Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Nguyễn Văn Bảy: Người anh hùng bắn rơi bảy máy bay Mỹ

Với phương châm “cần cái gì, học cái đó”, ông học một lèo bảy ngày xong bảy lớp. Nhờ nhanh trí và có khả năng “học lỏm” hơn người, sau ba năm thực hành, ông đã điều khiển thành thạo máy bay.
-(CATP) Lái máy bay Mig 17 “cổ lỗ sĩ”, nhưng bảy lần bấm nút, ông đã hạ bảy máy bay địch. Với kết quả “bảy phát, bảy trúng”, ông là phi công có thành tích hiếm thấy trong lịch sử không quân.

Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy

CÚ THOÁT HIỂM NGOẠN MỤC
Chúng tôi gặp đại tá Nguyễn Văn Bảy - anh hùng phi công - vào một buổi chiều giữa tháng 11-2012. Ông tên thật là Nguyễn Văn Hoa (SN 1936, ở xã Hòa Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp). Người anh hùng có biệt tài bắn máy bay tiêm kích năm xưa giờ là một lão nông rặt Nam bộ: đầu quấn khăn rằn, chân đất, quần áo ống xăn, ống thả, tay chân lấm lem bùn đất. Lần đầu gặp chúng tôi, ông cởi mở như đã thân quen tự bao giờ. “Tao mới ra vườn cho bầy vịt ăn và trồng lại mấy cây chuối”, ông nói rổn rảng.
Cơ duyên trở thành phi công của ông cũng thật lạ. Năm 17 tuổi, ông bị ép lấy vợ, nhưng vì không muốn lập gia đình, ông trốn cha mẹ và tham gia quân đội. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Sáu năm sau, ông được chuyển từ bộ binh sang không quân. Ông là một trong ba người được chọn đi học lái máy bay trong 10.000 người của đơn vị. “Cha mẹ tao là nông dân gốc lúa, có nằm mơ tao cũng không nghĩ mình đi học lái máy bay”, ông Bảy tâm sự.
Để học lái máy bay, ít nhất học viên phải học xong lớp 10/10 (tương đương lớp 12 hiện nay), nhưng trước khi đi học, ông mới học hết lớp... ba! Với phương châm “cần cái gì, học cái đó”, ông học một lèo bảy ngày xong bảy lớp. Về chuyên môn, ông được học các lý thuyết về động cơ máy bay, nguyên lý bay, độ che phủ của mây, hướng gió, về trọng lượng, áp suất, nhiệt độ, khí động học... Nói chung, những điều căn bản nhất để điều khiển máy bay. Học xong lý thuyết ở Việt Nam, ông được cử sang nước ngoài thực hành. Mặc dù có sức khỏe tốt, nhưng tiền đình của ông không đảm bảo. Trong năm đầu tiên, hễ leo lên buồng lái là ông nôn thốc nôn tháo. Không thể bỏ cuộc, ông nghĩ ra sáng kiến: lấy ruột quả bóng, cắt bỏ 1/3 rồi đeo vào cổ, lúc nào buồn nôn thì ói vào đó. Nhờ nhanh trí và có khả năng “học lỏm” hơn người, sau ba năm thực hành, ông đã điều khiển thành thạo máy bay. Thời điểm này, Mỹ bắn phá miền Bắc dữ dội, ông được lệnh về nước phục vụ chiến đấu. Ở Mỹ và các nước phương Tây, phi công phải thực tập bay trung bình từ năm đến bảy ngàn giờ mới được tham chiến. Nhưng ở nước ta, do điều kiện khó khăn nên phi công nào bay nhiều nhất cũng chỉ khoảng 300 giờ là tham chiến.
Năm 1965, ông được bổ sung vào đoàn bay của Trần Hanh. Trận đầu ông tham chiến diễn ra trên vùng trời Bắc Sơn - Chi Lăng. Ông có nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu số một do Biên đội trưởng tên Huyên chỉ huy. Mười giờ trưa 19-6-1965, bốn chiếc Mig 17 của ta cất cánh. Được mười phút, ta phát hiện máy bay Mỹ. Đội trưởng Huyên quyết định rượt theo một chiếc F4 của địch, Nguyễn Văn Bảy bám sau yểm trợ. Phát hiện bên trái chiếc Mig 17 của đội trưởng có bốn máy bay địch, Nguyễn Văn Bảy báo cáo: “Địch bên trái, phía sau tôi phản kích”. Dứt lời, ông lái chiếc Mig 17 của mình đối đầu với bốn máy bay Mỹ khiến chúng vội vã quay đầu. Ông lượn một vòng tìm đồng đội, không ngờ phía sau có một chiếc F4 khác của địch bám sát. Nhanh như chớp, chúng “ria” loạt đạn làm cánh máy may của ông bị thủng một lỗ bằng cái bàn cờ. Chiếc Mig 17 lật ngang rồi chững lại. Trước buồng lái bị thủng một lỗ to bằng bàn tay. Gió ào ào lọt qua lỗ thủng kêu ro ro. Sau thoáng bất ngờ, Nguyễn Văn Bảy lấy lại thăng bằng, một tay bịt lỗ thủng, tay còn lại vớ lấy cần điều khiển đưa chiếc Mig hạ cánh. Xuống mặt đất, ông kiểm tra thấy ngoài lỗ lớn bằng bàn cờ, con “chim sắt” của ông còn bị thủng 82 lỗ. Đây có lẽ là chiến tích chưa từng xảy ra trong lịch sử hàng không thế giới khi máy bay bị thủng te tua nhưng phi công vẫn hạ cánh an toàn.

Sau khi hạ máy bay địch, ông Bảy được đồng đội chúc mừng

KỲ TÍCH BẢY LẦN BẮN
Ngày 21-6-1966, biên đội bốn chiếc Mig 17 của Trung đoàn không quân tiêm kích 923 phát hiện nhiều máy bay Mỹ, trong đó có một máy bay trinh sát RF8A được hộ tống bởi máy bay F8 Crusader vốn được mệnh danh là “hiệp sĩ thánh chiến” của phi đội 211 Mỹ. Đồng đội ông nhanh chóng hạ hai chiếc F8E và RF8A. Biên đội trưởng Phan Thành Trung tiêu diệt chiếc RF8A. Ông hạ chiếc F8E do Cole Black lái. Ngày 24-6-1966, phát hiện hai máy bay Mỹ bám đuổi máy bay ta trên bầu trời Võ Nhai (Thái Nguyên). Ông cùng một phi công khác bất ngờ lao thẳng vào vòng vây đối phương, “xé toạc” đội hình của chúng. Ông bám đuôi và nổ súng khiến một máy bay địch bốc cháy, rớt tại chỗ. Ngày 29-6-1966, Mỹ đưa số lượng lớn máy bay nhiều lần bám đuổi máy bay ta trên bầu trời Việt Trì (Vĩnh Phú). Ông quay lại đối đầu và bắn hạ một chiếc. Cũng trong ngày này, đơn vị ông không chiến với tốp “thần sấm” F105D đánh vào kho xăng Đức Giang (Hà Nội). Ông bất ngờ hạ chiếc máy bay chỉ huy do thiếu tá Murphy Neal Jones điều khiển.
Ngày 5-9-1966, Nguyễn Văn Bảy cùng phi công Võ Văn Mẫn được lệnh trực bầu trời. Chờ cả ngày không thấy gì, nhưng đến 16 giờ 30, máy bay Mỹ ào ào đến rải bom vùng trời cầu Giẽ - Phủ Lý (Hà Nam). Biên đội được lệnh cất cánh. Phát hiện mục tiêu như hai chấm đen cách xa năm kilomet, Nguyễn Văn Bảy lệnh cho phi công Mẫn thả thùng dầu phụ, tăng tốc để đối đầu. Địch hốt hoảng, nương theo mây lẩn trốn. Ông “xé” mây bay tắt đón đường. “Đây là một trong những tình huống rất khó. Nếu mình cúp đường bay trước đầu nó thì vô tình đưa lưng cho nó bắn, nếu cúp chậm thì để xổng mất nên phải tính toán để vừa luồn qua mây là bám sát đuôi nó”, ông Bảy phân tích. Bởi tính toán từ trước, vừa qua đám mây, ông đã kề sát đuôi máy bay địch rồi bấm nút. Bị trúng đạn, chiếc F8 bốc cháy. Võ Văn Mẫn cũng nhanh chóng bắn hạ một máy bay khác của địch. Trận đánh chớp nhoáng trong 45 giây này, hai phi công hạ hai máy bay tiêm kích F8. Hôm đó, ông và phi công Mẫn được Bác Hồ gửi tặng huy hiệu của Người. Ngày 16-9-1966, một phi đội 16 máy bay F4 và F105 của địch chia nhiều tốp, nhiều tầng tiến vào vùng trời Chí Linh (Hải Dương) bao vây máy bay ta. Trong trận này, phi công ta hạ ba chiếc F4, trong đó Nguyễn Văn Bảy hạ một chiếc.
Mờ sáng 21-9-1966, biên đội bốn chiếc Mig 17 do Nguyễn Văn Bảy chỉ huy được lệnh chuyển từ Gia Lâm xuống Kiến An (Hải Phòng). Theo phương án, không quân Mỹ từ biển vào Quảng Ninh, Bắc Giang đánh đường số 1. Mig 17 của ta được lệnh cất cánh bí mật tiếp cận. Sau đó, 16 chiếc F105 cùng tám chiếc F4 bao vây ông và phi công Mẫn. Ông thông báo với phi công Mẫn “hai chiếc F4 bay úp”, rồi cùng đồng đội lao thẳng vào giữa vòng vây làm xáo trộn đội hình địch. Máy bay Mỹ ra sức rải bom mù mịt bầu trời. Lúc đó, phía trước Mig 17 của phi công Mẫn là một chiếc F4, phía sau là chiếc F105. Chiếc F105 lập tức nã tên lửa vào Mig 17 của Mẫn. Ông ra lệnh cho Mẫn ra khỏi tầm ảnh hưởng. Hai quả tên lửa địch lao trúng chiếc F4 phía trước làm nó bị gãy đôi. Lúc này, Nguyễn Văn Bảy bị kẹp giữa tám chiếc F4. Ông đột ngột quay ra phía sau đối thủ. Vừa bám được đuôi chiếc này thì bị chiếc khác bám đuôi mình. Chúng phóng tên lửa chằng chịt cả bầu trời. Lúc đó ông nghĩ phải tìm cách chơi lại nó. Chọn một chiếc của địch, ông bóp cò, chiếc F4 bốc cháy. Đây có lẽ là trận đánh đáng nhớ nhất trong cuộc đời ông. Ngày 24-4-1967, tại Kiến An (Hải Phòng), ở hai lần bắn cuối cùng trong đời, ông tiếp tục hạ một chiếc F8C và một chiếc F4H của địch. Ông là một trong 16 phi công Việt Nam đạt cấp “ách” trong kháng chiến chống Mỹ (“ách” (aces) là danh hiệu công nhận cho các phi công lái máy bay quân sự có số lần bắn hạ máy bay đối phương đạt con số từ năm trở lên. Danh hiệu “ách” có từ chiến tranh thế giới thứ nhất).
ÔNG BẢY GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Có lẽ trong cuộc đời, hiếm có ai được con số bảy “kết” như ông. Ông là con thứ bảy, học bảy ngày xong bảy lớp, sinh đứa con trai đầu lòng vào tháng 7-1977, bảy lần bắn rơi bảy máy bay bằng Mig 17, được phong anh hùng vào năm 1967... Khi được tuyên dương anh hùng, ông là thượng úy, Đại đội phó Đại đội 1 không quân, thuộc Trung đoàn 923, Bộ Tư lệnh phòng không - không quân, đảng viên Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1975, ông tiếp quản sân bay Cần Thơ và tham gia điều hành các sân bay khác ở miền Nam như Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cần Thơ và chỉ huy làm nhiệm vụ tại Campuchia. Là cánh “đại bàng” tung hoành trên bầu trời, kể cả khi máy bay trúng đạn thủng 82 lỗ cũng không sao, nhưng vào dịp Tết năm 1986, ông thay mặt Quân chủng dùng trực thăng chở đào Nhật Tân tặng cho các đơn vị không quân phía nam. Lúc cất cánh ở sân vận động Bạc Liêu, phi công bất cẩn để chạm cây đổ nhào làm ông bị thương. Năm 1990, ông nghỉ hưu, các trường học ở Đồng Tháp thường xuyên mời ông nói chuyện. Ông lấy tiền bồi dưỡng bỏ vào heo đất, gây quỹ tiết kiệm. Học sinh, nhà trường và đoàn thanh niên phát động phong trào “nuôi heo đất ông Bảy”.

Ông Nguyễn Văn Bảy bên củ khoai mì kỷ lục

Năm 2009, vợ chồng ông về xã Hòa Thành - mảnh đất ngày xưa ông đã sinh ra - dựng cái chòi đào ao nuôi cá, trồng lúa, trồng khoai vui thú với ruộng đồng. Thấy dân nghèo chưa có điện, ông vận động các doanh nghiệp, bà con góp tiền xin chính quyền kéo điện về thắp sáng vùng sâu. Rồi tiếp tục vận động làm con đường dài hơn 1km. Năm 2011, khi đào khoai mì trên bờ bao để lấy thức ăn cho cá, heo, bất ngờ ông vớ được bụi mì có củ nặng từ 10kg đến 22,5kg khiến bà con quanh vùng ngạc nhiên. Họ nói đùa: “Anh hùng không quân bắn máy bay Mỹ và trồng khoai mì cũng anh hùng”.
    HẢI VĂN - THƯ NHÃ- Nguyễn Văn Bảy:   Người anh hùng bắn rơi bảy máy bay Mỹ


-
- Hãy nghĩ tích cực! (TTVH).- Hà Thanh: Tên Nghiện và Đám Cừu (Quê Choa).- Dân kêu giá đền bù rẻ như bèo (TT).


- Về Đức Lạng xem dân hiến đất (TP).> Nông dân hiến đất xây trường học ở rẻo cao

> Bất tín với người hiến đất
> Nông dân hiến đất góp công xây 6.000 km đường nông thôn

TP - Giữa thời buổi “mét đất mét tiền”, những nông dân nghèo ở huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh lại sẵn sàng hiến cả nghìn m2 đất cho chính quyền làm đường, không màng một đồng xu.



Vợ chồng ông Hòa, bà Phương trên con đường gia đình hiến đất .




Xin giữ lại bụi tre

Về xã Đức Lạng những ngày này đường làng rộng thênh thang, mặt đường được bê tông sạch sẽ. Để có được những con đường rộng rãi này, hơn 300 hộ dân đã tình nguyện hiến đất.

Như cách nói vui của Chủ tịch huyện Đức Thọ Võ Công Hàm trong lễ tuyên dương những hộ dân hiến đất tiêu biểu đầu năm 2012, huyện Đức Thọ sẽ được đưa vào kỷ lục Guinness khi có tới cả nghìn người dân hiến đất.

Nằm trong diện hộ nghèo của xã, kinh tế gia đình dựa vào vài sào ruộng, nhưng vợ chồng ông bà Lê Hữu Hòa, Phạm Thị Phương lại hiến cả nghìn m2 đất và cây ăn quả với số tiền lên gần 200 triệu đồng để làm đường giúp người dân trong thôn đi lại.

Gia đình ông Hòa nằm ngay đầu thôn Yên Thọ. Từ trước nay, người dân trong thôn phải men theo con đường ruộng nằm sát nhà ông để đi lại.

Nhiều lần thấy các cháu học sinh ngã nhào cả người và xe xuống ruộng, ông Hòa cùng vợ mò mẫm lội ruộng đưa các cháu vào nhà lau rửa sạch sẽ.

Mùa mưa, đường ngập nước, hai thân già lại lội phát cây trong vườn để mở đường nhanh cho người dân qua lại. “Mình già rồi nên giúp được mọi người việc gì là cố hết sức làm thôi”, bà Phương nói.

Khi phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai, tiêu chí đầu tiên được lãnh đạo xã Đức Lạng đặt ra phải hoàn thành sớm là hệ thống đường trong xã.

Nhưng lấy đâu ra hàng tỷ đồng để đền bù cho người dân? Ý tưởng “xin” đất dân được đưa ra tại nhiều cuộc họp, nhưng vẫn không có kết quả.

“Người dân Đức Lạng chủ yếu sản xuất dựa vào mấy sào ruộng. Trong khi đó, đất đang lên cơn sốt. Đưa ra ý tưởng hiến đất khiến nhiều người nói mình bị khùng”, Chủ tịch xã Đức Lạng Lê Văn Hiệp tâm sự.

Sau nhiều cuộc họp bất thành, cán bộ xã xuống nhà dân thuyết phục. “Vợ chồng tôi già cả ít tham gia họp hành nên không biết được chủ trương. Thấy mấy cán bộ hằng đêm xuống tận nhà vận động hiến đất, nghe cũng hợp lý nên đồng thuận”, bà Phương nói.

Ngày chính quyền huy động máy xuống ủi đất, bà con trong xóm kẻ chê, người cười. “Thấy cũng buồn, nhiều người nói đã nghèo còn làm oai. Trời ơi, chính họ là người hằng ngày đi trên đất vợ chồng tôi hiến cơ mà. Sao họ nghĩ ác cho vợ chồng tôi quá” - ông Hòa bật khóc.

Không nỡ nhìn những cây cổ thụ do cha ông để lại bị máy móc ủi ngã, vợ chồng ông Hòa chỉ biết đứng trong nhà ôm lấy nhau động viên.

Khi công việc chuẩn bị hoàn thành, bà Phương ào ra ôm lấy bụi tre: “Xin các anh để lại cho gia đình bụi tre. Nhỡ sau này vợ chồng tôi có mệnh hệ gì để con cái chặt làm gậy, làm dây quấn quan tài”. Nhiều cán bộ xúc động ứa nước mắt.

Gần 50 mét đường do vợ chồng ông Hòa hiến được mở mang. Lập tức, hàng chục người dân trong thôn “bắn tin” cho lãnh đạo xã đến nhà để xin được hiến đất.

“Người khác nghèo hơn mình còn hiến cả nghìn mét vuông. Đường sá rộng rãi, con cháu mình đi lại dễ dàng, làng xóm không cười chê” - ông Lê Vĩnh Luật, hàng xóm của vợ chồng ông Hòa tâm sự.

Noi gương ông Hòa, ông Luật, trong vòng một tuần, thôn Yên Thọ có gần 40 hộ hiến đất. “Đức Lạng như một đại công trường. Khắp ngõ xóm cây cối ngã ầm ầm, tiếng máy ủi, máy xúc xen lẫn tiếng cười nói rôm rả của cán bộ và người dân” - Chủ tịch xã Đức Lạng tự hào.

Để người dân yên tâm lo đồng áng, xã Đức Lạng lập số điện thoại đường dây nóng. Những hộ hiến đất sẽ gọi điện tới hẹn ngày giờ cụ thể để đoàn tới nhận đất.

Khi đoàn làm thủ lĩnh

Lực lượng thanh niên được giao trọng trách nặng nề hơn cả. Trong cuộc sinh hoạt đoàn tại các thôn, nội dung hiến đất được đặt lên hàng đầu.



Bí thư đoàn xã Đức Lạng Võ Vĩnh Tài bên mảnh đất hai vợ chồng hiến làm đường nông thôn .




“Phát súng” đầu tiên được nổ là vợ chồng Bí thư đoàn xã Võ Vĩnh Tài tuyên bố hiến hơn 300 m2. “Đất đai được bố mẹ hai bên nội ngoại cho khi lập gia đình. Cứ ngỡ bố mẹ gây khó dễ, nào ngờ khi mình đưa ra ý tưởng lại được mọi người ủng hộ”, Bí thư Tài nói.

Sau đó, đến lượt bí thư liên chi đoàn tại các thôn. “Trong cơn lũ lịch sử 2010, nếu không có lực lượng thanh niên đến giúp di dời chắc gia đình tôi không có được như ngày hôm nay”, ông Nguyễn Văn Lan bố của đoàn viên Nguyễn Huy Trọng, nói.

Cái “ơn” với thanh niên quá lớn nên khi nghe con trai vận động, ông Lan đồng thuận hiến ngay gần 200m2 đất. Sau hơn một năm, toàn xã Đức Lạng có 319 hộ dân hiến đất, với hơn 30 nghìn m2.

Kinh nghiệm vận động gia đình hiến đất của giới trẻ Đức Lạng trở thành chủ đề cho các xã khác trong huyện Đức Thọ noi theo.

Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Võ Công Hàm cho biết, sau gần hai năm phát động xây dựng nông thôn mới, có gần 2.000 hộ dân tham gia hiến đất với gần 100 ha. “Cái thành công lớn nhất đối với việc xây dựng nông thôn mới ở huyện Đức Thọ đó là tấm lòng của người dân”, ông Hàm nói.

Để không bất tín với người hiến đất, mọi công trình đã hứa với dân phải thực hiện cho bằng được. “Để làm một công trình đường sá việc khó khăn nhất là giải phóng mặt bằng. Không nhẽ người dân nghèo hiến cả trăm tỷ đồng cho nhà nước rồi mình lại không thực hiện lời cam kết với dân”, Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ nhấn mạnh.

Minh Thùy


- Còn nhiều ấn phẩm thể hiện sai chủ quyền quốc gia (Petrotimes).
In Vietnam, anti-Chinese protesters find a new outlet: soccer
December 23, 2012 11:31 AM- HANOI (REUTERS) - As tensions between Beijing and Hanoi escalate over the South China Sea, Vietnamese anti-China protesters who face repeated police crackdowns are finding a new form of political expression: soccer.
- 243. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa và giao lưu văn hóa Việt – Chăm (Xưa&Nay/ VSK). - BP bán cổ phần mỏ khí ở biển Đông (Petrotimes).
- Tàu Trung Quốc lại xâm nhập vùng biển tranh chấp (NHK/ DV).
- Thủ tướng tương lai Nhật Bản muốn giảm căng thẳng với Trung Quốc (RFI). – Mỹ tái khẳng định ủng hộ Nhật quản lý Senkaku (VNN). - Nhật nỗ lực hàn gắn quan hệ ngoại giao (TN).
- Cường quốc quân sự Ấn Độ (TN).
- Mỹ đang theo dõi chặt chẽ thái độ của TQ trong tranh chấp biển Đông (GDVN). - Hạm đội Nam Hải TQ tuyển võ sĩ thiếu lâm vào biên chế để làm gì? (GDVN).
- Hạ viện Mỹ : chính quyền nên bán F16 cho Đài Loan (RFI). – Nguyễn Hưng Quốc: Mỹ và Trung Quốc (VOA’s blog).
- Đằng sau vụ Campuchia mua 12 trực thăng quân sự Trung Quốc (PN Today).
- Tàu ngầm Việt Nam đặt mua của Nga bắt đầu được thử nghiệm trên biển (RFI).

---Taiwan’s East China Sea Peace Plan
theDiplomat.com
- Phác lại sử Tàu (DLB).-Những mẩu chuyện cảm động về “người thầy của 6 vị tướng” (DT 22-12-12)
-Điểm cuốn "China's Search for Security": How China Gets Its Way (NYRB 13-1-13) -- Cuốn sách quan trọng của Nathan và Scobell vừa mới ra
- Chân dung người sẽ kế nhiệm Tập Cận Bình năm 2022? (GDVN).-Trung Quốc tăng cường tấn công các mạng riêng ảo để kiểm soát internet-









Tổng số lượt xem trang