Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2012

Tống Văn Công: Để Chủ tịch nước hoàn thành nhiệm vụ!

--Tống Văn Công: Để Chủ tịch nước hoàn thành nhiệm vụ! (viet-studies 20-10-12)

  

 Mấy ngày qua, nhân dân cả nước chăm chú lắng nghe các vị lãnh đạo của Đảng trả lời cử tri, đặc biệt là những lời tâm huyết của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Tình hình còn nhiều phức tạp , mức độ tham nhũng đang gia tăng hết sức nghiêm trọng…. Có những người đấu tranh chống tham nhũng bị trù dập, nhiều khi gia đình tan tác. Chúng tôi có lỗi lớn là không bảo vệ nổi những con người đó”. Ông kêu gọi mọi người dũng cảm phát hiện tham nhũng: “Tình hình trù úm người tố cáo là rất ghê gớm. Nhưng vì sợ trù úm mà chúng ta không tố cáo thì đất nước này sẽ thế nào? Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người, nhưng không thể trù úm cả dân tộc”! Ông nói: “Khi tự thấy mình nhu nhược, tôi sẽ làm đơn xin ngh”ỉ; “rút lui để những người dũng cảm làm việc”.

Nhớ lại, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến cuối nhiệm kỳ đã ân hận kể: Khi tiễn ông đi nhận nhiệm vụ Chủ tịch nước, người thầy ngày xưa đã gửi gắm kỳ vọng cho anh học trò giỏi toán ngày nào sẽ giải được bài toán tham nhũng đang hoành hành đất nước. Ông thẳng thắn nhận khuyết điểm: “Chống tham nhũng là nguyện vọng tha thiết và chính đáng của nhân dân. Nhưng cho đến hôm nay tôi thấy nhiệm vụ đó tôi chưa làm xong!”. Vậy phải có những quyết sách gì để Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng như tất cả các nhà lãnh đạo khác đến cuối nhiệm kỳ không phải ân hận như nguyên Chủ tịch Nguyễn Minh Triết?

“Người ta có thể trù úm một người, một nhóm người, nhưng không thể trù úm cả dân tộc”. Vâng, vấn đề chính là phải tìm ra biện pháp để không ai, không thế lực nào có thể trù úm được một người dân thường đứng ra tố cáo những kẻ tham nhũng đang nắm quyền lưc lớn! Biết tìm đâu ra biện pháp đó? Xin cơ quan tư pháp thử phân tích một số vụ trù úm người tố cáo tham nhũng chắc chắn sẽ rút ra được hằng loạt điều bổ ích. Thực tế có vô vàn ví dụ, xin đơn cử một vụ ở Ninh Bình. Ông Đinh Đức Phiếu, sĩ quan, hội viên cựu chiến binh viết đơn tố cáo ông Đinh Văn Hùng bí thư tỉnh ủy tham nhũng, chỉ năm ngày sau, cơ quan điều tra kết luận đây là vụ án vu khống, rồi chỉ hơn một tháng sau, tòa án nhân dân Ninh Bình xét xử, không có luật sư bào chữa, không có đại diện Hội cựu chiến binh dự, kết án 5 năm tù giam. Bài học rút ra rất đơn giản: Bí thư tỉnh ủy đứng trên các cơ quan bảo vệ pháp luật. Ở vụ Tiên Lãng, gia đình ông Vươn liên tục khiếu nại, tố cáo, kiện ra tòa nhiều năm; báo Đối ngoại trung ương phanh phui từ năm 2008, nhưng nó chỉ được lắng nghe khi tiếng mìn tự tạo bùng nổ. Đến lúc đó, các cơ quan bảo vệ pháp luật, hệ thống chính trị và tất cả báo, đài của Hải Phòng vẫn tiếp tục khẳng định rằng chủ trương cưỡng chế thu hồi đất của chính quyền Tiên Lãng được cấp trên bật đèn xanh là hoàn toàn đúng đắn! Bài học từ Tiên Lãng cũng rất đơn giản: Bọn tham nhũng đã điều khiển được hệ thống tư pháp, tòa án và tất cả báo chí.

Thật ra, những bài học rút ra ở trên không phải là mới, từ lâu nhân loại đã nhận ra rằng, khi quyền lực không được kiểm soát thì sẽ xảy ra lạm quyền và tham nhũng. Hơn 2500 năm trước, nhà hiền triết Platon đã nói: “Tôi nhìn thấy sự sụp đổ nhanh chóng của nhà nước ở nơi nào pháp luật không có hiệu lực và nằm dưới quyền của một ai đó. Còn nơi nào pháp luật đứng trên trên các nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là nô lệ của luật pháp thì ở đó tôi thấy có sự cứu thoát của nhà nước”. Lý thuyết về dân chủ và nhà nước sau này tiếp tục khai phá theo hướng đó. Ngày nay, các quốc gia ít tham nhũng nhất thế giới là những quốc gia dân chủ, nhà nước phân quyền, kiểm soát được quyền lực, xây dựng nền tư pháp độc lập và nền báo chí tự do.

Tống Văn Công

Tác giả gởi cho viet-studies ngày 20-10-12

Cựu quan chức kêu gọi họp Đảng giữa kỳ (BBC 19-10-12) -- LS Trần Quốc Thuận

Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương tiến hành kiểm điểm tự phê bình (VnMedia 20-10-12) -- Mỗi Ban sẽ có vài "Đồng chí X"

 -Tại sao cần phải kỷ luật? Đông A

Kỷ luật về thực chất là một loại hình phạt ở mức độ thấp. Do vậy lý do cần thiết phải kỷ luật cho người phạm lỗi cũng giống như lý do cần thiết phải dùng hình phạt cho người phạm tội. Người phạm tội là người đã vi phạm những thiết chế xã hội, và do vậy anh ta phải chịu hình phạt cần thiết để thiết chế xã hội ổn định, không bị phá vỡ và đồng thời qua đó thể hiện tính công bằng trong xã hội. Có những học thuyết khác về hình phạt, đưa ra những ý nghĩa bổ sung khác cho hình phạt như tính răn đe, hay tính giáo dục, cải tạo con người, nhưng cũng không loại bỏ chân lý cơ bản trên về hình phạt. Kỷ luật cũng giống như vậy, tuy ở mức độ thấp và có thể chỉ áp dụng trong một phạm vi cộng đồng hay tổ chức xã hội hẹp. Người phạm lỗi là người vi phạm thiết chế của cộng đồng hay tổ chức xã hội, hay vi phạm thiết chế của toàn thể xã hội nhưng chưa đến mức chịu hình phạt. Người phạm lỗi cần thiết phải bị kỷ luật, bởi vì nếu không kỷ luật thì thiết chế của cộng đồng hay tổ chức xã hội sẽ bị phá vỡ, tính công bằng được thiết lập trong cộng đồng hay tổ chức xã hội đó sẽ bị tiêu diệt, và dẫn tới cộng đồng hay tổ chức xã hội đó sẽ bị diệt vong.

Những luận điểm sau về vấn đề không thi hành kỷ luật với người phạm lỗi là ngụy biện:

* Không thi hành kỷ luật vì sợ rằng có những thế lực khác lợi dụng chuyện thi hành kỷ luật để chống phá cộng đồng hay tổ chức xã hội. Thực chất, không thi hành kỷ luật mới chính là nhân tố công phá tính ổn định, tính công bằng của cộng đồng và tổ chức xã hội.

* Không thi hành kỷ luật vì chưa tìm được người thay thế tốt hơn cho người bị kỷ luật. Đây là một luận điểm ngụy biện dựa trên học thuyết thần thánh hóa cá nhân, cho rằng trong một cộng đồng hay tổ chức xã hội chỉ có duy nhất một cá nhân thần thánh, không thể thay thế được và do vậy không thể kỷ luật được. Luận điểm này vừa mang tính giáo điều, vừa mang tính mê tín.

* Không thi hành kỷ luật vì sợ rằng nếu kỷ luật thì tình thế có thay đổi gì không, có tốt hơn lên không. Luận điểm này là ngụy biện đánh tráo mục đích của kỷ luật. Mục đích của kỷ luật không phải nhằm thay đổi tình thế hay làm cho tình thế tốt hơn. Mục đích của kỷ luật là nhằm tái lập sự ổn định và tính công bằng của cộng đồng và tổ chức xã hội mà hành vi phạm lỗi đã phá vỡ. Sự thay đổi của tình thế theo khuynh hướng tốt lên sau khi tiến hành kỷ luật là hệ quả phái sinh của tính ổn định và tính công bằng của cộng đồng và tổ chức xã hội, chứ không phải là mục đích hay mục tiêu của kỷ luật. 

Điện Biên ngày xưa và bây giờ: Diễn tập về chống bạo loạn, khủng bố tại Điện Biên (TTXVN infonet 20-10-12) -- Mỉa mai chưa? Điện Biên -- vùng đất linh thiêng ngày nào -- bây giờ lại là nơi diễn tập chống bạo loạn, khủng bố!

- Diễn tập phòng, chống khủng bố tại Điện Biên
Đài Truyền Hình Việt Nam
Sáng 20/10, tại tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố Bộ Công an đã tổ chức diễn tập phương án “Giải tán đám đông tụ tập trái phép đông người, chống biểu tình, bạo loạn..." Diễn tập phòng, chống khủng bố tại Điện Biên. Hình ảnh tại buổi ...
Điện Biên diễn tập phòng chống khủng bốĐài Tiếng Nói Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự diễn tập phòng, chống bạo ...Báo điện tử Chính phủ
Tuyên truyền rộng rãi để nhân dân cả nước hiểu sâu sắc hơn về ...Hà Nội Mới

Áp thuế mới với xế "xịn": Chỉ gây "khó dễ" cho một số ít người giàu (NĐT 20-10-12)
Vợ Chủ tịch Sacombank "cần mái ấm bình yên để cân bằng" (DNSG infonet 20-10-12) -- Những người khác thì không cần?

-- ĐÃ TÌM RA 95/129 CON ‘TINH TINH’ BÁN RẺ NHÂN DÂN!   –   (VLB). .   – Dân Choa: DI SẢN CỦA NGƯỜI TIỀN NHIỆM VÀ MỤC ĐÍCH CHẤN HƯNG ĐẢNG CỦA ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG (Quê Choa).

Tổng Bí Thư và 13 thành viên BCT đảng CSVN xin chịu kỷ luật trước TƯĐ, còn với dân với nước thì tính sao đây? (DLB).  – Chiến công của “đảng ta” và nỗi khổ của người dân (DLB).  – LẨY KIỀU THẾ SỰ (Sơn Thi Thư).

Một bộ phận không nhỏ hư hỏng muôn năm! (boxitvn).

Thống nhất mô hình ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng (VnEco).  – Chống Cái Búa !(DĐCN).  - - Bài học chống tham nhũng từ Indonesia (PLTP).

Ai sáng hơn ai? (Minh Văn).

- Nguyễn Đình Ấm: VÀI NÉT CHÂN DUNG KẺ ĐÒI THỦ TƯỚNG KHEN THƯỞNG (Lê Quốc Quân).

Văn phòng Quốc hội phổ biến kết quả Hội nghị Trung ương 6 (VOV).  – Quốc Hội CSVN đối mặt với kinh tế khó khăn, đấu đá nội bộ (Người Việt).

 

Tổng số lượt xem trang