-Over three decades ago, China's Communist Party elite saw it in its interest to adopt pro-development policies. This is in sharp contrast to most countries in the Middle East and North Africa whose elites squandered development opportunities and plundered their countries. The frustrations that this caused, ultimately gave rise to the regional uprising known as the "Arab Spring".
China's strong economic performance has strengthened the Communist Party's legitimacy in the eyes of large numbers of Chinese citizens, especially those who benefited most from economic development. Perhaps ironically, however, China's elite now finds itself threatened by the consequences of its own success.
Follow up:
Dramatic economic growth has been accompanied by large scale corruption, widening income gaps between rich and poor, immense environmental damage, many scandals and growing social unrest. More fundamentally, China now has a much more complex and diverse society, which is more prosperous, better educated and informed, and demands greater freedom. As we have witnessed through the recent Communist Party Congress, the reaction of Chinese authorities has been to stiffen political and social repression.
Let's first delve into the question of elites and economic development.
The United Nations University has defined elites as "a distinct group within a society which enjoys privileged status and exercises decisive control over the organization of society". Countries typically have political, business and educated elite groups which are distinct groups, but are also interconnected. The power of elites exceeds their actual representation within society because of their control over a nation's productive assets and institutions. Elites can choose to use their assets and resources in productive, innovative and entrepreneurial ways that promote economic development, employment and reduce income inequality. Alternatively, elites can act as rent-seekers, can direct resources towards their own social groups, or over-exploit natural resources without regard for longer term sustainability. Elites also control political decision making processes in society, and can design and implement institutions that favour their interests. They can also influence how both elites and non-elites perceive different issues through their control and presentation of information, and their influence over the media, even when it is "free". In short, if elites can be induced to adopt pro-development policies, rather than predatory behaviour, they can have a very positive impact on development. For example, Lee Kwan Yew in Singapore, Nelson Mandela in South Africa, and Bill Gates in the United States changed the direction of development from their elite positions. So how did China's elite (some 200 or so families) become motivated by a pro-development agenda? Deng Xiaoping took over the leadership of China in 1978, following several decades of centrally planned economics under Mao Zedong. While some progress had been made under Mao, especially for health and education, China's overall economic situation was very poor, especially compared with its Asian neighbours like Japan, Korea, Taiwan, Singapore and Hong Kong. Of particular interest to China was that most of these economies achieved success by mixing market-based economics with non-democratic politics. In a way, Deng's motivation was the same as Mao's, that is, a strong economy, regime stability and opportunities for corruption. This is how China has functioned for over 2000 years. But Deng could see that market economics (rather than central planning) was the best way to achieve this. China's development path launched by Deng has been abundantly successful. Rapid economic growth has reduced poverty dramatically, a big positive in terms of its legitimacy with the Chinese public. The gap between rich and poor has widened dramatically, meaning that the elite has won more from development than the masses. And rampant corruption has also helped the elite benefit. The ever pragmatic Deng once said, as he defended market economics against central planning, that it does not matter whether a cat is black or white, as long as it catches mice. But once the market economics "cat is out of the bag" it creates a whole new world of challenges. Chinese citizens are economically much better off than they were before reform started, and they have much greater freedom. But many citizens are discontent with corruption, widening income gaps between rich and poor, environmental damage and official abuses like land grabs. And as is clear from China's cyber-world and its 500 million Internet users, many Chinese citizens, especially the young, want freedom and honesty. The Party has promoted nationalism (especially anti-Japanese attitudes) as a force for social cohesion and political stability. This has proved to be a volatile and difficult-to-control tonic, and is very costly. China's belicose behavior in the East China and South China Seas means that it has very few friends in its region, and it is now a much less attractive investment destination. And the Chinese public's passion for American movies, music, basketball and fastfood undermine the Party's efforts to strengthen the soft power of Chinese culture. As the recent Communist Party Congress has highlighted, societal diversity and complexity is also matched by the diverse and complex interests of the main factions of the Communist Party. Over time, this could threaten the Communist Party's hold on power. There is even speculation that the Party might tear itself apart! The new Chinese leadership "elected" at the recent Communist Party Congress, seems a cautious, conservative bunch. Consensual decision-making, and the desire for stability, means that rapid ecnomic reform is unlikely, and political reform is off the agenda. But for its own long-term survival, the Communist Party needs to overcome political paralysis and gridlock, and launch a new wave of economic reforms. China has entered the zone where developing countries usually become democratic, as Korea and Taiwan did. While there is much debate about the Chinese people want democracy, there is no doubt that they want better governance. There are many things that the Chinese government could do to improve governance, even without moving to electoral democracy. First, they should improve the rule of law by giving independence to the judicial system and the police force, which are presently corrupt and under the influence of Communist Party officials. Second, they should give much greater freedom to the media and civil society organizations. Third, government should become transparent and accountable, especially regarding its finances. Fourth, some privatization and more honest governance of state-owned enterprises is critical -- at present, lots of profits and assets are siphoned off into overseas bank accounts. The best way for the Communist Party elite to hang on to its one-party system is to improve the quality of its governance through measures such as these. This is one of the lessons of Singapore, a case that China has studied closely for lessons. Are the Chinese government and the Communist Party elite capable of undertaking such reforms?The elites which, three decades ago, saw it in their interests to reform for their very own survival, today seem entangled in a vast complex system of crony capitalism that ties together state-owned business and government. And the passage of three decades means that there is now a whole new generation of children, other relatives and friends who are part of this bamboo network of crony capitalism.
The government's knee-jerk reaction is to ramp up the social and political repression. But experience shows that you can't keep the lid on a pressure cooker forever! This situation is a great pity. There would very likely be many unpredictable consequences from a major economic and political crisis in China. And this would be in no one's interests."May you live in interesting times" is an oft-quoted Chinese saying. In reality, it is a curse! China's Elites and Economic Development
-– Trung Quốc mục tiêu vượt qua “bẫy của nước có thu nhập trung bình” (TQ). (Toquoc)-Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc đề mục tiêu tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người vào năm 2020.
Theo báo Mainichi (Nhật Bản), những hành vi kích động chống Nhật ở Trung Quốc do vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ở phương diện nào đó, là những hành động thể hiện sự bất mãn của người dân Trung Quốc đối với những vấn đề trong nước như chênh lệch giàu nghèo, tham nhũng, v.v… Mặt khác, có thể đánh giá rằng những điều này thể hiện thuyết “bẫy của các nước có thu nhập trung bình” đang được cụ thể hóa ở Trung Quốc. Khó khăn của Trung Quốc chính là nằm ở cái bẫy này và điều đó đã khiến những cơn giận dữ của người dân bị thổi bùng thành những hành vi bạo lực dưới bất kỳ lý do nào.
Trong những năm 1960, tổng số nước có thu nhập trung bình là 101. Năm 2010, trên thế giới có 58 quốc gia và lãnh thổ có thu nhập trung bình thấp.
Khái niệm “bẫy của nước có thu nhập trung bình” được Ngân hàng Thế giới (WB) lần đầu đưa ra trong báo cáo năm 2007 về “thời kỳ phục hưng của Đông Á”. Đó là một câu chuyện về những gian nan trong việc cất cánh của những nước kém phát triển thành những nước thu nhập trung bình, song từ nước thu nhập trung bình trở thành nước thu nhập cao lại rất khó khăn.
Người ta phân biệt cái “bẫy” thu nhập trung bình thành hai loại: Bẫy lương thấp, tức là những nước nghèo chỉ có làm gia công, lắp ráp, nên lương thấp. Còn công việc nghiên cứu khoa học, phát triển, triển khai, thiết kế thì không làm được. Việc phân phối, tiếp thị cũng không làm được. Để làm được các khâu đó đòi hỏi phải có trình độ cao.
Ngay thu nhập trung bình, người ta cũng chia ra làm ba nhóm: Thu nhập trung bình thấp (1.000- 4.000 USD/người/năm). Trung bình trung bình (4.000- 8.000 USD/người/năm) và trung bình cao (tức 8.000-9.600- 9.800 USD/người/năm). Còn trên 10.000 USD/người/năm là nước có thu nhập cao và gia nhập nhóm OECD (các nền kinh tế phát triển).
Tính đến năm 2008, đã có 13 quốc gia và vùng lãnh thổ vươn lên thành quốc gia/vùng lãnh thổ có thu nhập cao như Hy Lạp, Hong Kong, Ai len, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… Những nước thu nhập trung bình không vượt lên thành nước thu nhập cao là Argentina, Iran, Malaysia, Brazil, Thái Lan, Philippines, Peru…
Thách thức đối với Trung Quốc để thành nước thu nhập cao
Về phía Trung Quốc, theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo đầu người năm 2011 của Trung Quốc là 5.445 USD. Đây là mức bình quân cao hơn cả Thái Lan. Mặc dù đã có sự vươn lên mạnh mẽ này, song để quốc gia có dân số lớn nhất thế giới vươn lên thành nước có thu nhập cao, tức là từ 10.000 - 12.000 USD, lại vô cùng khó khăn.
Biều đồ tỷ lệ việc làm và thu nhập của Trung Quốc theo các năm
Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc đã nhất trí với mục tiêu mới về tăng thu nhập, với việc Trung Quốc sẽ nâng gấp đôi GDP và thu nhập bình quân theo đầu người lên gấp đôi vào năm 2020 so với mức thu nhập của năm 2010 để đưa Trung Quốc vào ngưỡng một xã hội tương đối thịnh vượng. GDP của Trung Quốc năm 2010 là 6.387,6 tỷ USD.
Thu nhập bình quân của người Trung Quốc vẫn kém ít nhiều so với người dân Giamaica. Con đường phía trước còn dài, nhất là trong việc tăng thu nhập và chia đều của cải hơn cho người dân.
Một trong mục tiêu cải cách mô hình tăng trưởng của Trung Quốc là thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Nhưng vào các trung tâm mua sắm khổng lồ ở Trung Quốc, người ta thấy có khá nhiều cửa hàng trống hoác, phủ đầy bụi. Khoản tiêu dùng từ chính người dân Trung Quốc chỉ chiếm 1/3 nền kinh tế - bằng một nửa so với các quốc gia phương Tây. Tiêu dùng ở Trung Quốc vẫn đang tăng khoảng hơn 10%/năm, nhưng vẫn cần tăng nhanh hơn nữa để có thể đóng góp lớn hơn cho tổ hợp kinh tế Trung Quốc. Điều này rất quan trọng bởi nó sẽ khiến Trung Quốc ít bị lệ thuộc vào xuất khẩu hơn và độc lập hơn khỏi các dự án khổng lồ của chính phủ.
Việc Trung Quốc có thể nhảy vọt vào nhóm các nước có thu nhập cao sẽ dựa vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, thời kỳ có thể sử dụng nguồn lao động rẻ ở nước này đã kết thúc, cùng với việc tới năm 2015, dân số Trung Quốc sẽ bước vào giai đoạn “dân số già”, hay còn gọi là “làn sóng bạc”. Đây là thách thức rất lớn trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao của Trung Quốc.
Mặt khác, lực lượng lao động Trung Quốc đang giảm. Theo số liệu của Liên hợp quốc, từ năm 2000-2015, Trung Quốc có lực lượng lao động 103 triệu người. Từ 2015-2030, sẽ mất đi 69 triệu lao động, đó là mặt trái của chính sách một con. Nền kinh tế Trung Quốc hiện tại phức tạp hơn chứ không thể ngồi chỉ đạo từ bàn giấy như trước.
Một trong các thay đổi quan trọng trong 10 năm tới sẽ là thành thị hóa khoảng 400 triệu nông dân. Điều này sẽ thử thách hạ tầng cơ sở, hệ thống kinh tế và hệ thống các giá trị truyền thống của nước này. Thế hệ tương lai của Trung Quốc sẽ khá đặc biệt: Phần lớn là từ gia đình một con và là thế hệ đầu tiên trong hàng trăm năm qua không biết tới bạo loạn.
Triển vọng Việt Nam: sẽ tiếp tục thuộc nhóm nước thu nhập trung bình thấp
Quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 đạt 1.061 USD tính theo tỷ giá hối đoái, và 2.948 USD tính theo sức mua tương đương (PPP).
Mảnh đời sống tạm bợ của người dân tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam
Theo đó, tính theo tỷ giá hối đoái, GDP đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 114 USD năm 1991 lên 1.061 USD năm 2010. Trong khi đó, GDP đầu người của Trung Quốc tăng từ 353 USD lên 3.915 USD trong khoảng thời gian trên. Tính theo sức mua tương đương, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 706 USD năm 1991 và lên tới 2.948 USD năm 2010. Trong khoảng thời gian đó, con số này của Trung Quốc tăng từ 888 USD lên 6.786 USD.
Việt Nam đang đứng giữa ngã ba đường, nếu không vượt qua được, sẽ mãi mãi trở thành một nước “làng nhàng” quanh quẩn ở ngưỡng 1.000-2.000 USD/người/năm./.
Linh Hương–- Trung Quốc triệu tập hội nghị Quân uỷ Trung ương mở rộng (TTXVN/VOV). – Ông Hồ Cẩm Đảo chủ động không tiếp tục làm TBT (TTXVN). – Tập Cận Bình đăng quang : Chiến thắng của các « thái tử đỏ » (Le Monde/ Thụy My). . – Tập Cận Bình và Triển vọng Cải cách Chính trị Trung Quốc (VOA).
- Dân Trung Quốc chờ thêm 5 năm nữa (Người Việt). - Thêm nhiều người Tây Tạng tự thiêu trong ngày ra mắt ban lãnh đạo TQ (RFI).
- Dư luận Trung Quốc lo ngại vụ lãnh đạo guồng máy kiểm duyệt vào Bộ Chính trị (RFI). - Trung Quốc và thế hệ lãnh đạo mới (VOV). – Ban lãnh đạo mới Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ra mắt công chúng, Tổng Bí thư Tập Cận Bình cam kết sẽ nộp đáp án đạt tiêu chuẩn cho lịch sử và nhân dân (CRI). –Ban Lãnh Đạo Mới của Bắc Kinh Báo Hiệu Chấm Hết cho Cải Cách (ĐKN). - Tập Cận Bình: Con nhà nòi (TVN). – Tính nghi lễ trong Đại hội Đảng TQ (BBC).
- Trung Quốc: Mã Hiểu Thiên – Ngôi sao đang lên của PLA; Bộ Ngoại giao Trung Quốc có nữ phát ngôn viên mới (VOV).
- Từ ca sỹ ngôi sao thành đệ nhất phu nhân (BBC). – Trần Đông Đức: Trung Cộng Quốc Mẫu Bành Lệ Viện(RFA’s blog). – Tiếng hát quốc mẫu họ Bành (Quê Choa). - Chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời Tập Cận Bình (VNE). – Đệ nhất phu nhân tài sắc của Trung Quốc (TQ).
-NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC
basamnews
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Tài liệu tham khảo đặc biệt Thứ Tư, ngày 14/11/2012 NHỮNG THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TTXVN (Oasinhtơn 9/11)
Ngày 8/11, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ đăng bài phân tích “Đảng Cộng sản Trung Quốc” của tác giả Beina Xu, trong đó đáng chú ý có đề cập đến các thách thức về quản trị đất nước và phân tích dự báo chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc sau Đại hội XIII, Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nội dung cụ thể như sau:
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với hơn 82 triệu đảng viên đang trải qua thời kỳ chuyển giao quyền lực then chốt một lần trong mỗi thập kỷ. Người ta sẽ chứng kiến thế hệ lãnh đạo thứ năm của nước này đưa ra chương trình nghị sự trong tương lai cho nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Trong khi Trung Quốc duy trì độc quyền chính trị kể từ khi thành lập, các tác động của việc tăng trưởng kinh tế nóng của nước này đã làm gia tăng bất ổn chính trị – xã hội, cản trở sự nổi lên của Trung Quốc như một cường quốc thế giới. Một loạt các vụ bê bối chính trị cũng đã cho thấy những cuộc tranh giành quyền lực mạnh mẽ trong nội bộ tổ chức đảng. Trong khi sự thay đổi lãnh đạo hầu như không ảnh hưởng ngay lập tức đến chính sách và đường lối của ĐCSTQ, những chỉ dấu về việc bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo mới có thể làm sáng tỏ phương cách mà Trung Quốc sử dụng để duy trì vị thế của mình trên trường quốc tế.
Đảng Cộng sản Trung Quốc triệu tập Đại hội Đảng 5 năm một lần để xác định các chính sách lớn và bầu chọn Ban Chấp hành Trung ương bao gồm khoảng 370 ủy viên trong đó có các bộ trưởng, các quan chức quản lý cấp cao, lãnh đạo tỉnh và người đứng đầu quân đội. Ban Chấp hành Trung ương sẽ bầu chọn Bộ Chính trị, trong đó có 25 thành viên.
Bộ Chính trị lựa chọn ủy ban thường vụ gồm 9 người có chức năng là tâm điểm của quyền lực và sự lãnh đạo của ĐCSTQ. Hồ cẩm Đào, cựu lãnh đạo của Đoàn Thanh niên Cộng sản có vị trí cao nhất là Tổng bí thư, Chủ tịch nước và người đứng đầu quân đội. Thủ tướng Ôn Gia Bảo là người đứng đầu chính phủ.
Diễn tiến được theo dõi sát sao nhất tại Đại hội 18 ĐCSTQ vào tháng 11 là việc số lượng ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị có thể giảm từ 9 xuống còn 7 thành viên. Phó Chủ tịch nước Tập Cận Bình được dự kiến sẽ thay vị trí của Hồ Cẩm Đào, trong khi đó, Phó Thủ tướng thường trực Lý Khắc Cường sẽ thay thế Ôn Gia Bảo. Việc khoảng 70% thành viên của ba cơ quan lãnh đạo quan trọng nhất là ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, Chính phủ và Quân ủy Trung ương sẽ được thay thế làm cho sự kiện chuyển giao lãnh đạo tại Đại hội này trở nên quan trọng và có ý nghĩa nhất trong vòng ba thập niên qua.
Những thách thức về quản trị đất nước
Trong những thập kỷ gần đây, các sự kiện mang tính toàn cầu và xung đột nội bộ đã một số lần đưa ĐCSTQ đến bên bờ sụp đổ. Cuộc bạo loạn Thiên An Môn năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu thập niên 1990 đã gây ra một loạt các cuộc khủng hoảng hiện hữu đối với ĐCSTQ. ĐCSTQ đã thực hiện các đánh giá có hệ thống về nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô và tiến hành cải cách trong nội bộ hệ thống đảng, theo đó các nguyên nhân được xác định là một đảng – nhà nước cứng nhắc với một hệ tư tưởng giáo điều, giới tinh hoa bảo thủ, các tổ chức đảng không hoạt động và một nền kinh tế trì trệ.
Kể từ đó đến nay, ĐCSTQ đã thể hiện một khả năng kỹ trị nhằm thích ứng đối với các áp lực phát triển của xã hội do sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc mang lại. Đảng của ngày hôm nay “đang gia nhập vào luồng cao tốc của quá trình toàn cầu hóa. Richard McGregor viết trong cuốn sách “The Party” vào năm 2010 rằng điều này đến lượt nó đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn, tỷ lệ lợi nhuận cao hơn và an ninh chính trị lớn hơn”.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cao nhất trong cơ cấu quyền lực của Trung Quốc ngày hôm nay thiếu tầm nhìn dài hạn cho đảng, điều mà các nhân vật cải cách như Hồ Diệu Bang của thập niên 1980 đã có được hay như Hồ Cẩm Đào thúc đẩy sự minh bạch lớn hơn trong đảng hay việc cải cách thị trường tự do của Đặng Tiểu Bình, điều đã hiện đại hóa nền kinh tế của Trung Quốc.
Quản trị thực tế của Trung Quốc có thể cực kỳ phân cấp. Trong khi các ủy viên Bộ Chính trị giữ trách nhiệm đưa ra các chính sách và bổ nhiệm nhân sự các bộ, họ không quản lý danh mục đầu tư hàng ngày mà Chính phủ thực hiện. Các tỉnh của Trung Quốc được quyền tự chủ rất lớn, và các quan chức lãnh đạo cấp dưới tỉnh được chính quyền trung ương bố nhiệm gần như có toàn quyền kiểm soát. Chính sách có thể bắt nguồn “ngẫu nhiên” từ các cơ quan và các bộ hoặc từ các viện nghiên cứu chính sách và các cố vấn. Ông Pei cho biết “Không có một cách được cài đặt sẵn đưa ra chính sách ở Trung Quốc”.
Có thể phải mất từ 2 đến 3 năm các luật và quy định mới được thực hiện. Đôi khi các chính sách như vậy phải trải qua quá trình thử nghiệm, trong đó một số tỉnh phải thực hiện việc này. cấu trúc cũng thiếu một hệ thống kiểm tra và đối trọng mà ở đó các quan chức địa phương phải có trách nhiệm giải trình về việc thực hiện chính sách.
Việc thiếu trách nhiệm giải trình đã làm tích tụ các bất bình, khiếu nại về bất bình đẳng thu nhập, thiếu bảo vệ người tiêu dùng, chiếm đoạt đất đai và các vấn đề nhân quyền. Nhiều người trong số này đã công khai đưa các vấn đề này trên Internet, làm xói mòn mạnh mẽ sự kiểm soát của ĐCSTQ về truyền thông chính trị. Vụ việc Trần Quang Thành và việc người tiêu dùng Trung Quốc bày tỏ sự phẫn nộ xung quanh vụ hàng ngàn trẻ em bị nhiễm độc do sữa có chất melamine, về lâu dài chính quyền trung ương đã buộc phải có hành động đối với những lo ngại về tính an toàn của các sản phẩm Trung Quốc.
Chính sách đối nội và đối ngoại
Có lẽ cấp bách nhất đối vói ĐCSTQ là xử lý vấn đề bất bình đẳng thu nhập rất lớn do sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc tạo ra. Vào giữa năm 2012, ĐCSTQ đã công bố một khuôn khổ phân phối thu nhập mới được thiết lập để khắc phục khoảng cách ngày càng tăng. Sự nổi lên của Trung Quốc như một siêu cường kinh tế đã gia tăng thách thức về quản trị khi tầng lóp trung lưu của Trung Quốc ngày càng mở rộng. Đặc biệt, Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết “các tác dụng phụ của sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, bao gồm cả khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, giá cả tăng cao, ô nhiễm, sự suy giảm của nền văn hóa truyền thống là mối quan tâm lớn, và cũng có những lo ngại ngày càng gia tăng về tham nhũng chính trị”.
Chăm sóc y tế cũng là một chủ trương lớn của ĐCSTQ khi lực lượng dân số đang già đi ngày càng lớn, đã thúc đẩy chính phủ phải nỗ lực mở rộng chi trả bảo hiểm. Chi tiêu về chăm sóc sức khỏe sẽ tăng gần gấp ba lần, đạt 1 nghìn tỷ USD mỗi năm vào năm 2020 từ mức 116 tỉ USD năm 2011. Bảo hiểm y tế hiện nay chi trả cho hơn 95% dân số Trung Quốc. ĐCSTQ cũng đã điều chỉnh chính sách năng lượng, trong đó đề ra các chủ trương của Trung Quốc trong 5 năm tới bao gồm việc phát triển năng lượng sạch để giảm khí cácbon.
Trong khi đó, quyền lực đang lên của Trung Quốc trên trường quốc tế đã làm cho họ nhiều lần không nhượng bộ trên mặt trận chính sách đối ngoại và tạo ra nhận thức mang tính phổ biến về một quốc gia với sức mạnh bành trướng, hung hăng. Nước này đã đặt cược vào tuyên bố kiên quyết về chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo ở Biển Hoa Đông và Hoa Nam (Biển Đông) – một động thái đẩy Trung Quốc vào vị trí chống lại các nước láng giềng ASEAN và đã gây ra sự rạn nứt và bế tắc ngoại giao tại khu vực láng giềng này. Trung Quốc đã thể hiện tiếp tục hỗ trợ cho các chế độ thù địch với Mỹ trong đó có Xyri và Iran. Bắc Kinh cũng đã phản đối kế hoạch hợp tác hải quân Mỹ – Hàn Quốc ở Biển Hoàng Hải, đồng thời phản ứng kịch liệt đối với việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, đình chỉ đối thoại an ninh cấp cao nhất và công bố các biện pháp trừng phạt chưa từng có tiền lệ đối với các công ty Mỹ có quan hệ với Đài Loan.
Một số chuyên gia cho rằng trong khi quyền lực tương đối của Trung Quốc đã phát triển đáng kể so với tăng trưởng kinh tế của nước này, các nhiệm, vụ chính trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc vẫn còn tính chất phòng thủ, chống lại các can thiệp từ nước ngoài, tránh thiệt hại lãnh thổ, đồng thời duy trì tăng trưởng kinh tế. Andrew J. Nathan và Andrew Scobell viết trên tờ “Foreign Affairs” rằng điều đã thay đổi là “Trung Quốc hiện đang hộinhập sâu vào hệ thống kinh tế thế giới mà các ưu tiên đối nội và khu vực đã trở thành một phần của nhiệm vụ lớn hơn: xác định một vai trò toàn cầu phục vụ các lợi ích của Trung Quốc, mà không phải chỉ là giành được sự thừa nhận từ các cường quốc khác”.
Các chuyên gia cho rằng nhìn chung, mục tiêu hợp lý cho lãnh đạo mới ở Trung Quốc là tránh một mối quan hệ đối nghịch với Mỹ, mặc dù sự thay đổi lãnh đạo tới đây không đủ đưa ra những thay đổi đáng kể hoặc ngay lập tức trong lĩnh vực này. Một số người khác cho rằng quan hệ Mỹ – Trung sẽ bị ảnh hưởng cho đến khi Trung Quốc điều chỉnh chính sách đối ngoại và cấu trúc chính trị cấp tiến hơn, bắt đầu với việc bình thường hóa các mối quan hệ trone khu vực của nước này.
***
TTXVN (Bắc Kinh 13/11)
Tại thời điểm diễn ra kỳ họp Lưỡng hội (Quốc hội và Chính hiệp) năm 2010, Cửu tam học xã – một trong 8 đảng phái dân chủ tham chính ở Trung Quốc có thành phần nòng cốt là các phần tử trí thức thuộc giới khoa học công nghệ – đã công bố kết quả một cuộc điều tra nghiên cứu cho thấy chênh lệch về thu nhập ở Trung Quốc lúc đó là hơn kém nhau 24 lần. Tuy nhiên, cho đến nay, sau 8 năm chuẩn bị nhưng phương án cải cách phân phối thu nhập ở nước này vẫn chưa được triển khai.
Ngày 17/10 vừa qua, Thủ tướng Ôn Gia Bảo xác nhận phương án tổng thể về cải cách phân phối thu nhập sẽ được công bố trong quý IV này. Tin cho biết phương án sẽ bao gồm thời gian biểu và lộ trình cải cách, trong đó điều chỉnh lại kết cấu thu nhập ban đầu sẽ là trọng tâm trong cải cách phân phối thu nhập thời gian tới.
Mới đây, Mạng Nhân dân thuộc Nhân dân nhật báo ở Trung Quốc đã triển khai đợt điều tra nghiên cứu chuyên đề về phân phối thu nhập, điều tra và phân tích từ nhiều góc độ khác nhau. Mạng Tân Hoa ngày 2/11/2012 đã đăng bài tổng hợp của Tô Hải Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội lao động kiêm Chủ tịch Hội đồng chuyên nghiệp lương lao động Trung Quốc, phân tích những ý kiến bất đông đã gây trì trệ trong cải cách phân phối thu nhập, từ đó đề xuất xã hội cần sớm đạt được tiếng nói chung, đẩy nhanh cải cách phân phối thu nhập trong bối cảnh cấp bách.
Bước vào thế kỷ 21, trong quá trình “chiếc bánh” kinh tế của Trung Quốc nhanh chóng lớn thêm, làm thế nào để phân phối “chiếc bánh” đó cho hợp lý ngày càng trở thành vấn đề dân sinh to lớn được các giới trong xã hội bàn luận như một đề tài nóng. Trung ương Cửu tam học xã đã đề xuất một loạt yêu cầu về đi sâu cải cách, điều chỉnh hợp lý quan hệ phân phối thu nhập, và đã đưa ra phương án triển khai chiến lược của mình. Giới học giả và các giới khác trong xã hội, bao gồm đông đảo quần chúng nhân dân cũng đã thảo luận một cách nhiệt tình và sâu sắc, trình bày các quan điểm, trong đó không ít quan điểm, còn đi đến đối lập và va chạm nhau.
Một số năm gần đây số lượng sách chuyên đề, báo cáo điều tra, các bài báo, bình luận rất nhiều, đề cập đến nhiều phương diện, tính hệ thống tăng lên, có thể khái quát phân thành ba loại: Một là, đã đạt hoặc cơ bản đã đạt tiếng nói chung; hai là, qua thảo luận hy vọng đạt tiếng nói chung; ba là, khó đạt tiếng nói chung.
I. Quan tâm cả gốc đến ngọn, cải cách đồng bộ đi đến nhất trí
Xét theo tình hình thứ nhất, hiện nay nội dung đã đạt được chủ yếu có một số phương diện sau:
Thứ nhất, nhận định về mức độ vấn đề phân phối thu nhập, vấn đề phân phối thu nhập và phân phối của cải ở Trung Quốc tồn tại các sai sót nghiêm trọng, đã đến lúc phải được giải quyết, đặc biệt là đã muộn mất vài năm so với yêu cầu “cùng giàu có” mà đồng chí Đặng Tiểu Bình đã nêu ra từ 20 năm trước đây là “khi đã đạt được mức sống khá giả vào cuối thế kỷ này (thế kỷ 20), vấn đề này sẽ dứt khoát phải được nêu ra như một vấn đề nổi cộm và cần được giải quyết”.
Thứ hai, nhận thức về các vấn đề nổi bật trong phân phối thu nhập, vấn đề nổi bật trong phân phối thu nhập ở Trung Quốc biểu hiện ở chỗ quan hệ phân phối thu nhập và phân phối của cải không hợp lý, khoảng cách thu nhập và chênh lệch về tài sản có xu hướng không ngừng mở rộng, điều này đã đi ngược lại với tính chất “cùng giàu có” của Chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, về vấn đề này, dù là quan điểm nào cũng đều không có gì khác biệt.
Thứ ba, phân tích nguyên nhân của vấn đề thu nhập, vấn đề phân phối thu nhập ở Trung Quốc là do nguyên nhân ở nhiều phương diện tạo nên như chế độ phân phối chưa được kiện toàn, tệ nạn trong thể chế kinh tế xã hội và những bất hợp lý trong phương thức phát triển kinh tế và trong cơ cấu kinh tế.
Thứ tư, tư duy trong giải quyết vấn đề. Phải có cách suy nghĩ mang tính chất hệ thống từ những vấn đề dưới tầng sâu, nhằm vào những nguyên nhân thuộc nhiều phương diện dẫn đến vấn đề phân phối thu nhập và phân phối của cải, dựa vào tư duy cải cách đồng bộ, trị cả gốc lẫn ngọn mới có thể từng bước giải quyết vấn đề tồn tại.
II. Đâu là vấn đề chưa đạt tiếng nói chung – bất đồng chủ yếu
Xét theo tình hình thứ hai và thứ ba, về đại thể có thể phân tích từ ba phương diện sau:
- Bất đồng trong nhận thức về vấn đề cơ bản cần được loại bỏ
- Một là xuất phát điểm trong nhận thức cơ bản về phân phối thu nhập và cải cách phân phối thu nhập là giống nhau. Trên cơ sở phân tích lý luận về kinh tế thị trường tự do, đã có một bộ phận trong giới học giả bàn luận, chứng minh vấn đề phân phối thu nhập và đối sách trong vấn đề này ở Trung Quốc. Những người khác chủ yếu vận dụng lý luận phân tích xuất phát từ tình hình thực tế của Trung Quốc, kết luận rút ra được từ hai phương diện cách nhau rất xa. Bộ phận thứ nhất nhấn mạnh vai trò của cơ chế thị trường, phản đối hoặc không tán thành việc chính phủ can thiệp; Những người ở diện thứ hai cho rằng cơ chế thị trường không hiệu quả và coi trọng vai trò điều tiết của chính phủ.
Nghiên cứu sâu hơn sẽ thấy hệ thống kinh tế thị trường do chính phủ chủ đạo xây dựng chứ không phải sinh ra một cách tự nhiên, không để cho chính phủ phát huy vai trò là không thể giải quyết được vấn đề, nhưng nếu tránh để cho chính phủ quản lý những việc không nên quản, quản không được và quản không tốt thì quả thực sẽ là một đề tài lớn cần phải đi sâu nghiên cứu. Vì thế, hai phương diện nhận thức nói trên có điểm dung hòa và tiếp nhận lẫn nhau, cần dung hòa một cách thích hợp, kết hợp giữa cánh tay vô hình và cánh tay hữu hình.
- Hai là phán đoán những bất đồng về trọng tâm của vấn đề phân phối. Một số người cho rằng vấn đề phân phối ở Trung Quốc chủ yếu là phân phối của cải không hợp lý, phân phối thu nhập, đặc biệt là phân phối trả công lao động không được rõ ràng. Còn lại đa số cho rằng phân phối thu nhập và phân phối của cải đều có vấn đề, hơn nữa phân phối thu nhập, nhất là phân phối trả công lao động và mở rộng lợi ích của người lao động là có liên quan trực tiếp và người dân hết sức quan tâm nên không thể coi thường.
Trên thực tế, hai kiểu nhận thức nói trên không hề mâu thuẫn, cách mà chúng ta gọi phân phối thu nhập hiện nay là nói đến phương thức phân phối lớn, hàm nghĩa bao gồm phân phối thu nhập và phân phối của cải, có phân phối thu nhập mang tính bề nổi và mang tính tiềm ẩn, có dạng lưu chuyển (lưu lượng) và dạng dự trữ (tồn lượng), phải coi chúng như một hệ thống lớn để phân tích và nghiên cứu đối sách chứ không phải cắt chúng ra thành nhiều mảnh, chỉ làm nổi bật phương diện nào đó nhưng lại coi thường phương diện khác.
- Ba là nhận thức khác nhau về phân tích nguyên nhân trọng điểm tạo nên vấn đề phân phối thu nhập. Có một số người cho rằng do chính phủ can thiệp quá nhiều vào hoạt động kinh tế vi mô đã tạo nên vấn đề phân phối, và chúng cũng được tạo nên do các hình thức lũng đoạn, bao gồm lũng đoạn trong các lĩnh vực hành chính, quyền lực, tài nguyên và thị trường. Một kiểu quan điểm khác cho rằng nguyên nhân liên quan đến nhiều phương diện, nhiều tầng nấc, nếu chỉ nhấn mạnh một phương diện nào đó là không toàn diện.
Quan điểm thứ nhất có lý ở mức độ nhất định, còn quan điểm thứ hai kỳ thực cũng không mâu thuẫn. Nguyên nhân mà quan điểm thứ hai nói đến về những tệ nạn trong thể chế kinh tế xã hội đã bao hàm cả nguyên nhân mà quan điểm thứ nhất đề cập tới, vì thế cả hai loại quan điểm có thr dung hợp lẫn nhau.
- Bốn là nhận thức khác nhau về con đường cơ bản để giải quyết vấn đề phân phối thu nhập. Một kiểu nhận thức cho rằng con đường cơ bản đế giải quyết vấn đề là đặt trọng tâm vào cải cách thể chế kinh tế xã hội, thậm chí là cả chế độ chính trị tương ứng, đặc biệt là loại bỏ sự can thiệp quá sâu của chính phủ vào nền kinh tế vi mô, dẫn đến tệ độc quyền trong các lĩnh vực hành chính, quyền lực, tài nguyên, thị trường…, chế độ phân phối thu nhập, đặc biệt là cải cách chế độ phân phối tiền công lao động trong đó có thể bỏ qua không tính, nhất là không thể coi đó là phương hướng chủ đạo; Một kiểu nhận thức khác cho rằng con đường cơ bản là phải chú trọng cả gốc lẫn ngọn, vừa cải cách chế độ phân phối thu nhập, vừa chú trọng cải cách hoặc điều chỉnh trong các phương diện liên quan đến tệ nạn trong thể chế kinh tế xã hội và kết cấu kinh tế ở tầng sâu. Cách nhận thức thứ nhất có lý ở mức độ nào đó nhưng lại quá nhấn mạnh đến khả năng thoát ra khỏi cải cách tự thân của chế độ phân phối thu nhập, hơn nữa có thể thu hút toàn bộ sự chú ý của mọi người vào các lĩnh vực ngoài xây dựng kinh tế như xây dựng xã hội, xây dựng chính trị, khó khăn vừa lớn lại vừa không thuận lợi để thao tác, có thể sẽ biến thành một thứ giả tưởng về cải cách vô thời hạn. Hơn nữa, kiểu nhận thức này cũng không mâu thuẫn với kiểu nhận thức sau về bản chất, mà chỉ là nhấn mạnh hơn đến việc trị tận gốc. Còn trong kiểu nhận thức thứ hai, về cải cách ở tầng sâu là đã bao hàm nội dung trị gốc trong kiểu nhận thức thứ nhất, vì thế hai kiểu nhận thức này cũng có thể kết hợp lại với nhau được.
2. Quan điểm khác nhau về vấn đề cụ thể có hy vọng đạt tiếng nói chung
Có rất nhiều nhận thức khác nhau liên quan đến vấn đề cụ thể, trong bài này chỉ lựa chọn phân tích sơ lược vấn đề chủ yếu.
Thứ nhất, liệu có phải tỉ trọng thu nhập của cư dân, tỉ trọng về trả công lao động đang có xu hướng giảm, và sẽ còn tiếp tục giảm? Một quan điểm cho rằng đó là phán đoán sai, một quan điểm khác lại cho rằng nếu xét trên tổng thể thì hai loại tỉ trọng đó ở Trung Quốc đang thể hiện xu hướng giảm. Sở dĩ có những kết quả tính toán khác nhau là do liên quan đến các số liệu hiện hành được hoàn thiện một cách không có hệ thống, chênh lệch độ tính toán không thống nhất. Để có những kết quả tính toán như nhau đòi hỏi phải thông qua những số liệu giống nhau được sử dụng thống nhất, đồng thời bổ sung sử dụng số liệu khác thông qua điều tra điểm, lựa chọn những con đường khác để tính toán, kiêm nghiệm lẫn nhau để xác nhận. Trên cơ sở mọi người đều nhận thức được về sự bất hợp lý trong quan hệ phân phối thu nhập và phân phối của cải, khoảng cách chênh lệch không ngừng lớn thêm, từ đó vấn đề đặt ra là: Cách tính toán mới bị nghi ngờ liệu hai tỉ trọng nói trên có phải đang có xu hướng thấp đi, cách tính này phải không ảnh hưởng đến cách nhận định về tính chất nghiêm trọng trong vấn đề phân phối ở Trung Quốc, không được vì thế mà làm chao đảo đối sách của trung ương về đẩy nhanh cải cách thu nhập.
Thứ hai là liệu có phải các khoản thuế trong tầm vĩ mô ở Trung Quốc đang có chiều hướng tăng lên? về điểm này có một quan điểm cho rằng xét theo chiều ngang thì đều không nặng so với chiều dọc, một quan điểm khác lại cho rằng đang có chiều hướng nặng thêm. Bất đồng ở đây cũng liên quan đến chênh lệch tính toán có phải đã bao gồm cả các khoản thu nhập tài chính ngoài dự toán hay không, có thể tiếp tục phải định lượng những số liệu này để phân tích, rút ra kết luận mới chuẩn xác hơn; nhưng hiện nay ít nhất cũng phải đạt nhận thức chung cơ bản về những nội dung như kết cấu giữa thuế thu và chịu thuế ở Trung Quốc không hợp lý, cần phải điều chỉnh, thuế thu phải thể hiện tốt hơn nữa vai trò chức năng trong việc điều tiết quan hệ phân phối bất hợp lý hiện hành, thu chi tài chính cần phải gia tăng tỉ trọng, về dân sinh, khống chế và giảm thiểu chi tài chính “tam công” (nhà nước chi trả ba khoản về chiêu đãi khách, phương tiện đi lại và đi nước ngoài đều bằng tiền công), thông qua phân phối lại để gia tăng tỉ trọng thu nhập của cư dân, tiếp tục rút ngắn khoảng cách giàu nghèo…. Ở đây cũng cần nhấn mạnh là không được vì tranh luận để ảnh hưởng đến quyết tâm cải cách phân phối.
Thứ ba, khoảng cách giàu nghèo ở Trung Quốc được tạo ra bởi khác biệt về thu nhập hay khác biệt về tài sản? Vấn đề này có thể tiếp tục tính toán, không nhất thiết phải phân định rõ cần chú trọng loại nào hơn, chỉ cần đưa ra được định nghĩa về phân phối lớn, sẽ không ảnh hưởng đến việc chúng ta quan tâm tìm kiếm toàn diện vấn đề phân phối và nguyên nhân thực sự của vấn đề phân phối.
Thứ tư, giải quyết khoảng cách chênh lệch trong phân phối chủ yếu phải đầu tư vào việc phân phối lần một hay phân phối lần hai (phân phối lần thứ nhất là tiền lương chính được trả do công sức bỏ ra theo quy luật thị trường; phân phối lần hai là nhà nước hỗ trợ theo diện chính sách bằng nguồn tiền thu thuế tăng lên). Một quan điểm cho rằng chủ yếu chỉ cần bỏ công sức vào phân phối lần hai, một quan điểm khác lại cho rằng cần đồng thời đầu tư vào cả hai lần. Chỉ cần xem những yếu tố sản xuất tham gia phân phối lần một hiện nay, trong đó bao gồm đất đai, vốn, nhân công lao động, quản lý, công nghệ… đã tồn tại rất nhiều bất công là sẽ có thể rút ra được kết luận cần thiết phải có biện pháp để giải quyết những vấn đề này như thế nào. Có thể nói những vấn đề thuộc lĩnh vực phân phối lần hai về cơ bản đều liên quan đến phân phối lần một. Vì thế, những tồn tại về phân phối lần một hay phân phối lần hai cũng đều cần thiết phải giải quyết bằng cách áp dụng biện pháp cải cách, cần nhấn mạnh trong phân phối lần một chính phủ không được vượt giới hạn, chủ yếu thông qua nguyên tắc kiện toàn các yếu tố sản xuất, loại bỏ ngăn cách thị trưòng, cải cách chế độ tài chính thuế vụ, giám sát xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong phân phối thị trường yếu tố sản xuất… để giải quyết vấn đề tồn tại, đồng thời nắm được một giới hạn: Tất cả những việc gì thuộc về người dân kiếm tiền theo đúng pháp luật sẽ không được can thiệp, không phân chia lời lãi, còn những gì thuộc về những việc gây nguy hại công bằng chính nghĩa trong xã hội sẽ phải quản lý. Đồng thời, trong phân phối lần hai phát huy tốt hơn nữa tác dụng của việc tái phân phối, điều tiết khoảng cách giàu nghèo, cùng thúc đẩy từng bước giải quyết vấn đề.
Thứ năm, nâng cao mức lương tối thiểu, thi hành chính sách cụ thể như cùng bàn bạc về vấn đề lương, về vấn đề này, một quan điểm cho rằng những chính sách như vậy không có tác dụng, mà tác dụng phụ có thể còn lớn hơn; Một quan điểm khác cho rằng việc thi hành những chính sách đó là rất cần thiết. Trong quan điểm thứ nhất, xuất phát từ lo lắng chính phủ thông qua những chính sách như vậy để can thiệp quá sâu vào thị trường sức lao động là có lý ở mức độ nào đó, quả có hiện tượng là địa phương cá biệt cưỡng chế quy định trong thời kỳ nhất định phải nâng mức lương tối thiểu lên đến bao nhiêu, hoặc mở rộng diện bàn bạc tập thể về lương đến đâu. Trên thực tế, việc nâng cao mức lương tối thiểu, theo “Quy định mức lương tối thiếu” là liên quan đến cách tính, đến căn cứ và trình tự để tính. Quy hoạch 5 năm lần thứ 12 cũng chỉ xác định chỉ tiêu mang tính dự kiến chứ không phải chỉ tiêu mang tính ràng buộc đối với việc nâng cao mức lương tối thiểu, Việc tiến hành bàn bạc tập thể, theo quy định của pháp luật hữu quan là có điều kiện mang tính tiền đề và là yêu cầu liên quan chứ không phải do chính phủ cưỡng chế thúc đẩy.
Nếu không tìm hiểu tình hình mà phủ nhận toàn bộ những chính sách đó thì hiển nhiên sẽ là phiến diện. Thông qua tranh luận về quan điểm, chúng ta có thể đi đến được nhận thức chung: Vừa không biến những chính sách trên thành thần dược linh đơn trong giải quyết phân phối thu nhập, cũng không được phủ nhận một cách đơn giản tính chất cần thiết và tính khả thi của những chính sách đó, phải coi đó là biện pháp cấu thành trong công trình cải cách phân phối của cả hệ thống, xác định đúng vị trí và vai trò của những chính sách này.
3. Quan điểm khác nhau khó đạt tiếng nói chung
Một số nhóm lợi ích đã phản đối việc điều chỉnh liên quan đến lợi ích của mình, hoặc các nhóm lợi ích do ở các vị trí khác nhau trong kết cục lợi ích hiện hành nên đã hình thành nhận thức đối lập nhau khi nhận định về một số quan hệ lợi ích và biện pháp điều chỉnh lợi ích. Ví dụ như không thừa nhận có ngành nghề độc quyền, hay như ví dụ khác cho rằng phân phối thu nhập có chênh lệch là rất bình thường, hơn nữa chênh lệch hiện không lớn, mà vẫn còn phải tiếp tục mở rộng V.V.. Với những nhận thức như vậy những người đương sự hoặc nhóm đương sự sẽ không thể hoặc rất khó đi đến được tiếng nói chung, hơn nữa lại thường gây khó khăn cho việc hình thành dòng nhận thức chủ lưu trong xã hội, đồng thời sẽ cản trở sự ra đời của những quyết sách lớn.
III. Thời gian không đợi – Đẩy nhanh cải cách phân phối thu nhập
Với loại quan điểm thứ nhất, cần tăng cường nhận thức về cải cách, cụ thể hóa cách phân tích định lượng, đem lại cơ sở nhận thức tư tưởng chắc chắn hơn cho việc điều chỉnh hợp lý quan hệ phân phối thu nhập và phân phối của cải.
Với loại quan điểm thứ hai, cần tăng cường trao đổi hiểu biết lẫn nhau, sớm hình thành nhận thức chung về cải cách; đối với một bộ phận trong đó mà trước mắt tranh luận chưa đi đến kết quả, hơn nữa không ảnh hưởng đến nhận định cơ bản, có thể tạm gác lại tranh luận, nhẩt là phải đề phòng không để những tranh luận như vậy ảnh hưởng đến nhận định cơ bản về vấn đề phân phối ở Trung Quốc hiện nay, làm chao đảo quyết tâm đi sâu cải cách phân phối.
Với loại quan điểm thứ ba, nếu công tác điều chỉnh quan hệ lợi ích được đông đảo quần chúng nhân dân chấp nhận hoặc bị phản đối thì cần thiết phải do cấp lãnh đạo trên cao hạ quyết tâm chính trị, cho ra đời quyết sách mang tính chất công bằng và quyền uy; Nếu các bên lợi ích liên quan không thỏa thuận được, hơn nữa nếu ý kiến của quần chúng nhân dân không mạnh lắm thì cũng có thể gác lại tranh luận để tránh gây cản trở cho việc xác định những quyết sách và chính sách lớn.
Trước mắt, không còn thòi gian chờ đợi đi sâu cải cách phân phối thu nhập, vì thế, chúng ta phải nhanh chóng quy tụ tiếng nói chung, tìm điểm đồng gác lại bất đồng, đặt nền tảng nhận thức tư tưởng đẩy nhanh cải cách phân phối thu nhập và phân phối của cải. Chúng ta đã muộn hơn 10 năm so với yêu cầu “dứt khoát phải được nêu ra như một vấn đề nổi cộm và giải quyết” vấn đề phân phối mà lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đã đề xuất. Bước tiến cải cách phân phối tuyệt đối không thể tiếp tục trì hoãn.
***
TTXVN (Hồng Công 12/11)
Theo tờ “Tín báo ” (Hồng Công) ngày 10/11, nhân dịp Đại hội 18 ĐCS Trung Quốc, dư luận quốc tế dồn dập đánh giá về thành tựu 30 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc, trong đó có 10 năm dưới sự lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo. Tất cả đều cho rằng từ năm 1981 đến nay, Trung Quốc đã giảm được hơn 600 triệu người nghèo, đây là điều chưa từng có trong lịch sử phát triển kinh tế – xã hội loài người; đồng thời, Trung Quốc cũng xóa nợ gần 30 tỷ nhân dân tệ (NDT) cho các nước nghèo hoặc các nước kém phát triển nhất, cam kết cho hưởng thuế suất bằng không đối với 97% sản phẩm chịu thuế của các nước kém phát triển nhất có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, đây cũng được đánh giá là cống hiến quan trọng của Trung Quốc đối với kinh tế thế giới.
Giới quan sát Bắc Kinh cho biết trong số hơn 600 triệu người thoát nghèo nói trên, hầu hết là nông dân, điều này rõ ràng là có liên quan tới các biện pháp xóa bỏ thuê nông nghiệp, gia tăng bù giá nông nghiệp, thúc đẩy sáng tạo khoa học kỹ thuật thực hiện sản xuất nông nghiệp… của Chính phủ Trung Quốc trong 10 năm qua. Mặc dù vậy, xét về tổng thể, nông dân vẫn là những người nghèo nhất ở Trung Quốc.
Định rõ quyền tài sản đất đai hỗ trợ nông dân làm giàu
Làm thế nào có thể giải quyết thực sự vấn đề “tam nông”, mở rộng con đường cho nông dân làm giàu, thay đổi triệt để diện mạo nông thôn?
Các chuyên gia “tam nông” của Trung Quốc (trong đó có Giáo sư Từ Dũng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nông thôn Trung Quốc) đều cho rằng Đại hội 18 cần có bố trí mới, cần bắt tay từ ba lĩnh vực, bao gồm định rõ quyền tài sản đất đai của người nông dân, thực hiện “thôn dân tự trị”, đẩy nhanh bước đô thị hóa nông thôn.
Giáo sư Từ Dũng là một ngưòi nổi tiếng, đã có thời gian dài nghiên cứu về vấn đề “tam nông” và được mệnh danh là “học giả Trường Giang”, hồi tháng 11/2006 từng được mời tới Trung Nam Hải để thuyết giảng về vấn đề nông thôn cho các lãnh đạo Trung Quốc. Theo Từ Dũng, mâu thuẫn lớn của nông thôn Trung Quốc hiện nay được tạo bởi sự hỗn loạn quản lý của “tam tư” (3 nguồn vốn gồm tài sản, quỹ và tiền vốn). Trong vấn đề quản lý “tam tư”, hạt nhân là vấn đề quyền tài sản đất đai, bởi việc đất đai bị bán làm bùng phát các sự kiện đông người, khiến toàn bộ xã hội như ngồi trên miệng núi lửa, khó có thể ổn định được. Nói cho cùng, các vấn đề xã hội nông thôn hiện nay ở Trung Quốc chính là do tính mơ hồ của quyền tài sản đất đai gây ra.
Quốc hữu hóa đất đai và tư hữu hóa đất đai là hai cách nghĩ khác nhau, Quốc hữu hóa đất đai, các cấp chính quyền nắm giữ đất đai thuận tiện thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế càng nhanh hơn. Nếu như quyền tài sản đất đai được xác định thực sự rõ ràng, giá thành đất đai sẽ cao, chính quyền địa phương sẽ không thể chào hàng “giá đất bằng không” để thu hút vốn đầu tư, chính quyền địa phương đương nhiên hy vọng ra sức làm cho quyền tài sản đất đai mơ hồ hóa. Chính vì quyền tài sản đất đai mơ hồ nên xuất hiện tình trạng bất họp lý là giá bồi thường cho mỗi mẫu đất trong dự án đường cao tốc Bắc-Nam là 2.000 NDT, song nông dân thực tế chỉ nhận được vài trăm NDT, như vậy làm sao không nổ ra các sự kiện mang tính quần chúng?
Từ Dũng cho biết, ở Trung Quốc, người nông dân lẽ ra là người giàu có nhất, bởi lẽ đất đai ở Trung Quốc rất khan hiếm; song nông dân Trung Quốc hiện nay đích thực là những người nghèo nhất. Nông dân Hàn Quốc và Đài Loan do được hưởng sự tăng giá của đất đai, lợi ích thu được từ đất đai trở thành tiền vốn tạo nghiệp ban đầu của nông dân, với tiền vốn này, họ đã trở thành chủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không chỉ tự làm giàu cho mình mà còn kéo theo sự phát triển của kinh tế – xã hội. Lẽ ra nông dân Trung Quốc cũng nên được đi theo con đường này, nay nhìn lại, con đường này ở Trung Quốc khá dài và gian nan. Theo phán đoán của Từ Dũng, khả năng nổ ra các sự kiện lớn đông người do vấn đề phân phối lợi ích đất đai Bất công gây ra tới đây tuy không nhiều, song các sự kiện nhỏ, lẻ tẻ sẽ không thể tránh khỏi.
Các chuyên gia “tam nông” chỉ ra rằng theo như Thủ tướng ôn Gia bảo từng nói “đất đai là sự đảm bảo của nông dân, không thể lấy đi”, Đại hội 18 này Trung Quốc rất có thể phải tiến hành cải cách quyền tài sản đất đai, định rõ quyền lực của nông dân đối với quyền tài sản đất đai, khi xảy ra mâu thuẫn về quyền tài sản đất đai giữa quan với dân, cần để cho nông dân có lực lượng “đấu tranh”, không thể để quan chức chuyên quyền độc đoán, từng bước tháo gỡ nút thắt, như thế mới tránh được nổ ra các sự kiện mang tính quần chúng; điều then chốt nằm ở chỗ cần ủng hộ sự trưởng thành của lực lượng “đấu tranh” nông dân, và “đấu tranh” có tổ chức không đi theo hướng cực đoan.
Qua nhiều năm nghiên cứu đối với nông thôn, Từ Dũng phát hiện ra sự quản lý cai quản nông thôn hiện nay ở Trung Quốc đa phần theo kiểu duy trì ổn định. Sự kiện Ô Khảm ở Quảng Đông (bùng phát do lượng lớn đất đai của nông dân bị bán mất) đã khiến những người lãnh đạo ý thức được rằng phương thức quản lý cai quản nông thôn theo kiểu duy trì ổn định đã không giải quyết được vấn đề, cần phải tiến hành cải cách mang tính thể chế, thực hiện quản lý dân chủ thôn dân mang tính tổng hợp.
Thôn dân tự trị, quản lý dân chủ
Từ Dũng nhận thấy biện pháp cai quản cơ sở của Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Uông Dương là “đòn tổng hợp”, là cách cai quản hệ thống hóa, bắt đầu giải quyết từ “gốc” của vấn đề, cái gốc này chính là quản lý “tam tư”. Cách giải quyết là chế độ hóa việc công khai thôn vụ (eông việc của thôn), để cho càng nhiều nông dân tham gia quản lý. Một trong ba điểm tìm kiếm của Quảng Đông là phân tách kinh tế – chính trị, bí thư thôn không kiêm nhiệm lãnh đạo hợp tác xã kinh tế; hai là lượng hóa quyền cổ đông, thay đổi tình trạng hợp tác xã cổ phần chỉ nằm trong tay cán bộ, tài sản tập thể đến với nông dân rõ ràng hơn, lượng hóa quyền lợi cổ phần tới cá nhân; ba là thành lập ủy ban giám sát thôn vụ, bắt đầu giám sát ngay từ khi ra quvết sách, ủy ban giám sát thôn vụ đã được thành lập trước tiên ở thôn Quầng Dục, tới đây sẽ được mở rộng ra toàn tỉnh.
Một mô hình quản lý dân chủ, tự trị của thôn dân khác là ở thị trấn Bạch Sa huyện Trung Mâu tỉnh Hà Nam, nơi có khoảng 40.000 nhân khẩu. Từ năm 2009, tổ thôn dân số 7 của thôn Xã Kiều thuộc thị trấn này đã có hình thức đặc biệt và mộc mạc, thông qua chế độ đại biểu liên hộ và “5 miếng dấu” để thực hiện tự trị tổ thôn dân. Trước tiên, vì là người “ăn nói chắc chắn” trong nhà, anh Phan được đại gia đình gồm 10 người của mình cử làm “đại diện gia đình”, sau đó anh cạnh tranh với đại diện của 10 gia đình khác, căn cứ vào uy danh tích lũy trong thời gian dài, anh Phan đã trổ rõ tài năng và trở thành “đại diện liên hộ”, tức là anh có thể đại diện cho l1 hộ mưu cầu lợi ích. 8 vị đại diện liên hộ được bầu ra từ cách làm trên cùng tổ trưởng tổ thôn dân tạo thành “ủy ban tổ thôn dân”, các công việc trong thôn đều do tập thể cơ quan này nghiên cứu, ý kiến chung sau khi hình thành còn cần phải đóng dấu của “ủy ban tổ thôn dân” mới có hiệu Lực. Ủy ban tổ thôn dân khắc một con dấu, chia thành 5 phần, tổ trưởng tổ thôn dân giữ một phần, 4 phần khác do 4 đại diện liên hộ mỗi người giữ một phần. 8 đại diện liên hộ chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm luân phiên giữ 4 phần của con dấu chung.
Nhận xét về mô hình này, nhà nghiên cứu Đảng Quốc Anh thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nông thôn Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng, điểm sáng tạo mới của chế độ đại diện liên hộ nằm ở chỗ nó cho người nông dân quyền lợi dân chủ nhiều hơn, trong một phạm vi nhất định có thể phòng ngừa chuyên quyền độc đoán, có tác dụng quan trọng đối với cân bằng quyền lực. Trên thực tế, dân chủ thôn dân kiểu giống như “5 miếng dấu” trong 10 năm qua ngày càng nhiều. Hiện nay, trên 98% ủy ban thôn trên toàn Trung Quốc thực hiện bầu chọn trực tiếp, 85% thôn thành lập chế độ Hội nghị thôn dân hoặc Hội nghị đại biểu thôn dân… có thể nói mỗi nơi có những đặc sắc riêng.
Con đường đô thị hóa cải thiện nông thôn
Theo giới quan sát, một chỉ tiêu quan trọng của tiến trình phát triển của Trung Quốc là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, và điều này sẽ được thực hiện thông qua không ngừng phát triển đô thị hóa nông thôn. Ngày 31/10/2012, Tổ Nghiên cứu Chiến lược Phát triển bền vững Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc công bố “Báo cáo Đô thị hóa kiểu mới của Trung Quốc năm 2012”, trong đó nói rằng đến năm 2017 tỉ lệ đô thị hóa của Trung Quốc sẽ đạt 51,3%, dân số thành thị lần đầu tiên vượt qua dân số nông thôn. Các số liệu cho thấy trong 10 năm qua, Trung Quốc bình quân mỗi năm có gần 21 triệu nông dân chuyển ra thành thị, trong đó bao gồm rất nhiều công nhân-nông dân. Dự kiến trong vòng 20 năm tới sẽ có gần 500 triệu nông dân muốn thực hiện “đô thị hóa”, và 5-10 năm tới sẽ là thời kỳ then chốt của tiến trình đô thị hóa ở Trung Quốc. Quá trình này đang quyết định liệu Trung Quốc có nắm được cơ hội để tiếp tục viết nên kỳ tích hay không.
Đa số học giả cho rằng đô thị hóa của Trung Quốc là động lực chủ yếu nâng đỡ sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc. Lượng lớn dân số thường trú tại thành thị sẽ tạo ra tiềm năng chi tiêu khổng lồ cho sự phát triển của thành thị, giúp cho sự phát triển kinh tế hiện nay của Trung Quốc vượt qua trạng thái dựa nhiều vào đầu tư.
Nhà khoa học Giáo sư Ngưu Văn Nguyên, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng tỉ lệ đô thị hóa của Trung Quốc phá vỡ mức 50% tất sẽ gây ra sự biến đổi xã hội sâu sắc, kết cấu xã hội cũng sẽ xuất hiện thay đổi to lớn, tầng lớp trung lưu sẽ bước lên vị trí hàng đầu trong xã hội. Dự kiến đến khoảng năm 2030, Trung Quốc sẽ hình thành một tầng lớp trung lưu với quy mô nhất định và khá ổn định, điều này sẽ tạo cơ sở vững chắc cho Trung Quốc cơ bản thực hiện hiện đại hóa và đạt được trình độ nước phát triển hạng trung trên thế giới vào giữa thế kỷ này.
Theo báo mạng Asia Times Online, trong bối cảnh tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh tiếp tục mở rộng, các nhà phân tích Trung Quốc đang ngày càng lo lắng về khả năng yếu kém của nước này trong việc gây ảnh hưởng đến các vấn đề quốc tế, đặc biệt là sự trỗi dậy của Trung Quốc, đã bị đánh giá – gọi đó là “quyền có tiếng nói” hay “quyền thuyết trình.” Ví dụ, việc phương Tây lo lắng về việc Trung Quốc sử dụng chất kích thích trong các kỳ Olympic thể hiện sự yếu kém của Trung Quốc và sức mạnh của truyền thông Đông phương học tại phương Tây làm giảm bớt thành tựu và năng lực của Trung Quốc.
Mặc dù quan điểm này không mới, tuy nhiên một cuộc thảo luận chính thức đã được yêu cầu phải tiến hành khẩn cấp kể từ sau mùa Hè, với nội dung đề cập đến khoảng cách giữa sức mạnh của Trung Quốc với tư cách là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới và khả năng của Bắc Kinh trong việc định hình các giá trị và những thảo luận quốc tế.
Câu hỏi mà các nhà phân tích Trung Quốc phải đối mặt là làm thế nào để Bắc Kinh có thể giải quyết được sự mất cân bằng này, bởi việc khắc phục điểm yếu của Trung Quốc là mộí “chiến lược khẩn cấp cần thiết giống như sự cạnh tranh giữa các nước đang nổi lên”.
Ý tưởng về “quyền có tiếng nói” hay “quyền thuyết trình” là một sự mở rộng của quyền lực mềm, liên quan đến sự ảnh hưởng và hấp dẫn của hệ tư tưởng và hệ thống giá trị của một quốc gia. Giống như một phân tích quan trọng mùa Hè này đã mô tả nó, “quyền thuyết trình” phụ thuộc vào hệ tư tưởng của ai, đặc biệt là hệ thống giá trị của ai, những câu trả lời tốt nhất phù hợp với các vấn đề toàn cầu và tạo động lực thúc đẩy cho sự phát triển và tiến bộ nhân loại”. Xét trên góc độ này, Bắc Kinh cần “đối mặt với sự thật tàn nhẫn rằng phương Tây rất mạnh trong khi Trung Quốc lại yếu thế” và bắt đầu học cách làm thế nào để giao tiếp hiệu quả hơn với các “khán giả” nước ngoài.
Minh chứng về sự yếu kém của Bắc Kinh được thể hiện trong việc các chính sách và thành quả của Trung Quốc trên trường quốc tế cũng như nội bộ trong nước. Ở trong nước, người dân Trung Quốc phàn nàn rằng chính sách đối ngoại của Bắc Kinh quá mềm yếu. Trên trường quốc tế, chính phủ các nước phàn nàn rằng chính sách đối ngoại của Trung Quốc quá cứng rắn. Điều này cho thấy Bắc Kinh phải làm rõ với cả trong nước và quốc tế về việc Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh đang gia tăng của mình ra sao và loại hình thế giới nào mà Trung Quốc mong muốn.
Chìa khóa để làm điều này là củng cố quyền được có tiếng nói của Trung Quốc. Hơn thế nữa, bất chấp những thành tích của Trung quốc kể từ khi bắt đầu Cải cách và Mở cửa, một số nhân tố phương Tây đã sử dụng “quyền thuyết trình” của họ để truyền bá về “Thuyết về mối đe dọa Trung Quốc,” biến Trung Quốc thành “con quỷ”, tăng cường chủ nghĩa bảo hộ thương mại và ngăn cản sự phát triển hòa bình của Trung Quốc.
Sự yếu kém của Trung Quốc bắt nguồn từ một số nguyên nhân. Đầu tiên là có sự mâu thuẫn trong việc thúc đẩy một bộ giá trị tổng thể và tôn trọng việc không can thiệp vào vấn đề chính trị của một quốc gia. Cho đến khi chính sách ngoại giao của Trung Quốc còn bị chi phối bởi nguyên tắc không can thiệp vào vấn đề chính trị của một quốc gia, Bắc Kinh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc phá vỡ ưu thế của phương Tây về quyền thuyết trình.
Điều thứ hai là Trung Quốc không cần thiết xây dựng những quan điểm mới về việc các nước làm thế nào để tự vận hành hoặc tìm được vị thế của mình trong một thế giới đang ngày càng hòa nhập. Như một nhà phân tích quân sự tại Học viện Chỉ huy Nam Kinh đã viết, nếu Trung Quốc chỉ chuyển đổi hoặc áp dụng các quan điểm của phương Tây, thì sự lan tỏa “các quan điểm Trung Quốc” sẽ bất lợi so với các giá trị của phương Tây và đẩy Trung Quốc vào thế bị động.
Vấn đề thứ ba là việc thúc đẩy giá trị của sự lựa chọn phát triển riêng của mỗi quốc gia theo như hoàn cảnh của quốc gia đó không đưa ra định hướng rằng các tư tưởng của phương Tây tạo ra những sự lựa chọn kinh tế và chính trị dựa trên lý trí và lý tưởng. Điều này làm suy giảm đặc trưng trong mô hình phát triển của Trung Quốc như quyền của một quốc gia lựa chọn mô hình chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc cần làm tốt hơn việc công khai và giải thích kinh nghiệm của Trung Quốc về “tìm kiếm sự thật từ thực tế”, các chính sách cải cách và mở cửa, “lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn của sự thực” và xã hội hài hòa.
Bước đầu tiên trong việc tăng cường “quyền thuyết trình” của Trung Quốc là nâng cao sự hiểu biết tinh tế hơn về các đối tác nước ngoài. Vì thiếu sự nghiên cứu chuyên sâu về thái độ từ bên ngoài, những người truyền giáo Trung Quốc đôi lúc đưa ra thông điệp rằng có thể có một sự tự thể hiện tích cực của văn minh Trung Quốc, nhưng lại không được tiếp nhận tích cực từ phía nước ngoài. Thách thức đối với Bắc Kinh là làm thế nào bảo đảm tiếng nói của Trung Quốc đến tai những người khác – điều không xảy ra trong hiện tại và cần được nghiên cứu thêm, đặc biệt là làm thế nào thúc đẩy sự thâm nhập quốc tế của chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.
Theo Ngô Anh – Phó Giám đốc Trung tâm quan điểm quốc tế thuộc Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải, Trung Quốc có thể nâng cao quyền có tiếng nói với ba bước. Đầu tiên, Bắc Kinh cần mạnh mẽ hơn trong việc đề ra các thảo luận quốc tế. Thứ hai, Trung Quốc cần phá vỡ được định hướng của truyền thông phương Tây và truyền thông một cách mạnh mẽ, trách nhiệm để nới rộng không gian thuyết trình quốc tế của Trung Quốc. Cuối cùng, Trung Quốc nên tập trung nghiên cứu về truyền thông phương Tây, xem những phản hồi về những nỗ lực của Trung Quốc để định hình quan điểm công chúng.
Một trong những cách mà Trung Quốc có thể cải thiện ảnh hưởng của mình là tiếp tục thúc đẩy chính sách “Hướng ra bên ngoài” cho các cơ quan truyền thông Trung Quốc, chẳng hạn như hỗ trợ cho Tập đoàn Truyền thông Phương Nam trong các vấn đề ngoài Quảng Đông. Từ kinh nghiệm này, các nhà báo Trung Quốc có thể học các luật về truyền bá văn hóa.
Trung Quốc cũng cần phải cẩn trọng trong việc nâng cao quyền truyền thông, bởi việc có một ảnh hưởng lớn hơn đối với các vấn đề quốc tế không phải hoàn toàn tốt. Chính sách Cải cách và Mở cửa của Trung Quốc khiến phương Tây tin rằng Trung Quốc đang trên con đường hội nhập với mô hình phát triển của phương Tây.
Theo đuổi “quyền có tiếng nói” của Trung Quốc là điểm bắt đầu cho sự kết thúc niềm tin đó và đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng tiến trình của Trung Quốc là khác biệt. Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích truyền thông Trương Chí Châu của Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc không thể tiến lên mà không thách thức các quan điểm của phương Tây bôi xấu những thành tựu của Trung Quốc – chẳng hạn như lý thuyết về hòa bình dân chủ, chính sách quyền lực lớn hơn, kết thúc lịch sử… và do đó chỉ ra những chặng đường phát triển khác nhau của Trung Quốc./.
-- Tập Cận Bình và trật tự thế giới (Khampha).
--China’s Credit Dilemma theDiplomat.com
The October monetary statistics for China, released last Friday by the People’s Bank of China, show the second consecutive month of an interesting phenomenon; normal bank loans, which in October amounted to RMB 505.2billion (U.S. $81.5 billion), made up less than half the total RMB 1.29 trillion of aggregate credit issued in China. In September, bank loans totaled RMB 623.2billion, out of RMB 1.65 trillion of total credit. Two months do not constitute a trend, but there is mounting evidence, and solid theoretical reasoning, to support the idea that there are some shifts underway in China’s monetary environment.
The official banking sector is under a lot of strain after it proved unable or unwillingness to properly assess borrowers’ credit worthiness during the government mandated 2009-2010 credit backed stimulus period. This investment heavy, bank backed reaction to the 2008/2009 global slowdown has undoubtedly created another non-performance loan (NPL) headache. Astute readers will point out that NPL ratios remain low, but increasing amounts of overdue loans, and loans classified as “performing” but in the “special mention” category, suggest thatthere are indeed repayment problems simmering beneath the surface.
Whether or not a bank acknowledges a non-performing loan on its books openly, the problem loan will drag on the bank’s normal business. A borrower’s failure to repay the debt, or a bank restructuring the loan to provide the borrower with easier repayment terms, both constrain a bank’s ability to lend to new customers. Absent another recapitalization of the banks, the overall choice for the economy is either to accept lower levels of credit creation (and thus slower growth), or find alternate, non-bank sources of financing.
There is therefore strong theoretical support for the argument that China’s economy would increasingly turn to “non-bank lending” rather than the traditional model. There is also a chicken-and-egg issue here – is the migration of funds from bank deposits to higher yielding wealth management products (WMPs) also pressuring the banking system’s ability to lend? Are banks unable to lend (as theorized here) or unwilling to lend due to the credit risk – in other words, are they finally applying good lending practices and resisting pressure to support the economy? Either way the impact on new loans would be the same.
Corporate bonds make up another piece of this confusing pie. Traditionally the corporate bond markets in China have been “non-functioning;” with absurdly low trading volumes, no shape to yield curves, and banks directly making up the majority of bond investors. Furthermore, to date there has still not been a single default in the bond market, and until a predictable and reliable procedure for such an eventuality can be drafted and proven in practice, many investors will stay away.
In September and October, corporate bond issuance came in at RMB 227.8billion and RMB 299.2 billion respectively. There is some speculation that banks are now using funds raised through Wealth Management Products (WMPs), a low-risk high-return alternative to simply depositing one’s money, to fund their bond purchases, as mentioned in an excellent post from China Real Time explains.
China may be trying to attract more foreign capital into its sluggish equity and still-small bond markets, but the lack of any proven procedure for default will help dissuade foreign capital from entering the bond markets, while falling corporate profits growth will weigh down equity markets.
The data in the coming months will demonstrate whether China’s financing model has indeed shifted away from normal bank lending. If this is the case, analysts need to consider the consequences of the shift. Responsibility for supporting the investment heavy growth model would have then shifted to private and retail investors. With it would come the risks associated with continued lending after overinvestment has already become problematic. While government news agencies may try to spin the change as a positive, many new questions arise: What happens when some WMP borrowers are unable to repay their investors? If the borrowers are state owned entities(SOEs), will the courts allow investors to pursue their debtors effectively? Are banks liable for any of the losses?