-DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN TRANH
-HOA KỲ HUẤN LUYỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CÔNG HÒA
-DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN TRANH
-HOA KỲ HUẤN LUYỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CÔNG HÒA
-(Cảm ơn dịch giả Nguyễn Quốc Vĩ đã gửi bài. Tải về tại đây; https://app.box.com/s/fule2g96hcqhw7l6uufz ):
-HOA KỲ HUẤN LUYỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CÔNG HÒA
1954 – 1959
-Nguyễn Quốc Vĩ dịch:
(Cảm ơn dịch giả Nguyễn Quốc Vĩ đã gửi bài. Tải về tại đây: https://app.box.com/s/5s7kia6g4ugn91oftc62 )
D. Nhiệm vụ của các lực lượng Việt Nam là gì?
Nhiệm vụ ban đầu được hình dung cho các lực lượng của Việt Nam Tự Do bởi những ủng hộ chính về một vai trò tổ chức và đào tạo của Mỹ cho các lực lượng này; Bộ Ngọai Giao, chỉ đơn giản là cung cấp và duy trì nền an ninh trong biên giới của đất nước họ, 49 / và căn cứ vào quyết định này mà việc đảm nhận trách nhiệm về việc đào tạo và tổ chức cho Quân đội Quốc gia Việt Nam đã được thực hiện. Tuy nhiên, khái niệm đơn giản đã bị tranh chấp trước khi, trong khi, và sau khi nó được công bố, Các Tham Mưu Trưởng, trong một cố gắng tìm kiếm cái logic của quyết định nay thông màng nhện rối vò của các cam kết của Mỹ để, phần lớn là từ Bộ Ngoại giao, đã được ghi nhận là đối lập với nó, 50/, trong thực tế, đầu năm 1956 một nhiệm vụ với gấp hai hoặc ba lần lực lượng cho Nam Viet Nam đã ít nhiều được coi là đã được thiết kế bởi những người khác bên phía các Tham Mưu Trưởng có trách nhiệm trực tiếp tổ chức các lực lượng đào tạo cho Việt Nam. 51/
Quá trình tiến hóa của nhiệm vụ [đào tạo] quân đội Việt Nam, từ đó duy trì an ninh nội bộ để (a) giữ gìn an ninh nội bộ, (b) chống lại sự xâm lược từ bên ngoài, và (c) góp phần vào việc phòng thủ khu vực với các nước không Cộng Sản khác, đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi năm yếu tố: tình trạng chính sách quân sự chiến lược nhà nước của Mỹ trong giữa thập niên 1950; bản chất của SEATO và Mỹ về quan điểm thực hiện đầy đủ các cam kết quy định trong hiệp ước; việc rút quân viễn chinh Pháp; áp lực gây ra bởi chính quyền Diệm, và kinh nghiệm gần đây của Mỹ ở Hàn Quốc.
Chính sách quân sự chiến lược của Mỹ
Chính sách quân sự chiến lược của Hoa Kỳ giữa những năm 1950, các hồ sơ tài liệu đã được giữ tốt 52/ cả hai phức tạp và lẫn lộn, và sự nhầm lẫn về vấn đề trả đủa quy mô so với quốc phòng của địa phương là đặc biệt tăng mạnh. Tham Mưu Trưởng Liên Quân - trong số nhiều người khác – đã không thể iải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan do chính sách Mỹ đặt ra về vấn đề liên quan đến quốc phòng của khu vực Đông Nam Á.
Các Tham Mưu Trưởng Liên Quân đã tranh đấu, đầu tiên, đó là "từ cái nhìn của Hoa Kỳ, tham chiếu đến vùng Viễn Đông như một khối, Đông Dương không phải là mục tiêu quân sự có tính chất quyết định [Có lẽ theo một nghĩa thu hẹp về quân sự] " 52/ Khi đang xem xét việc can thiệp vào chiến tranh Đông Dương, và mục tiêu của Không quân và Hải quân Hoa Kỳ phải là nguồn gốc của xâm lược (tức là, Trung Quốc). Họ đã hội ý cho cả trước và sau cuộc chiến tranh Đông Dương bom nguyên tử phải nên được sử dụng trong Việt Nam trong việc phòng thủ nội địa của đất nước đó - và nếu việc xử dụng vũ khí đó "đã bị từ chối (một lo ngại liên tục xuất hiện để ám ảnh các Tham Mưu Trưởng), nhu cầu về lực lượng Mỹ và yêu cầu về thời gian cần thiết để đạt được chiến thắng sẽ tăng cao. 53/ Cuối cùng, sau khi Pháp bị thua trận, các Tham Mưu Trưởng lập luận rằng việc chống lại sự xâm lược từ Bắc Việt Nam bởi quân lực Nam Việt, sẽ là cần thiết để cung cấp đủ thời gian cho Hoa Kỳ can thiệp với các lực lượng Bộ Binh, một lần nữa sử dụng vũ khí nguyên tử cho quốc phòng địa phương. 56/
Vì vậy, mặc dù chính sách quốc phòng Mỹ giữa những năm 1950 là phụ thuộc vào vũ khí hạt nhân là chính nhưng không phải là duy nhất, và việc sử dụng lực lượng trả đũa quy mô lớn để đáp trả lại các hành động thù địch chống lại lợi ích của Hoa kỳ; việc định nghĩa và quy hoạch việc sử dụng loại vũ khí như vậy, để trả đũa hay gì khác, đã trở nên quá tham vọng, và ngay bản thân các khái niệm cũng đã không rõ ràng, đặc biệt là khi đưa ra áp dụng cho một tình huống quốc phòng ở một địa phương xa xôi, giá trị chủ đạo của nó, xem như hoàn toàn là khoảng không.
Bản chất của SEATO
Bản chất của SEATO, và các quan điểm của Hoa Kỳ về việc thực hiện các nghĩa vụ của họ theo hiệp ước SEATO, nhất thiết là sự rối loạn được phản ánh trong chính sách tổng thể và hoạch định quốc phòng của Mỹ. Thêm vào vấn đề chung đó là vấn đề cụ thể hơn là làm sao nguồn lực của Mỹ có thể đáp ứng đầy đủ các cam kết trên toàn thế giới, bao gồm cả SEATO, mà Mỹ đã lo toan kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ II. Vì vậy, các Tham Mưu Trưởng đã nêu rõ là " cam kết của Mỹ ở Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc, là những quốc gia không nằm trong Hiệp ước SEATO, đã buộc Hoa Kỳ không được hạn chế các cam kết về lực lượng trong những vùng được Hiệp Ước bảo vệ; 56/ ngoài những cam kết đó phải được bổ sung vô số nghĩa vụ khác của Mỹ ngoài châu Á.”
Như đã biết rõ, hiệp ước SEATO, áp lực lên sự tồn tại của Hoa Kỳ và dự kiến để ngăn chặn sự xâm lược công khai từ Trung Quốc hay các quốc gia Cộng sản khác, đã dựa rất nhiều vào các khái niệm can thiệp quân sự của Hoa Kỳ. Đối mặt với mức độ cam kết của Hoa Kỳ, đặc biệt liên quan đến khả năng của định chế quốc phòng, và liên tục phải đối mặt với các cân nhắc và những đòi hỏi của một cuộc chiến tranh toàn diện, Tham Mưu Trưởng Liên Quân tìm kiếm một cách nào đó mà nghĩa vụ của Mỹ trong SEATO có thể được thực hiện như:
a. Tiếp tục phát triển các lực lượng chiến đấu hiệu quả bản địa, với cấu trúc của họ và cùng giúp nhau phối hợp để đào tạo các cấp chỉ huy bản địa và tạo uy tín, và với khả năng cải tiến để tạo ra các lực lượng chiến đấu nhuần nhuyễn qua việc lồng ghép các hoạt động của họ [SEATO] với các lực lượng bản địa, và được hổ trợ bởi các hoạt động của các lực lượng khác của thành viên Hiệp ước Manila.
b. Sẵn sàng nhanh chóng trả đũa các cuộc tấn công bởi việc kết hợp có hiệu quả nhất của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ chống lại sức mạnh quân sự của kẻ thù xâm lược.
c. Khuyến khích các quốc gia khác trong Hiệp ước Manila duy trì sẵn sàng lực lượng để chống xâm lược.
d. Thảo luận, tên những nét lớn, kế hoạch quân sự đơn phương của các đại diện quân sự để Hội Đồng trong phạm vi cần thiết đảm bảo được sự tham gia và hợp tác tối đa của các quốc gia thành viên khác, nhưng chưa đến mức có thể tiết lộ ra kế hoạch chiến lược của Mỹ, [hay] lực lượng sẵn sàng của Mỹ dành cho việc thực hiện kế hoạch đó.
e. Các chuyến thăm định kỳ của quân đội Mỹ vào khu vực này để thể hiện ý định, và để liên kết và kết hợp các bài tập huấn luyện.
f. Có sẵn sàng các cơ chế thích hợp để lực lượng Mỹ có thể hỗ trợ của các lực lượng bạn người bản địa trong khu vực chung.
6. Khái niệm về tấn công trả đũa không tính đến xem xét việc tấn công vào các mục tiêu nằm trong các quốc gia xâm lược ngoại trừ các mục tiêu quân sự có tham gia trực tiếp hổ trợ các hành động xâm lược. Nếu được cho phép, vũ khí nguyên tử sẽ được sử dụng, ngay cả trong một tình huống ở bản địa, nếu việc đo sẽ mang lại việc chấm dứt nhanh chóng và tích cực cuộc xâm lăng, và nếu, với sự cân bằng giữa chính trị và quân sự đã được xem xét, việc xử dụng [bom nguyên tử] đó thúc đẩy tốt nhất lợi ích an ninh của Mỹ. Nếu giả định rằng quyền sử dụng vũ khí nguyên tử không được bảo đảm, thì khái niệm trên không có yêu cầu để thay đổi, nhưng với giả định rằng sẽ không cho phép xử dụng ở mức hiệu quả nhất các lực lượng vũ trang của Mỹ, và hậu quả là một lực lượng có thể được yêu cầu lớn hơn mà Mỹ có thể cung cấp được, theo cái nhìn từ mọi phía. 57/
Mục đích rõ ràng của khái niệm này - theo mục tiêu của SEATO là răn đe và để đáp ứng với sự xâm lược công khai chống lại Nam Việt Nam, trong số các nước khác, trong giới hạn tài nguyên của Hoa Kỳ, và vấn đề này được công nhận trong NSC 162/2, "dự kiến dựa trên lực lượng mặt đất bản địa, trong mức độ tối đa có thể," 58/ và các áp lực tâm lý tạo ra bởi sức mạnh của VPA, hệ quả logic về việc phân công một sứ mệnh "chống lại xâm lược từ bên ngoài" ở bản địa được giao cho quân đội Nam Việt hầu như không thể tránh khỏi. Do đó, Tham Mưu Trưởng Liên Quân đã đưa ra quan điểm của họ - và quan điểm đó được giữ trong suốt thời gian 1954-1960 " rằng mục tiêu cuối cùng của sức mạnh quân sự của các quốc gia Đông Dương phải là:
VIỆT NAM - đạt được và duy trì an ninh nội bộ và ngăn chặn xâm lược của Việt Minh, giới hạn đến đường phân định ranh giới định bởi Hiệp Định đình chiến Geneva. 59/
Mặc dù đó không phải cho đến khi NSC 5612/1 được phổ biến vào giữa năm 1956 phê duyệt chính sách của Mỹ xác nhận nhiệm vụ này bằng nghị quyết "hỗ trợ Việt Nam Tự Do xây dựng lực lượng vũ trang bản địa, bao gồm dịch vụ hành chánh và hậu cần độc lập, để họ có thể lo toan cho an ninh nội bộ và có thể đưa ra kháng cự hạn chế ban đầu chống lại tấn công của Việt Minh," 60/ những chính sách không chính thức của Mỹ, từ Tham Mưu Trưởng Liên Quân ở Washington thông qua MAAG ở Việt Nam, đã đưa vào vận hành các chương trình được ngầm giao phó nhiệm vụ kháng cự đầu tiên hạn chế cho các lực lượng Việt Nam, cố gắng đáp ứng được cả hai: yêu cầu của SEATO và nhận thức về nguồn tài nguyên hạn chế của Mỹ.
Quân Viễn Chinh Pháp
Quân Viễn chinh Pháp, với một sức mạnh 176,000 người vào tháng 10 năm 1954, mà hình ảnh đã xuất hiện rất nhiều kế hoạch Mỹ - Pháp nhằm bảo vệ miền Nam Việt Nam. Trong thực tế, Quân Viễn Chinh Pháp đã được lên kế hoạch để giữ vai trò lá chắn cho việc đào tạo QLVNCH có thể được tiến hành mà không lo việc đối phó với một cuộc tấn công của Việt Minh tràn qua vĩ tuyến 17. Chuyện không may trên quan điểm của kế hoạch này là các tranh cãi quan trọng gây hại - và cuối cùng đã làm hại – cho hoạt động chung Mỹ-Pháp tại Việt Nam.
Nổ trội trong số các bất đồng Mỹ - Pháp là sự miễn cưỡng của Pháp trong việc hỗ trợ Chính phủ Diệm và thái độ rõ ràng của Pháp nhằm tiến tới hoà giải với Cộng sản ở cả hai miền: Bắc và Nam Việt Nam phụ thuộc ở mức tối thiểu vào một thể hiện ban đầu và thuyết phục bởi sự "hỗ trợ hết mình" của người Pháp. 62/ Thật không những chỉ đặc biệt bực bội là không có "hỗ trợ hết mình" nào đến mà còn có những bằng chứng đáng kể có xu hướng hổ trợ cho niềm tin rằng người Pháp đã tích cực cố gắng lật đổ Diệm trong thời gian họ vẫn còn ở lại Việt Nam. 63/
Việc Pháp miễn cưỡng hỗ trợ Diệm, hoặc như Mỹ dự kiện, hay "bất kỳ chính phủ dân tộc" nào 64/ - được xem là phù hợp thái độ của họ đối với Cộng sản Bắc Viet Nam. Mặc dù Tướng Collins và Ely đã có một qua hệ thân mật tin cậy lẫn nhau, có bằng chứng đáng kể là Ely, trong một ý nghĩa nào đó, đã là nạn nhân của cấp trên của mình trong Chính phủ Pháp và các nhân viên dưới quyền của mình tại Việt Nam. Vì thế, trong khi Collins hầu như không bao giờ bày tỏ nghi ngờ những gì Ely nói với ông (và không bao giờ nghi ngờ về tính thanh liêm của Ely), thì chính trị nước Pháp ở cả hai cấp cao và cấp thấp, đặc biệt là dồn dập và dường như để hướng dẫn nhằm tới: bảo quản các doanh nghiệp và ảnh hưởng văn hóa của Pháp trong cả hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Phái Bộ cao cấp Pháp đến Hà Nội, phái bộ Sainteney, đặc biệt được xem như là những bằng chứng của việc ăn ở hai lòng của Pháp, mặc dù Tướng Ely, trong hồi ký của mình, chối bỏ là đã có việc ăn ở hai lòng như vậy. 65/ Những nghi ngờ về việc Pháp hỗ trợ cho các lực lượng giáo phái chống đối Chính phủ Diệm và những hoạt động của Pháp tham gia trong liên phái bộ Pháp-Mỹ về Đào Tạo Và Hướng Dẫn cũng phù hợp với chính sách bảo toàn quyên lợi của Pháp [ở Việt Nam].
Trong một thời gian, các nhà hoạch định chính sách Mỹ dã suy nghĩ nghiêm túc về viêc Mỹ sẽ tiến hành một mình mà không cần có người Pháp ở Việt Nam. Trong khi Hội nghị Washington trong tháng 9 năm 1954, phái đoàn đại biểu Pháp đã thảo luận ý định của họ là sẽ cắt giảm Quân Viễn Chinh Pháp còn đến mức 100.000 vào cuối năm 1955 và yêu cầu Mỹ giúp 330 triệu USD để giữ Quân Viễn Chinh Pháp ở mức đó, phản ứng trong số các nhà hoạch định chính sách Mỹ "là tiêu cực. Vào ngày 05 tháng mười một, sau những cân bằng các bên, có lẽ sẽ tốt hơn nếu Mỹ tiến hành một mình mà không cần sự hiện diện của Pháp ở Việt Nam, và nó đã được dự kiến rằng Mỹ không nên tiếp tục những hỗ trợ như họ [Pháp] đã yêu cầu, phải giới hạn sự đóng góp ở mức 100 triệu USD. Theo cái nhìn của họ, việc rút hoàn toàn Quân Viễn Chinh Pháp vào năm 1955 sẽ tạo ra một khoảng không mà chỉ có Việt Minh mới có thể trám đầy, làm cho QLVNCH "có thể không có khả năng đối phó ngay cả với lực lượng không chính quy của Việt Minh, ít nhất là trong thời gian đó. Hơn nữa, sự hợp tác của Pháp là thiết yếu cho sự thành công của bất kỳ dự án nào của Mỹ tại Việt Nam, và mọi quyết định hổ trợ cho Quân Viễn Chinh Pháp sẽ làm tổn hại đến sự hợp tác của Pháp.
Mặc dù Heath và Collins đã chiếm ưu thế và 100 triệu USD đã được phân bổ để hỗ trợ cho Quân Viễn Chinh Pháp trong năm 1955, Pháp đã được thông báo rằng có thể sẽ không có hỗ trợ gì thêm ngoài số tiền dự kiến cho thời gian đó. 67/ Pháp phản ứng bằng cách rõ ràng quyết liệt giảm Quân Viễn Chinh Pháp là sắp diễn ra – giảm còn 50,000 quân vào cuối năm 1955, và Bộ Ngoại Giao nhấn mạnh mặc dù việc giảm quân này đã dựa trên những cân nhắc mang tính tiền bạc, nhưng cũng có nhiều tình cảm của Pháp nhằm chuyển Quân Viễn Chinh Pháp sang Bắc Phi. Ở Việt Nam, rõ ràng là quân Pháp đang phục vụ cho các lợi ích của Thế Giới Tự Do, nếu Thế Giới Tự Do không muốn trả chi phí của họ: thì quân [Pháp] sẽ được gửi đến Bắc Phi, là nơi mà họ có thể phục vụ cho lợi ích của Pháp và Liên minh Pháp. 68/
Những áp lực được Diệm đưa ra cũng góp phần vào sự ra đi của người Pháp. Không che dấu tinh thần bài Pháp của mình, ông Diệm đòi hỏi Pháp rút hết Quân Viễn Chinh Pháp ra khỏi Việt Nam sớm từ đầu tháng 9 năm 1954, và vào tháng 3 năm 1955, Thủ Tướng Pháp Faure công bố Pháp sẽ rút Quân Viễn Chinh Pháp theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam. Đến tháng 10 năm 1955, Quân Viễn Chinh Pháp đã được giảm xuống còn 45.000 người, 69/ tháng 2 năm 1956, chỉ còn 15,000, 70/ và vào ngày 1 tháng 4 năm 1956, phần Quân Viễn Chinh Pháp còn lại rời Saigon và chỉ để lại sau lung một phái bộ nhỏ về đào tạo Không quân và Hải quân.
Với việc giải tán Bộ Tư Lệnh Tối Cao của Pháp ngày 23 tháng 4, chỉ còn lại là QLVNCH để bảo vệ miền Nam Việt Nam chống lại xâm lược từ miền Bắc, một sứ mạng mà Pháp đã dự kiến thực hiện.
4. Những áp lực gây ra bởi Chính phủ Diệm
Các áp lực thúc đẩy liên tục bởi Chính phủ Diệm lên Mỹ để có một lực lượng Quân đội Quốc gia Viet Nam lớn hơn so với mức mà Mỹ sẵn sàng hỗ trợ 71/ và trong những năm cấp bách xây dựng 1954 và 1955 đã theo định hướng tới một quân đội chính quy để chống lại cuộc xâm lược từ phía Bắc cũng như để lo cho an ninh nội bộ. Diệm chỉ muốn Quân Viễn Chinh Pháp được triển khai dọc theo vĩ tuyến 17 72/ Diệm cho rằng QLVNCH phải được lèo lái và tổ chức theo cách như vậy là chống lại bất kỳ cuộc xâm lược như vậy, mặc dù từ những ngày đầu tiên, lập luận các quan chức cao cấp của Việt Nam, gồm cả Tướng Minh, là việc thành lập tổ chức an ninh cơ sở hiệu quả ở nông thôn. Họ đã biết phải làm thế nào vì họ đã chiến đấu trong chiến tranh đã và bị thua trận. Diệm đã không có ý tưởng gì lúc đầu tiên. Trong khi chiến thuật của Việt Minh đã thay đổi từ chiến tranh tiêu hao [du kích] qua chiến tranh hủy diệt. Diệm thì lung tung. Ông trở lại với ý kiến dung hải và không quân là cần thiết và thậm chí bộ binh là không cần thiết. Sau đó, Diệm lại gắn kết tới việc phát triển pháo binh... Tới lúc Diệm mạnh dạn chấp nhận lời khuyên của các Tướng của mình, Hoa Kỳ đã bắt tay vào những kế hoạch quy mô để tổ chức quy mô lại các lực lượng bán quân sự mà Diệm đã thành lập một cách nửa vời, đang tàn úa nhưng những cây nho. 73/
5. Kinh nghiệm gần đây của U. S. ở Hàn Quốc.
Kinh nghiệm gần đây của U. S. ở Hàn Quốc gồm hai loại: một nỗ lực to lớn để chống lại cuộc xâm lược bởi một lực lượng lớn của quân chính quy Cộng sản trên một vĩ tuyến với một quân đội chính quy lớn chủ yếu gồm U. S. và quân đội "bản địa" do U.S. huấn luyện, và một nỗ lực rất nhỏ của Mỹ đã được dành chống chiến tranh du kích và một đoạn ngắn trong 291 trang sách về cuộc chiến tranh Triều Tiên của Tướng Matthew B.Ridgway 's viết lại:
... Vì vậy, dường như đây là thời điểm tốt [tháng 11 năm 1951] để lo cho thứ phiền toái liên tục này - sự tồn tại của nhiều nhóm du kích lớn tại Hàn Quốc, đặc biệt là ở miền núi phía Tây Bắc của Chinju, nơi họ đã làm nơi ẩn náu có hiệu quả sau khi Cộng sản rút lui. Van Fleet đã bổ nhiệm Trung tướng Paik CN Yup và hai sư đoàn Quân Đội Đại Hàn cho chiến dịch RATKILIER [Giết Chuột], để loại bỏ mối đe dọa tiềm năng nguy hiểm này cho chúng ta. Đến cuối tháng Giêng 1952 gần 20,000 chân đất – gồm kẻ cướp và quân du kích có tổ chức - đã giết hoặc bị bắt giữ và chuyện phiền hà này đã được kết thúc tốt. 74/
Qua kinh nghiệm của Hàn Quốc, chưa được hai năm cho tới thời điểm mà Tướng O'Daniel đảm nhận trách nhiệm đào tạo cho Quân đội Quốc gia Việt Nam, chuyện hầu như không có gì đáng ngạc nhiên khi sứ mạng quốc phòng, tuy hạn chế, vĩ tuyến 17 đã được hình dung ra cho quân đội Việt Nam kèm theo một nhiệm vụ hạn chế hơn là đạt được và duy trì an ninh nội bộ. Cũng đáng ngạc nhiên khi sứ mệnh cũ kia [ở Hàn Quốc] đã thống trị việc tổ chức và đào tạo cho QLVNCH.
E. Tình trạng của quân đội miền Nam Việt Nam ra sao?
Trong khi Mỹ vẫn đang còn trong quá trình lấy quyết định về trách nhiệm tổ chức và huấn luyện cho quân đội Viet Nam, NIE-63-7-5-4 báo cáo về tình trạng của quân đội này. Tài liệu liên quan đưa ra ước lượng mà không có lý do nào để nghi ngờ tính chính xác của nó hoặc được tin rằng ước tính đã phóng đại tầm quan trọng của nhiệm vụ mà Hoa Kỳ sẽ thực hiện:
23. Sức mạnh quân đội Quốc gia Việt Nam được ước tính có 170.000 quân chính quy và 10,000 lực lượng phụ trợ. Sức mạnh của hải và không quân là không đáng kể. Chính quy gồm 5 trung đoàn bộ binh, 152 tiểu đoàn chiến đấu, trong đó có 69 bộ binh, bộ binh nhẹ 61, 8 bảo vệ, 5 Nhảy Dù, 8 pháo binh và một tiểu đoàn thiết giáp trinh sát. Việc tập kếp [các lực lượng quân sự] quy định bởi Hiệp định Geneva làm cho nhiều đơn vị bị buộc phải rời khỏi quê nhà của họ lần đầu tiên, kết quả là một số lượng đáng kể đã đào ngũ kể từ ngày 01 tháng 6 (lên đến 25% tổng sức mạnh của quân đội). Một số phụ trợ và các lực lượng bán quân sự khác được xuất ngũ, ngoại trừ các lực lượng vũ trang của các giáo phái.
Các Tướng Lãnh Việt Nam đã quá tham gia trong các vấn đề chính trị nên đã bỏ bê yêu cầu hoạch định nhằm thúc đẩy sự tiến bộ đầy đủ cho an ninh nội bộ. Sự bỏ bê này đã nuôi dưỡng tinh thần bất phục tùng và vô trách nhiệm trong toàn Quân đội. Quân đội, trong một số trường hợp, đã không có khả năng chiếm và bình định được các vùng trước đây dưới sự kiểm soát của Việt Minh. Hầu như tất cả các đơn vị, đặc biệt là những người từ miền Bắc Việt Nam, đòi hỏi phải có thời gian để đào tạo chuyên sâu và tổ chức lại để mang lại sức mạnh và cải thiện hiệu quả của họ.
24. Tư vấn và hỗ trợ đào tạo được cung cấp bởi khoảng 4800 sĩ quan và hạ sĩ quan Pháp hiện đang phục vụ trong Phái đoàn Quân Sự Pháp ở Việt Nam. Số lượng này được tăng lên đến 6.000 vào cuối năm 1954. Những cá nhân này phục vụ trong vai trò chỉ huy, nhân sự và tư vấn cho Bộ Tổng Tham Mưu Việt Nam trong hệ thống chỉ huy lãnh thổ, và trong các cơ quan đào tạo.
25. Lý do chính cho sự không hiệu quả quân đội Quốc Gia Việt Nam là họ thiếu sĩ quan huấn luyện đầy đủ. Chỉ có khoảng một phần trăm được đào tạo một cách tổng tương đương với một sĩ quan tác chiến của quân đội Mỹ và hầu như không mộr ai có kinh nghiệm thể so sánh được [với Mỹ] về điều động nhân lực và chỉ huy. Rất ít các sĩ quan Việt Nam là có khả năng dù việc bổ nhiệm họ đã được biện minh bởi đào tạo và kinh nghiệm của họ, và thậm chí còn có thể ít người hơn có thể thực hiện trách nhiệm một cách đầy đủ ở vị trí cao hơn mà họ hiện đang nắm giữ. Nền tảng của họ là [đã quan] lệ thuộc vào lệnh chỉ huy của Pháp, và họ có xu hướng phụ thuộc nhiều vào các cố vấn Pháp, ngay cả khi họ đã có chức vụ, quyền hạn và trách nhiệm. Mảng này vẫn còn hoạt động dưới sự kiểm soát của Pháp và tiếp tục hoàn toàn phụ thuộc vào người Pháp về hậu cần và hỗ trợ.
26. Sự khiếm khuyết nghiêm trọng quân đội Quốc Gia miền Nam Việt Nam, và tổ chức và đào tạo không hiệu quả, thiếu các dịch vụ hậu cần và kỷ thuật, là liên quan đến việc thiếu lãnh đạo và xuất phát từ nguyên nhân cơ bản giống nhau, đó là Pháp đã không đào tạo và phát triển được các lãnh đạo có năng lực. Tình thế này chỉ có thể được giải quyết được qua một khoảng thời gian và chỉ nếu có sự tiến bộ sâu sắc và dần dần phát triển một tầng lớp sĩ quan có khả năng được khởi sự sớm.
28. Chúng ta có rất ít thông tin về tình trạng và sức mạnh của các lực lượng bán quân sự và cảnh sát...
29. Dự trữ nhân lực có thể huy động được của miền Nam Việt Nam được ước tính khoảng 1,5 triệu nam giới trong độ tuổi quân sự, khoảng 20% trong số đó không phải là dưới quân ngũ. Cộng thêm khoảng 10% có thể có thể được huy động lúc đầu mà không làm giảm bớt các hoạt động kinh tế cần thiết. Chính phủ Việt Nam gần như hoàn toàn phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài để có thể lo cho một lực lượng như thế.
30. Chính phủ Diệm đề xuất mở rộng quân đội đến 200.000 quân vào cuối năm 1954, và 225,000 đến cuối 1955. Cho tới thời gia đó [cuối 1955], quân đội có thể bao gồm 10 sư đoàn cộng với 60 tiểu đoàn địa phương quân. Chi phí để duy trì lực lược đó thông qua 1955 là vào khoảng 450 triệu US$ mà hầu hết chi phí đó là đến từ viện trợ của nước ngoài. Pháp đã ủng hộ đề xuất này như theo yêu cầu.... Đề nghị phát triển một Lực lượng Cảnh sát Quốc gia trực thuộc Bộ Nội Vụ đã bị hoãn lại để chờ kết quả của các cuộc thảo luận giữa Pháp - Việt - Hoa Kỳ,
31. Mặt khác, Mỹ đang xem xét việc giảm quân đội Việt Nam còn khoảng 80.000, bao gồm 3 sư đoàn chiến đấu nhẹ. Lực lượng giảm này sẽ có nhiệm vụ chủ yếu là lo cho an ninh nội bộ. Đối với một cuộc xâm lược quy mô lớn của Việt Minh, họ sẽ chỉ phục vụ như là một lực lượng để trì hoãn, chi phí duy trì lực lượng giảm ở mức độ đó đã được dự kiến ước tính khoảng $ 200 triệu USD mỗi năm. Chi phí này không kể những ước tính về quỷ tài chính, các quỹ kinh tế, quân sự và phương tiện truyền thông, cả thảy có thể tốn tổng cộng $150 triệu mỗi năm. 75/
Sau đó, một danh sách các vấn đề cần được xử lý gồm ít nhất là: kích thước và cấu trúc của lực lượng, các Tướng lãnh phải cách xa chính trị, vấn đề nhân sự, quy hoạch, chương trình an ninh nội bộ, quy hoạch một chiến lược nhằm trì hoãn cuộc xâm lược đến từ phía bắc, sửa chữa thần bất phục tùng và tinh thần thiếu trách nhiệm, thay thế chỉ huy Pháp; phát triển một tầng lớp sĩ quan tự lực cánh sinh, phát triển một khả năng hậu cần độc lập; phát triển các dịch vụ kỷ thuật xứng đáng, phát triển một hệ thống và chương trình đào tạo, học tập và đối phó với các vấn đề về các lực lượng quân sự bán bán quân sự và Cảnh sát, giải quyết vấn đề về Vệ Binh Quốc Gia [lực lượng Bảo An?].
F. Làm thế nào Mỹ có thể thay đổi tình trạng của quân đội Việt Nam?
Với các đề nghị của Tham Mưu Trưởng Liên Quân về sức mạnh quân sự của Đông Dương được gửi đến Bộ trưởng Quốc phòng ngày 22 Tháng Mười Một năm 1954, mức cao nhất cho các lực lương chính qui Việt Nam là 180.000 quân, 76/ với phản đối của Bộ trưởng Ngoại giao, sức mạnh như thế là "quá mức" với nhiệm vụ xây dựng và duy trì an ninh nội bộ, 77/ đặt các mục tiêu dài hạn với khoảng 88.000 quân. Hành động sớm nhất mà Mỹ làm đối với QLVNCH là dành cho việc giảm QLVNCH cho đến mức thấp này, trong khi sửa sai càng nhiều càng tốt những vấn đề được liệt kê ở trên.
Mặc dù vào giai đoạn này, MAAG chỉ được giao nhiệm vụ hỗ trợ để giúp Việt Nam có được một lực lượng có khả năng đạt và duy trì an ninh nội bộ, với nhiệm vụ thứ hai là đưa ra một kháng cự hạn chế chống lại tấn công dữ dội đến từ phía Bắc đã được phản ánh trong đề nghị của Tướng Collins vào ngày 15 tháng Mười Một. Khi đưa ra đề xuất một mức quân số là 88.000, Tướngng Collins tin rằng các sư đoàn chiến đấu [Việt] phải được đưa vào cơ cấu quân sự để giúp Quân Viễn Chinh Pháp chịu được các cú sốc của cuộc xâm lược nếu chiến tranh tái phát, nếu được gọi đến, họ sẽ được tăng cường cho các lưc lượng an ninh trong các hoạt động bình định. Tướng Collins cũng đã nói thêm là nếu QLVNCH bị giảm một nửa mà cùng lúc không tổ chức họ lại thành lực lượng chiến đấu mà chỉ dành họ để làm nhiệm vụ an ninh chắc chắc là sẽ gây tác động xấu đến tinh thần [chiến đấu] của quân đội Việt Nam. 78/
Theo đó, Tướng Collins đã đề nghị là Mỹ hỗ trợ cho môt lực lượng an ninh nhỏ, cân bằng bao gồm 13 trung đoàn và một RCT [Regiment combat team] nhảy dù dành cho mục đích an ninh nội bộ và lực lượng Hải-Lục-Không quân để trì hoãn bất kỳ cuộc xâm lược nào của Cộng sản cho đến khi hỗ trợ bên ngoài từ các cường quốc Manila đến. Một lực lượng hải quân và không quân nhỏ đã được đề nghị cho một định chế quốc phòng đầy đủ của Viet Nam. 79/
Ngày 17 tháng 11, Tham Mưu Trưởng Liên Quân chấp thuận đề nghị của Collins, tuy nhiên đã nhấn mạnh rằng chương trình này sẽ không bảo vệ được đầy đủ c’ac nước Đông Dương chống lại sự xâm lược từ bên ngoài khi các lực lượng Pháp rút lui. Với việc Việt Minh tăng cường kích thước và hiệu quả của các lực lượng của họ và không có một lực lượng nào được cam kết theo Hiệp ước Quốc phòng Đông Nam Á, chương trình dài hạn nói trên có thể không đáp ứng đủ được những gì hơn là việc truy cản hạn chế ban đầu chống một cuộc tấn công quân sự có tổ chức của Việt Minh. " 80/ Trong báo cáo ngày 20 tháng 1, Collins đề nghị mở rộng cơ cấu quân sự này: một cấu trúc dựa trên khái niệm một lực lượng tương đối nhỏ được đào tạo đúng đắn, được trang bị và lãnh đạo tốt có thể thực hiện những nhiệm vụ trên hửu quả hơn và với chi phí thấp so với một lực lượng lớn hơn nhưng không cân xứng với nguồn lực kinh tế và nhân sự của đất nước. " 81/
Lực lượng đặc nhiệm có trách nhiệm đảm bảo cho quân đội Việt Nam được đào tạo đúng đắn, được trang bị và được lãnh đạo chỉ huy tốt ban đầu do cơ quan Liên Lạc Hướng Dẫn Đào Tạo (TRIM), một tổ chức Pháp - Mỹ cùng làm dưới quyền của Tướng O'Daniel đứng đầu MAAG. Mặc dù biên bản hiểu biết giữa Collins và Ely chỉ có hiệu lực ngày 12 tháng Hai 1955, nhưng O'Daniel đã bắt đầu thực hiện thỏa thuận đó vào năm 1954 bằng cách tiến hành tổ chức TRIM, tất cả bao gồm cố vấn và huấn luyện viên Pháp và Mỹ với cán bộ cấp cao Pháp trong các đơn vị Việt Nam, cho mục đích này. 82/ Trong năm 1955, TRIM đích thân tổ chức hệ thống các quân trường, thiết lập chương trình đào tạo cán bộ, chuyên gia kiểu Mỹ và các nước khác, và làm giảm vấn đề rào cản ngôn ngữ. Nhiều thời gian và suy nghĩ dành cho kế hoạch đào tạo và tổ chức lại quân đội theo cấp sư đoàn chứ không ở cấp một tiểu đoàn nhưng TRIM đã thực hiện không nhiều việc này vào năm 1955 bởi vì QLVNCH được dùng vào việc chống lại các giáo phái và việc rút quân của Pháp xảy ra đều đặn vào năm đó. 83/
Xung đột tiếp tục với các lực lượng giáo phái, và việc rút quân cuối cùng của Quân Viễn Chinh Pháp, thiếu khả năng thực hiện việc giải ngũ có hiệu quả, mối quan tâm về quá tải kinh tế với các cựu chiến binh thất nghiệp (tiềm năng xử dụng cho các giáo phái và cho Cộng sản), và trên thực tế 88.000 quân số đã được xem là chỉ lớn hơn một chút so với một mình các lực lượng giáo phái đã đưa đến việc lãnh đạo Bộ Quốc Phòng Việt Nam (MOD) phản đối mức 88.000 quân năm 1954. Như một thỏa hiệp đầu tiên chủ tịch MAAG đề nghị là Mỹ đồng ý mục tiêu là 100.000 đến cuối năm 1955; cũng những lý do đó đã dẫn đến đề xuất của O'Daniel là Mỹ sẽ hỗ trợ một lực lượng 150.000 quân (cộng với 10,000 quân giáo phái) ngày 01 tháng Bảy 1954. 84/ CINCPAC và Đại sứ Reinhardt hoàn toàn ủng hộ đề nghị O'Daniel, và Tham Mưu Trưởng Liên Quân đề nghị chấp thuận sức mạnh cơ bảnnày. 85/ Sau khi Bộ Quốc Phòng phê duyệt, MAAG ngay lập tức bắt đầu lập kế hoạch cho việc tổ chức lại lực lượng Việt Nam “theo khái niệm Mỹ" 86/ và ở tầm cỡ mới được phê duyệt. Việc tổ chức và đào tạo lại một lực lượng gồm 4 sư đoàn chiến đấu, 6 sư đoàn khinh binh, 13 trung đoàn địa phương, 1 trung đoàn nhảy dù, và lực lượng hậu cần, một lực lượng không quân và một lực lượng hải quân với kích thước giới hạn, là công việc của MAAG cho đến khi tổ chức lại vào năm 1959. 87/
Để hoàn thành nhiệm vụ này, MAAG có một nhân lực tổng số 342 cán bộ và nhân viên, trong đó 220 đã được bổ nhiệm cho TRIM vào tháng Hai năm 1955. Với việc Pháp rút đội ngũ nhân viên đang tham gia vào việc xử lý các thiết bị với MDAP [Major Defense Acquisition Program], MAAG đã gặp khó khăn để giám sát và phân phối lại số khí tài này để đưa vào sử dụng. 88/ Vào đầu tháng Hai, trước khi người Pháp bắt đầu rút, O'Daniel báo cáo cần gấp hai lần số lượng nhân viên có thẩm quyền của MAAG để hoàn thành nhiệm vụ này 89/ Cả hai CINCPAC (Commander IN Chief PACific ) [Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương] và 0'Daniel đều lập luận chống lại giải thích của Bộ Ngoại giao về Điều 16 Hiệp định Giơ-ne-vơ cầm chân MAAG ở mức trần là 342 nhân viên và Tham Mưu Trưởng Liên Quân đề nghị "Bộ trưởng Quốc phòng thông báo với Hội Đồng An Ninh Quốc gia tính nghiêm trọng của tình hình Việt Nam, cơ quan yêu cầu nâng cao giới hạn ở mức 342, 90/ và Bộ trưởng Quốc phòng, khi chuyển tiếp các quan điểm bất đồng với Bộ Ngoại Giao, đã đồng tình với những người không đồng ý. 91/ Trước khi có trả lời của Bộ Ngoại Giao theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng, một nhóm công tác tính toán chi phí liên bộ trở về từ Việt Nam báo cáo vì sự giảm sút số nhân viên người Pháp trong công tác kiểm tra trong MDAP và nhiều kho bãi đã bị mất và kết quả là "khả năng các lực lượng hậu cần cho chiến trường trong trường hợp chiến tranh xảy ra lại vào giữa năm 1956, là hầu như hoàn toàn không tồn tại. " 92/
Ngày 03 tháng 2 năm 1956, Bộ Ngoại Giao nhượng bộ trong việc thành lập Sứ Mệnh Phục Hồi Tạm Thời Thiết Bị (TREM). 93/ Đến cuối 1956, nhóm này nhân viên quân sự gồm 350 người này đã làm dễ dàng rất nhiều việc thu hồi và tái phân phối các thiết bị MDAP, mặc dù họ không thuộc MAAG, họ cũng đã tổ chức cải tiến các dịch vụ hậu cần và đưa ra chương trình gấp rút nhằm đào tạo về hậu cần. Ngoài ra, TERM đã giúp cho MAAG khỏi phải lo nhiệm hậu cần, do vậy MAAG đã có thêm nhân viên để lo cho việc đào tạo. 94/ Sau đó, chương trình đào tạo của MAAG đã được "tăng tốc." 95/
Đà tăng này.... trong hướng đào tạo và tổ chức lại sao cho QLVNCH có thể tự mình lo đầy đủ vai trò thích hợp của mình trong việc bảo vệ chung cho Việt Nam như đã hình dung bởi MAAG từ năm 1955:
Tổ chức và nhiệm vụ của Quân đội Quốc gia, của Bảo An và Tự Vệ và phụ trợ, tất cả là để đảm bảo đầy đủ an ninh nội bộ cho Việt Nam Tự Do. Quân đội Quốc gia giữ trách nhiệm chung về an ninh nội bộ phù hợp với nhiệm vụ đã được giao. Sự phát triển của Bảo An và Tự Vệ là những tổ chức an ninh nội bộ có tính cách bổ sung, với danh nghĩa, là lo cho an ninh nội bộ, tăng cường và đồng thời khi cần thiết thay thế cho các đơn vị quân đội để đi dự huấn luyện chiến đấu cần thiết; từ đó làn tăng đáng kể tiềm năng của quân đội Việt Nam Tự Do để chống lại xâm lược từ bên ngoài phối hợp với các hoạt động du kích và phá hoại từ bên trong.
Bảo An..sẽ chịu trách nhiệm cho (a) thực thi pháp luật dân sự trong phạm vi cả nước ngoại trừ ở những thành phố có cảnh sát, (b) bổ sung cho các trung đoàn quân đội địa phương trong việc giữ gìn an ninh nội bộ, và (c) phục vụ cơ quan Điều tra của Việt Nam trong việc thu thập tin tức tình báo chống lật đổ. Bảo An sẽ sở hữu tính di động cần thiết để tập trung chống lại các hoạt động lật đổ mạnh mẽ, tiếp sức cho các Tiểu Đoàn địa phương quân.
Không phải quân đội, cũng không lực lượng Bảo An sẽ có đủ sức mạnh cần thiết, có sự dàn trải và quen thuộc đường đi nước bước để cung cấp bảo vệ chống các hoạt động lật đổ rộng rãi rải rác và rất nhiều (khoảng 6,000) làng xã mà cán bộ Việt Minh và các giáo phái bất đồng chính kiến đang có mặt. Quân tự vệ, từng đơn vị gồm 10 người có vũ tang hoạt động trong mỗi làng với yêu cầu cần thiết là tìm ra và loại bỏ những hoạt đông phái hoại hiên có hay tiềm năng. Quân... tự vệ và quân đội… sẽ nằm chung trong một hệ thống chỉ huy.... có phối hợp chặt chẽ quân tự vệ và các đơn vị Cảnh sát dân sự ở tầng thấp hơn. 96/
Không có khái niệm bảo vệ cho Việt Nam Tự Do nào có thể rõ ràng hơn: "để chống lại sự xâm lăng vũ trang từ bên ngoài" quân độichính quy sẽ chỉ huy (hoặc phối hợp chặt chẽ với) những lực lượng không chính quy, là lực lượng có khả năng làm cho quân đội được rảnh tay mà thực hiện vai trò quân đội của ho. Tuy nhiên, thật không may, một số khái niệm này có thể đã không được - và dưới cái nhìn về "tính linh hoạt đã được chứng minh của Việt Cộng và Bắc Việt – xem rõ ràng là một khái niệm hoàn toàn lành mạnh, nó không bao giờ được thực hiện thành công. QLVNCH, dần dần biến đổi thành Quân Lực VNCH, đã được tổ chức và đào tạo theo kiểu Mỹ (ít nhất là trong quan điểm của những người làm công tác đào tạo và báo cáo về sự tiến bộ của họ) 97/ và vào cuối năm 1958, MAAG đã có thể tuyên bố "tư thế chiến đấu của lực lượng vũ trang Việt Nam đã được cải thiện đến mức đáng kể mấy năm gần đây. Năm 1958, quân đội Việt Nam so với quân đội khác ở Đông Nam Á, đã đạt đến một mức tương đối cao về hiệu quả chiến trận... " 98/ Nhưng lực lượng Bảo An và quân tự vệ không bao giờ đạt được giai đoạn phát triển mà lúc đó họ có thể gánh vác bớt cho quân đội các nhiệm vụ an ninh nội bộ việc mà từ đó chính họ được tổ chức, đào tạo, trang bị mới đây để thích hợp với.
Tối đa mà chúng tôi có thể phân tích trên cơ sở những thông tin sẵn có, việc đào tạo tại Việt Nam là tập trung đến mức có thể theo hình mẫu của Mỹ. Việc thiếu nhân viên và sự chống đối của Chính phủ Việt Nam ngăn không nhận các cố vấn Mỹ đến mức độ thấp hơn cấp lữ đoàn Nhảy Dù cho đến năm 1961, mặc dù nhu cầu về cố vấn ở các cấp thấp hơn đã được rõ ràng công nhận. 99/ Phương pháp đào tạo, theo như đánh giá cao nhất, là theo tiêu chuẩn tối thiểu phương pháp Mỹ thích nghi với bối cảnh của Việt Nam; chu kỳ đào tạo tiêu chuẩn tương tự như Mỹ đã được sử dụng trong các chương trình; đào tạo tập trung sâu xử dụng các tài liệu dịch [ra tiếng Việt] của Mỹ và những bộ phim trong lĩnh vực đào tạo và những tài liệu hướng dẫn sử dụng. Mở rộng đào tạo cán bộ Việt Nam tại Mỹ đã được tiến hành. Các đơn vị chiến đấu và hỗ trợ, đặc biệt là các đơn vị hậu cần, đều được hưởng các phương pháp và qui trình làm việc của Mỹ. Trang thiết bị (bao gồm cả thiết bị cá nhân) phản ánh mọi thứ như Mỹ, nếu không phải là chất lượng. Và cách tổ chức giống Mỹ đã trở thành thực hiện đầy đủ khi mà, vào năm 1959, những biến động bắt đầu khởi bởi Tướng 0'Daniel trong chiến tranh Đông Dương được nở hoa đầy đủ của việc tổ chức lại quân đội Việt Nam với một Tổng Hành Dinh chung, Bộ Chỉ Huy Hành Quân (Field Command), sáu Bộ Tư Lệnh Quân khu chính, hai Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn và Quân đoàn, một Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn Tạm, và bảy Sư đoàn tiêu chuẩn với mỗi Sư đoàn có 10,500 người. Năm 1959, các lực lượng này được đánh giá là đủ mạnh để có thể bảo đảm an ninh nội bộ và tổ chức được những kháng cự hạn chế đầu tiên chống lại bất kỳ sự xâm lăng mới nào từ miền Bắc. 100/
Mặc dù với tất cả những tiến bộ này, tuy nhiên, vào năm 1959 báo cáo của MAAG cho thấy có nhiều vấn đề và kiếm khuyết như đã từng thấy trong QLVNCH vào năm 1954 vẫn còn được thấy trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào năm 1959: 101/ mặc dù kích thước của lực lượng đã được giải quyết như đã thừa nhận, nó vẫn còn là một vấn đề rắc rối nhất là đối với Chính phủ Việt Nam luôn luôn mong muốn có một lực lượng lớn hơn, cấu trúc lực lượng vẫn chưa rõ ràng, đặc biệt lien quan đến chỉ huy và và kiểm soát, như cú đảo chánh hụt năm 1960 đã cho thấy, là các sĩ quan cao cấp vẫn còn hoạt động chính trị, 102/ kế hoạch về an ninh nội bộ dựa rất nhiều vào khả năng hầu như không tồn tại của lược lượng Bảo An và quân tự vệ.
Việc sửa chữa tinh thần bất phục tùng và vô trách nhiệm không hoàn thành, ở mức thấp hay mức độ cao như đã thấy(theo "cú [đảo chánh]"), 103/ các chỉ huy Pháp đã được thay thế, nhưng nói chung sĩ quan Việt Nam cũng ít thích nghi với vai trò của họ, một tầng lớp sĩ quan có tự lực tự cường vẫn còn là một cái nhìn về tương lai, cũng giống như các đơn vị độc lập có khả năng đầy đủ về hậu cần và kỹ thuật, và mặc dù đã có những gì đó được rút tỉa trong các vấn đề của lực lượng bán quân sự và lực lượng Cảnh Sát, vẫn không có gì được thực hiện để đối phó với chúng một cách đầy đủ nhằm cung cấp một an ninh nội bộ thật sự.
Trên thực tế, đã có một số quan điểm về vai trò và nhiệm vụ của các lực lượng bán quân sự. Đại Học Michigan State University, nhóm tư vấn theo hợp đồng với USOM Vietnarn cung cấp tư vấn và hướng dẫn về việc phát triển các lực lượng bán quân sự (Civil Guard), xem tổ chức này như là cảnh sát quốc gia, dân sự trong tính cách và chức năng, trang bị nhẹ nhưng đầy đủ, được giao phó thẩm quyền đầy đủ và được đào tạo để thực thi tất cả các Luật, kiểm soát lật đổ, và thu thập dữ liệu tình báo trong khu vực không được bảo vệ bởi cảnh sát thành phố, giữ mối quan hệ chặt chẽ với nhân dân trong khu vực nông thôn dân số với những căn cứ cố định trong khu vực các các làng đã được bình định. 104/ Diệm dự kiến lực lượng bán quân sự là một tổ chức quân sự rộng lớn và mạnh mẽ chịu trách nhiệm với ông thông qua các tỉnh trưởng bổ nhiệm bởi ông – để chống lại với quân đội trong cuộc đấu tranh quyền lực -- mà cũng bảo vệ được tỉnh qua tính di động các đồn bót an ninh nằm bên ngoài các làng ấp. Với quan điểm này, Diệm đã chuyển các lực lượng bán quân sự từ Bộ Nội Vụ sang Tổng thống vào năm 1956. MAAG Mỹ cũng xem các lực lượng bán quân sự cũng như Diệm - không, tất nhiên, mục đích các lực lượng bán quân sự không phải là để chống đảo chánh – mà là một lực lượng di động chống lật đổ, một món thuốc hỗ trợ cho quân đội để giảm bớt cho họ nhiệm vụ giữ gìn an ninh nội bộ, được rộng tay để lo chuyện tìm cách chống lại các mối đe dọa từ miền Bắc. 105/ Tính đến cuối năm 1956, các lực lượng bán quân sự được đào tạo tại quân trường Quang Trung để hỗ trợ cho quân đội trong những trường hợp bị khủng hoảng hoặc bị công khai tấn công, 106/ vào cuối năm 1957, họ đã tiến hành các hoạt động chung với Quân Lực VNCH trong những khu vực chưa được bình định. 107/
Nhóm Tư Vấn Đại Học Michigan, trong một báo cáo năm 1956, 108/ đã vạch ra sự tồn tại những vấn đề có liên quan đến nhiều cơ các cơ quan thi hành pháp luật của Việt Nam, bao gồm cả các lực lượng bán quân sự, và đưa ra nhiều khuyến cáo sâu rộng, một số trong đó đã được tái khẳng định trong Kế hoạch Chống Nổi Dậy năm 1960. 109/ Việc tái xác định lại đã hỗ trợ cho giả thuyết là chỉ có ít các khuyến nghị của Nhóm Tư Vấn Đại Học Michigan đã được thực thi một cách có hiệu quả trong những năm can thiệp.
Tháng Bảy năm 1957, Chính phủ Việt Nam yêu cầu các thiết bị nặng trị giá $60 triệu USD cho CG, trước đây chỉ được trang bị với những vũ khí thặng dư không phải của Mỹ mà quân đội không dùng. MAAG và MSU đề xuất $ 14 - 18 triệu thiết bị nhẹ hơn, vào năm 1958, một thỏa hiệp đã đạt được, với mục tiêu chỉ $ 14 triệu bao nhưng gồm thêm một số thiết bị nặng sẽ được phân phát trong khoảng thời gian 4 năm với sự hiểu biết rằng CG sẽ được tổ chức lại thành một hoạt động dân sự do Bộ Nội Vụ quản lý và theo đường lối mà các cố vấn Mỹ đề xuất. 110/ Tuy nhiên, không nhiều biến chuyển đã được thực hiện trong việc thay đổi CG, mặc dù Mỹ đã thúc đẩy, kết quả là 14 triệu đã bị giữ lại trong gần hết hai năm đầu. Tháng 1 năm 1959, Diệm đồng ý chuyển CG qua cho Bộ Trưởng Bộ Nội vụ, và U. S.đồng ý tiến hành chương trình viện trợ. Phòng An Ninh Công Cộng mới của USOM chịu trách nhiệm huấn luyện CG vào tháng Sáu, nhưng bế tắc trên các khái niệm về CG vẫn tiếp tục cho đến tháng 12 năm 1960, khi Diệm, bị thúc hối bởi MAAG, đồng ý chuyển giao CG cho Bộ Quốc Phòng. 101/
Tự Vệ Đoàn (SDC: Seft Defense Corps), giống như CG được trang bị với những vũ khí thặng dư không phải của Mỹ mà quân đội không dùng. Được thành lập bởi Diệm như là một phần của Bộ Quốc Phòng, Tự Vệ Đoàn nhận được hỗ trợ của Mỹ từ khi thành lập được trợ cấp $6 triệu USD mỗi năm dưới hình thức tiền lương. Tất cả các báo cáo đều cho rằng Tự Vệ Đoàn thậm chí còn tồi tệ hơn CG. Cuộc tranh cãi đã nhấn chìm cả hai cách tổ chức trong năm năm để sản xuất ra hai đơn vị bán quân sự mà khả năng đầy đủ để giúp cho quân đội được rảnh tay để "chiến đấu" là quá xa vời. Đó chỉ là những tổ chức loạng choạng, trang bị không đầy đủ, huấn luyện kém, lãnh đạo kém và...ngay cả khi so sánh với Quân Lực VNCH. 112/
Theo tài liệu "Nghiên cứu về các khía cạnh của Quân đội trong Chương Trình Hỗ Trợ Quân Sự Tại Việt Nam" của Bộ Chỉ Huy Quân Đội và Trường Tham Mưu Cao Cấp, được xuất bản vào năm 1960, 113/ "Các lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng Hòa đang suy tính về việc tấn công và tiến về Hà Nội. Trưởng MAAG, và các trợ lý chính của mình, là những người có tiếp xúc trực tiếp với Bộ Tư lệnh Tối Cao [Quân Đội] Việt Nam, cần phải liên tục cảnh giác để phát hiện suy tính này và bất kỳ bằng chứng nào, cũng như những hậu quả của một hành động quá sớm như vậy, không chỉ số lượng của lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam đã kém hơn, nhưng cũng [so với] với toàn bộ khu vực và có thể là cả thế giới, có thể trở thành nghiêm trọng nhất "Với những khiếm khuyết còn tồn tại trong 7 sư đoàn chính quy tiêu chuẩn phải lo chiến đấu, và tình trạng của các lực lượng bán quân sự, các tác giả của nghiên cứu này đã được khuyên nên thêm, trong ngoặc đơn và có lẽ là đầy mơ ước: "(thống nhất bằng phương cách hòa bình là điều để hy vọng đến...)"
G. Liệu kết quả của hỗ trợ Hoa Kỳ thông qua 1960 đã tạo ra một Quân Lực Việt Nam theo hình ảnh của quân đội Mỹ?
Trong khi có thể nói không sai khi khẳng định rằng Mỹ đã tạo ra một "hình ảnh phản chiếu” đầy đủ về mình [khi xây dựng và đào tạo] các định chế quốc phòng của Việt Nam, từ việc xem xét nhiệm vụ, chiến lược, chiến thuật, tổ chức, chính sách nhân lực, trang thiết bị và đào tạo. Quân đội Việt Nam đã được thành lập với những nỗ lực có ý thức và vô ý thức của Mỹ chú tâm vào một lực lượng quân sự truyền thống (mà quên đi các lực lượng bán quân sự) ", những nổ lực bị chi phối bởi các khái niệm về chiến tranh quy ước cho phép sử dụng sức mạnh vượt trội về vũ khí và công nghệ của phương Tây để chống lại một sức mạnh du kích làm mũi nhọn [tấn công] để [dọn đường] một lực đẩy lớn hơn của miền Bắc Việt Nam, " 114/
Tiến triển của nhiệm vụ của QLVNCH đã được mô tả. Thực tế việc giao phó một nhiệm vụ kép cho QLVNCH đã nhanh chóng dẫn đến việc hình thành một quân đội chính quy chủ yếu được thiết kế để đối phó với mối đe dọa xâm lược công khai từ miền Bắc, chống lại các mối đe dọa nội bộ - thường là những trường hợp như vậy - đã được hạ cấp xuống tình trạng "có ít khả năng được bao gồm trong [nhiệm vụ] của các lực lượng chính quy." 115/
2. Chiến lược của một định chế quân sự chính quy đã được định nghĩa sớm từ năm 1956 như là:
phòng thủ trong bản chất và tham gia vào những hành động trì hoãn để chống lại sự xâm lược từ bên ngoài giữ càng nhiều vùng đất càng tốt và giữ lại các thực thể chiến lược quan trọng, khu vực Sài Gòn, cầm cự đủ thời gian và có hiệu quả để các lực lượng quân sự nước ngoài đến hổ trợ, cần thiết để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia... Chiến lược phòng thủ này phải gồm cả việc xem xét không chỉ các mối đe dọa của kẻ địch dưới các hình thức xâm lược quân sự công khai từ bên ngoài biên giới, mà đến cả chiến tranh du kích rộng lớn riêng rẽ hay có phối hợp và các hoạt động bí mật thực hiện bởi các nhóm bản địa bất đồng chính kiến hoặc các cán bộ quân sự và chính trị nước ngoài đã có mặt hay thâm nhập vào trong nước, 116/
Mối đe dọa sau đã bị chống lại bởi các trung đoàn địa phương vào năm 1956, các trung đoàn này đã bị bãi bỏ vào năm 1959, với sự ra đời của lực lượng 7 sư đoàn tiêu chuẩn, vì thế, trên mức độ chiến lược, các lực lượng chính qui đã phản ánh chiến lược phát triển của Mỹ ở Hàn Quốc và ở những nơi khác.
3. Ở cấp độ chiến thuật các lực lượng Việt Nam cũng phản ánh học thuyết tiêu chuẩn Mỹ - với một trường hợp ngoại lệ có thể có, đó là "việc bình định",
Vì vậy, với học thuyết chiến thuật mà lẽ đã nổi lên trong hiện tại [1956] giai đoạn tổ chức lại và đào tạo dường như phản ánh qua các đơn vị tương đối nhỏ, với loại hình hoạt động bộ binh theo kiểu Pháp; tính năng di động của bộ binh của các lực lượng hiện tại chịu ảnh hưởng bởi việc tăng cường hỏa lực; một khả năng hoạt động phối hợp cấp sư đoàn và cuối cùng là cấp quân đoàn, và việc gia tăng các dịch vụ và hỗ trợ hậu cần cho một lực lượng mà cơ bản là loại hình bộ binh. Tính di động và hỏa lực của bộ binh sẽ có tính quyết định về việc sử dụng các chiến thuật bộ binh cơ bản... VNA sẽ vận dụng một học thuyết chiến thuật di động cao đặc trưng bởi sự chuyển vận và sự vận động tối đa của lực lượng chính kèm với chính với phục kích và gài mìn mở rộng. 117/
Bằng chứng vượt trội lượm lặt từ kinh nghiệm chống Việt Cộng của QLVNCH đã hỗ trợ cho giả thuyết rằng chiến thuật QLVNCH, chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố được liệt kê ở trên, nhanh chóng phát triển với các hoạt động quy mô tương đối lớn, phụ thuộc nhiều vào việc gia tăng tiền hỏa lực hỗ trợ bao gồm cả pháo binh và không quân, và tránh xa "những hoạt động tương đối nhỏ của các đơn vị thuộc loại hình bộ binh," một lần nữa phản ánh các thực hành của Mỹ, nếu không là học thuyết của Mỹ, trong việc chống lại xâm lược quy mô lớn.
Khái niệm và chiến thuật của nhiệm vụ bình định, không giống như việc chống xâm lược, các yêu cầu đặc biệt tập trung vào các phương pháp chuyên biệt để đối phó với dân chúng địa phương cũng như chống lại quân nổi dậy. Vì vậy, Phái Bộ Quân Sự Sài Gòn đã báo cáo rằng, như kết quả của những nỗ lực giảng dạy của họ,
Quân đội cư xử lịch sự. Họ đã xây dựng một trường học và tổ chức các lớp học cho cả trẻ em và người lớn, với như giáo viên là các tình nguyện viên quân đội, họ đã giúp xây dựng lại ngôi chợ và nhà thờ, họ thực hiện c’ac hoạt động tuần tra và họ đã đặt hộp thơ có khóa để nhận thông tin và những đề xuất từ dân chúng. Họ đã đáp ứng với sự đãi ngộ. Trong một vài ngày, họ bắt đầu tỏ ra thân thiện với quân đội (một cái gì đó thường được dành riêng cho quân đội Cộng sản ở các nước châu Á). Sau một cuộc tấn công bằng lựu đạn bởi Việt Minh vào ngôi chợ, thông tin về tên và chỗ ở của cán bộ Việt Minh đã bắt đầu được nhân dân tuồn cho quân đội. 118/
Mặc dù với khởi đầu có vẻ tốt đẹp này, báo cáo quốc gia của MAAG từ năm 1955 đến 1959 đã im lặng về chủ đề đào tạo cho bình định, mặc dù là Hoạt Động An Ninh Quốc Gia, tên gọi về chương trình bình định vào thời gian đó, thực sự đang xảy ra. Đây là một dấu hiệu hợp lý tốt cho thấy việc tập hợp các khái niệm và chiến thuật quan trọng như thế nào đối với các quanh chức của MAAG. 118/ Trong thực tế, câu chuyện là hoàn toàn ngược lại: báo cáo của MAAG liên tục phàn nàn về sự chuyển hướng của quân đội Việt Nam từ việc đào tạo các đơn vị đã trở thành bình định, mà không đưa ra rằng việc đào tạo chuyên ngành các chiến thuật của nhiệm vụ này có thể có ích. 119/ Cái suy luận rõ ràng là tính chính thống của học thuyết chiến thuật của Hoa Kỳ chiếm ưu thế.
4. Tổ chức các định chế quốc phòng [quân đội] nói chung phản ánh cáct tổ chứa của Mỹ cho đến nay là khả thi để thuyết phục chính phủ Diệm áp dụng chúng. 130/ Những bằng chứng sẵn có cho thấy rằng một sư đoàn tiêu chuẩn Quân Lực VNCH năm 1959 đã được sao chép mô hình của quân đội Mỹ vào năm 1956 với qui mô nhỏ hơn, và không có thiết giáp, không quân và ban nhạc cơ hửu riêng. Mỗi sư đoàn tiêu chuẩn Quân Đội VNCH đã có 10.450 người được tổ chức thành ba trung đoàn, mỗi trung đoàn có khả năng hoạt động độc lập và có thể được chia thành các lực lượng đặc nhiệm có kích thước cấp đại đội. Mỗi sư đoàn có hai tiểu đoàn pháo binh được trang bị với đại bác 105 ly và súng cối 4.2 inches (106 mm), 1 tiểu đoàn công binh, và các đại đội hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần. Bảy sư đoàn chia thành hai quân đoàn. Ngoài ra còn có bốn tiểu đoàn thiết giáp, một lữ đoàn nhảy dù, một nhóm Thủy Quân Lục Chiến, một lực lượng không quân với phi đội ném bom chiến đấu, hai phi đội vận tải c-47, hai phi đội máy bay quan sát nhẹ, và 1 phi đội máy bay trực thăng 121/
Năm 1964,Trung tướng Samuel T. Williams (trưởng MAAG Việt Nam 1955 - 60) trong một cuộc phỏng vấn đã được hỏi liệu MAAG đã tạo ra một sư đoàn Việt Nam như hình ảnh của một sư đoàn Mỹ. Phản chối kịch liệt của ông gồm câu phát biểu "Trên thực tế, đã có chút giống nhau giữa các sư đoàn miền Nam Việt Nam qua thời gian tồn tại của họ trước đó [1959] hay lúc này [1964] 122/ Tuy nhiên, kiểm tra các bảng và con số sau đây cho thấy rằng có những tương đồng hơn là sự khác biệt trong cấu trúc tổng thể của hai tổ chức. Tất cả các dịch vụ kỹ thuật đã được tìm thấy trong các sư đoàn QLVNCH 1959, mặc dù ở cường độ có phần giảm trong một số trường hợp, pháo binh của sư đoàn bằng 50% của sư đoàn Mỹ và được tập trung vào các tiểu đoàn pháo 105 mm với một ít vũ khí 155 mm, 8-inch và 763 mm. Ngoài tiểu đoàn pháo 105 rnm, sư đoàn còn có một tiểu đoàn súng cối 4,2-inch. Về vận động, các trung đoàn của Mỹ và sư đoàn của ARVN, có sức mạnh bằng nhau. Cả hai trung đoàn [Mỹ, ARVN] đều có một đại đội sung cối. Có nhiều trung đoàn trong một sư đoàn Mỹ (5) hơn với một sư đoàn Quân Lực VNCH (3) và các trung đoàn Mỹ được chia thành đại đội tác chiến (4 cho mỗi trung đoàn). Sư đoàn ARVN còn một cấp tiểu đoàn nằm ở giữa. Trong lĩnh vực này năm 1959, sư đoàn ARVN giống khít khao như Trung Đoàn [theo mô hình] 7-11R nằm trong sư đoàn [theo mô hình] 7R của Quân đội Mỹ (1955). Loại trung đoàn này là nặng hơn cả loại Trung đoàn 7-11T của ROCID và loại Trung Đoàn của ARVN năm 1959 và rõ ràng có khả năng hoạt động bền vững hơn, vì nó có các đơn vị hỗ trợ hữu cơ gắn liền với nó bao gồm cả một đại đội xe tăng. Một trung đoàn tương tự (7-11R) không có các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật được xem như có thể linh động cung cấp cho sư đoàn các hoạt động với các lực lượng với bất cứ kích thước nào, một mục tiêu đã được các tác giả việc tổ chức lại sư đoàn VNCH đã nêu ra. 123/ Vì vậy, trong khi những lời buộc tội [ARVN là] hình ảnh phản chiếu [của quân đội Mỹ] là không hoàn toàn chính xác, cũng không phải có từ chối rằng không có sự tương đồng giữa các sư đoàn Mỹ và ARVN. Các bằng chứng hiện có cho thấy rõ kế hoạch chi tiết cho việc sắp xếp, tổ chức lại Sư Đoàn 1959 đã được tìm thấy trong các TOE [table of organization and equipment của Quân đội Mỹ.
5. Chính sách nhân lực tại Việt Nam vào cuối những năm 1950 kết quả là đã phân bổ các nhân viên tốt nhất cho các lực lượng vũ trang tại Việt Nam.
Hướng một nhân lực hợp lý đã không được đề xuất bởi các cố vấn Mỹ và đã có những tin tưởng sai lầm vượt quá khả năng tổ chức của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, tất cả các sinh viên tốt nghiệp chuyên môn trẻ tuổi đều phải gia nhập vào quân đội. Quân đội sau đó đã kiểm soát hầu hết nhân lực làm việc và đã gây ra việc thiếu nhân lực dân sự vì họ đã bị cưỡng bách nhập ngũ. 124/
Yêu cầu vô độ về nhân sự "tốt nhất" để xây dựng tầng lớp sĩ quan một phần phản ánh các yêu cầu của cấu trúc xã hội của Nam Việt Nam, trong bất kỳ trường hợp nào, nó rất gần với quan điểm truyền thống của Mỹ về tầng lớp sĩ quan hơn là quan điểm của Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, và phản ánh quan điểm cho rằng đàn ông có học phải được trưng dụng để quản lý một phức hợp quân đội hiện đại.
-DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN TRANH
-HOA KỲ HUẤN LUYỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CÔNG HÒA
1954 – 1959
-Nguyễn Quốc Vĩ dịch: (P4)
Tóm Lược
"Hà Nội được sơ tán vào ngày 9 tháng Mười [1954]. Nhóm [liên lạc của Mỹ] cùng rời đi với toán quân Pháp cuối cùng, ho đã xao xuyến bởi những gì mà họ nhìn thấy về hiệu năng nghiệt ngã của Việt Minh khi vào tiếp quản, sự tương phản giữa cái im lặng của quân chiến thắng Việt Minh trong những đôi giày vải và tiếng kêu lách cách của khí cụ mà quân Pháp được trang bị tốt mà chiến thuật và trang thiết bị phương Tây đã không chống lại được chiến dịch quân sự-chính trị-kinh tế của cộng sản. " 1/
Cho đến năm 1960, Việt Nam là một trong những nước nhận viện trợ kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới: không kể NATO, xếp hạng thứ ba nhận hỗ trợ, và xếp hạng thứ 7 trên toàn thế giới. Nhóm Tư vấn Hỗ trợ Quân sự Mỹ, Việt Nam (MAAG: Military Assistance Advisory Group, Vietnam), là phái bộ quân đội duy nhất được chỉ huy bởi một trung tướng, [cũng là] phái bộ viện trợ kinh tế tại Việt Nam là lớn nhất so với bất cứ đâu. Trong những năm 1955 thông qua 1960, hơn 2 tỷ USD viện trợ đã đổ vào Việt Nam, và hơn 80% hỗ trợ đó đã hướng tới việc cung cấp an ninh cho Chính phủ Việt Nam. Tuy nhiên, vào năm 1960 các Tham Mưu Trưởng Liên Quân xác định rằng các lực lượng vũ trang của Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) không được đào tạo và tổ chức đầy đủ và MAAG chỉ đạo hành động khẩn cấp để cải thiện khả năng chống du kích của họ. 2/
Như vậy, mặc dù chi phí viện trợ của Hoa Kỳ đầu tư cho Việt Nam trong giai đoạn 1954-1960 là lớn, nhưng rất ít đã được thực hiện theo hướng xây dựng được một lực lượng Nam Việt Nam thành một công cụ phù hợp để đối phó với "chiến dịch quân sự-chính trị-kinh tế" của cộng sản nhằm lật đổ Chính phủ Việt Nam.
Vấn đề chủ yếu để xem xét ở đây là vai trò và hiệu quả của tư vấn và hỗ trợ của Mỹ cung cấp cho các lực lượng vũ trang của Chính phủ Việt Nam trước năm 1960.
Mục tiêu chủ yếu là sự giúp đỡ của nước Mỹ cho Quân đội Quốc gia Việt Nam - sau đó được gọi là QLVNCH [Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa] - mặc dù kế hoạch và hỗ trợ cho một lực lượng Bảo An và Nhân dân Tự vệ cũng được xem xét.
Những câu hỏi kế tiếp bao gồm:
- Tại sao Mỹ phải lo việc đào tạo cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa?
- Quyết định này sẽ được thực hiện như thế nào?
- Mối đe dọa đối với miền Nam Việt Nam là gì?
- Nhiệm vụ của quân đội miền Nam Việt Nam là gì?
- Tình trạng quân đội miền Nam Việt Nam ra sao?
- Làm thế nào Hoa Kỳ thay đổi được tình trạng này?
- Liệu kết quả của hỗ trợ Hoa Kỳ đến năm 1960 đã tạo ra một quân đội miền Nam Việt Nam giống như quân đội Hoa Kỳ?
Kết luận chính là nỗ lực của Mỹ trong giai đoạn 1954-1959 đã không thành công để tạo dựng một lực lượng chống nổi dậy có hiệu quả ở Việt Nam do những nhận thức lúc đó và những phản ứng đối với các mối đe dọa, do ước tính phóng đại các giá trị và cái “đáng làm” theo tiêu chuẩn của quân đội Mỹ trong việc đối phó với các mối đe dọa đó, do thiếu kỹ thuật thương lượng với Chính phủ Việt Nam, và do việc phân mảnh và những bất cập khác trong hệ thống xác định và quản lý một chương trình tổng thể về hỗ trợ Mỹ có hiệu quả cho Việt Nam.
Những nỗ lực của Mỹ trong giai đoạn 1954-1960 để tạo dựng ra một định chế quốc phòng Việt Nam có hiệu năng - và đặc biệt là một quân đội quốc gia có hiệu năng – đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi những yếu tố sau:
-- Lý do để Mỹ tiến hành đào tạo các lực lượng vũ trang Việt Nam có nguồn gốc ở chỗ Mỹ không chỉ mong muốn ngăn chận cộng sản và bảo vệ tự do cho miền Nam Việt Nam, mà còn ở chỗ Mỹ bất mãn và thất vọng với chính sách của quân đội Pháp trong Chiến tranh Đông Dương. Mong muốn mạnh mẽ để sửa chữa những sai lầm của Pháp đã phát sinh ra những bận tâm đáng kể nặng tính quan liêu cộng với những nhận thức không đúng về những thiếu sót của Pháp, từ đó đã đánh giá thấp những vấn đề người Pháp phải vượt qua - bao gồm cả những chia rẽ nội bộ và sự miễn cưỡng của chính phủ - trong việc phát triển một đội quân có hiệu năng cho Việt Nam, và đã sửa chữa quá mức những sai lầm của Pháp bằng việc tạo ra một lực lượng quân sự chính quy truyền thống. Rằng quân đội Việt Nam phải được tổ chức thành những sư đoàn – chuyện mà Hoa Kỳ đã rất thường xuyên và không thành công kêu gọi người Pháp làm – [tổ chức như thế] sẽ có khả năng tốt để chống lại các sư đoàn của Việt Minh ở đồng bằng sông Hồng năm 1954, hoặc có lẽ là chống lại được các đơn vị cộng sản có [sức mạnh ở] mức tương đương ở mức năm 1954, vượt qua vĩ tuyến 17. Nhưng cuộc chiến tranh Đông Dương của Pháp đã kết thúc, hoàn cảnh đã thay đổi hoàn toàn.
-- Quyết định đào tạo quân đội miền Nam Việt Nam được dựa trên một thỏa hiệp giữa Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc phòng: "cân nhắc chính trị" không dính dáng gì đến sự phản đối của quân đội [Mỹ] về một quyết định đã mang tính khẳng định, và không ảnh hưởng theo bất kỳ cách thức nào đến xác suất thành công của cam kết, [chỉ] được phép quản lý [việc thi hành] chứ không phải để xem xét những hạn chế trong các nguồn lực và khả năng của Hoa Kỳ, và những khó khăn cơ bản của nhiệm vụ được giao. Càng ngày càng thấy quá trình làm quyết định của Mỹ càng mang đặc tính thỏa hiệp, và thỏa hiệp như thế sẽ tối đa hóa xác xuất việc lựa chọn những điều ít mong muốn nhất trong diễn trình hành động.
-- Nhận thức về mối đe dọa cho Việt Nam là từ các giáo phái và cán bộ Việt Minh còn nằm vùng lại ở miền Nam, và các lực lượng chính quy của VNDCCH ở miền Bắc, mặc dù đã có ước tính vững chắc rằng VNDCCH có khả năng tràn ngập Nam Việt Nam, cũng đã có ước tính vững chắc rằng Bắc Việt không cần và cũng không có ý định làm như vậy. Tuy nhiên, học thuyết ước tính về khả năng lại trái ngược với ước tính về ý đồ chủ yếu của nó với đặc trưng là nhấn mạnh trên dữ liệu trình tự của chiến tranh (phần quá nhỏ trong vấn đề tình báo thực sự trong chiến tranh chống nổi dậy) đã dẫn đến việc phải lo giải quyết mối đe dọa lớn hơn, nhưng ít có khả năng xảy ra, [đó là ý đồ] cuộc xâm lược công khai.
-- Nhiệm vụ kép được dự kiến cho quân đội Việt Nam là việc bảo vệ trong nước và [chống xâm lược từ] bên ngoài, so với những nguồn tài lực và nhân lực chuyên nghiệp bị hạn chế, là không phù hợp với [tình hình] nội bộ. Với tư duy chiến lược của Mỹ vào những năm 1950, từ bản chất của SEATO, với sự rút lui của Quân Viễn Chinh Pháp, với những tác động do áp lực của Diệm, và từ nền tảng của MAAG Mỹ, bắt nguồn từ những kinh nghiệm gần đây của [chiến tranh] Hàn Quốc, hầu như đã nhất định dẫn đến một cơ sở quân sự chính quy được thiết kế để chống lại một mối đe dọa truyền thống [cũng chính quy]. Trong thực tế, dưới sức mạnh của những ảnh hưởng này và sự thiếu quen thuộc của Mỹ với các kỹ thuật chống nổi dậy có hiệu quả, đã có thể đặt vấn đề là: liệu việc giao nhiệm vụ [đào tạo và xây dựng định chế quốc phòng cho Nam Biệt Nam] cho một phái bộ độc nhất và duy nhất chỉ liên quan đến vấn đề an ninh nội bộ có thể đưa ra bất kỳ loại hình quân sự cơ bản khác biệt nào để kết quả được thành hình từ đó.
-- Quân đội miền Nam Việt Nam vào năm 1954 đã trong một tình trạng cực kỳ yếu kém, triển vọng của nó còn tồi tệ hơn, với các nguồn lực bị giới hạn, đặc biệt là về mặt nhân sự, Mỹ đã có thể cống hiến để tổ chức và đào tạo lại nó. Ngoài ra, như các Tham Mưu Trưởng Liên Quân đã nói, "Trừ khi Việt Nam tự mình cho thấy một khuynh hướng hy sinh cá nhân và tập thể cần thiết để chống lại chủ nghĩa cộng sản, điều mà họ đã không thực hiện cho đến nay, thì không có một số lượng áp lực và hỗ trợ lâu dài nào từ bên ngoài nào có thể trì hoãn được chiến thắng hoàn toàn của Cộng Sản ở Nam Việt Nam "* Không có một thay đổi nổi bật nào trong tư tưởng hy sinh trong khoản thời gian cuối những năm 1950, cộng thêm nhiệm vụ nặng nề là [làm sao] tạo ra một định chế quân sự hiệu quả.
-- Cách thức mà MAAG Mỹ tiến hành để tạo ra một định chế quân sự hiệu quả có bốn đặc điểm chính: tập trung vào nhiệm vụ kháng chiến chống xâm lược công khai, đào tạo từ trên xuống, xử dụng tiêu chuẩn và kỹ thuật của Hoa Kỳ, và đánh giá lạc quan về khả năng tương lai của các tổ chức bán quân sự bên ngoài phạm vị hoạt động của MAAG.
-- Kết quả của các nỗ lực của Mỹ là một sự phản ánh của các cơ sở quân sự của Mỹ hơn so với các loại hình đe dọa hoặc nơi thực địa. Liên quan đến hiệu quả tổng thể của viện trợ của Hoa Kỳ, có vẻ như đã có, không may, tất cả các về bề sâu của một “hình ảnh được phản chiếu” được ám chỉ đến!. Hơn nữa, việc hoàn thành nhiệm vụ của Mỹ nhằm tạo ra một định chế quân sự Việt Nam có hiệu quả đã bị ảnh hưởng xấu do việc thiếu những kỹ thuật [không biết cách] thương lượng với Chính phủ Việt Nam, và do việc phân cực và những bất cập khác trong hệ thống xác định và quản lý một chương trình tổng thể của Mỹ về hỗ trợ có hiệu quả cho Việt Nam.
-- Cam kết của Hoa Kỳ cho chính phủ Diệm nhanh chóng trở nên sâu rộng và công khai đến nỗi bất kỳ đối phần lợi ích [cái “hưởng được gì”] nào trong chương trình hỗ trợ đều nhanh chóng trở thành số không. Có lẽ là minh họa tốt nhất của việc thiếu đối phần lợi ích liên quan đến việc xây dựng định chế quốc phòng là trường hợp của lực lượng Bảo An, trong đó các tác động chủ yếu của Mỹ trong các thỏa ước [với VN] là yếu kém và đa phần là đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến chính tổ chức mà Mỹ đã cố gắng để cải thiện.
-- Trường hợp của Bảo An, lực lượng sơ đẳng về an ninh nội bộ, là một ví dụ tuyệt vời của hai loại phân cực ảnh hưởng đến nỗ lực của Hoa Kỳ: sự cạnh tranh giữa các cơ quan liên ngành của Mỹ (CG cuối cùng đã chuyển giao cho MOD trên khuyến nghị của MAAG) không những trái với khuyến nghị của đội ngũ tư vấn MSU [Đại Học Quốc Gia Michigan – Michigan State University] mà còn chống lại mong muốn của Đại Sứ Quán) (**); và việc thiếu sự phối hợp ở cấp độ Đại Sứ Quán mà theo đó toàn bộ nỗ lực hỗ trợ quân sự có thể được đánh giá và các nguồn lực được phân bổ hợp lý hơn (Bảo An đã được đánh giá hoàn toàn khác nhau giữa MAAG và Đại Sứ Quán).
(**) sự phân cực trong cộng đồng Hoa Kỳ đã có một ảnh hưởng rõ ràng và bất lợi vào khả năng mặc cả của Mỹ với Chính phủ Việt Nam. Bằng cách dành ra tối thiểu sự săn đón để lựa chọn các quan chức Mỹ mà ông sẽ nói chuyện đầu tiên, Diệm đã thường trở thành trọng tài, chứ không phải là một người tham gia trong quá trình thương lượng. Vì vậy, Tướng Williams nói: "Tôi không thể nhớ có lần nào mà Tổng thống Diệm đã làm bất cứ điều gì quan trọng liên quan đến quân sự mà tôi khuyến cáo."
"Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam" Theo US News and World Report, 09 tháng 11 năm 1964.
Thứ phân cực loại thứ ba được thể hiện ngay trong quan hệ giữa Washington và các đại diện khác nhau của họ ở Việt Nam. Cả hai Chính phủ Việt Nam và một số cơ quan của Mỹ đều dựa rất nhiều vào Washington để làm trọng tài cho các tranh chấp sinh ra ở Sài Gòn, Diệm đứng ở vị trí cao nhất để chọn lựa đi với cơ quan nào, trong khi đại diện Mỹ đã phải tìm kiếm nhân vật chính ở các cấp độ khác nhau trong chính cơ quan mình. Những tác động [đó] đã ảnh hưởng lên chính sách của Mỹ ở Việt Nam là hiển nhiên.
Bởi vì những chia rẽ và mất tập trung như đã nói ở trên, viện trợ Mỹ, trong giai đoạn đến năm 1960 đã thất bại trong việc tạo ra một lực lượng chống nổi dậy có hiệu quả trong Quân đội Quốc gia, hoặc trong các tổ chức bán quân sự. Điều này không có nghĩa là các nguồn lực đã bị chuyển dịch từ việc tạo dựng một quân đội chính quy thành một lực lượng chống nổi dậy có hiệu quả là các vấn đề của Việt Nam đã có thể giải quyết. Trước một kẻ thù mà về cả hai tính linh hoạt và thích ứng đã được chứng minh, tuyên bố như thế là một điều ngớ ngẩn. Tuy nhiên, nó là một đề nghị, trong tình hình thế giới ở một giai đoạn thích ứng và tình hình khu vực Đông Nam Á, có vẻ như VNDCCH, dù họ chọn bất cứ chiến lược nào, xâm lược công khai của họ đều sẽ không bị cản trở bởi bất kỳ quân đội nào của Việt Nam được hình thành trong phạm vi khả năng của Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam. Lực lượng chống nổi dậy có hiệu quả, mặt khác, có thể đã giới hạn sự lựa chọn của mình: ngăn chận chiến tranh du kích của Việt Cộng là giải pháp mà Bắc Việt đã chọn để làm.
IV-A-4
HOA KỲ HUẤN LUYỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CÔNG HÒA
1954 – 1959
Dàn bài và các tiêu đề
A. Tại sao Mỹ phải thực hiện việc đào tạo Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa?
B. Làm thế nào để quyết định tổ chức và huấn luyện các lực lượng Việt Nam được thực hiện?
C. Mối đe dọa cho miền Nam Việt Nam là gì?
1. Các lực lượng Giáo Phái
2. Việt Minh còn bám lại
3. Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
D. Nhiệm vụ của các lực lượng Việt Nam là gì?
1. Chính sách quân sự chiến lược của Mỹ
2. Bản chất của SEATO
3. Quân Viễn Chinh Pháp
4. Những áp lực gây ra bởi Chính phủ Diệm
5. Kinh nghiệm gần đây của U.S. ở Hàn Quốc.
E. Tình trạng của quân đội miền Nam Việt Nam ra sao?
F. Làm thế nào Mỹ có thể thay đổi tình trạng của quân đội Việt Nam?
G. Liệu kết quả của hỗ trợ Hoa Kỳ thông qua 1960 đã tạo ra một Quân Lực Việt Nam theo hình ảnh của quân đội Mỹ?
1. Sự phát triển của nhiệm vụ
2. Chiến lược của một định chế quân sự chính quy
3. Ở cấp độ chiến thuật
4. Tổ chức các cơ sở quốc phòng
5. Chính sách nhân lực
6. Các thiết bị cung cấp cho các lực lượng chính quy tại Việt Nam
7. Việc đào tạo các lực lượng vũ trang Viet Nam
Bảng: So sánh 7T ROCID Sư đoàn Bộ binh Mỹ (1956) và Sư Đoàn Tiêu chuẩn Quân Lực VNCH (1959)
Biểu đồ: Sư đoàn Bộ binh Hoa Kỳ TOE 7T ROCID (ngày 20 Tháng 12 năm 1956) Sư đoàn Bộ binh Quân Lực VNCH tổ chức lại, 1959 (tiêu chuẩn Sư Đoàn)
Chú Thích
Tài liệu tham khảo
IV-A-4
HOA KỲ HUẤN LUYỆN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CÔNG HÒA
1954 – 1959
A. Tại sao Mỹ phải thực hiện việc đào tạo Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa?
Cơ sở quyết định của Mỹ để đào tạo QLVNCH là những mục tiêu rộng lớn và niềm tin chính trị liên quan đến Châu Á, cùng với những cân nhắc thu hẹp hơn liên quan đến các phương án để đạt được các mục tiêu của Mỹ ở Đông Nam Á. Cả hai, những cân nhắc [mục tiêu] rộng và hẹp của họ đều có nguồn gốc từ sự hỗn loạn của Thế Chiến II ở Châu Á, cả hai xuất phát từ mục tiêu tổng thể là ngăn chặn hoặc đánh bại xâm lăng của cộng sản ở bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào mà nó có thể xảy ra, và cả hai đã trở thành trụ cột của chính sách của Mỹ ở Đông Dương với sự sụp đổ của Trung Hoa đại lục vào tay Cộng sản năm 1949.
Ở cấp độ rộng hơn, quyết định của Mỹ để đào tạo các lực lượng vũ trang Việt Nam được xem là cần thiết để bảo vệ nền Độc lập và Tự do của phần Việt Nam phía Nam của vĩ tuyến 17, một điều kiện tiên quyết cần thiết để ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Ngăn chặn - gần đây là một chức năng của SEATO cũng như của Hoa Kỳ - đã được xem là cần thiết để bảo vệ các phần còn lại của khu vực Đông Nam Á khỏi sự thống trị và kiểm soát của cộng sản. Việc Cộng sản thống trị khu vực này đã được xem như là kết quả liên quan đến sự sụp đổ của Việt Nam Tự Do bởi những người ủng hộ lý thuyết domino, vẫn tiếp tục là một ảnh hưởng lớn trên chính sách đối ngoại của Mỹ trong suốt phần nghiên cứu ở đây. "Theo quan điểm về tầm quan trọng của Việt Nam cho tất cả các nước Đông Nam Á, tôi tin chắc rằng Hoa Kỳ nên mở rộng kinh phí, trang thiết bị, và nỗ lực cần thiết để tăng cường cho Quốc gia này và giúp họ giữ lại nền Độc lập của mình," theo báo cáo của Tướng J. Lawton Collins "Nếu cơ hội thành công là rất khó để tính toán, thì kết quả của việc rút viện trợ Mỹ sẽ quá chắc chắn, không chỉ là Việt Nam, nhưng toàn khu vực Đông Nam Á. Việc rút đi như thế sẽ đẩy nhanh tiến độ của cộng sản ở toàn vùng Viễn Đông và có thể dẫn đến việc mất khu vực Đông Nam Á vào tay cộng sản. Theo tôi, cơ hội thành công không chỉ có giá trị cho việc đánh cược; chúng ta không thể tự cho phép mình buông Việt Nam Tự Do đi vào thất bại " 3/
Ở mức độ hẹp, nhiều cân nhắc có xu hướng đưa ra một quyết định có tính khẳng định về vai trò đào tạo của Mỹ:
- Trong suốt cuộc chiến tranh Pháp ở Đông Dương, chính quyền Mỹ liên tục kêu gọi Pháp tạo dựng và đào tạo một quân đội quốc gia Việt Nam. Biện pháp này đã được nhấn mạnh không chỉ vì Mỹ tin rằng đây là một cử chỉ chính trị cần thiết (bằng chứng về nền Độc Lập thực sự của các nước Đông Dương), mà còn vì các chuyên gia Mỹ xem nó như là một biện pháp quân sự quan trọng để tiến hành thành công cuộc chiến. 4/
- Mỹ không bao giờ hài lòng với những nỗ lực của Pháp liên quan đến quân đội quốc gia Việt Nam và đã liên tục thất vọng bởi sự miễn cưỡng rõ ràng của Pháp để hành động về điểm này. Đặc biệt gây bối rối cho các quan chức Mỹ là việc người Pháp không hành động gì liên quan đến việc hình thành quân đội Việt Nam với các đơn vị cấp sư đoàn, quy trình huấn luyện của Pháp, và sự miễn cưỡng của Pháp để phát triển lực lượng sĩ quan người Việt Nam trong ngắn hạn, nói tóm lại, nỗi thất vọng sâu sắc do việc Pháp từ chối bắt đầu các thay đổi làm các quan chức Mỹ tin rằng, đúng hay sai, rằng Hoa Kỳ, có thể và sẽ khởi động nếu Mỹ phụ trách.
- Hoa Kỳ có khả năng đào tạo ra một "quân đội bản địa", như đã được chứng minh qua [việc hình thành] các lực lượng Hàn Quốc. Mặc dù áp lực của Mỹ lên Pháp đã lên đến đỉnh điểm trong chuyến viếng thăm của Pháp đến Hàn Quốc để quan sát các phương pháp và các quy trình đào tạo của Mỹ, người Pháp có ấn tượng nhất về sự bất tài của các lực lượng Hàn Quốc và các phương pháp được sử dụng để đào tạo họ cho tình hình ở Đông Dương. 5/
- Mỹ đã xem xét ý tưởng về việc Mỹ sẽ huấn luyện cho quân đội Việt Nam kể từ đầu chiến tranh Đông Dương, trên thực tế, Mỹ đã được yêu cầu vào đầu năm 1950 để tham gia vào một kế hoạch về Việt Nam [trong đó] có phần quân đội Quốc gia Việt Nam sẽ được Hoa Kỳ đào tạo và trang bị mà không cần Pháp tham gia. 6/ Thái độ của Mỹ là rõ ràng. Đầu tháng 4 năm 1952, Văn Phòng Thư Ký đã đề nghị rằng Mỹ sẽ mở rộng MAAG Indochina để đào tạo và trang bị cho một quân đội quốc gia một khi Pháp tuyên bố ý định rút lui khỏi Đông Dương, 7/ Trong tháng 1 năm 1954,Tướng Erskine đề nghị nâng cao quy chế của MAAG thành một sứ mệnh “để giúp đào tạo." 8/ Mặt khác, mặc dù chủ đề của Mỹ huấn luyện quân đội Việt Nam trở nên ngày càng nổi bật từ đầu năm 1953, một ủy ban cấp cao trong Bộ Quốc phòng khuyến nghị chống lại việc tìm kiếm việc Mỹ trực tiếp tham gia đào tạo vào tháng Giêng năm đó, và Tham Mưu Trưởng Liên Quân đã đồng ý với đề nghị này, có lẽ là do sự phản đối của Pháp với Hoa Kỳ về bất kỳ vai trò nào như thế, do trình độ chuyên môn tương đối cao hơn của Pháp để đào tạo các lực lượng địa phương, và do vấn đề ngôn ngữ. 9/ Khi lúc chiến tranh gần chấm dứt, tuy nhiên, Chủ tịch của MAAG là Tướng 0’ Daniel, đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ và liên tục của Pháp, đã thúc ép ngày càng mạnh hơn việc Mỹ tham gia trực tiếp vào việc đào tạo quân đội Việt Nam. Tháng 5 năm 1954, Tướng Ely, Tư Lệnh Tối Cao của Pháp, dường như đã chịu thua áp lực của O 'Daniel và đồng ý với việc Hoa Kỳ sẽ đào tạo, và bố trí các cố vấn Mỹ vào các đơn vị Việt Nam. 10/ Ngày 9 Tháng 6 năm 1954, Ely, thông qua O 'Daniel, đã yêu cầu Hoa Kỳ tổ chức và giám sát việc đào tạo các sư đoàn Việt Nam, và tương tự cho tất cả các chương trình đào tạo khác cho Việt Nam. 11/ Đến thời điểm này, tuy nhiên, các nhà làm quyết định của Hoa Kỳ tin rằng "tình hình tại Việt Nam đã bị suy sụp đến mức" mà bất kỳ cam kết nào tại thời điểm đó để gửi huấn luyện viên Mỹ trong một tương lai gần có thể làm cho chúng ta phải ra đối mặt với tình hình đó, điều đó là trái với lợi ích của chúng ta là phải thực hiện đầy đủ các cam kết như vậy," 12/ và họ lo sợ rằng," Nó có thể nằm trong nỗ lực [của Pháp] nhằm kéo Mỹ vào cuộc xung đột vô điều kiện, Pháp có thể đã không nhắm tìm kiếm trước tiên việc đào tạo của Mỹ mà muốn Hoa Kỳ cam kết can thiệp với các lực lượng chiến đấu của mình... Chúng tôi quyết không để mình bị kéo vào chương trình đào tạo để đảo ngược lại tình hình của một chương trình đào tạo mà hầu như nó không có cơ hội để thành công...." 13/ Mặc dù O'Daniel đã nhiều lần yêu cầu rút lại quyết định, đã đi xa tới mức đòi hỏi là yêu cầu của ông phải được đưa đến "cơ quan cao nhất" vào ngày 26 tháng 6, 14/ Sự từ chối vẫn không thay đổi cho đến cuối cuộc chiến tranh Đông Dương.
- Việc tham gia bị kéo dài với các vấn đề về khả năng hỗ trợ của Mỹ trong việc đào tạo Quân đội Quốc gia Việt Nam hầu như đã bị mất đà mà Tướng O’Daniel đã xây dựng được trong những ngày cuối của cuộc chiến tranh Đông Dương, mặc dù vào ngày 30 Tháng Bảy năm 1954 Mỹ đã quyết định ngưng tất cả các chuyến hàng viện trợ cho Đông Dương và xét lại toàn bộ vấn đề các hoạt động của Hoa Kỳ liên quan đến Đông Dương. 15/ Ngày 27 tháng Bảy, Tướng O'Daniel một lần nữa kêu gọi Mỹ thực hiện một chương trình ưu tiên đào tạo quân đội Việt Nam, mà không có sự can thiệp của Pháp, và đã có những bước đi để mở rộng danh sách các nhân viên có thẩm quyền MAAG trước khi mức trần các lưc lượng được [Hiệp Định] Geneva ấn định sẽ có hiệu lực từ ngày 11 tháng 8, mà không cần Washington phê chuẩn chương trình. 16/ Người ta tin rằng đà này, được tạo ra ở Sài Gòn và được hỗ trợ bởi Bộ Ngoại giao, nó tự chính bản thân đã có tầm quan trọng đáng kể trong việc lấy quyết định thực tế để tổ chức và huấn luyện các lực lượng Việt Nam.
B. Làm thế nào để quyết định tổ chức và huấn luyện các lực lượng Việt Nam được thực hiện?
Đại sứ Heath và cấp trên của ông ở Bộ Ngoại Giao "mạnh mẽ đồng tình" với đề nghị ngày 27 tháng 7 của Tướng O'Daniel rằng Hoa Kỳ sẽ thực hiện một chương trình ưu tiên đào tạo quân đội Việt Nam." 17/ Tuy nhiên Tham Mưu Trưởng Liên Quân đã khuyến nghị rằng " trước khi Hoa Kỳ nhận trách nhiệm đào tạo các lực lượng của bất kỳ nước nào trong ba nước ĐônG Dương, bốn điều kiện tiên quyết nhất định phải có là: "[nước đó] được kiểm soát bởi một chính phủ dân sự mạnh tương đối ổn định ", mỗi nước Đông Dương yêu cầu Mỹ "lấy trách nhiệm đào tạo và cung cấp trang thiết bị quân sự cho lực lượng của họ, hỗ trợ tài chính và tư vấn chính trị cần thiết để đảm bảo sự ổn định nội bộ", sắp xếp với Pháp nhằm "trao Độc lập cho ba nước Đông Dương và thực hiện rút từng giai đoạn có trật tự các lực lượng [Viễn Chinh], các quan chức, và các cố vấn Pháp ra khỏi Đông Dương ", và " kích thước và thành phần của các lực lượng... nên được quyết định bởi các yêu cầu quân sự địa phương và bởi lợi ích tổng thể của Mỹ " 18/ Những khuyến nghị này đã được chuyển qua cho Bộ trưởng Quốc Phòng với Bộ trưởng Ngoại Giao bằng thư. 19/
Để trả lời cho thư này, Ngoại trưởng Dulles nêu lên rằng, Campuchia đã đáp ứng các điều kiện được đề nghị, và mặc dù Việt Nam đã không làm được như vậy, dù sao Mỹ cũng nên thực hiện một chương trình đào tạo khi mà củng cố cho quân đội trong thực tế lại là điều kiện tiên quyết cho sự ổn định "một trong những phương tiện hiệu quả nhất để cho phép Chính phủ Việt Nam trở nên mạnh mẽ là hỗ trợ họ trong việc tổ chức lại và đào tạo cho quân đội quốc gia. 20/ Mặc dù phê duyệt NSC 5429/2, đã xác định việc duy trì các lực lượng ở Đông Dương như là một điều cần thiết để bảo đảm an ninh nội bộ của khu vực, Hội Đồng An Ninh Quốc gia dường như đã quyết định ủng hộ Bộ Ngoại Giao, sự bất đồng giữa Bộ Ngoại Giao và Bộ Quốc phòng lại tiếp tục có thêm một vụ tranh chấp liên quan đến khổ cỡ của các lực lượng được duy trì. Trong khi đồng ý trong việc đào tạo lực lượng Campuchia, Tham Mưu Trưởng Liên Quân trên thực tế đã tái khẳng định vị trí trước đó của họ về Việt Nam:
Tuy nhiên, các Tham Mưu Trưởng Liên Quân lưu ý rằng mối quan tâm về tình hình chính trị bất ổn hiện nay tồn tại ở miền Nam Việt Nam, và từ đó cho rằng đây không phải là thời gian thuận tiện để tiếp tụctiến hành cho thấy ý định [của Mỹ] về việc sự hỗ trợ và đào tạo hoặc cho lực lượng chính quy hay lực lượng cảnh sát.Theo đó, các Tham Mưu Trưởng Liên Quân khuyên nghị nên chống lại việc đưa ra một sứ mệnh đào tạo MAAG Sài Gòn. 21/
Trong khi đề xuất khổ cỡ quân đội cho Việt Nam, Tham Mưu Trưởng Liên Quân nhắc lại đề nghị trên và nêu lên rằng MAAG Mỹ, sẽ được giới hạn theo thỏa thuận ngừng bắn Geneva, "việc phát triển các lực lượng được đề xuất sẽ đòi hỏi những [chương trình] đào tạo tốn kém và chi tiết, sẽ kéo dài một khoảng thời gian từ 3-5 năm, " và rằng " theo cái nhìn về khả năng không chắc chắn của [lực lượng] Pháp và Việt để chiếm, giữ và tổ chức lại các lực lượng đang phân tán ở Việt Nam, việc đó có thể sẽ mất vài năm trước khi một lực lượng quân sự có hiệu năng tồn tại. Vì vậy, hỗ trợ quân sự của Mỹ cho khu vực, bao gồm cả đào tạo và trang bị cho các lực lượng, nên được thực hiện ở mức ưu tiên thấp và không được lấy chi phí từ các chương trình quân sự khác của Hoa Kỳ và không được phép làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các lực lượng hiệu quả và đáng tin cậy ở các nơi khác, thông qua các chương trình MDA " 22/
Các Tham Mưu Trưởng Liên Quân đề nghị các lực lượng Việt Nam gồm 184,000 người (5 sư đoàn bộ binh hạng nhẹ bao gồm 1 tiểu đoàn pháo binh nhẹ cho mỗi sư đoàn - 41.000; 12 trung đoàn - 24,000; lực lượng cảnh sát - 9, 000; Bộ Chỉ Huy Trung ương, các lực lượng Dịch vụ và Hậu Cần - 11O, OOO), một lực lượng dân quân 50.000, và một lực lượng nhỏ Không quân và Hải quân, và đề xuất rằng "các lực lượng Pháp bao gồm tối thiểu là 4 sư đoàn... nên được giữ lại ở đất nước này cho đến khi được thay thế bởi các đơn vị Việt Nam được Mỹ đào tạo." 23/
Bộ Trưởng Ngoại Giao, vẫn còn tin tưởng vào sự cần thiết cần có một nhiệm vụ đào tạo của Mỹ, đã không đồng ý với khổ cỡ lực lượng quân sự mà Tham Mưu Trưởng Liên Quân đề xuất, xem chúng là quá mức yêu cầu cho việc duy trì an ninh nội bộ đã được thể hiện trong NSC 5429/2. 24/ Ngày 19 Tháng 10, Tham Mưu Trưởng Liên Quân lập luận rằng đề xuất của họ là được chứng minh bởi các mục tiêu cuối cùng của các lực lượng của Việt Nam và lặp đi lặp lại phản đối của họ, từ một quan điểm quân sự nhìn vào việc Mỹ sẽ tham gia đào tạo quân đội Việt Nam. Biên bản ghi nhớ của họ đã kết luận, tuy nhiên, bằng cách đưa ra những nhượng bộ mà Bộ Ngoại giao đã phải hăm hở đi tìm:
Tuy nhiên, nếu các cân nhắc chính trị được coi là lấn lướt, các Tham Mưu Trưởng Liên Quân sẽ đồng ý sự phân công của một sứ mệnh đào tạo MAAG, Sài Gòn, với các biện pháp bảo vệ chống lại sự can thiệp của Pháp vào nhiệm vụ đào tạo của Mỹ. 25/
Với sự sụp đổ này ở vị trí của Quốc phòng, OCB đề nghị, và NSC đã phê duyệt chương trình đào tạo hạn chế và tạm cho Việt Nam. Ngày 22 Tháng 10 một công điện của liên Bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng đã được gửi đến Sài Gòn cho phép Đại sứ Heath và Tướng O'Daniel "cùng cộng tác trong việc tiến hành một chương trình cấp tốc được thiết kế nhằm cải thiện sự trung thành và hiệu quả của các lực lượng Viet Nam Tự Do," 26/ Ngày 26 tháng Mười, thể theo lời yêu cầu của Tổng Thống, Bộ trưởng Quốc Phòng đã hướng dẫn Tham Mưu Trưởng Liên Quân chuẩn bị một chương trình dài hạn cho việc sắp xếp, tổ chức lại và đào tạo một lực lượng Việt Nam Tự Do tối thiểu cần thiết cho an ninh nội bộ (đoạn 10D/l của NSC 5429/2). " 27/ Quyết định, chỉ còn phải làm cho tinh tế hơn, còn phải thương lượng lại với Pháp, và những nghiên cứu mới dưới ánh sáng của những phát sinh mới đã được thực hiện … và đã được thực hiện chủ yếu trên cơ sở của thái độ mở của Bộ Quốc phòng, xa vời với việc đối phó với những phản đối cụ thể và hợp lý về việc Mỹ huấn luyện cho quân đội Việt Nam, mà chỉ đơn giản là [họ muốn] tránh những phản đối bằng những nhượng bộ trên những cơ sở hoàn toàn khác nhau. 28/
Quyết định không giúp Pháp bằng cách ném bom Điện Biên Phủ và từ chối cho phép đưa một lực lượng Mỹ vào các khu vực Hà Nội-Hải Phòng sau khi sự sụp đổ Điện Biên Phủ của Tổng thống theo như đề nghị của Chủ tịch Tham Mưu Trưởng Liên Quân dường như đã góp phần vào sự nhượng bộ này. Theo báo cáo của James Gavin, "... có một sự thỏa hiệp. Chúng ta sẽ không tấn công miền Bắc Việt Nam, nhưng chúng ta sẽ hỗ trợ một chính phủ miền Nam Việt Nam bằng cách giúp họ có một chính phủ ổn định, độc lập đại diện cho nhân dân. Như tôi đã nói, chúng ta đã nói với nhau chúng ta là những người tốt. Người Pháp đã bỏ chúng ta, nhưng chúng ta sẽ tiếp tục cuộc chiến. Ngoài ra, chúng ta trong quân đội đã được rất nhẹ nhõm rằng ông [Tổng thống] đã chặn quyết định đưa lực lượng bộ binh đến Việt Nam mà chúng ta đã không vui thú gì để ngụy biện cho sự thỏa hiệp." 29/
Những cải tiến của quyết định về việc tổ chức và đào tạo quân đội quốc gia, chuyện phải lo với các cơ quan đại diện và khổ cỡ lực lượng, đã được hoàn thành bởi Tham Mưu Trưởng Liên Quân 17 tháng 11 năm 1954, với một sự thay đổi thú vị về quan điểm (xem ghi chú 28), Bộ Tổng Tham Mưu khẳng định rằng "MAAG Indochina với khả năng hỗ trợ đào tạo để phát triển một quân đội và các lực lượng Hải quân cho an ninh trong nước, đã cung cấp: một phần tối đa các nhân viên quân sự của MAAG được dành cho đào tạo và b, việc hợp tác và cộng tác của MAAG Pháp được bảo đảm. 30/
Các cuộc đàm phán với Pháp đã được hoàn thành khi biên bản hiểu biết được sự đồng ý giữa Tướng J. Lawton Collins và tướng Paul Ely đã được phía Mỹ phê duyệt ngày 13 tháng 12 1954 và, sau đó là chính phủ Pháp. Các thỏa thuận, trong đó có việc trao quyền tự chủ hoàn toàn cho các lực lượng Việt Nam ngày 01 tháng bảy 1955 và MAAG Mỹ nhận hoàn toàn trách nhiệm giúp Chính phủ Việt Nam trong việc tổ chức và đào tạo lực lượng vũ trang (dưới sự giám sát chung của Tư Lệnh tối cao Pháp và với sự giúp đỡ của các cố vấn Pháp), đã dẫn đến việc Tướng O’Daniel nhận trách nhiệm này vào ngày 12 tháng 2 năm 1955.
Việc tái thẩm định lại quyết định, theo báo cáo của Tham Mưu Trưởng Liên Quân, ngày 21 tháng 1 năm 1955 đã cho rằng "mặc dù chính sách quốc gia đã quy định là phải thực hiện mọi nỗ lực có thể để ngăn chặn miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản, mức độ mà Hoa Kỳ sẵn sàng để hỗ trợ chính sách này với nhân lực, tiền bạc, vật liệu, và chấp nhận rủi ro chiến tranh bổ sung là không rõ ràng ", và kêu gọi rằng:" Trước khi xem xét các động thái quân sự liên quan đến khu vực này, một quyết định vững chắc ở cấp quốc gia để thực hiện chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á là bắt buộc." Mặc dù vẫn không có quyết định như vậy được đưa ra, và ngay cả việc tái thẩm định về quyết định hỗ trợ người Việt Nam cũng đã không chọn bất kỳ một phương án hành động nào khác, nó cũng đã bao hàm bởi những tiếng kèn domino lập đi lập lại rằng việc Hoa Kỳ phải hỗ trợ cho Việt Nam đã được yêu cầu. Đến khi, một tuần sau đó, Tướngng Collins phát biểu tích cực hơn về nhu cầu này, con đường đã trở nên rõ ràng để NSC xác nhận một chính sách mạnh mẽ của Mỹ tại Việt Nam, 31/ xác nhận việc Tướng 0'Daniel sẽ tiếp quản [việc đào tạo] vào ngày 12 - nhưng ở mức độ nào mà Mỹ đã được chuẩn bị để hỗ trợ chính sách này (sau đó hoặc bây giờ) cũng chưa bao giờ được làm rõ.
C. Mối đe dọa cho miền Nam Việt Nam là gì?
Ngoài những cân nhắc làm cơ sở cho quyết định của Mỹ để đào tạo lực lượng Việt Nam là việc xem xét cụ thể của các mối đe dọa thù địch đối với miền Nam Việt Nam. Như đã được nhận thức trong thời điểm mà quyết định này đã được thực hiện, các mối đe dọa bao gồm ba yếu tố: lực lượng giáo phái bất đồng chính kiến ở miền Nam Việt Nam; các lực lượng cộng sản ở miền Nam Việt Nam, chế ngự bởi các nhà làm quyết định ở Hà Nội; và Quân đội Nhân dân Việt Nam của Bắc Việt Nam.
- Các lực lượng Giáo Phái
Các lực lượng Giáo Phái được ước tính bao gồm khoảng 10.000 Cao Đài, 2.500 Hòa Hảo, và 2.600 lực lượng Bình Xuyên, cộng với lực lượng cảnh sát đô thành tại thời điểm đó cũng dưới sự kiểm soát của Bình Xuyên, là phe đối lập với chính quyền Diệm còn non trẻ 32/ các nhóm vũ trang chính trị-tôn giáo có tên là Cao Đài, Hòa Hảo, và Bình Xuyên đó là các nhóm chống Cộng sản trong định hướng, nhưng phong kiến và lạc hậu trong tất cả các khía cạnh khác. Hiện nay, họ có một quyền phủ quyết thực tế về mọi hành động của chính phủ. Quyền lực mà họ sử dụng để ngăn chặn những cải cách nào có thể đe dọa về mặt quân sự, kinh tế và chính trị trên những ưu đãi đang có của họ. Họ sẽ giữ lại quyền lực của mình để đe dọa và quấy nhiễu chíng quyền cho đến khi quân đội Quốc gia là đủ mạnh để vô hiệu hóa các lực lượng của họ " 33/.
Vì vậy, các giáo phái được coi như là một đe dọa cho an ninh nội bộ và cụ thể hơn như là một đe dọa cho chính quyền Diệm. Theo một số người ở Sài Gòn, họ được coi là một đe dọa nội bộ lớn. 34/ đã từ lâu trợ cấp của người Pháp là đối tác của họ trong cuộc chiến tranh Đông Dương, và phải đối mặt với sự kết thúc hỗ trợ tài chính của Pháp, các yếu tố chính của các lực lượng giáo phái đã được hòa nhập vào Quân đội Quốc gia Việt Nam, các yếu tố khác, bao gồm cả lực lượng Hòa Hảo của Ba Cut, đã bị các lực lượng chính phủ đánh tan thành những mảnh nhỏ và thành những nhóm chống chính quyền không đáng kểp, theo ước tính của tình báo đương thời năm 1956. 37/ Tuy nhiên đã có một số bằng chứng cho thấy những nhóm bị phân mảnh đã bị cộng sản thâm nhập, và rằng họ đã bị những người cộng sản lợi dụng trong suốt thời gian. Trong vai trò này, các giáo phái đại diện cho một... sự tiếp tục, tuy ở mức độ thấp, của mối đe dọa nổi dậy như là một yếu tố trong tổng thể vấn đề an ninh nội bộ mà chất lượng không khác gì chất lượng của chính những người cộng sản.
- Việt Minh còn bám lại
Một lưc lượng Việt Minh còn nằm vùng lại ở Nam Viet Nam thường được coi đó là công cụ mà "Cộng sản" sẽ xử dụng để theo đuổi "mục tiêu đảm bảo việc thống trị tất cả Đông Dương." 36/ Báo cáo tình báo thời đó (1954) cho thấy niềm tin rằng
... Việt Minh sẽ tìm cách giữ lại những tài lực về quân sự và chính trị khá lớn ở miền Nam Việt Nam. Mặc dù thỏa thuận [Geneva] đưa ra việc tập kết về phía bắc tất cả các lực lượng Việt Minh, nhiều chiến sĩ Việt Minh chính quy và không chính quy còn đang ở phía nam là người địa phương trong vùng, và một số lượng lớn trong số họ có thể đã chon dấu vũ khí của họ và vẫn còn ở lại miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, các cán bộ hành chính của Việt Minh đã kiểm soát chặt chẽ một số khu vực lớn ở miền Trung và miền Nam Việt Nam trong nhiều năm. Những cán bộ này có thể sẽ vẫn còn ở lại vị trí... 37/
Những báo cáo khác sau đó xác nhận tuyên bố này và tiếp tục mô tả tình hình là "bấp bênh". 38/
Những ước tính trong khoảng thời gian liên quan đã thống nhất về vấn đề kiểm soát của phong trào Việt Minh ở miền Nam: Họ không đặt vấn đề về mục đích thống nhất giữa những người cộng sản ở phía bắc và phía nam (hoặc, cho rằng vấn đề đó, trong số các thành viên của khối Cộng sản), họ đã tiếp tục khẳng định hoặc suy ra rằng Việt Minh ở miền Nam là nằm dưới sự kiểm soát của Việt Minh ở miền Bắc. 39/
Đã có nhiều ước lượng khác nhau của Hoa Kỳ trong giai đoạn này về tầm cỡ các lực lượng Việt Minh ở miền Nam nhưng không bao giờ vượt quá 10.000, theo ước tính của Chính phủ Việt Nam, có xu hướng bao gồm tất cả tổ chức của những người bất đồng chính kiến, luôn thấp so với tính toán của Mỹ, thì không bao giờ vượt quá 8.000. Theo những ước tính đối nghịch bởi bất kỳ ước tính nào của chính phủ có sẵn trong giai đoạn 1954-1960 thì không nhiều hơn con số 2,000 được coi là "tích cực". Các lực lượng này luôn bị ước tính tăng cường con số với các cán bộ chính trị và hành chính; 40/. Cái phương án của họ là lật đổ và hoạt động du kích ở quy mô nhỏ.
Vì vậy, mối đe dọa cho nội bộ miền Nam Việt Nam đã được xem xét trong suốt giai đoạn là hoạt động lật đổ và du kích quy mô nhỏ thực hiện dưới sự điều khiển của Hà Nội, chủ yếu là do cán bộ quân sự và chính trị của Việt Minh.
- Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam "tiếp tục tiến hóa" thành một lực lượng quân sự chính quy trong năm cuối cùng của cuộc chiến tranh Đông Dương thuộc Pháp, 41/ và trong khoảng thời gian trong thời gian đó, Mỹ đã quyết định có trách nhiệm tổ chức và đào tạo cho quân đội miền Nam Việt Nam. Khả năng của VPA được đánh giá là đã gia tăng ghê gớm. 42/ Trong tháng 4 năm 1955, VPA thường xuyên ", tổ chức lại và tăng cường kể từ Geneva," được ước tính đã tăng tới số lượng 240,000 quân (phần lớn gồm [hay không gồm – vì chữ “in expense of” không biết dịch thế nào] các lực lượng địa phương 37.000 và các lực lượng tự vệ 75.000) và được tổ chức thành 10 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn pháo binh, 1 lực lượng Phòng không [AAA: Antiaircraft Artillery], và 25 trung đoàn bộ binh độc lập. 43/ Trong suốt thời gian 1954-1960, VPA tăng trưởng chậm, và “nhiều ước tính liên tục là với khả năng đánh bại các lực lượng cả của Pháp và Việt Nam, lực lượng VPA có thể thực hiện một cuộc xâm lược miền Nam Việt Nam. Thường được giả định rằng các lực lượng này có thể được tiếp sức bởi các lực lượng Cộng sản Trung Quốc, nếu sự tiếp sức như vậy là cần thiết.
Cũng cao như các ước tính về khả năng của VPA là các ước tính về ý định VPA: những người cộng sản, mặc dù tiếp tục theo đuổi mục tiêu của họ kiểm soát tất cả Đông Dương, sẽ "không vi phạm các hiệp ước đình chiến mức độ phát động một cuộc xâm lược vũ trang ở phía Nam hoặc phía Tây, sẽ theo đuổi mục tiêu của mình bằng những phương cách chính trị, tâm lý, và bán quân sự. 44/ Vào mùa thu năm 1954, đã có báo cáo rằng " có lẽ bây giờ Việt Minh đang cảm thấy rằng họ có thể kiểm soát được toàn cõi Việt Nam mà không cần khởi xướng một chiến tranh quy mô lớn. Theo đó, chúng tôi tin rằng cộng sản sẽ phát huy mọi nỗ lực để hoàn thành mục tiêu của họ qua các phương án mà không có chiến tranh.... nếu, mặt khác, miền Nam Việt Nam trở nên mạnh hoặc nếu các cuộc bầu cử đã bị hoãn lại trong sự phản đối của Cộng sản, Cộng Sảv có lẽ sẽ tiến tới các hoạt động lật đổ và du kích ở miền Nam và nếu cần thiết sẽ xâm nhập thêm lực lượng vũ trang trong một nỗ lực để giành quyền kiểm soát khu vực. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng họ sẽ không công khai xâm lược miền Nam Việt Nam ít nhất là trước tháng 7 năm 1954... " 45/
Chủ đề của hoạt động chính trị, tâm lý, và bán quân sự là phương pháp mà Cộng sản tiến hành để đảm bảo mục tiêu của họ đã được nhấn mạnh trong tất cả các ước tính có sẵn trong suốt những năm 1954 -1960. Báo cáo ước tính cho rằng có khả năng là VPA sẽ công khai xâm lược miền Nam Việt Nam trong thời gian đó đã được tìm thấy, ngược lại, mặc dù Diệm đã khăng khăng rằng việc VNDCCH xâm lược là một khả năng nghiêm trọng, 46/ Ước tính liên tục của Mỹ nhấn mạnh rằng một cuộc xâm lược là khó xảy ra. Qua những lời của các Tham Mưu Trưởng Liên Quân, tham gia vào việc xác định chính sách của Mỹ trong trường hợp của có cuộc xâm lược Việt Nam ", Tham Mưu Trưởng Liên Quân có ý kiến cho rằng tại thời điểm này, mối đe dọa lớn cho miền Nam Việt Nam tiếp tục vẫn là dự lật đổ... " 47/
Trong một thời gian sau đó, đã có tin rằng "quân đội Bắc Việt Nam đã tăng gần gấp đôi kích thước của quân đội miền Nam Việt Nam. Mối đe dọa bởi kích thước to lớn của các lực lượng phía Bắc đã liên tục gây áp lực tâm lý lên chính quyền VNCH. 48/ Dưới vái nhìn về bản chất của các phản ứng của Mỹ với các mối đe dọa này kết hợp với đe dọa gây ra bởi các giáo phái, bởi Việt Minh tại miền Nam Việt Nam, và tất cả như được phản ánh trong sức mạnh của nhiệm vụ được giao nhiệm vụ tại miền Nam Việt Nam, có thể thấy rằng " áp lực tâm lý liên tục " đã tác động lên Mỹ cũng như các nhà hoạch định chính sách Chính phủ Việt Nam.
20-05-1955
|
Tướng Ely yêu cầu được từ chức. Ông đã bị kiệt sức cho những nỗ lực của mình để thực hiện một nhiệm vụ bất khả thi. / J. B. Dragon.
|
Bộ Tư lệnh Pháp thỏa thuận rút quân khỏi khu vực Saigon-Chợ Lớn. / J. B. Dragon.
| |
Những kỹ thuật viên cảnh sát đầu tiên của Đại Học Bang Michigan [Michigan State University (MSU)] đến Việt Nam, dưới sự bảo trợ của ICA.
| |
21-05-1955
|
Hoàng Đế Bảo Đại bị truất phế
|
Diệm gửi quân tiếp viện quốc gia vào vùng Hòa Hảo
| |
23-05-1955
|
Quân Nam Việt Nam đã dồn đến khu vực Hòa Hảo tại Nam Kỳ. Lực lượng quân đội đến đó như một biện pháp an toàn – Không có kế hoạch tấn công.
|
26-05-1955
|
Đại sứ G. Frederick Reinhardt đến Nam Việt Nam thay thế Tướng Collins.
|
29-05-1955
|
Diệm tấn công các giáo phái.
|
Tháng 06, 1955
|
Trung Tá Jorgensen, trước đây được Tướng O'Daniel bổ nhiệm để hổ trợ cho Đại sứ Collins trong việc quy hoạch nhân sự cho một lực lượng Bảo An, được Đại sứ Reinhardt yêu cầu tiếp tục công việc. Trung Tá Valeriano và nhân viên quản trị của Đại Học Michigan cũng tham gia vào chương trình hoạch định Cảnh Sát Quốc Gia trước đây.
|
Can thiệp trực tiếp của Pháp và xung đột giữa Diệm và các giáo phái đã hoàn toàn kết thúc. / J. B. Dragon.
| |
01-06-1955
|
Quân đội Việt Nam đã tiếp nhận hệ thống tiếp liệu khi Pháp sơ tán khỏi kho Phú Thọ.
|
Quân đội quốc gia và cảnh sát đã tiếp nhận trách nhiệm an ninh vùng Sài Gòn.
| |
05-06-1955
|
Quân đội quốc gia bắt đầu một cuộc tấn công quy mô lớn chống lại các lực lượng của tướng Ba Cụt và Trần Văn Soái ở phía Tây Nam của Saigon.
|
06-06-1955
|
Chính phủ Việt Minh yêu cầu mở các cuộc hội đàm, phù hợp với Hiệp định Geneva để chuẩn bị cho cuộc bầu cử vào tháng bảy năm 1956, để thống nhất Việt Nam
|
Diệm nhấn mạnh rằng Pháp phải tôn trọng các lời hứa được thực hiện bởi Mendes-France tại Geneva là rút quân Pháp khỏi Việt Nam. Đây là cách duy nhất để gỡ bỏ sự bảo hộ của thực dân Pháp. Pháp sẵn sàng rút nhưng đã không để lại tổ chức tiếp liệu hậu cần của mình cho Việt Nam kiểm soát như Diệm đã hy vọng. / JCS HIST.
| |
20-06-1955
|
Tướng Ely rời sau khi bàn giao việc chỉ huy cho Tướng Pierre Jacquot người được chỉ định nắm chức quyền Cao Ủy và Chỉ Huy Trưởng các lực lượng Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương , trong khi chờ người được đề cử để thế Tướng Ely. / JCS HIST
|
01-07-1955
|
Pháp chính thức từ bỏ việc chỉ huy Hải Quân Việt Nam và đồng ý để lực lượng Pháp và Việt Nam theo hệ thống chỉ huy độc lập.
|
QLVNCH bắt đầu hoạt động chống lại Hòa Hảo trong khu vực Thất Sơn
| |
02-07-1955
|
Sự phụ thuộc về chỉ huy của quân đội Việt Nam vào Bộ Chỉ Huy Tối Cao Pháp kết thúc. Quân đoàn viễn chinh sau đó đã tập trung tại Vũng Tầu và vùng phụ cận đã giảm từ 175,000 còn 30.000 người. / J. B. Dragon.
|
03-07-1955
|
Mỹ phê chuẩn bỏ kế hoạch cắt giảm quân đội còn 100.000 người để quân đội có thể thu nhận quân các giáo phái.
|
07-07-1955
|
Vào ngày kỷ niệm ông lên làm Thủ Tướng, Diệm công bố sẽ tổ chức Trưng cầu Dân ý được xếp vào ngày 23 Tháng Mười 1955. / J. B. Dragon.
|
Pháp chính thức chuyển giao căn cứ Không quân Nha Trang cho phía Việt nam kiểm soát.
| |
16-05-1955
|
Ngô Đình Diệm tuyên bố rằng Nam Việt Nam, đã không ký Thỏa Thuận Geneva sẽ không tham gia cuộc Tổng Tuyển Cử trừ khi bầu cử phải được bảo đảm là tự do, ở miền Bắc cũng như ở miền Nam. / J. B. Dragon.
|
18-05-1955
|
Sau khi Cộng Hòa Dân Chủ Trung Hoa thông báo viện trợ cho DRV ngày 07 tháng 7, Moscow cũng đã ký kết một Hiệp định viện trợ với Hà Nội.
|
Quân đội quốc gia đánh nhau với Hòa Hảo tại Hà Tiên.
| |
Mỹ bắt đầu đào tạo cán bộ Việt Nam tại Quảng Trị.
| |
19-07-1955
|
Ngô Đình Diệm từ chối tham gia các cuộc hội đàm với các đại biểu miền Bắc về cuộc bầu cử dự tính sẽ được tổ chức vào năm 1958. Cuộc trao đổi đã được lập trình bởi Hiệp Định Geneva bắt đầu ngày 20 tháng 7 năm 1955.
SVA từ chối lời mời của Chính phủ Bắc Việt Nam để thảo luận về cuộc bầu cử trên với lý do là nhân dân miền Bắc không thể thể hiện ý kiến một cách tự do và việc giả mạo phiếu bầu ở miền Bắc Việt Nam có thể bác bỏ phiếu bầu ở Nam Việt Nam. / Reader
|
29-07-1955
|
Trợ Lý Bộ Trưởng Ngoại Giao (ISA) yêu cầu một đánh giá của JCS về MAAG – một đề nghị về quân đội Việt Nam 150.000 người. Đối với năm tài chính 1955-56. ISA nhắc lại đòi hỏi cho một lực lượng vũ trang để đáp ứng xâm lược nội bộ chứ không phải xâm lược từ ngoài nước. / 323-J.
|
Tháng 08, 1955
|
Nhóm công tác Mỹ tại chỗ gửi kế hoạch của nhóm về việc đào tạo lực lượng an ninh miền Nam Việt Nam./ Thông điệp Nhóm Công Tác, công văn 933
|
Pháp thoả thuận bãi bỏ Bộ Các Nước Đông Dương. Nhiều chức năng của nó đã thay đổi do việc chuyển giao nền Độc Lập [cho các nước Đông Dương] đã được chuyển giao cho Bộ Ngoại giao.
| |
Thoả thuận về qui chế và rút quân của lực lượng Pháp đã đạt được trong các cuộc đàm phán giữa Pháp và đại diện Nam Việt Nam tại Paris
| |
09-08-1955
|
Việc Diệm từ chối thảo luận về cuộc bầu cử với Bắc Việt làm tăng khả năng xảy ra một cuộc tấn công bởi phía Bắc. Chính sách Mỹ trong trường hợp này có liên quan đến Seato và việc xử dụng các lực lượng [vũ trang] sẽ được phát triển. / JCS sử.
|
Tướng O’Daniel đề xuất Mỹ hổ trợ một lực lượng quân sự Việt 150.000 người, cộng thêm 10.000 quân đội giáo phái đến ngày 1 Tháng Bảy 1956.
| |
10-08-1955
|
Đại Sứ Reinhardt và CINCPAC thông qua con số [quân Việt Nam] mà Tướng 0'DanieL đã đề xuất. JCS khuyến nghị phê duyệt mức quân đó. / JCS HIST.
|
16-08-1955
|
Henri Hoppenot, Đại sứ Pháp Đặc Mệnh Toàn quyền và là Cao uỷ Cộng hoà Pháp bên cạnh Nhà Nước Việt Nam trình Ủy Nhiệm Thư lên Thủ tướng Diệm. Hành động này chấm dứt Văn phòng Tổng Cao Ủy Pháp ở Đông Dương.
|
30-08-1955
|
Dulles tuyên bố chính phủ Hoa Kỳ đồng ý với Diệm và ủng hộ quan điểm cho rằng các điều kiện ở miên Bắc Việt Nam đã bác bỏ khả năng tổ chức bầu cử tự do. / Lancaster.
|
Tháng 09, 1955
|
Mặt Trận Tổ Quốc, trước đây là Liên Việt được tổ chức tại Hà Nội.
|
02-09-1955
|
TCS đồng ý với phân tích của Taylor.
|
Bộ Quốc phòng đồng ý với Bộ Trưởng Quân Đội bổ nhiệm Samuel T. Williams thay O'Daniel làm Trưởng MAAG. / 326-1
| |
06 đến 29
Tháng 09, 1955
|
Trung Tướng Bruce C. Clark Tư Lệnh USARPAC viếng Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á, xem xét lại tổ chức TRIM. / JCS HIST.
|
09-09-1955
|
JCS dự kiến bảo vệ Đông Nam Á bằng cách ban đầu dựa vào các lực lượng bản địa, vào sức mạnh của Không quân và Hải quân Mỹ, các lực lượng quân sự tấn công di động. Tuy nhiên JCS cảm thấy nổi dậy là mối đe dọa thực sự. Không lực lượng bổ sung nào được gửi đến Á Châu trừ khi tình hình đã thay đổi./ Công văn JCS gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao
|
12-09-1955
|
Công văn số 988351 của JCS gửi CINCPAC bày tỏ quan điểm của họ về việc Phi Luật Tân đào tạo chống nổi dậy cho VNA
|
20-05-1955
|
Diệm mở một chiến dịch chống Bình Xuyên với 22 Tiểu đoàn
|
21-05-1955
|
Diệm ban hành một tuyên bố rằng không có vấn đề hội nghị giữa Nam và Bắc Việt Nam. / Lancaster.
|
Tháng 10-1955
|
CINCPAC đề nghị VNA được gửi đi đào tạo ở Philippines. Cả hai JCS và DOD đồng tình vào tháng Mười Một năm 1955. / 323-1.
|
Bình Xuyên đã bị đánh bại như một tổ chức có vũ trang.
| |
Nam Việt Nam gọi về nước phái đoàn Việt Nam đang công tác ở Paris, nơi mà họ đang cố gắng đạt được thỏa thuận về tình trạng quân đội Pháp [tại Việt Nam].
| |
Washington phê duyệt kế hoạch của nhóm Hoạt Động Tại Chỗ về việc đào tạo lực lượng an ninh ở Nam Việt Nam. / Bộ Ngoại Giao. (công điện 1221)
| |
11-10-1955
|
155 NIE 63, 1-3-55 báo cáo sức mạnh của VNA là 147.000 người cộng thêm khoảng 8 đến 10.000 quân giáo phái trong quá trình thâu nhận. Chính phủ Việt Nam muốn có một lực lượng 200,000 trong khi đó Mỹ đã phê duyệt một lực lượng 150.000 vào tháng Bảy năm 1956. VNA không được coi là có khả năng chống lại hoạt động chiến tranh du kích lớn.
Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam có 4.500 người. Lực lượng Bảo An được tổ chức từ lực lượng Tỉnh, dân quân địa phương và các yếu tố khác dưới quyền Bộ trưởng Bộ Nội. Tổ chức này có 65.000 người trong khi Mỹ chỉ hổ trợ 25.000. 0212-1ST.
Quân Viễn chinh Pháp giảm xuống còn 45,000.
|
18-10-1955
|
Diệm công bố một cuộc trưng cầu dân ý sẽ được tổ chức để lựa chọn giữa Diệm và Bảo Đại, công bố của Diệm bị Bảo Đại tuyên bố là bất hợp pháp.
|
23-10-1955
|
Trong cuộc trưng cầu dân ý quốc gia tổ chức để bầu người đứng đầu Nhà Nước, ông Ngô Đình Diệm nhận được 5.721.735 phiếu, ngược lại với 63,017 phiếu cho cựu hoàng Bảo Đại, đang giữ chức Quốc Trưởng từ ngày 07 tháng 3 năm 1949. / J. B.
|
26-10-1955
|
Nền Đệ Nhất Cộng Hòa được công bố bởi Ngô Đình Diệm. Ông trở thành Tổng thống đầu tiên của Nam Việt Nam.
|
28-10-1955
|
CINCPAC trong công văn 280503A chỉ định tên MAAG Đông Dương thành MAAG VViệt Nam. /217155.
|
31-10-1955
|
Tổng thống Diệm ban hành lệnh đầu tiên cho các lực lượng vũ trang Việt Nam như là chỉ huy tối cao của họ.
|
Tháng 11-1955
|
Hàng tồn kho tranh thiết bị MDAP của Pháp được định giá ở mức $ 508 triệu.
|
Báo cáo của nhóm Hoạt Động Tại Chỗ cho rằng việc giảm lực lượng Pháp đã dẫn đến việc mất kiểm soát trang thiết bị của MDAP đã không thể cung cấp cho lực lượng [Việt Nam] như đã dự phòng vào giữa năm 1956. Pháp cũng đã tháo gỡ [lấy đi] những trang thiết bị tốt. / JCS HIST.
| |
Lực lượng Bảo An được Bộ Nội vụ chuyển giao cho Tổng Thống Diệm.
| |
S. T. Williams đến Saigon.
| |
01-10-1955
|
JCS phê duyệt quan điểm của Đô Đốc Stump và ủy quyền cho CINCPAC lên ngân sách và kế hoạch cho chương trình.
|
30-10-1955
|
Chương trình tái phân bố trang thiết bị MDAP đạt giai đoạn quan trọng.
|
Tháng 12, 1955
|
TRIM đã thực hiện ít đào tạo trong năm 1955, vì việc liên tục xử dụng VNA trong hoạt động chống lại các giáo phái và sự thiếu quan tâm của người Pháp./ JCS Hist.
|
Hòa Hảo, Bình Xuyên và Cao Đài không còn là mối đe dọa có tổ chức cho Chính phủ.
| |
06-12-1955
|
CNO (như là nhân sự điều hành JCS) báo cáo rằng đào tạo đã có tiến triển nhưng giai đoạn quan trọng đã đến lúc. Nhiều bước đi đã được đưa ra để giữ tiến độ của MAAG.
|
08-12-1955
|
Quân đội Việt Nam được triển khai trên toàn miền Nam Việt Nam, đã có thể để ngăn chặn được Việt Minh và các giáo phái. Vào cuối 1955 Bộ Tham Mưu VNA bắt đầu tập hợp quân đội thành đơn vị sư đoàn để đào tạo lực lượng an ninh bổ sung là việc cần thiết để lấp đầy khoảng trống gây ra khi các đơn vị quân đội rút đi. / JCS HIST.
|
12-12-1955
|
Lãnh sự quán Mỹ tại Hà Nội đóng cửa.
|
JCS yêu cầu OSD hỏi NSC xem xét lại nhân sự bổ sung cho Việt Nam.
| |
13-12-1955
|
Bộ Trưởng Quốc Phòng Wilson gửi công văn cho Bộ Trưởng Ngoại Giao Dulles thảo luận về Hiệp định Geneva, Điều 16 liên quan đến việc mở rộng MAAG để xử lý trang thiết bị MDAP.
JCS, CINCPAC, Bộ Quốc phòng cảm thấy rằng Điều 16 và các khoản hạn chế của nó là không áp dụng cho Hoa Kỳ và SVN vì cả hai không đã ký.
|
Một ủy ban dưới sự chủ trì của Trung Tá Evans ở phòng Kế Hoạch của MAAG, để lên kế hoạch chuẩn bị của hai TD mới (TD: thời hạn) cho MAAG. Hạn kế hoạch đầu tiên là hoàn thành nhiệm vụ hiện nay và hạn lần thứ hai để thực hiện một nhiệm vụ bắt đầu ngày 1 tháng Bảy, 1956.
| |
16-12-1955
|
Allen Dulles đã viết cho John Foster Dulles rằng các hoạt động của CIA cần hạn chế về số lượng nhân viên quân sự để cơ quan này có thể có thêm nhân viên [dân sự] dưới vỏ bọc quân nhân để làm công việc của họ. / 335-1.
|
20-12-1955
|
Kế hoạch mới (TD) được xây dựng bởi MAAG-Việt Nam hoàn thành.
|
27-12-1955
|
Trung Tá Hanelin báo cáo Trưởng MAAG về những động thái của Washington về yêu cầu nhân sự cho MAAG Việt Nam.
|
27-12-1955
|
Tướng O’Daniel tường thuật rằng Roberton, Bộ Trưởng Ngoại Giao, đã tuyên bố rằng Bộ Ngoại Giao có thể phản ứng thuận lợi về việc cho phép tăng quá con số 342 [nhân viên]
|
Đầu năm 1956
|
Tranh cãi xảy ra giữa Pháp và Việt Nam về việc quản lý chương trình TRIM. TRIM hoạt động với một số cố vấn mỹ nhưng với giảng viên chủ yếu là người Pháp. / WID 17-56.
|
Tháng 01, 1956
|
Việc các đơn vị quân đội Nam Việt Nam chiếm đóng Tây Ninh, trung tâm chính trị của Cao Đài đã dẫn đến sự sụp đổ của cuộc nổi dậy của tổ chức vũ trang Cao Đài. Thỏa thuận với lãnh đạo Cao Đài ngày 28 tháng 2 hợp pháp hóa cách hành đạo Cao Đài và cấm họ các hoạt động chính trị như một giáo phái.
|
11-01-1956
|
CNO yêu cầu CINCPAC cho tối thiểu nhân viên cần để thay thế Pháp.
|
13-01-1956
|
Trưởng MAAG báo cáo cho CINCPAC rằng Bộ trưởng Quarles cho rằng nên thuê nhân viên kỹ thuật người Pháp hoặc người Việt Nam để thay thế khi lực lượng Pháp rút. Đây không phải là thứ chính trị mà phía Việt Nam có thể chấp nhận được..
|
14-01-1956
|
Pháp công bố kế hoạch giữ lại 230 nhân viên như là cố vấn cho Không Quân Việt Nam cộng với 130 nhân viên của họ để phục vụ cho một trung tâm đào tạo F-8-F và độc quyền giữ lại trách nhiệm đào tạo Không Quân và Hải Quân Việt Nam trong suốt năm 1956.
|
Trưởng MAAG thông báo CINCPAC rằng MAAG Việt Nam đã phát triển một TD mới để chuẩn bị trước việc nâng mức trần số lượng nhân viên.
| |
MAAG gửi công điện đến CINCPAC tuyên bố kế hoạch thứ hai của họ sẽ cung cấp cố vấn xuống đến cấp tiểu đoàn và do đó sẽ phải cần 1049 nhân viên Mỹ so với con số 342 đã được phê duyệt.
| |
19-01-1955
|
Trưởng MAAG thông báo CINCPAC rằng kế hoạch đầu tiên đã bổ nhiệm 636 quân nhân Hoa Kỳ.
|
21-01-1956
|
Một công điện từ Trưởng MAAG Việt Nam gửi cho CINCPAC, DEPTAR, CNO, và DEPTA nói rằng việc rút quân tiếp tục của Pháp làm nổi ra vấn đề trong việc xử lý các thiết bị dư thừa. Yêu cầu giúp đỡ để đẩy nhanh tốc độ quy trình hành chính về tờ khai và những hướng dẫn về vận chuyển.
|
25-01-1956
|
Bản ghi nhớ từ ASD gửi Bộ trưởng Quốc Phòng nói rằng báo cáo của nhóm công tác liên ngành về chi phí vừa trở về từ một chuyến công tác 5 tuần ở Việt Nam chỉ ra là cần thiết phải thêm 150 -200 nhân viên cho MAAG dành cho mục đích hậu cần
|
26-01-1956
|
Tổng Thống Diệm chính thức yêu cầu tăng số lượng cố vấn Mỹ. Quan điểm của chính phủ Việt Nam là việc thay thế lực lượng Pháp ra đi với lực lượng Mỹ không vi phạm cả tinh thần lẫn câu chữ của Hiệp định Geneva.
|
27-01-1956
|
CINCPAC thông báo CNO rằng rút quân của Pháp và việc không có khả năng thỏa hiệp giữa Pháp và Việt Nam đã đòi hỏi yêu cầu xúc tiến ngay kế hoạch tăng 342 mức trần đã được thực hiện.
|
31-01-1956
|
Một kho hàng tồn kho về trang thiết bị MDAP chung [Mỹ + Pháp] đã được đề xuất với người Pháp.
|
Bộ trưởng Quốc Phòng C.E Wilson gửi văn thư cho Bộ trưởng Ngoại Giao Dulles phác thảo về vấn đề về thiếu hụt nhân viên MAAG để xử lý các vấn đề về hậu cần ở Việt Nam.
| |
Tháng 02, 1956
|
Chính phủ chiếm đóng các vị trí của Cao Đài tại Tây Ninh và thâu nhận hầu hết các lực lượng của Tướng [Nguyễn Thành] Phương. / WID 9 - 56.
|
Sức mạnh của FEC xuống còn 15,000.người
| |
02-01-1956
|
Dulles quyết định bảo vệ trang thiết bị MDAP [và việc này] sẽ được đảm bảo với việc gia tăng nhân sự và do đó đã cho phép một nhóm 350 người bổ nhiệm cho Phái bộ Thu hồi Thiết bị Tạm thời (TERM: Temporay Equipment Recovery Mission) sẽ được gửi đến Việt Nam. Phái bộ có nhiệm vụ ngăn chặn một sự mất tiền lớn hơn vì đã sử dụng sai hoặc lãng phí trang thiết bị mà Mỹ đã cung cấp.
|
03-02-1956
|
Bộ trưởng Ngoại Giao Dulles quyết định rằng hoạt động của TERM để thực hiện quyết định của ông nên được bàn cải với các chính phủ có liên quan để tìm ra phương cách thu hồi trang thiết bị Mỹ. / 1-33.
|
12-02-1956
|
Chính phủ Việt Nam đàm phán bí mật với Trần Văn Soái, lãnh đạo một phe quan trọng của Hòa Hảo gia nhập quân đội Việt Nam. Ba Cụt, một lãnh đạo chính khác của Hòa Hảo đã bị bắt vào ngày 13-04, dẫn đến sự tan rã của tổ chức vũ trang nổi dậy Hòa Hảo. / WID 9-59.
|
13-02-1956
|
Một văn thư từ Đại sứ gửi Bộ trưởng Ngoại Giao nói rằng TERM chỉ được hiện diện để làm nhiệm vụ thu hồi trang thiết bị chứ không có nhiệm vụ đào tạo
|
21-02-1956
|
Pháp đồng ý rút các lực lượng còn lại khỏi Nam Việt Nam.
|
Tháng 03, 1956
|
Cơ quan Nội An [Bộ Nội Vụ] của Việt Nam Tự Do được chỉ định chính thức là quân đoàn tự vệ. / WID 13-56.
|
Diệm yêu cầu FEC rút khỏi Việt Nam.
| |
09-03-1956
|
Diệm tổ chức một hội nghị với chỉ huy trưởng hải quân Lê Quang Mỹ về việc Cộng sản chiếm đóng đảo Boisée thuộc quần đảo Hoàng Sa. Mục đích của hội nghị dường như để xây dựng chính sách trước khi vào cuộc hội đàm với Pháp bắt đầu ngày 10 tháng 3. Không có hành động quân sự nào chống lại các quần đảo Hoàng Sa được thực hiện. / WID 10-56.
|
14-03-1956
|
Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đã đến thăm miền Nam Việt Nam
|
15-03-1956
|
Giai đoạn đầu tiên của cuộc đàm pháp Pháp-Việt kết thúc với việc Việt Nam nhấn mạnh là Pháp phải rút quân hoàn toàn khỏi tất cả các căn cứ ở Việt Nam. Khó khăn trong cuộc hội đàm tập trung vào các kho vũ khí của hải quân Pháp tại Sàigòn [Hải Quân Công Xưởng], cơ sở sửa chữa quan trọng cho Hải quân Việt Nam. Người Pháp cũng cần cơ sở sửa chữa này cho hải quân của họ và muốn hoặc được ưu tiên các dịch vụ sửa chữa cho các tàu Pháp tại công xưởng, hoặc các thiết bị không phải thuộc MDAP đã thiết lập ở cơ sở này sẽ bị thu hồi và di chuyển đi nơi khác. Nhiều thiết bị không thuộc MDAP đã được cho là Mỹ đã cho Pháp./ WID 10-56.
|
16-03-1956
|
Thỏa thuận đạt được giữa Chính phủ và giáo phái Cao Đài đưa Cao Đài về vai trò thuần túy tôn giáo. Một hệ quả của thỏa thuận là tất cả nhóm người bất đồng chính kiến có vũ trang, ước tính tối đa 4000, đã đầu hàng với toàn bộ vũ khí và đạn dược đã bắt đầu tiến hành vào khoảng 13 tháng 03, 1956. Ba Cụt vẫn là một đối thủ của Chính phủ. / WID 10-56.
|
22-03-1956
|
Một thỏa hiệp được ký kết giữa Pháp và Việt Nam đồng ý việc FEC rút quân ngày 30 tháng Sáu năm 1956
|
Tháng 04, 1956
|
TERM được trao cho ICC để phê duyệt. Không có phê duyệt hay không phê duyệt nhận được vì vậy dự án được tiến hành trong tháng Sáu./ WID
|
06-04-1956
|
Chính phủ Việt Nam tuyên bố sẽ tiếp tục hợp tác với ICC và tái khẳng định lập trường của mình là ủng hộ cuộc tổng tuyển cử tại Việt Nam tại thời điểm mà các điều kiện ở miền Bắc Việt Nam Cộng Sản cho phép thực hiện bầu cử thực sự tự dọ.
|
08-04-1956
|
Nhiệm vụ của TRIM kết thúc, được tổ chức thành một tổ chức chiến đấu và đào tạo.
|
10-04-1956
|
Các đơn vị cuối cùng của FEC rời Sài Gòn.
|
12-04-1956
|
CNO chỉ thị COFSA + COFSAF ban hành việc thực hiện TERM trong đó CNO nêu lên việc TERM phải là một tổ chức tách biệt với MAAG. Trưởng TERM nên một đại tá cao cấp hoặc Thiếu Tướng không nằm trong danh sách nhân viên của MAAG.
|
23-04-1956
|
Bộ Tư Lệnh Pháp ngưng hoạt động. / NIE 245 1ST N.
|
25-04-1956
|
Theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam đa phần của FEC được rút khỏi Đông Dương.
|
28-04-1956
|
Tướng Jacquot, , chỉ huy trưởng của FEC rời Sài Gòn đánh dấu sự tan rã của Bộ Tư lệnh Pháp tại Việt Nam. / Báo cáo tiến độ. NSC 5405 / 5428/5
|
28-04-1956
|
Việc đào tạo cho VNA nay là trách nhiệm của MAAG.
|
Tháng 05, 1956
|
Trợ lý Bộ Trưởng Quốc phòng thăm Việt Nam và kêu gọi tăng viện trợ cho lực lượng Bảo An. Hiệp định đầu tháng Năm 1956 vẫn chưa đạt được về tình trạng của Hải Quân Công Xưởng Sài Gòn liên quan đến việc Pháp rút quân. / WID 19-56
|
01-05-1956
|
Robert D. Murphy, Phó Bộ Trưởng Ngoại Giao viết cho Wilson rằng TERM không nên được sử dụng như một lực lượng đào tạo, nhưng họ nên dưới sự giám sát hành chính của MAAG chứ không phải Đại sứ quán.
|
15-05-1956
|
Sức mạnh của VNA đạt 156.000.
|
Hạn chót để rút tất cả các nhân viên hải quân Pháp (ngoại trừ phân đội cho những thanh lý nhỏ). Chuyển giao quyền kiểm soát Hải Quân Công Xưởng [cho Việt Nam] được thực hiện. / WID 10-56.
| |
23-05-1956
|
Bộ Quốc phòng chính thức thành lập những thuật ngữ để tham chiếu cho TERM. / JCS Hist.
|
Tháng 06, 1956
|
Chính phủ Việt Nam ước tính sức mạnh của Việt Minh 1360 trên khoảng từ 6 đến 8000 lực lượng thù địch. Mỹ cho rằng sức mạnh đó ở mức từ 8 - 10.000 trong những đơn vị khung.
|
Chính phủ Việt Nam chính thức yêu cầu tăng MAAG. Một toán đặc biệt gồm 350 người được tổ chức và chịu trách nhiệm việc thu hồi và xuất khẩu một số lượng lớn trang thiết bị của Mỹ. Một mục đích kèm theo là tăng khả năng hậu cần cho quân đội Việt Nam. Đó là dự án TERM. / WID 13 - 57.
| |
01-06-1956
|
Sau ngày 1 tháng 6 năm 1956, hạn chót cho việc rút quân hoặc bàn giao trang thiết bị Không quân cho phía Việt Nam, Pháp đã hoàn toàn tách biệt khỏi Không quân Việt Nam. Chỉ còn một vài giảng viên Pháp được giữ lại ở miền Nam Việt Nam. / WID 17-56..
|
TERM được khởi động.
| |
07-06-1956
|
Đô đốc Radford thông báo với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia về chiến lược phòng thủ của miền Nam Việt Nam. Chiến lược này đã làm đi làm lại các kế hoạch (đã được đưa ra trong tháng Hai và tháng Chín)…
|
30-06-1956
|
VNA có 142,000 người trong 4 Sư Đoàn tác chiến và 6 Sư đoàn nhẹ và 13 trung đoàn địa phương quân, cộng với các đơn vị hỗ trợ. Sức mạnh này đã được xác nhận. / WID 20 - 56.
|
Tháng 07, 1956
|
Đây là thời gian quan trọng của Bầu cử thống nhất Việt Nam phải được được tổ chức theo quy định của Hiệp định Genève đã trôi qua mà không có sự cố nào. / J. B.
|
Lực lượng Bảo An có 51.000 người, hoạt động tại ba quân khu.
| |
06-07-1956
|
Phó Tổng thống Richard Nixon đến thăm miền Nam Việt Nam
|
07-07-1956
|
Đô đốc Radford thông báo với NSC về khái niệm mô tả trong 5612/1.
|
11-07-1956
|
JCS chỉ đạo CINCPAC chuẩn bị một kế hoạch dựa trên Chiến lược phản ứng nhanh theo như quy định đã được đưa ra bởi Đô đốc Radford vào ngày 7 tháng năm 1956 để bàn giao cho NSC, để bảo vệ quốc phòng cho Việt Nam
|
13-07-1956
|
Ba Cụt bị xử tử. / WID 32-56.
|
17-07-1956
|
Sức mạnh vũ trang của cộng sản ở miền Nam đước ước tính khoảng 5-10,000 vào năm 1955 - 56, có thể là 8, 000 với 5.000 được tổ chức thành những đại đội khung / 247 NIE 1ST.
|
VNA có khoảng 145.000 quân. / NIE.
| |
NIE 63 - 56 tuyên bố về khái niệm Bảo An và Nhân dân Tự vệ. Chính phủ Việt Nam tổ chức lực lượng Bảo An, để gánh vác bớt nhiều nhiệm vụ an ninh nội bộ của VNA, gồm 48,000 người trong các đại đội lưu động được trang bị nhẹ để duy trì Luật pháp và trật tự, thu thập tình báo, và tiến hành các chiến dịch chống nổi dậy trong các tỉnh đã được bình định bởi 60.000 nhân dân tự vệ để duy trì an ninh trong làng.
| |
20-07-1956
|
Tổng tuyển cử trên khắp Việt Nam theo quy định của Hiệp Định Geneva 1954 đã không xảy ra. / Reader.
|
21-07-1956
|
Pháp thỏa mãn yêu cầu của miền Nam Việt Nam là Pháp sẽ được đại diện bởi một Đại sứ chứ không phải là một Cao Ủy.
|
30-07-1956
|
Một Phái Bộ Liên Lạc Việt Nam với ICC được thành lập để chuẩn bị cho việc chuyển giao các chức năng từ Phái Bộ Liên Lạc PHÁP. / Reader.
|
Tháng 08, 1956
|
Việt Minh ở SVN được ước tính khoảng 5.000-7.000. / WID 32-56
|
31-08-1956
|
TERM đạt khả năng đầy đủ với 350 người
|
05-09-1956
|
Có thay đổi chính sách từ đào tạo quân đội Việt Nam một mình lo cho an ninh nội bộ thành một nhiệm vụ cho cả hai an ninh bộ nội và ngăn chận ban đầu giới hạn. OCMH.
|
16-09-1956
|
Chương trình đào tạo của Mỹ cho QLVNCH đã có hiệu lực.
|
19-09-1956
|
Không Quân Pháp chính thức chuyển giao căn cứ Không quân Đà nẳng cho Việt Nam kiểm soát.
|
01-10-1956
|
OPLAN 46-56 quốc phòng cho Nam Việt Nam được chuẩn bị bởi CINCPAC.
|
24-10-1956
|
Báo cáo của Bộ Ngoại giao nhấn mạnh rằng mối đe dọa lật đổ chính trị ở miền Nam Việt Nam có nhiều khả năng là một mối nguy thực sự hơn là xâm lược công khai.
|
01-11-1956
|
Trưởng MAAG đề xuất hỗ trợ lực lượng Bảo an với sức mạnh là 59.160 người và một lực lượng Nhân dân Tự vệ 60.000 người. OCMH.
|
Tháng 12, 1956
|
Nhóm Hoạt Động Tại Chỗ đánh giá VNA có đủ khả năng duy trì an ninh nội bộ và ngoài nước. / JCS Hist
|
Tháng 01, 1957
|
Diệm yêu cầu tăng lực lượng của mình lên 200,000. Yêu cầu này đã bị từ chối.
|
03-01-1957
|
ICC báo cáo rằng từ giữa tháng 12 năm 1955 và tháng 8 năm 1956 cả miền Bắc lẫn miền Nam Việt Nam đều đã không thực hiện nghĩa vụ theo Hiệp Định Đình Chiến 1954.
|
15-02-1957
|
Hai chiến dịch quân sự mang tên Trương Tấn Bửu và Thoại Ngọc Hầu chấm dứt. Quân đội VN cảm thấy rằng quân đội chỉ nên thực hiện chức năng quân sự mà không làm ảnh hưởng đến việc với đào tạo bình thường. Tuy nhiên, Diệm vẫn muốn hai chiến dịch được tiếp tục như là một phần chức năng tham gia như là một tổ chức. Chiến dịch Trương Tấn Bửu và Thoại Ngọc Hầu là hai chiến dịch quân sự rộng lớn và chiến tranh tâm lý sử dụng người từ lực lượng vũ trang Bảo An và những Uỷ ban nhân dân hành động với mục đích để mang tất cả dưới sự kiểm soát của chính phủ và để quãng bá và làm cho chính quyền Diệm được dân yêu mến. / WID 15-57.
|
Tháng 03, 1957
|
Chính phủ của Tổng thống Diệm đã công bố một loạt các quy định nhằm khuyến khích đầu tư nước ngoài. / J. B.
|
19-03-1957
|
OPLAN 46-56 về Nam Việt Nam đã được JCS phê duyệt
|
16-04-1957
|
Elbridge Durbrow trình quốc thư như đại sứ của Mỹ ở miền Nam Việt Nam
|
02-05-1957
|
Tổng thống Diệm tiến hành một dự thảo luật. / JCS HIST.
|
04-05-1957
|
Căn cứ kiểm soát Không Quân chiến thuật quan trọng đầu tiên được thành lập, / JCS Hist
|
05-05-1957
|
Tổng thống Diệm đến thăm Mỹ
|
09-05-1957
|
Tổng thống Diệm phát biểu trước Lưỡng Viện Quốc hội Mỹ.
|
10-05-1957
|
Trong một cuộc họp giữa Tổng thống Diệm và Phó Bộ Trưởng Quarles, Diệm đưa ra kế hoạch đưa lực lượng Bảo An lên các khu vực cao nguyên để điền vào khoảng trống ở những nơi đó. Ông cũng đưa ra việc sắp xếp, tổ chức lại quân đội mới. Ông muốn có cùng một số các sư đoàn nhưng với sức mạnh tăng lên đến 10,000 mỗi sư đoàn, tổng số tăng thêm là 20.000.
|
11-05-1957
|
Tổng thống Eisenhower và Tổng thống Diệm tuyên bố rằng hai nước sẽ làm việc hướng tới việc thống nhất Việt Nam một cách hòa bình (Tuyên bố chung).
|
Theo TT Eisenhower và TT Diệm, mối nguy hiểm chính đối với miền Nam Việt Nam là sự tích tụ lớn các lực lượng quân sự ở miền Bắc Việt Nam.
| |
17-05-1957
|
Bắc Việt Nam rút Phái Bộ Liên Lạc ICC ra khỏi SAIGON theo yêu cầu của Nam Việt Nam.
|
24-05-1957
|
Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc Phòng của Chính phủ Việt Nam, đã gửi văn bản đề nghị Trưởng-MAAG hỗ trợ cố vấn cho Không Quân và Hải quân Việt Nam.
|
28-05-1957
|
Thanh tra Cảnh sát Updike của bang New York được yêu cầu tổ chức lực lượng Cảnh sát Nam Việt Nam.
|
31-05-1957
|
Việc Pháp tham gia vào việc đào tạo cho Không quân, Hải Quân, và tại Trường Tham Mưu Cao Cấp chấm dứt. Giảng viên Pháp về pháp lý cho Hiến binh và Bảo An vẫn còn duy trì.
|
Tháng 06, 1957
|
Phái bộ đào tạo Hải quân và Không Quân của Pháp rút khỏi Nam Việt Nam.
|
13-06-1957
|
Ba Cảnh sát bang New York được chỉ định để giúp tổ chức cảnh sát của Chính phủ Nam Việt Nam.
|
Tháng 07, 1967
|
Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu 60 triệu viện trợ trang thiết bị nặng cho lực lượng Bảo An. MA VÀ MSU đề xuất 14-18 triệu USD. / JCS Hist.
|
Một khảo sát ICA về Việt Nam báo cáo rằng kinh phí hỗ trợ thương mại cho Chương trình an ninh nội bộ sẽ kết thúc vào năm 1958. / 159-1
| |
Kể từ khi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã thành công trong các chiến dịch chống lại bất đồng chính kiến, chính phủ miền Nam Việt Nam chuyển phần lớn quân đội vào đào tạo cho chiến tranh cổ điển như một điều cần thiết cho quốc phòng chống xâm lược từ DRV. / WID 30 - 58.
| |
Tháng 09, 1967
|
Tất cả 10 sư đoàn đã hoàn tất đào tạo cơ bản. 7 sư đoàn đã hoàn thành đào tạo cấp độ thứ ba.
|
22-10-1957
|
Nhân viên Mỹ bị thương tại Saigon trong những vụ đánh bom các cơ sở, trụ sở của MAAG và Phòng Thông Tin [Hoa Kỳ]
|
Tháng 11, 1957
|
Báo cáo tình báo cho thấy đây là nỗ lực của Việt Cộng, [tin lấy] từ một trong những người còn sống sót trong tháng 7 năm 1956 - tháng 7 năm 1957. / JCS Hist
|
09-12-1957
|
Cựu Giám đốc Cảnh Sát miền Nam Việt Nam Nguyễn Văn Tôn bị kết án vì đã giúp đỡ những yếu tố nổi loạn.
|
Năm 1958
|
Quân đội Việt Nam đã tái tổ chức. Các sư đoàn tác chiến và sư đoàn nhẹ được chuyển đổi thành 7 sư đoàn được cải thiện. (Cuối năm 1958 đến tháng Chín 1959)
|
04-01-1958
|
Một lực lượng lớn du kích cộng sản đã tấn công một một đồn điền nằm phía Bắc Sài Gòn, phản ánh sự gia tăng đều đặn trong hoạt động vũ trang của cộng sản ở miền Nam Việt Nam kể từ giữa năm 1957.
|
27-03-1958
|
Văn Phòng Thường Trực Tổng Thư ký Quốc phòng trực thuộc Tổng Thống Phủ được thành lập.
|
Tháng 04, 1958
|
Thông qua tuyển dụng mạnh mẽ ở miền Nam, sức mạnh của du kích của Bắc Việt Nam ở miền Nam đã tăng lên khoảng 2100. / WID 51 - 58.
|
Tháng 05, 1958
|
Tổ chức Cộng sản tại miền Nam Việt Nam được ước tính khoảng 1140 – 1400 người. / WID 22 - 58.
|
Tháng 07, 1958
|
Những nỗ lực của chính phủ SVN để tiêu diệt Việt Cộng đã dựa dẫm quá nhiều vào các lực lượng bán quân sự không hiệu quả thay vì dùng quân đội để đập tan các cuộc nổi dậy vũ trang. / WID 30 - 58.
|
Tháng 07, 1958
|
Tướng Phạm Xuân Chiểu được bổ nhiệm làm Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH./ WID
|
Tháng 09, 1958
|
MAAG báo cáo là nhân viên Mỹ là mục tiêu của VC.
|
10-09-1958
|
Pháp và Nam Việt Nam đã ký một thỏa thuận theo đó Pháp sẽ cung cấp viện trợ cho chương trình Cải Cách Điền Địa của chính phủ Việt Nam - 1490
|
Tháng 12, 1958
|
Cục Tình Báo Việt Nam có 6,500 người, bao gồm 2,500 nhân viên thường trực. / WID 52 - 58.
|
08-12-1958
|
Tổng thống Eisenhower phê duyệt một hành động của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia trong số các mục khác đã nhấn mạnh đến lực lượng cảnh sát và lực lượng thuộc loại cảnh sát cho các mục đích an ninh nội bộ thay vì một định chế quân sự bản địa lớn hơn
|
Năm 1959
|
Người ta ước tính rằng đã có từ 5.000 -12.000 du kích cộng sản hoạt động tại miền Nam Việt Nam vào năm 1959.
|
Tháng 01, 1959
|
JCS báo cáo Quân Lực VNCH đã sẵn sàng để thực hiện các nhiệm vụ mà Mỹ đã thiết kế / JCS HIST.
|
Chính phủ Việt Nam đồng ý chuyển lực lượng Bảo An cho Bộ Nội vụ. Chương trình Viện Trợ cho Bảo An sau đó đã được nối lại. / JCS HIST.
| |
07-01-1959
|
30.000 cảnh sát và lính Bảo An đã được đào tạo nội bộ về việc thực thi pháp luật và về các khóa học đào tạo kỹ thuật. Nhiều khóa đào tạo về các chức năng quản lý và chỉ huy đã được yêu cầu.
|
NSC 5809 báo cáo rằng Đại sứ quán Mỹ và Chính phủ Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận về đào tạo và trang bị cho lực lượng bảo vệ dân sự 32.000 người, thỏa thuận đang chờ phê duyệt ở Washington. Vấn đề được hỏi liệu tình hình đòi hỏi phải cải thiện lực lượng Bảo an hay liệu hiện đang có lực lượng an ninh Việt Nam khác có thể đối phó đầy đủ với tình thế này
| |
12-01-1959
|
Một cuộc họp Bắc và Nam Việt Nam sắp xếp bởi ICC đã được tổ chức để thảo luận về các vấn đề liên quan đến khu phi quân sự. Các bên đối nghịch chuẩn bị để thảo luận về các vấn đề cụ thể cấp thấp mà cả hai cùng quan tâm. / WID 39 - 58.
|
29-03-1959
|
KQVN bay nhiệm vụ đầu tiên tấn công mục tiêu VC / Công Điện ,4-4 57 Sài Gòn gửi Bộ Ngoại Giao. / JCS HIST.
|
Tháng 04, 1959
|
Dệm khuyến khích báo cáo về các hoạt động khủng bố.
|
09-04-1959
|
Dubrow - Diệm – Williams hội nghị về tình hình an ninh nội bộ đang tồi tệ thêm
|
06-05-1959
|
Đại sứ quán không tin về câu chuyện mà Diệm cho rằng an ninh đã trở nên tồi tệ nhất kể từ năm 1955. Mỹ hoài nghi về mối đe dọa cho SVN còn tiếp tục thông qua 1959/ Công điện 2345 Sài Gòn gửi Bộ Ngoại Giao ngày 06 Tháng 05, 1959.
|
26-05-1959
|
ICC tuyên bố TERM nên kết thúc hoạt động vào giữa năm 1959.
|
2000 du kích được báo cáo có mặt ở SVN. Hàng ngàn du kích khác đã không hoạt động. Sức mạnh của Bảo An = 47.000. VNA = 136, 000 chính quy. Lực lượng an ninh nội bộ không được coi là có khả năng tiêu diệt lực lượng du kích được Bắc Việt hỗ trợ. VNA sẽ phải chuyển hướng để lo công việc này. / 249 -
| |
29-05-1959
|
Cố vấn Mỹ đã có mặt tại cấp trung đoàn, tiểu đoàn pháo binh độc lập, Thiết Giáp và Thủy Quân Lục Chiến
|
Ban An Ninh Công Cộng của USOM bắt đầu đào tạo lại và tái trang bị cho Bảo An. /JCS HI8T.
| |
30-06-1959
|
Nhóm cố vấn thuộc Đại Học Michigan vê cảnh sát rời Việt Nam. Ban An Ninh Công Cộng của USOM chịu trách nhiệm đào tạo. Họ không nhận được quyết định nào về vấn đề Bảo An trong hai năm kế tiếp. / JCS Hist
|
08-07-1959
|
Du kích cộng sản tấn công các cơ sở quân sự Việt Nam tại Biên Hòa.Hai nhân viên MAAG chết và một người bị thương.
|
30-08-1959
|
Trong cuộc bầu cử quốc gia lần thứ hai Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia và các đảng phái ủng hộ Chính Phủ đã nắm tất cả các ghế trong Quốc Hội miền Nam Việt Nam. Không có ứng viên đối lập được bầu..
|
Tháng 09, 1959
|
Diệm ước tính có khoảng 1000 chính quy VC.
|
4 Sư đoàn tác chiến và 6 sư đoàn khinh binh theo kiểu Pháp được chuyển đổi thành 7 sư đoàn với mỗi sư đoàn có 10.000 người theo lối Mỹ. / JCS Hist
| |
Văn thư JCS gửi NSC kêu gọi Mỹ ủng hộ chương trình chứ không vì cá tính con người
| |
30-10-1959
|
Phát ngôn viên quân đội Việt Nam tiết lộ rằng một chiến dịch chống du kích cộng sản trong khu vực cực nam của đất nước, bán đảo Cà Mau, kết quả là du kích bị thiệt hại nặng.
|
Tháng 12, 1959
|
OSD chỉ đạo CINCPAC chuẩn bị một bảng phân phối chung mới phản ánh giai đoạn chấm dứt TERM. / Mục 56.
|
Máy bay trực thăng lần đầu tiên được sử dụng để chuyển quân. / Công điện 2061 1/3 Sài Gòn gửi Bộ Ngoại Giao
| |
01-02-1960
|
Chính phủ Việt Nam chỉ thị ban hành tập trung đào tạo về chiến thuật chống du kích.
|
18-02-1960
|
Đại sứ Dubbrow nói với Phòng Bảo An của CINCPAC là phải đào tạo gấp về chống du kích. CINCPAC trao cho MAAG / TERM quyết định liên quan đến ICC. / JCS HIST.
|
Tháng 03, 1960
|
Khu dinh điền được thành lập ở tỉnh Phong Dình.
|
24-03-1960
|
Tham Mưu Trưởng quân đội nói với JCS là tình hình an ninh tại Việt Nam đã bị xuống cấp và Diệm đánh giá là Việt Nam đã trong tình trạng chiến tranh toàn diện với Việt Cộng.
|
Tháng 04, 1960
|
Sức mạnh của Việt Cộng là khoảng 4,000.
|
17-03-1960
|
Miền Bắc Việt Nam phản đối đến các Đồng Chủ tịch Hội Nghị Geneva 1954 (Anh và Liên Xô) về sự gia tăng đáng gờm về nhân sự trong Nhóm Hỗ Trợ Quân Sự và Tư Vấn [MAAG] ở Nam Việt Nam và cáo buộc Mỹ đào tạo miền Nam Việt Nam thành căn cứ quân Mỹ để chuẩn bị một cuộc chiến mới.
|
30-04-1960
|
Một nhóm đối lập gồm 18 người, tự gọi mình là Ủy ban Cho Sự Tiến Bộ và Tự Do, đã gửi thư cho Tổng Thống Diệm đòi hỏi phải cải cách quyết liệt về kinh tế, hành chính, và quân sự.
|
05-05-1960
|
Mỹ công bố theo yêu cầu của Chính phủ miền Nam Việt Nam, Nhóm Hỗ Trợ Quân Sự và Tư Vấn [MAAG] cuối năm nay sẽ được tăng từ 327 đến 685 thành viên.
|
20-05-1960
|
Liên Xô đề nghị Vương quốc Anh rằng Chính phủ hai nước đã là Đồng Chủ tịch Hội nghị Genève, nên kêu gọi Mỹ kềm chế không tăng số cố vấn quân sự (MAAG) ở miền Nam Việt Nam và xem xét vấn đề rút MAAG Nam Việt Nam về. Sự hiện diện của họ ở miền Nam Việt Nam là mâu thuẫn với tinh thần của Hiệp định Geneva. Mục đích [đề nghị này] là để thanh lý một trong những nguồn của sự bất ổn và để củng cố hòa bình ở Đông Dương.
|
Tháng 06, 1960
|
Hoạt động du kích của cộng sản ở miền Nam Việt Nam ngày càng gia tăng. (Tháng Sáu…Tháng Mười)
|
01-06-1960
|
Trung Tướng Lionel T. McGarr được bổ nhiệm làm người đứng đầu của. MAAG Mỹ.
|
06-06-1960
|
Chương trình đào tạo chống nổi dậy của MAAG cho các lực lượng vũ trang Việt Nam bắt đầu.
|
30-06-1960
|
Chỉ còn 25 cố vấn thuộc MSU ở miền Nam Việt Nam.
|
12-10-1960
|
Bộ Trưởng Ngoại Giao nói với JCS rằng trách nhiệm đào tạo và hổ trợ hậu cần cho lực lượng Bảo An phải được nhanh chóng chuyển giao cho MAAG
và Bảo An cần được đặt dưới quyền Bộ Quốc phòng của Việt Nam hơn là Bộ Nội vụ. |
29-12-1960
|
Bảo An được Bộ Nội chuyển giao cho Bộ Quốc phòng theo yêu cầu của MAAG. / JCS HIST.
|
Tháng 01, 1961
|
Số tăng đầu tiên của Bảo An bắt đầu được MAAG đào tạo
|
30-01-1961
|
Tổng Thống. Kennedy phê duyệt $ 29.400.000 để mở rộng lực lượng vũ trang Việt Nam đến 170.000 người, cộng với $ 12.700.000 cho Bảo An.
|
28-03-1961
|
Công văn từ Trapnell gửi JCS cho thấy sự thất bại của CG và VNA trong việc đối phó với Việt Cộng, đề nghị Mỹ hỗ trợ đầy đủ cho một lực lượng Bảo An 68.000 người
|
03-04-1961
|
Hiệp ước Hữu nghị và quan hệ kinh tế Mỹ-Việt Nam được ký kết tại Sài Gòn. Quốc hội phê chuẩn hiệp ước vào ngày 14 tháng Sáu.
|
04-04-1961
|
Tổng thống Diệm kêu gọi ICC thực hiện một điều tra ngay lập tức và triệt để về chủ nghĩa khủng bố và lật đổ đang tăng trên khắp miền Nam Việt Nam
|
09-04-1961
|
Tổng thống Diệm và Phó Tổng thống [Nguyễn Ngọc] Thơ đã được bầu bởi một đa số áp đảo trong cuộc bầu cử Tổng Thống Việt Nam.
|
29-04-1961
|
Tổng thống Kennedy ủy quyền cho MAP hỗ trợ cho tất cả 69.000 Bảo An. MAAG Việt Nam được chỉ thị lo hỗ trợ và tư vấn cho SDC. Sức mạnh của MAAG phải được tăng lên khi cần thiết.
|
Tháng 05, 1961
|
Số nhân viên MAAG ở miền Nam Việt Nam lên con số 685. Khoảng một nửa là Biệt Kích Nhảy Dù
|
05-05-1961
|
Tổng thống Kennedy tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng việc sử dụng lực lượng quân sự Mỹ đã được xem xét, nếu cần thiết, để giúp miền Nam Việt Nam chống lại áp lực cộng sản. Ông tuyên bố rằng đây sẽ là một trong những đề tài được thảo luận trong chuyến thăm sắp tới của Phó Tổng thống Johnson tại miền Nam Việt Nam.
|
11-05-1961
|
Phó Tổng thống Johnson đến miền Nam Việt Nam.
|
13-05-1961
|
Tại Việt Nam, Phó Tổng thống Johnson đưa ra một thông cáo chung tuyên bố rằng Mỹ sẽ tăng viện trợ quân sự và kinh tế để giúp miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến chống lại các lực lượng du kích cộng sản.
|
Tháng 06, 1961
|
Có khoảng từ 7.000 đến 15.000 du kích cộng sản ở Nam Việt Nam được ước tính.
|
Lực lượng quân sự địa phương ở miền Nam Việt Nam là 50.000 người, giống như năm 1959
| |
09-06-1961
|
Diệm yêu cầu hỗ trợ cho một gia tăng quân đội Việt Nam để thành một lực lượng với 270.000 quân.
|
02-08-1961
|
Tổng thống Kennedy tuyên bố rằng Mỹ sẽ làm tất cả có thể để cứu Nam Việt Nam khỏi nạn Cộng Sản.
|
04-08-1961
|
Tổng thống Kennedy cho phép tăng quân đội Việt Nam lên mức 200,000.
.
|
15-08-1961
|
VNA: 150.000, Bảo An: 60.000 người, Nhân Dân Tự vệ: 45,000,
Việt Cộng: 12.000 người. / NIE 254.
|
01-09-1961
|
Một loạt các cuộc tấn công của 1000 du kích cộng sản ở tTỉnh Kontum. Một thông cáo của quân đội cho biết rằng trong tháng Tám đã có 41 cuộc giao tranh giữa lực lượng chính phủ và phiến quân cộng sản ở miền Nam Việt Nam.
|
17-09-1961
|
Phái bộ Tư vấn Anh trên các vấn đề hành chính và chính sách, đứng đầu là H. Thompson (cựu Bộ trưởng Quốc Phòng tại Malaysia) rời miền Nam Việt Nam.
|
18-09-1961
|
Lực lượng cộng sản ước tính khoảng 1.500 người đánh chiếm thủ phủ của tỉnh Phước Thành chỉ cách Sài Gòn 60 dặm
|
25-09-1961
|
Tổng thống Kennedy, phát biểu tại Đại hội đồng LHQ tại New York, tuyên bố rằng mối đe dọa đối với hòa bình là cục than đang âm ỉ cháy của cuộc chiến tranh ở Đông Nam Á
|
01-10-1961
|
Chuyên gia quân sự SEATO đã gặp nhau tại Bangkok, Thái Lan, để xem xét các mối đe dọa ngày càng tăng của cộng sản ở miền Nam Việt Nam. Đô Đốc Harry D. Felt, Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương, tuyên bố rằng không có triển vọng trước mắt về việc sử dụng quân đội Mỹ để ngăn chặn cộng sản bành trướng ở Đông Nam Á, nhưng ông cho biết rằng trong số các kế hoạch được phát triển cho tình huống, một số có liên quan đế việc sử dụng quân đội Mỹ.
.
|
02-10-1961
|
Tổng thống Diệm tuyên bố "nó không còn là một cuộc chiến tranh du kích mà kẻ thù tiến hành tấn công người Mỹ mà với các đơn vị chính quy đầy đủ và rất nhiều trang bị và đang tìm kiếm một quyết định chiến lược ở Đông Nam Á, phù hợp với lệnh của Quốc tế Cộng sản.
Tổng thống cũng cho biết Ủy ban Hoa Kỳ đứng đầu bởi Tiến Sĩ. Eugene Staley đề nghị tăng viện trợ cho cả về mặt quân sự và việc phát triển kinh tế và xã hội |
11-10-1961
|
Tổng thống Kennedy công bố (trong buổi họp báo) rằng ông đã gửi Tướng Maxewell D. Taylor, cố vấn quân sự của ông, đến miền Nam Việt Nam để điều tra tình hình quân sự và báo cáo thẳng cho cá nhân ông.
|
18-10-1961
|
Tình trạng khẩn cấp ở miền Nam Việt Nam được công bố bởi Tổng thống Diệm.
|
16-11-1961
|
Theo sát những khuyến nghị trong báo cáo của Tướng Taylor, Tổng thống Kennedy (với phê duyệt của Hội đồng an ninh quốc gia) đã quyết định tăng cường sức mạnh quân sự của miền Nam Việt Nam, nhưng không cam kết lực lượng chiến đấu Mỹ tại thời điểm này
|
Tháng 12, 1961
|
quân đội Việt Nam đã đạt 170.000
|
Lực lượng Bảo An ở miền Nam Việt Nam đã tăng lên 60.000.
| |
08-12-1961
|
Bộ Ngoại giao Mỹ công bố một bạch thư khẳng định rằng Nam Việt Nam đang bị đe dọa bởi một nguy hiểm rõ ràng và có thực là bị cộng sản chinh phục
|
14-12-1961
|
Tổng thống Kennedy cam kết tăng viện trợ cho miền Nam Việt Nam
|
29-12-1961
|
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam rút lại sự phản đối trước đó của ông về việc tăng lực lượng Việt Nam.
|
06-05-1954 | Điện Biên Phủ thất thủ |
07-05-1954 | Sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, Ngoại trưởng Dulles cho rằng điều kiện hiện nay ở Đông Dương đã không cung cấp một cơ sở thích hợp để Hoa Kỳ tham gia với lực lượng vũ trang.Tuy nhiên, ông tuyên bố rằng nếu hiệp ước đình chiến hoặc ngừng bắn được kết thúc ở Geneva và nó cung cấp mộy lộ trình cho Cộng sản cưỡng chiếm và gây hấn thêm, hoặc chiến tranh vẫn tiếp diễn, thì lúc đó nhu cầu khẩn cấp hơn là tạo điều kiện cho một hành động chung để bảo vệ khu vực. Bộ Trưởng sau đó chỉ ra rằng Tổng thống Eisenhower đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ không có hành động quân sự ở Đông Dương mà không có sự hỗ trợ của Quốc Hội, rằng ông sẽ không tìm kiếm sự hỗ trợ như vậy trừ khi có nỗ lực tập thể căn cứ trên sự hổ trợ lẫn nhau chân thật trong việc bảo vệ các lợi ích sống còn. |
08-05-1954 | Hội nghị về Geneva về Đông Dương. (8 tháng 05 dến 21 tháng 7) |
12-05-1954 | Trong một cuộc họp báo ở Washington, trong báo cáo tuyên bố của Dulles rằng việc giữ lại các nước Đông Dương là không phải là thiết yếu đến quốc phòng của khu vực Đông Nam Á đã làm ảnh hưởng đến tinh thần người Pháp, gây bất lợi ở Geneva. |
15-05-1954 | Tướng Ely thoả thuận cho phép Mỹ đào tạo quân Việt Nam và đưa cố vấn Mỹ vào cạnh các đơn vị Việt Nam. Ông không đồng ý về việc hình thành hai sư đoàn nhẹ Việt Nam như Tướng O’Daniel đã yêu cầu. / JCS Hist.. |
18-05-1954 | Các Tướng Ely, Salan, và Pelissier Sài Gòn. / Lancaster |
18 đến 20 tháng 05,1954 | Bảo Đại tìm kiếm hổ trợ cho VNA. Điều này đã được xem như một nỗ lực để xác định việc Mỹ đã sẵn lòng thay thế Pháp |
20-05-1954 | JCS được thuyết phục rằng can thiệp của Mỹ ở Đông Dương nên bắt đầu trước vào việc phát triển quân đội quốc gia hiệu quả để đảm bảo một chiến thắng quân sự. / JCS Hist. |
24-05-1954 | Tướng O’Daniel trình bày một kế hoạch để Bộ trưởng Quốc phòng Wilson chia ra làm 2 sư đoàn ở phía Bắc Việt Nam VÀ 9 sư đoàn khác ở miền Nam dưới quyền chỉ huy của Pháp với đại diện của Mỹ làm đối tác. JCS cảm thấy đây là một sự sắp xếp không thể thực hiện được mà không có thỏa thuận trước ở cấp độ chính phủ / JCS Hist. |
26-05-1954 | Một văn thư từ JCS gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao nêu lên viếc cần 2250 nhân viên Mỹ trên số 350 được MAAG đã yêu cầu để đào tạo quân đội các nước Đông Dương |
Tháng 06-1954 | Chính Phủ Việt Nam quyết định thành lập một Uỷ ban Quốc phòng ở miền Bắc với lực lượng xưa nay dưới quyền Thống đốc và được lệnh chuẩn bị bảo vệ Hà Nội trong trường hợp Pháp rút quân. Những lệnh này sau đó được sửa đổi bổ sung, kết quả là Ủy Ban chỉ đạo hoạt động của họ thành việc tổ chức những trung tâm tiếp nhận người tị nạn sau đó được chuyển về miền Nam |
Tháng 06-07 năm 1954 | Sư đoàn 11 và sư đoàn 12 bộ binh của Pháp được chuyển về Tunisia với trang thiết bị của MDAP Mỹ. Nhưng với sự phê duyệt của Saceur. |
Tháng 06-1954 | Tổng Thống Hàn Quốc Rhee đề nghị gửi một quân đoàn Hàn Quốc đến Đông Dương. Ý kiến đã được giữ lại để xem xét. / 314-1 |
Sức mạnh quân đội Việt Nam lên đỉnh điểm 219.000 người. / WID 20-56.
| |
01-06-1954 |
Lansdale đến Sài Gòn để nắm Phái Bộ quân sự. / SMM Rept.
|
03-06-1954 |
Đô dốc Radford đề nghị cho Tướng Valluy, Tư Lệnh Phái đoàn quân sự Pháp, việc sử dụng của quân đội Hàn Quốc vào chiến tranh Đông Dương. Theo Valluy, Pháp đã sẵn sàng chuyển giao 2 trại huấn luyện lớn cho phía Mỹ.
|
Tướng Paul Ely được bổ nhiệm làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương.
| |
04-05-1954 |
Phái đưa ra các Điều ước Quốc tế là Pháp công nhận Đôc Lập hoàn toàn cho Chính Phủ Việt Nam. Việt Nam thỏa thuận tự ý gia nhập Liên Hiệp Pháp/ NYT
|
01-06-1954 | Ở Paris., Thủ Tướng Pháp Laniel và Thủ Tướng Việt Nam Bửu Lộc khởi công hai hiệp ước, một hiệp ước cho Độc Lập của Việt Nam và một hiệp ước về Hợp Tác thông qua một Hội đồng tối cao.(Chi tiết về Hợp Tác tương lai, đặc biệt về kinh tế và quân sự, sẽ được làm việc riêng biệt với những hiệp định không bao giờ kết thúc. |
05-06-1954 | Paul Henri Ely được bổ nhiệm thay Dejean nhu Cao Ủy Đông Dương và thay Navarre như Tư Lệnh tối cao các lực lượng của Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương. |
06-06-1954 | Pháp thỏa thuận việc bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng chính phủ Việt Nam |
08-06-1954 | Tướng Navarre bàn giao quyền chỉ huy cho Tướng Paul Ely |
09-06-1954 | Tướng Ely, thông qua O'Daniel, yêu cầu Mỹ đảm bảo nhiệm vụ tổ chức và giám sát trong việc huấn luyện các sư đoàn Việt Nam. / JCS Hist |
09 đến 29 Tháng 06,1954 | Những đòi hỏi của Ely đã tạo ra một cuộc khủng hoảng ở Washington. Một nhiệm vụ đào tạo như thế đã được Dulles cảm nhận là đi ngược lại quyền lợi của Mỹ kể từ khi chiến tranh đã bị suy sụp một cách nhanh chóng. Tướng ÓDaniel bị từ chối, không tiến hành được việc đào tạo / JCS Hist. |
25-06-1954 | Bộ Quốc Phòng yêu cầu Trưởng MAAG Đông Dương cung cấp thông tin về trọng tải và loại trang thiết bi ở Đông Dương. Trưởng MAAG trả lời ngày 03 và ngày 7 tháng 7. / 309-1 |
29-06-1954 | Pháp bắt đầu di tản về phía Nam của đồng bằng sông Hồng. |
Tháng 07-12 năm 1954 | Việt Minh tăng cường 5 sư đoàn tân lập cho các lực lượng của họ. / JCS Hist. |
Hội nghị Genève là một thảm họa cho Ngoại trưởng Dulles. Sau kỳ nghĩ hai tuần, giữa đó, ông đã công bố cả ông hay Tướng Walter Bedell Smith sẽ trở lại. Tuy nhiên, sau một cuộc gọi khẩn cấp từ Mendes-France, Dulles đã bay sang Paris vào ngày 12 tháng 07, và Smith quay lại Geneva. Sáng kiến đều không nằm trong tay cả hai bên, các cường quốc cộng sản một bên và Eden và MendesFrance một bên. Cuối cùng Dulles thông báo rằng Mỹ sẽ không ký hiệp định. Tổng thống Eisenhower cho biết vào ngày 21 tháng 7 rằng Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận chịu trách nhiêm [như quốc gia] bảo lảnh Hiệp Định và cũng không cố gắng loại bỏ chúng bằng vũ lực. Điều này được đặt tên”một chính sách vô tội bằng lý luận không dính dáng tới” / FLEM-CWO | |
Tháng 07, 1954 | Mỹ và Anh gặp nhau để thảo luận về quốc phòng tập thể của Đông Nam Á. |
Tướng O’Daniel đề nghị JCS tăng cường MAAG Đông Dương để đưa ra một tổ chức có đủ nhân viên để cung cấp một chương trình đào tạo thực tế. Việc mở rộng phải được thực hiện trước thời hạn ngày 11 Tháng Tám, hạn chót ấn định bởi Hiệp định Giơ-ne-vơ. Bộ Trưởng Ngoại Giao đồng tình. / JCS Hist. | |
01-07-1954 | Trung Tá Lucien Conen đến Sài Gòn như thành viên thứ nhì của SMM / SMM-Rept. |
03-07-1954 | Bộ Quốc phòng thông báo Bộ Ngoại Giao những hành động của họ để thu hồi trang thiết bị cho mượn trong chương trình MDAP ở Đông Dương. Bộ Ngoại Giao trả lời với yêu cầu liên lạc với MAAG được hướng dẫn về việc Pháp đã làm gì để thu hồi trang thiết bị MDAP. Trưởng MAAG trả lời ngày 03 tháng Bảy (7). |
03 và 07 tháng 07, 1954 | CINCPAC giao cho Trưởng MAAG Đông Dương trách nhiệm thu hồi hay tiêu hủy trang thiết bị MDAP của Mỹ ở Đông Dương. |
07-07-1954 | Ngô Đình Diệm về Việt Nam. / SMM Rept. |
Quốc Trưởng - Cựu hoàng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng của Việt Nam. | |
09-07-1954 | Bộ Quốc phòng yêu cầu Bộ Ngoại Giao sử dụng các kênh ngoại giao để Pháp tuân thủ yêu cầu của Trưởng MAAG để biết thêm thông tin về ý định của Pháp về các trang thiết bị MIDAP. / 309-1 |
12-07-1954 | Trưởng MAAG Đông Dương trình báo cáo tiến độ về việc bảo vệ trang thiết bị MDAP. Sự thành công của nó là tỷ lệ thuận với lượng thâng tin mà người Pháp cung cấp. / 309-1 |
16-07-1954 | Bộ Trưởng Ngoại Giao gửi thông tin cho Smith ở Geneva và khuyên ông cố gắng để bảo vệ trang thiết bị MDAP trong các điều khoản về ngừng bắn. / 309-1 |
17-07-1954 | Báo cáo lần thứ nhì của Trưởng MAAG về trang thiết bị ở Đông Dương / 309-1 |
18-07-1954 | Bộ Trưởng Ngoại Giao Walter Bedell Smith đã nói chuyện với Thủ Tướng Pháp Mendes-France trang thiết bị MDAP. Ông này hứa là sẽ thảo luận về vấn đề này với các quan chức Pháp phù hợp. / 309-1. |
19-07-1954 | Bộ Trưởng Ngoại Giao, thông qua các Tham Mưu Trưởng, đã yêu cầuTrưởng MAAG thông báo về kế hoạch cụ thể của Pháp đối với việc bảo vệ trang thiết bị MDAP ở Đông Dương. / 309-1 |
20-07-1954 | Thông điệp của Trưởng MAAG Đông Dương cho biết kế hoạch thu hồi các trang thiết bị MDAP là đầy đủ vì vậy không có vấn đề. |
Thỏa Thuận Geneva được ký. | |
20-07-1954 | Chia đôi Đất Nước ngang vĩ tuyến 17 đã trở thành một thực tế. Diệm phủ nhận nghĩa vụ thừa nhận Hiệp định Genève mà chính phủ của ông đã không ký kết. / WID 41-57. |
21-07-1954 | Tướng Deltiel nhân danh Tướng Ely, Tạ Quang Bửu, Phó Thủ Tướng Đặc trách Quốc Phòng của Việt Minh cùng ký kết hiệp định đình chiến. / Lancaster. |
27-07-1954 | Hiệp Định ngừng bắn (Chiến tranh Đông Dương) có hiệu lực tại miền Bắc Việt Nam. |
Tháng 08, 1954 | Luật An Ninh Hổ Tương đã được sửa đổi để cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho Việt Nam. |
Chính phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã không kiểm soát được quân đội, thiếu một chính quyền có khả năng, không có thẩm quyền trên lãnh thổ mà các giáo phái cai trị trong nhiều năm qua, và đấu tranh tuyệt vọng để cấp nơi ở và thức ăn cho khối lượng ngày càng tăng của người tị nạn. | |
Theo một báo cáo của DA ACSI tháng Giêng 1956 cho biết sau Hiệp Định Geneva 25% VNA đã bỏ ngũ | |
01-08-1954 | Ngừng bắn có hiệu lực vào ở Trung bộ Việt Nam. |
04-08-1954 | JCS trả lời đề nghị của Trưởng MAAG về việc đào tạo VNA. Việc này chỉ được thực hiện nếu các điều kiện sau đây hội đủ, 1) một sự ổng định mạnh mẽ của Chính Phủ; 2) Có yêu cầu chính thức từ quốc gia có liên quan để nhận viện trợ và hỗ trợ đào tạo 3) Pháp phải rút khỏi và trao Độc Lập hoàn toàn cho các quốc gia liên quan. Dulles cho rằng, mặc dù điều kiện của Việt Nam không hội đủ, điều tối quan trọng là Mỹ sẽ đào tạo để cho phép Việt Nam trở thành một nước mạnh và ổn định. Trong NSC 5427/2 vấn đề đã được quyết định thuận lợi về việc đào tạo Quân Đội Việt Nam / JCS Hist. |
07-08-1954 | Trưởng MAAG Đông Dương được bổ nhiệm để làm tổng điều phối viên của Mỹ tham gia vào việc sơ tán Bắc Việt Nam. / 217155. |
11-08-1954 |
Dulles trong một văn thư gửi Thủ tướng Mendes-France nêu lên rằng Mỹ đã chuẩn bị để trực tiếp hỗ trợ, kể cả quân sự và ngân sách, và xem xét đào tạo các nước Đông Dương.
|
Ngừng bắn có hiệu lực ở miền Nam Việt Nam.
| |
Thời hạn cuối về tổng lực lượng Pháp và Mỹ tại Việt Nam [ấn định bở Hiệp Định Geneva]. / SMM Rept.
| |
Ủy ban Quốc tế Kiểm Soát Đình Chiến tại Việt Nam (xem mục 20-ngày 21 Tháng 7, 1954) được thành lập với Ấn Độ làm Chủ tịch và với Canada và Ba Lan là các thành viên khác. | |
20-08-1954 | Eisenhower phê chuẩn một chính sách Mỹ nhấn mạnh chỉ tiếp tục làm việc với Pháp chừng nào còn cần thiết. OCMH NSC 5429/2 |
26-08-1954 | Đại diện các nước Đông Dương bắt đầu cuộc họp tại Paris để thay thế Thỏa Ước PAU ký năm 1950 |
Tháng 09, 1954 | Nhóm khảo sát của Đại Học Quốc Gia Michigan đi Việt Nam. |
Diệm yêu cầu Pháp rút hết lực lượng viễn chinh Pháp vào tháng 5 năm 1956. / JCS Hist. | |
Xung đột công khai bắt đầu với Tư Lệnh quân đội [VN] được Pháp bổ nhiệm là Tướng Nguyễn Văn Hinh, người bị Ngô Đình Diệm sớm cách chức. Khi Bảo Đại nhận thức rằng làm hài lòng Mỹ có thể có lợi cho mình, ông ra lệnh Tướng Nguyễn Văn Hinh sang Pháp. | |
08-09-1954 | Tám nước ký Hiệp Ước Liên Phòng Đông Nam Á, kể cả một điều khoản mở rộng để bảo vệ miền Nam Việt Nam, Campuchia và Lào chống xâm lược và có đủ điều kiện để nhận viện trợ kinh tế. |
10-09-1954 | Một mật vụ của Diệm thâm nhập vào một cuộc họp của Tổng Tham Mưu Trưởng phát hiện ra cuộc đảo chính đã được quy hoạch bởi Tướng Hinh để lật đổ Diệm. Diệm cách chức Hinh khỏi chức tư lệnh chỉ huy quân đội và yêu cầu ông này ra khỏi đất nước. Các hoạt động của Hinh làm gián đoạn hoạt động quy hoạch Bộ Tổng Tham Mưu quân đội Việt Nam, và tạo ra một thái độ vô trách nhiệm không tuân lệnh cấp trên trong hàng ngũ VNA./ JCS Hist. |
17-09-1954 | Văn phòng Tỵ Nạn được thành lập dưới sự lãnh đạo của một ủy viên ngang hàng với Bộ trưởng Ngoại Giao. / Lancaster |
22-09-1954 | Trong một bản ghi nhớ với Bộ trưởng Quốc phòng, JCS nói rằng Hiệp định Giơ-ne-vơ sẽ cản trở Mỹ trong việc đào tạo và trang bị cho [quân đội] Việt Nam. Họ ước tính rằng các trang thiết bị còn lại đủ để cung cấp cho Việt Nam. Việc đào tạo quân đội Việt Nam sẽ phải mất 3-5 năm và cần phải ở mức ưu tiên thấp so với các chương trình quân sự khác của Hoa Kỳ. Lúc này không phải là thời điểm tốt để tiếp tục cho thấy ý định của Mỹ là đào tạo lại lực lượng Việt Nam. Họ muốn để giữ lại quân Viễn chinh Pháp. / JCS HIST. |
24-09-1954 | Hội Nghị Washington đã đưa ra ánh sáng các khó khăn trong việc đào tạo VNA. Dulles xem VNA như là một lực lượng nhỏ phát triển để đảm bảo an ninh nội bộ. Quan điểm của JCS là một lực lượng gấp đôi là cần thiết để cho quân đội ngăn chặn xâm lược công khai trên toàn vùng phi quân sự./ JCS Hist. |
Các đại biểu Pháp (Guy Lachambre, Edgar Faure, Tướng Ely, và Đại sứ Henri Bonnet) thoả thuận về nguyên tắc rằng những bước để đạt được Độc Lập hoàn toàn là 1) Việc huỷ bỏ của các Hiệp định PAU mà thực tế là trao cho Pháp quyền kiểm soát về kinh tế, thương mại và tài chánh của Việt Nam, 2) chuyển quyền Tổng chỉ huy quân đội quốc gia cho Chính phủ Việt Nam, 3) giao cho quân đội Mỹ nhiệm vụ đào tạo quân đội Việt Nam, 4) trao cho chính phủ Việt Nam toàn quyền kiểm soát các quỹ Viện trợ Mỹ, cuối cùng 5) thu hồi quân Viễn chinh khi có yêu cầu của Chính Phủ Việt Nam. / J.B. Dragon. | |
25-09-1954 | Ngô Đình Diệm tổ chức lại nội các của ông với mục đích mời gọi sự hợp tác của một số lãnh đạo các giáo phái. |
27-09-1954 | Quân Viễn chinh Pháp 176.000 quân dự kiến giảm dần xuống mức 100,000 vào cuối năm 1955 /JCS Hist. |
28-09-1954 | Trong một hội nghị ở Washington giữa Pháp và Mỹ, việc bố trí trang thiết bị và việc gia tăng quân đội việt Nam cùng với việc thu hồi lực lượng Pháp đã được thảo luận. |
29-09-1954 | Biên bản thông hiểu giữa Pháp-Mỹ về việc hổ trợ, phát triển và củng cố Việt Nam Tự Do đã ký kết. / Thông điệp Bộ Ngoại Giao số 12292. |
30-09-1954 | Mỹ thận trọng trong việc thành lập VNA đến khi vị trí của Diệm đã vững. / Telg. / JCS Hist. |
Tháng 10, 1954 | Tướng Lawton Collins được chỉ định làm đại diện đặc biệt của Mỹ tại Việt Nam với hàm Đại sứ để phối hợp các chương trình viện trợ của Hoa Kỳ. |
Việt Minh rút khỏi vùng đồng bằng Nam Bộ, quân đội của Cao Đài và Hòa Hảo đã vào thay thếi. / JCS Hist. | |
Chính phủ miền Nam không thể thiết lập kiểm soát được khu vực nông thôn. Việt Minh đã tiếp quản khu vực rộng ở Trung Phần. Hòa Hảo và Cao Đài đánh nhau để dành các tỉnh ở vùng đồng bằng. JCS Hist. | |
Tranh cải phát triển giữa Tướng miền Nam [Nguyễn Văn] Hinh và Tổng Thống Diệm. | |
Hinh được Ely và Heath cảnh báo là không được âm mưu chống lại Diệm. / JCS Hist | |
02-10-1954 | Tướng Ely trao đổi với Bảo Đại về các cuộc đàm phán chính ở Washington và cảnh báo Bảo Đại không được làm mếch lòng người Mỹ. Vì lẽ đó, Bảo Đại ngưng ủng hộ Tướng Hinh chống Diệm. / J B |
08-10-1954 | Jean Sainteny đã thiết lập các liên hệ chính trị ở Hà Nội giữa chính phủ Pháp và chế độ Hà Nội, để bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp tư nhân của Pháp và để duy trì sự hợp tác tối đa về kinh tế giữa Pháp và VNDCCH. Doanh nghiệp Pháp đã bị quốc hữu hóa bắt đầu từ cuối năm 1955 khi cộng sản quyết định thành lập Chủ nghĩa Xã hội. / J. B. DRAGON. |
Mỹ đang phong tỏa miền Bắc Việt Nam khỏi miền Nam,để tẩy chay nền kinh tế của miền Bắc, đe dọa đưa vào danh sách đen các doanh nghiệp Pháp theo đuổi chính sách trái ngược với Mỹ. Chính sách của Pháp là trực tiếp đối nghịch. PARIS đã bí mật ký kết và thỏa thuận với Chính Phủ Hồ Chí Minh cung ứng sự công nhận tương đương. Jean Sainteny, tại Hà Nội, đang làm việc cho mối quan hệ tốt đẹp về chính trị và kinh tế với Chế độ Cộng Sản. Chinh quyền Cộng Sản sẽ gửi một phái đoàn thường trực đến Paris. Pháp đã giữ một bàn chân lớn chận cái cửa mà chúng ta đang tìm kiếm đóng lại. Họ tin rằng miền Nam sẽ bị Cộng Sản chiếm vào năm 1956 nhưng Nga và Trung Quốc không thể cung cấp nhiều viện trợ kinh tế và một thị trường tốt để mà Pháp có thể giữ lại được. / OFLEM-CWO Chú thích số1. | |
09-10-1954 | Việt Minh chiếm Hà Nội. Pháp và SMM sơ tán khỏi Hà Nội / SMM Rept.. |
11-10-1954 | Trong một văn thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Wilson, Dulles đưa ra ý kiến là Bộ Quốc Phòng nên cắt giảm kích thước của lực lượng được yêu cầu của các nước Đông Nam Á khi mà không một nước nào cần hành động riêng rẽ để bảo vệ mình. Yêu cầu quỷ viện trợ cho lực lượng Viễn Chinh 150.000 người của Pháp là không khả thi cho Mỹ tại thời điểm đó. / JCS Hist. |
11-10-1954 | Việt Minh cộng sản chính thức kiểm soát Hà Nội và miền Bắc Việt Nam |
15-10-1954 | Thuợng Nghị Sĩ Mansfield đưa ra một báo cáo về Đông Dương lên tiếng mạnh mẽ chống lại mọi kế hoạch nhằm thay thế Diệm. Nếu Diệm bị lật đổ, Mỹ phải xem xét sau đó, trước mắt là ngưng tất cả viện trợ cho Việt Nam và các lực lượng Liên Hiệp Pháp ở đó, ngoại trừ viện trợ có tính chất nhân đạo. Mansfield bảo vệ Diệm trên cơ sở rằng Diệm có tiếng ở Việt Nam là người có tinh thần dân tộc chủ nghĩa mãnh liệt và cực kỳ liêm khiết. Ông tố cáo các mưu đồ không thể tưởng tượng đươc và những âm mưu không hợp tác và phá hoại đã đứng ra cản trở Diệm hoàn thành chương trình xây dựng mà ông ấy đề xuất. / U. S. |
15-10-1954 | Quân đội Việt Nam không có khả năng thi hành một hành động trị an nhỏ mà không có sự hiện diện của nhân viên và phương tiện của người Pháp / JCS Hist. |
18-10-1954 | JCS xem việc đào tạo quân đội Việt Nam là một cần thiết chính trị đáng để tính giá trị rủi ro. / JCS Hist. |
19-10-1954 | Trong bản ghi nhớ với Bộ trưởng Quốc phòng, JCS xây dựng trên cơ sở lý luận là phải tăng Quân đội Việt Nam. SEATO đã không đưa ra các cam kết quân sự của các nước thành viên. Yêu cầu rút FEC sẽ tạo ra một khoảng trống nghiêm trọng để đối phó với số Việt Minh còn nằm lại. Mục tiêu của quân đội Việt Nam là bảo vệ hạn chế ở vĩ tuyến 17 để ngăn chặn xâm lược và bảo vệ an ninh nội bộ. JCS không muốn đào tạo quân đội Việt Nam chỉ với một lực lương MAAG với 342-người. Nhưng nếu việc đào tạo là cần thiết, họ cảm thấy rằng việc Pháp "đừng đụng vào" là cần thiết. / JCS Hist. |
22-10-1954 | Hội Đồng An Ninh Quốc Gia chấp thuận một Ủy Ban Phối hợp một Chương Trình đào tạo giới hạn và tạm thời. Một công điện gửi Đại Sứ Heath và Tướng O'Daniel ở Sài Gòn hướng dẫn họ cộng tác trong việc thành lập một chương trình để cải thiện sự trung thành và hiệu quả của quân đội Việt Nam. Điều này làm Pháp ngạc nhiên. / JCS Hist. |
Tổng Thống Eisenhower ra lệnh mở một chương trình khẩn cấp nhằm củng cố chính quyền Diệm và một loạt chương trình dài hạn để xây dựng quân đội Việt Nam. | |
24-10-1954 | Tổng Thống Eisenhower đã gửi thư cho Thủ Tướng Diệm của Miền Nam Việt Nam rằng kể từ đầu tháng Giêng 1955, viện trợ Mỹ sẽ không trao cho nhà chức trách Pháp, nhưng sẽ trao trực tiếp cho chính phủ Miền Nam Việt Nam. Bức thư cũng nêu là Chính Phủ Mỹ hy vọng họ sẽ được đáp ứng bằng việc thực hiện những cải cách không thể thiếu. |
26-10-1954 | Tướng Hinh tấn công dinh Tổng Thống. |
Trong bản ghi nhớ của Bộ trưởng Ngoại Giao gửi JCS, quan điểm của Tổng thống Eisenhower liên quan đến việc đào tạo quân đội Việt Nam đã được bày tỏ. Việc đó phải nên là một chương trình dài hạn liên quan đến một số lượng tối thiểu quân lực Việt Nam, nhấn mạnh về nhiệm vụ an ninh nội bộ. / JCS Hist. | |
27-10-1954 | Anh hưởng quân sự Mỹ trong quân đội Việt Nam bắt đầu với vị trí của 3 viên chức MAAG bổ nhiệm vào Bộ Tổng Tư Lệnh quân đội Việt Nam ở Bộ Quốc phòng và một viên chức MAAG tại mỗi trụ sở Tư Lệnh Vùng. Quyết định được thực hiện bởi Đại Sứ Health, và Tướng O’Daniel với sự chấp thuận của Tướng Ely/ JCS Hist |
Tháng 11, 1954 | Sức mạnh quân đội Việt Nam lúc này là 170.000. Việc đào tạo và tổ chức kém và phụ thuộc nhiều vào nhân viên, hỗ trợ hậu cần và tư vấn Pháp. / JCS Hist. |
Pháp yêu cầu Mỹ hỗ trợ lực lượng quân Viễn Chinh 100.000 người với chi phí 330 triệu USD / JCS Hist. | |
Cuộc khảo sát của SMM báo cáo rằng quan hệ giữa quân đội Việt Nam với dân sự là tốt | |
08-11-1954 | Tướng Collins đến Sài Gòn như Đặc phái viên của Tổng. Thống Eisenhower |
Đại Sứ Heath và Collins cảm thấy việc hỗ trợ quân Viễn Chinh Pháp là cần thiết để trám một khoảng trống [quân sự] mà VNA không thể điền vào, [giữ nguyên] tình hình này sẽ dẫn tới việc tiếp quản của Việt Minh. Sự hiện diện của quân Viễn Chinh Pháp là cần thiết cho chương trình của Mỹ / JCS Hist. | |
16-11-1954 | Collins đưa ra thỏa hiệp của mình với Bộ Ngoại Giao và JCS về kế hoạch sức mạnh của VNA. Kêu gọi thành lập một quân đội 77.685 người với 4000 nhân viên dân sự và một lực lượng nhỏ về Không quân và Hải quân. / JCS Hist. |
17-11-1954 | JCS phê duyệt kế hoạch của Collins nhưng nhắc lại rằng lực lượng của ông không thể bảo vệ Nam việt Nam chống lại tấn công từ bên ngoài. / JCS Hist |
17-11-1954 | Trong một văn thơ gửi cho Tổng Thống, Dulles nhắc lại quan điểm của Tướng Collins rằng sẽ là thảm họa nếu quân Viễn Chinh Pháp rút đi. Ngài nên tiếp tục viện trợ cấp đến $100 triệu. quân đội Việt Nam sẽ giảm đến mức 77.000 Mỹ chịu trách nhiệm đào tạo / JCS Hist.. |
19-11-1954 | Tướng Hinh rời Saigon đi Pháp theo yêu cầu của Bảo Đại. / JCS Hist. |
20-11-1954 | Mendes-Frannce đến Washington, sau đó các chi tiết của thỏa thuận trong Hội nghị Washington vào tháng Chín được công bố. / J. B. Dragon. |
23-11-1954 | NIE 63-7-54 báo cáo là quân đội Việt Nam là mất tinh thần và vô tổ chức. Sĩ quan lãnh đạo và khả năng để đối phó với nội loạn cả hai đều thiếu. Tướng lãnh Việt Nam chỉ bận bịu với chính trị, quân đội bị bỏ quên, kết quả là quân đội không có khả năng chiếm và bình định khu vực mà Việt Minh đã rút lui. Việc đào tạo quân đội Việt Nam được thực hiện bởi 4.800 sĩ quan Pháp thuộc Phái Bộ Quân Sự Pháp sang Việt Nam. Phái Bộ này đã được tăng lên mức 6.000 vào cuối năm 1955 |
Sức mạnh quân đội Việt Nam được ước tính là 170.000 quân chính quy, 10.000 quân phụ trơ. Quân chính quy được tổ chức thành trung đoàn bộ binh, 152 tiểu đoàn chiến đấu. 20% các đơn vị bộ binh có sĩ quan người Pháp và 50 phần trăm các đơn vị hậu cần và kỷ thuật có nhân viên người Pháp. Quân đội Việt Nam được mô tả là hoàn toàn không hiệu quả, là kết quả từ sự phụ thuộc nặng nề vào Pháp về cố vấn và hỗ trợ. | |
Chính quyền Diệm đề xuất một quân đội có 200.000 quân vào cuối năm 1954 và sẽ được tăng lên thành 225.000 vào cuối năm 1955. Chi phí --- $450 triệu | |
Quân đội giáo phái bao gồm 10.000 quân Cao Đài, 8.000 Hòa Hảo, 2.600 Bình Xuyên, 4.500 cảnh sát Đô Thành dưới quyền Bình Xuyên. Có ít thông tin về các lực lượng bán quân sự hoặc cảnh sát. | |
24-11-1954 | Mỹ thoả thuận viện trợ cho quân Viễn Chinh Pháp $ 100 triệu. / JCS Hist |
Tháng 12, 1954 | Pháp quyết định thúc đẩy việc rút quân Viễn Chinh Pháp ra khỏi Việt Nạm. Họ tiếp tục giữ quan điểm rằng người Mỹ phải chịu trách nhiệm về việc giữ phần Đông Dương còn lại cho thế giới Tự do. (Thỏa thuận Dulles và Mendes-France) / JCS Hist |
Tướng Collins thúc giục Diệm bổ nhiệm [Phan Huy] Quát làm Bộ Quốc phòng. / JCS Hist. | |
Đào ngũ và xuất ngũ làm quân đội Việt Nam giảm xuống còn 180.000. | |
Bộ Trưởng Quốc phòng Ho Thing Monh (?) phản đối mức lực lượng mà thoả thuận Collins-Ely về đào tạo là quá thấp. Mức 8800 đã không nhiều hơn so với quân giáo phái. Điều đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và quân sự. / JCS Hist | |
12-12-1954 | Diệm bổ nhiệm Tướng Lê Văn Tỵ làm Tổng Tham Mưu Trưởng thế Tướng Hinh. Việc bổ nhiệm ít nhiều dựa vào lòng trung thành với Diệm hơn là dựa vào khả năng. Pháp đã phản đối và chỉ đồng ý sau khi Diệm đồng ý chỉ định Tướng Nguyễn Văn Vỹ làm Tổng Thanh Tra lực lượng vũ trang. |
13-12-1954 | Collins và Ely cùng thoả thuận trên một cấu trúc của quân đội. Trách nhiệm về đào tạo quân đội Việt Nam độc lập được ủy thác cho Trưởng MAAG dưới quyền chỉ huy tổng quát của Tướng Ely. / JCS Hist. |
15-12-1954 | Collins biểu lộ một lo lắng nghiêm trọng về khả năng của Diệm thành lập một chính phủ khả thi. Ông kêu gọi Bộ Ngoại Giao Mỹ tìm giải pháp để thay thế Diệm và đánh giá lại kế hoạch hỗ trợ cho khu vực Đông Nam Á. / JCS HIST. |
19-12-1954 | Hội nghị giữa Dulles + Mendes-France. Quan điểm của Dulles về Diệm là hảy để cho Diệm mọi cơ hội nhưng có lẽ là một ý tưởng tốt nếu ta có thêm một giải pháp thay thế Diệm, nếu Diệm thất bại. Pháp giải thích điều này như một sự thay đổi vì Hoa Kỳ đã từ chối thi hành và một cuộc tranh cãi xảy ra sau đó. / JCS Hist |
25-12-1954 | Hội nghị ba bên về vấn đề đào tạo. Cán bộ huấn luyện là một vấn đề được thảo luận và vấn đề trao đổi cán bộ đào tạo cũng được đưa ra. / JCS Hist. |
Tướng Collins chống lại việc đào tạo nếu thủ đoạn luồn lách được sử dụng để tránh Điều 16 Hiệp định Giơ-ne-vơ. Collins không nghĩ rằng Điều 16 sẽ dính dáng với đào tạo. / JCS Hist. | |
29-12-1954 | Thỏa thuận mới được ký kết để [Pháp] trao độc lập về tài chính và kinh tế [cho Việt Nam] |
31-12-1954 | Collins tăng mục tiêu đưa quân đội Việt Nam lên 100.000. |
Sắc Lênh về An Ninh Quốc Gia (bình định) được TT Diệm ban hành, có hiệu lực từ ngày 01-01-1955. Sắc Lênh này đã được xây dựng bởi một nhóm làm việc Mỹ-Pháp. / SHM Rept. | |
Mỹ thông báo kể từ ngày 01-01-1955, Mỹ sẽ bắt đầu cung cấp viện trợ tài chính trực tiếp cho các Chính phủ Việt Nam, Campuchia và Lào nhằm mục đích tăng cường sức phòng thủ của họ chống lại nguy cơ bị lật đổ và xâm lược của cộng sản. | |
Tháng 01, 1955 | Chính phủ công bố kế hoạch giảm sức mạnh của quân đội từ 217,000 xuống còn 100,000. Cao Đài có 25,000 quân, Hòa Hảo có 20,000. |
Việc đánh giá lại chính sách của Mỹ ở Việt Nam được thực hiện. / JCS Hist. | |
Lansdale được thuyên chuyển qua TRIM đứng đầu phòng An Ninh Quốc Gia. Nỗ lực được chia thành hai nhóm. Nhóm đầu tiên chịu trách nhiệm cho các hoạt động bán quân sự và hỗ trợ, nhóm thứ hai cho chiến tranh chính trị và tâm lý. / SMM Rept. | |
6000 quân Hòa Hảo và Cao Đài được sát nhập vào quân đội Việt Nam. / JCS Hist. | |
01-01-1955 | Mỹ hứa trao viện trợ trực tiếp cho Việt Nam, trên cơ sở của Hiệp định năm bên [Mỹ, Pháp và 3 nước Đông Dương] ký tháng 12 năm 1950, để hổ trợ các lực lượng vũ tran Việt Nam |
05-01-1954 | Diệm bắt đầu kiểm soát nguồn vốn hỗ trợ. Nó cho phép ông xây dựng sức mạnh của chính mình và bảo đảm được lòng trung thành của quân đội. |
Hồng y Spellman đến Saigon. | |
Bộ Trưởng Quốc Phòng yêu cầu JCS xem xét vị trí của Mỹ ở Việt Nam và cho khuyến nghị liên quan đến tám câu hỏi. / JCS Hist. | |
08-01-1955 | Kể từ khi quân Pháp thất trận ở miền Bắc, Pháp đã sẵn sàng rời bỏ chính phủ Sài Gòn và đặc biệt là từ khi chính phủ này được có một Thủ tướng đặc biệt chống Pháp. / Theo London Kinh tế Thời Báo |
Pháp sửa đổi Hiệp định về đào tạo ký bởi Collins và Ely và gửi nó cho Mỹ. / JCS Hist | |
10-01-1955 | Tướng ELY báo cáo rằng Pháp sẽ rút lực lượng của mình ngay sau khi có có một chính phủ vững chắc ở miền Nam Việt Nam |
11-01-1955 | Chính phủ Việt Nam chính thức quản lý cảng Sài Gòn thay cho Pháp./ J. B. Dragon. |
13-01-1955 | Nam Việt Nam công bố kế hoạch cắt giảm quân đội từ 217,000 người xuống còn 100,000. |
14-01-1955 | Diệm thuyết phục Đại tá Hòa Hảo Nguyễn Văn Huê, Tham Mưu Trưởng của Tướng đồng hóa [Trần Văn] Soái, về phe của mình. Ông này đã đem về 3.500 người với ông. Động thái này đã đưa Diệm vào thế tranh chấp khu vực Cà Mau. Một vài tuần sau, Thiếu Tá Nguyễn Đay về với Diệm cùng 1500 người đang nắm giữ vùng Cần Thơ. Vào cuối tháng Giêng, Lãnh đạo Cao Đài Trịnh Minh Tay lại gia nhập một lần nữa dể cho thấy sự tái ủng hộ sau khi đã gia nhập lần đầu hồi tháng 11, 1954. / J. B. Dragon. |
19-01-1955 | Thủ Tướng Diệm, Tướng Collins và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận về cơ cấu của lực lượng và chương trình đào tạo được Tướng Ely đồng tình. / 1-137. |
20-01-1955 | Mỹ, Pháp và các quan chức Việt Nam đã thỏa thuận ở SAIGON rằng việc chịu hoàn toàn trách nhiệm giúp Chính phủ Việt Nam tổ chức và huấn luyện lực lượng vũ trang, thuộc thẩm quyền chung của Tướng Paul Ely, Tổng Tư Lệnh Pháp , và trong sự hợp tác với Phái Bộ [Quân Sự] Pháp. Thỏa thuận này, đạt được sau ba tháng đàm phán khó khăn, đã tránh phần nào nhạy cảm của Pháp về những chuyển giao quyền hạn lại cho Mỹ, đại diện bởi Tướng Lawton Collins, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Tướng O'Daniel được bổ nhiệm đứng đầu Phái Bộ Đào Tạo nhằm vào một đội quân gồm 140.000, được đào tạo và tuyên truyền chính trị để chống lại sự xâm lăng của cộng sản từ miền Bắc. / FLEM-CHO / NYT. |
Tướng Collins nhận nhiệm vụ tổ chức và đào tạo quân đội quốc gia dưới thẩm quyền chung của Tướng Ely. Quân chủ lực phải có 100,000 người được hỗ trợ bởi 150.000 quân dự bị dưới sự chỉ huy của phía Việt Nam chứ không phải là Pháp. | |
Tướng Collins đệ trình báo cáo của ông về Việt Nam cho Bộ Trưởng Ngoại Giao. Trong báo cáo này, ông yêu cầu thiết lập một thỏa ước SEATO với những cam kết mạnh để phản ứng trong trường hợp chiến sự. Ông đặt vấn đề về ý định của Pháp tại Việt Nam, ủng hộ Diệm như là lãnh đạo tốt nhất cho Việt Nam. / 1-125 | |
21-01-1954 | Diệm yêu cầu Pháp chuyển quyền chỉ huy các lực lượng vũ trang Việt Nam cho ông, và việc đào tạo và tổ chức quân đội Việt Nam bàn giao cho sĩ quan Mỹ. (Xem phần 021154) / J. B. Dragon. |
24-01 đến 10-02 Năm 1954 | Tướng Collins được Tổng Thống [Mỹ] gọi về Washington để dự một hội nghị về chương trình viện trợ. Pháp thỏa thuận cho Mỹ chịu trách nhiệm đào tạo quân đội Việt Nam. |
27-01-1955 | Tướng Collins yêu cầu NSC đề xuất một chính sách mạnh ở Việt Nam. Yêu cầu này đã được thực hiện. / JCS Hist |
31-11-1955 | Pháp ngừng hỗ trợ các quân giáo phái đồng minh của họ. / JCS Hist. |
01-02-1955 | Thủ Tướng Diệm báo cáo rằng Tướng Trịnh Minh Tây đề nghị giao cho quân đội xử dụng lực lượng 5000 quân của ông. |
Tại Gò Quao, quân Hòa Hảo tấn công một Tiểu đoàn quân đội miền Nam. Sau khi Việt Minh rút khỏi bán đảo Cà Mau, quân đội chính quy đánh nhau với Hòa Hảo để giành quyền kiểm soát khu vực. | |
03-02-1955 | Bản ghi nhớ của Bộ Trưởng Ngoại Giao bày tỏ quan điểm của NSC rằng hổ trợ của Pháp là cần thiết để đảm bảo sự sống còn của Việt Nam. |
11-02-1955 | JCS khuyến cáo Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ không nên dấn thân vào việc quy hoạch quân sự Quốc phòng của Seato đồng thời cũng không công bố kế hoạch cho các thành viên khác của Seato /JCS Hist. |
Pháp trao quyền Tư Lệnh các lực lượng quân sự của miền Nam Việt Nam cho chính phủ Diệm, để lại Tướng Ely như Tư Lệnh quân đội Pháp còn lại. Hổ trợ Pháp cho lực lượng vũ trang Việt Nam chấm dứt cùng với hạn chót của thỏa thuận được ký kết giữa Tướng Agostini Pháp và Tổng Tham Mưu trưởng quân đội Việt Nam là Tướng Lê Văn Tỵ. | |
12-02-1955 | Hiệp định chính phủ Mỹ-Pháp đạt được là kế hoạch đào tạo Collins-Ely. / JCS Hist |
Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam cho biết Chính phủ có ý định đưa quân giáo phái trở thành một phần của quân đội quốc gia. | |
Thỏa thuận Collins-Ely đã có hiệu lực. Phái bộ Hổ Trợ Tư Vấn Quân Sự (MAAG) của Mỹ nhận trách nhiệm đào tạo quân đội Miền Nam Việt Nam tiếp theo quyền chỉ huy của người Pháp bị chấm dứt. | |
Thủ Tướng Diệm thông báo rằng trách nhiệm tổ chức và đào tạo quân đội Việt Nam sẽ được trao cho Tướng O’Daniel, chỉ huy trưởng Hoa Kỳ dưới thẩm quyền chung của Tướng Ely. Nhân sự Mỹ, được cho biết, là sẽ được sử dụng đồng thời với nhân viên Pháp như là cố vấn và giảng viên cho các lực lượng vũ trang Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng [Dương Văn] Minh cho biết rằng sức mạnh trung bình của lực lượng vũ trang Việt trong năm 1955 sẽ là 100.000 hiện dịch và trừ bị. | |
Nhân sự của Tướng O’Daniel gồm 300 sĩ quan Mỹ, với 1.000 sĩ quan Pháp có sẳn. $ 200 triệu tiền viện trợ Mỹ dành để chi tiêu cho các lực lượng quốc gia. | |
13-02-1955 | Trịnh Minh Tây và 2500 quân đã thề trung thành với Chính Phủ Nam Việt Nam |
19-02-1955 | Tổng Thống Eisenhower tuyên bố trong một thư gửi Bảo Đại, Quốc Trưởng nước Việt Nam, rằng Chương Trình Cải Cách Điền Địa và việc tổ chức lại các lực lượng vũ trang của Thủ Tướng Diệm đang xảy ra toàn diện sẽ làm gia tăng sự ổn định và đoàn kết của Chính phủ và rằng ông đồng tình với những đề xuất với Tướng Collins để tiếp tục và mở rộng hổ trợ cho Việt Nam Tự Do |
Hiệp ước Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO) với Nghị định thư bao gồm Việt Nam, Campuchia và Lào đã có hiệu lực. | |
22-02-1954 | Chuyên gia quân sự Mỹ, Pháp và Việt Nam cân nhắc kế hoạch xây dựng quân đội Việt Nam do Mỹ giám sát. |
27-02-1955 | Phái Bộ Quan hệ và Đào tạo (TRIM) được thành lập. TRIM ra một cố gắng bao gồm cố vấn Pháp và Mỹ về tham mưu và ở mặt trận. Nó là phó sản của Thỏa ước Collins-Ely. TRIM chiếm 220 chỗ đã được phân bổ cho MAAG. Vấn đề lực lượng hải quân và Không quân Việt Nam được tách riêng. / 217155, JCS Hist. |
Tháng 03, 1955 | Nhân sự đã sẳn sàng bổ nhiệm cho TRIM. / 217155. |
Chiến tranh giữa Quân đội Quốc Gia với quân Giáo phái. (Tháng 03 – tháng 04) | |
Thủ Tướng Pháp tuyên bố rằng nước Pháp sẽ rút FEC theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam. FEC đã giảm kể từ tháng 10 năm 1954 từ 175.000 co1n 30.000. Đa số đóng tại Vũng Tầu. | |
Diệm gửi Nguyễn Hữu Châu đi Paris yêu cầu là tất cả thẩm quyền đối với tất cả binh lính tại Việt Nam bao gồm [quân đội] Pháp phải được trao cho Chính phủ Việt Nam. Chính phủ Pháp không đồng ý bất cứ gì, trừ việc chỉ huy là tách riêng [Pháp và Việt] | |
01-03-1955 | Dulles đến Saigòn trong chuyến đi vòng thăm Đông Nam Á, đã trao đổi với Tướng Ely và Đại Sứ Bonnet về vấn đề Mỹ sẽ đào tạo quân đội [Việt]. Pháp lo ngại cách tiếp cận của Mỹ. |
Giáo Chủ Cao Đài công bố sự hình thành của Mặt trận Thống Nhất các lực lượng quốc gia. / JCS Hist. | |
04-03-1955 | Cao Đài khởi sự cuộc nội chiến và được sự tham gia của Hòa Hảo và Bình Xuyên. |
08-03-1955 | Quân phiến loạn giáo phái tổ chức cuộc nổi dậy ở Ba Làng và bán đảo Cà Mau. Diệm đặt dinh của mình dưới sự canh gác cẩn mật và ra lệnh quân đội Việt Nam tiêu diệt các nhóm nổi dậy |
11-03-1955 | Mỹ ủng hộ một hội nghị các đại biểu để xem xét việc cắt giảm các lực lượng quân đội Pháp và sự hình thành của một lực lượng hiện đại hơn là một giải pháp mà Pháp đã đề xuất trong Hội nghị ba Bộ Trưởng trước đây |
12-03-1955 | Diệm cho tung ra 40 tiểu đoàn bộ binh để chống lực lượng của Ba Cụt ở Thốt Nốt và báo cáo rằng khu vực Ba Làng đã dưới sự kiểm soát của chính phủ. |
21-03-1955 | Mặt trận đưa ra tuyên cáo và kêu gọi chống Diệm. / JCS Hist. |
28-03-1955 | Quân của Diệm chiếm trụ sở bộ Tư lệnh Cảnh sát Đô Thành. / JCS Hist. |
Cuối tháng 03-1955 | Tướng Ely, Cao ủy và Tổng Tư Lệnh của quân Viễn chinh Pháp, lo ngại một cuộc nội chiến sẽ gây nguy hiểm cho tài sản và cuộc sống của người Pháp đã nhảy vào can thiệp để ngăn Diệm nghiền nát Bình Xuyên. Ông không phải là người bạn của các giáo phái. / J. B. Dragon. |
29-03-1955 | Nhân danh Mặt trận quốc gia, các giáo phái và các nhóm nỗi loạn, sau khi gửi tối hậu thư, Bình Xuyên tấn công bắn vào Phủ Chủ tịch. Quân đội quốc gia phản ứng lại một cách mạnh mẽ. Pháp can thiệp, và với sự hỗ trợ của Đại sứ Collins, đã áp đặt lệnh ngưng bắn lên chính phủ. Binh Xuyên kiểm soát cảnh sát ở Sài Gòn. Cuộc nổi dậy vũ trang cuối cùng đã lan tràn đến các tỉnh phía Nam với sự tham gia của các yếu tố giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo |
29-03-1955 | 032.955 Bình Xuyên tấn công trụ sở cảnh sát. / JCS HIST |
29-03-1955 | Ely áp đặt một lệnh ngừng bắn mà trong thời gian đó Bình Xuyên và Pháp đã xây dựng các vị trí kiên cố ở Sài Gòn. Một số vùng đã cấm Quân đội quốc gia vào. Chỉ huy Pháp vẫn kiểm soát tất cả vật tư cho quân đội Việt Nam và họ đã treo không tiếp ứng đạn dược và xăng dầu [cho quân đội VN]. |
31-03-1955 | Collins khuyên nghị Bộ Ngoại Giao Mỹ thay Diệm, / JCS HIST. |
Tháng 04, tháng 05, 1955 | Nhân viên Pháp trong TRIM từ 268 giảm xuống còn 122. / JCS HIST. |
07-04-1955 | Trong một cuộc họp giữa Tướng Collins và Tướng Ely theo đó Ely kết luận là phải thay Diệm. / JCS HIST. |
Tướng Collins khuyến nghị Dulles loại bỏ Diệm. / MSG 4399 | |
Tướng Ely cảm thấy TRIM có thể đào tạo VNA có hiệu năng trong một thời gian vài tháng / MSG 4382. | |
10-04-1955 | Chính phủ miền Nam thành lập một lực lượng bảo vệ dân sự [lính Bảo An] 40.000 người để giúp kiểm soát các khu vực mà Việt Minh đã di tản. |
15-04-1955 | Khi việc Diệm xem xét việc tấn công Bình Xuyên trở thành điều hiển nhiên thì Collins trở nên gần như dứt khoát đối nghịch với Diệm. / J. B. Dragon. |
20-04-1955 | Collins trở về Washington để dự một hội nghị về Viện trợ. (từ ngày 20 đến 30 Tháng Tư) chủ trương rằng Diệm phải được thay thế. |
21-04-1955 | Quân đội Nam Việt Nam và Việt Minh bắt đầu những cuộc chuyển quân quy mô lớn ở các khu vực được giao theo Hiệp Định Ngừng Bắn [Geneva]. |
23-04-1955 | Diệm thông báo một cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra trong vòng 3 hoặc 4 tháng, đây là một động thái chính trị của Diệm để duy trì mình trong quyền lực. / J. B. Dragon. |
26-04-1955 | Diệm sa thải Cảnh Sát Trưởng quốc gia nổi loạn Lại Văn Sang, lột quyền lực cảnh sát ra khỏi Bình Xuyên, bổ nhiệm Nguyễn Ngọc Lễ vào chỗ của Sang và đưa ra một hạn chót để mọi thành viên của lực lượng cảnh sát về trình diện. |
27-04-1955 | Dulles và Collins sau khi trao đổi với các lãnh đạo Quốc hội tuyên bố Mỹ đã xem xét một sự thay đổi hổ trợ cho Diệm nếu Pháp chịu bảo đảm một sự ủng hộ hoàn toàn để Chính phủ Việt Nam phát triển và chịu giải quyết vị trí mập mờ của họ với miền Bắc Việt Nam. / JCS HIST. |
Thỏa thuận ngừng bắn giữa Diệm và các giáo phái bị vỡ. / JCS HIST. | |
28-04-1955 | Bảo Đại ra lệnh [Diệm] phải giao quyền chỉ huy quân đội cho Tướng đối lập Nguyễn Văn Vỹ, nhưng Diệm bỏ qua không tuân lệnh. |
Nội chiến nổ ra ở Sài Gòn. Diệm ra lệnh cho quân đội Việt Nam tấn công. | |
30-04-1955 | Tuân theo hiệp định đình chiến, Pháp cắt giảm lực lượng quân sự ở miền Nam Việt Nam còn 90.000 trong khi rút phần lớn quân của họ ở Campuchia và Lào. |
Hội Đồng Cách Mạng Quốc Gia, một nhóm gồm 4000 người ủng hộ Diệm đủ mọi thành phần kêu gọi Diệm thành lập một Chính Phủ mới và truất phế Bảo Đại/ JCS Hist. | |
01-05-1955 | Tướng Nguyễn Văn Vỹ nắm quyền kiểm soát quân đội miền Nam Việt Nam trong một ngày. Ông đã cho quân vây dinh Thủ Tướng Diệm và ra lệnh điều quân chiếm các vị trí chiến lược ở Saigon. Các nhà lãnh đạo quân sự hoang mang trước lệnh chuyển quân và tuyên bố rằng họ đã chận đứng một cuộc tấn công của quân nổi dậy. Ngày hôm sau, Diệm nối lại quyền kiểm soát [quân đội] với sự giúp đỡ của Tướng Lê Văn Tỵ. |
02-05-1955 | Quân đội Quốc gia mở một cuộc tấn công chống lại quân nổi dậy bên ngoài Sàigon. |
05-05-1955 | Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Quốc Gia gồm khoảng 4.000 người ủng hộ Diệm lập đại hội và yêu cầu truất phế Bảo Đại. |
08-05-1955 | Trong cuộc họp ba bên (Mỹ-Pháp-Vương quốc Anh, ngày 8 đến 11 tháng 05, 1955) Faure đe dọa rút FEC vì Pháp và Mỹ bất đồng về việc loại Diệm. Dulles tin vào đe dọa đó. / JCS HIST. Dulles đồng ý rằng Bảo Đại có thể được giữ lại nếu ông ta dừng lại những can thiệp cản trở Diệm thực thi quyền lực. Dulles đã từ chối gặp Bảo Đại ở Paris. / J. B. DRAGON. |
09-05-1955 | Văn thư của JCS gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao cho biết VNA là còn non nớt, sự hiện diện của một lực lượng bên ngoài tại Việt Nam là cân thiết nếu cuối cùng Pháp vẫn muốn rút quân. / 353-1 |
10-05-1955 | Cuộc nổi loạn đã bị đánh tan, Diệm tái lập lại chính phủ của ông bằng cách thành lập một nội các mới bao gồm chủ yếu là những người ủng hộ mình. |
11-05-1955 | Tướng Nguyễn Văn Hinh đã bị tước chức Tướng và tư cách thành viên của quân đội Việt Nam. |
Trong cuộc đàm phán giữa Faure và Dulles, Mỷ buộc rằng việc Pháp rút lực lượng Viễn Chinh nên được phối trí với việc đào tạo và tổ chức quân đội quốc gia Việt Nam để bảo đảm quốc phòng của đất nước này. Tình hình tự nó không mang đến một thỏa thuận có tính hợp đồng giữa Pháp và Mỹ, (Thí dụ - trong tương lai Mỹ sẽ hoạt động độc lập với Pháp) / JCS Hist. | |
12-05-1955 | Diệm hy vọng rằng Pháp sẽ chuyển quân Viễn chinh của họ đến vĩ tuyến 17 và không giữ họ ở Sài Gòn, Đà Nẳng và Vũng Tầu vì ông cảm thấy quân đội Pháp nên đóng vai trò chính để bảo vệ chống xâm lăng từ miền Bắc. |
13-05-1955 | Theo Hiệp định Đình Chiến Geneva, Pháp phải sơ tán khỏi Hải Phòng. |
Pháp và Mỹ đưa ra một thỏa thuận về chính sách tổng thể về Việt nam. Nhất trí ủng hộ Diệm và nhấn mạnh trên sự khác biệt. Faure báo cáo là đã được đảm bảo từ Dulles rằng Mỹ sẽ trung thành ủng hộ Pháp trong việc chuẩn bị cho Tổng Tuyển Cử năm 1956. Faure báo cáo rằng Anh, Pháp, và Mỹ đã đạt một thỏa thuận không viết ra là Pháp sẽ tiếp tục rút quân nhưng một đội ngũ có thể được giữ lại. | |
14-05-1955 | Tướng Collins rời Sài Gòn để nhận nhiệm vụ mới với NATO. / JCS HIST. |
15-05-1955 | Lực lượng Ngự lâm Quân của Bảo Đại bị giải tán và sáp nhập với quân đội |
Bắt đầu thời hạn rút quân cho các lực lượng Liên hiệp Pháp về phía Nam vĩ tuyến 17 và Việt Minh về phía Bắc. | |
18-05-1955 | Quân đội Quốc gia Việt Nam hoàn tất tiếp nhận Qui Nhơn nơi mà Việt Minh chiếm giữ trong 10 năm. |