Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Bất nhất số liệu nộp thuế của Petrolimex & Điện, xăng dầu dẫn đầu doanh thu 2013

-Bất nhất số liệu nộp thuế của Petrolimex
-04-12-2013 5.000 tỉ đồng là mức chênh lệch giữa số tiền nộp thuế do Petrolimex đưa ra và con số do Tổng cục Hải quan rà soát lại.

Tin từ Tổng cục Hải quan ngày 4.12 cho biết, cơ quan này vừa nhận được văn bản đề nghị của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) xác nhận số tiền đã nộp ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2013.
Theo Petrolimex, 9 tháng đầu năm tập đoàn này đã nộp 18.393.727.271.849 đồng tiền thuế các loại thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu. Petrolimex cũng thống kê thêm 9 công ty con có phát sinh thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế ở khâu xuất nhập khẩu để cơ quan hải quan rà soát.

Nhưng kết quả rà soát của Tổng cục Hải quan tại thời điểm tháng 11.2013 về số thuế đã nộp ngân sách của Petrolimex và 9 đơn vị thành viên trong 9 tháng đầu năm 2013 lại có khoảng cách rất xa so với con số thống kê của Petrolimex, mức chênh lệch lên tới gần 5.000 tỉ đồng.

Theo thống kê của phía hải quan, Petrolimex đã nộp số thuế các loại gồm thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt là 13.296.013.116.284 đồng. Nếu tính thêm các công ty con của Petrolimex có nộp thuế được thống kê thì tổng hợp số thuế mà Petrolimex và các đơn vị thành viên đã nộp là 13.554.898.043.139 đồng.
Hà Anh 


--- Điện, xăng dầu dẫn đầu doanh thu 2013
Điện, xăng dầu dẫn đầu doanh thu 2013
Khoáng sản, xăng dầu, điện và tài chính là nhóm 3 ngành dẫn đầu với mức doanh thu vượt xa các ngành nghề khác trong bảng xếp hạng VNR500 năm 2013.

Ngày 3.12.2013, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố hai danh sách và thứ hạng của 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2013 (Bảng xếp hạng VNR500 năm 2013).

Trong VNR500 năm 2013, có tới 8 tập đoàn, tổng công ty nhà nước lọt vào nhóm 10 doanh nghiệp lớn nhất, tổng doanh thu chiếm gần 39% tổng doanh thu của toàn bảng xếp hạng năm.

Ở khối doanh nghiệp tư nhân, nhóm 10 doanh nghiệp vẫn là những gương mặt quen thuộc đã xuất hiện trong nhiều năm liên tiếp, trong đó có 4 ngân hàng thương mại cổ phần. Tổng doanh thu chiếm hơn 16% tổng doanh thu toàn doanh nghiệp trong bảng xếp hạng năm.

Số doanh nghiệp tư nhân lọt vào danh sách 500 năm nay chiếm phần đông hơn (44%) so với doanh nghiệp nhà nước (40%) và doanh nghiệp nước ngoài (15%). Tuy nhiên, nếu xét về doanh thu thì dẫn đầu vẫn là khối doanh nghiệp nhà nước, chiếm tới hơn 62% doanh thu của toàn bảng xếp hạng năm. Khối doanh nghiệp tư nhân chiếm 19,4% tổng doanh thu và doanh nghiệp nước ngoài là 18,5%.
Đáng lưu ý là hơn 32% số doanh nghiệp trong VNR500 năm 2013 là gương mặt mới, trong đó phần đông là doanh nghiệp tư nhân (40,4%).

Ngành khoáng sản, xăng dầu, điện và tài chính là nhóm 3 ngành dẫn đầu với doanh thu bứt phá so với các ngành nghề khác trong bảng xếp hạng này.

Xét theo lĩnh vực, công nghiệp vẫn là nhóm có đông doanh nghiệp lớn nhất (xấp xỉ 72%), đồng thời cũng là nhóm có tổng doanh thu lớn nhất (trên 73,6%). Kế tiếp là lĩnh vực dịch vụ (chiếm gần 22% số doanh nghiệp và 23,5% doanh thu) và lĩnh vực nông - lâm - thủy sản (chiếm hơn 6% số doanh nghiệp và gần 3% doanh thu).

Nếu xét theo ngành nghề, ngành khoáng sản, xăng dầu có tổng doanh thu chiếm tới hơn 33,6% tổng doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp trong bảng xếp hạng. Tiếp đến là ngành điện (14,5%) và ngành tài chính với 12,3% bao gồm ngân hàng, tài chính, chứng khoán, bảo hiểm và vàng bạc.
Ở một khía cạnh khác, hơn 62,3% số CEO được khảo sát cho biết kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mình trong năm 2013 tốt hơn năm 2012, 16,4% nhận định không có nhiều thay đổi trong kinh doanh năm nay. Chỉ 21,3% số CEO tỏ ra không hài lòng khi kết quả kinh doanh không đạt được như kế hoạch đã đề ra, thậm chí thụt lùi so với năm trước.

Hơn 83,6% các CEO tỏ ra lạc quan khi dự báo về doanh thu của doanh nghiệp trong năm 2014 sẽ cao hơn so với năm 2013, 11,5% cho rằng tình hình kinh doanh không có nhiều thay đổi và chỉ chưa tới 5% dự đoán tình hình kinh doanh năm tới sẽ xấu đi.

Những con số trên cho thấy dường như niềm tin kinh doanh đang dần trở lại với cộng đồng doanh nghiệp lớn Việt Nam, sau liên tiếp 4 năm liên tục bi quan.

Lễ công bố bảng xếp hạng VNR500 năm 2013 dự kiến được tổ chức vào tháng 1.2014 tại Hà Nội.

Thi Anh

- Bộ Tài chính lên tiếng về giá gas (DT).

- Doanh nghiệp gas lãi lớn


-Giá xăng và niềm tin của người dân
Giá xăng giảm tối qua 11.10, ngược lại, không khiến cho người dân hồ hởi. Đám đông trên mạng lại thể hiện sự hoang mang trước thông tin này. 
Sự hoang mang này không làm ai ngạc nhiên, bởi lẽ, trước đây người ta đã chứng kiến xăng giảm giá “lấy đà” để sau đó tăng gấp 4-5 lần mức vừa giảm.

Mặc dù, mục đích của Bộ Tài chính khi yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu phải giảm giá xăng để nhằm hỗ trợ đời sống người dân sau những cơn bão. Tuy nhiên, người dân từ lâu đã không còn tin vào “lòng nhân” của những doanh nghiệp nhà nước kinh doanh độc quyền.
Không chỉ giá xăng, dư luận đã từng “ngã ngửa” khi biết rằng mình còn phải đóng tiền điện để EVN hạch toán vào giá xây biệt thự, hồ bơi… và vụ lùm xùm này đến nay có vẻ đang “hóa bùn”.
Không chỉ giá xăng, dư luận còn phẫn nộ khi biết tiền thuế của mình đã được quy đổi thành 1,6 triệu USD để Dương Chí Dũng mua nhà cho bồ nhí để rồi Dũng cũng dùng chính những đồng tiền này thông đồng với em trai mình, một đại tá – Phó Giám đốc Công an, tìm đường trốn chạy.
Không chỉ giá xăng, dư luận còn bực dọc khi những ông lớn viễn thông có dấu hiệu bắt tay nhau cùng tăng cước phí 3G mà không thèm đếm xỉa đến chất lượng dịch vụ hoặc phản ứng của người tiêu dùng.
Ở trên chỉ là vài trong số nhiều ví dụ để giải thích tại sao người dân không còn tin vào sự tử tế của những doanh nghiệp nhà nước.
Giá xăng tăng giảm vài trăm đồng, có thể mang lại sự thay đổi mặt bằng giá cả của cả nền kinh tế bởi mọi thứ đều phụ thuộc vào giao thông, tuy nhiên, dân chúng lại tỏ ra thờ ơ thậm chí nghi ngờ “lòng tốt” của cơ quan quản lý, của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.
Có vị quan chức nào, có vị đứng đầu doanh nghiệp nhà nước nào cảm nhận được sự bẽ bàng này không !
Suy cho cùng, biểu đồ lên xuống của giá xăng không chỉ phản ánh giá cả thị trường mà còn phản ánh cả niềm tin của xã hội.
Trung Bảo.


--Petrolimex “thua lỗ do... chính sách”? TT  - Trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh câu chuyện chi 1 tỉ đồng mua thẻ hội viên chơi golf cho lãnh đạo, đến việc chi phí vận tải cao, hao hụt nhiều... trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, ông Trần Ngọc Năm - phó tổng giám đốc Petrolimex - cho rằng thua lỗ của đơn vị này chủ yếu do chính sách...
>> Petrolimex lỗ lớn, lương cao
>> Khi nào chấm dứt mập mờ giá xăng?
Ông Năm nói: Trong năm 2011, Petrolimex lỗ chủ yếu vì chính sách bình ổn giá. Điều này đã được Kiểm toán Nhà nước xác nhận trong báo cáo kiểm toán. Nói chung, những năm qua tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác của Petrolimex đều có lãi và tương đối ổn định, chỉ trừ kinh doanh xăng dầu.

* Nhưng theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, chi phí hao hụt trong năm 2011 của Petrolimex là 189 đồng/lít, chiếm 19% chi phí kinh doanh xăng dầu và 63% lợi nhuận định mức, một tỉ lệ khá lớn. Petrolimex có kế hoạch giảm hao hụt?
- Con số 189 đồng/lít là giá trị hao hụt từ cảng mua hàng đến khi kết thúc quá trình bán cho người tiêu dùng. Thực tế, ngoài thị trường Singapore, Petrolimex còn nhập từ Trung Đông, Hàn Quốc, Nga...
Tại thị trường nội địa, Petrolimex đang kinh doanh trên 62/63 tỉnh thành và có thị phần rất lớn ở các vùng sâu, vùng xa..., chi phí hao hụt vận chuyển đường dài cũng cao. So sánh giữa các đầu mối là khó, vì có đầu mối tính hao hụt từ cảng mua hàng tới cảng VN vào giá vốn xăng dầu. Còn Petrolimex thì hạch toán hao hụt từ cảng nước mà Petrolimex mua hàng đến khi kết thúc quá trình bán cho người tiêu dùng.
Để thống nhất trong công tác hạch toán hao hụt giữa các đầu mối, năm 2012 Petrolimex sẽ hạch toán hao hụt khâu nhập khẩu (từ cảng mua hàng về đến cảng VN) vào giá vốn hàng nhập khẩu.
* Ông giải thích như thế nào về việc chi hơn 1 tỉ đồng để mua... thẻ hội viên chơi golf cho lãnh đạo Petrolimex?
- Đây không phải hiện tượng ở công ty mẹ Petrolimex. Do báo cáo kiểm toán là báo cáo hợp nhất của các công ty thành viên nên có nêu vấn đề này, nhưng thực chất đó là trường hợp tại công ty cổ phần vận tải mà Petrolimex có vốn góp 51%. Công ty này đã ký hợp đồng mua thẻ golf nhằm phục vụ trong quan hệ giao dịch công tác chung. Và thực tế đây được coi như một khoản đầu tư. Tuy nhiên, sau khi Kiểm toán Nhà nước có ý kiến, công ty đã chuyển nhượng thẻ hội viên này cho cá nhân và thu lại toàn bộ số tiền.
* Còn về mức lương khoảng 20,7 triệu đồng/người/tháng, trong khi doanh nghiệp thua lỗ, thưa ông?
- Để tiền lương ngày càng gắn liền với công việc, chức danh và hiệu quả, từ cuối năm 2008 Petrolimex đã xây dựng và triển khai cơ chế trả lương với nguyên tắc: tiền lương được trả theo công việc và chức danh mà mỗi người đảm nhiệm gắn với kết quả theo hướng tiệm cận với tiền lương, tiền công trên thị trường. Do đó, mức lương trên là phù hợp với cơ chế trả lương và quan hệ tiền lương áp dụng trong nội bộ Petrolimex.
Còn mức lương này có bình thường không thì cần so sánh với các doanh nghiệp có cùng quy mô, phạm vi hoạt động và các thành phần kinh tế khác. Công ty mẹ của Petrolimex thực tế đang phải thực hiện chức năng chỉ đạo hoạt động của 42 công ty TNHH một thành viên với 26 chi nhánh, xí nghiệp và gần 2.200 cửa hàng xăng dầu hoạt động kinh doanh tại 62/63 tỉnh thành cả nước. Ngoài ra còn có hai công ty hoạt động tại nước ngoài, 26 công ty cổ phần do Petrolimex chi phối...
* Chi phí vận tải do Petrolimex thuê công ty con thường cao hơn giá thị trường, phải chăng Petrolimex có sự ưu ái cho “người nhà” thay vì đấu thầu?
- Trước đây, Petrolimex đã xây dựng quy chế đấu thầu vận tải và đã áp dụng được một khoảng thời gian. Tuy nhiên, phương tiện vận tải xã hội thường không đáp ứng được các điều kiện vận tải xăng dầu ban đêm vào thành phố hoặc chỉ tham gia các gói thầu có khối lượng nhỏ, tuyến vận tải thuận lợi... Thực tế hiện nay, một số gói thầu vận tải với khối lượng nhỏ các đơn vị thành viên của Petrolimex vẫn thực hiện theo hình thức chào giá cạnh tranh để tận dụng được lực lượng vận tải của xã hội.
Riêng đối với vận tải quốc tế (vận tải viễn dương), thường mỗi đơn vị vận tải chỉ có số tàu rất ít (khoảng 5 tàu/công ty). Việc thuê tàu lại phụ thuộc điểm mua hàng, thời gian giao hàng, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước và sự sẵn sàng của đơn vị có tàu... Vì vậy, về lý thuyết thì hoàn toàn có thể tổ chức đấu thầu, nhưng trên thực tế thuê vận tải viễn dương không dễ khi vấn đề đảm bảo an ninh năng lượng được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, qua ý kiến của Kiểm toán Nhà nước, Petrolimex sẽ nghiên cứu để lựa chọn giải pháp hợp lý hoặc kiến nghị với các cơ quan chức năng có thẩm quyền nếu không thực hiện được.
* Dư luận cho rằng cơ chế dự trữ lưu thông xăng dầu hiện nay khiến giá xăng dầu trong nước khó điều chỉnh linh hoạt theo giá thế giới. Quan điểm của Petrolimex như thế nào về vấn đề này?
- Cơ chế điều hành xăng dầu hiện nay buộc doanh nghiệp phải dự trữ tối thiểu 30 ngày. Petrolimex cũng đã đề xuất nên giảm xuống còn 20 ngày, đồng thời đề nghị Nhà máy Dung Quất (hiện đáp ứng khoảng 30% nhu cầu nội địa) tham gia vào tồn kho dự trữ khoảng 10 ngày. Tất nhiên, vấn đề này do Chính phủ quyết định trên cơ sở ưu tiên đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Lương bình quân sẽ giảm 15% so với năm 2011
Trong năm 2012, công ty mẹ Petrolimex đã xây dựng đơn giá tiền lương trình HĐQT, với mức lương bình quân công ty mẹ Petrolimex giảm 10% so với năm 2011. Tuy nhiên, với dự kiến thực hiện kế hoạch bán ra năm 2012 thấp hơn so với sản lượng kế hoạch xác định để xây dựng đơn giá tiền lương thì khả năng mức lương bình quân công ty mẹ Petrolimex sẽ giảm thêm khoảng 5% nữa so với năm 2011.

CẦM VĂN KÌNH thực hiện
-Petrolimex “thua lỗ do... chính sách”?
- Ráo riết mời gọi cổ đông chiến lược (SGĐT).
- Ngân hàng cho vay như… cưới vợ (VnEco). – Nguy cơ mất khả năng chi trả cổ tức tại ngân hàng nhỏ (VIR).
- Lãi suất huy động vàng đồng loạt giảm (TP).
- Cửa hàng ‘phi’ SJC từ chối mua vàng của nhau (Infonet).
- Chưa kiểm chứng được hiệu quả thực sự của DNNN (VOV). – Nợ khó đòi chủ yếu tập trung ở ngành xây dựng(VOV).
- Địa ốc Sài Gòn bắt tay quyết không giảm giá (Vef). – Nhân viên địa ốc tìm kế sinh nhai (VNE). – Nhiều sai phạm tại đô thị kiểu mẫu Linh Đàm (Vef).
- Hà Nội: Xuất hiện hộp cà phê Trung Nguyên có chữ “lạ” (Hải quan).
- Hồ tiêu tăng trưởng nóng (VnEco).
- Giá lúa gạo bất ngờ giảm nhanh (TT).
- Giá chè Việt Nam thấp nhất trong các nước xuất khẩu lớn (TP).
- Ngư dân rủ nhau vào nghiệp đoàn nghề cá (LĐ).- Cá ngừ đại dương: Chưa bơi ra biển lớn (ĐĐK). – Ai mang cái chết đến gần? (LĐ). – Có điều kiện, nên thả nuôi sò huyết (DV).
- Thực phẩm có thể tăng giá 30% dịp Tết (Khampha).- Từ 1.7.2013, thu nhập chịu thuế trên 9 triệu đồng mới phải nộp thuế (TN). – Nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 9 triệu đồng/tháng (TT). – Người ăn lương chính thức “dễ thở” hơn (DT).
- Lại chuyện “người” và “ta” (Alan Phan).
- Cuộc đời lưu lạc của một đứa con lai đen (Người Việt).
- Google gia nhập thị trường an ninh thông tin tại Việt Nam (DT).
- Một nông dân bị bắt giam 7 ngày vì dám chặn xe Thủ tướng TQ (GDVN).- Đánh mạnh tham nhũng (ANTĐ). –Trung Quốc bày trò chơi ‘bảo vệ Điếu Ngư’ ở mẫu giáo (Infonet). – Bí ẩn vụ quan chức chết đuối (NNVN). – Quan chức Trùng Khánh bị nghi dính vào phim sex (VNE).
- “Myanmar có thể là “ngôi sao đang lên” của châu Á” (TTXVN). – Myanmar: biểu tình phản đối khai thác mỏ đồng (TT).
-Lại một vụ tai biến sản khoa tại Bệnh viện Quảng Ngãi
Thanh Niên
(TNO) Sáng 22.11, người thân của sản phụ Bùi Thị Mỹ Ly (30 tuổi, ở P.Chánh Lộ, TP.Quảng Ngãi) vô cùng bức xúc cho rằng chính thái độ làm việc tắc trách của một số bác sĩ Khoa Phụ sản, Bệnh viện (BV) đa khoa Quảng Ngãi đã đẩy con của sản phụ Ly rơi ...
Bệnh viện Quảng Ngãi náo loạn vì trẻ sơ sinh chết lâm sàngNgười Lao Động
Bé sơ sinh nguy kịch sau tai biến sản khoaVNExpress
- Song Chi: Tù nhân chính trị ở Việt Nam (Người Việt).
- Ảnh dân oan biểu tình tại vườn hoa Lý Tự Trọng 21-22/11/2011 (Lê Hiền Đức). – Dân oan Nam định biểu tình tại trụ sở tiếp dân Nhà nước (Xuân VN).
 - Chuột hay bù nhìn (Ngô Nhân Dụng).
- Nói leo về tự do (Quê Choa).
- Đáy bể mò kim (NNVN). – Doanh nghiệp “bắt tay” với… tham nhũng, hối lộ (DT). – Kết luận về khu vườn “triệu đô” tại Hải Dương (DT).
- ‘Bầu’ Kiên – câu chuyện của ‘lợi ích nhóm’ (Petrotimes).
- Đến lúc dứt khoát cắt bỏ khối u (LĐ). – Bộ GTVT bàn giải pháp giải cứu những con tàu “chết”: Bán hay tiếp tục hoạt động?  (ĐĐK).
- Ăn cơm điện cho khoẻ (LĐ). – Động đất ở Bắc Trà My: Nứt thêm… 3 trường (DV). – Sông Mã “gánh” thêm một công trình thủy điện (NNVN).
- Hỗ trợ việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp (TT).
- VN sẽ ‘bỏ phiếu tín nhiệm’ lãnh đạo (BBC). – Quốc hội ra quyết định hoãn năm 2013 vô thời hạn (Tin khó tin). –Thống đốc Nguyễn Văn Bình chưa được phong chiến sĩ thi đua toàn quốc (VietQ). – ĐỐ QUAN (Sơn Thi Thư).
- LẠI NÓI VỀ TRÁCH NHIỆM TRƯỚC LỜI HỨA (Bùi Văn Bồng).
- “Tín nhiệm thấp” nên từ chức (TN).  - Tín nhiệm thấp sẽ bị bãi nhiệm (TT).
- NHANH CHÓNG ĐƯA ĐOÀN TÀU MA VÀO KHAI THÁC ĐỂ ĐƯA ĐẤT NƯỚC TIẾN LÊN (Huỳnh Ngọc Chênh). -  XIN CHIA XẺ NỖI ĐAU CỦA MỘT DOANH NHÂN BỊ NHỮNG THẾ LỰC MAFIA VIỆT NAM ‘TRẤN LỘT’! (VLB).
- Thủ tướng Chính phủ kết luận về liên doanh, liên kết đào tạo tại ĐHQGHN (DT). – Chìa khóa cho chìa khóa(Đào Tuấn).
- Thủ tướng phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô (Petrotimes).  – Từ 7/2013 chính thức “siết” nhập cư tại Hà Nội: Không “siết” đồng bộ, dễ bị trục lợi (TTVH).
- CSGT được hóa trang khi làm nhiệm vụ: Sốc! (NĐT). – CSGT nghĩ gì khi bị “quy” ngành tham nhũng nhiều nhất? (Bee).
- Không cho rút hồ sơ gốc để sang tên xe chính chủ (VNE). – Bộ trưởng Đinh La Thăng trả lời về hiệu quả chính sách giao thông (Tin tức).
- Không bức xúc không phải nhà tái định cư! (Infonet).
- Thi tuyển công chức để khắc chế bất cập trong quy hoạch (NĐT).
- Kiểm lâm “đánh nhau” với kiểm lâm nhưng lại “chơi” với lâm tặc (LĐ). - Chuyện giống nòi (Petrotimes). – Giật mình từ vụ 20 học sinh mắc bệnh sùi mào gà (DV).
- Nợ nần sau lũ (ĐĐK).
- Bấn loạn vì gà lậu: Tâm sự người bán thịt gà thải (NNVN).
- Trâu bò lậu bị thả nổi: Vượt sông! (NNVN). – Kinh hoàng công nghệ ‘phù phép’ thịt trâu bò (Vef/PLVN).
- Rau muống, cải, ngót mất an toàn nhất (DV).
- “Rừng cổ tích” hay tiếng kêu khẩn thiết từ Yok Đôn? (TTVH).
- Thiên đường bị quên lãng: Hạt ngọc dưới gối giai nhân (DV). - Con đường của một Dự án (Kỳ 2) (boxitVN/ Nhóm Yêu quý Bảo vệ Cát Tiên).
- Quốc hội Lo ngại về tình trạng phát triển thủy điện (TT).
- “Siết” nhập cư vào nội thành Hà Nội (NLĐ).   - Bí thư Hà Nội: Sau 5 năm, nội thành Thủ đô giảm một triệu dân (VnEco). - Bí thư thành ủy HN Phạm Quang Nghị: Cần thiết siết nhập cư (TP). - ‘Hạn chế vài trăm nghìn người nhập cư Hà Nội mỗi năm’ (VNE).  - Luật Thủ đô: Muốn nhập cư cần thêm điều kiện gì? (VTC).
- Mang “sức nóng” từ diễn đàn Quốc hội đến cử tri (NLĐ).   - Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng: Phải sửa điều 10 cho phù hợp thực tế (LĐ).
- HẺM BUÔN CHUYỆN (KỲ 38): Lại nổ ra cách mạng nữa rồi ! (Nhật Tuấn).
- Cao Đức Thái: Thói quen quan trọng nhất dẫn đến thành công là hành động (Alan Phan).- Hiệu Minh: Chính chủ bên ta, chính chủ bên tây (TT). – LS Trần Đình Triển: “Nghị định về xe chính chủ trái nguyên tắc lập pháp” (GDVN).  - Khi người làm luật “ngồi trong phòng kín” (VTV).    - Cục trưởng Lê Hồng Sơn: Xem lại việc trao quyền cho CSGT (PN Today).  – Cả triệu ôtô, xe máy sẽ bị phạt khi sang tên đổi chủ (VnMedia). –Giao lưu trực tuyến về Nghị định 71/2012/NĐ-CP (CAND).  – Video Vấn đề sang tên đổi chủ phương tiện tại Mỹ(VTV). - Không thể là chuyện vặt (TN). - Cảnh sát giao thông – ngành tham nhũng phổ biến nhất: Người dân nói gì? (SGGP).  - Chính chủ, chủ chính với quan trí và dân trí xứ mình (DLB).
- Từ việc lãnh đạo “vi hành”, nghĩ tới chống bệnh quan liêu (VOV).
- “Giá đắt“ cho sỹ quan công an “cậy chức làm bừa“ (PLVN). - Vụ Chánh văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu ‘nhận hối lộ’: Chưa rõ số tiền và nguồn tiền (TP).
- Đề nghị thay Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự Lâm Đồng (TN).
- Phó bí thư nhốt cảnh sát và nghi phạm vào phòng.  – Video: Phó bí thư xã quậy cảnh sát điều tra (NĐT).
- Vụ kiện đòi nợ tại Hà Tĩnh: Khi Toà “cố” tin vào điều không thật! (NCT).   - Rủi ro khi ký khống giấy tờ giao dịch ngân hàng (TT).
- Tạm đình chỉ công tác 3 cán bộ kiểm lâm VQG Yók Đôn (TN).  – Xử lý GĐ Nông lâm trường Nghĩa Trung để mất rừng (CAND).
- Khánh Hòa: Dân phẫn nộ với kết luận vụ “ăn chặn” kỳ nam (VNN).  - Điều tra vụ ăn chặn tiền của phu trầm (TN).
- Trang tintuchangngay.org của Kami đã bị đóng cửa(BKVR).  - TẠI SAO TÊN GIÁN ĐIỆP MẠNG CỦA HƯỞNG BỊ LỘ MẶT? (VLB).
- Nguy cơ lây truyền bệnh do chuột cắn (QĐND).  – “Chợ chuột”: Tấp nập bán mua, không ai quản lý! (NLĐ).  – Video: Cảnh báo chuột gây bệnh cho người (VTV).
- Nỗi lo lạm dụng chọc dò tủy sống ở bệnh nhi (TT). - Làm đẹp bằng… dịch nhầy ốc sên (NĐT).
- Giật mình vì vô số sinh-động vật lạ xuất hiện ở VN (KT).
- Chống hạn giữa… mùa mưa (NLĐ).
- Thăm lại “làng góa phụ” (NLĐ).
- Nước mắt lâm tặc (ĐBND).
- Hàng triệu người đói trong lúc 40% thực phẩm ở Mỹ bị phí phạm (VOA).
- Động vật hoang dã tiếp tục bị tận diệt ở Việt Nam (RFI)
- Tuyệt đối cấm khai thác cây kim cương bán sang Trung Quốc (DV).
- Những “căn bệnh” trầm kha (LĐ).
- LHQ: Tình trạng lây nhiễm virút HIV giảm mạnh (VOA).
- Tranh cãi quanh viên cảnh sát định “ăn thịt người” (TTXVN).

Tổng số lượt xem trang