Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Lương "khủng" CEO ngân hàng Việt được tính theo công thức nào? Các ngân hàng trung ương thống trị tài chính thế giới như thế nào

--

-Lương "khủng" CEO ngân hàng Việt được tính theo công thức nào? (infonet GD 15-12-12)

Trong khi một số nhà băng khá minh bạch trong việc hạch toán thu nhập ban tổng giám đốc, tại không ít nơi, điều này là bí mật.

Đến nay, hầu như các ngân hàng đều chưa công bố thông tin về mức thu nhập dành cho thành viên là tổng, phó tổng giám đốc. Điều này thường chỉ được công bố vào cuối năm, trong báo cáo tài chính, tại kỳ đại hội cổ đông của năm tiếp theo của một số ngân hàng niêm yết. Các năm trước, thu nhập của một CEO ngân hàng cỡ vừa phổ biến tại 200-300 triệu đồng/tháng, cũng có người nổi trội nhận được nhiều hơn, song không nhiều. Con số này được dự báo sẽ phổ biến trong năm nay, thậm chí có thể giảm.

Nhìn lại thu nhập của tổng giám đốc nhà băng các năm trước, có thể thấy, Eximbank và ACB là hai trong số các đơn vị minh bạch thu chi liên quan tới chức danh cao nhất trong ban điều hành này. Trong quý III vừa rồi, điểm chung của cả hai đơn vị này là báo lỗ do kinh doanh vàng, ngoại hối.

Eximnbank là một trong số những đơn vị hiếm hoi có công khai thu nhập của ban tổng giám đốc sau mỗi năm hoạt động

Tại Eximbank, báo cáo thường niên năm 2010 cho thấy, năm 2009, ngân hàng này đã chi ra hơn 11,4 tỷ đồng để trả lương cho ban tổng giám đốc (gồm 10 thành viên), tương đương mỗi thành viên nhận về hơn 1 tỷ đồng (bình quân 95 triệu đồng/người/tháng). Đến năm sau (2010), số thành viên của Ban tổng giám đốc tăng lên là 12 người, mức chi trả cũng tăng thêm so với 2009, lên 16,2 tỷ đồng. Tính bình quân, một người trong ban tổng giám đốc nhận về khoảng trên 112 triệu đồng/tháng. Đến năm 2011, số tiền lương của ban tổng giám đốc Eximbank gần gấp đôi, lên 24,7 tỷ đồng cho cả năm. Chia bình quân cho 9 người trong ban, một năm, mỗi cá nhân nhận về 2,7 tỷ đồng, khoảng xấp xỉ 229 triệu đồng/tháng.

Còn với ACB, nguyên tắc chi trả thù lao cho ban tổng giám đốc cũng được ghi nhận tại mục Giao dịch với các bên liên quan trong thuyết minh báo cáo tài chính. Cơ sở để xác định số tiền cần chi, ACB dựa vào việc phân biệt thành viên chuyên trách và không chuyên trách. Với thành viên chuyên trách, mức thù lao bằng thu nhập bình quân tháng của nhân viên bậc 8 cộng trừ 50%. Còn với thành viên chuyên trách là bằng 20-30% thù lao của thành viên chuyên trách.

Năm 2011, tại ngân hàng này, thu nhập của ban tổng giám đốc là hơn 17,4 tỷ đồng, cao gần 4 tỷ đồng so với mức 13,7 tỷ của năm 2010. Tính ra, 9 thành viên trong ban tổng giám đốc, mỗi người nhận về bình quân trên 1,9 tỷ đồng/năm, tương đương trên 160 triệu đồng/tháng. HĐQT và ban kiểm soát nhận về mức thù lao hơn 10,8 tỷ đồng (năm 2010 là hơn 8,8 tỷ). Trước đó, năm 2009, thu nhập ban tổng giám đốc của ACB ở con số khiêm tốn hơn là 9,3 tỷ đồng. Khi đó, ban tổng giám đốc có 8 thành viên, mỗi người nhận về hơn 96,8 triệu đồng/tháng bình quân. Bên cạnh lương hàng tháng, ban tổng giám đốc ACB còn được nhận cổ phiếu thưởng, ôtô, các chế độ khác như bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe…

Một số ngân hàng quy mô nhỏ hơn như Navibank cũng công bố chi tiết tổng thu nhập của các thành viên chủ chốt trong ngân hàng là hơn 6 tỷ đồng năm 2011. Trung bình mỗi người khoảng 1 tỷ đồng/năm (hơn 80 triệu đồng/người/tháng). Không tiết lộ chi tiết mức thu nhập của các lãnh đạo hay nhân viên, nhưng Phó tổng giám đốc ACB, ông Nguyễn Thanh Toại cho biết, năm nay, không riêng gì ngành ngân hàng mà cả nền kinh tế cùng khó khăn, do đó, chuyện giảm chi phí trong đó có chi phí tiền lương là điều không khó hiểu.

Nhân vật cốt cán của một ngân hàng cổ phần ở Hà Nội nói thẳng, qua năm nay, những ai chưa bị bật đi khỏi “ghế nóng” CEO là vẫn còn hạnh phúc. Nhắc lại hàng loạt “biến cố” liên quan tới giới chóp bu của ngân hàng thời gian vừa qua, vị này cho biết, nhiều khả năng, thu nhập của giới lãnh đạo ngân hàng cũng không còn được duy trì như các năm trước, khi hoạt động kinh doanh khó khăn, nợ xấu tăng, dự phòng cao, lợi nhuận, chi phí giảm. Còn chuyện "giấu" thu nhập, theo vị này, không quá khó hiểu vì ngân hàng là ngành đặc thù, hơn nữa thu nhập cao, thấp cũng đồng nghĩa với trình độ, khả năng của người làm CEO đến đâu, được trao quyền như thế nào, nên đây là vấn đề tế nhị.

Tuy nhiên, theo ý kiến của những người làm trong ngành tài chính ngân hàng, thu nhập của các tổng và phó tổng giám đốc, ngoài mức lương hàng tháng còn là tỷ lệ chia trả cổ tức cũng như lợi nhuận từ một số hoạt động kinh doanh khác, trong đó có mua bán cổ phiếu và còn là việc tổng và phó tổng giám đốc được trao quyền đến đâu. Chẳng hạn, tại một số ngân hàng, tổng giám đốc chỉ đơn thuần là chức danh, phó tổng hoặc phía hội đồng quản trị mới là người điều phối chính, và ngược lại. Do vậy, nhiều CEO giỏi thậm chí được chào mời về các doanh nghiệp với mức lương cả triệu đô, song vẫn ngần ngừ, còn không ít người khác bằng lòng với số lương không quá cao để làm việc tại một nhà băng thương mại.

Coca-Cola Việt Nam thản nhiên tuyên bố... 'trong sạch'?! (PetroTimes 15-12-12)-   10 năm không đóng thuế, Coca-Cola phát triển gì cho VN? (SGTT).

-Nhìn lại biến động tại Sacombank trong 2012
Có thể nói, năm 2012 đã để lại quá nhiều dấu ấn và sự kiện đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và mỗi ngân hàng nói riêng.
Với các gói QE hàng tỷ USD, các ngân hàng đang tạo nên một đế chế tài chính mới nhằm kiểm soát và thao túng nền tài chính thế giới.

- Cái chết của nền kinh tế Việt Nam (DĐKYVN).
- Vốn ngoại thoái lui: Hết tiền hay cạn niềm tin? (VEF).

- Kết thúc điều tra vụ lừa đảo gần 4.000 tỉ đồng của Huỳnh Thị Huyền Như (CafeF). – Đề nghị truy tố siêu lừa Huyền Như (NLĐ).  – Nghịch cảnh nhà Trần Mộng Hùng và Đặng Văn Thành (VEF).  - Kết thúc điều tra vụ lừa đảo gần 4.000 tỉ đồng (TN).
- Chợ bạc tỉ bỏ hoang (LĐ). – Tái lập mặt đường cũng “rút ruột” (TT). - Vụ “thanh tra… mác bêtông”: Thanh tra tỉnh Quảng Trị và Sở KHĐT đối thoại với doanh nghiệp (LĐ).

 

- Lo lấy tiền ngân sách cứu DN sân sau (Khám Phá).
- Lãi suất ngân hàng giảm trước cuộc đua nước rút cuối năm (CAND).
- Cấp bách phá “băng” bất động sản (NLĐ). - Nhiều giải pháp cho thị trường bất động sản (TN).- Bất động sản sẽ được cứu bằng giải pháp tài chính (PLTP). - Sao dân chung cư phải đóng thêm tiền? (TT). - Căn hộ cao cấp cho thuê cũng ế (Petrotimes).
- Điện gió VN bao giờ mới… ‘quay’? (TVN).
- Một vụ 5.000 gia cầm giống nhập lậu tuồn vào Việt Nam (VNE). - Gà lậu từ Trung Quốc tuồn về thủ đô (VietQ). - Đặc sản “giá bèo” ở Hà Nội (Petrotimes/TTXVN).
- Doanh nghiệp cá tra đang… hại nhau (DV).
- Hàng Việt: Không thể cứ vận động suông, ép dùng (Infonet). - Hàng Việt Nam được người dân tin dùng, lựa chọn (CAND).
- Thu phí giao dịch ATM nội mạng: nên chăng? (TBKTSG).
- Những đại gia ‘oằn mình’ cùng cây cảnh (ĐV).
- Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 19: Lập nghiệp nhờ… đất mượn (TN).
- Thúng chai sang Thụy Sĩ (TN).
- VietJetAir khai trương đường bay TP. HCM – Phú Quốc (ĐTCK). - Thủ tướng: Dồn sức để Phú Quốc cất cánh (TT)
- Cẩn trọng khi xin việc làm mùa Tết (GD&TĐ).
- Thanh Hóa cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh (Nhân dân).

- Fitch: Ngân hàng Việt Nam duy trì triển vọng ổn định trong năm 2013 (Gafin). – Những ngân hàng để lại nhiều dấu ấn trong năm 2012 (CafeF). - Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động (SGGP). - Thêm ngân hàng giảm lãi suất (TT).
- Tháo nghẽn ưu đãi thuế cho dự án đầu tư mở rộng (ĐT).  – Hơn 457 nghìn doanh nghiệp được miễn, giảm, gia hạn thuế (VnEconomy). – DOANH NGHIỆP MUỐN CHẾT ‘ĐƯỢC’ GIẢM THUẾ HAY MUỐN ĐƯỢC SỐNG BÌNH ĐẲNG?(QLB). - Thu hẹp khoảng cách lương lãnh đạo doanh nghiệp và nhân viên (TN).
- Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Một biểu hiện thiết thực của lòng yêu nước (ĐT). - Năm 2015, 80% người Việt dùng hàng Việt (SGGP).
- “Tháo ngòi nổ” dư nợ tín dụng BĐS 1,5 triệu tỷ đồng (DT).  – Chết chìm khu căn hộ đắt nhất Việt Nam (DT).  - Giải cứu bất động sản: Nói thì nhiều, hiệu quả được bao nhiêu? (DT).  – BĐS còn tiếp tục hạ giá, vẫn chưa phải thời điểm mua nhà (Sống Mới).  – Phát triển nhà ở xã hội để vực dậy thị trường BĐS (TN). –   Phát triển nhà ở xã hội để cứu thị trường bất động sản (TT),  - Bất động sản “vét” nguồn kiều hối cuối năm (DT). – Tháo gỡ BĐS qua nhà ở xã hội: Tránh lấy tiền ngân sách cứu DN sân sau (TP). - Kích thích thị hiếu người tiêu dùng (DĐDN).
- Không khởi công dự án mới khi chưa có nguồn vốn (TT). - Bình Định thu hồi dự án “khủng” (TN).
- Quyết liệt chống chuyển giá (PLTP). - Xử lý chuyển giá như tội trốn thuế (TT). - Kiến nghị Công an Hà Nội xử lý trốn lậu thuế ở Tập đoàn Bảo Long (Petrotimes)
- Xuất khẩu nông sản: Chỉ có tiếng (PLTP). - Xuất khẩu cá tra vẫn gặp khó (TN). - Kiến nghị mở hạn mức cho vay nuôi cá tra (DV). - Trứng, gà lậu “đánh tráo” trứng, gà nội (DV). - Sự thật và hiểm họa nuôi chồn nhung đen (VTC).
- Niên vụ buồn của người trồng cà phê (RFA).  - Người trồng sắn ở Quảng Trị bị ép giá (DV).
- Mưu sinh từ đồng vốn nhỏ – Kỳ 18: Trồng gừng trong bao (TN).
- Rủi ro với mua theo nhóm – Kỳ 2: Nhà cung cấp sản phẩm phải có trách nhiệm (TN). - Khách hàng của Nhóm mua có thể khởi kiện (TT).
- Giới sản xuất Mỹ yêu cầu áp thuế chống phá giá tuabin gió của VN (VOA).


- Xử lý nợ xấu: Còn thiếu nhiều điều kiện (ĐĐK).
- 4 ngân hàng lọt vào “tầm ngắm” kiểm toán 2013 (DT).
- “Bồ thóc” dự trữ ngoại hối (VnEco).
- Bất động sản bán lẻ – Một năm thú vị (VEN). – Chứng khoán, bất động sản: hết nguồn để thưởng (TT).
- Nghi “chuyển giá, trốn thuế”, Coca-Cola VN: Chúng tôi đã và đang lỗ! (GDVN).
- Thêm công ty nhập hàng hiệu từ Trung Quốc bị điều tra (VNE).
- Tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp: Trách nhiệm các bên chưa cụ thể (ĐĐK).
- Năm 2013, giá gạo Việt Nam có thể giảm (Petrotimes).
- Người Việt giàu lên chỉ là ‘giả tạo’ (VNE).
- Lương tối thiểu, thu nhập và thị trường lao động (SGTT).
- Đăng ký thất nghiệp nhiều, học nghề ít (ĐĐK).
- Thưởng tết… thụt lùi (TT).
- Để “người Việt dùng hàng Việt”: Hàng nội phải tương đương hàng xuất khẩu (TP). – Có gì sau 3 năm phát động dùng hàng Việt? (Infonet). – Hàng Trung Quốc vẫn tràn vào hội chợ hàng Việt (Infonet). – Năm 2015: 80% người tiêu dùng ưu tiên dùng hàng trong nước (CATP).
- Hàng giả, nhái đa số nhập lậu từ Trung Quốc (PLTP/NLĐ).
- Gà nhập lậu “ngồi” Mercedes vào Việt Nam (Vef). – Mang xe Mercedes tiền tỷ “thồ” gà lậu (DT/VTC). – Phải chặt đứt đường dây vận chuyển, buôn bán gia cầm lậu (PLTP).

- Đã đến thời điểm chín muồi hạ lãi suất (Tin tức).
- Xóa sổ tiền giấy 10 và 20 nghìn đồng (GĐ).
- Điểm mặt những cổ phiếu tăng “sốc” nhất (VnMedia).
- Doanh nghiệp “kêu trời”! (VietQ).  - Doanh nghiệp lao đao vì bị nợ dây dưa (TP).
- Toàn cảnh kinh tế 15-12-2012: “Giả tạo” (VF).
- Lập “đội cứu hỏa““phá băng“ thị trường bất động sản (PLVN).
- Chặn “cơn lốc” hàng lậu (ANTĐ).
- Bao giờ đủ lực chống chuyển giá? (ĐBND).
- “Đầu gấu” ngăn công nhân Bianfishco làm việc? (TN).  - 100 công nhân Bianfishco ngưng việc vì thu nhập sụt giảm (DT).
- Mỹ: Vách đứng cao mấy cũng phải trèo (SGTT).- Noel của Thế kỷ: 100 năm thành lập cửa hiệu Lafayette (RFI).

- Fitch giữ nguyên điểm AAA của Pháp, nhưng đe dọa hạ bậc (RFI).
- LHQ: Kinh tế Châu Á bị ảnh hưởng bởi kinh tế Châu Âu và Hoa Kỳ (VOA).

-- Tình hình kinh tế- xã hội Châu Á- TBD trì chậm đáng kể (RFA).

- Nam Triều Tiên: Xưởng sản xuất chip của Samsung gây ung thư (VOA).
- Anh tụt giảm sản lượng xây dựng (BBC).
- Trung Quốc khánh thành tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới (RFI).
- Moody’s dành cho Thụy Điển mức tín nhiệm vàng (TTXVN).
- Thành lập liên minh ngân hàng ngăn chặn khủng hoảng tài chính (CAND).


-Các ngân hàng trung ương thống trị tài chính thế giới như thế nào

Với các gói QE hàng tỷ USD, các ngân hàng đang tạo nên một đế chế tài chính mới nhằm kiểm soát và thao túng nền tài chính thế giới.

Trong năm 2012, quyền lực kiểm soát của các thể chế tài chính, như Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), đối với nền kinh tế thế giới đã lên mức cao chưa từng có. Dựa trên tình trạng hiện tại và hành vi của các thị trường, có thể thấy sự kiểm soát này sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới trước khi mọi thứ thay đổi, hãng CNBC nhận định.

Sau tất cả, một câu hỏi được đặt ra là: Các ngân hàng trung ương sẽ làm thế nào để rời chân khỏi bàn đạp kích thích trong bối cảnh kinh tế thế giới còn rất nhiều vấn đề nan giải?

Có thể thấy, 13 ngân hàng trung ương trên thế giới đang bước theo sự dẫn dắt của Fed và thiết lập lãi suất ở mức gần hoặc bằng 0, nhằm duy trì thanh khoản và vực dậy nền kinh tế ốm yếu của mình. Theo ngân hàng Bank of America, 14 nền kinh tế lớn này cũng chiếm khoảng 65 nghìn tỷ USD vốn chủ sỡ hữu và vốn hóa thị trường trái phiếu của thế giới.

fgh
Các ngân hàng trung ương đang tự biến mình thành một nền kinh tế đốc lập 
để can thiệp và thao túng thị trường.


Đối với các chương trình mua trái phiếu, hay còn gọi là các gói nới lỏng định lượng, ngân hàng trung ương Mỹ Fed chiếm tới 3.000 tỷ USD, dự kiến đến cuối năm 2013, con số này sẽ lên tới 4.000 tỷ USD.

"Nếu tính chung tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới, các chương trình thu mua trái phiếu có thể lớn hơn 9.000 tỷ USD. Con số này tương đương với một nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới", giám đốc đầu tư khu vực tại ngân hàng Wells Fargo Private Bank, ông Marc Doss, cho biết. 

Thực vậy, các ngân hàng trung ương đang tự biến mình thành một nền kinh tế đốc lập, một đế chế hàng nghìn tỷ USD để can thiệp và thao túng thị trường. 

Vậy câu hỏi được đặt ra là: Các ngân hàng trung ương đang điều hành thế giới tài chính như thế nào?

Hôm 12/12 vừa qua, chủ tịch Fed, Ben Barnanke, và Ủy ban thị trường mở (FOMC) cho biết sẽ tiếp tục duy trì lãi suất gần bằng 0 cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp Mỹ giảm xuống 6,5% và lạm phát tăng lên 2,5%. Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, kết quả mà Fed mong đợi chắc chắc phải mất một vài năm mới trở thành hiện thực, các chuyên gia nhận định.

Trong khi đó, các thị trường chứng khoán vẫn tỏ ra "vô cảm" trước những chính sách của Fed. Hôm 12/12, phố Wall đã tiếp tục đà giảm do lo ngại những gì Fed làm hiện tại là chưa đủa.

Trên thực tế, các nhà chiến lược tại Bank of America cho rằng rủi ro chính đối với phố Wall trong năm tới chính lại là việc kinh tế Mỹ được cải thiện đáng kể. Nguyên nhân là do, nếu kinh tế được cải thiện, chắc chắn Fed sẽ cho chấm dứt các biện pháp hỗ trợ kinh tế hiện tại và đẩy kinh tế rơi vào trạng thái hỗn loạn một lần nữa.

Chiến lược gia đầu tư tại Bank of America, ông Michael Hartnett, cho rằng lý do duy nhất khiến các tài sản rủi ro tăng giá là nhờ các gói kích thích của các ngân hàng trung ương lớn. "Với các gói QE dường như vô hạn và lãi suất bằng 0, bất kỳ sự thay đổi nào sau đó có nguy cơ làm ảnh hưởng tới triển vọng thanh khoản đều có khả năng gây xáo trộn cho thị trường", ông Hartnett nói.

việc các ngân hàng trung ương can thiệp quá mạnh vào thị trường trái phiếu và liên tục bơm tiền khiến các thị trường trở nên dễ tổn thương hơn trước bất kỳ sự thay đổi nào.
Các ngân hàng trung ương can thiệp quá mạnh vào thị trường đang khiến các thị trường trở nên dễ tổn thương hơn.

Ông Harnett cũng tỏ ra lo ngại rằng việc các ngân hàng trung ương can thiệp quá mạnh vào thị trường trái phiếu và liên tục bơm tiền khiến các thị trường trở nên dễ tổn thương hơn trước bất kỳ sự thay đổi nào.

Có thể nói, chính sách tiền tệ luôn luôn quan trọng đối với thị trường, nhưng không phải theo cách các ngân hàng trung ương đang làm hiện tại, các chuyên gia nhận định.

"Chưa bao giờ các nhà đầu tư tỏ ra lo ngại trước xu thế tăng trưởng quá mạnh của trị trường như hiện tại. Nếu Fed để thị trường tự quyết số phận của mình, có thể thị trường sẽ suy sụp. Tuy nhiên, khi không thể dự đoán được thị trường sẽ tiến triển theo hướng nào, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn giải pháp đứng ngoài cuộc và quan sát", các nhà chiến lược tại Deutsche Bank nhận xét.

Trong khi đó, các nhà cái phố Wall dường như lại đặt cược quá nhiều vào sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong năm 2013, bởi họ tin rằng các cổ phiếu sẽ tăng mạnh nhờ kinh tế Mỹ tăng trưởng khiêm tốn và Fed tiếp tục các chính sách điều tiết của mình.

Ngân hàng JPMorgan cũng dự báo Fed sẽ tiếp tục ràng buộc chính sách của mình với các mục tiêu kinh tế cụ thể trong năm 2013, một phần trong nỗ lực nằm ngăn chặn tình trạng hỗn loạn về tài chính và chính trị ở Washington.

Tuy nhiên, chính tâm lý này đang khiến nguy cơ rủi ro đối với các nhà quản lý tăng lên, đặc biệt là trong thị trường tài sản lợi suất cao. Mặc dù chứng kiến sự bay hơi vốn trong tháng 11, các loại tài sản do các quỹ các quỹ tương hỗ trái phiếu dưới chuẩn vẫn tăng 19% trong năm nay. Đây chính là kết quả của việc các nhà đầu tư đang mò mẫm tìm kiếm lợi suất trong bối cảnh các ngân hàng hạ lãi suất gần bằng 0 như hiện tại.

Các chuyên gia cho rằng đây là cuộc chơi đầy mạo hiểm của các ngân hàng trung ương và không thể biết khi nào cuộc chơi đó sẽ dừng lại.-Các ngân hàng trung ương thống trị tài chính thế giới như thế nào

Tổng số lượt xem trang