(Cảm ơn bác Xa Xứ mách bài)
ĐOÀN NGUYÊN ĐỨC VÀ CÂU CHUYỆN “CÓ HỌC”
ĐOÀN NGUYÊN ĐỨC VÀ CÂU CHUYỆN “CÓ HỌC”
Hẳn là GS Ngô Bảo Châu sẽ chau mày khi nghe ông Đoàn Nguyên Đức đưa tên mình ra để ví von trong câu chuyện ý kiến của TS Alan Phan về thị trường bất động sản.
Trong bài báo GDVN, ông Đức đã “bắn liên thanh” hết sức hoành tráng, tự tin, và tỏ ra hiểu biết hơn người:
“Alan Phan là ai? Trong lịch sử, ông ấy đã làm gì cho đất nước ViệtNam? Đối với thị trường BĐS, ông Alan Phan có dự án nào ở VN không? Câu trả lời là “không có”. Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người biết gì, giống như một người không biết đá banh mà lại nói chuyện đá banh hoặc chẳng khác nào một cậu sinh viên lại “lên mặt” dạy toán cho GS Ngô Bảo Châu.”
Ông Đức giống như một vị giám khảo khó tính và khó chịu, tự cho mình là đại diện xứng đáng cho đất nước Việt Nam anh dũng mà gian lao này, truy hỏi đến cùng một trí thức Việt kiều. “Ông đã làm gì cho đất nước Việt Nam”, theo ông Đức, dường như là điều bắt buộc phải làm rõ trước khi ai đó có ý kiến nhận xét về bất kỳ chuyện gì ở Việt Nam.
“Đối với thị trường BDS, ông Alan Phan có dự án nào không? Câu trả lời là: không có”. Giám khảo Đoàn Nguyên Đức tiếp tục đặt câu hỏi một cách nghiêm khắc, và rồi tự trả lời tỉnh rụi: không có! Ai cũng thấy hiển nhiên là TS Alan Phan không có dự án BĐS ở VN. Nếu có thì TS Alan Phan đã là người cùng hội cùng thuyền với ông Đức rồi, và chắc cũng đang mỏi mắt trông chờ gói 30.000 tỉ của Nhà nước mà ông Đức khăng khăng không phải là “giải cứu”. Té ra ông Đức cũng giỏi ngón dùng “mỹ từ kế” để lừa mị người dân ra phết. Nhà nước bơm tiền, nói rằng hỗ trợ người thu nhập thấp có thêm tiền để mua nhà chứ không giao tiền cho doanh nghiệp BĐS, vậy thỉ đâu có phải là giải cứu? Hay nhỉ ! Nhà nước cho người dân vay tiền (chắc chắn là chẳng cho không bao giờ , nhất là vào lúc kinh tế khó khăn dồn dập như hiện nay) để mua nhà, thị trường BĐS sẽ tan băng đôi chút, một lượng tiền nào đó sẽ được lưu chuyển, và sẽ lại chảy vào túi các doanh nghiệp BĐS đang khát khô bỏng cháy. Từ chết lâm sàng, sức khỏe thị trường BĐS có chút tiến triển (chút chút thôi nhé) và chuyển qua hấp hối, không “giải cứu” thì là cái gì?
“Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người biết gì” là câu mang tính đánh đố của ông bầu Đức. Chẳng ai hiểu nổi ông Đức muốn nói “những người biết gì” là những người nào, và vì sao lại gọi họ là “những người biết gì”. Trong tiếng Việt, “biết gì” chưa bao giờ là một tính chất, một thuộc tính để chỉ một người hoặc một nhóm người. Người ta chỉ có thể nói: những người thông thái, những người lịch sự, những người có học, những người tham ăn, chứ nếu nói bừa như ông Đức thì lần đầu tiên mình mới nghe thấy. Hay là ông Đức muốn ám chỉ “những người biết gì” là “lũ người quỉ ám”?
Ông Đức ví von việc TS Alan Phan có ý kiến về thị trường BĐS “chẳng khác nào một cậu sinh viên lại lên mặt dạy toán cho GS Ngô Bảo Châu”. Ái chà, ghê thế kia đấy! Ông Đức tự cho mình giống như GS Ngô Bảo Châu đang phải nghe những lời giảng toán của một cậu sinh viên là TS Alan Phan. Choáng ghê gớm!
Như đã nói ở trên, mình tin là GS Ngô Bảo Châu sẽ chau mày không hài lòng khi nghe ông Đức dùng tên tuổi của GS để ví von bạt mạng như thế. Hơn nữa, ngành Toán có đến hàng mấy trăm chuyên ngành hẹp, mà các nhà toán học nổi tiếng thường chỉ đủ thời gian nghiên cứu cùng lắm 3 hoặc 4 chuyên ngành mà thôi. Cũng đều là những GS toán, nhiều khi ông này không hiểu gì về chuyên môn của ông kia. Nếu GS Ngô Bảo Châu có tình cờ “được” một cậu sinh viên toán nói /"giảng" về một hướng nghiên cứu mới lạ nào đó của mình thì có lẽ GS sẽ chăm chú lắng nghe và động viên khích lệ mà thôi. Chuyện cũng bình thường, chứ đâu có gì mà phải ầm ĩ. Câu ví von kệch cỡm này cho thấy ông Đức rất "uyên bác" về toán học.
Nhưng choáng nhất là đoạn mở đầu của bài báo, khi ông Đức cho rằng TS Alan Phan là “cực kỳ thiếu văn hóa”. Ông Đức nói thêm: “Chúng ta là những người có học, sao lại nói như thế!”
Đang tranh luận về những vấn đề kinh doanh, thị trường, tài chính, bỗng đùng một cái, ông Đức quay sang bỏ bom, chỉ trích người khác là “cực kỳ thiếu văn hóa”, một vấn đề thuộc phạm trù nhân cách mà chẳng có lấy một dòng minh chứng. “Thiếu văn hóa” đã là ghê gớm lắm rồi, ấy thế dường như chưa đủ đô nên ông Đức phải nhấn cho nó mạnh là “cực ký thiếu văn hóa”. Nói như nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, đây là kiểu chơi xấu, bỏ bóng đá người, không đàng hoàng, không minh bạch.
Có lẽ với ông Đức, đây mới thực sự là kiểu chơi “cực kỳ có văn hóa”?
Trong phần cuối bài, mình cảm thấy ghê ghê khi nghe ông Đức phán rằng: “Dư luận không nên đề cập quá sâu hoặc cuốn vào những lời nói của ông Alan Phan bởi nó chỉ làm rối thị trường, rối xã hội hoặc có động cơ xấu ẩn chứa phía sau”.
Cùng một lúc, ông Đức đóng ba vai trong vở diễn: nhà kinh doanh, sĩ quan an ninh và một dư luận viên cao cấp.
“Động cơ xấu ẩn chứa phía sau” ư? Không có gì dễ bằng, và và dễ gây tai họa cho bằng cái lối vu cáo, chụp mũ mà nhiều kẻ lâu nay vẫn dùng để hãm hại người khác.
Bài báo cho thấy sự hung hăng, hùng hổ, hiếu thắng, và cả sự hoảng hốt của một người được gọi là đại gia. Có thể ông Đức có rất nhiều tiền, nhưng dường như ông đã quên một điều sơ đẳng: tiền của ông có thể còn, có thể mất, nhưng giá trị nguồn tri thức trong những bài giảng, bài báo, những cuốn sách của TS Alan Phan và của nhiều nhà trí thức khác sẽ được nhiều thế hệ coi là kho báu.
.
Tạm chấp nhận lời tự bạch của ông Đức: “Chúng ta là những người có học”. Chỉ có đề nghị nho nhỏ rằng, ông hãy mau chóng tìm đến thăm nhà một người bạn học nào đó của ông, càng sớm càng tốt. Được bạn học thừa nhận thì mới chúng tỏ được rằng có đi học. Có đi học rồi mới tính sang chuyện có học, ông Đức ạ !
Trong bài báo GDVN, ông Đức đã “bắn liên thanh” hết sức hoành tráng, tự tin, và tỏ ra hiểu biết hơn người:
“Alan Phan là ai? Trong lịch sử, ông ấy đã làm gì cho đất nước ViệtNam? Đối với thị trường BĐS, ông Alan Phan có dự án nào ở VN không? Câu trả lời là “không có”. Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người biết gì, giống như một người không biết đá banh mà lại nói chuyện đá banh hoặc chẳng khác nào một cậu sinh viên lại “lên mặt” dạy toán cho GS Ngô Bảo Châu.”
Ông Đức giống như một vị giám khảo khó tính và khó chịu, tự cho mình là đại diện xứng đáng cho đất nước Việt Nam anh dũng mà gian lao này, truy hỏi đến cùng một trí thức Việt kiều. “Ông đã làm gì cho đất nước Việt Nam”, theo ông Đức, dường như là điều bắt buộc phải làm rõ trước khi ai đó có ý kiến nhận xét về bất kỳ chuyện gì ở Việt Nam.
“Đối với thị trường BDS, ông Alan Phan có dự án nào không? Câu trả lời là: không có”. Giám khảo Đoàn Nguyên Đức tiếp tục đặt câu hỏi một cách nghiêm khắc, và rồi tự trả lời tỉnh rụi: không có! Ai cũng thấy hiển nhiên là TS Alan Phan không có dự án BĐS ở VN. Nếu có thì TS Alan Phan đã là người cùng hội cùng thuyền với ông Đức rồi, và chắc cũng đang mỏi mắt trông chờ gói 30.000 tỉ của Nhà nước mà ông Đức khăng khăng không phải là “giải cứu”. Té ra ông Đức cũng giỏi ngón dùng “mỹ từ kế” để lừa mị người dân ra phết. Nhà nước bơm tiền, nói rằng hỗ trợ người thu nhập thấp có thêm tiền để mua nhà chứ không giao tiền cho doanh nghiệp BĐS, vậy thỉ đâu có phải là giải cứu? Hay nhỉ ! Nhà nước cho người dân vay tiền (chắc chắn là chẳng cho không bao giờ , nhất là vào lúc kinh tế khó khăn dồn dập như hiện nay) để mua nhà, thị trường BĐS sẽ tan băng đôi chút, một lượng tiền nào đó sẽ được lưu chuyển, và sẽ lại chảy vào túi các doanh nghiệp BĐS đang khát khô bỏng cháy. Từ chết lâm sàng, sức khỏe thị trường BĐS có chút tiến triển (chút chút thôi nhé) và chuyển qua hấp hối, không “giải cứu” thì là cái gì?
“Một người không biết gì mà lại đi khuyên những người biết gì” là câu mang tính đánh đố của ông bầu Đức. Chẳng ai hiểu nổi ông Đức muốn nói “những người biết gì” là những người nào, và vì sao lại gọi họ là “những người biết gì”. Trong tiếng Việt, “biết gì” chưa bao giờ là một tính chất, một thuộc tính để chỉ một người hoặc một nhóm người. Người ta chỉ có thể nói: những người thông thái, những người lịch sự, những người có học, những người tham ăn, chứ nếu nói bừa như ông Đức thì lần đầu tiên mình mới nghe thấy. Hay là ông Đức muốn ám chỉ “những người biết gì” là “lũ người quỉ ám”?
Ông Đức ví von việc TS Alan Phan có ý kiến về thị trường BĐS “chẳng khác nào một cậu sinh viên lại lên mặt dạy toán cho GS Ngô Bảo Châu”. Ái chà, ghê thế kia đấy! Ông Đức tự cho mình giống như GS Ngô Bảo Châu đang phải nghe những lời giảng toán của một cậu sinh viên là TS Alan Phan. Choáng ghê gớm!
Như đã nói ở trên, mình tin là GS Ngô Bảo Châu sẽ chau mày không hài lòng khi nghe ông Đức dùng tên tuổi của GS để ví von bạt mạng như thế. Hơn nữa, ngành Toán có đến hàng mấy trăm chuyên ngành hẹp, mà các nhà toán học nổi tiếng thường chỉ đủ thời gian nghiên cứu cùng lắm 3 hoặc 4 chuyên ngành mà thôi. Cũng đều là những GS toán, nhiều khi ông này không hiểu gì về chuyên môn của ông kia. Nếu GS Ngô Bảo Châu có tình cờ “được” một cậu sinh viên toán nói /"giảng" về một hướng nghiên cứu mới lạ nào đó của mình thì có lẽ GS sẽ chăm chú lắng nghe và động viên khích lệ mà thôi. Chuyện cũng bình thường, chứ đâu có gì mà phải ầm ĩ. Câu ví von kệch cỡm này cho thấy ông Đức rất "uyên bác" về toán học.
Nhưng choáng nhất là đoạn mở đầu của bài báo, khi ông Đức cho rằng TS Alan Phan là “cực kỳ thiếu văn hóa”. Ông Đức nói thêm: “Chúng ta là những người có học, sao lại nói như thế!”
Đang tranh luận về những vấn đề kinh doanh, thị trường, tài chính, bỗng đùng một cái, ông Đức quay sang bỏ bom, chỉ trích người khác là “cực kỳ thiếu văn hóa”, một vấn đề thuộc phạm trù nhân cách mà chẳng có lấy một dòng minh chứng. “Thiếu văn hóa” đã là ghê gớm lắm rồi, ấy thế dường như chưa đủ đô nên ông Đức phải nhấn cho nó mạnh là “cực ký thiếu văn hóa”. Nói như nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, đây là kiểu chơi xấu, bỏ bóng đá người, không đàng hoàng, không minh bạch.
Có lẽ với ông Đức, đây mới thực sự là kiểu chơi “cực kỳ có văn hóa”?
Trong phần cuối bài, mình cảm thấy ghê ghê khi nghe ông Đức phán rằng: “Dư luận không nên đề cập quá sâu hoặc cuốn vào những lời nói của ông Alan Phan bởi nó chỉ làm rối thị trường, rối xã hội hoặc có động cơ xấu ẩn chứa phía sau”.
Cùng một lúc, ông Đức đóng ba vai trong vở diễn: nhà kinh doanh, sĩ quan an ninh và một dư luận viên cao cấp.
“Động cơ xấu ẩn chứa phía sau” ư? Không có gì dễ bằng, và và dễ gây tai họa cho bằng cái lối vu cáo, chụp mũ mà nhiều kẻ lâu nay vẫn dùng để hãm hại người khác.
Bài báo cho thấy sự hung hăng, hùng hổ, hiếu thắng, và cả sự hoảng hốt của một người được gọi là đại gia. Có thể ông Đức có rất nhiều tiền, nhưng dường như ông đã quên một điều sơ đẳng: tiền của ông có thể còn, có thể mất, nhưng giá trị nguồn tri thức trong những bài giảng, bài báo, những cuốn sách của TS Alan Phan và của nhiều nhà trí thức khác sẽ được nhiều thế hệ coi là kho báu.
.
Tạm chấp nhận lời tự bạch của ông Đức: “Chúng ta là những người có học”. Chỉ có đề nghị nho nhỏ rằng, ông hãy mau chóng tìm đến thăm nhà một người bạn học nào đó của ông, càng sớm càng tốt. Được bạn học thừa nhận thì mới chúng tỏ được rằng có đi học. Có đi học rồi mới tính sang chuyện có học, ông Đức ạ !
Phá rừng và trồng rừng
--HAGL phủ nhận cáo buộc chiếm đoạt đất đai, khai thác gỗ và tham nhũng tại Lào và Campuchia của Global WitnessHAGL khẳng sẽ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư tại 2 nước này khi Global Witnetss đưa ra được bằng chứng xác thực
Global Witness: IFC and Deutsche Bank Support Vietnamese Land Grabs theDiplomat.com
Có anh bạn đi Trung Quốc về, nói: Hàng Châu đẹp quá. Hỏi: đẹp ở chỗ nào thì đáp: nó có nhiều rừng, rừng ở ngay trong thành phố, xanh mát, yên tĩnh. Công viên như rừng mà đường phố cũng như rừng, đặc biệt là rừng trúc.
Nhưng không phải chỉ có Hàng Châu, Singapore, Kuala Lumpur hay Paris, Boston, Washington DC đều có rừng ngay trong thành phố. Ý niệm “thành phố rừng” đã có từ lâu lắm. Khi triều đại các vua Louis bên Pháp xây dựng điện Versailles thì đó cũng là nơi rừng tiếp giáp rừng, các Sa hoàng xây Cung điện Mùa Hè ở Saint Petersburg cũng đã trồng cả những khu rừng bạt ngàn trong khuôn viên mênh mông của mình.
Đà Lạt của Việt Nam cũng là một thành phố rừng. Nhưng đó là Đà Lạt của ngày xưa, thuở người ta còn biết quý rừng, biết trân trọng từng ngọn thông, từng tán lá. Ngày nay Đà Lạt đang bị “quy hoạch” phân lô, bán nền nhà…Rừng bị đẩy lùi về phía xa, phía những dãy núi…
Nhật Ký Đỗ Thọ có kể một giai thoại: Ngày nọ, tổng thống Ngô Đình Diệm lên nghỉ mát ở Đà Lạt. Buổi sáng như thường lệ ông mở cánh cửa sổ để ngắm rừng thông thì ngạc nhiên khi nhìn thấy một khoảng trống ở cuối tầm mắt. Ông gọi điện thoại cho thị trưởng Đà Lạt. Thị trưởng sợ quá, lập tức có mặt. Vừa đẩy cửa bước vào, chưa kịp vái chào “cụ” thì cái gạt tàn thuốc đã bay thẳng vô mặt. Không dám né tránh, thị trưởng run rẩy thưa: “Bẩm cụ, cụ có điều chi dạy bảo?”. Ông Diệm hét lên: “Ai chặt rừng?!”.
Phải chi chúng ta cũng biết yêu rừng như ông Diệm thì hy vọng có thể cứu được Đà Lạt.
*
Bạn tôi là giáo viên cấp ba, sau 75 bị “mất dạy” chuyển nghề chạy xe ôm. Từ Quy Nhơn anh bạn tót lên Gia Lai kiếm sống. Ngày ngày anh chở dân buôn qua lại, dọc biên giới Campuchia. Đó là các chị buôn thuốc lá, nhu yếu phẩm, đó là các tay lâm tặc vô rừng buôn gỗ lậu, cần những tay lái gan dạ thuộc lòng các trạm kiểm lâm, luồn lách, băng rừng vượt suối vào sâu trong rừng giao dịch làm ăn với các “đối tác” sơn lâm khác.
Đồng nghiệp và cũng là đồng hương của anh là một gã hồi nhỏ bị “té vô thùng đinh” nên mặt lồi lõm trông rất ngầu. Gã có một chiếc BS tức là chiếc xe máy hiệu Bridgestone hai thì chạy xăng pha nhớt. Loại xe này rất đắc dụng đối với đường rừng hiểm trở vì nó chạy mát máy. Những tay lâm tặc có vẻ ưa chuộng gã hơn anh bạn tôi vì gã rất dày dạn và quan trong hơn: gã hiểu biết nhiều về gỗ của rừng Gia Lai, tất nhiên không phải nhờ vào trình độ văn hóa lớp Bốn của gã, mà nhờ đã lăn lộn với nghề cưa xẻ gỗ nhiều năm trên địa bàn này.
Các tay lâm tặc từ các nơi về Gia Lai tìm mua gỗ vừa nhờ gã đưa rước vừa nhờ gã mách nước cho chỗ nào có loại gỗ quý mà bọn họ cần mua. Ban đầu các lâm tặc chỉ trả tiền xe ôm, cộng chút ít tiền “bo”, về sau thấy gã xe ôm nọ lanh lợi quá, đắc dụng quá, thấy vai trò của gã như một cố vấn, chẳng những về nghề gỗ mà còn về cách luồn lách tránh né hoặc mua chuộc kiểm lâm nên các đại gia buôn gỗ nọ phải thỏa mãn một số yêu sách của gã, chẳng hạn như khi chở gỗ về đồng bằng, họ bằng lòng cho gã “ké” chừng 5 hoặc 10 mét khối gỗ của gã.
Nhờ khai thác nhiều đại gia như thế nên gã đã đưa ra thị trường khá nhiều gỗ mà không cần xin giấy phép gì cả. Gã trở nên giàu có. Gã từ giã nghề chạy xe ôm và trở thành một tay buôn gỗ lậu chuyên nghiệp.
Nhưng bước ngoặt đời gã bắt nguồn từ khi gã trúng đợt gỗ pơ-mu.
Pơ-mu (fokienia) là một loại gỗ rất quý hiếm, còn có tên gọi là “bách Phúc Kiến” mùi thơm, vân gỗ đẹp, nhìn bề ngoài nó rất giống gỗ thông nhưng trong khi thông là một thứ gỗ xấu, chỉ dùng làm giàn giáo, đóng bàn ghế loại bình dân thì pơ-mu là gỗ quý, không hề bị mối mọt, bền chắc, người ta dùng nó để chế tác các mặt hàng gỗ mỹ nghệ và trang trí nội thất cao cấp, ngoài ra rễ cây pơ-mu còn có tinh dầu rất quý được chưng cất dùng trong ngành hóa mỹ phẩm và trong y học. Cây pơ-mu đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam năm 1996 vì đang có nguy cơ tuyệt chủng.
Khi phát hiện ra loại gỗ này gã đã trà trộn nó với gỗ thông và kiếm lời gấp trăm lần số vốn bỏ ra. Có thể nói gỗ pơ-mu là chiếc đũa thần đưa gã lên hàng đại gia từ đó.
Khi đã có nhiều tiền, gã loại bỏ các đối thủ như chi Tư, chị Bạch…làm bá chủ võ lâm, phô trương thanh thế, mua chuộc, cấu kết với giới cầm quyền các cấp kinh doanh nhiều lãnh vực khác như đá granit, địa ốc…
Hệ thống ngân hàng trở thành đồng minh thân cận của gã.
Các dịch vụ của gã nghe thì to lớn, “tầm cỡ” “đẳng cấp”… nhưng thực chất là chặt rừng bán gỗ làm giàu.
Còn anh bạn giáo viên của tôi, đồng nghiệp của tên lâm tặc kia thì nay đã trở lại nghề dạy học. Và thỉnh thoảng trong chút men rượu, anh cũng không quên “khoe” mình từng là chiến hữu của đại gia đó!
*
Cây đước tự mọc thành rừng trong nhiều ngàn năm. Lửa trời cũng từng đi qua trong những mùa khô hanh, đốt phá rừng. Chiến tranh cũng từng đến, bom lân tinh thiêu rụi từng mảng, rồi con người chặt cây làm nhà, hầm than, thả bè trôi về phố chợ làm vật liệu xây dựng. Nhưng những khu rừng ngập mặn vẫn tồn tại. Cây đước tự phát triển, biết cách để sinh tồn, biết sinh đẻ, nhân giống, biết xếp hàng thành rừng. Những thế hệ rừng nối tiếp, sinh rồi diệt, diệt rồi sinh cũng giống như cỏ trên thảo nguyên mênh mông không ngừng sinh diệt mà vẫn tồn tại.
Cây đước già ra hoa kết trái. Trái nó dài chừng hai gang tay, mình tròn, treo lủng lẳng như những trái dưa chuột dài ốm nhách. Hàng triệu trái đước đong đưa chực chờ phía trên mặt nước, phía trên mặt bùn nhão, như một thế hệ đông đảo những cư dân mới, sẵn sàng thả mình cắm phập một đầu xuống bùn để xác định chỗ đứng, xác định sự góp mặt của mình trên mặt đất.
Từ chỗ vừa “cắm dùi” ấy, chúng sẽ lớn lên thành khu rừng mới, vươn những ngón chân dài bấu vào đất, bám trụ vững chắc như “kiền ba chân”, thân thì ngoi lên khỏi mặt nước, mọc ra những cái nhánh, phủ xanh một vùng lãnh thổ.
Mặc cho con người tàn phá, rừng vẫn tự tái tạo, vẫn sống và ôm ấp, bảo lãnh, che chở cho cả một hệ sinh thái đa diện dưới chân nó: con người, con cua, con còng, con cá. Và chim chóc, khỉ, rắn, cá sấu. Và ong.
Cũng có khi, do tham vọng, con người hối hả tàn phá rừng với tốc độ nhanh gấp mấy lần một chu kỳ sinh trưởng. Rừng hở lưng, lạnh gáy, lạnh xương sống. Rừng thấy trống trải và yếu đuối trước những cơn bão, những trận lũ quét, những mưa nguồn.
Rừng hấp hối.
Rừng Tây Nguyên cũng hấp hối. Những dãy núi chết phơi tấm da màu huyết dụ giữa trời. Con người lột da rừng, trơ ra lớp thịt bầm dập bị hun khói nám đen. Đó là những khu rừng ở Tây nguyên đã bị hỏa thiêu ngay trước mắt tôi, nằm chết khô giữa tro than và đất cằn, vụn nát.
Rừng Cà Mau cũng đang bị tàn phá theo từng thời vụ: nó đang trở thành nguồn cung cấp vật liệu xây dựng cho những thành phố, nguồn than cho những khu dân cư…
*
Vậy mà từng ngày vẫn có những cô gái nhỏ chèo xuồng dọc theo những con nước len lỏi giữa rừng già, một tay quẫy mái chèo, một tay gom những trái đước già đang nổi trôi trên mặt nước đục.
Những chiếc xuồng lặng thầm nối đuôi nhau đi nhặt những trái đước. Những chiếc xuồng không chở trăng sao, không chở tao nhân mặc khách. Những chiếc xuồng đi nhặt sự sống của rừng, những chiếc xuồng đi gom góp một thế hệ mới cho đất.
Và sau đó là những đôi chân khẳng khiu, đen đủi, lội trong nước mặn, trong bùn sình trồng từng mầm sống xuống đất đen.
ĐÀO HIẾU
Vụ bầu Đức "cướp đất" lên báo Economist!: Rubber barons (Economist 18-5-13) ◄ -- Cái tụi Global Witness that là quái ác và thâm hiểm đối với bầu Đức! (Blog TSYG 16-5-13) Bị cáo buộc 'phá rừng', 2 ngày bầu Đức mất 300 tỷ (VTC 16-5-13) Bầu Đức mạnh tay “rót” tiền vào Lào và Campuchia như thế nào? (DT 16-5-15)
Bầu Đức trần tình cáo buộc phá rừng (KP 17-5-13) 6 phản biện của bầu Đức về cáo buộc chiếm đất, phá rừng (VnEx 17-5-13) -- Trước cáo buộc “sỉ nhục” của Global Witness: HAGL “sẵn sàng đối chất từng vấn đề” (TN 17-5-13)
--HAGL phủ nhận cáo buộc chiếm đoạt đất đai, khai thác gỗ và tham nhũng tại Lào và Campuchia của Global WitnessHAGL khẳng sẽ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư tại 2 nước này khi Global Witnetss đưa ra được bằng chứng xác thực
Global Witness: IFC and Deutsche Bank Support Vietnamese Land Grabs theDiplomat.com
Viết nhân ngày Father's Day: Nỗi lòng người cha mất con (NV 15-6-13) -- Một câu chuyện vô cùng xót xa, cảm động. Bạn nào có thông tin gì có thể giúp gia đình này thì xin lên tiếng! ◄ ◄
Chuyện lạ: Tập đọc ê a tại lò luyện thi ở Hà Nội (DT 17-6-13)
Lương tâm nghề nghiệp hay 'nồi cơm tòa soạn'? (TVN 17-6-13)
Thơ và tình trạng loạn chuẩn trong phê bình thơ (CAND 17-6-13) -- Bài Vũ Quần Phương
Đỗ Bích Thúy xúc động trong lễ ra mắt sách (VnEx 17-6-13)
Báo Nhân Dân điện tử đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba (ND 17-6-13) -- PTT Nguyễn Thiện Nhân được phong "Nhà Giáo Ưu Tú" thì tại sao báo Nhân Dân không được Huân chuơng Lao động hở?
Điều gì đang xảy ra cho thiếu niên gốc Việt ở Anh? Why are so many of the UK's missing teenagers Vietnamese? (BBC 17-6-13) -- Tiếng Việt: Nạn 'người Việt mất tích ở Anh' (BBC 17-6-13)◄