được thông tin.
Gia Minh: Khi được biết thư đó và nội dung thư của các bạn Phương Uyên thì bà nghĩ gì?
Bà Nguyễn Thị Nhung: Sau khi biết thư và nội dung thì lòng tôi nhẹ nhõm vì bao nhiêu bạn học sinh học cùng cháu thể hiện cháu là một học sinh tốt, không làm chuyện xấu. Qua lá thư này tôi khẳng định con tôi không bao giờ làm chuyện xấu.
Gia Minh: Cám ơn bà Nguyễn thị Nhung mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên về những thông tin mới nhất mà bà chia sẻ trong cuộc nói chuyện vừa rồi.

Công an xác nhận bắt Nguyễn Phương UyênBBC Tiếng Việt
- Khải Minh: Một Viễn Tượng Chuyển tiếp Dân Chủ Ở Việt Nam (Mai Xuân Dũng).
- Công an xác nhận bắt Nguyễn Phương Uyên (BBC). – Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ em Phương Uyên: Công an thôi chối bỏ bắt sinh viên Phương Uyên (BBC).- Thông tin mới về vụ SV Nguyễn Phương Uyên mất tích (RFA). – Nguyễn Hoàng Vi: Lòng Mẹ… – (DLB). –Xung quanh việc cháu Nguyễn Phương Uyên bị bắt và mất tích (Nguyễn Tường Thụy).
- Công luận, công an và nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên (Chuacuuthe). – “Chúng tôi biết là sai quy trình, tôi biết gia đình rất lo lắng nhưng nó có vấn đề riêng” (Paulo Thành Nguyễn). – An ninh đang dàn dựng bằng chứng giả để buộc tội nữ sinh viên Phương Uyên (Chuacuuthe). – Bầu trời tự do cho Phương Uyên (Chuacuuthe). – Nguyễn Phương Uyên có thể bị truy tố tội hình sự “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (ĐLB). – Tuyên truyền chống giặc Tàu không phải là tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN (Nguyễn Tường Thụy). – Sự im lặng đáng sợ của Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm ở Sài Gòn – (DLB).
- Những Chiến Công Bắt Cóc Và Bốc Phét (Đinh Tấn Lực).



- Sinh viên ‘cầu cứu khẩn cấp’ Chủ tịch nước (BBC)
(Ngày 18 /10/2012 Sài Gòn: Nguyễn Phương Uyên, sinh viên đang học tại Đại học Công nghiệp Thực phẩm bị CA bắt mất tích vì làm thơ chống Trung Quốc)
Bạn học của sinh viên Nguyễn Phương Uyên vừa gửi thư cầu cứu khẩn cấp lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc sinh viên này 'mất tích'.

Lá thư làm tại TP Hồ Chí Minh hôm thứ Bảy 20/10 có chữ ký của nhiều sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm TP HCM, là nơi Phương Uyên học tập.
Thư được gửi tới 'Bác Chủ tịch nước CHXHCNVN Trương Tấn Sang'.
Bức thư thuật lại việc Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi, sinh viên quê Bình Thuận, Ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn Thanh niên Lớp 10CDTP1, "bị các chú công an Phường Tây Thạnh, Công an Quận Tân Phú khoảng 10 người ập vào phòng trọ dẫn đi" hôm 14/10.
Lý do được nói là để xác minh về một số truyền đơn chống Trung Quốc mà Phương Uyên bị cáo buộc đã dán ở một số nơi.
"Nhưng đến nay vẫn không thấy bạn ấy về."
Bức thư viết tiếp: "Cha mẹ và bà nội của bạn Uyên đã đến cơ quan công an Phường Tây Thạnh và công an Quận Tân Phú để xin cho bạn được thả nhưng mấy chú công an nói là không có bắt giữ bạn ấy".
Một bạn học cùng Đại học của Phương Uyên nói với BBC hôm thứ Bảy 20/10 rằng 'các bạn học của Uyên trong lớp và trong trường đang rất lo cho Phương Uyên và chỉ mong cô được sớm trở về để học thi vì năm cuối có rất nhiều bài vở và thi cử."
Cũng người bạn này của Phương Uyên xác nhận khi được mời lên đồn làm việc, cô đã nhận mặt được một trong 10 người được cho là Công an trước đó tới bắt Uyên và một số bạn khác lên đồn.
"Khi em được mời lên làm việc, em nhận ra một người trong số đó. Ông ta mặc thường phục và ngồi cùng với các công an ở trên Phường khi triệu tập em."
"Tuy nhiên, khi đó, em không thấy mặt Phương Uyên ở đâu. Trước đó, có một chị cùng phòng với Phương Uyên cùng bị đưa lên Phường làm việc, nhưng sau 3 tiếng thì được thả về."
"Còn bạn em cho đến nay là 1 tuần, vẫn không thấy đâu."

'Không có tội'

Trong khi đó, thân phụ của sinh viên Phương Uyên, ông Nguyễn Duy Linh, nói ông cũng đã nhận được tin về lá đơn của 'tập thế sinh viên gửi Chủ tịch nước.'
Ông nói: "Tuy chưa được đọc tận mắt lá đơn, nhưng tôi cảm thấy nhẹ trong lòng, vui hơn vì có người giúp đỡ cho con mình."
"Khi em được mời lên làm việc, em nhận ra một người trong số đó. Ông ta mặc thường phục và ngồi cùng với các công an ở trên Phường khi triệu tập em"
Bạn học cùng lớp của Phương Uyên
Ông Linh cho hay cho tới nay ông và gia đình vẫn chưa tìm được tung tích của con gái và ông cũng không nhận được sự liên lạc nào từ phía Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM, nơi con gái ông là sinh viên năm cuối và là một cán bộ đoàn và hội sinh viên.
Trong bức thư gửi Chủ tịch Sang, nhóm sinh viên giải thích: "Sở dĩ chúng cháu viết thư cho Bác là vì chúng cháu tin chỉ có Bác mới giúp được cho bạn ấy".
"Chúng cháu rất ngưỡng mộ Bác, một vị lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm với dân tộc. Những gì bác nói xứng đáng để tập thể sinh viên chúng cháu noi theo."
Các sinh viên khẩn cầu: "Kính xin bác Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hãy lên tiếng giúp đỡ bạn ấy và gia đình".
BBC chưa liên lạc được tới văn phòng của ông Trương Tấn Sang để xác minh liệu bức thư đã đến được tay người nhận hay chưa.
Hôm 18/10, trả lời phỏng vấn của BBC, mẹ sinh viên Nguyễn Phương Uyên là bà Nguyễn Thị Nhung nói gia đình 'rất hoang mang' nhưng không cho rằng con gái mình có tội.
"Nếu thực chất mà cháu ghét Trung Quốc, thì điều đó theo tôi nghĩ không có vi phạm pháp luật đến mức nghiêm trọng. Là vì một công dân yêu nước là chuyện bình thường."
"Với những hành vi ngang tàng bạo ngược của Trung Quốc, xâm chiếm lãnh hải, làm những chuyện mà phải nói là không ai mà không biết, thì sinh viên và học sinh mà suy nghĩ như thế, theo tôi không có gì là nghiêm trọng."
Sinh viên ‘cầu cứu khẩn cấp’ Chủ tịch nước (BBC). – Nội dung Thư cầu cứu khẩn cấp của tập thể sinh viên Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp. HCM về trường hợp của Nguyễn Phương Uyên (DLB). – Nguyễn Hoàng Vi: NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN- HỒN NHIÊN YÊU NƯỚC TRƯỚC NHỮNG HÈN CÂM (Huỳnh Ngọc Chênh).  – Công an chối không bắt nữ sinh Phương Uyên(Chuacuuthe).
Đại Vệ Chí Dị (Người Buôn Gió). “Từ lúc Chúa lên ngôi, không khi nào nhà tù không có người chống Tề ở cả. Lứa này về có lứa khác gối đầu thay thế, lớp trước sắp về thì lớp sau sắp đem ra xử. Lớp trước sắp đem ra xử thì bắt thêm lớp sau để kế tiếp tuần hoàn cho nhịp nhàng như dòng nước không bao giờ cạn”.
Mười Bảy Thanh Niên Công Giáo và Tin Lành: Chẳng Ai Có Tội! (TNCG). – Dương Thị Tân – một phụ nữ Việt Nam bất khuất (Chuacuuthe).   – Công an tỉnh Tiền Giang xin lỗi tài xế đưa khách đi đám tang thân mẫu blogger Tạ Phong Tần, “xin anh Khanh viết giấy cam kết không khởi kiện họ nữa” và “rủ anh Khanh đi ăn nhưng anh đã từ chối” (Chuacuuthe).
HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HIỆP QUỐC: VIỆT NAM, MỘT ỨNG CỬ VIÊN BẤT XỨNG (Quỳnh Trâm).

Hoàng Sa, Trường Sa mãi là cốt nhục thiêng liêng… (LĐ). – Tặng tàu cá, ngư cụ, bảo hiểm cho ngư dân Hoàng Sa – Trường Sa (NLĐ).   - Góp sức vươn khơi (NLĐ). – Khởi công xây trường học ở Trường Sa(NLĐ).  - Vì Hoàng Sa, Trường Sa (TN). - Khởi công xây dựng trường học tại Trường Sa (TN).
Mỹ gởi hàng không mẫu hạm nguyên tử đến vùng Biển Đông (RFI). – Tàu sân bay Mỹ tuần tra trên vùng biển tranh chấp ở châu Á: US aircraft carrier cruises disputed Asian seas (AP). –  Hoa Kỳ thể hiện sức mạnh hải quân tại Biển Đông (AP/ TCPT).  – Tàu sân bay Mỹ tuần tra biển Đông (NLĐ). – Đoàn VN thăm tàu sân bay USS George Washington (TTXVN).  – Quan chức VN thăm tàu sân bay Hoa Kỳ(BBC).  - Siêu tàu sân bay Mỹ tuần tra Biển Đông, đón khách Việt Nam (TP).
 - Đoàn cán bộ liên ngành của Việt Nam thăm tàu sân bay USS George Washington.
Hải quân Trung Quốc tập trận gần nhóm đảo Điếu Ngư (VOA).  – Tập trận chiếm đảo. Đảo nào? (Nguyễn Thông).  – Tàu Trung Quốc lại áp sát Senkaku/ Điếu Ngư (TT).  – Nhật đuổi 5 tàu Trung Quốc xuất hiện ở ngoài đảo tranh chấp(GD&TĐ).  - Nhật hủy tập trận với Mỹ vì Trung Quốc (PLTP). -Mỹ – Nhật hủy kế hoạch tập trận chiếm đảo trên Hoa Đông (DT). - Tàu Trung Quốc lại xuất hiện gần Senkaku/Điếu Ngư (TN).
Sức mạnh quân sự Mỹ tại Đông Nam Á (TN).
Trung Quốc xây dựng căn cứ giám sát biển bằng máy bay không người lái (GDVN).
Nga, Mỹ chê tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc (PN Today).
-Ảnh Đẹp: Cây Phong Lan Hiếm Quí (10/21/2012)
Cây phong lan hài cực quý giá này hiện còn một cây cuối cùng ở Lancashire, nước Anh. Chính quyền địa phương đã tăng cường cảnh sát để bảo vệ cây lan độc nhất vô nhị này vì nó là một bảo vật vô giá của các nhà thực vật học.

Tổng số lượt xem trang