Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Người Việt giàu lên chỉ là "giả tạo"

VnExpress chửi xéo đồng chí X
-Cái chết của nền kinh tế Việt Nam ddkt
LTS: Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là 1 nền kinh tế yểu mệnh, ngay từ định nghĩa cho đến thực tế. Và thực tế của hàng triệu người dân đang sống trên mảnh đất hình chữ S đối mặt là khó khăn, ngày càng khó khăn. Bài viết sau sẽ chỉ rõ ra sự giả dối của con số tăng trưởng GDP và đâu là nguyên nhân dẫn tới cái chết của nền kinh tế yểu mệnh này.
GDP TĂNG >< ĐÓI NGHÈO TĂNG
“Người Việt giàu lên chỉ là ‘giả tạo’” 


Tuy nhiên, một báo cáo của Chính phủ Việt Nam, đưa ra trong Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà Tài trợ (Hội nghị CG) vừa rồi, cho rằng thu nhập bình quân đầu người (GNI) của Việt Nam cao chỉ là giả tạo. Theo đó, trong 5 năm qua, việc tăng giá tiền đồng trong bối cảnh mất cân bằng vĩ mô và lạm phát cao là nguyên nhân đẩy thu nhập cao lên. (Cafef , 15/12/2012)

Trong bài có nhiều mâu thuẫn, ví dụ như đổ thừa là “do lạm phát” nên thu nhập người VN không tăng.
Nhưng con số công bố đã quy ra USD (bình quân đầu người 1260 USD/ năm trong năm 2011), và hiện nay giá USD chính thức và chợ đen không khác nhau bao nhiêu.
Do đó, thu nhập người VN tính bằng USDnhư công bố, là CÓ TĂNG, VÀ TĂNG RẤT MẠNH.
Như vậy, sai số ở chỗ nào, khi cùng lúc số người nghèo tại VN lại quá đông:
“…Việt Nam hiện đứng thứ 11 thế giới về số lượng người nghèo (14,3 triệu người, chiếm 16,9% dân số) và cũng nằm trong số nước có lượng người nghèo cao nhất khu vực. Lâu nay Việt Nam được xem là một trong những nước thành công nhất về giảm nghèo, tuy nhiên đó là đo theo chuẩn nghèo cũ, thấp hơn chuẩn quốc tế.
Nếu tính theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam (1,61 USD cho khu vực thành thị và 1,29 USD cho khu vực nông thôn) thì tỷ lệ nghèo trên toàn quốc là 20,7%. Còn nếu so với chuẩn của quốc tế 2 đôla Mỹ một ngày (tính theo PPP) thì có hơn 40% người Việt Nam nằm dưới mức nghèo…”
Xin thưa: đó là do GIAN DỐI VỀ GDP, từ đó GIAN DỐI VỀ THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI.
VN có 92 triệu người, nếu thu nhập bình quân đầu người, theo công bố, là 1260 USD/năm, thì VN có GDP 116 tỉ USD.
NHƯNG thực tế GDP VN chỉ khoảng 60-80 tỉ USD mà thôi, do đó mới xảy ra tình trạng tới 40% người VN dưới mức nghèo, tính theo PPP.
Còn không tính theo PPP, dùng nominal income, thì số nghèo lên tới hơn 60%.
ĐẢNG VIÊN LÀM KINH TẾ
GDP trong 5 năm qua LIÊN TỤC SỤT GIẢM, kể từ 2007 đến nay.
VN “giàu nhất” là trong khoảng 2002-2006. Sau đó sụt lại.
Điều này không khó nhìn thấy. Thời cực thịnh trong nền KT Việt Cộng là những năm cuối cùng thời ông Thủ tướng Khái, còn gọi là “Khải khờ” trong chiến khu.
Do hồi đó còn chưa cho phép quan chức “làm KT”. Họ có tham nhũng, ăn hối lộ, nhưng do chưa chính thức được làm ăn riêng, nên họ còn giấu giếm, đầu tư qua nhiều trung gian, lại không thể ra mặt chèn ép ai quá lộ liễu, nên KT VN còn khá.
Trước 2007, KT VN đa số là do người ngoài đảng làm, với đảng viên cùng lắm chỉ đứng sau giật dây là chính.
Sau đại hội X năm 2006, đảng viên được phép “làm KT”, họ liền tung ra rất nhiều tiền trước đó tham nhũng, ăn hối lộ được, khi đó đem ra đầu tư, mở cty sân sau, đầu cơ vào TTCK, BĐS, v.v…
Số tiền “đột nhiên” được tung vào nền KT quá lớn, gây LẠM PHÁT vì đột nhiên sức CẦU > CUNG. Giá hàng hóa tăng vọt do nhu cầu quá lớn, cả về gạch, đá, xi măng, sắt thép, v.v… để xây BĐS.
Nhiều quan chức bung tiền ra mua đất, mua nhà, làm giá BĐS tăng vọt.
Quan chức tăng thu nhập rất lớn, nhiều đảng viên trở thành các ông chủ lớn, nhà tài phiệt, ví dụ như giòng họ bà Đặng Thị Hoàng Yến, bà Dương Thị Bạch Diệp, các quan chức trong VINASHIN, v.v…
Họ có tài sản lên tới nhiều trăm triệu USD, với nhiều cơ sở kinh doanh. Dùng thân thế đảng viên, họ ép nhiều người không cùng giai cấp đảng viên phải chịu lép vế, từ đó họ ép lề lối kinh doanh, nhiều doanh gia, trước đó từng đóng góp lớn vào nền KT.
Nếu Việt Cộng vẫn không cho đảng viên kinh doanh, thì giới không-đảng-viên đã có thể tiếp tục đà làm tăng trưởng KT liên tục từ 2007 đến nay. Nền KT đã không bị sụp đổ quá mạnh kể từ 2007.
XƯƠNG SỐNG CỦA NỀN KINH TẾ
Tôi có quen biết nhiều doanh gia, doanh nhân VN. Họ bị “ép chết” bởi các cty sân sau của quan chức. Ví dụ khi bỏ thầu, cho dù họ bỏ thầu giá rẻ cách mấy, chất lượng tốt cách mấy, vẫn bị thua các cty sân sau của quan chức.
Các cty sân sau bỏ thầu rất mắc, chất lượng kém, sau đó lại luôn đòi thêm tiền, làm thâm hụt ngân sách CP vô cùng to lớn.
Các doanh gia, doanh nhân không thuộc ĐCS bị ép, 1 số giải nghệ, 1 số thu hẹp làm ăn, đến chừng giữa năm ngoái thì dẹp hết vì thua lỗ.
Tại mọi quốc gia, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ là nơi TẠO ra việc làm nhiều nhất, và số đông các doanh nghiệp này tạo ra khung sườn, xương sống, của nền KT.
KT Mỹ mạnh phần lớn KHÔNG dựa vào các cty như IBM, Apple, nhưng vào các cty nhỏ làm thầu cho các cty lớn này, vào hàng trăm ngàn doanh nghiệp chuyên chở hàng, đóng gói, sửa máy, v.v…
Nhiều bạn sẽ ngạc nhiên nếu được cho biết, khi IBM cần lập hệ thống computer trong 1 văn phòng mới, họ KHÔNG dùng người của họ, mà ra ngoài thuê cho rẻ. Số nhân công IBM thuê hợp đồng ngay trong ngành vi tính còn đông hơn số nhân công chính thức của họ. 
Các cty vừa và nhỏ này làm cho nền KT Mỹ đa dạng vô cùng, người ta làm “linh tinh” cho các cty này rất thoải mái, thu nhập trung bình thôi, nhưng dễ tìm việc, làm giảm thất nghiệp.
Tại VN, đang khi đó, Việt Cộng nâng đỡ các cty, tập đoàn quốc doanh, tạo điều kiện cho các nơi này giết chết các cty vừa và nhỏ do tư nhân làm chủ.
Các cty sân sau của quan chức cũng tham gia vào việc triệt tiêu các cty không do đảng viên làm chủ.
SỤP ĐỔ KINH TẾ TƯ NHÂN
Nghị quyết 11 giáng 1 đòn chí mạng vào các doanh nghiệp tư nhân, qua việc cấm họ sử dụng vàng, đô la, hạn chế nhập khẩu hàng hóa, v.v…
Chính việc giết chết nền KT tư doanh đã giết chết nền KT VN, chứ không hẳn là các cty, tập đoàn quốc doanh đã hại chết nền KT VN.
Các cty, tập đoàn quốc doanh chỉ ĐÓNG GÓP vào việc thảm sát nền KT VN, chứ không phải là yếu tố quyết định.
KT tư doanh chết, kéo theo hàng chục triệu việc làm.
Nay thì tiêu tan rồi, không thể nào tái lập.
Cty nhỏ bên vợ tôi làm hàng xe Honda đã dẹp, máy móc phân tán bán đi hết, 1 số bị hư hại, rỉ sét, nay muốn mở lại thì không thể nào do thiếu tiền đầu tư – đã tẩu tán ra nước ngoài – và do thiếu nhân công, thiếu máy móc. Hàng mấy chục nhân công bị thất nghiệp vĩnh viễn.
Nhân lên toàn quốc cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp khác, thì thấy ngay rằng số thất nghiệp tại VN nay lên THÊM nhiều triệu người, và tỉ lệ thất nghiệp không thể dưới 25%. Số thiểu nghiệp khoảng 50%.
Trong toàn quốc, hiện không có tới 25% người đang làm đúng việc thích hợp. (Dân Trí, 14/12/2012)
Cuộc tàn sát giai cấp doanh nhân, trung lưu VN kể từ 2007 đến nay mới chính là lý do cốt lõi cho việc sụp đổ KT VN, trong đó NQ11 góp phần quan trọng nhất. Các yếu tố khác chỉ góp phần vào mà thôi.
———————–
Dân Trí, Cử nhân sống cơ cực hơn thời sinh viên, 14/12/2012, http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cu-nhan-song-co-cuc-hon-thoi-sinh-vien-673894.htm
Cafef, Người Việt giàu lên chỉ là giả tạo, 15/12/2012, http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/nguoi-viet-giau-len-chi-la-gia-tao-20121215112548325ca33.chn

-Người Việt giàu lên chỉ là "giả tạo"-Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam vượt chuẩn nhận vốn vay ưu đãi từ nhà tài trợ Quốc tế, nhưng theo Chính phủ, điều này là do lạm phát.
Trước đây, Việt Nam là một nước có thu nhập bình quân đầu người thấp, nên thuộc diện được nhận nguồn vốn giá rẻ của Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) - thuộc nhóm Ngân hàng Thế giới (WB). Từ năm ngoái, thu nhập của người Việt Nam vượt ngưỡng 1.260 USD, vì vậy về mặt kỹ thuật, Việt Nam đã đạt được các tiêu chí để "tốt nghiệp IDA" - tức là thôi nhận viện trợ từ tổ chức này từ tài khóa 2014 và bắt đầu việc trả nợ từ tài khóa 2015.
Tuy nhiên, một báo cáo của Chính phủ Việt Nam, đưa ra trong Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà Tài trợ (Hội nghị CG) vừa rồi, cho rằng thu nhập bình quân đầu người (GNI) của Việt Nam cao chỉ là giả tạo. Theo đó, trong 5 năm qua, việc tăng giá tiền đồng trong bối cảnh mất cân bằng vĩ mô và lạm phát cao là nguyên nhân đẩy thu nhập cao lên.

Cụ thể, trong giai đoạn 2000 - 2007, mức tăng giá đồng nội tệ đóng góp 10% trong việc tăng thu nhập bình quân đầu người (tính theo phương pháp Atlas). Tuy nhiên sang giai đoạn 2007 - 2011 đã có sự thay đổi đột ngột, với 50% mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người là do tiền đồng mất giá.
Bo co về việc li thời hạn
Báo cáo về việc lùi thời hạn "tốt nghiệp IDA" được Chính phủ Việt Nam đưa ra tại Hội nghị CG vừa diễn ra tại Hà Nội. Ảnh: PV
Do đó, Chính phủ Việt Nam cho rằng việc chậm lại quá trình "tốt nghiệp IDA" là cần thiết, nhất là khi Việt Nam đang đối mặt với một số nguy cơ đe dọa phá hoại thành quả phát triển. Trong đó có thể kể đến thâm hụt tài khoản vãng lai gia tăng nhanh từ 1,7% giai đoạn 2000 - 2007 lên 6,45% giai đoạn 2007 - 2011. Ngoài ra, tiền đồng mất giá nhanh, suy giảm dự trữ ngoại hối, gia tăng các cú sốc từ bất ổn kinh tế trong và ngoài nước đang đe dọa Việt Nam có nguy cơ tụt lại sau quá trình phát triển vừa qua.
Báo cáo đề cao vai trò của nguồn vốn IDA trong quá trình xóa đói giảm nghèo trong thập kỷ qua, tuy nhiên nhấn mạnh tỷ lệ nghèo của Việt Nam vẫn còn cao hơn so với các số liệu từng công bố.
Việt Nam hiện đứng thứ 11 thế giới về số lượng người nghèo (14,3 triệu người, chiếm 16,9% dân số) và cũng nằm trong số nước có lượng người nghèo cao nhất khu vực. Lâu nay Việt Nam được xem là một trong những nước thành công nhất về giảm nghèo, tuy nhiên đó là đo theo chuẩn nghèo cũ, thấp hơn chuẩn quốc tế.
Nếu tính theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam (1,61 USD cho khu vực thành thị và 1,29 USD cho khu vực nông thôn) thì tỷ lệ nghèo trên toàn quốc là 20,7%. Còn nếu so với chuẩn của quốc tế 2 đôla Mỹ một ngày (tính theo PPP) thì có hơn 40% người Việt Nam nằm dưới mức nghèo. Một bản phân tích của Viện Brookings (một trong những nhóm nghiên cứu hàng đầu của Mỹ) năm 2011 cho thấy 70,4% người Việt Nam sống dưới mức 5 đôla Mỹ một ngày.
Bảng biểu: Tỷ lệ nghèo quốc gia và theo vùng năm 2010, tính theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam
Tỷ lệ nghèo (%) Tỷ lệ trên tổng số (%)
Toàn Việt Nam (quốc gia) 20,7 100
Thành thị 6,0 9
Nông thôn 27,0 91
Châu thổ sông Hồng (Hà Nội) 11,4 12
Vùng núi đông bắc 37,7 21
Vùng núi tây bắc 60,1 9
Bắc Trung bộ 28,4 16
Nam Trung bộ 18,1 7
Tây Nguyên 32,8 10
Vùng đông nam (TP HCM) 8,6 7
Đồng bằng sông Cửu Long 18,7 17
Ngoài ra, báo cáo "Tốt nghiệp IDA có lộ trình - Cầu nối cho sự thành công" của Chính phủ Việt Nam còn cho biết Việt Nam sẽ phải đối mặt với cả những thách thức về biến đổi khí hậu trong các thập kỷ tới. Theo dự báo, mức nước biển dâng cao vào năm 2100 sẽ khiến 22 triệu người phải thay đổi chỗ ở và làm hao hụt 10% GDP của Việt Nam. Do đó, "Việt Nam mong muốn lùi việc tốt nghiệp IDA, nhằm giúp đạt được một giai đoạn điều chỉnh rõ ràng giữa thời kỳ được nguồn vốn IDA hỗ trợ và thời kỳ tốt nghiệp IDA", báo cáo trên viết.
Hiện Việt Nam đang được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm nước cho vay hỗn hợp, nhận cả vốn vay ưu đãi từ IDA lẫn vốn vay thương mại với lãi suất cao hơn từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (vốn IBRD).
Trước tháng 2/2010, VN hoàn toàn được vay IDA với lãi suất và phí cam kết 0%, phí dịch vụ 0,75% một năm. Thời gian vay 40 năm với 10 năm ân hạn. Kể từ tháng 2/2010, Việt Nam đã bắt đầu phải vay IBRD với lãi suất 1,25%, phí dịch vụ 0,75%, phí cam kết tối đa 0,5% một năm. Thời gian vay 25 năm, trong đó có 5 năm ân hạn. Riêng trong năm 2012, Việt Nam vay được từ WB cho 8 dự án, trong đó có 1,05 tỷ USD vốn IDA, 100 triệu USD vốn IBRD.
Kể từ năm 1993 đến 2010, Việt Nam đã nhận tổng cộng 10,8 tỷ USD từ vốn vay IDA và 700 triệu USD vốn vay IBRD.
-


-PLC: Kiểm toán Nhà nước yêu cầu nộp thêm gần 58 tỷ đồng thuế
Kiểm toán Nhà nước yêu cầu PLC phải nộp thêm 57,64 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp và 58 triệu đồng thuế thu nhập cá nhân.

Xe công về một đầu mối
Tuổi Trẻ
TT - Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh tại phiên bế mạc kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng sáng 6-12 đã phát biểu: “Vào cuối năm 2013, khi tòa nhà trung tâm hành chính của thành phố đưa vào sử dụng, toàn bộ xe công vụ mang ...
Đà Nẵng giải tán xe công các sở, bạn đọc đồng tìnhVietNamNet
Bí thư Đà Nẵng: 'Sở không cần có ôtô riêng'VTC
Bất lực trước cái ác?Báo Đất Việt
-Kinh tế Việt Nam đi về đâu?
(NVP)

"Không để sinh viên bỏ học vì không có tiền"
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) -Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến giáo dục, bởi vậy mỗi học sinh, sinh viên cần hết sức nỗ lực trong học tập. Thông điệp Đại hội Đoàn toàn quốc gửi tuổi trẻ cả nước · Bài phát biểu của Tổng Bí thư tại Đại hội Đoàn toàn quốc · Đa sắc màu tụ hội tại ...
Học vượt thế nào cho hiệu quả?Tuổi Trẻ
Con đường vào đại học quốc tế thành côngVNExpress


--“Trên lãnh thổ Việt Nam chỉ dùng đồng Việt Nam” (13/12)
--IMF, WB sắp có phân tích đầu tiên về hệ thống tài chính Việt Nam
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) dự kiến hoàn thành phân tích đầu tiên về hệ thống tài chính Việt Nam vào năm sau. Đại sứ Nhật tại Việt Nam: Việt Nam cần giải quyết nợ xấu nhanh hơn
Để tăng cường hệ thống thì các ngân hàng mạnh sẽ đứng ra thu nạp ngân hàng nhỏ, mua lại nợ xấu hoặc xử lý nợ xấu của các ngân hàng yếu.
-Tổng Kết Kinh Tế 2012
Fed không thể cứu kinh tế Mỹ khỏi “bờ vực tài khóa”
Nếu Mỹ rơi vào “bờ vực tài khóa”, nền kinh tế sẽ bị phá hủy theo cách mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không thể kiểm soát được.
--Cựu GĐ IMF hoàn tất thỏa thuận về bê bối tình dục
Zing News
Một thẩm phán New York cho hay, cựu giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Dominique Strauss-Kahn, vừa đạt được một thỏa thuận với nữ hầu phòng cáo buộc ông này tội tấn công tình dục. Liên quan. Cựu Giám đốc IMF đền hầu phòng New York 6 triệu ...
Cựu giám đốc IMF chấm dứt bê bối tình dục bằng tiềnNgười Lao Động
Cựu lãnh đạo IMF dàn xếp vụ kiện tấn công tình dụcVOA Tiếng Việt
Cựu giám đốc IMF chi tiền để thoát án tấn công tình dụcVNExpress



Tổng số lượt xem trang