Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

“Nhà đầu tư ngoại rút vốn vì lo ngại Việt Nam phá giá đồng nội tệ”

-“Nhà đầu tư ngoại rút vốn vì lo ngại Việt Nam phá giá đồng nội tệ”
-
Ông Andy Hồ, Giám đốc điều hành kiêm Trưởng bộ phận đầu tư, Tập đoàn VinaCapital, cho rằng thời gian qua nhà đầu tư nước ngoài rút vốn vì lo ngại Việt Nam có khả năng phá giá đồng nội tệ.

“Nhà đầu tư ngoại rút vốn vì lo ngại Việt Nam phá giá đồng nội tệ”
Ông Andy Hồ, Giám đốc điều hành kiêm Trưởng bộ phận đầu tư, Tập đoàn VinaCapital
“Nếu nhà đầu tư nước ngoài thấy Việt Nam có xu hướng phá giá tiền VND họ sẽ ngưng đầu tư và rút vốn ra khỏi Việt Nam. Thực tế, việc phá giá có thể ngưng lại kế hoạch đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vì họ phải so sánh cơ hội đầu tư ở Việt Nam với việc phá giá đồng tiền VND”, ông Andy Hồ phân tích.
Trao đổi với BizLIVE, ông Andy Hồ cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( FED ) đã chính thức tăng lãi suất cơ bản đồng USD từ mức 0% - 0,25% trước đó lên mức 0,25% - 0,5% không có ý nghĩa cho tiền VND phá giá. Thực tế, thị trường tiền tệ đã điều chỉnh 3 - 6 tháng trước đó.
Vậy quyết định điều chỉnh lãi suất của FED sẽ tác động như thế nào đến TTCK Việt Nam?
Trước hết, chúng ta biết FED đã bàn đến tăng lãi suất từ lâu và các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trên thế giới đã chuẩn bị tinh thần cho việc tăng lãi suất này. Việc FED chính thức tăng lãi suất cơ bản đồng USD cho thấy sự xác nhận nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng tốt, kết thúc 10 năm khó khăn của Mỹ.
Việc tăng lãi suất đồng USD của FED cho thấy bức tranh rõ ràng hơn về kinh tế Mỹ, qua đó nhà đầu tư yên tâm hơn về tương lai kinh tế. Phản ứng trước động thái đó, TTCK Mỹ, chứng khoán toàn cầu đều tăng điểm, và Việt Nam cũng không là ngoại lệ (kết thúc phiên giao dịch ngày 17/12/2015 VN-Index đóng cửa ở 577,11 điểm, tăng 0,79%).
Lịch sử chứng minh nếu FED tăng lãi suất, TTCK sẽ tăng khoảng 20% sau 12 tháng. Nói như vậy để thấy, việc FED tăng lãi suất là tốt cho thị trường Mỹ.
Trở lại Việt Nam, quyết định của FED ảnh hưởng đến Việt Nam có lẽ đã ảnh hưởng rồi. Vì hầu hết các nhà đầu tư đều đã dự đoán FED sẽ tăng lãi suất. Việc ảnh hưởng đến Việt Nam nó thể hiện qua 2 yếu tố.
Thứ nhất, tiền VND mất giá so với USD và các đồng tiền tệ các nước khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Euro… đều yếu đi so với USD. Tỷ giá VND/USD không bất ngờ với quyết định của FED.
Thứ hai, với TTCK Việt Nam, quan sát trong 2 tuần qua cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đã rút vốn ra khỏi Việt Nam, bán nhiều hơn mua. Họ dự đoán Việt Nam có thể điều chỉnh tỷ giá và có động thái bán ra. Bây giờ bức tranh đã rõ ràng hơn nên nhà đầu tư lại "vào" TTCK. Bằng chứng là TTCK Mỹ tăng điểm và ngày 17/12 TTCK Việt Nam cũng đã tăng điểm.
Nói như vậy, việc FED tăng lãi suất có thể tác động tích cực đến TTCK Việt Nam vì sẽ có một dòng tiền đầu tư ngắn hạn đổ vào?
Tiền vào hay ra khỏi TTCK có nhiều yếu tố ảnh hưởng lắm. Nếu nói FED tăng lãi suất sẽ khiến nhà đầu tư ngoại bơm tiền vào Việt Nam là không chắc chắn, và chưa đủ cơ sở. Vì dòng vốn vào TTCK Việt Nam còn chịu tác động của nhiều yếu tố.
Ông có cho rằng quyết định của FED sẽ gây áp lực tăng tỷ giá VND/USD không?
Tôi cho rằng, FED tăng lãi suất không có ý nghĩa cho đồng VND phá giá. Thị trường tiền tệ Việt Nam đã điều chỉnh lâu rồi, đi trước thực tế 3-6 tháng.
Tỷ giá VND/USD trong thời gian qua chịu tác động của 2 yếu tố quan trọng là khả năng cung ngoại tệ của Nhà nước và ảnh hưởng biến động của đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc. 2 yếu tố này ảnh hưởng nhiều hơn sự biến động lãi suất của FED.
Bởi ngay từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước cam kết khống chế biến động tỷ giá VND/USD ở mức 2%, 6 tháng đầu năm các đồng ngoại tệ mất giá rất nhiều so với USD, nhưng Việt Nam vẫn khống chế ở 2%. Đến khi đồng NDT mất giá, Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá, Việt Nam đã điều chỉnh tỷ giá VND/USD rất nhanh. Lý do là Việt Nam phải cạnh tranh hàng hóa với Trung Quốc.
Nhiều quan điểm cho rằng việc phá giá tiền VND sẽ kích thích dòng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào TTCK Việt Nam. Ông thì sao?
Việc phá giá đồng VND không có ảnh hưởng tích cực lên TTCK Việt Nam, nhưng tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu đồng VND đang trong xu hướng mất giá, nhà đầu tư nước ngoài luôn phải cân nhắc, so sánh lợi ích có được từ cơ hội đầu tư ở Việt Nam với việc tiền VND mất giá.
Quan sát hoạt động kinh doanh của hơn 600 doanh nghiệp niêm yết trên 2 Sở cho thấy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đang tốt lên, nên TTCK Việt Nam chắc chắn sẽ tốt hơn.
Nếu lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng bình quân 15%, TTCK cũng sẽ tăng khoảng 15%.
Vậy theo ông yếu tố nào có thể giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển tốt lên?
Lãi suất/chi phí vốn thấp sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Chi phí vốn ở Việt Nam vẫn còn cao, hiện xấp xỉ khoảng 7%/năm điều này đồng nghĩa lợi nhuận đầu tư vào dự án phải 10%/năm trở lên.
Việc tìm cơ hội đầu tư để có lợi nhuận trên 7% đã hạn chế hơn. Nếu nền kinh tế có thể giảm chi phí vốn, doanh nghiệp có thể hoạt động tốt, có nhiều dự án đầu tư khả thi hơn.
Xin cám ơn ông!
TRẦN GIANG - HỒNG QUÂN


VinaCapital bán Hanoi Metropole: VinaCapital to sell Hanoi Metropole stake (FT 28-11-12)


VinaCapital rao bán cổ phần khách sạn Metropole Hà Nội
-VinaCapital rao bán cổ phần khách sạn Metropole Hà Nội -Công ty quản lý quỹ VinaCapital đang rao bán cổ phần trong Metropole Hà Nội, một trong những khách sạn nổi tiếng nhất tại Việt Nam, báo Financial Times cho biết. Động thái này của VinaCapital diễn ra trong bối cảnh thị trường bất động sản tại Việt Nam đi xuống.


Theo tờ báo, quỹ Vietnam Opportunity (hiện niêm yết tại thị trường London) của VinaCapital đã ủy quyền cho công ty môi giới bất động sản Jones Lang LaSalle, rao bán cổ phần 50% trong Metropole Hà Nội. Đây là khách sạn có từ thời Pháp thuộc, có 365 phòng. 50% cổ phần còn lại trong Metropole Hà Nội hiện do Tổng công ty Du lịch Hà Nội (Hanoitourist) - đơn vị trực thuộc UBND thành phố Hà Nội - nắm giữ.

Thông tin về vụ rao bán tài sản này được công bố bởi ông David Dropsey, Giám đốc phụ trách quan hệ với các nhà đầu tư của VinaCapital. Trước đó, công ty quản lý quỹ này đã thông báo với các nhà đầu tư rằng, cổ phần của quỹ tại Metropole có giá trị sổ sách là 58,7 triệu USD.

Theo Financial Times, các nhà môi giới bất động sản cho rằng, VinaCapital sẽ không dễ bán được cổ phần trên với mức giá cao hơn nhiều so với giá trị sổ sách, xét tới tình hình kinh tế ảm đạm hiện tại Việt Nam.

Trước năm 2008, VinaCapital là một trong những công ty quản lý quỹ đã huy động được hàng tỷ USD tiền vốn từ các nhà đầu tư quốc tế muốn tìm kiếm lợi nhuận ở Việt Nam.

Tuy nhiên, tương tự như với những đối thủ lớn Dragon Capital và Indochina Capital, các quỹ niêm yết ở nước ngoài VinaCapital đã chứng kiến sự xuống dốc về giá trị khi nền kinh tế Việt Nam giảm tốc.

Trong bối cảnh nhiều quỹ đầu tư chuyên về thị trường Việt Nam liên tục được giao dịch với mức giá thấp hơn nhiều so với giá trị tài sản ròng, các nhà quản lý quỹ chịu áp lực từ phía cổ đông và buộc phải tìm cách bán tài sản.

Các nhà đầu tư từng “dòm ngó” khách sạn Metropole Hà Nội đều cho rằng đây là một tài sản hấp dẫn, nhưng họ muốn suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi trả mức giá cao hơn so với giá trị trên sổ sách cho VinaCapital để có được cổ phần này.

Cổ phần trong khách sạn Metropole Hà Nội là khoản đầu tư lớn thứ nhì của Vietnam Opportunity, quỹ hiện có giá trị vốn hóa thị trường ở mức khoảng 550 triệu USD.

Mới đây, VinaLand, một quỹ khác niêm yết tại London thuộc sự quản lý của VinaCapital, đã được cổ đông cho phép tiếp tục duy trì hoạt động sau khi cam kết sẽ không thực hiện thêm các vụ đầu tư mới và chuyển lại toàn bộ tiền mặt thặng dư cho các nhà đầu tư trong vòng 3 năm tới.

Một số nhà đầu tư nước ngoài đã và đang tìm kiếm cơ hội mua các tài sản là bất động sản bị giảm giá ở Việt Nam. Tuy nhiên, ông Marc Townsend, Giám đốc công ty môi giới địa ốc CB Richard Ellis, cho rằng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn chần chừ trước cơ cấu sở hữu hỗn hợp và những bất ổn về pháp lý tại Việt Nam.

“Tuần nào cũng có khách tới hỏi, nhưng khi tìm hiểu, thì họ biết là sẽ không có được quyền sở hữu hay kiểm soát như mong muốn. Bởi vậy, những quỹ đầu tư từ Singapore hay Nhật có lẽ sẽ không bao giờ mua nhiều trong số những tài sản này”, ông Townsend cho biết.
Bộ Tài chính lên tiếng về vụ buôn lậu xăng dầu tại Vinapco


-A stake in the Hanoi Metropole, Vietnam’s best-known hotel, is being put up for sale by fund manager VinaCapital as it tries to sell premium assets after the collapse of the Communist country’s property market .
VinaCapital’s London-traded Vietnam Opportunity fund has appointed Jones Lang LaSalle, the property agents, to market its 50 per cent stake in the 365-room, French colonial-era hotel, said David Dropsey, VinaCapital’s investor relations manager.

The fund manager has told investors that its stake in the Metropole was worth $58.7m at book value.
Real estate agents said that it would not be easy to sell the stake for a significant premium over that price given the distressed nature of the Vietnamese economy. The other 50 per cent of the hotel is owned by the Hanoi government, which exercises full control over the business.
VinaCapital is one of several boutique fund managers that raised billions of dollars from international investors when Vietnam was one of hottest emerging markets, before 2008.
As with its main rivals Dragon Capital and Indochina Capital, VinaCapital’s internationally listed funds have tumbled in value as the Vietnamese economy has hit the buffers, weighed down by inflation crises, rising bad debts and the bursting of the property and stock market bubbles.
With many Vietnam-focused funds persistently trading at big discounts to their reported net asset values, fund managers are under pressure from shareholders to make disposals.
Investors who have looked at the Metropole, where Charlie Chaplin, Somerset Maugham and Graham Greene all stayed, said that it was an attractive trophy asset, but they would think twice about paying a big premium for VinaCapital’s stake because of the extent of the Hanoi government’s control.
The Metropole stake is the second-biggest investment held by the Vietnam Opportunity fund, which has a market capitalisation of about $550m.
This month VinaLand, another London-listed fund managed by VinaCapital, passed a shareholder continuation vote after vowing to make no new investments and return all surplus cash to investors over the next three years.
Some international investors have been looking to pick up distressed property assets at bargain prices.
But Marc Townsend, who heads the Vietnam office of property agent CB Richard Ellis, said many foreign investors remained uncomfortable with the complex ownership structures and legal uncertainties in Vietnam.
“People come every week to look at these assets, but when they peel back the skin, they don’t get quite the ownership structure or control that you want,” he said. “So a lot of these properties will never be acquired by Singaporean funds or Japanese investment trusts.”


TS Nguyễn Trí Hiếu: Việt Nam phải chuẩn bị trước cho khủng hoảng
TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, khủng hoảng sẽ đến với Việt Nam dù sớm hay muộn và đây là vấn đề không tránh khỏi được.
Chuyên gia dự báo kinh tế năm 2013 sáng sủa hơn (26/11)
Hơn 11.300 doanh nghiệp Hà Nội ngừng hoạt động
Cũng tính đến đầu tháng 11/2012, Hà Nội có 54.526 doanh nghiệp kê khai lỗ, chiếm tỷ trọng 76,3% doanh nghiệp nộp tờ khai thuế.
-Ông Đặng Thành Tâm 'thắng lớn' nhờ khoáng sản (VNEx 28-11-12)
-Brunei bán dầu cho Nhà máy Dung Quất
Hợp đồng này rất có ý nghĩa nhằm đảm bảo ổn định hơn việc cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
Không nên phủ nhận vai trò của 'quả đấm thép' (PetroTimes 28-11-12) -- Báo ông Nguyễn Như Phong bênh TCT nhà nước!
“Chính phủ cần tiếp tục kéo giảm CPI” (VnE 28-11-12) -- TS Vũ Viết Ngoạn (tốt nghiệp ĐH Lasalle!) nói như thế.



-Lượng ô tô nhập khẩu không tăng 8 tháng liên tiếp
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong tháng 11/2012 vẫn sẽ chỉ có 2.000 xe ôtô được nhập khẩu về nước, đạt giá trị kim ngạch khoảng 50 triệu USD.
-6.200 tỷ đồng tín dụng cho Nhiệt điện Duyên Hải 3
Vietinbank sẽ cho EVN vay 6.200 tỷ đồng trong 120 tháng (48 tháng ân hạn). Bộ Tài chính là đơn vị bảo lãnh tất cả khoản vay này.
-- TS Nguyễn Trí Hiếu: Việt Nam phải chuẩn bị trước cho khủng hoảng (Stox).
- Ngăn ngừa phình to nợ xấu (LĐ).
- Lãi suất huy động VND kỳ hạn dưới 1 năm giảm nhẹ (TTXVN).   – Ngân hàng cho dân vay tiền trả nợ tái định cư(VOV). – Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 28-11-2012: “trông người mà ngẫm đến ta” (VF).
- ACB cho nghỉ hàng loạt nhân viên thử việc (VNE).
- Phó TGĐ làm sai, SeABank vẫn ‘phủi’ trách nhiệm thanh toán 150 tỉ đồng (Petrotimes).  – VVF không định “tuyên chiến” với SeABank (VnEco).
- Nỗi lo “vách đá tài chính” làm sa sút thị trường vàng (TTXVN).  – Vàng và chính sách tiền tệ: vài vấn đề tồn đọng (SGTT).
- Ban hành nghị định thanh toán không dùng tiền mặt (TTXVN).
- HUD sẽ được kinh doanh cả tài chính, ngân hàng (VnEco).
- DNNN thua lỗ ngàn tỷ vẫn xếp hạng A (Vef). - Tái cơ cấu DNNN, thách thức cột mốc 2015 (ĐTCK). - Tái cơ cấu đầu tư công (RFA). -  THÂU TÓM SACOMBANK & GIA ĐÌNH ÔNG ĐẶNG VĂN THÀNH LÀ NẠN NHÂN CỦA THAM NHŨNG VÀ ĂN CƯỚP TRẮNG TRỢN Ở VIỆT NAM! (VLB). - Lợi ích nhóm làm nghẽn quá trình xử lý nợ xấu (SGTT). - Ngân hàng nhà nước yêu cầu: đánh giá lại khả năng phát mãi tài sản(SGTT). - Ngân hàng “né” trích lập dự phòng rủi ro (TN).  - Ngân hàng bắt đầu nhận giữ giùm vàng có thu phí (SGGP). - 21 đơn vị xin kinh doanh vàng miếng (TN).
- Ngân hàng bắt đầu thu phí gửi vàng (VNE).  – Hết thời gửi vàng có lãi suất (CT).  – Đã chuyển đổi 155.000 lượng vàng phi SJC và SJC móp méo (TN).
- Thị trường trái phiếu VN vẫn phát triển nhưng còn tiềm ẩn rủi ro (VOA).  – CTCK: Hiện trạng “sức khỏe” và con đường tương lai (ĐTCK).
- “Cần tiếp tục kéo giảm CPI” (VnEco). - TP.HCM: năm 2013, phấn đấu GDP đạt mức 9,5 – 10% (SGTT).
- Không dễ ‘tiêu thụ’ dự án lọc dầu 28,7 tỷ USD (VNE). - Vinapco bị cáo buộc buôn lậu xăng dầu siêu lợi nhuận (TP).
- Petrolimex trần tình việc rót hàng nghìn tỷ cho công ty con (VNE).
- Chủ tịch kiêm Giám đốc SAP xin từ nhiệm (VnEconomy).
- Thất thoát trong xây dựng cơ bản vì “ăn chia như ở chợ” (SGTT). - Sắp có “VN-Index” cho bất động sản (PLTP). - Phát mãi, ký gửi cả khách sạn bốn sao, biệt thự, cao ốc… (SGTT). - Công ty vật liệu xây dựng theo nhau giảm chỉ tiêu (VNE).
- Thị trường tiếp thị trực tuyến: Nội đua cùng ngoại (DĐDN).
- Patrick Dixon: ‘Việt Nam sẽ là công xưởng của thế giới’ (VNE).
- Người Campuchia đưa hàng Việt sang Thái Lan (SGTT). - Nhiều hàng hóa Hàn Quốc vào VN sẽ rẻ hơn (TT).
- Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh (TBKTSG). - Xuất khẩu gạo đối mặt khó khăn (DV).
- Doanh nghiệp cà phê xin hỗ trợ (Đầu tư).
- Từ chuyện mất 6.000 tỷ đồng do tôm chết (SGTT).
- DN Việt: Nhìn gà già Hàn Quốc mà… tủi thân! (PLTP).
- Trái cây nội lên ngôi (SGTT).
- Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 2: Nuôi chồn hương (TN).
- VN miễn thuế hàng nông sản do VN trồng tại Campuchia (RFA).
- Sữa tuyệt hảo nhập nhèm nguồn gốc (Vef).
- Mùa buôn bán cuối năm: Áp lực “tiền trao cháo múc” (SGTT). - Doanh nghiệp dè dặt chuẩn bị hàng Tết (Petrotimes).
- Cơ giới hóa nông nghiệp: một thách thức cho ASEAN (RFA). - Gập ghềnh 2012 (ĐT/ VIR).
- AMC – cứu cánh để xử lý nợ tồn (VIR). – “Mất mồi” tái cơ cấu ngân hàng? (VnEco). – Ngân hàng đang mua bán nợ xấu lẫn nhau (TP). – “Sửa sai” sở hữu chéo ngân hàng (VnEco). – Xử lý tốt nợ xấu sẽ khơi thông nền kinh tế (DV).
- Lãi suất chắc chắn giảm thêm (VIR).
- Thu phí gửi vàng, ngân hàng nắm chuôi (DV). – Ngân hàng ngừng huy động vàng: Người dân đi bán (ĐĐK).
- Sacombank dự kiến hoàn thành 75% kế hoạch lợi nhuận (ĐTCK).
- Ngân hàng ACB chấm dứt hợp đồng với hàng loạt nhân viên (Sàn OTC).
- Ngân hàng xiết nợ, bán rẻ khách sạn, biệt thự (VNN). – Nhiều ngân hàng sẽ không có thưởng Tết? (CafeF).
- Đại gia vỡ nợ, 700 công nhân ra đường (SGTT).
- Ai người giữ lửa!? (ĐTCK).
- 11 tháng cả nước xuất siêu 14 triệu USD (Infonet).
- Doanh nghiệp phân bón bị o ép! (NNVN).
- Gà nhập Hàn Quốc là ‘gà loại thải’ chứ không chỉ là ‘gà dai’ (TP). – Siêu thị vẫn từ chối bán gà Hàn Quốc (DV).
- Thay đổi sự nhập nhằng của thị trường sữa (DV).
- Ẩn họa nuôi chồn nhung đa cấp: “Toàn lừa đảo!” (NNVN).
Bắt nguyên Giám đốc Agribank chi nhánh Bến Thành
Thanh Niên
Ngày 28.11, nguồn tin Thanh Niên cho biết Cơ quan CSĐT, Bộ Công an đã thực hiện quyết định tống đạt khởi tố, bắt tạm giam 5 bị can, trong đó có 4 nguyên cán bộ chi nhánh của Ngân hàng NN-PTNT VN (Agribank) về hành vi vi phạm quy định cho vay ...
Khởi tố 4 cán bộ của AgribankNgười Lao Động
Đường đi của 21 tỉ đồng từ máy ATM ra … trường đá gàTiền Phong Online
Bắt cán bộ ngân hàng Agribank 'vay ké' gần 17 tỉ đồngVTC
cand.com -XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật -Sài gòn Giải Phóng
-- Ông Đặng Thành Tâm ‘thắng lớn’ nhờ khoáng sản (VNE).Lợi nhuận quý III của Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn - công ty do ông Tâm sở hữu 40% vốn, tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước, trong khi hai công ty khác do ông làm chủ tịch đều lỗ nặng.
-> Công ty của ông Đặng Thành Tâm lỗ 263 tỷ đồng
-> Ông Đặng Thành Tâm đã bán 22 triệu cổ phiếu SQC/ Giải mã hiện tượng đại gia bán cổ phiếu
Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC) vừa công bố báo cáo tài chính quý III và tình hình hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm. Theo đó, lợi nhuận sau thuế trong quý của doanh nghiệp đạt 50 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. 9 tháng, mức lãi của đơn vị này lên tới 135,7 tỷ đồng, lớn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2011.
Riêng quý III, doanh thu thuần công ty đạt 190,5 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2011, góp phần nâng lũy kế 9 tháng lên 509 tỷ đồng, cao hơn 9 tháng đầu năm ngoái gần 2,5 lần. Tuy nhiên, hoạt động tài chính của công ty trong quý III không góp nhiều tỷ trọng vào cơ cấu doanh thu khi chỉ đạt 841 triệu đồng, bao gồm lãi tiền cho vay và gửi, lãi chênh lệch tỷ giá. Con số này thấp hơn mức cùng kỳ năm ngoái tới hơn 3,6 lần (đạt 3,1 tỷ đồng).
Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn cho biết, lợi nhuận quý III năm nay đạt kết quả khả quan là nhờ mở rộng quy mô sản xuất tại nhà máy xuất xỉ Titan khiến sản lượng gia tăng. Hoạt động của nhà máy này đã đóng góp 49 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho toàn bộ công ty, chiếm tỷ trọng 90% cơ cấu lãi trước thuế toàn doanh nghiệp.
Cũng trong quý III, công ty có khoảng 9,3 triệu USD nợ ngắn hạn, tương đương 197,2 tỷ đồng, giảm gần 6,5% so với thời điểm đầu năm, doanh nghiệp không có khoản vay nội tệ. Chủ nợ chính của công ty em gái ông Đặng Thành Tâm là Ngân hàng cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã: VCB) với gần 3,7 triệu USD, tăng gần 39% so với cuối quý II . Hai nhà băng còn lại là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam với 3,4 triệu USD, Ngân hàng Quân Đội cho vay 2,36 triệu USD.
Tính đến 30/9/2012, Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn còn 10,7 tỷ đồng, chủ yếu là tiền gửi ngân hàng. Hồi đầu năm, lượng tiền mặt này tại công ty lên tới hơn 125 tỷ đồng.
Hết quý III, tổng nợ phải trả của công ty đạt gần 300 tỷ đồng, trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 89%, tăng nhẹ 5,5% so với thời điểm đầu năm. Vốn chủ sở hữu thêm khoảng 133 tỷ đồng, lên hơn 1.300 tỷ đồng. Trước đó, 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp này cũng báo lãi khi thu về gần 85,7 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cao gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2011.
Theo bản cáo bạch, Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC) được thành lập từ năm 2006, vốn điều lệ 10 tỷ đồng. Hiện tại, tổng vốn điều lệ của doanh nghiệp đạt 1.100 tỷ đồng. Trong đó ông Đặng Thành Tâm sở hữu 40% cổ phần, tương đương 44 triệu cổ phiếu SQC. Em gái ông, bà Đặng Thị Hoàng Phượng, người hiện đảm nhiệm chức Chủ tịch công ty lại chỉ có 5,1 triệu cổ phiếu SQC, tỷ lệ sở hữu 4,67%.
Ngoài ra, ông Tâm cũng đang là Chủ tịch Công ty Đô thị Kinh Bắc (KBC), nắm hơn 101 triệu cổ phiếu KBC, tỷ lệ sở hữu gần 40%. Tuy nhiên, 9 tháng qua, Công ty Đô thị Kinh Bắc lỗ tới 263 tỷ đồng, thị giá cổ phiếu KBC mất gần 54% từ đầu năm tới nay. So với SQC, tốc độ giảm của KBC lớn gấp 10,8 lần, thị giá SQC chỉ mất 5% qua 11 tháng. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/11, cổ phiếu SQC tăng 100 đồng, lên 79.700 đồng một đơn vị, trong khi đó, thị giá KBC đứng tham chiếu, chỉ đạt 4.900 đồng mỗi cổ phiếu.
Một công ty khác cũng do ông Tâm làm Chủ tịch là Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT). Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III, doanh nghiệp này lỗ tới 178,6 tỷ đồng. Trong 9 tháng, lợi nhuận sau thuế của Viễn thông Sài Gòn tiếp tục âm 207 tỷ đồng. Hiện tại, ông Tâm vẫn nắm hơn 17,5 triệu cổ phiếu SGT, tỷ lệ sở hữu gần 23,7%. Đầu năm đến nay, giá cổ phiếu này cũng giảm 57,5%, góp phần vào việc đưa ông Tâm trở thành người "cháy túi" nhiều nhất sàn chứng khoán năm 2012.
- "Bảo bối" ‘cứu’ ông Đặng Thành Tâm (ĐVO) Trong lúc Công ty Đô thị Kinh Bắc (KBC) biến 'đại gia' Đặng Thành Tâm trở thành người 'cháy túi' nhiều nhất trên sàn chứng khoán thì tại Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC) lại giúp ông thắng lớn khi sở hữu tới 40% cổ phần tại đây. >>Thêm một đại gia 'rời chức'
Khoáng sản thắng lớn

Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC) vừa công bố báo cáo tài chính quý III và tình hình hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm. Theo đó, lợi nhuận sau thuế trong quý của doanh nghiệp đạt 50 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. 9 tháng, mức lãi của đơn vị này lên tới 135,7 tỷ đồng, lớn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2011.
Riêng quý III, doanh thu thuần công ty đạt 190,5 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2011, góp phần nâng lũy kế 9 tháng lên 509 tỷ đồng, cao hơn 9 tháng đầu năm ngoái gần 2,5 lần

Khoáng sản titan đã giúp nhiều cá nhân, doanh nghiệp giàu lên nhanh chóng
Đại diện Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn cho biết, lợi nhuận quý III năm nay đạt kết quả khả quan là nhờ mở rộng quy mô sản xuất tại nhà máy xuất xỉ Titan khiến sản lượng gia tăng. Hoạt động của nhà máy này đã đóng góp 49 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho toàn bộ công ty, chiếm tỷ trọng 90% cơ cấu lãi trước thuế toàn doanh nghiệp.
Tại Công ty Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC) trong tổng vốn điều lệ của doanh nghiệp là 1.100 tỷ đồng, ông Đặng Thành Tâm sở hữu 40% cổ phần, tương đương 44 triệu cổ phiếu SQC. 
Bất động sản chết rụi
Trái với tình hình khả quan của công ty khoáng sản, tại Công ty Đô thị Kinh Bắc (KBC), nơi mà ông Tâm nắm hơn 101 triệu cổ phiếu KBC, tỷ lệ sở hữu gần 40%. 
Tuy nhiên, 9 tháng qua, Công ty Đô thị Kinh Bắc lỗ tới 263 tỷ đồng, trị giá cổ phiếu KBC mất gần 54% từ đầu năm tới nay. 
Tính đến 30/9/2012, tổng giá trị hàng tồn kho của Đô thị Kinh Bắc tăng thêm 21,5% so với thời điểm đầu năm, lên 7.096 tỷ đồng. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng còn 6 dự án xây dựng dở dang, trị giá gần 247 tỷ đồng, tăng 4,2% qua 9 tháng, bao gồm Dự án khách sạn Hoa Sen Hà Nội, Khu ngoại giao đoàn, Khu công nghiệp Quế Võ mở rộng, Quế Võ hiện hữu, Nhà máy nhiệt điện Bắc Giang và Khu công nghiệp Quang Châu - Nhà xưởng. 
Bên cạnh đó, Đô thị Kinh Bắc còn đầu tư thêm vào 6 công ty liên kết thuộc nhiều ngành khác nhau. Trong đó, doanh nghiệp hiện bỏ vốn nhiều nhất vào Công ty cổ phần Thủy điện SGI - Lào với tỷ lệ sở hữu 29,2%, tương đương trị giá gần 190 tỷ đồng.

So với SQC, tốc độ giảm của KBC lớn gấp 10,8 lần, trị giá SQC chỉ mất 5% qua 11 tháng. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/11, cổ phiếu SQC tăng 100 đồng, lên 79.700 đồng một đơn vị, trong khi đó, trị giá KBC đứng tham chiếu, chỉ đạt 4.900 đồng mỗi cổ phiếu.
Tại một công ty khác hoạt động trong lĩnh vực công nghệ  viễn thông (Công ty cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT). Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III, doanh nghiệp này lỗ tới 178,6 tỷ đồng. Trong 9 tháng, lợi nhuận sau thuế của Viễn thông Sài Gòn tiếp tục âm 207 tỷ đồng.
Tại đây, ông Tâm vẫn nắm hơn 17,5 triệu cổ phiếu SGT, tỷ lệ sở hữu gần 23,7%. Đầu năm đến nay, giá cổ phiếu này cũng giảm 57,5%, góp phần vào việc đưa ông Tâm trở thành người "cháy túi" nhiều nhất sàn chứng khoán năm 2012.
Bất động sản và các ngành kinh doanh khác đã khiến ông Tâm “cháy túi”, có lẽ cũng vì thế mà trong đợt tháng 8 vừa qua ông đã gấp rút bán tới  22 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC) theo phương thức thỏa thuận. Giao dịch được thực hiện từ ngày 1/8 đến 8/8.
Trước giao dịch, ông Tâm sở hữu 66 triệu cổ phiếu SQC (tương đương 60%). Sau giao dịch, ông Tâm giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 40%.














Tổng số lượt xem trang