Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015

Nhà báo Hoàng Khương được trả tự do trước thời hạn

--TLQ: --Thiếu tướng Phan Anh Minh – Phó giám đốc Công an TPHCM: “Vụ án Nguyễn Văn Khương đang bị một số người chính trị hóa”-
---Nguyên PV Hoàng Khương được tại ngoại--


--Nhà báo Hoàng Khương được trả tự do trước thời hạn
Đài Á Châu Tự Do
Trang web của RSF Phóng viên Không Biên giới đăng tin: Bị bắt vì tố cáo cảnh sát nhận hối lộ đi kèm với ảnh nhà báo Hoàng Khương năm 2012. RSF.org. Nhà báo Hoàng Khương của báo tuổi Trẻ, chuyên viết những phóng sự chống tham nhũng đã được ...
Nhà báo Hoàng Khương được về nhà





- Bài học từ nguyên phóng viên Hoàng Khương (PL&XH). - Vụ án có rất nhiều cảm xúc đối với những người cầm bút bởi Hoàng Khương vừa đáng tôn trọng vừa đáng giận. Ông Khương đáng tôn trọng vì tinh thần dám đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng trong lực lượng CSGT không chỉ một lần.
Ngày 27-12, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã tiến hành xét xử vụ án Nguyễn Văn Khương, bút danh Hoàng Khương, nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ về tội “Đưa hối lộ”. Đây là phiên tòa rất nhận được sự thu hút của báo giới…
Ông Khương thừa nhận trước tòa, việc đưa tiền để nhờ người có thẩm quyền giải quyết cho lấy xe vi phạm khi chưa đủ điều kiện là sai, nhưng là nhằm thu thập thông tin cho bài viết phản ánh tiêu cực của CSGT trong hai bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và bài “Giải cứu xe đua trái phép” đăng trên báo Tuổi trẻ vào tháng 7-2011. Ông Khương cũng khẳng định, những sai phạm của mình là vì mục đích thực hiện bài điều tra, "không có động cơ cá nhân" là nhằm lấy xe cho em vợ như cấp sơ thẩm quy buộc. Vì vậy, bị cáo đề nghị Tòa phúc thẩm xem xét lại toàn bộ nội dung vụ án. Trình bày với tòa, đại diện Ban biên tập cũng thừa nhận sai sót của mình trong việc kiểm duyệt, quản lý quá trình tác nghiệp của phóng viên.

Tòa phúc thẩm đã bác đơn kháng cáo, giữ nguyên mức án 4 năm tù về tội “Đưa hối lộ” đối với ông Khương. Nguyên phóng viên báo Tuổi trẻ bị bắt giam ngay tại tòa. Vụ án có rất nhiều cảm xúc đối với những người cầm bút bởi Hoàng Khương vừa đáng tôn trọng vừa đáng giận. Ông Khương đáng tôn trọng vì tinh thần dám đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng trong lực lượng CSGT không chỉ một lần. Ông Khương cũng đáng giận bởi sự sơ suất không đáng có trong nghề…

Điều mà tất cả các phóng viên làm trong lĩnh vực điều tra đều phải suy ngẫm là làm thế nào để khi điều tra các vụ việc tham nhũng công không biến thành tội, chống tiêu cực không bị sa lầy vào tiêu cực chỉ vì những sai lầm khi tác nghiệp… Một ranh giới quá mong manh. Tất nhiên vụ án Hoàng Khương chỉ là bài học đắt giá về kinh nghiệm tác nghiệp chứ không làm cho các phóng viên chống tiêu cực “chùn bút”.
Minh Đạo

-Bắt giam nguyên phóng viên Nguyễn Văn Khương tại tòa(NLĐO)- Để đảm bảo việc thi hành án, chủ tọa phiên tòa đã tuyên bắt tạm giam bị cáo Nguyễn Văn Khương tại tòa. Điều này ngoài dự kiến của bị cáo, đại diện báo Tuổi Trẻ và đông đảo đồng nghiệp tham dự phiên tòa.

Bị cáo Nguyễn Văn Khương trưa 27-12, lúc chưa có lệnh bắt giam lại

Ngày 27-12, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TPHCM đã xét xử phúc thẩm vụ án đưa và nhận hối lộ liên quan đến nguyên phóng viên Nguyễn Văn Khương (SN 1973, bút danh Hoàng Khương), công tác tại Báo Tuổi Trẻ.
Theo đó, 5 bị cáo kháng cáo gồm: Nguyễn Văn Khương, Nguyễn Đức Đông Anh (SN 1989, em vợ Hoàng Khương), Trần Minh Hòa (SN 1991), Trần Anh Tuấn (SN 1966, Phó giám đốc Công ty TNHH Tân Hải Phong, kháng cáo án treo) tội đưa hối lộ và Huỳnh Minh Đức (SN 1976) tội "nhận hối lộ".

Riêng Tôn Thất Hòa (SN 1955, nguyên giám đốc doanh nghiệp Duy Nguyên) đã bị phạt tù, tội "môi giới hối lộ" không kháng cáo nhưng xuất hiện tại tòa với tư cách nhân chứng.

Theo đó, tòa đã bác kháng cáo, tuyên y án 5 năm tù đối với bị cáo Đức, 5 năm tù đối với Trần Minh Hòa, 4 năm tù đối với bị cáo Khương, 4 năm tù đối với Đông Anh và 1 năm tù đối với bị cáo Tuấn.


Tại phiên tòa, chủ tọa đã cho công bố lời khai ở hai đoạn ghi âm thu giữ trong máy tính của bị cáo Khương. Đại diện Ban biên tập Báo Tuổi Trẻ thừa nhận những lời lẽ này của bị cáo Khương không phù hợp với một phóng viên. Ngoài ra, đại diện Báo Tuổi Trẻ còn thừa nhận sai sót khi không kiểm định tính xác thực trong thông tin của phóng viên, nếu biết được nội dung hai đoạn ghi âm mà tòa công bố thì đã dừng lại ở bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ”.

Phạm nhân Tôn Thất Hòa ra tòa với tư cách nhân chứng


Tòa nhận định, cấp sơ thẩm không đưa tình tiết tăng nặng là lợi dụng nghề nghiệp để viết bài bênh vực cho các đối tượng đua xe để xem xét, định tội là một thiếu sót. Tuy nhiên, cấp phúc thẩm không làm xấu đi tình trạng của bị cáo.


“Bị cáo Khương đã lợi dụng nghề nghiệp để bênh vực cho bạn thân của em vợ, là những đối tượng nguy hiểm cho xã hội. Lợi dụng chủ trương đúng đắn của Báo Tuổi Trẻ, sức mạnh của báo chí để viết bài bênh các đối tượng đua xe trái phép. Trực tiếp đi tìm “cò giao thông” và trực tiếp đưa tiền để giải cứu xe vi phạm.

Ngoài ra, bị cáo không chủ động trình bày với ban biên tập và cơ quan điều tra việc nhận tiền của bị cáo Hòa đi viết bài. Không có chứng cứ nói rằng 12 trong số 15 triệu đồng là tiền dùng để nộp phạt. Chính vì vậy không có lý do gì để giảm án hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, như yêu cầu của luật sư cũng như của bị cáo”. Chủ tọa phiên tòa nhận định.


Để đảm bảo việc thi hành án, chủ tọa phiên tòa đã tuyên bắt tạm giam bị cáo Nguyễn Văn Khương tại tòa. An ninh sân tòa được thắt chặt, hàng chục phóng viên báo đài không thể tiếp cận vị trí dẫn giải bị cáo Nguyễn Văn Khương chiều 27-12.


Theo án sơ thẩm, khuya ngày 23-6-2011, trên địa bàn quận Bình Thạnh-TPHCM xảy ra một vụ tai nạn giữa xe ô tô tải đầu kéo do ông Võ Văn Thắng điều khiển và xe du lịch do ông Lê Anh Đức điều khiển. Bị cáo Huỳnh Minh Đức được phân công giải quyết vụ tai nạn. Sau đó hai xe được đưa về kho Tân Cảng tạm giữ để điều tra xử lý.

Vì biết Tôn Thất Hòa là chủ doanh nghiệp vận tải, quen biết nhiều cán bộ CSGT có thể nhờ giải quyết những vụ tai nạn bị giam xe và xin xe ra nhanh nên ông Trần Anh Tuấn (chủ xe đầu kéo) nhờ Hòa giúp đỡ. Trong vụ này, Tuấn đã nhờ Hòa móc nối và đưa cho Đức 3 triệu đồng để lấy xe ra.

Nguyễn Văn Khương, Nguyễn Đức Đông Anh và Trần Minh Hòa có mối quan hệ gia đình, thân thích.

Khương đã nhận lời giải cứu xe đua xe trái phép của Trần Minh Hòa thông qua Nguyễn Đức Đông Anh.

Sau khi thống nhất, Trần Minh Hòa đã đưa cho Đông Anh 15 triệu đồng để Đông Anh đưa cho Khương lấy xe ra giùm. Trong vai “Hoàng”, Khương đã thông qua Tôn Thất Hòa đưa cho Huỳnh Minh Đức 15 triệu đồng để lấy chiếc xe vi phạm của Trần Minh Hòa ra.

- Hoàng Khương bị tuyên y án sơ thẩm (TT).

- Y án 4 năm tù đối với Nguyễn Văn Khương (TN). – Tòa phúc thẩm xử y án nhà báo Hoàng Khương (RFA). - Hoàng Khương thừa nhận làm sai nhưng là để tác nghiệp(DV). Nhưng trên FB của mình, phóng viên Hoàng Khương viết: “Riêng trong vụ án này, tôi xin khẳng định với mọi người rằng tôi không làm điều gì hổ thẹn với lương tâm và có thể ngẩng cao đầu với những gì mình đã làm”. – Bắt giam nguyên phóng viên Nguyễn Văn Khương tại tòa (NLĐ).-- Ông Hoàng Khương hy vọng vào phúc thẩm (BBC).

- Tòa tuyên y án với nguyên nhà báo Hoàng Khương (TP). - Y án 4 năm tù với Hoàng Khương (DV). - Hoàng Khương lĩnh y án 4 năm tù, bị bắt tại tòa (DT). - Sáng nay, nhà báo Hoàng Khương tiếp tục hầu tòa (Petrotimes).


-

-- Các blogger, nhà báo tự do ở VN lên tiếng về vụ phóng viên Hoàng Khương (VOA). – Blogger và nhà báo tự do lên tiếng về Hoàng Khương (RFA). – Vụ án đưa và nhận hối lộ liên quan đến Hoàng Khương: Ba bị cáo nộp đơn kháng cáo(PNTP).
-Hội Nhà báo VN đề nghị giảm án cho Hoàng Khương (NLĐO)- Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Nhà báo TPHCM vừa có văn bản đề nghị các cơ quan tố tụng TPHCM xem xét giảm án cho ông Nguyễn Văn Khương (tức nhà báo Hoàng Khương, Báo Tuổi Trẻ)
- Hội Nhà báo đề nghị giảm án cho Hoàng Khương (TT).- Kiến nghị của Chi hội nhà báo báo Tuổi Trẻ về vụ nhà báo Hoàng Khương (Lề Trái).nn- Hội nhà báo xin giảm án cho Hoàng Khương (BBC).-Nỗi sợ làm báo ở Việt Nam (BBC).

-blog Nhân Quyền và Tự Do ủng hộ bản phản đối này. Có điều lạ là đây là 1 facebook vô danh, lại yêu cầu blogger gửi tên tới . Tuy ủng hộ nhưng các bạn cũng nên cảnh giác. Vì vậy ttngbt không gửi email tới một địa chỉ nặc danh như vậy !
--Phản đối việc bắt giữ nhà báo chống tiêu cực Hoàng Khương
BẢN LÊN TIẾNG CHUNG CỦA CÁC BLOGGERS VÀ NHÀ BÁO TỰ DO VỀ TRƯỜNG HỢP CỦA NHÀ BÁO HOÀNG KHƯƠNG:

Trong bối cảnh tham nhũng là quốc nạn, tình trạng lợi dụng chức quyền để tham ô bòn rút túi tiền của người dân ngày càng phổ biến, mục tiêu của nhà báo Hoàng Khương là chính đáng, là tích cực góp phần vào nỗ lực chung của cả nước nhằm làm trong sạch guồng máy điều hành quốc gia.


Trong môi trường hoạt động vô cùng khó khăn và hiểm nghèo của làng báo Việt Nam, trước những đe doạ vô hình lẫn hữu hình mà mỗi phóng viên luôn phải đối diện hàng ngày, hành động tác nghiệp của nhà báo Hoàng Khương là hành động can đảm, xứng đáng với đạo đức, danh dự và lương tâm của một nhà báo chân chính.

Các phóng sự của Hoàng Khương, cụ thể là “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” , “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép ”, “Nhức nhối nạn mãi lộ, ghê hơn cướp cạn”... không những góp phần soi sáng những góc tối tiêu cực của những người đang nắm trong tay trách nhiệm duy trì, gìn giữ kỷ cương pháp luật mà còn là bằng chứng hùng hồn nhất về động cơ việc làm chính đáng của nhà báo Hoàng Khương.

Dựa vào mục tiêu và việc làm, đối chiếu với những tiêu chuẩn về giá trị đạo đức, nền tảng công bằng, minh bạch của một nền pháp lý đúng đắn và những kết quả đóng góp tích cực cho đất nước của nhà báo Hoàng Khương, chúng tôi, những Bloggers và Nhà báo tự do tin tưởng và khẳng định rằng:

- Hoàng Khương là một nhà báo có lương tâm nghề nghiệp, có trách nhiệm và đặt lợi ích chung của xã hội lên trên hết.
- Hoàng Khương là một công dân Việt Nam có trách nhiệm, đã can đảm dấn thân góp phần tích cực nhằm lành mạnh hóa xã hội để phát triển đất nước.

Do đó:

- Trong một phiên tòa mà cơ quan chủ quản nơi Hoàng Khương đang làm việc không được phép tham gia tranh tụng để chứng minh hành động tác nghiệp của nhà báo Hoàng Khương hoàn toàn không có dấu hiệu vi phạm hình sự bởi bản chất hành động ấy đã góp phần làm giảm bớt mối nguy cơ do tệ nạn tham nhũng trong xã hội thì không thể kết án nhà báo Hoàng Khương. Vì vậy, bản án sơ thẩm 4 năm tù dành cho anh là một bản án bất công.
- Đây không những chỉ là bản án bất công đối với nhà báo Hoàng Khương mà còn là một bản án treo đối với những nhà báo có lương tâm, tích cực chống tham nhũng. Nó chính là sợi dây thòng lọng treo lơ lửng trên đầu giới báo chí Việt Nam.
- Bản án này hoàn toàn đi ngược lại tinh thần của mọi tuyên bố từ Đảng và Nhà nước trong việc chống sai trái, lạm quyền, lạm chức; phản bội những khát vọng và nỗ lực của nhân dân trong sứ mệnh bài trừ tham nhũng, tham ô, hối lộ, cửa quyền đã và đang phá nát xã hội Việt Nam.

Cho dù nhà báo Hoàng Khương bị cầm tù bởi bản án bất công thì hành trình anh đi vẫn sẽ được tiếp nối bởi bước chân của chúng tôi và sự đồng tình của nhân dân. Người ta có thể giam cầm anh nhưng không thể bắt nhốt sứ mệnh của anh vốn là sứ mệnh chung của bao nhiêu người.

Việc làm có ý nghĩa nhất, thực tế nhất, có lợi cho đất nước thân yêu là chúng ta sẽ luôn đứng bên anh, đứng cùng chiến tuyến của anh, và tiếp tục dấn thân vào cuộc chiến giữa thiện và ác này.

Những người ký tên:
Những người ký tên:


1. Blogger Hành Nhân
2. Blogger Huỳnh Công Thuận
3. Blogger Huỳnh Thục Vy
4. Blogger Trịnh Kim Tiến
5. Blogger Quang Minh Đỉnh
6. Blogger Mẹ Nấm
7. Blogger Vũ Đông Hà
8. Blogger Phạm Văn Hải
9. Blogger Phương Bích
10. Blogger Đào Hữu Nghĩa Nhân
11. Blogger Nguyễn Ngọc Lịch
12. Blogger Lê Anh Hùng
13. Nhà báo Nguyễn Quốc Chính
14. Blogger Lê Dũng
15. Nhà báo Bình Minh - Báo Trí Nhân Media
16. Blogger Nguyễn Thị Mỹ Linh
17. Blogger David Thiên Ngọc
18. Blogger Nguyễn Bá Chổi
19. Blogger Jimmy Hoàng Lê
20. Blogger Phi Vũ
21. Ký giả Trương Minh Đức
22. Linh mục DDCT Ân Thanh - Truyền thông Chúa Cứu Thế Sài Gòn
23. Nhà báo tự do Lê Diễn Đức
24. Facebooker Nguyễn Hồ Nhật Thành
25. Facebooker Võ Quốc Anh
26. Facebooker Trần Hoài Bảo
27. Facebooker Aduku Adk
28. Facebooker Nguyễn Văn Hùng
29. Phóng viên VNRs Huỳnh Nguyễn Minh Toàn
30. Facebooker Trần Đức Anh
31. Facebooker Võ Trường Thiện
32. Facebooker Lý Liêm Chandler
33. Facebooker Đoàn Hương Giang
34. Facebooker Trần Xuân Huyền
35. Facebooker Nguyễn Lân Thắng
36. Facebooker Nguyễn Tiến Nam
37. Facebooker Bùi Thị Trúc Phương
38. Facebooker Huỳnh Trung Tín
39. Facebooker Mịchael Ngo
40. Facebooker Hoàng Xuân Lĩnh
41. Facebooker Lê Sinh Mẫn
42. Facebooker Lê Quốc Tuấn
43. Facebooker Bùi Việt Hà
...
......
(Tiếp tục cập nhật)


Các bạn thân mến,
Trên đây là bản lên tiếng về bản án nặng nề của nhà báo Hoàng Khương do một số bloggers và nhà báo tự do khởi xướng. Chúng tôi mong rằng mọi người đọc và chia sẻ thông tin, nếu ai đồng ý ký tên xin vui lòng gửi thông tin đăng ký gồm: Họ tên - Tên blog - Email về email : lentiengvihoangkhuong@gmail.com
Tất cả các bạn bloggers xin vui lòng đăng tải Bản Lên Tiếng này trên blog cá nhân nếu ủng hộ.


Chân thành cám ơn tất cả mọi người!

-Theo Facebook

-Một nền tư pháp tự chủ và chín chắn-Tháng 9 8, 2012 Phạm Thị Hoài
Theo dõi vụ án Hoàng Khương, tôi cho rằng trong niềm hăng say tác nghiệp của một nhà báo dấn thân chống tiêu cực, ông đã hoặc không ý thức rõ việc mình vượt quá ranh giới hợp pháp, hoặc chấp nhận sự vượt quá này với niềm tin rằng nó sẽ được biện minh bằng mục đích lương thiện của mình và tòa báo. Thiện cảm gần như tuyệt đối của dư luận dành cho ông cho thấy một điểm đáng chú ý: dư luận ấy không tin vào những công cụ chống tiêu cực hợp pháp. Từ đó, dư luận ấy sẵn sàng ủng hộ mọi công cụ khác, miễn là chúng thực sự chống tiêu cực. Nói cách khác, dư luận ấy cũng có thể đồng tình hoặc ít nhất là bỏ qua cho một hành vi sai lầm, nếu mục đích của nó được đánh giá là lương thiện, là đem lại điều tốt cho xã hội.

Tôi không hạnh phúc lắm với dư luận ấy. Tôi tin rằng một mục đích đẹp có giá hơn rất nhiều nếu nó không phải biện minh cho một phương tiện không đẹp. Song vụ án Hoàng Khương nên kết thúc thế nào thì tích cực, theo nghĩa giúp chúng ta tiến lên một bước về phía trước?
Trường hợp sau đây có thể cho chúng ta một so sánh.
Năm 2010, một hung thủ bắn tỉa hoành hành tại thành phố Malmö, Thụy Điển. Số nạn nhân lên tới 15 người trong vòng vài tháng. Một nhà báo của tờ Expressen đã làm một thử nghiệm, đi mua lậu một khẩu súng, rồi viết bài cảnh báo rằng sở dĩ có một hung thủ như thế vì ở Thụy Điển có thể mua súng chợ đen hết sức dễ dàng. Bài đăng xong, nhà báo ấy đem súng đến nộp cho cảnh sát. Sau đó, ông bị truy tố và kết án về tội sở hữu vũ khí bất hợp pháp, trưởng ban thời sự của tờ báo bị kết án về tội đồng lõa và tổng biên tập bị kết án về tội xúi giục. Trong khung hình phạt cho tội danh này có mức phạt tù, nhưng cả ba nhà báo đều chỉ bị phạt tiền. Tổng biên tập bị phạt cao nhất, 30.000 Krona (khoảng 3300 Euro). Hai người kia phải trả 13.500 Krona và 14.400 Krona.
Tôi cho đó là thành tựu của một nền tư pháp tự chủ và chín chắn, tự chủ trong quyền hạn của mình, chín chắn trong thực thi các quyền hạn đó.
Chúng ta không dám đòi hỏi điều không tưởng ở nền tư pháp Việt Nam hiện tại, song bản án 4 năm tù cho Hoàng Khương vừa không mang lại một lợi ích chung nào, vừa để lại ấn tượng về một nền tư pháp thiếu tự chủ và thiếu trưởng thành, chưa nói đến những ấn tượng xấu xí khác. Nó chỉ góp phần cực đoan hóa dư luận và đẩy cả những người không tán thành cách tác nghiệp của nhà báo này như tôi về phía phẫn nộ và vô vọng. Hình phạt cao nhất dành cho Hoàng Khương không thể vượt quá 248 ngày tạm giam, một thời hạn tự nó đã đầy cường điệu.
© 2012 pro&contra

 - Ranh giới công và tội (Petrotimes).
(Petrotimes) - Phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ” liên quan đến phóng viên Hoàng Khương (Báo Tuổi Trẻ) và Huỳnh Minh Đức (Cảnh sát giao thông Công an quận Bình Thạnh, TP HCM) vừa khép lại, chưa khi nào, một vụ án đưa và nhận hối lộ với số tiền không lớn lại gây sự quan tâm đặc biệt từ dư luận.

Phiên tòa sơ thẩm khép lại, bản án cũng đã đưa ra nhưng luật sư Phan Trung Hoài (luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo Nguyễn Văn Khương) cho biết: “Hoàng Khương đã trình bày nguyện vọng là sẽ kháng cáo”.
Sở dĩ có bản án như hôm nay là từ hai bài báo điều tra do Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương phóng viên Báo Tuổi Trẻ) thực hiện và đăng tải trên báo Tuổi Trẻ. Trong lúc nói lời sau cùng tại phiên tòa ngày 7/9, Hoàng Khương hối tiếc: “Nếu không có hai bài báo này thì bị cáo có phải đứng đây hôm nay không?”. Hoàng Khương thừa nhận là do mình sai sót nghiệp vụ, với động cơ trong sáng là phát hiện, đấu tranh chống tiêu cực. Tuy nhiên, đại diện Viện kiểm sát (VKS) không đồng ý với ý kiến trên vì cho rằng Hoàng Khương có hơn 15 năm trong nghề thì việc sai sót như vậy khó xảy ra.

Các bị cáo tại tòa
Công hay tội? Tòa đã phán quyết nhưng Hoàng Khương nhất mực đòi kháng cáo và người em vợ Nguyễn Đức Đông Anh cũng cùng quan điểm trên. Trong khi đó, Huỳnh Minh Đức – CSGT quận Bình Thạnh và các bị cáo khác đồng ý với phán quyết của tòa án đưa ra. Bản án thấp hơn đề nghị của VKS do có nhiều tình tiết giảm nhẹ và trong đó Huỳnh Minh Đức chủ động giao nộp số tiền đã nhận và có thái độ thành khẩn trước tòa.
Phán quyết của tòa đã có hiệu lực, 4 năm tù với Nguyễn Văn Khương về tội “Đưa hối lộ”; Huỳnh Minh Đức 5 năm tù về tội “Nhận hối lộ”. Khoan hãy nói đến tội, trước hết hãy nói đến công của phóng viên Hoàng Khương. Phóng viên Hoàng Khương làm việc tại tòa soạn Báo Tuổi Trẻ, anh đã có nhiều bài viết chống tiêu cực về một số CSGT, để từ đó lãnh đạo Công an hiểu thêm về đội ngũ này. Và cũng chính nhờ hai bài đăng trên báo Tuổi Trẻ: “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” đăng ngày 5/7/2011, và bài “Giải cứu xe đua trái phép” đăng ngày 10/7/2011 mới phát hiện được Huỳnh Minh Đức nhận hối lộ để “giải cứu” xe đua và lấy xe gây tai nạn.
Trước khi bị bắt, Hoàng Khương đã có rất nhiều bài điều tra về nạn mãi lộ trên tuyến Quốc lộ 1A và các tuyến đường khác mà Hoàng Khương đi thực tế. Điều này cho thấy, bị cáo Huỳnh Minh Đức chỉ là số ít trong một lượng lớn CSGT thường xuyên nhận mãi lộ trên các tuyến xe đường dài.

Nguyễn Văn Khương (phóng viên Hoàng Khương - Báo Tuổi Trẻ) được dẫn ra xe
Tuy nhiên, theo bảng cáo trạng và đề nghị của VKSND TP HCM thì Nguyễn Văn Khương phải chịu mức án từ 6 đến 7 năm tù về tội “Đưa hối lộ”, chứng tỏ phía cơ quan điều tra đã tìm ra “tội” của Nguyễn Văn Khương nên mới có phán quyết của tòa án như vậy. Cụ thể, theo tòa án thì Nguyễn Văn Khương đã nhận lời lấy chiếc xe vi phạm bị tạm giữ cho Trần Minh Hòa (bạn cùng khu phố với Nguyễn Đức Đông Anh) mà không phải làm bản kiểm điểm trước tổ dân phố nơi cư trú theo quy định, xuất phát từ quan hệ gia đình cùng lợi ích cá nhân.
Tòa án phán quyết, bị cáo Nguyễn Văn Khương lợi dụng là nhà báo, được phân công đề tài phản ánh về nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông và các sai sót trong xử lý vi phạm giao thông. Bị cáo Khương nắm được quan hệ tiêu cực giữa Tôn Thất Hòa (chủ Doanh nghiệp Duy Nguyên) với Huỳnh Minh Đức trong việc giải quyết trả xe vi phạm giao thông trái phép cho Trần Anh Tuấn; bị cáo Khương tiếp tục câu kết với Tôn Thất Hòa chủ động gợi ý, nhờ vả và trực tiếp đưa hối lộ 15 triệu đồng cho Huỳnh Minh Đức từ nguồn tiền do Trần Minh Hòa giao cho Nguyễn Đức Đông Anh và Đông Anh giao lại cho Khương với yêu cầu lấy bằng được chiếc xe vi phạm cho Trần Minh Hòa.

Hoàng Khương cho biết sẽ kháng cáo trong phiên phúc thẩm tới
Nhân vật cũng khá quan trọng trong vụ án này là Huỳnh Minh Đức – CSGT công tác tại Công an quận Bình Thạnh. Theo tòa án thì Huỳnh Minh Đức lợi dụng nhiệm vụ được giao và quyền năng của mình đã móc nối với với một số đối tượng: Tôn Thất Hòa, Nguyễn Văn Khương, Nguyễn Đức Đông Anh trả xe vi phạm cho Trần Anh Tuấn và Trần Minh Hòa trái pháp luật để nhận 3 triệu đồng của Trần Anh Tuấn và 15 triệu đồng của Nguyễn Văn Khương, Trần Minh Hòa và Nguyễn Đức Đông Anh thông qua sự môi giới của Tôn Thất Hòa. Hành vi của Huỳnh Minh Đức đã cấu thành tội “Nhận hối lộ”.
Người gắn kết các bị cáo lại với nhau để phạm tội là Tôn Thất Hòa, là người có quan hệ với phóng viên Hoàng Khương. Với mục đích được làm quen và có thế lực với CSGT, nhằm tạo thuận lợi cho kinh doanh vận tải, Tôn Thất Hòa đã chủ động gợi ý, môi giới việc đưa hối lộ cho Huỳnh Minh Đức 18 triệu đồng khi trả xe cho Trần Anh Tuấn và Trần Minh Hòa. Hành vi sai phạm của Tôn Thất Hòa đã cấu thành tội “Môi giới hối lộ”.
Gia đình và luật sư của Hoàng Khương khẳng định sẽ kháng cáo lên tòa phúc thẩm. Dù phiên xử phúc thẩm như thế nào Hoàng Khương đã khẳng định rằng đây là một bài học lớn cho chính mình. Nhưng có lẽ, đây là bài học cho tất cả các nhà báo, nhưng người luôn dấn thân với trách nhiệm xã hội.
Đôi khi, ranh giới giữa công - tội thật mong manh…
Tòa tuyên án bị cáo Huỳnh Minh Đức 5 năm tù về tội “Nhận hối lộ”, Nguyễn Văn Khương 4 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Cùng với tội danh “Đưa hối lộ”, bị cáo Trần Minh Hòa nhận 5 năm tù, bị cáo Nguyễn Đức Đông Anh 4 năm tù, bị cáo Trần Anh Tuấn 1 năm tù. Bị cáo Tôn Thất Hòa nhận 2 năm tù vì tội “Môi giới hối lộ”. Các bản án được áp dụng bắt đầu từ ngày tạm giam.
Tòa quyết định tịch thu số tiền 18 triệu đồng (3 triệu đồng trong vụ tai nạn tại giao lộ Phan Đăng Lưu và Đinh Tiên Hoàng, 15 triệu đồng vụ “giải cứu” xe đua), số tiền này Huỳnh Minh Đức có được từ nguồn thu bất chính. Trả lại tang vật cho bị cáo Nguyễn Văn Khương trong quá trình tác nghiệp bị tịch thu để điều tra.
Theo chủ tọa phiên tòa, các bị cáo có thể kháng cáo trong 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

Nguyễn Hiển

- Những hình ảnh ám ảnh suốt vụ xét xử nhà báo Hoàng Khương (GDVN). – Vụ nhà báo Hoàng Khương: Đắng lòng nhìn nước mắt người cha (Infonet). – Trần Trung Đạo:Ai thua trong vụ án ký giả Hoàng Khương? (RFA’s blog). – Song Chi: Ở VN, nghề nào sướng/vinh, nghề nào khổ/nhục?(RFA’s blog).

- LS Phan Trung Hoài: Bản án cho Hoàng Khương chưa thỏa đáng (Infonet). - Blog Ngô: Ngẫm nghĩ từ vụ án nhà báo Hoàng Khương (VOV).- Vũ Quý Hạo Nhiên: Quan hệ Hoàng Khương (HDTG). - Khẩn cầu Thủ tướng sớm ra tay (Nguyễn Thế Thịnh).- Phóng viên không biên giới lên án vụ xử nhà báo Hoàng Khương (RFI). - Điều tra tham nhũng, công việc đầy rủi ro của phóng viên Việt Nam. - RSF đòi trả tự do cho Hoàng Khương (BBC).
- Đừng xem nhẹ tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội (ĐĐK).- Thương thay…Hoàng Khương (Hiệu Minh). – Tân Châu: 4 năm tù cho nhà báo Hoàng Khương – đó có phải là công lý ? (Quê Choa). - May quá! Vớ được Hoàng Khương!(Bùi Văn Bồng). - Kinh tế học trong vụ án Hoàng Khương (Đào Tuấn). – Phạm Thị Hoài:Một nền tư pháp tự chủ và chín chắn (pro&contra). – Lê Diễn Đức: Nước mắt nghiệp chướng và “Nụ cười Hoàng Khương” (RFA’s blog).

- Tổ chức Phóng viên không Biên giới lên tiếng vụ Hoàng Khương: Four-year jail sentence for undercover reporting into police corruption. Bản dịch: Bốn năm tù vì đưa tin cảnh sát tham nhũng (VN Human Rights Defenders).
- Mong cho Khương được gặp mẹ…(TT).
- Hậu quả của bài báo? (Đông A). “Tôi từng nhận định rằng để phục hồi uy tín của truyền thông chính thống, cần phải trảm tờ Petro Times đầu tiên”.
Bốn năm tù vì đưa tin cảnh sát tham nhũng
Thứ sáu, 7/9/2012 - Phóng viên Không Biên giới rất bất bình về án tù bốn năm mà Tòa án nhân dân Tp. HCM đã tuyên ngày hôm nay đối với Nguyễn Văn Khương, phóng viên báo Tuổi Trẻ, viết dưới bút danh Hoàng Khương.
Ông Hoàng Khương bị bắt giữ kể từ tháng Giêng với tội danh đưa hối lộ cho nhân viên cảnh sát. Ông đã bị bắt sau khi viết hai phóng sự về tham nhũng của cảnh sát, trong đó ông tác nghiệp bí mật, đóng vai như là người phạm luật giao thông để đưa hối lộ cảnh sát. “Bản án này không công bằng vì nó đáng xấu hổ” Tổng Giám đốc Phóng viên Không Biên giới, ông Christophe Deloire nói: “Xử phạt Hoàng Khương vì tác nghiệp điều tra và hai phóng sự về cảnh sát tham nhũng, Thẩm phán Nguyễn Thị Thu Thủy đã chuyển một dịch vụ công thành một tội phạm bị phạt tù”.
“Sự thật là chính quyền chỉ biết được sự vụ này sau khi các bài của Hoàng Khương được đăng báo,  chứng minh sự trung thực của ông ấy. Và bằng cách trích dẫn các phóng sự của Hoàng Khương như là tình tiết giảm nhẹ hình phạt, phán quyết của tòa án thừa nhận tính hữu ích của nó. Chúng tôi kêu gọi tòa án hãy đảo ngược phán quyết này và thả ông ta ra không chậm trễ.”
Báo Tuổi Trẻ đưa tin rằng các công tố viên đề nghị mức án từ 6 đến 7 năm tù giam nhưng tòa án đã tuyên ở mức ít hơn trên cơ sở đã cân nhắc sự đóng góp của ông như một nhà báo.
Nhà và văn phòng của Hoàng Khương bị khám xét khi cảnh sát bắt ông ta ở Tp.HCM hôm 2/1/2012 liên quan đến tác nghiệp phóng sự của ông, trong đó ông đã chọn danh tính của một người phạm luật giao thông và, bằng cách sử dụng một người môi giới, đưa hối lộ 15 triệu đồng (715 USD) cho cảnh sát giao thông Huỳnh Minh Đức, để có được việc trả lại một chiếc xe đã bị thu giữ.
Những phóng sự của Hoàng Khương về các nhân viên cảnh sát nhận hối lộ để nhắm mắt làm ngơ vi phạm giao thông đã khiến ông nổi tiếng và cũng khiến cho công chúng giận dữ chỉ trích cảnh sát.
Nhân viên cảnh sát nhận tiền hối lộ bị kết án 5 năm. Người em rể của Hoàng Khương cũng đã bị kết án 5 năm tù giam.
- Nhà báo Hoàng Khương bị bốn năm tù (BBC). – Nhà báo chống tham nhũng Hoàng Khương bị 4 năm tù(VOA). – Nhà báo Hoàng Khương lãnh án 4 năm tù về tội đưa hối lộ (RFI). – Phỏng vấn nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: Làm báo ở VN thật ‘nguy hiểm’ (BBC). – Hai điều (Nguyễn Thông).- Hoàng Khương sẽ kháng cáo (TT). - Dư luận sau bản án của phóng viên Hoàng Khương? (RFA). – Hoàng Khương và 1460 ngày (Mẹ Nấm). – Nhà báo hối lộ CSGT – 4 năm tù. Công an Hà nội đánh chết người – 4 năm tù (Lê Dũng). – SỰ THẬT GIÁ RẺ? (Thùy Linh). – HẬU VỤ XỬ PV HOÀNG KHƯƠNG: MẤT MÁT VÀ ĐỔ VỠ (Mai Thanh Hải). - Vụ án Hoàng Khương: Im lặng hay lên tiếng? (DLB). - Về bài viết của phóng viên Phùng Bắc trên báo Lao Động 2 hôm trước: Một con “ẳng” tiêu biểu của báo lề đảng. - Kêu án nặng, Hoàng Khương muốn kháng cáo!(VNN).
-Bản án đối với Hoàng Khương là quá nặng!
Ông Lê Xuân Trung, Tổng Thư ký Tòa soạn Báo Tuổi Trẻ, cho rằng lời buộc tội của VKSND không đúng bản chất vấn đề và bản án tòa tuyên là quá nặng so với hành vi của Hoàng Khương
* Phóng viên: Ban Biên tập Báo Tuổi Trẻ nhận định như thế nào về bản án 4 năm tù giam đối với Hoàng Khương, thưa ông?
- Ông Lê Xuân Trung: Bản án quá nặng và chưa thuyết phục. VKSND đưa ra lời buộc tội xoáy vào hành vi của Hoàng Khương không phải là tác nghiệp nhưng họ chưa giải thích thuyết phục về động cơ cá nhân của Hoàng Khương. Trong vụ việc này, chúng tôi vẫn khẳng định đó chỉ là sai sót nghiệp vụ, không phải là hành vi phạm pháp. Tiền không phải của Khương và anh cũng không phải là người cầm tiền đưa cho Huỳnh Minh Đức.

* Tòa nhận định Hoàng Khương chính là người lôi kéo những người khác, trong đó có người thân (Nguyễn Đức Đông Anh, em vợ của Hoàng Khương - PV) đi vào con đường phạm tội. Ý kiến của ông về việc này như thế nào?

- Nhìn về mặt hiện tượng, có vẻ như những sai trái của Hoàng Khương đã làm liên đới đến người khác nhưng bản chất không phải như vậy. Vì công việc buộc Hoàng Khương phải có nhiều mối liên hệ với nhiều người dẫn đến nhiều người ra tòa hôm nay. Anh không cố tình tạo ra tiêu cực để lôi kéo ai. Những gì diễn ra tại tòa cho thấy Huỳnh Minh Đức là cán bộ cảnh sát đã có hành vi tiêu cực từ trước (nhận 3 triệu đồng của Trần Anh Tuấn), nếu không có Hoàng Khương, Huỳnh Minh Đức cũng đã và sẽ nhận tiền, Trần Minh Hòa cũng nhờ người khác “giải cứu” chiếc xe gắn máy.
Trong bản án, HĐXX đã nhận định Hoàng Khương đã có công tố giác tội phạm thông qua việc phát hiện tiêu cực của Huỳnh Minh Đức trước đó (thể hiện qua bài viết “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ”) cũng như phanh phui tiêu cực của CSGT tỉnh Thanh Hóa. Điều chúng tôi băn khoăn là vụ tiêu cực của CSGT Thanh Hóa, Hoàng Khương cũng vào vai tác nghiệp tương tự như vậy, người nhận hối lộ đã bị xử lý nghiêm minh nhưng tài xế (đưa hối lộ) và phóng viên đã không bị điều tra vì họ giúp công an phát hiện tiêu cực trong lực lượng của mình.

Nhìn vào chuỗi tác nghiệp của Hoàng Khương trong loạt bài “Chặn đứng thảm họa giao thông” theo chủ trương của ban biên tập thì thấy ngay anh khai thác thông tin và tác nghiệp nhiều nơi để phục vụ công việc, không phải cứ nhằm vào một mình Huỳnh Minh Đức.

Tôi rất xúc động khi nghe Hoàng Khương trình bày lời nói sau cùng tại tòa. Lời đầu tiên của anh không dành cho bản thân mà là xin lỗi vì đã làm liên lụy đến Tôn Thất Hòa, Đông Anh và uy tín cơ quan Báo Tuổi Trẻ.

* Xuyên suốt vụ việc, Ban Biên tập Báo Tuổi Trẻ nhận thấy trách nhiệm của mình như thế nào?

- Chúng tôi đã nhận trách nhiệm chưa kiểm soát, quản lý phóng viên tốt để xảy ra sai sót về mặt nghiệp vụ. Trước đây và trong thời gian chờ phiên tòa phúc thẩm sắp tới, chúng tôi đã và sẽ cung cấp cho cơ quan tố tụng những bằng chứng chứng minh Hoàng Khương đang hoạt động tác nghiệp phục vụ cho loạt bài của Báo Tuổi Trẻ, không phải vì động cơ cá nhân như buộc tội của VKSND. Dù trong hoàn cảnh nào, Báo Tuổi Trẻ cũng luôn đứng bên cạnh phóng viên của mình, hết sức giúp đỡ, chăm sóc gia đình Hoàng Khương.


Hoàng Khương sẽ kháng cáo
Trao đổi với chúng tôi sau phiên tòa, luật sư Phan Trung Hoài cho biết nhận định của HĐXX chưa thuyết phục, chưa giải đáp thỏa đáng những câu hỏi luật sư đặt ra tại tòa. Cũng theo luật sư Hoài, Hoàng Khương và Nguyễn Đức Đông Anh sẽ kháng cáo để tòa phúc thẩm cân nhắc, xem xét và đánh giá đúng bản chất của vụ án. Ở phiên tòa phúc thẩm tới đây, luật sư Hoài vẫn sẽ tham gia bào chữa miễn phí cho Hoàng Khương.
T.Trâm

- Tòa tuyên nhà báo Hoàng Khương mức án 4 năm tù (TT). - Tòa tuyên Hoàng Khương mức án 4 năm tù . - Luật sư đề nghị trả tự do cho Hoàng Khương. - Hoàng Khương nói lời sau cùng tại tòa (TT). - Hoàng Khương khóc khi bị tuyên 4 năm tù (Xzone). - Chùm ảnh: Nhà báo Hoàng Khương cười tươi bước vào xe bịt bùng (GDVN).

-Hoàng Khương bị tuyên 4 năm tù

(NLĐO) - Sau 2 ngày xét xử, chiều 7-9, HĐXX sơ thẩm TAND TPHCM đã tuyên án đối với vụ án đưa và nhận hối lộ liên quan đến Hoàng Khương, phóng viên Báo Tuổi Trẻ.
Theo đó, bị cáo Nguyễn Văn Khương (SN 1973, bút danh Hoàng Khương, phóng viên Báo Tuổi Trẻ) bị tuyên phạt 4 năm tù về tội "Đưa hối lộ".
Cùng tội danh trên, Nguyễn Đức Đông Anh (SN 1989, em vợ Hoàng Khương) bị 4 năm tù, Trần Minh Hòa (SN 1991) 5 năm tù, Trần Anh Tuấn (SN 1966, phó giám đốc Công ty TNHH Tân Hải Phong) 1 năm tù.
Bị cáo Huỳnh Minh Đức (SN 1976, nguyên CSGT quận Bình Thạnh) bị phạt 5 năm tù về tội "Nhận hối lộ", Tôn Thất Hòa (SN 1955, nguyên giám đốc Doanh nghiệp Duy Nguyên) bị phạt 2 năm tù về tội “Làm môi giới hối lộ”.
Theo cáo trạng, do biết Tôn Thất Hòa có quen biết với nhiều CSGT nên Trận Anh Tuấn đã nhờ giải quyết lấy xe đầu kéo bị tạm giữ trong một vụ TNGT xảy ra tại quận Bình Thạnh. Thông qua Hòa, Tuấn đã “đút lót” cho Đức 3 triệu đồng để được lấy xe sớm hơn.
Thông qua Nguyễn Đức Đông Anh, Trần Minh Hòa đã đưa cho Nguyễn Văn Khương 15 triệu đồng để nhờ giải cứu xe đua. Trong vai một người tên Hoàng, bị can Nguyễn Văn Khương đã nhờ Tôn Thất Hòa làm cầu nối để đưa cho Huỳnh Minh Đức số tiền 15 triệu đồng để giải cứu xe đua cho Trần Minh Hòa.
Sáng cùng ngày, trong phần luận tội, vị đại diện VKSND TPHCM đề nghị tuyên phạt Hoàng Khương mức án từ 6-7 năm tù, Đông Anh 4-5 năm tù, Minh Hòa 5-6 năm tù, Anh Tuấn 2-3 năm tù, Đức 6-7 năm tù, Thất Hòa 2-3 năm tù.


Đại diện VKSND TPHCM đề nghị 6-7 năm tù đối với Hoàng Khương. Ảnh: Phạm Dũng

Vị đại diện VKSND TPHCM nhận định: Các bị cáo Đức, Tuấn, Trần Minh Hòa, Tôn Thất Hòa thành khẩn khai báo; Đông Anh phạm tội mức độ hạn chế nên đề nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt cho các bị cáo. Riêng Hoàng Khương chỉ thừa nhận sai phạm trong quá trình tác nghiệp, không thừa nhận các sai phạm khác.

Vị đại diện VKS nhận định, Hoàng Khương đã lợi dụng chức vụ nhà báo được phân công nhiệm vụ viết bài trong vĩnh vực vi phạm giao thông, khi biết được việc làm sai trái của Đức, Hoàng Khương đã đưa tiền để giải quyết vi phạm. Khi lấy xe không được đã cho đăng bài "CSGT giải cứu xe đua trái phép".

Trong phần bào chữa cho Hoàng Khương, luật sư Phan Trung Hoài trình bày 5 vấn đề chính để làm rõ động cơ, mục đích đưa 15 triệu đồng cho CSGT Huỳnh Minh Đức.
Thứ nhất, vụ án này diễn ra trong bối cảnh tình hình trật tự an toàn và tai nạn giao thông ở nước ta nói chung và TPHCM nói riêng đã trở thành một trong những vấn đề quốc nạn.

Trong đó lực lượng CSGT đang là tâm điểm đứng mũi chịu sào, không chỉ trước áp lực của hoạt động ngày đêm tuần tra, kiểm soát, mà còn đối diện với những đòi hỏi, bức xúc của người dân, chịu sự giám sát của người dân và báo chí.

Trong điều kiện cơ sở hạ tầng yếu kém, ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật về giao thông của người dân còn nhiều hạn chế, tuyệt đại đa số cán bộ, chiến sĩ CSGT đã quên mình, tận tâm hoàn thành nhiệm vụ, với nhiều tấm gương hy sinh dũng cảm, đã được các cơ quan báo chí, trong đó cóBáo Tuổi Trẻ và nhà báo Hoàng Khương phản ánh đậm nét qua năm tháng, đã tạo được sự đồng cảm sâu sắc trong xã hội về sự hy sinh quả cảm của lực lượng công an nhân dân.

Mặt khác, hiện nay VKSND Tối cao đã truy tố hai cán bộ CSGT là Lê Hồng Duân và Nguyễn Thanh Hải (thuộc Phòng CSGT Công an Thanh Hóa) về hành vi nhận hối lộ. Vụ án này cũng xuất phát từ hoạt động tác nghiệp báo chí của nhà báo Hoàng Khương đóng giả vai “tài xế” đã chứng kiến, ghi âm, chụp ảnh các đối tượng liên quan. Sau đó đã có hai bài viết “Nhức nhối nạn mãi lộ: Ghê hơn cướp cạn” và bài “Trả giá chung chi” trên Báo Tuổi Trẻ.


Bị cáo Nguyễn Văn Khương nói lời sau cùng. Ảnh: Phạm Dũng

Thứ hai, bản kết luận điều tra, cáo trạng và kết luận của đại diện VKSND TPHCM tại phiên tòa không thể hiện quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố giác tội phạm thông qua hai bài báo đăng tải công khai trên Báo Tuổi Trẻ, dẫn đến việc đánh giá sai lệch bản chất vụ án.
Thứ ba, bản kết luận điều tra, cáo trạng và kết luận của đại diện VKSND TPHCM tại phiên tòa không hề đề cập về chủ trương của Báo Tuổi Trẻ, quá trình tác nghiệp báo chí và không làm rõ được mục đích, động cơ của nhà báo Hoàng Khương liên quan đến hai bài báo “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép”.
Thứ tư, hành vi tác nghiệp báo chí của nhà báo Hoàng Khương diễn ra sau khi Huỳnh Minh Đức đã có hành vi sai phạm nhận tiền 3 triệu đồng để giải quyết vụ tai nạn xe ô tô đầu kéo không đúng quy trình, không phải do sự “cài bẫy” hay quyết thực hiện đến cùng hành vi đưa hối lộ do việc Đức không trả giấy tờ xe gắn máy của Trần Minh Hòa.
Thứ năm, việc quyết định truy tố nhà báo Hoàng Khương về hành vi “đưa hối lộ” do liên quan đến quá trình tác nghiệp là chưa đủ căn cứ pháp lý, không phù hợp với đường lối xử lý đối với tin báo tố giác tội phạm, đi ngược lại chính sách hình sự đối với người có công phát hiện, tố giác tội phạm tiêu cực, tham nhũng.
Kết thúc phần bào chữa của mình, luật sư Hoài cho rằng nhà báo Hoàng Khương không phạm tội đưa hối lộ mà chỉ vi phạm trong quá trình tác nghiệp báo chí. Vì vậy, luật sư đề nghị HĐXX trả tự do cho nhà báo Hoàng Khương.



Hoàng Khương bị đề nghị 6-7 năm tù

Ở lời nói sau cùng, Hoàng Khương phát biểu: “Bị cáo ray rứt liệu không có hai bài báo này thì bị cáo có đứng trước vành móng ngựa ngày hôm nay không. Bị cáo không có động cơ nào khác là để kéo giảm tai nạn giao thông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Bị cáo tự xác định mình có lỗi nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự. 248 ngày tạm giam đã qua là một hình phạt nặng nề với bị cáo”.
Tin-ảnh: Ph. Dũng


Vietnamese journalist sentenced to 4 years in jail
HANOI (AP) -September 07, 2012 -State-controlled media say a Vietnamese journalist who exposed police corruption through an undercover investigation has been sentenced to four years in prison for bribery.


-Chùm ảnh: Nhà báo Hoàng Khương cười tươi bước vào xe bịt bùng
- (GDVN) - Ở lời nói sau cùng, Hoàng Khương phát biểu: “Bị cáo day dứt liệu không có hai bài báo này thì bị cáo có đứng trước vành móng ngựa ngày hôm nay hay không? Bị cáo không có động cơ nào khác ngoài việc muốn giảm tai nạn giao thông theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Bị cáo tự xác định mình có lỗi nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự. 248 ngày tạm giam đã qua là một hình phạt nặng nề với bị cáo”.

Chiều 7/9, tòa tuyên án Nguyễn Văn Khương (nhà báo Hoàng Khương - báo Tuổi trẻ) chịu phạt 4 năm tù vì tội đưa hối lộ. Các bị cáo Huỳnh Minh Đức, Tôn Thất Hòa, Trần Minh Hòa, Nguyễn Đức Đông Anh, Trần Anh Tuấn lần lượt lĩnh các mức án 5 năm tù vì tội nhận hối lộ, 2 năm tù về tội môi giới hối lộ, 5 năm tù tội môi giới hối lộ, 4 năm tù về tội đưa hối lộ, 1 năm tù về tội đưa hối lộ.
Ảnh: Rất đông nhân viên, phóng viên báo Tuổi Trẻ đến dự phiên tòa

Không khí hồi hộp trước phút tuyên án.
Nhiều người tham dự phiên tòa bất ngờ với bản án 4 năm tù đối với nhà báo Hoàng Khương.
Nhà báo Hoàng Khương được đưa ra ngoài bằng cửa sau để về trại giam, trong khi gia đình bạn bè và phóng viên đều tập trung tại cửa trước.
Nụ cười lạc quan của nhà báo Hoàng Khương sau khi tòa tuyên án.

Nhà báo Hoàng Khương nổi tiếng với rất nhiều bài báo phanh phui tiêu cực.
Lực lượng chức năng nhanh chóng đưa nhà báo Hoàng Khương lên xe bịt bùng.

Nhà báo Hoàng Khương vẫn quay lại, vẫy tay chào những người bạn vừa kịp chạy tới.

Nhà báo Hoàng Khương ráng nhoài người ra khỏi cửa xe.
Những cánh tay thay bao điều muốn nói. "Khương ơi, yên tâm nhé, vững lòng nhé, vẫn còn phiên tòa phúc thẩm", những tiếng hô tưởng như không dứt từ phía những đồng nghiệp báo Tuổi Trẻ. 
Xe áp tải đưa nhà báo Hoàng Khương về nơi thi hành án tù.
Chiếc xe lao đi bỏ lại đằng sau nhiều ánh mắt thẫn thờ.

Chị Hoàng Anh (thứ hai từ trái sang), vợ nhà báo Hoàng Khương: " Với cá nhân tôi, mức án 4 năm tù là nặng với chồng và em trai tôi. Tôi vẫn giữ nguyên hy vọng đã từng chia sẻ với độc giả báo Tuổi Trẻ ở bản án phúc thẩm sắp đến".
Chị Hoàng Anh nói: “Tôi tin anh Khương chỉ có một mục đích là tác nghiệp báo chí!”.

-Luật sư đề nghị trả tự do cho Hoàng Khương
(NLĐO) - Mức án đề nghị trên bằng với mức án VKSND TPHCM đề nghị đối với Huỳnh Minh Đức, nguyên CSGT quận Bình Thạnh về tội "Nhận hối lộ".
-Đề nghị miễn trách nhiệm hình sự với Hoàng Khương
TTO TRỰC TUYẾN - Kết thúc phần nói lời sau cùng của nhà báo Hoàng Khương là đồng loạt những đồng nghiệp bạn bè, người thân của anh ở phía ngoài phòng xử án, theo dõi qua màn hình đã đứng dậy vỗ tay.
-Hoàng Khương bị đề nghị mức án 6-7 năm tù
(NLĐO) - Mức án đề nghị trên bằng với mức án VKSDN TPHCM đề nghị đối với Huỳnh Minh Đức, nguyên CSGT quận Bình Thạnh về tội "Nhận hối lộ".

- Phóng viên Hoàng Khương bị ra tòa xử sơ thẩm (RFA). – Nhà báo Hoàng Khương ra tòa với tội danh « Đưa hối lộ » (RFI). –Việt Nam xét xử nhà báo Hoàng Khương về tội ‘hối lộ’ (VOA). –Phiên tòa xử phóng viên Hoàng Khương (BBC). – Trực tiếp phiên xử Hoàng Khương- phần 1: Đông Anh khai không đưa tiền cho ai hếtTrực tiếp phiên xử Hoàng Khương- phần 2: Bị cáo có sơ sót can thiệp quá sâu (PLTP).
- Nhà báo Hoàng Khương: “Sai sót trong tác nghiệp” (TT). –Hoàng Khương thừa nhận có sai về nghiệp vụ (NLĐ). – Nhà báo Hoàng Khương: Có sai nghiệp vụ, nhưng không do động cơ cá nhân (TT). – Nhà báo Hoàng Khương: ‘Chỉ biết dấn thân vào dòng sự kiện’ (TT). – Sai phạm hình sự hay lỗi tác nghiệp?(TP). – Nhà báo Hoàng Khương: ‘Đây là hành động tác nghiệp báo chí’ (Đất Việt).
- “Cứu xe vi phạm”: Nhà báo đưa hối lộ, CSGT bị tiền cám dỗ (LĐ). “Mặc dù biết em mình và bạn của em tham gia đua xe trái phép, nhà báo Hoàng Khương không khuyên ngăn mà còn bao che, cổ súy cho sai phạm và tìm cách ‘cứu xe vi phạm’. Còn CSGT thì bị đồng tiền mua chuộc, tha hóa, làm biến chất người chiến sĩ CAND…”

- Cựu nhà báo Hoàng Khương phủ nhận động cơ đưa hối lộ (Tin tức). - Nhà báo Hoàng Khương: ‘Sai vì lấn sâu quá!’ (VNN). - Có sai nghiệp vụ, nhưng không do động cơ cá nhân (TT). - Cảnh sát giao thông Huỳnh Minh Đức nhận sai (TT). - - LS lưu ý tòa Hoàng Khương vẫn còn tư cách nhà báo (TT). - Những bài báo chấn động liên quan việc nhà báo Hoàng Khương bị bắt (Infonet).
-Vietnam puts journalist on trial on bribery charge September 06, 2012 3:38 PM
HANOI (AP) - A Vietnamese journalist who exposed police corruption has gone on trial for offering a bribe that he says was part of his investigation.

--Luật sư lưu ý tòa Hoàng Khương vẫn còn tư cách nhà báo TTO CẬP NHẬT - 8g30 sáng nay 6-9, TAND TP.HCM đã khai mạc phiên tòa sơ thẩm xét xử nhà báo Hoàng Khương (phóng viên báo Tuổi Trẻ). Từ sáng sớm hàng trăm phóng viên và người dân đã có mặt tại trụ sở TAND TP.HCM. Nhà báo Hoàng Khương bị xét xử về tội ...
Đang xét xử vụ nhà báo Hoàng KhươngBáo Đất Việt
Sáng nay, xét xử vụ án nhà báo Hoàng KhươngLao động
Nhà báo Hoàng Khương hầu tòaTiền Phong Online
Các bị can còn thu tiền nhiều xe khácTuổi TrẻTT - Viện KSND tối cao vừa ra cáo trạng vụ án “nhận hối lộ” xảy ra tại CSGT Thanh Hóa. Đây là vụ án được nhà báo Hoàng Khương điều tra và phát hiện, sau đó phản ánh trên báo Tuổi Trẻ.

Cáo trạng truy tố ba bị can về tội danh trên gồm Lê Hồng Duân (37 tuổi, nguyên thiếu tá CSGT), Nguyễn Thanh Hải (27 tuổi, nguyên trung úy CSGT) - cả hai đều là cán bộ Trạm CSGT quốc lộ 1A, Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa) và Nguyễn Văn Đôi (49 tuổi, trú tại huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa).

Diễn biến vụ việc

Theo cáo trạng, quá trình điều tra đã xác định tổ tuần tra kiểm soát do thiếu tá Lê Hồng Duân làm tổ trưởng, các tổ viên gồm trung úy Nguyễn Thanh Hải, đại úy Lê Việt Hùng, trung tá Lê Hữu Sơn được giao nhiệm vụ tuần lưu giải quyết ách tắc và cảnh báo tai nạn giao thông, không lập chốt tại một điểm để kiểm tra, thời gian tuần tra từ 15g-23g ngày 31-7-2011 trên tuyến quốc lộ 1A đoạn từ huyện Quảng Xương đến huyện Tĩnh Gia.

Vào khoảng 19g45 cùng ngày, tổ trưởng Lê Hồng Duân chỉ đạo lái xe quay về nhà ông Nguyễn Văn Đôi ở xã Tùng Lâm, huyện Tĩnh Gia ăn cơm và lập điểm kiểm tra, phân công Nguyễn Thanh Hải chặn xe hướng Nam - Bắc và hai cán bộ còn lại chặn xe hướng Bắc - Nam.
Khi ôtô do lái xe Nguyễn Xuân Tình điều khiển đi hướng Nghệ An - Hà Nội đến địa điểm trên thì bị Duân ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra. Lúc này, nhà báo Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương), phóng viên báo Tuổi Trẻ, ngồi ghế phụ đi cùng để tác nghiệp. Thấy hiệu lệnh, lái xe Tình dừng xe, cầm toàn bộ giấy tờ xe hàng liên quan, bên trong kẹp một tờ 200.000 đồng, đến đưa cho Duân.
Khi cầm giấy tờ, Duân hỏi anh Tình xe chở gì thì anh Tình trả lời chở gỗ mít. Duân yêu cầu đánh xe lên vị trí phía trên xe cảnh sát và nhờ Nguyễn Văn Đôi kiểm tra xem xe chở gỗ gì, rồi đưa toàn bộ giấy tờ gỗ cho Nguyễn Thanh Hải xử lý. Khi Đôi kiểm tra xong và nói cho Hải biết xe chở gỗ gụ, Hải không đồng ý nhận 200.000 đồng, đòi lái xe phải chi 5 triệu đồng và báo cáo với tổ trưởng.
Thấy Hải đòi nhiều tiền, anh Tình đã gọi anh Hồ Tấn Phương (chủ xe) đến trình bày. Anh Phương xin bồi dưỡng 1 triệu đồng nhưng Hải không đồng ý và dọa sẽ đưa xe về chi cục kiểm lâm để làm một vụ điển hình. Do sợ bị giữ lại xe nên anh Phương chấp nhận chi 5 triệu đồng. Tuy nhiên, do không đủ tiền nên anh Tình, anh Phương xin đặt lại giấy tờ xe, giấy phép lái xe cho Hải để hôm sau quay lại đưa tiền. Hải không đồng ý, yêu cầu chủ xe, lái xe đặt giấy tờ vay tiền. Nguyễn Văn Đôi biết chuyện và cho vay 5 triệu đồng, lấy lãi 500.000 đồng/ngày, có làm giấy vay nợ, cầm giấy tờ xe.
Khoản 5 triệu đồng này Đôi đưa thẳng cho Lê Hồng Duân. Trên đường về trạm, Duân chia đều mỗi người 800.000 đồng. Còn lại 2,1 triệu đồng, Duân khấu trừ số tiền đã chi cho tổ ăn uống trong tuần.

Đủ yếu tố cấu thành tội “nhận hối lộ”

Viện KSND tối cao xác định vào tối 31-7-2011, dù không có trong kế hoạch tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ về việc lập một điểm trên quốc lộ 1A nhưng Lê Hồng Duân đã cho tổ tuần tra kiểm soát lập điểm kiểm soát, dừng, kiểm tra xe, không ghi sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra kiểm soát. Khi phát hiện xe chở gỗ có dấu hiệu vi phạm về vận chuyển hàng hóa, tổ công tác này không lập biên bản xử lý hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý là vi phạm pháp luật.
Quá trình dừng, kiểm tra xe của lái xe Nguyễn Xuân Tình, Lê Hồng Duân và Nguyễn Thanh Hải đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, gây sách nhiễu để đòi và nhận hối lộ của chủ xe và lái xe 5 triệu đồng thông qua sự giúp sức của Nguyễn Văn Đôi. Hành vi của các bị can này cấu thành tội “nhận hối lộ”.
Viện KSND tối cao cũng xác định hành vi của lái xe Nguyễn Xuân Tình và chủ xe Hồ Tấn Phương đủ yếu tố cấu thành tội “đưa hối lộ”, tuy nhiên cả hai đã chủ động tố cáo sự việc, tích cực phối hợp với cơ quan điều tra làm rõ vụ việc nên không coi là tội, phù hợp với quy định của pháp luật.
Quá trình điều tra, tổ viên Lê Việt Hùng còn khai nhận có kiểm tra 4-5 ôtô nữa, thu được 400.000-500.000 đồng và đưa cho Lê Hồng Duân. Duân thừa nhận có được Hùng đưa hơn 300.000 đồng thu được của các lái xe nhưng đến nay chưa xác định được cụ thể người bị hại. Nguyễn Thanh Hải khai nhận còn kiểm tra khoảng 10 xe, thu mỗi xe 100.000 đồng và đưa cho Duân nhưng Duân không thừa nhận. Do đó, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục điều tra, làm rõ các nội dung này và xử lý sau.
MINH QUANG

Làm rõ vụ việc từ bài báo của Tuổi Trẻ

Bản cáo trạng của Viện KSND tối cao nêu rõ: sau khi báo Tuổi Trẻ TP.HCM đăng loạt bài “Nhức nhối nạn mãi lộ, ghê hơn cướp cạn” của tác giả Hoàng Khương phản ánh việc đòi và nhận hối lộ của tổ tuần tra kiểm soát giao thông thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Thanh Hóa trên tuyến quốc lộ 1A vào tối 31-7-2011, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã làm việc với báo Tuổi Trẻ để thu thập tài liệu và nhận đơn tố giác của các anh Hồ Tấn Phương và Nguyễn Xuân Tình về việc đòi và nhận hối lộ của tổ tuần tra kiểm soát.

Sau khi nhận được các CD do báo Tuổi Trẻ cung cấp có dữ liệu ghi âm, ghi hình tổ tuần tra kiểm soát giao thông đang làm nhiệm vụ kiểm tra xe có hành vi đòi hối lộ từ các chủ phương tiện, ngày 19-9-2011, cơ quan điều tra đã ra quyết định trưng cầu giám định các CD có dữ liệu trên. Căn cứ kết quả giám định của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an và quá trình điều tra, Bộ Công an đã làm rõ hành vi đòi và nhận hối lộ của tổ tuần tra kiểm soát giao thông thuộc Phòng CSGT tỉnh Thanh Hóa.Truy tố CSGT Thanh Hóa nhận hối lộTin tức 24h
Truy tố hai cựu CSGT nhận hối lộThanh Niên
Không xử lý hình sự người đưa hối lộ
Viện Kiểm sát truy tố nhà báo Hoàng Khương

Kết luận điều tra chưa thuyết phục

Tống đạt cáo trạng truy tố CSGT nhận hối lộ ở Thanh HóaBáo Giáo dục Việt Nam


-- Nhà báo Hoàng Khương bị buộc tội ‘Đưa hối lộ’ (VNE).Ngày 14/6, VKSND TP HCM đã hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ vụ án sang toà cùng cấp để đưa ra xét xử ông Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương, phóng viên báo Tuổi Trẻ) về tội Đưa hối lộ.>Nhà báo Hoàng Khương bị đề nghị truy tố theo tội 'Đưa hối lộ'/ Thêm nghi can trong vụ nhà báo bị điều tra đưa hối lộ/ Nhà báo bị điều tra tội đưa hối lộ
Cũng bị truy tố tội Đưa hối lộ còn có Nguyễn Đức Đông Anh (23 tuổi, em vợ Hoàng Khương), Trần Minh Hòa (21 tuổi), Trần Anh Tuấn (46 tuổi, Phó giám đốc Công ty TNHH Tân Hải Phong).
Ngoài ra, Huỳnh Minh Đức (nguyên thượng úy đội CSGT - Phản ứng nhanh quận Bình Thạnh) bị truy tố về tội Nhận hối lộ; Tôn Thất Hòa (nguyên giám đốc doanh nghiệp Duy Nguyên) tội Môi giới hối lộ.
Theo cáo trạng, Hoàng Khương và Đông Anh, Trần Minh Hòa có mối quan hệ gia đình và thân thiết. Khi được Hòa thông qua cậu em vợ nhờ lấy chiếc xe đi “bão đêm” bị tạm giữ mà không cần phải làm bản kiểm điểm tại địa phương theo quy định, ông Khương đã đồng ý.
Cáo trạng cũng thể hiện, do nắm được quan hệ tiêu cực giữa Tôn Thất Hòa với trung úy Đức trong việc giải quyết trả xe vi phạm giao thông trái phép cho Trần Anh Tuấn, Hoàng Khương đã kêu Hòa (giả danh là Hoàng) chủ động nhờ vả. Sau đó nhà báo này đã trực tiếp đưa 15 triệu đồng cho trung úy Đức. Đây là số tiền Trần Minh Hòa giao cho Đông Anh nhờ Hoàng Khương lấy xe.
“Trong quá trình điều tra, Hoàng Khương cho rằng mình đang tác nghiệp. Song các chứng cứ, tài liệu thu thập được xác định Hoàng Khương, Tôn Thất Hoà, Nguyễn Đức Đông Anh, Trần Minh Hòa đều biết rõ việc đưa tiền nhờ vả lấy xe vi phạm giao thông khi không đủ hồ sơ thủ tục là trái pháp luật nên đã sử dụng tên giả và bàn nhau cách khai gian để đối phó", bản cáo trạng nêu.
Cơ quan điều tra còn xác định, ông Khương cố ý thực hiện hành vi đến cùng, xúi giục Trần Minh Hòa tẩu tán xe và tiếp tục đòi lại giấy tờ xe, "hành động này xuất phát từ lợi ích cá nhân, vượt quá mục đích tác nghiệp báo chí và đã vi phạm pháp luật".
Liên quan đến Huỳnh Minh Đức, cơ quan điều tra cho rằng, cảnh sát giao thông này đã thông qua Tôn Thất Hòa nhận tiền hối lộ tổng cộng 18 triệu đồng (3 triệu đồng của Trần Anh Tuấn và 15 triệu đồng của Hoàng Khương) để giải quyết trả xe vi phạm mà chưa được phép của của lãnh đạo có thẩm quyền.
Còn Tôn Thất Hòa bị cho là đã cùng nhà báo Hoàng Khương "chủ động gợi ý, nhờ vả, đưa hối lộ" cho trung úy Đức số tiền 15 triệu đồng để giải cứu xe vi phạm.
Liên quan đến bản cáo trạng này, ban biên tập báo Tuổi Trẻ vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng Hoàng Khương chỉ là sai sót trong quá trình tác nghiệp.

- Bộ Tư pháp: Sẽ ban hành Quy chế quản lý hoạt động báo chí xuất bản (PLVN). - Hy vọng gì cho báo chí Việt Nam (RFA). - Báo chí góp phần phòng ngừa tội phạm (TN). - Sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2: Vì sao cấm cửa báo chí? (TT). -
-Viện Kiểm sát truy tố nhà báo Hoàng Khương bee
-Tạm giam nhà báo Hoàng Khương thêm 3 tháng (NLĐ) – Ngày 2-5, một nguồn tin cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã quyết định tạm giam thêm 3 tháng đối với ông Nguyễn Văn Khương, tức Hoàng Khương-phóng viên Báo Tuổi Trẻ. Các bị can khác trong vụ án gồm Nguyễn Đức Đông Anh, Huỳnh Minh Đức và Tôn Thất Hòa cũng nhận được tống đạt tương tự.
Lý do của việc gia hạn là nhằm chờ kết quả trưng cầu giám định băng ghi âm giọng nói của Hoàng Khương mà công an thu giữ ở thời điểm thực hiện lệnh bắt phóng viên này.
Trước thông tin trên, ông Lê Xuân Trung, Tổng Thư ký Tòa soạn Báo Tuổi Trẻ, cho biết: “Tại buổi giao ban báo chí hồi tháng 2 năm nay, một vị lãnh đạo Công an TPHCM tuyên bố sẽ có kết luận điều tra vụ án liên quan nhà báo Hoàng Khương trong tháng 3-2012.
Chúng tôi chờ mãi hết tháng 4 vẫn chưa thấy và bây giờ đã qua tháng 5 thì lại nhận được thông tin gia hạn tạm giam. Chúng tôi sẽ có công văn đề nghị giải thích rõ lý do của sự việc này”.
Đến nay, báo Tuổi Trẻ đã 2 lần đề nghị cơ quan công an cho Hoàng Khương được tại ngoại để điều tra vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và sức khỏe của anh Khương không bảo đảm. Sau đó, Báo Tuổi Trẻ có nhận được một phiếu chuyển nội bộ Công an TPHCM với nội dung xem xét đơn xin cho Hoàng Khương tại ngoại của Báo Tuổi Trẻ.
Phóng viên Hoàng Khương bị khởi tố và bắt tạm giam vào ngày 2-1-2012 vì liên quan đến việc đưa hối lộ CSGT trong quá trình thực hiện bài viết “CSGT giải cứu xe đua trái phép”.

-Tạm giam nhà báo Hoàng Khương thêm 3 tháng (NLĐ) – -- Phóng viên Khương “có thể được xét miễn hình sự” (NĐT).-- Luật sư kiến nghị đình chỉ điều tra đối với nhà báo Hoàng Khương (DV). – Kiến nghị ngừng điều tra Hoàng Khương – (BBC). -
-Kiến nghị đình chỉ điều tra nhà báo Hoàng Khương TT - Với tư cách là người bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà báo Hoàng Khương, luật sư Phan Trung Hoài vừa gửi bản kiến nghị luật sư ký ngày 20-3-2012 đến các cơ quan tiến hành tố tụng
Bản kiến nghị đề nghị đình chỉ điều tra vụ án và bị can đối với nhà báo Hoàng Khương. Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với luật sư Hoài xung quanh bản kiến nghị này.
Vụ nhà báo Hoàng Khương: “Tai nạn nghề nghiệp!”
* Thưa luật sư, ông có thể cho biết tiến độ điều tra vụ án kể từ ngày nhà báo Hoàng Khương bị bắt tạm giam (2-1-2012) đến nay? Liệu vụ án có thể kết thúc điều tra trong tháng 3-2012 như thiếu tướng Phan Anh Minh (phó giám đốc Công an TP.HCM) nêu trong cuộc gặp báo chí ngày 9-2-2012?
- Nhà báo Hoàng Khương đã bị khởi tố và bị bắt tạm giam được 2 tháng 18 ngày. Tôi có thể gọi như vậy vì đến nay ông Nguyễn Văn Khương vẫn còn tư cách nhà báo. Thật sự đây là những tháng ngày khó khăn nhất đối với gia đình nhà báo Hoàng Khương.
Cơ quan điều tra và điều tra viên đã tạo điều kiện cho tôi tham gia tố tụng, được dự tất cả các buổi hỏi cung và một số hoạt động điều tra khác. Đến nay tôi không có thông tin nào về thời điểm có thể kết thúc điều tra, nhưng tôi thấy cơ quan điều tra đã gặp mặt báo chí cung cấp nhiều thông tin về quá trình điều tra vụ án. Trước khi có bản kiến nghị này, tôi đã có Kiến nghị luật sư số 01 về việc đề nghị cho nhà báo Hoàng Khương tại ngoại vì lý do đang mắc một số bệnh, hiện phải điều trị trong trại tạm giam và lúc đó vợ sắp đến ngày sinh.
* Cơ sở nào để ông kiến nghị đình chỉ điều tra vụ án và bị can đối với nhà báo Hoàng Khương?
- Cho đến thời điểm hiện nay, tôi chưa có điều kiện tiếp cận một cách toàn diện kết quả điều tra, nhưng với những thông tin, tài liệu mà tôi có được từ Hoàng Khương và báo Tuổi Trẻ, tôi nhận thấy việc cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án, bị can, bắt tạm giam nhà báo Hoàng Khương là chưa đảm bảo căn cứ về mặt pháp lý. Hành vi của nhà báo Hoàng Khương có sai sót về hoạt động tác nghiệp báo chí, cần được đặt ra xem xét về trách nhiệm đối với xã hội và đạo đức nhà báo, nhưng về bản chất hành vi đó không hội đủ các yếu tố cấu thành tội phạm hình sự như quyết định khởi tố bị can đã nêu.
Tôi nghĩ ngay cả trong trường hợp về mặt khách quan, nếu hành vi đó bị coi là có dấu hiệu tội phạm thì nhà báo Hoàng Khương cũng có thể được xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 6 điều 289 Bộ luật hình sự năm 1999 và điểm 4 điều 4 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005. Bởi lẽ tuy không chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, nhưng thực tế nhà báo Hoàng Khương đã viết bài, đưa công khai hành vi tiêu cực của một cá nhân cảnh sát giao thông trên báo Tuổi Trẻ.
Về bản chất pháp lý, cần coi đây là một kênh thông tin tố giác tội phạm, vì chính dựa vào hai bài báo của Hoàng Khương, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại đội cảnh sát giao thông Công an quận Bình Thạnh. Tôi nhận thức nhà báo Hoàng Khương đã phát hiện và tố giác hành vi tiêu cực trên mặt báo vì lợi ích của cộng đồng, của xã hội.
* Thưa luật sư, vì sao ông cho rằng về mặt pháp lý, hành vi tác nghiệp của phóng viên Hoàng Khương không đủ căn cứ quy buộc phạm vào tội “đưa hối lộ”?
- Sở dĩ tôi cho rằng hành vi của nhà báo Hoàng Khương không hội đủ các dấu hiệu đặc trưng cấu thành tội “đưa hối lộ” theo quy định tại điều 289 Bộ luật hình sự năm 1999 vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, Hoàng Khương đã thực hiện một số hành vi tác nghiệp báo chí, thông qua các nguồn tin và cách thức tiếp cận các đối tượng liên quan, đã viết hai bài báo đề cập đến hiện tượng tiêu cực xảy ra tại đội cảnh sát giao thông Công an quận Bình Thạnh và được ban biên tập báo Tuổi Trẻ duyệt đăng. Đây là hai bài báo nằm trong tuyến bài “Chặn đứng thảm họa giao thông” được thực hiện theo chủ trương của ban biên tập báo Tuổi Trẻ, có xây dựng đề cương triển khai thành một chiến dịch truyền thông nhằm hưởng ứng nghị quyết của Chính phủ về kéo giảm tai nạn giao thông.
Sau khi thâm nhập thực tế, tìm kiếm tư liệu và hình ảnh, Hoàng Khương đã nộp bài viết theo đúng quy trình biên tập. Trước khi duyệt đăng bài thứ hai “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép”, để có thông tin nhiều chiều, tòa soạn còn yêu cầu phóng viên Hoàng Khương bổ sung phần ý kiến của đội cảnh sát giao thông Công an quận Bình Thạnh liên quan vụ việc nói trên. Điều này cho thấy hành vi của Hoàng Khương về bản chất là hành vi tác nghiệp của một nhà báo, thực hiện các bài báo theo chủ trương của ban biên tập.
Thứ hai, với mục đích nhằm tiếp xúc, tìm hiểu các thông tin liên quan việc xử lý đua xe trái phép, nhà báo Hoàng Khương đã mượn biên bản vi phạm được lập về hành vi đua xe của Trần Minh Hòa để tiếp cận ông Huỳnh Minh Đức thông qua đầu mối là ông Tôn Thất Hòa.
Các buổi tiếp xúc, trao đổi với những người liên quan nhằm tìm kiếm các bằng chứng tiêu cực luôn được nhà báo Hoàng Khương thực hiện với các phương tiện nghiệp vụ báo chí như máy ghi âm, máy chụp ảnh. Ngay cả trước khi đưa tiền và biên bản vi phạm cho ông Tôn Thất Hòa để đưa cho ông Huỳnh Minh Đức vào trưa 25-6-2011, nhà báo Hoàng Khương đã đưa máy ghi âm cho ông Tôn Thất Hòa để ghi lại nội dung cuộc trao đổi giữa các bên.
Các nội dung còn lưu lại trong các băng ghi âm mà cơ quan điều tra thu giữ, việc sử dụng tên giả đóng vai tài xế khi tiếp xúc với ông Huỳnh Minh Đức... đã chứng minh hành vi tác nghiệp báo chí của Hoàng Khương, thể hiện quá trình dấn thân và tìm kiếm thông tin thông qua các câu hỏi mang tính gợi ý, tìm hiểu, thu thập bằng chứng về tiêu cực trong quá trình xử lý xe đua.
Thứ ba, tôi nghĩ Hoàng Khương vì hoạt động tác nghiệp báo chí đã tự đặt mình vào trong tình trạng có thể nguy hiểm đến tính mạng, uy tín cá nhân và sự an nguy của bản thân, vợ con và người thân trong gia đình... Nếu động cơ của nhà báo Hoàng Khương là để trục lợi cá nhân, nhằm có lợi cho Trần Minh Hòa hoặc có những mục đích không chính đáng khác thì sau đó Hoàng Khương đã không viết bài để đăng báo công khai. Đây là vấn đề mấu chốt cần xác định khách quan, chính xác trong vụ án này, bởi thực tế bài báo “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép” được viết và đăng tải không xuất phát từ động cơ cá nhân.
Hơn nữa, bản thân số tiền đưa cũng phần lớn là tiền đóng phạt do các lỗi vi phạm của đối tượng. Tôi cho rằng chưa có căn cứ thuyết phục để cho rằng Hoàng Khương lợi dụng cương vị của mình là nhà báo để viết bài đăng báo nhằm mục đích ép ông Huỳnh Minh Đức thực hiện đến cùng hành vi trái pháp luật.
* Ông suy nghĩ gì khi đánh giá về sai sót của nhà báo Hoàng Khương trong quá trình tác nghiệp?
- Nhìn lại vụ án này, tôi nghĩ cần đặt trong tổng thể chủ trương và tuyến bài của báo Tuổi Trẻ, đánh giá toàn diện cả những bài báo tâm huyết mà Hoàng Khương đã viết về những tấm gương, điển hình trong ngành công an mà tôi hiện có trong tay. Tuy nhiên, trong vụ án này, bản thân nhà báo Hoàng Khương đã nghiêm khắc nhận khuyết điểm, thừa nhận có sai sót trong quá trình tác nghiệp và đã bị báo Tuổi Trẻ xử lý kỷ luật hành chính.
Luật sư Trương Xuân Tám (ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc):
Nên cho nhà báo Hoàng Khương tại ngoại điều tra
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn hết sức khắc nghiệt vì tước đi hầu hết quyền tự do, kể cả quyền khiếu nại, trình bày của người bị tạm giam. Theo quy định tại điều 79 Bộ luật tố tụng hình sự, các biện pháp ngăn chặn chỉ áp dụng khi “có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội”. Các biện pháp ngăn chặn cũng có nhiều lựa chọn như: tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lãnh... Do vậy trường hợp của Hoàng Khương, được ban biên tập báo Tuổi Trẻ và gia đình bảo lãnh, thì thật khó có thể “sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội”!
Theo quy định tại điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự, tổ chức có thể làm đơn bảo lãnh cho cá nhân thuộc tổ chức mình, và bảo lãnh là biện pháp ngăn chặn thay thế cho biện pháp tạm giam.
Vì thế, tôi cho rằng khi báo Tuổi Trẻ đã nhiều lần có văn bản chính thức bảo lãnh cho nhà báo Hoàng Khương tại ngoại, thì nên thay đổi biện pháp tạm giam bằng biện pháp bảo lãnh để anh có điều kiện chữa bệnh và chăm sóc gia đình.
Nếu cơ quan điều tra kết thúc điều tra mà chưa cho Hoàng Khương tại ngoại, thì thẩm quyền thay đổi biện pháp tạm giam hoặc xem xét đình chỉ điều tra hoàn toàn thuộc về Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM.

CHI MAI ghi

Chưa đặt tên con
Mẹ Hoàng Anh ôm bé Mây, con gái nhỏ vừa tròn 3 tuần tuổi, lặng lẽ chờ tin chồng. Ông bà nội bé Mây cứ mỗi tuần lại tranh thủ giữa những buổi khám bệnh để lên trại giam, hi vọng được thấy mặt con trai. Bà ngoại và các dì của bé Mây lên lịch thay phiên nhau đến “tạm trú”, nào giúp trông em bé, nào đưa anh trai 6 tuổi đi học... Bé Mây vừa chào đời, thật xinh xắn, ngoan ngoãn mà trong nhà lại thật ít tiếng cười, đúng cảnh “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.
Đó là cảnh nhà của nhà báo Hoàng Khương những ngày này.
Hoàng Anh cứ ngồi nhìn những vỉ thuốc đau dạ dày, viêm xoang, tăng nhãn áp, hạ đường huyết Hoàng Khương đang uống dở mà khóc. Những trưa Sài Gòn nắng nóng, ngồi trong nhà mái tôn hầm hơi hừng hực, bật cái quạt máy, cha anh lại bứt rứt: “Mình ở nhà chịu không nổi, không biết trong trại thế nào...”. Mẹ già ngồi bên cạnh thở dài: “Tính nó ít nói, không biết vào đó có được người ta thông cảm”. Cậu bé mới học lớp lá đã quen lắm với việc ba vắng nhà vì công tác, đã ý thức mình bắt đầu được làm anh, nhưng cũng không khỏi đeo theo mẹ hỏi hoài: “Sao ba đi lâu chưa về? Sao ba không gọi điện thoại?...”.
Đã dũng cảm “vượt biển mồ côi”, đã dự định một cái tên cho con gái nhưng Hoàng Anh vẫn ôm con nựng nịu: “Cái tên sẽ theo con suốt cuộc đời, phải hỏi ý của ba, chờ ba về đi làm khai sinh cho con nhé”. Nói rồi cô quay lên hỏi: “Quy định làm giấy khai sinh cho thời hạn 60 ngày kia mà, phải không?”...

P.VŨ
Nhóm phóng viên TUỔI TRẺ thực hiện

-Kiến nghị đình chỉ điều tra đối với nhà báo Hoàng Khương SGTT.VN - 22.03.2012

- Kiến nghị trả tự do cho nhà báo Hoàng Khương (NLĐ) - - Vẫn chưa giải quyết cho nhà báo Hoàng Khương tại ngoại (Infonet).-- Ai bảo vệ nhà báo khi chính tòa soạn quay lưng? (Bút Lông). Ngày 1 tháng 4, DVT, sẽ giải thể?-- 5 triệu đồng và 10 năm… (Bút Lông).-
- Bắt đối tượng nhờ Hoàng Khương “giải cứu” xe đua(NLĐO) – Tham gia một số vụ cướp giật tài sản, Trần Minh Hoà, đối tượng nhờ Hoàng Khương (nguyên phóng viên Báo Tuổi Trẻ) "giải cứu" xe đua, đã bị bắt.
Ngày 24-2, thiếu tá Ngô Tấn Tài, Phó trưởng Đội CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội, Công an quận 5 - TPHCM, cho biết đã khởi tố và bắt tạm giam Trần Minh Hòa (SN 1991, ngụ quận Phú Nhuận - TPHCM) về hành vi cướp giật tài sản. Cùng bị bắt và bị khởi tố với tội danh trên là Trần Quốc Dũng (tức Bin, SN 1982, ngụ quận Bình Thạnh-TPHCM).
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, đầu tháng 2, tại khu vực chợ An Đông (phường 9, quận 5) xảy ra một số vụ cướp giật tài sản, băng nhóm cướp giật thường đi 3 xe máy phân khối lớn với 3-4 đối tượng. Nạn nhân là những người đi bộ có đeo túi xách hoặc dây chuyền vàng. Sau khi một tên ra tay giật tài sản rồi bỏ chạy, 2 tên đi sau giữ nhiệm vụ cản đường nếu bị truy đuổi.
Chỉ trong một ngày giữa tháng 2, băng nhóm này gây ra 2 vụ cướp giật túi xách và dây chuyền của một phụ nữ đang đi bộ và một Việt kiều Mỹ đứng trước một căn nhà trên đường An Dương Vương (phường 9, quận 5).
Qua xác minh biển số xe, Công an quận 5 đã bắt khẩn cấp Trần Minh Hòa và Trần Quốc Dũng vào ngày 17-2. Riêng một đối tượng có tên Dẹo kịp thời bỏ trốn.
Theo lời khai ban đầu, băng cướp giật này quen nhau trong những lần tụ tập đua xe trên đường phố. Sau mỗi vụ cướp giật tài sản, chúng bán lấy tiền chia nhau và mua ma túy xài chung.
Trần Minh Hòa là đối tượng đã nhờ Hoàng Khương "giải cứu" chiếc xe đua dẫn đến vụ án “Đưa, nhận và môi giới hối lộ”.
Trong vụ án này, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã khởi tố bị can và bắt tạm giam Huỳnh Minh Đức, nguyên cán bộ Đội CSGT-TT-PƯN Công an quận Bình Thạnh; Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương của Báo Tuổi Trẻ); Tôn Thất Hòa (SN 1955, ngụ quận 9, nguyên giám đốc một doanh nghiệp tư nhân); Nguyễn Đức Đông Anh (SN 1989, ngụ quận Phú Nhuận - TPHCM)…

B. An

- Vụ nhà báo Hoàng Khương: “Đó là tai nạn nghề nghiệp!”(NLĐ). – Tuổi Trẻ ‘đổi hướng’ vụ Hoàng Khương? – (BBC).- - BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC (Jasmine).- Tiến độ vụ án liên quan nhà báo Hoàng Khương (TT). - ‘PV Hoàng Khương đưa hối lộ vì mục đích cá nhân’ (VNN).
-Nguyễn Văn Khương là người chủ mưu trong vụ án hối lộ cand.com
Thiếu tướng Phan Anh Minh nhấn mạnh: "Nếu nói toàn bộ diễn tiến của quá trình đưa và nhận hối lộ trước đây là do phóng viên Hoàng Khương tác nghiệp để viết bài thì tại sao khi lấy xe ra Hoàng Khương không giao trả xe lại cho Cảnh sát giao thông Bình ...
Làm rõ động cơ vụ “giải cứu” xe máyNgười Lao Động
Tiến độ vụ án liên quan nhà báo Hoàng KhươngTuổi Trẻ
Công bố thông tin điều tra 2 vụ liên quan đến nhà báoLao động
- Nhà báo điều tra cũng không thể phạm luật (PLTP).
--cái kiểu văn hóa lý lịch, nó vẫn còn dai dẳng thật ! ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng !!!- Anh trai nhà báo Hoàng Khương (Báo Tuổi Trẻ) đang bị truy nã (CAND) -- PHƯƠNG HÀ: BẮT VÀ THA NÓI ĐÚNG AI NGHE?! (Quê choa).
-Khởi tố, bắt tạm giam nguyên nhà báo Hoàng Khương -(VOV) - Nguyên nhà báo Hoàng Khương bị khởi tố do có liên quan việc Trần Anh Tuấn (bị khởi tố về hành vi môi giới hối lộ).
Đề nghị thu hồi thẻ Nhà báo trong vụ nhận hối lộ
Chiều 2/1, Công an TP HCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét nhà riêng ông Hoàng Khương - nguyên phóng viên báo Tuổi Trẻ về tội “đưa hối lộ”.
Liên quan đến sự việc này, trước đó ngày 28/11, cơ quan cảnh sát điều tra công an TP HCM có văn bản gửi đến Cục Báo chí - Bộ Thông tin - truyền thông và Tổng biên tập báo Tuổi trẻ đề nghị kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương (tức nhà báo Hoàng Khương).
Lý do, ông Khương có liên quan việc Trần Anh Tuấn (bị khởi tố về hành vi môi giới hối lộ) đưa tiền cho Huỳnh Minh Đức (nguyên Thượng úy CSGT Công an quận Bình Thạnh) để được giải quyết trái quy định cho xe vi phạm giao thông và đua xe trái phép. Qua điều tra, cảnh sát xác định hành vi của ông Khương đã có dấu hiệu của tội “đưa hối lộ”.
Trước đó, Ban biên tập báo Tuổi trẻ đã nghiêm túc tiến hành kiểm tra toàn bộ quy trình tác nghiệp của phóng viên Hoàng Khương khi thực hiện bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép”, đồng thời tạm đình chỉ công tác đối với phóng viên này./.
CTV Nguyễn An/VOV Online
- Báo Công An buộc tội Hoàng Khương — (BBC). – Ủng hộ nhà báo Hoàng Khương(Hiệu Minh). -
-Thực hiện hành vi tiêu cực để... chống tiêu cực!? -Hoàng Khương đã nhận thức hành vi vi phạm pháp luật của mình, nhưng vẫn "đưa hối lộ" để "giải cứu" xe máy cho người quen của em vợ, nên bài báo "Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép" của Hoàng Khương là thiếu khách quan và không có ý nghĩa tố giác tội phạm. Không thể chấp nhận một nhà báo thực hiện hành vi tiêu cực để… chống tiêu cực !
-Bắt tạm giam phóng viên Hoàng Khương, Báo Tuổi Trẻ
Trong mấy ngày qua, bạn đọc nhiều tờ báo trong nước quan tâm đến thông tin cơ quan CSĐT (PC46) Công an TP Hồ Chí Minh khởi tố, bắt tạm giam bị can Nguyễn Văn Khương - bút danh Hoàng Khương (HK), nguyên phóng viên Báo Tuổi Trẻ về tội đưa hối lộ. Có nhiều luồng dư luận khác nhau, nhiều bạn đọc trên các trang báo điện tử bênh vực "nhà báo H.K. vô tội", "H.K. không phạm tội đưa hối lộ", "Làm phóng sự mà không nhập vai thì lấy đâu ra tư liệu?"… Tóm lại không ít ý kiến cho rằng H.K. đã làm đúng... Ở một góc nhìn khách quan, những ý kiến nêu trên chỉ là cảm tính và chưa có căn cứ pháp lý.
Nhiều độc giả đã biết H.K.là một nhà báo chuyên viết về pháp luật, từng có nhiều phóng sự điều tra "đánh" mạnh những vấn đề tiêu cực trong xã hội. Với những trải nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật của một nhà báo được coi là tinh thông nghiệp vụ, HK có thừa nhận thức hành vi "cài bẫy" của mình là vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
Cần phải thấy rằng hành động "chống tiêu cực" của nhà báo H.K. khởi đầu từ việc Trần Minh Hòa, trú ở phường 9, quận Phú Nhuận nhờ em vợ của nhà báo H.K. là Nguyễn Đức Đông Anh tìm người quen "giải cứu" xe máy BKS 51F6-2435 bị Công an quận Bình Thạnh tạm giữ đêm 23/4/2011 do hành vi lạng lách, đánh võng trên đường. Biết anh rể mình là một nhà báo có "uy", nên đầu tháng 6/2011, Anh nhờ H.K. giúp đỡ, chi phí Hòa sẽ lo.
Là một nhà báo, HK thừa biết hành vi phóng xe máy đánh võng lạng lách trên đường bộ không chỉ vi phạm pháp luật, mà còn là hiểm họa tai nạn giao thông cần phải kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm minh. Thế nhưng H.K. đã dung túng, bao che sai phạm nên thuận tình giúp đỡ Hòa.
Cụ thể là ngày 13/6/2011, H.K. nhờ Tôn Thất Hòa - nguyên Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Duy Nguyên đến Công an phường 9 xin xác nhận Trần Minh Hòa "đã kiểm điểm trước tổ dân phố" để có đủ thủ tục "giải cứu" xe máy. Khi Công an phường 9 từ chối xác nhận, lẽ ra H.K. phải chấm dứt ngay hành vi tiếp tay đối tượng vi phạm pháp luật. Đằng này khi nghe Tôn Thất Hòa gọi đến quán Vườn Xưa ở quận Bình Thạnh, H.K. tranh thủ đến gặp Thượng úy Huỳnh Minh Đức. Sau khi Đức nhận lời, HK đã gọi em vợ mang 15 triệu đồng đến chung chi cho Đức để giải cứu xe máy BKS 51F6-2435 của Trần Minh Hòa.
Trong quá trình tác nghiệp báo chí, nếu H.K. phát hiện tiêu cực "giải cứu" xe vi phạm và đã truy bám, thu thập chứng cứ, tài liệu để viết phóng sự điều tra thì anh sẽ khẳng định mình là nhà báo chân chính. Bài báo khách quan đó sẽ là một trong những căn cứ xác định dấu hiệu tội phạm để khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Trong phi vụ này, H.K. thể hiện rõ ý thức chủ quan xuyên suốt từ khi nhận "giải cứu" xe máy Trần Minh Hòa cho đến lúc nhờ Tôn Thất Hòa xin xác nhận của Công an phường 9, rồi gọi em vợ mang tiền chung chi…
Những tình tiết đó cho thấy H.K. đã nhận thức hành vi vi phạm pháp luật của mình, nhưng vẫn "đưa hối lộ" để "giải cứu" xe máy cho người quen của em vợ, nên bài báo "Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép" của H.K. là thiếu khách quan và không có ý nghĩa tố giác tội phạm như một vài bạn đọc "biện minh" rằng, H.K. "có công" chứ không có tội. Và nếu dũng cảm đấu tranh chống tội phạm, chắc chắn nhà báo H.K. đã viết về người em trai của mình là Nguyễn Văn Khôi - nguyên phóng viên Báo Khánh Hòa đang bị Công an tỉnh Khánh Hòa truy nã toàn quốc hơn ba năm qua về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hơn 7 tỷ đồng
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự "Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật". Thượng úy Huỳnh Minh Đức vi phạm pháp luật nên bị tước danh hiệu CAND, bị khởi tố, bắt tạm giam về tội nhận hối lộ.
Tương tự như thế, Tôn Thất Hòa - Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Duy Nguyên cũng vào vòng tố tụng về tội "môi giới hội lộ". Nhà báo HK cũng là một công dân, nhưng có hành vi đưa hối lộ đương nhiên phải bị xử lý hình sự về tội danh này. Quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam H.K. đã được Viện KSND TP Hồ Chí Minh phê chuẩn sau khi nghiên cứu hồ sơ và xác định hành vi của H.K. có đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Không thể chấp nhận một nhà báo thực hiện hành vi tiêu cực để… chống tiêu cực!

- Nhân chuyện Hoàng Khương, nói về một thế hệ Tổng biên tập bất đắc dĩ (Trương Duy Nhất). – Trần Lệ Thùy – Nghiệp vụ nhập vai và công an trong báo chí điều tra – (FB Trần Lệ Thùy/ Dân Luận). - - Nguyễn Minh Tuấn – Sức mạnh báo chí ở Đức – (Blog TuanHSL)-

--Nhân chuyện Hoàng Khương, nói về một thế hệ Tổng biên tập bất đắc dĩ Trương Duy Nhất Các nhà báo đang say sưa bàn về số phận Hoàng Khương, ít ai thấy được “số phận” nghiệp báo của chính họ đang tuột dốc.
Hoàng Khương bị giam, còn các nhà báo thì cũng đang tự… giam nhốt mình. Thử hỏi từ nay sẽ còn mấy ai dám chọn phương cách dấn thân như Khương? Nền báo chí vốn đã bị cái vòng kim cô siết chặt sau vụ PMU 18, đến nay sẽ bị trói cột tay chân như thế nào? Khoan bàn đến tính đúng sai của “phương pháp” Hoàng Khương, sự nhiệt tình và tính ngoan cường nghề nghiệp liệu có thêm một lần nữa bị dội gáo nước lạnh?
Phạm Đức Hải không thể dõng dạc như Lê Hoàng khi xảy ra vụ PMU 18: “Nguyễn Văn Hải sẽ mãi là người của Tuổi Trẻ, dù có bị giam cầm và lãnh án!”. Cũng như khó thấy lại hình ảnh trang blog của các nhà báo ở tòa soạn Tuổi Trẻ khi đó đồng loạt treo ảnh đồng nghiệp cùng dòng slogan “Nguyễn Văn Hải, chúng tôi luôn ở bên bạn”.
Sự kiện Nguyễn Văn Hải đã không lặp lại với Hoàng Khương, bởi Phạm Đức Hải không phải là Lê Hoàng, bởi Tuổi Trẻ và cả nền báo chí đã tuột phanh trôi quá xa so với thời PMU 18.
Thật ra không chỉ ông Hải. Thời khắc này, bất cứ ông Tổng nào cũng sẽ “tác nghiệp” không khác gì ông. Tôi tin thế. Một thế hệ Tổng mới theo mô tuýp Phạm Đức Hải đã hình thành khá phổ biến trong làng báo từ sau vụ PMU 18 và trong nhiệm kỳ của Bộ trưởng TTTT Lê Doãn Hợp.
Nhớ khi mới lên ngồi ghế Bộ trưởng, ông Hợp đã lỡ miệng tiết lộ về một chiến dịch thay máu cho làng báo “Tổng biên tập là người của Bộ TTTT sau này cắm ở từng tờ báo”. Có thể nói Lê Doãn Hợp là đời Bộ trưởng có công lớn trong chiến dịch “tuyên giáo hóa” làng báo. Không riêng Tuổi Trẻ, hàng loạt cán bộ tuyên giáo bỗng dưng thành Tổng Biên tập. Điều đáng nói là chiến dịch đổi mới hàng Tổng này đã vi phạm chính luật báo chí, ngang nhiên đưa hàng loạt những người chưa từng làm báo, chưa có thẻ nhà báo về cầm trịch các tờ báo lớn.
Lịch sử báo chí Việt, chưa thời nào “dân ngoại đạo” chen vào ngồi ghế Tổng biên tập đông như giai đoạn này. Chính những “nhà báo” bất đắc dĩ, những ông Tổng được bổ nhiệm sai luật báo chí như thế này ngay tức khắc bẻ hướng các tòa báo… lao dốc!
Chiến dịch “tuyên giáo” hàng Tổng của ông Hợp chỉ qua một nhiệm kỳ đã hoàn thành mục tiêu phá hỏng hàng loạt tờ báo tên tuổi, thương hiệu. Ông Hợp hưu rồi, nhưng chiến dịch “tuyên giáo hóa” hàng Tổng vẫn chưa dừng. Nhiều tòa báo vẫn đang nằm trong tầm ngắm. Nhiều cán bộ tuyên giáo đang ngồi chơi xơi nước đã được vào danh sách nguồn để sẵn sàng một hôm đẹp trời nào đó bỗng dưng nhảy vào làng báo thành… Tổng biên tập!
Sáng nào cũng vói tay lấy hai tờ Thanh Niên, Tuổi Trẻ. Lấy theo thói quen, chứ nhiều hôm lướt ngang liếc dọc vài phút rồi… vứt!
Báo chí đã tuột dốc quá xa. Muốn xốc lại kéo lên, không có cách nào hơn: mời hết đội ngũ “Tổng” này về lại với nghề tuyên giáo của họ, trả lại cái ghế cho chính các nhà báo.


- Nhân vụ Hoàng Khương, bàn về phóng viên điều tra(Nguyễn Thế Thịnh). – Nên để Hoàng Khương được tại ngoại – (Nguyễn Vạn Phú). –Nỗi đau ngòi bút (Hiệu Minh).

-MÌNH ĐÃ CHẾT THẲNG CẲNG NẾU BÁO LAO ĐỘNG HÈN

Trưởng thôn Khoai Lang ( đội mũ vải) và các nhà báo vừa lội vừa bơi suốt 5 tiếng trong nước lạnh buốt của tháng 10 mùa đông năm 2006 vào với đồng bào Rục để viết điều tra việc chính quyền bỏ rơi dân, và sau loạt bài này, trong khi chính quyền quay cuồng chống đỡ với sự thật để trù hại nhà báo thì các nhà hảo tâm đọc báo đã gửi về cho đồng bào hàng trăm tấn gạo, muối, mì tôm
Mấy ngày rồi đọc vụ của Hoàng Khương Tuổi Trẻ bị bắt, buồn, cứ nghèn nghẹn, ấm ức cũng có, bực dọc cũng có, thấy bi bi hài hài thế nào. Mình cũng biết, làm báo, đặc biệt là nghề phóng viên điều tra vô cùng nguy hiểm. Sẽ bị trả thù, sẽ bị dèm pha, thậm chí còn bị vu khống bôi nhọ. Không quá khó hiểu. Một bài điều tra của mình, có khi đập chết ngay một bộ mặt tham nhũng, một tập thể sai trái, một cá nhân lộng quyền, hư hỏng, tan tành cơ nghiệp chính trị của họ. Xét về góc độ đối kháng, người ta không thù mình mới lạ.
Vụ Hoàng Khương cũng thế thôi, nếu thực sự người ta công tâm, thực sự người ta lấy tiêu chí tiêu diệt cái xấu, cái tiêu cực trong ngành làm chính, thì kẻ nhận hối lộ bị trừng trị, còn nhà báo dùng vài thủ thuật để có bằng chứng cùng lắm bị kỷ luật về chuyên môn, làm cái gì mà khiếp thế, ai không nghĩ nó đang mang tâm thế của một sự trả đũa nhau. Theo kiểu, a ha, mày phát hiện quân tao nhận hối lộ hả? OK, tao sẽ bỏ tù quân tao, nhưng mày cũng chết luôn cho rảnh em nhé, em nhé, em nhé, từ nay bố bảo Tuổi Trẻ của mày điều tra điều triếc, nghiệp vụ, nghiệp viếc, nhé nhé nhé.
Hoàng Khương thân yêu. Anh thích cái tư thế ngẩng cao đầu này của em, dù bất cứ điều gì xảy ra, em vẫn là một nhà báo theo đúng nghĩa cao cả, sang trọng và tốt đẹp nhất của từ này. So với tội của Hoàng Khương dùng vài cái mẹo nhỏ để sập bẫy nhận hối lộ của viên CSGT kia với cái “ tội” của mình và anh em trong vụ điều tra cái đói ở vụ Rục chẳng là gì hết nhé. Khương còn có người hợp tác công khai, hối lộ công khai, ghi âm, chụp ảnh công khai. Bọn mình như lũ “đạo chích” mới lấy được chứng cứ, cái chứng cứ cuối cùng, quan trọng số 1, cái chứng cứ cứu được danh dự của nhà báo, của cả tờ báo, cái chứng cứ cuối cùng làm Thủ tướng cũng phải nhận ra rằng, cái địa phương nó đang báo cáo láo với mình, là vu cáo báo chí, thực ra báo chí đã phản ánh sự thật.
Hãy đọc lại 9 kỳ SỰ THẬT để biết rõ hơn. Ở đây, mình nói một chi tiết về nghiệp vụ báo chí để so với Hoàng Khương thôi.

Trong khi mình ( báo Lao Động), Minh Phong ( Báo Sài Gòn giải phóng), Phan Phương, báo Quảng Bình-cộng tác viên báo Công an nhân dân, bơi trong lũ, vào với đồng bào Rục bị lũ vây nhiều ngày, dân đói, đứt bữa, đến sắn, ngô cũng hết. Trong khi chính bọn mình phải bỏ tiền túi ra mua kẹo bánh, lương khô, mỳ tôm vào để cứu đói bà con. Trong khi tất cả các cấp chính quyền từ xã đến tỉnh bỏ mặc dân. Trong khi cả tỉnh đang nước sôi lửa bỏng vẫy vùng trong lũ thì Bí thư tỉnh ủy Hà Hùng Cường ( giờ là Bộ trưởng Tư Pháp) kéo hết tất cả lãnh đạo đầu ngành đi “giao lưu” ở nước ngoài vào chính cái thời điểm lũ ngập tỉnh.
Những bài báo phản ánh việc dân đói, trách nhiệm địa phương gây chấn động dư luận. Điện Tổng Bí thư, điện Thủ tướng vào Quảng Bình yêu cầu làm rõ.
Sau khi Bí thư tình ủy Hà Hùng Cường cùng đoàn lãnh đạo cao cấp của tỉnh về, bắt đầu làm rõ bằng văn bản báo cáo dối trá với Thủ tướng, vu cáo báo chí đưa tin bịa đặt, trong văn bản còn khôn khéo cài đặt câu: Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách đồng bào dân tộc của Đảng và Nhà nước ta. Ghê. Nói thế ngầm méc với Thủ tướng, mấy thằng nhà báo này là phản động. Đã bịa đặt chuyện dân đói lại còn phản động. Ghê răng.
Nói chung là rất căng thẳng.
Thủ tướng viết công văn, yêu cầu báo Lao Động và các báo kiểm điểm nghiêm khắc thái độ làm việc của các nhà báo, xử lý thật nghiêm về nghiệp vụ. Nếu làm theo Thủ tướng, chắc chắn các báo đều vội vã thực hiện quyết định xử lý, nhẹ thì đuổi, nặng hơn, nâng quan điểm hơn thì khởi tố.
Chưa hết. Để có được bằng chứng cuối cùng, chúng mình quyết định dùng chút nghiệp vụ, đưa được máy ghi âm vào trong phòng họp kín tại tầng 3 của tỉnh ủy Quảng Bình để ghi âm lại hết cuộc họp nội bộ của họ do chính Bí thư tỉnh ủy Hà Hùng Cường triệu tập. Và lãnh đạo huyện Minh Hóa (đơn vị quản lý địa phương có đồng bào Rục) phải thừa nhận dân đói vì lũ, đói triền miên, và báo chí phản ánh đúng sự thật.
Đây là nội dung ghi âm quan trọng, là chứng cứ thừa nhận của địa phương, và nhờ đó, chúng mình đã cho Thủ tướng nghe băng ghi âm này để Thủ tướng hiểu, địa phương đã báo cáo Thủ tướng dối trá như thế nào.
Và câu hỏi đặt ra là, ai cho phép nhà báo ghi âm bí mật cuộc họp của lãnh đạo tỉnh, phạm vào điều bao nhiêu, chương bao nhiêu của Bộ luật hình sự? Nhưng không ai đặt ra điều đó, hoặc người ta không đủ can đảm dám đặt ra điều đó với chúng mình.

Vì sao?

Vì trước hết là tập thể Ban biên tập Báo Lao Động, Báo Sài Gòn giải phóng, Báo Công an nhân dân đã sát cánh cùng chúng mình vào những giờ phút căng thẳng bậc nhất, nó liên quan đến danh dự của tờ báo, sinh mệnh chính trị của phóng viên. Nhà văn, Tổng biên tập báo Công an nhân dân, trung tướng Hữu Ước lúc đó nói một câu nổi tiếng trong cuộc họp do Cục báo chí chủ trì để đối chất giữa lãnh đạo Quảng Bình và báo chí: Tôi nói cho các anh biết, phóng viên chúng tôi viết không sai một chữ. Các anh tưởng các anh lên gặp Thủ tướng được mà chúng tôi không lên được?
Nếu ngày đó, Ban biên tập các báo cũng hùa theo lãnh đạo, ngoan ngoãn nghe theo lãnh đạo như Tuổi Trẻ hôm nay với Hoàng Khương, chúng tôi đã thẳng cẳng.
Nếu Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ dám nói, chúng tôi chỉ đạo anh Hoàng Khương làm điều tra vụ này, nếu bắt, khởi tố, hãy bắt khởi tố cả Ban Biên tập báo Tuổi Trẻ trước. Làm được không? Quá bình thường. Ngòi bút nhà báo viết ra trên bản thảo là cá nhân nhà báo, khi in lên báo là cộng thêm trách nhiệm cả Tòa soan, cụ thể hơn nữa là Ban biên tập. Tại sao không làm?
Trong vụ Rục, Ban biên tập các báo Lao Động, Sài Gòn giải phóng, Công an nhân dân đã làm theo tinh thần đó.
Hôm nay viết lại, cho mình cám ơn và ghi nhận thái độ, tinh thần, sự trung thực và thủy chung của Báo Lao Động ( trực tiếp khi đó là Phó tổng biên tập Tô Phán- Thư ký tòa soạn Trần Duy Phương), trung tướng Hữu Ước báo Công an nhân dân và anh Dương Trọng Dật, tổng biên tập Báo Sài Gòn giải phóng và cả anh Oanh, trưởng đại diện Báo Sài Gòn giải phóng tại Hà Nội. Nhớ lắm nhà văn Vĩnh Quyền ( đang là Trưởng đại diện báo Lao Động tại Đà Nẵng) bám theo mình từng giờ từng phút để bảo vệ sự thật.
Sau lưng các nhà báo điều tra, là tờ báo của họ, ban biên tập của họ, đồng nghiệp của họ, đó là bàn đạp tấn công và nơi che đỡ, chia lửa, cùng sống, cùng chết với nhau vì một mục đích trong sáng và lành mạnh bậc nhất: Sự thật, sự thật và sự thật- SỰ THẬT TƯƠI RÓI
Nếu sau lưng mình, Ban biện tập không mạnh mẽ, không quyết liệt, hèn và cơ hội, phóng viên “chết” không có gì lạ.
Vừa rồi blog Cu Làng Cát vận động bà con gửi tiền mua gạo mắm cứu đói cho bà con Rục sau đợt lũ, lại nghĩ tới cái dự án tốn kém gần 40 tỷ ( thời giá cách đây 15 năm) để đưa đón bà con đồng bào Rục, Mã Liềng về định cư. Bản chất dự án rất nhân văn. Nhưng người ta đã lựa chọn một nơi để làm dự án, không đất cảnh tác, vùng trũng, cứ mưa to là bị chia cắt, lũ lớn thì chia cắt có khi cả tháng trời, lại đói, triền miên đói, lại sắn, lại ngô như cái thời du canh du cư, nhiều bà con lại phải vào trong hang đá ở.
Thương và quý trọng nhiều lắm tấm lòng của Blog Cu Làng Cát đã kêu gọi cộng đồng mạng gửi tiền mua gạo cứu đói bà con Rục cơn lũ vừa rồi. Nhưng chắc bây giờ ăn hết gạo cứu trợ, lại tiếp tục đói thôi
Thôi khỏi bàn đến chuyện mổ xẻ sự ngu dốt ( hay cố tình ngu dốt để kiếm chác từ dự án này), thôi chuyện đã qua, đừng bàn chi đến trách nhiệm, kỷ luật kỷ liếc, mà bàn ngay đến việc phải đưa đồng bào tới một vùng đất khác, có đất, có nước ngọt để trồng lúa, thoát ra khỏi vùng trũng lũ để tự cứu mình, để có cuộc sống thực sự ổn định. Khỏi cần múa mép gào lên những câu khẩu hiệu nhàm chán nữa, làm điều này tức là vì dân, cho dân đấy. Nhưng ai sẽ nghĩ tới điều này? Quảng Bình.

Nhật ký Trưởng thôn Khoai Lang

- Gia đình nhà báo Hoàng Khương xin bảo lãnh tại ngoại (Infonet). Theo thông tin từ Phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP.HCM, hai luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhà báo Hoàng Khương (PV Báo Tuổi Trẻ) đã được cấp giấy chứng nhận bào chữa.
Bắt tạm giam nhà báo Hoàng Khương
Em vợ nhà báo Hoàng Khương bị bắt tạm giam
Đó là luật sư Phan Trung Hoài và luật sư Phan Đức Linh. Hai luật sư đã nhận lời bảo vệ miễn phí cho nhà báo Hoàng Khương trong suốt quá trình tố tụng.
Đồng thời, cơ quan điều tra cũng đã cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư Phan Đức Linh, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can Nguyễn Đức Đông Anh, em vợ của nhà báo Hoàng Khương.
Luật sư Phan Trung Hoài cho biết, cơ quan điều tra đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho luật sư trong suốt quá trình tham gia tố tụng.
Theo Báo Tuổi Trẻ, ngày 6/1, gia đình của nhà báo Hoàng Khương cũng đã hoàn tất thủ tục xin bảo lãnh tại ngoại gửi tới cơ quan chức năng theo đúng quy định.
Trước đó, vào chiều ngày 2/1, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam nhà báo Hoàng Khương do có dấu hiệu của tội “đưa hối lộ”.
Một ngày sau, cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cũng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bị can Nguyễn Đức Đông Anh về hành vi tương tự.
NGỌC KHÔI
Cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư của Hoàng Khương (TT).
-Nên để Hoàng Khương được tại ngoại (NVP)
Thông tin trực tiếp về vụ phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ bị bắt tạm giam vì được cho là có tội đưa hối lộ còn quá ít nên không thể đưa ra nhận định gì một cách chắc chắn. Nhưng chung quanh vụ án này đã có nhiều điều có thể khẳng định một cách chắc chắn.
Một Hoàng Khương ở trong trại tạm giam với một Hoàng Khương tại ngoại, chờ ngày ra tòa để được xét xử không khác gì nhau: Với sự bảo lãnh của gia đình, đặc biệt là của báo Tuổi Trẻ, sẽ không có chuyện bỏ trốn; ở đây cũng không có chuyện tội phạm gì nguy hiểm cho xã hội.
Trong khi đó, hoàn cảnh gia đình của Hoàng Khương rất đáng để anh được tại ngoại ở cùng gia đình, nhất là trong những ngày giáp tết. Con anh đang mang căn bệnh hiểm nghèo, vợ anh lại sắp sinh. Một Hoàng Khương được tại ngoại trong hoàn cảnh đó sẽ đắc nhân tâm hơn nhiều.
Dù chưa có phán quyết của tòa, vụ Hoàng Khương đang gây ra những hệ lụy rất lớn cho làng báo và… giới tham nhũng. Bất kể kết luận sau cùng là gì đi nữa, tôi tin chắc giới tham nhũng sẽ bớt e dè hơn sau vụ Hoàng Khương. Bình thường kẻ nhận hối lộ nào cũng đều mang nỗi lo bị phát hiện, bị sập bẫy. Nay nỗi lo ấy đã giảm đi nhiều, kẻ tham nhũng ắt sẽ vui mừng xòe tay nhận tiền mà không sợ bị trừng trị. Ngược lại, giới phóng viên ắt sẽ tránh xa những đề tài nhạy cảm, các tòa báo cũng giảm bớt loại bài mang tính phơi bày tệ nạn của bộ máy chính quyền. Và để lấp vào khoảng trống, để thu hút độc giả, ắt loại bài mang tính “lá cải” sẽ nhiều thêm. Toàn là những hệ lụy đáng buồn và đây là yếu tố cần cân nhắc khi xét xử vụ án Hoàng Khương.
Vì thế, để Hoàng Khương được tại ngoại là giải pháp giảm trừ tác dụng xấu, ngoài ý muốn tốt nhất trong hoàn cảnh hiện nay.
- Bắt giữ người tố cáo để bảo vệ uy tín? – (RFA). – Hoàng Khương là người sót lại của rừng cười? (*) (Gocomay). – Làng báo Việt (Pleinforme). – Phóng viên điều tra: Một tỉ nguy cơ phía trước!(Nguyễn Thế Thịnh). – Về thủ thuật đánh bẫy của phóng viên khi tác nghiệp ==> góc nhìn của một người Mỹ (Mr. Do). – BÀI HỌC ĐẠO ĐỨC(Jasmine). –Hoàng Khương: Tại sao??? – (BoxitVN).
- Mai Việt Tú – Hoàng Khương và chuyện đầu gà đít vịt – (Dân Luận). -
- VỤ VIỆC NHÀ BÁO HOÀNG KHƯƠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ ĐẶT RA Nguyễn Minh Tuấn
Vụ việc liên quan đến nhà báo Hoàng Khương đang trong quá trình điều tra. Khi không phải người trong cuộc, chưa có phán quyết chính thức của Tòa, mới chỉ dựa vào những thông tin sơ bộ mà cảnh sát điều tra đưa ra, cũng như qua bản tường trình của Hoàng Khương, tôi nghĩ để tránh cảm tính có lẽ cũng không nên vội vàng kết luận bất cứ điều gì về vụ việc này.
Tôi xin đưa ra một số giả thiết (câu hỏi trao đổi) để bạn đọc quan tâm tiếp tục bàn thảo, suy ngẫm. Cùng nhau nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, càng có nhiều ý kiến, chắc chắn vấn đề sẽ rõ ràng, sáng tỏ hơn:
1. Theo luật có cần thiết phải tiến hành bắt giam phóng viên Hoàng Khương không? Bắt phóng viên Hoàng Khương là về việc "tham gia đưa hối lộ" hay việc "gài bẫy"? hay cả hai?

2. Xem xét toàn diện hành vi vi phạm (nếu có):
- Xem xét động cơ thực hiện hành vi (nếu có) của nhà báo Hoàng Khương là gì?

- Tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đến đâu?

- Có đủ yếu tố cấu thành tội phạm không hay chỉ dừng lại ở việc vi phạm pháp luật hành chính với hành vi “đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự” (Điều 26 Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 của Chính phủ) hay hoàn toàn không vi phạm pháp luật?
3. "Gài bẫy":- "Gài bẫy" được hiểu như thế nào?
- Hành vi đó có vi phạm luật pháp không? Nếu có điều khoản nào, văn bản pháp lý nào?
- Nghiệp vụ báo chí có cho phép không? Được qui định ở đâu?
- Đạo đức nhà nghề có cho phép không? (Đạo đức là một khái niệm trừu tượng, trong trường hợp này theo tôi nên hiểu, phân tích đối tượng tác động là đạo đức nhà nghề trước công luận, trước xã hội, chứ không phải là đạo đức với một cá nhân cụ thể nào.)
4. Bàn luận về xu hướng pháp luật:
- Luật pháp trong tương lai có nên qui định trực tiếp vấn đề "miễn trừ báo chí" với các phóng viên không? Phạm vi cho phép với tất cả các phóng viên hay chỉ nên giới hạn đối với những phóng viên được cấp thẻ thực hiện những bài phóng sự có tính chất điều tra?
- Luật pháp có nên cho phép một phóng viên chuyên viết về các phóng sự điều tra thực hiện những biện pháp như cài người, tạo hiện trường giả, giả dạng, thu thập chứng cứ v.v... giống như một trinh sát hay một cán bộ điều tra không? Tại sao? Nếu có thì cần có thêm những đảm bảo về pháp lý nào để vừa bảo vệ được nhà báo, vừa đấu tranh, phòng ngừa tội phạm hiệu quả?
5. Có cần thiết phải phân biệt trong luật việc "gài bẫy" đối với người dân thường (ví dụ đóng giả là người chơi bạc để thu thập chứng cứ trong một vụ tổ chức đánh bạc), với việc gài bẫy một cán bộ nhà nước (ví dụ đóng giả đưa tiền để có bằng chứng cảnh sát giao thông nhận hối lộ) không? Qui định thế nào để báo chí thực hiện được quyền giám sát từ bên ngoài với tất cả các cơ quan nhà nước, làm trong sạch bộ máy nhà nước?
6. Một phóng viên vi phạm pháp luật khi viết bài. Vậy trách nhiệm liên đới của tờ báo đến đâu với tư cách là một cơ quan chủ quản cho đăng bài viết? Cụ thể trong trường hợp này là thuộc dạng trách nhiệm pháp lý nào?
7. Trước một bộ máy công quyền đồ sộ, với nhà tù, cảnh sát, một công dân thực sự vô cùng nhỏ bé. Xét dưới góc độ tâm lý học hành vi, tâm lý học tội phạm, tâm lý xã hội vụ việc này cần nhìn nhận thế nào, đặc biệt khi "nạn nhân" là một nhà báo, có công phanh phui nhiều vấn đề bức xúc, những tệ nạn trong xã hội vàđối tượng trực tiếp có quyền và nghĩa vụ liên quan là những người trong ngành công an và họ cũng đồng thời là người có thẩm quyền điều tra?
8. Làm thế nào để pháp luật báo chí thực sự là vũ khí bảo vệ quyền tự do báo chí của những nhà báo và những người tham gia hoạt động báo chí, chứ không phải thuần túy là công cụ của nhà nước quản lý hoạt động báo chí? Nên sửa đổi luật theo hướng nào, cụ thể là những vấn đề gì để bảo vệ quyền lợi của những nhà báo dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực, chống tham nhũng và cải thiện tình hình báo chí hiện nay?
...
Những vấn đề mở sẽ luôn tồn tại mãi. Hoạt động báo chí tự do trong tương lai cũng sẽ mở, buộc phải mở để phù hợp với xu hướng hội nhập thế giới. Lĩnh vực pháp luật báo chí sẽ là một lĩnh vực pháp luật sôi động, đặc biệt quan trọng trong tương lai ở Việt Nam. Tôi luôn có một niềm tin như vậy!

NMT
- Ký giả Hoàng Khương phạm tội « đưa hối lộ » ? — (Trương Nhân Tuấn). – Sự cố chấp của hèn mọn – (DLB). – NHỮNG NGÀY DÀI (Cô gái Đồ Long). - TUỔI TRẺ: ÂN VÀ UY? — (Cua rận). – HOÀNG DŨNG: Kể cho báo Tuổi Trẻ (Quê choa). – Tuổi Trẻ trong mắt tôi — (Nguyễn Tây Ninh). – Nhà báo Hoàng Khương và Hoàng Hùng – (Cu Làng Cát). - Tuổi trẻ cô đơn – (Cu Làng Cát). – Tân Châu:NHÀ BÁO HOÀNG KHƯƠNG VÀ “DẤU ẤN” TỔNG BIÊN TẬP TUỔI TRẺ – PHẠM ĐỨC HẢI (Quê Choa). - Tuổi Trẻ…già và thất học? (Hiệu Minh). – Tôi đã bị mê dụ… (Hiệu Minh).-'Đưa hối lộ' hay tác nghiệp báo chí?
- NHÀ BÁO HOÀNG KHƯƠNG VÀ “DẤU ẤN” TỔNG BIÊN TẬP TUỔI TRẺ – PHẠM ĐỨC HẢI. TÂN CHÂU
- Tổ chức quốc tế chú ý vụ Hoàng Khương - (BBC). – Phóng viên Không Biên giới kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà báo Hoàng Khương — (RFI). – RSF kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà báo Hoàng Khương — (VOA). –- Newspaper reporter arrested for undercover investigation of police corruption. - F..k you, pay the road bribes (Tuoi Tre News). - NHÀ BÁO VÀ CÔNG CUỘC CHỐNG THAM NHŨNG – (Nguyễn Xuân Diện). – Vụ phóng viên Hoàng Khương qua cái nhìn của một nhà báo – (RFA). – Cần một luật báo chí đầy đủ và cụ thể hơn – (RFA). – Trách nhiệm dân sự và trường hợp Hoàng Khương (FB Trần Minh Khôi).
- Viết lại bài “Tôi đã từng có thể bị bắt như Hoàng Khương” — (Mạnh Quân). - Tôi đã từng có thể bị bắt như Hoàng Khương – (Dân Luận). – Nguyễn Ngọc Già – Hoàng Khương, một nạn nhân nữa trợt trên nền “tư pháp vỏ chuối”! – (Dân Luận).

- Nghề báo: Nghề nguy hiểm (Quang Minh Đỉnh).-
- Báo Tuổi Trẻ trả lời về vụ bắt nhà báo Hoàng Khương (VOV).- Luật sư Phan Trung Hoài (trưởng văn phòng luật sư Phan Trung Hoài) tham gia bảo vệ quyền lợi cho nguyên phóng viên Hoàng Khương
Vụ nhà báo Hoàng Khương: Thêm 1 người bị bắt Liên quan đến Công an TP HCM vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét nhà riêng ông Hoàng Khương - nguyên phóng viên báo Tuổi Trẻ về tội “đưa hối lộ”, chiều 4/1, phóng viên VOV Online đã liên hệ với nhà báo Lê Xuân Trung, Tổng Thư ký báo Tuổi Trẻ để biết thêm thông tin về vụ việc này.
Nhà báo Xuân Trung cho biết, hiện cơ quan Công an đang trong quá trình điều tra, chưa có kết luận chính thức, thì báo Tuổi Trẻ cũng chưa đưa ra được thông tin gì hơn ngoài những thông tin đã đăng trên báo chí. Báo Tuổi Trẻ cũng mong vụ việc được cơ quan công an sớm làm sáng tỏ, xử lý “đúng người, đúng tội”.
Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã nghiêm túc tiến hành kiểm tra toàn bộ quy trình tác nghiệp của phóng viên Hoàng Khương khi thực hiện bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép”. “Khi cơ quan công an đặt vấn đề về loạt bài phóng viên Hoàng Khương viết có vấn đề này vấn đề kia, thì Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã đề nghị nhà báo Hoàng Khương làm bản giải trình, báo cáo về toàn bộ quy trình tác nghiệp của nhà báo”- Ông Trung nói.
Ban Biên tập báo Tuổi Trẻ và gia đình phóng viên Hoàng Khương đã mời luật sư Phan Trung Hoài (trưởng văn phòng luật sư Phan Trung Hoài) tham gia bảo vệ quyền lợi cho phóng viên Hoàng Khương ngay từ khi xảy ra vụ việc.
Theo báo Tuổi Trẻ, hiện ban biên tập báo cùng luật sư Phan Trung Hoài đang thực hiện các thủ tục đề nghị cơ quan điều tra, viện kiểm sát cho phóng viên Hoàng Khương được tại ngoại vì lý do hoàn cảnh gia đình và sức khỏe cá nhân.
Trước đó, BBT báo Tuổi Trẻ cũng đã tạm đình chỉ công tác đối với phóng viên này.
Như tin đã đưa, chiều 2/1, Công an TP HCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét nhà riêng ông Hoàng Khương - nguyên phóng viên báo Tuổi Trẻ về tội “đưa hối lộ”.
Liên quan đến sự việc này, trước đó ngày 28/11, cơ quan cảnh sát điều tra công an TP HCM có văn bản gửi đến Cục Báo chí - Bộ Thông tin - truyền thông và Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ đề nghị kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương (tức nhà báo Hoàng Khương).
Lý do, ông Khương có liên quan việc Trần Anh Tuấn (bị khởi tố về hành vi môi giới hối lộ) đưa tiền cho Huỳnh Minh Đức (nguyên Thượng úy CSGT Công an quận Bình Thạnh) để được giải quyết trái quy định cho xe vi phạm giao thông và đua xe trái phép./.
H.A/VOV Online

- Vụ nhà báo Hoàng Khương: ĐÒN THỊ LẠ SỰ HÈN HẠ THÌ QUEN (Quê Choa). --Tuổi Trẻ trong mắt tôi blog NTN
Vietnam urged to free anti-corruption journalist- HANOI (AFP) - A press freedom group has urged Vietnam to free a reporter from a state-run newspaper who was arrested on suspicion of bribing a policeman after he wrote a high-profile expose of corruption among officials.
-- Không để xảy ra các vụ xử oan, sai nghiêm trọng (NLĐ). - ‘Không để xảy ra oan sai trong xét xử’ (VNE).
- Tổ chức quốc tế chú ý vụ Hoàng Khương — (BBC).-
- Tổ chức quốc tế chú ý vụ Hoàng Khương Vụ bắt ông Hoàng Khương (ở giữa) làm giới phóng viên tại Việt Nam tranh luận
Tổ chức vận động cho tự do báo chí của Pháp kêu gọi Việt Nam trả tự do cho phóng viên Hoàng Khương, người bị bắt tuần này.
Báo Công An Nhân Dân hôm nay nói phóng viên Hoàng Khương “cùng các đối tượng liên quan đã bàn tính kỹ càng từ trước những nội dung nhằm mục đích có lợi cho bản thân và em vợ mình”.
Em vợ phóng viên báo Tuổi Trẻ, tên là Nguyễn Đức Đông Anh, cũng bị bắt tại TP. HCM.
Trong khi đó, Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), tổ chức đặt tại Pháp, ngày hôm nay tuyên bố ông Hoàng Khương “không nên bị khởi tố”.
Hãng tin AFP từ Hà Nội dẫn lại một thông cáo của RSF nói: “Ông Khương không nên bị khởi tố tội đưa hối lộ vì những gì ông làm trong khi đang điều tra bí mật.”
“ Nhà chức trách nên trả tự do ngay cho ông vì lợi ích công chúng,” RSF nói.
Theo AFP, Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ Phạm Đức Hải từ chối cho biết chi tiết khi phóng viên AFP liên lạc.
Vụ bắt giữ gây ra tranh luận về đạo đức báo chí tại Việt Nam.
AFP ghi nhận việc nhà báo Huy Đức viết bài trên Facebook rằng “nếu gài bẫy để lật mặt hành vi tham nhũng của những kẻ có chức, có quyền, thì cho dù không khuyến khích cũng không nên coi đó là tội phạm”.
Nhưng theo AFP, luật sư Trần Vũ Hải từ Hà Nội cho rằng hành vi của ông Khương “không tốt khi nhìn từ góc độ đạo đức” và rằng phóng viên này lẽ ra nên trình báo công an trước khi đăng bài.
Trong khi đó, báo Công An Nhân Dân nói ông Khương “đã lợi dụng cương vị của mình là nhà báo để viết bài đăng báo, nhằm mục đích ép Huỳnh Minh Đức thực hiện đến cùng hành vi trái pháp luật”.
Ông Huỳnh Minh Đức, nguyên Cảnh sát Giao thông quận Bình Thạnh, bị bắt hồi tháng 11 năm ngoái cùng hai người khác, Tôn Thất Hòa và Trần Anh Tuấn, sau hai bài báo trên Tuổi Trẻ.
- Nguyễn Văn Hải, Hoàng Khương, và Tuổi trẻ — (Tuanddk).. – Nụ cười Hoàng Khương — (Nguyễn Thông).
– Nhã Nam: Đòn thù (Thông Luận). “...hai ngòi bút chủ lực về mảng nội chính của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ trong vụ khui ổ tham nhũng PMU18. Họ đã phải trả giá bằng nhiều tháng tù tội vì những bài viết "đụng chạm" đến những đường dây tham nhũng cao cấp...”
Như nhiều người đã dự đoán, phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ đã bị công an bắt khẩn cấp ngay trong ngày nghỉ lễ đầu năm dương lịch (02/01/2012). Người viết báo dũng cảm, bản lĩnh và can trường ấy đã bị chính lực lượng mà anh đã vạch mặt nay còng tay đưa anh vào tù.
Báo Thanh Niên Online trong bản tin buổi chiều 02/01 đã chạy tin nóng về vụ việc này như sau: "Chiều 2.1, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đồng thời thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương, phóng viên Báo Tuổi Trẻ) để điều tra, làm rõ hành vi “đưa hối lộ”. Khám xét nhà riêng của ông Khương tại đường Chiến Thắng, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, Cơ quan CSĐT đã thu giữ một số tài liệu liên quan là tang vật của vụ án được đựng trong hai thùng cạc tông".
Sở dĩ nói "nhiều người dự đoán" vì cách đây hơn một tháng, qua đề nghị của công an gửi Cục Báo chí, Hoàng Khương đã bị báo Tuổi Trẻ nơi mà anh đang làm việc kiểm điểm, thu hồi thẻ nhà báo với lý do anh "liên quan đến vụ án Huỳnh Minh Đức (cán bộ Đội CSGT trật tự, phản ứng nhanh thuộc Công an Q.Bình Thạnh), ông cán bộ Huỳnh Minh Đức bị khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 18.11.2011 về hành vi “nhận hối lộ”. Việc một nhà báo viết bài về hành vi "nhận hối lộ" là chuyện thường tình vì đó chính là chức năng "giám sát xã hội" của báo chí bên cạnh các cơ quan giám sát pháp luật khác. Nhiều nhà báo là bạn bè hoặc chỗ quen biết với Hoàng Khương đã úp mở nói về vụ này trên blog cá nhân hoặc mạng xã hội Facebook.
Nhiều năm nay, chuyện công an (nhất là công an giao thông) nhận hối lộ vốn đã không phải là chuyện lạ, công an mà trong sạch mới là chuyện hiếm, báo chí đã viết nhiều, quá nhiều. Trước Hoàng Khương, nhiều phóng viên đã ngủ bờ ngủ bụi, núp lùm cỏ, leo cành cây để quay phim, chụp ảnh cảnh các ông công an nhận tiền "mãi lộ", đăng báo... và các thủ phạm hầu hết đều được xử lý nhẹ nhàng, êm ru. Công an giao thông vẫn vô tư tiếp tục bóp cổ người tham gia giao thông. Nhưng với loạt bài phóng sự, điều tra về tệ nạn nhũng nhiễu của cảnh sát giao thông mà Hoàng Khương thực hiện đã thực sự có tiếng vang lớn. Loạt bài của Hoàng Khương đã "bắt tận tay day tận mặt" công an không thể chối cãi, mới là đáng nể.
Sau khi bị công an "cho vào tầm ngắm" và BBT báo Tuổi Trẻ thu thẻ nhà báo, Hoàng Khương đã viết bản tường trình rất chi tiết, đọc bản tường trình ta có thể hiểu, anh đã viết cho cả công an lẫn BBT Tuổi Trẻ, trong đó có đoạn anh viết: “Tôi cam đoan những biện pháp nghiệp vụ và tình huống cấp bách buộc phải xử lý nêu trên chỉ nhằm mục đích hoạt động nghiệp vụ báo chí, thu thập thông tin, chứng cứ chứ không hề có động cơ vụ lợi nào khác. Mặt khác, những hiện tượng tiêu cực, vi phạm nói trên đã được Khương thể hiện trong các bài viết và được tòa soạn đồng ý cho đăng tải”. Thế nhưng bản tường trình của Hoàng Khương đã không được xét đến. Báo Tuổi Trẻ dường như đã rất sốt sắng hợp tác với công an để "xử" phóng viên của mình. Trong khi báo ngành công an để dọn dường dư luận đã đăng vài bài "đề nghị xử lý hình sự" với Hoàng Khương.
Vụ bắt bớ này đã làm làng báo Việt Nam, đặc biệt tại Sài Gòn náo động. Người ta liên tưởng đến những vụ bắt các nhà báo khác trước đây. Đặc biệt là vụ hai phóng viên Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải hai ngòi bút chủ lực về mảng nội chính của báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ trong vụ khui ổ tham nhũng PMU18. Họ đã phải trả giá bằng nhiều tháng tù tội vì những bài viết "đụng chạm" đến những đường dây tham nhũng cao cấp.
Gần hơn, là nhà báo Hương Trà vốn là cộng tác viên của báo Công An, cô nổi tiếng vì viết chuyện hậu trường giới biểu diễn với nickname Cô gái Đồ Long trên thế giới blog. Cách đây hơn một năm cô đã bị bắt vì bài viết trên blog cũng đã "đụng chạm" đến gia đình tướng Nguyễn Khánh Toàn, thứ trưởng Bộ Công An. Dù Hương Trà đã được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, cũng như Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Việt Chiến đã được giảm án, trả tự do. Nhưng dư luận thừa hiểu đó là những đòn răn đe giới cầm bút của công an. Có tin tiết lộ rằng những bài báo của Hoàng Khương đã làm bay chức khoảng 50 cán bộ công an. Một người giấu tên khác nhận xét: "Cuối cùng thì lực lượng công an phải lộ nguyên hình khi hèn hạ bắt giam nhà báo Hoàng Khương. Nực cười là năm 2010, nhà báo Hoàng Khương được nhận giải báo chí Tp HCM (giải nhì) với loạt bài "trả giá chung chi" nói về nạn nhũng nhiễu, hối lộ của ngành Hải quan Tp. Sau loạt bào này một loạt cán bộ Hải quan bị kỷ luật đuổi việc, trong đó có một cậu ấm con của một thiếu tướng công an. Trong làng báo chí lúc đó ai cũng nghĩ trước sau gì Hoàng Khương cũng phải trả giá trước đòn trả thù của lực lượng công an. Tiếp sau đó, Hoàng Khương có loạt bài về nạn mãi lộ trên tuyến đường Bắc Nam trong đó công khai gọi CSGT là "ghê hơn cướp cạn". Đây có lẽ là lần đầu tiên một tờ báo Đảng gọi lực lượng công an "còn đảng còn mình" một cách khinh bỉ như vậy".
Khi nhận được tin Hoàng Khương bị bắt, Cô Gái Đồ Long viết trên trang Facebook của mình: "ngay sau khi các Tổng biên tập họp giao ban báo chí về và thông báo: thiếu tướng Phan Anh Minh – phó giám đốc Công An tpHCM đã tuyên bố trước cuộc họp là “sẽ khởi tố Hoàng Khương”. Ngày 30.12 giới báo chí cả nước sốc trước thông tin “Hoàng Khương đã bị bắt”, tuy nhiên đó chỉ là một nhóm gồm 4 người mặc thường phục và một công an phường mặc sắc phục đến nhà tìm Hoàng Khương. Lúc này Hoàng Khương không có ở Sài Gòn, do đó một người đã kéo qua báo Tuổi Trẻ - gần bên nhà Hoàng Khương; tại đây người này đã rút ra thư mời triệu tập làm việc vào thứ ba, tức ngày mai 3.1.2012 sau khi kết thúc kỳ nghĩ Tết Tây. Nhưng, đó chỉ là một động tác giả!" .... "Tuy nhiên, bất ngờ diễn ra vào lúc 12h00 trưa nay, Phòng CSĐT Công an TP.HCM đã ập đến sớm hơn dự định - tiến hành khám xét và tống đạt quyết định bắt khẩn cấp Hoàng Khương. Có rất nhiều công an bao quanh khu nhà Hoàng Khương, lúc anh bị đưa đi có đại diện báo Tuổi Trẻ và luật sư Phan Trung Hoài chứng kiến". Đòn ra tay bạo liệt của công an đã làm cư dân mạng (có rất nhiều nhà báo) thêm rúng động, một trang mạng trên Facebook lập tức ra đời với tên gọi "Phản đối việc bắt giữ nhà báo chống tiêu cực Hoàng Khương" và được nhiều người hưởng ứng. "Sĩ khí rụt rè, gà phải cáo", làng báo Sài Gòn khá im lặng, ngoại trừ bài báo "Từ vụ PV Hoàng Khương bị bắt: Cần làm rõ động cơ hối lộ" có ý bênh vực của báo Pháp luật & Xã hội (báoNgười Lao Động có đăng lại): "Một nhà báo xin giấu tên nêu quan điểm: "Tôi cũng nhận thấy trong quá trình điều tra vụ việc, PV Hoàng Khương đã cố ý hợp tác với những người bị giữ xe để hối lộ cảnh sát Đức. Nhưng xét cho cùng, nếu không làm vậy thì sẽ rất khó để có bằng chứng về việc ông Đức nhận hối lộ. Cơ quan chức năng cần làm rõ ai là người đưa tiền cho ông Đức, ông Khương đưa tiền hay chỉ là người có mặt tại đó. Nếu ông Khương trực tiếp đưa tiền cho ông Đức thì đó là hành vi không thể chấp nhận. Cá nhân tôi cho rằng, sử dụng biện pháp mật phục để ghi hình, ghi âm sẽ tốt hơn. Cần phải phân biệt rõ việc PV Hoàng Khương có động cơ gì khi phối hợp với ông Hòa để đưa hối lộ cho ông Đức hay không? Theo tôi, PV Hoàng Khương không phải là người có phương tiện bị tạm giữ nên anh ta chỉ có động cơ là cố gắng lấy bằng chứng về việc ông Đức nhận hối lộ. Nếu PV Hoàng Khương không vờ hợp tác với ông Hòa thì không thể tiếp cận với ông Đức. Có người cho rằng, khi phát hiện vụ việc, PV Khương phải tố cáo vụ việc tới CQCA. Cần nói lại rằng, Hoàng Khương là PV nên việc "tố cáo" của Hoàng Khương là viết bài phản ánh vụ việc một cách công khai"... Một luật sư thì nhận xét: "Luật sư Vũ Lợi, Giám đốc Cty Luật Hòa - Lợi cho rằng: "PV Hoàng Khương không có động cơ phạm tội. Hoàng Khương đã thâm nhập vụ việc với mục đích chống tiêu cực. Tôi xin lấy ví dụ, một PV khi đi điều tra để viết bài về một tụ điểm đánh bạc chẳng hạn. Để bài viết có hồn, để nhận diện được các mánh khóe của chủ sới, để ghi hình các con bạc để làm bằng chứng, PV phải nhập vai một con bạc. Nếu việc đó đã được báo cáo Ban biên tập thì không thể nói rằng PV đó vào sới để đánh bạc. Nếu Hoàng Khương không báo cáo Ban biên tập thì cũng chỉ là sai sót về qui trình…".
Sáng nay, công an lại ra tay bắt em vợ của Hoàng Khương, báoThanh Niên Online tiếp tục đưa tin: "Lúc 9 giờ 30 ngày 3.1, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét nơi ở đối với Nguyễn Đức Đông Anh (tên gọi khác là Pe, ngụ hẻm 96 Đỗ Tấn Phong, P.9, Q.Phú Nhuận) để điều tra hành vi “đưa hối lộ”. Đông Anh là em vợ của nhà báo Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương, PV Báo Tuổi Trẻ TP.HCM), người vừa bị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM bắt tạm giam vào hôm qua (2.1) cũng về hành vi trên. Đọc tiếp bài báo có thể thấy hành vi của Đông Anh trong vụ này khá mờ nhạt, tại sao cần thiết phải "bắt khẩn cấp" như thế?
Hẳn nhiên, khi thực hiện đòn thù, công an đã bất chấp pháp luật và sẽ không thèm trả lời công luận.

Nhã Nam

Điều 81, Bộ Luật Tố tụng Hình sự: "có ba trường hợp được phép thực hiện lệnh bắt khẩn cấp các đối tượng.
Thứ nhất là khi đã có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thứ hai là khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
Thứ ba là khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ.
Các blogger nói gì về Hoàng Khương? - (BBC)-Những cây viết trong thế giới mạng bình luận khác nhau sau việc nhà báo Hoàng Khương của Tuổi Trẻ và người em vợ bị bắt.
- Ðiều tra cảnh sát ăn hối lộ, phóng viên báo Tuổi Trẻ bị bắt — (NV). - Báo Tuổi Trẻ mời luật sư từ giai đoạn điều tra (VNN).- Thêm một nhà báo chống tham nhũng ở Việt Nam bị bắt — (VOA). – Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ em vợ phóng viên Tuổi Trẻ Hoàng Khương — (RFI). –Luật sư phân tích hành vi của PV báo Tuổi trẻ (NĐT).

-Án Lệ Hoàng Khương
Huy Đức
Sự kiện Hoàng Khương bị bắt, chiều 2-1-2012, rồi sẽ trở thành một trong những trường hợp điển cứu liên quan đến đạo lý và pháp lý trong nghề báo. Từ một hành vi cụ thể - thông qua hai người môi giới, Hoàng Khương đưa 15 triệu cho thượng úy Huỳnh Minh Đức để lấy chiếc xe mô tô bị công an tạm giữ vì “đua xe trái phép” - có hai khả năng xảy ra: Hoàng Khương đưa hối lộ rồi “lợi dụng cương vị của mình để viết bài”; Hoàng Khương đã gài bẫy để làm lộ ra đường dây hối lộ.
Báo chí ngày 3-1-2012 lấy thông tin từ cơ quan điều tra đã dẫn dắt dư luận hiểu theo hướng thứ nhất. Nội vụ quả là cũng có không ít yếu tố bất lợi cho anh. Trần Minh Hòa, người có xe mô tô bị tạm giữ vì đua xe trái phép là bạn của Nguyễn Đức Đông Anh, theo công an, “cũng là đối tượng đua xe” và là em vợ của Hoàng Khương. Hòa nhờ Đông Anh lấy xe, Đông Anh đồng ý và về nhờ Hoàng Khương lo dùm. Đầu tháng 6-2011, Hoàng Khương đã nhờ Tôn Thất Hòa lo giùm nhưng không được. Tháng 7-2011, khi viết hai bài báo “Xử lý vi phạm giao thông: Trăm sự nhờ cò” và “Có móc ngoặc”, Hoàng Khương gặp lại Tôn Thất Hòa.
Sáng thứ Bảy ngày 25-6-2011, sau khi chi “3 chai” cho Thượng úy Huỳnh Minh Đức giúp một chủ xe đầu kéo lấy xe ra sớm và không bị giam bằng lái xe, khoảng 12 giờ trưa, Tôn Thất Hòa kêu Huỳnh Minh Đức ra quán “Vườn xưa”, uống bia và nhờ Đức lấy giúp chiếc xe Trần Minh Hòa. Hòa điện kêu Hoàng Khương lên. Ngay tại bàn nhậu, Hoàng Khương đưa biên bản cho Đức đọc, đưa gói tiền cho Tôn Thất Hòa, Hòa mở đếm thấy đủ 15 triệu, đưa hết cho Huỳnh Minh Đức. Một tuần sau đó, theo công an: “Vì Đức chỉ mới giao xe chứ không trả Giấy đăng ký xe nên Tôn Thất Hòa đã nhiều lần gọi điện thoại cho Huỳnh Minh Đức đe dọa nếu không trả giấy đăng ký xe thì Phóng viên Hoàng Khương sẽ viết báo tiếp, còn trả giấy đăng ký xe thì Hoàng Khương sẽ chỉ viết một bài đầu”. Công An cho rằng Hoàng Khương và Tôn Thất Hòa đưa tiền với mục đích lấy xe, nhưng khi Huỳnh Minh Đức không trả lại giấy tờ thì Hoàng Khương đã lợi dụng cương vị của mình để viết bài, đăng báo.
Nếu như sự việc đúng như kết luận này thì Hoàng Khương không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm về đạo đức. Vấn đề là tại sao một phóng viên nội chính “khét tiếng” như Hoàng Khương không chọn cách nhẹ nhàng hơn, nhờ vả. Các phóng viên nội chính biết rõ, chuyện lấy một chiếc mô tô bị tạm giữ không phải là chuyện quá khó với Hoàng Khương.
Theo Hoàng Khương tường trình thì sự can dự một cách chủ động vào sự kiện trên đây của anh là nằm trong quy trình tác nghiệp để viết hai bài: “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và “Giải cứu xe đua trái phép”. Trước đó, Hoàng Khương đã viết một loạt bài đăng trong tuyến bài “ngăn chặn hiểm họa tai nạn giao thông” do Tòa soạn triển khai từ tháng 5-2011. Hoàng Khương nói, anh đã mượn biên bản giữ xe mô tô của Hòa để photo từ trước khi gặp Tôn Thất Hòa. Ngày 24-6-2011, khi thu thập tư liệu về vụ tai nạn giao thông xảy ra đêm 23-6-2011 tại giao lộ Đinh Tiên Hoàng - Bạch Đằng, Hoàng Khương đã nhờ ông Tôn Thất Hòa liên lạc với ông Tuấn, chủ xe gây tai nạn dò hỏi thông tin. Khi biết thượng úy Huỳnh Minh Đức hẹn xử lý vụ tai nạn ở quán cà phê, Hoàng Khương xin đi theo.
Diễn tiến sau đó, theo tường trình của Hoàng Khương, cho thấy, anh đến để tác nghiệp chứ không phải để đưa hối lộ: Khương đưa máy ghi âm cho ông Tôn Thất Hòa nhờ ghi lại cuộc nói chuyện rồi ngồi ở bàn riêng để quan sát. Máy ghi âm của Khương ghi được tiếng thượng úy Đức ra giá và lấy của ông Tuấn 3 triệu đồng để lấy xe đầu kéo vừa gây tai nạn ra sớm; tiếng ông Đức chủ động gợi ý để ông dắt xe chở hàng quá tải qua chốt CSGT; tiếng ông Tôn Thất Hòa nhờ xử lý vụ xe mô tô của Trần Minh Hòa; tiếng Đức đồng ý và ra giá “10 chai” rồi họ hẹn nhau ra quán ăn trên đường D5.
Ở quán ăn “Vườn xưa”, tường trình của Hoàng Khương khác với thông tin mà báo chí nhận được từ công an: Anh đưa máy ghi âm cho ông Tôn Thất Hòa và ngồi đợi bên ngoài, khi ông Đức chạy xe máy tới, anh còn chụp mấy tấm hình làm tư liệu rồi ngồi trên xe chờ. Khoảng 20 phút sau, ông Hòa chạy ra kêu Hoàng Khương đưa tiền và giấy tờ lên. Do không liên lạc được với Trần Minh Hòa, theo Hoàng Khương, anh đã gọi người xe ôm quen về nhà em vợ là Nguyễn Đức Đông Anh để Đông Anh qua nhà Hòa lấy biên bản và tiền nộp phạt. Khi người xe ôm mang tiền, biên bản ra, Hoàng Khương gọi ông Tôn Thất Hòa ra lấy. Nhưng sau đó, ông Hòa ra gọi Khương vào. Đây là tình tiết đặt anh vào tình huống từ một người quan sát ở bên ngoài trở thành người ngồi chung bàn. Trước mặt Hoàng Khương, Thượng úy Đức mở biên bản ra đọc và nhẩm tính các mức phạt rồi nói giá tiền, tiếp đó, ông Hòa đếm tiền cho tới con số “mười lăm chai”. Khương dùng điện thoại chụp được cảnh ông Đức nhận tiền từ tay ông Hòa. Sau khi Trần Minh Hòa nhận xe. Khương còn tiếp tục tác nghiệp bằng cách phỏng vấn lãnh đạo Đội Cảnh sát Giao thông Bình Thạnh trước khi viết bài “giải cứu xe đua trái phép”.
Chắc chắn là còn những thông tin mà chúng ta chưa được biết, kể cả những đồn đoán về nhân thân của anh, nhưng trên cơ sở những gì có thể làm sáng tỏ, khả năng Hoàng Khương gài bẫy để có chất liệu cho các bài viết là đáng tin cậy hơn giả thiết anh viết bài sau khi mục đích hối lộ không đạt được. Hoàng Khương thừa biết, một khi những bằng chứng ấy được ém lại chúng có giá trị “trao đổi” cao gấp trăm lần khi công khai.
Vụ Hoàng Khương không chỉ liên quan đến uy tín của tờ Tuổi Trẻ, sinh mệnh pháp lý của Hoàng Khương và những người đã cộng tác với anh để có loạt bài “ngăn chặn hiểm họa tai nạn giao thông” mà còn có thể tạo ra “án lệ”. Sự lên tiếng của Tuổi Trẻ không chỉ bảo vệ một con người mà còn bày tỏ thái độ trước một “thủ pháp nghiệp vụ” đang được tranh cãi trong nghề báo.
Luật pháp cũng như thái độ xã hội ở ngay cả các nước có nền báo chí tự do cũng nhìn nhận hành vi gài bẫy khá khắt khe. Nhưng, hơn một thập niên trước đây, báo chí Mỹ, nơi coi “gài bẫy” là bất hợp pháp, cũng đã bắt đầu thay đổi cách nhìn nhận của mình. Bên cạnh “trường phái cổ điển”, cương quyết chỉ đứng ngoài sự kiện quan sát, tường trình, đã xuất hiện trường phái nhập cuộc. Ở Anh, việc gài bẫy được chấp nhận nếu nó giúp phanh phui sự thật về các chính khách và những người có ảnh hưởng đối với công chúng. Nếu Hoàng Khương đã gài bẫy thì hành vi của anh không phải là hối lộ mà là để làm lộ ra một đường dây hối lộ. Trên thực tế, trước khi nhận 15 triệu của Hoàng Khương, Thượng úy Đức đã nhận 3 triệu của ông Tuấn, chủ xe đầu kéo vừa gây tai nạn.
Luật pháp Việt Nam cấm các cơ quan tố tụng gài bẫy khi làm án. Nhưng, bóng dáng “Hoàng Khương” đã từng thấp thoáng trong vụ Phương Vicarrent hồi 2003 và vụ Nguyễn Hà Phan mới đây. Các phóng viên nội chính hiểu, tại sao các vụ án bắt mại dâm thường chỉ có hình các cô bán dâm mà không có hình khách mua dâm. Không thể chấp nhận nếu nhà báo gài bẫy các thường dân. Nhưng, nếu gài bẫy để lật mặt hành vi tham nhũng của những kẻ có chức, có quyền, thì cho dù không khuyến khích cũng không nên coi đó là tội phạm. Điều 8, Bộ Luật Hình sự quy định: “Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm”.
Hành vi của Hoàng Khương chỉ nguy hiểm cho những kẻ tham nhũng chứ không hề nguy hiểm cho xã hội. Có thể, sau khi bắt Hoàng Khương trên báo chí chỉ còn tin cảnh sát giao thông trả lại tiền hối lộ chứ không còn “ăn” hối lộ. Nhưng, không phải những thông tin như thế sẽ làm cho xã hội tốt đẹp hơn, bởi điều mà người dân cần là tham nhũng không còn chứ không phải là những nhà báo chống tham nhũng không còn nỗ lực để khui ra tham nhũng.
Nhưng, cho dù không có rủi ro pháp lý, thì việc sử dụng gài bẫy như một công cụ của nhà báo cũng là điều không nên làm. Bản thân hành vi gài bẫy đã chứa đựng những rủi ro về đạo đức. Sáng nay, 3-1-2012, Nguyễn Đức Đông Anh em vợ của Hoàng Khương đã bị khởi tố bắt giam. Trước đó, chỉ vì nhiệt tình giúp Hoàng Khương có những bằng chứng như hình ảnh, băng ghi âm để khui ra cả một đường dây, Tôn Thất Hòa cũng đã bị bắt vì trở thành người trung gian hối lộ. Thật khó giải thích khi những bài báo như vậy không được Ban biên tập Tuổi Trẻ bàn bạc và giám sát quy trình. Thật khó để giải thích nếu như hệ thống kiểm soát nội bộ của Tuổi Trẻ không còn khả năng nhận ra để ngăn chặn những sai sót nghiệp vụ nếu hành vi gài bẫy là do Hoàng Khương là “tự phát”.
Hôm qua, ngày 2-1-2012, Tuổi Trẻ đưa tin về sự kiện Hoàng Khương bị bắt sau các đồng nghiệp hàng tiếng đồng hồ. Sau cuộc họp giao ban báo chí hôm 23-12-2011, báo giới đã cảm thấy công an sẽ bắt Hoàng Khương. Bản tin của Tuổi Trẻ không cho thấy tờ báo có sự chuẩn bị để phó với một “khủng hoảng” mà mình biết trước. Tất nhiên, có nhiều thông tin cả Ban biên tập Tuổi Trẻ và bạn đọc cũng cần phải đợi kết luật điều tra. Nhưng, không nên phó thác sinh mệnh một người đã viết hơn 50 bài về tiêu cực của công an cho công an định đoạt.
Hoàng Khương bị bắt trong hoàn cảnh mà vợ anh đang có bầu ở tháng thứ 5 và một đứa con nhỏ của anh bị bệnh bẩm sinh. Tôi nghĩ, điều mà gia đình anh cần không chỉ là việc được Tuổi Trẻ thuê giùm luật sư mà còn đứng bên cạnh anh như một cơ quan ngôn luận. Cái câu mà Hoàng Khương viết trong tường trình - “Tôi cam đoan những biện pháp nghiệp vụ và tình huống cấp bách buộc phải xử lý nêu trên chỉ nhằm mục đích hoạt động nghiệp vụ báo chí, thu thập thông tin, chứng cứ chứ không hề có động cơ vụ lợi nào khác” - cho đến nay vẫn không thấy xuất hiện trên Tuổi Trẻ. Trong đời làm báo hơn 20 năm của mình, nhiều lần ngồi ở tòa nhìn vào mắt các bị cáo, tôi biết điều họ lo sợ không chỉ là những năm tù đang rình rập mình mà còn là những tiếng kêu của họ không có ai nghe thấy. Ngay cả khi Hoàng Khương có những sai lầm thì, tại thời điểm này, Tuổi Trẻ cũng không nên để anh đơn độc.

Bắt em vợ nhà báo Hoàng Khương (TN). – Khởi tố, bắt tạm giam nhà báo Hoàng Khương (TN).– Luật sư Phan Trung Hoài sẽ tham gia bảo vệ quyền lợi cho Hoàng Khương (PLTP).
-Journalist who exposed police corruption arrested in Vietnam DPA-Vietnam journalist who exposed corruption arrested HANOI, Vietnam (AP) - State-controlled media say a Vietnamese journalist who exposed police corruption has been arrested on suspicion of giving a bribe that he then wrote about in his newspaper.
-Bắt giam em vợ nhà báo Hoàng Khương

(NLĐO) - Nguyễn Đức Đông Anh bị bắt về hành vi “Đồng phạm trong vụ việc đưa hối lộ của phóng viên Hòang Khương”
Nguyễn Đức Đông Anh đang làm việc tại cơ quan công an
Sáng 3-1, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, đồng thời khám xét nhà và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Đức Đông Anh (SN 1989, ngụ 96/12 Đỗ Tấn Phong, phường 9, quận Phú Nhuận – TPHCM) về hành vi “Đồng phạm trong vụ việc đưa hối lộ của phóng viên Hòang Khương”.
Đông Anh là sinh viên Trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ và là em vợ nhà báo Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương, phóng viên Báo Tuổi Trẻ đã bị khởi tố bắt giam ngày 2-1 về hành vi “Đưa hối lộ” (Báo Người Lao Động đã thông tin ngày 3-1).
Theo cơ quan điều tra, tối 23-4-2011, CSGT Công an quận Bình Thạnh phát hiện Trần Minh Hòa (ngụ số 94/29 Trần Khắc Chân, phường 9, quận Phú Nhuận) điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng gây rối trật tự nên đã lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ phương tiện.
Đến khoảng đầu tháng 6-2011, Trần Minh Hòa nhờ Đông Anh tìm người quen lấy giúp xe ra. Sau đó Đông Anh nhờ anh rể mình là nhà báo Hòang Khương giúp, tốn bao nhiêu tiền Hòa chịu.
Ngày 13-6-2011, Khương nhờ Tôn Thất Hòa (SN 1955, ngụ quận 9, nguyên Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Duy Nguyên, đã bị khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 18-11-2011 cùng với nguyên thượng úy Hùynh Minh Đức, nguyên cán bộ Đội CSGT – TT – PƯN Công an quận Bình Thạnh về tội “Môi giới hối lộ” và “Nhận hối lộ”) đến Công an phường 9 (quận Phú Nhuận) xin xác nhận "đã kiểm điểm trước tổ dân phố" để đủ thủ tục cho Trần Minh Hòa lấy chiếc xe bị tạm giữ vì đua xe ra, nhưng công an phường từ chối.
Cũng thời điểm này, Tôn Thất Hòa đang “giải cứu” chiếc xe đầu kéo của Trần Anh Tuấn do gây TNGT đang bị công an tạm giữ, nên cũng nhận lời Khương lấy chiếc xe đua ra.
Sáng 25-6-2011, Tôn Thất Hòa hẹn CSGT Huỳnh Minh Đức ra quán cà phê ở bùng binh Hàng Xanh (quận Bình Thạnh) để Tuấn hối lộ 3 triệu đồng cho Đức nhằm lấy chiếc xe đầu kéo ra sớm và không bị giam giấy phép lái xe.
Đến trưa cùng ngày, Tôn Thất Hòa cùng Tuấn, Đức ra quán Vườn Xưa trên đường D5 Văn Thánh (quận Bình Thạnh) để nhậu và nhờ Đức “gỡ” chiếc xe máy đang bị CSGT Công an quận Bình Thạnh tạm giữ vì đua xe.
Tại quán, Tôn Thất Hòa gọi cho Khương (lúc này mag tên giả là Hùng) ra quán và giới thiệu “Hùng” là tài xế của Hòa, rồi trình bày có đứa em bị tạm giữ xe đua nhờ Đức gỡ ra.
Khi được Đức nhận lời, “Hùng” gọi điện nhờ ông Chu Ngọc Mai (hành nghề xe ôm, quen biết với Khương) về gặp Đông Anh lấy biên bản vi phạm và 15 triệu đồng đến để “Hùng” chung chi cho Đức.
Nhận tiền xong, Đức gọi điện cho bảo vệ kho tang vật của Công an quận Bình Thạnh để “giải cứu” chiếc xe máy biển số 51F6 – 2435 và được bảo vệ kho đồng ý cho ra sớm.
Ngày 3-7-2011, Đức nhờ người đem chiếc xe máy đang bị tạm giữ đến quán cà phê ở số 705 Bùi Đình Túy (quận Bình Thạnh) cất giữ rồi gọi điện cho Tôn Thất Hòa và Hoàng Khương (tức “Hùng”) là đã “giải cứu” thành công chiếc xe máy.
Đến 20 giờ cùng ngày, Khương và Hòa đến quán rồi gọi ông Mai đến lấy về giao cho Đông Anh. Do Đức chỉ trả xe nhưng không có giấy chứng nhận đăng ký xe máy nên “hợp đồng” bị vỡ và Tôn Thất Hòa đe dọa sẽ đăng báo nhưng Đức không thể giao vì giấy đã chuyển về Công an quận Bình Thạnh từ trước đó.
Tại cơ quan điều tra, Đông Anh thừa nhận đã nhận lời của Trần Minh Hòa và đã đưa 15 triệu đồng cùng biên bản vi phạm để nhờ anh rể Hòang Khương lo.
Cơ quan CSĐT Công an TPHCM vẫn đang tiếp tục điều tra vụ án.
Tin-ảnh: Y. Thanh

Tạm giam nhà báo Hoàng Khương


Từ vụ PV Hoàng Khương bị bắt: Cần làm rõ động cơ hối lộ
Công an TPHCM đề nghị thu hồi thẻ nhà báo Hoàng Khương (Báo Tuổi Trẻ)

Bản tường trình của nhà báo Hoàng Khương (Ba Sàm). CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
BẢN TƯỜNG TRÌNH
Về quy trình tác nghiệp bài “Đồng tiền xóa sạch hiện trường”
và “CSGT giải cứu xe đua trái phép”.
1. Tóm tắt yêu cầu triển khai tuyến bài và quy trình tác nghiệp báo chí:

1.1. Vào khoảng tháng 5-2011, Khương được Trưởng ban Chính trị phổ biến kế hoạch của tòa soạn triển khai tuyến bài ngăn chặn hiểm họa tai nạn giao thông (TNGT) trên báo Tuổi Trẻ. Theo đề xuất của Khương và được sự đồng ý của Trưởng ban, tôi lần lượt thực hiện các loạt bài về bằng lái giả, đua xe, công nghệ làm bằng lái giả, “đường đua” của xe ben, “Độ” xe “ma”, Đồng tiền xóa sạch hồ sơ, CSGT giải cứu xe đua trái phép…Trong đó, quy trình tác nghiệp hai bài: Đồng tiền xóa sạch hồ sơ và giải cứu xe đua trái phép được thực hiện theo các bước sau:
Đầu tháng 6-2011, trong khi thực hiện các bài báo nêu trên Khương có tiếp cận một vài đối tượng đua xe để tìm hiểu về quy trình xử lý vi phạm. Trong quá trình đó, Khương được biết có sự nương nhẹ của một vài CSGT. Qua tìm hiểu Khương được nghe các đối tượng đua xe cho biết nếu xe bị giam thì nhờ CSGT đóng phạt, không qua khâu kiểm điểm ở tổ dân phố (các đối tượng đua xe rất ngại bị đưa ra kiểm điểm). Để thu thập hồ sơ, chứng cứ phục vụ cho bài viết, Khương rà soát trong số các đối tượng đua xe có ai đang bị giữ xe hay không. Qua đó, Khương được biết có một người tên Hòa đang bị CSGT Bình Thạnh tạm giữ một chiếc xe máy do có hành vi lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự công cộng, không chấp hành hiệu lệnh CSGT, không có giấy tờ xe… (tổng hợp các mức phạt khoảng 13-15 triệu đồng). Qua một người bạn cùng nhóm đua xe của Hòa là Nguyễn Đức Đông Anh, Khương mượn biên bản vi phạm của Hòa để photo làm hồ sơ tác nghiệp. Hòa cho biết sẵn sàng bỏ tiền đóng phạt nhưng do sợ bị đưa ra kiểm điểm nên chưa đóng phạt được.
Song song cùng thời điểm đó, trong lúc làm hồ sơ, tư liệu bài xử lý vi phạm giao thông nên Khương có quen ông Tôn Thất Hòa (ông Hoà là chủ DN vận tải và là cò xử lý vi phạm, quen biết rất nhiều CSGT, TTGT). Khương có hỏi ông Tôn Thất Hòa ở khu vực Q.9 (gần nhà ông) có xảy ra nạn đua xe hay không, nếu có thì nhờ ông chỉ địa điểm để Khương đi thực tế viết bài. Ông Tôn Thất Hòa nói không có. Qua câu chuyện, ông Tôn Thất Hòa có cho biết, mới đây ông có người cháu bị CSGT Tân Bình giam xe, phải nhờ “cò” đóng phạt giùm mới lấy xe ra sớm. Vì đang trong quá trình tìm hiểu quy trình xử lý vi phạm, Khương nói với ông Tôn Thất Hòa có một trường hợp bị CSGT Bình Thạnh giam xe và hỏi xem “cò” kia có giải quyết được không. Ông Tôn Thất Hòa nói đưa biên bản và tiền đóng phạt để ông giúp. Nghe vậy Khương gọi cho Hòa đem tiền và biên bản đưa cho ông Tôn Thất Hòa. Lúc đó ông Tôn Thất Hòa đang ở Q.9 nên Hòa nhờ Nguyễn Đức Đông Anh đưa cho Khương để Khương đưa lại cho ông Tôn Thất Hòa. Bẵng đi một thời gian ông Tôn Thất Hòa nói không có giấy xác nhận của công an phường nên không giải quyết được. Sau đó ông Tôn Thất Hòa đưa lại biên bản và tiền đóng phạt cho Khương và Khương trả lại cho Hòa.
Do thời gian thực hiện tuyến bài ngăn chặn tai nạn vi phạm giao thông đã hết nên Khương tạm gác vụ xe đua sang một bên để tập trung viết bài nộp cho trưởng ban (hai bài “Xử lý vi phạm giao thông: Trăm sự nhờ cò” và “Có móc ngoặc”).
1.2. Sau khi hai bài này đăng, Khương đã đề xuất và được Trưởng ban đồng ý thực hiện tiếp tuyến bài góp phần ngăn chặn thảm họa tai nạn giao thông. Ngày 24-6, Khương có mặt tại các bãi xe trên xa lộ Hà Nội rà hỏi gần đây có vụ TNGT nào xảy ra để tìm hiểu quy trình xử lý, làm hồ sơ, tài liệu phục vụ bài điều tra. Khương có gặp lại ông Tôn Thất Hòa nhờ hỏi giúp và được biết tối hôm qua (23-6) tại giao lộ Đinh Tiên Hoàng – Bạch Đằng có xảy ra vụ TNGT giữa xe đầu kéo và một xe du lịch. Khương liền nhờ ông Tôn Thất Hòa liên lạc với ông Tuấn, chủ xe đầu kéo (bạn làm ăn với ông Hòa) dò hỏi thông tin ban đầu về vụ TNGT và tiến độ xử lý vụ việc. Qua đó, Khương được biết chiều 24-6 CSGT Bình Thạnh sẽ tiến hành khám dấu vết, giải quyết vụ TNGT. Đến sáng 25-6, thông qua ông Tôn Thất Hòa Khương được biết CSGT Bình Thạnh mời ông Tuấn lên làm việc. Khương có nhờ ông Tôn Thất Hòa đưa đi cùng với mục đích quan sát, tìm hiểu quy trình xử lý. Tuy nhiên khi Khương vừa lên đến Đội CSGT Bình Thạnh thì ông Tôn Thất Hòa và ông Tuấn thông báo CSGT hẹn đến ngày hôm sau mới giải quyết. Trên đường về ông Tôn Thất Hòa và ông Tuấn có gọi điện cho CSGT Huỳnh Minh Đức xin gặp để xin giải quyết sớm vì hôm đó đã là thứ 7. Khương nghe ông Tuấn nói ông Đức hẹn ra quán cà phê ở vòng xoay Điện Biên Phủ nên Khương xin đi theo để nắm thông tin.
Đến nơi, Khương đưa máy ghi âm cho ông Tôn Thất Hòa nhờ ghi lại cuộc nói chuyện (mục đích tác nghiệp đã rõ). Khương ngồi bàn riêng để quan sát. Ông Tuấn và ông Tôn Thất Hòa ngồi bàn riêng. Sau đó ông Đức đến rồi cùng ông Tuấn, Tôn Thất Hòa trao đổi, thỏa thuận tiền bạc để giải quyết vụ TNGT (Khương hoàn toàn không ngồi chung bàn, không tham gia cuộc nói chuyện). Sau này khi nghe lại băng ghi âm, Khương có nghe ông Đức ra giá và lấy của ông Tuấn 3 triệu đồng để giải quyết lấy xe ra sớm, miễn giam xe (vụ việc này cơ quan điều tra đã khởi tố cả ba người về các hành vi “làm môi giới hối lộ, “đưa hối lộ” và “nhận hối lộ”).
Cũng tại cuộc nói chuyện này, sau phần thỏa thuận giải quyết vụ TNGT, ông Đức chủ động đề cập sang chuyện khác là nếu có xe chở hàng quá tải thì đưa Đức dắt qua chốt CSGT. Lúc này, ông Tôn Thất Hòa nói có thằng cháu bị CSGT Bình Thạnh giữ xe và hỏi ông Đức có cách nào xử lý giùm mà không đưa ra kiểm điểm trước tổ dân phố. Đức đồng ý và ra giá “10 chai” (giá ban đầu). Ông Tôn Thất Hòa nói “bây giờ anh lo từ A-Z, kể cả tiền phạt, anh đưa cho mày”. Đức hỏi “ai bắt?”, Tôn Thất Hòa “Bình Thạnh, chỗ em chứ ai”. Đức “lấy xe ra chưa”, Tôn Thất Hòa “chưa”. Đức “vậy thì đưa đây”.ông Tôn Thất Hòa nói có thằng cháu bị CSGT Bình Thạnh giữ xe và hỏi ông Đức có cách nào xử lý giùm mà không đưa ra kiểm điểm trước tổ dân phố (những nội dung trao đổi này Khương hoàn toàn không biết mà chỉ nghe lại qua băng ghi âm). Kết thúc cuộc gặp gỡ, ông Đức ra về. Gặp Khương dưới bãi xe, ông Tuấn, ông Tôn Thất Hòa nói ông Đức hẹn hai ông ra quán ăn trên đường D5 (Bình Thạnh) chờ lấy giấy trả xe đầu kéo cho ông Tuấn.
Đến quán ăn, Khương đưa máy ghi âm cho ông Tôn Thất Hòa nhằm mục đích để tác nghiệp và ngồi ngoài đợi, ông Tuấn và ông Tôn Thất Hòa vào trong. Lát sau Khương thấy ông Đức chạy xe máy tới. Khương có chụp mấy tấm hình làm tư liệu rồi ngồi trên xe chờ. Khoảng 20 phút sau, ông Tôn Thất Hòa ra hỏi “Ê, cái biên bản lấy xe đua đâu”. Khương nói “còn đây”. Tôn Thất Hòa “đưa đây, nó ra giá hết luôn”. Khương hỏi “chừng nào đưa”, ông Tôn Thất Hòa “đưa liền đây”.
Vì không liên lạc được với Hòa nên Khương gọi cho anh Mai (làm nghề chạy xe ôm ở hẻm Trần Khắc Chân, P.9, Q.Phú Nhuận, tôi vẫn thường nhờ anh chở đi công việc) theo số điện thoại 09076… nhờ anh chạy ra nhà bạn Hòa (Khương không biết nhà Hòa) là Nguyễn Đức Đông Anh để Đông Anh qua nhà Hòa lấy biên bản và tiền nộp phạt hôm trước. Sau đó anh Mai mang tiền và biên bản ra đưa cho Khương ở đường D5. Khi anh Mai mang tiền, biên bản ra, Khương gọi ông Tôn Thất Hòa ra lấy nhưng ông bảo cứ mang vào. Vì mục đích cần tiếp cận thông tin, trong khi đó sự kiện lại xảy ra bất ngờ, Khương chỉ nghĩ rằng nếu không nhanh chân vào đưa giấy tờ, tiền đóng phạt cho ông Tôn Thất Hòa thì cơ hội thu thập thông tin, chứng cứ sẽ qua đi, nên Khương mang vào đến cửa phòng nhậu ngoắc ông Tôn Thất Hòa ra đưa. Sau đó tôi bỏ ra xe ngồi chờ.
Lát sau ông Hòa ra gọi Khương vào. Khương vào thì thấy ông Tôn Thất Hòa đang ngồi với ông Tuấn và ông Đức. Ông Tôn Thất Hòa giới thiệu Khương là tài xế của ông Tôn Thất Hòa. Sau đó Khương ngồi quan sát thấy ông Đức giở biên bản ra đọc và nhẩm tính các mức phạt rồi các lỗi lạng lách đánh võng, gây rối… và nói “mười mấy” (tiền phạt khoản mười mấy triệu). Tiếp đó, Khương nghe ông Hòa đếm tiền (kèm hình ảnh): “Một chai, hai chai, ba chai, bốn chai, năm chai, sáu chai, bảy chai, tám chai, chín chai, mười chai, mười một chai, mười hai chai, mười ba chai, mười bốn chai, mười lăm chai. Xong. Còn bị gì cứ nói. Chơi với tụi anh có gì nói thẳng”. Ông Đức nhận tiền từ tay ông ông Tôn Thất Hòa. Khương lấy điện thoại ra chụp vài cái rồi cáo lui ra ngoài (hình ảnh đã đăng trên báo). Từ đầu đến cuối từ việc trao đổi, thỏa thuận giữa ông Đức và ông Tôn Thất Hòa ở quán cà phê vòng xoay và ở quán ăn Khương không hề tham gia. Việc đưa tiền cho ông Đức cũng do ông Tôn Thất Hòa đưa.
Đêm 3-7, ông Tôn Thất Hòa gọi cho Khương báo Huỳnh Minh Đức đã trả xe và gọi Khương ra quán cà phê trên đường Bùi Đình Túy (Bình Thạnh). Đến nơi Khương thấy ông Tôn Thất Hòa ngồi trong quán cà phê cùng vợ. Ông Tôn Thất Hòa chỉ chiếc xe máy dựng trước quán nói “Đức mới trả xe, đưa cho Hòa”. Khương liên lạc cho Hòa không được liền nhờ anh Mai (xe ôm) chạy về đưa cho Đôn Anh để Đông Anh đưa cho Hòa.
Đêm 4-7, gặp lại Hòa Khương hỏi “xe em lấy về thấy bị hư gì không?”, Hòa: “Dạ không, còn nguyên. Xe em để tuốt bên trong nên không sao. Anh ruột của bạn thân em (làm ở Đội CSGT Bình Thạnh) nói anh lo cho mày không được (Hòa từng nhờ người này giúp) thì chỉ giúp mày để xe phía trong, yên trí không bị gì. Xe chỉ bị sét căm do để lâu ngày thôi. Bởi vì vậy xe em lấy ra đâu có bị trầy trụa. Em chỉ thay bộ căm, rửa lại mới ken”.
Sau khi nghe thông tin ông Đức trả xe cho người vi phạm, Khương đã tiến hành các bước nghiệp vụ kiểm tra lại quy trình xử lý, phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo Đội CSGT Bình Thạnh (có nêu trong bài viết) thì được biết ông Đức đã làm sai quy trình, thay vì nộp phạt trước rồi mới giải tỏa xe nhưng ông lại giải tỏa xe trước. Với những sai phạm về quy trình xử lý như trên, Khương viết bài “giải cứu xe đua trái phép” nộp cho Trưởng ban.
Trên đây là toàn bộ quy trình tác nghiệp của Khương thực hiện theo chỉ đạo của tòa soạn và Trưởng ban chính trị với một mục đích duy nhất là muốn dấn thân, tìm hiểu một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông một cách đầy đủ nhất. Khương cam đoan những biện pháp nghiệp vụ và tình huống cấp bách buộc phải xử lý nêu trên chỉ nhằm mục đích hoạt động nghiệp vụ báo chí, thu thập thông tin, chứng cứ chứ không hề có động cơ vụ lợi nào khác. Mặt khác, những hiện tượng tiêu cực, vi phạm nói trên đã được Khương thể hiện trong các bài viết và được tòa soạn đồng ý cho đăng tải.
Khương xin cam kết tất cả những điều trình bày nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật, chính là cơ sở để cho tôi viết và đăng công khai các bài báo hoàn toàn đảm bảo. Nếu có gian dối, Khương xin chịu bất kỳ hình thức xử lý nào của cơ quan và của pháp luật.

2. Về động cơ, mục đích và bản chất hành vi của Khương trong quá trình tác nghiệp báo chí:
Sau khi báo đăng, vào ngày 18-11 tôi được biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh (Cơ quan điều tra) đã có quyết định khởi tố vụ án đưa và nhận hối lộ, đồng thời khởi tố bị can đôi với các ông Huỳnh Minh Đức, Tôn Thất Hòa và Anh Tuấn. Tuy nhiên, Khương thật sự và hoàn toàn bất ngờ, khi Cơ quan điều tra đã mời Khương lên làm việc để hỏi Khương về những vấn đề liên quan đến vụ án nói trên.
Trong quá trình làm việc với Điều tra viên, với trách nhiệm của một nhà báo và vơi tư cách công dân, Khương đã trung thực trình bày sự thật diễn biến như đã nêu trên. Bản thân Khương cũng đã nghiêm túc làm bản tường trình đến Ban Biên tập báo Tuổi Trẻ, tự nhận thấy trong quy trình tác nghiệp nói trên, do nóng lòng và những tình huống, hoàn cảnh này sinh đột xuất cần phản ứng và xử lí kịp thời, nên có một số hành vi có thể bị ngộ nhận là can dự quá sâu vào sự việc, nên cũng đã nghiêm túc kiểm điểm và tự nhận mức kỷ luật “khiển trách”.
Tuy nhiên, qua làm việc với cơ quan điều tra, Khương nhận thấy trong nội dung biên bản và qua trao đổi trong các buổi ghi lời khai có một số vấn đề cơ quan điều tra chưa đánh giá một cách toàn diện, chưa xác định đúng mục đích, động cơ trong hành vi của Khương trong quá trình tác nghiệp báo chí, từ đó có những nhận xét chưa phù hợp với bản chất hành vi của tôi. Cụ thể, Khương xin khẳng định những vấn đề sau đây:
Một là,Khương hoàn toàn không lợi dụng việc Huỳnh Minh Đức giải quyết vụ TNGT (xe của ông Tuấn) để nhờ Tôn Thất Hòa môi giới để đưa 15 triệu cùng biên bản nhờ Đức lấy xe. Bởi lẽ, thực tế trong quá trình thu thập chứng cứ để viết bài về xử lý vi phạm giao thông, xử lý tai nạn giao thông, Khương đã mượn biên bản của Hòa photo làm hồ sơ trước hôm xảy ra vụ giải quyết TNGT của xe ông Tuấn hơn một tháng (không phải đợi đến khi biết Đức giải quyết vụ xe Tuấn thì Khương mới “nhờ Tôn Thất Hòa môi giới”). Khi Tôn Thất Hòa nói mới có người cháu bị CSGT giam xe đã nhờ “cò” xử lý xong, Khương đã nhờ Tôn Thất Hòa nhờ “cò” đóng phạt giùm và Hòa đồng ý (mục đích tìm hiểu quy trình xử lý vi phạm để viết bài). Sau đó Khương gọi điện cho Hòa biết có người đóng phạt giúp, nếu đồng ý đóng phạt thì đưa tiền cho người ta. Hòa đồng ý và đưa tiền cho bạn Nguyễn Đức Đông Anh đưa cho Khương. Sau đó Khương đưa tiền đóng phạt và biên bản cho Tôn Thất Hòa.
Hai là, Khương cam đoan không chủ động gặp gỡ, đặt vấn đề với Đức để lấy xe, bởi lẽ: Tại quán cà phê vòng xoay Điện Biên Phủ, sau khi ông Huỳnh Minh Đức, Trần Anh Tuấn, Tôn Thất Hòa trao đổi, thỏa thuận tiền bạc để giải quyết vụ TNGT (Khương không ngồi cùng bàn, không tham gia), ông Đức chủ động đề cập sang chuyện khác là nếu có xe chở hàng quá tải thì đưa Đức dắt qua chốt CSGT. Lúc này, ông Tôn Thất Hòa nói có thằng cháu bị CSGT Bình Thạnh giữ xe và hỏi ông Đức có cách nào xử lý giùm mà không đưa ra kiểm điểm trước tổ dân phố. Đức đồng ý và ra giá “thì 10 chai” (giá ban đầu). Ông Tôn Thất Hòa nói “bây giờ anh lo từ A-Z, kể cả tiền phạt, anh đưa cho mày”. Đức hỏi “ai bắt?”, Tôn Thất Hòa “Bình Thạnh, chỗ em chứ ai”. Đức “lấy xe ra chưa”, Tôn Thất Hòa “chưa”. Đức “vậy thì đưa đây”.
Tại quán nhậu trên đường D5, trong lúc Khương đang nằm ngoài xe thì Tôn Thất Hòa ra hỏi “Ê, cái biên bản lấy xe đua đâu”. Khương nói “còn đây”. Tôn Thất Hòa “đưa đây, nó ra giá hết luôn”. Khương hỏi “chừng nào đưa”, ông Tôn Thất Hòa “đưa liền đây”.
Như đã nêu ở trên, Khương đã gọi điện nhờ xe anh xe ôm chạy qua nhà bạn của Hòa là Nguyễn Đức Đông Anh để gặp Hòa lấy tiền, biên bản vi phạm mang ra cho Khương. Khi anh Mai mang tiền, biên bản ra, Khương gọi ông Tôn Thất Hòa ra lấy nhưng ông bảo cứ mang vào. Do trong tình thế cấp bách, với mong muốn tìm hiểu thông tin, quy trình xử lý vi phạm để viết bài nên Khương mang tiền nộp phạt và biên bản vào trước cửa rồi ngoắc ông Tôn Thất Hòa ra đưa.
Sau khi nghe lại băng ghi âm, Khương được biết ông Đức nhẩm tính các mức phạt và nói “mười mấy” (tiền phạt khoản mười mấy triệu). Tiếp đó, Khương nghe ông Hòa đếm tiền (kèm hình ảnh): “Một chai, hai chai, ba chai, bốn chai, năm chai, sáu chai, bảy chai, tám chai, chín chai, mười chai, mười một chai, mười hai chai, mười ba chai, mười bốn chai, mười lăm chai. Xong. Còn bị gì cứ nói. Chơi với tụi anh có gì nói thẳng”. Ông Đức nhận tiền từ tay ông ông Tôn Thất Hòa (hình ảnh đã đăng trên báo).
Ba là, Cơ quan điều tra cho rằng “hành vi của Khương là cố ý, có chủ định từ trước với mục đích để lấy bằng được xe cho Hòa nên đã chủ động gợi ý, nhờ vả, đưa hối lộ cho Đức”. Khương đã trình bày và đề nghị xem xét lại nhận định nói trên, vì đó không chỉ là suy đoán, mà còn không đúng bản chất sự việc. Đúng là Khương có chủ định từ trước nhưng với động cơ, mục đích là thu thập hồ sơ, chứng cứ về quy trình xử lý xe vi phạm để từ đó phát hiện hành vi sai trái của một bộ phận CSGT để viết bài, hoàn toàn không vì mục đích “lấy bằng được xe cho Hòa”. Mặt khác, nếu cho rằng mục đích của Khương là “lấy bằng được xe cho Hòa thì can cớ gì Khương lại đi viết bài, với tất cả tâm huyết và những nguy hiểm, rủi ro rình rập mình, sau đó quyết tâm phản ánh về cách xử lý sai quy trình của Huỳnh Minh Đức trên mặt báo ? Hơn nữa, đề tài về xử lý vi phạm, xử lý tai nạn giao thông nằm trong kế hoạch thực hiện tuyến bài ngăn chặn hiểm họa TNGT của tòa soạn và đã được trưởng ban triển khai cho Khương. Trong quá trình tác nghiệp và hoàn thành khâu hồ sơ, chứng cứ, Khương đều báo cáo tiến độ với trưởng ban và được trưởng ban đồng ý.
Bốn là, Khương hoàn toàn không đồng ý với quy buộc của Cơ quan điều tra khi cho rằng “khi Đức không đồng ý trả giấy tờ, tôi đã lợi dụng cương vị của mình là nhà báo để viết bài đăng báo nhằm mục đích ép Đức thực hiện đến cùng hành vi trái pháp luật”. Nhận định này không chỉ trái với sự thật khách quan nêu trên, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của cá nhân Khương nói riêng và của Ban biên tập báo nói chung, bởi lẽ: Thực tế Khương hoàn toàn không trao đổi gì với Huỳnh Minh Đức về việc đòi trả lại giấy tờ xe. Do đó, không thể dùng đó làm chứng cứ để quy kết động cơ của Khương như nêu ở trên, trong khi chính Huỳnh Minh Đức khi nhận tiền, giải cứu xe đua trái quy trình, thẩm quyền mới là “thực hiện đến cùng hành vi trái pháp luật”.
3. Một số đề nghị xin được xem xét:

Nhìn lại toàn bộ quy trình tác nghiệp nêu trên, bản thân Khương đã nghiêm khắc nhận khuyết điểm, thừa nhận có sai sót nghiệp vụ liên quan công đoạn cầm biên bản và tiền nộp phạt của bạn ông Hoà vào đưa cho ông Tôn Thất Hòa. Lỗi tác nghiệp nói trên một phần do bản thân chưa được đào tạo bài bản về pháp luật, chưa hiểu rõ việc cầm biên bản và tiền bạc đưa cho ông Tôn Thất Hòa có thể bị coi là liên đới trong hành vi vi phạm của những người nói trên. Tuy nhiên, do bị áp lực, căng thẳng của quá trình tác nghiệp, tình huống xảy ra rất nhanh, bất ngờ, bản thân ông Tôn Thất Hòa hối thúc phải lấy biên bản và tiền nộp phạt gấp… Trong bối cảnh ấy Khương đã vội vàng cầm biên bản và tiền đưa vào, mà không để tự ông Tôn Thất Hòa ra ngoài lấy…
Khương nhận thức đây là sơ hở đáng tiếc trong quy trình tác nghiệp, nhưng Khương thiển nghĩ và xin được xem xét ở chỗ, về bản chất hành vi cầm biên bản và tiền nộp phạt đưa cho ông Tôn Thất Hòa chỉ nhằm mục đích tìm kiếm, thu thập thông tin, chứng cứ phục vụ cho bài viết, khác hoàn toàn với động cơ, mục đích nhằm đưa tiền của, lợi ích vật chất cho người có chức vụ, quyền hạn nhằm giải quyết một yêu cầu cụ thể cho đương sự.
Trong quá trình tác nghiệp, mặc dù có thể nguy hiểm đến tính mạng, uy tín cá nhân và sự an nguy của gia đình, vợ con nhưng xuất phát từ nhận thức nghề nghiệp là phải phản ánh sự việc trên mặt báo đúng sự thật nên có lúc đã nôn nóng. Nếu động cơ của Khương là để trục lợi cá nhân hoặc có những mục đích không chân chính thì chắc chắn Khương đã không nộp bài để đăng báo công khai. Cũng chính từ loạt bài của báo Tuổi Trẻ thì cơ quan điều tra mới có căn cứ khởi tố vụ án đưa và nhận hối lộ.
Từ những điều trình bày trung thực và chi tiết nêu trên, Khương xin trân trọng kính đề nghị lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan chủ quản và Ban Biên tập Báo Tuổi trẻ xem xét và đánh giá đúng bản chất hành vi, động cơ, mục đích trong quá trình tác nghiệp báo chí, từ đó xem xét lại những nhận định chưa phù hợp và không đúng đối với cá nhân của Khương

Trân trọng cám ơn!

Nguồn: nhà báo Huy Đức cung cấp.


- Việt Nam: phóng viên báo Tuổi Trẻ bị tạm giam — (RFI). – Tạm giam nhà báo Hoàng Khương (NLĐ). - Tạm giam phóng viên báo Tuổi Trẻ - (BBC). – Tuổi Trẻ đưa tin về việc bắt Hoàng Khương (Bút lông). – CHUYỆN NHÀ BÁO — (Mẹ Nấm). – Tôi đã từng có thể bị bắt như Hoàng Khương – (Dân Luận). – Bùi Quang Minh – Cuối năm bàn chuyện “đồng chí”… – (FB Bùi Quang Minh/ Dân Luận).


- Tuổi Trẻ đưa tin về việc bắt Hoàng Khương

Hôm nay, Báo Tuổi Trẻ đã chính thức đưa tin về việc CA TP HCM bắt nhà báo Hoàng Khương như sau: Nhà báo Hoàng Khương bị bắt tạm giam

TTO - Trưa 2-1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở và nơi làm việc của nhà báo Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương, phóng viên báo Tuổi Trẻ).; Về đề nghị xử lý của Công an TP.HCM đối với phóng viên Hoàng Khương
Theo quyết định của Cơ quan cảnh sát điều tra, phóng viên Hoàng Khương bị khởi tố do có hành vi thông qua Tôn Thất Hòa (đã bị bắt giam trước đó) để đưa 15 triệu đồng cùng các biên bản vi phạm hành chính, giấy chứng nhận đăng ký xe môtô… cho Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ CSGT của Công an Q.Bình Thạnh, cũng đã bị bắt giam) để giải quyết xe vi phạm giao thông trái quy định.
Trước đó, đầu năm 2011, trước thực trạng tai nạn giao thông xảy ra nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội, thực hiện nghị quyết của Chính phủ, ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã triển khai tuyến bài “Chặn đứng thảm họa giao thông”.
Trong tuyến bài này, các phóng viên, cộng tác viên của Tuổi Trẻ đã thực hiện nhiều bài viết nêu thực trạng và tìm những giải pháp nhằm ngăn chặn thảm họa giao thông. Hoàng Khương với trách nhiệm của một phóng viên đã thực hiện nhiều bài điều tra trong tuyến bài này, trong đó có bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép” (Tuổi Trẻ ngày 10-7).
* Nhiều cán bộ CSGT bị đình chỉ công tác
* Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép
* Xử lý tai nạn giao thông - Kỳ 1: Cố ý làm sai quy trình
* Kỳ 2: Đồng tiền xóa sạch hồ sơ

Trong bài viết trên, phóng viên Hoàng Khương phản ánh trường hợp của Trần Văn Hòa - một thanh niên sử dụng xe máy “độ” chạy xe lạng lách đánh võng bị Công an Q.Bình Thạnh tạm giữ xe trong đợt truy quét “bão đêm” quy mô lớn.
Trong khi liên hệ giải quyết một vụ “chạy” xe vi phạm khác, Tôn Thất Hòa đã gợi ý “giải cứu” chiếc xe máy của Trần Văn Hòa và được Huỳnh Minh Đức đồng ý. Sau đó, Đức đã nhận 15 triệu đồng và trả xe vi phạm.
Ngày 28-11, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP có văn bản gửi báoTuổi Trẻ và Cục Báo chí - Bộ Thông tin - truyền thông đề nghị “kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương”. Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã kiểm tra quy trình tác nghiệp của phóng viên Hoàng Khương khi thực hiện bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép”.
Theo tường trình của Hoàng Khương, khi thực hiện bài viết trên, phóng viên đã thiếu sót về nghiệp vụ khi can dự vào quá trình chung chi cho Huỳnh Minh Đức. Ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã kỷ luật khiển trách, tạm đình chỉ công tác đối với Hoàng Khương.
Ban biên tập báo Tuổi Trẻ và gia đình phóng viên Hoàng Khương đã mời luật sư Phan Trung Hoài - trưởng văn phòng luật sư Phan Trung Hoài và luật sư Phan Đức Linh - Đoàn luật sư TP.HCM - tham gia bảo vệ quyền lợi cho phóng viên Hoàng Khương ngay từ khi xảy ra vụ việc. Luật sư Phan Trung Hoài đã chứng kiến quá trình khám xét tại nhà riêng của Hoàng Khương trưa ngày 2-1.
GIA MINH

(Hết trích dẫn)

Xung quanh việc này, mạng xã hội FB có nhiều bình luận trái chiều (đa số của... nhà báo và CAM), BL xin trích dẫn vài điều luật để các bác tham khảo:

Tội đưa hối lộ hoàn thành từ thời điểm người đưa hối lộ đã đưa tiền, tài sản và yêu cầu người có CVQH làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ (không phụ thuộc vào người có CVQH có đồng ý hay không). Trường hợp người đưa hối lộ mới chỉ yêu cầu người có CVQH mà chưa đưa tiền, tài sản cụ thể thì tội phạm chỉ hoàn thành khi người có chức vụ đồng ý nhận của hối lộ đó. Trường hợp người đưa hối lộ nhầm tưởng rằng người mà mình đưa hối lộ là người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của mình, nhưng trên thực tế người đó không có thẩm quyền, thì người đưa hối lộ vẫn phải chịu TNHS về tội đưa hối lộ (phạm tội chưa đạt).

Về mức hình phạt, Điều 289-Bộ luật Hình sự quy định 4 khung hình phạt:

- Khung 1: quy định hình phạt tù từ 1 năm đến 6 năm, áp dụng đối với trường hợp phạm tội không có tình tiết tăng nặng.
- Khung 2: quy định hình phạt tù từ 6 năm đến 13 năm, áp dụng đối với trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết sau: có tổ chức, dùng thủ đoạn xảo quyệt, dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ, phạm tội nhiều lần, của hối lộ có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng, gây hậu quả nghiêm trọng khác.
- Khung 3: quy định hình phạt tù từ 13 năm đến 20 năm, đối với của hối lộ có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng hoặc gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Khung 4: quy định hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, áp dụng đối với các trường hợp: của hối lộ có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
Ngoài bị phạt tù, người phạm tội còn có thể bị phạt bổ sung bằng tiền từ một đến năm lần giá trị của hối lộ.
Để khuyến khích việc tố giác tội nhận hối lộ, tại khoản 6-Điều 289 quy định 2 trường hợp được coi là không có tội hoặc được miễn TNHS:
+ Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì được coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
+ Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn TNHS và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
Hết trích dẫn
Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:
Tố giác của công dân;
Tin báo của cơ quan, tổ chức;
Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;
(Trích Điều 100 BLTTHS)
4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

(Trích điều 8 BLHS)

-- Khởi tố, bắt tạm giam nhà báo Hoàng Khương (ĐV). – Từ vụ PV Hoàng Khương bị bắt: Cần làm rõ động cơ hối lộ (NLĐ/PLXH). - Khởi tố, bắt tạm giam nhà báo Hoàng Khương (TN).
-Từ vụ PV Hoàng Khương bị bắt: Cần làm rõ động cơ hối lộ L.T.S: Chiều 2-1, Công an TPHCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương, PV Báo Tuổi Trẻ) để điều tra, làm rõ hành vi “đưa hối lộ”. Từ vụ này, chúng tôi xin dẫn lại bài viết dưới đây từ Báo Pháp luật & Xã hội để bạn đọc hiểu thêm về thẩm quyền tác nghiệp của nhà báo.
Chống tiêu cực là sự nghiệp chung của toàn xã hội. Trong sự nghiệp chung đó, các phóng viên (PV) điều tra đã đóng góp một phần không nhỏ, đáng được ghi nhận. Hóa thân để điều tra là công việc thường xuyên của PV. Vụ việc nhà báo Hoàng Khương nhập vai chủ xe, đưa tiền cho một CSGT để chứng minh cán bộ này nhận hối lộ đang khiến dư luận rất quan tâm bởi sau hành vi này, PV Hoàng Khương đã bị khởi tố bị can, bắt tạm giam; trước đó đã bị đình chỉ công tác...
Nội dung vụ việc

Ngày 5-7-2011, báo Tuổi trẻ TPHCM đã đăng bài "Đồng tiền xóa sạch hồ sơ" của tác giả Hoàng Khương. Nội dung bài báo phản ánh: Vào 23g15 ngày 23-6, xe ô tô đầu kéo do ông Võ Văn Thắng, lái xe thuê, cầm lái chạy trên đường Phan Đăng Lưu, đến giao lộ Đinh Tiên Hoàng thuộc địa bàn quận Bình Thạnh (TPHCM) thì vượt sai quy định, gây tai nạn.
Sau khi thương lượng đền bù với người bị va chạm xong, sáng 25-6, ông Trần Anh Tuấn, chủ xe đầu kéo cùng một người bạn là Tôn Thất Hòa đến gặp ông Huỳnh Minh Đức, nguyên cán bộ Đội CSGT trật tự - phản ứng nhanh, CA quận Bình Thạnh ở một quán cà phê gần khu vực vòng xuyến cầu Điện Biên Phủ để xin ông Đức không tạm giữ bằng lái của tài xế và cho lấy xe ra trong ngày.
Hai bên bàn bạc và nhất trí giá của vụ "giải tỏa" là 3 "chai" (3 triệu đồng). Sau khi đưa tiền cho ông Đức, ông Tuấn đã được trả lại phương tiện…
Vào ngày 10-7-2011, báo Tuổi trẻ tiếp tục đăng bài "Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép". Bài viết này cũng của tác giả Hoàng Khương. Nội dung bài báo phản ánh: Ngày 23-4, Đội CSGT quận Bình Thạnh lập biên bản vi phạm đối với Trần Minh Hòa do điều khiển xe gắn máy BKS 51F6-2435 chạy lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự… Hòa đã "cầu cứu" người quen tên là Tôn Thất Hòa, nhờ Hòa gặp cảnh sát Đức để xin xe. Tại buổi gặp gỡ, Đức đồng ý trả xe cho Trần Minh Hòa với giá 15 triệu đồng.
Nhận được thông tin từ báo Tuổi trẻ, Cơ quan CSĐT CA TP HCM đã vào cuộc. Ngày 18-11-2011, cơ quan này tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, đồng thời thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với Huỳnh Minh Đức (trước đó Đức đã bị tước danh hiệu CAND) về tội "nhận hối lộ"; Tôn Thất Hòa, Giám đốc DNTN Duy Nguyên về tội "Môi giới hối lộ" và Trần Anh Tuấn về tội "Đưa hối lộ".
Trong quyết định khởi tố bị can đối với Tôn Thất Hòa, nêu rõ: "Hòa có hành vi móc nối nhận tiền của Trần Anh Tuấn và Nguyễn Văn Khương (tức PV Hoàng Khương) để đưa cho Huỳnh Minh Đức giải quyết trái quy định đối với xe vi phạm giao thông và xe đua trái phép.
Ngày 28-11, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ nhận được công văn của Công an TP Hồ Chí Minh đề nghị kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của PV Hoàng Khương. Sau đó, Ban biên tập báo Tuổi trẻ đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với PV Hoàng Khương vì có sai sót nghiệp vụ.
Liên quan đến vụ việc, mới đây, Cơ quan CSĐT CA TP HCM đã có văn bản gửi Cục Báo chí, Bộ Thông tin - Truyền thông đề nghị thu hồi thẻ nhà báo của PV Hoàng Khương.
Một số ý kiến cho rằng, PV Hoàng Khương đã phạm tội Đưa hối lộ, nhưng một số người lại có ý kiến khác…
Cần làm rõ mục đích phạm tội!

Một nhà báo xin giấu tên nêu quan điểm: "Tôi cũng nhận thấy trong quá trình điều tra vụ việc, PV Hoàng Khương đã cố ý hợp tác với những người bị giữ xe để hối lộ cảnh sát Đức. Nhưng xét cho cùng, nếu không làm vậy thì sẽ rất khó để có bằng chứng về việc ông Đức nhận hối lộ. Cơ quan chức năng cần làm rõ ai là người đưa tiền cho ông Đức, ông Khương đưa tiền hay chỉ là người có mặt tại đó. Nếu ông Khương trực tiếp đưa tiền cho ông Đức thì đó là hành vi không thể chấp nhận. Cá nhân tôi cho rằng, sử dụng biện pháp mật phục để ghi hình, ghi âm sẽ tốt hơn. Cần phải phân biệt rõ việc PV Hoàng Khương có động cơ gì khi phối hợp với ông Hòa để đưa hối lộ cho ông Đức hay không? Theo tôi, PV Hoàng Khương không phải là người có phương tiện bị tạm giữ nên anh ta chỉ có động cơ là cố gắng lấy bằng chứng về việc ông Đức nhận hối lộ. Nếu PV Hoàng Khương không vờ hợp tác với ông Hòa thì không thể tiếp cận với ông Đức.
Có người cho rằng, khi phát hiện vụ việc, PV Khương phải tố cáo vụ việc tới CQCA. Cần nói lại rằng, Hoàng Khương là PV nên việc "tố cáo" của Hoàng Khương là viết bài phản ánh vụ việc một cách công khai".

Luật sư: Không có dấu hiệu phạm tội!
Luật sư Vũ Lợi, Giám đốc Công ty Luật Hòa - Lợi cho rằng: "PV Hoàng Khương không có động cơ phạm tội. Hoàng Khương đã thâm nhập vụ việc với mục đích chống tiêu cực. Tôi xin lấy ví dụ, một PV khi đi điều tra để viết bài về một tụ điểm đánh bạc chẳng hạn. Để bài viết có hồn, để nhận diện được các mánh khóe của chủ sới, để ghi hình các con bạc để làm bằng chứng, PV phải nhập vai một con bạc. Nếu việc đó đã được báo cáo Ban biên tập thì không thể nói rằng PV đó vào sới để đánh bạc. Nếu Hoàng Khương không báo cáo Ban biên tập thì cũng chỉ là sai sót về qui trình…".
Đồng quan điểm, luật sư Trịnh Anh Dũng - Trưởng VPLS Trịnh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng "về lý luận pháp lý, chỉ có thể coi một người phạm vào tội đưa hối lộ khi hành vi đưa tiền cho người có chức vụ, quyền hạn của người đó xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào chế độ; làm cho cán bộ, công chức ở cơ quan, tổ chức đó bị thoái hóa, biến chất. Trong vụ việc này, việc PV Hoàng Khương cùng Trần Anh Tuấn đưa tiền cho Hòa để Hòa đưa cho Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ công an), lấy đó làm tư liệu để viết và đăng các bài báo chống tiêu cực có thể xem là hành động dũng cảm, có tác dụng giúp Công an TP HCM hoạt động đúng đắn hơn, phẩm chất cán bộ được nâng cao, khiến nhân dân thêm tin vào cơ quan quản lý". Do đó, luật sư Dũng cho rằng "việc làm này của PV Hoàng Khương không có dấu hiệu phạm tội Đưa hối hộ, mà còn cần phải biểu dương như là tấm gương tiêu biểu trên mặt trận phòng, chống tham nhũng".
"Nhập vai" đến đâu là an toàn?
Để tìm hiểu viết tin, bài về một vụ việc hoặc hiện tượng, PV được quyền sử dụng nghiệp vụ để điều tra thu thập thông tin. Tuy nhiên, cho đến nay cũng chưa có một văn bản pháp luật nào qui định cụ thể PV được sử dụng nghiệp vụ điều tra đến đâu, mà tùy vào tình hình cụ thể, người PV đó hoặc tòa soạn sẽ đưa ra cách thức khai thác thông tin. Với những vụ việc nhạy cảm, phức tạp như việc chứng minh CSGT nhận hối lộ nêu trên, việc lấy thông tin "công khai" là rất hiếm, vậy câu hỏi đặt ra với các cơ quan quản lý là PV được "nhập vai" như thế nào thì không phạm luật? Vì trên thực tế, để phản ánh việc khai thác vàng trái phép, đã có PV vào vai "phu" vàng, để phản ánh việc đánh bạc, đã nhập vai con bạc…
Trong vụ việc này, để xác định việc làm của PV Hoàng Khương có dấu hiệu trách nhiệm hình sự hay không cần phải làm rõ nguồn tiền Hoàng Khương đưa cho Tôn Thất Hòa để Hòa đưa cho Huỳnh Minh Đức ở đâu ra.
Tiền của Trần Minh Hòa (người điều khiển xe máy vi phạm) đưa cho Hoàng Khương hay tự Hoàng Khương bỏ ra, vì nếu chỉ để có bài viết, một PV chắc không bỏ ra một khoản tiền lớn (15 triệu đồng) để thực hiện việc "gài bẫy"? Ngoài ra, cần làm rõ mối quan hệ giữa PV Hoàng Khương và Trần Minh Hòa. Vì theo luật thì người đưa hối lộ là người có lợi ích liên quan đến việc làm hay không làm của người có chức vụ quyền hạn (lợi ích này có thể là lợi ích trực tiếp của người đưa hối lộ hoặc là lợi ích của người thân quen, bạn bè hoặc cũng có thể là lợi ích của một tập thể mà người đưa hối lộ là đại diện), để xác minh xem PV Hoàng Khương có lợi ích liên quan trong vụ việc này không?
Kết luận của CQĐT sẽ làm sáng tỏ vụ việc, nhưng từ vụ việc này cũng nảy sinh vấn đề mà các nhà làm luật cần lưu tâm đó là: Nhà báo được sử dụng nghiệp vụ điều tra đến đâu?
Thep Pháp luật & Xã hội.

02/01/2012 13:30Khởi tố, bắt tạm giam nhà báo Hoàng Khương
(TNO) Chiều 2.1, Cơ quan CSĐT tội phạm quản lý về kinh tế và chức vụ (PC 46) Công an TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đồng thời thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Khương (bút danh Hoàng Khương, phóng viên Báo Tuổi Trẻ) để điều tra, làm rõ hành vi “đưa hối lộ”.
Khám xét nhà riêng của ông Khương tại đường Chiến Thắng, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM, Cơ quan CSĐT đã thu giữ một số tài liệu liên quan là tang vật của vụ án được đựng trong hai thùng cạc tông.
Do con hẻm vào nhà ông Khương hẹp, không đủ chỗ để xe ô tô vào nên ông Khương đã được một số công an viên chở từ nhà đến trụ sở Công an P.9.
Tại đây, một xe chuyên dụng đã chờ sẵn chở ông Khương về trại giam Chí Hòa.
Trước đó, Công an TP.HCM đã có có văn bản gởi Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông), Báo Tuổi Trẻ đề nghị kiểm điểm, thu hồi thẻ nhà báo của ông Khương vì ông này liên quan đến vụ án Huỳnh Minh Đức (nguyên cán bộ Đội CSGT trật tự, phản ứng nhanh thuộc Công an Q.Bình Thạnh) bị Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 18.11.2011 về hành vi “nhận hối lộ”.
Sau đó, Báo Tuổi Trẻ đăng bản tin cho biết, Ban biên tập báo này đã nghiêm túc tiến hành kiểm tra toàn bộ quy trình tác nghiệp của phóng viên Hoàng Khương khi thực hiện bài “CSGT giải cứu đua xe trái phép” và tạm đình chỉ công tác nhà báo này.
Liên quan đến vụ án nhận hối lộ của Huỳnh Minh Đức, ông Tôn Thất Hòa, Giám đốc DNTN Duy Nguyên cũng bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi “môi giới hối lộ”; một bị can khác là Trần Anh Tuấn cũng bị khởi tố (cho tại ngoại) về tội “đưa hối lộ”.
Trong quyết định khởi tố bị can Hòa, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM nhận định: Hòa đã móc nối nhận tiền của Huỳnh Anh Tuấn và Nguyễn Văn Khương (nhà báo Hoàng Khương) đưa cho Đức để ông này giải quyết trái quy định đối với tang vật là xe đua trái phép, vi phạm giao thông.

Đàm Huy

-Bắt giam phóng viên Hoàng Khương, báo Tuổi Trẻ TPHCMAn ninh thủ đô ANTĐ - Nguồn tin từ phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) công an TP.HCM cho biết, chiều 2/1 cơ quan này đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Khương – bút danh Hoàng Khương – phóng viên báo Tuổi Trẻ ...
Khởi tố, bắt tạm giam Nguyễn Văn KhươngNhân Dân
Khởi tố, bắt giam một nhà báoVietNamNet
Nhà báo bị điều tra tội đưa hối lộVNExpress

Thanh Niên

-
-Facebook Cô Gái Đồ Long Tựa Note lấy từ Quê Choa.info của nhà văn Nguyễn Quang Lập, nhưng những gì mà tôi biết về vụ này thì thấy dùng chữ "Ích kỷ" vẫn còn nhẹ mà phải là "Khốn nạn" sẽ dễ hình dung hơn. Một lần nói Hoàng Khương, có thấy bài học gì từ vụ án CGĐL không; anh chỉ cười và im lặng; rồi mặt lì hẳn đi. Những ngày vừa qua, chưa kể việc bị vô số đòn tâm lý từ CA; Hoàng Khương còn đau hơn thế khi nhiều đồng nghiệp bày tỏ thái độ bàng quan, trở mặt và thậm chí, vài vị tai to mặt bự của làng báo phát ngôn một cách a dua, xu nịnh và ngu xuẩn về bản chất vụ việc.

Viết tiếp chuyện Hoàng Khương...
SỰ ÍCH KỶ CỦA LÀNG BÁO.Mình rất cảm kích bài viết "Vì sao CA TP HCM chưa bắt Hoàng Khương?" của Phan Lợi ( Cũng không rõ là Phan Lợi hay Phan Muôn), nói về trường hợp thu thẻ nhà báo và đình chỉ công tác nhà báo Hoàng Khương: “Xung quanh việc này Báo CAND và ANTG đăng nhiều bài chỉ trích cách thức tác nghiệp của Hoàng Khương, đồng thời đề nghị xử lý nghiêm hành vi gài bẫy CSGT của nhà báo này, cho rằng đã cấu thành tội đưa hối lộ.”Mình rất nhất trí với phân tích của Phan Lợi là,” Theo cách “lên tiếng” này, khả năng sau khi được báo CAND “dọn đường”, cơ quan CSĐT Công an TP HCM sẽ khởi tố bị can (và có thể bắt) nhà báo.” Trước tình hình khẩn cấp như vậy, đáng lẽ Hội nhà báo và báo Tuổi trẻ phải ra sức tìm hiểu thực hư trước khi quyết định thu hồi thẻ nhà báo và đình chỉ công tác Hòang Khương, thì họ đã làm rất nhanh, dường như ngay tức thì đẩy Hoàng Khương đến chỗ mất việc mất nghề. Nói như Phan Lợi là đã ” rất nhanh ghi bàn”, thảm hại thay. Mình không quen Hoàng Khương, chưa gặp anh lần nào, cũng ít khi đọc bài của anh viết. Nhưng vì cùng hành nghề với nhau mình thấy xót xa quá. Cái ông phó chủ tịch Hội nhà báo bảo rằng: “khi anh phát hiện ra có hành vi đưa, nhận hối lộ giữa người thi hành công vụ và người vi phạm thì cách tốt nhất là anh nên trình báo cơ quan có thẩm quyền để bắt quả tang và xử lý cả người đưa và nhận hối lộ”, hi hi thế thì còn gì là nhà báo. Ông này có lẽ chưa bao giờ đi viết bài chống tiêu cực. Cái điều mà ông nói là nghĩa vụ của một công dân. Nhà báo ngoài nghĩa vụ công dân còn là nghĩa vụ của nhà báo, họ phải bí mật đến phút cuối cùng trước khi bài báo được tung ra. Nếu nhà báo biết việc tiêu cực mà đi trình báo với cơ quan có thẩm quyền thì đảm bảo đến 99% phần trăm không bao giờ bài báo được tung ra nữa. Đó là một sự thật mà bất kì ai hành nghề báo đều biết, ở ta hay thế giới đều thế cả. Người ta bí mật cho đến khi bài báo được tung ra là để thực hiện đồng thời cả hai nghĩa vụ: công dân và nhà báo.
Về nghĩa vụ công dân, nói như Phan Lợi rất đúng: “tố giác của công dân” và “tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng” có giá trị pháp lý ngang nhau, không cái nào “to” hơn cái nào.” Hơn nữa, tố giác công dân trên báo chí bao giờ cũng hiệu quả gấp nhiều lần tố giác cho ai đó, ở nơi nào đó. Bởi vì đó là sự tố giác công khai và minh bạch nhất. Không một nhà báo nào ngu xuẩn đến nỗi thấy tiêu cực lại đi tố giác kiểu như ông phó chủ tịch Hội nhà báo đã nói cả, ngoài trừ đây là việc nhỏ không đáng viết một bài báo.
Một trong những loạt phóng sự điều tra của Hoàng Khương.
Đối với các nhà báo đi chống tiêu cực thì vấn đề là mục đích chứ không phải hành vi. Để tóm gọn được một vụ tiêu cực, rất nhiều khi nhà báo phải ” bạn bè, cảnh hẩu”, phải ăn nhậu chơi bời, thậm chí có thể tham gia vào những việc tiêu cực kia, kể cả việc nhận và đưa hối lộ. Đấy là việc nguy hiểm nhưng vì mục đích trong sáng người ta dám làm và dám chịu trách nhiệm. Cũng như hoạt động tình báo vậy, nếu không ăn nằm với địch, không khen địch chửi ta, thì làm sao có thể có được những nguồn tin quí giá?
Thực hư việc Hoàng Khương là thế nào, anh ta chống tiêu cực hay lợi dụng việc chống tiêu cực để trục lợi, cần phải xem xét một cách hết sức cẩn trọng, bởi vì nó hệ lụy đến sinh mạng chính trị và cuộc sống của một nhà báo. Cái cách sút tung lưới đồng nghiệp quá nhanh của báo Tuổi trẻ và Hội nhà báo khiến người ta nghi ngờ, không biết mấy ông này làm báo hay làm bồi bút, bảo vệ đồng nghiệp hay bảo vệ cái ghế của mình? Và các nhà báo nữa, hơn hai nghìn nhà báo mà chỉ có Phan Lợi lên tiếng thôi sao?
”Để khác với con vật, con người không thể im lặng chỉ vì miếng ăn”, hôm nay nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã nói với mình như thế.

- Bút Lông -Vì sao CA TP HCM chưa bắt Hoàng Khương? -Ngày 28/11, Công an TP.HCM có văn bản đề nghị “kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương” (tức PV Hoàng Khương), người thực hiện bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép”. Hiện ban biên tập báo Tuổi Trẻ đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với phóng viên Hoàng Khương, đồng thời ngày 3/12 thông báo trên mặt báo về việc này.
Trước đó, ngày 18/11 Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam cựu CSGT Huỳnh Minh Đức về tội nhận hối lộ và một cá nhân tên Hòa về tội môi giới hối lộ. Được biết, kết quả trên xuất phát từ các bài viết trên Tuổi Trẻ (thứ Ba 5/7/2011, bài “Đồng tiền xóa sạch hồ sơ” và Chủ Nhật, 10/07/2011, bài “CSGT giải cứu xe đua trái phép”) của Hoàng Khương.
Theo nội dung bài viết ngày 5/7, 23g15 ngày 23/6, một xe đầu kéo va chạm với xe du lịch dẫn đến cả hai xe bị tạm giữ. Hai cán bộ của Đội CSGT Bình Thạnh (trong đó có Huỳnh Minh Đức) được cử khám dấu vết. Bài báo nêu rõ quá trình giải quyết vụ việc ông Đức hù phải phạt tài xế, giam bằng 2 tháng. Sau khi được “năn nỉ” ông Đức nói sẽ “nghiên cứu” lỗi nhẹ để không bị tước GPLX, không giam xe với giá: “Ba chai (3 triệu đồng: sếp chai, em chai, Lộc chai”). Sau khi nhận tiền, ông Đức cười an ủi: “Coi như thua trận banh chứ có gì đâu”.
Còn theo bài viết ngày 10/7, ngày 23/4 Đội CSGT Bình Thạnh lập biên bản vi phạm đối với Hòa do điều khiển xe máy “độ” với các lỗi: điều khiển xe máy lạng lách đánh võng, gây rối trật tự... Ngay tại thời điểm bị lập biên bản, Hòa không xuất trình được giấy tờ xe, giấy tờ tùy thân. Sau đó đương sự nhờ người móc nối thượng úy Huỳnh Minh Đức và bị ông Đức hù: “Lỗi này phải đưa ra kiểm điểm trước tổ dân phố. Muốn “binh” phải đi đúng đường. Đưa biên bản coi rồi báo giá. Đưa tiền là lấy xe”. Người móc nối nói đưa trước 10 “chai” (triệu) cho ông Đức và đếm tiền đặt trên bàn, ông Đức xếp lại ngay ngắn rồi đút túi và nói “chủ nhật đưa giấy tờ xe, khoảng thứ năm, thứ sáu lấy xe, khỏi ra phường kiểm điểm”. Đến 3-7 (chủ nhật), ông Đức trả xe tại quán cà phê. Bài viết đăng kèm tấm hình ông Đức đang nhận tiền từ người môi giới (do Hoàng Khương chụp) và khẳng định việc trả xe là sai quy trình.
Đáng chú ý, tại quyết định khởi tố bị can Hòa, cơ quan điều tra nhận định: Hòa đã có hành vi móc nối nhận tiền của Tuấn và Nguyễn Văn Khương (nhà báo Hoàng Khương), đưa cho Đức giải quyết trái quy định đối với xe vi phạm giao thông và đua xe trái phép.
Xung quanh việc này Báo CAND và ANTG đăng nhiều bài chỉ trích cách thức tác nghiệp của Hoàng Khương, đồng thời đề nghị xử lý nghiêm hành vi gài bẫy CSGT của nhà báo này, cho rằng đã cấu thành tội đưa hối lộ. Theo cách “lên tiếng” này, khả năng sau khi được báo CAND “dọn đường”, cơ quan CSĐT Công an TP HCM sẽ khởi tố bị can (và có thể bắt) nhà báo.
Dĩ nhiên, khi cơ quan điều tra thực thi công vụ thì không ai có thể cản, bởi theo BLTTHS hoạt động của họ là độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên điều khó hiểu là tại sao cơ quan điều tra không thực thi luôn quyết định tố tụng với Hoàng Khương, sau đó thông báo đến Ban biên tập Tuổi Trẻ và Cục Báo chí về quyết định của mình để hai nơi này automatic đình chỉ công tác và thu hồi thẻ nhà báo (theo luật) mà lại làm động tác “chuyền bóng” để các cơ quan kia “sút” trước?
Thật hay là Ban biên tập Tuổi Trẻ đã rất nhanh “ghi bàn”…
Tuy nhiên điều rất đáng quan tâm là ý kiến của một Phó Chủ tịch Hội Nhà báo VN (đăng trên báo CAND hôm 6/12). Theo ý kiến vị này thì Hoàng Khương biết việc CSGT (Huỳnh Minh Đức) tiêu cực mà lại không thực hiện nghĩa vụ công dân tố giác đến cơ quan điều tra là không công bằng, công tâm. Cách vị này nói “khi anh phát hiện ra có hành vi đưa, nhận hối lộ giữa người thi hành công vụ và người vi phạm thì cách tốt nhất là anh nên trình báo cơ quan có thẩm quyền để bắt quả tang và xử lý cả người đưa và nhận hối lộ” có lẽ cũng giống như quan điểm nhiều cán bộ công an khi trao đổi với các phóng viên trẻ và phần nào cũng thuyết phục được một số người.
Hơn thế ý kiến của một vị lãnh đạo Hội nghề nghiệp còn có thể tác động rất lớn đến suy nghĩ, cách thức hành nghề của nhiều hội viên...
Thế nhưng xét kỹ quan điểm này là không chính xác, bởi khi Hoàng Khương đăng tải hành vi nhận hối lộ của Đức lên mặt báo nghĩa là Khương đã thực hiện việc báo tin tội phạm theo quy định tại Điều 100 BLTTHS. Theo điều luật này thì “tố giác của công dân” và “tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng” có giá trị pháp lý ngang nhau, không cái nào “to” hơn cái nào. Hoàng Khương là nhà báo và vị này đã báo tin tội phạm thông qua việc thực hiện nhiệm vụ của mình, nên không thể phê phán anh ta.
Và có lẽ vì lý do này chính cơ quan điều tra còn lưỡng lự trước khi thực thi quyết định tố tụng?
--Nhà báo 'gài bẫy' CSGT phải nghỉ việc - (BBC)- Báo Tuổi Trẻ tạm đình chỉ công tác phóng viên Hoàng Khương vì 'sai sót nghiệp vụ' khi viết bài về cảnh sát giao thông.
Cô Gái Đồ Long

Tuần qua, bản tin nhỏ trên Tuổi Trẻ đã làm rúng động nhiều đồng nghiệp trong cả nước; nhưng thật ra – nếu ai biết về Hoàng Khương có lẽ không cần phải giật mình. Nhiều bạn bè, lúc trà dư tửu hậu hay nửa đùa nửa thật rằng: “Ra đường bị CSGT thổi, chỉ cần nói bạn của Hoàng Khương là mấy ổng thả đi à!”. Để khách quan, xin trích dẫn lời của một nhà báo về v/v Hoàng Khương: “Chúng tôi là đồng nghiệp với nhau nên biết rất rõ chuyện này. Đúng như anh em đã cảnh báo, Hoàng Khương trước sau gì cũng sẽ bị chơi lại.
Bạn đọc Tuổi Trẻ trong cả nước đều biết Hoàng Khương là một phóng viên bản lĩnh; các bài báo của anh đã thể hiện sự dũng cảm của người cầm bút, không nao núng và khoan nhượng trước bạo quyền, nhũng nhiễu. Chính nhờ những phóng viên như Hoàng Khương mà Tuổi Trẻ đã tạo được niềm tin nơi độc giả trong thời gian gần đây khi đang có manh nha chạy theo xu hướng lá cải hóa. Theo thống kê của chúng tôi, những bài viết của Hoàng Khương từ trước tới nay đã làm bay chức khoảng 50 cán bộ công an. Ngành CA luôn có động thái biểu dương, khen ngợi Hoàng Khương cho những phóng sự - điều tra của anh; nhưng bằng mặt liệu có bằng lòng? Qua vụ việc Hoàng Khương, dám chắc sẽ không còn một nhà báo nào dám đụng đến công an …”

Thực chất của việc này là gì?

Trong khi tác nghiệp điều tra vụ “Công an Bình thạnh nhận hối lộ”:

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/444972/Xu-ly-tai-nan-giao-thong---Ky-1-Co-y-lam-sai-quy-trinh.html

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/445115/Dong-tien-xoa-sach-ho-so.html
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/445946/Canh-sat-giao-thong-giai-cuu-xe-dua-trai-phep.html
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/465783/Khoi-to-nguyen-canh-sat-giao-thong-nhan-hoi-lo.html
… Hoàng Khương đã thông qua một tay cò đưa tiền hối lộ cho CSGT để lấy bằng chứng xác thực/ chụp hình ảnh, do đó anh chính là người có mặt tại hiện trường; và hình ảnh này đã được đăng tải trên trang nhất báo Tuổi Trẻ khi xuất bản bài viết. Ngày 18-11, Cơ quan cảnh sát điều tra CA TP.HCM đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án và thực hiện lệnh bắt tạm giam Huỳnh Minh Đức - nguyên cán bộ CSGT thuộc Công an Q.Bình Thạnh - về hành vi nhận hối lộ. Và, Hoàng Khương sau bản tin thông báo một cách lạnh lùng của Tuổi Trẻ sẽ là chuyện gì khi vụ này trở thành án điểm...!!!???
P/s: những điều tra ồn ào gần đây của Hoàng Khương:

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/454423/Nhuc-nhoi-nan-mai-lo-Ghe-hon-cuop-can.html
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/454663/Nhuc-nhoi-nan-mai-lo--%20Tra-gia-“chung-chi”.html
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/454679/Mai-lo-trang-tron-day-dac-tren-duong.html
http://tuoitre.vn/Ban-doc/455177/3000-y-kien-ban-docngay.html

+ Đọc thêm về những phóng sự điều tra của Hoàng Khương:

http://hoangkhuong.com/

-Nguồn:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2174517177172&set=a.1073608735149.10397.1674099665&type=1&ref=nf

-Cần truy tố PV Hoàng Khương, Báo Tuổi trẻ vì “đưa hối lộ”-CAND -
Việc phóng viên Hoàng Khương liên quan đến việc đưa và nhận hối lộ là có thật. Vấn đề là việc đưa hối lộ sẽ được Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh xem xét xử lý như thế nào. Đối chiếu với pháp luật, phóng viên Hoàng Khương đã phạm tội đưa hối lộ và cần phải truy tố trước pháp luật.
Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh có văn bản gửi Cục Báo chí (Bộ Thông tin - Truyền thông) để đề nghị thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương (tức Hoàng Khương). Lý do đề nghị thu hồi có liên quan đến vụ án Huỳnh Minh Đức, nguyên cán bộ Đội CSGT trật tự - phản ứng nhanh thuộc Công an quận Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh) nhận hối lộ.
Sau khi thông tin này được đăng tải trên báo, nhiều bạn đọc Báo CAND gọi điện, gửi thư thắc mắc về mối liên quan này. Để bạn đọc tường tận hơn vụ việc, PV Báo CAND đã tìm hiểu sự việc và thu thập được thông tin ban đầu như sau:
Ngày 5/7, trên Báo Tuổi trẻ có đăng bài "Đồng tiền xóa sạch hồ sơ" của tác giả Hoàng Khương. Nội dung bài báo được tóm tắt như sau: 23h15' ngày 23/6, xe đầu kéo do Võ Văn Thắng điều khiển chạy trên đường Phan Đăng Lưu hướng từ Bạch Đằng vào đến giao lộ Đinh Tiên Hoàng thuộc địa bàn quận Bình Thạnh thì vượt sai quy định, gây tai nạn. Sau khi thương lượng đền bù xong, sáng 25/6, ông Tuấn (chủ xe đầu kéo) cùng một người bạn tên Hoàng (làm ăn chung) gặp ông Đức (Huỳnh Minh Đức) tại một quán cà phê gần vòng xoay cầu Điện Biên Phủ để năn nỉ ông Đức miễn giam bằng lái của tài xế và cho lấy xe ra trong ngày. Hai bên thỏa thuận và nhất trí giá "giải tỏa" là 3 "chai" (3 triệu đồng). Ông Tuấn đã đưa tiền cho ông Đức để lấy xe về…
Tiếp đến, ngày 10/7/2011, trên Báo Tuổi trẻ có đăng bài "Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép" cũng của tác giả Hoàng Khương và "nhân vật chính" vẫn là Thượng úy Huỳnh Minh Đức. Bài báo phản ánh: Ngày 23/4, Đội CSGT Bình Thạnh lập biên bản vi phạm đối với Trần Minh Hòa do điều khiển xe gắn máy "độ" BKS 51F6-2435 chạy lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự… Do những lỗi này phạt khá nặng nên Hòa nhờ một người quen tên Hoàng giúp đỡ. Hoàng gặp Đức để "trao đổi" và "đi đến thống nhất" giải tỏa xe cho Trần Minh Hòa với giá tổng cộng 15 triệu đồng. Hai bên đã nhận tiền và trả xe.
Sau hai bài báo này của Báo Tuổi trẻ, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã vào cuộc. Qua thời gian điều tra, thu thập chứng cứ, ngày 18/11/2011, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh tiến hành tống đạt Quyết định khởi tố vụ án và bị can, đồng thời thi hành lệnh bắt tạm giam, khám xét đối với Huỳnh Minh Đức (trước đó Đức đã bị tước danh hiệu CAND) về tội "nhận hối lộ"; Tôn Thất Hòa, Giám đốc DNTN Duy Nguyên về tội "môi giới hối lộ" và Trần Anh Tuấn về tội "đưa hối lộ" (bị can được tại ngoại).
Trong quyết định khởi tố bị can đối với Tôn Thất Hòa, nêu rõ: "Hòa đã có hành vi móc nối nhận tiền của Trần Anh Tuấn và Nguyễn Văn Khương (tức phóng viên Hoàng Khương) để đưa cho Huỳnh Minh Đức giải quyết trái quy định đối với xe vi phạm giao thông và xe đua trái phép. Như vậy, theo quyết định này thì ông Nguyễn Văn Khương, phóng viên Báo Tuổi trẻ đã phạm vào tội "đưa hối lộ" theo quy định tại Điều 289, Bộ luật Hình sự và cần phải được xử lý nghiêm theo pháp luật. Xung quanh vấn đề này, ngày 3/12/2011, trên trang 4 của Báo Tuổi trẻ có đăng thông tin "Về đề nghị xử lý của Công an TP Hồ Chí Minh đối với phóng viên Hoàng Khương" cho hay: "Ngày 28/11, Tổng Biên tập Báo Tuổi trẻ nhận được công văn của Công an TP Hồ Chí Minh đề nghị kiểm điểm và thu hồi thẻ nhà báo của phóng viên Nguyễn Văn Khương. Liên quan đến vấn đề này, Ban biên tập Báo Tuổi trẻ đã nghiêm túc tiến hành kiểm tra toàn bộ quy trình tác nghiệp của phóng viên Hoàng Khương khi thực hiện bài "Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua trái phép". Theo tường trình của phóng viên Hoàng Khương, khi thực hiện bài viết trên đã có sai sót nghiệp vụ. Do đó Ban biên tập Báo Tuổi Trẻ đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với phóng viên Hoàng Khương".
Như vậy, việc phóng viên Hoàng Khương liên quan đến việc đưa và nhận hối lộ là có thật. Vấn đề là việc đưa hối lộ sẽ được Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh xem xét xử lý như thế nào. Đối chiếu với pháp luật, phóng viên Hoàng Khương đã phạm tội đưa hối lộ và cần phải truy tố trước pháp luật. Báo CAND sẽ tiếp tục theo dõi vụ việc để kịp thời thông tin đến bạn đọc
Nhóm PV-

-Xung quanh vụ đề nghị thu hồi thẻ nhà báo của một phóng viên báo Tuổi Trẻ:

Cần xử lý nghiêm PV bất chấp pháp luật trong lúc hành nghề--07/12/2011-“Trong vụ “giải cứu” xe độ thì Nguyễn Văn Khương (tức phóng viên Hoàng Khương) cũng thông qua Hòa để đưa tiền cho Đức… Thế nhưng vì sao cơ quan Công an chỉ khởi tố Đức, Hòa, Tuấn mà không khởi tố Khương. Chẳng lẽ nhà báo khi tác nghiệp thì được quyền “đưa hối lộ”?”, một độc giả đặt câu hỏi.
Sau khi Báo CAND đăng bài về hành vi “đưa hối lộ” của phóng viên Hoàng Khương, Báo Tuổi trẻ”, Tòa soạn nhận được khá nhiều thông tin phản hồi từ phía bạn đọc. Phóng viên Báo CAND đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh, các luật sư xung quanh hành vi “đưa hối lộ” của phóng viên Hoàng Khương, cũng như việc sử dụng nghiệp vụ trong quá trình điều tra thu thập thông tin của người làm báo...
Ông Mã Diệu Cương, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh: Nhà báo được quyền sử dụng nghiệp vụ để điều tra nhưng không thể vi phạm pháp luật
Trao đổi với chúng tôi, ông Mã Diệu Cương cho biết, khi đọc một số bài báo của phóng viên Hoàng Khương đăng trên Báo Tuổi trẻ, nhất là bài “Cảnh sát giao thông giải cứu xe đua” (ra ngày 10/7/2011), ông rất trăn trở về cách nhìn nhận vấn đề của người viết báo. Theo ông, nếu ông là người thực hiện bài viết đó thì bên cạnh phản ánh tiêu cực của CSGT, ông sẽ kịch liệt lên án những kẻ đua xe trái phép, gây mất an ninh trật tự và đe dọa đến tính mạng của người dân. Đằng này, người viết tỏ ra rất “thông cảm” cho kẻ đua xe và khai thác triệt để những biểu hiện tiêu cực của người CSGT. Trong khi đó, chính người vi phạm và có ý định đưa hối lộ để được “giải tỏa” mới là nguyên nhân gây nên tệ nạn hối lộ.
Mặt khác, trong quá trình tác nghiệp, cụ thể là trong trường hợp này, khi anh phát hiện ra có hành vi đưa, nhận hối lộ giữa người thi hành công vụ và người vi phạm thì cách tốt nhất là anh nên trình báo cơ quan có thẩm quyền để bắt quả tang và xử lý cả người đưa và nhận hối lộ. Như thế thì mới công bằng, công tâm và đạt được hiệu quả tối đa trong giáo dục, răn đe nói chung.
Về việc xử lý hành vi của phóng viên Hoàng Khương, ông Cương cho rằng nó tùy thuộc vào quá trình điều tra, thu thập chứng cứ của cơ quan Công an. Vì những thông tin trên báo chưa nêu cụ thể, rõ ràng diễn tiến của vụ việc xảy ra như thế nào nên ông chưa thể nêu quan điểm của mình. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, nhà báo có quyền sử dụng nghiệp vụ để điều tra thu thập thông tin, nhưng nếu anh lợi dụng nhiệm vụ được giao, cố tình vi phạm pháp luật và bị phát hiện thì tùy theo mức độ vi phạm cũng phải bị xử lý như bao người khác...
Luật sư Nguyễn Văn Đức - Văn phòng Luật sư Vạn Lý (TP Cần Thơ): Cần xử lý phóng viên bất chấp pháp luật trong lúc hành nghề
Thực tế xã hội ngày nay phải “dũng cảm” nhìn nhận một thực tế là việc đưa và nhận hối lộ ngày càng phổ biến, tinh vi và biến tướng dưới nhiều hình thức. Vụ việc phóng viên Hoàng Khương có liên quan đến một vụ án đưa và nhận hối lộ vừa bị cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh điều tra, đang được dư luận đặc biệt quan tâm, theo tôi, đó chỉ là “phần nổi trong khối băng chìm”, bởi có người đưa hối lộ ắt hẳn tất yếu phải có người “làm luật” để được nhận hối lộ.
Nhìn nhận vấn đề liên quan đến phóng viên Nguyễn Văn Khương, theo tôi, báo chí, hay nói cụ thể nhà báo là người được xã hội ngày nay tôn vinh. Chính vì vậy, việc phóng viên trong lúc hành nghề, bất chấp việc có vi phạm pháp luật, đạo đức nghề nghiệp hay không là điều cần xem lại. Độc giả không nghĩ rằng đằng sau những thông tin tưởng rằng vô tư, khách quan nhưng lại có những toan tính trước đó như thế. Còn về mặt pháp luật, đưa hối lộ là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (trực tiếp hoặc qua trung gian) để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định của pháp luật. Do vậy, theo tôi, pháp luật nên dành sự răn đe nghiêm khắc và công bằng nhất cho hành vi này.
Bạn đọc Nguyễn Văn Tư, ngụ quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh: Bốn người vi phạm sao chỉ khởi tố 3?
Đọc qua thông tin trên Báo CAND về hành vi liên quan đưa hối lộ của phóng viên Hoàng Khương, tôi hiểu như thế này: Trong vụ “xóa hồ sơ” cho xe đầu kéo thì ông Trần Anh Tuấn (chủ xe) thông qua ông Tôn Thất Hòa mối nối với CSGT Huỳnh Minh Đức để đưa và nhận hối lộ nhằm lấy xe gây tai nạn ra sớm. Còn trong vụ “giải cứu” xe độ thì Nguyễn Văn Khương (tức phóng viên Hoàng Khương) cũng thông qua Hòa để đưa tiền cho Đức… Thế nhưng vì sao cơ quan Công an chỉ khởi tố Đức, Hòa, Tuấn mà không khởi tố Khương. Chẳng lẽ nhà báo khi tác nghiệp thì được quyền “đưa hối lộ”?
Bạn đọc Lê Thanh Quân, 17/6, khu phố 4, Tân Thới Hiệp, quận 12, TP Hồ Chí Minh: Một kiểu gài bẫy!
Tôi đã từng đọc khá nhiều bài báo về thể loại điều tra tiêu cực của lực lượng CSGT, trong đó có bài viết của phóng viên Hoàng Khương. Tôi rất cảm phục nhiều nhà báo phải ngày đêm đeo bám, ngụy trang, ẩn núp để quay lại cảnh CSGT “làm luật” trên đường. Qua những bài viết như vậy, lãnh đạo Công an các địa phương kịp thời chấn chỉnh lại đội ngũ, kỷ luật CSGT để răn đe, vì thế tình hình mãi lộ thuyên giảm. Thế nhưng cũng có một số bài báo mà khi đọc qua tôi có cảm giác là họ (phóng viên) cố tình tạo ra vi phạm để tiếp cận CSGT rồi dúi tiền lo lót và quay lại làm bằng chứng. Tôi cho rằng những thông tin như vậy là thiếu trung thực, không đúng với bản chất vụ việc và không thuyết phục được người đọc-

Tổng số lượt xem trang