Thứ Tư, 13 tháng 5, 2015

Clip áo ngực mua ở Việt Nam chứa dung dịch lạ gây hoang mang


Dung dịch dầu khoáng chứa độc chất PAH lấy từ áo ngực TQ phát quang xanh lè dưới đèn tử ngoại.

TLQ: -Phát hiện áo ngực Trung Quốc chứa 6 viên “thuốc lạ”
-Clip áo ngực mua ở Việt Nam chứa dung dịch lạ gây hoang mang

Khi cắt áo ngực hàng Trung Quốc, cô gái ở Hà Nội trong clip phát hiện túi nhỏ chứa hạt nhựa và dung dịch lạ như dầu ăn.

Cô gái này cho biết: "Chị gái mình vừa mua mấy chiếc áo ngực, về nhà mới kiểm tra phần đệm ngực thì thấy không phải chỉ có đệm mút mà còn có bọng nước. Mình mới cắt ra và xem thử thì có gói nước màu trắng nhớt như kiểu dầu ăn. Có ai quen biết người ở Chi cục quản lý thị trường hay trung tâm y tế dự phòng hoặc cơ quan chức năng nào có thể vào cuộc và xét nghiệm gói nước này để biết xem nó là chất gì giúp mình với được không?"
Theo chia sẻ của cô thì đây là áo ngực hàng Trung Quốc.
 ao nguc o Viet Nam chua dung dich la

 ao nguc o Viet Nam chua dung dich la
Áo ngực mua ở Việt Nam chứa dung dịch lạ giống dầu ăn.
Xem xong clip, nhiều người hoang mang vì không biết dung dịch lạ này gì và có gây hại đến sức khỏe hay không.
Chuyện áo ngực Trung Quốc chứa túi có dung dịch lạ từng rộ lên vào năm 2012.
Theo NLĐ, thời điểm đó, một công ty sản xuất áo ngực có trụ sở tại TP Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc tiết lộ rằng dung dịch có trong nhiều loại áo ngực họ cung cấp chính là dầu khoáng (tên tiếng anh là mineral oil). Công ty này khẳng định, miếng vỏ của túi chất lỏng được làm từ nhựa dẻo TPU chất lượng cao, còn dung dịch bên trong là dầu khoáng, những hạt bên trong là ngọc trai nhân tạo được hoạt hóa, có tác dụng mát-xa ngực và an toàn với người sử dụng, không độc, không làm hại da. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng khử mùi, kháng khuẩn, và có thể tái sử dụng nhiều lần. Theo quảng cáo, loại túi có tác dụng làm tăng kích thước và mát-xa vòng 1 này có thể chịu được áp suất và nhiệt độ cao mà không bị vỡ.
Tuy nhiên, BS-Ths Nguyễn Đình Minh, Khoa Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Đa khoa Xanh-pon, phản bác thông tin này khi cho biết: “Áo ngực chứa túi nước lạ và những hạt nhựa để mát xa làm to ngực, săn ngực như lời quảng cáo của người bán hàng về thẩm mỹ là không đúng bởi không có tác dụng. Túi nước này cũng không thể là silicon y tế”.
TS.BS Nguyễn Viết Lượng, chuyên gia về da và thẩm mỹ cũng khẳng định: “Nói túi dung dịch và hạt nhỏ có mục đích để mát xa nâng ngực thì là lừa dối. Vì để tuyến vú phát triển được phải gồm nhiều yếu tố, gồm cả luyện tập và chế độ dinh dưỡng”.
Trong khi tác dụng nâng vòng 1 là không có, chúng ta lại chưa biết đó là chất gì, gây hại ra sao và nó gây hiện tượng ngứa khi dính ra tay, hơn nữa lại là sản phẩm không rõ nguồn gốc, người tiêu dùng không nên mạo hiểm sử dụng nó”, TS.BS Nguyễn Viết Lượng khuyến cáo.
Theo TPO, tháng 11.2012, Viện Hóa học chính thức tái khẳng định polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH) có trong các túi dung dịch dầu khoáng lấy từ các mẫu áo nịt ngực phụ nữ Trung Quốc được gửi từ các cơ quan có trách nhiệm. Polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH) có khả năng gây độc nhưng chưa đến mức gây hại sức khỏe. 

- Áo ngực Trung Quốc gây ung thư – nỗi sợ hãi đã quay trở lại (Petrotimes).(Petrotimes) - Chất lạ trong áo ngực Trung Quốc đã được xác định là chất độc có thể dẫn đến ung thư. Kết qủa trên đã được Viện hóa học (Viện Khoa học- Công nghệ) công bố sau khi tiến hành phân tích một số mẫu áo ngực Trung Quốc bị tịch thu trên thị trường.

Theo công bố của Viện hóa học thì qua phân tích chất lạ trong áo ngực Trung Quốc với các nhãn hiệu Mengneroi, Qiuaziwanli và Magneric gồm các màu: đỏ, đen, hồng, trắng…. Kết quả cho thấy thành phần các chất trong những mẫu áo ngực được phân tích tại đây về cơ bản trùng với kết quả phân tích từ Viện Khoa học Hình sự (Bộ công An) đã công bố trước đó.
Trong đó hai chất cơ bản trong các mẫu áo ngực này vẫn là loại nhựa tổng hợp polystyren (trên thị trường thường gọi là nhựa PS được tạo thành từ phản ứng trùng hợp styereneien) có trong các hạt tròn màu trắng. Còn về dung dịch màu trắng trong suốt chứa trong các túi polyme được xác định chính là dầu khoáng (Mineral oil) một loại dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ.
http://www.petrotimes.vn/stores/news_dataimages/dothuytrang/112012/24/14/IMG_1987.jpg
Chất gây ung thư được phát hiện có trong 3 nhẵn hiệu sản phẩm áo ngực Trung Quốc
Tuy nhiên, điều khác biệt và đáng lo ngại trong kết quả phân tích lần này là ngoài hai chất cơ bản được phát hiện là Polystyren và Mineral oil thì còn phát hiện 2 chất trong nhóm Polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH) là Anthracene và Pyrence. Trong đó, hàm lượng Pyrence trong dung dịch dầu khoáng từ 0,140 đến 0,192 mg/kg. Hàm lượng Anthrancene trong dung dịch dầu khoáng từ 0,068 đến 0,082 mg/kg. Đây là hai chất có nguy cơ gây ung thư đối với con người.
Theo Wikipedia thì độc tính của PAH phụ thuộc vào cấu trúc, với các đồng phân tử khác nhau độc tính thay đổi từ trạng thái ít độc đến cực kỳ độc hại. Vì vậy, PAH có thể gây ung thư với mức độ ít hoặc nhiều.
Cục bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cũng đã phân loại bảy hợp chất PAH trong đó có Anthracene và Pyrence là những hợp chất có thể gây ung thư cho con người.
PGS.TS Hồ Sơn Lâm, Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng tại TP.HCM nhận định: mặc dù ở Việt Nam chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn hàm lượng PAH cho phép, tuy nhiên việc tìm thấy các hợp chất này trong sản phẩm áo ngực Trung Quốc cho thấy mức độ ảnh hưởng đối với sức khỏe con người đặc biệt là khi các sản phẩm áo ngực này được nhập lậu không rõ nguồn gốc chất lượng rõ ràng.
http://www.petrotimes.vn/stores/news_dataimages/dothuytrang/112012/24/14/IMG_0852.jpg
Luôn tiềm ẩn nguy cơ áo ngực Trung Quốc không rõ nguồn gốc gây ung thư
Cùng chung quan điểm này, Tiến sĩ Trần Ngọc Quyển, Phó trưởng phòng vật liệu - hóa dược, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam miền Nam) cho rằng: Dù theo kết quả công bố của Viện hóa học thì mức độ để chất PAH gây ung thư có trong áo ngực ở ngưỡng rất thấp tuy nhiên sẽ không ai dám chắc chắn rằng những công ty sản xuất áo ngực Trung Quốc đều là những công ty có uy tín và sản phẩm được đảm bảo chất lượng không gây hại đến sức khỏe người dùng.
Bằng chứng là hàng loạt các sản phẩm áo ngực Trung Quốc bày bán tràn lan trên thị trường đều không được nhà sản xuất công bố các nguyên liệu hay bất cứ nồng độ các chất cụ thể. Mặt khác với một mức giá “cực rẻ” thì không thể khẳng định đựơc rằng nguồn nguyên liệu để sản xuất ra một chiếc áo ngực là tốt. Vì vậy, khả năng tiềm ẩn nguy cơ áo ngực Trung Quốc gây ung thư là có.
“Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe, người tiêu dùng cần cảnh giác và thận trọng trong việc chọn các sản phẩm áo ngực Trung Quốc”- Tiến sĩ Trần Ngọc Quyển cảnh báo.

  – Đột kích tổng kho vải Trung Quốc giữa chợ Ninh Hiệp (ANTĐ).- Áo lót Trung Quốc chứa chất gây ung thư (NLĐ). – Bát nháo… áo ngực!(SK&ĐS). - Nóng: Lại phát hiện chất lạ “mới toanh” trong áo ngực TQ (KT). - Phát hiện dịch trắng như sữa trong áo ngực Trung Quốc (TP).- Tìm thấy chất độc trong áo ngực Trung Quốc (DT).
-Dịch lỏng trong áo ngực Trung Quốc có chất độc
Viện Hóa học (Viện KH&CN Việt Nam) vừa giải mã gần như toàn bộ thành phần các viên chất rắn và dịch lỏng trong áo ngực ghi nhãn xuất xứ từ Trung Quốc, khẳng định sự hiện diện của một chất có khả năng gây ung thư, rối loạn nội tiết…
Kinh hãi phát hiện áo ngực TQ chứa 6 viên “thuốc lạ”
Chuyên gia nói gì về áo ngực chứa 'thuốc lạ'?
Liên tục phát hiện áo ngực có chất lạ: Bộ Y tế nói gì?
Áo ngực TQ chứa chất lạ: 'Đã ai chết đâu mà lo'

PV phỏng vấn TS Vũ Đức Lợi, Trưởng phòng Hóa Phân tích (Viện Hóa học) - người trực tiếp chỉ đạo cuộc nghiên cứu kéo dài bốn ngày.

Dầu khoáng không phải vô hại

Xin ông cho biết kết quả phân tích bước đầu mẫu túi dịch lỏng trong áo ngực TQ?

Các mẫu chúng tôi nhận được có nhãn hiệu Mengnaeroi với hai loại là màu đỏ và màu đen. Mỗi bên áo ngực đều có dung dịch trong suốt khoảng 7ml và ba viên chất rắn màu trắng, mỗi viên có đường kính khoảng 0,75mm.

Thành phần của chất rắn màu trắng được phân tích và xác định là một loại nhựa tổng hợp polystyren, trên thị trường thường gọi là nhựa PS.

Còn thành phần dung dịch màu trong suốt được xác định là dầu khoáng (mineral oil), một loại dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ. Các xác định này của chúng tôi trùng với công bố tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Khu vực II ở thành phố Đà Nẵng.

Chúng có nguy hại cho sức khỏe người dùng hay không?

Không đơn giản vậy, dù kết luận cuối cùng sẽ thuộc về ngành y tế. Dầu khoáng là hỗn hợp của các hydro carbon.

Thứ nhìn bề ngoài nom cũng giống silicon này (không màu, không mùi, không vị) thực ra không phải vô hại. Đã có tài liệu cho biết dầu khoáng tạo một lớp mỏng không thấm nước, làm giảm khả năng đào thải chất độc.

Khi vào cơ thể, nó đọng lại ở gan và lấy đi hầu hết các vitamin trong gan. Nhiều nghiên cứu cho thấy nó giảm chức năng phổi, gây một số dạng viêm phổi. Vì thế, nó bị cấm dùng trong lĩnh vực dược.

Với da, cũng theo các tài liệu nước ngoài, dầu khoáng tạo một lớp màng mỏng không thấm ướt trên da, phần nào làm da mịn và đầy đặn. Nhưng điều đó đồng nghĩa với việc da không thực hiện được chức năng thải độc qua lỗ chân lông hay đường mồ hôi và như vậy không tốt cho da.

Chất phát quang xanh lè độc hơn dầu khoáng

Các ông có tìm thấy cái gì khác ngoài dầu khoáng?

Đây thực sự là một phát hiện quan trọng và thú vị của đợt nghiên cứu đột xuất này. Trong mẫu dầu khoáng mà chúng tôi phân tích, đáng chú ý, có thành phần polycyclic aromantic hydrocarbon (PAH) thông qua kết quả phân tích bằng sắc ký khí khối phổ. Không chỉ gây cảm giác ngứa, các tài liệu nước ngoài đã chứng minh nó có khả năng gây ung thư cao, cũng như gây rối loạn nội tiết.

Vậy PAH từ đầu ra? Có phải do nhà sản xuất trộn vào dung dịch dầu khoáng?

Tôi không nghĩ đến khả năng này. Tôi cho rằng, PAH vốn là một sản phẩm có trong dầu khoáng. Vì đặc tính độc hại của PAH cho sức khỏe, hàm lượng của nó trong dầu khoáng được kiểm soát rất nghiêm ngặt bởi các tiêu chuẩn quốc tế về y tế và thực phẩm.

Thành phần trong mẫu dầu khoáng mà các ông nghiên cứu là bao nhiêu, liệu đã đến ngưỡng gây hại cho người dùng nếu có tiếp xúc?

Chúng tôi mới dừng ở phát hiện định tính chứ chưa nghiên cứu định lượng. Để lượng hóa các chất PAH trong dung dịch dầu khoáng, cần có thời gian. Nhưng, như tôi vừa nói qua ở trên, dù chưa xác định chính xác hàm lượng, bản thân hàm lượng cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế cũng vô cùng thấp.

Các viên đá và dung dịch dầu khoáng có thể được sản xuất tại đâu? Có thể chế tạo các loại hóa chất ấy ở VN?

Viên đá là nhựa nhiệt dẻo polystyerene (PS) tạo thành từ phản ứng trùng hợp styerene. PS là nhựa cứng, không mùi vị, không màu nhưng dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công bằng phương pháp ép và ép phun, được dùng rất phổ biến trong sản xuất đồ dùng sinh hoạt. VN hoàn toàn có thể chế tạo được hạt nhựa PS. Còn dầu khoáng cũng tương đối phổ biến ở VN, giá thành không cao lắm.

Theo ông, các viên đá và dung dịch ấy được đưa vào áo ngực để làm gì?

Tôi nghĩ có thể dùng để massage ngực. Tuy nhiên, tôi xin lưu ý lại, đây chỉ là một đối tượng mẫu mà chúng tôi nhận được. Thực tế có thể có nhiều loại khác nhau và cần có thời gian cũng như nhân lực của nhiều ngành khác phối hợp tìm hiểu.

Để đánh giá một cách toàn diện, ngoài các dung dịch và hạt nhựa, cần có nghiên cứu cụ thể và sâu hơn về các loại vải xem chúng có tẩm các hóa chất gây dị ứng nào không như formol, phẩm nhuộm...

Theo ông, cần ứng xử với phát hiện ở Viện Hóa học như thế nào?

Cần hết sức thận trọng, không nên vội vàng quy chụp khi cỡ mẫu nghiên cứu chưa đủ lớn. Tôi muốn mọi người ứng xử với các phát hiện ở Viện Hóa học một cách bình tĩnh và có lý trí.

Xin lưu ý bản thân nhãn hàng hóa có nói rõ trong áo nịt ngực có thành phần dung dịch và các hạt nhựa. Vấn đề là tại sao các dung dịch ấy được dùng, tại sao lại dùng dung dịch có chứa PAH, và hàm lượng PAH đã đủ gây hại cho người dùng chưa, thì cần không chỉ nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm Việt Nam mà phải phối hợp với phía Trung Quốc.

Cách đây mấy năm, một đồng nghiệp thuộc Văn phòng Công nhận Chất lượng (Bộ KH&CN) nhờ chúng tôi kiểm định chất lượng một loại son bôi môi xem loại màu (pigment) trong đó có thành phần chì hay không.

Tôi rất ngạc nhiên, hỏi tại sao đàn ông lại quan tâm đến sản phẩm phụ nữ. Đồng nghiệp đó trả lời có tới một nửa son mà phụ nữ dùng là đi vào miệng đàn ông. Cho nên, nếu son môi độc hại thì không chỉ giới hạn ở phái đẹp.

Tương tự như vậy, hy vọng mọi người sẽ hiểu đây không chỉ là câu chuyện áo nịt ngực phụ nữ nữa. Nó còn là vấn đề an toàn cho người tiêu dùng nói chung và, xin nói thẳng, cho cả nam giới (cười).

Cảm ơn ông.



Túi nâng ngực của công ty Zhaoqing đang được bán trên trang made-in-china.com giống một loại túi đệm được phát hiện ở Việt Nam.


Chờ chỉ đạo của Bộ Y tế

Đà Nẵng - Sở Y tế TP Đà Nẵng vừa xác nhận đã tiếp nhận kết quả kiểm định các chất trong mẫu áo ngực Trung Quốc từ Chi cục QLTT Đà Nẵng. Kết quả này được Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực 2 (Quatest 2) kiểm nghiệm, xác định.

Theo thông tin ban đầu, mẫu áo ngực Trung Quốc chứa 2 thành phần: vỏ ngoài là chất Polystyrene (loại nhựa dẻo, xốp), còn dung dịch là dầu khoáng (mineral oil). Theo một cán bộ Sở Y tế, về mặt quản lý, các loại hàng hóa lưu thông thị trường thuộc ngành công thương.

Trong các văn bản chỉ đạo của ngành y tế hiện chưa có quy định về kiểm tra, xử lý vấn đề này, nên trước mắt Sở Y tế Đà Nẵng xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế. Sau khi có ý kiến chỉ đạo, Sở Y tế tiếp tục kiểm tra, đánh giá cụ thể.

Cùng ngày, Quatest 2 Đà Nẵng gửi kết quả kiểm nghiệm áo ngực Trung Quốc cho Chi cục QLTT tỉnh Quảng Nam. Kết quả cũng tương tự với hai thành phần dầu khoáng và Polystyrene.

(Theo Tiền Phong)

-– Áo ngực Trung Quốc chứa chất nhựa polystyrene và dầu khoáng (TN).
(TNO) Ngày 7.11, Sở Y tế TP.Đà Nẵng cho biết, theo kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực 2 (Quatest 2), “chất lạ” có trong áo ngực Trung Quốc là nhựa polystyrene và dầu khoáng (mineral oil).


>> Ngành công thương và y tế "hội ý" kết quả kiểm nghiệm áo ngực Trung Quốc

Như Thanh Niên Online đã thông tin, hôm 30.10, Đội Quản lí thị trường (QLTT) số 1 đã rạch, lấy mẫu “chất lạ” trong 6/164 áo ngực Trung Quốc nhập lậu thu giữ của 3 tiểu thương chợ Cồn (TP.Đà Nẵng) để đưa đi kiểm nghiệm.

Kết quả, phần vỏ bọc (túi nhựa) bên ngoài là chất polystyrene (loại nhựa dẻo) và dung dịch chất lỏng bên trong là dầu khoáng (mineral oil) thường được dùng trong mỹ phẩm.



"Chất lạ" là túi nhựa dẻo polystyrene, bên trong là dầu khoáng (mineral oil) thường được dùng trong mỹ phẩm nhưng Sở Y tế chưa rõ chất này có được phép sử dụng trong áo ngực hay không và ảnh hưởng ra sao với sức khỏe con người


Sở Y tế cho biết từ trước đến nay, ngành y tế chưa có quy định kiểm tra, xử lý áo ngực bởi việc quản lý hàng hóa trên thị trường thuộc ngành công thương.Hơn nữa, Sở Y tế TP.Đà Nẵng hiện cũng chưa biết thành phần nhựa polystyrene và dầu khoáng có được phép sử dụng trong túi đệm của áo ngực và có gây hại cho người sử dụng hay không nên đã gửi văn bản chờ Bộ Y tế hướng dẫn.- Vụ áo ngực có chất lạ: Có kết quả xét nghiệm vẫn chưa công bố (PN). – Vụ chất lạ trong áo ngực: chờ ý kiến của Bộ (TT).
-Bắt quả tang "tổng kho" chứa hàng vạn áo ngực Trung Quốc
(NLĐO)- Sáng sớm nay 6-11, một "tổng kho" ở Hà Nội chứa tới cả vạn chiếc áo ngực phụ nữ thẩm lậu từ biên giới phía Bắc về, trong có nghi chứa chất lạ, đã bị bắt quả tang khi đang chuẩn bị đưa đi phân phối các tỉnh, thành trong cả nước.

Vào khoảng 4 giờ sáng nay 6- 11, Đội 8 của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46, Công an TP Hà Nội) phối hợp Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã ngờ ập vào bắt quả tang 2 xe ô tô đang “ăn hàng” tại một "tổng kho" ở thôn Thượng, xã Dương Hà, huyện Gia Lâm (gần chợ Ninh Hiệp).



Lô hàng áo ngực cực lớn được đưa về cơ quan công an để điều tra, làm rõ

Lúc này, trong kho đang chất một lượng cực lớn áo nịt ngực phụ nữ thẩm lậu từ Trung Quốc qua biên giới phía Bắc về, một số đã được đóng gói sẵn vào bao tải để chuẩn bị vận chuyển vào các tỉnh thành miền Nam cũng như các tỉnh thành phía Bắc tiêu thụ.



Vào thời điểm kiểm tra, chủ hàng là Ngô Văn Hoành (SN 1969) đã không xuất được bất kỳ giấy tờ nào chứng minh nguồn gốc lô hàng trên. Đây được coi là tổng đại lý lớn nhất chuyên buôn bán mặt hàng áo ngực phụ nữ từ biên giới phía Bắc về.



Cơ quan chức năng đã mất cả buổi sáng mới thu gom hết số áo ngực phụ nữ trong kho, đóng gói vào gần 60 bao tải vận chuyển về Công an huyện Gia Lâm để phục vụ công tác điều tra.



Trung tá Hà Thế Hùng - Đội trưởng Đội chống hàng giả (Đội 8), PC 46 - cho biết, qua nguồn tinh trinh sát, cơ quan chức năng đã phát hiện số hàng trên thẩm lậu qua biên giới, sau đó xé lẻ, tập trung về các khu vực ngoại thành Hà Nội rồi từ đó phân phố đi các tỉnh thành phía Nam và lên các tỉnh phía Bắc.



Cũng theo Trung tá Hùng, trong lô hàng vừa phát hiện cơ quan chức năng đã thu giữ rất nhiều áo lót có chứa chất dịch lạ đang gây hoang mang dư luận. Hiện đang chờ cơ quan chức năng có kết luận cuối cùng về chất dịch này có gây hại hay không.



Công việc kiểm đếm đang được tiến hành song ước tính số áo ngực bị thu giữ có thể lên tới trên dưới 1 vạn chiếc.


Theo đánh giá, đây là đường dây tiêu thụ áo lót ngực phụ nữ lớn nhất bị triệt phá từ trước tới nay. Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra làm rõ.

Cận cảnh vụ bắt quả tang "tổng kho" áo ngực


Mở 1 bao tải chứa áo ngực để kiểm kê


Kiểm kê số áo ngực bị thu giữ


Đại diện các cơ quan chức năng kiểm kê số áo ngực bị thu giữ


Một lô áo ngực bị thu giữ


Cận cảnh những chiếc áo ngực bị thu giữ


Tin-ảnh: F.Hưng.- Áo ngực Trung Quốc 15.000 đồng ngập chợ bất chấp “nghi án chất lạ” (DT). – Truy quét áo ngực chứa chất lạ (NNVN).

– Trung Quốc tiết lộ về thuốc lạ trong áo ngực (PN Today). - (Đời sống) - Một số công ty sản xuất và cung cấp đồ lót Trung Quốc thông tin trên trang made-in-china.com, dung dịch có trong nhiều loại áo ngực họ đang cung cấp chính là dầu khoáng (mineral oil).

Theo thông tin mà công ty Zhaoqing Elerf, đặt tại TP. Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, đăng trên trang bán hàng trực tuyến, miếng vỏ của túi chất lỏng được làm từ nhựa dẻo TPU chất lượng cao, còn dung dịch bên trong là dầu khoáng.

Những hạt bên trong là ngọc trai nhân tạo được hoạt hóa, có tác dụng mát-xa ngực. Dung dịch và loại hạt này an toàn với người sử dụng, không độc, không làm hại da. Ngoài ra, nó còn có tác dụng khử mùi, kháng khuẩn, và có thể tái sử dụng nhiều lần.

Theo quảng cáo, loại túi có tác dụng làm tăng kích thước và mát-xa vòng một này có thể chịu được áp suất và nhiệt độ cao mà không bị vỡ.Theo từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia, dầu khoáng có tính chất không màu, không mùi, có nguồn gốc phi thực vật, thường là phụ phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ.


Dầu khoáng chưa qua xử lý hoặc chưa được xử lý kỹ được Tổ chức Y tế thế giới liệt vào nhóm 1 của danh sách các chất gây ung thư cho con người, nghĩa là chất này không chắc chắn sẽ gây ung thư cho con người, nhưng chưa có đủ thông tin để coi chúng là vô hại.

Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Anh năm 2011 tiến hành nghiên cứu đánh giá tác động của dầu khoáng trong nhiều loại sản phẩm, từ mực in tới thực phẩm, và không phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm nào.

Dầu khoáng có giá thành rẻ, và đang được sử dụng phổ biến trong nhiều sản phẩm dầu bôi da dành cho trẻ em, kem chống khô da, thuốc mỡ, và mỹ phẩm hiện nay.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Da liễu mỹ phẩm (2005) nói rằng dầu khoáng tinh chế trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da không gây mụn.

Tại Việt Nam, ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội Chống hàng giả (Chi cục QLTT Hà Nội) cho biết, mẫu áo ngực chứa dung dịch lạ đã được gửi tới Viện Khoa học kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Công an để giám định.

“Chưa biết dung dịch trong áo có phải dầu khoáng hay không. Có thể vài ngày tới sẽ có kết quả cho biết đó là chất gì,” TS. Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Hóa học thuộc Viện KH&CN Việt Nam, cho biết.





Túi chất lỏng được phát hiện trong áo ngực bán ở Việt Nam


Trước đó, Quảng Nam là địa phương đầu tiên người dân phản ánh áo ngực chứa dung dịch và thuốc lạ gây ngứa, tức ngực. Cơ quan chức năng sau đó liên tiếp phát hiện số lượng lớn loại áo ngực này ở Phú Yên, Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế, Thanh Hóa, Hà Nội, TP.HCM…

Từ hình ảnh của túi dung dịch lấy ra trong áo ngực Trung Quốc, TS.BS Nguyễn Viết Lượng, chuyên gia về da liễu, thẩm mỹ Viện Bỏng Quốc gia cho rằng đó không phải là silicon y tế. Hơn nữa, silicon y tế không gây ngứa, không gây dị ứng. Thậm chí, người ta còn dùng silicon y tế đưa vào cơ thể để nâng ngực, nâng mũi. Còn dung dịch từ túi ngực này khi dính vào da lại gây ngứa.

Cũng theo TS Lượng, dù dung dịch này được bọc trong túi nilong, nhưng có thể thẩm thấu ra ngoài do quá trình giặt, mặc gây cọ sát, thấm vào mút và có thể thấm vào da. Vấn đề phải xem nó là cái gì, tại sao người ta lại cho nó vào chắc chắn phải có lý do.

Còn với mục đích để mát xa nâng ngực thì là lừa dối. Vì để tuyến vú phát triển được phải gồm nhiều yếu tố, gồm cả luyện tập và chế độ dinh dưỡng.


Sao Việt mặc yếm không sợ áo ngực TQ nhồi thuốc lạ




Minh Minh (Tổng hợp)

Trung Quốc tiết lộ về thuốc lạ trong áo ngực (PN Today).

-Áo ngực Made in Việt Nam cũng có thuốc lạ?



(Đời sống) - Người tiêu dùng đang rất hoang mang trước thông tin áo ngực Trung Quốc có chứa thuốc lạ. Tuy nhiên, tại Hà Nội, nhiều người phản ánh, sản phẩm đóng mác Việt Nam cũng có “vật thể lạ”?



TIN LIÊN QUAN

Nhiều tỉnh trong cả nước ra quân kiểm tra áo ngực
Đà Nẵng: Thu hàng loạt áo ngực lạ Trung Quốc
Quảng Nam: Phát hiện áo ngực Tàu nhồi dung dịch thuốc lạ



Người tiêu dùng hoang mang




Ngày 30/10, chị Huyền T. (nhà C3, khu tập thể Vĩnh Hồ, Thái Thịnh, Hà Nội) đã phản ánh với báo chí về việc chiếc áo ngực hàng Việt Nam chị đang sử dụng cũng có chứa thuốc lạ”rất giống với gói dung dịch được tìm thấy ở áo ngực “Made in China” thời gian qua.




Chị T. cho biết, ngày 20/10 chị được người thân tặng 1 bộ đồ lót. Đây là sản phẩm Made in VietNam và được mua tại siêu thị H.T Plaza (quận Đống Đa, Hà Nội) vào ngày 19/10 với giá 280 nghìn đồng.






Chiếc áo ngực có mác “Made in VietNam” được mua ngày 19/10





Sáng 30/10, trong khi chuẩn bị quần áo để đi làm, chị sờ và phát hiện 2 bên của chiếc áo ngực này có các hạt nổi cộm.




Chị T. đã dùng dao rạch và phát hiện 2 gói dung dịch lỏng ở trong chiếc áo ngực. Phía trong của mỗi gói dung dịch màu trong suốt này đều có 3 hạt màu trắng, rất cứng.




Chị T nói: “Tôi rất bất ngờ vì nghĩ chỉ có hàng quần áo ở chợ, không xuất xứ mới có hiện tượng trên nhưng đây là sản phẩm có mác Made in VietNam lại cũng có các hạt lạ này”.






Dòng chữ ghi xuất xứ trên chiếc áo ngực của chị T





Chị cũng cho biết thêm, mình đã sử dụng sản phẩm trên khoảng 3 lần và không có dấu hiệu gì bất thường.




Gói dung dịch này được gắn rất chắc chắn phía trong tấm mút của áo ngực và dù giặt máy giặt nhưng những hạt màu trắng không bị vỡ và phai màu.




Khi phát hiện 2 gói dung dịch này, chị T. đã rất hoang mang vì không biết chất lỏng và “hạt lạ” trong túi dung dịch là gì, mục đích sử dụng và có đảm bảo đối với sức khỏe của người sử dụng hay không?




Trong khi chờ kết luận của cơ quan chức năng, chị T. cho biết mình không dám sử dụng sản phẩm trên nữa.




“Sáng nay tôi chụp ảnh gói “thuốc lạ” trong áo ngực và lên công ty cùng chia sẻ cho các chị em xem. Ai cũng lo lắng và có ý định sẽ kiểm tra lại số quần áo của mình” - chị T. nói thêm.








Hai túi dung dịch chứa “hạt lạ” được chị T. phát hiện trong áo ngực





Hàng Trung Quốc đội lốt made in Vietnam?




Tuy nhiên, một vấn đề đáng nói là trên thị trường Việt Nam hiện nay có nhiều loại hàng hóa đặc biệt là hàng may mặc Trung Quốc đội lốt Made in Việt Nam.




Rất nhiều cửa hàng, siêu thị, sau khi nhập hàng trôi nổi, giá rẻ từ bên ngoài, các chủ kinh doanh thường tháo mác Trung Quốc, gắn nhãn Made in Vietnam cùng tên của một nhà may hoặc công ty nào đó để tạo độ tin tưởng cho khách hàng.




Tại một cửa hàng Made in Vietnam trên đường Nguyễn Lương Bằng (Hà Nội), hai chiếc quần "Alibaba" vải đũi, cùng chủng loại, màu sắc, giá cả nhưng một chiếc được gắn mác Made in Việt Nam, chiếc còn lại thì không. Khi được hỏi về điều này, chủ cửa hàng thẳng thắn cho hay: “Cái mác đó không quan trọng đâu. Nếu em thích, chị có thể may thêm vào cho”.




Chị này cung cấp thêm, tất cả những sản phẩm xuất khẩu đều được gắn mác Made in Vietnam, chứ không có một công ty nào mang tên như vậy. Những người kinh doanh nhỏ lẻ cũng không khó khăn gì để có được những chiếc nhãn đó.






Nhiều sản phẩm nhái, xuất xứ từ Trung Quốc trà trộn trong các cửa hàng Made in Vietnam.





Dọc các tuyến phố lớn tại Hà Nội như Phan Đình Phùng, Quán Thánh, Tôn Đức Thắng... thời trang mang thương hiệu Made in Vietnam mọc lên nhan nhản khắp nơi. Hầu hết ở các hàng này đều bày bán tổng hợp nhiều quần áo, trong đó có cả áo ngực.




Tuy nhiên, không ít những địa chỉ Made in Vietnam trong đó đã nhập sản phẩm chất lượng thấp của Trung Quốc, gắn mác hàng nội để bán. Tỷ lệ này chiếm khoảng 10-30% tùy cửa hàng.




Trong một shop đề biển tương tự trên phố Quỳnh Lôi (Hà Nội), một chiếc áo phông nữ, nhái nhãn hiệu Bebe, cũng được chủ tiệm “khoác” cho nhãn Made in Vietnam với giá 80.000 đồng. Trên thị trường chủ yếu có 2 dòng Bebe, một là hàng thật của Mỹ giá hàng trăm nghìn, thậm chí vài triệu đồng một chiếc.




Phần còn lại chủ yếu là hàng Trung Quốc nhái Bebe, giá chỉ 30.000-50.000 một chiếc nếu bán ở chợ. Khi bị một vị khách thắc mắc sao hàng Trung Quốc lại gắn mác Made in Vietnam, nhân viên ở đây chỉ vỏn vẻn đáp: "Made in Vietnam là tên cửa hàng".


Lê Nguyễn (Tổng hợp)

--Nhiều tỉnh trong cả nước ra quân kiểm tra áo ngực





-Quảng Nam: Phát hiện áo ngực Tàu nhồi dung dịch thuốc lạ



-Hai Bộ nhường nhau kiểm tra áo ngực

- Cảm ơn cái coóc xê Hồ Cẩm Đào (Đào Tuấn). – Ra quân kiểm tra vỏ …ti – rất hay! (Lê Dũng). – Sớm làm rõ chất lạ trong áo ngực (ANTĐ). – Hãy là người tiêu dùng thông thái!(GD&TĐ).

- Cơ quan chống tham nhũng phải độc lập với hành pháp (SGGP). - TP.HCM: thí điểm đề án phòng chống tham nhũng cấp xã (TT),
- Thực hiện đồng bộ chống tội phạm và tham nhũng (TTXVN). – Lập Quỹ phòng, chống tội phạm ở T.Ư và địa phương (ND).
- QUAN MÊ QUY HOẠCH (Bùi Văn Bồng).
- Nhà nước thu hồi đất và cho thuê lại: Quỹ sạch phát triển? (NĐT). – Phỏng vấn Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng: Giao tổ chức độc lập định giá đất (VNN).
- Dùng “chiêu” bán đất công xây đình, chùa trục lợi (NCT).
- Những lăng tẩm đền đài không thể che tấm thân mục ruỗng! (Nguyễn Văn Thiện).
- Người có liêm sỉ không mua chức (VnMedia). – Bộ trưởng Tư pháp: Thi tuyển vụ trưởng để hút người tài (VNN).
- Đổ tháp truyền hình: sai so với nhiều quy định (TT).
- Đề xuất bỏ quy định CSGT được sử dụng 70% tiền phạt (TN).
- Trần Thạch Sa: LAN MAN (Huỳnh Ngọc Chênh).


Khởi tố 10 đối tượng gây rối vùng biển có cổ vật
(Dân trí) - Sau hơn 20 ngày điều tra, ngày 2/11, Công an huyện Bình Sơn đã quyết định khởi 10 đối tượng tham gia gây rối, chống đối người thi hành công vụ, phá hoại tài sản nhà nước ở khu vực bảo vệ tàu đắm chứa cổ vật (thôn Châu Thuận Biển, xã Bình ...
Nhóm thanh niên gây thương tích 7 cảnh sát bị bắtVNExpress
Bắt 8 đối tượng tấn công lực lượng bảo vệ tàu cổ vậtĐài Tiếng Nói Việt Nam
Bắt 8 đối tượng gây rối ở khu vực bảo vệ cổ vậtLao động
- Tàu Hải Phòng 09 bốc cháy ngùn ngụt trên biển (QĐND). – Cứu 12 người trên tàu bị cháy giữa biển (TN). – Vì sao tàu chở 2.000 tấn xi măng bốc cháy ngùn ngụt trên biển? (TP).
- 18 thuyền viên tàu Saigon Queen đã cập cảng Bangladesh (TN). – Chuyến đi biển cuối cùng của thuyền trưởng Saigon Queen (VNE).
- Vua săn voi Ama Kông qua đời ở tuổi 102 (VNN). – Tang lễ vua săn voi Ama Kông tổ chức trang trọng trong 4 ngày (DV).
- Sốt cao, sưng đau vì nọc độc kiến ba khoang (DT).
- Ẩn hoạ từ mốt đeo kính giãn tròng (SGTT).
- Khánh Hòa: Thu giữ hơn 700 áo ngực không rõ xuất xứ (VNN). – Quảng Trị thu giữ nhiều áo nịt ngực có chất lạ(VOV).
- Việt Nam đối mặt tình trạng mất cân bằng giới tính (TTXVN).
- Phát hiện cặp sừng lạ ở Hà Tĩnh (TN).
- Tây Nguyên: Đua nhau bỏ học, bắt chồng (QĐND).
- Để “quên” kim trong bụng sản phụ (TN).
- Đất sụt to như ”ao”, sủi bọt (TT). – “Hố tử thần” tái xuất trên đường Hoàng Sa (NLĐ).
- Bão tan, mất điện, thiếu xăng, dân Mỹ nổi giận (TT).



Lễ kỷ niệm và tri ân nhà bác học A. Yersin tại Nha Trang (ĐV 3-11-12)
Nơi nương tựa của những linh hồn tài hoa bạc mệnh (NĐT 3-11-12)
Một cõi riêng của Dương Đình Sang (DNSG 3-11-12)
Yêu cô, yêu cả môn văn (VNN 3-11-12) -- Khó tìm người dạy kinh tế là vì vậy.

- TRẦN ĐỨC THẠCH: HỐ CHÔN NGƯỜI ÁM ẢNH (Phạm Viết Đào). – TÔI ĐÃ ĐỌC, ĐÃ NGHE CÁC THIÊN HỒI KÝ TRẠI KIÊN GIAM, TRẠI CẢI TẠO (Quỳnh Trâm). – THE PENTAGON PAPERS Lịch sử những quyết định của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam – Kỳ 9 (Sống Magazine).
- CHUYỆN ĐỌC CUỐI TUẦN: VÀNG ĐÂU CÓ BỎ NGOÀI ĐỐNG RÁC (DĐCN).
- Cao ủy trưởng nhân quyền hối thúc Trung Quốc giải quyết bất bình của người Tây Tạng (VOA).
- Đại hội Đảng : Ban lãnh đạo mới tại Trung Quốc có thể bảo thủ hơn (RFI). - Bạc Hy Lai có thể bị tử hình? (TP).
- Canada xét lại dự án của Trung Quốc mua công ty dầu khí Nexen (RFI). – Bóng dáng Trung Quốc trên chính trường Afghanistan (RFI).
- Liên Hiệp Quốc vẫn chỉ trích tình trạng nhân quyền Bắc Triều Tiên (RFI).
- Quân đội Cam Bốt mua thêm vũ khí (RFI).
- Cuba tố cáo Mỹ phá hoại chính quyền (PLTP).
- Hàn Quốc trì hoãn ‘hợp đồng thế kỷ’ cho không quân (ĐV).



























Tổng số lượt xem trang