Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

50 năm sau, thạc sĩ nhiều hơn cả... côn trùng!

-Bằng “tiến sĩ Mỹ" giá 6.500 USD của ông hiệu phó (Petrotimes 17-12-13) --THD: Ở Mỹ, loại "bằng" này (thật ra chỉ là tấm giấy lộn) có người mua là để treo phòng khách hù bạn bè cho vui thôi! Ông này dùng nó để làm hiệu phó một trường đại học thì thiệt là gan quá cỡ!
Bằng tiến sĩ Mỹ chỉ có giá 6.500 USD.

(PetroTimes) - Gần đây, dư luận râm ran việc ông Nguyễn Tấn Bình, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến đã sử dụng bằng tiến sĩ Mỹ qua internet mà ở Việt Nam gọi là đào tạo... từ xa. Theo điều tra của PetroTimes, năm 2007, ông Bình lấy bằng tốt nghiệp Tiến sĩ tại đại học Southern California – SCUPS (Hoa Kỳ) chỉ với giá... 6.500 USD.
Để có được bằng “tiến sĩ” này, người học chỉ cần chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng đến trường Đại học Southern California (SCUPS). Tất cả các môn học, các chương trình của trường đều được thực hiện qua mạng Internet hoặc chuyển phát nhanh.
Muốn hoàn tất khóa học, “tiến sĩ” không cần phải làm đồ án, không làm luận án mà chỉ cần làm Dự án tiến sĩ ngành Kinh doanh và Quản trị (Doctoral Project in Business & Management). “Chuẩn đầu vào” của bằng tiến sĩ… giá rẻ chỉ yêu cầu nghiên cứu sinh có bằng Cao học của bất kỳ trường Đại học nào trong nước.
Và tất nhiên, chuyện được duyệt hồ sơ học “tiến sĩ” ở SCUPS chỉ một sớm một chiều. Không lâu sau khi… trúng tuyển, trường sẽ gửi giấy báo yêu cầu nghiên cứu sinh đóng khoảng tiền 6.500 USD cho toàn khóa học. Số tiền trên sẽ được “thương lượng” đóng thành từng đợt cho quý nhà trường.
Vì cách tuyển sinh quá đơn giản nên cách học lại càng thoải mái. “Tiến sĩ” tương lai có thể làm các bài tập bằng tiếng bản ngữ tại Việt Nam và nộp qua mạng Internet hoặc chuyển phát nhanh. Nếu có lắm tiền, nghiên cứu sinh trường SCUPS ở Việt Nam có thể thuê người làm giúp bằng tiếng Anh rồi sau đó gửi đến trường thông qua mạng Internet.
Thời gian diễn ra khóa học và lấy bằng tốt nghiệp chẵn tròn 3 năm. Theo nội dung của khóa học, người học phải thực hành 12 môn học và cũng có thể nhờ người làm hộ vì chẳng có cơ quan, đơn vị nào kiểm chứng người học trực tiếp làm hay không.
Hoàn tất khóa học và lấy bằng, “tiến sĩ”… giá rẻ chỉ việc kê khai vào hồ sơ xin việc với học vị cao chất ngất như một thứ “trang sức”. Kiểu học và lấy bằng “tiến sĩ” như ông Nguyễn Tấn Bình, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến không được công nhận tại Việt Nam. Danh sách các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đến ngày 2/3/2013, tổng số chương trình liên kết 233 và không có trường SCUPS.
Việc sử dụng bằng tiến sĩ… giá rẻ của ông Nguyễn Tấn Bình, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến đã bị người dân “tố giác” lên Đại biểu quốc hội Phan Văn Quý, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An. Ngay sau đó, đến ngày 25/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được Phiếu chuyển đơn của Đại biểu Quốc hội về ý kiến của cử tri liên quan đến trường Đại học Văn Hiến.
Ông Nguyễn Tấn Bình được Bộ Giáo dục và Đào tại công nhận là Phó Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến vào ngày 6/2/2013. Đến ngày 20/9/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn đề nghị trường Đại học Văn Hiến yêu cầu ông Nguyễn Tấn Bình làm hồ sơ công nhận văn bằng “tiến sĩ” theo quy định. Đến nay, ông Bình vẫn chưa được công nhận bằng tốt nghiệp tiến sĩ.
Cũng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đối với học viên học từ xa thì văn bằng chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam.
Hưng Long

- Mua bằng “tiến sĩ Mỹ” giá 6.500 USD như thế nào? (Petrotimes 20-12-13)(PetroTimes) – Bằng tiến sĩ có hồ sơ gốc, không cần học vẫn tốt nghiệp, không làm luận án vẫn được cấp bằng, không cần biết tiếng anh vẫn có thể “học” hết khóa tiến sĩ và chỉ với 6.500 USD. 
Bảng điểm “lung linh” không qua đào tạo.
Đây là tấm bằng được ông Nguyễn Tấn Bình, Phó Hiệu trưởng trường đại học Văn Hiến sử dụng làm “trang sức” cho mình. Bằng “tiến sĩ Mỹ” giá 6.500 USD của ông Nguyễn Tấn Bình được cấp bởi trường đại học Southern California for Professional Studies (SCUPS), liên hệ qua địa chỉ 1850E, 17th Street, Suite#213, Santa Ana, CA. 92705 USA.
Tìm hiểu của PetroTimes, tại bang California có 2 trường đại học đều mang tên Southern California. Tuy nhiên, một trường được thành lập từ năm 1880 được Chính phủ Mỹ công nhận bằng cấp có giá trị trên toàn lãnh thổ và trường Southern California ông Bình học lại được “mệnh danh” là nơi chuyên… cung ứng bằng cấp theo kiểu “tiền chao, cháo múc”. Tại Mỹ, hàng chục trường đại học hằng năm vẫn “bán” bằng theo kiểu ông Nguyễn Tấn Bình đang sử dụng. Giá của mỗi tấm bằng 6.500 USD vẫn được xem là khá đắt đỏ. Một số trường chỉ ở tầm 3.000 – 5.000 USD cho một tấm bằng.
“Tiến sĩ” ở Việt Nam – học giả vẫn có bằng thật?
Cũng cần nhắc lại, hiện nay, Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ công nhận 233 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đã được phê duyệt, bao gồm: Cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Đối với các chương trình trên, 71 cơ sở giáo dục tại Việt Nam liên kết và được Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản phê duyệt công nhận bằng cấp cũng như việc đào tạo tại những cơ sở này.
Để lấy được bằng tiến sĩ danh giá tại Mỹ, tất nhiên người học phải trải qua kỳ thi đầu vào với chuẩn tiếng Anh nhất định. Điểm khác biệt nữa, khóa học dành cho bằng tiến sĩ “xịn”, nghiên cứu sinh phải hoàn thành 16 môn học với các kỳ thi khắt khe, khác với bằng “dỏm” của tiến sĩ Bình đang sở hữu chỉ 12 môn. Tất cả những môn học đều phải thi tại nước sở tại hoặc nếu ở Việt Nam phải có sự giám sát của đại diện của trường cấp bằng.
Trường SCUPS không quá xa lạ với một số học viên tại Việt Nam. Năm 1998 đến 2007, SCUPS ký hợp tác với trường Đại học Bách Khoa Hà Nội liên kết đào tạo Tiến sĩ tại Việt Nam. Đến năm 2006, trường này đã “chuyển nhượng” cho một đơn vị khác nên đã chấm dứt việc liên kết tại Việt Nam.
Hưng Long

Bằng "tiến sĩ Mỹ" giá 6.500 USD không được công nhận (Petrotimes 23-12-13)(PetroTimes) - Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản kết luận bằng Tiến sĩ 6.500 USD của ông Nguyễn Tấn Bình, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Văn Hiến chưa đủ điều kiện để công nhận. 
Người học lấy bằng tại Mỹ có thể kiểm định chất lượng các trường được Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục Đại học Hoa Kỳ (CHEA) công nhận.
Ngày 23/12, nguồn tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã có văn bản trả lời việc đề nghị công nhận văn bằng Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh do trường Đại học Southern California University for Professional Studies (SCUPS), Hoa Kỳ cấp cho ông Nguyễn Tấn Bình ngày 10/3/2007.
Sau khi xem xét hồ sơ, Cục nhận thấy trường SCUPS không có tên trong danh sách các trường được kiểm định đăng tải trên website của Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục Đại học Hoa Kỳ (CHEA). CHEA có chức năng công nhận các tổ chức kiểm định chất lượng, các trường và các chương trình được kiểm định ở Hoa Kỳ. Để xem chi tiết, người học lấy bằng tại Mỹ có thể xem tại website: http://www.chea.org/search/default.asp.
Ngày 27/12/1978, trường SCUPS được thành lập và website của trường: www.scups.edu. Website này ngừng hoạt động vào tháng 10/2007 và thay thế bằng wesite mới:www.calsouthern.edu vì từ tháng 6/2007 trường đã chính thức đổi tên là trường Đại học California Southern. Thông tin tại trang web: http://.calsouthern.edu/about-us/history/.
Trường Đại học California Southern được Hội đồng Kiểm định từ xa DETC, Hoa kỳ kiểm định đầu tiên vào tháng 1/2010 và tái kiểm định vào tháng 6/2014. Ông Nguyễn Tấn Bình đã học tại trường SCUPS từ trước thời điểm này (2003 – 2007).
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép thí điểm liên kết đào tạo từ xa chương trình đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh với trường SCUPS tại công văn ký ngày 29/9/1999 và công văn ký ngày 2/8/2001. Từ năm 2000 đến 2001, trường đã tuyển sinh 3 khóa.
Từ năm 2002, chương trình không được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép tiếp tục triển khai. Như vậy, ông Bình theo học Tiến sĩ năm 2003, chương trình này đã chấm dứt và không còn tuyển sinh đào tạo.
Theo quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp ban hành kèm theo quyết định 77 ban hành ngày 20/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, văn bằng của người Việt Nam do cơ sở nước ngoài cấp được công nhận khi: “Văn bằng được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thực hiện hoạt động giáo dục theo quy định trong giấy phép và được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của Việt Nam hoặc của nước ngoài công nhận về chất lượng”. (Điều 3 khoản 1 điểm a) và “Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam”. (Điều 3 khoản 2).
Căn cứ vào thông tin trong hồ sơ do ông Nguyễn Tấn Bình cung cấp cho Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo quy định hiện hành thì văn bằng của ông Bình chưa đủ điều kiện để công nhận.
Hưng Long

'Ông Dương Trung Quốc không nên phán' (BBC 23-12-13) -- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn phán.
64.000 TS, PGS, ThS nhưng bài đăng tạp chí quốc tế thấp (TT 23-12-13)-"Nhiều giáo sư ở Việt Nam chỉ có giá trị trong thư viện" (infonet 24-12-13)


“Chóng mặt”, tốn tiền vì có quá nhiều đoàn công tác (infonet 24-12-13) -- Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh ưu tư.  Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đi đá banh: Hồng Sơn, Huỳnh Đức tái hợp bên Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (VNN 24-12-13)


-LƯU MANH HÓA TRÍ THỨC

Theo số liệu thống kê cho biết : Cả nước hiện có hơn 9. 000 Giáo Sư, 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ và 2.700.000 cử nhân đại học [1] . Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Việt Nam hiện nay có nhiều điều kiện để trở thành nước có nền kinh tế phát triển như : nguồn lao động trẻ, thuận tiện giao thông, có nhiều loại tài nguyên,…. Tuy vậy, nước ta vẫn trong cái vòng luẩn quẩn của nghèo nàn, lạc hậu. Nguyên nhân chính là ở yếu tố con người , do đất nước chúng ta không tôn trọng giá trị con người , không tôn trọng trí thức đích thực. Yếu tố con người chưa được quan tâm thích đáng trong khi nó mới là nhân tố chính cho sự hưng thịnh/ suy yếu của 1 quốc gia.

Một xã hội bảo thủ, trọng thành tích, hám danh sĩ diện với bằng cấp thường đi đôi với sự coi thường sự tiến bộ của khoa học , kỹ thuật đương nhiên sẽ tụt hậu. Và Việt Nam đã và đang tụt hậu.Cũng theo số liệu thống kế cho biết các chuyên gia WB tính toán “Việt Nam phải mất rất lâu nữa mới đuổi kịp các nước trong khu vực Đông Nam Á: 158 hoặc cũng có thể là 175 năm với Singapore, 95 năm với Thái Lan và 51 năm với Indonesia.”[2]
Vấn đề đầu tư vào giáo dục luôn quyết định hưng, suy của một quốc gia. Nền giáo dục của Việt Nam và cả xã hội Việt Nam làm nhân tài không có đất dụng võ. Với bằng cấp tràn lan, làm người Việt ảo tưởng về mình. Mỗi năm chúng ta có rất nhiều kỹ sư, cử nhân, tiến sĩ, giáo sư mới nhưng nền kinh tế của chúng ta lẹt đẹt. èo uột , đất nước chúng ta lạc hậu. Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản [3] .Và với số lượng hùng hậu GS, TS, Ths, Cử nhân đã nêu trên , Một con số lý tưởng cho nền kinh tế tri thức. Nhưng hiện vẫn đốt đuốc tìm lao động chuyên gia, thiếu hẳn những công trình khoa học - sáng tạo - sáng chế được ứng dụng vào thưc tiễn cuộc sống... Trong khi nền kinh tế sản xuất vẫn là nhân công giá rẻ, miệt mài với gia công phụ thuộc, công nghệ thì vẫn đang loay hoay ở trình... " sản xuất mì tôm".
Người Hàn Quốc họ có quyền tự hào vì họ xây dựng được những sản phẩm mang tính thương hiệu trên toàn cầu như : Sam Sung, Huyndai . Người Nhật có thể vỗ ngực tự hào với Sony, Toyota . Sing có quyền hãnh diện về hàng xuất khẩu điện tử của mình ra khắp thế giới,…Hoàn toàn thiếu một sản phẩm Việt sánh ngang tầm các quốc gia khác trên thế giới.

(Biếm họa về ông Lưu Hiểu Ba, người đoạt giải Nobel Hòa Bình 2011. Ảnh : ST)

Thực tế này cho thấy, chất xám Việt đang bi lãng phí. Lãng phí từ khâu đào tạo ( đào tạo quá nhiều GS, TS, Ths giả và dỏm) , lãng phí cả khâu sử dựng ( Nhân tài thực sự chưa được tin dùng và sử dụng hợp lý và trọng dụng họ).
Người Việt, trí thức Việt, dân Việt trách móc Xã hội này đôi khi, nhưng nếu nhìn kỹ lại, thì chính họ chính chúng ta tạo nên Xã hội này. Trí thức Việt nói riêng , dân Việt nói chung nhiều lúc đôi khi có xu hướng, chờ đời mong mỏi một vị minh quân, 1 vị lãnh đạo tài ba xuất chúng nào đấy xuất hiện để đưa lối dẫn đường họ và lãnh đạo đất nước đang tụt hậu này, nhưng họ quên rằng không ai dẵn dắt và không ai hành động tốt hơn họ tự dẫn dắt mình định hướng cho mình. Đã đến lúc cả dân tộc này và giới trí thức Việt cần nhìn thẳng và nhìn thật vào chính mình, nhìn vào thực tế và tự gánh trách nhiệm cũng như vài trò của mình để tự thoát ra cái vòng luẩn quẩn này chứ không phải một ai đó, 1 vị cứu tinh nào đó hay 1 vị minh quân còn ẩn dật đâu đó.
Nghèo , dốt, thua kém người khác chưa hẳn là cái tội . Cái tội là ở chổ : nghèo, đói , lạc hậu , thua kém người khác nhưng lại không biết, hay biết mà không chiu thừa nhận và tệ hơn là phải phủ nhận mình nghèo bằng mọi giá vì cái sĩ , để rồi không chịu tìm tòi hướng đi, lối thoát cho mình . Và nếu chúng ta không khắc phục được sự yếu kém của đất nước nạn nhân cũng chính là chúng ta. Chúng ta là nạn nhân của chúng ta.
Bất cứ xã hội nào, trí thức và yếu tố con người mới là yếu tố hàng đầu để đưa đất nước đi lên. Nước Mỹ phồn vinh với giấc mơ Mỹ và là miền đất Hứa của biết bao người trên thế giới, Người Hàn Quốc chấp nhận “ăn mày chất xám” ở phương tây, tinh thần Samurai của Nhật…. Sao không để cho trí thức Việt được tự do trong sáng tạo, tự do trong tư tưởng, tự do trong lựa chọn của mình !? Để họ được cống hiến !?
Ở một góc độ nào đó, có thể nói và khẳng định rằng, đất nước không phát triển được như người ta là vì trí thức Việt chưa phát huy hết vai trò và sứ mệnh của mình. Và lại ở 1 góc độ nào đó, họ bị kiềm kẹp, bị cột, bị trói chặt tư duy, tư tưởng, và cả ý thức hệ, họ cũng muốn sống, muốn cống hiến lắm , muốn được hy sinh nhưng ý thức hệ, sự khác biệt trong tư duy và tư tưởng đã làm cho họ không được chọn, và họ bị cuốn vào vòng xoáy luẩn quẩn của giới trí thức Việt bao đời nay, vòng xoáy của một xã hội mà ngay cả đến trí thức cũng bị đẩy vào con đường “lưu manh hóa”, ở đó nhân phẩm của trí thức bị người khác chà đạp và tự mình chà đạp lên mà sống ,để rồi họ không kịp nhận ra họ vừa là "nạn nhân" mà còn đồng thời là "thủ phạm" . Họ hành hạ nhau và dẫm đạp lên nhau mà sống:
- Một bác sĩ với mức lương èo uột, 3 đồng 3 cọc , chết đói, anh ta tìm đủ cách làm khó bệnh nhân để được nhận “lót tay”. Nhưng khi anh ta sử dụng các dịch vụ khác, anh ta lại bị làm khó lại.
- Một thương gia ( doanh nhân) vì chạy theo lợi nhuận và tham đồng tiền bẩn không ngại bán rẻ lương tâm mình sản xuất ra những hàng hóa chất lượng kém, đọc hại tới sức khỏe của người tiêu dùng, miễn sao lợi nhuận nhiều xả chất thải độc hại ra môi trường, nhưng rồi chính anh ta hủy hoại môi trường chung anh ta đang sống trong đó và sẽ ra sao nếu anh ta mua phải những sản phẩm độc hại khác do người khác cũng vì tham lam mà sản xuất ra như anh ta.
- Từ Vụ sập cầu Cần Thơ, cho đến sập cầu cống, hàng loạt công trình thủy điện quốc gia công trình dân sự khác,.. những kỹ sư làm việc trên công trình đó đã làm hại hoặc tiếp tay cho người khác làm hại rất nhiều người. Sẽ ra sao nếu như những kỹ sư này đứng dưới công trình của chính họ thiết kế và xây dựng .


- Một nền giáo dục thay vì dạy con người ta cách học, nó chỉ dạy con người ta cách tin và phải đặt niềm tin vào đấy, kết quả tạo ra khg phải 1 thế hệ mà nhiều thế hệ cứ bắt thế hệ nối tiếp sau cứ tiếp tục đặt niềm tin. Bởi lẽ thế hệ này tiếp tục "dẫn dắt" ( chăn dắt!?) thế hệ kia.
- Một công chức, phải bỏ ra 1 khoản tiền lớn để mua chạy chức, hốii lộ cho người này, cho cơ quan kia để có cái ghế, cái chức. Khi có cái ghế, cái chức rồi lại quay lưng ra cướp phá, cướp bóc , hạch sách nhũng nhiều người khác để lấy lại những thứ mà mình từng bỏ ra . Và xem điều đó là lẽ đương nhiên và cái vòng luẩn quẩn ấy cứ tiếp diễn
- Một nhà báo, nhà văn, người cầm bút vì lợi ích cá nhân riêng, có thể nhẫn tâm bẻ cong ngoài bút, viết láo và viết liều để nhận được những đồng tiền bẩn tưởng chừng như chỉ làm tổn hại tới người đọc nói riêng và nền văn báo chí văn hóa nước nhà nói chung nhưng anh ta cũng đang tự biến mình thành trò bỉ ổi và lố bịch trong mắt người đọc, vì người đọc bây giờ đủ thông minh để nhận biết đâu đúng , đâu sai. Bởi trước khi hốt bùn để ném vào mặt người khác, thì bàn tay anh ta cũng đã lấm bùn trước rồi….
Và cứ thế , mỗi người trong xã hội cứ tự hại mình và hại người khác. Có thể nói trí thức Việt Nam nói riêng và người Việt nói chung vừa tự hại mình và hại người , nạn nhân của nhau, nạn nhân của định hướng xã hội, nạn nhân của sự lãnh đạo và dẫn dắt tồi tệ .
Trong một xã hội, khi "sự thật" bị bóp méo, bị bẻ cong Trí thức Việt từ chổ " người sáng" cũng trở thành “người mù” , người thẳng cũng thành “còng lưng” . Hoặc im lặng, cúi đàu chấp nhận để mà sống yên ổn thay vì cất tiếng nói phản kháng rồi bị vùi dập.
Với mức giá, mức lương hiện tại , Xã hội còn nhiều trí thức không sống được vói mức lương thực của mình. Người lao động trí thức bị bần cùng hóa và bị đẩy đến chỗ không còn có thể nghĩ gì khác ngoài việc làm sao kiếm cho đủ tiền để sống. Đây chính là một trong những lý do làm nên sự tha hóa, biến chất của giới lao động trí thức, thay vì đầu tư vào nghiên cứu , nâng cao chuyên môn,phát minh ra cái này, khám phá ra cái kia họ lao đầu vào kiếm tiền, kiếm sống làm sao phải sống được cái đã. Chính điều này dẫn họ tới kết quả làm nhiều việc trái nghề, trái lương tâm, trái đạo đức xã hội.
Mua quan, bán chức, mua vị trí công tác diễn ra đều đặn trong giới lao động trí thức trong Xã hội để rồi khi lên nắm quyền thì Vua quan thi nhau chia chác, nhũng nhĩu, quan liêu, thằng lên sau thì dốt hơn nhưng lưu manh, khốn nạn hơn thằng trước. Khốn khổ cho một xã hội !
Chưa dừng lại ở đó ,Giới lao động trí óc ở Việt Nam không những bị bần cùng hóa về đời sống vật chất, mà còn bị bần cùng hóa hay tự bần cùng hóa cả về tư duy đời sống tinh thần khác. Hiện tượng này đang thành ra phổ biến : những người, lẽ ra , phải làm việc với sách vở lại rất ít đọc sách, không quan tâm đến các vấn đề xã hội. Họ tự phủ nhận vai trò và trách nhiệm xã hội của họ. Hoặc học nhiều đọc nhiều, có bằng này bằng nọ chỉ để tự hào, để khoe khoang, để lên lớp nhau, để mơn trớn nhau vì cái tính sĩ diện hảo. Và cách người Nga đáp trả: Mày giỏi (giáo dục cao, học giỏi ...) sao mày không giàu (sao mày không thể bán chút kiến thức để kiếm tí tiền tiêu cho sang trọng). Có lẽ câu nói đó hơi sống sượng. Nó hơi chợ búa. Nhưng nó chỉ ra một thứ rất đáng nghĩ rằng: nếu như kiến thức của bạn không mang lại giá trị cho chính bản thân bạn thì bạn cần kiến thức đó làm gì. Để trang trí hả? Để khoe mẽ hả? Nói thẳng ra, nó hơi chợ búa, nhưng đấy là cách nghĩ của một con buôn chứ không phải 1 trí thức.
Mặt khác , một số đông trí thức và tự nhận mình là trí thức lại cố định , cột chặt và để người khác cột, trói chặt tư duy và suy nghĩ của mình bằng những định kiến có sẵn, những quan điểm tâm lý đám đông và những quy luật bất thành văn khác về tư duy và quan điểm của họ . Điều này dẫn đến họ không tự do tư duy, không có tính bức phá không có khả năng phán xét đâu đúng đâu sai , họ chỉ biết nghe, biết chấp nhận những điều từ người khác mớm cho, từ trên đưa xuống không cần phán xét coi nó đúng hay sai, lợi hại ra sao. Sự bần cùng hóa tinh thần là một trong những nguyên nhân khiến giới lao động trí óc ở đây đánh mất sức mạnh, đánh mất khả năng phân biệt đúng sai, phải trái, và khiến họ có thể vi phạm các chuẩn mực đạo đức mà vẫn cảm thấy yên ổn lương tâm. Họ tìm sự yên ổn bằng cách sử dụng các lý lẽ mang tính ngụy biện để bào chữa hoặc hợp pháp hóa cho sự vi phạm đạo đức hay sự vi phạm pháp luật. Họ đã dùng cái sai này để ngụy biện bao che, phủ lấp cái sai khác, trong khi những giải pháp đúng đắn, khoa học đã không được lựa chọn.
Chính sự bần cùng và tự bần cùng hóa về tư duy, đạo đức và tinh thần, đời sống, trí tuệ đã khiến cho trí thức Việt Nam bị tha hóa nhiều mặt, mất cả năng lực làm việc trong lĩnh vực chuyên môn của mình, mất luôn cả bản lĩnh văn hóa, cả ý thức về sự đúng sai, cả phẩm chất đạo đức công dân. Để tự giữ cho mình trong sạch, chuẩn mực còn khó, nói chi đến chuyện dám đứng lên bảo vệ công lý, bảo vệ sự thật ! Chính vì thế nhiều người còn chút lương tri họ chấp nhận cắn răng chiệu đựng và thõa hiệp với cái ác và cái xấu để yên ổn mà sống.
Họ dối trá, tiếp tay cho sự dối trá, họ lừa lọc, tiếp tay cho sự lừa lọc, họ sĩ diện và tiếp tay cho sự sĩ diện. Tất cả nó làm nên dung mạo của nền trí thức bị “lưu manh hóa”.
Đất nước này đã phải trả cái giá quá đắt cho tệ nạn “lưu manh hóa trí thức” này rồi, bây giờ đã đến lúc chúng ta phải biết tự đứng dậy, dám nhìn thẳng, nhìn thật vào sự thật, nhìn vào thực tế,… tự bản thân mình thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn ấy, đừng tự hại mình và hại người nữa.
Chú Thích
[1] Số liệu Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (ĐH New South Wales, Úc) đưa ra.
[2] Tính toán của các chuyên gia WB dựa trên báo cáo củ WB năm 2007
[3] Theo TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc .



-50 năm sau, thạc sĩ nhiều hơn cả... côn trùng! (TN 30-12-12) -- Trời đất! [TN đã rút bài] xem tại GDVN 
Việt Nam hoàn thành xuất sắc phổ cập giáo dục đại học và là đất nước có nhiều thạc sĩ nhất, nhiều hơn cả... côn trùng! Đó là những thông tin đầy ngụ ý về Việt Nam sau 50 năm dưới cái nhìn của sinh viên trong buổi thi Chung kết SV 2012.
Viễn cảnh Việt Nam sau 50 năm do Trường ĐH Xây dựng Hà Nội vẽ lên
Những câu chuyện của sinh viên trong trận chung kết SV 2012, được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau, khiến người ta nghĩ đến một Việt Nam trong hiện tại đầy những vấn đề cần giải quyết. Trong đó, không phải ngẫu nhiên mà vấn đề chất lượng đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ trở thành mối quan tâm hàng đầu của sinh viên.
Cứ 3 người, có 1 người là thạc sĩ
Ở phần thi "Bản tin sinh viên", có một sự trùng hợp khi cả hai đội Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Xây dựng Hà Nội đều mang đến một kịch bản về viễn cảnh Việt Nam 50 năm sau trở thành nơi dân trí cao nhất vũ trụ khi thạc sĩ, tiến sĩ đông hơn cả côn trùng.
Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng trình chiếu bản tin câu chuyện gia đình Nhện Đất về quê ăn Tết, với nội dung: Năm 2062, thạc sĩ, tiến sĩ còn nhiều hơn cả côn trùng đến nỗi gia đình Nhện Đất bị các thạc sĩ, tiến sĩ giẫm nát. Trước khi chết, Nhện Đất trăn trối: “Làm ơn hãy tạo ra tiến sĩ, thạc sĩ có chất lượng. Đừng bay ra tràn lan và giẫm nát chúng tôi”.
Nhận xét về phần thi này, nhà báo Lại Văn Sâm cũng ước mong thạc sĩ, tiến sĩ trong tương lai là những người chân chính để không đưa con người vào thảm họa.
Còn trong cách hình dung của sinh viên Trường ĐH Xây dựng Hà Nội, Việt Nam năm 2062 là nước có dân trí cao nhất vũ trụ vì hoàn thành xuất sắc phổ cập giáo dục đại học và có số thạc sĩ đông nhất vũ trụ. Bản tin còn đưa ra thông tin "thống kê", cứ 3 người có 1 người là thạc sĩ.
Bản tin giáo dục đầy tính chất châm biếm khi kết thúc với câu nói: “Làm thạc sĩ là không phải nghĩ, không bao giờ phải nghĩ”.
Y tế, giao thông, thủy điện… đều đáng lo
Mặc dù những bản tin của sinh viên đề cập đến Việt Nam sau 50 năm, nhưng những vấn đề họ đưa ra đều cho thấy một Việt Nam không quá xa xôi, một Việt Nam rất gần với những vấn đề đáng lo ngại ở thì hiện tại.
Những câu chuyện đầy ngụ ý về nhiều lĩnh vực trong tương lai được coi là “rác xã hội, tội tương lai”.
Những giải pháp “mì ăn liền” của sinh viên ĐH Kinh tế TP.HCM 50 năm tới có phần: Nhà giáo ưu tú Tăng Học Phí phát biểu làm hàng ngàn sinh viên đột quỵ: “Tôi tuyên bố các bạn sinh viên không phải học môn Xác chết thống kê mà thay vào đó là môn học thiết thực hơn, Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa chống tham nhũng. Dự báo 2-3 năm tới, hên xui lắm mới phát hiện một vụ tham nhũng”.
Các kỹ sư xây dựng cũng đưa ra giải pháp mì ăn liền khi đưa ra mô hình xây dựng nhà cửa theo kiến trúc Chùa Một Cột, nhỏ ở chân, phình to trên ngọn khi nhà được xây từ nóc.
Ở lĩnh vực y tế, Trường ĐH Đà Nẵng lại đưa đến hình ảnh Việt Nam sau 50 năm chất độc trong phân người tăng 400%, làm ảnh hưởng đến bữa ăn của tiến sĩ Bọ Hung.
Bức tranh thảm cảnh hơn của các loại côn trùng khi loài gián ráo riết tập bơi vì thủy điện S.T sắp vỡ do cách trước đó nửa thế kỷ bị xe ben tông vào. Cuộc sống của loài gián quanh khu vực thủy điện bị đe dọa nghiêm trọng.
Với loại hình múa bóng, cũng là phần thi được đánh giá cao nhất của Trường ĐH Yersin Đà Lạt - là phần thi quan trọng giúp đội này trở thành nhà vô địch - ước mơ của sinh viên về một Việt Nam sau 50 năm được thể hiện trọn vẹn nhất: Một đất nước với tài nguyên rừng, với nền nông nghiệp phát triển, một đô thị xanh. Và hơn hết, Việt Nam với chủ quyền lãnh thổ được xác lập rõ ràng đối với Hoàng Sa, Trường Sa cũng là ước muốn của nhiều người trong hiện tại. Theo Thanh nien

Lại Nguyên Ân: 'Vì sao tôi ký kiến nghị về nhân quyền' (BBC 29-12-12)
GS Chu Hảo: Một nửa văn minh là...không văn hóa! (ĐV 30-12-12)

Báo chí 2012 - Một năm buồn (PetroTimes 30-12-12)  -- Sau này, sẽ có người hỏi: Ai đã giết báo chí Việt Nam? Báo lá cải ai nuôi mà sống khỏe? (TP 30-12-12)
Văn học tuổi teen thiếu “muối” (TN 31-12-12)
Nhà văn Nguyễn Khắc Phục: "Con người tôi nó dở hơi lắm!" (LĐ 30-12-12)
Những câu đáng nhớ năm 2012 trong làng văn Anh Mỹ: Bad sex and other embarrassments (London Sunday Times 30-12-12) -- Bạn nào là subscriber của London Times nên đọc bai này!  Cười chết thôi! (Thí dụ như câu này của Philip Hensher: “I think you can tell, when you meet someone, whether they read novels or not. There is some little hollowness if they don’t.”)
--Giả danh ‘141’ trấn lột người đi đường


- Cô giáo của những đề thi “độc”, những học sinh có bài văn “lạ” (GDVN).

- ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO: CHẾT BỞI TAY TRUNG QUỐC! (Nguyễn Phú).


--- Đi nước ngoài bằng “tiền chùa” (TT).



- Giải pháp đa dạng, điều hành quyết liệt (CP).

- Nghĩ từ chuyện nhà thờ họ của Thủ tướng (DT).

- MỘT SỐ PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ TRÊN TRANHUNG09 VỀ BÀI VIẾT CỦA NHÀ BÁO NGUYỄN NGỌC NIÊN (Phạm Viết Đào). – “Cốt” – “Cách” nhà thờ họ (KTVN).

- Video: Chị Phạm Thị Hồng Điệp, mẹ cháu Nguyễn Văn Phúc tố cáo cô giáo Nguyễn Thu Thủy và những người bao che (Nguyễn Tường Thụy). – Tố cáo cô giáo Nguyễn Thanh Thuỷ , GV chủ nhiệm tại Lý NhânMẹ em Phú tố cáo cô giáo chủ nhiệm (Phần 2)Mẹ em Phú tố cáo cô giáo chủ nhiệm (Phần 3) (NCHHD). – Trường Tiểu học Bình Nhì 1, Gò Công Tây, Tiền Giang: Kiểm điểm cô giáo nghi oan học sinh trộm tiền (Tiin).

- LƯU MANH HÓA TRÍ THỨC (Tiểu Bối). - Võ Trung Hiếu: Vườn cải & chết (Quê Choa).


- Trong nước bó tay, Việt Nam thuê Trung Quốc làm clip quảng bá (DT).

- Bảo đảm quyền của dân trong quy hoạch “treo” (TT).

- Đất Di sản thế giới Thành nhà Hồ bị dân lấn chiếm xây nhà (DT).

- Mơ bữa cơm no trong vùng động đất (TT). – Theo cha mẹ ra đồng (TT).

- Tăng lương cho người lao động từ ngày mai (DT). -Vụ nổ xe máy ở Bắc Ninh: Đang đấu kíp thì mìn phát nổ
(NLĐO)- 2 nạn nhân vụ nổ kinh hoàng tại TP Bắc Ninh rạng sáng ngày 29-12 đang tiến hành đấu nối kíp để nhằm vào mục tiêu là ngôi nhà cách đó khoảng 30m thì khối thuốc nổ phát nổ, khiến cả 2 tan xác.

- Đầu năm mới, hàng loạt quyết định có hiệu lực (VnMedia). - Gần 40 triệu phương tiện trước giờ “đối mặt” phí bảo trì đường bộ(DT).
- Lâm Đồng: Không tổ chức chúc tết nhà riêng của lãnh đạo (KT).
- Hải Dương: Đề nghị điều tra vụ Chi cục Thi hành án thị xã Chí Linh bị tố làm trái luật (DT).

- Phí đường bộ: Mai thu, nay vẫn ngơ ngác (Khampha). – 2013: Thu phí đường bộ, siết nhập cư Thủ đô (VNN). –Góc biếm họa (TT). – Bạn đọc bình chọn “sự kiện PHÍ 2012″ (!?) (DT).

- TPHCM: Giá nước sạch tăng từ ngày 1.1.2013 (LĐ).

- Trẻ em đang phơi nhiễm với dối trá, vô cảm (PN Today).

- Quỹ học bổng cho người Mỹ gốc Việt và Trung tâm Khuyến khích Tự lập (BoxitVN).

- Trường cho trẻ 2 tuổi tắm nước lạnh trong tuyết (GDVN).- PHÚ YÊN: Lại sập mái vòm bê tông gần 800 m2, một công nhân tử nạn (PLTP). - Sập công trình UBND huyện, 1 người chết, hàng chục người bị thương (NLĐ). - Sập hội trường công trình UBND huyện, 4 người chết và bị thương (Infonet).

- Nhật: Hơn 5.200 giáo viên mắc bệnh về tâm thần (GDVN). Chính phủ yêu cầu TP HCM quyết liệt chống tội phạmĐài Tiếng Nói Việt NamMở đợt cao điểm bảo vệ an toàn Tết Nguyên đánThanh Tra
Mở cao điểm trấn áp tội phạm trong dịp tếtTuổi Trẻ --Tình hình tội phạm rất nghiêm trọng
- Kỷ niệm 1.300 năm sinh “Thi thánh” Đỗ Phủ (TTVH). - Đỗ Phủ – Những vần thơ còn mãi với thời gian(TTXVN/VOV).

Tổng số lượt xem trang