DN kiệt sức, ngành thuế cũng “ốm” theo (nguồn: HNM) . |
> Giảm thuế, bơm tiền giải cứu bất động sản
> Sẽ xây dựng lại chính sách thuế cho ngành ôtô
> Ngân hàng dè dặt chia cổ tức
> Sẽ xây dựng lại chính sách thuế cho ngành ôtô
> Ngân hàng dè dặt chia cổ tức
Đi đòi nợ thuế mới thương doanh nghiệp
Chia sẻ chuyện đi “gãi nợ” DN, một cán bộ của Cục thuế Hà Nội than thở:“Lần nào gọi điện xuống công ty đốc nợ, họ cũng xin khất, hứa hẹn sẽ trả hoặc không thèm nghe máy. Nhiều giám đốc, kế toán không dám đi làm vì ngày nào ngân hàng, chủ nợ cũng kéo đến ngồi chật văn phòng, công nhân đình công đòi lương…”.
Số DN nợ đọng thuế lớn tại Hà Nội chủ yếu thuộc ngành xây dựng, bất động sản; sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị cho lĩnh vực này.
Trong đó, nhiều DN nợ cả tiền thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất… lên tới hàng chục tỷ đồng; có cả nợ dây dưa qua nhiều năm mà chưa có dấu hiệu trả được.
Cuối năm 2012, Cục thuế Hà Nội tổ chức nhiều đoàn đi đòi nợ thuế, nhưng DN nào cũng khó khăn, xin khất. “Có công ty nợ thuế quá hạn, chúng tôi phải phong tỏa tài khoản để trích trả nợ thuế. Tài khoản vừa phát sinh 1 tỷ đồng, họ vội chạy lên năn nỉ, xin chỉ cắt một nửa, để lại 500 triệu đồng cho công ty trả lương cho công nhân về quê ăn Tết, duy trì hoạt động” - Vị cán bộ này nói.
Ông này cũng chia sẻ: “Chúng tôi nghe vậy cũng thương lắm. Biết là khó khăn, hoạt động thoi thóp, nhưng DN đã cố tình chiếm dụng vốn ngân sách nhà nước nên phải xử phạt, tiến hành cưỡng chế. Tuy vậy, chúng tôi vẫn phải nịnh DN, động viên họ cố gắng xoay sở, trả gối đầu nợ thuế cũ”.
Có những lúc, các đoàn đôn đốc nợ của Tổng cục Thuế cũng trực tiếp xuống các quận huyện để thu nợ, nhưng đành về tay không. Vì nhiều công ty rơi vào cảnh đìu hiu, giám đốc ngồi ủ rũ hoặc vắng mặt, nhân viên ly tán khắp nơi…
Tài sản bị bắt nợ hết, chỉ còn vài chiếc máy tính cũ nát, địa điểm công ty cũng đi thuê. Do thế, việc kê biên, bán đấu giá tài sản của DN để trả nợ thuế cũng bất khả thi. Thậm chí, nhiều chủ DN muốn trả hết nợ nần để giải thể công ty.
Một lãnh đạo của Chi cục thuế quận Đống Đa (Hà Nội) nói: “Mỗi tháng, chúng tôi phát đi 3.000 thông báo nợ và phạt chậm nộp cho DN, chủ yếu là các DN nợ lớn.
Các đội kiểm tra thuế, đội quản lý nợ liên tục gọi điện xuống DN, mời lãnh đạo lên đôn đốc nợ, làm cam kết trả nợ, phân kỳ trả nợ… Khi làm quyết liệt thì một số đơn vị đã chịu trả nợ”. Nhờ vậy, năm 2012, đơn vị này đã thu hồi hơn 45,5 tỷ đồng nợ đọng của 510 DN.
Rình tài khoản của DN
Nói về chuyện cưỡng chế thuế, đại diện Chi cục thuế Cầu Giấy kể: “Cứ nhìn thấy thông báo của ngân hàng tài khoản có tiền, dù chỉ vài chục triệu đồng cũng mừng lắm. Sáng nay, ngân hàng vừa báo một công ty sản xuất cấu kiện máy có 32 triệu đồng, trong khi nợ thuế hơn 2,8 tỷ đồng. Dù ít tiền cũng phải trích trả nợ, còn hơn không thu được đồng nào”.
Theo vị cán bộ này, từ tháng 9-2012, các đội kiểm tra, thu hồi nợ liên tục xuống DN đôn đốc, cưỡng chế thì số thu nợ (thuế) mới cải thiện hơn. Riêng tháng 10, đã thu được gần 100 tỷ đồng nợ thuế.
Năm 2012, Chi cục thuế quận Cầu Giấy đã thực hiện cưỡng chế khoảng 30 DN nợ đọng thuế trên 90 ngày, nhưng mới thu được hơn 3 tỷ đồng trong tổng số 51 tỷ đồng nợ phải cưỡng chế thu hồi.
Hiện, do chính sách hỗ trợ DN giãn, miễn giảm thuế được ban hành, nên nhiều DN “tạm thoát” danh sách cưỡng chế nợ thuế. Mặt khác, nhiều DN không có tiền, hoặc bị ngân sách nợ tiền thì không thể cưỡng chế được.
Năm 2012, Chi cục thuế quận Đống Đa thu hồi được hơn 341,7 tỷ đồng nợ thuế (gồm 117,3 tỷ đồng nợ cũ). Nhưng số nợ thuế mới phát sinh của hàng nghìn DN rất khó thu hồi, thậm chí nhiều DN chây ỳ, nợ lớn thì đã… mất tích.
Chi cục đã gửi thông báo tới 38 hội sở ngân hàng để xác minh tài khoản của 26 DN chây ỳ, nợ lớn (trên 1 tỷ đồng).
Cụ thể, các đơn vị nợ lớn như Cty CP xây dựng và thương mại LEPRO Việt Nam, Cty TNHH Thiên Ngân Hà, Cty TNHH một thành viên XNK Tổng hợp và Chuyển giao Công nghệ Việt Nam, Cty TNHH Xây dựng An Phát, Cty CP Invaco Việt Nam… Nếu DN nào có tiền, chi cục thuế sẽ yêu cầu ngân hàng trích trả nợ thuế ngay.
Đến giờ, chi cục thuế này mới xác minh được 2 DN có tiền trên tài khoản. Trong đó, Cty XNK Tổng hợp và Chuyển giao Công nghệ Việt Nam có 2 tỷ đồng, nhưng ngân hàng chưa phản hồi việc trích nợ thuế 940 triệu đồng.
Còn Cty LEPRO Việt Nam chỉ có 1 triệu đồng nên chi cục thuế đã yêu cầu phong tỏa tài khoản trong 30 ngày, hi vọng thu hồi số nợ hơn 1,4 tỷ đồng.
Năm 2012, Cục thuế Hà Nội là một trong số ít đơn vị hoàn thành dự toán thu ngân sách. Tổng số thu nội địa đạt hơn 137.000 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra chỉ…1,2 % so với năm ngoái. Kết quả này, theo một cán bộ thuế là “may mắn”.
Vì năm qua, hầu hết DN, cá nhân, hộ kinh doanh trên địa bàn đều rất khó khăn, thua lỗ nặng. Số đơn vị phá sản, giải thể tăng (khoảng 5.000 doanh nghiệp).-Cơ quan thuế 'nịnh' doanh nghiệp để đòi nợ
-
Ông Nguyễn Bá Thanh: Sai quy định nhưng có lợi cho dân thì kiên quyết làm!
-Bản lĩnh của Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh không chỉ ở chỗ khiến các giám đốc sở muốn vòng vo né tránh phải "toát mồ hôi hột", mà còn ở chỗ không chấp nhận máy móc làm theo các quy định của TƯ mà ông cho là chưa phù hợp!
Ông Nguyễn Bá Thanh: Sai quy định nhưng có lợi cho dân thì kiên quyết làm!
-Bản lĩnh của Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh không chỉ ở chỗ khiến các giám đốc sở muốn vòng vo né tránh phải "toát mồ hôi hột", mà còn ở chỗ không chấp nhận máy móc làm theo các quy định của TƯ mà ông cho là chưa phù hợp!
Sau khi báo điện tử Infonet đăng loạt bài về kỳ họp lần thứ 4 HĐND TP Đà Nẵng vừa qua, rất nhiều bạn đọc đã bày tỏ hoan nghênh cách chất vấn "truy tận gốc, bắt tận ngọn" của các đại biểu dân cử ở Đà Nẵng, đặc biệt là Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Bá Thanh, đối với giám đốc các sở, ngành hữu quan để làm rõ những vấn đề quốc kế, dân sinh đang gây bức xúc.
Ông Nguyễn Bá Thanh trực tiếp tiếp nhận đơn thư kiến nghị của người dân - Ảnh: HC
|
Đông đảo bạn đọc đánh giá, người đứng đầu chính quyền TP Đà Nẵng đã rất sâu sát thực tế, nắm rất vững vấn đề và đầy bản lĩnh khiến nhiều giám đốc sở không thể vòng vo trốn tránh trách nhiệm. Và không chỉ thế, theo quan sát của Infonet, bản lĩnh này còn thể hiện rõ trong việc ông Nguyễn Bá Thanh chỉ đạo ngay tại kỳ họp việc xử lý nhiều vấn đề mà cách làm của Đà Nẵng có phần trái ngược với các quy định của TƯ.
Infonet xin trích giới thiệu thêm một số nội dung mà như ông Nguyễn Bá Thanh đã tuyên bố: "Vẫn biết là không đúng quy định nhưng cái gì có lợi cho dân thì kiên quyết làm!".
"Bác Hồ nói một câu rất đơn giản là cái gì có lợi cho dân thì kiên quyết làm, còn cái gì có hại cho dân thì kiên quyết tránh. Anh cứ vận dụng vô là trúng hết", ông Nguyễn Bá Thanh
"Bác Hồ nói một câu rất đơn giản là cái gì có lợi cho dân thì kiên quyết làm, còn cái gì có hại cho dân thì kiên quyết tránh. Anh cứ vận dụng vô là trúng hết", ông Nguyễn Bá Thanh
Tại phiên thảo luận của kỳ họp, ông Vũ Hùng, Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội HĐND TP Đà Nẵng đặt vấn đề, theo quy định của TW, trong cả nước áp dụng quy tắc đặt số nhà từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây, bên trái số lẻ, bên phải số chẵn. Mục đích là để người dân và du khách dễ tìm số nhà. Nhưng ở Đà Nẵng hiện nay, đặt biệt là quận Sơn Trà đang có 68 tuyến đường áp dụng trái quy tắc này, đặt số nhà từ Tây sang Đông, còn 37 tuyến đường đang rất lúng túng không biết đặt số nhà như thế nào.
"Khi tìm hiểu chúng tôi biết rằng, năm 2006, UBND TP Đà Nẵng có ban hành quyết định 84 cho phép bờ phía Đông sông Hàn được đặt số nhà theo hướng từ Tây sang Đông là trái với quy tắc chung của cả nước. Chúng tôi đề nghị UBND TP dừng quyết định 84 này và thực hiện đúng Thông tư 05 của Bộ Xây dựng về đặt số nhà!" - ông Vũ Hùng nói.
Ông Nguyễn Bá Thanh trả lời: "Người dân họ đang yên ổn rứa, giờ nổi lên bảo ngược lại với thông tư nọ, thông tư kia, rồi xáo đổi thì dân biết tính thế nào? Lâu nay ở khu vực đó đặt số nhà từ Tây sang Đông có "chết" ai đâu? Cái hồi làm từ Tây sang Đông thì ông ở đâu? Muốn làm là phải làm từ hồi đó, còn bây giờ người dân vô ở ổn định rồi lại nổi lên thông tư này, chỉ thị kia, bộ này, bộ khác đòi xáo đổi lung tung.
Vẫn biết đặt số nhà như thế là không đúng quy định nhưng không ảnh hưởng gì lắm, có thể chấp nhận được thì mình cũng phải chiều theo cuộc sống, chứ không phải lúc nào cũng phải theo quy định nọ kia. Bác Hồ nói một câu rất đơn giản là cái gì có lợi cho dân thì kiên quyết làm, còn cái gì có hại cho dân thì kiên quyết tránh. Anh cứ vận dụng vô là trúng hết.
Cái vụ xáo đổi số nhà ni có lợi cho dân không? Rõ ràng không có lợi chi cho dân hết. Người ta đang ở, mình đi đổi lại số nhà. Mà cái số nhà không đơn giản đâu nhé, còn thư tín, còn liên hệ không chỉ trong nước mà bữa ni còn liên hệ quốc tế nữa. Đổi số nhà một cái thì họ sẽ thế nào? Vấn đề quan trọng là ý của người dân ở chỗ đó, họ muốn kiểu chi. Họ mong muốn chính đáng thì mình theo chứ mắc chi ráng làm ngược lại làm gì? Chẳng giải quyết cái chi ở chỗ này hết!".
Ông Nguyễn Bá Thanh trực tiếp đến dự khán một phiên toà mà trước đó bị cáo cho rằng mình bị xử oan nên đã uống thuốc trừ sân tự vẫn giữa phiên toà khiến phiên toà phải tạm hoãn! - Ảnh: HC
|
TW quy định chưa phù hợp thì phải vận dụng sáng tạo
Trước tình trạng vi phạm pháp luật, đặc biệt là tệ nạn trộm cắp đang có xu hướng ngày càng tăng, ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, nhiều đại biểu HĐND TP Đà Nẵng đề nghị tăng cường quân số và chế độ chính sách cho lực lượng dân quân, dân phòng ở các xã, phường theo chỉ đạo mới nhất của các ngành hữu quan TW để kịp thời ngăn chặn, trấn áp tội phạm. Tuy nhiên Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng lại có cái nhìn khác: "Tôi đang cho rà soát lại chứ nhiều lực lượng quá!".
Ông Nguyễn Bá Thanh kể (như hát): "Tổ dân phố ơ... Ban bảo vệ dân phố ơ..., dân quân cơ động ơ..., dân quân thường trực ơ..., dân quân tự vệ ơ..., rồi dân phòng ơ... chi chi. Úi chu cha, nghe là thấy khủng khiếp rồi, nghe lực lượng là ghê gớm. Vậy mà trộm đêm đi hết chỗ ni qua chỗ kia, lớ quớ ra là hắn lấy. Nuôi con chó cũng không yên thân nữa.
Nhiều lực lượng lắm mà người dân vẫn kêu trời vì ngủ chưa yên giấc. Quỹ quốc phòng - an ninh thì đóng góp mà mất trộm thì vẫn bị mất trộm. Công việc chủ yếu là ban đêm chứ ban ngày làm chi tập trung ra ngoài phường cả mười mấy ông. Chẳng có việc chi, đi ra đi vào, rồi chừ còn nổi lên bảo xây trụ sở. Trụ sở để làm cái chi? Ban ngày có ai tấn công vô chiếm trụ sở của ông đâu mà ông ở chi cho đầy quân rứa? Ban đêm phải để cho người dân yên giấc, đừng lo trộm cắp mà cả cái bộ máy khổng lồ tổ chức cũng không xong.
Mà cái này là được hướng dẫn từ trên. Nhiều lực lượng nhưng đông mà không mạnh, cồng kềnh, chồng lấn, tốn kém hết tiền nọ đến tiền kia mà hiệu quả không có. Coi chừng một số ông dân phòng vừa đi tuần tra vừa ra tín hiệu cho bọn trộm nữa thì cũng chết. Cái này phức tạp lắm chứ không phải đơn giản, chưa ông nào nghiên cứu sâu cái này để tổ chức cho có hiệu quả.
Tôi mới họp với Bộ chỉ huy quân sự TP, chỉ đạo củng cố lại cái "món" này cho có hiệu quả. Thôi, ít mà chất lượng, thù lao đảm bảo vô cho người ta hoạt động. Tôi cảm giác một số ngành ở trên TW không sâu sát, rồi quy định điều A, điều B, chả ai hỏi ý kiến gì hết. Rứa rồi ổng ra văn bản nọ, văn bản kia, ở dưới cứ rứa áp dụng máy móc.
Cho nên mình tuỳ cái, về luật pháp, về hiến pháp là mình chấp hành, còn một số văn bản mà nó chưa phù hợp thì mình phải kiến nghị, hoặc là mình có sáng tạo vận dụng mà nó đảm bảo tính hiệu quả hơn, phù hợp với tình hình thực tế để làm cho đời sống của người dân tốt lên.
Anh thực hiện đúng theo quy định, cuối cùng là người dân phải đóng góp tiền vô quỹ quốc phòng - an ninh nhưng anh làm như thế họ không hài lòng. Chỉ có bảo vệ ban đêm cho họ yên ổn tí mà ngó bộ cũng không xong, làm cũng không nổi. Phải tổ chức lại!".
HẢI CHÂU (ghi)
- Hiến pháp sao phải sửa? (TS). - Góp ý Dự thảo Hiến pháp: Đừng tự ti ! (VnMedia).
- Tâm tư ông Bá Thanh trước khi rời Đà Nẵng (VNN). - Ông Nguyễn Bá Thanh: “Cán bộ muốn giàu thì đi kinh doanh…” (LĐ). - Ông Vương Đình Huệ trong mắt đồng nghiệp, học trò như thế nào? (KT).
Ông Đoàn Nguyên Đức thôi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị HAGL Land
Chủ tịch HĐQT mới của HAGL Land là ông Lê Hùng. Công ty còn bổ nhiệm ông Võ Trường Sơn, Phó TGĐ Tập đoàn HAGL kiêm nhiệm chức TGĐ HAGL Land. Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh (HAGL Land) vừa công bố Nghị quyết của Hội đồng Quản trị về việc thay đổi nhân sự cao cấp.
Ông Lê Hùng, tân Chủ tịch Hội đồng Quản trị HAGL Land
|
Ngoài ra, nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư của HAGL Land tại Myanmar, Hội đồng Quản trị cử ông Lê Hùng trực tiếp phụ trách dự án Khu phức hợp tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn 5 sao, căn hộ dịch vụ “Hoàng Anh Gia Lai Việt Nam Myanmar Center”.
Đồng thời, Hội đồng Quản trị bổ nhiệm ông Võ Trường Sơn, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn HAGL, kiêm nhiệm chức Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh kể từ ngày 15/1/2013.
Ông Võ Trường Sơn sẽ là người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh kể từ thời gian nêu trên.
Ông Lê Hùng sinh năm 1956. Từ năm 1990 đến năm 1998, ông làm Giám đốc Công ty TNHH Huynh Đệ. Từ năm 2000 đến năm 2005, ông làm Giám đốc Công ty TNHH Hùng Thịnh Ông Lê Hùng làm Giám đốc Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Nhà Hoàng Anh từ năm 2005 tới nay. |
- Chuyện cảm động về thiếu úy hy sinh khi đuổi xe chở gà lậu (DV).
- Phát sốt vì những quy định ‘trời ơi’ (TP).
- Mong bớt… ra quân (KTĐT).
- Phát sốt vì những quy định ‘trời ơi’ (TP).
- Mong bớt… ra quân (KTĐT).
- Sửa nghị định về tập đoàn: Khi thực tế đổi thay (VnEco).
- TS. Trần Du Lịch: 2013, mấu chốt là thực hiện (CP).
- Tổng quan Tài chính – Ngân hàng 14-1-2013: Bí bách (VF). - Tiền kim loại tiếp tục lưu thông trên thị trường (VOV).
- Nguy cơ lại thiếu điện trong mùa khô 2013; - Sẽ loại bỏ các tổ máy nhiệt điện lạc hậu (TBKTSG). - EVN ưu tiên mua điện Trung Quốc? (PN Today).
- Giá vàng sẽ còn “lao dốc không phanh”? (DT). - Người dân đến SJC mua bán vàng (TBKTSG). - Vàng đứng ở mức 44,60 triệu đồng/lượng (VOV).
- Thị trường chứng khoán đầu năm: Niềm tin đang trở lại? (KTĐT). - Quỹ đầu tư 2012: “Không có giây phút bình yên” (VnEco). - Nhà đầu tư tháo chạy, Vn-Index lại lao dốc(VnMedia). - Vào chợ mỗi ngày TTCK 14-1-2013 (VF).
- 17.000 doanh nghiệp xây dựng và bất động sản thua lỗ (HNM). - Ngân hàng bắt đầu mở “van” cứu bất động sản (TN). - Giá nhà phải giảm 30-50% mới kích được cầu(VOV). - Căn hộ dưới 1 tỷ đồng chỉ chiếm 6% (TP).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 14-1-2013: Nghịch lý (VF).
- Jetstar Pacific: Lỗ 5 năm, vẫn phải làm! (VnEco).
- Giá trứng tăng kỷ lục, siêu thị khống chế lượng mua (VNE). - Giá trứng, thịt, rau tăng: Có thể cho nhập khẩu? (VOV).
- Buồn… chuyện thưởng Tết (ND).
- Đổ xô trồng ớt, giá rớt mạnh (TBKTSG).- Nhà máy thủy điện Sông Côn 2 (Quảng Nam): Tuỳ tiện cơi nới cao trình đập, dân mất đất sản xuất (LĐ).
- Những khuất tất xung quanh chuyện GPMB ở Q.Hoàng Mai – Hà Nội; - Tiếp bài: “Những khuất tất trong GPMB ở Hoàng Mai – Hà Nội”: UBND quận Hoàng Mai đã dừng việc cưỡng chế (Công luận).
- Lộ sáng vụ hàng nghìn mét vuông đất công đem cho thuê với “giá bèo” giữa Thủ đô (DT).
- Hậu Giang: Khiển trách Giám đốc 3 Sở (Thanh tra).
- Huyện Bình Chánh, TP.HCM: Phê bình UBND xã Vĩnh Lộc A để dân chờ (TT).
- Vụ một công dân bị hành hung tại Thanh Hóa: Thanh tra tỉnh yêu cầu báo cáo sự việc (PL&XH).