Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Phản đối quyết định cưỡng chế, một người dân đòi tự tử ; ‘Giải cứu’ nhà máy cồn bị hàng trăm người bao vây

(Dân trí) - Sáng ngày 23/12, tại khu đất trang trại thuộc xứ đồng Cát Thượng, phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội, hàng chục hộ dân bày tỏ sự phản đối, không đồng tình với quyết định cưỡng chế khu đất này.

Khu đất các hộ dân bị thu hồi tại phường Trần Phú, quận Hoàng Mai
Khu đất các hộ dân bị thu hồi tại phường Trần Phú, quận Hoàng Mai

Một người dân do quá bức xúc đã định tự tử, rất may được mọi người can ngăn kịp thời. Qua điều tra cho thấy, đây là một vụ việc phức tạp liên quan đến công tác đền bù, GPMB nên cần có cách xử lý linh hoạt để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.Bán đất rồi vẫn được nhận tiền đền bù, hỗ trợ!

Theo đơn thư của đại diện của 16 người dân, từ năm 2006 đến năm 2007, 16 người dân đã nhận chuyển nhượng đất ruộng  5% xứ đồng Cát Thượng của 21 hộ dân ở phường Trần Phú, quận Hoàng Mai.

“Chúng tôi đã trình báo UBND phường Trần Phú  để dồn các thửa đất nhận chuyển nhượng cùng đất liền kề lại làm trang trại chăn nuôi và trồng cây với diện tích 4.506m2. Trong đó có 2.866m2 đất của 21 hộ dân đã được cấp sổ đỏ từ năm 2001 và 1.639m2 đất bờ ruộng và đất thùng hố liền kề mà các hộ dân trước đây đã sử dụng từ khi được cấp ruộng phần trăm đến nay.

Đến tháng 3/2012, UBND quận Hoàng Mai đã triển khai Quyết định số 6017/QĐ-UBND ngày 16/11/2009 của UBND TP. Hà  Nội về việc thu hồi 810.577m2 đất tại phường Trần Phú và Yên Sở quận Hoàng Mai; giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất và QLDTHTĐT quận Hoàng Mai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Khu đất đối ứng C2 cho chủ dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thái Yên Sở.

Ngày 30/7/2012, UBND phường Trần Phú, cùng chủ đầu tư đã mời công ty cổ phần giải pháp công nghệ  trắc địa đo lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất thực tế trang trại của chúng tôi đang sử dụng là 4.506m2 để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Đến ngày 31/8/2012, UBND quận Hoàng Mai mới ra 14 quyết định phê duyệt phương án bồi thường cho 16 hộ dân chúng tôi có 4.506m2 đất trang trại nằm trong chỉ giới GPMB cho nhà đầu tư được đối ứng sau khi họ xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở. Để nhà đầu tư xây dựng đô thị nhằm mục đích kinh doanh theo Luật Đầu tư của Việt Nam.

Chúng tôi thấy tất cả các quyết định do UBND quận Hoàng Mai phê duyệt phương án bồi thường với chúng tôi – những người đang trực tiếp sử dụng đất đều không đúng pháp luật:

Như tài sản trên đất: 17 nhà cấp 4 và các công trình trên đất chỉ được bồi thường 10% giá trị xây dựng bằng hơn 81 triệu đồng. Cây cối hoa màu trên đất được áp giá hoàn toàn không đúng giá trị. Riêng tiền bồi thường đất là 252.000đồng/m2, tiền hỗ trợ về đất 30% = 2,7triệu đồng/m2 chúng tôi không được đền bù một xu nào cả. Những việc làm trên là trái pháp luật. Nên ngày 13/9/2012, chúng tôi đã khiếu nại lên UBND quận Hoàng Mai. Thanh tra quận đã mời chúng tôi đến làm việc nhưng đến nay chưa được giải quyết trả lời gì cả.

Theo Luật Khiếu nại Tố cáo, đã vi phạm khoản 2 điều 6, cụ thể là thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, không giải quyết khiếu nại.

Trong quá trình điều tra GPMB, UBND quận Hoàng Mai đã xác định không đúng đối tượng đã và đang sử dụng 4506m2 đất trên để trả tiền đền bù và tiền hỗ trợ bồi thường tài sản trên đất…” – đơn thư viết.

Đại diện của 16 hộ dân đang sử dụng khu đất 4506m2 nêu trên cho rằng: Trước đây, khu đất này là của 21 hộ dân ở xã Trần Phú, huyện Thanh Trì, Hà Nội, là hộ nông nghiệp được nhà nước cấp tiêu chuẩn ruộng phần trăm trong những năm thập kỷ 60 theo quy định HTX nông nghiệp sau cải cách ruộng đất. 21 hộ dân trên sử dụng ổn định không có tranh chấp. Đến năm 2001, các hộ dân trên được UBND huyện Thanh Trì cấp sổ đỏ đất phần trăm trên cùng diện tích đất ruộng khoán nông nghiệp theo Nghị định 64 năm 1993.

Sau đó, 21 hộ dân đã chuyển nhượng lại cho nhóm 16 hộ dân để san lấp, xây dựng trang trại. Từ khi nhận chuyển nhượng đến nay, việc san lấp, xây dựng trang trại không có tranh chấp, không bị chính quyền địa phương lập biên bản, xử phạt.
Khu đất các hộ dân bị thu hồi tại phường Trần Phú, quận Hoàng Mai
Các hộ dân đề nghị UBND quận Hoàng Mai xem xét lại chính sách bồi thường trong quá trình thu hồi đất đảm bảo đúng pháp luật

“Chúng tôi 16 hộ dân đã đầu tư tôn tạo khu đất trên thành trang trại và đang là người trực tiếp sử dụng toàn bộ 4506m2 trang trại này chứ không phải 21 hộ dân đã chuyển nhượng đất trên cho chúng tôi. Cơ quan quản lý đất đai địa phương đã đến kiểm tra, đồng thời ủng hộ việc làm trang trại của chúng tôi. Chúng tôi đã đầu tư ban đầu với số tiền trên 10 tỷ đồng cho việc xây dựng phát triển trang trại này” – đơn viết.

Mua đất, đầu tư trên 10 tỷ đồng để xây dựng trang trại nhưng đến khi GPMB, 16 hộ dân chỉ được xác định như là người thứ 3 có quyền lợi liên quan (như người đi mượn đất). Vì vậy, họ chỉ được áp giá đền bù tài sản trên đất hơn 400 triệu đồng. Số tiền bồi thường đất nông nghiệp, tiền hỗ trợ lên đến hàng tỷ đồng lại được UBND phường Trần Phú dùng đủ mọi cách để ép 21 hộ dân đã chuyển nhượng đất lên nhận. Và nảy sinh nghịch lý: Người đã bán đất, đã nhận tiền bán đất rồi sau 7 năm lại ung dung được nhận tiền đền bù, hỗ trợ!

Đây chính là điều gây bức xúc, khiến 16 hộ dân nhiều lần làm đơn khiếu nại. Tuy nhiên, đến nay khiếu nại của  họ vẫn chưa được giải quyết.

Cần xem lại căn cứ pháp luật để thực hiện cưỡng chế

Trao đổi với PV Dân trí, luật sư Trương Anh Tú, Trưởng Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho hay: Căn cứ vào Khoản 4 Điều 8 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, các hộ dân trên hoàn toàn đủ điều kiện để được bồi thường về đất (Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ tại khoản 3 điều này mà trên giấy tờ ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng đất có chữ ký của các bên liên quan nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồi đất chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp”.

Còn theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 “Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất được bồi thường bằng đất có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền tính theo giá đất cùng mục đích” (Khoảng 1, Điều 16); “Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp trong địa giới hành chính phường thì ngoài việc được bồi thường theo giá đất nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng 20-50% giá đất ở trung bình của khu vực có đất bị thu hồi theo quy địnhtrong bảng giá đất của địa phương, diện tích hỗ trợ không quá 5 lần hạn mức giao đất ở địa phương”. (Điều 21).

Từ các căn cứ trên, 16 hộ dân cho rằng họ đã đủ điều kiện để được bồi thường theo giá đất nông nghiệp hàng năm, ngoài ra  còn được hỗ trợ bằng 30% giá đất ở trung bình theo quy định tại Quyết định số 180 của UBNDTP. Hà Nội. Ngoài ra, họ còn phải được hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh phí tháo dỡ, di chuyển trang trại.

Tuy nhiên, UBND quận Hoàng Mai lại lên phương án trả tiền cho 21 hộ dân đã chuyển nhượng đất, rồi giữ sổ đỏ để ép họ nhận tiền ruộng phần trăm đã chuyển nhượng một cách trái pháp luật. Ngày 7/11/2012, đại diện 16 hộ dân đã có buổi đối thoại kéo dài một giờ với Ban GPMB quận Hoàng Mai và tiếp tục gửi đơn kiến nghị nhưng đến nay vẫn chưa được trả lời. Để rồi, ngày 17/12/2012, UBND phường Trần Phú có thông báo cưỡng chế khu đất trên.

Ngoài ra, các hộ dân cũng đưa ra các căn cứ để cho rằng Quyết định số 6017/QĐ-UBND về việc thu hồi 810.577m2 đất tại phường Trần Phú và Yên Sở để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư Khu đối ứng C2 cho chủ đầu tư Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở để áp đặt việc thu hồi đất theo Điều 39 Luật Đất đai là không đúng pháp luật.

Bởi vì, mục đích thu hồi 810.577m2 đất Khu đất đối ứng C2 cho chủ đầu tư xây dựng nhà là để kinh doanh. Quyết định thu hồi đất trên chỉ được xem là đã được xét duyệt phù hợp quy hoạch sử dụng  đất. Theo điều 40 Luật Đất đai về Thu hồi đất phục vụ mục đích kinh tế thì chủ đầu tư phải đối thoại với người sử dụng đất.

“Trung tâm Phát triển quỹ đất và QLDTHTĐT quận Hoàng Mai không hề đối thoại với chúng tôi về việc bồi thường đất và tài sản trên đất. Đây là việc làm vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Theo các quy định pháp luật, việc UBND quận Hoàng Mai ban hành quyết định cưỡng chế khu đất của chúng tôi là trái với quy định pháp luật. Nếu quận kiên quyết cưỡng chế, chúng tôi sẽ tiếp tục khiếu nại và kiện ra toà” – đại diện 16 hộ dân cho hay.

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.- Hoàng Mai, Hà Nội: Phản đối quyết định cưỡng chế, một người dân đòi tự tử (DT).

 

‘Giải cứu’ nhà máy cồn bị hàng trăm người bao vây (Xzone).Ngày 24.12, UBND tỉnh Quảng Nam đã làm việc khẩn cấp với các bên liên quan đến vụ Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân của Công ty cổ phần Đồng Xanh ở huyện Đại Lộc, Quảng Nam bị hàng trăm nông dân, ngân hàng, côn đồ vây kín đòi xiết nợ, gây cảnh náo loạn mấy ngày nay.

Tại buổi làm việc hôm nay, UBND tỉnh Quảng Nam đã cùng các Sở ngành tìm giải pháp "giải cứu" cho Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân. Ông Nguyễn Quang Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phẩn Đồng Xanh cho biết, Nhà máy cồn Ethanol Đại Tân có tổng vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng. Doanh thu sau hai năm hoạt động là 1.600 tỷ đồng. Mỗi năm nhà máy “bỏ ra” 1.200 tỷ đồng để mua 280.000 tấn sắn khô. Đến thời điểm này, công ty đã trả lãi vay cho 2 ngân hàng tổng cộng 160/210 tỷ đồng. Do trả lãi vay quá lớn cộng với các khoản chi phí khác phát sinh tăng khiến nhà máy gặp nhiều khó khăn. 
Trước sự việc chủ nợ và côn đồ vây kín nhà máy để xiết nợ gây náo loạn, ông Nguyễn Quang Thái mong muốn chính quyền Quảng Nam, Chính phủ và các ngân hàng nên có sự “đồng cảm” về chính sách hỗ trợ thiết thực để giúp nhà máy vượt qua khó khăn. Còn nếu không được hỗ trợ kịp thời nguy cơ nhà máy ngừng hoạt động là khó tránh khỏi.
Trong khi đó, ông Đinh Văn Thu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, yêu cầu Công ty cổ phần Đồng Xanh phải sớm xây dựng phương án phục hồi sản xuất, phương án trả nợ, phương án tài chính và biện pháp khắc phục. Chỉ đạo cho cơ quan pháp luật phải điều tra làm rõ vụ gây rối trật tự của một nhóm người được một ngân hàng tại TP.Đà Nẵng thuê từ TP.HCM ra có hành vi trấn áp, đe dọa và đập phá tài sản, gây rối trật tự công cộng tại nhà máy vừa qua. Trong quá trình điều tra, đủ chứng cứ cấu thành tội phạm phải khởi tố xử lý nghiêm theo pháp luật. 
 
Nhà máy cồn ethanol Đại Tân của Công ty cổ phần Đồng Xanh.
 
Để “giải cứu” cho nhà máy không bị phá sản, phục hồi sản xuất và giải quyết đầu ra về nguyên liệu sắn cho nông dân. Ông Thu yêu cầu Sở KH-ĐT có báo cáo đề xuất sau khi có báo cáo đầy đủ của Công ty cổ phần Đồng Xanh. Qua đây, UBND tỉnh Quảng Nam sẽ báo cáo cụ thể với Thủ tướng Chính phủ có biện pháp hỗ trợ kịp thời giúp khôi phục sản xuất cho nhà máy. Bởi đây là dự án chiến lược nằm trong danh mục ưu đãi đầu tư của Chính phủ. 
Trước đó, sau nhiều ngày “mất tích”, đến sáng nay, ông Nguyễn Quang Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đồng Xanh đã xuất hiện trở lại ở Nhà máy Ethanol Đại Tân. Hàng trăm chủ nợ xa xôi ở Kon Tum và Quảng Nam, đã ùn ùn kéo về Nhà máy cồn ethanol Đại Tân của Công ty cổ phần Đồng Xanh đóng tại xã Đại Tân, huyện Đại Lộc, Quảng Nam để chực chờ đòi nợ do đơn vị này làm ăn thua lỗ. Hai ngân hàng BIDV và Techcombank cũng cử cán bộ đến “bảo vệ” nhà máy.
Nhiều ngày qua, hơn 20 hộ dân kinh doanh, sản xuất và cả cung cấp thức ăn cho công nhân Công ty cổ phần Đồng Xanh đã vây cổng Nhà máy cồn ethanol Đại Tân để đòi gặp lãnh đạo công ty giải quyết số nợ hơn 21 tỷ đồng mà công ty thiếu khi mua nguyên liệu, tiền công bốc vác và tiền ăn uống cho công nhân. Trong đó, người thấp nhất là anh Mai Văn Chì (31 tuổi ở xã Đại Tân) với 380 triệu đồng, bà Phạm Thị Ngọc Thanh với số nợ lên đến gần 4,5 tỷ đồng. Số còn lại bình quân từ 1,1 tỷ đến hơn 2 tỷ đồng.
Trước đó, ông Lưu Quang Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đồng Xanh cam kết đến ngày 2.12 sẽ bán cồn, sắn nguyên liệu để trả cho người dân. Thế nhưng, đến ngày  hẹn, người dân đến nhà máy để lấy tiền lãnh đạo công ty lại biến mất và điện thoại "tò tí te". Sợ công ty quỵt nợ, hàng chục người dân bỏ làm bỏ ăn túc trực trước cổng nhà máy 24/24 giờ để chờ gặp lãnh đạo và canh không cho ai tẩu tán tài sản.
Theo phản ánh, trong thời gian vừa qua công ty này đã bán cồn và nguyên liệu lên đến hàng trăm tỷ đồng, nhưng không trả cho dân đồng nào. Không những thế, số cồn còn lại tương đương 30 tỷ đồng (khoảng 1.500 khối cồn xuất khẩu và 1.200 khối cồn thô) trong nhà máy sắp bị Techcombank chi nhánh Đà Nẵng mang đi bán để thu nợ. Biết thông tin này, những người dân bị công ty nợ tiền đã dùng 7 xe tải thay phiên nhau chặn trước cổng chính và cổng phụ nhà máy để không cho bất cứ ai đưa tài sản ra khỏi nhà máy.
Bà Phạm Thị Ngọc Thanh, ở TP.Kon Tum, Kon Tum, cung cấp sắn nguyên liệu cho Công ty cổ phần Đồng Xanh bức xúc: "Chúng tôi cũng là chủ nợ, ngân hàng cũng là chủ nợ của công ty nên không thể ai có quyền đơn phương lấy cồn còn lại trong nhà máy đi bán để thu nợ. Việc thanh lý cồn của nhà máy phải được sự thống nhất của các chủ nợ liên quan. Vì vậy, chúng tôi đề nghị các cấp chính quyền, Công an Quảng Nam vào cuộc để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người dân chúng tôi.
Hiện nay, ngân hàng BIDV và Techcombank chi nhánh Đà Nẵng đã cắt cử cán bộ của mình đến “bảo vệ” tài sản Nhà máy cồn ethanol Đại Tân. Đặc biệt, trong khi các bên chưa có sự thống nhất nào, Techcombank Đà Nẵng đã đề nghị người dân là chủ nợ của Công ty cổ phần Đồng Xanh phải để Techcombank Đà Nẵng vận chuyển cồn đi bán để thu hồi nợ.
Ông Đặng Hùng Trận, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc cho biết, vừa qua, UBND huyện đã làm việc với Công ty cổ phần Đồng Xanh và được ông Lưu Quang Thái, Chủ tịch HĐQT công ty thông báo công ty không có khả năng trả nợ. Ông Thái cho biết, công ty vay của BIDV Quảng Nam 540 tỷ đồng, Techcombank còn 120 tỷ đồng (vay 400 tỷ đồng), người dân hơn 20 tỷ và 7 tỷ đồng nợ lương, bảo hiểm của công nhân. Hiện nay, nhà máy đã bị các ngân hàng chủ nợ phong tỏa. 
Tại buổi làm việc này, UBND huyện Đại Lộc đề nghị Công ty cổ phần Đồng Xanh và các ngân hàng ưu tiên trả nợ trước cho người dân sau khi thanh lý tài sản, bởi tiền của người dân là 21 tỷ đồng so với các khoản nợ của ngân hàng gần 700 tỷ đồng, vì đây là tiền mồ hôi của người lao động. Theo ông Đặng Hùng Trận, Techcombank Đà Nẵng không thể đơn phương thanh lý hàng trong kho của Công ty cổ phần Đồng Xanh mà không có sự đồng ý, thỏa thuận của những người có quyền lợi liên quan.
Được biết, Công ty cổ phần Đồng Xanh vay gần 1.000 tỷ đồng của các ngân hàng, trong khi đó nhà máy cồn ethanol chỉ đầu tư 600 tỷ đồng. Tại sao Công ty cổ phần Đồng Xanh lại dễ dàng vay được số tiền rất lớn như vậy?.

. - Hành vi gây rối trật tự công cộng và cản trở giao thông là do thiếu hiểu biết pháp luật (ND).
- Chủ tịch TP Thanh Hoá chỉ đạo mua bánh mì, nước uống tiếp dân (TP).
- Vụ án 20 năm chưa có hồi kết (Thanh tra).- Lê Minh Chí – Bộ trưởng tư pháp ở đâu? (Dân Luận). – Vì sao phải giám sát quyền lực? (TVN).
- Bài học xưa mà không cũ (VNCA).- Dự án chưa được phê duyệt đã bán nhà trên bản vẽ (Infonet).
- Trị bệnh công chức “lấy cắp” giờ công (TT). – Bức tranh cán bộ – nhìn từ Quảng Ninh:140 cán bộ và một năm thu ngân sách 20 triệu đồng (NNVN).
- Loay hoay trong cái nghèo (TN).  – Nhiều người tài giỏi, sao nước vẫn nghèo? (DT).
- “Tắt, khi không dùng”, thói đúng sao chưa quen (TTVH).
- “Cần điều chỉnh nhiều vấn đề để nghề luật sư phát triển“ (PLVN).
- Cơ chế “một cửa”, lòng dân thêm thuận (VEN). – Méo miệng đọc tên cơ quan nhà nước (Khampha). – Công chức phải thuê học sinh gõ ’mổ cò’ văn bản (ĐV). – Lễ tang cán bộ phải tiết kiệm (PLTP).
- Bình Phước: Làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân tham mưu sai (PLTP).
- Chủ tịch “ăn dây” với Ban quản lí đẩy tiểu thương ra chợ? (VietQ).
- Tổ dân phố “ôm” phí xe máy: Khó! (PLTP).
- Nộp phí bảo trì, chưa mong cải thiện chất lượng cầu đường (Infonet). – Trạm thu phí quốc lộ 51 sắp áp mức phí tăng gấp đôi (TN/SGTT).
- Sau ngày tận thế (NNVN).
- Bộ Tư pháp nhận lỗi về CMND ghi tên cha mẹ (VNN).   - Bộ Tư pháp nhận khuyết điểm về CMND mới (NLĐ).
- Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận: Ngỡ ngàng với website “râu ông nọ cắm cằm bà kia” (NLĐ).
- Không nộp phí đường: Ai được phạt? (KP).

 

Tổng số lượt xem trang