Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Đẩy đuổi hơn 4.500 lượt tàu vi phạm chủ quyền Việt Nam; Mỹ từ chối hỗ trợ đồng minh Châu Á trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc

- Đẩy đuổi hơn 4.500 lượt tàu vi phạm chủ quyền Việt Nam (TN).
Ngày 7.12, tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định 161 Chính phủ về quy chế khu vực biên giới biển, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng TP.Đà Nẵng cho biết từ 2004 đến nay đã phát hiện và đẩy đuổi hơn 4.500 lượt tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển VN.

Đặc biệt, trong tháng 11 vừa qua đã phát hiện, ngăn chặn 13 trường hợp người nước ngoài thu mua hải sản trái phép tại âu thuyền Thọ Quang và khảo sát gỗ tại cảng Tiên Sa, Q.Sơn Trà; xử lý 411 trường hợp xuất nhập cảnh qua cửa khẩu cảng Đà Nẵng sử dụng hộ chiếu Trung Quốc có in “đường lưỡi bò”. Bên cạnh đó, UBND TP.Đà Nẵng cũng đã chỉ đạo các ngành liên quan kiểm tra thường xuyên để kịp thời ngăn chặn Trung Quốc phát tán các bản đồ, ấn phẩm in “đường lưỡi bò", nhất là một số khu vực tập trung đông người nước ngoài.
Hơn 4.500 lượt tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền vùng biển (LĐ). - Trung Quốc liên tục gây hấn với ý đồ độc chiếm biển Đông (LĐ). - Tổ quốc nơi đầu sóng (TN).-- Không thể mơ hồ về chủ trương của Trung Quốc (LĐ). – Nhiều tài liệu vi phạm chủ quyền Việt Nam bị thu giữ (PLTP).

- Ngư dân vẫn vững vàng ra khơi Hoàng Sa (TP). - Phát động chương trình “1 giờ sản xuất vì Trường Sa” (LĐ).




- Biển Đông: Thuốc thử mới cho Hà Nội (RFA). Một ngư dân Đà Nẵng:“Thấy tàu của Hải quân Việt Nam đi ở 110 độ kinh đông trở vô thôi, 16 độ vĩ bắc trở xuống, chứ còn lên 17 bắc-111 đông thì không thấy Việt Nam mình chỉ có tàu Trung Quốc thôi”.
-Mỹ từ chối hỗ trợ đồng minh Châu Á trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc
Hoa Kỳ không hỗ trợ các đồng minh và nước bạn quan trọng trong khu vực Châu Á có dính líu tới các tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc giữa bối cảnh các hành động gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông đang leo thang.
Tại cuộc họp báo ở Ngũ Giác Đài hôm 6/12, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Samuel Locklear, tuyên bố áp lực của Trung Quốc đối với các nước Đông Nam Á và Đông Bắc Á là vấn đề phức tạp do các khác biệt về mặt lịch sử và khát vọng tìm kiếm năng lượng cũng như các nguồn tài nguyên khác.
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ nhấn mạnh lập trường của Mỹ là tuy không đứng về bên nào trong các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Washington mong muốn các tranh chấp được giải quyết một cách ôn hòa, không có sự áp bức.
Vẫn theo lời ông Locklear, Mỹ kêu gọi các bên kể cả Trung Quốc, trong lúc tìm cách giải quyết tranh chấp, phải đảm bảo tránh xung đột và tính toán sai lầm.
Nguồn: US Department of Defense PR/ Freebeacon.com

 – Đào Tiến Thi: “ĐÃ CÓ ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LO”: MỘT MỆNH ĐỀ SAI TRÁI TOÀN DIỆN (Ba Sàm).
- Về bài báo của Huỳnh Ngọc Chênh: Nhanh lên! không còn kịp nữa (RFA). “Tôi cũng nghĩ chính phủ nhu nhược. Thoạt đầu tôi nghĩ chính phủ nhượng bộ. Sau đó tôi nghĩ chính phủ nhu nhược và đến bây giờ thì đành phải nói thật rằng tôi nghĩ trong chính phủ có những người bị mua chuộc. Tôi xin không dám nói hết nhưng có những người bị mua chuộc nhưng 90 triệu dân này không chấp nhận chuyện đó”.
- Quyền biểu tình của công dân (Nguyễn Tường Thụy).  - Tổng hợp tin tức về những biểu tình viên trước ngày 9-12-2012 (Lề Trái).   - TRĂN TRỞ VÀ QUYẾT TÂM (Bùi Hằng). - Xin đừng dạy chúng tôi về lòng yêu nước! (DLB).

- Thêm kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc (BBC)   - Dân Việt Nam kêu gọi tuần hành, biểu tình chống Trung Quốc tại Sài Gòn-Hà Nội (VOA).
- Cắt cáp để gây áp lực (BBC)- Hồng Lỗi và bọn lầm lỗi (Trần Nhương). - Cáp địa chấn tàu Bình Minh 02 hoạt động như thế nào? (Petrotimes).
- Đà Nẵng: Xử lý 411 trường hợp sử dụng hộ chiếu “đường lưỡi bò” (Infonet).
- LƯỠI BÒ TRUNG CỘNG VÀ LƯỠI NGUYỄN TẤN DŨNG (Quỳnh Trâm).
- Đại sứ Trung Quốc né câu hỏi về quy định xét tàu (PLTP). - Sự ngạo ngược của Bắc Kinh (TN).
- Không quân Trung Quốc tập trận lớn (TN). - Hạm đội Thái Bình Dương không muốn đối đầu (PLTP).
- Hành động bá đạo của Trung Quốc tại Biển Đông (Petrotimes).
- Những vấn đề Trung Quốc của dân tộc Việt Nam (05) – Phạm Trần: Đảng cúi mãi dân sao ngóc lên được ? (Chuacuuthe). . – Biển nợ & Biển sợ (Sống Magazine).
-  Philippines hoãn cuộc họp bốn bên ASEAN về Biển Đông (RFI). – Thảo luận 4 bên về Biển Đông bị trì hoãn(VOA). - Hoãn họp 4 bên về Biển Đông (Petrotimes). - Philippines hoãn cuộc họp bốn bên ASEAN về Biển Đông (DT).
- Biển Đông, trận địa mới giữa Trung Quốc và Ấn Độ (RFI).  - Trung – Ấn tranh cãi gay gắt về biển Đông (NLĐ). – Ấn Độ ủng hộ quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên ở Biển Đông (VOA).
Hải quân Ấn có sẽ đụng độ với hải quân Tàu? India's Ocean (FP 6-12-12)
Chỉ huy Mỹ chưa sợ tàu sân bay của Tàu: China carrier not worrying Pacific commander, yet (FP 6-12-12)
Chính trị phe nhóm bên Tàu: China’s Factional Politics (Diplomat 8-12-12)
Trung Quốc chỉ thị quan chức: sống giản dị, nói ít: China tells officials to keep style simple, speeches short (LAT 6-12-12)

-Biển Đông, trận địa mới giữa Trung Quốc và Ấn Độ

Hôm qua, 06/12/2012, một ngày sau khi sau khi Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ là không được « đơn phương » tiếp tục thăm dò dầu khí ở Biển Đông, New Delhi tuyên bố ủng hộ quyền tự do lưu thông hàng hải và tiếp cận các nguồn tài nguyên ở vùng biển này. Hiện giờ, tuy hai nước chỉ trong giai đoạn khẩu chiến, nhưng rõ ràng Biển Đông đang ngày càng trở thành một trận địa mới giữa hai cường quốc châu Á.
Quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh đã nóng lên kể từ khi tập đoàn dầu khí Nhà nước của Ấn Độ ONGC vào tháng 10 năm ngoái, bất chấp phản đối của Trung Quốc, đã xác định trở lại việc tham gia vào hoạt động khai thác dầu khí tại khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Quan hệ giữa hai nước càng nóng thêm sau khi tư lệnh hải quân Ấn Độ, đô đốc D K Joshi hôm thứ hai vừa qua tuyên bố là họ sẵn sàng triển khai chiến hạm đến để bảo vệ quyền lợi của nước này ở Biển Đông.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 05/12/2012, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phản ứng rất mạnh về tuyên bố nói trên của tư lệnh hải quân Ấn Độ, cho biết là Bắc Kinh « phản đối hoạt động thăm dò khai thác dầu khí đơn phương tại vùng biển tranh chấp trên Nam Hải » và yêu cầu các nước liên quan « tôn trọng chủ quyền, lập trường và quyền lợi của Trung Quốc. »
Hôm qua, Trung Quốc đã yêu cầu Việt Nam đình chỉ hoạt động thăm dò dầu khí « đơn phương » ở Biển Đông. Lời cảnh báo này dĩ nhiên là không chỉ nhắm đến Việt Nam, mà còn nhắm vào những quốc gia hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam, như Ấn Độ.
Ngoài việc tham gia thăm dò khai thác dầu khí, có hai lý do khác giải thích vì sao đối với New Delhi, Biển Đông là một vùng rất quan trọng về mặt chiến lược.
Trước hết, là một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào mậu dịch, đối với Ấn Độ, Biển Đông là một trong những ngõ giao thương quan trọng nhất toàn cầu và quyền tự do lưu thông ở vùng biển này phải được tôn trọng.
Thứ hai, và có lẽ đây là lý do quan trọng nhất, Biển Đông là nơi mà New Delhi có thể giải tỏa vòng vây mà Trung Quốc đang lập nên từ mấy năm qua chung quanh Ấn Độ, với việc xây dựng các hải cảng ở Sri Lanka, Bangladesh và Pakistan. Nhảy vào Biển Đông, sân sau của Trung Quốc, là cách để Ấn Độ trả đũa trước việc Bắc Kinh bành trướng ảnh hưởng ở vùng Ấn Độ Dương.
Trong cuộc chạy đua giành thế thượng phong trong khu vực, cả Ấn Độ lẫn Trung Quốc đều đầu tư rất nhiều để phát triển các tàu ngầm và hàng không mẫu hạm. Nếu thật sự New Delhi nhất quyết bảo vệ quyền lợi của họ ở Biển Đông, không loại trừ khả năng là một ngày nào đó, hải quân hai nước sẽ đụng độ với nhau ở vùng biển mà tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan gần đây dự báo sẽ là một « Palestine của châu Á ».
Đối với những quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam không muốn nhìn thấy Biển Đông trở thành khu vực độc quyền của Trung Quốc, Ấn Độ có thể là một chỗ dựa quan trọng, nhất là vì hai nước có quyền lợi tương đồng trong lĩnh vực dầu khí.

Các bước cờ của Bắc Kinh trong trận chiến dầu hỏa(RFI).
- Nhật Bản: Bốn tàu Trung Quốc trong lãnh hải bị tranh chấp (VOA).

- Mỹ từ chối hỗ trợ đồng minh Châu Á trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc (VOA).

- Trần Hưng Đạo : tinh hoa quân sự Việt Nam (RFI).
- Saigontourist xây resort 4 sao ở thác Bản Giốc (TN).
- XUYÊN TẠC, CHE GIẤU LỊCH SỬ LÀ CÓ TỘI LỚN ! (Bùi Văn Bồng).
‘Tàu Việt Nam ngăn cấm tàu cá Trung Quốc’ là vu cáo

HÀ NỘI (NV) - Bộ Ngoại Giao CSVN cáo buộc Bộ Ngoại Giao Trung Quốc vu cáo cho phía Việt Nam xua đuổi tàu cá của họ và lại còn đòi ngừng dò tìm dầu khí ở vùng biển thềm lục địa Việt Nam.
Ngư dân Ðà Nẵng chuẩn bị ra khơi đánh cá. Ngư trường của ngư dân Việt Nam ngày càng bị hạn chế bởi cái “Lưỡi Bò” ngang ngược của Bắc Kinh mà nhà cầm quyền Hà Nội bất lực không thể đối phó. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)

Bản tin thông tấn xã TTXVN hôm Thứ Sáu 7 tháng 12, 2012 phản bác lại bản tin thông tấn quốc tế nói “Ngày 6 tháng 12, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hồng Lỗi ngang nhiên vu cáo Việt Nam đuổi các tàu cá Trung Quốc ở vùng biển gần tỉnh Hải Nam, miền Nam Trung Quốc, trong khi chính cặp tàu kéo dã cào của Trung Quốc gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 trên vùng biển Việt Nam.”
TTXVN thuật theo tin của Reuters cho hay Hồng Lỗi còn trơ tráo nói “tuyên bố của Việt Nam trái với thực tế” lại còn đòi Việt Nam “ngừng thăm dò dầu mỏ ở các khu vực tranh chấp trên biển Ðông, cũng như không gây rối các tàu cá Trung Quốc”.
Ðể chứng minh sự ngược ngạo của Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh, bản tin của TTXVN thuật lại thông tin từ Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam nói “Thực tế, vào lúc 4 giờ 05 ngày 30 tháng 11 năm 2012, khi tàu Bình Minh 02 di chuyển ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ để chuẩn bị khảo sát đã gặp rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động. Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu các tàu cá ra khỏi khu vực làm việc của tàu Bình Minh 02, một cặp tàu kéo dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau, gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25m.
Vị trí cáp bị đứt có tọa độ là 17độ26 Bắc và 108độ02 Ðông, cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía Ðông Nam và cách đường trung tuyến Việt Nam-Trung Quốc 20 hải lý về phía Tây.”
Nếu đúng như vậy, rõ ràng tàu Trung Quốc đã vi phạm Hiệp Ðịnh Phân Chia Vịnh Bắc Bộ mà hai nước ký cuối năm 2000.
Vì vụ việc nghiêm trọng, ngày 3 tháng 12 năm 2012, Bộ Ngoại Giao CSVN đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc về những hành động sai trái gần đây, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
“Những hành động nói trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam; vi phạm thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc ký tháng 10 năm 2011; trái với tinh thần tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Ðông (DOC) và tuyên bố cấp cao kỷ niệm 10 năm DOC, làm cho tình hình biển Ðông thêm phức tạp”, ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN được TTXVN thuật lời như vậy.
Quanh mấy ngày diễn những vụ việc từ “Hộ chiếu Lưỡi Bò”, quyết định lục soát tàu cá Việt Nam đến cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Petro Vietnam, một số quan chức chính trị và quân sự cấp cao của Bắc Kinh đã đến Hà Nội.
Ngày 28 tháng 11 năm 2012, Tướng Vương Tây Hán, phó hiệu trưởng trường Ðại Học Quốc Phòng Trung Quốc cầm đầu một phái đoàn sang Việt Nam “tham quan và nghiên cứu thực tế”. TTXVN tường thuật cuộc tiến kiến của Tướng Phùng Quang Thanh, bộ trưởng quốc phòng CSVN, với phái đoàn này ca ngợi “Quan hệ quốc phòng Việt-Trung ngày càng phát triển”.
TTXVN thuật lời ông Phùng Quang Thanh “khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị, đoàn kết truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần bốn tốt. Việc giao lưu trao đổi đoàn ở các cấp là cần thiết nhằm trao đổi, hợp tác, học hỏi lẫn nhau, tạo sự thân tình, cởi mở, tin cậy, đồng thời tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa quân đội và nhân dân hai nước, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, góp phần hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới.”
Rồi đến ngày 2 tháng 12 năm 2012, khi được ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng CSVN tiếp kiến, ông Lý Kiến Quốc, ủy viên Bộ Chính Trị, tổng thư ký đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, cầm đầu một phái đoàn tới Hà Nội nhấn mạnh rằng “Ðảng, chính phủ Trung Quốc và Tổng Bí Thư Tập Cận Bình hết sức coi trọng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam, coi đó là tài sản quý báu của hai đảng, hai nước; nguyện cùng với đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam làm hết sức mình để vun đắp, thúc đẩy quan Trung-Việt trong giai đoạn mới phát triển ổn định đi vào chiều sâu, lên tầm cao mới”.
Lời nói và hành động của nhà cầm quyền Bắc Kinh hoàng toàn ngược nhau trong chính sách đối với Việt Nam.
Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng bá quyền đang được một số người kêu gọi dự trù diễn ra ở Hà Nội và Sài Gòn ngày Chủ Nhật 9 tháng 12, 2012. (T.N.)
- Dân Miến Điện bất bình trước sự hiện diện quá đông đảo của Trung Quốc (RFI). – Liên Hiệp Quốc : Miến Điện phải mở lối cho hàng viện trợ đến với người tị nạn ở miền bắc (RFI).- Không quân Trung Quốc tập trận ở vùng Tân Cương (RFI).  – Trung Quốc bác bỏ chỉ trích của Mỹ về nhân quyền ở Tây Tạng (VOA). – Trần Quang Thành kêu gọi TQ cải tổ (BBC).  – MẠC NGÔN TỪ CHỐI KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO LƯU HIỂU BA (TSYG).
- Trung Quốc: Bố mất chức vì con tát công an (BBC).   – Tập Cận Bình đi thăm đặc khu kinh tế Thẩm Quyến (RFI). – Andreas Lorenz: Trung Quốc trong tương lai sẽ ra sao? Ba kịch bản (Phan Ba).  – Làn sóng dân tộc chủ nghĩa của Trung Quốc (WSJ/ TCPT). - Trung Quốc “phá 700 núi xây thành phố” (TN).
- Nhật Bản chuẩn bị chận bắn tên lửa Bắc Triều Tiên (RFI). – Bắc Triều Tiên: Chương trình phóng phi đạn ‘bị đình trệ’ (VOA). – Hàn Quốc đòi Triều Tiên trả lại tiền viện trợ lương thực(GDVN). - Mỹ điều tàu chiến tới gần Triều Tiên (TN). - Giữa thông lệ và đột biến (LĐ). - Hoa Kỳ gửi chiến hạm lúc Bắc Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa (VOA).
- Triều Tiên đưa du thuyền của Kim Jong-il vào lăng (VNE). – Món nộm thánh nhân (Tia Sáng).
- Thủ tướng Nga bênh vực việc lục soát nhà một nhà làm phim (VOA).

Tổng số lượt xem trang