Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Kỳ lạ dự án trăm tỷ xây nhà cho các thứ trưởng

-Kỳ lạ dự án trăm tỷ xây nhà cho các thứ trưởng

(PetroTimes) - Khu nhà ở cho cán bộ Quốc hội tại Khu đô thị Xuân Phương (phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) được xây dựng với phong cách hiện đại, đẳng cấp, dự án có nhiều khoảng đất lưu không dành cho sân vườn thiên nhiên, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ... nhưng sau bao năm những căn nhà ở đây đang trở thành khu nhà hoang. 

Khu đô thị Xuân Phương được UBND thành phố Hà Nội và Văn phòng Quốc hội chấp thuận xây dựng 227 căn nhà phục vụ cán bộ cấp Thứ trưởng và tương đương hiện công tác trong các cơ quan của Quốc hội.
Những căn nhà được xây cao 4 tầng, trên diện tích tổng cộng 45.748m2 tại ô TT9, TT10 Khu đô thị mới Xuân Phương. Đây là dự án do Công ty CP Đầu tư đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7 làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư gần 500 tỉ đồng.
Tuy nhiên, nhiều năm nay, cả khu đô thị vẫn cứ chỉ là khu nhà hoang không người ở. Không khí vắng lặng, lạnh lẽo và cỏ hoang mọc đầy trong các ngôi nhà đã khiến ai từng một lần đến đây đều cảm giác lạnh người. Càng vào sâu, cảm giác hut hút, hoang lạnh tỏa ra từ những căn nhà xây thô không có người ở. Những căn được hoàn thiện ít ỏi lọt thỏm giữa những căn hộ xây thô cỏ mọc um tùm.
Dù có gác bảo vệ, nhưng ai cũng có thể vô tư đi vào. Con đường chính dẫn vào khu nhà ở vẫn chưa được xây dựng nên người dân xung quanh tận dụng trồng rau. Tường nhà biệt thự đã mốc xanh, ẩm thấp cùng không gian tĩnh lặng.
Theo một người dân đã dọn về đây sinh sống, khu này tách biệt với cư dân bên ngoài nên phải chạy xe 15 phút mới có chợ. Cả khu đô thị mới có 2-3 hộ sinh sống. Cư dân nơi đây chỉ dám đi dạo vào ban ngày chứ buổi tối không dám ra khỏi nhà.
Liên quan đến vấn đề này, ông Hoàng Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND phường Xuân Phương cho biết, dự án do quận Nam Từ Liêm quản lý. Phường không nắm được thông tin về dự án.
Về việc này, ông Nguyễn Mạnh Thắng - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7 cho hay, hiện đã bàn giao 188 căn hộ cho khách hàng.
Nói về khách hàng mua nhà, ông Nguyễn Mạnh Thắng cho rằng, dự án dành cho Thứ trưởng hoặc tương đương đang công tác trong các cơ quan của Quốc hội. Danh sách do Văn phòng Quốc hội cung cấp nên chỉ chịu trách nhiệm việc ký hợp đồng theo danh sách đó.
Khẳng định người mua nhà là cán bộ cấp Thứ trưởng, nhưng ông Nguyễn Mạnh Thắng lại cho rằng, đến nay vẫn còn 39 căn hộ chưa có người đến nhận nhà. Mặc dù công ty đã nhiều lần gửi giấy thông báo yêu cầu khách hàng đến làm thủ tục bàn giao nhưng khách vẫn không chịu thanh toán nốt hợp đồng.
"Tính đến nay, hai căn hộ có ký hiệu A2TT9 và H6TT10 không có chủ sở hữu nên công ty vẫn phải gánh lãi suất ngân hàng gần 5 tỉ đồng. Nguyên nhân là do Cục Quản trị Văn phòng Quốc hội chưa xử lý được một số khúc mắc" - ông Nguyễn Mạnh Thắng nói.
Một số hình ảnh về Khu đô thị Xuân Phương:
ky la du an tram ty xay nha cho cac thu truong
Cổng vào khu nhà dành cho Thứ trưởng.
ky la du an tram ty xay nha cho cac thu truong
Bốt bảo vệ vắng người...
ky la du an tram ty xay nha cho cac thu truong
Con đường dẫn vào khu đô thị bị cỏ dại xâm lấn.
ky la du an tram ty xay nha cho cac thu truong
Hàng trăm căn nhà... bỏ hoang.
ky la du an tram ty xay nha cho cac thu truong
ky la du an tram ty xay nha cho cac thu truong
Đa số nhà ở đây bị bỏ hoang.
ky la du an tram ty xay nha cho cac thu truong
Ống thuốc, kim tiêm... xuất hiện khắp các căn nhà bỏ hoang.
ky la du an tram ty xay nha cho cac thu truong
Cả khu có 227 căn hộ nhưng chỉ vài nhà ở.
ky la du an tram ty xay nha cho cac thu truong
Một số hộ dân đến sinh sống tận dụng nhà bỏ hoang để trồng rau.
ky la du an tram ty xay nha cho cac thu truong
Và người dân quanh khu vực đến cắt cỏ chăn gia súc.

-"Công viên tuổi thơ" bỏ hoang giữa Thủ đô

(PetroTimes) - Trong khi Hà Nội đang khan hiếm nơi vui chơi cho trẻ em thì có hẳn một công viên dành cho trẻ em bị bỏ hoang. Câu chuyện tưởng như đùa ấy đang diễn ra trong khu đô thị Pháp Vân –Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Hà Nội: Trẻ thiếu chỗ chơi, công viên vẫn bỏ hoang
Công viên tuổi thơ nằm trong khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp.
Tọa lạc tại vị trí trung tâm của khu đô thị thế nhưng nhiều năm nay khu vui chơi công cộng với cái tên "Công viên tuổi thơ" lại không có trẻ đến chơi. Công viên bỏ hoang lâu ngày khiến các vật dụng vui chơi cho các cháu bị hoen rỉ, mục nát.
Theo người dân sống trong khu vực, công viên này đã bỏ hoang khoảng 4 – 5 năm nay, hiện các đồ chơi trong công viên như: Tàu điện, nhà bóng, xích đu, bể câu cá… hầu hết đã hư hỏng.
Hà Nội: Trẻ thiếu chỗ chơi, công viên vẫn bỏ hoang
Các vật dụng vui chơi hư hỏng theo theo thời gian.
Mặc dù gọi là công viên tuổi thơ thế nhưng không hề có một gia đình nào dám mang con vào đây vui chơi vì tình trạng mất vệ sinh có thể làm ảnh hưởng đến các cháu. Toàn bộ công viên biến thành một bãi rác khổng lồ với dày đặc lá cây lâu ngày không được quét dọn.
Đã có thời gian, công viên tuổi thơ trở thành một nơi sinh hoạt vui chơi của các cháu thiếu nhi và mọi người kể cả ban đêm lẫn ban ngày. Đến nay thì công viên này lại trở thành nơi đậu xe và là chỗ để phóng uế của các cánh tài xế.
Trong khi ở một công viên khác, trẻ con phải xếp hàng chỉ để được chơi thì công viên tuổi thơ được đầu tư xây dựng lại bỏ hoang, không ai chăm chút dẫn đến tình trạng lãng phí.-

-Đầu tư hàng tỉ đồng xây trường mầm non rồi bỏ hoang
Trong khi các cháu thiếu nhi đang trong độ tuổi mầm non trên địa bàn xã Song Phương, huyện Hoài Đức (Hà Nội) phải học tại nhiều điểm trường khác nhau trong thôn thì công trình xây dựng trường mầm non cấp xã được đầu tư hàng tỷ đồng bị bỏ hoang từ nhiều năm nay và trở thành nơi nuôi vịt, thả gà… của người dân.
Trường mầm non cấp xã thuộc xã Song Phương (Hoài Đức, Hà Nội) bắt đầu được khởi công từ 4 năm trước với mong ước sẽ là môi trường học tập tốt nhất cho toàn bộ các cháu trong độ tuổi mẫu giáo trong địa bàn xã. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, công trình mới hoàn thành được một dãy nhà hiệu bộ còn lại tất cả các hạng mục khác đều chưa được xây dựng.
Địa điểm được chọn xây dựng công trình là khu đất nằm ngay đằng sau trụ sở UBND xã, đối diện với trạm y tế xã.
Theo khảo sát của phóng viên Báo điện tử Một Thế Giới, khu trường có 4 mặt thì 2 mặt được bao bọc bởi tường rào, một mặt là công ty TNHH Thành Phát án ngữ, còn một mặt là một xưởng gỗ. Để vào được bên trong ngôi trường, phóng viên phải xin đi nhờ qua xưởng gỗ.
Một khung cảnh hoang hóa hiện lên. Dãy nhà tầng kiên cố 2 tầng sơn màu vàng mọc lên giữa những bụi cỏ um tùm. Bên ngoài ngôi nhà, nhiều chỗ sơn đã bị bong tróc. Cửa các phòng đều được khóa trái. Bên trong các phòng đều chưa có thiết bị học tập nào.
truong-mam-non-xa-Song-Phuong-hinh-anh-1
 Các phòng của dãy nhà hiệu bộ trường mầm non xã Song Phương đều khóa trái cửa.
Dưới hành lang ngôi nhà, nhiều viên gạch đã bị bong bóc, cong vênh hẳn lên và bụi phủ bám một lớp khá dày. Nhiều chỗ phân thỏ vương vãi, bốc mùi xú uế hôi thôi do trước đó người dân có nuôi nhốt thỏ ở đây nhưng sau khi di chuyển không quét dọn cẩn thận. Phòng vệ sinh tầng một đã được lát gạch men trắng nhưng biến thành nơi chứa các thứ linh tinh như chai lọ, bao tải, thang, xe cải tiến...

truong-mam-non-xa-Song-Phuong-hinh-anh-2
 Nhà vệ sinh tầng 1 trở thành kho chứa đồ của người dân.

Bác Nguyễn Văn Cúc, chủ xưởng sản xuất gỗ nằm trong khu đất của trường mầm non cho biết, năm 2013, bác thuê đất của xã ở gần đình chùa để sản xuất nhưng do người dân tiến hành tu sửa đình chùa nên bác được xã phân về mở xưởng tạm ở đây. Khi mới về mở xưởng, ngôi nhà hiệu bộ 2 tầng đã xây xong.
“Lúc mới về, cỏ cao ngập đầu người. Tôi phải vất vả dọn dẹp nhiều ngày để làm xưởng. Xã phân về thì tôi về thôi. Khi nào, công trình tiếp tục được xây dựng thì tôi lại chuyển xưởng đi chỗ khác”, bác Cúc cho biết.
truong-mam-non-xa-Song-Phuong-hinh-anh-3
 Cỏ dại mọc um tùm bên ngoài dãy nhà.
Hiện tại, ngoài diện tích nhà xưởng, bác Cúc vẫn sử dụng những diện tích đất còn lại để nuôi thỏ, thả gà, vịt, trồng cây ăn quả… “Đất để không chưa xây dựng thì phí nên tôi tận dụng để trồng cây, thả gà, vịt… cải thiện thêm cuộc sống”, bác Cúc nói.

truong-mam-non-xa-Song-Phuong-hinh-anh-4
 Đàn vịt bơi tung tăng trong khuôn viên đất của trường mầm non xã Song Phương.

Án ngữ trước mặt ngôi nhà hiệu bộ 2 tầng là xưởng sản xuất của Công ty TNHH Thành Phát. Theo quan sát của phóng viên, xưởng sản xuất được quây bằng tôn bên ngoài. Bên trong, tiếng máy hoạt động chạy rầm rầm. Các cửa quạt thông gió, cống xả thải của xưởng sản xuất được mở chảy thẳng ra khu đất phía sau trường học. Chất thải từ xưởng sản xuất này chảy lênh láng, nhớp nhúa, bốc mùi rất hôi thối.
Theo như bác Cúc chia sẻ với phóng viên, xưởng sản xuất của Công ty TNHH Thành Phát chuyên sản xuất các loài thùng các tông. Nước thải chảy ra khu đất là nước hòa bột sắn làm hồ của công ty để dán các lớp của thùng lại với nhau.
truong-mam-non-xa-Song-Phuong-hinh-anh-5
 Nước thải cảu công ty TNHH Thành Phát xả ra khu đất trường bốc mùi hôi thối.
Để làm rõ vấn đề này, PV đã tìm gặp lãnh đạo xã Song Phương 2 lần nhưng vẫn không nhận được câu trả lời. Lần thứ nhất, với lý do bận họp nên các lãnh đạo xã từ chối tiếp. Lần thứ 2, phóng viên tìm gặp được chủ tịch UBND xã Song Phương – ông Long Thanh Bé thì ông này cũng lấy lý do là bận làm việc nên ủy quyền cho vị Phó Chủ tịch UBND xã. Tuy nhiên, khi phóng viên đợi gặp thì vị Phó Chủ tịch này lại cho người lên báo là bận họp. 
Phóng viên đã tìm gặp đại diện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức. Vị đại diện này cho biết, việc giải phóng mặt bằng thực hiện dự án, UBND huyện đã giao cho UBND xã Song Phương thực hiện. Vì có một phần mặt bằng đã được giải phóng, trong khi UBND xã Song Phương cam kết là sẽ sớm bàn giao nốt diện tích mặt bằng còn lại để triển khai xây dựng dự án công trình trường mầm non Song Phương tập trung, UBND huyện Hoài Đức mới cho khởi công xây dựng công trình nhà hiệu bộ trước. 
Tuy nhiên, đến khi công trình nhà hiệu bộ hoàn thành (cuối năm 2010 với kinh phí đầu tư xây dựng khoảng 5 tỉ đồng) nhưng vẫn chưa có mặt bằng để tiếp tục triển khai xây dựng các công trình khác của dự án nên đành dừng lại.
Mặc dù công trình nhà hiệu bộ nằm trong dự án đã được nghiệm thu và thanh quyết toán, nhưng đã hơn 4 năm trôi qua mà UBND xã Song Phương vẫn chưa giải phóng xong mặt bằng để thực hiện xây dựng nốt các công trình còn lại của dự án.
Vị đại diện này cũng thừa nhận rằng, việc công trình xây dựng dang dở và chưa đi vào hoạt động gây nên sự lãng phí không đáng có.
Được biết, khu đất chưa giải phóng được mặt bằng là đất công, trước đây do HTX Nông nghiệp Phương Viên ký hợp đồng cho Công ty TNHH Thành Phát thuê làm xưởng sản xuất với thời hạn 4 năm (từ 1.9.2006 đến 1.9.2010); diện tích thuê hơn 1.540m2. Tuy nhiên, thời hạn hợp đồng đã hết từ lâu, nhưng không hiểu lý do gì mà UBND xã Song Phương chưa giải phóng xong mặt bằng?
Người dân xã Song Phương đang rất mong nhận được câu trả lời từ phía chính quyền. Đồng thời, người dân cũng mong dự án sớm được xây dựng và đi vào hoạt động để con em họ có thể có được một môi trường học tập tốt hơn.
Triệu Quang




Đất đai Hà Nội, “miếng da lừa” theo các dự án treo
Các dự án "treo" để hoang trong nhiều năm qua, chính là nguyên nhân gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây khiếu kiện kéo dài, tiếp tay cho tham nhũng, giảm lòng tin của nhân dân với chính quyền.
Các dự án đất bỏ hoang ở Hà Nội.
Từ năm 2008 đến nay, TP Hà Nội đã ra quyết định thu hồi 45 dự án và đang tiếp tục rà soát trên 100 dự án để thu hồi những dự án bỏ đất hoang, sử dụng trái mục đích, bàn giao cho Trung tâm phát triển Quỹ Ðất thành phố, sử dụng vào mục đích công cộng, xây dựng trường học, nhà trẻ, bãi đỗ xe ô-tô, bệnh viện...Từ 5,2 triệu / m2 đến 45 dự án với hàng nghìn ha đất bỏ hoang, sử dụng trái mục đích bị thu hồi
Dẫu biết, cứ mất đi 1ha đất nông nghiệp sẽ kéo theo hơn 10 nông dân thất nghiệp và đất đai Hà Nội có giá trị cao gấp nhiều lần các địa phương khác, nhưng vì sự phát triển Thủ đô, người dân đã giao đất cho các dự án. Thật đau lòng, hơn 10 năm qua có cả trăm dự án, hàng nghìn ha đất bị bỏ hoang, trong đó có hàng chục dự án đã được thu hồi, tuy nhiên vẫn còn hàng chục dự án, với nghìn ha đất chưa bị phát giác, chưa bị thu hồi vì rất nhiều lí do. Việc sử dụng đất công sai mục đích, lãng phí là một trong những nguyên nhân khiếu kiện kéo dài ở Thủ đô.
Trước khi Hà Tây sáp nhập về Hà Nội, theo thông báo tại cuộc họp HĐND thành phố tháng 4-2008, Hà Nội đã thu hồi hơn 4/5,1 triệu m2 đất thuộc diện này mà nhân dân tố cáo chưa thấy trong danh sách thu hồi của thành phố. Sau có thêm các dự án từ Hà Tây cũ chuyển về và dự án mới do UBND thành phố Hà Nội cấp, con số này còn “đội lên” hơn nhiều. Đến nay, Hà Nội đã thu hồi đất tại 45 dự án, riêng năm 2012 đã ra quyết định thu hồi 8 dự án trong đó có dự án "Xây dựng khu đô thị Thạch Thất", giao cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Nam Cường từ năm 2008, diện tích hơn 803 ha trên địa bàn 6 xã. Theo ông Trần Anh Dũng, Chánh Thanh tra Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đã có hơn 100 dự án nằm trong danh sách bị rà soát kiểm tra, con số này còn tăng.Nguồn gốc của các dự án giao đất bỏ hoang, sử dụng lãng phí, sử dụng sai mục đích

Hà Nội là một trong số các địa phương có diện tích đất bỏ hoang và các dự án "treo", các dự án chậm triển khai theo kế hoạch đứng đầu cả nước. Cùng với việc lập hồ sơ đề nghị thu hồi đất của các dự án vi phạm Luật Đất đai ở các huyện ngoại thành, Sở Tài nguyên và Môi trường đang kiểm tra, lập hồ sơ các khu đất "vàng" bị bỏ hoang trên địa bàn Thủ đô để thu hồi trong thời gian tới. Danh sách này đã chỉ tên các "đại gia" ngân hàng và xây dựng như Vietcombank, Vinaconex, Tổng Công ty Xây dựng Sông Đà, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty CP Hacinco… Những khu đất "vàng" trên đường Lê Văn Lương, đường Trường Chinh (quận Thanh Xuân); phố Đội Nhân (quận Ba Đình); đường Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy); khu đô thị Mỹ Đình II, khu đô thị Mễ Trì Hạ (Từ Liêm), đất ở Tây Hồ… bị bỏ hoang, sử dụng sai mục đích cũng đã bị chỉ mặt. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, kiểm tra 32 khu đất của 23 chủ đầu tư ở bốn quận, huyện Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Từ Liêm thì có 19 khu đất diện tích 309.368m2 đang bị bỏ hoang, 10 khu đất gần 159.328m2 chủ đầu tư sử dụng sai mục đích chuyển làm sân bóng đá, bãi đỗ xe, ga-ra sửa xe ô-tô, thu gom phế liệu, quán ăn...
Ở các nông, lâm trường, UBND, HTX nông nghiệp, tình trạng sử dụng sai mục đích, để đất hoang, cho thuê, hợp tác, liên doanh, liên kết, chuyển nhượng, xây dựng trái pháp luật diễn ra phức tạp, nhức nhối kéo dài, khó xử lí. Hầu hết hồ sơ nguồn gốc đất của các nông lâm trường, thiếu chính xác, chênh lệch lớn giữa diện tích thực tế quản lí với diện tích được giao. Trung tâm Nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì chênh lệch 169 ha; Xí nghiệp chè Lương Mỹ 110,3 ha; Công ty Cổ phần Chè Long Phú hơn 45 ha... Không chỉ không nắm đúng diện tích thực đang quản lí với diện tích được giao, các nông, lâm trường còn tự động chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, điển hình như Công ty Cổ phần Giống gia cầm Ba Vì tự ý giao 20,81 ha đất cho các hộ gia đình sử dụng làm nhà ở, làm vườn và kí hợp đồng có thu tiền giao đất cho một số tổ chức thuê với thời gian 30 năm. Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Môn-ca-đa tự chuyển đổi mục đích 20,48 ha đất nông nghiệp giao cho 209 hộ làm nhà, vườn. Công ty Giống gia súc Hà Nội cho Công ty CP Chiến Thắng thuê hơn 5,8 ha từ năm 2006-2016, v.v
Nông trường, trạm, trại thì như vậy, quỹ đất công của các địa phương cũng sử dụng sai trái. Khi giao ruộng cho nông dân theo Nghị định 64, Hà Nội dành quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích 5%, tổng diện tích khoảng 13.858 ha. Thực tế nhiều quận, huyện để quỹ này gấp 2 lần quy định. Cụ thể: Huyện Chương Mỹ để 1.677ha, chiếm 13,8%; huyện Mỹ Đức 1.183ha, chiếm 11,78%, Ứng Hoà 1.469 ha, chiếm 11,5%; Mê Linh 956 ha, chiếm 10,61%...
Trong số này có trên 80 ha đất bị sử dụng sai mục đích hoặc bị lấn chiếm. UBND nhiều xã đã bán, cho thuê không đúng đối tượng và thời gian thuê đất, vi phạm Luật Đất đai 2003. Một số diện tích bị địa phương tự ý cho thuê, chuyển làm nhà xưởng, nhà kho, văn phòng giao dịch, nhà ở... kéo dài nhiều năm, chưa được xử lí kiên quyết, triệt để. Một số diện tích khác để hoang hóa, không sử dụng, bị lấn chiếm, gây lãng phí, có biểu hiện sai phạm kinh tế... Kết quả kiểm tra tại 3 xã Tân Triều, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì), cơ quan chức năng đã phát hiện nhiều vụ UBND xã cho thuê đất trái thẩm quyền, trái Điều 37 Luật Đất đai.
Quyết tâm của chính quyền...
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định quyết tâm của thành phố sẽ thu hồi các cơ sở nhà, đất công cho thuê, sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả để xây dựng trường học và các công trình công cộng. Còn Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Hồng Khanh cho biết, để xử lí nghiêm, dứt điểm các trường hợp vi phạm, các quận, huyện, phải tiếp tục kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện đối với các dự án đã giao cho chủ đầu tư. Đặc biệt chú ý các dự án đã GPMB, có quyết định giao đất, cho thuê đất nhưng đến nay đã quá thời hạn 12 tháng theo quy định của Luật Đất đai và 24 tháng theo kế hoạch được phê duyệt; không hoàn thành nghĩa vụ tài chính, đất sử dụng sai mục đích. Ông Vũ Văn Hậu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường nêu rõ : Thành phố không e ngại đối với bất cứ dự án nào vi phạm Luật Đất đai hay không còn phù hợp quy hoạch.
Đó là quyết tâm của các nhà lãnh đạo Hà Nội, còn các quyết định thu hồi đất giao cho các chủ đầu tư, cũng có các điều khoản ghi rõ nếu chủ đầu tư bỏ đất hoang sau 12 tháng được giao mặt bằng, chậm triển khai sau 24 tháng theo kế hoạch được phê duyệt thì Sở Tài nguyên và Môi trường làm tờ trình báo cáo UBND thành phố ra quyết định thu hồi…
Tuy nhiên, có những dự án được nhân dân phát giác, nằm trong diện thu hồi, nhưng chưa thấy lãnh đạo thành phố đưa ra chính kiến. Phải chăng ở dự án đó do thành phố đã chọn lầm chủ đầu tư, vì lợi ích nhóm, hay vì chủ đầu tư giả mạo giấy tờ, chạy sân sau, để được giao dự án? Những người có trách nhiệm của TP Hà Nội đã để xẩy ra tình trạng đất bỏ hoang, dùng sai mục đích vẫn chưa thấy ai bị xử lí?
Đinh Quyết Thắng
-Kì 1: Đất đai Hà Nội, “miếng da lừa” theo các dự án treo
- PHẠM XUÂN NGUYÊN: Luật Thủ đô và Công viên Thống Nhất   -  Ra luật bắt bí người dân (PLTP).
- Phá băng bất động sản: nhiệm vụ bất khả thi (RFA). “- TPHCM sẽ “giải cứu” hàng tồn BĐS (TBKTSG).  – Thị trường bất động sản không chỉ toàn màu xám (ĐTCK).
- Khởi tố Phó chánh án TAND TP.Bạc Liêu (TN).   – Cần Thơ: Bắt tạm giam một thư ký tòa nhận hối lộ (TN).
- Nguyên Giám đốc Hoàng Anh Vinashin lãnh án 20 năm tù (TN). - Nguyên Hiệu trưởng ĐH Quy Nhơn lãnh 4 năm tù giam (TN). - Đình chỉ công tác hai cán bộ Ngân hàng Agribank (TN). - Khởi tố Phó chánh án TAND TP.Bạc Liêu(TN).Human Rights Declaration Falls Short
theDiplomat.com
- Phiên tòa xử 2 nhạc sĩ nhìn dưới góc độ pháp luật Việt Nam (Chuacuuthe). – “Việt Nam tôi đâu?” câu hỏi của nhiều thế hệ (VongNgayXanh12).
- Tưởng Năng Tiến: Biển nợ & Biển sợ (pro&contra).
- Sắp xét xử vụ “Công Án Bia Sơn” (RFA).
- Tỉnh An Giang tiếp tục tấn công Phật giáo Hòa Hảo qua phiên tòa phúc thẩm (Chuacuuthe).
- Thông báo mời tham dự Phiên tòa xét xử vụ giang hồ khủng bố dân Văn Giang vào ngày 30/11/2012 (TT Văn Giang). - Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải: Giải quyết khiếu nại, tố cáo phải đến nơi đến chốn (SGGP),
- Văn Hóa Từ Chức – Quan điểm của một nhà bình luận chính trị (VOA). -Lời tuyên thệ (LĐ). - Báo chí sẽ mở chuyên trang, chuyên mục về sửa đổi Hiến pháp (Infonet).  - Tổ chức hệ thống tòa án, viện kiểm sát 4 cấp (SGGP).
- Tổng Bí thư chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng (DV). – Phòng ngừa tham nhũng từ những việc nhỏ nhất(NLĐ). – Dùng tiền Nhà nước cho lợi ích nhóm? (ĐV). – Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh: Tham nhũng và thủy điện đều đáng lo (TP).  – 7 ĐIỀU CẤM CHÓ KHÔNG ĐƯỢC LÀM (Nguyễn Văn Thiện).
- Chữa quá tải bệnh viện bằng “hệ thống chính trị“? (Gocomay) --Bộ trưởng Y tế đã từng vi hành ở bệnh viện công (TN).
- Cử tri bức xúc tiêu cực trong ngành y tế (TN). - Bảo hiểm y tế – những bất cập cần điều chỉnh (GD&TĐ).
- Hoàng Hưng: Mỹ thuật và chính trị ở Việt Nam hiện nay (BoxitVN).
- HẺM “BUÔN” CHUYỆN (KỲ 39) – Cầm quyền hay cầm tiền ? (Nhật Tuấn).
- NGHỊCH LÝ ĐƯƠNG ĐẠI (Bùi Văn Bồng).
- Chánh văn phòng Sở bị cách chức vì lấn chiếm lề đường (VNE).
- Nguyễn Thanh Sơn: Cái chết của báo chí (Tao Bug).

- Tiền cho nghiên cứu khoa học Chi 15.000 tỉ đồng: hiệu quả đến đâu? (TT).
- Ngậm ngùi vì thầy … sang quá ! (GD&TĐ).
- Một trường hợp nghi mắc bệnh lạ (TN).  – Quảng Ngãi: Một bệnh nhân nghi mắc bệnh “lạ” (KP).
- Tá hỏa thấy sinh vật lạ lổn nhổn trong lòng lợn (DV). – Hơn 300 con heo sữa bốc mùi “suýt” vào tiệc cưới (Kiến thức).
- VỤ NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT ÔM CON, NHẢY LẦU Ở HÀN QUỐC: “Con tôi bị chồng bạo hành nhiều lần” (PNTP).  – Mẹ cô dâu Việt nhảy lầu từng thấy cô bị đánh (TT).   -  Cô dâu bị đối xử tệ bạc (?) (TT).- Nghi án cô dâu Việt ôm hai con nhảy lầu vì bị bạo hành (VNE). - Cô dâu Việt ôm hai con nhảy lầu: Xót xa mơ ước đổi đời (TP). - Xót xa dâu Việt xứ người (PN Today).
- Cây xăng cháy, nổ, khách đổ xăng chạy tán loạn (TT).  - TP HCM: Cháy cây xăng, người dân hoảng loạn (VOV). - Một cây xăng bị thiêu rụi (TN). – Gia Lai: Xe máy đang dựng, bỗng dưng bốc cháy (DT).
- Hà Nội rúng động vụ nổ súng giữa đêm khuya (TP).
- Công an không quân hàm, số hiệu (TN).
- Già làng “cầm trịch” phong trào xóa bỏ hủ tục ở Đồng Chụa (CAND).
- Quái nhân ‘Hà Thành kể chuyện ‘nhặt vợ’ ở bãi rác (VNN).
- Người đồng tính tìm hôn nhân vỏ bọc (TT).
- Hai vợ chồng, hai chân và hai đứa con (TP).
- Xin đừng chối bỏ cuộc đời con! (Petro Times).
- Cô gái 5 năm không ăn cơm, chỉ ăn hoa quả (Kiến thức).
- Gắn đời với xích lô (NLĐ).
- Tin nhắn sex hoành hành (NLĐ).
- “Xã đu dây” qua sông (GĐ).
- Video: Xây dựng nông thôn mới nhìn từ một cuộc vận động thanh niên (VTV).
- Một luật sư bị côn đồ đánh trọng thương (TN).
- Bắt vụ buôn lậu ngà voi trị giá gần 5 triệu USD (TN).
- Kế hoạch phát triển Great Barrier Reef được chấp thuận tại Australia (VOA).
- Trung Quốc: Sập mỏ than do nổ khí làm 18 người thiệt mạng (VOV).
- Nga: Lái xe say rượu sẽ phạt 320 triệu đồng, 15 năm tù (TP).
- Biến đổi khí hậu : Báo động đỏ khắp nơi (RFI).
- Nhật Bản: Canh bạc nguy hiểm (NLĐ).
- Mỹ chúc mừng tổng thống Sierra Leone tái đắc cử (VOA).
- Liên hiệp quốc đả kích Nga về vấn đề tra tấn (VOA). - Tranh cãi về nhà mới của Hạm đội biển Đen (ĐV).  - Pháo binh Nga nhận 300 đơn vị vũ khí (ĐV).
- Chủ tịch Châu Âu: Có điều kiện để đạt thỏa thuận ngân sách EU (VOA). – Đàm phán về ngân sách chung Liên Hiệp Châu Âu thất bại (RFI).
- Cựu bộ trưởng kiện tỷ phú đòi cha cho con (DV).
- 10 khu vực bất khả xâm phạm trên thế giới (kỳ 2) (Infonet).
- “Tử Cấm Thành” châu Âu và chuyện quyền tự do (TVN).

Tổng số lượt xem trang