Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

Cho thôi chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội

-TLQ: -Yêu cầu Đại học Quốc gia Hà Nội nộp hơn 21 tỷ đồng; 9 cơ sở của ĐH Quốc gia Hà Nội bị dừng tuyển sinh thạc sĩ

-Cho thôi chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà NộiTiền Phong Online
Trên cơ sở đề nghị của Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Nội vụ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định 210/QĐ-TTg về việc ông Mai Trọng Nhuận thôi giữ chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội để làm công tác chuyên môn từ ngày 1-1-2013.
Quyết định này không nêu lý do thôi giữ chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội của ông Mai Trọng Nhuận.


Đại học Quốc gia Hà Nội


Trước đó, Thanh tra Chính phủ công bố thông báo kết luận thanh tra về việc liên doanh, liên kết đào tạo đại học và sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn từ năm 2006 -2010.

Thanh tra Chính phủ phát hiện một số nội dung có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong liên kết đào tạo tại trường này.

Theo thông tin từ Đại học Quốc gia Hà Nội, Giáo sư, Tiến sĩ Mai Trọng Nhuận sinh năm 1952 và nhậm chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội từ cuối năm 2007.

Với kết quả thanh tra, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao cho các cơ quan chức năng thanh tra toàn diện công tác quản lý thu chi tài chính của Đại học Quốc gia Hà Nội và các đơn vị thành viên Đại học Quốc gia Hà Nội giai đoạn 2006 - 2011, vì trong quá trình thanh tra phát hiện Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc trích phần trăm kinh phí để lập quỹ trái pháp luật.

Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc ban hành các văn bản trái quy định, cấp phép cho các đơn vị trực thuộc liên kết đào tạo trái thẩm quyền; vi phạm điều kiện tuyển sinh, vi phạm quy chế đào tạo sau đại học; bổ nhiệm cán bộ vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng; tự đặt ra khoản thu phần trăm từ các nguồn kinh phí và thu dịch vụ của đơn vị trực thuộc.

Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội có trách nhiệm nộp 21,373 tỷ đồng do đã yêu cầu các đơn vị trích nộp trái quy định về ngân sách Nhà nước.

Theo Sài Gòn GIải PhóngGiám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội bị thôi chứcZing News
Nhân sự Đại học Quốc gia Hà NộiBáo điện tử Chính phủ

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký Quyết định 210/QĐ-TTg về việc ông Mai Trọng Nhuận thôi giữ chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội để làm công tác chuyên môn từ ngày 1/1/2013.

Hoàng Diên
> Giáo dục 'loay hoay' chất lượng
> Đại biểu Quốc hội: ‘Tôi sống chủ yếu nhờ dạy thêm’
Có 'lợi ích nhóm' ở ETC của Đại học Quốc gia Hà Nội? (PetroTimes 22-1-13)Nguyễn Thị Hậu: Thương hiệu Việt và giá trị văn hóa (SGTT Xuân 2013)

TRẦN HỮU DŨNG: Quê hương như một toạ độ (Sài Gòn Tiếp Thị Xuân Quý Tỵ 2013) -Khởi nguyên Trần Trung Chính (QĐND 23-1-13)
Thi sĩ Ngô Kha - ngày, đêm và nỗi nhớ (SH 23-1-13)
Cần tiền, trường trung học tư ở Mỹ chiêu mộ học sinh châu Á: Private Schools' Foreign Aid (WSJ 22-1-13)


- Có ‘lợi ích nhóm’ ở ETC của Đại học Quốc gia Hà Nội? (PT).(Petrotimes) - Kết luận thanh tra công tác quản lý Nhà nước về liên doanh, liên kết đào tạo đại học và sau đại học của Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra một loạt các sai phạm tại Trường ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN). Vậy bản chất thực sự của những sai phạm trên là như thế nào?

Có dấu hiệu rõ ràng về "lợi ích nhóm" ở ETC

>> Tình tiết bất ngờ vụ thanh tra Đại học Quốc gia Hà Nội
>> Thanh tra Chính phủ giữ quan điểm vụ Đại học Quốc gia Hà Nội!
Đột phá dưới chuẩn giáo dục
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Trung tâm ETC (với 3 biên chế) không thể là cơ sở giáo dục và cũng không có bộ máy chuyên môn nghiệp vụ về đào tạo để hợp tác cũng như tổ chức đào tạo các trình độ từ cử nhân trở lên. Chính vì vậy, việc ĐHQGHN cho phép ETC “điều hành và tổ chức chương trình đào tạo liên kết” là vi phạm một loạt các quy định như: Điều 4 và Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 18/2001/NĐ-CP của Chính phủ; Điều 42 của Luật Giáo dục; Điều 44 Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/2/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế ĐHQGHN.
Việc bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm ETC cho thấy có dấu hiệu vi phạm. Cụ thể: Tại thời điểm tiếp quản Trung tâm ETC (năm 2008), bà Nguyễn Quang Hòa Bình vẫn đang là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư, ứng dụng và phát triển công nghệ mới (NEWTECH) chuyên về buôn bán thiết bị sản xuất và máy tính.
Theo nguồn tin riêng của Petrotimes thì, mặc dù biết rõ điều trên nhưng ngày 12/2/2008, Giám đốc ĐHQGHN vẫn ký Quyết định số 697/QĐ-TCCB bổ nhiệm bà Bình kiêm giữ chức Phó giám đốc ETC, sau đó là bổ nhiệm Giám đốc. Điều này đã vi phạm Khoản 1, Điều 37 - Luật Phòng chống tham nhũng, cụ thể: “...cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây: Thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác...”.
Việc bổ nhiệm bà Bình theo “kiểu” trên khiến đội ngũ cán bộ, công nhân viên, các nhà khoa học của trường vô cùng “sốc” bởi bà chủ của một công ty cổ phần lại nghiễm nhiên trở thành giám đốc một trung tâm đào tạo giáo dục chất lượng cao núp dưới danh xưng: ĐHQGHN. Và có lẽ bởi cái “gốc” kinh doanh như vậy nên chỉ trong vòng 3 năm, ETC đã “sản sinh” ra hơn... 3.000 thạc sĩ “quốc tế”.
Khi nói về việc này, một cán bộ trong Đoàn Thanh tra ĐHQGHN cho rằng: Sở dĩ có ETC có thể thu hút được nhiều học viên, đào tạo ra nhiều thạc sĩ như vậy là do chương trình học ở đây quá nhẹ nhàng. Và điều này cũng được khẳng định trong kết luận thanh tra là: “Chương trình đào tạo chưa được kiểm định chất lượng, không thi tuyển đầu vào, không học và làm bài bằng ngoại ngữ, cuối khóa không bảo vệ luận văn”.
Một vấn đề đáng chú ý đằng sau chương trình liên doanh, liên kết đào tạo đại học và sau đại học của ĐHQGHN còn nằm ở phía đối tác mà ETC đã chọn. Nguồn tin riêng cho biết, trong tài liệu tiếp thị, quảng cáo của ETC, Đại học Griggs thành lập năm 1909 và có chương trình MBA tiên tiến... nhưng trên thực tế, tại trang web của trường và tại cơ sở dữ liệu của DETC (cơ quan kiểm định của Mỹ) thì, Đại học Grissg thành lập năm 1990 và trước 2007 trường này chưa có chương trình MBA và BBA. Còn đối với Đại học Delaware, ETC quảng cáo là xếp thứ 136 toàn nước Mỹ nhưng trên thực tế tại bảng xếp hạng là 136/136 của khu vực… Bắc Mỹ!
Bí ẩn số tiền 330 tỉ đồng!
Theo những thông tin mà chúng tôi thu thập được thì những sai phạm ở ETC có dấu hiệu của “lợi ích nhóm”. Điều này cũng đã được cơ quan thanh tra đề cập tới khi cho biết: Trong quá trình hoạt động, ETC vừa tổ chức tuyển sinh, quản lý lớp học, vừa ký hợp đồng liên kết tuyển sinh, quản lý, tổ chức lớp học với 6 đơn vị. Và khi tiến hành xác minh hồ sơ đăng ký kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển giáo dục và Du lịch sinh thái (Vietedu) và Công ty Cổ phần Giáo dục tiến bộ Toàn Cầu (Gaedu) - đây là 2/6 công ty mà ETC đã ký hợp đồng - cho thấy, ban lãnh đạo Vietedu cũng đồng thời là cán bộ, viên chức của ETC.
“Về thực chất, đây là những công ty sân sau của ETC và chúng được lập nên nhằm phục vụ mục đích rút tiền từ ETC để vụ lợi cá nhân” - một thành viên của đoàn thanh tra ĐHQGHN nhấn mạnh.
Theo thông tin mà chúng tôi được biết, trên trang thông tin của Hội Cơ đốc giáo của Mỹ, Hiệu trưởng Trường đại học Grissg thừa nhận, chỉ thu học phí của chương trình MBA tại Việt Nam là 400USD học viên. Trong khi đó, tại ETC, mỗi học viên khi tham gia học các chương trình MBA phải đóng bình quân là 10.500USD. Như vậy, tính trong 3 năm (2008-2011), với chừng 3.000 học viên, ETC đã thu được 460 tỉ đồng.
Sự thiếu minh bạch trong vấn đề tài chính ở ETC còn thể hiện ở chỗ, mặc dù có số thu khổng lồ như vậy nhưng theo kết quả thanh tra và báo cáo tài chính của Trung tâm ETC thì, từ khi thực hiện liên kết đào tạo, ETC chỉ trích được 496 triệu cho 3 quỹ (khen thưởng, phúc lợi và phát triển sự nghiệp giáo dục). Trong khi, thống kê số liệu của các trường và đơn vị khác của ĐHQGHN có hoạt động liên kết đào tạo quốc tế tuy thu được rất ít, có đơn vị chỉ thu được bằng 1/10 của ETC nhưng lại kết dư 3 quỹ hàng tỉ đồng, thậm chí hàng chục tỉ đồng.
Vậy số tiền “siêu khủng” trên đã đi đâu? Theo những tài liệu mà Thanh tra Chính phủ thu thập được thì, trong thời gian trên (từ năm 2008 đến 2011), ETC đã chuyển 330 tỉ đồng vào một tài khoản “bí ẩn” ở Singapore và theo giải trình của cả ETC cũng như Đại học Griggs đều không chứng minh được tài khoản này là của ETC hay Đại học Griggs. Và qua tìm hiểu, xác minh, Thanh tra Chính phủ đã chứng minh được tài khoản này lại có liên hệ với bà Nguyễn Quang Hòa Bình?
Mới đây, trong kết luận của Thủ tướng Chính phủ về sai phạm ở ĐHQGHN có nêu: “...Giao cơ quan thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam kiểm tra làm rõ việc chuyển tiền của ETC cho Đại học Griggs qua tài khoản ở Singapore”. Và chắc chắn, trong thời gian tới, khi có kết luận cuối cùng về chủ nhân thực sự của tài khoản này, sự thật sẽ được bóc trần.
Không chỉ đặt ra những nghi vấn trong vấn đề tài chính, câu chuyện “lợi ích nhóm” ở ETC một lần nữa được Thanh tra Chính phủ đề cập tới khi cho biết: Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với Cục Phòng chống tham nhũng (C48) - Bộ Công an kiểm tra xác minh và kết quả bước đầu cho thấy: Có dấu hiệu của hành vi tham nhũng qua việc lập, ký kết, thực hiện hợp đồng giữa ETC và các công ty do lãnh đạo ETC đứng ra thành lập. Cụ thể: Công ty GaEdu mua ôtô hạng sang Lexus trị giá 2,1 tỉ đồng cho Nguyễn Việt Anh, Phó giám đốc ETC kiêm Giám đốc GaEdu sử dụng; Công ty VietEdu chi 8,2 tỉ đồng mua 3 thẻ Golf đứng tên Nguyễn Việt Anh, Phạm Quang Vinh và Nguyễn Quang Thuật sử dụng; Ngoài ra, ông Nguyễn Việt Anh, Phó giám đốc ETC còn hưởng trùng lặp lương tại ETC và GaEdu từ tháng 4/2009 đến tháng 7/2010 bình quân mỗi tháng 17 triệu đồng; chuyển tiền ra công ty sân sau mua tài sản rồi thuê lại;...
Trước thực tế trên, dư luận xã hội đang rất chờ đợi sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan chức năng để làm sáng tỏ những nghi vấn xung quanh vụ việc này. Việc nhận diện các vi phạm về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và phát hiện các tiêu cực tham nhũng có mức độ lớn và tính chất nghiêm trọng như tại kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ là chưa từng xảy ra trong ngành giáo dục, những vi phạm này cần được ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm khắc, góp phần chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo đi đúng hướng và đạt mục tiêu như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đặt ra.
Thanh Ngọc

- Tình tiết bất ngờ vụ thanh tra Đại học Quốc gia Hà Nội (PT).- Nhiều vi phạm trong liên kết đào tạo quốc tế tại ĐHQGHN (TQ)- Thanh tra Chính phủ giữ quan điểm vụ Đại học Quốc gia Hà Nội! (PT).
- Đào tạo thạc sĩ bị ngừng tuyển sinh: Vì đâu nên nỗi? (LĐ)
Phó Giám đốc ĐH Quốc Gia lý giải chuyện dừng tuyển sinh thạc sĩ (GD 21-1-13)-
(GDVN) - Sau khi có thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tạm đình chỉ tuyển sinh đào tạo thạc sĩ từ năm 2013 với 9 cơ sở giáo dục của ĐH Quốc Gia Hà Nội, nhiều độc giả đã bày tỏ sự quan tâm, lo lắng vì đang có ý định nộp hồ sơ thi tuyển tại các cơ sở đào tạo này, một phần khác là những học viên cao học đã thi đỗ cũng tỏ ra lo lắng và đặt câu hỏi liệu họ có phải tạm dừng học?
Ngày 28/12/2012, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Bùi Văn Ga đã ký văn bản số 8986/BGDĐT-GDĐH trong đó nói rõ: Đại học Quốc gia Hà Nội dừng tuyển sinh thạc sĩ từ năm 2013 đối với 09 cơ sở đào tạo thạc sĩ đến khi nhận được thông báo của Bộ Giáo dục đào tạo về kết quả xử lý báo cáo thống kê của các cơ sở đào tạo này.
Lý do 9 cơ sở này phải tạm dừng tuyển sinh là vì trong đó 5 cơ sở chưa nộp báo cáo và 4 cơ sở nộp báo cáo chưa đầy đủ. Cụ thể, các cơ sở bị yêu cầu tạm dừng tuyển sinh gồm: Khoa Sau đại học; Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường; Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển; Trường ĐH Công nghệ; Trường ĐH KH Tự nhiên; Trường ĐH KH XH&NV; Trường ĐH Ngoại ngữ; Trường ĐH Giáo dục, và Khoa Luật.
Trao đổi với Báo Giáo dục Việt Nam, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn – PGĐ Đại học Quốc Gia Hà Nội cho hay, việc cơ quan quản lý là Bộ Giáo dục có yêu cầu các trường phải báo cáo về vấn đề đào tạo là chuyện hết sức bình thường và trên thực tế ĐH Quốc Gia cũng đã chỉ đạo các đơn vị nói trên phải lập đầy đủ báo cáo một cách toàn diện, trong đó đề cập tới tuyển sinh, nguồn nhân lực cán bộ đào tạo, cơ sở vật chất, tổ chức quản lý, số lượng học viên đã tốt nghiệp…
“Thông báo tạm dừng tuyển sinh đào tạo thạc sĩ tại 9 cơ sở của ĐH Quốc gia Hà Nôi là bởi lý do báo cáo chưa đầy đủ. Bộ Giáo dục không kết luận về các điều kiện để vận hành chương trình ở các cơ sở đào tạo này. Trước đó Bộ Giáo dục cũng đã có văn bản đình chỉ tuyển sinh thạc sĩ đối với 161 chuyên ngành thuộc 41 trường đại học, lý do chủ yếu là do 3 năm liền không tuyển sinh được hoặc không đảm bảo các điều kiện về đội ngũ giảng dạy. Đây là hành động cương quyết và rất cần thiết của Bộ Giáo dục để đảm bảo việc đào tạo thạc sĩ đạt chất lượng theo quy định.
Tôi không bình luận về những thiếu sót của các trường tại quyết định này. Chỉ xin dẫn ra thí dụ này để thấy rằng công văn Bộ Giáo dục thông báo tới ĐH Quốc gia tạm dừng tuyển sinh đào tạo thạc sĩ không phải vì 9 cơ sở này không đảm bảo chất lượng đào tạo, mà là do báo cáo chưa đầy đủ. ĐH Quốc Gia cũng như các đơn vị thành viên đã rút kinh nghiệm sâu sắc về việc này. Vào ngày 10/1 vừa qua, ĐH Quốc Gia Hà Nội đã tập hợp đầy đủ báo cáo của 9 cơ sở đào tạo thạc sĩ và gửi lên Bộ Giáo dục để các đơn vị chuyên môn kiểm tra, đánh giá”, PGS Sơn nói.
PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - PGĐ Đại học Quốc Gia Hà Nội
Trước những thông tin lo lắng về việc những học viên đã thi đỗ và đang theo học khóa đào tạo thạc sĩ tại 9 cơ sở trên có bị ảnh hưởng gì không, PGS Nguyễn Kim Sơn khẳng định: “Trong công văn sô 8986 cũng nói rất rõ rằng, đối với các học viên thạc sĩ đã trúng tuyển và đang học tập tại các cơ sở đào tạo bị dừng tuyển sinh thạc sĩ, cơ sở đào tạo tiếp tục thực hiện đào tạo theo quy định tại Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành. Như vậy, các học viên đang theo học chương trình đào tạo thạc sĩ tại 9 cơ sở nói trên hãy yên tâm tập trung vào việc học tập, không có bất kỳ một ảnh hưởng nào”.
Chia sẻ về kinh nghiệm đào tạo nói chung, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn ủng hộ chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đã và sẽ tiếp tục ra các quyết định dừng tuyển sinh đối với những chuyên ngành của một số trường không đảm bảo điều kiện theo quy định. “Tôi không bình luận về một chương trình cụ thể nào, bởi vì mỗi chương trình có một đặc thù riêng, chỉ xin lưu ý đối với đào tạo sau đại học thì nghiên cứu khoa học là việc hết sức quan trọng, đơn vị đào tạo nào mà có nhiều chương trình nghiên cứu khoa học thì sẽ đó là môi trường vô cùng thuận lợi cho người học, còn cơ sở đào tạo nào thiếu điều này thì rõ ràng việc đào tạo thạc sĩ (nhất là tiến sĩ) sẽ rất khó đảm bảo được chất lượng”.
Trước một số luồng ý kiến cho rằng hiện nay nhiều nơi đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ không đảm bảo chất lượng thực sự, và do đó xuất hiện nhiều “tiến sĩ giấy”. Bình luận về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Kim Sơn cho rằng: “Muốn đánh giá đó là "tiến sĩ giấy" hay tiến sĩ gì đi chăng nữa thì cần phải có tiêu chí để khảo sát đánh giá khoa học, cụ thể là cơ quan và lãnh đạo sử dụng nhân lực ấy chính là nơi mà có thể tìm ra được kết quả thực chất, rằng sau khi được đào tạo trở thành tiến sĩ hay thạc sĩ thì nhân sự ấy làm việc có tốt hơn trước đây không. Tôi cho rằng, không nên mang quan điểm cá nhân cảm tính để áp đặt cho tất cả”.
- Phó Giám đốc ĐH Quốc Gia trần tình chuyện dừng tuyển sinh thạc sĩ (GDVN). - Đình chỉ 161 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ: Tìm giá trị thật (VOV).-- Không còn đua theo số lượng (SGGP). - Phát triển 26 trường cao đẳng nghề chất lượng cao (GDTĐ). - Sinh viên thực tập: May nhờ rủi chịu! (SGGP).- Siết đào tạo liên thông (PLTP). - Tuyển sinh 2013: Các trường có tái diễn khai man? (VNN).  - Tạm dừng mở mới ngành Tài chính ngân hàng (GD&TĐ). - Chính sách cử tuyển còn nhiều bất cập (DV).-- Hà Nội “nói không” với tại chức, dân lập (TN).
-- Hà Nội kỷ luật 847 Đảng viên
--- ‘Chấm thi đại học sai sót, có biểu hiện đánh dấu bài’ (VNE).  -Thí sinh được tham gia phát hiện tiêu cực (TT).

-TSKH Phan Hồng Giang: Con chữ mảnh mai (CAND 21-1-13) ◄

--Đâm chém tại giảng đường: Sống trong sợ hãi!Đây không chỉ là tâm trạng của “người trong cuộc” mà còn là mối lo ngại mà cả xã hội cần phải quan tâm và tìm biện pháp giải quyết.


20 tuổi là triệu phú Mỹ kim

Tâm sự học hành của cô gái 9X có vài triệu USD
.(ĐVO)-Nguyễn Ngọc Nhất Hạnh là một trong những cô gái 9x có số tài sản khổng lồ (hơn 60 tỷ) và sở hữu điểm IELTS cao nhất Việt Nam (8.5)
Giới trẻ Việt bỏ nửa triệu mua ếch về chơi
.(ĐVO)- Những con ếch "béo ị" này đang khiến giới trẻ Việt phát sốt...






Tổng số lượt xem trang