Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Vụ dân chặn xe quốc lộ 1A tại Bình Thuận :Hãy sòng phẳng với dân!

-Hãy sòng phẳng với dân!
PLO 18/12/2015
Hôm qua (17-12), 12 người dân chặn quốc lộ 1 để phản đối Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân II ở xã Vĩnh Tân (Tuy Phong, Bình Thuận) gây ô nhiễm môi trường đã trở thành những bị cáo ra tòa về hai tội gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ.


Tất cả đều đến tòa bằng dép lê, đều mặc quần áo lao động và hầu hết còn khá trẻ.

Nhìn lý lịch các bị cáo thấy thương lắm, toàn là dân làm mướn nghề biển, nuôi tôm thuê, phụ hồ… Suốt ngày họ chỉ biết cắm mặt làm lụng mưu sinh nhưng khi về đến nhà họ lại phải đối mặt với khói bụi, xỉ than của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân II. Mâm cơm vừa dọn ra chưa kịp ăn, chỉ cần một cơn gió thoảng qua - mà gió ở Tuy Phong thì nhiều vô kể - là bụi xỉ bám xám xịt. Nền nhà mới lau sạch vừa vắt giẻ lau chưa kịp ráo nước, bụi đã bám đầy. Trẻ con suốt ngày ho sù sụ.

Chính quyền tỉnh Bình Thuận liên tục kiểm tra, liên tục xử phạt hành vi gây ô nhiễm của nhà máy; người dân làm đơn gửi đủ chỗ kêu cứu. Nhà máy cũng tìm cách khắc phục nhưng được vài ba bữa đâu lại vào đấy.



Sự việc đẩy lên đỉnh điểm khi ngày 14-4-2015 tại Vĩnh Tân xuất hiện nhiều đợt gió lớn kinh khủng. Bụi khói, xỉ than bay mù trời, xộc thẳng vào từng phòng ngủ, từng mâm cơm của các cư dân ở đây. Bức xúc, họ kéo nhau ra chặn quốc lộ 1 gây kẹt xe nghiêm trọng với ý định “làm reo” để được chính quyền xử lý thẳng tay và kiên quyết với nạn ô nhiễm mà họ và gia đình đã chịu đựng từ lâu lắm rồi.

Chính quyền vận động người dân “trả lại” quốc lộ 1 cho xe cộ lưu thông nhưng bất thành. Hai ngày trời, từ 14 đến 16-4, dòng xe cộ bị kẹt rồng rắn cắn đuôi nhau kéo dài tới mấy chục cây số. Lực lượng cảnh sát cơ động (CSCĐ) Công an tỉnh Bình Thuận được tăng cường đến hiện trường để vãn hồi trật tự.

Tiếc thay, vì một chút nóng giận không kiềm chế, vì tâm lý đám đông không thể kiểm soát, những người dân này lại quên mất mục đích của họ là phản đối nhà máy mà quay sang xung đột. Họ đã dùng gậy gộc, gạch đá, bom xăng, túi formol ném vào lực lượng thực thi công vụ. 18 chiến sĩ CSCĐ bị thương, 12 lá chắn bị vỡ toang hoác.

Khi lực lượng CSCĐ rút vào khách sạn Vĩnh Hảo gần đó, họ vẫn không dừng lại mà càng tấn công mạnh hơn. Hậu quả là ba chiếc xe hơi đắt tiền đậu trong sân khách sạn bị ném hư hỏng, mặt tiền khách sạn bị vỡ nát… Thậm chí xe cứu thương đưa các CSCĐ đi cấp cứu cũng bị ném vỡ kính. Trên sàn nhà ba căn phòng phía sau của khách sạn Vĩnh Hảo đến hôm sau vẫn còn loang lổ dấu máu của CSCĐ bị thương. Một người dân địa phương đã chép miệng: “Thấy thương anh em CSCĐ quá! Họ cũng như con, như cháu mình…”.

18 anh em CSCĐ bị ném đá vỡ đầu, vỡ mặt, trong đó có người mang sẹo suốt đời nhưng có đến 16 người từ chối giám định pháp y. Và tất cả 18 người này đều không yêu cầu khởi tố tội cố ý gây thương tích, từ chối yêu cầu bồi thường thiệt hại. Chắc họ biết người dân - trong đó có thể có người thân của họ - chỉ bức xúc vì vấn nạn ô nhiễm môi trường, việc tấn công họ chỉ là do bột phát.

Chiều 17-12, TAND huyện Tuy Phong (Bình Thuận) đã tuyên án. Trong số 12 bị cáo có ba người được tuyên án sáu tháng chín ngày tù, bằng thời gian họ bị tạm giam. Họ được trả tự do ngay tại tòa. Năm người được tòa cho hưởng án treo và bốn người bị mức án cao nhất chín tháng tù.

Rất nhiều người dự khán đã nói lời cám ơn các cơ quan tố tụng vì đã thấu hiểu tình cảnh của các bị cáo.

Vụ án đã khép lại nhưng nguyên nhân chính dẫn đến vụ gây rối thì vẫn còn đó. Nó vẫn còn là món nợ đối với dân. Cáo trạng của VKSND huyện Tuy Phong cũng đã nhấn mạnh: “Các bị can phạm tội cũng do ô nhiễm môi trường từ tro bụi, xỉ than của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân II gây ra. Nó làm ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của gia đình và bản thân các bị can. Sự ô nhiễm môi trường này đã kéo dài, vi phạm pháp luật nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết dứt điểm”.

Sẽ là sòng phẳng hơn nếu hành vi gây ô nhiễm môi trường được xử lý nghiêm khắc!

PHƯƠNG NAM



12 bị cáo lãnh án trong vụ chặn xe trên QL1 để phản đối ô nhiễm
Thanh Niên
Bức xúc vì bãi xỉ thải của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, một số người chặn xe trên QL1, ném đá vỡ cửa kính xe ô tô, lực lượng làm nhiệm vụ khiến 17 chiến sĩ công an bị thương. Tin liên quan. Mở rộng điều tra vụ chặn xe, phong tỏa quốc lộ 1 ở Vĩnh ...
Hãy sòng phẳng với dân!PLO
Giảm nhẹ tội cho người dân chặn Quốc lộ 1Tuổi Trẻ
Bình Thuận: Xét xử vụ dân chặn QL1 phản đối ô nhiễm, xô xát với công anLao động





-XHĐ lộng hành ở Bình Thuận: Chậm nộp tiền là bị dọa chém!
An ninh trật tự 02:40 13/05/2015
(PL)- Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xây hàng rào thì xã hội đen đi đường biển vào tận bên trong thu tiền bảo kê.
Ngày 12-5, chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ và xử lý nghiêm các băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen thu tiền bảo kê bến bãi, ép công nhân ăn “cơm tù” mà Pháp Luật TP.HCM ngày 12-5 đã phản ánh.


Uất ức nhưng không dám tố cáo

Những ngày qua, do tình hình bị động nên nhiều nhóm giang hồ tạm thời không dám hoạt động công khai, trắng trợn như trước. Tuy nhiên, nhóm của Hùng “xịt” ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong vẫn ngang nhiên cho người đi thu tiền bảo kê.

Ông P., một nhà thầu thi công tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, cho biết từ đầu năm 2013, khi doanh nghiệp (DN) của ông vừa đưa cơ giới tập kết tại hiện trường đã bị nhóm Hùng “xịt” đến đặt vấn đề “bảo vệ”. Cụ thể mỗi xe ben phải đóng hụi chết 50.000 đồng/ngày, thu theo tháng là 1,5 triệu đồng/chiếc. Vào lúc cao điểm, bãi xe của DN có không dưới 15 chiếc và mỗi tháng ông phải cắn răng nộp cho nhóm giang hồ này trên 20 triệu đồng.



Với mỗi xe ben, máy xúc DN phải đóng hụi chết 50.000 đồng/ngày. DN nào chậm nộp là “có chuyện” ngay. Ảnh: PN

“Hơn hai năm qua, chúng tôi phải đau đớn chung chi cho bọn chúng hơn nửa tỉ đồng nhưng thỉnh thoảng xe vẫn mất bình ắcquy và bị hút trộm dầu mà không dám kêu ca” - ông P. bức xúc. Ông P. cho hay mặc dù bãi xe trong khuôn viên Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân nhưng chỉ cần ông chậm nộp tiền “bảo vệ” là bị nhóm giang hồ này gọi điện thoại đe dọa ngay.

Theo ông P., sau khi nhà máy xây dựng xong hệ thống hàng rào dọc quốc lộ 1A, đồng thời tiến hành phát thẻ, quần áo riêng biệt để công nhân ra vào, ông cứ tưởng sẽ thoát cảnh nộp tiền bảo kê. Thế nhưng mới đây nhóm của Hùng “xịt” bất ngờ đi ghe đổ bộ theo đường biển từ hướng cù lao Câu vào và lên bãi đếm đầu xe lấy tiền không thiếu một đồng!

“Chúng tôi cùng nhiều DN rất muốn tố cáo nhưng sợ bị chúng trả thù nên chỉ biết nhắm mắt trả tiền để DN và công nhân có việc làm” - ông P. uất ức.

Công ty nhà nước cũng không tha

Được biết khi Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 khởi công (năm 2009), nhiều DN san lấp mặt bằng, xây dựng vừa tập trung cơ giới, nhân lực xuống hiện trường là lập tức các nhóm bảo kê xuất hiện. Ông V., chủ một DN từ TP.HCM, vừa ký hợp đồng chưa ráo mực san lấp mặt bằng một gói thầu đã bị nhóm Đinh Bê yêu cầu nộp tiền “chào sân” 120 triệu đồng. Khi ông V. ngần ngừ định kỳ kèo, nhóm này lập tức dùng mã tấu, kiếm Nhật rượt đuổi lái xe, công nhân của ông V. chạy thục mạng. Quá sợ hãi, ông V. hủy luôn hợp đồng vừa ký, rút quân về lại TP.HCM.

Nhiều nhà thầu nhận khoan phá bê tông kè biển cũng tố cáo mặc dù đã nộp tiền bảo kê nhưng họ cứ phá vỡ được vài chục mét kè là các nhóm bảo kê lại xuất hiện tranh nhau lấy sắt đưa lên xe tải chở ra ngoài tiêu thụ. Anh P., một công nhân từng tham gia khoan phá bê tông, kể: “Tụi tôi rất bức xúc với bọn cướp ngày này nhưng không dám hé răng vì bọn chúng rất hung dữ, lúc nào cũng mang theo hung khí”.

Thậm chí một công ty của Nhà nước đến đây thi công cũng bị đặt vấn đề nộp tiền “bảo vệ”. Giám đốc công ty này từ chối, yêu cầu các nhóm này nếu muốn ký hợp đồng bảo vệ thì phải có tư cách pháp nhân. Lập tức ngay tối hôm đó, đồng hồ chuyên dụng đo điện ép cọc trị giá bạc tỉ của công ty bị đập nát!



Liên quan đến vụ thanh toán đêm 6-5 giữa băng nhóm Bực Lở do Tuy "cầu 41" cầm đầu và nhóm Cu G ở Vĩnh Hảo với sự hỗ trợ của băng Ba Vương ở Phan Rang (Pháp Luật TP.HCM ngày 12-5 đã phản ánh), một nguồn tin riêng cho hay các nhóm này đã bắn tin hẹn ngày tái đấu để quyết tranh giành lãnh địa bảo kê.


PHƯƠNG NAM

-Khởi tố vụ dân chặn xe quốc lộ 1A tại Bình Thuận
(LĐO) MINH CHÂU - 3:41 PM, 16/05/2015

Ngày 16.5, CA H.Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đã đã khởi tố vụ án gây rối trật tự công cộng tại xã Vĩnh Tân, H.Tuy Phong.
Trước đó, vào ngày 14 và 15.4, hàng trăm người dân ở khu vực nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã tụ tập, kéo ra chặn giao thông trên Quốc lộ 1A để yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nhà máy này gây ra tại đây. Vụ việc người dân kéo ra đường đã gây ách tắc nghiêm trọng trên Quốc lộ 1A.


Việc khởi tố nhằm điều tra những người quá khích đã lợi dụng việc người dân tụ tập, gây ách tắc giao thông trên Quốc lộ 1A qua địa phương này, phản đối tình trạng ô nhiễm môi trường để gây rối an ninh trật tự tại địa phương.

Ông Lê Tiến Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã đến hiện trường đối thoại với người dân địa phương và giao cho UBND huyện Tuy Phong tiến hành các bước thực hiện chủ trương di dời dân ra khỏi vùng ô nhiễm.

Đồng thời yêu cầu nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 thực hiện cảm kết bảo vệ môi trường.

-Nhà thầu Trung Quốc ‘khó’ tuyển được lao động VN 14/05/2015
Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (nhà thầu là Công ty Guangdong Electric Power
Design Institule , GEDI - Trung Quốc) có nhu cầu tuyển 1.844 lao động cho dự án với yêu cầu phải tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Tuy nhiên sau hai tháng hợp đồng với Trung tâm dịch vụ việc làm (TTDVVL) Bình Thuận, đến nay vẫn không tuyển được người nào.

Công nhân Trung Quốc đang thi công tại cảng Nhiệt điện Vĩnh Tân - Ảnh: Quế Hà
Theo thông báo công khai tại TTDVVL Bình Thuận, nhà thầu Trung Quốc tuyển nhiều vị trí, từ giám đốc, phó giám đốc dự án đến cán bộ kỹ thuật điện, xây dựng…
“Tuy nhiên, yêu cầu của phía tuyển dụng quá khắt khe. Họ đòi hỏi vừa có kinh nghiệm về chuyên môn từ 5 năm trở lên, biết tiếng Anh và cả tiếng Trung. Cái này thì khó quá. Thời gian hợp đồng lao động dài nhất chỉ 5 năm. Với lại trình độ tay nghề như thế nhưng mức lương hơn 10 triệu đồng thì sẽ khó có ai vào làm”, ông Lê Quang Dũng- Phó giám đốc TTDVVL Bình Thuận nói.

“Ở lần tuyển dụng trước, nhà tuyển dụng tuyển cả những người có kinh nghiệm 20 năm, thậm chí 30 năm và phải biết cả tiếng Anh và tiếng Trung. Có duy nhất một lao động từng tốt nghiệp ĐH Bách khoa Hà Nội, đã có 25 năm làm việc trong ngành điện ở TP.HCM được phỏng vấn. Nhưng đến khi nộp hồ sơ thì nhà tuyển dụng chê … lớn tuổi nên không tuyển”, ông Lê Quang Dũng - Phó giám đốc Trung tâm DVVL Bình Thuận.
Cũng theo ông Dũng, sau hai tháng đăng tin tuyển dụng trên website và báo đài, Trung tâm chỉ nhận được 37 hồ sơ. Trong số 37 người này có 30 người là dân Bình Thuận, 4 người ở TP.HCM. Chỉ có duy nhất một người (ở tận Hà Nội) là cử nhân kế toán được nhà tuyển dụng trả lời (bằng e-mail) là sẽ tuyển dụng. Tất cả đều không đạt các tiêu chí của nhà tuyển dụng cho dù có người là kỹ sư điện với 12 năm kinh nghiệm.
“Cũng nhà thầu Trung Quốc này, trước đây hợp đồng với chúng tôi tuyển 2.397 lao động cho dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (nhà máy này vừa gây ô nhiễm môi trường bị dân phản ứng hôm 14.4 - PV) nhưng cũng chẳng tuyển được ai vì đưa ra yêu cầu quá ngặt”, ông Dũng kể.
Vừa qua, Sở LĐ-TB-XH Bình Thuận đã có văn bản (số 96-SLĐTBXH-VL) đề nghị UBND tỉnh cho phép Văn phòng điều hành Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 tại Bình Thuận tuyển lao động người nước ngoài thay thế vì không tuyển được lao động VN. Do chưa đủ thời gian (2 tháng) theo Nghị định 102/NĐ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh không đồng ý và yêu cầu Sở LĐ-TB-XH tỉnh chỉ đạo TTDVVL tỉnh tiếp tục đăng thông tin tuyển dụng lao động VN cho dự án. Nhưng cho đến nay vẫn không có người VN nào được tuyển cho dự án này.
Theo một cán bộ của H.Tuy Phong, “đây chính là kẽ hở để các nhà thầu Trung Quốc bám vào và vin cớ không tuyển lao động VN để đưa người từ nước họ sang làm việc tại VN” (?!).
Ông Nguyễn Thu-Phó Chủ tịch Hội cựu chiến binh H.Tuy Phong, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Tân cho biết: “Nhà nước đầu tư xây dựng tới 4 nhà máy nhiệt điện tại địa phương. Những tưởng sẽ góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương nhưng với đà này, công ăn việc làm với con em chúng tôi ở các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân là quá xa vời”.-
Có đất nước nào như đất nước tôi không? Chính quyền tồi tệ khiến người dân đói khổ thì dân phải bỏ xứ mà đi. Gây ô nhiễm môi trường không tìm cách giải quyết thì di dời dân đi nơi khác ...

23/04/2015
TTO - Theo chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương, các chuyên gia đầu ngành về nhiệt điện của VN đã không đánh giá hết hướng gió tại nơi xây dựng bãi xỉ thải nhà máy Vĩnh Tân 2. 
Ông Lê Tiến Phương, chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận (bìa trái) trao đổi với người dân sáng 23-4 - Ảnh: NGUYỄN NAM


Sáng 23-4, đoàn công tác của UBND tỉnh Bình Thuận đã đến kiểm tra hiện trường khắc phục ô nhiễm tại bãi xỉ thải của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (huyện Tuy Phong, Bình Thuận).
Vụ việc nhà máy Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm chính là nguyên nhân dẫn đến việcngười dân chặn xe trên quốc lộ 1 rồi xảy ra xung đột và lực lượng chức năng những ngày qua.
Nói với người dân tại khu vực, ông Lê Tiến Phương, chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết tỉnh đang tính toán phương án di dời dân ra khỏi vùng ô nhiễm. 
Bụi vẫn mịt mờ
Tại bãi thải xỉ vào sáng 23-4, nhiều xe chở nước đã được điều đến để tưới nước lên số lượng xỉ thải. Tiếp đó xe lu lèn chặt xỉ ướt rồi đắp bạt lên xỉ thải. Tuy nhiên thi thoảng tại bãi xỉ này xuất hiện gió thổi xoáy khiến lượng xỉ bay lên mù mịt.
Có rất đông người dân đã được thuê vào làm việc trong bãi thải xỉ này. Công việc của họ là đắp bạt, dọn dẹp xỉ thải với tiền công 220.000 đồng/ngày.
Bãi xỉ thải được che bạt lại - Ảnh: NGUYỄN NAM
Khi có gió thì bụi xỉ bay mù mịt - Ảnh: NGUYỄN NAM
Nhiều người dân địa phương được thuê vào bãi thải xỉ làm việc - Ảnh: NGUYỄN NAM
Đại diện phía Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 cho biết sắp tới họ sẽ đưa một số phương tiện hiện đại vào để vận chuyển và xử lý xỉ thải.
Một con đường riêng nối nhà máy với bãi thải xỉ sẽ được hoàn thành vào giữa tháng 5-2015 để xe tải chở xỉ thải lưu thông riêng biệt, tránh gây ảnh hưởng đến khu dân cư lân cận.
Ông Lê Tiến Phương nói với đại diện nhà máy và cơ quan chức năng địa phương sắp tới phải họp dân để nói với bà con biết đã khắc phục được những gì, sẽ làm tiếp những gì và nghe người dân có yêu cầu cải thiện thêm gì nữa.
Đẩy dân vào tình thế bức xúc  
Ông Lê Tiến Phương cho biết các chuyên gia đầu ngành về nhiệt điện của VN đã không đánh giá được hết về hướng gió tại nơi xây dựng bãi xỉ thải.
Còn trong việc xử lý xỉ thải đã diễn ra tình trạng làm không triệt để, làm cảnh, gian dối. Nhưng sau khi xảy ra chuyện chặn xe trên quốc lộ 1 thì những người liên quan không dám làm ẩu nữa.  
Xỉ thải được lu lèn, rưới nước lên để đậy bạt lại - Ảnh: NGUYỄN NAM
“Việc ô nhiễm tại Vĩnh Tân đã đẩy dân vào tình thế bức xúc, dân phản ứng là xác đáng, dẫn đến phát sinh chuyện người dân ra chặn quốc lộ 1. Trong cuộc xung đột vừa qua không chỉ đổ mồ hồi mà còn đổ máu. 17 chiến sĩ, cán bộ bị thương. Các mặt nạ chống bạo loạn bị quăng đá gãy gần hết".
Ông Phương cũng cho biết, tình hình lúc đó dù rất căng thẳng nhưng tỉnh vẫn chỉ đạo lực lượng an ninh không trấn áp người dân khi họ đang bức xúc. 
Ngày 23-4, lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận đã giao cho lãnh đạo huyện Tuy Phong lập phương án di dời dân bị ảnh hưởng ra khỏi vùng ô nhiễm. Nếu có phát sinh vấn đề vướng mắc huyện Tuy Phong cần báo rõ để UBND tỉnh để xin ý kiến Tỉnh ủy.


-Người dân bức xúc về Vĩnh Tân 2 là xác đáng

EVN xin lỗi về vụ ô nhiễm từ nhà máy Vĩnh Tân 2

Phó thủ tướng yêu cầu Nhà máy Vĩnh Tân 2 kiểm điểm
Khói bụi Vĩnh Tân 2: không phải do công nghệ thấp?

-


-6,700 người vì 6,700 cây xanh
DÂN CHẶN NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN, CÂU CHUYỆN VỀ SỰ ĐỐI THOẠI.
Cách đây mấy hôm, người dân ở xã Vĩnh Tân, Bình Thuận đã biểu lộ sự phản đối đối với nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 mà theo báo Đất Việt mô tả là "biểu tình bạo động chặn Quốc lộ 1A trong 30 giờ từ chiều 14 đến đêm 15/4/2015, làm kẹt xe hàng chục km ngang qua huyện Tuy Phong và Thuận Nam tỉnh Bình Thuận".
Thậm chí, theo Vn Express, trong quá trình chặn quốc lộ 1A, nhiều người được cho là quá khích khi dùng đá, bom xăng (tức chai chứa xăng có nùi giẻ mồi lửa) tấn công lực lượng chức năng khiến nhiều người bị thương. Một khách sạn và 3 ô tô gần khu vực bị hư hại nặng

Trước khi đi sâu vào bình luận, tôi muốn chia sẻ một vài thông tin với các bạn.
- Có một thực tế là đây không phải là lần đầu người dân địa phương ngăn chặn trước cửa một xí nghiệp vì vấn đề ô nhiễm môi trường. Mới cuối tháng 12 năm ngoái, hàng trăm người dân ở thôn Bản Sau, Ninh Bình cũng chặn trước cửa bãi rác ở đây, không cho xe vào. Chỉ cần lên google với từ khóa "dân chặn bãi rác", kết quả tìm được sẽ cho bạn thấy đây không phải là điều hiếm lạ gì.
- Vấn đề xử lý ô nhiễm của các nhà máy nhiệt điện của ta rất đáng lo ngại, đặc biệt là ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí.
Cá nhân tôi từng có dịp gặp gỡ một bạn người nước ngoài, nghe một buổi bạn ấy giới thiệu đã "đột nhập" vào các khu vực xung quanh nhà máy nhiệt điện để thu thập mẫu nước về làm xét nghiệm như thế nào. Quá nửa đều không đạt tiêu chuẩn, chẳng giống như nhà máy công bố.
Nếu lên google map và search thử bản đồ vệ tinh của các nhà máy nhiệt điện ở ta, bạn sẽ thấy rất nhiều nhà máy đặt cạnh sông và biển (một điều đáng ra phải rất cấm kỵ vì nguy cơ ô nhiễm, đặc biệt là khi diễn ra sự cố).
----------------------------------------------
Biểu tình biến thành bạo động là một câu chuyện buồn, một trong những viện dẫn quan trọng để nhiều người e ngại và có thái độ tiêu cực khi nhắc đến biểu tình.
Biểu tình là hành vi dùng để biểu đạt ý kiến, giữa một nhóm người này với một nhóm người khác (ví dụ giữa những người LGBT và người dị tính), giữa nhân dân và chính quyền, thậm chí là giữa một quốc gia này với một quốc gia khác (các cuộc biểu tình chống chiến tranh). Về mặt quyền con người, biểu tình nằm trong quyền tự do biểu đạt, một quyền cơ bản của con người.
Chúng ta gần đây chú ý nhiều tới biểu tình với mục đích thứ 2: Biểu đạt ý kiến với chính quyền.
Thông thường, biểu tình là lựa chọn bất đắc dĩ, chỉ diễn ra trong "tình huống nguy cấp" hoặc khi "các con đường khác không hiệu quả". Lý do: biểu tình CÓ THỂ gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của những người không liên quan.
Có thể thấy, trong trường hợp 6700 cây xanh tại Hà Nội, cuộc tuần hành phản ánh tình trạng nguy cấp khi các cây vẫn đang bị chặt với tốc độ rất nhanh, các cuộc tuần hành về tổng thể diễn ra trong ôn hòa, ít ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của dân chúng (thậm chí người tham gia tuần hành còn tổ chức nhặt rác sau khi tham dự).
Ở Vĩnh Tân, cuộc biểu tình cũng phản ánh rằng các kiến nghị của người dân theo con đường chính thống không được xem xét đủ nhanh, trong khi tình trạng ô nhiễm trở nên nghiêm trọng. Biểu tình là giải pháp bất đắc dĩ của họ, tuy nhiên sự việc đã diễn ra theo hướng bạo động, gây ảnh hưởng lớn tới những người không liên quan.
Cá nhân tôi cho rằng, khả năng thực hành quyền của một người phụ thuộc nhiều vào tri thức của anh ta. Không có một nhận thức tốt, các cá nhân có thể xâm phạm mạnh mẽ sự tự do của người khác trong quá trình thực hành quyền của họ, ví dụ như các cuộc biểu tình tiến tới đập phá ở Bình Dương.
Tuy vậy, mọi việc đều có hai mặt, việc viện dẫn các mặt trái để "cấm tiệt" là điều cần hết sức thận trọng, bởi các sự "cấm tiệt" này có thể bị lam dụng gây ra các mâu thuẫn nghiêm trọng giữa chính quyền và công dân.
Một chính phủ viện dẫn lý do để bảo vệ an toàn cho người dân mà ngăn chặn họ làm một điều gì đó, cho dù điều này có thể không gây hại tới người khác, được gọi là một nhà nước bảo hộ "parental government". Ví dụ điển hình của các hình thức bảo hộ này là Hà Nội cấm kinh doanh sau 12h đêm (ngoại trừ các nước có chiến tranh thì tôi chả thấy có mấy thủ đô nào có cái luật này), kiểm duyệt phim ảnh sách báo (vì sợ người dân xem xong có hại).
Nếu theo lập luận kiểu này, thành phố có thể cấm nốt cả các quán đồ ăn nhanh hay uống quá nhiều nước ngọt (vì có thể làm người dân béo phì), cấm đi ô tô hoặc xe máy nếu đoạn đường ngắn (để tăng cường sức khỏe), cấm internet (vì có thể bị hacker tấn công, hoặc xem phải web sex) ...
Rất dễ để nhận thấy, một quốc gia cần đưa ra các chính sách để đảm bảo quyền của người dân và đồng thời hạn chế ảnh hưởng của việc lạm dụng quyền này gây ảnh hưởng tới quyền của người khác. Không thể vì một vài lý do mà "cấm tiệt" hoặc xử theo "luật rừng".
Giải pháp nào cho Việt Nam ?
Ở Việt Nam, nhà nước ta còn e ngại việc các cuộc biểu tình bị lợi dụng vì mục tiêu chống phá hơn là mục tiêu biểu lộ ý kiến. Điều này là có cơ sở. Bên cạnh đó, việc chưa có một "văn hóa biểu đạt ý kiến" cũng là một hạn chế khiến dân ta chưa được nhà nước tin tưởng "giao phó" quyền được biểu tình.
Tuy vậy, đây cũng là câu chuyện con gà và quả trứng. Nếu không được biểu đạt, lấy đâu ra "văn hóa biểu đạt". Không được thực hành biểu tình ôn hòa, làm sao mà có biểu tình ôn hòa?
Thiết nghị, luật biểu tình không nên cứ bị trì hoãn mãi như thế.
Bên cạnh đó, vẫn nên nhớ biểu tình chỉ là biện pháp bất đắc dĩ của dân chúng. Cả nước mình lấy đâu ra mà nhiều nhà dân chủ chuyên nghiệp thế mà cả ngày cứ đi biểu tình. Nếu không có việc gì, cả ngày ra đường đối mặt với các anh an ninh thì sống bằng gì đây?
Trong vụ việc 6700 cây xanh, nếu thủ đô mở một kênh đối thoại khẩn cấp, một website công khai thông tin có sự cập nhật thường xuyên về vụ việc (điều mà page 6700 người vì 6700 cây xanh vẫn đang làm) thì người dân có xuống đường biểu tình hay không?
Trong vụ việc nhà máy nhiệt điện ở Vĩnh Tân, nếu các đơn kiến nghị của người dân ngay từ đầu được xem xét, các cuộc đối thoại và tham vấn ý kiến được mở thường xuyên, đại diện của người dân được tham gia giám sát quá trình thi công và khâu xử lý rác thải, kịp thời phản ánh các vấn đề, liệu có ai xuống đường biểu tình.
Xin kết lại một câu thế này: "Một nhà nước tử tế là một nhà nước luôn sẵn sàng đối thoại"
-Một admin-


-


[Cùng đọc báo cũ]

Sự thật phá tan tuyên truyền mị dân!

Cách đây 5 năm khi xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, họ vẽ :

"Trước đây, cũng có nhiều ý kiến lo ngại về Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân sẽ tác động đến môi trường trong khu vực. Tuy nhiên theo đánh giá của các chuyên gia và theo đề án được duyệt thì nhà máy sẽ ứng dụng những công nghệ cao, hoạt động quản lý theo mô hình tự động hóa như: Chiều cao ống khói lên đến 210m, đáp ứng nồng độ thải mặt đất theo tiêu chuẩn Việt Nam.



Nhà máy có hệ thống lọc bụi tĩnh điện, hệ thống khử lưu hình bằng nước biển, hệ thống thải tro xỉ, hệ thống xử lý nước thải, kho than và hệ thống vận chuyển than từ cảng vào nhà máy đáp ứng yêu cầu của Bộ Tài nguyên Môi trường. Vì vậy ít có khả năng tác động làm ô nhiễm môi trường trong khu vực."

Và cuối cùng những quảng cáo hiện đại mà họ rêu rao đó lại là những thứ cũ kĩ lạc hậu mà thế giới đang loại bỏ. Đặc biệt đó lại là của TQ.

Nhà máy điện Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận) do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải – Trung Quốc thi công; với tổng mức đầu tư 23.477 tỷ đồng. Hiện đang làm ô nhiễm trầm trọng môi trường xung quanh khu vực.

Sắp tới họ đòi xây thêm điện hạt nhân tại Phan Rang, Ninh Thuận. Cũng với lời tuyên truyền "xịn lắm, an toàn lắm. Bà con đừng lo"!

Bạn còn tin vào những gì họ nói không? Bạn còn tin vào những gì họ ra rả tuyên truyền ngày đêm nữa không?

Trường hợp nhiệt điệt Vĩnh Tân là minh chứng rõ ràng nhất cho câu :

"Đừng nghe những gì cs nói mà hãy nhìn những gì cs làm"

http://vneec.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong-chuong-trinh/t9110/khoi-cong-xay-dung-nha-may-nhiet-dien-vinh-tan--binh-thuan.html


-Bài 19: Vì sao Trung Quốc "bơm" tiền vào các dự án nhiệt điện VN?

(ĐSPL) - Nhiều chuyên gia đang bày tỏ mối quan ngại khi Trung Quốc không ngừng "bơm" tiền cho các doanh nghiệp "nhảy" vào lĩnh vực nhiệt điện ở Việt Nam.
Thực tế đã thấy, các dự án nhiệt điện do nhà thầu Trung Quốc triển khai đang vấp phải nhiều vấn đề bất cập. Liệu cơ quan đang nắm trong tay chiến lược của ngành điện - EVN, đã lường trước sự cố hay còn chờ... nước đến chân mới nhảy?

Ưu ái cho nhiệt điện

Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc đã viện trợ hầu khắp các ngành công nghiệp, năng lượng của Việt Nam. Vốn vay ưu đãi lãi suất thấp từ Trung Quốc chủ yếu là từ đầu mối Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank). Chẳng hạn, ở ngành điện, đa số các dự án nhiệt điện đều vay vốn tín dụng xuất khẩu hoặc ODA của Trung Quốc, mỗi dự án có tổng vốn đầu tư ít nhất cũng hơn 3.500 tỉ đồng...

Con số trên đưa ra không khỏi giật mình khi thực tế tính đến năm 2014, chính sách ưu ái của Trung Quốc cho lĩnh vực nhiệt điện ở Việt Nam còn tăng gấp đôi cả về quy mô và số lượng. Chỉ tính riêng EVN hiện tại cũng có tới 10 dự án do Trung Quốc làm chủ thầu bằng chính nguồn vốn vay từ Trung Quốc có tổng giá trị hơn 5 tỉ USD (trong đó đã giải ngân được 50%).

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), việc hợp tác đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam là chủ trương được chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương và chủ thể đầu tư. Các nhà đầu tư của Trung Quốc luôn nhận được những hỗ trợ điều kiện cần thiết từ các cấp và các cơ quan chức năng của mình để đạt được mục tiêu đầu tư vào Việt Nam nhằm giải quyết việc làm cho lao động, tăng thu nhập cho người dân và đóng góp cho nền kinh tế của đất nước Trung Quốc.

Cũng theo Bộ KH&ĐT, việc các nhà đầu tư, nhà thầu Trung Quốc trúng thầu gần như toàn bộ các dự án xây dựng, cung cấp trang thiết bị của các nhà máy nhiệt điện của EVN đã thể hiện sự quan tâm lớn của Trung Quốc về chiến lược năng lượng trong hiện tại và tương lai. Sau này toàn bộ các nhà máy điện được đưa vào vận hành khai thác sử dụng thì sự chi phối về cung cấp bảo trì, tu bổ, sửa chữa trang thiết bị là tất yếu (bởi độ tin cậy của thiết bị, công nghệ của Trung Quốc so với các nước thuộc khối châu âu, G7 thường thấp hơn - PV).

Một chuyên gia trong lĩnh vực nhiệt điện (đề nghị giấu danh tính) cho PV báo Đời sốngPháp luật thông tin: Bằng nhiều giải pháp để thực hiện việc hầu hết trang thiết bị, máy móc và trình độ công nghệ đầu tư sang Việt Nam và các dự án do nhà thầu Trung Quốc trúng thầu EPC đều có xuất xứ từ Trung Quốc, có trình độ trung bình và thấp so với các nước tiên tiến trong khu vực châu á, châu âu và thế giới,... đã thể hiện Trung Quốc đang tích cực triển khai chính sách bán máy móc thiết bị rẻ, bán phụ tùng thay thế đắt và từng bước chuyển giao công nghệ lạc hậu, ô nhiễm ra khỏi nội địa và đang thực hiện tại Việt Nam. "Trong thời gian tương lai không xa Việt Nam còn phụ thuộc vào phía Trung Quốc để duy trì hoạt động các nhà máy nhiệt điện... đó là dã tâm đã hiện rõ của Trung Quốc khi quá quan tâm và ưu ái tới ngành điện Việt Nam", vị này nhấn mạnh.
Bài 19: Vì sao Trung Quốc "bơm" tiền vào các dự án nhiệt điện VN? - Ảnh 1
 Trung Quốc đang thực hiện chiến lược thâu tóm ngành nhiệt điện Việt Nam.

"Sân tập" hay... "chuột bạch"?

Thông tin được phát đi từ EVN cho thấy, nếu Trung Quốc rút nhà thầu và ngừng cung cấp tín dụng thì sẽ phải đặt ra bài toán tìm nguồn vốn hơn hai 24 tỉ USD để tiếp tục thực hiện các gói thầu EPC của đơn vị này. Việc ngừng hoặc có những trục trặc ngoài mong muốn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ phát điện chung cả nước trong các tháng tiếp theo của năm 2014 và mùa khô 2015.

Theo các chuyên gia về năng lượng, nước ta có nhiều than, nếu kể cả trữ lượng ở vùng châu thổ sông Hồng thì rất lớn (hàng trăm tỉ tấn), sản lượng khai thác than hiện nay và trong tương lai gần còn nhỏ bé so với trữ lượng. Trong khi đó trữ năng kinh tế của thuỷ điện Việt Nam chỉ có giới hạn, các nguồn thuỷ năng kinh tế ngày càng ít nhưng nhu cầu sử dụng lại ngày càng tăng nên trong tương lai ngành nhiệt điện, nhất là nhiệt điện đốt than đang ngày chiếm ưu thế. Nắm bắt được vấn đề này, Trung Quốc đã ưu tiên cho các doanh nghiệp của mình nhảy vào Việt Nam thâu tóm thị trường, công nghệ và quan trọng hơn là làm cho ngành nhiệt điện phải phụ thuộc vào Trung Quốc.

Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, PGS.TS. Trương Duy Nghĩa, Chủ tịch hội Khoa học Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam cho rằng: "Có lẽ ai cũng biết, các nhà thầu Trung Quốc chưa hề làm tổng thầu EPC ở bất cứ dự án nhiệt điện nào. Họ chỉ có duy nhất một nhà máy điện ở Pakistan (nhưng đây là thỏa ước mang tính chính trị giữa hai nước này)". Vì thế, theo ông Nghĩa, vô hình trung chúng ta đang trở thành một "sân tập" hay cũng có thể hiểu là "chuột bạch" cho các nhà thầu Trung Quốc hoàn thiện tay nghề trong lĩnh vực nhiệt điện.

"Khi tay nghề đã có, các nhà thầu Trung Quốc sẽ đủ lớn để vươn ra các thị trường khác. Nhưng sự thật là để có tay nghề vững đương nhiên những sản phẩm đi đầu luôn mắc lỗi. Mắc lỗi có thể khắc phục, xong ai dám chắc họ sẽ khắc phục miễn phí khi thời gian bảo hành đã hết. Lúc đó, chúng ta chỉ có khóc dở, mếu dở bởi nếu sửa chữa thay thế thiết bị sẽ rất đắt, còn nếu không ắt nó chỉ còn là một đống sắt vô giá trị", ông Nghĩa nói.

Điều này hoàn toàn trùng hợp với nhận định được phát đi từ Bộ KH&ĐT khi cho rằng, các doanh nghiệp Trung Quốc ít có khả năng nghiên cứu và phát triển hoặc chuyển giao công nghệ, ít có tác động trong nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ. Trang thiết bị máy móc của các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc, trình độ công nghệ đạt mức trung bình, thậm chí có trường hợp đưa máy móc đã qua sử dụng sang Việt Nam, hoặc một số dây chuyền thiết bị từ nhiều nguồn, lai ghép nhiều thế hệ, các nước khác nhau nên không đồng bộ. Công nghệ sử dụng trong các dự án nhiệt điện đều thuộc loại trung bình, có thiết bị đã qua sử dụng được cải tạo, nâng cấp về kỹ thuật với mức giá rẻ không ngờ.

Những rủi ro được báo trước


Việc sử dụng ODA của Trung Quốc có nhiều rủi ro vì chủ đầu tư không kiểm soát được tỷ giá của đồng nhân dân tệ so với USD, không kiểm soát được việc thanh toán theo tiến độ (thường phía Trung Quốc yêu cầu ngân hàng Trung Quốc thanh toán ngay khi đưa thiết bị sang, bất chấp thiết bị đó có được chủ đầu tư chấp nhận hay không), không phạt được nhà thầu nếu nhà thầu vi phạm (về chất lượng và về tiến độ), và cuối cùng, do sử dụng ODA của Trung Quốc nên nhà thầu thường đưa ra yêu sách là phải làm theo cách của Trung Quốc (bất chấp hồ sơ mời thầu và thiết kế của chủ đầu tư). Điều này khiến Việt Nam đang lệ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc cả về kỹ thuật và tài chính trong các dự án nhiệt điện.

(Ông Chương Duy Nghĩa, Chủ tịch hội Khoa học Kỹ thuật Nhiệt Việt Nam)

Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật bên lề kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII về những tiềm ẩn khó lường của các nhà thầu Trung Quốc trong việc thực hiện các dự án nhiệt điện, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết: "Không đấu thầu nữa thì thôi, người khác làm. Điều này không ảnh hưởng gì cả. Về nguyên tắc, hợp đồng mới phía Trung Quốc nói là không tham gia nữa thì không sao, chúng ta lại đi tìm đối tác khác, nguồn tín dụng khác. Còn các hợp đồng người ta đang thực hiện với mình thì về nguyên tắc hợp đồng người ta phải thực hiện theo đúng Luật. Nếu không thực hiện đúng thì đã vi phạm hợp đồng. Vi phạm thì xử lý theo Luật Thương mại Quốc tế Incoterm người ta quy định hết rồi. Chúng ta cứ theo đúng quy định để xử lý. Cho đến nay, chưa có dấu hiệu gì cho thấy người ta không thực hiện các hợp đồng ấy. Một số dự án lao động Trung Quốc bỏ về thì bây giờ họ đã quay lại, việc đó mình phải xử lý bình tĩnh trên cơ sở lợi ích hai bên và luật pháp. Luật pháp quốc tế là Incoterm, hai nước đều là thành viên WTO nên mình cứ theo Luật mà xử, không có gì phải lo lắng cả".
(Còn nữa)
TRẦN QUYẾT - VĂN CHƯƠNG

Các dự án nhiệt điện TQ làm tổng thầu tỉ lệ nội địa gần bằng...0%

Bài cuối: "Đắt - rẻ" và chuyện "há miệng mắc quai"

Bài 37: Cần giải quyết bài toán khập khiễng của ngành năng lượng

Bài 36: Vì sao CĐT "giấu nhẹm" khi nhà máy điện chìm trong sự cố?

Bài 35: Bước vội vã, EVN bỏ rơi... “cộng sự”?!

Vì sao dân Tuy Phong, Bình Thuận, nổi dậy? Friday, April 17, 2015 

Việt Hùng/Người Việt
(Tường trình từ Bình Thuận)


BÌNH THUẬN (NV) - Những ngày qua, hàng ngàn người dân ở thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, đã liên tục biểu tình. 
Ðỉnh điểm là vào ngày 15 Tháng Tư, cuộc đụng độ giữa chính quyền và người dân trở thành cuộc bạo động, làm bị thương rất nhiều người dân cùng lực lượng cảnh sát cơ động.



Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 ở huyện Tuy Phong, Bình Thuận. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)

Ngày 16 Tháng Tư, tức một ngày sau cuộc bạo động, chúng tôi đã có mặt ở hiện trường để tìm hiểu nguyên nhân sự việc, và được nhiều người dân ở đây cho biết “thông tin báo chí của nhà nước cho rằng người dân chúng tôi quá khích là hoàn toàn không đúng sự thật,” theo anh Hoàng Tuấn Nam, ngụ khu A, thôn Vĩnh Phúc, cho biết.

Anh cho biết thêm, “Từ trước Tết đến nay, khi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đưa hai tổ máy vào hoạt động và đã gây ra nhiều cơn 'bão xỉ' từ bãi than, xỉ và ống khói khổng lồ thải ra khiến người dân thôn Vĩnh Phúc, xã Vĩnh Tân, gánh chịu toàn bộ. Nhà cửa, cây cối đều phủ đầy bão xỉ, thậm chí giếng nước cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm không thể dùng sinh hoạt được.”

“Sau nhiều lần đưa đơn khiếu kiện lên xã, rồi huyện, thậm chí lên tỉnh, nhưng mọi lá đơn đều chỉ nhận được câu trả lời là ‘sẽ chú ý xem xét nguyện vọng của bà con.’ Rồi sau đó đều đi vào quên lãng. Người dân chúng tôi đã chịu hết nổi với cái bầu không khí đầy khói bụi này rồi, mới lên tiếng,” chị Hoàng Thị Thắm, ngụ khu phố 2, thôn Vĩnh Phúc, trình bày.

Chị cho biết thêm, “Vùng đất này chính là yết hầu của Nam Trung Bộ, nơi 'núi thò chân ra biển.' Quốc Lộ 1A độc đạo đi qua với một bên là núi, một bên là biển. Gọi là yết hầu hay độc đạo bởi không còn con đường nào khác nối liền Nam Bắc ở vùng duyên hải này. Bởi vậy người dân muốn lên tiếng chỉ còn cách ra chặn đường xe trên quốc lộ nhằm gây sự chú ý của công luận, khi mà mọi sự khiếu kiện của chúng tôi đều bị chính quyền phớt lờ.”



Xe tải chở xỉ trên qua địa bàn xã Vĩnh Tân. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)

Vì chính quyền không chịu lắng nghe?

“Nếu nói người dân chúng tôi quá khích là hoàn toàn không đúng. Lẽ ra chính quyền phải xuống để lắng nghe ý kiến của chúng tôi, nhưng ngược lại họ đem quân đội, cảnh sát, dùi cui, áo giáp... xuống để trấn áp chúng tôi. Vì lẽ đó chúng tôi buộc phải chống trả bằng bom xăng, gạch đá,” anh Phan Trọng Thắng cho biết.

Anh còn nói thêm, “Nếu lãnh đạo chính quyền xuống khu vực chúng tôi đang ở được một ngày sẽ hiểu rõ vấn đề. Người dân chúng tôi không thể sống nổi với cái nhà máy này, họ chỉ biết tăng gia sản xuất để có lợi cho họ, chứ không hiểu cho nỗi khổ của chúng tôi.”

Theo quan sát của chúng tôi vào chiều ngày 16 Tháng Tư, sau một cơn mưa khá lớn, thì đường cũng bớt khói bụi, tuy nhiên mỗi lần xe tải chạy ngang qua khụ vực bãi xỉ của nhà máy, thì bụi lại bay mù mịt.

Chị Trần Thị Thanh cho biết, “Bất đắc dĩ chúng tôi mới chặn xe lưu thông trên quốc lộ, ngoài việc giảm bớt khói bụi, chúng tôi còn muốn cho công luận biết đến hoàn cảnh của chúng tôi hiện nay ra sao. Chúng tôi biết hành động chặn xe là vi phạm pháp luật, nhưng chúng tôi không còn cách nào khác, bởi vì chính chính quyền đã vi phạm pháp luật trước chúng tôi.”




Người dân địa phương phục vụ thức ăn cho khách xe đò lỡ đường. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)

Chị cho biết thêm, “Tuy nhiên người dân chúng tôi cũng đã chuẩn bị nấu cháo, mì gói, hủ tiếu... và phát miễn phí cho những hành khách bị kẹt dọc đường. Chúng tôi hoàn toàn không quá khích như bao chí trong nước loan truyền.”

Chủ đầu tư Trung Quốc không tuân thủ luật bảo vệ môi trường
Theo quan sát của chúng tôi thì mỗi khi nhà máy hoạt động, ống khói (cao 210 m, đường kính 7 m) xả khói thẳng vào khu dân cư, khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nặng nề. Vấn đề nghiêm trọng thứ hai chính là bãi xỉ than của nhà máy này rộng tới 64.7 ha. Mỗi ngày, hai tổ máy của nhà máy thải ra ngót 4,000 tấn xỉ than.

Tuy nhiên, quá trình vận chuyển không bảo đảm như xe chở xỉ không có bạt che đậy, đổ xỉ không đúng nơi quy định. Quá trình vận chuyển rơi vãi trên đường, không tưới nước vào bãi xỉ, không có bãi rửa xe riêng... dẫn đến tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng cả khu vực.
“Nói chung, chủ đầu tư nhà máy chưa có ý thức bảo vệ môi trường, chưa nghiêm túc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về môi trường. Họ không vận hành hệ thống xử lý nước thải, không có hồ sơ xác nhận đã có biện pháp bảo vệ môi trường, thực hiện không đúng việc xử lý chất thải nguy hại, đặc biệt là khói, bụi,” ông Ðỗ Văn Minh, trưởng thôn Vĩnh Phúc, cho biết.

Cũng theo ông Minh, do khí hậu ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, nơi có trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân được quy hoạch tới bốn nhà máy, rất nắng nóng và nhiều gió, mỗi khi ống khói hay các xe chở xỉ than hoạt động thì khói và bụi được gió biển đẩy thẳng vào khu dân cư, “bụi khói đến mức đứng cách xa nhau chục mét mà còn không nhìn thấy mặt nhau.”



Trụ sở của nhà máy điện bị đập. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)

“Ðến sáng nay (tức ngày 16 Tháng Tư), phía chính quyền và chủ nhà máy đã cam kết sẽ làm sạch, gia cố đường dân sinh trong thời gian hoàn thiện đường vận hành chính thức, giám sát không cho phép các xe chở xỉ che chắn không kỹ lưỡng tham gia vận chuyển, hạn chế tối đa phát tán bụi ra môi trường,” anh Thoái Văn Lanh, nhà bên cạnh nhà máy nhiệt điện, kể lại.

Anh cho biết thêm, “Chúng tôi tạm thời ghi nhận thiện chí của phía nhà máy và chính quyền. Tuy nhiên, trong những ngày tới, nếu vẫn còn tình trạng khói bụi, người dân chúng tôi sẽ tiếp tục xuống đường biểu tình để đòi quyền lợi.”

Ðược biết nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 được khởi công vào Tháng Tám, 2010, với chủ đầu tư Trung Quốc và là một trong ba nhà máy của trung tâm điện lực Vĩnh Tân, thuộc Quy hoạch phát triển điện quốc gia giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2025 (tổng sơ đồ VI) đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt. Tổng mức đầu tư của dự án là 23,477 tỷ đồng.

Trước đó, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 được nhiều lần tiếp vốn. Tháng Mười Hai, 2010, Bộ Tài Chính và Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Trung Quốc đã ký hiệp định vay $300 triệu để hỗ trợ dự án. Ðầu Tháng Giêng năm nay, cùng với nhiệt điện Duyên Hải, Vĩnh Tân 2 cũng được vay vốn tín dụng nhà nước hàng nghìn tỷ đồng



-Vụ biểu tình chặn QL1A: Đừng xem thường người dân
-Cuộc biểu tình bạo động chặn Quốc lộ 1A trong 30 giờ từ chiều 14 đến đêm 15/4/2015, làm kẹt xe hàng chục km ngang qua huyện Tuy Phong và Thuận Nam tỉnh Bình Thuận, đã gây chấn động dư luận toàn quốc. Điểm đáng chú ý, nguyên nhân của sự phản kháng giận dữ là vì môi trường sống của người dân địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Cư dân xã Vĩnh Tân huyện Tuy Phong đã phải hít thở bầu không khí ngập ngụa khói bụi xỉ than được xả thải từ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Khiếu nại nhiều lần mà tình trạng ô nhiễm không giảm nên cuối cùng sự nổi giận của người dân đã bùng phát thành biểu tình và khi bị ngăn chặn thì bạo động đã xảy ra. Theo Vn Express, trong quá trình chặn quốc lộ 1A, nhiều người được cho là quá khích khi dùng đá, bom xăng (tức chai chứa xăng có nùi giẻ mồi lửa) tấn công lực lượng chức năng khiến nhiều người bị thương. Một khách sạn và 3 ô tô gần khu vực bị hư hại nặng.

Tương đồng: phản ứng của dân

Có điều gì tương đồng khi vụ biểu tình bạo động chặn QL 1A đã diễn ra không lâu sau các vụ đình công qui tụ 90.000 người ở Saigon để phản đối một điều khoản của Luật Bảo hiểm Xã hội; hay các vụ xuống đường ở Hà Nội để chống chính quyền chặt hạ cây xanh vô tội vạ. TS Nguyễn Quang A nhà hoạt động Xã hội Dân sự từ Hà Nội nhận định:
SB: “ Những phản ứng của người dân đối với quyền lợi của họ chứng tỏ người dân càng ngày càng ý thức về quyền và lợi ích của mình và họ đã cất tiếng nói lên. Nhà nước cần tạo ra những khuôn khổ pháp lý để cho người dân thể hiện tiếng nói của mình một cách hữu hiệu ôn hòa. Không có những khung khổ như thế, không có sự đối thoại như thế giữa người dân với nhà nước thì rất đáng tiếc, những việc cất tiếng nói đấy có thể có những hậu quả rất khó lường và có thể có hại cho tình hình chung của đất nước. Nếu những việc cất tiếng nói ấy dẫn đến bạo loạn, dẫn đến những thiệt hại không đáng có.”

power-plant

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận

Ô nhiễm "khủng khiếp"

Báo điện tử Pháp luật (PLO) trong bài tường thuật ngày 16/4 ghi nhận “Cận cảnh bãi xỉ khổng lồ lộ thiên gây ô nhiễm khủng khiếp”.  Theo quan sát của nhà báo, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 có bãi chứa vặng xỉ thải rộng tới 30.000 m2, khu vực này lộ thiên không có tường che chắn, bụi xỉ bay mịt mù vào nhà dân. Khi có gió lốc thì toàn khu vực xã Vĩnh Tân chìm trong bão bụi xỉ, trẻ em bị bệnh hô hấp khó thở. Người dân phản ánh, từ tháng 12/2014 bắt đầu bị bụi xỉ, thì toàn bộ cây trôm cây hoa màu đều không thể sống nổi. Ngay cả tôm cá trong ao cũng chết sạch.
Một người dân xã Vĩnh Tân Huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận cũng nói với Đài chúng tôi câu chuyện tương tự:
SB: “ Người ta chặn xe do hệ thống lọc bụi lọc khí của nhà máy Vĩnh Tân thải bụi than ra mỗi ngày, nó đổ ra từng đống tro bụi xỉ rồi gặp gió lớn thuận chiều bay tới người dân làm cho người dân bức xúc…”
Được biết dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 có tổng mức đầu tư 23.000 tỷ đồng, chủ đầu tư là Điện lực VN một Tập đoàn Nhà nước. Các thông tin trên mạng cho thấy trong 3 năm xây dựng thi công nhà máy này cho tới khi hoàn thành cuối năm 2013, Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước đã trực tiếp kiểm tra nghiệm thu từng giai đoạn một, bảo đảm các yêu cầu về môi trường theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế. Tuy vậy hai tổ máy với tổng công suất thiết kết 1.244 MW mới lần lượt vận hành một thời gian khoảng hơn 1 năm, mà vấn đề xả thải đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
TS Phạm Sĩ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Xây dựng từ Hà Nội nhận định:
SB: “ Công trình lớn như thế này tất nhiên phài có đánh giá tác động môi trường khi làm dự án chứ không phải là đợi xong mới xem. Nếu mà đã được nghiệm thu nhà nước thì tôi chắc rằng những thủ tục ấy là người ta đã kiểm tra. Thế nhưng trong thực tế thì nó lại diễn ra những điều như là vấn đề ô nhiễm môi trường, điều này chứng tỏ rằng việc có những kẻ hở nào đó mà họ không tuân thủ, hoặc ngay trong lúc vận hành họ bỏ qua những khâu nào đó. Ví dụ như tôi biết có nhiều khu vực thì có hệ thống xử lý nước thải nhưng người ta không dùng vì kinh phí tốn kém; họ xây ra đấy để nghiệm thu cho có chứ vận hành thì không làm. Những chuyện đó đều có cả, tôi không biết trong trường hợp này cụ thể là gì. Nhưng tôi chắc rằng trong việc vận hành có thiếu sót, có những việc không đúng theo như đã duyệt. Khi mà nhân dân đã có phản ứng như vậy thì các cấp chính quyền, đặc biệt là Bộ Tài nguyên Môi trường phải vào cuộc và nhanh nhất thì Cảnh sát Môi trường phải vào cuộc.”

Yếu tố Trung Quốc: lạc hậu, ô nhiễm

Lướt mạng ngược dòng thời gian, vietbao.vn bản tin trên mạng ngày 17/12/2010 đưa tin Ngân hàng Xuất khẩu Trung Quốc tài trợ 300 triệu USD tín dụng ưu đãi cho Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, chưa kể vay thương mại và ODA cũng của Trung Quốc. Như vậy Tập đoàn Điện lực VN chỉ phải bỏ ra 15% tổng vốn đầu tư cho Dự án. Sự lệ thuộc nguồn vốn Trung Quốc cho nên hợp đồng tổng thầu EPC xây dựng Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 cũng được giao cho một công ty Trung Quốc là Tập đoàn Điện khí Thương Hải.
Câu chuyện Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 với các yếu tố Trung Quốc làm các chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về công nghệ lạc hậu và ô nhiễm môi trường. TS Nguyễn Quang A nhận định:
SB: “ Vấn đề hết sức nghiêm trọng bởi vì các nhà thầu Trung Quốc viện vào chính sách của Chính phủ Trung Quốc cung cấp và dàn xếp về vốn và những người chủ đầu tư Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp quốc doanh thì hăm hở chấp nhận những nhà thầu như vậy. Rất đáng tiếc Việt nam có thể trở thành một cái bãi thử nghiệm cho họ và một cái bãi thực sự là để xả rác công nghệ.”
TS Nguyễn Quang A kêu gọi những người có trách nhiệm giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường của Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 thay vì sử dụng công cụ truyền thông nhà nước để lý giải loanh quanh.
Đáp câu hỏi của chúng tôi là để giải quyết tận gốc vấn đề công nghệ lạc hậu của Trung Quốc, vấn đề ô nhiễm môi trường như trường hợp Vĩnh Tân 2 thì cụ thể có thể làm gì. TS Nguyễn Quang A tiếp lời:
SB: “ Việt Nam đã có những qui định về đấu thầu hoặc những qui định ngặt nghèo về các tiêu chuẩn. Nhưng rất đáng tiếc tất cả những gói thầu chìa khóa trao tay hay tổng thầu EPC…thì bản thân người chấm thầu, quyết định thầu tức các doanh nghiệp nhà nước, hay bản thân chính quyền VN đã không theo đúng những qui trình do chính họ đưa ra trong Luật Đấu thầu. Và họ chỉ tính đến cái giá mới đầu tưởng là rẻ, cuối cùng nó nảy sinh vấn đề như nhà máy nhiệt điện chúng ta đang nói tới, nó sẽ gây ra rất nhiều hậu quả. Hoặc như các nhà máy bauxite ở Tây Nguyên, những khoản đầu tư đó tưởng như là rẻ, nếu tính hết các khoản khác mà theo Luật Đấu thầu của VN bây giờ phải tính đến, thì những gói thầu đấy những nhà thầu kém chất lượng như của Trung Quốc không bao giờ thắng thầu được. Thực sự ở đây có vấn đề chính trị đứng đằng sau, cho nên dẫn đến kết quả đầu tư kém hiệu quả, tưởng như là rẻ nhưng thực sự rất là đắt
coal-dirt
Bụi xỉ than để bừa bãi, bay hết vào làng
đỏ.”

Khó giải thích

Sau khi cuộc biểu tình bạo động chặn quốc lộ hơn 30 giờ trở thành một vấn đề quốc gia, theo VnExpress Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vội vàng lên tiếng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam giải quyết. Ông Hải yêu cầu các Bộ ngành hữu quan chỉ đạo thực hiện gấp rút giải pháp sử dụng tro, xỉ tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân làm vật liệu xây dựng không nung, phụ gia xi măng…
Tại sao tác động môi trường lại không thể tiên liệu trước mà phải đợi dân biểu tình mới chữa cháy. Đây là một sự thực khó lòng giải thích.
Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân hiện nay mới chỉ có một nhà máy Vĩnh Tân 2 được vận hành, theo kế hoạch từ nay tới 2019 ở khu vực huyện Tuy Phong Bình Thuận sẽ có thêm 3 nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân khác được xây dựng để góp phần ổn định nguồn điện cho các tỉnh thành lân cận. Trong 4 nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân chỉ có dự án Vĩnh Tân 4 đang xây dựng dự trù hoàn tất vào năm 2018 là có nguồn tín dụng tài trợ của Hàn Quốc và Nhật Bản và sử dụng tổ hợp nhà thầu Hàn Quốc-Nhật Bản-Việt Nam. Các Dự án Vĩnh Tân 1 và 3 cũng tương tự như Vĩnh Tân 2 lệ thuộc nguồn vốn và tổng thầu Trung Quốc.
Các nhà hoạt động xã hội dân sự hy vọng Nhà nước rút ra được bài học Vĩnh Tân 2 và các cuộc biểu tình bạo động mù mịt khói lửa cắt đứt QL 1A vừa qua, để có biện pháp thích hợp cho 3 dự án vĩnh Tân còn lại là Vĩnh Tân 1, 3 và 4.-


– Bình Thuận yêu cầu khắc phục ô nhiễm tại Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (Thanh Niên):  – Dân chặn quốc lộ 1A: Thiệt hại hàng chục tỉ đồng (PLO)


-Quốc lộ 1A được giải phóng sau 30 giờ bị người dân chặn (VnEx 16-4-15)
Trước việc nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 cam kết lu lèn, tưới nước, che bạt bãi xỉ để không phát tán bụi, người dân trong khu vực chấm dứt việc chặn quốc lộ 1A.

Đến rạng sáng 16/4, đoàn xe kẹt dài gần 50 km trên quốc lộ 1A qua huyện Tuy Phong và Thuận Nam (Bình Thuận) đã được giải phóng. Lưu thông trên quốc lộ trở lại bình thường sau hơn 30 giờ ách tắc do người dân chặn xe, phản đối việc nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong) gây ô nhiễm nghiêm trọng.


Xung đột giữa người dân và lực lượng chức năng khiến nhiều người bị thương, khách sạn và 3 ôtô hư hỏng nặng vào đêm 15/4. Ảnh: Hoàng Trường



Trong quá trình chặn quốc lộ, nhiều người được cho là quá khích khi dùng đá, bom xăng tấn công lực lượng chức năng khiến nhiều người bị thương, một khách sạn và 3 ôtô gần khu vực bị hư hỏng nặng. Đến 22h30 đêm qua người dân tự giải tán.

Trao đổi với VnExpress, ông Lê Ngọc Sanh - Phó chủ tịch huyện Tuy Phong - cho biết, việc người dân phản đối ô nhiễm bụi xỉ nghiêm trọng của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 là đúng nhưng hành động tràn ra quốc lộ chặn xe thì hoàn toàn sai.

"Để không tái diễn tình trạng, chúng tôi đang cử cán bộ xuống địa phương vận động, giải thích cho người dân hiểu. Đồng thời cùng người dân tiếp tục giám sát những cam kết mà công ty đã hứa với dân. Còn việc xử lý khắc phục thì Phó Thủ tướng đã có công điện cho các bộ ngành vào cuộc", ông Sanh nói.

Trước đó, ông Đinh Văn Thanh - Giám đốc nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - cam kết với người dân và chính quyền sẽ không vận chuyển xỉ ra bãi trong vòng 10 ngày. Đồng thời tiến hành lu lèn, tưới nước, che bạt bãi xỉ để không phát tán bụi.



Quốc lộ 1 qua khu vực bờ biển Cà Ná, giáp ranh 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận thông thoáng từ rạng sáng nay. Ảnh: Hoàng Trường


Trong hai ngày qua, hàng nghìn người dân mang bàn ghế, dù, đá... chắn ngang quốc lộ 1A không cho các xe đi qua. Vụ việc khiến tuyến quốc lộ qua 2 huyện của Bình Thuận kẹt cứng. Liên quan đến vụ việc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương thực hiện các biện pháp về bảo vệ môi trường khi xây dựng, vận hành các nhà máy nhiệt điện trong Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân; không để bụi than, xỉ ảnh hưởng đến khu vực dân cư.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành chỉ đạo thực hiện các giải pháp sử dụng tro, xỉ tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân làm vật liệu xây dựng không nung, phụ gia xi măng. Chính quyền tỉnh Bình Thuận và các đơn vị liên quan phải thông tin, tuyên truyền đến người dân trong khu vực nắm rõ chỉ đạo của Thủ tướng về các biện pháp khắc phục ảnh hưởng môi trường, không để kẻ xấu lôi kéo, kích động làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

Hoàng Trường
-Son Tran

NHÂN DÂN BÌNH THUẬN ĐỐT XE LÃNH ĐẠO UBND, TẤN CÔNG "TỔNG HÀNH DINH" CỦA CÔNG AN BÌNH THUẬN.
Khách sạn Vĩnh Hảo là TỔNG HÀNH DINH của UBND huyện Tuy phong, Bình Thuận thuê để điều động Công An và CSCĐ đàn áp người dân Vĩnh Tân.
Vào đêm 22 giờ tối ngày 15-4, hằng ngàn người dân dùng gạch, đá và "bom xăng" tự chế ném vào CSCĐ và Công an Bình Thuận. Một số đông Công An đã trốn chạy khỏi hiện trường mang theo hằng chục Công An khác bị thương vong đi cấp cứu bằng xe máy vì đoạn đường Quốc Lộ 1A bị chặn, không còn đường cho xe cấp cứu tiến vào.

Theo nguồn tin người dân địa phương cho biết thì có ít nhất là 30 công an bị thương và bị phỏng nặng vì trúng bom xăng và gạch đá. Cuộc tiến Công của nhân dân Bình Thuận đã đẩy lùi Công An và CSCĐ ra khỏi hiện trường vào lúc 22 giờ 30 tối cùng ngày.
Ngay sau đó thì hằng ngàn người dân đã kéo đến khách sạn Vĩnh Hảo (cách nhà máy khoảng một cây số), nơi đây là "tổng hành dinh" của lãnh đạo UBND Bình Thuận và Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 thuê để điều động Công An đàn áp người dân biểu tình.
Ba chiếc ô tô của các lãnh đạo UBND đậu tại khách sạn gồm Mercedes, Ford và BMW đã bị đập phá hư hỏng, khu vực khách sạn bị đập phá tan nát một phần.
Ông S., chủ khách sạn, cho biết mình đang đi công tác ở Bến Tre và trước đó có đồng ý cho đoàn công tác của Huyện ủy, UBND huyện Tuy Phong mượn khách sạn để làm nơi giải quyết vụ người dân phản ứng vụ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Theo ông S., cho biết người dân biểu tình đang siết chặt vòng vây và tuyên bố sẽ thiêu rụi khách sạn.
Cho tới giờ phút nầy thì nhiều người dân tạm thời rút lui vào bóng tối, tiếp tục sử dụng "Du Kích Chiến", lúc ẩn, lúc hiện đem chướng ngại vật ra chặn xe quốc lộ 1A làm cho con đường bị kẹt dài trên 50km.
Nguyễn Thùy Trang

-Người dân tạo tường lửa, tiếp tục chặn quốc lộ 1A
-


-Lê Nguyễn Hương Trà
Kẹt xe 50 km trên QL.1A, xô xát làm nhiều người bị thương, khách sạn Vĩnh Hảo bị đập phá, ba chiếc Mercedes, Ford và BMW bị phóng hỏa thiêu rụi, nhiều xe tải bị ném đá, hàng trăm CSCĐ và CSGT tham gia vãn hồi trật tự…Cho đến sáng nay 16.4 mới chỉ thông xe được một phần.
Báo PL TP.HCM làm vụ “Bão Xỉ” chi tiết nhất nè:
http://phapluattp.vn/…/quoc-lo-1a-bi-chia-cat-ket-xe-keo-da…
Công trình Nhà máy điện Vĩnh Tân 2 (huyện Tuy Phong, Bình Thuận) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam gồm 2 tổ máy được xây dựng từ ngày 8.8.2010, theo hình thức hợp đồng EPC do Tập đoàn Điện khí Thượng Hải – Trung Quốc thi công; với tổng mức đầu tư 23.477 tỷ đồng. Đây là một trong những công trình đảm bảo cấp điện cho miền Nam. Ngày 7.9.2014, tổ máy số 2 đã hoà điện lần đầu thành công vào lưới điện Quốc gia. Tuy nhiên, từ đầu 2014 khi tổ máy số 1 vận hành thì đã xả ra khói thải, bụi khiến người dân địa phương phản ảnh gay gắt.
Bãi xỉ có diện tích hơn 64 ha, khối lượng tro, xỉ hằng ngày khoảng 4.000 tấn. Mấy tháng qua, khói đen liên tục xả ra từ nhà máy khiến các khu dân cư nằm cách nhà máy chưa đầy 1 km phải chịu trận. Nhà nhà phải đóng cửa cả ngày, cây cỏ hoa màu dính đầy bụi xỉ không thể đơm hoa kết trái, nguồn nước sinh hoạt cũng không thể sử dụng do ô nhiễm bụi xỉ…
Riêng quan sát của một nhà báo dân Ninh Thuận, thì vùng đất này chính là yết hầu của Nam trung bộ, nơi núi "thò chân ra biển". QL 1A độc đạo đi qua, một bên quốc lộ là biển, bên còn lại là điệp trùng núi với gần 100km kéo dài đến cao nguyên Di Linh. Gọi là yết hầu bởi không có con đường nào khác nối thông Nam Bắc ở vùng duyên hải này. Nếu QL1A ở đây có sự cố, mạch giao thông Nam Bắc qua duyên hải sẽ bị cắt đứt. Vậy nhưng bên cạnh cái yết hầu ấy là một nhà máy điện chạy than do Trung Quốc xây dựng! – Sự Viễn
P/s: Theo tin của một công ty thầu phụ cho các nhà máy điện, EVN mua của Trung Quốc 12 nhà máy điện bằng than đá xây dọc theo các bãi biển. Họ phải làm đường nước mát đổ ra biển dài xa 4 km để tránh nước biển gần bờ bị nóng Riêng vấn đề khí thải thì nó sẽ làm ô nhiễm khắp các tỉnh duyên hải, khí này treo lơ lửng trên không 50-200m, quất vào các nhà cao tầng.
- Cờ đỏ sao vàng lại bay phất phới.
-
-
-
-

Khi bão xỉ và ống khói tiếp tục phát tán, người dân xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận lại tràn ra đường. Hàng nghìn xe kẹt cứng hơn 20 km trên quốc lộ.
Người dân chặn xe ở quốc lộ 1 qua xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong. Ảnh: Hoàng Trường
Người dân chặn xe ở quốc lộ 1 qua xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong. Ảnh: Hoàng Trường
Gần trưa 15/4, hàng trăm người dân xã Vĩnh Tân tiếp tục mang bàn ghế, dù, đá... chắn ngang quốc lộ 1A, không cho các xe qua nhằm phản đối nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 gây ô nhiễm bão xỉ nghiêm trọng.
Lực lượng chức năng tỉnh Bình Thuận được huy động để khuyên nhủ, kêu gọi người dân chấm dứt việc chặn đường nhưng bất thành. Nhiều người được cho là có hành vi quá khích, ném đá vào cảnh sát.
Đến chiều nay, một số người tiếp tục ném bom xăng tạo tường lửa giữa quốc lộ. Hàng nghìn xe kẹt cứng suốt 20 km.
Việc chặn xe trên quốc lộ để phản đối nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 xảy ra từ chiều qua. Ông Đinh Văn Thanh - Giám đốc nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân - đã cam kết với người dân và chính quyền sẽ không vận chuyển xỉ ra bãi trong vòng 10 ngày. Đồng thời tiến hành lu lèn, tưới nước, che bạt bãi xỉ để không phát tán bụi.
Tuy nhiên, sáng nay bụi xỉ vẫn phát tán nên người dân tiếp tục chặn quốc lộ yêu cầu xử lý dứt điểm ô nhiễm. Chính quyền huyện Tuy Phong đối thoại, vận động người dân giải tỏa nhưng bất thành.
Liên quan đến vụ việc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam khẩn trương thực hiện các biện pháp về bảo vệ môi trường khi xây dựng, vận hành các nhà máy nhiệt điện trong Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân; không để bụi than, xỉ ảnh hưởng đến khu vực dân cư.
Người dân nhiều lần tấn công ngược trở lại để 'tái chiếm' quốc lộ 1. Ảnh: Hoàng Trường
Người dân dùng bom xăng để tạo bức tường lửa ngăn xe qua quốc lộ. Ảnh: Hoàng Trường
Phó Thủ tướng giao Bộ Công Thương chủ trì cùng Bộ Xây dựng chỉ đạo thực hiện các giải pháp sử dụng tro, xỉ tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân làm vật liệu xây dựng không nung, phụ gia xi măng. Báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền.
UBND tỉnh Bình Thuận và các đơn vị liên quan được yêu cầu tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến người dân trong khu vực nắm rõ chỉ đạo của Thủ tướng về các biện pháp khắc phục ảnh hưởng môi trường, không để kẻ xấu lôi kéo, kích động làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Đồng thời bảo đảm an toàn, an ninh cho người lao động, phương tiện, thiết bị trong Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân; bảo đảm giao thông tại quốc lộ 1A.-

Hàng trăm tài xế vạ vật sau vụ dân chặn quốc lộ 1A  /  Dân phản đối nhà máy ô nhiễm, quốc lộ 1A tắc hàng chục km

-Dân đổ ra quốc lộ 1 chặn xe: Chủ tịch tỉnh chỉ đạo lúc nửa đêm
Công Thọ (Dân Việt) •01:07 - 15 tháng 4, 2015
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị người dân tin tưởng vào chính quyền và tạo điều kiện cho nhà máy khắc phục ô nhiễm.
Chiều ngày 14.4, do bức xúc xúc với tình trạng ô nhiễm bụi xỉ của Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (thuộc xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận), rất nhiều người dân đổ ra quốc lộ chặn xe lưu thông gây ra cảnh ách tắc hỗn loạn nhiều giờ.
Dan do ra quoc lo 1 chan xe: Chu tich tinh chi dao luc nua dem

Người dân tập trung phản đối khói bụi do nhà máy nhiệt điện thải ra. (Ảnh: Diệp Quốc Thái)
Trao đổi với phóng viên Dân Việt lúc 0h ngày 15.4, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận - ông Lê Tiến Phương cho biết, đến thời điểm hiện tại tình hình tại hiện trường đã đã dịu hơn rất nhiều so với chiều ngày 14.4.
Hiện tại, các lực lương chức năng cũng như cả hệ thống chính trị, đoàn thể của tỉnh... đã tới hiện trường cùng chia sẻ khó khăn với dân và động viên bà con bình tĩnh.
Dan do ra quoc lo 1 chan xe: Chu tich tinh chi dao luc nua dem

Lực lượng chức năng đang cố thuyết phục người dân và ổn định tình hình. Tuy nhiên, theo thông tin từ anh Quốc Thái (người dân sống tại khu vực này), tính tới 23h ngày 14.4, tình hình vẫn đang rất căng thẳng. (Ảnh: Diệp Quốc Thái)
Nói về nguyên nhân sự việc trên, người đứng đầu UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, xuất phát từ việc nhà máy nhiệt điện hoạt động trên địa bàn xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong gây ô nhiễm môi trường.
Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đã nắm được việc này và những ngày qua yêu cầu Nhà máy phải khắc phục một cách triệt để, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho nhân dân.
Ngay sau khi tỉnh có yêu cầu, nhà máy này đã bắt đầu thực hiện như xe chở xỉ phải có bạt che, nắp đạy, đường xá phải lu lèn nền đường, đổ nước, bãi xỉ phải che đậy...
Trong khi nhà máy bắt đầu thực hiện công việc trên thì mấy ngày qua ở khu vực này xuất hiện những cơn gió khác thường so với những năm trước đây làm khói bụi tăng. Từ đó dẫn đến việc dân bức xúc, kéo vào nhà máy gây tắc quốc lộ 1A.
Ông Phương cho hay, trước tình hình đó, chính quyền tiếp tục yêu cầu nhà máy thực hiện các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường do xỉ than và tỉnh Bình Thuận sẽ giám sát việc này. Nhà máy có hứa hẹn, cam kết thực hiện.
“Nếu Nhà máy không thực hiện nghiêm, chính quyền sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để xem xét giải quyết”, chủ tịch tỉnh Bình Thuận nói.
Người đứng đầu UBND tỉnh đề nghị người dân tin tưởng vào chính quyền, tạo điều kiện cho nhà máy khắc phục ô nhiễm môi trường. Chính quyền luôn đứng về phía lợi ích của người dân để giải quyết vấn đề môi trường và yêu cầu nhà máy thực hiện cam kết.
Chính quyền cũng chia sẻ với bà con nhân dân và nhận thấy yêu cầu của bà con mong muốn môi trường sống trong lành là hoàn toàn chính đáng. Bản thân UBND tình cũng đã yêu cầu nhà máy phải giải quyết.
Tuy vậy, đường Quốc lộ 1A là tuyến đường huyết mạch của đất nước chạy dọc từ Bắc vào Nam. Từ chiều ngày 14.4 rất nhiều xe, người, hàng hóa đang bị kẹt tại đây, gây thiệt hại lớn cho rất nhiều người dân trên cả nước.
Do vậy, việc để quốc lộ 1 bị kẹt là “rất không nên” và ảnh hưởng đến nhiều người dân khác đang cần di chuyển.
Do vậy, nhiệm vụ của các lực lượng chức năng phải nỗ lực kiên trì giải thích cho người dân đang kéo vào nhà máy gây tắc đường để mọi người bình tĩnh, tuyến đường huyết mạch được lưu thông.
Ông Lê Tiến Phương cũng cho biết, chiều ngày 14.4 rất nhiều người quá khích phản ứng gay gắt lại lực lượng chức năng tuy nhiên, tỉnh chỉ đạo dứt khoát không được phản ứng gay gắt, bắt bớ mà phải kiên trì giải thích cho bà con hiểu.

Hàng trăm tài xế vạ vật sau vụ dân chặn quốc lộ 1A
XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Xe nối đuôi nhau, kẹt cứng hàng chục km trên quốc lộ 1A, đoạn qua tỉnh Bình Thuận. Các tài xế đều tỏ ra mệt mỏi vì phải chờ thông đường suốt 12 tiếng. Cả trăm tài xế chờ thông đường quá lâu đã tìm chỗ nghỉ ngơi. Nguyên nhân ùn tắc suốt 12 tiếng không ...
Hàng trăm tài xế vật vã sau vụ dân chặn quốc lộ 1AVNExpress
Vụ dân đổ ra chặn QL1: Cận cảnh bụi mịt mù ở Bình Thuận
Mặc dù khu dân cư cách Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 (xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận) cả kilômét, nhưng hằng ngày từng lớp bụi vẫn phủ dày nền nhà của người dân do ô nhiễm môi trường gây ra bởi nhà máy trên.
Vu dan do ra chan QL1: Can canh bui mit mu o Binh Thuan
Bụi bám một lớp dày trên nền nhà dân cách nhà máy khoảng 1km.
Vu dan do ra chan QL1: Can canh bui mit mu o Binh Thuan
Người dân phải bịt kín mặt khi ra đường.
Khói bụi không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sinh hoạt và việc kinh doanh của người dân, mà còn khiến những tán lá cây, bầu trời nơi đây phải “đổi màu”. Ngay cả đàn ông khi ra đường cũng phải bịt kín khẩu trang.

Thậm chí, nhiều người dân sống tại khu dân cư thôn Vĩnh Phúc (xã Vĩnh Tân) còn cho biết, nước giếng cũng đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm nặng do khói bụi từ Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2.


Nắm bắt sự việc, lãnh đạo tỉnh Bình Thuận đã yêu cầu nhà máy phải khắc phục một cách triệt để, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho nhân dân. Ngay sau khi tỉnh có yêu cầu, nhà máy này đã bắt đầu thực hiện một số biện pháp như xe chở xỉ có bạt che, nắp đậy, đường được xịt nước, bãi xỉ có sự che đậy...
Trong khi nhà máy vừa mới bắt đầu thực hiện công việc trên, thì mấy ngày qua ở khu vực này xuất hiện những cơn gió khác thường so với những năm trước đây làm khói bụi tăng. Từ đó dẫn đến việc khoảng 16h chiều 14.4, do bức xúc xúc với tình trạng ô nhiễm bụi xỉ, rất nhiều người dân địa phương đã đổ ra quốc lộ 1 chặn xe lưu thông gây ra cảnh ách tắc, hỗn loạn nhiều giờ.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận - ông Lê Tiến Phương cho biết, đến 2h30 ngày 15.4 tình hình tại hiện trường đã ổn định, các xe đã lưu thông trên đường quốc lộ 1. Theo ông Phương, UBND tỉnh sẽ tiếp tục cho triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm do xỉ than tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 để dân đỡ bụi đồng thời tiếp tục vận động để người dân yên tâm.






Tổng số lượt xem trang