Thứ Năm, 16 tháng 6, 2016

Chỉ còn một nửa số doanh nghiệp hoạt động

-Đến người Nhật cũng lo cho các DN Việt Nam
-Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang phải chịu đựng những trói buộc hà khắc hơn rất nhiều so với tưởng tượng của nhiều người. Điều đó không chỉ được đánh động bởi những tiếng nói trong nước, mà cả bởi những chuyên gia nước ngoài, như Nhật Bản là một ví dụ.

Việt Nam đang tiến những bước khá dài trong lộ trình cải cách kinh tế đất nước ở thời điểm hiện tại, khi các bộ luật được kỳ vọng sẽ giữ vai trò nền tảng và tạo ra hành lang thể chế cho những nỗ lực cải cách như Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp đã được thông qua, còn Luật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và (DNVVN) cũng sẽ được trình Quốc hội trong thời gian tới. Tuy nhiên, dường như chúng ta vẫn chưa đánh giá đúng mức các vấn đề mà các DN đang gặp phải để có những tháo gỡ phù hợp và cần thiết, mà điển hình là câu chuyện gỡ bỏ 7.000 điều kiện kinh doanh mới chỉ là một khía cạnh của vấn đề. Rõ ràng tình trạng của các DNVVN Việt Nam nay đang phải chịu đựng là hết sức khắc nghiệt, hơn rất nhiều so với tưởng tượng của nhiều người.

Sự khắc nghiệt trong môi trường kinh doanh mà các DNVVN Việt Nam đang phải gánh chịu trên thực tế lớn hơn và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với suy nghĩ của rất nhiều người. Nó thậm chí được chính những chuyên gia kinh tế nước ngoài thừa nhận, mà điển hình gần nhất là Nhật Bản. Theo đó, trong buổi lễ ký kết hợp đồng giữa Tổ chức Xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) và Trung tâm Xúc tiến thương mại đầu tư TP.HCM hôm 15.6, Trưởng đại diện của JETRO tại TP.HCM Hirotaka Yasuzumi đã đưa ra những nhận định về các DNVVN Việt Nam hiện nay. Cụ thể, ông Hirotaka cho rằng “đối chiếu với các DNVVN ở Nhật Bản, thì các DNVVN Việt Nam hiện quá khó khăn, bởi hầu hết các DNVVN ở Nhật đều có thể nhận được hỗ trợ vốn vay từ các tổ chức tín dụng với lãi suất rất thấp, chưa đến 1%/năm, thậm chí nhiều trường hợp không cần phải thế chấp mà có thể vay bằng tín chấp hoặc chứng minh bằng công nghệ, cơ hội kinh doanh”.

Lý giải cho tình trạng khó khăn mà các DNVVN Việt Nam đang phải đối mặt, ông Hirotaka cho rằng phần lớn các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp của chính phủ VN thiếu hiệu quả, do mức độ lan tỏa thấp. Mấu chốt là hầu hết các DNVVN Việt Nam đều thiếu vốn để đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, nhưng việc tiếp cận vốn tại các ngân hàng và các tổ chức tín dụng thì vô cùng khó khăn. Ông Hirotaka lý giải thêm “chính phủ thì sợ rủi ro mất tiền khi cho doanh nghiệp vay, trong khi cơ quan thực thi thì không thực hiện triệt để chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp theo luật”.

Những nhận xét của ông Hirotaka Yasuzumi có lẽ là những lời nhận xét đáng giá nhất về những vấn đề của cộng đồng DNVVN Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Những rào cản về chính sách, những khó khăn về tiếp cận vốn, đồng thời những gánh nặng về thuế phí mà các DNVVN Việt Nam đang phải gánh chịu lớn hơn rất nhiều so với DN ở hầu hết các quốc gia trong khu vực. Nói một cách dễ hiểu, các DN Việt Nam giống như con lừa phải tải nặng hơn nhiều so với các con lừa khác, và người ta lại đòi hỏi nó phải chạy nhanh hơn trong khi nhất quyết không chịu bỏ bớt những gánh nặng. Và khi nó không thể thực hiện được đòi hỏi vô lý đó, ta lại quay sang trách mắng và đổ toàn bộ trách nhiệm lên đầu nó.

Việc Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với tinh thần vượt khó và nghị lực mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, lại thực hiện những chính sách hỗ trợ các DNVVN của mình một cách mạnh mẽ và quy mô như vậy, là một câu chuyện đáng suy ngẫm dành cho chúng ta. Đã có không ít các quan chức cao cấp tuyên bố công khai rằng các DN trong nước phải tự lực cánh sinh và không thể dựa dẫm vào chính phủ và nhà nước. Nhưng rõ ràng dựa dẫm và cởi trói là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, các DN Việt Nam ở thời điểm hiện tại có lẽ chỉ mong muốn được các cơ quan chức năng cởi trói bớt, cụ thể là các điều kiện kinh doanh dày đặc chứ không hẳn là mong muốn sự hỗ trợ.

Chúng ta đang thiếu một cách tiếp cận phù hợp với cộng đồng DNVVN trong nước hiện nay. Xu hướng chủ đạo của các nước trong khu vực và trên thế giới là dành nhiều hỗ trợ cho các DNVVN và đặc biệt là các dự án khởi nghiệp, vì đây là những DN có rất nhiều tiềm năng nhưng lại cần nhiều hỗ trợ trong những thời điểm nhất định. Việt Nam những năm vừa qua dường như đã đi ngược lại xu hướng này, chúng ta không có một bộ luật hỗ trợ DNVVN nào trong khi hầu hết các quốc gia trong khu vực đều có, đồng thời gánh nặng thuế phí và rào cản trong môi trường kinh doanh với các DNVVN ở Việt Nam thậm chí còn khắc nghiệt hơn hẳn so với mức bình thường trong khu vực. Nếu không nhanh chóng có sự thay đổi, chắc chắn Việt Nam sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng.

Kết luận về những ý kiến chia sẻ của mình, ông Hirotaka Yasuzumi cho rằng “các DNVVN của Việt Nam đang đứng trước nguy cơ cạnh tranh rất lớn, sẽ có rất nhiều DN phải rút khỏi thị trường nếu không được hỗ trợ ngay từ bây giờ”. Khi mà một chuyên gia đến từ Nhật Bản - đất nước nổi tiếng với nghị lực mạnh mẽ và tinh thần tự lực vượt khó đáng nể - cũng phải thừa nhận rằng các DN Việt Nam đang quá khó khăn, thì tình hình thực sự có lẽ phải nghiêm trọng hơn thế rất nhiều.

Nhàn Đàm (theo The Saigon Times, CafeF, Cafebiz)



-Doanh nghiệp yếu lắm rồi

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương, cho rằng số lượng doanh nghiệp (DN) đóng cửa nhiều đến mức đáng lo ngại.


Không bình thường


Ông Cung phân tích năm 2007, chỉ có khoảng 15%-20% DN đóng cửa trong tổng số DN được thành lập. Quý 1 năm nay có 22.000 DN tạm ngừng hoạt động dưới mọi hình thức, trong khi số thành lập mới là hơn 24.000.

DN chết và DN mới sinh ra gần bằng nhau chứng tỏ số DN chết là rất cao và số lượng DN của cả nước không tăng.

Theo TS Nguyễn Đình Cung, áp lực tăng thu để giảm bội chi ngân sách cho thấy xu hướng tận thu và đây là nguyên nhân gốc rễ khiến DN giải thể nhiều đến thế.

Cả giai đoạn 2007-2008 và 2012-2013, năng lực tài chính của DN bị xói mòn vì kinh tế vĩ mô bất ổn. Lẽ ra, giai đoạn này phải là thời kỳ hỗ trợ DN, hỗ trợ khởi sự kinh doanh để khu vực DN tư nhân nâng cao năng lực, đủ sức tận dụng các cơ hội của hội nhập nhưng đáng tiếc gánh nặng chi phí cho cộng đồng DN lại tăng.

Chuyên gia kinh tế cao cấp, TS Lê Đăng Doanh nhận định chưa bao giờ DN Việt phải đối mặt nhiều khó khăn như hiện nay, do chi phí trong nước không giảm trong khi áp lực cạnh tranh từ hội nhập ngày càng gia tăng.

Hiện tượng DN đóng cửa đang tăng lên rất nhanh cần được xem xét để có giải pháp hỗ trợ vì họ thực sự khó khăn, không nên xem là hiện tượng bình thường của nền kinh tế thị trường.

“Các DN chưa đóng cửa cũng nói với tôi họ đang khó khăn lắm, chưa đóng cửa là do cố gắng duy trì việc làm cho người lao động, đóng cửa thì không biết công nhân của họ về đâu, sinh sống thế nào. Cả chủ và người lao động cùng cố gắng duy trì công việc, khó khăn lắm rồi, không cạnh tranh được với hàng Thái Lan, Trung Quốc…” – ông Doanh nói.

Áp lực về chi phí

TS Nguyễn Đình Cung khẳng định chi phí đầu vào tăng, lợi nhuận giảm đến mức thua lỗ buộc DN vào tình thế phải bỏ đi, không ai đang làm ăn có lợi mà đóng cửa. Chi phí tăng đáng kể, nhất là lãi suất, chi phí lao động, bảo hiểm…

Đặc biệt, chi phí thuế có khả năng tăng do ngân sách thất thu và bội chi lớn, gây áp lực tăng theo kiểu tận thu.

“Có những khoản trước đây cho là không phải thu, nay lại thu. Hay có khoản trước đây cho là chi phí hợp lý, hợp lệ nay nhà nước lại không cho là như vậy, như việc tranh cãi thu thuế môi trường đối với xăng dầu hay phí môn bài. Trong thực tế, chi phí đầu vào đối với DN chỉ có tăng, tăng và tăng, không nhìn thấy tinh thần giảm ở đâu cả nên những cải cách về thủ tục hành chính đạt được cũng chỉ là rất nhỏ so với áp lực tăng chi phí này” – TS Cung nhận định.

Theo TS Lê Đăng Doanh, gánh nặng thấy rõ nhất là lãi suất. Vừa qua, nhiều thông tin nói mặt bằng lãi suất giảm mạnh nhưng thực chất là chưa giảm.

Trước đây, lạm phát 2 con số thì lãi suất trên 10%, nay lạm phát chỉ còn 0,63%/năm thì thông lệ quốc tế lãi suất chỉ cộng thêm 3% cho các khoản phí, tức là lãi suất khoảng 4,2% là hợp lý nhưng mặt bằng lãi suất cho vay vẫn ở mức 8%-9%/năm.

Như thế, DN Việt Nam không cạnh tranh được vì giá đầu vào cao; trong khi các DN của Thái Lan, Trung Quốc chỉ phải trả lãi vay 3,4%-3,6%/năm.

Bên cạnh đó, chi phí ngoài pháp luật lại tăng lên. Người bán hàng rong ở vỉa hè phải lót tay để có chỗ bán buôn, người thành lập DN cũng phải có chi phí bôi trơn thì sản xuất, kinh doanh mới được.

“Tôi rất hy vọng cuộc đối thoại giữa Thủ tướng với DN diễn ra vào tháng 5 tới sẽ nhìn thẳng vào sự thật và làm rõ sự thật để có biện pháp tháo gỡ” – TS Lê Đăng Doanh bày tỏ.

‘Bán phở bị khởi tố’: Đừng để quyền tự do…
Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp sẽ diễn ra…
Cả nước có hơn 20.000 doanh nghiệp đang ‘chết lâm…
-



-Gần 12.500 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động trong tháng 1.2016
Số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động đã tăng thêm 27,5% so với cùng kỳ năm trước với 12.456 doanh nghiệp.

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, trong tháng 1.2016 có 1.338 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động sản xuất kinh doanh. Con số này tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong số đó, phần lớn là những doanh nghiệp quy mô nhỏ có vốn đăng ký dưới 10 tỉ đồng (chiếm 93,8%).

Số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động cũng tăng thêm 27,5% so với cùng kỳ năm trước với 12.456 doanh nghiệp. Trong số này, có 5.181 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn và 7.275 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.

Theo lý giải từ Tổng cục Thống kê, nguyên nhân lượng doanh nghiệp giải thể tăng cao bởi các doanh nghiệp khó khăn thường chọn thời điểm bắt đầu của năm tài chính để tạm ngừng hoạt động.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng 1.2016 cũng có sự tăng trưởng khá. Cụ thể, cả nước có 8.320 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 59,3 nghìn tỉ đồng, tăng 21,2% về số doanh nghiệp và tăng 87% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015.

Trong đó, số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 7,1 tỉ đồng, tăng 54,3%; tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong tháng là 124.000 người, tăng 19,8%.

Đồng thời, số doanh nghiệp hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng cũng tăng tới 69,6% so với cùng kỳ, với 4.872 doanh nghiệp. Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, tháng đầu năm nay các doanh nghiệp có sự hồi phục mạnh mẽ nhất so với cùng kỳ vài năm gần đây.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, vài năm nay, số doanh nghiệp ngừng hoạt động và đăng ký mới đều tăng cao, tuy nhiên, số doanh nghiệp ngừng hoạt động thì đã rõ còn số doanh nghiệp đăng ký mới chưa biết khi nào họ sẽ bắt tay vào hoạt động và tạo được bao nhiêu sản phẩm thực, việc làm thực cho xã hội.

“Tôi quan tâm không chỉ là số lượng doanh nghiệp thành lập mới mà còn quan tâm đến chất lượng khởi nghiệp của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khởi nghiệp càng sáng tạo, áp dụng được nhiều công nghệ, tạo ra được nhiều giá trị thì càng có chất lượng”, bà Phạm Chi Lan nhận định.
Chỉ còn một nửa số doanh nghiệp hoạt động (TBKTSG)
Vì sao một nửa số doanh nghiệp biến mất vẫn là ẩn số. Ảnh TL.
-(TBKTSG Online) - Số lượng doanh nghiệp Việt Nam đã suy giảm nghiêm trọng trong mấy năm khó khăn vừa qua nếu căn cứ vào những số liệu chính thức của các cơ quan nhà nước công bố gần đây.
Theo cuộc điều tra cơ sở kinh tế, hành chính và sự nghiệp do Tổng cục Thống kê công bố hôm 4-1-2013, cả nước chỉ còn 313.000 doanh nghiệp đang hoạt động tính đến ngày 1-1-2012.

Trong khi đó, trong một báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Quốc hội trong kỳ họp thứ 2, thì tính đến cuối năm 2011, cả nước có khoảng 624.000 doanh nghiệp đăng ký.
Như vậy, số doanh nghiệp còn hoạt động thực sự đã giảm tới một nửa (313.000) so với số doanh nghiệp đăng ký (624.000) tính đến thời điểm cách đây 1 năm, căn cứ theo báo cáo của  hai cơ quan nhà nước có số liệu tốt nhất về doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức cảnh báo rằng, những số liệu về doanh nghiệp có thể khác nhau nếu đặt trong thời điểm khác nhau.
Song ông Thức không giải thích vì sao lại có sự vênh nhau rất lớn về số lượng doanh nghiệp còn hoạt động và đăng ký cùng tính đến thời điểm cách đây 1 năm như vậy. Hơn nữa, hai con số này cùng được đưa ra bởi một cơ quan vì Tổng cục Thống kê nằm trong Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Như vậy, sự biến mất của một nửa số doanh nghiệp Việt Nam chưa được giải thích thỏa đáng.
Trong khi đó, ông Lưu Quang Mạnh, Cục trưởng Cục Quản lý đăng ký kinh doanh của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết thêm, lẽ ra tính đến thời điểm 1-1-2012 Việt Nam phải có 363.000 doanh nghiệp đang hoạt động, thay vì 313.000 doanh nghiệp như Tổng cục Thống kê công bố.
Lý do là có tới 50.000 doanh nghiệp “có vẻ như đang còn hoạt động” dù không trả lời, không đồng ý gặp các điều tra viên của cuộc điều tra cơ sở kinh tế trên của Tổng cục Thống kê.
Ông Mạnh cho biết thêm, tính đến cuối năm 2012, Việt Nam ước tính có 475.000 doanh nghiệp trên cả nước, trên cơ sở đang có 363.000 doanh nghiệp đến cuối năm 2011.
Lý do là trong năm 2012 có tới thêm 110.000 doanh nghiệp xuất hiện, trong số đó có gần 70.000 doanh nghiệp đăng ký mới, 22.500 doanh nghiệp đang chuẩn bị đi vào sản xuất kinh doanh, và 21.000 doanh nghiệp là “sai số” giữa ba cơ quan là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê, và Tổng cục Thuế.
Theo cuộc điều tra trên của Tổng cục Thống kê, dù có 313.000 doanh nghiệp đang hoạt động, thì số doanh nghiệp đang tồn tại cao hơn, ở mức 342.000, tăng gấp 2,7 lần so với năm 2007 (125.000). Khối doanh nghiệp thu hút 10,9 triệu lao động, tăng 65% (4,3 triệu người) so với 6,6 triệu lao động năm 2007.
Theo Cục Thống kê TPHCM, năm 2012, toàn thành phố có 23.708 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 2,5% so với năm 2011. Tổng số doanh nghiệp ngưng nghỉ 11 tháng đầu năm là 21.746 doanh nghiệp, bằng 96,2% số doanh nghiệp mới được cấp mã số thuế; trong đó đã khóa mã số thuế và chờ khóa mã số thuế chiếm 41%, không có tại địa chỉ kinh doanh chiếm 29,8%.
Còn theo Cục Thống kê Hà Nội, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong năm 2012 là 15.000 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký là 83.000 tỉ đồng, bằng 90% về số doanh nghiệp và 70% về vốn đăng ký so với năm trước. Cục này không đưa ra số doanh nghiệp đóng cửa, song theo Cục Thuế Hà Nội, tính đến hết tháng 11 có tới 12.249 doanh nghiệp ngừng hoạt động.
- Chỉ còn một nửa số doanh nghiệp hoạt động (TBKTSG).- DN giải thể, Nhà nước ứng tiền cho lao động ăn tết (Infonet). – Tết cho người nghèo: Đã có 400 tỉ đồng, 23 nghìn tấn gạo (Petrotimes). – Hơn 90.000 hộ dân Nghệ An cần cứu trợ gạo ăn tết (PLTP).
- Hiểm họa từ chơi hụi (TTVH).- Hàng nghìn hộp gia vị thực phẩm lậu bị bắt giữ (NNVN). – Rượu vang, nước ngọt làm từ… nước giếng khoan(Petrotimes). – Ngăn chặn thực phẩm bẩn tràn vào nội địa (SGGP).

- “Giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực” (Infonet).
- Đóng cửa hay sáp nhập ngân hàng yếu kém? (VOV). - Ngân hàng nào chạm đích kế hoạch 2012? (VnEco). - Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 7-1-2013: “Nguyễn Y Vân” (VF). - Nhiều ngân hàng cân nhắc việc thu phí ATM (TBKTSG). - Thu phí rút tiền từ ATM: tiền nộp, lòng vẫn phân vân (TT). - Thu phí ATM: ‘thượng đế’ không được quyết (VF).
- Siết thị trường vàng: được và mất (SGTT). - Vàng bị ‘dìm’ giá 5 – 6 triệu đồng (TP).
- Petrolimex chiếm hơn 57% hạn mức nhập khẩu xăng dầu (VnEco).
- Chứng khoán 7-1: bão tăng giá (TT). - ‘Cổ phiếu Việt Nam rất rẻ’ (VNE). - ‘Việt Nam có thể thành Hàn Quốc thứ hai’ (VNE). - Vào chợ mỗi ngày TTCK 7-1-2013 (VF).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 7-1-2013: Những vấn đề trọng tâm (VF).
- Kiến nghị thu hồi gần 30.000 tỷ đồng, hàng nghìn ha đất (VnEco).
- Bình Định sắp xây nhà máy lọc hóa dầu gần 27 tỷ USD (TP).
- Đại gia Hoàng Kiều biến mất (LĐ/VEF).- Không phải lo khi cho doanh nghiệp Đà Nẵng vay vốn (TT).
- Lập khu dân cư trái luật, hàng chục cán bộ bị đề nghị truy tố (LĐ).- Tìm trưởng thôn khó quá (DV).
- Thu phí bảo trì đường bộ sao cho thấu tình đạt lý (SGGP). – Thu phí rồi… bao giờ đường mới tốt? (Khampha). – Tiếp vụ kết luận thanh tra vỉa hè, lòng đường Hà Nội: Bộ GTVT bỏ mục thất thu hàng chục tỷ đồng (TP).

- Nguyễn Hồng Khoái: Chứng minh thư và mã số thuế (BoxitVN).
Quản lý giá thuốc vào BV: Đấu thầu tập trung để chống nạn bắt tay đấu thầu! (LĐ).
Mạnh tay xử lý công trình sai công năng (PLTP).
Sẽ phạt trang điện tử của cơ quan nhà nước không có đuôi “.vn” (PLTP).
142 cán bộ bị xem xét kỷ luật do để xây dựng sai phép (TTXVN/ Tin mới).
- Bắt nguyên giám đốc phòng giao dịch ngân hàng Việt Á (TT).
- Cán bộ địa phương “dựng chuyện” để hại 2 cựu binh? (PLVN).

Monetary Regime Transition in the Emerging World
Project Syndicate -Many central banks in the developed world appear set to replace inflation targeting with nominal-GDP targeting as their monetary-policy anchor. But, while central banks in emerging-market economies have had problems with inflation targeting from the outset, moving to nominal-GDP targeting solves none of them.



-Destined To Fail: China’s Soft Power Push
theDiplomat.com


Nhật Bản hoàn tất gói kích thích kinh tế 113 tỷ USD
Gói kích thích mới sẽ dùng chủ yếu cho các dự án công cộng.


- Chống tham nhũng – nhiệm vụ số 1 của TBT Tập Cận Bình (KT).
- Trung Quốc chấm dứt trại lao động cải tạo trong năm 2013 (TN).--Trung Quốc rút bỏ bài đưa tin hủy bỏ hệ thống trại lao cải




Tổng số lượt xem trang