Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Giáo sư bị bịt miệng; Giám đốc Công an TP Hà Nội: Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng với Quân đội và Công an phải là nguyên tắc hiến định

- Đông A
Giáo sư Đàm Thanh Sơn, nhà khoa học nghiên cứu vật lý nổi tiếng trên thế giới, có gửi ý kiến góp ý bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp tới trang web Dự thảo online của Quốc hội. Ông có ý kiến ở hai điều của bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp: điều 42 giữ nguyên quy định về "Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí" và điều 70 về "Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ dân chủ, cùng toàn dân xây dựng đất nước", bỏ quan điểm "tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam". Toàn văn thư góp ý của ông ở đây. Điểm đáng nói ở đây là trang web Dự thảo online của Quốc hội đã bỏ ý kiến thứ 2 của Giáo sư Đàm Thanh Sơn về điều 70, chỉ đăng ý kiến của ông về điều 42. Giáo sư Đàm Thanh Sơn đã gửi thư nhiều lần tới người quản trị của trang mạng Dự thảo online hỏi về phần ý kiến góp ý của ông bị cắt bỏ nhưng cho đến nay ông vẫn chưa nhận được thư trả lời.


Ôi, cái gọi là góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp và "không có gì cấm kỵ" là thế đấy. Chợt nhớ ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống VNCH ngày xưa từng nói: "Đừng tin những gì Cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì Cộng sản làm". Thực tiễn luôn là thước đo chân lý. -Giáo sư bị bịt miệng
-http://hienphap.wikispaces.com/
Thư dưới đây đã được chuyển đến trang “Dự thảo online” (duthaoonline.quochoi.vn) của Văn phòng Quốc hội vào ngày 22/1/2013. Sau đó một đoạn ngắn (về Điều 42) được đăng trong phần “Ý kiến người dân” (xem ở đây), còn lại bị cắt bỏ đi. Tôi đã nhiều lần email hỏi những người quản trị trang mạng về phần còn lại của bức thư, nhưng tới nay tôi vẫn không nhận được trả lời. 

Do không muốn góp ý của mình xuất hiện ở dạng đã bị cắt xén nên tôi đăng lại toàn bộ ở đây. Bức thư có phạm vi hạn chế, chỉ nói đến một số thay đổi trong bản Dự thảo mà tôi thấy làm cho chất lượng của Hiến pháp giảm đi rất nhiều. --- Đàm Thanh Sơn.

Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (22/1/2013)


Kính gửi ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Uỷ ban dự thảo, sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đồng kính gửi ông Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Uỷ ban dự thảo, sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Về việc: Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tôi, Đàm Thanh Sơn, xin bày tỏ sự trân trọng với công sức của các ông và các thành viên của Uỷ ban trong việc viết Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Tôi rất vui mừng khi thấy Điều 1 của bản này khẳng định Việt Nam là một nước dân chủ. Trên tinh thần đóng góp xây dựng, tôi có hai đề nghị sau về bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp:

1) Điều 42 (sửa đổi, bổ sung điều 59): tôi đề nghị giữ nguyên nội dung điều 59 của Hiến pháp hiện hành (bản 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001).

Lý do: Điều 42 trong bản dự thảo chỉ quy định “Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập”, bỏ nhiều quy định có trong điều 59 của bản Hiến pháp hiện hành, đặc biệt là quy định “Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí”, một điều Việt Nam đã cam kết khi tham gia Công ước về quyền trẻ em của Liên Hiệp Quốc.

2) Điều 70 (sửa đổi, bổ sung điều 45): tôi đề nghị giới hạn đến mức tối thiểu những sửa đổi trong điều này. Cụ thể, tôi đề nghị:

“Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ dân chủ, cùng toàn dân xây dựng đất nước”.

Tôi đề nghị như vậy vì những lý do chính sau đây:

a) Trong điều 70 của dự thảo có quy định “Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân”. Còn điều 45 của Hiến pháp hiện hành quy định “Các lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân”. Theo tôi, các lực lượng vũ trang của Việt Nam phải tuyệt đối trung thành với đất nước và nhân dân Việt Nam, do đó quy định như trong Hiến pháp hiện hành là đủ. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ là một bộ phận của nhân dân Việt Nam, do đó đặt cụm từ “Đảng cộng sản Việt Nam” lên trước hai từ “Tổ quốc” và “nhân dân” như trong dự thảo là không hợp lý.

b) Tương tự, điều 70 của dự thảo còn quy định một trong những nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang là “bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân”. Điểm này cũng không hợp lý vì các từ “Đảng” và “Nhà nước” được đặt lên trước “nhân dân”.

c) Ngoài ra, điều 70 của dự thảo đưa “thực hiện nghĩa vụ quốc tế” vào thành một nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang. Theo tôi, các lực lượng vũ trang Việt Nam chỉ có thể hoạt động ở nước ngoài trong những trường hợp rất hãn hữu, và chỉ khi các hoạt động đó phục vụ nhiệm vụ “bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”, đã quy định ở trước. Tôi e rằng việc đưa “thực hiện nghĩa vụ quốc tế” vào Hiến pháp sẽ làm xấu đi hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế, có thể gây hiểu nhầm là Việt Nam không tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.

Cám ơn sự chú ý của các ông và của Uỷ ban.

Kính thư,

Đàm Thanh Sơn.
Chicago, Hoa Kỳ

--- Chức sắc tôn giáo góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp (TTXVN).

-– Đại tá Nguyễn Đức Chung (Giám đốc Công an TP Hà Nội): Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng với Quân đội và Công an phải là nguyên tắc hiến định (CAND).-Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, giữ vững an ninh quốc gia không chỉ của riêng lực lượng vũ trang mà là sự nghiệp của toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc; dự thảo khẳng định “lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”.
 
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trên cơ sở giữ nội dung đã được quy định tại Hiến pháp năm 1992, tiếp tục khẳng định Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều bị nghiêm trị theo pháp luật (Điều 11 - sửa đổi, bổ sung Điều 13).

Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, giữ vững an ninh quốc gia không chỉ của riêng lực lượng vũ trang mà là sự nghiệp của toàn dân, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc; cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do luật định (Điều 69 – sửa đổi, bổ sung Điều 44); dự thảo bổ sung quy định về “góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới”; đồng thời khẳng định “lực lượng vũ trang phải tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam”; cùng với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, dự thảo sửa đổi đã bổ sung nhiệm vụ “bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế” để phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước (được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH bổ sung, sửa đổi năm 2011) và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc nhằm thể chế hóa tư tưởng, quan điểm chỉ đạo mà Đảng ta đã xác định tại Cương lĩnh (sửa đổi, bổ sung năm 2011) là giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt; tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng - an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.
Trên tinh thần đó, kiến nghị bổ sung một số nội dung nhằm hoàn thiện dự thảo sửa đổi Hiến pháp như sau:
Cương lĩnh năm 1991 xác định mục tiêu “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội và Công an nhân dân”; đến Cương lĩnh (sửa đổi, bổ sung 2011) đã bổ sung, phát triển thành “tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng - an ninh”, do đó cần thiết quy định nguyên tắc này trở thành nguyên tắc hiến định trong Hiến pháp mới.
Để khẳng định rõ định hướng chiến lược về quốc phòng – an ninh mà Đảng đã xác định tại Cương lĩnh (sửa đổi, bổ sung 2011) trong việc kết hợp thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân, đề nghị bổ sung nội dung “Nhà nước xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân vững chắc” vào Điều 73 Hiến pháp sửa đổi như sau: “... xây dựng nền công nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo đảm cho các lực lượng vũ trang được trang bị kỹ thuật từng bước hiện đại, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng - an ninh, quốc phòng - an ninh với kinh tế; bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh và được nhân dân tin yêu, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ đất nước”.
Về kỹ thuật lập hiến:
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã bỏ từ “các” trước cụm từ “lực lượng vũ trang”, như vậy cần có quy định cụ thể để làm rõ khái niệm “lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam” và thống nhất sử dụng từ “lực lượng vũ trang” (không dùng từ “các” trước cụm từ “lực lượng vũ trang”).
Điều 94 (sửa đổi, bổ sung Điều 104) quy định về Hội đồng quốc phòng và an ninh nên chuyển về Chương “Bảo vệ Tổ quốc” để đảm bảo tính thống nhất với các quy định về Bảo vệ Tổ quốc; đồng thời phải thể hiện rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quốc phòng và an ninh.
Điều 69: đề nghị bổ sung cụm từ “trật tự an toàn xã hội”, “toàn Đảng” “toàn quân”; chuyển  “lực lượng vũ trang giữ vai trò nòng cốt” từ đoạn 2 lên đoạn 1; bổ sung “tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh”; sửa từ “do luật định” thành “do pháp luật quy định”, cụ thể như sau: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó lực lượng vũ trang giữ vai trò nòng cốt. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc; chủ động, tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Cơ quan, tổ chức, công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định”
– Đại tá Nguyễn Đức Chung (Giám đốc Công an TP Hà Nội): Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng với Quân đội và Công an phải là nguyên tắc hiến định (CAND).
- Bộ trưởng Công an mong muốn phối hợp chặt chẽ hơn với báo chí (TP).
- Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: Thiết lập định chế bảo vệ Hiến pháp ở nước ta (ĐĐK). – Quyền con người và quyền công dân trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (VOH). - Bùi Tín: Xây dựng Hiến pháp mới (VOA’s blog).  – Phát huy vai trò giám sát và phản biện của MTTQ Việt Nam (VOV).

- Dự thảo sửa đổi Hiến pháp dựa trên nền tảng nguyên lý nào? (RFA). - TS. Đặng Minh Tuấn, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội: Những vấn đề để ngỏ trong Dự thảo Hiến pháp(TVN). “… - DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992: Còn bất cập trong quy định về quyền công dân (PLTP).
- Hồ Anh Hải: Vấn đề Đảng trong Hiến pháp Liên Xô (Quê Choa).
- THƯ NGỎ CỦA ĐẠI TÁ PHẠM XUÂN PHƯƠNG GỬI TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY HÀ NỘI (Phạm Viết Đào).
- Hải Hoành: Hiến pháp nước ngoài viết về đảng cầm quyền như thế nào (Trần Nhương). - Hiến pháp dân chủ sẽ đẩy lùi tham nhũng tại Myanmar (Sống mới).

- Góp ý quyền tự do ngôn luận, báo chí trong Hiến pháp (VNN).   – Góp ý sửa Hiến pháp: Thu hồi đất thế nào?(VnEco).
- Làn gió hoà bình (LĐ). - Chủ tịch nước: Phát huy dân chủ để xây dựng nông thôn mới thành công (TTXVN/TN).

- Trung Quốc đang tự vẽ mình là ‘người khổng lồ xấu xí’ (TP).   – Trung Quốc đẩy mạnh phát triển du lịch và tăng tàu cá vào Biển Đông (Songmoi).
- Nhật lập lực lượng bảo vệ quần đảo tranh chấp với Trung Quốc (DT).  – Nhật và Philippines không nhượng bộ Trung Quốc (PT).  – Nhật theo dõi được mọi hành động của Trung Quốc (VnMedia).  – Nhật Bản giảm nợ công, tăng chi tiêu quốc phòng (TTXVN).  – Chiến đấu cơ Trung Quốc lắp tên lửa kéo ra Biển Hoa Đông (GDVN).
- Trung Quốc không muốn có thêm xung đột ở bãi cạn Scarborough (PT).  – Mỹ sẽ “hỗ trợ đầy đủ” cho Philippines trong vụ kiện “đường lưỡi bò” (GDVN).  – Mỹ hỗ trợ Philippines kiện, tên lửa Trung Quốc ra Hoa Đông (PN Today).

- Chưa nhận được phản hồi của Đà Nẵng về kết luận thanh tra (VOV).  – Vụ Đà Nẵng phản ứng về kết luận Thanh tra Chính phủ: “Chính phủ mới chỉ nhận thông tin qua báo chí” (SGTT).“Chính phủ mới chỉ nhận thông tin qua báo chí” 19:24 ngày 29.01.2013 SGTT.VN - Trả lời về những phản ánh của lãnh đạo Đà Nẵng xung quanh kết luận của Thanh tra Chính phủ về vấn đề sử dụng đất đai ở Đà Nẵng, ông Vũ Đức Đam cho biết: chưa có bộ ngành hay địa phương nào báo cáo có vấn đề cần xem xét lại. - NÓI THÊM VỀ NGUYỄN BÁ THANH (Trần Đăng Khoa). – Nguyễn Bá Thanh: Có cứu được Đảng không? (ĐCV). – Chưa trọng nhân tài, mới dụng vây cánh (VNN). - Đà Nẵng: Mở rộng thi tuyển làm lãnh đạo (DV).
- Bá Tân: Chơi bẩn (Nguyễn Thông).- Muốn làm ‘quan’ phải thi (PT). - ‘Bội thực’ phó phòng: Sếp đông hơn…nhân viên (TP). - Quảng Trị chấn chỉnh giờ làm việc của cán bộ, công chức (VOV). - Đánh bài, 7 cán bộ vẫn… hoàn thành nhiệm vụ (DV).

- Trung Quốc sẽ “xét xử công khai” Bạc Hy Lai? (TN).
- Triều Tiên sắp hoàn tất quá trình chuẩn bị thử hạt nhân (VOV).   – Triều Tiên sẽ thử hạt nhân dịp sinh nhật Kim Jong-Il? (TTXVN).  – Triều Tiên đòi “trả thù không khoan nhượng” (TT).  – Google xuất bản bản đồ về Triều Tiên(NLĐ).

Tổng số lượt xem trang