Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Con Gái Bí Thư & Chị Hai Thủ Tướng

---Ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng yêu cầu giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu kiện kéo dài

-Con Gái Bí Thư & Chị Hai Thủ Tướng-S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
-Ngay cả Luật Đất Đai sửa đổi, dù đã được Quốc Hội tân trang vào đầu năm 2014, vẫn mang nguyên vẹn trên mình nó món nợ lịch sử khi chưa chịu và chưa hề thừa nhận quyền sở hữu đất đai riêng tư của người dân, mà do vậy vẫn phục vụ vô số cơ hội cho những kẻ chỉ biết cưỡng đoạt đất của lớp nông dân bị bần cùng hóa. - Phạm Chí Dũng

Sau tháng 4 năm 1975, tôi bị gửi đi học tập một thời gian ngăn ngắn – chừng vài ba năm chi đó – vì đã lỡ “cầm súng theo Mỹ/Ngụy chống lại nhân dân và chính quyền Cách Mạng.” Nói ngắn là so với hàng chục năm trường của nhiều vị huynh trưởng đồng cảnh khác, chớ thiệt ra thì tôi thấy (nó) cũng hơi dài vì “chương trình học” đâu có gì nhiều.

Tổng cộng chỉ cỡ 10 bài, học 10 ngày là hết. Thêm phần phần “thảo luận” và “tiếp thu” vài ba tuần nữa là rồỉ.

Tôi học tập tốt, tiếp thu cũng tốt tất cả mọi thứ, trừ cái “cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ để bảo đảm mở rộng và thực thi có hiệu quả nền dân chủ XHCN, làm cho mọi quyền lực xã hội đều thuộc về nhân dân” là cứ bị ngắc ngứ, nuốt (sống) không vô. Hỏi cán bộ quản giáo “sao nhân dân làm chủ đủ thứ mà Nhà Nước lại thống nhất quản lý hết trơn hết trọi vậy cà” thì được trả lời là “với thời gian, với kinh nghiệm sống tích lũy dần dần trong xã hộ chủ nghĩa ưu việt của ta, rồi từ từ các anh sẽ hiểu rõ hơn.”

Mà đúng vậy. Ít nhất thì cũng đúng ở “khâu thống nhất.” Cách quản lý đất đai của Nhà Nước ở mọi địa phương đều xuyên suốt y như nhau thật. Hãy lấy thành phố Đà Nẵng, nơi vừa xẩy ra việc cấp đất làm râm ran dư luận, làm thí dụ trước tiên.
Đà Nẵng: “Việc cấp đất cho con Bí thư Thành ủy không sai”. Báo Người Lao Động – 1/17/15.
Ông Trần Thọ: Bố trí đất cho con gái không khuất tất. Báo Đất Việt – 1/17/15.
Việc bố trí đất cho con gái Bí thư thành ủy Đà Nẵng: Có ưu ái nhưng không bất thường. Báo Mới – 18/7/2015.


Khẩn trương cấp sổ đỏ theo Luật Đất đai 2013. Ảnh chú thích: anculand

Mọi quan chức ở Đà Nẵng, cũng như báo giới, đều nhất trí là “việc cấp đất cho con Bí thư Thành ủy không sai,” “không khuất tất,” và cũng “không bất thường.” Chỉ có đám thường dân, những kẻ sở hữu quyền làm chủ tập thể đất đai, là có ý kiến khác thôi. Blogger Phước Béo cằn nhằn:


Làm gì mà sai được khi cấp dưới muốn nhận định về cấp trên, làm gì mà sai được khi mà "kẻ-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đó" không bao giờ nhận mình là sai...

Vì thế nó rất bình thường, nó bình thường như câu phát ngôn của vị lãnh đạo kia, cái bình thường mà trong cái thành phố gần triệu dân này chỉ có vài người như cô con rượu của ông mới làm được. Nó bình thường đến nổi chỉ vài cái đơn, một "vật ngang giá" vài trăm triệu đã được "hợp thức hóa" thành "vật ngang giá" gần chục tỉ đồng.

Đúng vậy! Chính vì cái cảm giác rất bình thường kia mà mấy chục năm nay, hàng hàng lớp người kéo nhau lăn lê bò lết từ địa phương ra đến trung ương khiếu kiến, mất nhà cửa, mất công ăn việc làm, mất cả tương lai...

Đất không chân mà đất cũng biết đi "nhầm". Đất rõ ràng như vậy mà cũng bị ém, mà "ém" toàn đất vàng, và cuối cùng "ém" để... bố trí cho ai, để "bán" cho ai?

Một sự bình thường mang màu trơ trẽn!

Phước Béo làm tôi nhớ đến một trường hợp “trơ trẽn” không kém (“Chị Hai Thủ Tướng”) cách đây chưa lâu, qua lời tường thuật của Huy Đức:


Sáng 17.4.2009, một người thân của đương kim Thủ tướng cũng đã bị “áp giải ra khỏi hiện trường” khi chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 280ha cao su còn lại ở xã An Tây để làm khu công nghiệp (KCN). Anh Huỳnh Ngọc Sang, người tự giới thiệu đang quản lý vườn cao su (185ha) cho bà Hai Tâm, người chị ruột của Thủ tướng, kể: Lực lượng cưỡng chế với khoảng 150 người, đã “đưa đi” ít nhất 3 người trong đó có “ông Hai”, chồng bà Tâm.

Vườn cao su kể trên thuộc 642ha đất cao su vốn của công ty quốc doanh Sobexco. Trước đây, do làm ăn thua lỗ, Sobexco đã được tỉnh Bình Dương cho phép “bán vườn cây không gồm quyền sử dụng đất” để trả nợ, với giá bình quân 50 triệu/ha. Tiến trình mua bán kéo dài tới năm 2001, thì có những thay đổi, giấy tờ mua bán được ghi là “bên A (Sobexco) chuyển nhượng vườn cây cao su gắn liền với quyền sử dụng đất”. Hơn 40 người mua vườn cây cao su ở đây về sau được cấp sổ đỏ.

Tháng 6-2006, Thanh tra tỉnh Bình Dương cho rằng việc cấp “sổ đỏ”cho 40 hộ này là trái luật. Cuộc tranh cãi chưa ngã ngũ nhưng tỉnh vẫn cho phép công ty XNK Bình Dương thực hiện dự án xây dựng KCN An Tây trên khu đất này. Số đất mà 6 năm trước đó tỉnh “bán” với giá 50 triệu đồng/ha, nay để làm KCN, XNK Bình Dương, một công ty quốc doanh, đền bù với giá 1tỷ/ha. Chỉ trong vòng từ tháng 7 đến tháng 10-2007, công ty XNK Bình Dương đã chi ra hơn 500 tỷ để đền bù cho chủ của những vườn cao su ấy.

Từ năm 2006, một số bài báo đã coi đây là “tham nhũng”; gần đây, một số bài báo đề nghị nhà nước cũng nên giữ chữ tín, nhà nước sai thì nhà nước chịu không nên thu lại tiền đền bù đã chi hay thu hồi sổ đỏ. Nhưng, vấn đề là trong số 40 người “dân” đứng tên trong các sổ đỏ ấy, có một số là người nhà của quan chức địa phương; và, tới cuối năm 2008, tuy không đứng tên quyền sử dụng đất ở An Tây, có người thân của Thủ tướng cũng lên gặp chính quyền địa phương khiếu nại.

Một quan chức địa phương xin giấu tên nói rằng họ biết trong số những người phản đối sáng 17-4 có vợ chồng người chị ruột của Thủ tướng nhưng chính quyền vẫn tiến hành cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật và điều đáng nói là lực lượng cưỡng chế đã không gặp phải bất cứ sự can thiệp nào.

Chuyện mua bán, đền bù rừng cao su đúng sai rồi sẽ còn phải làm rõ, nhưng sự ngay thẳng trong thực thi công vụ của chính quyền huyện Bến Cát là một thái độ hành xử đáng ghi nhận.

Bài viết của Huy Đức còn được “diễn giảng” thêm, theo kiểu đổ dầu vô lửa, bởi một bài viết khác (“CHỊ RUỘT CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG “CHÊ” TIỀN BỒI THƯỜNG HƠN 10 TRIỆU ĐÔ LA KHI BỊ THU HỒI ĐẤT VƯỜN CAO SU”) xuất hiện trên báo Người Việt , phát hành từ California, số ra ngày 27 tháng 4 năm 2009:


Nếu bỏ qua những chi tiết về vụ “cưỡng chế” mà tác giả Huy Đức cho rằng đó là sự “ngay thẳng trong thực thi công vụ của chính quyền huyện Bến Cát”, người ta nhận thấy, trong số 280 héc ta đất trồng cao su bị thu hồi thì bà Hai Tâm có đến 185 héc ta.

Vậy nguồn gốc 185 hec ta đất cao su này có từ đâu và trị giá của nó là bao nhiêu?

...

Tóm tắt những thông tin trên cho thấy, năm 2001, do có “ai” đó mách bảo, bà Hai Tâm cùng với 40 người khác đã “mua” mỗi héc ta đất với giá 50 triệu đồng Việt Nam . Năm 2006, mỗi hec ta đất này được “đền bù” 1 tỷ đồng Việt Nam (tức hơn 60,000 đô la). Bà Hai Tâm hiện có 185 héc ta do đó sẽ được bồi thường 185 tỷ đồng Việt Nam (tức hơn 10 triệu đô la), tuy nhiên gia đình bà vẫn chưa đồng ý với giá đền bù đó, nên bị “cưỡng chế”.

Lợi dụng chức quyền biết trước qui hoạch vùng đất nào sẽ được nhà nước xây dựng cái gì, hay thông đồng với chính quyền để mua đất của nông dân hoặc đất công của nhà nước với giá rẻ mạt sau đó chờ “dự án” mở ra để được “đền bù” với số tiền gấp 10 -1000 lần giá mua, là thủ đoạn làm giàu bất chính rất phổ biến ở Việt Nam, như tác giả Huy Đức cho biết:

“Trong số 40 người “dân” đứng tên trong các sổ đỏ ấy, có một số là người nhà của quan chức địa phương; và, tới cuối năm 2008, tuy không đứng tên quyền sử dụng đất ở An Tây, có người thân của Thủ tướng cũng lên gặp chính quyền địa phương khiếu nại.

Dù bài báo của Huy Đức có ý khen chính quyền huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã hành xử “ngay thẳng” trong việc “cưỡng chế” cả người thân của Nguyễn Tấn Dũng, nhưng đây là một trong số rất ít tờ báo đã dám đưa ra ánh sáng một phần tài sản của những người thân trong giới lãnh đạo chóp bu ở Việt Nam, cũng như cách làm giàu bất chính của họ.

So với chị Hai Thủ Tướng thì con gái Bí Thư, rõ ràng, chỉ là loại mèo nhỏ bắt chuột con. Chả bõ bèn gì, đâu có chi mà dư luận mà phải râm ran hay rầm rĩ. Chính quyền địa phương, ở khắp mọi nơi, đã nhất trí cách quản lý đất đai do nhân dân làm chủ thế tự lâu rồi rồi – theo như cách tóm gọn của một công dân Việt Nam trẻ tuổi, sinh viên Đỗ Thúy Hường:


Luật ngày càng rườm, dài. Nhưng “tim đen” của luật lại rất đơn giản. Nó nằm ở nội hàm của từ “quản lý”... Chỉ bằng một câu viết trên giấy “Đất đai (về hình thức) là sở hữu toàn dân, (nhưng thực chất) do nhà nước toàn quyền quản lý”… Thế là, lập tức 50-60 triệu nông dân đang có ruộng, phút chốc biến ngay thành tá điền của đảng.

Làm tá điền của Đảng (kính yêu) thì đã sao mà cả nước lại cứ rẫy nẩy lên, như đỉa phải vôi, như thế?

-
-Văn phòng Ủy ban thành phố Đà Nẵng bị kiểm điểm vì giấu 17.000 lô đất

UBND thành phố Đà Nẵng đã kiểm điểm Văn phòng, các Ban quản lý liên quan đến việc giấu 17.000 lô đất tái định cư, khiến mỗi năm thành phố phải chi hàng chục tỷ đồng cho người dân đi thuê nhà.
Ngày 25/6, ông Võ Duy Khương, Phó chủ tịch UBND Đà Nẵng thông báo trước hội nghị có mặt đầy đủ lãnh đạo chủ chốt của thành phố về việc đã kiểm điểm Văn phòng UBND thành phố cùng các Ban quản lý dự án vì giấu 17.000 lô đất tái định cư.
"Thành phố đã kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân báo cáo không đầy đủ, báo cáo số liệu đất tái định cư sai cho UBND. Trong đó kiểm điểm cả văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, các ban quản lý, các doanh nghiệp", ông Khương nói.
Theo ông Khương, riêng Công ty Vật liệu xây dựng đã báo cáo sai hơn 1.200 lô đất. Các công ty, ban quản lý khác thì có đơn vị vài chục lô, có đơn vị vài lô. "Còn văn phòng UBND thành phố do anh em không có phương pháp tổng hợp cho khoa học cho dẫn đến không đúng số liệu", ông Khương nói thêm.
IMG-9635-2674-1435221971.jpg
Văn phòng UBND TP Đà Nẵng bị kiểm điểm vì để "lọt sổ" 17.000 lô đất tái định cư. Ảnh: Nguyễn Đông.
Vị phó chủ tịch cho hay sẽ xử lý trách nhiệm và báo cáo chính thức gửi đến HĐND Đà Nẵng. Hiện thành phố đã hoàn thành bố trí đất giải tỏa đền bù cho các hộ tái định cư.
Trước đó từ tháng 12/2014, sau khi rà soát đất tái định cư, lãnh đạo UBND Đà Nẵng đã phát hiện các ban quản lý để "lọt sổ" 14.500 lô đất mà không báo cáo với thành phố. Đến tháng 4/2015, thành phố cho rà soát lần nữa thì phát hiện thêm 3.000 lô đất.
Ngay khi việc "ém" hàng nghìn lô đất của dân được công bố, nhiều đại biểu HĐND đã bày tỏ sự bất bình vì năm 2013 thành phố chi khoảng 18 tỷ đồng, năm 2014 chi 18,2 tỷ đồng để trả tiền cho người dân thuê nhà.
Nhiều đại biểu đặt câu hỏi với Chủ tịch HĐND thành phố Trần Thọ rằng việc không công khai, minh bạch quỹ đất, bố trí đất có biểu hiện của lợi ích nhóm? Ông Thọ nói, cán bộ ban quản lý dự án, ban giải toả đền bù biết có quỹ đất nhưng thiếu trách nhiệm, không báo cáo trung thực và kịp thời, có dấu hiệu lợi ích nhóm, tuỳ tiện xử lý sai quy định, vượt thẩm quyền ở nhiều trường hợp không cần phải chứng minh vì đã rõ.
Tại buổi họp báo đầu tháng 4 vừa qua, người phát ngôn của UBND Đà Nẵng cho hay: "Các đơn vị đã kiểm điểm, nhưng không thừa nhận giấu đất. Việc để thừa đất như vậy là do chưa nắm hết số liệu, thống kê chưa sát".



Ban quản lý giấu đất, Đà Nẵng chi tiền tỷ cho dân đi thuê nhà / 'Ém' 17.000 lô đất tái định cư, không cán bộ nào nhận trách nhiệm

-



Biệt thự long lanh bị bỏ rơi

Cả con phố vắng lặng, đèn đỏ quạch hắt xuống nền đường. Phía sau dãy biệt thự sang trọng là cỏ lau, cây dại mọc ken dày. Thấp thoáng từ xa, những bóng người dật dờ lúc ẩn, lúc hiện khiến người đi đường lạnh gáy và nhắm mắt phóng xe bạt mạng như ma đuổi.

Người dân sống trên đường Thăng Long cho biết, dãy biệt thự sang trọng này được TP. Đà Nẵng đầu tư xây dựng cách đây 10 năm. Đó là 12 căn biệt thự nằm trong làng thể thao Tuyên Sơn, trên trục đường đẹp ven sông Hàn, cách cầu Tuyên Sơn khoảng 300 m về phía nam.

Tại thời điểm xây dựng 2003-2004, mỗi căn biệt thự có giá hơn 1 tỷ đồng. Đây là nhà ở ưu tiên dành cho các chuyên gia, huấn luyện viên và vận động viên có thành tích cao được Đà Nẵng mời về theo diện thu hút nhân tài. Ngay cả cầu thủ Lê Huỳnh Đức, khi chân ướt chân ráo đến Đà Nẵng cũng được thành phố bố trí ở dãy biệt thự này.
Đà Nẵng, biệt thự ma, sông Hàn, biệt thự, thể thao, bỏ hoang, cỏ mọc, bầu Hiển, U 19, Đà-Nẵng, biệt-thự-ma, sông-Hàn, biệt-thự, thể-thao, bỏ-hoang, cỏ-mọc, bầu-Hiển
Dãy biệt thự bị bỏ hoang, cỏ mọc lút đầu người
Song, đã nhiều năm nay, cả dãy biệt thự bị bỏ hoang. Sau mỗi mùa mưa bão cỏ lau nở trắng, phủ kín trên khu đất "vàng". Những căn biệt thự tiền tỷ sang trọng một thời ở trung tâm thể thao Tuyên Sơn giờ xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều trang thiết bị, kể cả tường rào, cổng ngõ, lan can, cửa sổ, cửa chính,... bị tháo gỡ, đánh cắp hoặc hư hỏng.
Phía mặt tiền của khu biệt thự nhìn ra sông Hàn là cả khu rừng rậm vì cây bụi hoang dại mọc dày, xen lẫn lau lách um tùm.
Ngoài ra, dải phân cách được xây dựng giống như bồn hoa đường Vũ Trọng Phụng cũng đầy cỏ mọc. Hàng trụ đèn trang trí ngã đổ, bị những người nhặt phế liệu gỡ đem bán. Sâu phía sau dãy biệt thự là khu đất bỏ hoang cũng cùng chung cảnh lau lách cao quá đầu người, nơi trâu bò nhẩn nha gặm cỏ ban ngày và nơi tụ tập của những bóng người dặt dẹo ẩn hiện như những bóng ma vào ban đêm.
Tại khu nhà thi đấu trên đường Thăng Long - Vũ Trọng Phụng cũng bị bỏ hoang, trở thành chỗ trú ngụ của những người vô gia cư, nơi tập kết phế liệu.
Lãng phí đất vàng, đất bạc
Chính quyền TP. Đà Nẵng từng xem ngành thể dục thể thao như con cưng nên đã kỳ vọng xây dựng nơi đây thành một làng thể thao lớn nhất nước.
Ông Lê Nguyên Hồng, nguyên Giám đốc Sở Thể dục - Thể thao Đà Nẵng kể: “Làng thể thao Tuyên Sơn được thành phố đầu tư, xây dựng với đầy đủ nhà thi đấu, sân tập đá bóng, nơi nghỉ dưỡng, ăn ở của CLB,... Sở TD-TT nhận bàn giao theo kiểu chìa khoá trao tay bắt đầu từ năm 2004”.
Đà Nẵng, biệt thự ma, sông Hàn, biệt thự, thể thao, bỏ hoang, cỏ mọc, bầu Hiển, U 19, Đà-Nẵng, biệt-thự-ma, sông-Hàn, biệt-thự, thể-thao, bỏ-hoang, cỏ-mọc, bầu-Hiển
Chính quyền TP. Đà Nẵng từng xem ngành thể dục thể thao như con cưng nên đã kỳ vọng xây dựng nơi đây thành một làng thể thao lớn nhất nước.
TP đã trưng dụng một nửa trong số 12 căn biệt thự để làm nhà khách, còn lại bố trí chỗ ở cho đội tuyển U 19.
Đến năm 2007, toàn bộ hạ tầng, cơ sở vật chất ở khu Tuyên Sơn này đã bàn giao lại cho Ngân hàng SHB và câu lạc bộ SHB quản lý, theo chủ trương xã hội hoá đội bóng với kinh phí hơn 160 tỷ đồng.
Sự hoàn chỉnh về hạ tầng kỹ thuật, chỗ ở sang trọng, tiện ích đã góp phần tạo cho đội bóng đá Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ, thuộc hàng đầu Việt Nam thời bấy giờ.
Số phận của làng thể thao Tuyên Sơn với hàng chục ha đất vàng rồi đây sẽ được định đoạt. Bởi, lãnh đạo TP. Đà Nẵng cho biết Công ty CP SHB Đà Nẵng đang đầu tư, xây dựng tại Hoà Minh (quận Liên Chiểu) một tổ hợp thể thao - giải trí - nhà nghỉ - dịch vụ vui chơi - thương mại. Sau khi hoàn thành, toàn bộ làng thể thao Tuyên Sơn sẽ chuyển lên quận Liên Chiểu.
Còn những căn biệt thự thuộc khu đất vàng làng thể thao Tuyên Sơn bên bờ sông Hàn sẽ bị đập bỏ, nhường đất cho một kế hoạch khác đang được ông chủ của nó là bầu Hiển - toan tính.
--Ớn lạnh khu biệt thự ‘ma’ bên sông Hàn
Cập nhật : 05:00 | 25/04/2015

- Đêm xuống, sau dãy biệt thự thấp thoáng những bóng người lúc ẩn, lúc hiện giống như bóng ma. Vì thế, người dân nơi đây gọi những căn hộ nhà giàu bỏ hoang trên đường Thăng Long sát bờ sông Hàn là “biệt thự ma”.
Để khai thác cả khu đất vàng rộng lớn hàng chục ha này, chỉ tính tiền đất đã có giá hàng chục triệu USD, thì với 160 tỷ đồng Ngân hàng SHB bỏ ra chẳng thấm vào đâu. Đó là chưa kể với vị trí đắc địa của nó, dù có nhiều tiền cũng khó mà sở hữu được.
Đà Nẵng, biệt thự ma, sông Hàn, biệt thự, thể thao, bỏ hoang, cỏ mọc, bầu Hiển, U 19, Đà-Nẵng, biệt-thự-ma, sông-Hàn, biệt-thự, thể-thao, bỏ-hoang, cỏ-mọc, bầu-Hiển
Đà Nẵng, biệt thự ma, sông Hàn, biệt thự, thể thao, bỏ hoang, cỏ mọc, bầu Hiển, U 19, Đà-Nẵng, biệt-thự-ma, sông-Hàn, biệt-thự, thể-thao, bỏ-hoang, cỏ-mọc, bầu-Hiển
Dãy biệt thự “ma” bên bờ sông Hàn
Đà Nẵng, biệt thự ma, sông Hàn, biệt thự, thể thao, bỏ hoang, cỏ mọc, bầu Hiển, U 19, Đà-Nẵng, biệt-thự-ma, sông-Hàn, biệt-thự, thể-thao, bỏ-hoang, cỏ-mọc, bầu-Hiển
Phía sau khu biệt thự hư hỏng đổ nát, vào ban đêm nhiều bóng người dặt dẹo lúc ẩn lúc hiện.
Đà Nẵng, biệt thự ma, sông Hàn, biệt thự, thể thao, bỏ hoang, cỏ mọc, bầu Hiển, U 19, Đà-Nẵng, biệt-thự-ma, sông-Hàn, biệt-thự, thể-thao, bỏ-hoang, cỏ-mọc, bầu-Hiển
Dãy biệt thư sang trọng bị hư hỏng, xuống cấp gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng
Đà Nẵng, biệt thự ma, sông Hàn, biệt thự, thể thao, bỏ hoang, cỏ mọc, bầu Hiển, U 19, Đà-Nẵng, biệt-thự-ma, sông-Hàn, biệt-thự, thể-thao, bỏ-hoang, cỏ-mọc, bầu-Hiển
Hố ga trước mặt tiền khu biệt thư bị hư hỏng
Đà Nẵng, biệt thự ma, sông Hàn, biệt thự, thể thao, bỏ hoang, cỏ mọc, bầu Hiển, U 19, Đà-Nẵng, biệt-thự-ma, sông-Hàn, biệt-thự, thể-thao, bỏ-hoang, cỏ-mọc, bầu-Hiển
Đà Nẵng, biệt thự ma, sông Hàn, biệt thự, thể thao, bỏ hoang, cỏ mọc, bầu Hiển, U 19, Đà-Nẵng, biệt-thự-ma, sông-Hàn, biệt-thự, thể-thao, bỏ-hoang, cỏ-mọc, bầu-Hiển
Cỏ lau mọc ken dày khu biệt thự
Đà Nẵng, biệt thự ma, sông Hàn, biệt thự, thể thao, bỏ hoang, cỏ mọc, bầu Hiển, U 19, Đà-Nẵng, biệt-thự-ma, sông-Hàn, biệt-thự, thể-thao, bỏ-hoang, cỏ-mọc, bầu-Hiển
Con đường Thăng Long to đẹp chạy ngang trước dãy biệt thự sang trọng vắng người qua lại.
Đà Nẵng, biệt thự ma, sông Hàn, biệt thự, thể thao, bỏ hoang, cỏ mọc, bầu Hiển, U 19, Đà-Nẵng, biệt-thự-ma, sông-Hàn, biệt-thự, thể-thao, bỏ-hoang, cỏ-mọc, bầu-Hiển
Vỉa hè đường Thăng Long trước khu biệt thự nằm sát sông cỏ dại mọc đầy.
Đà Nẵng, biệt thự ma, sông Hàn, biệt thự, thể thao, bỏ hoang, cỏ mọc, bầu Hiển, U 19, Đà-Nẵng, biệt-thự-ma, sông-Hàn, biệt-thự, thể-thao, bỏ-hoang, cỏ-mọc, bầu-Hiển
Đà Nẵng, biệt thự ma, sông Hàn, biệt thự, thể thao, bỏ hoang, cỏ mọc, bầu Hiển, U 19, Đà-Nẵng, biệt-thự-ma, sông-Hàn, biệt-thự, thể-thao, bỏ-hoang, cỏ-mọc, bầu-Hiển
Cả khu đất vàng bỏ hoang cỏ lau mọc suốt mấy chục năm nay
Đà Nẵng, biệt thự ma, sông Hàn, biệt thự, thể thao, bỏ hoang, cỏ mọc, bầu Hiển, U 19, Đà-Nẵng, biệt-thự-ma, sông-Hàn, biệt-thự, thể-thao, bỏ-hoang, cỏ-mọc, bầu-Hiển
Khu sân tập cũng bị bỏ hoang
Vũ Trung

-Bí thư Đà Nẵng: Dân vẫn khiếu kiện mà báo cáo 100% là không thật

VOV.VN - Ông Trần Thọ cho biết công dân vẫn còn bức xúc nhiều vụ việc kéo dài chưa được giải quyết nhưng con số báo cáo quá đẹp thì không thuyết phục.

Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo ở thành phố Đà Nẵng càng lên cấp trên tỷ lệ càng thấp - đó là nhận định của nhiều đại biểu Hội đồng Nhân dân tại Hội nghị giám sát giữa 2 kỳ họp của Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng khóa 8 tổ chức sáng 17/4.

Trong năm 2014 và quý 1 năm nay, thành phố Đà Nẵng đã tiếp nhận 850 đơn khiếu nại tố cáo chủ yếu liên quan đến đền bù thiệt hại về nhà, đất, bố trí tái định cư, cấp và thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện thành phố này đã giải quyết 81% đơn khiếu nại, 94% đơn tố cáo. Trong số 86 vụ khiếu nại tố cáo phức tạp kéo dài, các công dân thường tập trung tại nhà riêng một số lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan Trung ương tại Hà Nội, đã có 24 vụ được giải quyết, có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ nhưng vẫn tiếp tục khiếu nại.

Ông Lê Văn Quang, Đại biểu HĐND thành phố Đà Nẵng cho rằng: “Đối với cấp thành phố, giải quyết khiếu nại đạt 67%, trong khi đó, cấp quận huyện thì đạt 97,1%, cấp sở ngành 84,2%, cấp xã phường đạt 100. Tương tự như vậy, giải quyết tố cáo thì cấp thành phố cũng chỉ đạt 66%, trong khi đó quận huyện đạt 94%, sở ngành, xã phường đạt 100%. Điều đó cho thấy là càng lên cao bao nhiêu thì giải quyết của chúng ta càng chậm bấy nhiêu”.

Ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Đà Nẵng cho biết công dân vẫn còn bức xúc nhiều vụ việc kéo dài chưa được giải quyết nhưng con số báo cáo quá đẹp như vậy thì không thuyết phục.

“Tỷ lệ 100% giải quyết dứt điểm đơn khiếu nại của dân trong khi dân vẫn còn khiếu nại, thắc mắc. Tôi sợ con số này không thật, không đúng, giấu”, ông Trần Thọ nhấn mạnh.

Ông Trần Thọ yêu cầu từng sở, ngành trả lời cụ thể từng trường hợp khiếu nại tố cáo kéo dài, phân tích nguyên nhân vì sao kéo dài, trong đó có vụ khiếu nại kéo dài 16 năm; yêu cầu giải quyết dứt điểm những trường hợp khiếu nại kéo dài trong thời gian sớm nhất, trả lời công dân một cách thỏa đáng.

Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng thừa nhận để tình trạng khiếu nại, tố cáo của công dân kéo dài là do cách giải quyết đơn thư chưa chuyên nghiệp, tất cả đơn thư đều chuyển về cấp thành phố nhưng lại chưa phân loại rà soát, tham mưu cách giải quyết cụ thể, đội ngũ cán bộ còn yếu. Để hạn chế đơn thư của công dân đi lòng vòng, ông Huỳnh Đức Thơ - Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng nêu biện pháp, các sở ngành, cơ quan thanh tra cần cử người giải quyết từng sự việc cụ thể, đi tới cùng từng vụ việc và cần xây dựng lại quy trình giải quyết khiếu nại tố cáo.

“Bộ phận văn phòng, phân loại ngay và chuyển hẳn cho Thanh tra không để cho đơn thư của dân đi lòng vòng, chấp nhận giống như một anh thanh tra viên đi xuống tận nơi xảy ra vụ việc đó để kiểm tra, suy xét vụ việc, rồi lập biên bản về cách giải quyết vụ việc của họ, đúng chỗ nào, sai chỗ nào, thống nhất trình thành phố một lần mà thôi. Như vậy thay vì đi 4,5 tháng, chỉ còn nửa tháng mà thôi, công dân không phải chờ đợi mà các sở ban ngành cũng không thể trả lời lòng vòng được”, ông Huỳnh Đức Thư đề nghị.

Hội nghị giám sát giữa 2 kỳ họp, HĐND thành phố Đà Nẵng lần tập trung 4 nhóm vấn đề về: Kết quả giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân; Về công tác phòng chống kiểm soát tội pham và quản lý người nghiện ma túy; Việc đầu tư, xây dựng trường học cơ sở vật chất đảm bảo 100% học sinh được học 2 buổi/ngày và về công tác cải cách thủ tục hành chính trong cơ chế phối hợp giữa các sở ban ngành./.
Thanh Hà/VOV - Miền Trung

Chuyển đơn thư lòng vòng, thiếu trách nhiệm với dânNhân Dân
Giải quyết khiếu nại chậm trễ, Bí thư Đà Nẵng công khai xin lỗi dânVTC
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng xin lỗi một người dânTin tức 24h
PLO -Infonet 

Chủ tịch Đà Nẵng bất ngờ vì thành phố đạt quán quân PCI 2014
Công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh: Đà Nẵng vững ngôi đầu
Chỉ số PAPI: Vì sao Đà Nẵng vào bảng đầu, Hà Nội “lọt” bảng dưới?



-Chưa ai chịu nhận ‘giấu’ 17.000 lô đất ở Đà Nẵng

Người phát ngôn UBND TP. Đà Nẵng Võ Văn Thương cho biết, qua tổng rà soát, thành phố đã phát hiện 17.000 lô đất bị ‘giấu’. Tuy nhiên qua báo cáo kiểm điểm của các đơn vị thì chưa ai nhận ‘giấu’ đất.

Theo báo cáo tại buổi làm việc với đoàn Ủy ban kinh tế ngân sách của Quốc hội ngày 8.4, ông Võ Duy Khương, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cho hay, sau khi đã sát nhập 17 ban quản lý dự án tái định cư và tổ chức rà soát lại đất tái định cư trên địa bàn thì phát hiện còn thừa hơn 14.000 lô.

Tuy nhiên, đến hết quý 3/2015 thì thành phố này phát hiện con số bị ‘giấu’ lên tới 17.000 lô đất.

Về việc này, người phát ngôn TP.Đà Nẵng cho rằng: “Việc tổng rà soát lại đất tái định cư trên toàn địa bàn thành phố được tiến hành một cách khoa học và có trách nhiệm nên mới phát hiện ra con số 17.000 lô đất bị giấu”.

Ông Thương cũng cho biết, các đơn vị đã có báo cáo kiểm điểm về việc đất bị ‘giấu’ tuy nhiên chưa ai nhận ‘giấu’ đất.

“Việc để thừa đất như vậy là do chưa nắm hết số liệu, thống kê chưa sát. Từ những kiểm điểm mà các ban đã gửi, thành phố sẽ có hướng xử lý tiếp theo đối với các trường hợp này”, ông Thương nói.

Đà Nẵng mặc dù liên quan nhiều đến phát triển đất đai nhưng lại không tập trung theo một đầu mối là trung tâm phát triển quỹ đất như quyết định của Chính phủ mà lại chia ra các ban quản lý, có lúc lên tới 17 ban quản lý về đất tái định cư. Chỉ mới năm 2014, trung tâm này mới chính thức đi vào hoạt động.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 11 HĐND TP. Đà Nẵng khóa VII (năm 2014), nhiều đại biểu đã chất vấn gay gắt vấn đề Đà Nẵng thừa đất tái định cư nhưng lại để dân đi thuê nhà ở.

Theo đó, đến đầu tháng 12.2014, thống kê tất cả các dự án thành phố này còn 14.526 lô đất chưa bố trí tái định cư, 27% trong số lô đất này không có hồ sơ.
Ông Trần Thọ, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng từng thừa nhận trong việc ‘giấu’ đất này ‘có dấu hiệu lợi ích nhóm’.
Liên quan đến việc tinh giản bộ máy các ban chỉ đạo, ông Võ Văn Thương cho biết, Đà Nẵng hiện có hơn 100 ban hoạt động không hiệu quả, hoặc hoạt động chồng lấn nhau về chức năng, nhiệm vụ khiến bộ máy phình to, lãng phí.
Về việc này, ông Thương cho hay thành phố đang rà soát lại các ban chỉ đạo để báo cáo Thành ủy, xem xét việc giảm hoặc gộp 2 đến 3 ban vào một.


“Quan điểm của UBND TP Đà Nẵng là phải giảm các ban này. Tuy nhiên có những ban không giảm được, còn những ban phải hợp lại với nhau để làm việc hiệu quả và đỡ tốn kém hơn”, ông Thương nói.
Lê Đình Dũng 


>> Đà Nẵng vẫn chưa nắm nghi vấn hối lộ từ nguồn vốn WB-
-- Đồng chí Nguyễn Bá Thanh bị bắt làm con tin khi Tổng Bí thư đang ở nước ngoài (Cầu Nhật Tân). - “Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái của ngân hàng, cho hốt liền, không nói nhiều”  - Nguyễn Bá Thanh. Chỉ sau tuyên bố rất mạnh mẽ của đồng chí tân Trưởng Ban Nội chính Trung ương chưa đầy 1 tuần, Thủ tướng CP đã lệnh cho pháo dàn cấp tập nhả đạn đáp trả. Ngày 17/1/2013, Thanh tra CP tổ chức thông báo rất long trọng, công bố kết luận Thanh tra sai phạm của thành phố Đà Nẵng, các báo dồn dập đưa tin nóng hổi.

Theo kết luận, đối tượng “có vấn đề” bị ám chỉ là chính cá nhân đồng chí Thanh cùng nhiều lãnh đạo các thời kỳ thuộc diện chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Nguyễn Bá Thanh, đặc biệt kết luận thanh tra quy ngay trách nhiệm lớn nhất thuộc về Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và các Phó Chủ tịch. Nên nhớ, vụ Đồ Sơn (Hải Phòng) được khoanh lại, chỉ đánh đến Giám đốc Sở TNMT mà đồng chí Tô Huy Rứa đã tịt đường lên Tổng bí thư.
Cũng tại kết luận Thanh tra này, sai phạm ở Đà Nẵng là cố ý, có hệ thống, rất tinh vi, xảy ra trong thời gian dài, làm thất thoát gần 3500 tỉ đồng. Nhiều sai phạm xảy ra ngay từ 2003 (khi Đà Nẵng mới lên đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương và khi đó đồng chí Bá Thanh đang là Chủ tịch UBND TP). Hàng loạt các văn bản của Thủ tướng, của Chính phủ bị vi phạm đã được liệt kê ra. Kết luận cũng rất “mạnh dạn” đề nghị xử lý các Chủ tịch UBND, các Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng (như vậy, có cả đồng chí Bá Thanh). Chỉ một đoàn thanh tra mà dám đề xuất xử lý toàn bộ UBND một thành phố trực thuộc trung ương (xử lý cả Trưởng ban Nội chính của Đảng, cánh tay phải của Tổng Bí thư) là việc làm chưa từng xảy ra từ trước tới nay.
Kết luận Thanh tra đã có từ tháng 11 năm 2012, sau đó được đóng dấu mật và cất một chỗ, chờ khi có việc dùng đến. Chưa đầy 1 tuần sau khi đồng chí Nguyễn Bá Thanh tuyên bố sẽ bỏ tù các bố già ngân hàng, ngày 17/1/2013, Thủ tướng đột ngột lệnh cho giải mật, công bố rộng rãi nội dung kết luận thanh tra. Toàn bộ các nhà báo, nhà đài đều được tặng hẳn TOÀN VĂN kết luận thanh tra một cách rất hào phóng, được chụp và đóng gói rất cẩn thận, chu đáo. Thủ tướng còn chỉ đạo giao Bộ Công an khẩn trương điều tra, xử lý vi phạm. Có lẽ chỉ ở riêng vụ này, Thủ tướng mới đặc biệt thấm nhuần tinh thần Nghị quyết trung ương 4, chống tham nhũng kiên quyết, không nể nang.
Thông báo công bố kết luận thanh tra Đà Nẵng được đột ngột thực hiện khi Tổng Bí thư đang công du châu Âu 1 tuần. Tin từ Văn phòng Trung ương Đảng cho hay lãnh đạo VP đã biết về kết luận thanh tra nhưng hoàn toàn bất ngờ về việc tổ chức công bố rộng rãi kết luận này. Nhiều báo có trong tay toàn văn kết luận rồi, được Thủ tướng khích lệ cho đăng rồi mà vẫn “run”, không dám đưa chi tiết. Có báo đưa chi tiết thì lại đăng kèm mấy dòng bên dưới thanh minh rằng việc này không liên quan đến chuyện Trung ương điều động đồng chí Bá Thanh ra nắm quyền Trưởng ban Nội chính của Đảng. Thực tế, kết luận Thanh tra đã chính thức đề nghị xử lý đồng chí tân Trưởng ban Nội chính Trung ương.
Rồi đây, không hiểu con thuyền chống tham nhũng do đồng chí Bá Thanh được Tổng Bí thư tin tưởng giao cho chèo lái sẽ đi tới đâu khi mà một đến vài đồng chí lãnh đạo TP phải vô khám, Đảng bộ TP Đà Nẵng phải nhận một án kỷ luật, cá nhân đồng chí Bá Thanh cũng không nằm ngoại lệ (đó là mức nhẹ nhất). Chống ai, ai chống, bây giờ chống ai?
Chuyện kể rằng, có cô gái sắp đi lấy chồng, anh người yêu cũ nghe tin bèn đánh tiếng dọa tung clip sex của hai người ngày xưa. Thế là cô gái lập tức phải hoãn cưới, tăm tắp nghe theo mệnh lệnh của anh người yêu cũ vì sợ clip sex bị phát tán. Tình cảnh của đồng chí Nguyễn Bá Thanh, nay, thật không khác cô gái kia.
Kỳ sau: Nguyễn Bá Thanh sẽ trở thành tướng “không quân”?

-- Đồng chí Nguyễn Bá Thanh bị bắt làm con tin khi Tổng Bí thư đang ở nước ngoài (Cầu Nhật Tân). -

- Ông Nguyễn Phú Trọng đến châu Âu (BBC). – Tổng Bí thư hội kiến với Thái tử của Vương quốc Bỉ (DT).

- Nguyễn Hưng Quốc: Xã hội dân sự như một khu vực thứ ba (VOA’s blog).-Xem toàn văn kết luận thanh tra ở Đà Nẵng
--Innova - Nguyễn Bá Thanh và Đà Nẵng
Innova, biên tập viên Dân Luận
Tin liên quan:
Như một tiếng sét, kết luận của Thanh Tra hôm nay về Đà Nẵng khiến nhiều người sửng sốt. Phải chăng đây là cú ra đòn nắn gân của anh Ba? Phải chăng Nguyễn Bá Thanh sẽ theo vết chân Bạc Hy Lai của Trung Quốc? Hay chăng đây là màn tắm gội cuối cùng để tẩy sạch cho Nguyễn Bá Thanh trước khi ra trung ương? Tất cả đều là đồn đoán. Bài viết này phân tích một số thông tin có liên quan để đưa ra nhận xét.
1. Đà Nẵng (ĐN) và Nguyễn Bá Thanh (NBT)
Nhắc tới Đà Nẵng trong suốt mười năm qua thì không thể không nhắc tới NBT. NBT lên nắm quyền vừa lúc với việc trung ương cho tách ĐN ra khỏi Quảng Nam. Lúc đó ĐN được đầu tư rất mạnh để chỉnh đốn, do vậy nên NBT có nhiều việc để làm. Trong mười năm, diện tích ĐN mở rộng khoảng 3,4 lần và thu nhập bình quân cũng tăng khoảng 3,4 lần. ĐN nổi tiếng là một trong những thành phố sạch đẹp, văn minh hiếm có ở Việt Nam. Gần đây người Hà Nội đổ xô vào ĐN mua đất rất nhiều. Người Sài Gòn vốn tự hào về hòn ngọc viễn đông cũng phải bắt đầu coi lại mình so với người em ĐN. Mọi thứ bắt đầu từ đâu?
Vành đai của ĐN khi được giãn ra tứ phía
Rồi nhìn về trung tâm ĐN
Từ khi NBT nắm quyền, việc đầu tiên ông làm là mở những tuyến đường lớn ở xung quanh TP làm các trục để mở rộng như đường 2-9, đường Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, CMT8, Ngô Quyền, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, xây các cây cầu Lê Duẩn, cầu Tuyên Sơn, cầu Thuận Phước, cầu Cẩm Lệ, v.v... Tiếp theo là những vạt khu tái định cư lớn với đường bàn cờ ở quanh các trục lớn đó khiến quỹ đất ĐN tăng vùn vụt. Nhà kiểu mới ở ĐN đều có đường nhựa ít nhất 5,5m chạy qua trước nhà. Hệ thống điện nước đều tốt. Chính các khu tái định cư này lại làm chỗ dựa để NBT cấp đất khi cần giải tỏa trong nội đô TP. Mỗi lần giải tỏa các khu ổ chuột thì NBT dùng đất tái định cư với cơ sở hạ tầng tốt để bù lại, sau đó rồi bán lại đất cũ (sau khi đã chỉnh trang đường xá) với giá cao hơn. Tất cả đều là kinh doanh nhưng phần lớn dân ĐN hài lòng.
Việc thứ hai NBT làm là xây lại hệ thống bệnh viện, trường học. Thời NBT, các bệnh viện Đa Khoa, bệnh viện C, bệnh viện Nhi đều được xây thêm, xây mới, biến ĐN trở thành trung tâm y tế cho miền Trung. Ngoài ra các trường đại học, cao đẳng cũng được mở rộng rất nhiều. Hiện tại nhiều thanh niên miền Trung theo học ở các trường tại ĐN, đặc biệt là Bắc Trung Bộ. Song song đó, NBT cũng tiến hành du lịch hóa ĐN bằng các con đường khủng khiếp chạy ven biển, xây dựng các khu Bà Nà, Sơn Trà. Quy hoạch các bãi tắm, tổ chức các sự kiện như hội Quán thế âm, pháo hoa.
Việc thứ ba là làm mới lại bộ mặt thành phố khiến ĐN trông rất mới. Sau khi lập ra các khu tái định cư, dời dân ngoài, NBT bắt đầu giải tỏa mạnh hơn các khu đất vàng ở trung tâm TP để xây nhà cao tầng khiến dân đi xa về đều ngỡ ngàng vì thay đổi. Hiện tại có thể nói dù ĐN nhỏ, nhưng về mức độ hiện đại đô thị thì không kém gì so với HN, SG.
Việc thứ tư là thay đổi tập quán dân ĐN, nổi tiếng vì dẹp được vấn nạn ăn xin, lề đường thông thoáng, không bán dạo. Lúc đầu, NBT lập ra quân áo đen, tức các thanh niên xuất ngũ để đi giữ trật tự cho vỉa hè đường phố. Đội quân này không có quyền như công an, nhưng cũng đóng vai trò hữu hiệu lúc ban đầu để dân ĐN trật tự hơn. Công an thì nghe nói ít nhũng nhiễu hơn địa phương khác. Có lần trên trang otofun còn có bài viết nói công an ĐN tốt bụng khi thay vì phạt đã chỉ đường cho 1 bác tài đi sai đường. Việc này càng có ý nghĩa khi đời sống tinh thần ở VN hiện nay xuống cấp trầm trọng, hiện tượng đâm chém, công an hành dân ở các nơi khác càng khiến nơi yên bình như ĐN có giá hơn.
Như vậy chính sách mà NBT đưa ra trong suốt mười năm qua là giãn dân từ từ, đất đổi đất. Lấy cơ sở hạ tầng để giãn dân ra xa, bù vào đó bán đất nội đô giá cao hơn làm quỹ để tiếp tục xây cơ sở hạ tầng. Chính sự thay đổi này cộng với vẻ đẹp tự nhiên và hiền lành của ĐN thu hút người tỉnh khác đến mua đất, lại góp phần đẩy giá đất ĐN lên, góp vào quỹ nhà đất để tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng. Điều này hoàn toàn hợp lý trong bối cảnh hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn đều nghẹt thở vì ô nhiễm nặng nề, an ninh kém. Người có tiền đều muốn tới ĐN tậu mảnh đất để chiều chiều tắm biển, ăn uống giá rẻ, giấy tờ dễ dàng mà có bệnh tật cũng có nơi chữa trị tốt.
Tuy có nhiều cái được, nhưng ĐN cũng có nhiều cái mất khiến NBT có tiếng, nhưng cũng mang tiếng.
Hiếm có lãnh đạo địa phương nào ở VN được dân ưa thích như NBT ở ĐN. Một phần do họ thấy đời sống đi lên hẳn từ thời ông làm chủ tịch hai nhiệm kỳ, rồi sau này làm bí thư. Một phần họ thích phong cách của ông, nói ít, làm nhiều. Ngay trong việc nói, NBT cũng có lối nói rất mộc mạc, thậm chí là "nhà quê", hơi hướng sâu cay Quảng Nam. Mỗi lần ông phát biểu trong cuộc họp thành phố, phần viết trong giấy thì ông đọc qua loa rất nhanh, còn lại phần lớn thời gian, NBT tự độc thoại theo một danh sách vấn đề tồn đọng cần giải quyết, từ chi li như toilet công cộng, nuôi chim bên biển, cống xả nước thải, ốc hút ngoài biển tới chuyện lớn như giải tỏa đền bù. NBT không chỉ nói mà còn chỉ rõ ai có liên quan tới từng vụ để họ làm cho rốt ráo. Lối nói hài hước của NBT cũng được dân ĐN ưa thích, mỗi đợt truyền hình trực tiếp họp TP thì nhiều người theo dõi như buổi tấu hài, táo quân cuối năm trên VTV.
Tuy nhiên, NBT cũng bị dân ĐN nghi ngờ trong vụ án Trần Văn Thanh, chính xác hơn là nghi ngờ nhận hối lộ 4,4 tỉ trong vụ xây cầu sông Hàn 2000 của Phạm Minh Thông. Bên cạnh đó, quy hoạch ĐN cũng vấp một số phản đối, đặc biệt là hai đừơng ven biển Liên Chiểu Thuận Phước và Sơn Trà Điện Ngọc. Hai đường này lấn quá sát biển khiến méo mó hình ảnh bờ biển ĐN. Bờ biển bao bọc bởi rừng cây xanh đẹp bị thay thế bởi đừờng nhựa chạy sát như nhát dao cứa vào tim người ĐN yêu biển. Một thời gian dưới điều hành của NBT, một vạt nhà hàng mọc lên ngay trên bờ cát biển khiến dân ĐN phản đối kịch liệt vì che chắn tầm nhìn và vì sợ ô nhiễm biển. Biển ĐN còn bị lên báo trong nước do tình trạng chia lô bãi biển, khiến bãi tắm của dân ĐN giờ bị thu hẹp, dân chài không có đường ra biển nhường đất cho các bãi resort như nấm.
Tội của Nguyễn Bá Thanh - Đường và nhà hàng lấn sát biển

Về mặt này, ông Nguyễn Sự của Hội An có tâm hồn hơn Nguyễn Bá Thanh.
Nhìn chung, một lãnh đạo như NBT có mặt tốt là dám chịu dám làm, quyết đoán, chi li, biết thu phục lòng người. Nhưng có vẻ như mặt hạn chế lại nằm trong chính bản thân con người thô mộc của ông, đó là không biết làm du lịch cho đúng cách và phá hoại thiên nhiên.
2. Văn bản Thanh Tra đánh vào các điểm gì?
Mục 1 và 2 của Thanh Tra nêu lên những điểm tích cực của thành phố đN.
Mục 3 nhắc đến vấn đề quy hoạch giải tỏa quá lớn của ĐN, cụ thể về kế hoạch sử dụng đất đạt từ 30-40% so với kế hoạch. Từ đó, bản báo cáo dẫn ra sự quy hoạch thiếu căn cứ, cơ sở, không phù hợp với tình hình và nhu cầu địa phương.
Tuy nhiên điều này chưa hợp lý bởi với một địa phương giải tỏa nhiều như ĐN cần phải có một quỹ đất tái định cư dồi dào để cung cấp cho dân bị giải tỏa, từ đó công tác giải tỏa đất đai mới diễn ra thuận lợi nhanh chóng. Bên cạnh đó, nhờ vào sự thừa đất đó mà giá đất ở ĐN khá mềm so với các địa phương khác. Sau cùng, ai dám nói với một thành phố đang phát triển mạnh như ĐN thì trong tương lai số đất đó không được lấp đầy. Một quy hoạch rộng hơn để đón đầu phát triển thì mới gọi là quy hoạch . Điều này là đáng nói nếu so với Hà Nội, Sài Gòn khi quy hoạch chưa xong thì đã thấy lỗi thời.
Mục 4 nhắc đến vấn đề giao đất không qua đấu giá, tạo kẻ hở cho một số người trục lợi vì được giao đất giá rẻ. Tuy nhiên không thể phủ nhận một điều rằng nhiều người dân ĐN được hưởng lợi từ chính sách giao đất giá rẻ của NBT, nhất là đối với người dân tái định cư. Một khi bị giải tỏa, người dân có quyền mua đất nền nơi khác với giá thấp hơn. Chính sách này khuyến khích người dân đồng ý dời đi nơi khác.
Mục 5 liên quan đến việc giao quyền cho các Ban quản lý dự án thực hiện chức năng quản lý quỹ đất, từ đó dẫn đến nhiều sai phạm như không đủ căn cứ, cơ sở để xác định giá thu tiền sử dụng đất; việc phê duyệt và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tùy tiện; nhiều nhà đầu tư sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã không thực hiện đầu tư, tiếp tục chuyển nhượng cho nhà đầu tư khác thu chênh lệch số tiền rất lớn... làm thất thu ngân sách nhà nước, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Tuy nhiên cần phải nói rõ sự năng động nhanh chóng của ĐN trong công tác giải tỏa đền bù, cũng nhờ vào chính sách này. Các Ban quản lý dự án có nhiều quyền lực thống nhất và nắm tình hình nên tự quyết định nhanh. Chính điều này giúp ĐN giảm thiểu được các vụ kiện thưa, giải quyết tốn thời gian với dân cư vùng giải tỏa.
Mục 6 liên quan đến việc thu tiền sử dụng đất chưa sát giá thị trường gây thất thu ngân sách và làm lợi cho một số công ty có liên quan. Đặc biệt báo cáo chi tiết về các vụ chuyển nhượng đất từ chủ ban đầu, qua nhiều lần chuyển nhượng, đến chủ cuối cùng, mà chênh lệch tổng cộng chỉ ra đến 2000 tỉ. Tuy nhiên báo cáo không thực tế khi không nhìn nhận thấy đâu là giá đất thật sự ở ĐN. Con số 2000 tỉ xác định dựa trên giá đất cuối cùng, vốn bị đầu cơ trong những năm đầu khủng hoảng nhà đất. Việc ĐN giao đất cho tư nhân để đầu tư với giá thấp là một cách thu hút đầu tư, đưa đất vào sử dụng nhanh chóng, kéo dân đến TP. Các tác động này không được đánh giá trong báo cáo.
Mục 7 liên quan đến giảm 10% tiền sử dụng đất nếu các đối tượng nộp tiền nhanh, dẫn đến thiệt hại 1300 tỉ đồng. Tuy nhiên báo cáo không đánh giá tác động của việc này đến việc thu tiền nhanh từ các dự án bán đất, lãi ngân hàng do thu tiền sớm, đến tác động tích cực về mặt tinh thần của các hộ dân giải tỏa khi được giảm giá đất mua lại.
Mục 8 về việc gia hạn thời gian nộp tiền sử dụng đất và miễn nộp phạt trong nhiều trường hợp, từ đó gây thất thu ngân sách. Tuy nhiên báo cáo không chỉ rõ thiệt hại bao nhiêu.
Mục 9 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhiều dự án với giá rẻ, gây thiệt hại ngân sách. Tuy nhiên thiệt hại là bao nhiêu thì không rõ.
Tựu trung lại, tất cả các mục Thanh Tra đều chỉ ra ĐN đã vi phạm nhiều điều luật trung ương, gây thiệt hại ngân sách. Tuy nhiên điều đáng suy nghĩ là tất cả những vi phạm này đều theo hướng có lợi, tạo thuận lợi cho nhân dân, cho nhà đầu tư. Trong hoàn cảnh trên khắp đất nước tràn lan các vụ giải tỏa đền bù gây thiệt hại đến người dân thì có thể hiểu tại sao người dân, doanh nghiệp từ các nơi khác muốn đến lập nghiệp ở ĐN. Phải chăng đây chính là “bí quyết” của ĐN.
Với bản báo cáo này, tôi nhận định nó có rất ít ảnh hưởng đến sự nghiệp NBT. Ngược lại, việc “bạch hóa" này còn góp phần gầy dựng thêm uy tín lãnh đạo cho NBT ngay trước thềm ra Ba đình nhậm chức.

- Đà Nẵng sai phạm hàng nghìn tỷ đồng vì “thả tay”… bán đất (DT). – Toàn văn kết luận thanh tra về quản lý, sử dụng đất đai tại Đà Nẵng (LĐ).- ‘Hãy cẩn thận kẻo mình lại giống như mấy con ở rạp xiếc’ (NĐT).

Gấu Tam Đảo cận chiến Sư tử Đà Nẵng (Hiệu Minh). – ĐÀ NẴNG THẤT THU CHỨ KHÔNG THẤT THOÁT KHOẢN TIỀN 5.788 TỶ ĐỒNG (Phạm Viết Đào).
- Còn nhiều Chúa Chổm (NNVN). – Tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty nhà nước: Xin cơ chế thoái vốn (ĐT). – Dân sẽ giám sát tập đoàn kinh tế (TT).- THÔNG BÁO – Kết luận thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trong việc chấp hành pháp luật về Thanh tra, Khiếu nại, tố cáo và Phòng, chống tham nhũng, thanh tra một số dự án đầu tư có liên quan đến việc quản lý sử dụng đất; công khai nội dung ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý sau thanh tra (TT Chính phủ). - Kiến nghị kiểm điểm hàng loạt quan chức Đà Nẵng (NLĐ). - Gây thất thu hơn 3.400 tỷ, lãnh đạo Đà Nẵng bị kiểm điểm (VNN). - Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm sai phạm về quản lý đất đai ở Đà Nẵng (SGTT). - Sai phạm lớn về đất đai tại Đà Nẵng (TN).- Nhà nước bị thất thu trên 3.434 tỉ đồng (LĐ). - Kết luận thanh tra đất đai Đà Nẵng: Sai phạm hơn 3.400 tỉđồng (PLTP). - ‘Thất thu 3.400 tỷ đồng’, lãnh đạo UBND Đà Nẵng bị kiểm điểm (GDVN). – Người dân đã kỳ vọng vào ông Nguyễn Bá Thanh từ 10 năm trước (Infonet).


- Đà Nẵng ‘thất thu hàng ngàn tỷ đồng’ (BBC). -

- Hiệu ứng ngược? (Đông A).


Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Làm rõ các dấu hiệu cố ý làm trái trong quản lý đất đai tại Đà Nẵng

Dân Việt - Ngày 17.1, Thanh tra Chính phủ công bố kết quả thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tại một số dự án đầu tư có liên quan đến việc quản lý sử dụng đất của Đà Nẵng.


Trong 3 năm (2009 - 2011), TTCP đã phát hiện các vi phạm trong quản lý kinh tế, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách nhà nước số tiền vi phạm là 10.126,9 triệu đồng; xử phạt hành chính 4.560 trường hợp với tổng số tiền là 10.654,3 triệu đồng; thu hồi, huỷ bỏ 8 quyết định thu hồi đất, kế hoạch sử dụng đất và 148 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu đất ở sai quy định;

Theo báo cáo của UBND thành phố, từ năm 2003 đến năm 2011, thành phố đã thu hồi, giao đất, cho thuê đất đối với 1.061 công trình, dự án với diện tích 17.534 ha, tổng số tiền sử dụng đất thu được hơn 25.271,376 tỷ đồng.

Trong đó giao đất để thực hiện các công trình dự án tái định cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác quỹ đất trên 200 dự án tương đương gần 3000 ha với tổng vốn đầu tư 12.630 tỷ đồng đã tạo ra được 346,4ha quỹ đất sạch để tạo vốn đầu tư và 83.142 lô đất để bố trí tái định cư (tương đương 911,2ha). Đến nay còn 187,2ha quỹ đất sạch và 8.933 lô đất tái định cư (tương đương 105,5ha) chưa được đưa vào sử dụng.

Từ kết quả trên, TTCP kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ: Kiểm điểm Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, các tổ chức và cá nhân có liên quan (thời kỳ 2003 - 2011) theo phân cấp quản lý cán bộ, đã vi phạm quy định về quản lý sử dụng đất đai liên quan đến việc xác định giá thu tiền sử dụng đất; phải nộp cho các đơn vị và cá nhân gây thất thu ngân sách hơn 3.400 tỷ đồng.

TTCP cũng kiến nghị với Thủ tướng chỉ đạo UBND TP Đà Nẵng thu hồi về ngân sách thành phố 1.486.252.087.290 đồng đối với các nhà đầu tư (kể cả trường hợp Thành phố đã có quyết định thu nhưng chưa thu) do tính thiếu diện tích thu tiền sử dụng đất, không tính đủ tiền chuyển mục đích sử dụng đất, kéo dài thời gian cho thuê đất từ 50 năm lên 70 năm. Thu hồi về ngân sách thành phố 867.455.055.921 đồng là số tiền sử dụng đất đã giảm 10% cho các nhà đầu tư khi được ký hợ đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định của pháp luật. Kiểm điểm và có hình thức xử lý kỷ luật Giám đốc các sở: Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Hội đồng thẩm định giá đất thành phố, Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Giám đốc công ty Quản lý và khai thác đất thành phố, Giám đốc Ban quản lý dự án công trình đường Bạch Đằng Đông và các cá nhân có liên quan đã để xảy ra các sai phạm nêu trên…

Dựa trên các kiến nghị của TTCP, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kết luận và các kiến nghị của TTCP, đồng thời giao Bộ Công an xác minh, làm rõ dấu hiệu cố ý làm trái các quy định của pháp luật về đất đai và đầu tư xây dựng; hành vi chuyển nhượng đất trái pháp luật, gây thất thu ngân sách nhà nước, nếu có dấu hiệu tội phạm thì phải xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.


Tại sao kỳ vọng vào Nguyễn Bá Thanh? (BBC 11-1-13) -- P/v Trương Duy Nhất - Phỏng vấn blogger Trương Duy Nhất: Một tính cách Quảng mạnh mẽ (BBC).- Kỳ Duyên: Ấn tượng trong tuần: Ông Nguyễn Bá Thanh và 100 triệu! (TVN).


- Ông Nguyễn Bá Thanh “bắt bệnh” du lịch Đà Nẵng (TP). - Kết quả hoạt động ngành du lịch Đà Nẵng chưa tương xứng tiềm năng (TN). - Làm lãnh đạo như thế, dân mới sướng (TN). - Ông Nguyễn Bá Thanh: “Tôi cần ý kiến, nhưng chỉ nghe xin tiền…” (LĐ). - Trưởng ban Nội chính Trung ương, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh: “Đừng nói nhiều, hãy làm đi” (SGGP). - Ông Nguyễn Bá Thanh: “Đà Nẵng đừng bám mãi vào cái danh top 5 bãi biển đẹp!” (DT). - Tướng Việt Nam: Ông Nguyễn Bá Thanh có dáng dấp một vị tướng (GDVN). - Chờ đợi ông Nguyễn Bá Thanh (TT).- Ông Nguyễn Bá Thanh: “Các nhà thầu thi công hãy dũng khí lên!” (Infonet). - Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng: Thời cơ tái cấu trúc ngành xây dựng! (PT). - “Cho hốt liền, không nói nhiều” (LĐ). – Ông Nguyễn Bá Thanh sẽ “vi hành” tắm biển (NLĐ). - Ông Nguyễn Bá Thanh: ‘Anh nào mệt mỏi quá thì cho nghỉ!’ (VTC/PT). - “Họp gì mà họp miết thế?” (TT). – Oan sai đâu có thiếu (LĐ).
- Khi niềm hy vọng đã trở thành mãn tính (TTVH).
Rùng rợn chuyện heo 'thành tinh' báo oán chủ lò mổ (VNN 11-1-13) -- Không liên quan gì đến chuyện ông Nguyễn Bá Thanh ra Hà Nội.

Báo Thanh Niên -Không công bố kết luận thanh tra đất đai tại Đà Nẵng- Ngày 10.1, UBND TP.Đà Nẵng tổ chức hội nghị "Quản lý đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước địa bàn thành phố giai đoạn 2002 - 2012".
Ông Nguyễn Bá Thanh - Ảnh: H.T

Ông Nguyễn Bá Thanh Trưởng ban Nội chính T.Ư, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng - chỉ rõ điểm "rò rỉ" lớn nhất trong quản lý đầu tư xây dựng chính từ "mấy anh tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát". Theo ông Thanh, các đơn vị tư vấn thiết kế thường liên kết với chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thi công tính khống khối lượng rồi ăn chia tiền tỉ với nhau.
Tư vấn giám sát của ta thì nhận phong bì nhà thầu rồi kéo nhau vào quán cà phê, quán nhậu ký đại nghiệm thu. Công trình không nhanh hư, nhanh hỏng mới lạ
Ông Nguyễn Bá Thanh
Ông Thanh đưa ra một ví dụ về tư vấn giám sát nước ngoài mà cụ thể là Nhật Bản khi làm đường nối từ cầu Tuyên Sơn ra cảng Tiên Sa (đường Ngũ Hành Sơn và Ngô Quyền bây giờ), xe chạy bao nhiêu năm rồi mà chẳng hề hấn gì. Trong khi đó, nhiều tuyến đường giao cho tư vấn giám sát trong nước thì sửa chữa, chắp vá liên tục. "Với những đơn vị thi công gian dối, ăn bớt ăn xén mà gặp phải tư vấn giám sát nước ngoài thì có mà dẹp tiệm. Bởi họ bắt làm đi làm lại bao giờ đạt yêu cầu mới thôi. Còn tư vấn giám sát của ta thì nhận phong bì nhà thầu rồi kéo nhau vào quán cà phê, quán nhậu ký đại nghiệm thu. Công trình không nhanh hư, nhanh hỏng mới lạ", ông Thanh nói.
Theo lý giải của ông, đầu tư xây dựng là lĩnh vực có vấn đề nặng về tham nhũng, trong đó người làm tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát là đối tượng đứng đầu. "Tư vấn thiết kế như anh tín dụng ngân hàng. Tài sản người ta có vài chục tỉ mà anh này định giá cho vay tới vài trăm tỉ, hỏi sao không thất thoát. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên nợ xấu ở ngân hàng. Do đó, chỉ mỗi hành vi cố ý định giá sai tài sản là đủ cơ sở bỏ tù chứ không đợi đến khi anh thò tay lấy phong bì. Đừng tưởng làm tư vấn thiết kế cứ đưa giá nào vô công trình cũng được, cũng không ai biết", ông Thanh nói thẳng.
Từ năm 2002-2012, qua kiểm tra, thanh tra 106 công trình, dự án đầu tư xây dựng tại Đà Nẵng, đã phát hiện 56/106 công trình có sai sót công tác lập, phê duyệt thiết kế dự toán; 20/106 công trình có sai sót về đấu thầu; 31/106 công trình có sai sót trong công tác giám sát, quản lý chất lượng; 43/106 công trình có sai sót trong công tác quản lý chất lượng, khối lượng.
Theo ông Thanh, cần phải kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành, tư vấn, thi công... làm sao cho đồng bộ, ăn khớp nhằm hạn chế tối đa tình trạng "làm ít, kê nhiều". "Tôi nói để mấy anh nhà thầu thi công yên tâm, nếu các anh có năng lực thực sự thì không lo không có việc làm. Các giám đốc công ty, các nhà thầu phải có dũng khí phản ánh thẳng các bất cập trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, thanh quyết toán công trình mà gây khó khăn để lãnh đạo biết mà xử lý", ông Thanh kêu gọi.


Không công bố kết luận thanh tra đất đai tại Đà Nẵng
Tại cuộc họp báo hôm qua, TTCP cho biết đã ban hành kết luận thanh tra về việc quy hoạch sử dụng đất đai ở Đà Nẵng, Thủ tướng cũng đã có ý kiến nhưng không công bố công khai vì đều đóng dấu mật. Việc đóng dấu mật được giải thích là thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Lãnh đạo TTCP khẳng định việc không công khai kết luận thanh tra ở Đà Nẵng không liên quan đến công tác nhân sự cấp cao (ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng được điều động ra làm Trưởng ban Nội chính T.Ư - PV)

Hữu Trà
Báo Thanh Niên -Không công bố kết luận thanh tra đất đai tại Đà Nẵng-

- Đà Nẵng: Hơn 30 người “vây” trụ sở công ty đòi sổ đỏ (DT).

(Dân trí) - Những ngày qua, hàng chục người dân tụ tập trước trụ sở Công ty CP dây cáp điện Tân Cường Thành (tổ 11 Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) để yêu cầu công ty này giao đất, giao sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).


Người dn bao vậy cổng trụ sở Cng ty Tn Cường Thnh để đi lại tiền v sổ đỏ
Người dân bao vậy cổng trụ sở Công ty Tân Cường Thành để đòi lại tiền và sổ đỏ

Theo người dân, Công ty CP dây cáp điện Tân Cường Thành (chuyên sản xuất dây cáp điện, đầu tư kinh doanh bất động sản) đã thực hiện hợp đồng bán đất tại khu dân cư Liên Chiểu và khu dân cư Tân Hải Doanh cho họ cách đây hơn 1 năm. Nay đã quá thời hạn trong hợp đồng mà công ty vẫn chưa giao sổ đỏ nên người dân không thể làm gì trên đất mình đã mua. Nhiều lần người dân đến đòi thì ban giám đốc công ty hẹn lần lữa. Những ngày gần đây, khi đến kỳ hẹn, người dân đến đòi lấy sổ đỏ thì bảo vệ công ty cho biết lãnh đạo đi công tác.
Ông Trần Ngọc Long (trú tổ 11, phường Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu) bức xúc: “Đất có, đường có, nước có nhưng sổ đỏ thì không biết đến bao giờ mới có”. Ông Long mua một lô đất gần 820 triệu đồng nhưng đã gần hai năm nay ông “được” hẹn năm lần bảy lượt mà vẫn chưa lấy được sổ đỏ. “Tôi vào gặp nhân viên của công ty để hỏi thì họ chạy trốn hết”, ông Long bức xúc trình bày.
Còn ông Ngô Phi Hùng (trú tổ 13, Đà Sơn, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu) mua một lô đất trị giá 590 triệu đồng từ tháng 3/2012. Phía công ty hẹn 90 ngày sau giao đủ số tiền còn lại thì ra công chứng giao sổ, nhưng đến nay vẫn chưa có.

Phiếu nộp tiền của người dn mua đất của Cng ty Tn Cường Thnh
Phiếu nộp tiền của người dân mua đất của Công ty Tân Cường Thành
Cùng hoàn cảnh như ông Hùng, anh Nguyễn Sấm (SN 1970, trú huyện Đại Lộc, Quảng Nam) cho biết tháng 4/2011, anh mua lô đất rộng 80m2 nằm trong khu dân cư của công ty Tân Cường Thành với giá 620 triệu đồng và đã nộp 90% số tiền trên nhưng đến nay vẫn chưa nhận được sổ đỏ. Hai vợ chồng anh từ đó đến nay vẫn chưa xây được nhà để ở.
Một trường hợp khác là bà Trần Thị Phương (ở tổ 15 Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) cho biết trong hợp đồng mua bán đất giữa công ty Tân Cường Thành với vợ chồng bà là lô đất tại ngã 3 đường, nhưng đến khi giao đất thì không phải lô ở ngã 3 nên bà không đồng ý và đòi lại tiền đặt cọc 100 triệu đồng. Tuy nhiên, công ty cứ hứa mãi mà không trả lại tiền cho bà.
Vì chờ mãi không thấy Công ty Tân Cường Thành trả tiền hoặc sổ đỏ, sáng 7/1, khoảng hơn 30 người đã kéo đến tụ tập trước cổng trụ sở công ty này trên đường Hoàng Văn Thái (phường Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu) đòi gặp người có trách nhiệm giải quyết.

Khu vực đất của Cng ty Tn Cường Thnh đầu tư v bn cho người dn
Khu vực đất của Công ty Tân Cường Thành đầu tư và bán cho người dân
Ngày 8/1, trả lời các cơ quan báo chí về vấn đề này, ông Mai Hồng - Phó tổng Giám đốc Công ty CP Tân Cường Thành - cho hay, khu đất được chuyển đổi mục đích có diện tích 6,2 ha trước đây là đất sản xuất của doanh nghiệp. Sau khi có chủ trương của UBND thành phố Đà Nẵng, diện tích đất này được chuyển đổi, chia lô và chuyển sang đất ở. Dự án được khởi công từ tháng 4/2011 với tổng mức đầu tư 600 tỷ đồng.
Khi chuyển đổi mục đích thành đất ở, Công ty Tân Cường Thành đã tách thửa từ 2 sổ lớn thành 377 lô đất nhỏ và bán cho người dân. Đến nay, công ty đã bán được 366 lô cho người dân. Trong đó đã giao 290 sổ đỏ, còn lại khoảng 70 sổ chưa làm hợp đồng chuyển nhượng cho khách hàng.
Ông Hồng cũng phân trần rằng, thông tin người dân cho rằng đơn vị mang sổ đỏ của người dân đi cầm cố ngân hàng là không đúng bản chất. Trước đây, diện tích đất sản xuất này đã được doanh nghiệp thế chấp, vay vốn ngân hàng để phục vụ sản xuất kinh doanh nên khi tách thửa, chia lô bán cho người dân, diện tích đất này vẫn thế chấp ở ngân hàng.
“Đối với một số khách hàng đòi lại tiền, chúng tôi sẽ xem xét trả lại cho người dân theo từng giai đoạn. Còn việc người dân khiếu kiện, đưa ra tòa đó là quyền lợi chính đáng của người dân. Chúng tôi sẽ cố gắng bù đắp thiệt hại cho khách hàng”, ông Hồng giãi bày.
Công Bính



- LAN MAN VỀ SỰ KIỆN NGUYỄN BÁ THANH (tt) (Huỳnh Ngọc Chênh). – NGÂY THƠ VÀ KHÔNG TƯỞNG (Hồ Hải).
- Sài Gòn: Huy động quân đội trấn áp tội phạm (BBC).
- Xung quanh chỉ đạo vô nguyên tắc của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng: Cơ quan chức năng vào cuộc (CATP). – Chủ tịch tỉnh thu hồi công văn do chính mình ký (TT).
- ‘Ăn’ nhất trong xây dựng là khâu tư vấn thiết kế (Infonet/VNN). – Tung lưới (NNVN).
- Nợ xấu của Vinashin ở VDB là 3.790 tỷ đồng (ĐTCK). – Khởi tố vụ án bán tài sản thế chấp của Vinashin (TT). - Lộ hàng loạt vi phạm về đất đai, xây dựng (LĐ). – Nhiều khu đô thị mới tại Hà Nội: Phê duyệt một đằng, thực hiện một nẻo (TP).
- Hàng loạt sai phạm tại VDB (TN).- Khả năng mất vốn của VDB hơn 2.500 tỷ đồng (DV). - Thanh tra Chính phủ công bố: Trên 38.000 tỉ đồng nợ xấu ở VDB (PLTP). - Kết luận thanh tra Ngân hàng Phát triển VN: Nợ xấu hơn 38.000 tỉ đồng (LĐ). - Hơn 70 công trình xây sai phép, dùng sai công năng (TT). - Phải xử nghiêm vi phạm về đất đai, môi trường (PLTP).
- Không ai bị đánh giá yếu kém ! (Nguyễn Duy Xuân).
- “Bó tay” với khu dân cư tự phát (TP).  – Những khu đô thị mới … không giống ai (TP).
- Thứ trưởng GTVT: Người dân phải có trách nhiệm đóng phí đường bộ (Infonet). – Việc thu quỹ bảo trì đường bộ đối với xe máy: Thứ trưởng Bộ GTVT: ‘Xe đóng phí đường bộ chậm sẽ bị truy thu’ (Petrotimes). – Vấp ổ voi, chết thảm trong gầm xe tải (TT).
- Khủng hoảng biến con hổ VN thành mèo (ĐCV).

Chủ tịch AVS: Tôi không nuối tiếc khi giải thể công ty lúc này
Đội ngũ HĐQT đã mệt mỏi với thị trường, mọi người không còn tâm huyết với chứng khoán và đi đến quyết định đóng cửa.
Chứng khoán Âu Việt họp cổ đông giải thể công ty
Ngày giao dịch không hưởng quyền họp Đại hội cổ đông là 18/2. Đại hội dự kiến tổ chức vào ngày 20/3.
- Thủ tướng yêu cầu giảm quá tải bệnh viện (DT). – Mỗi bác sĩ sẽ không khám quá 50 bệnh nhân/ngày (DV). – Sợ “sát thủ” nhiễm khuẩn bệnh viện (SGTT). – Bệnh nhân nằm đất giữa đêm đông tám độ C (TP). – Mai Thu Huyền: “4 lần gửi đơn lên Bộ Y tế vẫn chưa được giải quyết” (GDVN).
- Thu nhập gấp 3 lần vợ, tôi không rửa bát! (VNN).
- “Mỹ Nữ Sơn Trà” (ĐĐK).
- Bố tỉ phú, con không kiếm được chồng (LĐ).
Căn cứ pháp lý nào giúp ông Ly Sam thắng kiện 55 triệu USD?
Việt Nam trở thành “ngôi nhà ma” trên mạng Internet
Tổ chức nhóm chuyên gia bút chiến trên Internet
Tin toát mồ hôi!
Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ ung thư (K) cao nhất thế giới. Đây là kết luận của Viện Phòng, chống ung thư Việt Nam được dẫn trên báo điện tử Khám phá.

Hàng ngàn công nhân lo chậm lương, mất tết Vụ cháy xảy ra tại Cty TNHH Theodore Alexander ngày 9.1 đã khiến tài sản của rất nhiều CN như giấy tờ, tiền bạc, vé tàu, vé máy bay về.

Tổng số lượt xem trang