Illustration by Paul LachineProject Syndicate -China may be just a few years away from becoming the world’s leading economic power, and America’s strategic centrality may be on the wane. But America still makes people dream, and, as Barack Obama's reelection showed, its emotional hold on the world remains unique.
In this sense, last week brought two victories: not just Barack Obama’s over Republican challenger Mitt Romney in the presidential election, but also the victory of America’s democratic system over China’s one-party authoritarianism. In a few sentences of his victory speech – the space of a magic moment – Obama celebrated “the mystery of democracy” in a very concrete, but also nearly religious manner.
Obama found the right words with which to pay tribute to the multitude of anonymous citizens going door to door to convince their fellow Americans to vote for their preferred candidates. He was describing democracy at its best, its most noble, as it should be, but not always is: freely mobilized men and women able and willing to change the course of their destiny.
At this moment, however brief, America’s soft power defeated by a knockout that of China, which less than one day later solemnly – and in the most opaque manner – opened the 18th Congress of the Chinese Communist Party. Millions of people around the world would rather experience for themselves an election night like America’s than become a part of China’s long-term plans.
Of course, America is no longer what it used to be. It is far too indebted to be the ultimate strategic and economic insurance policy for its allies, as it was in the past. But, if America’s protective power has receded, its power to inspire remains unique and can still redound to its benefit in the most spectacular way.
Obama’s victory was not only that of democracy, but also of a certain vision and message of America. By keeping an open stance on immigration, maintaining a respectful discourse toward all who want to live out their differences freely, and considering women in a modern and dignified manner, Obama was able to mobilize the strength of America’s exceptionalism, which rests on one key word: diversity.
In deliberately ignoring this diversity and embracing nostalgia for a long-gone past, the Republican Party – led astray by its ultra-conservative lunatics – was far more responsible than its decent candidate for the defeat. Romney’s mistake was to align himself for too long with ideas that were too radical for him – and for America.
The fate of Romney’s candidacy contains a universal message for all democratic regimes: One wins nothing by cultivating the extremes or by becoming their captive. In fact, one runs the risk of losing not only one’s soul, but also elections. That was Nicolas Sarkozy’s fate in France: he was defeated after losing the support of the center of the electorate. Obama was reelected because the Republican Party lost sight of the center in America.
Of course, the greatness of America’s democracy should not hide its deep flaws and current dysfunction. The cost of this election cycle surpassed $2 billion – all to reproduce the status quo: the same president, and the same balance of power in the US Congress. Money has become a corrosive agent that is eroding and redefining the democratic process, with the mobilization of personal energies giving way to the enlargement of campaign budgets.
Beyond the issue of money, there is the problem of a system of checks and balances run amok, leading to governmental paralysis. “Vetocracy” – reflected in the Republicans’ routine Congressional obstructionism in Obama’s first term – is a threat to democracy. Will the party, chastened by its electoral defeat, recognize that its responsibility is to the American people, and not only to its members and followers?
Obama’s reelection sends a message, but one that will resonate widely – including at home – only if rhetoric does not depart from reality, as was too often the case during Obama’s first term. America cannot continue to live with the injustices of its health-care system or with crumbling and obsolete infrastructure. Nor can it remain indifferent to the increasingly unacceptable indebtedness of its university students.
At the same time, while America may no longer be the international actor that it once was, domestic production of shale oil and gas appears set to re-write the US energy equation – as it could for France and other Western countries, which may one day be able to do without the energy supplied by the Middle East.
America’s main challenge globally is to accept that it will no longer be alone at the top. It has never had to deal with others as equals, unlike traditional European powers, which have done so for centuries.
China’s challenge, however, may be more difficult. It not only has to live with the reality of US power; it must also take into account the American ideal. In 1989, large numbers of Chinese students took over Tiananmen Square to demand more rights, adopting a symbol resembling the Statue of Liberty. Today, too, it is not America’s military strength that threatens or challenges China, but rather the enduring attraction of “the American dream.”
Read more at http://www.project-syndicate.org/commentary/the-us-election-defeats-china-s-party-congress-by-dominique-moisi#f077KxpStylYL3Wg.99
-NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI NHIỆM KỲ HAI CỦA TỐNG THỐNG OBAMA
basamnews
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ Năm, ngày 15/11/2012 NHỮNG THÁCH THỨC TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI NHIỆM KỲ HAI CỦA TỐNG THỐNG OBAMA TTXVN (Hồng Công 12/11)
Theo tờ “Tín báo” (Hồng Công) ngày 8/11, Obama đã tái đắc cử tổng thống Mỹ, trong 4 năm tới, quan hệ Trung-Mỹ sẽ gặp phải những khó khăn gì? Theo dự đoán của Trịnh Xích Diễm – Chủ nhiệm khoa Chính trị Đại học Trung Văn Hồng Công, sẽ có 3 khó khăn chính sau đây:
1. Vấn đề an ninh và kinh tế thương mại, làm thế nào để tác động tốt đến nhau?
Kể từ năm thứ 3 của nhiệm kỳ đầu tiên, Obama đã bất ngờ tuyên bố Mỹ quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương, đảm nhiệm vai trò chính trong việc giữ gìn an ninh khu vực và không chút giấu giếm khi coi Trung Quốc là nhân tố bất ổn định đối với an ninh khu vực; kết hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc ở khu vực biển Hoa Đông thành lập “Diễn đàn an ninh Đông Bắc Á”; trong khi ở Biển Đông thì lôi kéo Philíppin, Việt Nam, với lý do duy trì an ninh cho những nước này.
Ở hai khu vực này, Nhật Bản, Philíppin, Việt Nam đều đang ra sức lớn tiếng tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, Mỹ tỏ ý muốn bảo vệ an ninh cho những đối tượng này, rõ ràng đã đứng về phía đối lập với Trung Quốc. Trong tình thế như vậy, e rằng khó tránh khỏi đối kháng quân sự Trung – Mỹ.
Huống hồ trong vòng chưa đầy hai năm, Obama đã điều chuyển tới 60% binh lực đóng tại chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai bao vây quanh Trung Quốc, chỉ riêng việc bố trí binh lực như vậy đã làm gia tăng thêm tình hình căng thẳng ở khu vực.
Tuy Obama cho rằng làm như thế có thể bảo đảm được an ninh cho khu vực. nhưng tình hình phát triển của khu vực trong thời gian gần đây đã chứng minh rằng cách nói này rất không đáng tin cậy. Ví như, Nhật Bản dựa vào đồng minh quân sự bảo đảm an ninh đã đẩy cao lập trường quan điểm cứng rắn trong tranh chấp chủ quyền đảo Điếu Ngư/Senkaku, vừa đúng với lộ trình tăng cường bố trí phòng thủ của Mỹ tại khu vực biển Hoa Đông.
Thái độ thay đổi này của Nhật Bản không thể không liên quan tới Mỹ. Nếu tình hình mất kiểm soát, Trung Quốc và Nhật Bản nổ ra xung đột quân sự, chắc chắn sẽ là một tai họa đối với nền kinh tế thế giới. Thử tưởng tượng xem nền kinh tế thứ hai và thứ ba trên thế giới giao tranh với nhau, kinh tế thế giới có bị tổn thất không?
Có thể Obama cho rằng Mỹ có khả năng thao túng Nhật Bản trong việc “đánh hay không đánh”; nhưng đến dáng vẻ kiêu căng của Nhật Bản khi tranh giành đảo mà Obama cũng không thể khống chế nổi, một khi mất kiểm soát, phía Mỹ làm sao làm chủ tình thế. Điều này khiến người ta nảy sinh nghi ngờ về việc Obama liệu có ý định “dùng Nhật Bản khống chế Trung Quốc” hay không?
Tóm lại, Obama đã giương quân bài quân sự như vậy, lại muốn cùng lúc phát triển kinh tế, khiến an ninh và kinh tế thương mại có thể tác động qua lại tốt đẹp, rõ ràng là có sự nhầm lẫn trong tính toán.
2. Mỹ có thể làm gương thuyết phục Trung Quốc tuân theo quy phạm quốc tế?
Sau khi Obama cầm quyền chưa đầy hai năm đã cho rằng Trung Quốc không tuân thủ quy phạm quốc tế trong lĩnh vực xử lý thương mại, tài chính, vì thế trong nhiệm kỳ trước, Mỹ đã bảy lần đệ đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới tố cáo Trung Quốc vi phạm. Điều khiến Trung Quốc cảm thấy không công bằng là gần đây nhất, lý do Quốc hội Mỹ đưa ra để ngăn cản tập đoàn Huawei Trung Quốc mua lại công ty phong điện của Mỹ là cực kỳ nhạy cảm: “ngầm thu thập tình báo”. Những hành động của Mỹ nhằm ngăn cản các công ty Trung Quốc đầu tư vào thị trường nước này, đặc biệt là thị trường khoa học kỹ thuật, đều viện lý do an ninh quốc gia để công kích các công ty của Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, Mỹ đã không gương mẫu thì làm sao khiến Trung Quốc tâm phục được?
Ngoài ra, Obama đã mượn Hội nghị Bộ trưởng kinh tế châu Á – Thái Bình Dương trong năm nay tổ chức tại Hawaii đề xuất “Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPP), cố ý loại Trung Quốc ra ngoài, lôi kéo Xinhgapo, Niu Dilân, cao giọng tuyên truyền rằng tổ chức này yêu cầu rất cao đối với việc tuân thủ luật thương mại quốc tế, đồng thời cố ý “bỏ sót” Trung Quốc trong danh sách khách mời. Cách làm như vậy mang đậm mùi vị tuyên truyền, không hề có thái độ thực sự mang tính xây dựng.
Phản ứng của Trung Quốc như thế nào? Gần đây, Trung Quốc đã đề xuất việc tổ chức tập đoàn thương mại Đông Á, tên gọi là “Đối tác kinh doanh đa tầng khu vực” (RCEP), cũng không tính Mỹ ở trong đó. Có bình luận cho rằng việc làm này là cố tình đối đầu với TPP, vì thế có thể thấy, một mặt Obama chỉ trích Trung Quốc không tuân thủ quy định, mặt khác bản thân biết rõ mà vẫn vi phạm quy định. Trung Quốc sẽ không chịu để Mỹ chèn ép, tấn công như vậy. Gbama muốn thúc đẩy trình tự pháp trị thương mại quốc tế, nhưng lời nói và hành động không nhất quán thì làm sao có thể thúc đẩy được tinh thần và hành vi tuân thủ quy định của Trung Quốc được?
3. Có thể thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác Trung-Mỹ?
Trừ phi sau khi tái đắc cử, Obama thay đổi thái độ không thân thiện đối với Trung Quốc hoặc xóa bỏ thái độ không tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ, nếu không hợp tác Trung-Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn, quan hệ đối tác cũng rất mờ mịt.
Hai năm đầu khi Obama lên làm Tổng thống cũng có lần nói rằng Trung Quốc đã trở thành nước lớn thứ hai sau Mỹ, rất nhiều vấn đề quốc tế cần Trung Quốc hợp tác nếu không sẽ khó giải quyết. Cách nói này kỳ thực cũng đã được cựu Tổng thống Bush – người nỗ lực chống khủng bố nhắc tới, hơn nữa thực sự cũng cần Trung Quốc hợp tác mới có thể tiếp tục chống khủng bố.
Nhưng đến năm cầm quyền thứ ba, thái độ của Obama đối với Trung Quốc lại ngược với chính sách của Bush đối với Trung Quốc, tiếp tục triển khai chính sách chuỗi đảo bao vây Trung Quốc, làm vậy thì liệu có thể hiện được là bạn bè thân thiện đáng tin?
Việc gây dựng lòng tin lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ tới đây cũng thêm phần khó khăn. Nay Obama sẽ cầm quyền thêm 4 năm nữa, ông không thể nói lời rồi lại nuốt lời, tiến hành thay đổi đáng kể chính sách đối với Trung Quốc mà tháo bỏ toàn bộ vòng vây xung quanh Trung Quốc. Tình thế có khả năng xảy ra nhất, ngoài việc gỡ bỏ vòng vây xung quanh Trung Quốc, là ông chỉ mưu cầu sự thay đổi bên trong của Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc từ lâu cũng không còn tin vào các vấn đề phức tạp của Mỹ. Từ đó có thể thấy, sẽ là khó khăn rất lớn để Mỹ và Trung Quốc có thể thực sự coi nhau là đối tác hợp tác.
***
TTXVN (Niu Yoóc 13/11)
Ngày 7/11, “Tạp chí Chính trị Thế giới” của Mỹ đăng bài viết của tác giả Richard Weitz, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Hudson và biên tập viên cao cấp của tạp chí, trong đó nhấn mạnh, sau gần nửa năm trời vận động tranh cử quyết liệt, ngày 7/11 đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đánh bại đối thủ Cộng hòa Mitt Romney. Nhưng ngay sau khi nở nụ cười chiến thắng, Tổng thống Obama nhận thấy Trung Quốc sẽ là thách thức quan trọng nhất mà Chính phủ Mỹ phải đối mặt trong chính sách đối ngoại 4 năm tới.
Đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa lâu nay vẫn nhất trí mục tiêu tham vọng có được một Trung Quốc hòa bình ở một khu vực châu Á thịnh vượng mang các giá trị nhân quyền được Mỹ ủng hộ. Họ cũng thường bác bỏ ý tưởng theo đuổi một chiến lược ngăn chặn Trung Quốc và thay vào đó tiếp tục ủng hộ chiến lược can dự toàn diện và cân bằng đã được các Chính quyền Cộng hòa và Dân chủ theo đuổi từ thời Chiến tranh Lạnh. Mặc dù Trung Quốc thường được Mỹ và phương Tây coi là đối thủ cạnh tranh ngang hàng nhất, nhưng viễn cảnh về một cuộc xung đột quân sự Mỹ- Trung Quốc trong thời gian tới vẫn không đáng kể. Trong lịch sử, các cường quốc đã xác lập vị thế khó có thể nhượng bộ một cường quốc đang lên. Vì vậy, các quan chức Mỹ rất lo ngại trước những tác động của sự phát triển ở Trung Quốc đối với cán cân sức mạnh toàn cầu và khu vực cũng như hiệu quả của các tổ chức được Mỹ hậu thuẫn. Trên một số lĩnh vực, Trung Quốc tạo ra cho châu Á một số thách thức giống như Đức tạo ra cho châu Âu từ năm 1870-1945. Dân số khổng lồ và nền kinh tế mới năng động khiến Trung Quốc có khát vọng trở thành bá quyền khu vực. Nếu Trung Quốc xây dựng được sức mạnh quân sự tiềm tàng, chắc chắn các nước láng giềng của Trung Quốc không thể bảo vệ lợi ích của họ nếu không có sự giúp đỡ của một cường quốc bên ngoài. Trong thế kỷ 20, các nhà lãnh đạo chính trị của Trung Quốc dưòng như không hài lòng với vị thế của Trung Quốc trong trật tự khu vực châu Á-Thái Bình Dưong. Điều này trở nên phức tạp bởi thực tế Trung Quốc chưa giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng Thái Bình Dương của họ. Sức mạnh quân sự tiềm tàng và chính sách đối ngoại của Trung Quốc cho thấy các nước láng giềng của Trung Quốc và Oasinhtơn phải xem xét khả năng Trung Quốc trở thành bá quyền khu vực và làm sao để ngăn chặn tham vọng đó của Bắc Kinh. Các nhà ngoại giao Mỹ và Trung Quốc đã lên tiếng kêu gọi chính quyền hai nước phát triển một hình thức quan hệ mới nhằm ngăn chặn một cuộc chiến tranh nữa trong thời kỳ quá độ từ cường quốc đang lên thành cường quốc được xác lập vị thế. Trong nỗ lực này, các nhà hoạch định chính sách Mỹ có một số ưu thế so với Trung Quốc. Trước hết, Mỹ có nhiều đồng minh quốc phòng và các đối tác an ninh, trong khi Trung Quốc chỉ có một số ít. Thứ hai, Trung Quốc đang cố gắng thâm nhập hệ thống các tổ chức khu vực và toàn cầu do Mỹ xây dựng trên cơ sở các giá trị của Mỹ. Các nguyên tắc tự do mở của trật tự này đã giúp Bắc Kinh dễ dàng thâm nhập, nhưng sự giàu có, hiệu quả và tính phổ biến rộng rãi của hệ thống khiến Trung Quốc không thể thay thế nếu không có một cuộc chiến tranh lớn.
Một số nhà quan sát cho rằng một Chính phủ Trung Quốc dân chủ thực sự sẽ ít đe dọa các nước láng giềng hơn chế độ hiện nay. Họ nhận định nói chung các chế độ dân chủ thường theo đuổi chính sách đối ngoại ít hung hăng hơn các nước độc tài vì có sự kiểm soát và cân bằng nội bộ, sự do dự của dân chúng trong việc chi tiêu tiền bạc cho các cuộc xâm lược quân sự, sự tôn trọng của họ đối với quyền công dân của các nhà nước khác. Những lập luận này có thể đúng, nhưng những trở ngại kinh tế và chính trị đáng kể đang ngăn cản Trung Quốc trở thành một nền dân chủ tự do trong vài thập kỷ tới. Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền kiên quyết chống lại các cải cách dân chủ vì nhiều lý do khác nhau, từ sự bảo toàn lãnh thổ đến mối lo ngại về ổn định của đất nước. Trong khi đó, giới lãnh đạo kinh doanh Trung Quốc, kể cả khu vực tư nhân, vẫn không sẵn sàng và không thể thách thức giới lãnh đạo chính trị cũng như chế độ Bắc Kinh. Những người bảo vệ nền hòa bình dân chủ cũng xác nhận rằng hòa bình chỉ có được khi cả hai bên đều là các nền dân chủ tự do. Ngay cả khi Trung Quốc dân chủ hóa, không ai có thể bảo đảm rằng ở các nước còn lại của châu Á trong năm 2020 sẽ chỉ tồn tại các chế độ dân chủ tự do kiểu phương Tây. Vì nhiều lý do khác nhau, Đài Loan, Hàn Quốc và thậm chí Nhật Bản đã đoạn tuyệt với quá khứ độc tài, trong khi Mianma và Bắc Triều Tiên có thể tiếp tục không có dân chủ. Ngoài ra, mặc dù một số người cho rằng một Trung Quốc hoàn toàn dân chủ sẽ yêu chuộng hòa bình, nhưng một Trung Quốc đang trong quá trình dân chủ hóa là một câu chuyện khác. Giới phân tích của các nhà nước chuyển từ độc tài sang dân chủ cho biết các nhà lãnh đạo của họ có động cơ mạnh mẽ trong việc theo đuổi các chính sách đối ngoại tích cực để có được sự hỗ trợ chính trị từ những người dân tộc chủ nghĩa và các thể chế độc quyền như quân đội. Nhiều nhà lý luận về quan hệ quốc tế khác tin tưởng rằng sự phát triển kinh tế hơn nữa của Trung Quốc sẽ làm cho một chế độ độc tài có xu hướng ít theo đuổi các chính sách xét lại. Thậm chí các chính phủ phi dân chủ sẽ nhận ra rằng để tiếp tục được hưởng các lợi ích của sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế cũng như đế tránh các biện pháp trừng phạt, họ phải kiềm chế các tham vọng chính sách đối ngoại. Nhưng thực tế, kinh tế càng phát triển, Trung Quốc càng lúng túng khi tiến vào nền kinh tế quốc tế. Các quan chức Trung Quốc càng ít khả năng hành động, họ càng khó tiếp cận các công nghệ, thương mại và đầu tư nước ngoài.
Mặt khác, do trước đây phương Tây không có khả năng áp đặt các biện pháp cấm vận tập thể hiệu quả hoặc kéo dài chống Trung Quốc, nên các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc tin rằng họ sẽ chỉ phải chịu các biện pháp trừng phạt kinh tế một phần và ngắn hạn khi sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hoặc thúc đẩy các lợi ích của Trung Quốc ở Đông Á.
Ngoài ra, khả năng xảy ra một cuộc xung đột quân sự do các tính toán sai lầm vẫn luôn tồn tại. Một thế hệ các nhà lãnh đạo mới chuẩn bị ra đời ở Bắc Kinh và sau khi Tổng thống Barack Obama tái cử ngày 7/11, Oasinhtơn sẽ chứng kiến ít nhất một số thay đối vị trí chính sách an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại. Điều này sẽ làm tăng triển vọng của các cam kết mới của Mỹ ở Biển Đông, bán đảo Triều Tiên và nhiều nơi khác khi cả Mỹ và Trung Quốc đều cố gắng đánh giá ý đồ và quyết tâm của nhau. Mặc dù các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căng thẳng Trung-Mỹ như Đài Loan, các hoạt động tuần tra quân sự của hải quân Mỹ ở vùng biên gần Trung Quốc và phát triển quân sự… bị đánh giá thấp, nhưng chúng không được hai bên giải quyết. Bên cạnh đó, mặc dù động cơ bá quyền khu vực của Trung Quốc không gây nên một cuộc đối đầu quân sự với Mỹ và các nước khác, nhung nó có thể đe dọa trật tự khu vực và gây thiệt hại nghiêm trọng nền kinh tế của Đông Á. Nếu Mỹ làm ngơ trước những hành động của Trung Quốc chống các nước đồng minh và các đối tác của Mỹ trong khu vực, điều đó sẽ làm mất uy tín của Oasinhtơn như một người bảo đảm sự ổn định của khu vực Đông Á. Các nước khác, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc, có thể tìm cách thúc đẩy an ninh của họ bằng nhiều cách khác, chẳng hạn mua sắm các loại vũ khí hạt nhân, từ đó sẽ làm mất ốn định hơn nữa trong khu vực. Vì tất cả những lý do đó, các nhà hoạch định chính sách của Mỹ phải tiếp tục tìm cách ngăn chặn Trung Quốc âm mưu sử dụng vũ lực để chiếm đoạt các khu vực lãnh thổ tranh chấp. Tương tự, Mỹ phải tiếp tục các nỗ lực thúc đẩy dân chủ và cải cách kinh tế ở Trung Quốc. Nhưng sức mạnh hiện nay của Mỹ trên lĩnh vực này và nhiều lĩnh vực khác có hạn, Oasinhtơn phải hợp tác với các nước đồng minh khu vực kịp thời chống lại những hậu quả xấu. Oasinhtơn thường tin tưởng các giá trị của Mỹ và sức mạnh của người dân Trung Quốc có thể buộc chế độ Bắc Kinh thực hiện các cải cách tự do. Nhưng Mỹ cũng phải là người bảo đảm chống lại các khả năng mất ổn định khu vực do sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể gây nên trong tương lai.
***
TTXVN (Hồng Công 11/11)
Theo báo mạng Asia Times Online số ra ngày 9/11, nhiệm kỳ thứ hai trong 4 năm tới của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ là khoảng thời gian thiết lập những tiếng chuông đồng hồ cuối cùng đếm ngược tới lúc Trung Quốc nổi lên thành một siêu cường. “Cường quốc năng động tại châu Á – Thái Bình Dương” này sẽ trở thành một hình- mẫu quan trọng trong tiến trình lịch sử này.
Trong khi Mỹ có thể hy vọng vào các đồng minh, đã qua thời gian kiểm chứng, là Nhật Bản và Ôxtrâylia, thì mối bận tâm của nước này đối với Trung Quốc và Nga lại đang gia tăng và mối bận tâm này hình thành như thế nào sẽ ảnh hưởng rõ ràng đến “cường quốc năng động tại châu Á – Thái Bình Dương”.
Những lời chúc mừng theo thông lệ và phản hồi sớm từ phía Bắc Kinh và Mátxcơva đã cho thấy những dấu hiệu về mức độ kỳ vọng của hai cường quốc này đối với nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama. Cả hai cường quốc này đều không cho thấy sự quan tâm đáng kể nào đến quá trình cạnh tranh trong cuộc bầu cử ngày 6/11 cũng như kết quả nào sẽ xảy ra, đồng thời khoác lên mình một dáng vẻ xa cách thận trọng, nhưng cả hai lại tranh nhau phản ứng sớm ngay khi thông tin về chiến thắng của ông Obama được công bố.
Trung Quốc duy trì thái độ lạc quan một cách thận trọng rằng những mâu thuẫn trong mối quan hệ với Mỹ nằm trong tầm kiểm soát và không cần thiết phải đẩy lên mức đối đầu. Bắc Kinh cố gắng lý giải rằng sẽ không có bất cứ điều gì là “không thể không biết” xét trong tổng thể mối quan hệ cho đến thời điểm này vì Bắc Kinh có thể lường trước được những điều có thể xảy ra trong nhiệm kỳ của ông Obama.
Tất nhiên, quân át chủ bài của Trung Quốc là sự phụ thuộc lẫn nhau lớn trong mối quan hệ giữa hai nước trong giai đoạn hiện nay và Bắc Kinh tự tin rằng họ có thế có vai trò hữu ích trong sự phục hồi kinh tế của Mỹ.
So sánh với Nga, phản ứng của Mátxcơva lại là một cái gì đó kín đáo và có điều kiện, không phải là thất vọng với những gì mong muốn nhưng lại không chắc chắn về việc làm thế nào để có được một cách ứng phó mới. Trong khi đó, Mátxcơva đang muốn đối phó với bầu không khí bất an trong ngăn hạn.
Sự cởi mở hoàn toàn
Cả Chủ tịch nước và Thủ tướng Trung Quốc cùng chúc mừng ông Obama, nhấn mạnh sự gần gũi trong mối quan hệ hơn cả ở mức lễ tân ngoại giao. Điều thú vị là Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng gửi lời chúc mừng tới Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden. Joe Biden đã tiếp ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm gần đây nhất đến Mỹ hồi tháng Hai vừa qua và được đánh giá là chuyến thăm rất thành công. Trong chuyến thăm này hai nhà lãnh đạo được cho là đã có một cuộc đối thoại trực tiếp sôi nổi trong nhiều giờ. Biden sau đó thuật lại rằng hai người có một mối quan hệ cá nhân thân thiết bất chấp sự khác biệt giữa hai quốc gia trong vấn đề chính sách ngoại giao và thương mại. Biden viết: “Ông ấy đã hoàn toàn thẳng thắn. Ông ấy cởi mở. Cũng như tôi, ông ấy cố gắng hiểu quan điểm của đối phương. Bạn không thể đòi hỏi hơn thế… Ông ấy muốn biết chi tiết. Tôi có ý thức rõ ràng rằng ông ấy muốn hiểu mong muốn của chúng ta và mối quan tâm của chúng ta là gì”.
Bắc Kinh rõ ràng đã có sự khởi động sớm cho việc lựa chọn ông Tập Cận Bình là người đứng đầu nhà nước vào tháng Ba tới bằng việc viện vào mối quan hệ cá nhân đã phát triển rõ ràng giữa Tập Cận Bình và Joe Biden.
Nhưng lạ thay, Mátxcơva đã bỏ qua một cơ hội tuyệt vời tương tự khi Điện Gremii không chọn quân bài chủ lực Dmitry Medvedev, mặc dù Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã có một mối quan hệ rất tốt với ông Obama trong suối nhiệm kỳ tổng thống Nga cho đến tận tháng Năm vừa qua, Vì vậy, ông Medvedev, khi đang có chuyến thăm Việt Nam, đã không phản hồi công khai và trong dịp này, ông đưa ra một thông điệp được chuẩn bị cẩn thận từng lời từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, một thông điệp thận trọng, thân mật nhưng không có bất kỳ sự nhiệt tình hay nồng ấm cá nhân nào. Trong khi đó, ông Medvedev rõ ràng là rất cảm xúc: “Tôi vui mừng khi quốc gia lớn nhất và mạnh mẽ nhất thế giới sẽ được điều hành bởi một người không xem Nga là kẻ thù địa chính trị số một. Tôi tin rằng ông ấy (Obama) là một tổng thống thành công. Ông ấy là một đối tác có thể đoán trước của Nga. Tôi không giấu giếm rằng nền kinh tế của chúng tôi phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kinh tế Mỹ. Bất kể chúng tôi có thích điều đó hay không, bất kể chúng tôi có tốt với người Mỹ hay không, mọi gia đình Nga đều phụ thuộc vào giá trị của đồng USD… Chúng tôi (tôi và ông Obama) đã bắt đầu tái khởi động mối quan hệ. Nó đã có những thành công… Chúng tôi mong muốn nhận được kết quả tốt. Tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ có mối quan hệ bình thường với Obama. Nó cũng quan trọng đối với tình hình trên toàn thế giới”.
Mátxcơva rõ ràng đă phát biểu bằng hai giọng điệu, bất kể là ngoài mong muốn hay bất đồng chính thống. Trên thực tế, khi một tiếng nói thứ ba xuất hiện song song – của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov – tiếng nói đó dễ dàng hòa nhập cùng với thông điệp của Putin.
Ong Lavrov đã nói một điều gì đó na ná như kiểu Barkis từng chuyển đến Clara Pegotty thông qua David Copperfield trong cuốn tiểu thuyết kinh điển nổi tiếng của Charles Dickens: Nga sẵn sàng tiến tới trong quan hệ với Mỹ và sẵn sàng làm gì đó có lợi cho Oasinhtơn.
Trong khi đó, Tổng thống Putin đã mời ông Obama tới thăm Nga, chuyến thăm có thể diễn ra trong tháng 6/2013 khi Hội nghị Thượng đỉnh G20 được tổ chức tại thành phố St. Petersburg. Ông Lavrov kết luận: “Việc chúng tôi tiếp tục hợp tác với chính quyền này là điều tự nhiên. Chúng tôi sẵn sàng làm hết khả năng trên cơ sở của sự công bằng, cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau, tương ứng với những gì chính quyền mới của Mỹ sẵn sàng thực hiện”.
Công bằng, tin cậy lẫn nhau và cùng có lợi
Phản ứng của Trung Quốc và Nga về nhiệm kỳ mới của ông Obama tại Nhà Trắng cho thấy những mối quan tâm và ưu tiên của hai quốc gia này. Sự không thoải mái của Mátxcơva là rất rõ ràng. Obama đưa ra những cam kết có lựa chọn đối với Nga, trong khi bỏ qua các vấn đề khác và không chú ý đến lợi ích của Nga. Mặt khác, Bắc Kinh lại nhận được quá nhiều sự chú ý của Obama.
Nga tìm kiếm sự công bằng xét về khía cạnh vai trò gánh nặng trong sự cân bằng chiến lược toàn cầu, điều mà Nga coi là cốt lõi của trật tự thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh và không vui với việc Oasinhtơn không còn chú ý đến những điều này kể từ sau khi Liên bang Xôviết sụp đổ.
Ngược lại, Trung Quốc cảm thấy tự tin rằng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Bắc Kinh và Oasinhtơn hầu như khiến họ phải đứng về cùng một phía và hai nước này có nhu cầu thực sự phải “bơi cùng nhau”.
Bình luận của Tân Hoa xã về chiến thắng của ông Obama, đăng tải ngày 7/11: “Không một Tổng thống Mỹ nào có thể bỏ qua mối quan hệ với Trung Quốc trong 4 năm tới, khi mà kim ngạch thương mại song phương có thể đạt mức cao nhất 500 tỷ USD trong năm nay và gần 10.000 người qua lại giữa hai nước mỗi ngày”.
Trong khi Mátxcơva đánh giá rằng việc Obama “tái khởi động” mối quan hệ Nga-Mỹ đã bị suy tàn, thì Bắc Kinh lại cố gắng hài lòng rằng bất chấp những mâu thuẫn bắt nguồn từ việc Mỹ “tái cân bằng” tại châu Á, quan hệ đối tác Trung-Mỹ đã có bước tiến vững chắc trong 4 năm qua. Tân Hoa xã nhấn mạnh: “Với hiểu biết chung về việc xây dựng một mối quan hệ hợp tác dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và lợi ích chung, hai nước đã xác định vai trò của đối phương và quan hệ với nhau theo một cách rõ ràng và tích cực hơn. Đối thoại giữa hai nước đã suôn sẻ và hiệu quả hơn.”
Cảm giác lo lắng như trong giọng điệu của Nga không có trong đánh giá của Trung Quốc về quỹ đạo của mối quan hệ trong tương lai với Mỹ. Một lần nữa, chủ nghĩa hiện thực lại xuất hiện trong những ưu tiên của Trung Quốc trong bối cảnh một thế giới mở, Tân Hoa xã nhận định: “Tuy nhiên, tranh cãi giữa quốc gia phát triển nhất và quốc gia mới nổi lớn nhất thế giới cũng là rất rõ ràng và luôn tồn tại nguy cơ đối đầu… Trung Quốc muốn xây dựng một kiểu quan hệ mới – dựa trên sự hợp tác và lợi ích chung… Nếu Mỹ không thay đổi những định kiến truyền thống, mâu thuẫn sẽ xuất hiện ngày càng nhiều khi mà Trung Quốc tiếp tục phát triển và bảo vệ lợi ích của mình.
Trung Quốc có rất nhiều vấn đề cấp bách nội bộ cần quan tâm… Trung Quốc không thể kham nổi chi phí cho sự đối đầu toàn diện với thế giới bên ngoài. Mỹ cũng cần Trung Quốc, không chỉ về phát triển kinh tế, mà còn trong nhiều phạm vi khác. Khủng hoảng tài chính toàn cầu cho thấy toàn cầu hóa đã khiến các quốc gia phụ thuộc lẫn nhau như thế nào… Trung Quốc và Mỹ cần hợp tác cùng nhau vì sự ổn định của thế giới trong tương lai.”
Những cánh rừng sâu, tối và hấp dẫn
Trong khi Trung Quốc đang đánh giá một khu rừng – xem cánh rừng đó sâu và tối đến đâu, thì Nga lại khác biệt khi kiên trì đi đếm từng gốc cây. Mátxcơva bị sa lầy vào suy nghĩ rằng Hạ viện Mỹ sẽ ban hành cái gọi là Danh sách Magnitsky, cái mà Nga coi như là một sự thay thế ngầm cho Luật sửa đổi Jackson-Vanik thời kỳ Chiến tranh Lạnh theo đó đã hạn chế quan hệ kinh tế Nga-Mỹ.
Theo nhận định của Sergei Rogov, giám đốc của Học viện Nghiên cứu về Mỹ và Canada tại Mátxcơva, các đám mây đang tụ lại để chuẩn bị cho một cơn bão bất ngờ trong quan hệ Nga-Mỹ, tuy nhiên “sau một thời gian, Chính quyền Obama có thể tiến tới một lịch trình mới cho quan hệ với Nga”.
Rogov cho rằng Obama sẽ phải tìm đến hợp tác với Nga về vấn đề Ápganixtan và vấn đề giải trừ quân bị và những thảo luận cực kỳ nghiêm túc sẽ diễn ra về vấn đề gây tranh cãi xung quanh chương trình phòng thủ tên lửa. Nhưng theo Rogov, điều tốt nhất có thể nói là: “Nhìn chung, tôi không cho rằng Chính quyền Obama sẽ đẩy quan hệ Nga-Mỹ đến khủng hoảng nghiêm trọng”. Tóm lại, Mátxcơva có thể kỳ vọng nhiều hơn vào giải pháp hỗn hợp như trước đây là tham gia có lựa chọn và phớt lờ một cách ôn hòa trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama.
Cả Bắc Kinh và Mátxcơva đều rất háo hức với sự lựa chọn của Obama về vị trí Ngoại trưởng Mỹ tiếp theo. Cả hai đều hình dung rằng sự lựa chọn của Obama sẽ thu hẹp nhằm vào Thượng nghĩ sỹ John Kerry.
Tất nhiên, John Kerry còn mới đối với quan hệ với Trung Quốc, trong khi ông ta là một gương mặt quen thuộc đối với Mátxcơva và là một gương mặt mang lại cảm giác vừa ưng ý vừa mất lòng (mặc dù nó sẽ tồi tệ hơn rất nhiều nếu Obama chuyển sang lựa chọn Susan Rice, người đã có rất nhiều bình luận không khéo léo về các chính sách của Nga). Để chắc chắn, Trung Quốc sẽ mong muốn sự thay đổi vị trí của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner.
***
TTXVN (Tôkyô 14/11)
Theo mạng tin “Sankei” ngày 8/11, chiến thắng vang dội trước úng cử viên Cộng hoà Mitt Romney trong cuộc đua gắt gao vào Nhà Trắng là một đảm bảo vững chắc cho 4 năm cầm quyền tiếp theo của Tổng thống tái đắc cử Barack Obama và chính sách “hồi sinh nước Mỹ hùng mạnh” mà đảng Dân chủ đang theo đuổi.
Trong bài phát biểu sau thắng lợi, ông Obama khẳng định: “Nước Mỹ sẽ hướng tới một siêu cường thế giới được tôn trọng trong bầu không khí an ninh” đồng thời, Tổng thống tái đắc cử cũng bày tỏ quyết tâm đối mặt với những thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài, tiến tới phục hồi vai trò đầu tàu của thế giới cũng như hoàn thành nốt nhiệm vụ chưa làm được trong nhiệm kỳ đầu là phục hồi kinh tế Mỹ.
Đặc biệt, điều mà Nhật Bản trông đợi hơn cả đối với ông Obama chính là sự nhất quán trong chính sách “trở lại châu Á” nhằm đối phó với Trung Quốc trong bối cảnh trọng tâm của an ninh và kinh tế của thế giới sẽ chuyển sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương bên cạnh sứ mệnh vực dậy nền tài chính Mỹ nhằm củng cố nền móng cho sự phục hồi sức mạnh quốc gia.
“Thoát khỏi vực thẳm tài chính”
Để đạt được những mục tiêu này, Mỹ cần hợp tác và liên kết với Nhật Bản, coi việc tăng cường liên minh Nhật-Mỹ là trụ cột chính trong chính sách “trở lại châu Á”. Oasinhtơn cũng cần hợp tác với cộng đồng quốc tế và các nước đồng minh khác nhằm hồi sinh nước Mỹ một cách mạnh mẽ.
Nhũng “việc cần làm ngay” của ông Obama trong thời gian tới là giải quyết các nguy cơ tài chính và phục hồi nền kinh tế Mỹ. Tổng thống Obama sẽ phải đối mặt với “vách đá tài chính” khi chính sách cắt giảm thuế quy mô lớn hết hiệu lực và cắt giảm chi tiêu bắt buộc vào năm 2013 trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở nước này hiện vẫn đang ở mức cao 7%. Việc tăng thuế đáng kể và cắt giảm chi tiêu công sẽ mang về cho ngân sách quốc gia khoảng 600 tỷ USD, tương đương với 4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế trầm trọng và một nửa tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 sẽ “bốc hơi” do khủng hoảng nợ công ở châu Âu.
Bên cạnh vấn đề nợ công châu Âu, tăng trưởng kinh tế của các nước mới nổi như Trung Quốc cũng phụ thuộc mạnh mẽ vào xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Do đó, một khi kinh tế Mỹ trượt dốc, kinh tế thế giới chắc chắn sẽ đổ vỡ. Tại Hội nghị các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng Trung ương Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) diễn ra trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, các nước đều đồng loạt đưa ra ý kiến khẳng định trách nhiệm của Mỹ đối với kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, để Mỹ thoát khỏi khó khăn tài chính, Nhà Trắng phải thu hẹp khoảng cách bất đồng đảng phái tại Quốc hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh đảng Dân chủ nắm Thượng viện trong khi đảng Cộng hoà lại kiểm soát Hạ viện như hiện nay, Tổng thống Obama sẽ tiếp tục vấp phải những trở ngại lớn trong việc thực thi chính sách phục hồi kinh tế.
Đạo luật cải cách bảo hiểm y tế, hay “Obama Care”, được coi là thành tích trong nhiệm kỳ đầu của ông Obama từng vấp phải trở ngại lớn khi ứng cử viên Romney tuyên bố cương quyết “bác bỏ ngay lập tức” đạo luật này. Điều này cho thấy làn sóng phản đối mạnh mẽ của phe bảo thủ đối với đường lối “đại chính phủ” của ông Obama. Do đó, khả năng thương thuyết và năng lực lãnh đạo đầy thiện chí của ông Obama có thể là chìa khoá duy nhất giúp Quốc hội Mỹ thông qua các quyết sách kinh tế và xã hội quan trọng.
Trên phương diện ngoại giao, Oasinhtơn còn hàng tá những công việc như vấn đề hạt nhân Iran, Mỹ rút quân khỏi Ápganixtan (cuối năm 2014), cuộc nội chiến ở Xyri, tiến trình hoà bình Trung Đông. Trong số những vấn đề này, việc phát triển chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Tổng thống Obama có vai trò quan trọng sống còn đối với Nhật Bản và châu Á.
Vào năm 2009, ông Obama từng tìm kiếm triển vọng “Hợp tác Trung-Mỹ” (G-2) thông qua đối thoại chiến lược và kinh tế. Tuy nhiên, trước việc Trung Quốc ồ ạt tiến ra đại dương coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” và phát triển sức mạnh quân sự, kể từ năm ngoái, Oasinhtơn đã chuyển trọng tâm chiến lược ngoại giao và an ninh của Mỹ sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trách nhiệm đồng minh của Nhật Bản
Trước tình hình đó, Mỹ buộc phải hành động có trách nhiệm đối với Trung Quốc trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế và an ninh nhằm kiềm chế Bắc Kinh có những hành động quá khích, đảm bảo hoà bình và phồn vinh của thế giới, về phần mình, Nhật Bản muốn Oasinhtơn thúc đẩy hơn nữa chiến lược này.
Từ ngày 8/11, Trung Quốc khai mạc Đại hội 18 Đảng Cộng sản nhằm chuyển giao thế hệ lãnh đạo từ êkíp Hồ cẩm Đào sang êkíp Tập Cận Bình. Để tăng cường nền tảng quyền lực cho chính quyền mới, Bắc Kinh có nhiều khả năng sẽ theo đuổi đường lối cứng rắn hơn trong đó có cuộc đối đầu Nhật-Trung xung quanh vấn đề quần đảo tranh chấp Senkaku. Nhật Bản và Mỹ cần có sự chuẩn bị tốt nhất cho các biện pháp phòng vệ tập thể cũng như đối sách kiềm chế Trung Quốc.
Vì Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, người đề xướng chuyển trọng tâm chính sách đối ngoại sang châu Á, đang có ý định “nghỉ hưu” sau bầu cử Mỹ nên Tổng thống Obama có khả năng sẽ phải tuyển chọn một đội ngũ cộng sự ngoại giao có đủ khả năng đảm nhiệm chính sách coi trọng châu Á và am hiểu về Nhật Bản. Do vậy, là một đồng minh của Mỹ, Nhật Bản cần cảm thấy phấn khởi vì điều này thay vì lo ngại. Trong vòng ba năm dưới chính quyền của đảng Dân chủ, quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ lâm vào ngõ cụt trong vấn đề di chuyển Căn cứ Không quân Futenma và vấn đề triển khai trực thăng vận tải thế hệ mới Osprey. Việc hai bên chưa thể hoàn tất kế hoạch tái bố trí lực lượng Mỹ ở Nhật Bản, vốn được coi là đối trọng không thể thiếu nhằm kiềm chế Trung Quốc, có thể nói là sẽ còn kéo dài trong thời gian tới.
Rõ ràng, Nhật Bản không nhũng hy vọng Mỹ có thể phục hồi vai trò “sen đầm quốc tế” mà Tôkyô còn trông mong vào một nước Mỹ hùng mạnh để có thể bảo đảm an ninh cho Nhật Bản cũng như duy trì hoà bình và ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chính vì vậy, bên cạnh việc thực hiện tốt trách nhiệm của một nước đồng minh, Nhật Bản cần thực hiện đường lối ngoại giao phản ánh lợi ích và những đòi hỏi của mình, góp phần tích cực cho quá trình xây dựng và tăng cường chiến lược “trở lại châu Á” mà Chính quyền Tổng thống Obama đang theo đuổi./.
-NHÂN TỐ MỸ, NGA TRONG VẤN ĐỀ VỊNH CAM RANH basam
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ Sáu, ngày 16/11/2012 NHÂN TỐ MỸ, NGA TRONG VẤN ĐỀ VỊNH CAM RANH TTXVN (Bắc Kinh 14/11)
Trang “Quan điểm Trung Quốc” mới đây đăng bài viết “Nhân tố Mỹ, Nga trong vấn đề vịnh Cam Ranh” của chuyên gia bình luận quốc tế Cao Vinh Vĩ, có nội dung như sau:
Trên toàn cầu, rất hiếm có một cảng biển như vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Trong chưa đến 100 năm, vịnh Cam Ranh lần lượt trở thành căn cứ quân sự của các nước lớn như Mỹ, Nga – nó từng tập trung hàng trăm tàu chiến của thời Nga Hoàng; từng được Mỹ xây dựng thành “cứ điểm hải quân trọng yếu và xa hoa nhất châu Á”; đồng thời nó cũng từng là căn cứ quân sự lớn nhất bên ngoài lãnh thổ của Liên Xô trước đây.
1. Vịnh Cam Ranh có giá trị chiến lược đặc biệt quan trọng
Vịnh Cam Ranh rốt cuộc là một cảng biển như thế nào, vì sao vai trò của nó lại quan trọng đến mức khiến các cường quốc trên thế giới đua nhau tranh giành, đằng sau các động thái này là gì?
Cảng Cam Ranh nằm ở phía Đông Nam tỉnh Khánh Hoà của Việt Nam, cách quần đảo Nam Sa (quần đảo Trường Sa của Việt Nam) khoảng 600 km, cửa vịnh hẹp, địa thế hiểm yếu, dễ phòng ngự, là một trong những cảng nước sâu tự nhiên tốt nhất trên thế giới.
Vịnh Cam Ranh nắm giữ yết hầu của Nam Hải (Biển Đông), là con đường chiến lược thông sang Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, chỉ cách tuyến đường biển quốc tế nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương khoảng 1 giờ hành trình, có thể khống chế eo biển Malắcca và eo biển Xinhaapo, ngoài ra còn có thể tiến hành theo dõi, giám sát điện tử đối với khu vực Đông Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Pécxích. Đông Hải (Biển Hoa Đông) và Nam Hải. Tại đây tàu sân bay và hàng trăm tàu chiến có thể cập bến, và được coi là quân cảng số một châu Á. Toàn bộ vịnh Cam Ranh được các ngọn núi có độ cao trung bình khoảng 400m bao bọc xung quanh, địa thế hiểm yếu, kiểm soát cao điểm nên rất dễ bố trí canh phòng, thuận tiện cho việc phòng thủ, có thể triển khai tên lửa phòng không và các loại pháo cao xạ. Tại đây, các tàu hàng chục triệu tấn có thể tự do ra vào, đồng thời có thể làm điểm đỗ cho khoảng 40 tàu chiến cỡ lớn, bao gồm cả tàu sân bay hoặc hơn 100 tàu chiến có trọng tải dưới 40.000 tấn, hơn nữa do cửa vịnh hẹp, cảng vịnh nằm sâu trong lục địa khoảng 17km, nên có giá trị hết sức to lớn về mặt quân sự.
Hơn một thế kỷ qua, nhiều nước lớn quân sự thay phiên nhau coi vịnh Cam Ranh là báu vật. Là một cảng biển tự nhiên quan trọng của Việt Nam, vịnh Cam Ranh từ xưa đến nay là vùng đất tranh giành của các nước lớn. Năm 1905, trong cuộc hải chiến Nhật-Nga, hàng trăm tàu chiến của Nga Hoàng đã tập trung tại đây. Năm 1935, Pháp bắt đầu thi công xây dựng căn cứ hải quân tại đây. Năm 1940, vịnh Cam Ranh rơi vào tay Nhật Bản, trở thành căn cứ để xâm lược Đông Nam Á. Từ năm 1945 đến 1954, Pháp đóng quân tại đây. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1967, Mỹ đã đầu tư rất lớn, mở rộng cảng Cam Ranh thành căn cứ quân sự liên hợp hải-lục-không quân và căn cứ tiếp tế hậu cần khổng lồ của Mỹ tại Đông Nam Á. Chiến tranh Việt Nam kết thúc, người Mỹ buộc phải rút chạy. Trước khi Việt Nam thực hiện thống nhất đất nước năm 1975, lần lượt Nga, Pháp, Nhật Bản, Mỹ đã từng sử dụng căn cứ vịnh Cam Ranh.
Năm 1979, sau khi ký hiệp định thuê miễn phí 25 năm với Việt Nam, Liên Xô trở thành chủ nhân mới của vịnh Cam Ranh. Sau đó, quân đội Liên Xô đã xây dựng vịnh này thành căn cứ quân sự lớn nhất của mình ở nước ngoài. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga tiếp tục kế thừa căn cứ này. Tháng 9/2000, mặc dù Nga đã xoá 85% trong tổng số nợ 11 tỷ USD của Việt Nam, nhưng Việt Nam vẫn tiếp tục yêu cầu Nga mỗi năm phải trả 400 triệu USD tiền thuê vịnh Cam Ranh. Căn cứ tình hình kinh tế khó khăn của đất nước, căn bản không đủ sức gánh vác nên năm 2002, Nga rút khỏi vịnh Cam Ranh trước thời hạn, và quân đội Việt Nam tiếp quản từ đó cho đến nay.
Trên thực tế, các tập đoàn quân sự quan trọng trên thế giới, nhất là Mỹ, Nga đã có thời gian dài sử dụng vịnh Cam Ranh, vì vậy luôn có ý muốn quay trở lại vịnh này. Do vị trí chiến lược quan trọng của vịnh Cam Ranh, mấy năm gần đây nó một lần nữa trở thành cứ điểm chiến lược quan trọng tranh giành giữa Mỹ và Nga. Khi vấn đề Biển Đông dậy sóng, một loạt động thái của Việt Nam khiến cho tình hình khu vực này trở nên phức tạp hơn.
2. Mỹ luôn mong muốn kiểm soát vịnh Cam Ranh
Sau khi Nga rút quân vào năm 2002, vịnh Cam Ranh đã ít được quan tâm trong cục diện quốc tế nhiều biến động gần 10 năm qua, song cách đây không lâu, một lần nữa nó trở thành tiêu điểm chú ý của dư luận quốc tế. Thứ nhất, Mỹ từ lâu đã muốn tái sử dụng vịnh Cam Ranh nên sớm quan tâm đến vịnh này. Những năm gần đây, sở dĩ Mỹ “từ bỏ hiềm nghi trước đây” đối với Việt Nam, ra sức lôi kéo Việt Nam chính là do muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh.
Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ luôn chú ý đến vịnh Cam Ranh. Trong thời gian này, Mỹ không ngừng đề xuất mức tiền thuê vịnh Cam Ranh đối với Việt Nam, đặc biệt là năm 1992, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi thành trì cuối cùng tại khu vực Đông Nam Á – căn cứ hải quân Subie và căn cứ không quân Clark (Philíppin) nên rất muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh, nhưng không thể thực hiện trong bối cảnh các nước xung quanh phản đối.
Vịnh Cam Ranh nằm gần Biển Đông hơn so với một số cảng vịnh của Mỹ như tại Yososuka, thậm chí gần hơn so với căn cứ Changi của Xinhgapo và Busan của Hàn Quốc, có thể nói là nắm chặt yết hầu của Biển Đông, hơn thế nữa là trấn giữ con đường trọng yếu chiến lược quan trọng nhất nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Vì thế, nhân quay trở lại châu Á, Mỹ tỏ ra tích cực hơn so với các nước khác đối với vịnh Cam Ranh.
Lâu nay liên tục có nhũng tin đồn về quân đội Mỹ muốn đóng quân tại vịnh Cam Ranh. Năm 1994, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Richard từng đề xuất tái trở lại căn cứ quân sự vịnh Cam Ranh với phía Việt Nam; năm 2002, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ Blair chính thức đề nghị sử dụng căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh với Việt Nam, với tiền thuê mỗi năm lên đến 1 tỉ USD; sau khi Obama lên cầm quyền, đồng thời với việc tuyên bố “quay trở lại châu Á”, Mỹ đã nhiều lần lên tiếng nhấn mạnh “quay trở lại Đông Nam Á”, đồng thời tích cực can dự vào các công việc của Biển Đông.
Tháng 6/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta thăm chính thức Việt Nam hai ngày. Ngày 3/6, Panetta đã tham quan căn cứ quân sự trước đây của Mỹ tại vịnh Cam Ranh, trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ thăm vịnh Cam Ranh kể từ khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam năm 1975 đến nay. Trong cuộc họp báo chung cùng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, Panetta nêu rõ vịnh Cam Ranh là một cảng biển quan trọng, nếu Việt Nam có ý muốn cải tạo khu vực vịnh Cam Ranh và có nhu cầu giúp đỡ, Mỹ sẵn sàng ủng hộ. Hải quân Mỹ sau này có ý muốn thăm định kỳ vịnh Cam Ranh. Panetta nhấn mạnh mục đích chuyến thăm Việt Nam của ông chính là muốn xây dựng lòng tin giữa chính phủ và quân đội hai nước. Mỹ và Việt Nam cần tiếp tục phát triển quan hệ song phương trên các lĩnh vực, đặc biệt là về mặt hợp tác quốc phòng và an ninh.
Có tin Việt Nam đã đồng ý cung cấp dịch vụ cho tàu chiến phi chiến đấu Mỹ tại vịnh Cam Ranh.
Chuyến thăm của Panetta đồng nghĩa với việc thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Một bài viết có tựa đề “đế quốc quay trở lại” đăng trên tờ báo mạng nổi tiếng của Mỹ “Huffington Post” đánh giá: năm 2003 tàu chiến của hải quân Mỹ đã tới thăm Việt Nam; tháng 11/2011, Mỹ-Việt tổ chức diễn tập quân sự chung. Chuyến thăm lần này của Panetta được coi là cao trào, cho thấy quan hệ quân sự Mỹ-Việt được tăng cường hơn. Việt Nam thậm chí yêu cầu Mỹ xoá bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam.
Các dấu hiệu trên cho thấy rõ quyết tâm hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ. Từ góc độ của Mỹ; quay trở lại vịnh Cam Ranh, quay trở lại Việt Nam không chỉ có thể tăng cường sự tồn tại quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á, mà còn có thể đạt được mục đích kiềm chế Trung Quốc về mặt quân sự. Có chuyên gia quân sự nói thẳng rằng Mỹ bày binh bố trận tại Việt Nam, mũi nhọn trực tiếp là nhằm vào Biển Đông và eo biển Đài Loan.
3. Nga có khát vọng quay trở lại vịnh Cam Ranh nhàm chấn hưng vị thế cường quốc biển.
Nga cũng đang có những bước chuẩn bị nhằm quay trở lại vịnh Cam Ranh. Sau khi Putin lên cầm quyền, bên cạnh việc tăng cường thực lực tổng hợp quốc gia, Nga bắt đầu vươn dài chiếc vòi chiến lược của hải quân, không quân của mình ra bên ngoài. Putin từng nói thẳng nếu từ bỏ chiến lược xây dựng hải quân, Nga sẽ đánh mất quyền phát ngôn trên vũ đài quốc tế. Trong khi đó, quay trở lại vịnh Cam Ranh không chỉ tạo thuận lợi cho quyết tâm chấn hưng cường quốc biển, mà còn là một trong những bước then chốt nhằm khôi phục sức mạnh uy hiếp chiến lược trước đây của hải quân viễn dương Nga.
Ngày 6/10/2010, Bộ Tham mưu Hải quân Nga “đột nhiên” cho biết hải quân Nga đã hoàn thành luận chứng tư liệu liên quan đến việc khôi phục căn cứ hải quân ở Vịnh Cam Ranh. Nếu có thể, trong vòng 3 năm tới họ có thể quay trở lại sử dụng căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Tờ “Độc lập” của Nga dẫn nguồn tin từ hải quân Nga cho biết lần này Nga sẽ quay trở lại vịnh Cam Ranh theo hình thức cho thuê. Thời gian thuê ít nhất là 25 năm, sau khi kết thúc hợp đồng có thể thương lượng kéo dài.
Từ ngày 26/7/2012, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thực hiện chuyến thăm chính thức Nga kéo dài 5 ngày. Chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trương Tấn Sang không thực sự thu hút sự chú ý của dư luận, nhưng có một điểm được ông đề cập đến đã thu hút mọi con mắt của dư luận quốc tế – đó là vịnh Cam Ranh. Khi trả lời phỏng vấn báo chí Nga, ông Trương Tấn Sang nêu rõ trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Nga. Mặc dù ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh Việt Nam không có ý hợp tác với bất kỳ quốc gia nào về việc sử dụng vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự, nhưng việc một vị nguyên thủ của Việt Nam đưa ra tuyên bố trên đúng vào dịp 10 năm Nga rút quân khỏi vịnh Cam Ranh, lập tức tạo ra nhiều phán đoán khác nhau.
Có lẽ một việc không hoàn toàn ngẫu nhiên là ngày 26/7, Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov cho biết Nga đang bắt tay vào việc triển khai các căn cứ quân sự bên ngoài lãnh thổ Nga. Đồng thời, ông cũng nói: “Chúng tôi đang thương thảo để xây dựng trung tâm sửa chữa trên biển tại Cuba, Xâysen và Việt Nam”.
Ngày 27/7, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ cung cấp khoản vay khoảng 10 tỷ USD cho Việt Nam. trong đó khoảng 8 tỷ USD dùng vào việc xây dựng nhà máv điện hạt nhân tại Việt Nam. Đáp lại, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang lập tức bày tỏ phía Việt Nam sẽ cho phép Nga thiết lập một cơ sở sửa chữa tàu thuyềntại cảng Cam Ranh.
Vịnh Cam Ranh nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người, trở thành tiêu điểm quan tâm của thế giới. Putin hào hiệp giúp đỡ, dùng khoản tiền lớn để đổi lấy việc Việt Nam cho phép Nga tiến vào cảng Cam Ranh, mục đích rất rõ ràng đó chính là muốn ngăn cản Mỹ kiểm soát vịnh Cam Ranh, từ đó tìm cách khôi phục sức mạnh răn đe chiến lược của hải quân viễn dương thời Liên Xô trước đây.
Hợp tác Nga-Việt trong vấn đề vịnh Cam Ranh đã mở ra cục diện tranh giành Mỹ-Nga xung quanh vịnh Cam Ranh. Ban đầu dường như Nga chiếm thế thượng phong, nhưng không có nghĩa đã đẩy MỸ ra khỏi cuộc chơi.
Có một luồng quan điểm cho rằng đối với Việt Nam, ý nghĩa của chính vịnh Cam Ranh không lớn như vậy mà nó nằm ở chỗ các chiến hạm cỡ lớn có thế đồn trú tại đây. Cho nên, Việt Nam một mặt hướng về phía Mỹ, còn mặt khác lại hướng về Nga, lợi dụng giá trị chiến lược của vịnh Cam Ranh để chờ giá cao, hai bên đều không bị mắc tội, coi vịnh Cam Ranh là quân bài trong cuộc chơi giữa Mỹ và Nga.
4. Đưa vào nhân tố quốc tế là một biện pháp của Việt Nam nhằm đối kháng với Trung Quốc
Nhưng nhìn từ phương diện khác, vịnh Cam Ranh hết sức quan trọng đối với Việt Nam, nó có khả năng khống chế đối với bất cứ đảo nào tại Biển Đông, cao hơn bất cứ căn cứ hải quân nào của Trung Quốc hiện nay. Vì thế, Việt Nam chắc chắn sẽ biến nó thành căn cứ quân sự quan trọng nhằm tranh giành Biển Đông với Trung Quốc, từ đó kiểm soát vùng biển này.
Việt Nam lôi kéo thế lực bên ngoài chính là muốn từng bước phức tạp hoá, quốc tế hoá vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần cho biết không cho thuê vịnh Cam Ranh sử dụng vào mục đích quân cảng, cho rằng “Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh không hợp tác với nước ngoài trong việc sử dụng vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự, nhưng sẽ khai thác tiềm năng của khu vực vịnh Cam Ranh phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Việt Nam đưa ra thông tin khai thác vịnh Cam Ranh, được dư luận coi là “mục đích lôi kéo nhân tố quốc tế, đối kháng Trung Quốc”. Trên thực tế, Việt Nam đã coi vịnh Cam Ranh là con bài mặc cả giữa Mỹ và Nga, thậm chí với cả Trung Quốc.
Tại khu vực xung quanh Biển Đông, động thái của Việt Nam là lớn nhất, dã tâm lớn nhất, Việt Nam chưa khi nào từ bỏ ý đồ sử dụng biện pháp quân sự giải quyết vấn đề Biển Đông. Nhưng, thực lực có hạn nên Việt Nam hy vọng biến vịnh Cam Ranh thành một điểm, lôi kéo nước lớn, đối kháng Trung Quốc, về mặt quân sự nhằm tăng cường sức uy hiếp đối với Trung Quốc.
Ý đồ của Việt Nam phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ và Nga. Tạp chí “Lợi ích quốc gia” của Mỹ bình luận rằng hợp tác an ninh với Việt Nam là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, là một trong những sách lược “kiềm chế” Trung Quốc của Chính quyền Obama.
Đối với Nga, có nhà quan sát chỉ rõ cùng với tình hình Xyri ngày càng căng thẳng, Nga có thể đánh mất căn cứ quân sự duy nhất ở bên ngoài khu vực Liên Xô trước đây. Tại khu vực Đông Nam Á, Nga cũng mong muốn mở rộng sức ảnh hưởng chứ không phải là đối tác và trợ thủ của Trung Quốc. Có nhà phân tích cho rằng một loạt động thái của Việt Nam trong vấn đề vịnh Cam Ranh chỉ là một mắt xích trong chính sách gây sức ép đối với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Vịnh Cam Ranh có ý nghĩa chiến lược quan trọng, rõ ràng có thể trở thành một quân bài trong tay Việt Nam nhằm gây sức ép với Trung Quốc.
Hiện nay, Mỹ và Nga đang tranh giành vịnh Cam Ranh của Việt Nam, chưa biết ai thắng ai thua, nhưng chắc chắn sẽ có một cuộc cạnh tranh thú vị. Căn cứ vào quan hệ hợp tác truyền thống Nga-Việt và những vướng mắc lịch sử Mỹ-Việt, trong cuộc đua giành quyền kiểm soát vịnh Cam Ranh giữa Mỹ và Nga, có lẽ phần thắng nghiêng về phía Nga nhiều hơn. Tuy nhiên, cho dù Mỹ hay Nga có thể giành thắng lợi đều hết sức bất lợi cho Trung Quốc, nhất là nếu Mỹ có thể kiểm soát vịnh Cam Ranh, như vậy đồng nghĩa với việc bóp chặt yết hầu của Biển Đông, tạo thành mối nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng đối với Trung Quốc.
Vì vậy, vấn đề Biển Đông có thể trở nên phức tạp hơn, và đây chính là một mục đích mà Việt Nam muốn đạt được, cũng là một biện pháp chủ yếu của Việt Nam muốn đối kháng với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông./.
- James Bellacqua và Brad Daniels từ Virginia, Hoa Kỳ: Vai trò Mỹ trong quan hệ Việt – Trung(BBC).
Laos’ “Different Face” of Poverty theDiplomat.com
Japan and China Clash…and it Doesn’t Involve an Island theDiplomat.com - “Trung Quốc sẽ hợp tác với ASEAN xây dựng COC” (TTXVN). – ASEAN-Mỹ thảo luận tăng cường quan hệ quân sự (DT). – Mỹ sẽ tăng cường tập trận với Đông Nam Á (Petrotimes). – Mỹ – Singapore hội ý cách tiếp cận vấn đề Biển Đông (Petrotimes).- Những người ươm mầm xanh Trường Sa – Kỳ 3: Gieo chữ ở Trường Sa (Tin tức). – Nghệ sĩ chung tay góp sách tặng học sinh Trường Sa (CATP).
- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh: DOC đã tốt nhưng tốt nhất vẫn là phải có COC(ĐĐK).
- Đề xuất lập ‘đường dây nóng’ ngăn chặn xung đột trên Biển Đông (TP). – Các ngoại trưởng ASEAN sẽ thảo luận về vấn đề Biển Đông (VOV). – Các hội nghị ASEAN sẽ bàn về an ninh ở Biển Đông (TTXVN). – Trung Quốc muốn ‘né’ vấn đề Biển Đông (Infonet).
- Tàu Trung Quốc lại tiến sát vùng tranh chấp với Nhật (TTXVN). – Tuần duyên Nhật Bản bắt giữ 1 tàu cá của Đài Loan (TTXVN).
- Tên lửa của không quân Trung Quốc quy mô nhỏ, uy lực thấp (ANTĐ).
- Ukaine mời Việt Nam nâng cấp An-26 (ĐV). - Ngày hội Chung tay góp sách vì học sinh Trường Sa (TTXVN). – Những người ươm mầm xanh Trường Sa- Kỳ 2: Giỏi việc nước, đảm việc nhà (Tin tức). – Phật giáo đồng hành cùng dân tộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ (VNE).
- Biển Đông: Trung Quốc thả mồi bắt bóng (TBKTSG).
- Mỹ bàn về an ninh Biển Đông với ASEAN (VNE). – Mỹ đánh giá cao vai trò ASEAN về sáng kiến an ninh (VOV). – Philippines phàn nàn ASEAN họp quá nhiều! (NLĐ).
- Trung Quốc tổ chức diễn đàn an ninh châu Á-TBD (TTXVN).
- Rung động cựu binh Mỹ trả lại xương cánh tay cho người lính Bắc Việt (TP).
- Nghiên cứu Biển Đông: ‘Đóng cửa đọc cho nhau nghe’ (TVN).
- Lãnh đạo Tổng cục Chính trị tiếp cán bộ quân đội TQ (TTXVN). – Trung Quốc gửi thông điệp “cường quốc hàng hải” đến ai? (Infonet). – TQ không tỏ dấu hiệu có thay đổi về tranh chấp lãnh hải trước hội nghị châu Á (VOA). - Trung Quốc biến tàu chiến thành tàu hải giám (TN).
- Mỹ giành ảnh hưởng ở Đông Nam Á (TT). – Mỹ – ASEAN tăng cường hợp tác quân sự (NLĐ). – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói tới những lợi ích của chiến lược ‘trục xoáy Á châu’(VOA). – Đông Nam Á chưa thể hình thành một chiến lược khu vực (VOA). - Mỹ đề cao ASEAN về sáng kiến an ninh khu vực (ANTĐ). – Mỹ-ASEAN thảo luận tăng cường quan hệ quân sự (VOA). - Mỹ sẽ tham gia 3 cuộc diễn tập tại Đông Nam Á năm 2013 (VOV). – Philippines-Mỹ sẽ tiến hành nhiều cuộc tập trận chung (TTXVN).
- Ngoại trưởng Clinton thăm Singapore để hội ý về cách tiếp cận hồ sơ Biển Đông (RFI). – Bà Clinton công du để ‘chia tay châu Á’ (BBC).
- Chính sách đối ngoại của ông Obama nhiệm kỳ hai tập trung vào châu Á (RFI). – TT Obama lên đường công du Đông Nam Á vào thứ Bảy (VOA). – TT Obama sẽ nêu vấn đề nhân quyền trong chuyến công du Đông Nam Á (VOA). – Hoa Kỳ gắn thêm Miến Điện vào tiến trình trở lại Đông Nam Á về mặt quân sự (RFI). – Obama và chuyến đi lịch sử tới Miến Điện (BBC). - Australia tìm cách đạt thế quân bình ngoại giao với Mỹ, Trung Quốc (VOA).
- Việt Nam chuẩn bị tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ (TN). - Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN sắp được thông qua bất chấp sự phản đối (VOA).
-America’s Prudent Pivot -theDiplomat.com - Quân đội Trung Quốc cam kết trung thành với ông Tập Cận Bình (DT). – Ông Tập Cận Bình và chặng đường phía trước (DT).
-BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG QUAN HỆ GIỮA MỸ VỚI MIANMA - basamnews
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ Năm, ngày 15/11/2012 BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG QUAN HỆ GIỮA MỸ VỚI MIANMA TTXVN (Niu Yoóc 14/11) Với lời dân cho rằng chưa mấy quốc gia làm cho Mỹ thay đổi quan hệ với mình nhanh như Mianma, trang mạng “Al-Asiya” vừa đăng
-- Mỹ bỏ lệnh cấm nhập hàng Miến Điện (RFI). – Tổng thống Thein Sein : Miến Điện phải giải quyết vấn đề người Rohingya (RFI). – TT Miến Điện xem xét vấn đề quyền của người Rohingya thiểu số (VOA).
- Chính quyền Cam Bốt bị tố cáo sát hại hơn 300 nhà đối lập (RFI).
- Tủ sách biển Đông: Chủ quyền quốc gia Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng… (ĐV)- Dương Danh Dy: Suy nghĩ thêm về Biển Đông nhân đọc hai bài viết của Trung Quốc (BVN).
- Biển Đông vẫn là vấn đề tế nhị tại Thượng đỉnh ASEAN ở Phnom Penh (RFI). – TQ ‘không muốn Biển Đông che phủ Asean’ (BBC). - ASEAN tìm cách hàn gắn vết nứt tranh chấp lãnh thổ (GD&TĐ). - ASEAN lập “đường dây nóng” về Biển Đông với Trung Quốc (DT). – ASEAN sẽ đề nghị lập đường dây điện thoại nóng với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông (RFI). – ASEAN mở “đường dây nóng” về Biển Đông với TQ (TTXVN). – ‘Đường dây đỏ’ Biển Đông được ASEAN ủng hộ (TP).
- Trung Quốc trang bị thêm các tàu hải giám siêu trọng (TTXVN). - Thứ trưởng NG Trung Quốc: Vấn đề Biển Đông đã bị “thổi phồng” (GDVN).
- Mỹ kêu gọi công ước về hàng hải tại Biển Hoa Đông (TTXVN).
- Các bộ trưởng ASEAN nhất trí sớm xây dựng COC (VNN). – ASEAN thúc đẩy hơn nữa đối thoại và hợp tác (CP). – Lần đầu tiên người VN làm Tổng thư ký ASEAN (VNN).– Lãnh đạo mới ĐCS Trung Quốc tiếp đặc phái viên của Tổng bí thư ĐCS Việt Nam (TTXVN/ QĐND). – Khai mạc Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt – Trung 2012 (QĐND). – Chủ nghĩa quốc tế và Lợi ích quốc gia – Đôi điều suy nghĩ (VHNA).
- Obama bắt đầu thăm Thái Lan, Myanmar, Campuchia (TTXVN). – Obama đi tìm sự tăng trưởng ở châu Á(RFI). – Tại Singapore, Ngoại trưởng Mỹ thúc đẩy chính sách « ngoại giao kinh tế » (RFI). – Ngoại trưởng Clinton: Mỹ muốn thăng tiến các quyền lợi kinh tế (VOA).
- ‘Vũ khí hạt nhân TQ phá vỡ mạch logic quân sự Mỹ’ (ĐV). - Bom có điều khiển của Trung Quốc: Tụt hậu 20 năm so với phương Tây (ANTĐ).
- Cận cảnh vũ khí Việt Nam khiến lính Mỹ khiếp sợ (Kiến thức).