Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

Nguyên PV Hoàng Khương được tại ngoại

---TLQ: -Bắt giam nguyên phóng viên Nguyễn Văn Khương tại tòa
---Thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó giám đốc Công an TPHCM: “Vụ án Nguyễn Văn Khương đang bị một số người chính trị hóa”--

-Vụ Hong Khương với hng loạt cu hỏi?--Nguyên PV Hoàng Khương được tại ngoại
Ngày 7-12, nguồn tin từ TAND Tối cao cho biết đã thay đổi áp dụng biện pháp ngăn chặn, cho Hoàng Khương, nguyên PV báo Tuổi Trẻ được tại ngoại.
Ngay sau đó, Hoàng Khương đã về quê ở Khánh Hòa chịu tang mẹ. Theo kế hoạch, phiên tòa xử phúc thẩm vụ án liên quan đến Hoàng Khương sẽ diễn ra vào ngày 27-12.

Trước đó, TAND TP.HCM đã xử sơ thẩm vào ngày 6-9, tuyên phạt Hoàng Khương bốn năm tù về tội đưa hối lộ. Cùng tội danh trên, Nguyễn Đức Đông Anh (em vợ Hoàng Khương) bị bốn năm tù, Trần Minh Hòa năm năm tù, Trần Anh Tuấn (phó giám đốc Công ty TNHH Tân Hải Phong) một năm tù. Bị cáo Huỳnh Minh Đức (nguyên CSGT quận Bình Thạnh) bị phạt năm năm tù về tội nhận hối lộ, Tôn Thất Hòa (nguyên giám đốc doanh nghiệp Duy Nguyên) bị phạt hai năm tù về tội làm môi giới hối lộ.
Theo Ứng Thành (Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh)


Vụ Hoàng Khương với hàng loạt câu hỏi? (DT). (Dân trí) - Vụ án sơ thẩm đối với Nhà báo Hoàng Khương khép lại với hàng loạt câu hỏi: Vì sao không áp dụng Luật báo chí trong khâu tố tụng? Có cần không sự tham gia của HNB VN? Rồi sao hai vụ việc tương tự lại có kết quả trái ngược nhau đến vậy?...
Ba ngày sau khi tòa tuyên án, báo Tuổi trẻ TP. HCM đã có bản kiến nghị gửi đến Hội nhà báo Việt Nam, Hội nhà báo TP. HCM đề nghị 2 tổ chức này có ý kiến với các cơ quan chức năng nhằm bảo vệ quyền và lọi ích hợp pháp cho nhà báo Hoàng Khương, người vừa bị TAND TP. HCM xử 4 năm tù về tội “đưa hối lộ”. Ngay lập tức, hai cơ quan trên đã gửi Công văn đến TAND TP. HCM, VKSND TP. HCM và lãnh đạo Công an TP.HCM.

Trong Công văn HNB VN đề nghị “các cơ quan tố tụng xem xét một cách khách quan, thận trọng những chứng cứ mà cơ quan chủ quản của ông Khương có nêu trong quá trình xét xử". HNB TP. HCM cũng kiến nghị: "Trong quá trình hơn 10 năm làm báo, anh Hoàng Khương đã có nhiều bài viết về truyền thống và những chiến công của lực lượng công an nhân dân, được nhận giải thưởng báo chí của Hội Nhà báo”.

Việc các cơ quan Hội gửi công văn để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của hội viên là việc làm tất yếu. Đó là đạo lý, là pháp lý và cũng là lý do quan trọng làm nên sự tồn tại của Hội.
Trong Điều lệ, phần Mục đích ghi rõ: “Hội Nhà báo Việt Nam đại diện quyền làm chủ, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp của những người làm báo Việt Nam…”.
Trong phần Nhiệm vụ, Điều lệ ghi: “Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Hội, hội viên - nhà báo trong hoạt động báo chí”.
Về Quyền hạn, Hội có quyền “Yêu cầu các cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà báo theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, việc làm của HNB TP. HCM và HNB VN vừa qua thể hiện đúng mục đích, nhiệm vụ và quyền của tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp này.
Có thể nói trong tình hình tiêu cực, tham nhũng tràn lan như hiện nay, việc bảo vệ hội viên chính là động lực thúc đẩy nền báo chí cách mạng Việt Nam thực hiện sứ mệnh cao cả mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân tin cậy. Do đó, nhà báo chính là những chiến sĩ xông pha trong mặt trận chống tham nhũng, tiêu cực. Họ sẽ rất yên lòng nếu có một điểm tựa vững chắc, luôn và sẵn sàng bảo vệ mình bất cứ lúc nào, trong hoàn cảnh nào, tất nhiên đó là những điều chính đáng và hợp pháp.
Thế nhưng để dẫn đến kết quả của vụ nhà báo Hoàng Khương hôm nay có thể coi như một tổn thất không nhỏ. Nguyên nhân cơ bản có lẽ là do các cơ quan chức năng đã thiếu cách nhìn cảm thông, chia sẻ và thấu hiểu cần thiết đối với nghề báo. Đã có nhiều định nghĩa về nghề này, thậm chí có hẳn một bộ phim nổi tiếng mang tên “Nghề nguy hiểm”. Nhưng không chỉ có vậy, nó còn là một “Nghề nghiệt ngã” – chữ của Nhà báo Nguyễn Uyển -  mà sự “nghiệt ngã” thì ngàn lần đáng sợ hơn sự “nguy hiểm” bởi tính đa tầng, đa dạng, chông chênh và khó lường.
Phải chăng ở vụ án này, ngay từ khâu tố tụng, các cơ quan chức năng đã nhìn nó dưới lăng kính của một vụ án hình sự đơn thuần, chi phối nó bởi tư duy “hình sự hóa các hoạt động nghề nghiệp”?
Trong khi đó, vụ việc của nhà báo Hoàng Khương hoàn toàn có thể được nhìn qua lăng kính của một vụ án nghề nghiệp và được xét xử bởi Luật báo chí, một bộ luật tiến bộ, hòa nhập với cộng đồng thế giới đã được Quốc hội phê chuẩn.
Cần nhắc lại, cách đây đúng một năm (9/2011), Hoàng Khương đã thực hiện loạt bài phóng sự điều tra “Nhức nhối nạn mãi lộ” của cảnh sát giao thông Thanh Hóa. Sau khi bài báo đăng, cơ quan chức năng đã coi tài liệu của nhà báo Hoàng Khương thu thập được như những bằng chứng của vụ án và được lãnh đạo Bộ Công an khen ngợi, được Giải thưởng báo chí… Thế nhưng giờ đây, cũng với cách làm tương tự, do nhìn ở “lăng kính” tách rời tính đặc trưng của nghề nghiệp nên Hoàng Khương đã bị kết tội “đưa hối lộ”.
Phải chăng đây là kẽ hở của luật pháp mà như một vị cố Chánh án TAND TC đã từng nói đại để là án của ta “xử thế nào cũng được”? Có lẽ bởi cách nhìn bằng những “lăng kính” khác nhau, thiếu cảm thông, thấu hiểu và nhất quán của các cơ quan tố tụng nên các sự việc tương tự nhưng lại cho những kết quả khác nhau, thậm chí trái ngược nhau?
Trở lại với Công văn của Hội NBVN. Tuy đây là nhiệm vụ và quyền hạn của Hội nhưng không phải lúc nào nó cũng được phát huy. Vì thế, việc làm lần này của hai cấp Hội đã nhận được sự đồng tình của hội viên và dư luận xã hội. Hi vọng rằng từ nay, Hội luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình, xứng đáng là điểm tựa vững chắc của các nhà báo.
Tuy nhiên, có lẽ Hội nên làm một việc tiếp theo. Đó là đề nghị phiên tòa phúc thẩm tới đây cho xem xét lại toàn bộ vụ việc có sự tham gia của Hội Nhà báo trong quá trình tố tụng để từ đó, có cái nhìn khách quan, trung thực và cảm thông đối với “nghề nghiệt ngã” này.
Việc Hoàng Khương khi ra tòa vẫn với tư cách Nhà báo bởi tại thời điểm đó, anh vẫn không bị thu thẻ nhà báo phải chăng là thể hiện quan điểm của Bộ TT – TT và Hội NBVN. Đây có là dấu hiệu Hội đã và đang chuẩn bị cho các bước tiếp theo?
Có một chi tiết không thể bỏ qua, đó là trong Công văn, Hội Nhà báo đã đề nghị cho Nhà báo Hoàng Khương được về thăm người mẹ đang trong cơn thập tử nhất sinh. Chắc chắn đề nghị này sẽ được chấp thuận trong thời gian ngắn nhất bởi “Sinh có hạn, tử bất kỳ”. Niềm mong mỏi của người mẹ được gặp con mình trước khi về thế giới bên kia là nguyện vọng thiêng liêng của tình phụ tử.
Như vậy là vụ án sơ thẩm đối với Nhà báo Hoàng Khương khép lại với ngổn ngang những băn khoăn và hàng loạt câu hỏi. Ví như vì sao không áp dụng Luật báo chí trong khâu tố tụng? Có cần không sự tham gia của Hội NBVN, Hội Nhà báo TP. HCM với tư cách vừa là quan sát vừa là tham mưu trong lĩnh vực chuyên ngành? Rồi khi hoạt động nghiệp vụ, nhà báo phải thu thập được đầy đủ chứng cứ. Muốn có chứng cứ thì không có cách nào khác là phải trực tiếp nhập cuộc giống như chiến sĩ công an thâm nhập vào băng nhóm xã hội đen. Thế nhưng khi “nhập cuộc” thì lại bị… đem ra xét xử hình sự liệu có hợp lý, hợp tình? Rồi sao hai vụ việc tương tự lại có kết quả trái ngược nhau đến vậy?
Chúng ta hãy cùng nhau đặt câu hỏi và đề nghị Hội NBVN tiếp tục thể hiện vai trò của mình đồng thời gửi các kiến nghị này đến các cơ quan chức năng.

Bùi Hoàng Tám

Vụ Hoàng Khương với hàng loạt câu hỏi? (DT).

Tổng số lượt xem trang