06-05-1954 | Điện Biên Phủ thất thủ |
07-05-1954 | Sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, Ngoại trưởng Dulles cho rằng điều kiện hiện nay ở Đông Dương đã không cung cấp một cơ sở thích hợp để Hoa Kỳ tham gia với lực lượng vũ trang.Tuy nhiên, ông tuyên bố rằng nếu hiệp ước đình chiến hoặc ngừng bắn được kết thúc ở Geneva và nó cung cấp mộy lộ trình cho Cộng sản cưỡng chiếm và gây hấn thêm, hoặc chiến tranh vẫn tiếp diễn, thì lúc đó nhu cầu khẩn cấp hơn là tạo điều kiện cho một hành động chung để bảo vệ khu vực. Bộ Trưởng sau đó chỉ ra rằng Tổng thống Eisenhower đã nhiều lần nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ không có hành động quân sự ở Đông Dương mà không có sự hỗ trợ của Quốc Hội, rằng ông sẽ không tìm kiếm sự hỗ trợ như vậy trừ khi có nỗ lực tập thể căn cứ trên sự hổ trợ lẫn nhau chân thật trong việc bảo vệ các lợi ích sống còn. |
08-05-1954 | Hội nghị về Geneva về Đông Dương. (8 tháng 05 dến 21 tháng 7)
|
12-05-1954 | Trong một cuộc họp báo ở Washington, trong báo cáo tuyên bố của Dulles rằng việc giữ lại các nước Đông Dương là không phải là thiết yếu đến quốc phòng của khu vực Đông Nam Á đã làm ảnh hưởng đến tinh thần người Pháp, gây bất lợi ở Geneva. |
15-05-1954 | Tướng Ely thoả thuận cho phép Mỹ đào tạo quân Việt Nam và đưa cố vấn Mỹ vào cạnh các đơn vị Việt Nam. Ông không đồng ý về việc hình thành hai sư đoàn nhẹ Việt Nam như Tướng O’Daniel đã yêu cầu. / JCS Hist.. |
18-05-1954 | Các Tướng Ely, Salan, và Pelissier Sài Gòn. / Lancaster |
18 đến 20
tháng 05,1954 | Bảo Đại tìm kiếm hổ trợ cho VNA. Điều này đã được xem như một nỗ lực để xác định việc Mỹ đã sẵn lòng thay thế Pháp |
20-05-1954 | JCS được thuyết phục rằng can thiệp của Mỹ ở Đông Dương nên bắt đầu trước vào việc phát triển quân đội quốc gia hiệu quả để đảm bảo một chiến thắng quân sự. / JCS Hist. |
24-05-1954 | Tướng O’Daniel trình bày một kế hoạch để Bộ trưởng Quốc phòng Wilson chia ra làm 2 sư đoàn ở phía Bắc Việt Nam VÀ 9 sư đoàn khác ở miền Nam dưới quyền chỉ huy của Pháp với đại diện của Mỹ làm đối tác. JCS cảm thấy đây là một sự sắp xếp không thể thực hiện được mà không có thỏa thuận trước ở cấp độ chính phủ / JCS Hist. |
26-05-1954 | Một văn thư từ JCS gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao nêu lên viếc cần 2250 nhân viên Mỹ trên số 350 được MAAG đã yêu cầu để đào tạo quân đội các nước Đông Dương |
Tháng 06-1954 | Chính Phủ Việt Nam quyết định thành lập một Uỷ ban Quốc phòng ở miền Bắc với lực lượng xưa nay dưới quyền Thống đốc và được lệnh chuẩn bị bảo vệ Hà Nội trong trường hợp Pháp rút quân. Những lệnh này sau đó được sửa đổi bổ sung, kết quả là Ủy Ban chỉ đạo hoạt động của họ thành việc tổ chức những trung tâm tiếp nhận người tị nạn sau đó được chuyển về miền Nam |
Tháng 06-07 năm 1954 | Sư đoàn 11 và sư đoàn 12 bộ binh của Pháp được chuyển về Tunisia với trang thiết bị của MDAP Mỹ. Nhưng với sự phê duyệt của Saceur. |
Tháng 06-1954 | Tổng Thống Hàn Quốc Rhee đề nghị gửi một quân đoàn Hàn Quốc đến Đông Dương. Ý kiến đã được giữ lại để xem xét. / 314-1 |
|
Sức mạnh quân đội Việt Nam lên đỉnh điểm 219.000 người. / WID 20-56.
|
01-06-1954 |
Lansdale đến Sài Gòn để nắm Phái Bộ quân sự. / SMM Rept.
|
03-06-1954 |
Đô dốc Radford đề nghị cho Tướng Valluy, Tư Lệnh Phái đoàn quân sự Pháp, việc sử dụng của quân đội Hàn Quốc vào chiến tranh Đông Dương. Theo Valluy, Pháp đã sẵn sàng chuyển giao 2 trại huấn luyện lớn cho phía Mỹ.
|
|
Tướng Paul Ely được bổ nhiệm làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương.
|
04-05-1954 |
Phái đưa ra các Điều ước Quốc tế là Pháp công nhận Đôc Lập hoàn toàn cho Chính Phủ Việt Nam. Việt Nam thỏa thuận tự ý gia nhập Liên Hiệp Pháp/ NYT
|
01-06-1954 | Ở Paris., Thủ Tướng Pháp Laniel và Thủ Tướng Việt Nam Bửu Lộc khởi công hai hiệp ước, một hiệp ước cho Độc Lập của Việt Nam và một hiệp ước về Hợp Tác thông qua một Hội đồng tối cao.(Chi tiết về Hợp Tác tương lai, đặc biệt về kinh tế và quân sự, sẽ được làm việc riêng biệt với những hiệp định không bao giờ kết thúc. |
05-06-1954 | Paul Henri Ely được bổ nhiệm thay Dejean nhu Cao Ủy Đông Dương và thay Navarre như Tư Lệnh tối cao các lực lượng của Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương. |
06-06-1954 | Pháp thỏa thuận việc bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng chính phủ Việt Nam |
08-06-1954 | Tướng Navarre bàn giao quyền chỉ huy cho Tướng Paul Ely |
09-06-1954 | Tướng Ely, thông qua O'Daniel, yêu cầu Mỹ đảm bảo nhiệm vụ tổ chức và giám sát trong việc huấn luyện các sư đoàn Việt Nam. / JCS Hist |
09 đến 29
Tháng 06,1954 | Những đòi hỏi của Ely đã tạo ra một cuộc khủng hoảng ở Washington. Một nhiệm vụ đào tạo như thế đã được Dulles cảm nhận là đi ngược lại quyền lợi của Mỹ kể từ khi chiến tranh đã bị suy sụp một cách nhanh chóng. Tướng ÓDaniel bị từ chối, không tiến hành được việc đào tạo / JCS Hist. |
25-06-1954 | Bộ Quốc Phòng yêu cầu Trưởng MAAG Đông Dương cung cấp thông tin về trọng tải và loại trang thiết bi ở Đông Dương. Trưởng MAAG trả lời ngày 03 và ngày 7 tháng 7. / 309-1 |
29-06-1954 | Pháp bắt đầu di tản về phía Nam của đồng bằng sông Hồng. |
Tháng 07-12 năm 1954 | Việt Minh tăng cường 5 sư đoàn tân lập cho các lực lượng của họ. / JCS Hist. |
| Hội nghị Genève là một thảm họa cho Ngoại trưởng Dulles. Sau kỳ nghĩ hai tuần, giữa đó, ông đã công bố cả ông hay Tướng Walter Bedell Smith sẽ trở lại. Tuy nhiên, sau một cuộc gọi khẩn cấp từ Mendes-France, Dulles đã bay sang Paris vào ngày 12 tháng 07, và Smith quay lại Geneva. Sáng kiến đều không nằm trong tay cả hai bên, các cường quốc cộng sản một bên và Eden và MendesFrance một bên. Cuối cùng Dulles thông báo rằng Mỹ sẽ không ký hiệp định. Tổng thống Eisenhower cho biết vào ngày 21 tháng 7 rằng Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận chịu trách nhiêm [như quốc gia] bảo lảnh Hiệp Định và cũng không cố gắng loại bỏ chúng bằng vũ lực. Điều này được đặt tên”một chính sách vô tội bằng lý luận không dính dáng tới” / FLEM-CWO |
Tháng 07, 1954 | Mỹ và Anh gặp nhau để thảo luận về quốc phòng tập thể của Đông Nam Á. |
| Tướng O’Daniel đề nghị JCS tăng cường MAAG Đông Dương để đưa ra một tổ chức có đủ nhân viên để cung cấp một chương trình đào tạo thực tế. Việc mở rộng phải được thực hiện trước thời hạn ngày 11 Tháng Tám, hạn chót ấn định bởi Hiệp định Giơ-ne-vơ. Bộ Trưởng Ngoại Giao đồng tình. / JCS Hist. |
01-07-1954 | Trung Tá Lucien Conen đến Sài Gòn như thành viên thứ nhì của SMM / SMM-Rept. |
03-07-1954 | Bộ Quốc phòng thông báo Bộ Ngoại Giao những hành động của họ để thu hồi trang thiết bị cho mượn trong chương trình MDAP ở Đông Dương. Bộ Ngoại Giao trả lời với yêu cầu liên lạc với MAAG được hướng dẫn về việc Pháp đã làm gì để thu hồi trang thiết bị MDAP. Trưởng MAAG trả lời ngày 03 tháng Bảy (7). |
03 và 07 tháng 07, 1954 | CINCPAC giao cho Trưởng MAAG Đông Dương trách nhiệm thu hồi hay tiêu hủy trang thiết bị MDAP của Mỹ ở Đông Dương. |
07-07-1954 | Ngô Đình Diệm về Việt Nam. / SMM Rept. |
| Quốc Trưởng - Cựu hoàng Bảo Đại bổ nhiệm Ngô Đình Diệm làm Thủ Tướng của Việt Nam. |
09-07-1954 | Bộ Quốc phòng yêu cầu Bộ Ngoại Giao sử dụng các kênh ngoại giao để Pháp tuân thủ yêu cầu của Trưởng MAAG để biết thêm thông tin về ý định của Pháp về các trang thiết bị MIDAP. / 309-1 |
12-07-1954 | Trưởng MAAG Đông Dương trình báo cáo tiến độ về việc bảo vệ trang thiết bị MDAP. Sự thành công của nó là tỷ lệ thuận với lượng thâng tin mà người Pháp cung cấp. / 309-1 |
16-07-1954 | Bộ Trưởng Ngoại Giao gửi thông tin cho Smith ở Geneva và khuyên ông cố gắng để bảo vệ trang thiết bị MDAP trong các điều khoản về ngừng bắn. / 309-1 |
17-07-1954 | Báo cáo lần thứ nhì của Trưởng MAAG về trang thiết bị ở Đông Dương / 309-1 |
18-07-1954 | Bộ Trưởng Ngoại Giao Walter Bedell Smith đã nói chuyện với Thủ Tướng Pháp Mendes-France trang thiết bị MDAP. Ông này hứa là sẽ thảo luận về vấn đề này với các quan chức Pháp phù hợp. / 309-1. |
19-07-1954 | Bộ Trưởng Ngoại Giao, thông qua các Tham Mưu Trưởng, đã yêu cầuTrưởng MAAG thông báo về kế hoạch cụ thể của Pháp đối với việc bảo vệ trang thiết bị MDAP ở Đông Dương. / 309-1 |
20-07-1954 | Thông điệp của Trưởng MAAG Đông Dương cho biết kế hoạch thu hồi các trang thiết bị MDAP là đầy đủ vì vậy không có vấn đề. |
| Thỏa Thuận Geneva được ký. |
20-07-1954 | Chia đôi Đất Nước ngang vĩ tuyến 17 đã trở thành một thực tế. Diệm phủ nhận nghĩa vụ thừa nhận Hiệp định Genève mà chính phủ của ông đã không ký kết. / WID 41-57. |
21-07-1954 | Tướng Deltiel nhân danh Tướng Ely, Tạ Quang Bửu, Phó Thủ Tướng Đặc trách Quốc Phòng của Việt Minh cùng ký kết hiệp định đình chiến. / Lancaster. |
27-07-1954 | Hiệp Định ngừng bắn (Chiến tranh Đông Dương) có hiệu lực tại miền Bắc Việt Nam. |
Tháng 08, 1954 | Luật An Ninh Hổ Tương đã được sửa đổi để cung cấp hỗ trợ trực tiếp cho Việt Nam. |
| Chính phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã không kiểm soát được quân đội, thiếu một chính quyền có khả năng, không có thẩm quyền trên lãnh thổ mà các giáo phái cai trị trong nhiều năm qua, và đấu tranh tuyệt vọng để cấp nơi ở và thức ăn cho khối lượng ngày càng tăng của người tị nạn. |
| Theo một báo cáo của DA ACSI tháng Giêng 1956 cho biết sau Hiệp Định Geneva 25% VNA đã bỏ ngũ |
01-08-1954 | Ngừng bắn có hiệu lực vào ở Trung bộ Việt Nam. |
04-08-1954 | JCS trả lời đề nghị của Trưởng MAAG về việc đào tạo VNA. Việc này chỉ được thực hiện nếu các điều kiện sau đây hội đủ, 1) một sự ổng định mạnh mẽ của Chính Phủ; 2) Có yêu cầu chính thức từ quốc gia có liên quan để nhận viện trợ và hỗ trợ đào tạo 3) Pháp phải rút khỏi và trao Độc Lập hoàn toàn cho các quốc gia liên quan. Dulles cho rằng, mặc dù điều kiện của Việt Nam không hội đủ, điều tối quan trọng là Mỹ sẽ đào tạo để cho phép Việt Nam trở thành một nước mạnh và ổn định. Trong NSC 5427/2 vấn đề đã được quyết định thuận lợi về việc đào tạo Quân Đội Việt Nam / JCS Hist. |
07-08-1954 | Trưởng MAAG Đông Dương được bổ nhiệm để làm tổng điều phối viên của Mỹ tham gia vào việc sơ tán Bắc Việt Nam. / 217155. |
| |
11-08-1954 |
Dulles trong một văn thư gửi Thủ tướng Mendes-France nêu lên rằng Mỹ đã chuẩn bị để trực tiếp hỗ trợ, kể cả quân sự và ngân sách, và xem xét đào tạo các nước Đông Dương.
|
|
Ngừng bắn có hiệu lực ở miền Nam Việt Nam.
|
|
Thời hạn cuối về tổng lực lượng Pháp và Mỹ tại Việt Nam [ấn định bở Hiệp Định Geneva]. / SMM Rept.
|
| Ủy ban Quốc tế Kiểm Soát Đình Chiến tại Việt Nam (xem mục 20-ngày 21 Tháng 7, 1954) được thành lập với Ấn Độ làm Chủ tịch và với Canada và Ba Lan là các thành viên khác. |
20-08-1954 | Eisenhower phê chuẩn một chính sách Mỹ nhấn mạnh chỉ tiếp tục làm việc với Pháp chừng nào còn cần thiết. OCMH NSC 5429/2 |
26-08-1954 | Đại diện các nước Đông Dương bắt đầu cuộc họp tại Paris để thay thế Thỏa Ước PAU ký năm 1950 |
Tháng 09, 1954 | Nhóm khảo sát của Đại Học Quốc Gia Michigan đi Việt Nam. |
| Diệm yêu cầu Pháp rút hết lực lượng viễn chinh Pháp vào tháng 5 năm 1956. / JCS Hist. |
| Xung đột công khai bắt đầu với Tư Lệnh quân đội [VN] được Pháp bổ nhiệm là Tướng Nguyễn Văn Hinh, người bị Ngô Đình Diệm sớm cách chức. Khi Bảo Đại nhận thức rằng làm hài lòng Mỹ có thể có lợi cho mình, ông ra lệnh Tướng Nguyễn Văn Hinh sang Pháp. |
08-09-1954 | Tám nước ký Hiệp Ước Liên Phòng Đông Nam Á, kể cả một điều khoản mở rộng để bảo vệ miền Nam Việt Nam, Campuchia và Lào chống xâm lược và có đủ điều kiện để nhận viện trợ kinh tế. |
10-09-1954 | Một mật vụ của Diệm thâm nhập vào một cuộc họp của Tổng Tham Mưu Trưởng phát hiện ra cuộc đảo chính đã được quy hoạch bởi Tướng Hinh để lật đổ Diệm. Diệm cách chức Hinh khỏi chức tư lệnh chỉ huy quân đội và yêu cầu ông này ra khỏi đất nước. Các hoạt động của Hinh làm gián đoạn hoạt động quy hoạch Bộ Tổng Tham Mưu quân đội Việt Nam, và tạo ra một thái độ vô trách nhiệm không tuân lệnh cấp trên trong hàng ngũ VNA./ JCS Hist. |
17-09-1954 | Văn phòng Tỵ Nạn được thành lập dưới sự lãnh đạo của một ủy viên ngang hàng với Bộ trưởng Ngoại Giao. / Lancaster |
22-09-1954 | Trong một bản ghi nhớ với Bộ trưởng Quốc phòng, JCS nói rằng Hiệp định Giơ-ne-vơ sẽ cản trở Mỹ trong việc đào tạo và trang bị cho [quân đội] Việt Nam. Họ ước tính rằng các trang thiết bị còn lại đủ để cung cấp cho Việt Nam. Việc đào tạo quân đội Việt Nam sẽ phải mất 3-5 năm và cần phải ở mức ưu tiên thấp so với các chương trình quân sự khác của Hoa Kỳ. Lúc này không phải là thời điểm tốt để tiếp tục cho thấy ý định của Mỹ là đào tạo lại lực lượng Việt Nam. Họ muốn để giữ lại quân Viễn chinh Pháp. / JCS HIST. |
24-09-1954 | Hội Nghị Washington đã đưa ra ánh sáng các khó khăn trong việc đào tạo VNA. Dulles xem VNA như là một lực lượng nhỏ phát triển để đảm bảo an ninh nội bộ. Quan điểm của JCS là một lực lượng gấp đôi là cần thiết để cho quân đội ngăn chặn xâm lược công khai trên toàn vùng phi quân sự./ JCS Hist. |
| Các đại biểu Pháp (Guy Lachambre, Edgar Faure, Tướng Ely, và Đại sứ Henri Bonnet) thoả thuận về nguyên tắc rằng những bước để đạt được Độc Lập hoàn toàn là 1) Việc huỷ bỏ của các Hiệp định PAU mà thực tế là trao cho Pháp quyền kiểm soát về kinh tế, thương mại và tài chánh của Việt Nam, 2) chuyển quyền Tổng chỉ huy quân đội quốc gia cho Chính phủ Việt Nam, 3) giao cho quân đội Mỹ nhiệm vụ đào tạo quân đội Việt Nam, 4) trao cho chính phủ Việt Nam toàn quyền kiểm soát các quỹ Viện trợ Mỹ, cuối cùng 5) thu hồi quân Viễn chinh khi có yêu cầu của Chính Phủ Việt Nam. / J.B. Dragon. |
25-09-1954 | Ngô Đình Diệm tổ chức lại nội các của ông với mục đích mời gọi sự hợp tác của một số lãnh đạo các giáo phái. |
27-09-1954 | Quân Viễn chinh Pháp 176.000 quân dự kiến giảm dần xuống mức 100,000 vào cuối năm 1955 /JCS Hist. |
28-09-1954 | Trong một hội nghị ở Washington giữa Pháp và Mỹ, việc bố trí trang thiết bị và việc gia tăng quân đội việt Nam cùng với việc thu hồi lực lượng Pháp đã được thảo luận. |
29-09-1954 | Biên bản thông hiểu giữa Pháp-Mỹ về việc hổ trợ, phát triển và củng cố Việt Nam Tự Do đã ký kết. / Thông điệp Bộ Ngoại Giao số 12292. |
30-09-1954 | Mỹ thận trọng trong việc thành lập VNA đến khi vị trí của Diệm đã vững. / Telg. / JCS Hist. |
Tháng 10, 1954 | Tướng Lawton Collins được chỉ định làm đại diện đặc biệt của Mỹ tại Việt Nam với hàm Đại sứ để phối hợp các chương trình viện trợ của Hoa Kỳ. |
| Việt Minh rút khỏi vùng đồng bằng Nam Bộ, quân đội của Cao Đài và Hòa Hảo đã vào thay thếi. / JCS Hist. |
| Chính phủ miền Nam không thể thiết lập kiểm soát được khu vực nông thôn. Việt Minh đã tiếp quản khu vực rộng ở Trung Phần. Hòa Hảo và Cao Đài đánh nhau để dành các tỉnh ở vùng đồng bằng. JCS Hist. |
| Tranh cải phát triển giữa Tướng miền Nam [Nguyễn Văn] Hinh và Tổng Thống Diệm. |
| Hinh được Ely và Heath cảnh báo là không được âm mưu chống lại Diệm. / JCS Hist |
02-10-1954 | Tướng Ely trao đổi với Bảo Đại về các cuộc đàm phán chính ở Washington và cảnh báo Bảo Đại không được làm mếch lòng người Mỹ. Vì lẽ đó, Bảo Đại ngưng ủng hộ Tướng Hinh chống Diệm. / J B |
08-10-1954 | Jean Sainteny đã thiết lập các liên hệ chính trị ở Hà Nội giữa chính phủ Pháp và chế độ Hà Nội, để bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp tư nhân của Pháp và để duy trì sự hợp tác tối đa về kinh tế giữa Pháp và VNDCCH. Doanh nghiệp Pháp đã bị quốc hữu hóa bắt đầu từ cuối năm 1955 khi cộng sản quyết định thành lập Chủ nghĩa Xã hội. / J. B. DRAGON. |
| Mỹ đang phong tỏa miền Bắc Việt Nam khỏi miền Nam,để tẩy chay nền kinh tế của miền Bắc, đe dọa đưa vào danh sách đen các doanh nghiệp Pháp theo đuổi chính sách trái ngược với Mỹ. Chính sách của Pháp là trực tiếp đối nghịch. PARIS đã bí mật ký kết và thỏa thuận với Chính Phủ Hồ Chí Minh cung ứng sự công nhận tương đương. Jean Sainteny, tại Hà Nội, đang làm việc cho mối quan hệ tốt đẹp về chính trị và kinh tế với Chế độ Cộng Sản. Chinh quyền Cộng Sản sẽ gửi một phái đoàn thường trực đến Paris. Pháp đã giữ một bàn chân lớn chận cái cửa mà chúng ta đang tìm kiếm đóng lại. Họ tin rằng miền Nam sẽ bị Cộng Sản chiếm vào năm 1956 nhưng Nga và Trung Quốc không thể cung cấp nhiều viện trợ kinh tế và một thị trường tốt để mà Pháp có thể giữ lại được. / OFLEM-CWO Chú thích số1. |
09-10-1954 | Việt Minh chiếm Hà Nội. Pháp và SMM sơ tán khỏi Hà Nội / SMM Rept.. |
11-10-1954 | Trong một văn thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Wilson, Dulles đưa ra ý kiến là Bộ Quốc Phòng nên cắt giảm kích thước của lực lượng được yêu cầu của các nước Đông Nam Á khi mà không một nước nào cần hành động riêng rẽ để bảo vệ mình. Yêu cầu quỷ viện trợ cho lực lượng Viễn Chinh 150.000 người của Pháp là không khả thi cho Mỹ tại thời điểm đó. / JCS Hist. |
11-10-1954 | Việt Minh cộng sản chính thức kiểm soát Hà Nội và miền Bắc Việt Nam |
15-10-1954 | Thuợng Nghị Sĩ Mansfield đưa ra một báo cáo về Đông Dương lên tiếng mạnh mẽ chống lại mọi kế hoạch nhằm thay thế Diệm. Nếu Diệm bị lật đổ, Mỹ phải xem xét sau đó, trước mắt là ngưng tất cả viện trợ cho Việt Nam và các lực lượng Liên Hiệp Pháp ở đó, ngoại trừ viện trợ có tính chất nhân đạo. Mansfield bảo vệ Diệm trên cơ sở rằng Diệm có tiếng ở Việt Nam là người có tinh thần dân tộc chủ nghĩa mãnh liệt và cực kỳ liêm khiết. Ông tố cáo các mưu đồ không thể tưởng tượng đươc và những âm mưu không hợp tác và phá hoại đã đứng ra cản trở Diệm hoàn thành chương trình xây dựng mà ông ấy đề xuất. / U. S. |
15-10-1954 | Quân đội Việt Nam không có khả năng thi hành một hành động trị an nhỏ mà không có sự hiện diện của nhân viên và phương tiện của người Pháp / JCS Hist. |
18-10-1954 | JCS xem việc đào tạo quân đội Việt Nam là một cần thiết chính trị đáng để tính giá trị rủi ro. / JCS Hist. |
19-10-1954 | Trong bản ghi nhớ với Bộ trưởng Quốc phòng, JCS xây dựng trên cơ sở lý luận là phải tăng Quân đội Việt Nam. SEATO đã không đưa ra các cam kết quân sự của các nước thành viên. Yêu cầu rút FEC sẽ tạo ra một khoảng trống nghiêm trọng để đối phó với số Việt Minh còn nằm lại. Mục tiêu của quân đội Việt Nam là bảo vệ hạn chế ở vĩ tuyến 17 để ngăn chặn xâm lược và bảo vệ an ninh nội bộ. JCS không muốn đào tạo quân đội Việt Nam chỉ với một lực lương MAAG với 342-người. Nhưng nếu việc đào tạo là cần thiết, họ cảm thấy rằng việc Pháp "đừng đụng vào" là cần thiết. / JCS Hist. |
22-10-1954 | Hội Đồng An Ninh Quốc Gia chấp thuận một Ủy Ban Phối hợp một Chương Trình đào tạo giới hạn và tạm thời. Một công điện gửi Đại Sứ Heath và Tướng O'Daniel ở Sài Gòn hướng dẫn họ cộng tác trong việc thành lập một chương trình để cải thiện sự trung thành và hiệu quả của quân đội Việt Nam. Điều này làm Pháp ngạc nhiên. / JCS Hist. |
| Tổng Thống Eisenhower ra lệnh mở một chương trình khẩn cấp nhằm củng cố chính quyền Diệm và một loạt chương trình dài hạn để xây dựng quân đội Việt Nam. |
24-10-1954 | Tổng Thống Eisenhower đã gửi thư cho Thủ Tướng Diệm của Miền Nam Việt Nam rằng kể từ đầu tháng Giêng 1955, viện trợ Mỹ sẽ không trao cho nhà chức trách Pháp, nhưng sẽ trao trực tiếp cho chính phủ Miền Nam Việt Nam. Bức thư cũng nêu là Chính Phủ Mỹ hy vọng họ sẽ được đáp ứng bằng việc thực hiện những cải cách không thể thiếu. |
26-10-1954 | Tướng Hinh tấn công dinh Tổng Thống. |
| Trong bản ghi nhớ của Bộ trưởng Ngoại Giao gửi JCS, quan điểm của Tổng thống Eisenhower liên quan đến việc đào tạo quân đội Việt Nam đã được bày tỏ. Việc đó phải nên là một chương trình dài hạn liên quan đến một số lượng tối thiểu quân lực Việt Nam, nhấn mạnh về nhiệm vụ an ninh nội bộ. / JCS Hist. |
27-10-1954 | Anh hưởng quân sự Mỹ trong quân đội Việt Nam bắt đầu với vị trí của 3 viên chức MAAG bổ nhiệm vào Bộ Tổng Tư Lệnh quân đội Việt Nam ở Bộ Quốc phòng và một viên chức MAAG tại mỗi trụ sở Tư Lệnh Vùng. Quyết định được thực hiện bởi Đại Sứ Health, và Tướng O’Daniel với sự chấp thuận của Tướng Ely/ JCS Hist |
Tháng 11, 1954 | Sức mạnh quân đội Việt Nam lúc này là 170.000. Việc đào tạo và tổ chức kém và phụ thuộc nhiều vào nhân viên, hỗ trợ hậu cần và tư vấn Pháp. / JCS Hist. |
| Pháp yêu cầu Mỹ hỗ trợ lực lượng quân Viễn Chinh 100.000 người với chi phí 330 triệu USD / JCS Hist. |
| Cuộc khảo sát của SMM báo cáo rằng quan hệ giữa quân đội Việt Nam với dân sự là tốt |
08-11-1954 | Tướng Collins đến Sài Gòn như Đặc phái viên của Tổng. Thống Eisenhower |
| Đại Sứ Heath và Collins cảm thấy việc hỗ trợ quân Viễn Chinh Pháp là cần thiết để trám một khoảng trống [quân sự] mà VNA không thể điền vào, [giữ nguyên] tình hình này sẽ dẫn tới việc tiếp quản của Việt Minh. Sự hiện diện của quân Viễn Chinh Pháp là cần thiết cho chương trình của Mỹ / JCS Hist. |
16-11-1954 | Collins đưa ra thỏa hiệp của mình với Bộ Ngoại Giao và JCS về kế hoạch sức mạnh của VNA. Kêu gọi thành lập một quân đội 77.685 người với 4000 nhân viên dân sự và một lực lượng nhỏ về Không quân và Hải quân. / JCS Hist. |
17-11-1954 | JCS phê duyệt kế hoạch của Collins nhưng nhắc lại rằng lực lượng của ông không thể bảo vệ Nam việt Nam chống lại tấn công từ bên ngoài. / JCS Hist |
17-11-1954 | Trong một văn thơ gửi cho Tổng Thống, Dulles nhắc lại quan điểm của Tướng Collins rằng sẽ là thảm họa nếu quân Viễn Chinh Pháp rút đi. Ngài nên tiếp tục viện trợ cấp đến $100 triệu. quân đội Việt Nam sẽ giảm đến mức 77.000 Mỹ chịu trách nhiệm đào tạo / JCS Hist.. |
19-11-1954 | Tướng Hinh rời Saigon đi Pháp theo yêu cầu của Bảo Đại. / JCS Hist. |
20-11-1954 | Mendes-Frannce đến Washington, sau đó các chi tiết của thỏa thuận trong Hội nghị Washington vào tháng Chín được công bố. / J. B. Dragon. |
23-11-1954 | NIE 63-7-54 báo cáo là quân đội Việt Nam là mất tinh thần và vô tổ chức. Sĩ quan lãnh đạo và khả năng để đối phó với nội loạn cả hai đều thiếu. Tướng lãnh Việt Nam chỉ bận bịu với chính trị, quân đội bị bỏ quên, kết quả là quân đội không có khả năng chiếm và bình định khu vực mà Việt Minh đã rút lui. Việc đào tạo quân đội Việt Nam được thực hiện bởi 4.800 sĩ quan Pháp thuộc Phái Bộ Quân Sự Pháp sang Việt Nam. Phái Bộ này đã được tăng lên mức 6.000 vào cuối năm 1955 |
| Sức mạnh quân đội Việt Nam được ước tính là 170.000 quân chính quy, 10.000 quân phụ trơ. Quân chính quy được tổ chức thành trung đoàn bộ binh, 152 tiểu đoàn chiến đấu. 20% các đơn vị bộ binh có sĩ quan người Pháp và 50 phần trăm các đơn vị hậu cần và kỷ thuật có nhân viên người Pháp. Quân đội Việt Nam được mô tả là hoàn toàn không hiệu quả, là kết quả từ sự phụ thuộc nặng nề vào Pháp về cố vấn và hỗ trợ. |
| Chính quyền Diệm đề xuất một quân đội có 200.000 quân vào cuối năm 1954 và sẽ được tăng lên thành 225.000 vào cuối năm 1955. Chi phí --- $450 triệu |
| Quân đội giáo phái bao gồm 10.000 quân Cao Đài, 8.000 Hòa Hảo, 2.600 Bình Xuyên, 4.500 cảnh sát Đô Thành dưới quyền Bình Xuyên. Có ít thông tin về các lực lượng bán quân sự hoặc cảnh sát. |
24-11-1954 | Mỹ thoả thuận viện trợ cho quân Viễn Chinh Pháp $ 100 triệu. / JCS Hist |
Tháng 12, 1954 | Pháp quyết định thúc đẩy việc rút quân Viễn Chinh Pháp ra khỏi Việt Nạm. Họ tiếp tục giữ quan điểm rằng người Mỹ phải chịu trách nhiệm về việc giữ phần Đông Dương còn lại cho thế giới Tự do. (Thỏa thuận Dulles và Mendes-France) / JCS Hist |
| Tướng Collins thúc giục Diệm bổ nhiệm [Phan Huy] Quát làm Bộ Quốc phòng. / JCS Hist. |
| Đào ngũ và xuất ngũ làm quân đội Việt Nam giảm xuống còn 180.000. |
| Bộ Trưởng Quốc phòng Ho Thing Monh (?) phản đối mức lực lượng mà thoả thuận Collins-Ely về đào tạo là quá thấp. Mức 8800 đã không nhiều hơn so với quân giáo phái. Điều đó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và quân sự. / JCS Hist |
12-12-1954 | Diệm bổ nhiệm Tướng Lê Văn Tỵ làm Tổng Tham Mưu Trưởng thế Tướng Hinh. Việc bổ nhiệm ít nhiều dựa vào lòng trung thành với Diệm hơn là dựa vào khả năng. Pháp đã phản đối và chỉ đồng ý sau khi Diệm đồng ý chỉ định Tướng Nguyễn Văn Vỹ làm Tổng Thanh Tra lực lượng vũ trang. |
13-12-1954 | Collins và Ely cùng thoả thuận trên một cấu trúc của quân đội. Trách nhiệm về đào tạo quân đội Việt Nam độc lập được ủy thác cho Trưởng MAAG dưới quyền chỉ huy tổng quát của Tướng Ely. / JCS Hist. |
15-12-1954 | Collins biểu lộ một lo lắng nghiêm trọng về khả năng của Diệm thành lập một chính phủ khả thi. Ông kêu gọi Bộ Ngoại Giao Mỹ tìm giải pháp để thay thế Diệm và đánh giá lại kế hoạch hỗ trợ cho khu vực Đông Nam Á. / JCS HIST. |
19-12-1954 | Hội nghị giữa Dulles + Mendes-France. Quan điểm của Dulles về Diệm là hảy để cho Diệm mọi cơ hội nhưng có lẽ là một ý tưởng tốt nếu ta có thêm một giải pháp thay thế Diệm, nếu Diệm thất bại. Pháp giải thích điều này như một sự thay đổi vì Hoa Kỳ đã từ chối thi hành và một cuộc tranh cãi xảy ra sau đó. / JCS Hist |
25-12-1954 | Hội nghị ba bên về vấn đề đào tạo. Cán bộ huấn luyện là một vấn đề được thảo luận và vấn đề trao đổi cán bộ đào tạo cũng được đưa ra. / JCS Hist. |
| Tướng Collins chống lại việc đào tạo nếu thủ đoạn luồn lách được sử dụng để tránh Điều 16 Hiệp định Giơ-ne-vơ. Collins không nghĩ rằng Điều 16 sẽ dính dáng với đào tạo. / JCS Hist. |
29-12-1954 | Thỏa thuận mới được ký kết để [Pháp] trao độc lập về tài chính và kinh tế [cho Việt Nam] |
31-12-1954 | Collins tăng mục tiêu đưa quân đội Việt Nam lên 100.000. |
| Sắc Lênh về An Ninh Quốc Gia (bình định) được TT Diệm ban hành, có hiệu lực từ ngày 01-01-1955. Sắc Lênh này đã được xây dựng bởi một nhóm làm việc Mỹ-Pháp. / SHM Rept. |
| Mỹ thông báo kể từ ngày 01-01-1955, Mỹ sẽ bắt đầu cung cấp viện trợ tài chính trực tiếp cho các Chính phủ Việt Nam, Campuchia và Lào nhằm mục đích tăng cường sức phòng thủ của họ chống lại nguy cơ bị lật đổ và xâm lược của cộng sản. |
Tháng 01, 1955 | Chính phủ công bố kế hoạch giảm sức mạnh của quân đội từ 217,000 xuống còn 100,000. Cao Đài có 25,000 quân, Hòa Hảo có 20,000. |
| Việc đánh giá lại chính sách của Mỹ ở Việt Nam được thực hiện. / JCS Hist. |
| Lansdale được thuyên chuyển qua TRIM đứng đầu phòng An Ninh Quốc Gia. Nỗ lực được chia thành hai nhóm. Nhóm đầu tiên chịu trách nhiệm cho các hoạt động bán quân sự và hỗ trợ, nhóm thứ hai cho chiến tranh chính trị và tâm lý. / SMM Rept. |
| 6000 quân Hòa Hảo và Cao Đài được sát nhập vào quân đội Việt Nam. / JCS Hist. |
01-01-1955 | Mỹ hứa trao viện trợ trực tiếp cho Việt Nam, trên cơ sở của Hiệp định năm bên [Mỹ, Pháp và 3 nước Đông Dương] ký tháng 12 năm 1950, để hổ trợ các lực lượng vũ tran Việt Nam |
05-01-1954 | Diệm bắt đầu kiểm soát nguồn vốn hỗ trợ. Nó cho phép ông xây dựng sức mạnh của chính mình và bảo đảm được lòng trung thành của quân đội. |
| Hồng y Spellman đến Saigon. |
| Bộ Trưởng Quốc Phòng yêu cầu JCS xem xét vị trí của Mỹ ở Việt Nam và cho khuyến nghị liên quan đến tám câu hỏi. / JCS Hist. |
08-01-1955 | Kể từ khi quân Pháp thất trận ở miền Bắc, Pháp đã sẵn sàng rời bỏ chính phủ Sài Gòn và đặc biệt là từ khi chính phủ này được có một Thủ tướng đặc biệt chống Pháp. / Theo London Kinh tế Thời Báo |
| Pháp sửa đổi Hiệp định về đào tạo ký bởi Collins và Ely và gửi nó cho Mỹ. / JCS Hist |
10-01-1955 | Tướng ELY báo cáo rằng Pháp sẽ rút lực lượng của mình ngay sau khi có có một chính phủ vững chắc ở miền Nam Việt Nam |
11-01-1955 | Chính phủ Việt Nam chính thức quản lý cảng Sài Gòn thay cho Pháp./ J. B. Dragon. |
13-01-1955 | Nam Việt Nam công bố kế hoạch cắt giảm quân đội từ 217,000 người xuống còn 100,000. |
14-01-1955 | Diệm thuyết phục Đại tá Hòa Hảo Nguyễn Văn Huê, Tham Mưu Trưởng của Tướng đồng hóa [Trần Văn] Soái, về phe của mình. Ông này đã đem về 3.500 người với ông. Động thái này đã đưa Diệm vào thế tranh chấp khu vực Cà Mau. Một vài tuần sau, Thiếu Tá Nguyễn Đay về với Diệm cùng 1500 người đang nắm giữ vùng Cần Thơ. Vào cuối tháng Giêng, Lãnh đạo Cao Đài Trịnh Minh Tay lại gia nhập một lần nữa dể cho thấy sự tái ủng hộ sau khi đã gia nhập lần đầu hồi tháng 11, 1954. / J. B. Dragon. |
19-01-1955 | Thủ Tướng Diệm, Tướng Collins và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận về cơ cấu của lực lượng và chương trình đào tạo được Tướng Ely đồng tình. / 1-137. |
20-01-1955 | Mỹ, Pháp và các quan chức Việt Nam đã thỏa thuận ở SAIGON rằng việc chịu hoàn toàn trách nhiệm giúp Chính phủ Việt Nam tổ chức và huấn luyện lực lượng vũ trang, thuộc thẩm quyền chung của Tướng Paul Ely, Tổng Tư Lệnh Pháp , và trong sự hợp tác với Phái Bộ [Quân Sự] Pháp. Thỏa thuận này, đạt được sau ba tháng đàm phán khó khăn, đã tránh phần nào nhạy cảm của Pháp về những chuyển giao quyền hạn lại cho Mỹ, đại diện bởi Tướng Lawton Collins, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Tướng O'Daniel được bổ nhiệm đứng đầu Phái Bộ Đào Tạo nhằm vào một đội quân gồm 140.000, được đào tạo và tuyên truyền chính trị để chống lại sự xâm lăng của cộng sản từ miền Bắc. / FLEM-CHO / NYT. |
| Tướng Collins nhận nhiệm vụ tổ chức và đào tạo quân đội quốc gia dưới thẩm quyền chung của Tướng Ely. Quân chủ lực phải có 100,000 người được hỗ trợ bởi 150.000 quân dự bị dưới sự chỉ huy của phía Việt Nam chứ không phải là Pháp. |
| Tướng Collins đệ trình báo cáo của ông về Việt Nam cho Bộ Trưởng Ngoại Giao. Trong báo cáo này, ông yêu cầu thiết lập một thỏa ước SEATO với những cam kết mạnh để phản ứng trong trường hợp chiến sự. Ông đặt vấn đề về ý định của Pháp tại Việt Nam, ủng hộ Diệm như là lãnh đạo tốt nhất cho Việt Nam. / 1-125 |
21-01-1954 | Diệm yêu cầu Pháp chuyển quyền chỉ huy các lực lượng vũ trang Việt Nam cho ông, và việc đào tạo và tổ chức quân đội Việt Nam bàn giao cho sĩ quan Mỹ. (Xem phần 021154) / J. B. Dragon. |
24-01 đến 10-02
Năm 1954 | Tướng Collins được Tổng Thống [Mỹ] gọi về Washington để dự một hội nghị về chương trình viện trợ. Pháp thỏa thuận cho Mỹ chịu trách nhiệm đào tạo quân đội Việt Nam. |
27-01-1955 | Tướng Collins yêu cầu NSC đề xuất một chính sách mạnh ở Việt Nam. Yêu cầu này đã được thực hiện. / JCS Hist |
31-11-1955 | Pháp ngừng hỗ trợ các quân giáo phái đồng minh của họ. / JCS Hist. |
01-02-1955 | Thủ Tướng Diệm báo cáo rằng Tướng Trịnh Minh Tây đề nghị giao cho quân đội xử dụng lực lượng 5000 quân của ông. |
| Tại Gò Quao, quân Hòa Hảo tấn công một Tiểu đoàn quân đội miền Nam. Sau khi Việt Minh rút khỏi bán đảo Cà Mau, quân đội chính quy đánh nhau với Hòa Hảo để giành quyền kiểm soát khu vực. |
03-02-1955 | Bản ghi nhớ của Bộ Trưởng Ngoại Giao bày tỏ quan điểm của NSC rằng hổ trợ của Pháp là cần thiết để đảm bảo sự sống còn của Việt Nam. |
11-02-1955 | JCS khuyến cáo Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ không nên dấn thân vào việc quy hoạch quân sự Quốc phòng của Seato đồng thời cũng không công bố kế hoạch cho các thành viên khác của Seato /JCS Hist. |
| Pháp trao quyền Tư Lệnh các lực lượng quân sự của miền Nam Việt Nam cho chính phủ Diệm, để lại Tướng Ely như Tư Lệnh quân đội Pháp còn lại. Hổ trợ Pháp cho lực lượng vũ trang Việt Nam chấm dứt cùng với hạn chót của thỏa thuận được ký kết giữa Tướng Agostini Pháp và Tổng Tham Mưu trưởng quân đội Việt Nam là Tướng Lê Văn Tỵ. |
12-02-1955 | Hiệp định chính phủ Mỹ-Pháp đạt được là kế hoạch đào tạo Collins-Ely. / JCS Hist |
| Bộ Trưởng Quốc Phòng Việt Nam cho biết Chính phủ có ý định đưa quân giáo phái trở thành một phần của quân đội quốc gia. |
| Thỏa thuận Collins-Ely đã có hiệu lực. Phái bộ Hổ Trợ Tư Vấn Quân Sự (MAAG) của Mỹ nhận trách nhiệm đào tạo quân đội Miền Nam Việt Nam tiếp theo quyền chỉ huy của người Pháp bị chấm dứt. |
| Thủ Tướng Diệm thông báo rằng trách nhiệm tổ chức và đào tạo quân đội Việt Nam sẽ được trao cho Tướng O’Daniel, chỉ huy trưởng Hoa Kỳ dưới thẩm quyền chung của Tướng Ely. Nhân sự Mỹ, được cho biết, là sẽ được sử dụng đồng thời với nhân viên Pháp như là cố vấn và giảng viên cho các lực lượng vũ trang Việt Nam. Bộ trưởng Quốc phòng [Dương Văn] Minh cho biết rằng sức mạnh trung bình của lực lượng vũ trang Việt trong năm 1955 sẽ là 100.000 hiện dịch và trừ bị. |
| Nhân sự của Tướng O’Daniel gồm 300 sĩ quan Mỹ, với 1.000 sĩ quan Pháp có sẳn. $ 200 triệu tiền viện trợ Mỹ dành để chi tiêu cho các lực lượng quốc gia. |
13-02-1955 | Trịnh Minh Tây và 2500 quân đã thề trung thành với Chính Phủ Nam Việt Nam |
19-02-1955 | Tổng Thống Eisenhower tuyên bố trong một thư gửi Bảo Đại, Quốc Trưởng nước Việt Nam, rằng Chương Trình Cải Cách Điền Địa và việc tổ chức lại các lực lượng vũ trang của Thủ Tướng Diệm đang xảy ra toàn diện sẽ làm gia tăng sự ổn định và đoàn kết của Chính phủ và rằng ông đồng tình với những đề xuất với Tướng Collins để tiếp tục và mở rộng hổ trợ cho Việt Nam Tự Do |
| Hiệp ước Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO) với Nghị định thư bao gồm Việt Nam, Campuchia và Lào đã có hiệu lực. |
22-02-1954 | Chuyên gia quân sự Mỹ, Pháp và Việt Nam cân nhắc kế hoạch xây dựng quân đội Việt Nam do Mỹ giám sát. |
27-02-1955 | Phái Bộ Quan hệ và Đào tạo (TRIM) được thành lập. TRIM ra một cố gắng bao gồm cố vấn Pháp và Mỹ về tham mưu và ở mặt trận. Nó là phó sản của Thỏa ước Collins-Ely. TRIM chiếm 220 chỗ đã được phân bổ cho MAAG. Vấn đề lực lượng hải quân và Không quân Việt Nam được tách riêng. / 217155, JCS Hist. |
Tháng 03, 1955 | Nhân sự đã sẳn sàng bổ nhiệm cho TRIM. / 217155. |
| Chiến tranh giữa Quân đội Quốc Gia với quân Giáo phái. (Tháng 03 – tháng 04) |
| Thủ Tướng Pháp tuyên bố rằng nước Pháp sẽ rút FEC theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam. FEC đã giảm kể từ tháng 10 năm 1954 từ 175.000 co1n 30.000. Đa số đóng tại Vũng Tầu. |
| Diệm gửi Nguyễn Hữu Châu đi Paris yêu cầu là tất cả thẩm quyền đối với tất cả binh lính tại Việt Nam bao gồm [quân đội] Pháp phải được trao cho Chính phủ Việt Nam. Chính phủ Pháp không đồng ý bất cứ gì, trừ việc chỉ huy là tách riêng [Pháp và Việt] |
01-03-1955 | Dulles đến Saigòn trong chuyến đi vòng thăm Đông Nam Á, đã trao đổi với Tướng Ely và Đại Sứ Bonnet về vấn đề Mỹ sẽ đào tạo quân đội [Việt]. Pháp lo ngại cách tiếp cận của Mỹ. |
| Giáo Chủ Cao Đài công bố sự hình thành của Mặt trận Thống Nhất các lực lượng quốc gia. / JCS Hist. |
04-03-1955 | Cao Đài khởi sự cuộc nội chiến và được sự tham gia của Hòa Hảo và Bình Xuyên. |
08-03-1955 | Quân phiến loạn giáo phái tổ chức cuộc nổi dậy ở Ba Làng và bán đảo Cà Mau. Diệm đặt dinh của mình dưới sự canh gác cẩn mật và ra lệnh quân đội Việt Nam tiêu diệt các nhóm nổi dậy |
11-03-1955 | Mỹ ủng hộ một hội nghị các đại biểu để xem xét việc cắt giảm các lực lượng quân đội Pháp và sự hình thành của một lực lượng hiện đại hơn là một giải pháp mà Pháp đã đề xuất trong Hội nghị ba Bộ Trưởng trước đây |
12-03-1955 | Diệm cho tung ra 40 tiểu đoàn bộ binh để chống lực lượng của Ba Cụt ở Thốt Nốt và báo cáo rằng khu vực Ba Làng đã dưới sự kiểm soát của chính phủ. |
21-03-1955 | Mặt trận đưa ra tuyên cáo và kêu gọi chống Diệm. / JCS Hist. |
28-03-1955 | Quân của Diệm chiếm trụ sở bộ Tư lệnh Cảnh sát Đô Thành. / JCS Hist. |
Cuối tháng 03-1955 | Tướng Ely, Cao ủy và Tổng Tư Lệnh của quân Viễn chinh Pháp, lo ngại một cuộc nội chiến sẽ gây nguy hiểm cho tài sản và cuộc sống của người Pháp đã nhảy vào can thiệp để ngăn Diệm nghiền nát Bình Xuyên. Ông không phải là người bạn của các giáo phái. / J. B. Dragon. |
29-03-1955 | Nhân danh Mặt trận quốc gia, các giáo phái và các nhóm nỗi loạn, sau khi gửi tối hậu thư, Bình Xuyên tấn công bắn vào Phủ Chủ tịch. Quân đội quốc gia phản ứng lại một cách mạnh mẽ. Pháp can thiệp, và với sự hỗ trợ của Đại sứ Collins, đã áp đặt lệnh ngưng bắn lên chính phủ. Binh Xuyên kiểm soát cảnh sát ở Sài Gòn. Cuộc nổi dậy vũ trang cuối cùng đã lan tràn đến các tỉnh phía Nam với sự tham gia của các yếu tố giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo |
29-03-1955 | 032.955 Bình Xuyên tấn công trụ sở cảnh sát. / JCS HIST |
29-03-1955 | Ely áp đặt một lệnh ngừng bắn mà trong thời gian đó Bình Xuyên và Pháp đã xây dựng các vị trí kiên cố ở Sài Gòn. Một số vùng đã cấm Quân đội quốc gia vào. Chỉ huy Pháp vẫn kiểm soát tất cả vật tư cho quân đội Việt Nam và họ đã treo không tiếp ứng đạn dược và xăng dầu [cho quân đội VN]. |
31-03-1955 | Collins khuyên nghị Bộ Ngoại Giao Mỹ thay Diệm, / JCS HIST. |
Tháng 04, tháng 05, 1955 | Nhân viên Pháp trong TRIM từ 268 giảm xuống còn 122. / JCS HIST. |
07-04-1955 | Trong một cuộc họp giữa Tướng Collins và Tướng Ely theo đó Ely kết luận là phải thay Diệm. / JCS HIST. |
| Tướng Collins khuyến nghị Dulles loại bỏ Diệm. / MSG 4399 |
| Tướng Ely cảm thấy TRIM có thể đào tạo VNA có hiệu năng trong một thời gian vài tháng / MSG 4382. |
10-04-1955 | Chính phủ miền Nam thành lập một lực lượng bảo vệ dân sự [lính Bảo An] 40.000 người để giúp kiểm soát các khu vực mà Việt Minh đã di tản. |
15-04-1955 | Khi việc Diệm xem xét việc tấn công Bình Xuyên trở thành điều hiển nhiên thì Collins trở nên gần như dứt khoát đối nghịch với Diệm. / J. B. Dragon. |
20-04-1955 | Collins trở về Washington để dự một hội nghị về Viện trợ. (từ ngày 20 đến 30 Tháng Tư) chủ trương rằng Diệm phải được thay thế. |
21-04-1955 | Quân đội Nam Việt Nam và Việt Minh bắt đầu những cuộc chuyển quân quy mô lớn ở các khu vực được giao theo Hiệp Định Ngừng Bắn [Geneva]. |
23-04-1955 | Diệm thông báo một cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra trong vòng 3 hoặc 4 tháng, đây là một động thái chính trị của Diệm để duy trì mình trong quyền lực. / J. B. Dragon. |
26-04-1955 | Diệm sa thải Cảnh Sát Trưởng quốc gia nổi loạn Lại Văn Sang, lột quyền lực cảnh sát ra khỏi Bình Xuyên, bổ nhiệm Nguyễn Ngọc Lễ vào chỗ của Sang và đưa ra một hạn chót để mọi thành viên của lực lượng cảnh sát về trình diện. |
27-04-1955 | Dulles và Collins sau khi trao đổi với các lãnh đạo Quốc hội tuyên bố Mỹ đã xem xét một sự thay đổi hổ trợ cho Diệm nếu Pháp chịu bảo đảm một sự ủng hộ hoàn toàn để Chính phủ Việt Nam phát triển và chịu giải quyết vị trí mập mờ của họ với miền Bắc Việt Nam. / JCS HIST. |
| Thỏa thuận ngừng bắn giữa Diệm và các giáo phái bị vỡ. / JCS HIST. |
28-04-1955 | Bảo Đại ra lệnh [Diệm] phải giao quyền chỉ huy quân đội cho Tướng đối lập Nguyễn Văn Vỹ, nhưng Diệm bỏ qua không tuân lệnh. |
| Nội chiến nổ ra ở Sài Gòn. Diệm ra lệnh cho quân đội Việt Nam tấn công. |
30-04-1955 | Tuân theo hiệp định đình chiến, Pháp cắt giảm lực lượng quân sự ở miền Nam Việt Nam còn 90.000 trong khi rút phần lớn quân của họ ở Campuchia và Lào. |
| Hội Đồng Cách Mạng Quốc Gia, một nhóm gồm 4000 người ủng hộ Diệm đủ mọi thành phần kêu gọi Diệm thành lập một Chính Phủ mới và truất phế Bảo Đại/ JCS Hist. |
01-05-1955 | Tướng Nguyễn Văn Vỹ nắm quyền kiểm soát quân đội miền Nam Việt Nam trong một ngày. Ông đã cho quân vây dinh Thủ Tướng Diệm và ra lệnh điều quân chiếm các vị trí chiến lược ở Saigon. Các nhà lãnh đạo quân sự hoang mang trước lệnh chuyển quân và tuyên bố rằng họ đã chận đứng một cuộc tấn công của quân nổi dậy. Ngày hôm sau, Diệm nối lại quyền kiểm soát [quân đội] với sự giúp đỡ của Tướng Lê Văn Tỵ. |
02-05-1955 | Quân đội Quốc gia mở một cuộc tấn công chống lại quân nổi dậy bên ngoài Sàigon. |
05-05-1955 | Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng Quốc Gia gồm khoảng 4.000 người ủng hộ Diệm lập đại hội và yêu cầu truất phế Bảo Đại. |
08-05-1955 | Trong cuộc họp ba bên (Mỹ-Pháp-Vương quốc Anh, ngày 8 đến 11 tháng 05, 1955) Faure đe dọa rút FEC vì Pháp và Mỹ bất đồng về việc loại Diệm. Dulles tin vào đe dọa đó. / JCS HIST.
Dulles đồng ý rằng Bảo Đại có thể được giữ lại nếu ông ta dừng lại những can thiệp cản trở Diệm thực thi quyền lực. Dulles đã từ chối gặp Bảo Đại ở Paris. / J. B. DRAGON. |
09-05-1955 | Văn thư của JCS gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao cho biết VNA là còn non nớt, sự hiện diện của một lực lượng bên ngoài tại Việt Nam là cân thiết nếu cuối cùng Pháp vẫn muốn rút quân. / 353-1 |
10-05-1955 | Cuộc nổi loạn đã bị đánh tan, Diệm tái lập lại chính phủ của ông bằng cách thành lập một nội các mới bao gồm chủ yếu là những người ủng hộ mình. |
11-05-1955 | Tướng Nguyễn Văn Hinh đã bị tước chức Tướng và tư cách thành viên của quân đội Việt Nam. |
| Trong cuộc đàm phán giữa Faure và Dulles, Mỷ buộc rằng việc Pháp rút lực lượng Viễn Chinh nên được phối trí với việc đào tạo và tổ chức quân đội quốc gia Việt Nam để bảo đảm quốc phòng của đất nước này. Tình hình tự nó không mang đến một thỏa thuận có tính hợp đồng giữa Pháp và Mỹ, (Thí dụ - trong tương lai Mỹ sẽ hoạt động độc lập với Pháp) / JCS Hist. |
12-05-1955 | Diệm hy vọng rằng Pháp sẽ chuyển quân Viễn chinh của họ đến vĩ tuyến 17 và không giữ họ ở Sài Gòn, Đà Nẳng và Vũng Tầu vì ông cảm thấy quân đội Pháp nên đóng vai trò chính để bảo vệ chống xâm lăng từ miền Bắc. |
13-05-1955 | Theo Hiệp định Đình Chiến Geneva, Pháp phải sơ tán khỏi Hải Phòng. |
| Pháp và Mỹ đưa ra một thỏa thuận về chính sách tổng thể về Việt nam. Nhất trí ủng hộ Diệm và nhấn mạnh trên sự khác biệt. Faure báo cáo là đã được đảm bảo từ Dulles rằng Mỹ sẽ trung thành ủng hộ Pháp trong việc chuẩn bị cho Tổng Tuyển Cử năm 1956. Faure báo cáo rằng Anh, Pháp, và Mỹ đã đạt một thỏa thuận không viết ra là Pháp sẽ tiếp tục rút quân nhưng một đội ngũ có thể được giữ lại. |
14-05-1955 | Tướng Collins rời Sài Gòn để nhận nhiệm vụ mới với NATO. / JCS HIST. |
15-05-1955 | Lực lượng Ngự lâm Quân của Bảo Đại bị giải tán và sáp nhập với quân đội |
| Bắt đầu thời hạn rút quân cho các lực lượng Liên hiệp Pháp về phía Nam vĩ tuyến 17 và Việt Minh về phía Bắc. |
18-05-1955 | Quân đội Quốc gia Việt Nam hoàn tất tiếp nhận Qui Nhơn nơi mà Việt Minh chiếm giữ trong 10 năm. |