Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

“Nhà đinh” ở Trung Quốc

-Trung Quốc ủi đổ nhà không chịu di dời


Ngôi nhà bị ủi đổ sau khi có sự thỏa thuận đền bù cuối cùng giữa chính quyền và chủ nhà

Một ngôi nhà năm tầng nằm chơ chọi ở giữa một con đường mới xây ở Trung Quốc trong hơn một năm vì chủ nhân của nó từ chối di dời cuối cùng đã bị phá hủy.

Con đường tọa lạc ở phía đông tỉnh Chiết Giang được xây dựng xung quanh ngôi nhà vì chủ nhân, một người chăn vịt, đòi được bồi thường nhiều hơn mức được đề nghị từ đầu.

Ông La Bao Căn, 67 tuổi, nói ông vừa hoàn thành ngôi nhà với chi phí 95.000 USD và chỉ được đền bù 35.000 USD để di chuyển.

Giới chức trách nói rằng cuối cùng ông đã chấp nhận mức tiền 41.000 USD, và các xe ủi đã được huy động để san bằng căn nhà.

Ngôi nhà được người ta đặt biệt danh là “cái gai” vì nó giống như một cái gai rất cứng đầu, không chịu 'để di dời.'

Hãng tin chính thức của Trung Quốc Tân Hoa Xã nói vợ chồng chủ nhà cuối cùng đã chấp nhận lời đề nghị bồi thường mới và chuyển đến một khu vực tái định cư với sự giúp đỡ của người thân vào sáng thứ Bảy.

Hãng tin này mô tả câu chuyện về ngôi nhà này là "kỳ quái" và "tai tiếng" vì hình ảnh của nó đã được đăng tải trên mạng.

Hãng này dẫn lời ông chủ của ngôi nhà nói: "Chúng tôi chưa bao giờ chọn sống trong một ngôi nhà cô độc nằm ở giữa đường cái như một giải pháp cuối cùng.

“Sau khi Chính phủ giải thích, cuối cùng tôi đã quyết định di dời."

'Mệt mỏi với truyền thông'



"Chúng tôi chưa bao giờ chọn sống trong một ngôi nhà cô độc nằm ở giữa đường cái như một giải pháp cuối cùng. Sau khi Chính phủ giải thích, cuối cùng tôi đã quyết định di dời"


Chủ ngôi nhà bị ủi đổ

Lãnh đạo chính quyền xã nơi ngôi nhà tọa lạc nói với hãng tin AP rằng chủ nhà đã trở nên mệt mỏi với sự chú ý của giới ‎truyền thông:

“Họ phải tiếp hàng chục người từ các cơ quan truyền thông tới đó mỗi ngày.”

Con đường này là một dự án phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng nối thành phố với một ga đường sắt mới ở vùng ngoại ô.

Vợ chồng chủ ngôi nhà là hộ gia đình chủ sở hữu duy nhất trong 459 hộ gia đình ở địa phương đã từ chối kế hoạch di dời.

Vụ việc nhấn mạnh cho thấy điều đang là nguyên nhân chính gây bất ổn tại Trung Quốc, khi mà những phát triển lớn về cơ sở hạ tầng và địa ốc dẫn tới hàng trăm nghìn các vụ tái định cư.

Nhiều người dân đã phải chịu áp lực cực kỳ to lớn để di dời, mặc dù chủ của ngôi nhà mới bị kéo đổ cho hay ông không nằm trong diện các đối tượng này.

-“Nhà đinh” ở Trung Quốc  DCVOnline (Tin National Post)
Xa lộ Wenling (Ôn Lĩnh) - thuộc Zhejiang (Chiết Giang) ở Trung Quốc - mới, rộng, và gần như xong. Gần như xong ngoại trừ ngôi nhà năm tầng nằm ngay giữa xa lộ.
“Nhà đinh” giữa xa lộ Ôn Lĩnh
Nguồn ảnh: REUTERS/China DailyA


Ông bà Luo Baogen dân làng Xiazhangyang (Hạ Trương Dương) không nghĩ là họ được bồi thường đủ để dọn đi khi chính phủ Trung Quốc quyết định xây một đường cao tốc ngang qua nhà của họ. Vì vậy, chính phủ vẫn xây xa lộ và để ngôi nhà ở giữa đường.
Ông bà Luo Baogen chỉ sống trong một căn hộ trong cao ốc; tuy hàng xóm đã dọn đi nhưng những căn hộ đó vẫn để như cũ để căn nhà không sụp đổ, theo tin của China Daily.
Phòng ngủ của ông bà Luo trong tình trạng tốt, có sàn gỗ. Căn hộ vẫn có điện. Tuy nhiên, nhà bếp của họ gần như bị phá hủy hoàn toàn.
Trong chế độ cộng sản ở Trung Quốc quyền sở hữu bất động sản tư nhân đã bị bãi bỏ, nhưng gần đây luật đã thay đổi khiến phá hủy nhà dân mà không có sự đồng ý của chủ nhân là việc bất hợp pháp.
Điều này dẫn đến một loạt rắc rối ở Trung Quốc là nhà cũ được giữ nguyên ở giữa khu xây dựng lớn. Những ngôi nhà này được thường được gọi là “nhà đinh” [Những cái đinh cũ rỉ khó nhổ khỏi cột gỗ].
Dưới đây là ngôi nhà của Yang Wu và gia đình ông. Năm 2004, Yang không chịu bán nhà và công ty xây dựng đào một hố khổng lồ xung quanh ngôi nhà của ông. Yang và gia đình sau đó đã đột nhập vào công trường, dựng cầu thang tạm và treo cờ Trung Quốc trên mái nhà.
Yang, một vô địch võ thuật, sau đó thách thức mọi người vào nhà đuổi ông ra ngoài. Nhà ông Yang nori tiếng là “căn nhà đinh cứng nhất” ở Trung Quốc.
“Nhà đinh cứng nhất” của gia đình Yang Wu
Nguồn ảnh: OntheNet



Căn nhà cuối cùng đã bị phá hủy vào năm 2007; sau ba năm tranh đấu, ông bà Yang Wu được bồi thường một căn hộ mới cộng một số tiền không công bố khoảng 1/2 triệu đô-la Mỹ, theo tin của Midwest Sustainable Cities Symposium.
“Nhà đinh” có thể xem là một chọn lựa chống lại quan điểm vì tiền trong xã hội tư bản hơn của Trung Quốc hiện đại.
Dưới đây, vài căn nhà đinh đáng chú ý.


Vài căn nhà đinh đáng chú ý Nguồn: REUTERS/Stringer/Files; REUTERS/Joe Tan; REUTERS/China Daily.

© DCVOnline




Hero of the Week: Yang Wu and Wu PingMIDWEST SUSTAINABLE CITIES SYMPOSIUM. February 29, 2012.-“Nhà đinh” ở Trung Quốc 

Minh Đức
Ở thành phố Osaka ở Nhật có một căn building cao tầng có xa lộ xuyên qua tầng thứ 5, 6 và 7[yeinjee.com]. Lý do là vì chủ nhân không chịu phá bỏ building của mình. Sau khi thương lượng, chủ nhân và thành phố chấp nhận giải pháp để cho xa lộ chui qua building. Người Nhật thì làm gì cũng xem lịch sự, có vẻ chuyên nghiệp.

- Mừng Luật Thủ đô, Hà Nội tung quân cưỡng chế dân (Cầu Nhật Tân). Công trình cầu Nhật Tân, công trình ăn vay lớn nhất Đông Nam Á (gần 1 tỉ USD), đang lâm vào trạng thái chậm tiến độ thảm hại. GPMB sắp sang năm thứ 6. Thi công sắp bước sang năm thứ 5 mà khối lượng chỉ đạt hơn 50%. Hết Thủ tướng lại Phó Thủ tướng, Bí thư thành ủy, Bộ trưởng, Chủ tịch thành phố thay nhau đưa ra các mốc thời gian hoàn thành công trình nhưng đều phá sản. Đầu tuần, Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu của Hà Nội lại họp các ban ngành để nghe Bộ GTVT kêu than là nguy cơ cầu làm xong giữa sông mà không có đường xuống đất.
Nguyên nhân chậm tiến độ lớn nhất là do chính quyền các cấp của Hà Nội cùng Bộ GTVT đã có nhiều tiêu cực trong quy hoạch, thiết kế, đền bù và tái định cư giải phóng mặt bằng.
Nay, Luật Thủ đô vừa ra chưa ráo mực, các quan chức Hà Nội đã hí hửng bưng lấy để che đậy cho thủ đoạn mà họ toan tính áp dụng nhằm đối phó với dân lành.
Mới đây, UBND quận Tây Hồ đã chủ trì các ban ngành, công an (cảnh sát, an ninh) … cả hệ thống chính trị để âm mưu cưỡng chiếm đất của các hộ dân phường Phú Thượng (bờ Nam cầu Nhật Tân). Trong số gần 200 hộ dân bị chính quyền liệt vào diện phải “giải phóng”, UBND quận ưu tiên ra quân “đánh” 3 hộ yếu thế nhất là các hộ neo người, cô đơn. Được biết, trong cuộc họp, Lê Văn Phượng (phó chủ tịch) đã nghe tham mưu báo cáo rằng cứ huy động lực lượng thật mạnh, ém quân một chỗ, hễ thấy tình hình thuận lợi là tung quân ra cưỡng chế luôn tất cả “bọn nó”.
Những thủ đoạn nham hiểm nhất mà các cấp tham mưu và cấp ủy thông qua được gói gọn trong cái gọi là Kế hoạch 157/KH-UBND. Dự tính, sáng mai (23/11/2012), toàn hệ thống chính trị sẽ ra quân thực hiện kế hoạch này.
Có lẽ trên khắp trái đất, chỉ có chính quyền của xứ dân chủ triệu lần này là khoái sử dụng những thủ đoạn nham hiểm, đê hèn nhất để đối phó với nhân dân như thể với kẻ thù.
.
. – Việt Nam của thế kỷ 21 vẫn còn có nạn kiêu binh: Một đại họa cho đất nước và cho dân tộc, cần phải tiêu diệt! (DLB). Vì sao công an thành đại họa của dân? (VOA’s blog). - Tình cảnh khó khăn của dân oan Trần Ngọc Anh(RFA).

- Về cố TT Võ Văn Kiệt: - Soi mình cho tới cuối đời (PLTP). - “Hãy cứ nói: Sáu Dân ơi, sai rồi!” (TT).
- Gần 200 tiểu thương Đồng Nai đi Sài Gòn khiếu kiện (Chuacuuthe). – Trước năm 2015 hoàn thành cấp GCN quyền sử dụng đất (Infonet). – Hà Nội sẽ áp hệ số đền bù đất đai theo từng khu vực (VnEco). – Bất an trong chung cư tái định cư (Infonet). – Tòa nhà chục tầng bỏ hoang tại trung tâm Thủ đô (Infonet). – Đại lộ Thăng Long: Hàng tỷ đồng ‘hóa’… củi (Infonet). – Chùm ảnh: Cầu Nhật Tân – vừa thi công vừa ‘nghỉ’ (Petrotimes). – 41 công trình trọng điểm chậm tiến độ do thiếu vốn (LĐ).











Tổng số lượt xem trang